Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC Trang PhẦn mỞ đẦu3 CHƯƠNG 1. cƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY vIỆT nAM VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG hOA kỲ4 1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu. 4 1.1.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu. 4 1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu. 5 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam . 6 1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam6 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam7 1.3. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam . 9 1.3.1. Đặc điểm của ngành dệt may. 9 1.3.1.1. Phân loại sản phẩm của ngành. 9 1.3.1.2. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành lớn. 10 1.3.1.3. Sử dụng nhiều nhân công. 10 1.3.1.4. Hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam hiện nay. 11 1.3.2. Vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong nền Kinh tế quốc dân. 11 1.4. Giới thiệu chung về thị trường dệt may Hoa Kỳ. 14 1.4.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ. 14 1.4.2. Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ. 18 1.4.2.1. Về thị trường. 18 1.4.2.2. Về tình hình sản xuất và lao động trong ngành dệt may Hoa Kỳ. 21 1.5. Một số quy định chủ yếu của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt may. 22 1.5.1. Thuế nhập khẩu. 22 1.5.1.1. Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ. 23 1.5.1.2. Giá tính thuế. 24 1.5.2. Hạn ngạch nhập khẩu. 24 1.5.2.1. Khái niệm, phân loại và cách thực hiện hạn ngạch nhập khẩu. 24 1.5.2.2. Visa hàng dệt may. 25 1.5.3. Quy định về xuất xứ hàng dệt may. 26 1.5.3.1. Các quy tắc chung. 26 1.5.3.2. Tờ khai xuất xứ hàng dệt may. 27 1.5.4. Quy định về hóa đơn thương mại28 1.5.4.1. Quy định chung. 28 1.5.4.2. Quy định riêng với hàng dệt may. 29 1.5.5. Quy định về nhãn mác sản phẩm30 1.5.5.1. Các thông tin cần thiết trên hàng. 30 1.5.5.2. Cơ chế ghi nhãn. 31 1.5.6. Các quy định khác. 32 1.5.6.1. Quy định về chất lượng. 32 1.5.6.2. Quy định về tính an toàn sản phẩm và trách nhiệm đối với sản phẩm lỗi32 1.5.6.3. Quy định về tính bắt lửa. 33 1.6. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ35 1.7. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của một số quốc gia.36 1.7.1. Tận dụng Kiều dân sống ở Hoa Kỳ để đẩy mạnh xuất khẩu. 36 1.7.2. Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường. 37 1.7.3. Cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng. 37 1.7.4. Có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài để làm ra hàng dệt may xuất khẩu đưa vào thị trường Hoa Kỳ. 38 CHƯƠNG 2. tỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – hOA kỲ VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ39 2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ năm 2000 đến nay. 39 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu. 39 2.2.2. Cơ cấu sản phẩm dệt may xuất khẩu. 44 2.2.3. Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam46 2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay56 2.2.1. Hiệp định thương mại (HĐTM) Việt Nam – Hoa Kỳ và ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng dệt may56 2.2.1.1. Nội dung và lợi ích của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. 56 2.2.1.2. Tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đến xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ58 2.2.2. Về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 60 2.2.3. Về cơ cấu sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. 68 2.2.4. Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. 71 2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay73 2.4.1. Những thành công của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ73 2.4.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua. 74 CHƯƠNG 3. tRIỀN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI. 77 3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới. 77 3.1.1. Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may của Hoa Kỳ trong thời gian tới77 3.1.2. Các đối thủ cạnh tranh. 77 3.1.3. Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 78 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới79 3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ. 82 3.2.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước. 82 3.2.1.1. Về các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại82 3.2.1.2. Về chính sách hỗ trợ, đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam82 3.2.1.3. Về chính sách hỗ trợ phát triển nguyên liệu trong nước. 83 3.2.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp, Hiệp hội84 3.2.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ hệ thống luật pháp, chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. 84 3.2.2.2. Giải pháp về đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất85 3.2.2.3. Các giải pháp về vốn đầu tư. 86 3.2.2.4. Các biện pháp đối phó với nguy cơ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ. 88 3.2.2.5. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế. 89 KẾt luẬn90 Danh mỤc tài liỆu tham khẢo:. 91 Danh mục các chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á 2 ASEAN Association of Shouthest Asean Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á 3 EU European Union Liên minh châu Âu 4 FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực thế giới 5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước 6 GNP Gross Nation Product Tổng sản phẩm quốc dân 7 GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu dãi thuế quan phổ cập 8 HTS Harmonized Tariff Schedule of the United States of America Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ 9 IFC International Finance Center Trung tâm Tài chính Quốc tế 10 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 11 MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc 12 MIGA Multilateral Investment Guarantee Agency Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên 13 NAFTA North America Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ 14 NTR Normal trade relation Quan hệ thương mại bình thường 15 UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên hợp quốc 16 US United States Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ 17 USD United States Dollar Đồng Đôla Mỹ 18 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 19 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Danh mục bảng biểu Bảng Tên bảng Trang 1.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 4 1.2 Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây 17 1.3 Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006 18 2.1 Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007 39 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ 2000 – 2007 40 2.3 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam trong năm 2006 và 2007 45 2.4 Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam 47 2.5 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính 61 2.6 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2007 63 2.7 Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2006 và 2007 69 Danh mục hình vẽ Hình Tên hình Trang 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 – 2007 43 2.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu 44 2.3 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 56 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 59 2.5 Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007 63 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ 64 2.7 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ 2001 – 2008 67 2.8 Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ 72

