Học thuyết về hình thái kinh tế - Xã hôi và sự nghiệp CNXH ở Việt Nam

Mục lục A/.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: .1 B/.NỘI DUNG CHÍNH 2 I/.Cơ Sở Đề Tài 2 1.Cơ sở lí luận2 2/Cơ sở thực tế .2 3/Mục đich và ý nghĩa: .2 a.Mục đích .3 b.ýnghĩa 3 II/.THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 3 IIA. Hình thái Kinh tế - Xã hội của Mác trong cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay .3 1. Nhận thức về Chủ nghĩa Xã hội và thời kỳ quá độ 4 a,Nhận thức về Chủ nghĩa Xã hội 5 b,Về thời kỳ quá độ .7 c,Nước ta quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội 8 IIB.Thực trạng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam .10 III/.CÁC KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT 12 Một số biện pháp .13 Khó khăn 13 Thuận lợi 14 Chính sách cụ thể của Nhà nước 14 a, Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế mới 15 b) Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 1 nông nghiệp và nông thôn 15 c) Xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế .16 d) Phát triển kinh tế nhiều thành phần .17 * Một số vấn đề cần lưu ý .17 IV/KẾT LUẬN .20 Tài Liệu Tham Khảo .22 E1161.DOC

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6444 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Học thuyết về hình thái kinh tế - Xã hôi và sự nghiệp CNXH ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ôn ” Triết học Mác - LêNin ” có thể nói là một môn học rất khó để có thể hiểu được cặn kẽ, rõ ràng về nó. Do vậy việc làm bài ” Tiểu luận Triết học ” cũng hẳn không nằm ngoài mục đích giúp cho sinh viên có thể hiểu sâu, rộng hơn về môn học này. Muốn vậy mỗi người phải tự tìm tòi, tra khảo các tài liệu, sách báo để phục vụ cho công việc của mình.Và vì thế bề dầy kiến thức của mỗi người sẽ được tăng lên.Về đề tài "Vận dụng Lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam ngày nay” hẳn rất bổ ích và cần thiết vì từ xưa con người đã muốn tìm hiểu về chính mình, về thế giới xung quanh mà vấn đề đặt ra hết sức bức xúc là Kinh tế - Xã hội nó bao trùm lên tất cả, nó gắn liền với mỗi người mà ở đây hình thái Kinh tế - Xã hội của Mác là một bước đột phá, là nền tảng lý luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc nghiên cứu nó như thế nào để vận dụng vào thực tiễn nước ta, quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội là hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà em chọn đề tài "Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hôi và sự nghiệp CNXH ở Việt Nam " . Đây là một đề tài hay, có nội dung phức tạp và rộng . Do trình độ có hạn , nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc nghiên cứu . Rất mong được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn B/. NỘI DUNG CHÍNH I/.Cơ Sở Đề Tài: 1.Cơ Sở lí luận: + giáo trình Triết học Mác-LêNin + giáo trình Kinh tế Chính trị + C.Mác và F.Ăngen tuyển tập T1 + T2 +T4 2/Cơ sở thực tế: + Văn kiện Đại hôị đại biểu toàn quốc lần thứ VII (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) + Văn kiện Đại hôị đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội). + Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ơng (Khoá VII), Hà Nội , 1994 3/Mục đích và ỹ nghĩa: a.Mục đích Nghiên cứu đề tài "Vận dụng Lý luận về Hình thái kinh tế - xã hội giải thích quá trình phát triển của Việt Nam ngày nay” giúp chúng ta thêm phần hiểu rõ về hình thái Kinh tế - Xã hội của Mác và áp dụng lý luận này vào thực tiễn ở nước ta hiện nay. b.ý nghĩa Việc nắm vững bản chất khoa học của lý luận về hình thái Kinh tế Xã hội sẽ thể hiện được chính xác những vấn đề còn yếu nhất của đời sống Kinh tế Xã hội. Mà muốn thực hiện tốt một điều gì thì phải hiểu được bản chất của nó, do vậy đối với cách mạng Chủ nghĩa Xã hội mà ở đây ta nói đến là nước ta quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội bỏ qua chế độ Tư bản thì việc nghiên cứu kĩ về Hình thái Kinh tế Xã hội để áp dụng nó thật linh động vào thực tiễn ở nước ta là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. II/.THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI IIA. Hình thái Kinh tế - Xã hội của Mác trong cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Nước ta quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội không qua giai đoạn phát triển Tư bản Chủ nghĩa không có nghĩa là gạt bỏ tất cả