Giáo dục đại học Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh của GDĐH Việt Nam; Triển khai dạy và học một số chương trình bằng tiếng Anh; tăng cường các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; khuyến khích giáo sư Việt kiều tham gia giảng dạy tại Việt Nam; đạt các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau các văn bằng với nước ngoài; khuyến khích liên kết đào tạo chất lượng cao, du học tại chỗ; tổ chức tư vấn tốt cho du học nước ngoài; Tạo cơ chế thu hút các cơ sở GDĐH có uy tín của nước ngoài mở chi nhánh hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.

ppt35 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo dục đại học Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ XU THẾ HỘI NHẬP QUỐC TẾ LÂM QUANG THIỆP Tel: (04) 5146068 E-mail: lqthiep@gmail.com NỘI DUNG Toàn cầu hóa và xu thế hội nhập của GDĐH trên thế giới Về các xu thế hội nhập GDĐH trên thế giới - Không qua thương mại; - Qua thương mại. Những đổi mới GDĐH Việt Nam cho đến nay và các yêu cầu mới Quá trình xây dựng Đề cương Đề án Đổi GDĐH Việt Nam Nghị quyết của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam (số 14/2005/NQ-CP) I- TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP NÓI CHUNG VÀ XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập nói chung “Toàn cầu hoá ngày nay là một sự kiện không thể tránh khỏi của cuộc sống” “Đó là một quá trình bất đối xứng, với một số ít người thực hiện toàn cầu hóa (globalizers) còn đa số bị toàn cầu hóa (globalized)”. (F. Mayor) Do đó phải tiên lượng được những cơ hội cũng như những thách thức để chủ động và tỉnh táo đón lấy nó. II- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 1. Không qua thương mại Một số hoạt động thúc đẩy hội nhập GDĐH của UNESCO Hội đồng quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ 21 (Hội đồng Jacques Delors) với kết quả tích tụ trong tác phẩm “Học tập - một kho báu tiềm ẩn” (Learning: The Treasure Within) Hội nghị Thế giới về GDĐH thế kỷ 21, Paris tháng 10/1998 III- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 1. Không qua thương mại Các hoạt động thúc đẩy hội nhập GDĐH của Liên minh Châu Âu Tuyên ngôn Bologna (6/1999): của 29 Bộ trưởng GDĐH nhằm thiết lập “Không gian GDĐH châu Âu” (the European Higher Education Area) vào 2010. Các biện pháp để tiến đến “Không gian GDĐH châu Âu”: - Hệ thống văn bằng - Học chế tín chỉ - Tháo gỡ mọi rào cản cho sinh viên, giáo chức…, - Hệ thống đảm bảo và kiểm định công nhận chất lượng Thực chất của quá trình Bologna: nền GDĐH tương đồng với Mỹ, mang thương hiệu EU, để tăng khả năng cạnh tranh. III- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 1. Không qua thương mại Các hoạt động thúc đẩy hội nhập GDĐHcủa Liên minh Châu Âu “Quá trình Bologna”: - Các bộ trưởng GDĐH châu Âu cứ hai năm họp lại một lần để kiểm điểm quá trình thực hiện: . Hội nghị Prague 5/2001 với thông báo “Tiến tới một không gian GDĐH châu Âu” . Hội nghị Berlin 9/2003 với thông báo “Hiện thực hóa không gian GDĐH châu Âu . Hội nghị Bergen, Nauy, 5/2005 . Hội nghị London, Anh, 2007 Hiện nay 45 nước đã ký vào tuyên ngôn Bologna. III- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 2. Qua con đường thương mại WTO/GATS và hội nhập GDĐH Thương mại dịch vụ - GATS quy định 12 loại dịch vụ, trong đó có Giáo dục - Thương mại dịch vụ ngày càng tăng Các loại hình giáo dục và các phương