Hội thảo Kinh tế Việt Nam những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn

Vấn đề tái cấu trúc lực lượng DNNN theo quan điểm trên cần có một kế hoạch tổng thể thực hiện trong nhiều năm. Song song với việc xây dựng đề án trên, trước mắt đề nghị quan tâm một số giải pháp sau đây: + Thứ nhất: sửa đổi ngay những quy định không phù hợp đang cản trở quá trình CPH DNNN trong suốt 3 năm qua liên quan đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp; việc chọn đối tác chiến lược; bán cỗ phần ưu đãi cho người lao động.nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH, kể cả CPH toàn Tcty. + Thứ hai: dừng việc thành lập các Tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính hành chính không phù hợp với quy luật phát triển doanh nghiệp.Đánh giá, xem xét lại những tập đoàn đã thành lập trong các năm qua,nếu cần thiết nên sắp xếp lại. + Thứ ba: Chính phủ không bảo lĩnh tín dụng hoặc cho vay chỉ định đối với DNNN.Buộc tất cả DNNN phải huy động vốn qua cơ chế thị trường.Chính phủ chỉ hỗ trợ tín dụng cho những DNNN hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng, mà không thu hút được các thành phần kinh tế khác đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao ( loại doanh nghiệp này chịu sự giám sát bằng cơ chế riêng). + Thứ tư: Buộc tất cả các tập đoàn và Tcty nhà nước phải công bố thông tin như quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. + Thứ năm: thành lập một cơ quan ngang bộ để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu ( nhà nước) quản lý toàn bộ vốn kinh doanh của nhà nước; trên cơ sở đó xóa hoàn toàn cơ chế "chủ quản" hiện nay. Cơ quan này chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội.

pdf163 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2418 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo Kinh tế Việt Nam những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống kê là trong mức an toàn song đang ngày càng xấu đi. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với tổng dư nợ ngắn hạn trong năm 2009 chỉ còn 290 lần, giảm gần 100 lần so với năm 2008. Các chỉ số về nghĩa vụ trả nợ so với xuất khẩu và so với thu ngân sách đều tăng lên, điều này đã gây áp lực lên những nguồn vay tài trợ cho thâm hụt thương mại. Với các chỉ số xấu đi như vậy, năm 2010, trong cơ cấu nợ nước ngoài lượng vốn vay của Việt Nam ở mức lãi suất cao từ 6 đến 10% đã tăng lên tới 7.52% từ mức 3.84% năm 200940. Nợ nước ngoài của Việt Nam chủ yếu để bù đắp thâm hụt ngân sách của chính phủ, do vậy để có thể giảm bớt tác động của nợ nước ngoài đến nhập siêu thì việc cần làm là cắt giảm thâm hụt ngân sách. Điều này sẽ được trình bày rõ hơn ở những phần sau. 2.2. Mức tiết kiệm thấp Bên cạnh yếu tố đầu tư tăng cao thì trong đẳng thức (2) nêu trên, yếu tố thứ hai gây thâm hụt tài khoản vãng lai là mức tiết kiệm thấp. Để có thể đi vào chi tiết hơn ta có thể tách mức tiết kiệm: S= Y-C-G thành hai nhóm nhỏ hơn: Sp = (Y-C-T) và Sg = (T-G) Trong đó Sp và Sg lần lượt là tiết kiệm tư nhân và ngân sách ròng của chính phủ với yếu tố T là mức thu thuế của chính phủ xét trong một nền kinh tế đơn giản. Theo đồng nhất thức này, hai yếu tố khiến cho thâm hụt thương mại của một nước tăng là bởi mức tiết kiệm thấp trong tư nhân và mức thâm hụt ngân sách tăng. 2.2.1 Tiết kiệm tư nhân Trong trường hợp của Việt Nam, tiết kiệm trong thời gian qua đã giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do tiêu dùng cuối