những quan hệ sở hữu cá thể, tư nhân, chỉ còn lại chế độ công hữu và tập thể, trái lại, tất cả những gì thuộc về sở hữu tư nhân góp phần vào sản xuất kinh doanh thì chấp nhận nó như một bộ phận tự nhiên của quá trình kinh tế xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, khuyến khích mọi hình thức kinh tế để phát triển sản xuất và nâng cao cuộc sống của nhân dân. Trong sự tác động lẫn nhau của các yếu tố cấu thành Quan hệ sản xuất, quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối có vai trò quan trọng. Những quan hệ này có thể góp phần củng cố Quan hệ sản xuất , cũng có thể làm biến dạng Quan hệ sở hữu. Trong cải tạo Xã hội Chủ nghĩa những năm qua do không hạn chế đầy đủ vấn đề này chúng ta đã mắc phải khuyết điểm là tuyệt đối hoá quan hệ sở hữu, coi nhẹ các quan hệ khác dẫn đến việc cải tạo Quan hệ sản xuất không đồng bộ nên quan hệ sản xuất ”mới” chỉ là hình thức. Đảng ta khẳng định lấy Chủ nghĩa Mac - LêNin là kim chỉ nam cho hành động và nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh. Nội dung cốt lõi của Chủ nghĩa Mac- LêNin là ở tư tưởng giải phóng con người khỏi chế độ làm thuê, khỏi chế độ tư hữu dựa trên cơ sở người bóc lột người. Vì vậy, trong sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội của nhân dân ta đương nhiên lấy Chủ nghĩa Mac - LêNin là kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mac - LêNin vào hoàn cảnh nước ta mà cốt lõi là sự kết hợp Chủ nghĩa Mac - LêNin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân ta. Tư tưởng đó đã trở thành một di sản tinh thần quý báu của Đảng, của nhân dân ta. Xây dựng hệ thống chính trị Xã hội Chủ nghĩa, bản chất giai cấp công nhân do đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội.toàn bộ quyền lực xã hội thuộc về nhân dân, thực hiện nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa,đmả bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo tích cực, chủ động của mọi các nhân,mọi tầng lớp xã hội trong công cuộc phát triển kinh tế và văn hoá, phục vụ ngày càng tốt hơn cuộc sống của nhân dân. Các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống chính trị xã hội không tồn tại như một ục đích tự thân mà vì phục vụ con người thực hiện cho được lợi ích và quyền lực của nhân dân lao động. 1. Nhận thức về Chủ nghĩa Xã hội và thời kỳ quá độ. a.Nhận thức về Chủ nghĩa Xã hội “Chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một ý tưởng mà hiện thực phải tuôn theo. Chúng ta gọi Chủ nghĩa Cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xoá bỏ trạng thái hiện nay, những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của những tiền đề hiện đang tồn tại”. Dựa vào sự phát triển những mâu thuẫn của xã hội Tư sản trong giai đoạn đầu phát triển của nó, dựa vào triển vọng của phong trào công nhân, C.Mác và F.Ăngen đã đưa ra dự đoán về sự phát triển của xã hội loài người trong tương lai tất yếu phải tiến đến Hình thái Kinh tế - Xã hội Cộng sản Chủ nghĩa mà Chủ nghĩa Xã hôi là giai đoạn đầu của hình thái ấy. LêNin cũng chỉ rõ : ”Chúng ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đó xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người Xã hội Chủ nghĩa phải phát triển hơn nữa về mọi mặt nếu họ không muốn trở thành lạc hậu với cuộc sống”. Cũng như các Hình thái Kinh tế - Xã hội khác, Hình thái Kinh tế - Xã hội Cộng sản Chủ nghĩa trải qua giai đoạn phát triển từ thấp đến cao, trong đó có hai giai đoạn cơ bản: Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Đó là hai giai đoạn kế tiếp nhau trong cùng một Hình thái Kinh tế - Xã hội; Sự khác nhau cơ bản của hai giai đoạn nói trên là trình độ phát triển Kinh tế - Xã hội và trước hết là trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất. C.Mác coi hai giai đoạn đó là những nấc thang trưởng thành về Kinh tế của Hình thái Kinh tế - Xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Đặc trưng của Chủ nghĩa Xã hội là một chế độ xã hội được xây dựng trên cơ sở từng bước thiết lập chế độ sở hữu Xã hội Chủ nghĩa về Tư liệu sản xuất bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Chế độ sở hữu này thường xuyên được củng cố, hoàn thiện bảo đảm luôn luôn thích ứng với tính chất và trình độ của Lực lượng sản xuất. -- Phát triển nền sản xuất xã hội với tốc độ cao ngày càng hiện đại nhằm tạo ra ngày càng nhiều của cải cho xã hội, bảo đảm thoả