Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Đặc điểm của người lao động bị thu hồi đất là một yếu tố khiến cho việc giải quyết việc làm trở nên cần thiết. Với những người lao động bị thu hồi đất sản xuất, mất đất sản xuất cũng tựa như họ mất đi việc làm, sau khi thu hồi họ rất khó chuyển đổi nghề nghiệp, chất lượng lao động còn thấp cả về trình độ văn hoá lẫn chuyên môn kỹ thuật. Nhiều người lao động sống ỷ lại vào những khoản tiền trợ cấp đền bù đất, phần lớn số tiền đền bù được người dân sử dụng vào việc sửa sang, xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, việc học tập của con cháu. Tuy nhiên, rất ít gia đình dành tiền đền bù đầu tư cho việc học nghề của con cháu, cũng như số gia đình đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh không nhiều. Ngoài ra, phần lớn người dân bị thu hồi đất cảm thấy chưa thật sự hài lòng với chính sách đền bù giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi việc làm. Nhưng lý do cơ bản nhất là tồn tại tình trạng thiếu công bằng trong công tác đền bù

pdf13 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2258 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỒN THỊ THANH TÂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2012 2 Cơng trình được hồn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: TS. ĐỒN GIA DŨNG Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM HẢO Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 11 năm 2012 Cĩ thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thơng tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nước ta đang trong quá trình CNH- HĐH đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vì vậy, việc phát triển các khu, cụm cơng nghiệp là tất yếu. Sự phát triển các khu, cụm cơng nghiệp dẫn đến sự thay đổi về đất đai, lao động, việc làm, thu nhập và cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nơng thơn. Xét về lâu dài, sự thay đổi này mang tính chất tích cực, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nơng nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội, ...Tuy nhiên, sự phát triển các khu, cụm cơng nghiệp cũng tạo ra rất nhiều khĩ khăn cho người dân các vùng cĩ đất sản xuất bị thu hồi. Từ khi tái thành lập tỉnh năm 1997 đến nay, với mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành một tỉnh cĩ tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ là chủ yếu, những năm qua Quảng Nam đã triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển kinh tế xã hội: Chỉnh trang đơ thị, xây dựng mới cơng sở, mở rộng hạ tầng giao thơng, xây dựng khu dân cư, khu cơng nghiệp. Việc triển khai đồng loại các dự án đã tác động rất lớn đến đời sống của dân cư. Đặc biệt những hộ nằm trong các khu quy hoạch, giải tỏa, giải phĩng mặt bằng, đất sản xuất bị thu hồi ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm, đời sống kinh tế xã hội của các hộ dân. Thực tế cho thấy việc giải quyết việc làm cho lao động sau khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn cịn nhiều bức xúc. Người lao động trong vùng thu hồi đất khơng tìm được việc làm, hoặc tìm được việc làm khơng ổn định, tình trạng các 4 doanh nghiệp sau khi tuyển dụng lao động nhưng trả lương quá thấp khiến người lao động tự bỏ việc khơng phải là ít. Vì vậy, việc tìm giải pháp giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động vùng bị thu hồi đất sản xuất để phát triển các khu, cụm cơng nghiệp là vấn đề cấp thiết cĩ tính bức xúc trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Với những lý do nêu trên, bản thân chọn đề tài: “Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất. - Nghiên cứu thực trạng lao động của những hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất để làm các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Nghiên cứu thực trạng về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất ở Quảng Nam trong thời gian qua, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất một số giải pháp cĩ tính khả thi để giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất để làm khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Việc làm của những hộ cĩ đất sản xuất bị thu hồi để làm khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. - Phạm vi nghiên cứu: 5 Lý luận và thực tiễn về cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động vùng cĩ đất sản xuất bị thu hồi để phát triển các khu, cụm cơng nghiệp. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước với các hộ cĩ đất sản xuất bị thu hồi, những khĩ khăn trong việc tìm kiếm việc làm, các giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động trong vùng bị thu hồi đất. Về khơng gian: trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Phạm vi thời gian: từ năm 2006 đến năm 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu  Căn cứ vào cơ sở lý luận.  Phương pháp thống kê mơ tả, phân tích, so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mơ tả thực trạng việc làm và giải quyết việc làm của người lao động tại vùng cĩ đất sản xuất bị thu hồi.  Số liệu được thu thập từ niên giám thống kê của Cục thống kê Quảng Nam, từ các báo cáo của Sở Tài nguyên – Mơi trường Quảng Nam, Sở LĐ – TB & XH Quảng Nam, Ban Quản lý các KCN tỉnh Quảng Nam cĩ liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 5. Bố cục đề tài Ngồi phần mở đầu và kết luận, Luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết việc làm Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động thuộc diện thu hồi đất để làm các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất để làm khu cơng nghiệp đến năm 2015. 6 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Dưới đây là một số nghiên cứu mà bản thân đã sưu tầm, tổng hợp làm tư liệu cho quá trình phát triển đề tài của mình: “Thực trạng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động sau khi bàn giao đất cho các cụm cơng nghiệp, khu cơng nghiệp và các khu đơ thị mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, Nguyễn Văn Hưng - Phĩ Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương. Tác giả đã đánh giá thực trạng giải quyết làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất ở tỉnh Hải Dương, trên cơ sở đĩ đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm cho nhĩm đối tượng này. Chuyên đề nghiên cứu: “Thực trạng thu nhập, đời sống và việc làm của người dân cĩ đất bị thu hồi”; TS. Nguyễn Hữu Dũng. Tác giả nghiên cứu về thu nhập, việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất. Từ đĩ đưa ra những đánh giá về đời sống của người lao động bị thu hồi đất. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VIỆC LÀM 1.1.1. Nguồn lao động và lực lượng lao động [20. tr.167] Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm cĩ ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc tính tốn cân đối lao động - việc làm trong xã hội. a. Nguồn lao động Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật cĩ khả năng lao động, cĩ nguyện vọng tham gia lao động và những người ngồi độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. b. Lực lượng lao động Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động. Theo qui định thực tế đang cĩ việc làm và thất nghiệp. Ở nước ta hiện nay thường sử dụng khái niệm sau: lực lượng lao động là bộ phận dân số đủ 15 tuổi trở lên cĩ việc làm và những người thất nghiệp. Lực lượng lao động theo quan niệm như trên là đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế (tích cực) và nĩ phản ánh khả năng thực tế về cung ứng lao động của xã hội. 1.1.2. Việc làm và thất nghiệp [20 tr.175, 177] a. Khái niệm việc làm Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm được hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất nhằm biến đổi đối tượng lao động theo mục đích của con người.. 