doc100 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2747 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam. Tuy vậy, năm 2003 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ vẫn tăng mạnh so với 2002. Theo thống kê của Bộ Thương mại thì trong 9 tháng đầu năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 1,6 tỷ USD (chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam). Tuy nhiên, trong 3 tháng cuối năm tốc độ xuất khẩu lại giảm xuống do hết hạn ngạch, vì thế tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2003 đạt 1,95 tỷ USD. Theo đà đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ ngày càng tăng nhanh và ổn định. Qua các năm 2004, 2005, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã là 3,044 tỷ USD, chiếm 52,28% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Với sự kiện trở thành thành viên của WTO vào 11/1/2007, Việt Nam đã được Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường nước này. Do đó năm 2007 được dự đoán sẽ là một năm thành công của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ. Trong năm 2007, tổng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã đạt 4,46 tỷ USD. Phòng Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham VN) vừa đưa ra dự báo kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong năm 2008 có thể đạt đến 6,1 tỷ USD, tăng 38,6% so với năm trước. Nếu đạt mức kim ngạch xuất khẩu nói trên, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ hai về nhà cung cấp hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, chỉ xếp sau Trung Quốc, vượt qua Ấn Độ và Mexico. AmCham VN cũng đánh giá rất cao về tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của mặt hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Hình 2.7 cho biết tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2008. Hình 2.7: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ 2001 – 2008 (%) Chú thích: : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Năm 2008: Số liệu dự kiến (Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Nhìn vào hình 2.7, có thể rút ra những nhận xét tổng quát như sau: Trong năm 2001, tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ âm, lý do vì trong năm 2001, Hoa Kỳ bị khủng bố (11/9/2001), nên kinh tế cũng như tâm lý tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng Hoa Kỳ giảm sút. Năm 2002 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, tốc độ tăng trưởng lên đến 1883,7%. Lý do vì trong năm 2002, HĐTM đã được thực hiện và nền kinh tế Hoa Kỳ cũng đã phục hồi sau khi bị khủng bố. Trong khoảng thời gian tiếp theo, tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường này khá cao và ổn định, trung bình khoảng 40%/năm.   Không chỉ có mức tăng trưởng về kim ngạch cao và ổn định, thị phần của hàng dệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng tăng lên từ 3,64% năm 2006 lên 4,73% vào năm 2007 (Theo Office of Textile, U.S. Department of Commerce). 2.2.3. Về cơ cấu sản phẩm hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ các sản phẩm may mặc còn các sản phẩm sợi, vải và trang trí nội thất chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu (3 – 6%). Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nhiều nhất là các sản phẩm làm từ bông rồi đến các sản phẩm từ sợi nhân tạo. Số lượng các mặt hàng xuất khẩu cũng ngày càng tăng lên, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ngày càng đa dạng hơn nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực truyền thống của Việt Nam như áo sơ mi, quần chất liệu bông và sợi nhân tạo. Các mặt hàng này không chỉ đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mà còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng đó của Hoa Kỳ, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất vào Hoa Kỳ. Bảng 2.7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2006 và 2007 Chủng loại Năm 2006 Năm 2007 Kim ngạch Tăng trưởng so với 2005 (%) Tỷ trọng (%) Kim ngạch Tăng trưởng so với 2006 (%) Tỷ trọng (%) Áo thun 415,3 29,33 13,64 708,3 70,55 15,86 Quần dài 560 30,04 18,40 680,5 21,52 15,24 Áo Jacket 420,6 16,85 13,82 600,3 42,72 13,45 Áo sơ mi  168,2 4,23 5,53 235,6 40,07 5,28 Áo khoác 134,5 35,21 4,42 160,9 19,63 3,60 Quần Short 115 50,02 3,78 175,6 52,69 3,93 Váy 96,7 38,05 3,18 162,3 67,84 3,64 Vải 102,6 69,80 3,37 139,8 36,26 3,13 Áo loại khác 160,8 76,58 5,28 165,8 3,11 3,71 Q.áo trẻ em 67,9 18,97 2,23 156,7 130,78 3,51 Các loại khác 802,4 19,09 26,35 1279 59,40 28,65 Tổng kim ngạch 3044 17 100 4464,8 46,68 100 (Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Từ bảng số liệu trên, ta thấy: Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất sang thị trường Hoa Kỳ vẫn là 3 mặt hàng áo thun, quần dài và áo jacket. Trong năm 2006 giá trị kim ngạch xuất khẩu của 3 mặt hàng này bằng 45,86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ, đạt 1,396 tỷ USD. Trong năm 2007 các con số tương đương là 44,55% và 1,989 tỷ USD. Vì vậy, trong thời gian tới chúng ta nên đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Hoa Kỳ. Tất cả các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong cả 2 năm 2006 và 2007 đều có tốc độ tăng trưởng dương. Điều đó thể hiện Việt Nam không chỉ chú trọng xuất khẩu một vài mặt hàng chủ lực sang thị trường Hoa Kỳ mà chúng ta đầu tư vào tất cả các mặt hàng, tập trung phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng. Trong năm 2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng quần áo trẻ em tăng lên một cách mạnh mẽ. Điều đó cho thấy trong thời gian tới, rất có thể quần áo trẻ em cũng sẽ vươn lên chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu các mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Không những thế, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác cũng có tốc độ tặng trưởng đáng kể (59,40%), điều đó thể hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh những mặt hàng chủ lực trên, Việt Nam còn xuất khẩu sang Hoa Kỳ rất nhiều chủng loại hàng hóa khác với giá trị tương đối lớn như quần áo trẻ em, váy, áo len từ sợi bông, đồ lót… 2.2.4. Thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ Bảng 2.8: Các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ STT Quốc