Hiện trạng sử dụng năng lượng hiện nay

Tình hình phát triển: Công nghệ sản xuất xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, đến năm 2007 cả nước có khoảng 73.000 hầm biogas từ 3 đến 10 m 3 Đã có 33/43 nhà máy mía sử dụng phát điện nhiệt từ bã mía công suất: 130MW Ngày 14/3/2009 khởi công xây dựng 2 nhà máy sx điện từ khí thải bãi rác tại TPHCM • vốn đầu tư 30tr usd • công suất 42tr kwh mỗi năm • cung cấp năng lượng cho gần 20.000 hộ gia đình

pdf60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7639 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng sử dụng năng lượng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BIOMASS BIOGAS-BRIQUET NHÓM THỰC HIỆN NGUYỄN VIỆT ANH ĐINH VĂN BỒN LÊ QUỐC HẢI ĐỖ VĂN BẰNG NGUYỄN VĂN DŨNG ĐẶNG THÁI ĐƯƠNG Năng lượng đang sử dụng trên thế giới hiện nay nếu quy ra dầu là gần 8,5 tỷ tấn, trong đó 40% là dầu, than khoảng 26% và khí thiên nhiên khoảng 24%. •Dầu mỏ: Còn khoảng 40 năm •Khí tự nhiên: Còn khoảng 60 năm •Than: Còn khoảng 230 năm Cần nguồn năng lượng thay thế Tài nguyên cạn kiệt Ô nhiễm môi trường Trái đất nóng lên HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG HIỆN NAY CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG THAY THẾ ĐÁNG QUAN TÂM NĂNG LƯỢNG SINH KHỐI (BIOMASS) Năng lượng sinh khối (Biomass) là năng lượng được tạo ra từ vật liệu sinh học được lấy từ cơ thể sinh vật, hay vừa mới tồn tại trong cơ thể sinh vật. NGUYÊN LIỆU SINH KHỐI Vật liệu được cung cấp từ “Vụ mùa năng lượng” Chất thải nông nghiệp Rác thải sinh hoạt Chất thải công nghiệp 5 nguyên liệu sinh khối Gỗ PHÂN LOẠI NHIÊN LIỆU SINH KHỐI BIOGAS: là sản phẩm của quá trình phân giải yếm khí của các chất hữu cơ BRIQUET: là nhiên liệu rắn được tạo ra từ nguyên liệu sinh khối BIOFUEL: là những nhiên liệu lỏng lấy từ sinh khối BIOGAS BIOGAS LÀ GÌ?  Biogas là sản phẩm khí của quá trình lên men kị khí phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những hợp chất hữu cơ đơn giản trong đó có thành phần chính là khí metan  Thành phần chính của Biogas là CH4 (50¸60%) và CO2 (30%) còn lại là các chất khác như hơi nước N2, O2, H2S, CO … Các nguồn nguyên liệu chính dùng để sản xuất biogas: Các loại bùn từ ao tù đầm lầy. Các loại phế thải trong sản xuất nông lâm nghiệp và chế biến nông lâm sản. Các sản phẩm phụ và phế thải từ sinh hoạt hằng ngày của con người. Các sản phẩm phụ và phế thải từ ngành chăn nuôi. CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH LÊN MEN METAN Giai đoạn 1: Biến đổi các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản Chất hữu cơ phức tạp (Protein, Acid Amin, Lipid) Chất hữu cơ đơn giản (Glycerin, Acid béo…) Vi khuẩn Closdium Bipiclobacterium Bacillus gram âm không sinh bào tử Staphyloccus CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH LÊN MEN METAN Giai đoạn 2: Hình thành Acid Nhờ vào vi khuẩn Acetogenic Bacteria (vk tổng hợp acetat), các hydrates cacbon biến đổi thành các acid có phân tử lượng thấp (C2H5COOH, C3H7COOH, CH3COOH) và pH môi trường dưới 5 nên gây thối CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH LÊN MEN METAN Giai đoạn 2: Hình thành Acid Vi khuẩn Sản phẩm, Acid tạo ra Bacillus cereus Acetic, Lactic Bacillus knolkampi Acetic, Lactic Bacillus megaterium Acetic, Lactic Bacterodies succigenes Acetic, Sucinic Clostridium carbefectium Acetic, Fomic Clostridium cellobinharus Lactic, Etanol, CO2 Clostridium dissolves Acetic, Fomic Clostridium thermocellaceum Lactic, Sucinic, Etanol Pseudomonas Acetic, Fomic, Lactic, Sucinic, Etanol Ruminococcus sp Acetic, Fomic,Sucinic, CO2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH LÊN MEN METAN Giai đoạn 3 : Hình thành khí Metan Sản phẩm của acid là nguyên liệu để phân hủy giai đoạn này, tạo ra hỗn hợp khí CH4, CO2, H2S, N2, H2 và pH ( môi trường chuyển sang kiềm) Các phản ứng hóa học: Cao phân tử  CO2 + H2 + CH3COO- + C2H5COOH + C3H8COOH CH3COO- + H2O  CH4 + HCO3- + Q 4H2 + HCO3- + H2O  CH4 + H2O + Q CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH LÊN MEN METAN Giai đoạn 3: Hình thành khí Metan Các phản ứng sinh hóa xảy ra chủ yếu: 4H2 + H+ + HCO3- CH4 + 3H2O acid Formic: 4HCOOH  CH4 + 3HCO3- + 3H+ HCOOH  H2 + CO2 acid Acetic: CH3COO- + H2 CH4 + 3HCO3- acid Propionic: C2H5COO- + 2H2O  CH­3COO- + 3H2 + 3CO2 Metanol: 4CH3OH + H2O  CH3COO- + 3H+ + H2O Etanol: C2H5OH + H2O  3/2CH4 + 1/2CO2 + H2O Propanol: C3H7OH + 3H2O  9/4CH4 + 3/4CO2 + 5/2H2O CƠ SỞ LÝ THUYẾT QUÁ TRÌNH LÊN MEN METAN Giai đoạn 3: Hình thành khí Metan Vi khuẩn Sản phẩm Methanobacterium omelianskii CO2, H2, rượu bậc I, II Methanopropionicum acid Propionic Methanoformicium acid Formic Methanosochngenii acid Acetic Methanosuboxydans acid Btyric, Valeric, Capropionic Methanosarcina barkerli CO2, H2, acid Acetic, Metanol Methanococcus vanirielli H2, acid Formic Methanorumin anticum H2, acid Formic Methanococcus mazei acid Acetic, acid Butyric Methansarcina methanica acid Acetic, acid Butyric TIỀM NĂNG NGUYÊN LIỆU STT Vật liệu Khả năng khai thác biogas (l/kg vc khô) Năng lượng hàm chứa (kWh/kg vc khô) 1 Thân lúa mạch 200 – 310 1,19 – 1,85 2 Thân cây ngô 380 – 460 2,27 – 2,75 3 Thân cây khoai tây 280 – 490 1,67 – 2,93 4 Lá củ cải đường 400 – 500 2,39 – 2,99 5 Rau bỏ đi 330 – 360 1,97 – 2,15 6 Phân bò 200 – 400 1,19 – 2,39 7 Phân lợn 340 – 350 2,02 – 3,28 8 Phân gà 330 – 620 1,97 – 3,70 9 Bùn 310 – 740 1,85 – 4,42 10 Phế thải lò mổ 1200 – 1300 7,16 – 7,76 11 Bã mía 450 2,69 12 Vỏ quả 379 2,21 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIOGAS CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU Chọn lọc và xử lý nguyên liệu phù hợp với yêu cầu giàu xenlulozo ít lignin, tỷ lệ C/N từ 20-30 STT Nguyên liệu Tỷ lệ C/N 1 Phân trâu, bò 24 – 25 2 Phân lợn 20– 25 3 Phân gia cầm 7– 15 4 Phân người 2,9 – 10 5 Bèo tây tươi 12 – 25 6 Rơm rạ khô, trấu 48 – 110 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIOGAS LÊN MEN Lên men trong điều kiện kỵ khí: không có O2 Nhiệt độ:  Quy mô nhỏ: 30-35oC  Quy mô lớn: 50-55oC  Độ pH: 6,5 – 7,5 (nếu <6,4: vi sinh vật giảm sinh trưởng và phát triển).  Tỷ lệ Cacbon/Nitơ: 30/1 là tỷ lệ tốt nhất.  Tỷ lệ pha loãng: Tỷ lệ nước/phân dao động từ 1/1 -> 7/1. (Tỷ lệ pha loãng đối với phân bò: 1/1, phân lợn: 2/1).  Các ion NH4, Ca, K, Zn, SO4 ở nồng độ cao có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn sinh metan. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIOGAS THU VÀ LÀM SẠCH KHÍ  Loại trừ CO2 Sục Biogas qua nước được coi là pp đơn giản nhất để loại CO2. Ngoài ra CO2 còn có thể bị hấp thu bởi những dd kiềm, do đó ta cũng có thể dùng dd NaOH, Ca(OH)2 và KOH để loại CO2: 2NaOH + CO2 ---> Na2CO3 + H2O (*). Na2CO3 + CO2 + H2O ---> 2NaHCO3. Ca(OH)2 + CO2 ----> CaCO3 + H2O. Lối vào của biogaz Lối ra của biogas Lối vào của nước Lối ra của nước Đĩa đục lỗ Đệm Ống 23 Ống  Thân  Ống  Ống  25 00 15 0 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIOGAS Loại trừ bùn trong bể phân huỷ THU VÀ LÀM SẠCH KHÍ  Loại trừ H2S : NaCO3 ở pt (*) có thể dùng để loại H2S trong Biogas qua phản ứng sau: H2S + Na2CO3 ---> NaHS + NaHCO3. Một cách đơn giản khác là cho Biogas đi qua mạt sắt trộn lẫn với dăm bào: Fe2O3 + 3H2S -----> Fe2S3 + 3H2O. Sau khi sử dụng oxyt sắt được tái sinh bằng cách đem Fe2S3 phơi nắng, ta có: 2Fe2S3 + 3O2 -----> 2Fe2O3 + 6S. CÁC PHƯƠNG PHÁP NẠP NGUYÊN LIỆU  Nạp liên tục: Nguyên liệu được nạp đầy lúc mới đưa thiết bị vào hoạt động. Sau đó nguyên liệu được bổ sung thường xuyên, khi có một phần nguyên liệu đã phân hủy sẽ được lấy đi nhường chỗ cho phần nguyên liệu mới nạp vào. Phương pháp này phù hợp với điều kiện nguyên liệu không có sẵn ngay một lúc mà phải thu góp hằng ngày như phân người, phân súc vật  Nạp từng mẻ: Toàn bộ nguyên liệu được nạp vào thiết bị một lần. Mẻ nguyên liệu này được phân hủy dần dần và cho khí sử dụng. Sau một thời gian đủ để cho nguyên liệu phân hủy gần hết thì toàn bộ mẻ nguyên liệu được lấy đi và thay thế vào đó là một mẻ nguyên liệu mới. Thông thường phương pháp này được áp dụng cho các nguyên liệu là thực vật vì chúng phân hủy trong thời gian dài (thường từ 3 – 6 tháng) HẦM BIOGAS NẮP CỐ ĐỊNH Hầm sản xuất biogas nắp cố định vòm cầu 1. Bể phân huỷ 2. Bộ phận chứa khí 3. Cửa nạp 4. Ống dẫn 5. Cửa lấy khí ra 6. Cửa thải bã  Bộ phận chứa khí 2 và bể phân hủy 1 được gắn liền với nhau thành một bể kín. Dịch phân hủy được chứa ở dưới và khí được thu giữ ở phía trên.  