Hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quan sơn, tỉnh Thanh Hóa

Đối với cơ quan thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xét xử và thi hành án để nhanh chóng phát mãi tài sản thu hồi nợ. Để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, chính quyền địa phương có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng vùng, khu vực, nghành nghề. Có kế hoạch hàng năm đầu tư bao nhiêu số lượng diện tích cây trồng vật nuôi vừa giúp cho Ngân hàng đầu tư đúng theo chương trình phát triển tại địa phương. Uỷ Ban Nhân Dân cần phải quan tâm đến công tác quy hoạch mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng các khu kinh tế tập trung, định hướng phát triển kinh tế phù hợp với thực tế thị trường. Trên địa bàn huyện hiện nay đa số bà con nông dân sống chủ yếu bằng nghề nông do chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc hỗ trợ kĩ thuật công nghệ cho người nông dân để hạn chế tình trạng dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của giống cây trồng vật nuôi làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân. Uỷ Ban Nhân huyện cần tính toán lại cho phù hợp hơn để đưa mức quy định về gía trị đất, nhà ở sát với giá trị thường. Điều này không những giúp cho Ngân hàng có cơ sở đầu tư mà người dân còn có cơ hội vay được nhiều vốn hơn không phải đi vay bên ngoài với lãi suất cao mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn cho người dân. Trường Đại

pdf75 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động cho vay hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Quan sơn, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.908 11,72 13.656 6,29 3.046 15,34 -9.252 -40,39 Tổng 188.775 100 195.518 100 217.021 100 6.743 3,57 21.503 11,00 (Nguồn: Phòng tín dụng)  Nghành nông – lâm nghiệp: Năm 2009 dư nợ nghành nông nghiệp là 119.164 triệu đồng. Cuối năm 2010 là 117.491 triệu đồng giảm 1.673 triệu đồng tức 1,40% so với năm 2009. Đến năm 2011 dư nợ là 137.182 triệu đồng tăng 19.691 triệu đồng số tuyệt đối là 16,76% so với năm 2010. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 36  Nghành thuỷ sản: Dư nợ của nghành này trong 3 năm qua tăng ổn định. Cụ thể năm 2009 tổng dư nợ là 20.417 triệu đồng, năm 2010 là 22.581 triệu đồng tăng 2.164 triệu đồng tức tăng 10,60% so với năm 2009, năm 2011 tiếp tục tăng thêm 1,939 triệu đồng tức tăng 8,59% đạt 24.520 triệu đồng so với 2010.  Nghành CN,XD: Dư nợ của nghành này cũng tăng tương ứng qua các năm. Năm 2009 dư nợ là 29.332 triệu đồng, năm 2010 dư nợ là 32.538 triệu đồng tăng 3.206 triệu đồng tương đương 10,93% sang năm 2011 dư nợ lại tăng thêm đạt 41.663 triệu đồng tăng 9.125 triệu đồng tăng 9.125 triệu đồng tức 28,04% so với năm 2010.  Nghành DV, khác: Năm 2009 dư nợ là 19.862 triệu đồng, cuối năm 2010 dư nợ lại tiếp tục tăng đạt 22.908 triệu đồng tăng 3.046 triệu đồng với tốc độ tăng 15,34% so với năm 2009. Năm 2011 dư nợ này giảm xuống còn 13.656 triệu đồng, giảm 9.252 triệu đồng tức giảm 40,39% so với năm 2010. Dư nợ của nghành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao 63,12% năm 2009, 60,09% năm 2010 và 63,21% năm 2011. Đi sau tỷ trọng nghành nông nghiệp thì tỷ trọng của nghành thuỷ sản và CN,XD cũng đã tăng lên như nghành thuỷ sản năm 2009 chỉ có 10,82% thì sang năm 2010 đã ở mức 11,55% và sang năm 2011 đã ổn định ở mức 11,30%. Tỷ trọng dư nợ của nghành CN,XD có biểu hiện tăng lên rõ rệt năm 2009 tỷ lệ là 15,54%, năm 2010 đã tăng lên 16,64% và 19,20% năm 2011. Tỷ trọng ngành DV,khác có xu hướng giảm 10,52% năm 2009, năm 2010 tăng lên 11,72% nhưng sang năm 2011 lại giảm xuống chỉ còn 6,29%. 2.2.5. Phân tích nợ quá hạn HND Doanh số thu nợ phản ánh khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng còn nợ quá hạn phản ánh khả năng Ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong tương lai. Phần lớn vốn của Ngân hàng là vốn đi vay nên Ngân hàng rất chú ý đến nợ quá hạn. Nếu nợ quá hạn lớn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên Ngân hàng tìm mọi biện pháp để hạn chế nợ quá hạn ở mức thấp nhất. Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh như thế nào ta sẽ tìm hiểu ở các bảng số liệu sau: 2.2.5.1. Tình hình nợ quá hạn HND theo thời hạn Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 37 Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn HND theo thời hạn qua 3 năm (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.425 74,18 1.210 89,63 1.300 92,66 -215 -15,09 90 7,44 Trung – dài hạn 496 25,82 140 10,30 103 7,34 -356 -71,77 -37 -26,43 Tổng 1.921 100 1,350 100 1.403 100 -571 -29,27 53 3,93 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng có sự giảm xuống qua 3 năm. Năm 2009 tổng nợ quá hạn là 1.921 triệu đồng, năm 2010 là 1.350 triệu đồng giảm 571 triệu đồng với tốc độ giảm là 29,72%. Nợ quá hạn cuối năm 2011 là 1.403 triệu đồng tăng hơn cùng kì năm trước 53 triệu đồng tương đương 3,93%. Trong tổng nợ quá hạn thì nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2009 chiếm 74,18%, năm 2010 là 89,63% và năm 2011 là 92,66%. Nợ quá hạn trung – dài hạn chiếm tỷ lệ khoảng 25,82% năm 2009, 10,37% năm 2010 và 7,34% năm 2011. Nợ quá hạn ngắn hạn qua 3 năm nhìn chung có phần giảm năm 2009 là 1,425 triệu đồng sang năm 2010 giảm xuống còn 1,210 triệu đồng giảm so với năm 2009 là 215 triệu đồng tức -15.09%, nợ quá hạn năm 2011 là 1,300 triệu đồng tăng 90 triệu đồng tương ứng 7.44% so với năm 2010. Nợ quá hạn trung – dài hạn: Năm 2009 nợ quá hạn ở mức 496 triệu đồng sang năm 2010 là 140 triệu đồng giảm 356 triệu đồng tức -71.77%. Nợ quá hạn đến cuối năm 2011 là 103 triệu đồng lại tiếp tục giảm thêm 37 triệu đồng tức -26.43% so với cùng kì năm trước.Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 38 2.2.5.2. Tình hình nợ quá hạn HND theo nghành kinh tế Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn theo nghành kinh tế qua 3 năm (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2010/11 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nông - lâm nghiệp 1.295 67,41 793 58,74 911 64,93 -502 -38,76 118 14,88 Thuỷ sản 398 20,72 349 25,85 210 14,79 -49 -12,31 -139 -39,83 CN,XD 197 10,26 181 13,41 206 14,68 -16 -8,12 25 13,81 DV,khác 31 1,61 27 2,00 76 5,42 -4 -12,90 49 181,48 Tổng 1.921 100 1.350 100 1.403 100 -571 -29,72 53 3,93 (Nguồn: Phòng tín dụng)  Nghành nông - lâm nghiệp: Năm 2009 nợ quá hạn nghành nông nghiệp là 1.295 triệu đồng. Cuối năm 2010 là 793 triệu đồng giảm 502 triệu đồng tức -38,76% so với năm 2009. Đến năm 2011 nợ quá hạn có xu hướng tăng là 911 triệu đồng số tuyệt đối là 14,88% so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá nông sản bấp bênh, lũ lụt làm cho người dân thất thu nên không có khả năng trả nợ Ngân hàng. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa trong việc hạn chế nợ quá hạn của nghành này.  Nghành thuỷ sản: Nợ quá hạn của nghành này trong 3 năm qua giảm. Cụ thể năm 2009 tổng nợ quá hạn là 398 triệu đồng, năm 2010 đã giảm còn 349 triệu đồng giảm 49 triệu đồng tức 12.31% còn 210 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do bà con được mùa, trong lúc giá lại tăng nên đã trả hết nợ Ngân hàng làm cho nợ quá hạn nghành này giảm.  Nghành CN,XD: Nợ quá hạn của nghành này biến động qua các năm. Năm 2009 nợi quá hạn nghành này là 197 triệu đồng, năm 2010 là 181 triệu đồng giảm 16 triệu đồng tương đương 8,12% sang năm 2011 nợ quá hạn lại tăng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 39 thêm 25 triệu đồng tức 13,81% so với năm 2010 đạt 206 triệu đồng.  Nghành DV,khác: Có sự biến động qua các năm. Năm 2009 nợ quá hạn là 31 triệu đồng, cuối năm 2010 nợ quá hạn giảm xuống còn 27 triệu đồng giảm 4 triệu đồng với tốc độ giảm 12,90% so với năm 2009. Năm 2011 nợ quá hạn nghành này lại tăng lên đạt 76 triệu đồng tăng 49 triệu đồng tức 181,48% so với năm 2010. Tỷ trọng nợ quá hạn của nghành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất năm 2009 chiếm 67,41%, năm 2010 là 58,74% và năm 2011 chiếm 64,93%, tuy nhiên nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất nên cần có biện pháp để hạn chế nợ quá hạn tăng lên. Nợ quá hạn nghành thuỷ sản cũng biến động theo tỷ lệ 20,27% năm 2009, 25,58% năm 2010 và 14,97% năm 2011, chứng tỏ Ngân hàng đã hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn của nghành này. Đối với nghành CN,XD thì tỷ lệ này có xu hướng tăng năm 2009 là 10,26%, năm 2010 giảm còn 13,41% và năm 2011 lại tăng lên 14,68%. Còn nghành DV,khác chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng tăng qua các năm 1,61% năm 2009, 2,00% năm 2010, 5,42% năm 2011, Ngân hàng cần chú ý nhiều hơn trong lĩnh vực này. 2.3. Tình hình hoạt động tín dụng HND của NHNo huyện Quan Sơn trên quan điểm đánh giá từ phía hộ vay 2.3.1. Tình hình cho vay hộ nông dân - Về tỷ trọng cho vay: Bảng 12: Doanh số cho vay của các tổ chức tín dụng Xã Tam Thanh Chỉ tiêu Tam Thanh Triệu đồng % 1. NHNo & PTNT 254.600 69,83 2. Các tổ chức TD khác 110.000 30,17 Tổng doanh số cho vay 364.600 100,00 ( Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Qua bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay của NHNo&PTNT luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Xã Tam Thanh là 254.600 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 40 triệu đồng chiếm tỷ trọng 69,83. Có thể nói NHNo&PTNT huyện Quan Sơn là Ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn của hộ tốt nhất và có tỷ trọng cho vay đối với HND lớn nhất trong hệ thống tín dụng nông thôn. - Quy mô vốn vay Mức vay vốn của hộ phụ thuộc vào kế hoạch SXKD cũng như khả năng trả nợ. Từ khi ra đời quy định về tài sản đảm bảo tiền vay của HND (hộ vay vốn tối đa 50 triệu không phải bảo đảm bằng tài sản). Điều đó tạo rất nhiều thuận lợi cho các HND vay vốn để phát triển SXKD, hộ có điều kiện vay các món vay lớn hơn để mở rộng quy mô sản xuất. Để hiểu rõ hơn về mức vay vốn của các hộ điều tra, tôi tiến hành phân mức vay làm 3 tổ, thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 13: Phân tổ các hộ vay vốn theo quy mô vốn của các hộ điều tra năm 2011 Phân tổ theo mức vay Xã Tam Thanh Số hộ % < 10 Tr.đ 14 28,57 10 Tr.đ đến 20 Tr.đ 20 40,82 > 20 Tr.đ 15 30,61 Tổng số hộ vay 49 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Qua bảng số liệu trên cho thấy: ở mức vay dưới 10 triệu đồng có tổng số 14 hộ vay chiếm tỷ lệ thấp nhất với 28,57% trong tổng hộ vay; Với mức vốn này, các hộ có thể dùng để mua giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và các chi phí trồng trọt cũng như mua con giống, cải tạo và xây dựng mới được chuồng trại. Ngoài ra, một ít dùng để tiêu dùng trong gia đình. Mức vay này phù hợp với điều kiện sản xuất quy mô nhỏ của các hộ nông dân. Ở mức vay từ 10 đến 20 triệu đồng, đây là mức vay phổ biến nhất trong quy mô vốn vay của hộ; ở mức vay này, số hộ vay nhiều hơn chiếm tỷ lệ 40,82% trong tổng số hộ vay tương ứng với 20 hộ, số tiền vay một phần là để đầu tư phân bón cho cây cũng như đầu tư mua máy móc và phục vụ cho chăn nuôi. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 41 Đối với mức vay trên 20 triệu đồng; đây là mức vay cao nhất, hộ vay để mở rộng quy mô sản xuất trồng trọt, chăn nuôi; xây dựng chuồng trại và sử dụng vào mục đích khác như chữa bệnh, sửa nhà,vv ở mức vay này thường là những hộ có thu nhập cao, họ có khả năng trả nợ hơn nữa họ lại có ý muốn mở rộng quy mô sản xuất của mình, chính vì vậy mức đầu tư của họ cao. Đặc thù của tín dụng HND là mức tiền vay nhỏ, qua điều tra thực tế 49 hộ chúng ta cũng nhận thấy rõ được điều đó. Phần lớn HND vay ở mức từ 10 triệu đến 20 triệu. Nguyên nhân là do thu nhập của HND tương đối thấp, họ chưa thực sự mạnh dạn vay những món vay lớn để mở rộng quy mô sản xuất của mình, vì họ sợ rủi ro mất vốn, không trả được nợ. - Về đối tượng cho vay Vấn đề đặt ra cho người vay vốn là làm thế nào để sử dụng có hiệu quả vốn vay. HND có thể sử dụng vốn vay đồng thời cho nhiều mục đích, tùy theo đặc điểm kinh tế xã hội của từng địa phương và nhu cầu vốn của hộ. Tam Thanh là xã thuần nông cho nên đối tượng cho vay chủ yếu là chăn nuôi và trồng trọt, còn cho vay lâm nghiệp và các mục đích khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp. Trong những năm gần đây các HND có xu hướng đầu tư vào chăn nuôi hơn là trồng trọt, nhiều hộ mở rộng quy mô nuôi lợn nái, lợn thịt; một số hộ thì mua trâu, bò về vỗ béo. Nguyên nhân là do đầu tư vào chăn nuôi mang lại hiệu quả cao hơn so với đầu tư vào trồng trọt, giá cả tương đối ổn định hơn. Bảng 14: Mục đích sử dụng vốn của HND tại xã Tam Thanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Xã Tam Thanh Số tiền (%) 1. Nông – lâm nghiệp 2.685,01 58,56 2. Thủy sản 813,68 17,75 3. CN, XD 306,70 6,69 4. DV, khác 779,58 17,00 Tổng mức dư nợ 4.584,97 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 42 Tam Thanh chăn nuôi phát triển với trồng trọt cho nên nhu cầu vay chăn nuôi cũng chiếm tỷ lệ lớn dư nợ cho vay sản xuất nông – lâm nghiệp năm 2011 là 2.685,01 triệu đồng chiếm tới 58,56% trong tổng dư nợ. Dư nợ cho vay nuôi trồng thủy sản là 17,75% tổng dư nợ. KT - XH trên địa bàn ngày một phát triển hơn, đời sống người dân cũng dần thay đổi nên nhu cầu về tiêu dùng gia đình cũng tăng lên. Cho vay khác chủ yếu là cho vay để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng của hộ, nâng cấp, xây mới nhà, học tập và chữa bệnh. 2.3.2. Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra Qua điều tra 49 hộ tại xã Tam Thanh ta thấy mục đích vay của hộ chủ yếu phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt. Trong 49 hộ có 22 hộ vay vốn với mục đích chăn nuôi và trồng trọt chiếm 44,90% với tổng số tiền vay 347,50 triệu đồng. Tam Thanh là một xã có địa bàn rộng lớn, nhiều đồi núi thuận lợi cho việc trồng cây và phát triển chăn nuôi trâu, bò. Cho nên quy mô vốn vay tương đối lớn, mức vay bình quân 1 hộ 15,80 triệu đồng. Vốn vay cho mục đích nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ thấp, trong 49 hộ điều tra chỉ có 9 hộ vay chiếm tỷ lệ 18,37% tuy nhiên mức vay tương đối cao bình quân 1 hộ là 13triệu đồng. Mục đích vay công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số 49 hộ chỉ có 8 hộ vay với số tiền là 11.25 triệu đồng. Vay cho mục đích khác như vay để tiêu dùng, phục vụ cho con cái học tập, vay để sửa chữa nhà,vv chiếm tỷ lệ cao với 10 hộ vay tương ứng với số tiền là 21.50 triệu đồng. Bảng 15: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra năm 2011 ĐVT: Triệu đồng Mục đích sử dụng vốn vay Xã Tam Thanh Số hộ vay vốn Số tiền vay Mức vay BQ/ hộ Hộ % Số tiền % Trđ/hộ 1. Vay sản xuất nông – lâm nghiệp 22 44,90 347,5 45,16 15.80 2. Nuôi thủy sản 9 18,37 117,0 15,20 13 3. CN, XD 8 16,33 90,0 11,70 11.25 4. DV, khác 10 20,40 215,0 27,94 21.50 Tổng 49 100,00 769,5 100,00 19,24 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 43 2.3.3. Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ nông dân Đặc trưng cơ bản của TD là sự hoàn trả vốn. Tỷ lệ hoàn trả vốn đúng hạn cao cũng có ỹ nghĩa rằng hộ đó đã sử dụng vốn vay có hiệu quả. Thật vậy, phương hướng sản xuất, hiệu quả sử dụng vốn vay và tình trạng kinh tế hộ đã ảnh hưởng nhất định đến việc trả nợ của hộ. Kết quả được thể hiện ở bảng sau: Bảng 16: Tình hình hoàn trả vốn vay của các hộ điều tra năm 2011 ĐVT: Triệu đồng Tình hình hoàn trả Xã Tam Thanh Số tiền % 1. Nợ đã trả 179.77 15,38 2. Nợ trong hạn 979.23 83,80 3. Nợ quá hạn 9.5 0,82 Tổng vốn vay 1.168.5 100,00 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Qua điều tra thực tế ta thấy trong 49 hộ điều tra, tỷ lệ nợ đã trả tương đối thấp chiếm 15,38% tương ứng với số tiền 179,77 triệu đồng. Nguyên nhân một phần do tâm lý của người dân không muốn nợ nhiều hoặc là sợ sau này không có khả năng thanh toán cho nên khi có tích lũy là đem trả nợ Ngân hàng mặc dù vốn vay chưa đến hạn trả nợ. Và một phần do ý thức của hộ cao cho nên việc hoàn trả vốn vay diễn ra nhanh chóng và thuận lợi. Tuy nhiên tỷ lệ nợ đã trả thấp không phải là do hộ không có khả năng trả nợ mà do món vay chưa đến hạn trả. Tỷ lệ nợ trong hạn lớn với 979,23 triệu đồng chiếm 83,80%. Như chúng ta đã biết SXNN có tính thời vụ, thời gian thu hồi vốn tương đối dài, lại phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên. Trong những năm qua do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu làm cho dịch bệnh xẩy ra nhiều, có những hộ đầu tư SXKD nhưng không mang lại hiệu quả, cụ thể trong tổng số 49 hộ điều tra có 4 NQH, với tổng số tiền 9,50 triệu đồng chiếm 0,82%. Nguyên nhân là do trâu bò bị bệnh chết, có hộ thì do mất mùa cho nên chưa trả được hết nợ, có thể dẫn đến khả năng mất vốn là rất cao. Mặc dù số dư NQH tương đối nhỏ nhưng điều đó cũng làm ảnh hưởng rất lớn Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 44 đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của Ngân hàng. Chính vì thế CBTD cần phối hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng xử lý các khoản nợ này. 2.3.4. Nhu cầu vốn của hộ nông dân được điều tra Để đánh giá một cách đầy đủ về hoạt động tín dụng hộ thì việc nghiên cứu về nhu cầu của hộ vay vốn là thật sự cần thiết. Bảng 17: Nhu cầu vay vốn của các HND tại xã Tam Thanh Nhu cầu Xã Tam Thanh Số hộ % Tổng số hộ 49 100,00 Tổng nhu cầu 42 85,71 - Sản xuất nông – lâm nghiệp 19 45,24 - Nuôi trồng thủy sản 8 19,05 - CN,XD 6 14,29 - DV,khác 9 21,43 Không có nhu cầu 7 14,29 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Trong tổng số 49 hộ điều tra thì có đến 55 hộ có nhu cầu vay vốn tiếp, chiếm 85,71% một tỷ lệ tương đối lớn. Còn lại 7 hộ không có nhu cầu vay vốn tiếp, nguyên nhân là do một số hộ đang còn nợ nên họ sợ vay tiếp sẽ không có khả năng trả nợ, nhưng thực tế cho thấy phần lớn những hộ này sau khi trả được hết số nợ thì họ vẫn có nhu cầu vay tiếp; một số hộ thì cho rằng hoạch toán thấy đủ và không biết để làm gì cho nên họ không có nhu cầu vay tiếp. Và có 4 hộ do đang NQH cho nên họ không có nhu cầu vay tiếp vì không có khả năng trả nợ. Đối với những hộ có nhu cầu vay tiếp thì vay để sản xuất nông – lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất có 19 hộ chiếm 45,24%. Phần lớn các hộ vay để chăn nuôi trâu ,bò, lợn thịt, lợn nái sinh sản, môt số hộ vay để trồng cây lâu năm. Vay để nuôi trồng thủy sản có 8 hộ có nhu cầu vay tiếp chiếm 19,05%. Vay nhằm mục đích đầu tư công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng thấp có 6 hộ chiếm 14,29% vì các hộ chủ yếu là làm nông. Đối với các hộ có nhu cầu vay tiếp để đầu tư vào các hệ thống dịch vụ có 9 hộ Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 45 chiếm 21,43%, bên cạnh đó hộ còn có nhu cầu vay nhằm mục đích tiêu dùng, sửa nhà, học tập, cho con cái, các hoạt động dịch vụ, vv... 2.3.5. Nhận xét chung về tín dụng HND tại địa bàn nghiên cứu Qua điều tra tôi nhận thấy có tới 68,00% HND đã có quan hệ vay mượn từ hai lần trở lên với NHNo&PTNT huyện Quan Sơn.Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã làm tốt công tác giữ chân khách hàng cũ, bên cạnh đó Ngân hàng cũng đã có nhiều biện pháp để thu hút khách hàng mới, có 36,73% khách hàng có quan hệ vay mượn lần đầu với Ngân hàng. Khi hỏi HND về cách trả vốn và lãi thì có 28,57% cho rằng là thuận lợi; 10,20% khách hàng chưa hài lòng với cách trả vốn và lãi, nhiều hộ cho rằng hàng tháng cứ phải đi trả lãi suất mất rất nhiều thời gian đặc biệt là những hộ ở xa địa điểm giao dịch. 40,82% khách hàng cảm thấy hài lòng khi thực hiện giao dịch với Ngân hàng, khách hàng nhận xét cán bộ, nhân viên Ngân hàng làm việc tương đối nhiệt tình và có trách nhiệm. Có 55,10% khách hàng trả lời bình thường và 4,08% khách hàng không hài lòng với CBTD. Đây chính là vấn đề đặt ra đòi hỏi cần phải có sự thay đổi trong phong cách làm việc của CBTD để khách hàng luôn cảm thấy hài lòng nhất khi thực hiện giao dịch với Ngân hàng Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 46 Bảng 18 : Một số ý kiến của hộ điều tra tại xã Tam Thanh Chỉ tiêu Tổng số Số hộ % Tổng số hộ 49 100,00 1. Lần vay Lần 1 18 36,73 Lần 2 23 46,94 Trên 2 lần 8 16,33 2. Cách trả vốn và lãi Thuận lợi 14 28,57 Bình thường 30 61,22 Chưa thuận lợi 5 10,20 3. Đánh giá về CBTD Nhiệt tình 20 40,82 Bình thường 27 55,10 Gây khó khăn thờ ơ 2 4,08 4. Lãi suất cho vay Cao 13 26,53 Bình thường 36 73,47 Thấp 0 0,00 5. Thời hạn vay Thích hợp 20 40,82 Bình thường 24 48,98 Không thích hợp 5 10,20 6. Thủ tục vay Đơn giản, tiện lợi 14 28,57 Bình thường 28 57,14 Rườm rà, phức tạp 7 14,29 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 47 Điều khiến khách hàng băn khoăn nhất khi quyết định vay vốn tại Ngân hàng là lãi suất. CBTD cần giải thích cho khách hàng biết lãi suất cho vay phải theo quy định của NHNoViệt Nam, Ngân hàng không tự ý tăng lãi suất cho vay, khi lãi suất chung hạ xuống thì Ngân hàng sẽ hạ lãi suất cho khách hàng; 26,53% cho rằng lãi suất cao,73,47% cho rằng bình thường. Khi hỏi về thời hạn vay 40,82% hộ cho rằng thời hạn vay là thích hợp; 48,98% hộ đánh giá là bình thường, 10,20% hộ cho rằng thời hạn vay không thích hợp. Nguyên nhân là do một số khách hàng có nhu cầu vay trung hạn nhưng Ngân hàng chỉ giải quyết được cho vay ngắn hạn, sở dĩ có hiện tượng như vậy là do nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng nên có lúc phải dừng cho vay trung hạn. Qua điều tra 49 hộ thì có 28,57% hộ vay vốn tại Ngân hàng cho rằng các thủ tục vay vốn là đơn giản và tiện lợi và 14,29% HND cho rằng thủ tục vay vốn rờm rà, phức tạp. Nguyên nhân là do các quy định về tài sản đảm bảo phải qua xác nhận ở nhiều khâu khiến cho thời gian làm hồ sơ vay vốn kéo dài. Điều này một phần là do công tác tổ chức ở các cấp chính quyền nhiều địa phương chưa tốt. 2.3.6. Mối quan tâm của hộ nông dân khi vay vốn Ngoài việc tìm hiểu về tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của HND tôi đã tiến hành thu thập một số đề xuất của hộ nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hoàn thiện trong công tác của Ngân hàng. Kết quả được thể hiện ở bảng 18: Bảng 19: Một số đề xuất của hộ nông dân khi vay vốn Đề xuất Số hộ Cơ cấu (%) 1. Giảm lãi suất 30 61,22 2.Tăng thời hạn vay 23 46,94 3. Tăng mức vốn vay 19 38,78 4. Được tập huấn 12 24,49 5. Được giải quyết rủi ro 17 34,69 6. Cho vay đúng đối tượng 10 20,41 (Nguồn: Số liệu điều tra hộ) Qua bảng 27 ta thấy vấn đề được hộ quan tâm nhất đó là giảm lãi suất cho vay. Có đến 30 hộ trong tổng số 49 hộ chiếm tỷ lệ 61,22% đưa ra đề xuất này. SXNN mang Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 48 tính chất mùa vụ, HND phải đầu tư một thời gian dài mới thu được kết quả trong khi đó hàng tháng các hộ phải trích một phần thu nhập để trả lãi cho Ngân hàng điều đó gây rất nhiều khó khăn cho hộ. Do đó việc lựa chọn mức lãi suất sao cho hợp lý nhất là điều rất đễ hiểu. Tuy nhiên có trường hợp lãi suất cho vay cao nhưng vẫn được các HND chấp nhận, điều đó chứng tỏ rằng đa số các HND thì việc vay vốn được một cách dễ dàng và kịp thời, cũng như chất lượng của dịch vụ có ỹ nghĩa quan trọng hơn so với mức lãi suất cho vay. Sau mức lãi suất cho vay thì thời hạn vay, mức vốn vay và sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành được nhiều hộ quan tâm đến. Nguyện vọng của người dân hầu như là mong muốn được đáp ứng mức vay vốn cao hơn so với những lần vay trước, có tới 19 hộ chiếm 38,78% có ý kiến như vậy. Điều này cho thấy nhu cầu về vay vốn của các hộ sẽ tăng lên nếu như Ngân hàng tăng mức vốn cho vay lên. Thời gian vay vốn cũng là một tất yếu quan trọng có đến 23 hộ trong tổng số 49 hộ chiếm tỷ lệ 36,94% có đề xuất là tăng thời hạn vay. Ngoài ra mong muốn tập huấn về tín dụng, tập huấn về kỹ thuật sản xuất cũng được các hộ quan tâm vì vậy có đến 24,49% số hộ có đề xuất này. Ngoài ra hộ còn có một số đề xuất khác cần quan tâm như cách chọn đối tượng cho vay phải công bằng hoặc các biện pháp xử lý rủi ro giúp hộ yên tâm trong sản xuất như gia hạn nợ, cho vay món mới để tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất. Trên đây là một số đề xuất trong việc vay vốn của các hộ điều tra, do đó Ngân hàng cũng như các cấp các ngành có liên quan cần có biện pháp phù hợp để tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ sản xuất vay vốn, phát triển sản xuất. 2.4. Đánh giá chất lượng cho vay đối với hộ nông dân 2.4.1. Thành tựu đạt được Trong thời gian vừa qua tín dụng HND đã từng bước phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng. Số hộ có quan hệ TD với Ngân hàng ngày càng tăng lên, các hộ đã có ý thức hơn trong việc hoàn trả vốn vay nhờ vậy mà tỷ lệ NQH giảm xuống, hiệu quả sử dụng vốn vay ngày càng tăng lên. Số tiền vay bình quân một hộ cũng tăng lên đáng kể (bình quân 1 hộ vay 15,58 triệu). Tỷ lệ hộ làm ăn có tích lũy tăng lên, Ngân Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 49 hàng đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, vốn vay phần lớn giúp nông dân mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó tăng thêm thu nhập cho HND, góp phần phát triển KTXH của địa phương. Nhiều HND làm ăn có hiệu quả, lại có uy tín tốt với Ngân hàng trong việc trả nợ, số lượng hộ vay rồi có nhu cầu vay tiếp ngày càng cao. 2.4.2. Hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng còn một số hạn chế nhất định, nhiều HND sử dụng vốn vay không đúng với mục đích như đã cam kết, làm ăn không hiệu quả, vấn đề cụt vốn còn xẩy ra nhiều; một số hộ ý thức kém, không chịu trả nợ cho Ngân hàng, hàng tháng CBTD phải gọi điện, gặp mặt thúc dục thì mới chịu trả lãi suất. Ngân hàng chưa đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vay vốn của HND trong khi quy mô và năng lực trình độ của HND ngày càng được nâng lên. Mức vốn đầu tư bình quân cho một HND còn ở mức độ thấp. Việc cho vay còn ở thế bị động, khách hàng tự tìm đến Ngân hàng chứ Ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng. Quy mô diện tích đất đai trên địa bàn còn manh mún nhỏ lẻ, dẫn đến việc đầu tư còn dàn trải, số món vay thì nhiều nhưng quy mô của món vay còn nhỏ. Người dân chưa hiểu rõ được mục đích của đồng vốn vay, CBTD chưa theo sát hoạt động của nguồn vốn bỏ ra. Chính quyền địa phương chưa thực sự nhiệt tình, nhiều lúc còn gây khó khăn trong việc hỗ trợ về mặt pháp lý. 2.4.3. Nguyên nhân - Do hạn chế của cán bộ tín dụng: Thông tin thị trường, thông tin khách hàng còn thiếu, chất lượng thông tin được cung cấp chưa được cao, từ đó việc phân tích, đánh giá, nhận định tình hình khách hàng thiếu chính xác. Trình độ năng lực của cán bộ tuy đã được quan tâm đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của cơ chế thị trường, đặc biệt một số cán bộ chưa đủ khả năng, kinh nghiệm để thẩm định, đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của dự án vay vốn, còn máy móc và công thức trong công tác chưa thực sự đổi mới trong kinh doanh. - Thủ tục hồ sơ vay vốn còn phức tạp: Như chúng ta đã biết, HND còn hạn chế về trình độ văn hóa, họ mong muốn thủ tục vay vốn đơn giản hơn, nội dung thì phù hợp với trình độ quản lý của hộ. Mặc dù Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 50 hiện nay thủ tục vay vốn đã đơn giản rất nhiều nhưng chưa được hoàn thiện nhằm đảm bảo vốn vay, giảm áp lực công việc cho CBTD, giảm phiền hà cho khách hàng vay vốn. Tài sản bảo đảm là nhà ở và đất ở, đối với HND thì những tài sản đó có giá trị tương đối thấp, cho nên nhiều hộ không đủ tài sản thế chấp. Một số HND ngại phải làm nhiều thủ tục cho nên mức vay thường là dưới 50 triệu đồng. Vì thế thủ tục vay vốn của HND là cần phải đơn giản và nhanh chóng vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết kiệm được chi phí. - Gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý nợ quá hạn: Khi xử lý NQH thì Ngân hàng đưa các tài sản thế chấp ra các cơ quan pháp luật để xử lý tranh chấp dân sự của món NQH. Nhưng việc xử lý còn rất chậm, các cơ quan chức năng chưa nhiệt tình giúp đỡ, thường muốn quy trách nhiệm cho cán bộ Ngân hàng. Việc thực hiện đinh giá, đấu giá kéo dài. - Do địa bàn hoạt động gặp nhiều khó khăn: Địa bàn hoạt động rộng, địa hình phức tạp, mỗi cán bộ tín dụng theo dõi lượng khách hàng lớn nên không nắm sát tình hình biến động trong quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đường sá đi lại còn gặp nhiều khó khăn, địa điểm giao dịch thì còn xa. Vào những lúc trời mưa nông dân phải đi bộ hơn 10 cây số để đến vay vốn tại Ngân hàng. - Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp: SXNN khác với các loại hình sản xuất khác, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên; HND thì chưa khắc phục được những bất lợi đó; quá trình tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; họ là người bị áp đặt giá cả, họ phải đối diện với thực trạng khi được mùa thì mất giá, khi mất mùa thì được giá. Trong khi đó chi phí đầu vào thì ngày càng tăng lên. Việc áp dụng các tiến bộ KHKT thì gặp rất nhiều khó khăn, rủi ro mất vốn cao. Cho nên nhiều hộ sản xuất không hiệu quả, thu nhập từ nông nghiệp là còn thấp. - Do hạn chế của chính bản thân hộ nông dân: Lao động trong các HND phần lớn là chưa qua đào tạo; kiến thức về thị trường, khoa học kỹ thuật cũng như kinh nghiệm trong sản xuất còn hạn chế. Kỹ thuật canh tác của các HND còn mang nặng tính chất độc canh và thuần nông, cơ cấu cây trồng vật nuôi chậm đa dạng hóa. Dẫn đến một số hộ sử dụng vốn vay không hiệu quả. Trư ờng Đạ i họ c K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 51 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH HUYỆN QUAN SƠN 3.1. Đánh giá hoạt động tín dụng của chi nhánh 3.1.1. Những ưu điểm Hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng trong những năm qua tương đối thuận lợi. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo định hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá kinh tế nông nghiệp nông dân nông thôn. Uỷ Ban Nhân Dân đã ban hành những cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng tín dụng. Được sự phối hợp trong tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực hiện của chính quyền địa phương các cấp, các ban nghành đoàn thể, đặc biệt là chính quyền các xã, các đoàn thể nông dân, phụ nữ, các nghành pháp luật 3.1.2. Những hạn chế Tuy nhiên bên cạnh những ưư điểm thì hoạt động tín dụng tại chi nhánh còn nhiều hạn chế như nắng hạn kéo dài, ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, giá cả các mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng mạnh, từ đó tác động đến hoạt động tín dụng trên địa bàn. Chưa có quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết theo từng vùng, từng cây, từng con. Chưa đồng bộ trong việc triển khai các biện pháp kĩ thuật phục vụ sản xuất như thuỷ lợi cho nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ lợi cho canh tác đất, biện pháp đồng bộ về cây, con giốnggây khó khăn cho hoạt động mở rộng tín dụng của địa phương. Chưa có dự án đầu mối, các dựu án phát triển có tính khả thi và có hiệu quả cao để đầu tư vốn tín dụng, thiếu các dự án khả thi phát triển các cây con, các vùng kinh tế trọng điểm. Thiếu sự phối hợp giữa các nghành kĩ thuật, Ngân hàng và người vay vốn trong quá trình lập dự án, thẩm định, tiến hành chuyển giao khoa học kĩ thuật, phát huy hiệu quả vốn vay T ư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 52 3.2. Một số giải pháp 3.2.1. Đối với hoạt động huy động vốn Nguồn vốn thể hiện tầm vóc và sự lớn mạnh của Ngân hàng vì vậy phải tập trung với nhiều biện pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn, nhất là tiền gửi dân cư, tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng, với các hình thức và mức lãi suất phù hợp, thay đổi cơ cấu kì hạn huy động vừa phù hợp với yêu cầu của khách hàng và nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị, tăng tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương, chú trọng nguồn vốn có kì hạn mang tính ổn định. Khai thác triệt để dịch vụ chuyển tiền nhanh để huy động vốn và tăng tỷ lệ thu phí dịch vụ, tiếp tục thực hiện chiến lược khách hàng, nhất là khách hàng ở địa bàn nông thôn, đối với khách hàng lớn, tín nhiệm, quan hệ giao dịch thường xuyên. 