gia Năm 2006 2007 1 China 27067,622 32320,287 2 Mehico 6376,319 5625,512 3 India 5031,072 5104,03 4 Vietnam 3396,088 4557,944 5 Indonesia 3901,509 4206,135 6 Pakistan 3250,206 3170,281 7 Bangladet 2997,871 3191,281 8 Campuchia 2150,791 2435,45 9 Italia 2067,889 2233,479 10 Canada 2587,042 2201,535 11 HongKong 2892,729 2123,848 12 Honduras 2445,447 2518 13 Thailand 2124,143 2059,185 14 Philippin 2085,129 1793,949 15 Srilanka 1702,827 1590,471 16 Salvador 1433,174 1507,316 17 Guatemala 1678,274 1463,152 18 Taiwan 1496,952 1365,476 19 South Korea 1665,786 1324,534 20 Turkey 1311,719 1146,67 21 Jordan 1253,771 1146,002 22 Dominican Republic 1550,491 1060,795 23 Macau 1163,144 1028,182 24 Các nước khác 11648,708 11233,925  Tổng 93278,703 96407,439 (Nguồn: Office of Textiles,U.S. Department of Commerce) Từ bảng 2.8, chúng ta rút ra những nhận xét sau: Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 về xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Hai quốc gia đứng ngay trước Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, trong năm 2007 kim ngạch của Mêhicô giảm nhẹ so với 2006 còn kim ngạch của Ấn Độ cũng tăng trưởng rất khiêm tốn. Trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã vượt Inđônêxia và bỏ xa Pakistan, nguyên nhân quan trọng là vào ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đến 31/1/2007 được Hoa Kỳ chính thức xóa bỏ hạn ngạch. Trong một vài năm tới, rất có thể Việt Nam sẽ vượt Mêhicô và Ấn Độ để vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Trung Quốc. Hình 2.8: Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ Chú thích: 1: Trung Quốc 2: Mêhicô 3: Ấn Độ 4: Việt Nam 5: Inđônêxia 6: Các nước khác (Nguồn: Office of Textile, U.S. Department of Commerce) Từ hình vẽ trên, ra rút ra nhận xét sau: Việt Nam tuy là nước đứng thứ 4 về xuất khẩu sang dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, nhưng thị phần của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé, chỉ khoảng 4,73%. Vì thế trong thời gian tới Việt Nam hoàn toàn có thể nâng cao và hi vọng vào một mức kim ngạch cao hơn. Mặc dù các chuyên gia nhận định trong năm tới, mức tăng trưởng của Hoa Kỳ không cao, nhưng Việt Nam vẫn có thể hi vọng tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này vì thị phần của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chỉ là 4,73%. 2.4. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay 2.4.1. Những thành công của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Thứ nhất, giá trị kim ngạch hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng khá nhanh và bền vững, từ 49,5 triệu USD lên đến 4464,8 triệu USD (2000 – 2007). Thứ hai, năng lực xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ dần được nâng cao và hàng dệt may Việt Nam đang có vị trí trong thị trường Hoa Kỳ. Hàng dệt may của Việt Nam đã chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu dệt may vào thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm của hàng dệt may Việt Nam đang dần được cải thiện. Các doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp đầu tư theo chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nhiều công nghệ mới đã được các doanh nghiệp sử dụng, nhờ đó năng suất lao động cũng được tăng lên, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động ngày càng được cải thiện, năng lực quản lý của cán bộ được nâng cao rõ rệt. Hàng dệt may Việt Nam đang nỗ lực cải tiến mẫu mã sản phẩm, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các sản phẩm truyền thống như: áo sơ mi, áo thun, áo len, đồ lót… đến nay đã xuất hiện thêm nhiều sản phẩm có kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao như: comple, veston, áo jacket theo hướng chuyên môn hoá cao… Thứ ba, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ góp phần ổn định và phát triển sản xuất. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may nói chung giải quyết hàng nghìn việc làm cho công nhân và có đóng góp đối với sự phát triển kinh tế quốc gia. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chiếm một tỷ trọng khá lớn trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, năm 2006 xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ chiếm khoảng 52% kim ngạch xuất khẩu dệt may, chiếm khoảng 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Những kết quả này nói nên vai trò hết sức quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ đối với sự ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước. Trong năm 2007, Việt Nam đã vượt Inđônêxia và bỏ xa Pakistan để trở thành nước đứng thứ tư trong việc xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ, chỉ sau Trung Quốc, Mêhicô và Ấn Độ. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Mêhicô và Ấn Độ đang có dấu hiệu chững lại. Vì thế Việt Nam hoàn toàn có thể vươn cao nữa trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường này. 2.4.2. Những vấn đề tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ thời gian qua Thứ nhất, quy mô xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ còn quá nhỏ bé so với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Theo ông Lê Văn Đạo - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt - May Việt Nam (VITAS), hiện nay hàng dệt may của Việt Nam chỉ mới chiếm khoảng 4 % thị phần dệt may của Hoa Kỳ. Thứ hai, do chủng loại mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam khá đa dạng và phong phú nên chúng ta chưa chú ý tập trung vào chất lượng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng bình dân, còn hàng chất lượng cao rất ít, như vậy sẽ không thu được lợi nhuận nhiều. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ những mặt hàng chất lượng trung bình, phục vụ tầng khách hàng trung lưu và thấp hơn như: đồ lót, áo sơ mi, áo tắm… Chúng ta còn thiếu những nhà thiết kế sáng tạo, không mang tính độc đáo, riêng biệt… Vì vậy, trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nên chú trọng đến những mặt hàng cao cấp. Như vậy vừa tạo ra khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu lớn hơn, vừa tránh được nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với hàng dệt may. Thứ ba, do chất lượng lao động cũng như các thiết bị kỹ thuật sản xuất hàng dệt may Việt Nam và năng lực quản lý, phân công lao động còn hạn chế nên hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ chưa tạo được sức bật nâng cao năng lực cạnh tranh về giá để có thể cạnh tranh với hàng dệt may Trung Quốc và một vài đối thủ khác. Thứ tư, các doanh nghiệp Việt Nam như đã nói, rất ít nghiên cứu thị trường. Mà Hoa Kỳ lại là một quốc gia có hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp, ngoài pháp luật của Liên bang còn có pháp luật riêng của các Bang. Hơn nữa, luật pháp ở các Bang lại có sự khác nhau, thậm chí là đối lập. Vì vậy, nếu có xảy ra tranh chấp thì bên Việt Nam rất hay phải chịu những thiệt hại về phía mình do sự kém am hiểu về pháp luật tạo ra. Cuối cùng, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ phần lớn là hàng gia công. Đây cũng là tồn tại chung của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Do thiếu rất nhiều nguyên vật liệu để sản xuất, Việt Nam phải đi gia công thuê cho nước ngoài. Do đó, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tuy rất cao nhưng lợi nhuận thì lại thấp. Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong tháng 7 năm 2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may gồm bông, sợi, xơ đã tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200 triệu USD. Tháng 6 đạt 250 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm 2006. Tính chung 7 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2006. Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Từ đó, có thể thấy ngành công nghiệp dệt may Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, để có thể sản xuất ổn định các công ty ngành dệt may hầu như đều phải chấp nhận gia công cho các đối tác nước ngoài dù lợi nhuận thu được không cao. Bởi khi có hợp đồng gia công, phía đối tác sẽ cung cấp kịp thời và đầy đủ nguyên phụ liệu. Còn nếu sản xuất theo dạng FOB (mua đứt bán đoạn), tuy lợi nhuận có cao hơn nhưng bù lại p hải tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu và đảm bảo rằng nguồn đó ổn định. Theo ý kiến của Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan thì ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều đó không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu của Việt Nam lại chưa đáp ứng được, vì thế phải nhập nguyên phụ liệu từ bên ngoài. Theo Phó Chủ tịch Hội Dệt may-Thêu đan, thì ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điều này không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất. Về cơ bản, phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa đáp ứng được, tất phải nhập từ nước ngoài. Việt Nam hiện chưa có đội ngũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp. CHƯƠNG 3 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời gian tới 3.1.1. Xu hướng tiêu dùng hàng dệt may của Hoa Kỳ trong thời gian tới Trong thời gian gần đây, nền kinh tế Hoa Kỳ và một số nước đang bị suy thoái. Theo ý kiến của các chuyên gia, nền kinh tế Hoa Kỳ có thể có mức tăng trưởng chậm lại từ 1 – 2%/năm. Con số này xét về mặt tuyệt đối là rất lớn. Chúng ta biết rằng 1% GDP của Hoa Kỳ bằng khoảng 130 tỷ USD – gấp đôi GDP của Việt Nam mỗi năm. Vì vậy, khi nền kinh tế Hoa Kỳ giảm nhiệt sẽ ảnh hưởng lớn đến sức mua hàng hóa của thị trường, trong đó có hàng dệt may. Tuy nhiên, phải thấy rằng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 4,74% thị phần hàng dệt may Hoa Kỳ (Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam). Do đó, đây không phải là thách thức lớn đối với hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói chung và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói riêng. Nếu các doanh nghiệp của ta năng động, hàng dệt may Việt Nam vẫn có thể tăng thị phần trên thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Ở Hoa Kỳ hiện nay, thanh thiếu niên đang trở thành lực lượng tiêu dùng quan trọng do họ cơ thu nhập cao hơn và tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo rất lớn. Họ rất chú ý đến thời trang, nhãn hiệu hàng hóa, đây là một tín hiệu tốt cho các công ty tiếp thị thương hiệu. Các nhà cung cấp muốn tiêu thụ được hàng của mình thì phải bỏ ra một chi phí lớn để trực tiếp hoặc thông qua các công ty tiếp thị tạo dựng một thương hiệu riêng được người tiêu dùng chấp nhận, nếu không họ phải chấp nhận gắn thương hiệu đã có uy tín trên thị trường. 3.1.2. Các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn không chỉ của Việt Nam mà còn của tất cả các nước xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ khác với ưu thế phong phú về chủng loại hàng hóa, giá rẻ và năng động trong việc đổi mới sản phẩm đáp ứng như cầu, thị hiếu luôn biến động của thị trường. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), sau khi được dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch thì kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc sẽ tăng lên 2 lần, chiếm khoảng 50% thị phần thế giới và khoảng 65 – 75% thị phần Hoa Kỳ. Các nước Nam Á như Ấn Độ, Pakistan, các nước ASEAN (Philippines, Inđônêxia, Thái Lan) là những nước xuất khẩu lớn, có sẵn thị truờng tiêu thụ. Tuy giá nhân công vẫn cao hơn Việt Nam những vẫn vào loại thấp, họ lại có ưu thế về trình độ công nghệ, quản lý và năng suất lao động so với Việt Nam và tự túc được nguyên liệu vải và năng suất lao động so với Việt Nam và tự túc được nguyên liệu vải và phụ kiện may chất lượng cao nên đã góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm. Bên cạnh đó, các nước Bắc Hoa Kỳ (Canađa, Mêhicô) và các nước vùng Caribê là những nước đang có lợi thế trong xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ do có thỏa thuận về tự do hóa thương mại riêng với Hoa Kỳ và đã có quan hệ thương mại từ lâu. Ngoài ra, cũng phải tính đến áp lực cạnh tranh không nhỏ từ phía các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Do phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn trong những năm gần đây, các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ đã thực hiện hàng loạt các biện pháp như thay đổi cơ cấu hoạt động thông qua mua lại hoặc sát nhập để tập trung vốn, tăng thị phần, tăng hiệu quả sản xuất do quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào những lỗ hổng trên thị trường, liên kết chặt chẽ với các nhà bán lẻ và cùng sử dụng hệ thống đáp ứng nhanh với kỹ thuật thông tin vi tính tự động định hướng để tăng thêm tính linh hoạt và đồng bộ trong sản xuất và phân phối. Lợi thế cạnh tranh lớn nhất của các nhà sản xuất Hoa Kỳ so với các đối thử châu Á là nhãn hiệu, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhanh. 3.1.3. Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Với dân số hơn 280 triệu người, thị trường Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng dệt may vào loại lớn nhất thế giới (mức tiêu thụ hàng dệt may tính trung bình là 27kg/người). Do tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, xu thế tự do hóa thương mại và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ, ngành dệt may của nước này ngày càng suy giảm, nhập khẩu ngày càng gia tăng. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tận dụng cơ hội rất tốt, phát huy mọi thế mạnh của mình để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Nhiều doanh nghiệp đã tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ nên sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, không thua kém gì so với các nước trong khu vực (may Việt Tiến, may Thành Công, dệt Phong Phú, dệt Việt Thắng..). Kết quả là kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây tăng lên một cách mạnh mẽ và bền. Tuy phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các nước xuất khẩu hàng dệt may khác những nếu chúng ta thực hiện tốt chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đế năm 2010, dần dần khắc phục những điểm yếu thì chắc chắn trong tương lai hàng dệt may Việt Nam sẽ có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hoa Kỳ. 3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian sắp tới Thuận lợi: Đầu tiên, phải kể đến việc Việt Nam đã được Hoa Kỳ xóa bỏ hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường nước này. Đây sẽ là một cơ hội lớn cho cácc nhà sản xuất xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Nếu nắm bắt được thời cơ và chiếm lĩnh tốt thị trường thì trong năm 2007 và trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng lên mạnh mẽ. Một thực tế đã chứng minh là tuy bị kiểm soát bởi hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ nhưng giá trị kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng tăng lên nhanh chóng. Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi đầu tư trực tiếp vào các khu công nghiệp và khu chế xuất sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng dệt may. Vì thế trong những năm tới chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng Việt Nam sẽ thoát khỏi cảnh thiếu thốn nguyên phụ liệu dẫn đến việc phải gia công cho nước ngoài và nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài với giá đắt. Khi đã có sự tự chủ về nguyên phụ liệu, lợi nhuận thu được của ngành dệt may xuất khẩu sẽ lớn hơn gấp bội. Do đó trong một tương lai gần chúng ta không những có thể tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ mà còn có thể xây dựng thương hiệu hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Điều này sẽ có tác động lớn đến tương lai xa của vấn đề xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không chỉ trên thị trường Hoa Kỳ mà còn là trên tất cả các thị trường của thế giới. Thứ ba, sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO vào ngày 11/1/2007 và vừa qua đã được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã khẳng định uy tín của Việt Nam trên trường Quốc tế. Do đó Việt Nam có thể nâng cao hình ảnh cũng như các mối quan hệ của mình nói chung và trong hoạt động sản xuất hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Khó khăn: Đầu tiên phải kể đến nguy cơ bị kiện bán phá giá của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ. Tại hội thảo chuyên đề do Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt Nam tỏ chứ ngày 22/1/2007 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Luật sư Douglas J.Heffner cho biết: “Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tự tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam nếu có đầy đủ dữ liệu cho thấy các sản phẩm dệt may hoặc quần áo đang bị bán phá giá”. Thực tế là Việt Nam đang bị điều tra để xem xét có đúng là chúng ta đã bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ hay không. Chúng ta đã từng thua kiện trong nhiều vụ kiện bán phá giá. Điển hình là đã bị kiện bán phá giá cá tra, cá basa trên thị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu tổn thất rất nặng nề. Trong thời điểm hiện tại thì dệt may là một mặt hàng báo động sẽ bị kiện bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Nếu điều đó xảy ra, sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam vì năng lực pháp lý của chúng ta còn yếu và do đó sẽ rất dễ thua kiện. Thứ hai, Hoa Kỳ đã áp đặt cơ chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam. Vì thế trong thời gian tới việc tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ không phải điều dễ dàng. Hoa Kỳ cũng vừa ra quy định bổ sung một số chứng từ liên quan đến hàng dệt may nhập khẩu vào nước này ngoài các chứng từ bắt buộc trước đây. Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP), những chứng từ được yêu cầu gồm: giấy chứng nhận xuất xứ và những chứng từ khác do chính quyền của nước xuất khẩu cấp; chứng từ vận đơn hay chứng từ thông quan xuất khẩu hoặc các thông tin thêm khác do giám đốc cảng thuộc CBP yêu cầu. Nếu các chứng từ yêu cầu thêm không được cung cấp đầy đủ, dẫn tới việc không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc ảnh hưởng tới việc xem xét cho nhập khẩu của CBP, hàng hoá sẽ không được phép vào Hoa Kỳ. Điều này cũng một phần gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Thực tế cho thấy trong thời gian ngắn trước đây, một vài lô hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thông quan vì các hồ sơ, tài liệu không được sắp xếp theo trình tự thời gian và viết bằng tiếng Việt mặc dù hồ sơ rất đầy đủ. Thứ ba, Việt Nam hiện chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường. Vì vậy, để tránh hiểu lầm, Nhà nước Việt Nam đã cắt tất cả các khoản hỗ trợ với các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, dù dưới hình thức trực tiếp hay gián tiếp, thậm chí ngay cả những hỗ trợ trong khuôn khổ WTO cho phép. Điều này cũng sẽ gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Ngoài ra, Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ. Nhất là Trung Quốc, Ấn Độ… Theo số liệu của Hải Quan Hoa Kỳ, nhập khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ trong 5 tháng đầu năm 2007 tăng 2.94% về lượng và 7,41% về trị giá. Đạt 36,9 tỷ USD tương đương với 20,9 tỷ m2 quy đổi. Nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ tăng mạnh từ các nước Trung Quốc, Băngladesh, Ấn Độ, Indonesia, Honduras, Campuchia, Salvador… Trung Quốc vẫn khằng định vị trí số 1 trên thị trường dệt may thế giới; khi chiếm lĩnh tới 37% thị phần hàng dệt may nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ. Mặc dù đã có sự kiểm soát chặt bằng các mặt hàng có hạn ngạch, nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ của Trung Quốc vẫn tăng khá cao, tăng 20% về lượng và 38% về trị giá so vơi cùng kỳ năm ngoái đạt 7,7 tỷ m2 và 11.3tỷ USD. Tiếp đó là Ấn Độ và Indonesia với kim ngạch xuất khẩu: Ấn Độ đạt 2,3 tỷ USD, Indonesia đạt 1,7 tỷ USD. Từ những điểm trên, trong thời gian sắp tới Việt Nam phải đưa ra những giải pháp hợp lý thì mới có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ - một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng chứa đựng vô vàn khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 3.2.1. Các giải pháp từ phía Nhà nước 3.2.1.1. Về các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại Cục xúc tiến thương mại cần phối hợp với thương vụ, đại diện thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ chủ động hỗ trợ thông tin về thị trường Hoa Kỳ qua việc tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi thông tin về thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường Hoa Kỳ, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm, tiếp xúc doanh nghiệp… Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp các thông tin về thị trường, tư vấn xuất khẩu, đào tạo nâng cao kỹ năng kinh doanh xuất khẩu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá thương hiệu quốc gia tiến tới lập trung tâm thương mại, giới thiệu sản phẩm dệt may