cùng đã tăng đáng kể sau tác động của gói kích cầu hỗ trợ tiêu dùng. Khi chính phủ tung ra gói kích cầu hỗ trợ tiêu dùng với việc trợ giá cho nhà sản xuất và các hình thức tín dụng kích thích người dân tiêu dùng đẩy mạnh yếu tố tiêu dùng cuối cùng trong tổng cầu của nền kinh tế thì mức tiết kiệm trong nước sẽ giảm. 40 Tính toán theo số liệu từ Bản tin nợ nước ngoài số 6 142 Cụ thể là các đợt kích cầu và các đợt trợ giá cho các siêu thị trong suốt năm 2010, cùng với đó là một loạt các sự kiện kỉ niệm các ngày lễ lớn trong năm được tổ chức nên mức tiêu dùng cuối cùng trong năm vừa qua khá cao. Theo Bùi Trinh (2010) thì tốc độ gia tăng tiêu dùng cuối cùng năm 2010 là 9.7% (trong khi năm 2009 tăng 4.2%), tích lũy tài sản tăng 10,4% (2009 tăng 4,3%), xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng tăng khá cao 14,6% (năm trước tăng 11,1%). Như vậy các nhân tố của nhu cầu cuối cùng đều tăng cao, nhưng GDP tính toán từ phía cung chỉ tăng 6,78%, điều này thể hiện ít nhất chính phần chênh lệch giữa tăng trưởng tiêu dùng trong tăng trưởng GDP có thể đã đi vào nhập khẩu và thúc đẩy gia tăng nhập siêu. Cũng theo bài viết này, do sản xuất Việt Nam không mạnh nên việc gia tăng tiêu dùng cuối cùng nhưng thu nhập tăng không tương ứng đã dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế giảm, năm 2010 tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế giảm xuống chỉ còn 28% GDP từ mức 37% của năm 2000. Theo lý do này, để có thể giảm nhập siêu thì cần phải dần nâng cao mức tiết kiệm trong nền kinh tế, điều này có thể thực hiện được thông qua việc đánh thuế đối với các mặt hàng xa xỉ như đã phân tích ở trên. 2.2.2 Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại Xét đến yếu tố thứ hai trong mức tiết kiệm, Sg chính là mức thu nhập ròng của chính phủ, hay nói cách khác chính là tình trạng ngân sách, chênh lệch giữa thu thuế và chi tiêu chính phủ. Trong đẳng thức đã chỉ ra thâm hụt ngân sách chính là một nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thương mại, bên cạnh đó điều này cũng được khẳng định trong một số nghiên cứu thực nghiệm của Thomas Ziesemer (2005) cho trường hợp của Brazil và nghiên cứu của Nazma Latif-Zaman và Maria N.DaCosta (1990) cho trường hợp của Mỹ. Đối với Việt Nam, có thể thấy trừ năm 2007 và 2008, do tác động của việc gia nhập WTO quá mạnh lấn át tác động của thâm hụt ngân sách, và tác động của khủng hoảng kinh tế hạn chế thương mại, trong các năm còn lại từ 2001 đến 2010, thâm hụt ngân sách năm trước luôn biến động cùng chiều với thâm hụt thương mại của Việt Nam trong năm sau. Và theo như dự đoán của IMF thì mức thâm hụt ngân sách của Việt Nam trong năm 2011 vẫn tiếp tục cao, ở mức 5.9% GDP (Hình 17). 143 Hình 17: Thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại. Như vậy có thể xem nguyên nhân gây ra thâm hụt ngân sách cũng chính là nguyên nhân gây ra nhập siêu trong dài hạn. Vậy đâu là những nhân tố gây ra thâm hụt ngân sách cao của Việt Nam. Nhìn chung có hai yếu tố chinh: đó là do chính sách tài khóa không nhất quán và đầu tư công tràn lan kém hiệu quả và để có thể khắc phục vấn đề thâm hụt ngân sách thì chỉ có thể bằng cách: (i) tăng nguồn thu; (ii) hoặc giảm nguồn chi: tức là giảm bớt mức đầu tư và chi tiêu chính phủ trong nền kinh tế. Để có thể tăng nguồn thu thì cần tăng cường hiệu quả thu ngân sách của ngành thuế bằng cách thực hiện cải cách hệ thống thuế, tăng cường khả năng giám sát hoạt động thu và