3.2.2. Đối với việc đào tạo nhân lực Chú trọng tới việc đào tạo, về dào tạo lại cán bộ để phù hợp với nhiệm vụ trong giai đoạn hội nhập, đặc biệt là kiến thức tổng quát, trình độ vi tính, khả năng đọc, nói viết ngoại ngữ anh văn, khả năng tiếp cận với cái mới trong thời kì hội nhập Mạnh dạn giải quyết chính sách đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu trong công tác, thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ. Định kì 6 tháng một lần thực hiện phân loại cán bộ tín dụng theo tiêu chí ( giỏi – khá – trung bình – yếu kém) để có kế hoạch bồi dưỡng về nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, tác phong của cán bộ. Trong đào tạo tập trung đào tạo chuyên sâu cho cán bộ tín dụng quản lý doanh nghiệp về kĩ năng thẩm định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.3. Đối với công tác cho vay, thu hồi và quản lý nợ  Đối với công tác cho vay Tiếp tục mở rộng tín dụng phục vụ định hướng phát triển kinh tế theo Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ đề ra, đặc biệt chú trọng đến kế hoạch chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng nông nghiệp – nông thôn và định hướng hoạt động kinh doanh của nghành, chú trọng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục lấy địa bàn nông nghiệp nông thôn và kinh tế hộ là địa bàn chính để phục vụ và phát triển kinh doanh; trong đầu tư ưu tiên vốn cho các dự án có hiệu quả Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 53 của hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tập trung chỉ đạo công tác nâng cao chất lượng tín dụng, nhất là các khoản nợ cho vay: Nuôi trồng thuỷ sản, kinh tế trang trại, tiêu dùng, xuất khẩu lao động Việc cho vay mới đối với hộ gia đình nông dân, doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tra thẩm định chặt chẽ hiệu quả của dự án, phương án. Cán bộ tín dụng phải năm chính xác các định mức kinh tế kĩ thuật của nghành nghề, cây trồng, vật nuôi, năm chính xác được thời vụ, thị trường tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xác định thời hạn cho vay kì hạn trả nợ đúng với chu kì sản xuất kinh doanh, nguồn thu nhập nhằm hạn chế nợ cơ cấu, nợ quá hạn, hạn chế rủi ro trong đầu tư tín dụng.  Đối với công tác thu hồi nợ Tập trung đẩy mạnh công tác thu hồi nợ để đảm bảo có đủ nguồn đầu tư và tái đầu tư phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của khách hàng. NHNo&PTNT chi nhánh Quan Sơn cần theo dõi diễn biến chặt chẽ của nền kinh tế thị trường để có hướng đầu tư vào những lĩnh vực làm ăn có hiệu quả, hạn chế đầu tư vào những lĩnh vực làm ăn kém hiệu quả khó thu hồi vốn làm ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Nên đè suất khen thưởng đối với những cán bộ tín dụng tích cực trong công tác thu hồi nợ. Nhằm tạo tâm lý tích cực hưn cho cán bộ tín dụng trong việc nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. Cán bộ tín dụng thường xuyên liên hệ với phòng kế toán để theo dõi khách hàng có đến đóng lãi và trả nợ hay không để xây dựng kế hoạch thu hồi nợ đối với khách hàng. Ngân hàng cần tạo mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương vì nơi đây sẽ hỗ trợ tốt cho Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ được thuận lợi hơn.  Đối với công tác quản lý nợ Cán bộ tín dụng thực hiện việc xây dựng hồ sơ kinh tế từng địa bàn một cách đầy đủ nhất, phải thực hiện phân loại khách hàng trên địa bàn đang quản lý, phân theo nhóm đối tượng cụ thể như: Phân theo nghành nghề, phân theo độ tuổi, phân theo khả năng kinh tế. Trên cơ sở phân loại khách hàng để xác định nhu cầu vốn của từng nhóm Trư ờn Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 54 đối tượng khách hàng và việc quản lý nợ được dễ dàng hơn. Định kì có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện quản lý món vay, tập trung thu thập, quản lý và cung cấp phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro. Tham mưu với Ban Giám Đốc chỉ đạo quản lý và theo dõi chặt chẽ (đến từng cá nhân trực tiếp kí trong hồ sơ) các khoản nợ đang theo dõi. 3.2.4. Mở rộng tuyên truyền gắn với xây dựng chiến lược khách hàng Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị. Đây là công tác có vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động xây dựng chiến lược khách hàng. Có thể phát tờ rơi, dán áp phích quảng cáo trong các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng làm tăng thêm nguồn vốn huy động cho chi nhánh. Cán bộ tín dụng cần phải nói rõ thông tin cho khách hàng như lãi suất cho vay, lãi suất nợ quá hạn, thời hạn cho vay, đóng lãi theo quy định như thế nào để giúp khách hàng hiểu rõ hơn tránh tình hình nợ quá hạn. 3.2.5. Giảm thiểu rủi ro Rủi ro trong tín dụng là điều không thể tránh khỏi, nhưng trước khi rủi ro có thể xảy ra thì chúng ta phải tìm cách để duy trì mức rủi ro tối thiểu có thể xảy ra đối với Ngân hàng, sau đây là một số giải pháp giúp Ngân hàng giảm bớt rủi ro trong hạot động tín dụng cũng như nâng cao chất lượng uy tín của NHNO lên hàng đầu. Cán bộ tín dụng nên theo dõi lịch trả nợ của khách hàng, khi gần đến hạn trả nợ nên gửi giấy báo đến hạn cho khách hàng được biết trước 15 ngày để khách hàng có thời gian chuẩn bị. Cán bộ tín dụng phải định kì hạn nợ sao cho phù hợp với điều kện thực tế, chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trước khi cho vay cần nói rõ lãi suất phạt nợ quá hạn là bao nhiêu để khách hàng được rõ và có thái độ trả nợ đúng hạn. Trong quá trình quyết định cho vay thì công tác thẩm định khách hàng vô cùng quan trọng nó đảm bảo cho khoản vay được thu hồi đúng hạn. Để đảm bảo cho công tác thẩm định có chất lượng và đạt hiệu quả thì cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp Trư ờ g Đạ i họ c K inh ế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 55 vụ và kiến thức liên quan đến công tác thẩm định. Phải hiểu rõ về tình hình tài sản thế chấp của khách hàng như giá trị thường của tài sản. Có mối quan hệ thường xuyên với chính quyền địa phương của từng địa bàn, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Cán bộ tín dụng cần tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thu thập những thông tin cần thiết qua việc trao đổi với khách hàng để có thể nắm được năng lực tài chính và uy tín của khách hàng. 