xuất khẩu trong và ngoài nước, nghiên cứu ứng dụng phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu. 3.2.1.2. Về chính sách hỗ trợ, đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam Nhà nước cần định hướng đầu tư vốn vào ngành dệt may trong thời gian tới như sau: Đối với những dự án đầu tư vào ngành may xuất khẩu, ưu tiên cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong nước (chỉ cho phép các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất các mặt hàng cao cấp trong nước chưa sản xuất được). Đối với các dự án đầu tư vào ngành sợi, dệt, in nhuộm hoàn tất, cơ khí dệt may đòi hỏi vốn đầu tư lớn thì ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước lớn được sử dụng vốn ngần sách để đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này. Chính phủ cần thu hút, kêu gọi đầu tư đặc biệt vào ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, chỉ có thế mới có thể tăng lợi nhuận cho ngành dệt may Việt Nam. Vì thực tế, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và sang tất cả các thị trường nói chung tuy lớn nhưng lợi nhuận trong đó không nhiều vì chúng ta chủ yếu là đi gia công thuê cho nước ngoài. Khi gặp khó khăn trong việc triển khai dự án, tạm dừng xây dựng hoặc tạm ngừng hoạt động được miễn giảm thuế đất tương ứng với thời gian tạm ngừng. 3.2.1.3. Về chính sách hỗ trợ phát triển nguyên liệu trong nước Đảm bảo nguồn nguyên liệu là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các doanh nghiệp dệt may. Chủ động được về nguồn nguyên liệu nội địa với giá thành thấp và chất lượng tốt sẽ là một lợi thế vô cùng lớn của ngành dệt may Việt Nam trong vấn đề xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường này. Do đó, Chính phủ nên có nhiều chính sách hỗ trợ, đặt nền móng ban đầu vững chắc cho sản xuất nguyên liệu trong nước. Chính sách hỗ trợ phát triển cây bông: Ưu tiên hỗ trợ vốn ngân sách, vốn ODA cho các công trình thủy lợi thuộc các vùng tập trung, chuyên canh, thâm canh có tưới, kiên cố hóa kênh mương đối với hệ thống công trình thủy lợi đã có. Hỗ trợ về khoa học công nghệ: sử dụng vốn ngân sách đầu tư cho các công trình nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, bông kháng sâu bệnh cho năng suất cao, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1, nhập khẩu giống gốc có năng suất chất lượng cao, tiến tới hoàn chỉnh kỹ thuật công nghệ giống bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất, chỉ đạo các viện nghiên cứu cây bông phải có chương trình, kế hoạch nghiên cứu, triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông để có những giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng và cung cấp cho nhu cầu sản xuất, đồng thời tăng cường công tác khuyến nông cây bông để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đổi mới về trồng bông, chế biến. Nghiên cứu thực hiện trợ giá bông cho nhân dân để khuyến khích nông dân tích cực trồng bông, đồng thời xây dựng chính sách về dự trữ nguyên liệu và bình ổn giá mua bông hạt cho nhân dân. Do bông được thu hoạch tập trung vào tháng 12 và tháng 1 năm sau nên cần tổ chức thu mua nhanh chóng để nông dân bán hết lượng bông hạt, tránh hiện tượng nông dân bị ép cấp, ép giá hoặc tồn đọng trong nông dân gây thiệt hại và ảnh hưởng đến vụ sau. Làm các dịch vụ kỹ thuật, đầu tư vật tư, bao tiêu sản phẩm ngay từ đầu vụ để người nông dân an tâm sản xuất. Xây dựng các cơ sở chế biến bông tại các vùng trồng bông với công nghệ hiện đại, đáp ứng công suất chế biến, nâng cao chất lượng bông xơ. Chính sách hỗ trợ phát triển dâu tằm tơ: Nhà nước cần hỗ trợ cho ngành dâu tằm tơ trong việc sản xuất trứng giống tằm bằng vốn ngân sách. Đối với những vùng mới phát triển dâu tằm, đời sống nhân dân còn khó khăn, cần có chính sách hỗ trợ xây dựng nhà nuôi tằm, hỗ trợ vốn và kỹ thuật. Nghiên cứu để xây dựng và triển khai một quỹ bình ổn giá kén bằng cách trích một phần giá thành của doanh nghiệp, một phần hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Chính sách phát triển sản xuất tơ sợi tổng hợp: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình lọc dầu Dung Quất để đảm bảo nguyên liệu sản xuất tơ sợi hóa học trong nước. Có chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất tơ sợi tổng hợp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất (đặc biệt là ở khu vực miền Trung và gần nguồn nguyên liệu trong tương lai). 3.2.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp, Hiệp hội 3.2.2.1. Doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ hệ thống luật pháp, chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ Để có thể nắm bắt được cách thức làm ăn kinh doanh của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam phải tìm hiểu, nghiên cứu luật lệ của Hoa Kỳ ở cả liên bang và các tiểu bang. Phải biết rằng Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật về thương mại vô cùng rắc rối và phức tạp. Bộ luật Thương mại UCC (Uniform Commercial Code) được coi là hệ thống xương sống của hệ thống pháp luật Thương mại Hoa Kỳ. Muốn xuất khẩu thành công hàng hóa sang thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần phải quan tâm đến luật về trách nhiệm sản phẩm. Theo luật này, các nhà sản xuất và người bán hàng phải chịu trách nhiệm với người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa bán ra trên thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng cần lưu tâm đến các đạo luật quy định cụ thể về an toàn sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm lưu hành trên thị trường Hoa Kỳ như đạo luật liên bang về thành phẩm, về sợi dễ cháy, an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng, luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng… Trong trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam không nắm rõ về pháp luật Hoa Kỳ, thậm chí có thể thuê luật sư Hoa Kỳ để tư vấn mặc dù chi phí tư vấn rất đắt. Các nhà xuất khẩu cũng có thể mua bảo hiểm Thương mại của những công ty bảo hiểm nổi tiếng để tránh gặp những rủi ro khó lường khi kinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ. Không chỉ có vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần biết rõ về các chính sách quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ. Từ đó đề ra được các phương án sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ một cách hợp lý và có hiệu quả. Phải biết rõ chúng ta có khả năng sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng gì sang thị trường Hoa Kỳ, biết rõ nhu cầu của thị trường để có thể đề ra những chiến lược đúng đắn và hợp lý. 3.2.2.2. Giải pháp về đổi mới quản lý và tổ chức sản xuất Do đặc thù của các doanh nghiệp dệt may phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức sản xuất có hiệu quả cao nhưng có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm thị trường và giao dịch xuất khẩu cũng như thực hiện các đơn hàng lớn. Giải pháp cho vấn đề này có thể là hình thức tổ chức sản xuất liên kết dọc theo kiểu vệ tinh, một Công ty