mãn ngày càng đầy đủ những nhu cầu vật chất và văn hoá cho nhân dân, không ngừng nâng cao phúc lợi xã hội cho toàn dân. -- Bảo đảm cho mọi người có quyền bình đẳng trong lao động, sáng tạo và được hưởng thù lao theo nguyên tắc: ”Làm theo năng lực,hưởng theo lao động”. + Khối liên minh công - nông - tri thức ngày càng được củng cố, tăng cường, quyền bình đẳng nam - nữ được thực hiện, những người già được xã hội quan tâm chăm sóc, tương lai của tuổi trẻ được bảo đảm. + Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa ngày càng được củng cố hoàn thiện, nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa ngày càng được phát huy. + Bảo đảm sự phát triển toàn diện của con người làm cho mọi người ngày càng được phát huy đầy đủ tính tích cực của mình trong công cuộc xây dựng xã hội mới,lối sống mới. + Hệ tư tưởng Mac - LêNin giữ vị trí chủ đạo trong đời sông tinh thần trong toàn xã hội, đời sống văn hoá tinh thần trong xã hội ngày càng phong phú lành mạnh. + Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước, kiên quyết ủng hộ nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa Xã hội. Những đặc trưng cơ bản nói trên phản ánh bản chất của Chủ nghĩa Xã hội. Mặc dù trong những năm qua tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến Chủ nghĩa Xã hội tạm thời lâm vào thoái trào nhưng bản chất thời đại không hề thay đổi. Loài người vốn ở trong quá trình quá độ tư Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội mở đầu bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại. Con đường mà nhân loại đang đi chính là con đường thắng lợi của hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và Chủ nghĩa Xã hội. Lịch sử đã chứng minh, không phải bất kì nước nào cũng phải tuần tự trải qua các hình thái Kinh tế - Xã hội đã từng có trong lịch sử. Việc bỏ qua một Hình thái Kinh tế - Xã hội nào đó do những yếu tố bên trong quyết định, xong đồng thời còn tuỳ thuộc ở sự tác động của từng nhân tố bên ngoài. Ở nước ta cũng đã có những tiền đề và điều kiện cho phép chúng ta lựa chọn con đường Xã hội Chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu làm cho đất nước ngày càng phồn vinh. b.Về thời kỳ quá độ. Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là những nhân tố của xã hội mới và tân tiến của xã hội cũ đan xen lẫn nhau và đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, tư tưởng... trong xã hội. Cái biện chứng nhất của thời kỳ quá độ là sự quá độ về chính trị. Ở đó nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập, củng cố và ngày càng hoàn thiện. + Về nền kinh tế : là nền kinh tế nhiều thành phần, bên cạnh những thành phần kinh tế của Xã hội Chủ nghĩa còn có những thành phần kinh tế khác, trong đó có cả thành phần kinh tế Tư bản. + Về mặt xã hội : trong thời kỳ này còn cơ sở khác biệt cơ bản, giữa thành thị và nông thôn, giữa các miền của đất nước, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. + Về văn hoá, tư tưởng : bên cạnh nền văn hoá mới và hệ tư tưởng mới còn tồn tại rõ tàn tích của nền văn hoá cũ, hệ tư tưởng cũ, lạc hậu (thậm chí còn phản động), lối sống cũ... Thực chất của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội là thời kỳ đấu tranh quyết liệt về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội, giữa một bên là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và với các tầng lớp nhân dân lao động khác đã giành được chính quyền, nhà nước và ra sức phát động đưa đất nước quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa, với một bên là các giai cấp bóc lột, các thế lực phản động mới bị lật đổ nhưng chưa hoàn toàn bị xoá bỏ, vẫn còn nuôi hy vọng quay lại cái ”Thiên đàng” đã mất. c.Nước ta quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Đảng ta chỉ rõ : ” Nước ta quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội bỏ qua chế độ Tư bản, từ một xã hội vẫn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp”. Lực lượng sản xuất rất thấp quy định tính tất yếu Kinh tế - Xã hội của xã hội ta chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên, nội tại của nó; Tồn đọng nhiều tàn dư quan hệ tư tưởng, ý thức xã hội, tâm lý do xã hội thực dân, phong kiến cũ để lại. Đây là những khó khăn, trở ngại lớn trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại, phù hợp với những chuẩn mực và giá trị của nền văn minh nhân loại và