thức cung cấp: - 5 loại hình GD: tiểu học, trung học, người lớn, giáo dục khác; - Các dạng thức trao đổi: Cung cấp qua biên giới (cross-boder); Sử dụng ở nước ngoài (consumption abroad); Hiện diện thương mại (Commercial Presence); Hiện diện thể nhân (present of natural persons). - Các nghuyên tắc cơ bản: tối huệ quốc (MFN), đãi ngộ quốc gia (NT), tiếp cận thị trường (market access), cạnh tranh công bằng (fair competition) Miễn trừ và cam kết: - miễn trừ: dịch vụ do nhà nước cung cấp, không để thương mại, không có cạnh tranh (an ninh …) - cam kết: tùy từng nước, nhưng bị ràng buộc bởi các nguyên tắc cơ bản của WTO… III- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 2. Qua con đường thương mại Phản ứng quốc tế về GATS đối với GDĐH Đồng tuyên ngôn của một số tổ chức GDĐH chủ chốt của phương Tây (AUCC -đại diện 92 ĐH, ACE -đd 1800 ĐH; EUA -đd 537 ĐH, CHEA - đại diện cho 3000 ĐH, sau đó được IAU ủng hộ, 2001). - Đồng tuyên ngôn khẳng định:+Các trường ĐH cam kết giảm cản trở đối với thương mại quốc tế về GDĐH bằng cách sử dụng các công ước và thỏa thuận bên ngoài thể chế chính sách thương mại. Cam kết đó bao gồm tăng cường giao tiếp, mở rộng trao đổi thông tin, phát triển thỏa thuận về các trường, các chương trình, văn bằng, trình độ, việc xem xét chất lượng. + Các quốc gia không nên cam kết về các dịch vụ GDĐH hoặc các phạm trù tương tự đối với giáo dục người lớn và giáo dục khác trong khuôn khổ của GATS III- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 2. Qua con đường thương mại Phản ứng quốc tế về GATS đối với GDĐH Ý kiến của một chuyên gia giáo dục Mỹ (Philip Altbach) - Đây là một kiểu “chủ nghĩa thực dân mới-mới” (new- Neocolonialism).Trước kia, thế lực chính trị của 2 phe tung tiền ra để lôi kéo giới lãnh đạo học thuật và trí thức các nước đang phát triển. Ngày nay các công ty đa quốc gia, và cả một số trường ĐH lớn – là các thế lực thực dân mới-mới, không tìm cách thống trị về ý thức hệ và chính trị mà đạt được sự thống trị qua thương mại. Tuy hai phương pháp khác nhau nhưng kết quả như nhau: nước yếu sẽ mất chủ quyền về văn hóa và trí tuệ. Nếu thời chiến tranh lạnh thế lực chính trị tác động là chính thì ngày nay GATS giúp tạo thị trường mở về mọi sản phẩm trí tuệ để các thế lực thực dân mới-mới thâm nhập dễ dàng vào thị trường thế giới.”. - “Toàn cầu hóa về tri thức hiện vẫn đang hoạt động mạnh mẽ mà không cần phải khoác chiếc áo của GATS và WTO. Chúng ta sẽ tiến lên một sự toàn cầu hóa dựa trên sự bình đẳng chứ không phải chủ nghĩa thực dân mới-mới”. III- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 2. Qua con đường thương mại Thông báo của UNESCO về phản ứng của một số nước đv GATS: - Ủng hộ GATS: 1) trao đổi GDĐH gia tăng vì thêm nhiều nhà cung cấp và thể thức cung cấp mới; 2) tăng số sinh viên được hưởng GDĐH; 3) tăng lợi ích về kinh tế cho người cung cấp GDĐH và đất nước. - Phản đối GATS: 1) Đe dọa vai trò và trách nhiệm của Chính phủ về GDĐH; 2) làm đi chệch quan niệm GDĐH là “public good” (lợi ích công); 3) đe dọa chất lượng GDĐH; 4) thương mại và lợi ích kinh tế làm méo mó chính sách GD - UNESCO khẳng định: Thương mại GD là một thực tế, nhưng GDĐH không thể mua bán như các hàng hóa khác. Chính phủ và các trường ĐH không thể từ bỏ quan niệm GDĐH là một “public good” và mục tiêu cuối cùng là “global public good” (lợi ích công toàn cầu). III- VỀ CÁC XU THẾ HỘI NHẬP GDĐH 