mẹ với nhiều Công ty vệ tinh cùng sản xuất một loại sản phẩm. Công ty mẹ sẽ chịu trách nhiệm đặt hàng và cung ứng nguyên phụ liệu cho các Công ty con, sau đó thu gom và xuất khẩu dưới nhãn mác của một Công ty lớn, đảm bảo về thị trường tiêu thụ ổn định. Cũng có thể phát triển hình thức sản xuất vệ tinh theo hướng tăng cường chuyên môn hóa, chia nhỏ các khâu. Mỗi công ty, xí nghiệp sẽ chuyên môn hóa sản xuất một khẩu trong quá tình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng thiết bị, tạo sản phẩm cuối cùng có chất lượng cao. Phát huy vai trò của Tổng Công ty dệt may và Hiệp hội dệt may trong phân công chuyên môn hóa sản xuất, tránh trường hợp vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà quá nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư sản xuất một mặt hàng đang ăn khách khiến cung vượt cầu, vừa lãng phí vừa gây cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành. Mặt khác, chuyên môn hóa dây chuyền sản xuất theo mặt hàng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng cạnh tranh về năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Các Công ty Hoa Kỳ có đẳng cấp chỉ đặt hàng tại những xưởng sản xuất được tổ chức chuyên môn hóa, có thiết bị chuyên dùng phù hợp, có năng lực sản xuất tương đối lớn có chất lượng sản phẩm ổn định, giao hàng đúng tiến độ và có khả năng đáp ứng nhanh. Tùy điều kiện, một Công ty có thể tổ chức nhiều xưởng, mỗi xưởng được chuyên môn hóa một mặt hàng khác nhau. Đẩy mạnh hơn nữa công tác liên doanh, liên kết giữa các Công ty dệt may lớn với các doanh nghiệp địa phương nhằm tận dụng thế mạnh của cả hai bên vào sản xuất hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp dệt may dù lớn của Việt Nam cũng không làm hết đơn hàng, giá nhân công ở các thành phố lớn ngày càng tăng, các địa phương khác trong cả nước lại có nguồn nhân lực dồi dào, nguồn nguyên liệu, đất đai nhà xưởng thuận lợi cho phát triển nhưng lại thiếu thông tin thị trường, đối tác, đơn hàng, yếu về kỹ thuật, trình độ quản lý… Kinh nghiệm cho thấy một số địa phương tự xây dựng nhà máy nhưng do yếu và thiếu các yếu tố nói trên nên suất đầu tư lớn, máy móc không đồng bộ, làm ăn kém hiệu quả, như vậy việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ rất có lợi. 3.2.2.3. Các giải pháp về vốn đầu tư Thị trường Hoa Kỳ là thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà xuất khẩu hàng dệt may. Đây là thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu mà sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Vì vậy đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp thì xây dựng một chiến lược thu hút vốn đầu tư đồng thời sử dụng hợp lý nguồn vốn huy động được nhằm nâng cao chất lượng và giá thành là vô cùng cấp bách Huy động vốn đầu tư trong và ngoài nước: Để triển khai chiến dịch tăng tốc ngành dệt may cần khoảng 30000 tỷ đồng cho giai đoạn 2006 – 2010. Nếu thực hiện được các mục tiêu trong chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam thì các sản phẩm may mặc của Việt Nam mới có khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế cao. Do đó các doanh nghiệp cần thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm tích lũy vốn đầu tư. Trước hết, doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực tự có trong Công ty như khấu hao cơ bản, vốn có được bằng bán, khoán, cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho, huy động từ cán bộ công nhân viên… Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước, đây là biện pháp đã được áp dụng thành công ở nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó, cá doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt cần nghiên cứu khả năng phát hành trái phiếu, cổ phiếu nhằm huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư cho phát triển. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động phối hợp với các đối tác nước ngoài nghiên cứu, lập dự án liên doanh liên kết có tính khả thi cao để tận dụng nguồn vốn nước ngoài. Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tư: Không chỉ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư cho ngành dệt may, vấn đề sử dụng vốn một cách hiệu quả cũng là một đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp dệt may hiện nay. Thực tế đã có doanh nghiệp làm ăn thua lỗ (dệt 8/3). Một trong những lý do là các doanh nghiệp đã sử dụng vốn để đầu tư cho các thiết bị không hiện đại nên sản phẩm sản xuất ra chất lượng kém không bán được. Do đó trong việc sử dụng vốn cần phải có sự phân bổ hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của cả nước cũng như địa phương. Bên cạnh đó, quy mô đầu tư cho từng ngành cũng phải tính toán sao cho hợp lý: Phát triển ngành may với hình thức các doanh nghiệp vừa và nhỏ như hiện nay là một xu hướng hợp lý vì nhu cầu vốn đầu tư không quá lớn, linh hoạt hơn trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì một số doanh nhiệp dệt may quy mô lớn, trang bị hiện đại, có hiệu quả sản xuất cao do lợi thế về quy mô để đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn từ phía thị trường Hoa Kỳ. Định hướng đầu tư: do ngành may xuất khẩu đã phát triển nhanh hơn ngành dệt nên hiện nay, một mặt vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới trang thiết bị ngành may, mặt khác, tập trung lượng vốn lớn hơn, đầu tư có trọng điểm cho các sản phẩm mà Việt Nam đang phải nhập khẩu như sợi, dệt thoi, dệt kim, phụ liệu dệt may, tránh tình trạng đầu tư trùng các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao phục vụ thiết thực cho ngành may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Để có thể xây dựng và triển khai nhanh các dự án đầu tư, cần mở rộng việc sử dụng các Công ty tư vấn chuyên ngành, coi trọng việc chuyên môn hóa bởi chủ đầu tư không thể làm hết mọi công việc liên quan đến dự án. 3.2.2.4. Các biện pháp đối phó với nguy cơ kiện bán phá giá của Hoa Kỳ “Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tự tiến hành các vụ kiện chống bán phá giá đối với Việt Nam nếu có đầy đủ dữ liệu cho thấy các sản phẩm dệt may hoặc quần áo đang bị bán phá giá” – luật sư Douglas J.Heffner đã cho biết như vậy tại hội thảo chuyên đề do tập đoàn Dệt may Việt Nam và hiệp hội dệt may Việt Nam tổ chức vào ngày 22/1/2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó có thể thấy trong một tương lai gần rất có thể ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vụ kiện chống bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ. Vậy chúng ta cần phải làm gì? Minh bạch hóa để tránh rủi ro: Đầu tiên, các doanh nghiệp cần phải minh bạch và lưu giữ đầy đủ các chứng từ phù hợp là yếu tố cần thiết để chứng minh cho sự trong sạch của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các nhà điểu tra đến từ Hoa Kỳ. Việc không lưu giữ các chứng từ cần thiết có thể dẫn đến việc Công ty đó bị áp mức biên độ phá giá cao, thâm chí là bị áp mức biên độ cấm bán phá giá. Vì vậy việc cụ thể hóa các con số thống kê là rất cần thiết, ví