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khách hàng là một vấn đề không thể thiếu trong mỗi Ngân hàng. Có công nghệ thông tin giúp quản lý thông tin của khách hàng được dễ dàng, thuận tiện và không mất thời gian như trước đây. Muốn tìm kiếm thông tin về khách hàng hay muốn thu lãi, tất nợ thì chỉ cần lên máy chúng ta có thể có đầy đủ tư liệu về khách hàng thay vì tìm kiếm thủ công như trước đây. Những tư liệu liên quan đến khách hàng được quản lý trên máy rất chặt chẽ tránh được tình trạng bị mất như trước. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 56 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua phân tích hoạt động cho vay hộ nông dân tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quan Sơn, có thể nói trong những năm qua Ngân hàng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế và đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nông thôn, đưa nền kinh tế nông nghiệp nông thôn chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, nâng coa đời sống vật chất tinh thần, cải thiện cuộc sống của người dân ở nông thôn. Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì việc thiết lập và mở rộng thị trường hoạt động tín dụng ở nông thôn của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Quan Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng cần thiết. Vấn đề mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng được Ngân hàng hết sức quan tâm. Trong nguồn vốn sử dụng của mình, Ngân hàng không ngừng hỗ trợ vốn ngắn hạn để đáp ứng, bổ sung kịp thời nhu cầu vốn lưu động tạmt hời thiếu hụt trong hoạt động kinh doanh mà còn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn trung hạn. Nhờ vào đồng vốn của Ngân hàng, bà con nông dân mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ vào đồng ruộng, ngày càng có nhiều giống cây trồng có năng suất cao, máy móc nông nghiệp đã thay thế sức người. Những tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi được ứng dụng rộng rãi làm cho năng suất, sản lượng hàng hoá ngày càng tăng, số hộ khá lên ngày càng nhiều. Bên cạnh những kết qủa đạt được, Ngân hàng cũng gánh chịu những rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, những rủi ro đó là do tình hình thời tiết, khí hậu, đất đai, điều kiện sản xuất, giá cả, hàng hoá cùng nhiều yếu tố khác đã làm hiệu quả sản xuất của người dân cũng như tình hình thu nợ của Ngân hàng gặp không ít khó khăn. Nhìn chung vốn tín dụng đã tạo điều kiện cho HND mở rộng quy mô sản xuất nâng cao thu nhập và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nhàn rỗi tại nông hộ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà hiệu quả hoạt động tín dụng HND vẫn còn Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 57 nhiều hạn chế, tồn tại. Tỷ lệ hộ NQH chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thành phần kinh tế khác. Đây là nhiệm vụ phức tạp, khó khăn đòi hỏi nhiều công sức về kiến thức, kinh nghiệm của nhà nghiên cứư kinh tế. Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế, khả năng suy luận vấn đề chưa sâu. Nên tôi không thể đi sâu nghiên cứu tất cả mọi vấn đề của mảng tín dụng này, nội dung bài viết chưa phản ánh được hết khía cạnh của công tác tín dụng đối với HND nhưng tôi hi vọng sẽ đóng góp nho nhỏ vào hoạt động tín dụng HND ngày càng hiệu quả hơn. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Đối với NHNo&PTNT Phân quyền cho các Ngân hàng chi nhánh như quyền mua sắm tài sản phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh, tăng hạn mức phán quyết cho vay đối với mỗi khách hàng của chi nhánh. Do hiện nay khi kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu vốn vay ngày càng tăng, mức vay của mỗi khách hàng ngày càng lớn nên NHNo&PTNT cần mở rộng phạm vi mức vay cho phép để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm vi tính để giảm lỗi về kĩ thuật để khách hàng không phải chờ đợi lâu. Tổ chức ngày càng nhiều các lớp huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ Ngân hàng cả về trình độ lẫn tác phong nghề nghiệp. 3.2.2. Đối với chi nhánh Ngân hàng Duy trì phát huy nhunữg thành tựu đạt được. Tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn nhằm thu hút nguồn vốn huy động tại địa phương. Phối hợp với cơ quan ban nghành, các doanh nghiệp để thực hiện dịch vụ chi trả lương cho cán bộ công nhân viên qua Ngân hàng, để từ đó có thể tăng cường vốn huy động thông qua hình thức gửi tiền thanh toán. Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển. Cần trang bị thêm máy ATM để có thể phục vụ tốt khâu dịch vụ gửi và rút tiền, thanh toán của khách hàng. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 58 3.2.3. Đối với hộ nông dân Trung thực trong việc cung cấp thông tin cho Ngân hàng. Đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Phải cam kết trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Nếu làm ăn không thuận lợi, gặp khó khăn về vốn không trả nợ đúng hẹn thì có thể kiến nghị với Ngân hàng xin gia hạn thời gian trả nợ tránh đi vay nóng ở bên ngoài để trả nợ cho Ngân hàng. 3.2.4. Đối với chính quyền địa phương Đối với cơ quan thi hành pháp luật cần đẩy nhanh tiến độ xét xử và thi hành án để nhanh chóng phát mãi tài sản thu hồi nợ. Để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, chính quyền địa phương có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng vùng, khu vực, nghành nghề. Có kế hoạch hàng năm đầu tư bao nhiêu số lượng diện tích cây trồng vật nuôi vừa giúp cho Ngân hàng đầu tư đúng theo chương trình phát triển tại địa phương. Uỷ Ban Nhân Dân cần phải quan tâm đến công tác quy hoạch mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng các khu kinh tế tập trung, định hướng phát triển kinh tế phù hợp với thực tế thị trường. Trên địa bàn huyện hiện nay đa số bà con nông dân sống chủ yếu bằng nghề nông do chính quyền địa phương cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc hỗ trợ kĩ thuật công nghệ cho người nông dân để hạn chế tình trạng dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của giống cây trồng vật nuôi làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người dân. Uỷ Ban Nhân huyện cần tính toán lại cho phù hợp hơn để đưa mức quy định về gía trị đất, nhà ở sát với giá trị thường. Điều này không những giúp cho Ngân hàng có cơ sở đầu tư mà người dân còn có cơ hội vay được nhiều vốn hơn không phải đi vay bên ngoài với lãi suất cao mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn cho người dân.Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Lý thuyết tài chính tiền tệ, nhà xuất bản Đại học quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh. 2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2005), Tín dụng ngân hàng, NXB thống kê. 3. GS.TS Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. PGS.TS Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, NXB thống kê, Hà Nội. 5. Số liệu tham khảo của Ngân hàng cung cấp 6. Sổ tay tín dụng, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam, 2004 7. Một số luận văn, báo cáo và tài liệu tham khảo khác. 8. “Cách nào phát huy hiệu quả của tín dụng nông thôn”. 9. Nguồn: http//www.sbv.gov.vn 10. Nguồn: - Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 11. Nguồn: “Những chặng đường vẻ vang của Agribank”. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 60 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN HỘ Người phỏng vấn: Lò Thị Chuyên Hiện là sinh viên trường ĐH Kinh Tế - ĐH Huế - Khoa Kinh Tế Và Phát Triển. Mục đích phỏng vấn: Thu thập thông tin về hoạt động tín dụng hộ nông dân tại NHNo và PTNT huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. NỘI DUNG CÂU HỎI I. THÔNG TIN TỔNG QUÁT - Họ và Tên khách hàng:........................................................................................... - Tuổi:.....Giới tính:................................................... - Địa chỉ: ................................................................................................................... - Trình độ văn hóa:.................................................................................................... - Tổng số nhân khẩu: ............................người - Tổng số lao động: ...............................người - Trong đó: + Lao động trong độ tuổi:.................người + Lao động ngoài độ tuổi:................. người - Phân loại hộ: A. Hộ nghèo B. Trung bình C. Khá D. Giàu - Thu nhập chính từ hoạt động nào: A. Trồng trọt B. Chăn nuôi C. Lâm nghiệp D. NTTS E. Kinh doanh, khác.. 1. Tình hình đất đai của nông hộ năm 2010 Chỉ tiêu DT ( sào) Trong đó Được cấp Đấu thầu Khai hoang Thuê mướn Khác DT đất ở+vườn DT đất SXNN Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 61 DT đất lâm nghiệp DT đất NTTS Đất khác Tổng diện tích 2. Các hoạt động tạo thu nhập của hộ: a. Tình hình trồng trọt: Tên cây trồng DT gieo trồng (sào) NSBQ (tạ/sào) Sản lương (tạ) Giá SP (1000 đ) Tổng thu (1000 đ) Tổng chi (1000 đ) Lúa Lạc Đậu Ngô b. Tình hình chăn nuôi: Loại vật nuôi Số lượng (con) NSBQ (kg/con) Số lượng bán (con) Giá vật nuôi (1000 đ) Tổng thu (1000 đ) Tổng chi (1000 đ) Trâu, bò Lợn thịt Lợn nái SS Gia cầm, khác c. Thu nhập khác: Tiền lương:..........................................Làm thuê:.................................................................. Buôn bán:...Thu nhập khác:....................................................... II. THÔNG TIN VỀ TÍN DỤNG: 1. Tổng số nguồn vốn mà ông (bà) cần:.vốn tự có: 2. Gia đình ông (bà) có vay vốn không ?: A. Có B. Không Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 62 - Nếu Có xin ông (bà) cho biết: Nguồn vay Số tiền cần vay (1000 đ) Số tiền được vay (1000 đ) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất vay (%/tháng) Hình thức vay NHNo & PTNT NHCSXH Bà con, bạn bè Nguồn khác 1. Mục đích sử dụng vốn vay của ông (bà) là: Chăn nuôi: .......................Trồng trọt:........................Lâm nghiệp:..................... NTTS: ..............................Kinh doanh:.....................Khác:................................ 2.Ông (bà) có Xây dựng phương án sử dụng vốn không ?: A. Có B. Không 3.Hoàn trả vốn vay: Đã trả:..Trong hạn:Quá hạn: - Nguyên nhân hoàn trả vốn vay:............................................................................. - Nguyên nhân không hoàn trả được vốn vay:......................................................... 4.Kết quả sử dụng vốn: A. Có tích lũy B. Bị thâm hụt C. Bị cụt vốn D. Chưa thu kết quả ... - Gia đình ông (bà) có nhu cầu vay thêm vốn nữa không ?: A. Có B. Không - Nếu có xin ông (bà) vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau: a. Ông (bà) cần vay thêm bao nhiêu?: ................................ b. Ông (bà) vay nhằm mục đích gì? A. Trồng trọt B. Chăn nuôi C. Lâm nghiệp D. NTTS E. Kinh doanh, khác......... Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 63 7. Ông (bà) muốn vay từ tổ chức nào? A. NHNo & PTNT B. TCTD khác - Nếu không xin ông (bà) cho biết lý do: A. Hạch toán thấy đủ không vay thêm B. Đang còn nợ C. Không biết để làm gì D. Lý do khác III. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN - Số lần vay: A. Lần 1 B. Lần 2 C. Lần hai trở lên - Cách trả vốn và lãi: A. Thuận lợi B. Bình thường C. Chưa thuận lợi - Đánh giá về cán bộ tín dụng: A. Nhiệt tình B. Bình thường C. Gây khó khăn, thờ ơ D. Khác: - Lãi suất cho vay: A. Cao B. Bình thường C. Thấp - Thời hạn vay: B. Thích hợp C. Bình thường D. Không thích hợp - Thủ tục cho vay: A. Rờm rà, phức tạp B. Bình thường C. Đơn giản, tiện lợi - Vốn tín dụng đã giúp ông (bà) làm được những gì? Chỉ tiêu Có Không Mở rộng quy mô sản xuất Nâng cao hiệu quả sản xuất Cải thiện điều kiện học tập Xây dựng nhà cửa Khác: ... - Nguyện vọng của ông (bà) trong việc vay vốn là gì ? Theo ông (bà) đầu tư vào lĩnh vực nào hiện nay là hiệu quả nhất? A. Trồng trọt B. Chăn nuôi C. Lâm nghiệp Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Mai Văn Xuân SVTH: Lò Thị Chuyên 64 D. NTTS E. Kinh doanh, khác. - Lý do ông (bà) chọn NHNo & PTNT huyện Quan Sơn để giao dịch A. Độ an toàn cao B. Lãi suất hợp lý C. Sản phẩm đa dạng D. Thái độ phục vụ tốt - Ông (bà) có kiến nghị gì nhằm phát triển hoạt động tín dụng: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác đóng góp ý kiến của ông (bà). Quan sơn, ngày.tháng.năm 2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoat_dong_cho_vay_ho_nong_dan_tai_ngan_hang_nong_nghiep_va_phat_trien_nong_thon_huyen_quan_son_tinh.pdf
Luận văn liên quan