8 b. Thất nghiệp Thất nghiệp (theo nghĩa chung nhất) là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn cĩ việc làm nhưng khơng thể tìm được việc làm ở mức tiền cơng nhất định. 1.2. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM 1.2.1. Khái niệm giải quyết việc làm [17. tr.31] Giải quyết việc làm chính là tạo ra các cơ hội để người lao động cĩ việc làm và tăng thu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội. 1.2.2. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất Giải quyết việc làm cho những nơng dân bị thu hồi đất hiện nay rất quan trọng vì đây là một lực lượng lao động chiếm một tỉ trọng lớn trong xã hội. Hơn nữa đa phần số lao động này là ở nơng thơn, trình độ về văn hĩa và nhận thức của họ cĩ phần hạn chế, họ lại dễ bị những kẻ xấu, những phần tử phản động dụ dỗ, lơi kéo, xúi giục nên một khi lực lượng này bị thất nghiệp thì sẽ gây ra những hậu quả khơng lường trước được. Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất là hoạt động đĩng vai trị quan trọng khơng những đối với chính bản thân người lao động mà cịn đối với cả xã hội và cả doanh nghiệp. 1.2.3. Đặc điểm của lao động bị thu hồi đất do quá trình cơng nghiệp hĩa Đa số lao động bị thu hồi đất sau khi thu hồi họ rất khĩ chuyển đổi nghề nghiệp. 9 Đa số lao động bị thu hồi đất là nơng dân, cĩ trình độ học vấn thấp, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ cao. Phần lớn người lao động sau khi bị thu hồi đất cĩ thu nhập thấp. Bên cạnh đĩ, vẫn cịn nhiều người lao động sống ỷ lại vào những khoản tiền trợ cấp đền bù đất. Dễ bị lơi kéo vào các vấn đề của xã hội, là một trong các tác nhân gây nên những bất ổn của xã hội. 1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT 1.3.1. Nội dung giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất a. Hỗ trợ lao động bị thu hồi đất chuyển đổi ngành nghề Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động là việc người lao động xem xét, lựa chọn lại nghề nghiệp của mình sao cho phù hợp hơn với đặc điểm, khả năng của bản thân và với yêu cầu đang thay đổi của xã hội. Để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động bị thu hồi đất cĩ thể làm bằng nhiều cách khác nhau. Hỗ trợ vốn để nơng dân chuyển từ việc làm nơng nghiệp thơ sơ sang kinh doanh buơn bán, học nghề để làm việc ở các khu cơng nghiệp…vv. b. Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động bị thu hồi đất Hướng nghiệp là giúp cho người học lựa chọn được ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu về ngành, nghề đang học để phát huy được năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. 10 Đào tạo nghề là nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển nguồn nhân lực, dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho thời kỳ CNH- HĐH. Các loại hình đào tạo: đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo từ xa, đào tạo mở rộng, đào tạo lại. c. Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là việc đưa người lao động trong nước ra nước ngồi làm việc. Biện pháp xuất khẩu lao động là hoạt động cơ bản trong phát triển kinh tế, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nĩi chung, lao động vùng bị thu hồi đất nĩi riêng. d. Cho vay tạo việc làm từ các chương trình tín dụng ưu đãi Đây là hình thức hỗ trợ cho người lao động các điều kiện về vốn, hỗ trợ kĩ thuật và khuyến khích người lao động đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh gĩp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. 