2. Qua con đường thương mại Phản ứng quốc tế về GATS đối với GDĐH Ý kiến của một chuyên gia giáo dục Mỹ (Philip Altbach) - Đây là một kiểu “chủ nghĩa thực dân mới-mới” (new- Neocolonialism).Trước kia, thế lực chính trị của 2 phe tung tiền ra để lôi kéo giới lãnh đạo học thuật và trí thức các nước đang phát triển. Ngày nay các công ty đa quốc gia, và cả một số trường ĐH lớn – là các thế lực thực dân mới-mới, không tìm cách thống trị về ý thức hệ và chính trị mà đạt được sự thống trị qua thương mại. Tuy hai phương pháp khác nhau nhưng kết quả như nhau: nước yếu sẽ mất chủ quyền về văn hóa và trí tuệ. Nếu thời chiến tranh lạnh thế lực chính trị tác động là chính thì ngày nay GATS giúp tạo thị trường mở về mọi sản phẩm trí tuệ để các thế lực thực dân mới-mới thâm nhập dễ dàng vào thị trường thế giới.”. - “Toàn cầu hóa về tri thức hiện vẫn đang hoạt động mạnh mẽ mà không cần phải khoác chiếc áo của GATS và WTO. Chúng ta sẽ tiến lên một sự toàn cầu hóa dựa trên sự bình đẳng chứ không phải chủ nghĩa thực dân mới-mới”. MỘT SÂN CHƠI MỚI: có thêm “nhân vật” thứ ba: Thị trường “CUỘC CHƠI” Quá khứ: “Buồn tẻ” Hiện tại: “Sống động” NN ĐH NN ĐH TT + Cung-Cầu / Cạnh tranh + Hiệu quả / “Tín hiệu thị trường” + Sự thỏa mãn / Bảo vệ khách hàng SV + Trường ĐH có đầu tư và bán dịch vụ + Quản lý trường ĐH như một DN, vv… 2 3 IV- VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI GDĐH VIỆT NAM CHO ĐẾN NAY VÀ CÁC YÊU CẦU MỚI 4.1. Một số chủ trương đổi mới GDĐH quan trọng từ 1987 đến nay được khẳng định bởi Luật GD, Chiến lược GD và Quyết định về mạng lưới đại học-cao đẳng của Thủ tướng: Các loại hình trường đại học: đa lĩnh vực, học viện, cao đẳng, cao đẳng cộng đồng... Các trường đại học ngoài công lập Cơ cấu hệ thống GDĐH với các văn bằng quy định ở cấp đại học, cấp thạc sĩ, cấp tiến sĩ (một học vị) Quy trình đào tạo đa giai đoạn, môđun hóa theo học phần và tiến tới học chế tín chỉ Xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo IV- VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI GDĐH VIỆT NAM CHO ĐẾN NAY VÀ CÁC YÊU CẦU MỚI 4.2. Nhìn lại các chủ trương đổi mới GDĐH nước ta từ góc độ “hội nhập” Có sự tương đồng của đổi mới GDĐH nước ta từ 1987 với “quá trình Bologna” từ năm 1999 đến nay: - cơ cấu hệ thống - quy trình đào tạo môđun hóa (quy định đơn vị học trình của ta về địnhlượng rất gần với tín chỉ của EU) - xây dựng hệ thống đảm chất lượng và kiểm định công nhận chất lượng (Các chủ trương đổi mới GDĐH của ta trùng hợp với 4 trong 6 điểm của các biện pháp Bologna) IV- VỀ NHỮNG ĐỔI MỚI GDĐH VIỆT NAM CHO ĐẾN NAY VÀ CÁC YÊU CẦU MỚI 4.2. Nhìn lại các chủ trương đổi mới GDĐH nước ta từ góc độ “hội nhập” Vì sao có sự tương đồng? Phải chăng và cả hai có mục đích gần giống nhau: tạo dựng một nền GDĐH mạnh để chuẩn bị nhân lực thích hợp cho một nền kinh tế thị trường đầy thách thức. Sự tương đồng đó cho thấy là chúng ta đã “đổi mới” đúng hướng để sớm đạt được mục tiêu đề ra. Sự tương đồng tạo thuận lợi để GDĐH nước ta “hội nhập” với Không gian GDĐH châu Âu và GDĐH thế giơi. Khác nhau ở chỗ: ở nước ta: “tiếng kèn ngập ngừng” III- QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN ĐỔI GDĐH VIỆT NAM 3.1. Bối cảnh của công cuộc đổi mới GDĐH Tiến bộ nhảy vọt của KHCN, đặc biệt CNTTTT, nhân loại bước đầu quá độ sang nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa Đổi mới triết lý về giáo dục TK 21: - Học