dụ như để đóng gói một kiện hàng mất bao lâu, chi phí nhân công đóng gói lẫn vật tư là bao nhiêu… Thường thì các vấn đề này ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn chưa cụ thể. Khi cụ thể hóa các con số thống kê đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ dễ dàng thuyết phục hơn đối với các nhà điều tra về chi phí, giá thành mà mình đưa ra. Việt Nam cũng nên nhập khẩu nguyên liệu từ các nước được công nhận là có nền kinh tế thị trường, đồng thời có thể sử dụng các loại thùng đóng gói hàng bằng corton thay cho các chất liệu khác để giảm giá thành để kiểm soát và giảm thiểu rủi ro về biên độ bán phá giá. Doanh nghiệp chuyển hướng trong sản xuất các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ: Trong thời gian tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam cũng nên cân nhắc về mức độ cũng như tỷ trọng các mặt hàng dệt may xuất sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới. Các doanh nghiệp nên chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm chất lượng cao và những dòng sản phẩm chuyên biệt như veston hoặc sơ mi cao cấp của may Nhà Bè, Việt Tiến… Thay vì làm những mặt hàng rẻ tiền thì các doanh nghiệp cũng nên nghiên cứu sản xuất các mặt hàng cao cấp để vừa có nhiều lợi nhuận, vừa không bị mang tiếng bán phá giá, lại đỡ phải cạnh tranh với hàng dệt may của Trung Quốc. Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải tìm hiểu kỹ càng về hệ thống pháp luật Hoa Kỳ để nếu thật sự có bị kiện bán phá giá thì chúng ta cũng không gặp phải những lúng túng và chịu thua thiệt không đáng có. 3.2.2.5. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 có thể nói là một trong những tấm giấy thông hành quan trọng cho việc đưa sản phẩm dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ. Hiện nay, đã có hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9000 với phiên bản 2000 yêu cầu cao hơn, do đó doanh nghiệp cần phải cập nhật thông tin về phiên bản mới này. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, hơn nữa nó còn giảm được chi phí trong quá trình sản xuất. Do đó cũng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế được áp dụng không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn cho đông đảo người tiêu dùng. Thị trường Hoa Kỳ không giống với thị trường trong nước, ở đây yếu tố chất lượng là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Kết luận Có thể thấy, dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu rất lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Trong số các thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam, Hoa Kỳ là một thị trường chiếm vị trí vô cùng quan trọng, Hoa Kỳ là một thị trường lớn, đồng thời cũng là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng trong tương lai. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Có vậy mới có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường này trong thời gian tới. Hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Vì vậy, Nhà nước và các doanh nghiệp dệt may cần phải có những giải pháp hợp lý để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện đầy biến động như hiện nay. Danh mục tài liệu tham khảo: Sách: Phạm Quyền, Lê Minh Tâm (1997), Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Việt Nam tới năm 2010, Nxb Thống kê. Công ty in và Văn hóa phẩm (2002), Xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Hồ Sỹ Hưng, Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê. Trần Văn Chu (2006), Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới. Trần Văn Chu, Nguyễn Văn Bình (2006), Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới. Báo công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam (2003), Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thống kê. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội Tô Xuân Dân (1998), Giáo trình Chính sách Kinh tế Đối ngoại, NXB Thống kê Website: 1. - Bộ Công thương - Hiệp hội Dệt may Việt Nam. - Cục Xúc tiến Thương mại. - Tổng cục Thống kê Việt Nam. - Tổng cục Hải quan. - America’s Mart – Major Textile Shows & Commerce - MAGIG – Major Apparel Shows & Commerce - Office of Textile, U.S. Department of Commerce - US Association of Importers of Textile % Apparel NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt STT Chữ viết tắt Nội dung tiếng Anh Nội dung tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng phát triển châu Á 2 ASEAN Association of Shouthest Asean Nations Hiệp hội các nước Đông Nam Á 3 EU European Union Liên minh châu Âu 4 FAO Food and Agriculture Organization Tổ chức lương thực thế giới 5 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước 6 GNP Gross Nation Product Tổng sản phẩm quốc dân 7 GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu dãi thuế quan phổ cập 8 HTS Harmonized Tariff Schedule of the United States of America Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ 9 IFC International Finance Center Trung tâm Tài chính Quốc tế 10 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 11 MFN Most Favoured Nation Quy chế tối huệ quốc 12 MIGA Multilateral Investment Guarantee Agency Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên 13 NAFTA North America Free Trade Area Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ 14 NTR Normal trade relation Quan hệ thương mại bình thường 15 UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên hợp quốc 16 US United States Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ 17 USD United States Dollar Đồng Đôla Mỹ 18 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 19 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới Danh mục bảng biểu Bảng Tên bảng Trang 1.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 4 1.2 Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây 17 1.3 Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006 18 2.1 Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007 39 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ 2000 – 2007 40 2.3 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam trong năm 2006 và 2007 45 2.4 Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam 47 2.5 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính 61 2.6 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2007 63 2.7 Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2006 và 2007 69 Danh mục hình vẽ Hình Tên hình Trang 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 – 2007 43 2.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu 44 2.3 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ 56 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 59 2.5 Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007 63 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ 64 2.7 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ 2001 – 2008 67 2.8 Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ 72

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Luận văn liên quan