1.3.2. Tiêu chí phản ảnh giải quyết việc làm - Số lao động được chuyển đổi ngành nghề - Số lượng và mức tăng lao động bị thu hồi đất được đào tạo nghề - Số lao động đã được đào tạo tìm được việc làm: Số lượng lao động được đào tạo nghề cĩ việc làm thơng qua các trung tâm dạy nghề - Số lao động đã được đào tạo tự tạo được việc làm 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT SẢN XUẤT TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP 11 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 1.4.2. Điều kiện kinh tế 1.4.3. Các yếu tố xã hội - Tập quán - Dân số, nguồn lao động - Giáo dục và đào tạo - Y tế, chăm sĩc sức khỏe 1.5. MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG CĨ ĐẤT SẢN XUẤT BỊ THU HỒI Ở MỘT SỐ ĐịA PHƯƠNG 1.5.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh. 1.5.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng. 1.5.3. Kinh nghiệm của thành phố Hải Phịng. 1.5.4. Kinh nghiệm ở Thành phố Quãng ngãi 1.5.5. Những bài học rút ra 12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CƠNG NGHIỆP CỦA TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Nam là một Tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Quảng Nam cĩ 16 huyện và 2 thành phố (Tam Kỳ và Hội An), trong đĩ cĩ 08 huyện miền núi là Đơng Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước. Diện tích tự nhiên 10.406.83 km2. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ năm 2006 - 2010 đạt gần (16.3%). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 438 USD/người/năm năm 2006 lên 1.050 USD/người/năm năm 2010. 2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI DÂN THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT ĐỂ LÀM KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Thực trạng lao động bị mất đất do quá trình phát triển các khu CN trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam a. Tình hình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam b. Thực trạng lao động bị mất đất do làm các khu cơng nghiệp * Số lượng lao động bị thu hồi đất 13 Bảng 2.2: Tình hình thu hồi đất của các hộ dân ở Quảng Nam do CNH từ năm 2006 đến năm 2011 Số liệu bảng 2.5 cho thấy, từ năm 2006 đến năm 2011 do quá trình cơng nghiệp hĩa Quảng Nam cĩ 21.141 hộ bị thu hồi đất sản xuất và số nhân khẩu bị tác động do thu hồi đất là 80.050 người, trong đĩ cĩ 64.234 người trong độ tuổi lao động. Tổng diện tích đất sản xuất bị thu hồi gần 1.860ha và bình quân mỗi hộ bị thu hồi 0.09ha. Huyện Điện Bàn cĩ 4.989 hộ bị thu hồi đất, cĩ 19.956 người bị ảnh hưởng và cĩ diện tích đất sản xuất bị thu hồi nhiều nhất Quảng Nam 410 ha, bình quân mỗi hộ bị thu hồi 0.082 ha. Tiếp theo là Núi Thành cĩ 4.597 hộ và cĩ 20.686 người dân bị ảnh hưởng, bình quân mỗi hộ bị thu hồi 0.08 ha. Tiếp đến là Núi Địa Phương Số hộ (hộ) Số khẩu (người) Lao động (người) Diện tích bị thu hồi (ha) Diện tích bị thu hồi bình quân (m2/hộ) LĐ cần giải quyết việc làm Đại Lộc 1.185 4.750 3.230 118 0.1 2.124 Điện Bàn 4.989 19.956 13.406 410 0.082 6743 Duy Xuyên 2.346 10.557 8.824 195 0.083 4436 Núi Thành 4.597 20.686 14.845 370 0.08 8425 Tam Kỳ 4.552 19.133 12.435 333,1 0.073 5572 Phú Ninh 2.368 10.656 8.348 189 0.08 5430 Quế Sơn 1.104 4.968 3.146 245 0.22 2560 Tổng cộng 21.141 80.050 64.234 1.860.1 - 31.290 Nguồn: Sở Nơng nghiệp phát triển nơng thơn Tỉnh 14 Thành cĩ 4.552 hộ và cĩ 19.133 người dân bị ảnh hưởng. Quế Sơn là huyện cĩ số hộ thu hồi đất ít nhất với 1.104 hộ, với 4.968 người dân bị ảnh hưởng. * Cơ cấu lao động bị thu hồi đất * Cơ cấu lao động mất đất theo giới tính Bảng 2.3: Số liệu lao động bị thu hồi đất theo giới tính giai đoạn 2006-2011 Lao động mất đất (người) Tỉ Trọng (%) STT Năm Nam Nữ Nam Nữ 1 2006 3.869 4.469 46.4 53.6 2 2007 4.279 4.916 46.5 53.5 3 2008 4.884 4.885 50 50 4 2009 5.343 5.745 48.2 51.8 5 2010 5.850 6.381 47.8 52.2 6 2011 6.313 7.300 46.4 53.6 Nguồn:Cục thống kê Tỉnh Qua bảng số liệu 2.7 ta nhận thấy, trong giai đoạn từ 2006- 2011 số lao động ở cả hai độ tuổi đều tăng lên. Năm 2006 số lao động trong độ tuổi 18-35 là 4.139 người chiếm hơn 49.6% đến năm 2007 con số này là 4.568 người chiếm gần 49.7%, trong khi đĩ số lao động trên 35 tuổi năm 2006 là 4.199 người tương đương 50.4% số lao động mất đất, đến năm 2007 số lao động này là 4.627 người tương đương 50.3%. * Cơ cấu lao động mất đất theo độ tuổi * Cơ cấu lao động mất đất theo trình độ chuyên mơn Trình độ học vấn của lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất cần giải quyết việc làm tương đối thấp, chỉ cĩ 7.758 người tốt nghiệp Trung học Phổ thơng trong số 31.290 lao động, chiếm 15 24.8%. Trong khi đĩ, cĩ 6.988 người tương ứng 22.3% cĩ trình độ học vấn chỉ mới tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp tiểu học. Đối với bộ phận lao động cĩ trình độ học vấn thấp này, vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rất hạn chế, chủ yếu làm việc trong nhĩm ngành kinh tế Nơng - lâm nghiệp và trong Khu vực hộ gia đình. c. Các ý kiến của các hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất do CNH Bảng 2.6: Ý kiến của lao động trong các hộ bị thu hồi đất sản xuất TT Nội dung Số ý kiến (người) Tỷ trọng (%) 01 Hỗ trợ đào tạo nghề 1.123 25,72 02 Cho vay vốn tạo việc làm 1.438 32,93 03 Thu hút vào các DN trên địa bàn 1.663 38,08 04 Xuất khẩu lao động 143 3,27 Tổng cộng 4.367 100 Nguồn:Sở Lao động-Thương binh xã hội tỉnh 16 Cĩ nhiều ý kiến được đưa ra nhưng mong muốn chủ đạo và chính đáng của người lao động là được thu hút vào làm việc trong các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn với 1.663 ý kiến chiếm 38,08% và cho vay vốn để người lao động tự tạo việc làm 1.438 ý kiến chiếm 32,93%. Hỗ trợ đào tạo nghề chưa được người dân coi trọng, chỉ cĩ 1.123 ý kiến chiếm 25,72%.. Xuất khẩu lao động cĩ 143 ý kiến chiếm 3,27%, thấp nhất trong tổng số ý kiến của người dân. 2.2.2. Thực trạng việc làm của lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu cơng nghiệp ở tỉnh Quảng Nam a. Qui mơ lao động mất đất cĩ việc làm Bảng 2.7. Tình trạng việc làm trước và sau thu hồi đất giai đoạn 2006 -2011 Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Chỉ tiêu Tổng số (người) Tỷ lệ % Tổng số (người) Tỷ lệ % Đủ việc làm 22.279 71,2 19.990 63,6 Thiếu việc làm 3.254 10,4 3.629 11,6 Thất nghiệp, chưa tìm được việc làm 5.757 18,4 7.761 24,8 31.290 100 31.290 100 Nguồn: Sở Lao động – Thương binh xã hội Quảng Nam Bảng 2.10 cho thấy, tình trạng thiếu việc làm và chưa tìm được việc làm của lao động bị thu hồi đất diễn ra khá phổ biến, trầm trọng. Trong tổng số 31.290 lao động bị thu hồi đất cần giải quyết việc làm, cĩ 11.390 người thiếu việc làm và thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 36,4%. 17 b. Cơ cấu việc làm của lao động thuộc diện thu hồi đất làm khu cơng nghiệp So sánh cơng việc của những người bị thu hồi đất (số cần giải quyết việc làm 31.290 người) trước và sau khi thu hồi đất cĩ thể thấy kết quả giải quyết việc làm (2006 – 2011): + Số người khơng cĩ việc làm tăng 6,4% (từ 18,4% lên 24,8%). + Số người làm nơng giảm 34,1% (từ 37,8% xuống cịn 3,7 %). + Số người làm cơng nhân tăng 3,9% (từ 17,2% lên 23,1%). + Số người làm cơng việc hành chính tăng 1,8% (từ 0% lên 1,8%) + Số người buơn bán tăng 10% (từ 14,4% lên 22,4%) + Số người làm thuê, xe ơm tăng 4,3% (từ 3,4% lên 7,7%) + Số người làm việc khác tăng 5,7% (từ 8,8% lên 14,5%). c. Lí do lao động mất đất khơng