của tiến bộ xã hội. Điều cần chú ý là có thể bỏ qua chế độ Tư bản quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa, nhưng không thể bỏ qua những việc chuẩn bị những tiêu đề cần thiết, nhất là tiêu đề kinh tế cho sự quá độ ấy. Nói cách khác, có thể bỏ qua chế độ Tư bản Chủ nghĩa nhưng phải tiến hành sao cho sự bỏ qua này không hề vi phạm đến tính lịch sử tự nhiên của sự phát triển. Do đó, cần có sự phát triển nhất định, coi nhân tố Tư bản Chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ là một yêu cầu khách quan. Đáng tiếc trong nhiều năm qua chúng ta đã áp dụng một cách máy móc, có những quan niệm sai lầm về Chủ nghã xã hội, chúng ta đã bỏ qua tất cả những gì thuộc về Chủ nghĩa tư bản. Điều này vi phạm nghiêm trọng về lý luận sự phát triển của Mác.Chúng ta đã phủ nhận Chủ nghĩa Tư bản một cách sạch trơn, không tiếp thu những yếu tố tích cực của nó vào sự phát triển của đất nước. Chúng ta vì nôn nóng muốn có nhay Chủ nghĩa Xã hội trong thời gian ngắn đã tiến hành cải tạo ồ ạt nhằm xoá bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân Tư bản Chủ nghĩa, xoá bỏ thành phần kinh tế Tư bản Chủ nghĩa bằng bất cứ giá nào. Đứng trước thực tế từ đầu những năm 80 trở lại đây, khủng hoảng Kinh tế - Xã hội nảy sinh và ngày càng trở nên trầm trọng. Để thực hiện tốt công cuộc đổi mới đất nước Đảng ta đã khẳng định rằng phải kiên trì nghiên cứu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mac-LêNin mà trước hết là lý luận Hình thái Kinh tế - Xã hội vào việc đề ra các chủ trương, chính sách, các giải pháp xây dựng đất nước.Việc đề ra những giải pháp đúng đắn vào điều kiện cụ thể của nước ta là một vấn đề hết sức khó khăn. IIB.Thực trạng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam. Trước đây trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước chúng ta đã xác định cong nghiệp hoá "là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội "song vẫn mắc phải sai lầm bằng cách nhận thức về công nghiệp hoá . Từ cuối những năm 70 , đất nước đã lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội với những khó khăn găy gắt lạm phát . Khi đó do tư duy lý luận bị lạc hậu , giữa lý luận và thực tiễn có khoảng cách quá xa tư duy cũ về chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung quan liêu , bao cấp đã cản trở sự phát triển của thực tiễn sản xuất , chế độ bao cấp dẫn đến tình trạng trì chệ trong công việc : ỷ lại lười nhác , phụ thuộc vào Nhà nước .Không năng động sáng tạo bằng công tác được giao , không cần quan tâm đến kết quả đạt được . Trong sản xuất sản phẩm làm ra không đủ chất lượng lạm phát càng tăng . Kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước đời sống xã hội thấp kém , nghèo khó . Trước đây chúng ta do không thấy được quy luật lực lượng sản xuất phát triển sẽ kéo theo quan hệ sản xuất phát triển nên chúng ta đã đi ngược lại quy luật này và muốn áp đặt một quan hệ sản xuất để kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất . Sau khi tiến hành đổi mới chúng ta đã tuân theo đúng quy luật chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động trên cơ chế thị trường làm cho năng xuất lao động tăng , lực lượng sản xuất phát triển do đó quan hệ sản xuất càng phát triển theo .Mặt khác phải tạo ra yếu tố tích cực biến các yếu tố chủ quan vì nó có tính độc lập tương đối vì rằng ý thức có tính vượt trước nên quan hệ sản xuất có khả năng vượt so với sản lượng sản xuất vượt trước ở đây là sự vượt trước có tính phù hợp , vượt trước dựa trên cơ sở suy luận khoa học lôgic, dựa trên các quy luật và cao hơn là sự vượt trước kiến trúc thượng tầng so với cơ sở hạ tầng . Nó cũng phải dựa trên sự phù hợp với quy luật và cơ sở lý luận. Đáng tiếc là chúng ta vì muốn rút ngắn thời kì quá độ chúng ta đã tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan và chính trị cho rằng chỉ cần nội dung và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì chúng ta có thể làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất . Kết quả cuối cùng đem lại là kinh tế quốc doanh kém hiệu quả còn kinh tế ngoài quốc doanh lại bị kìm hãm không ngóc đầu lên được .Nền kinh tuy đạt được độ tăng trưởng nhất định nhưng sự tăng trưởng đó không có phát triển vì dựa vào bao cấp , bởi chi ngân sách lạm phát vay nợ nước ngoài .Con người không được giải phóng và bị lâm vào tình trạng khủng hoảng