thường xuyên suốt đời; - 4 mục tiêu của việc học; - Xã hội học tập. Xu thế đại chúng hóa, thị trường hóa, đa dạng hóa, và quốc tế hóa GDĐH Chiến lược phát triển KT-XH: -2010 ra khỏi tình trạng kém phát triển; 2020: trở thành nước công nghiệp; - CNH-HĐH, từng bước phát triển KTTT GDĐT & KHCN là quốc sách hàng đầu Những thành quả to lớn về KT-XH; tuy nhiên còn nhiều bất cập: chậm chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Chủ trương “chuyển các hoạt động sự nghiệp công ích sang cơ chế dịch vụ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng XHCN” III- QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN ĐỔI GDĐH VIỆT NAM 3.2. Cơ hội, thách thức đối với hệ thống GDĐH và sự bức thiết phải đổi mới Cơ hội: *- CNTTTT giúp tiếp cận với các nguồn thông tin và tri thức khổng lồ; - Học tập kinh nghiệm phát triển GDĐH thế giới.*- Đảng và dân rất quan tâm đến GDĐH; - Tiềm năng nguồn lực trong xã hội tăng hơn trước. Thách thức: *- Khoảng cách giữa ta và các nước phát triển tăng; - Thất thoát chất xám; - Phai nhạt bản sắc dân tộc. *- Cản trở công cuộc CNH HĐH và làm chậm đạt mục tiêu chung phát triển đất nước. Sự yếu kém của hệ thống GDĐH cùng các cơ hội và thách thức tạo nên sự bức thiết phải đổi mới 3.3. Các bước xây dựng Đề cương Đề án Đổi mới GDĐH Việt Nam 2006-2020 và Nghị quyết của Chính phủ: - Quá trình triển khai xây dựng Đề cương Đề án Đổi mới GDĐH Việt nam từ 9/2004 đến nay; - Ngày 2/11/05 Chính phủ đã ban hành “Nghị quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2006-2020” số NQ 14/2005/NQ-CP III- QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN ĐỔI GDĐH VIỆT NAM 4.1. Các quan điểm chỉ đạo: 1) Gắn kết chặt chẽ đổi mới GDĐH với chiến lược phát triển KT-XH, quốc phòng an ninh, nhân lực trình độ cao cho đất nước và xu thế phát triển KH-CN; 2) Hiện đại hóa và kế thừa, phát huy bản sắc dân tộc và tiếp thu tinh hoa nhân loại, tiếp cận GDĐH tiên tiến; 3) Đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả và đồng bộ; lựa chọn khâu đột phá và lĩnh vực ưu tiên để tập trung tạo chuyển biến rõ rệt. Quy mô đi đôi với chất lượng, công bằng xã hội đi đôi với hiệu quả; đồng bộ mục tiêu, quy trình, nội dung, phương pháp (dạy học và đánh giá); thực hiện liên thông (giữa các ngành, hình thức, trình độ); gắn chặt với GD phổ thông và nghề nghiệp; IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.1. Các quan điểm chỉ đạo: 4) Đổi mới tư duy và cơ chế quản lý, phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và tăng cường quyến tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học. Phát huy đóng góp của giáo chức, cán bộ quản lý và toàn xã hội cho đổi mới GDĐH. 5) Đổi mới GDĐH là sự nghiệp toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Nhà nước tăng đầu tư đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa cho toàn xã hội tham gia đổi mới GDĐH. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.2. Mục tiêu chung: Đổi mới cơ bản và toàn diện GDĐH, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020 GDĐH Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.3. Mục tiêu cụ thể Hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở GDĐH, phân tầng về chức năng và nhiệm vụ; Phát triển theo 2 định hướng: nghiên cứu và nghề nghiệp-ứng dụng, bảo đảm liên thông. Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định. Xây dựng vài trường đại học đẳng cấp quốc tế; Quy mô: 200 và 450 sv/1vạn dân năm 2010 và 2020, 70-80% học chương trình nghề nghiệp và 40% ngoài công lập. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.3. Mục tiêu cụ thể Tỷ lệ SV/GV không quá 20; năm 2010 15% thạc sĩ và 25% tiến sĩ; 2020 tương ứng 60% và 35%. Tăng hiệu quả hoạt động KH-CN, nguồn thu đạt 15% năm 2010 và 25% 2020; Phát triển GDĐH theo hướng đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường đại học, quản lý của nhà nước và giám sát đánh giá của xã hội. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp a. Cơ cấu đào tạo và mạng lưới: Ưu tiên phát triển hướng nghề nghiệp - ứng dụng; áp dụng quy trình mềm dẻo, liên thông, đa giai đoạn… Chuyển đổi cơ chế hoạt động theo NQ 05/05 của Chính phủ; chuyển một số cơ sở bán công và công sang tư thục, hoàn thiện hệ thống cao đẳng cộng đồng và cơ chế chuyển đổi, củng cố hai đại học mở để tăng quy mô, khuyến khích mở trường trong doanh nghiệp lớn, có cơ chế thích hợp sáp nhập cơ sở NCKH với trường đại học; Xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp b. Nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo: Cơ cấu lại khung chương trình, liên thông các cấp học, đảm bảo quan hệ hợp lý giữa giáo dục đại cương và chuyên nghiệp. Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng thực tiến và hiện đại. Mục tiêu đào tạo sinh viên: - tiềm năng học tập nghiên cứu sáng tạo, - kỹ năng phát triển các nhân liên kết với xã hội; - kỹ năng sáng nghiệp. Đổi mới phương pháp theo 3 tiêu chí: - trang bị cách học; - phát huy tính chủ động của người học; - tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học. Khai thác các nguồn học liệu mở. Lựa chọn sử dụng chương trình, giáo trình tiên tiến của thế giới. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 3.5. Nhiệm vụ và giải pháp b. Nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo: Chuyển sang học chế tín chỉ để tạo điều kiện tích lũy kiến thức, lưu thông chuyển đổi trong và ngoài nước. Cải tiến thi tuyển sinh theo hướng áp dụng công nghệ đo lường giáo dục hiện đại. Xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo hướng gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng và quyền tự chủ của nhà trường. Nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp c. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng GV và CBQL Quy hoạch đảm bảo số lượng và chất lượng GV và CBQL; Đổi mới chương trình nội dung phương pháp đào tạo bổi dường GV và CBQL: chú trọng năng lực sư phạm của GV, tầm nhìn chiến lược và tính chuyên nghiệp của CBQL. Đổi mới phương thức tuyển dụng khách quan, công bằng và cạnh tranh. Hoàn thiện cơ chế hợp đồng dài hạn, bình đẳng giừa giảng viên biên chế và hợp đồng, giảng viên công lập và ngoài công lập; IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp c. Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng GV và CBQL Ban hành chính sách mới cho GV: định mức giảng dạy và nghiên cứu, điều kiện làm việc, chế độ nghỉ dài hạn trao đổi học thuật, cơ chế đánh giá. Đổi mới quy trình bổ nhiệm miễn nhiệm GS, PGS do trường đại học thực hiện dựa trên tiêu chuẩn chung của Nhà nước. Định kỳ đánh giá để bổ nhiệm, miễn nhiệm. Cải tiến thủ tục xét GV, GVC. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp d. Hoạt động khoa học và công nghệ Nâng cấp xây dựng mới một số cơ sở nghiên cứu mạnh trong các trường đại học. Thành lập các doanh nghiệp KH-CN trong các trường đại học. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài tahngf lập cơ sở nghiện cứu trong trường đại học. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục; Thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ; Quy định nhiệm vụ nghiên cứu của GV, gắn nghiên cứu với đào tạo; phát huy khả năng nghiên cứu của sinh viên; Cấp tối thiểu 1% ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu ở các trường đại học. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp đ. Huy động nguồn lực và cơ chế tài chính Nhà nước tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho GDĐH; xây dựng một số cơ sở nghiên cứu, học tập và dịch vụ dùng chung. Các địa phương quy hoạch quỹ đất cho trường đại học; Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước cho GDĐH, đảm bảo quyền sở hữu theo pháp luật và quyền lợi về vật chất tinh thần của nhà đầu tư; Các trường ĐH đa dạng hóa nguồn thu từ nhiều hoạt động; IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp đ. Huy động nguồn lực và cơ chế tài chính Xây dựng lại chính sách học phí, học bổng, tín dụng SV trên cơ sở xác lập nguyên tắc chia sẻ chi phí giữa Nhà nước, người học và cộng đồng. Nhà nước trợ giúp các đối tượng chính sách, người nghèo và cấp trực tiếp cho người học; Áp dụng quy trình phân bổ ngân sách dựa trên đánh giá nhà trường; Thực hiện hạch toán thu-chi đối với các cơ sở công lập; hoàn chỉnh quy chế tài chính đối với GDĐH ngoài công lập. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp e. Cơ chế quản lý Các cơ sở GDĐH công hoạt động theo cơ chế tự chủ, có pháp nhân đầy đủ, có quyền quyết định và chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu, tổ chức, nhân sự và tài chính; Xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu nhà nước đối với các trường công lập; đảm bảo vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng, đoàn thể, hội nghề nghiệp… Quản lý nhà nước: xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược; chỉ đạo hệ thống đảm bảo chất lượng và kiểm định; hoàn thiện môi trường pháp lý; kiểm tra, thanh tra, giám sát; điều tiết vĩ mô cơ cấu và quy mô GDĐH. Xây dựng Luật GDĐH. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.4. Nhiệm vụ và giải pháp g. Hội nhập quốc tế Xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế, nâng cao năng lực hợp tác và cạnh tranh của GDĐH Việt Nam; Triển khai dạy và học một số chương trình bằng tiếng Anh; tăng cường các chương trình đào tạo và nghiên cứu có khả năng thu hút người nước ngoài; khuyến khích giáo sư Việt kiều tham gia giảng dạy tại Việt Nam; đạt các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau các văn bằng với nước ngoài; khuyến khích liên kết đào tạo chất lượng cao, du học tại chỗ; tổ chức tư vấn tốt cho du học nước ngoài; Tạo cơ chế thu hút các cơ sở GDĐH có uy tín của nước ngoài mở chi nhánh hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM 4.5. Triển khai Thành lập Ban chỉ đạo có Phó Thủ trướng đứng đầu; Xây dựng các đề án chi tiết để triển khai. Xây dựng các lộ trình cụ thể theo các kế hoạch 5 năm. Đầu các năm 2010, 2015 sơ kết, 2020 tổng kết. Xây dựng Luật GDĐH trình quốc hội vào kỳ họp thứ nhất khóa 12. IV- NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐỔI MỚI CƠ BẢN VÀ TOÀN DIỆN GDĐH VIỆT NAM Xin cám ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptgddhvn_hoinhap_4242.ppt
Luận văn liên quan