Khí sinh ra ở phía trên sẽ tạo ra áp suất nén xuống mặt dịch phân hủy, đẩy một phần dịch phân hủy tràn lên bể điều áp 6 được thông với lối ra 4 HẦM BIOGAS NẮP CỐ ĐỊNH ĐÁNH GIÁ Ưu điểm + Kết cấu dưới mặt đất, nhiệt độ ổn định, tiết kiệm diện tích + Đảm bảo áp suất khí cao + Xây dựng với vật liệu dễ kiếm ngay tại địa phương + Bền, các bộ phận cố định, đòi hỏi ít bảo dưỡng Nhược điểm: + Phần chứa khí rất khó xây dựng, đòi hỏi kỹ thuật cao + Áp suất khí lớn tác động lên thành bể gây nứt + Nước ở đầu vào dềnh lên gây khó khăn khi nạp nguyên liệu + Giá thành cao 1,2 đến 1,5 triệu đồng /m2 HẦM BIOGAS NẮP CỐ ĐỊNH HẦM BIOGAS NẮP NỔI 1. Bể phân hủy; 2. Bể chứa khí; 3. Bể nạp nguyên liệu; 4. Bể xả; 5. Cửa lấy khí ra. Bộ phận chứa khí 2 là một đai nước quanh miệng bể phân hủy. Khí được tích lại càng nhiều thì nắp nổi càng cao. HẦM BIOGAS NẮP NỔI 1. Bể phân hủy; 2. Bể chứa khí; 3. Bể nạp nguyên liệu; 4. Bể xả; 5. Cửa lấy khí ra. Bộ phận chứa khí 2 là một nắp có dạng thùng được úp trực tiếp vào dịch phân hủy HẦM BIOGAS NẮP NỔI ĐÁNH GIÁ Ưu điểm + Áp suất khí lên thành bể được điều chỉnh dễ dàng + Phù hợp với các loại hầm lớn + Dễ sử dụng, dễ bảo dưỡng Nhược điểm + Bị ảnh hưởng nhiều bởi các nhân tố môi trường như nhiệt độ + Nắp hầm dễ bị ăn mòn (làm bằng sắt), dễ bị lão hóa (làm bằng chất dẻo) + Áp suất gas thấp gây bất tiện cho việc đun nấu, thắp sáng (khắc phục: treo thêm quả nặng vào nắp hầm) HẦM BIOGAS DẠNG TÚI NILON 1. Bể phân hủy 2. Bể chứa khí 3. Bể nạp nguyên liệu 4. Bể xả 5. Cửa lấy khí ra. HẦM BIOGAS DẠNG TÚI NILON ĐÁNH GIÁ Ưu điểm: + Kỹ thuật lắp đặt dễ dàng + Chi phí thấp + Vận hành đơn giản, sửa chữa dễ dàng Nhược điểm: + Chất dẻo dễ bị lão hóa trước ánh nắng mặt trời + Cần tránh tác động cơ học vì dễ rách, nên cần biện pháp bảo vệ trước vật nuôi, chuột, trẻ em… + Chiếm diện tích lớn HẦM BIOGAS DẠNG TÚI NILON MỘT SỐ LOẠI HẦM BIOGAS KHÁC Ưu điểm: +Độ bền cao và kín tuyết đối, không có khả năng nứt gãy, không bị acid ăn mòn +Hiệu suất sinh khí cao vì áp suất lớn và kín tuyệt đối +Không tốn nhiều thời gian và nhân công lắp đặt +Có áp lực gas cao, tự điều áp, tự động phá váng +Có thế di chuyển dễ dàng Hầm Biogas Composite MỘT SỐ LOẠI HẦM BIOGAS KHÁC Nhược điểm: + Cửa nạp và cửa xả đặt trên cùng bình độ được dùng làm bể điều áp và chi cách nhau 1.1-1.6m, phân chưa kịp phân hủy đã bị đẩy ra ngoài, sẽ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường Hầm Biogas Composite MỘT SỐ LOẠI HẦM BIOGAS KHÁC Dạng hầm VACVINA cải tiến KÍCH THƯỚC HẦM BIOGAS Kích thước hầm biogas được tính bằng tích số của các thông số sau: Phân tươi/ngày (kg)  Số gia súc  Với bò x2, với heo x3  Thời gian lưu trữ 60 ngày VD:Trang trại có 100 con bò, mỗi con sản xuất 2kg phân tươi/ngày Ta có tích số: 100x2x2x60=24000 kg Vậy hầm nên có kích thước 24m3 BIOGAS KẾT HỢP CÔNG-NÔNG NGHIỆP SỬ DỤNG BIOGAS SỬ DỤNG BIOGAS  Dùng để phát điện:Động cơ có thể biến 1m3 biogas thành 1kWh điện, tiết kiệm được 0,4 lít dầu diesel và góp phần giảm phát thải 1kg CO2 vào khí quyển.  “Nếu áp dụng công nghệ này mỗi năm nước ta có được 4 tỷ kWh điện từ biogas, bằng 10% năng lượng điện bằng nhiên liệu thay thế, tiết kiệm 1,6 tỷ lít dầu LỢI ÍCH CỦA BIOGAS Vềmôi trường  Tạo môi trường nông thôn sạch đẹp  Xử lí được lượng chất thải lớn  Thanh toán môi trường di trú mầm bệnh cho người và gia súc, gia cầm.  Hạn chế nạn phá rừng làm chất đốt. Về kinh tế Thu được khí đốt dạng nhiên liệu sạch thay thế các chất đốt thương mại khác. Thu được nguồn phân sạch phục vụ trồng trọt. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp bền vững. Sử dụng sưởi ấm, thắp sáng chuồng trại và một số lợi ích khác. Về xã hội Tạo không gian chuồng trại, môi trường nông thôn sạch đẹp. Xoá bỏ tập quán sử dụng phân tươi trong trồng trọt. TIỀM NĂNG BIOGAS Ở VIỆT NAM Biogas: Tổng tiềm năng lý thuyết từ nguồn nguyên liệu chính là phụ phẩm nông nghiệp được cho ở bảng dưới (tính theo sl NGTK2003) Nguồn nguyên liệu Tiềm năng (triệu m3) Quy dầu tương đương (triệu toe) Tỷ lệ (%) Phụ phẩm cây trồng: // // // Rơm rạ 1470,133 0,735 30,2 PP các cây trồng khác 318,840 0,109 6,5 Tổng từ PP cây trồng 1788,973 0,894 36,7 Chất thải của gia súc: // // // Trâu 441,438 0,221 8,8 Bò 495,864 0,248 10,1 Lợn 2118,376 1,059 44,4 Tổng từ CT của gia súc 3055,678 1,528 63,3 TỔNG 4844,652 2,422 100,0 BRIQUET BRIQUET NGUỒN GỐC Sản phẩm phụ của nông nghiệp như: rơm rạ, bã mía, trấu và thân cây khác BRIQUET Sản phẩm phụ của ngành sản xuất đồ gỗ như: mùn cưa, gỗ vụn, tre, nứa… BRIQUET Sản phẩm phụ của các ngành công nghiệp thực phẩm: vỏ chuối, vỏ dừa, lá, thân cây chuối BRIQUET Những yêu cầu đối với sinh khối phụ phẩm trong quá trình đóng bánh:  Có khối lượng lớn  Độ ẩm thấp: khoảng từ 10% - 15%  Lượng tro và thành phần cấu tạo: lượng tro thấp, trừ trấu, trong tro lại có chứa các khoáng chất của Kali, những chất này dễ bị khử và bám trên thành ống. BRIQUET Đánh giá về một số loại sinh khối: Trấu: có số lượng lớn, chứa nhiều hợp chất của Kali, có độ ẩm thấp, lượng tro lớn, giá thành rẻ.  Vỏ lạc: lượng tro thấp, độ ẩm dưới 10%, là một nguyên liệu rất tốt.  Bã mía: có độ ẩm cao sau khi xay, cần nhiều năng lượng khi làm khô, có lượng tro thấp, có giá trị nhiệt tương ứng cao: 4.400Kcal/kg.  Vỏ cà phê: có lượng tro thấp độ ẩm 10%, là một nguyên liệu tốt.  