nộp thuế. Bảng 2: Tỷ trọng vốn tài trợ các khoản đầu tư từ khu vực nhà nước là vốn ngân sách Tỷ trọng vốn đầu tư công tài trợ bởi ngân sách nhà nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 43.6% 44.7% 43.8% 45.0% 49.5% 54.4% 54.1% 54.2% 61.8% 64.3% Nguồn: Tổng cục Thống kê Bên cạnh đó, có thể thấy đầu tư từ khu vực nhà nước có tỷ trọng vốn từ ngân sách nhà nước ngày càng tăng trong khi các khoản vay và vốn cổ phần doanh nghiệp đều giảm. Bảng 2 cho thấy năm 2000, tỷ trọng đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách chỉ là 43.6% thì đến 2009 tỷ trọng này đã là 64.3%. Điều này có thể hiểu là thâm hụt ngân sách những năm qua tăng lên nhiều bởi đầu tư vào khu vực công nhiều hơn. Tuy nhiên liệu khu vực này có mang lại hiệu quả tích cực hay lại gia tăng thêm nhập khẩu của nền kinh tế? 144 Đầu tư công Đầu tư công luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư toàn xã hội song đóng góp vào GDP lại không tương xứng. Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng thì đầu tư công lại được đẩy mạnh để có thể đẩy lùi suy giảm kinh tế. Năm 2009, tỷ trọng đầu tư công chiếm 40.6% tổng đầu tư toàn xã hội, năm 2010, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước có giảm đi song vẫn ở mức 38.9%, tuy nhiên mức độ đóng góp của khu vực đầu tư công này vào GDP lại chưa tương xứng, năm 2009 tỷ tọng đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP chỉ là 35,13%. Trong khi đó khu vực ngoài nhà nước với tỷ trọng vốn đầu tư chỉ 33.9% nhưng lại đóng góp tới 46.53% vào tổng giá trị GDP. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Bùi Trinh (2010) cho thấy trong 10 năm (1999-2009), ICOR của khu vực nhà nước và tư nhân lần lượt là: 7,76 và 3,54; trong khi đó hệ số ICOR ở các nước phát triển chỉ ở mức 3,6. Điều này càng khẳng định hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước là hết sức yếu kém. (xem thêm Hộp 2)Do vậy đầu tư công trong nền kinh tế như một cỗ máy thúc đẩy nhập khẩu trong khi khó tạo ra thêm giá trị xuất khẩu. Hộp 2: Đầu tư công dàn trải không hiệu ở Vinashin gây các khoản nợ lớn. Cụ thể như, dự án nhà máy thép liên hợp sản xuất phôi thép tại Yên Bái, công suất 200.000 tấn/năm tổng vốn đầu tư gần 600 tỷ đồng. Nhà máy này tuy đã được làm lễ động thổ từ năm 2007, nhưng cho đến 2010, sau 3 năm vẫn chưa đâu vào đâu. Dự án Vinashin – Vinakansai (nhà máy thép Vinashin Cửu Long) sản xuất thép xây dựng cũng không mang lại kết quả, nhà máy cán tấm nóng 300.000 tấn/năm, dựa trên dây chuyền cũ ở Hải Phòng cũng chỉ sản xuất mang tính chất tượng trưng, không thể sản xuất liên tục. Dự án Nhà máy cán nóng thép tấm tại Quảng Ninh được Vinashin có quyết định đầu tư vào năm 2002. Thông thường, với qui mô chỉ có 350.000 tấn/năm, là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì chỉ cần 2 năm là hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành.Song đến nay, sau 8 năm xây dựng, nhà máy vẫn chưa có gì. Trong năm 2006, Vinashin cũng đã ký bản ghi nhớ với Công ty thép Posco xây dựng nhà máy thép liên hợp qui mô công suất 4,5 triệu tấn/năm tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Nhưng sau đó, đến năm 2008, Vinashin tuyên bố rút khỏi dự án trên mà không nêu rõ lý do. Về sau, Posco không được Chính phủ chấp nhận xây dựng tại Khánh Hòa nên dự án đã bị xóa bỏ. Trong năm 2008, Vinashin cùng tập đoàn Lion Group của Malaysia cũng đã hợp tác xây dựng nhà máy 8 triệu tấn/năm, tại tỉnh Ninh Thuận với số vốưn lên tơi gần 10 tỷ USD. Tháng 11/2007, hai bên đã làm lễ động thổ, song cho đến nay, dự án trên vẫn không triển khai được và UBND tỉnh Ninh 145 Thuận đang tìm nhà đầu tư mới cho dự án này. Tính đến nay, theo số liệu của Chính phủ, tổng dư nợ của tập đoàn này là hơn 80.