tìm được việc làm 2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC NỘI DUNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM CÁC KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1 Hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho lao đơng thuộc diện thu hồi đất. Trong giai đoạn từ 2006 - 2011, số tiền hỗ trợ tăng lên hơn 2 lần và số lao động được giải quyết việc làm cũng tăng lên 2 lần. Năm 2006 số tiền hỗ trợ là 0.9 tỷ đồng, đến năm 2011 số tiền hỗ trợ tăng lên 2 tỷ đồng. Song song với số tiền hỗ trợ, Số lao động được giải quyết việc làm năm 2006 là 472 người đến năm 2011 con số này là 983 người. 18 2.3.2. Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động bị thu hồi đất a. Giải quyết việc làm thơng qua tư vấn giới thiệu việc làm Kết quả trong 6 năm từ 2006 - 2011, đã tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động cĩ nghề đi làm việc ngồi địa bàn tỉnh hơn 15.000 lao động, trong đĩ lao động thuộc diện bị thu hồi đất khoảng 2.000 lao động. b. Giải quyết việc làm gắn với đào tạo nghề Giai đoạn 2006 – 2011, cơng tác đào tạo nghề đã thu hút được 26.260 lao động, tham gia đào tạo nghề, trong đĩ đào tạo dài hạn 9.190 lao động, ngắn hạn 17.070 lao động, gĩp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. 2.3.3. Hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm Cho vay vốn là một trong những hướng tích cực gĩp gần giải quyết việc làm cho người lao động nĩi chung và lao động thuộc diện thu hồi đất nĩi riêng. Bảng 2.14: Số lao động bị thu hồi đất được vay vốn giải quyết việc làm Giai đoạn 2006 – 2011 Nội dung Tổng số Trong đĩ: LĐ bị thu hồi đất Số dự án 7.275 675 Số vốn vay (tỷ đồng) 165 25 Số lao động được giải quyết việc làm 16.000 367 Nguồn: Sở LĐ – TB & XH Quảng Nam 19 2.3.4. Hoạt động xuất khẩu lao động Hiện nay hoạt động xuất khẩu lao động là một hướng giải quyết việc làm tương đối cĩ hiệu quả: Cơng tác xuất khẩu lao động giải quyết việc làm của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua cịn nhiều hạn chế, từ năm 2006 – 2011, tồn tỉnh chỉ mới giải quyết được 1.487 lao động đi làm việc ở nước ngồi, trong đĩ số lao động bị thu hồi đất sản xuất là 311 lao động. 2.4. NHỮNG HẠN CHẾ TRONG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CƠNG NGHIỆP NHỮNG NĂM QUA VÀ NGUYÊN NHÂN 2.4.1. Những hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất làm khu cơng nghiệp những năm qua a. Chất lượng việc làm mới chưa cao b. Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất gĩp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng cơng nghiệp hĩa, song cịn chậm c. Tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp cao d. Khả năng tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất cịn hạn chế 2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Hệ thống cơng cụ hỗ trợ giải quyết việc làm cịn nhiều yếu kém + Sự yếu kém của cơ sở dạy nghề + Yếu kém của hệ thống dịch vụ việc làm + Yếu kém của hệ thống thơng tin thị trường sức lao động b. Chất lượng lao động bị thu hồi đất thấp 20 c. Thực hiện chính sách giải quyết việc làm và một số chính sách khác liên quan cịn nhiều bất cập + Chính sách vay vốn giải quyết việc làm + Chính sách tạo việc làm cho người lao động bị thu hồi đất + Chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các khu, cụm cơng nghiệp, làng nghề + Chính sách dạy nghề cho người lao động d. Nguyên nhân khác 21 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUỘC DIỆN THU HỒI ĐẤT LÀM KHU CƠNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Dự báo tình hình thu hồi đất xây dựng các khu cơng nghiệp đến năm 2015 3.1.2. Quan điểm và mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất trên địa bàn Tỉnh a. Quan điểm về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hơì đất b. Mục tiêu về giải quyết việc làm cho lao động bị thu hơì đất * Mục tiêu tổng quát - Tạo điều kiện để ổn định việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động bị thu hồi, mất đất sản xuất trên địa bàn Tỉnh. - Gĩp phần làm cho tiến trình CNH-HĐH đất nước nĩi chung và tỉnh Quảng Nam nĩi riêng diễn ra nhanh chĩng và đạt hiệu quả cao để đưa Quảng Nam trở thành một Tỉnh cơng nghiệp vào giai đoạn 2015-2020. * Mục tiêu cụ thể - Số lao động mất đất cĩ việc làm mới thơng qua hoạt động cho vay vốn hỗ trợ việc làm chiếm 15 - 20% tổng số lao động mất đất được giải quyết việc làm hằng năm. - Số lao động mất đất đi làm việc cĩ thời hạn ở nước ngồi khoảng từ 400- 500 người/năm. 22 - Nâng tỷ lệ lao động mất đất làm việc trong các ngành cơng nghiệp lên trên 45%. - Giảm tỷ lệ thất nghiệp cho lao động mất đất xuống dưới 6% vào năm 2013 và dưới 3% vào năm 2015. 3.2. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG THUƠC DIỆN THU HƠÌ ĐẤT LÀM KCN Ở TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2015 3.2.1. Nhĩm giải pháp giải quyết việc làm thơng qua phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực a. Giáo dục và đào tạo nghề cho lao động b. Phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo nghề c. Tăng cường năng lực dạy nghề và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề d. Gắn kết cơng tác dạy nghề với giải quyết việc làm cho lao động ở các khu, cụm cơng nghiệp e. Tăng cường quản lý nhà nước về dạy nghề f. Thơng tin thị trường lao động, tư vấn giới thiệu việc làm 3.2.2. Nhĩm giải pháp giải quyết việc làm thơng qua phát triển kinh tế - xã hội a. Giải quyết việc làm thơng qua phát triển cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp b. Giải quyết việc làm thơng qua phát triển thương mại dịch vụ c. Giải quyết việc làm thơng qua phát triển kinh tế nơng nghiệp đơ thị 3.2.3. Nhĩm giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu lao động 23 a. Làm tốt cơng tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho xuất khẩu lao động Thơng báo cơng khai về thị trường lao động, số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện làm việc và sinh hoạt, các khoản phí phải nộp, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động. Đưa cơng tác đào tạo lao động để xuất khẩu vào kế hoạch hằng năm của các trường, trung tâm dạy nghề. b. Đẩy mạnh khai thác thị trường xuất khẩu lao động Trong những năm tới, tiếp tục thực hiện mơ hình liên thơng giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với đại phương để ổn định, mở rộng các thị trường trọng điểm như Malaisia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,…Đồng thời mở thêm các thị trường mới, từng bước tiếp cận thi trường khác trong khu vực, cũng như tại các nước thuộc Châu Phi, Đơng Âu, Bắc Mỹ. c. Tiếp tục cơng tác tuyên truyền Phải tổ chức thường xuyên và quán triệt sâu sắc để các tổ chức cấp ủy đảng và chính quyền, các tổ chức xã hội thấy rõ được ý nghĩa, mục đích của cơng tác xuất khẩu lao động để mỗi cá nhân, tổ chức coi đây là nhiệm vụ chính trị của mình, vận động và giúp đỡ người lao động tham gia xuất khẩu lao động. 3.2.4. Nhĩm giải pháp về tài chính 3.2.5. Nhĩm giải pháp về cơ chế, chính sách đối với lao động bị thu hồi đất làm khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề để đào tạo chuyển đổi nghề và đào tạo nghề xuất khẩu lao động cho lao động mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 24 Ban hành cơ chế hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, trong đĩ hình thành cơ chế 3 bên. Một bên là các doanh nghiệp lấy đất và cĩ nhu cầu tuyển dụng lao động. Bên thứ hai là chính quyền địa phương, nơi cĩ người dân bị thu hồi đất