Mùn cưa: Củi ép từ mùn cưa lượng tro rất ít và tự rơi xuống dưới ghi MÔ HÌNH QUÁ TRÌNH ĐÓNG BÁNH SINH KHỐI CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG Công nghệ nén piston: sinh khối được đưa vào khuôn nhờ một piston chuyển động qua lại,với áp suất cao CÔNG NGHỆ SỬ DỤNG Công nghệ nén trục vít: sinh khối được đùn liên tục tới khuôn, bên ngoài có nước nóng để giảm ma sát SO SÁNH HAI CÔNG NGHỆ Tiêu chuẩn đánh giá Nén piston Nén trục vít Lượng nước chứa trong nguyên liệu 10-15% 8-9% Sựmài mòn của các bộ phận Thấp Cao Đầu ra Gián đoạn Liên tục Năng lượng tiêu thụ 50kWh/tấn 60kWh/tấn Khối lượng riêng của sinh khối 1-1,2g/cm3 1-1,4g/cm3 Bảo dưỡng Cao Thấp Hiệu suất cháy của sinh khối Không tốt lắm Tốt Khả năng cacbon hóa thành than Không có khả năng Có khả năng Tính đồng đều của sinh khối Không đồng đều Đồng đều SỬ DỤNG BRIQUET Phương pháp sử dụng: •Trực tiếp: nguyên liệu đun nấu, đốt lò gốm sứ, đốt lò sấy, nguyên liệu đốt của các nhà máy điện biomass. •Gián tiếp: các nguyên liệu này đc gia công cắt, nén thành các bánh than và để sử dụng cho các mục đích khác nhau. TIỀM NĂNG SINH KHỐI Ở VIỆT NAM Sinh khối: chủ yếu gồm gỗ và phụ phẩm cây trồng Nguồn cung cấp Tiềm năng (triệu tấn) Quy dầu tương đương (triệu toe) Tỷ lệ (%) Rừng tự nhiên 6,842 2,390 27,2 Rừng trồng 3,718 1,300 14,8 Đất không rừng 3,850 1,350 15,4 Cây trồng phân tán 6,050 2,120 24,1 Cây cn và ăn quả 2,400 0,840 9,6 Phế liệu gỗ 1,649 0,580 6,6 TỔNG 25,090 8,780 100,0 Tiềm năng sinh khối gỗ năng lượng TIỀM NĂNG SINH KHỐI Ở VIỆT NAM Nguồn cung cấp Tiềm năng (triệu tấn) Quy dầu tương đương (triệu toe) Tỷ lệ (%) Rơm rạ 32,52 7,30 60,4 Trấu 6,50 2,16 17,9 Bã mía 4,45 0,82 6,8 Các loại khác 9,00 1,80 14,9 TỔNG 53,43 12,08 100,0 Tiềm năng sinh khối phụ phẩm nông nghiệp PHÁT TRIỂN BIOMASS Ở VIỆT NAM Tình hình phát triển: Công nghệ sản xuất xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, đến năm 2007 cả nước có khoảng 73.000 hầm biogas từ 3 đến 10 m3 Đã có 33/43 nhà máy mía sử dụng phát điện nhiệt từ bã mía công suất: 130MW Ngày 14/3/2009 khởi công xây dựng 2 nhà máy sx điện từ khí thải bãi rác tại TPHCM • vốn đầu tư 30tr usd • công suất 42tr kwh mỗi năm • cung cấp năng lượng cho gần 20.000 hộ gia đình PHÁT TRIỂN BIOMASS Ở VIỆT NAM Đã sản xuất thành công củi trấu và dùng thay thế cho than đá, dầu và củi gỗ thông thường. Đã có dự án xây dựng nhà máy điện khí hóa trấu 200KW-2MW Tuy nhiên, việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh khối vẫn còn hạn chế ở quy mô thí điểm. Cho đến nay, vẫn chưa có một quy hoạch tổng thể nào cho việc thực thi và thương mại hóa công nghệ sinh khối. Những khó khăn trở ngại chủ yếu là: +Thiếu quy hoạch chiến lược cho việc phát triển nguồn sinh khối. +Thiếu sự phối hợp hài hòa giữa các bộ ngành và các tổ chức nhằm phác thảo chính sách quốc gia cho vấn đề công nghệ sinh khối và năng lượng tái tạo. +Thiếu hụt ngân sách và hệ thống quản lý để phát triển ứng dụng công nghệ sinh khối. +Nhà cung cấp thiết bị công nghệ sinh khối thiếu thông tin về nhu cầu thị trường tiềm