lạc hậu trì trệ làm tăng chi phí lớn của cải xã hội . Đến khi áp dụng chính sách khoán đất cho nhân dân tự trồng trọt , phá bỏ hợp tác thì nên nhà nước đã có những bước chuyển mình rất rõ rệt .Trong công nghiệp Trong lựa chọn bước đi , đã có lúc chúng ta thiên về "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng coi đó là giải pháp cơ sở vất chất - kỹ thuật cho công nghiệp. Mà không coi trọng đúng mức của việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ , công nghiệp hoá cũng hiểu được một cách giản đơn là quá trình xây dựng một nền sản xuất được cơ khí hoá trong tất cả các nghành kinh tế quốc dân . Chúng ta thực hiện chủ nghĩa xã hội ồ ạt với quy mô lớn . Quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp tư nhân . Kế hoạch kinh tế của nước ta hầu như dậm chân tại chỗ với những viện nghiên cứu bao cấp chỉ đạo thì làm sao không thể phát huy được năngnlực sáng tạo với đồng vốn ít không đủ để cho nghiên cứu không cung cấp đầy đủ kinh phí cho các việc ứng dụng nó vào thực tiễn sản xuất .Trong khi đó nhìn ra bên ngoài khoa học kỹ thuật của các nước phát triển như vũ bão và trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thấm vào tất cả các yếu tố con của người . Một hạn chế nữa là chúng ta mắc phải đó là ta đã phủ nhận quy luật giá trị sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường . Thực chất ở đây cũng là do những nhận thức sai lầm , chủ quan nóng vội mà chúng ta đã cho rằng kinh tế nước ta phải tuân theo quy luật giá trị sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường mà không hiểu điều quy luật nhất đó là : nước ta mới ở giai đoạn của thời kỳ quá độ . III/. Các kiến nghị,đề xuất .Một số biện pháp Để thực hiện mục tiêu Đảng đề ra là làm cho dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh , đất nước chuyển mình lên chủ nghĩa xã hội thì đi đôi với việc củng cố , hoàn thiện quan hệ sản xuất chúng ta nhất thiết phải phát triển lực lượng sản xuất , vì không có lực lượng sản xuất hùng hậu với năng xuất cao thì không thể nói đến công nghiệp hoá xã hội . Một lần nữa ta khẳng định tính tất yếu của công cuộc CNH - HĐH ở Việt Nam . CNH - HĐH đưa đất nước vượt qua một chặn đường dài đi lên công nghiệp xã hội tính được tình trạng chung đó là sự tụt hậu ngài càng xa của các nước đang phát triển so với các nước phát triển. CNH - HĐH là để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội , CNH - HĐH đất nước thì có tránh được nguy cơ tụt hậu về kinh tế và sự lạc hậu về tiến bộ xã hội . Khó khăn: Một vấn đề nổi cộm " chúng ta còn quá lạc hậu , cần phải trang bị mới hiện đại ". Về nông nghiệp : cho đến nay chúng ta còn vẫn trong tình trạng lạc hậu về năng suất vẫn thấp ( một lao động trong nông nghiệp trung bình nuôi 2,5-3 người so với ở Mỹ , một lao động nông nghiệp nuôi 30 - 40 người ) .Nông nghiệp chưa thể là chỗ dựa để nâng nhu cầu bình quân đầu người một cách đáng kể nông sản hàng hoá vẫn chưa trở thành nguồn chính mà ta có thể dựa vào đó để xây dựng công nghệ và cơ cấu hạ tầng .Thuế thu nhập từ nông nghiệp không đáng kể . + Do chúng ta tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại nên đã gặp nhiều thử thách gay gắt . Kết cấu kinh tế ngài càng tăng giữa các nước giàu nghèo . Ta mất dần lợi thế các tài nguyên và lao động . Sự chênh lệch khá lớn về mức sống . Kết cấu khoa học - kỹ thuật ngài càng lớn . Thuận lợi: Nhờ chuyển giao công nghệ nên ta chỉ việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ . Có thể chọn công nghệ mới , phù hợp để phát triển . Ta có những bài học kinh nghiệm từ các nước đi trước , không mắc phải sai lầm như những nước đó . Dễ hợp tác để tiến hành công nghiệp hoá . Chúng ta có lực lượng lao động dồi dào , con người Việt Nam thông minh sáng tạo lại có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước thông qua pháp luật . Chính sách cụ thể của Nhà nước Sự phát triển của các nước trên thế giới và sự nghiệp đổi mới ở nước ta củng cố cho chúng ta những bài học lớn về nhận thức . Đó là bài học về quán triệt quan điểm thực tiễn - quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít - cũng như nguyên tắc thống nhất giữa lí luận thực tiễn - nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin . Mục tiêu mà Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng đề ra chính là sự cụ thể hoà hợp thống nhất về hinhf thức kinh tế - xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của xã hội chủ nghĩa . Ta phải luôn nhận thức vận dụng đúng đắn sáng tạo hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ bản chất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ; quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng . Sự đổi mới với tính chất mới mẻ khô khan và phức tạp của nó - đòi hỏi phải có lí luận khoa học soi sáng . Song phải kết hợp hài hoà giữa lí luận và thực tiễn . Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã nhận định và đánh giá tình hình một cách đúng đắn , điều này ở Đại hội Đảng khoá VII đã nêu rõ ràng : Trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống khoa học - công nghệ trên thế giới ngài một gia tăng thì công nghiệp hoá phải gắn liền với HĐH , nâng cao trình độ công nghệ "Tận dụng lợi thế của nước đi sau chúng ta tập trung trước hết cho việc tiếp thu các thành tựu khoa học của thế giới , ứng dụng mở rộng và làm chủ . Đồng thời phải biết dành nỗ lực nhất định cho những mũi nhọn phát triển , tìm cách đi tắt , đón đầu tạo nên lợi thế cạnh tranh cả về phượng diện kinh tế và công nghiệp tạo nên sự phát triển nhanh và nắm vững của nền kinh tế ". a, Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế mới . Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngài nay không thể hiểu như trước kia . Công nghiệp hoá , hiện đại hoá ngài nay không phải đơn thuần là sự phát triển mạnh mẽ nghành công nghiệp mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự đổi mới cơ bản về kinh tế và công nghiệp hiện đại hoá tất cả các nghành kinh tế quốc dân . Từ đó tạo ra được sự cân đối hài hoà giữa các nghành trong tổng thể nền kinh tế quốc doanh . Phương hương cụ thể Đầu tiên cần phải giải quyết là chuyển đổi cơ cấu " công - nông nghiệp và dịch vụ " phù hợo với xu hướng "mở " của nền kinh tế . Vấn đề này được giải quyết tạo nền tảng vững chắc cho việc phân công lại lao động hợp lí trong các nghành kinh tế và điều chỉnh hợp lí với cơ cấu đầu tư . b) Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn . (Sự cần thiết ) : Nước ta hiện nay là một Nhà nước so với 80% dân cư đang sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp . Đây là một địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo .Vì vậy , phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn đã đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta . Song nông nghiệp không tự mình thâi đổi , đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ , không có khả năng tăng trưởng nhanh để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nông dân mà phải có tác động mạnh mẽ của công nghiệp , dịch vụ .chỉ có như vậy sẽ xoá bỏ được trạng thái trì trệ của nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ xoá đói giảm nghèo nâng cao mức thu nhập bình quân . Chính sách đường lối phát triển : Trong khu vực nông thôn và nông nghiệp phương hướng hàng chiến lược đó là thay thế nhập khẩu và có hiệu quả thấp đến hàng mạnh ra xuất khẩu . Nhiều người cho rằng đâi là hướng sai lầm nhưng thực tế không vậy . Nông nghiệp là nghành sản xuất có đặc trưng là sản phẩm của nó cần thiết cho mọi cuộc sống hàng ngày. Phát triển sản xuất nông nghiệp cung cấp sản phẩm đủ trong nước rồi mới xuất khẩu là một lẽ đương nhiên những công cụ sản phẩm chỉ trong nước còn với xã hội là một lẽ đương nhiên bởi ta không thể nhập lương thực mà lại không tự sản xuất được ra . Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp cần được quá trình đầu tư khoa học- công nghệ để đem lại chất lượng sản lượng cao cho sản phẩm . Công nghiệp nhẹ cần được phát triển trong lĩnh vực nong nghiệp là công nghệ để sản xuất thuốc trừ sâu phân bón vi sinh không gây độc hại . Cơ khí hoá là điều kiện dưa kỹ thuật máy móc vào sản xuất nông nghiệp . c) Xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế : Kết cấu hạ tầng vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của công nghiệp hoá , hiện đại hoá . d) Phát triển kinh tế nhiều thành phần : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần kinh tế . Sau những năm mở cửa , nền kinh tế cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển không như trước kia ngày nay các thành phần kinh tế từ quốc doanh đến tư nhân phát huy hết tiềm năng của mình nằm trong nền kinh tế thị trường chúng bổ xung cho nhau cạnh tranh nhau tạo nên một sự