và cuối cùng là cơ sở đào tạo. Giới thiệu việc làm cho lao động bị thu hồi đất. Người cĩ nhu cầu được tuyển dụng vào các đơn vị sử dụng lao động cĩ thể trực tiếp qua các phương thức sau: Xây dựng, ban hành quy chế ưu tiên đấu thầu kinh doanh dịch vụ tại các khu đơ thị, khu cơng nghiệp dịch vụ mới hình thành. Xã hội hố các hoạt động dịch vụ tại các khu đơ thị và khu cơng nghiệp xây dựng trên diện tích đất chuyển đổi mục đích sử dụng cho người dân cĩ đất bị thu hồi được tham gia kinh doanh, ưu tiên cho lao 25 KẾT LUẬN Giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi đất để xây dựng khu cơng nghiệp ở Quảng Nam khơng chỉ là cơng việc bức xúc trước mắt, mà cịn là vấn đề mang tính chiến lược. Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài kết luận một số vấn đề sau: Đặc điểm của người lao động bị thu hồi đất là một yếu tố khiến cho việc giải quyết việc làm trở nên cần thiết. Với những người lao động bị thu hồi đất sản xuất, mất đất sản xuất cũng tựa như họ mất đi việc làm, sau khi thu hồi họ rất khĩ chuyển đổi nghề nghiệp, chất lượng lao động cịn thấp cả về trình độ văn hố lẫn chuyên mơn kỹ thuật. Nhiều người lao động sống ỷ lại vào những khoản tiền trợ cấp đền bù đất, phần lớn số tiền đền bù được người dân sử dụng vào việc sửa sang, xây dựng nhà ở, mua sắm phương tiện đi lại, việc học tập của con cháu. Tuy nhiên, rất ít gia đình dành tiền đền bù đầu tư cho việc học nghề của con cháu, cũng như số gia đình đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh khơng nhiều. Ngồi ra, phần lớn người dân bị thu hồi đất cảm thấy chưa thật sự hài lịng với chính sách đền bù giải tỏa mặt bằng và hỗ trợ chuyển đổi việc làm. Nhưng lý do cơ bản nhất là tồn tại tình trạng thiếu cơng bằng trong cơng tác đền bù. Quảng Nam là địa phương cĩ tốc độ phát triển cơng nghiệp tương đối cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp hình thành ngày càng nhiều. Đi liền với nĩ là tình trạng thiếu việc làm, khơng tìm được việc làm của lực lượng lao động bị thu hồi đất là rất lớn. Trước tình trạng đĩ, Quảng Nam đã sử dụng nhiều biện pháp để giải quyết việc làm cho người lao động như 26 thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, chương trình xuất khẩu lao động, chấn chỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề, dịch vụ việc làm, thơng tin thị trường sức lao động… Bên cạnh một số kết quả khả quan đạt được, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động thuộc diện thu hồi để xây dựng các khu cơng nghiệp trên địa bàn Quảng Nam vẫn cịn nhiều bất cập như chất lượng việc làm mới chưa cao, tình trạng khơng tìm được việc làm, thiếu việc làm vẫn cịn cao, việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm cịn nhiều điểm chưa hợp lý, hoạt động của hệ thống cơng cụ hỗ trợ giải quyết việc làm cịn nhiều yếu kém và sức ép giải quyết việc làm cho người lao động cĩ đất sản xuất bị thu hồi lớn, trong khi chất lượng lao động rất thấp. Để thực hiện được mục tiêu và phương hướng giải quyết việc làm cho lao động cĩ đất sản xuất bị thu hồi làm khu cơng nghiệp đến năm 2015, Quảng Nam cần kết hợp đồng bộ nhiều nhĩm giải pháp khác nhau để cĩ thể giảm đến mức tối đa số lao động bị thu hồi đất thất nghiệp. Giải quyết việc làm cho lao động cĩ đất sản xuất bị thu hồi trong quá trình cơng nghiệp hố là vấn đề mang tính chiến lược. Những vấn đề mà đề tài đưa ra mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu. Bản thân rất mong nhận được những ý kiến đĩng gĩp của quý thầy cơ, các anh (chị) học viên và những người quan tâm đến vấn đề này để bản thân cĩ thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn vấn đề cĩ tính chất cấp thiết này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftomtat_14_2555.pdf