năng. +Ý thức người dân còn kém trong việc sử dụng năng lượng sinh khối cũng như công nghệ của nó. +Thiếu mô hình tin cậy để có thể phổ biến ứng dụng công nghệ sinh khối. PHÁT TRIỂN BIOMASS Ở VIỆT NAM Kết luận Năng lượng sinh khối ngày càng thu hút được sự quan tâm của xã hội, đáng kể nhất là cho đến những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Đó là nhờ sự kết hợp giữa những yếu tố như sau:  Sự thay đổi một cách nhanh chóng thị trường năng lượng toàn cầu, thúc đẩy bởi tiến trình tư nhân hóa, deregulation và phân tán (decentralisation).  Xã hội bắt đầu nhận thức một cách rộng rãi hơn vai trò hiện tại và trong tương lai của năng lượng sinh khối với vai trò như một phương thức chuyển hóa năng lượng (energy carrier), kết hợp với các dạng nltt khác  Sự dời dào, dễ khai thác và tính chất bền vững của năng lượng sinh khối. Kết luận  Xã hội nhận thức được sự đóng góp của việc khai thác năng lượng sinh khối vào tiến trình bảo vệ sự cân bằng môi trường sống và vai trò của nó trong việc điều tiết khí hậu.  Các cơ hội sẵn có và tiềm năng phát triển thương mại năng lượng sinh khối.  Tiến bộ trong sự hiểu biết về năng lượng sinh khối cũng như sự phát triển trong các kỹ thuật khai thác chuyển đổi năng lượng sinh khối cũng như các dạng năng lượng tái tạo khác. Kết luận Ngoài những điểm kể trên, sự phát triển năng lượng sinh khối còn đang được khuyến khích thêm nữa do các yếu tố cụ thể sau: Mối lo ngại ngày càng tăng về sự thay đổi khí hậu toàn cầy sẽ dẫn tới việc tăng cường các chính sách mới cứng rắn hơn về việc giảm thiểu ô nhiễn không khí  Sự nhận thức rộng rãi hơn của các tổ chức chính sách toàn cầu về tầm quan trọng của năng lượng sinh khối  Sự gia tăng về nhu cầu năng lượng và sự tăng trưởng nhanh của thị trường năng lượng tái tạo  Con số các quốc gia bắt đầu vạch thảo và áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển năng lượng mới ngày càng tăng, với năng lượng sinh khối đóng vai trò trọng tâm  Các áp lực về môi trường, cộng với sự cạn kiệt về nguồn tài nguyên dẫn tới việc tăng giá nhiên liệu hóa thạch, chưa kể tới các chi phí "phụ trợ" khác đang khiến giá năng lượng ngày càng tăng cao. Điều này sẽ rút giảm dần khoảng cách về chi phí giữa nl tái tạo và năng lượng truyền thống.  Cho dù kỹ thuật hiện nay vẫn chưa đạt được mức thỏa mãn về thương mại hóa năng luợng sinh khối, nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, khoảng cách về thời gian sẽ được rút ngắn dần. Kết luận Tài liệu tham khảo. Cơ sở năng lượng mới và tái tạo: Đăng Đình Thống – Lê Danh Liên 20trien%20NL%20sinh%20khoi%20o%20VN.pdf Thank you for watching! NHÓM THỰC HIỆN NGUYỄN VIỆT ANH ĐINH VĂN BỒN LÊ QUỐC HẢI ĐỖ VĂN BẰNG NGUYỄN VĂN DŨNG ĐẶNG THÁI ĐƯƠNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbiomass_2__2291.pdf