phát triển có hiệu quả đẩy đất nước ta lên một nấc cao hơn của công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng đất nước . * Một số vấn đề cần lưu ý : Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng , do đó nước ta khi tiến hành công nghiệp hoá- hiện đại hoá cũng phải đặt trong quy luật vận động đó , muốn tạo ra những bước chuyển biến tích cực của nền kinh tế nước ta đòi hỏi các nội dung của công nghiệp hoá cũng như phải thường xuyên thay đổi và bổ sung . Các nội dung trong công nghiệp hoá phải liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau quan trọng nhất là luôn phải chú ý đến việc xây dựng quan hệ sản xuất để phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất , xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng . Nước ta coi phát triển con người là một mục tiêu đầu tiên , là động lực căn bản để phát triển xã hội , lấy việc nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển và xem đó là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá . Công nghiệp hoá , hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân của tất cả thành phần kinh tế , trong đó nhà nước đóng vai trò chủ đạo , cán bộ và công chức nhà nước nói chung , cán bộ kỹ thuật ,cán bộ quản lý kinh tế nói riêng là phương pháp chủ yếu và quyết định . Đại hội Đảng lần thứ VIII đã xây dựng nhiệm vụ chiến lược chế độ nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng thành thạo chuyên môn nghiệp vụ có khả năng và trình độ để đáp ứng nhu cầu của tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá . Trong quá trình tiến hành cách mạng có những lúc thuận lợi , bên cạnh đó rất nhiều khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận và phương pháp khoa học sáng tạo , phải có quan điểm toàn diện phát triển đưa chính sách cụ thể là thực tiễn . Luôn luôn để nâng cao vai trò thực tiễn nhiều không coi nhẹ lí luận .phải luôn xây dựng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng của Đảng làm kim chỉ nam cho công nghiệp nước ta , cho cách mạng nước ta , cho dân tộc , phát triển đổi mới kinh tế tư duy ở nước ta , đưa nước ta lên xã hội chủ nghĩa . Một điều quan trọng nữa là phải khắc phục một số tư tưởng hữu khuynh không tiến hành cách mạng , tả khuynh chủ quan nóng vội , duy ý chí.. Bệnh chủ quan , duy ý chí là sai lầm khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây , gây tác hại nghiêm trọng với việc xây dựng xã hội chủ nghĩa . Sai lầm là ở lối suy nghĩ và hình thức giản đơn , nóng vội , chạy theo nguyện vọng chủ quan thể hiện trong một số chủ trương và chính sách xã hội với hiện thực khách quan . Để khắc phục bệnh này cần sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp . Trước hết là đổi mới tư duy , lý luận , nâng cao nhân lực trí tuệ trình độ lý luận của Đảng .Trong hoạt động trực tiếp phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan . Phải đổi mới cơ chế quản lý và đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị , chống bảo thủ , trì trệ quan liêu. Song để làm được tất cả những chính sách đề ra , phải có một Nhà nước chuyên chính vô sản , một nhà nước thực sự của dân ,do dân, vì dân Cho đến nay , không phải mọi vấn đề về quá độ lên chủ nghĩa xã hội hoá ở nước ta đều được hoàn toàn làm rõ , thậm chí nhiều vấn đề còn trở nên phức tạp hơn so với trù liệu ban đầu . Chẳng hạn làm sao kết hợp kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội ; quan hệ giữa chế độ kinh tế trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần với chế độ chính trị ; làm sao cho kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo ; các chặng đường của thời kỳ quá độ các bước đi của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đối với nông nghiệp nong thôn Để làm sáng tỏ những vấn đề chắc chắn phải vừa vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vừa đổi mới trong thực tiễn , tiến hành tổng kết thực tiễn , khắc phục các khuynh hướng sai lầm như giáo điều , xét lại , chủ quan duy ý chí . Đó cũng là phải vận dụng sáng tạo quán triệt hơn nữa phép biện chứng Mác xít trong quá trình đổi mới. IV/.KẾT LUẬN Tóm lại hình thái kinh tế – xã hội là một trong những thành tựu khoa học mà Cmác đã để lại cho nhân loại. Lý luận đó đã chỉ ra: xã hội là một hệ thống mà trong đó quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lợng sản xuất, và các quan hệ sản xuất nhất định mà trên đó dựng lên một kiến trúc thợng tầng pháp lý và chính trị cũng nh các hình thái xã hội tơng ứng. Đồng thời lý luận cũng chỉ ra rằng sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên. Thông qua cách mạng xã hội, các hình thái kinh tế – xã hội thay thế nhau từ thấp lên cao. Tuy nhiên sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội vừa bị chi phối bởi các quy định chung, vừa bị tác động bởi điều kiện lịch sử cụ thể của các quốc gia. Ngày nay, xã hội loài ngời đã có những phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều ra với thời Cmác. Nhng sự phát triển đó vẫn dựa trên cơ sở lýý luận hình thái kinh tế chính trị xã hội vẫn giữ nguyên giá trị của nó trong mọi giai đoạn. Tuy nhiên lý luạn hình thái kinh tế – xã hội không có tham vọng giải thích tất cả các hiện tợng của đời sống xã hội mà nó đòi hỏi đợc bổ sung bằng các phơng pháp tiếp cận mới về xã hội, không phải vì thế mà lý luận hình thái kinh tế – xã hội trở nên lỗi thời. Lý luận về hình thái kinh tế – xã hội đã chỉ ra con đờng đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và chính nó đã đề ra những hớng đi đúng đắn và từ đó đa ra những giải pháp cho công cuộc xây dựng đất nuớc ta ngày càng phát triển tới một đỉnh cao mới. Nhu vậy ta có thể chắc chắn để khẳng định rằng: hình thái kinh tế – xã hội vẫn còn dữ nguyên giá trị khoa học và tính thời đại của nó. Nó thật sự là phương pháp luận khoa học để phân tích thời đại hiện nay nói chung và công cuộc xây dựng đất nớc ở Việt nam nói riêng. Em chọn đề tài "Học thuyết về hình thái kinh tế - xã hôi và sự nghiệp CNXH ở Việt Nam " . Đây là một đề tài hay, có nội dung phức tạp và rộng . Do trình độ có hạn , nên không tránh khỏi khiếm khuyết trong việc nghiên cứu . Rất mong được đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình triết học Mác - Lê nin ( NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) 2. Triết học Mác - Lê nin ( NXB giáo dục) 3.C.Mác và F.Ăngen tuyển tập T1 + T2 +T4 4. Văn kiện Đại hôị đại biểu toàn quốc lần thứ VII (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội) 5. Văn kiện Đại hôị đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội). 6.Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ơng (Khoá VII), Hà Nội Mục lục A/.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:.......................................................1 B/.NỘI DUNG CHÍNH…………………………………………… 2 I/.Cơ Sở Đề Tài………………………………………………………2 1.Cơ sở lí luận………………………………………………………2 2/Cơ sở thực tế…………………………………………………….2 3/Mục đich và ý nghĩa:…………………………………………….2 a.Mục đích………………………………………...................3 b.ýnghĩa………………………………………………………3 II/.THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI……………………………………..3 IIA. Hình thái Kinh tế - Xã hội của Mác trong cuộc cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta hiện nay…………………...3 1. Nhận thức về Chủ nghĩa Xã hội và thời kỳ quá độ………………..4 a,Nhận thức về Chủ nghĩa Xã hội……………………………..5 b,Về thời kỳ quá độ…………………………………………...7 c,Nước ta quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội....................................8 IIB.Thực trạng sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam……………………………………………….10 III/.CÁC KIẾN NGHỊ , ĐỀ XUẤT…………………………………..12 Một số biện pháp .......................................................................13 Khó khăn........................................................................................13 Thuận lợi........................................................................................14 Chính sách cụ thể của Nhà nước....................................................14 a, Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế mới ........................15 b) Công nghiệp hoá - hiện đại hoá 1 nông nghiệp và nông thôn ……………………………………………..15 c) Xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế …………………...16 d) Phát triển kinh tế nhiều thành phần ……………………...17 * Một số vấn đề cần lưu ý ............................................................17 IV/KẾT LUẬN.......................................................................................20 Tài Liệu Tham Khảo.............................................................22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHọc thuyết về hình thái kinh tế - xã hôi và sự nghiệp CNXH ở Việt Nam.DOC
Luận văn liên quan