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng giá trị tài sản của tập đoàn khoảng trên 90.000 tỷ đồng và số vốn điều lệ của tập đoàn là 9.000 tỷ đồng. Nguồn: Hải Linh (2010). Mặt khác, theo nghiên cứu của Tô Trung Thành (2011) còn cho thấy có hiệu ứng đầu tư công lấn át đầu tư tư nhân tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Lý giải cho điều này là bởi đầu tư công đã hút các nguồn vốn trong xã hội, khiến cho đầu tư tư nhân gặp phải lãi suất cao trong huy động vốn và giảm đầu tư tư nhân. Như vậy đầu tư công chiếm tỷ trọng cao gây thâm hụt ngân sách, đồng thời lấn át đầu tư tư nhân khiến hiệu quả sản xuất thấp, ít đóng góp vào sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Xét những khoản đầu tư này trong tổng cầu của nền kinh tế, nếu được tính trong chi tiêu chính phủ thì chính việc đầu tư tràn lan, kém hiệu quả đã khiếncho thâm hụt ngân sách cao hơn, từ đó càng làm trầm trọng thâm hụt thương mại. Nếu các khoản đầu tư đó không tính trong chi tiêu chính phủ mà được xem như một phần trong mức đầu tư của nền kinh tế thì chính là yếu tố giống như đầu tư tư nhân không hiệu quả đã phân tích ở trên, gây ra tình trạng thâm hụt thương mại trầm trọng hơn. Với hiệu quả đầu tư của cả nền kinh tế yếu kém nhưng lại muốn chạy theo một mức tăng trưởng cao, Việt Nam trong thời gian qua đã phải chạy theo việc gia tăng đầu tư để có thể duy trì tăng trưởng. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay khi vấn đề ổn định vĩ mô là cấp thiết thì Việt Nam cần xem xét lại, chấp nhận tăng trưởng chậm lại nhưng chắc, phải hạn chế đầu tư kém hiệu quả để có thể có được sự bền vững hơn trong tăng trưởng lâu dài. Như vậy, để cải thiện tình trạng nhập siêu cho phát triển ổn định thì nhất thiết phải mạnh tay cắt giảm đầu tư công. Cắt giảm đầu tư công Nghị quyết 11/NQ-CP của chính phủ ngày 24 tháng 2 năm 2011 của có nêu các biện pháp thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách như sau: (1) tăng cường giám sát và kiểm tra thuế nhằm tăng thu ngân sách, (2) rà soát cắt giảm chi tiêu,(3) giảm bội chi ngân sách, giám sát chặt chẽ việc vay trả nợ nước ngoài ; (4) kiểm tra, rà soát các dự án, đầu tư của các tập đoàn kinh tế nhà nước, rà soát, cắt giảm và sắp xếp lại các dự án đầu tư, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả tập trung vốn cho ngành sản xuất kinh doanh chính… 146 Những biện pháp trên trong nghị quyết đều đúng đắn khi muốn cắt giảm đầu tư công nhằm giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên chỉ nghị quyết đúng đắn thôi chưa đủ mà đòi hỏi việc thực hiện quyết liệt, cần phải mạnh tay cắt giảm đầu tư công, mạnh tay cắt giảm chi tiêu chính phủ, tránh để tình trạng như năm 2010, kêu gọi thắt chặt đầu tư công song chưa kiên quyết, chi tiêu chính phủ vẫn ở mức cao. Bên cạnh việc cắt giảm đầu tư công thì việc rà soát kiểm tra đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước như trong nghị quyết nêu ra cũng là hết sức cần thiết. Phải có rà soát để doanh nghiệp không đầu tư tràn lan sang các lĩnh vực chéo ngành mà tập trung đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tăng hiệu quả đầu tư của đồng vốn. Cùng với đó cũng nên hạn chế những ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước, đặt các doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh, buộc những doanh nghiệp này phải đổi mới và nâng cao năng suất. Từ việc nâng cao năng suất, hệ số ICOR sẽ giảm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế không quá phụ thuộc vào đầu tư nữa. Tuy nhiên những biện pháp trên chỉ là các biện pháp trong dài hạn, cắt giảm đầu tư công không có nghĩa là không tiến hành dự án mà chỉ là sự hoãn lại đến khi tình hình kinh tế và thâm hụt ngân sách ổn định hơn, để có thể cắt giảm được đầu tư công thì phải có sự rà soát, sắp xếp một cách hợp lý, không thể đột ngột, do đó biện pháp này chỉ có thể thực hiện từ từ, sẽ khó có thể giải quyết được ngay tình trạng nhập siêu. Như vậy có thể tổng hợp lại các nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhập siêu trong nền kinh tế Việt Nam, đó là: (i) từ cơ cấu xuất nhập khẩu phát sinh từ cơ cấu ngành kinh tế, (ii) sự mất cân đối vĩ mô giữa tiết kiệm và đầu tư, và (iii) thâm hụt ngân sách chính phủ. Trong mục 3 của phần này sẽ tổng hợp lại các gợi ý về các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn khắc phục vấn đề này. 3. Các biện pháp giảm thâm hụt tài khoản vãng lai 3.1. Các biện pháp ngắn hạn: 1. Giảm thâm hụt thương mại thông qua hạn chế nhu cầu đầu tư và tiêu dùng: + Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: tăng lãi suất, thắt chặt tín dụng. + Sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách thương mại như tăng thuế, sử dụng các hàng rào kĩ thuật và hạn ngạch nhập khẩu, vận dụng điều khoản Ngoại lệ BOP trong quy định của WTO đối với tình huống khẩn cấp. 2. Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: + Cắt giảm mạnh mẽ chi tiêu công 147 + Ngừng ngắn hạn các khoản đầu tư công (áp dụng trên cơ sở thận trọng) + Kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước 3. Tìm kiếm thêm các dòng vốn khả dĩ bù đắp trong ngắn hạn: + Tăng cường ODA, + Đẩy mạnh thu hút FDI (trên cơ sở thận trọng nhằm tránh nguy cơ tiếp nhận FDI chất lượng kém để lại tác động tiêu cực dài hạn), đồng thời cải thiện tốc độ giải ngân thực hiện các dự án đã cấp phép + Tạo thuận lợi thu hút kiều hối Ngoài những biện pháp này thì Việt Nam còn có thể ổn định được tâm lý nhà đầu tư và tìm kiếm các dòng vốn trong ngắn hạn thông qua các định chế tài chính và các khối kinh tế, như vậy thì cần phải: + Hợp tác chặt chẽ với các định chế tài chính quốc tế truyền thống : IMF, WB + Kêu gọi, xây dựng, triển khai Quỹ dự phòng bình ổn trong ASEAN – Đông Á (các nước cũng rất e ngại tác động dây chuyền từ đổ vỡ của bất kỳ thành viên nào trong khu vực) 4. Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái + Tiếp tục thắt chặt tiền tệ + Cho phép đồng Việt Nam được biến động linh hoạt hơn. Các biện pháp dài hạn Đẩy mạnh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước để thúc đẩy xuất khẩu. Tăng hiệu quả đầu tư của cả khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lẫn DNNN. Cải thiện chỉ số ICOR. Xây dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp Giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu, đầu tư công: Đặt mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách thành chiến lược dài hạn V. Kết luận Bài viết này trình bày những phân tích về mức độ, nguyên nhân và giải pháp đối với tình trạng thâm hụt vãng lai của Việt nam. Thâm hụt thương mại và do đó là thâm hụt vãng lai không phải luôn là yếu tố tiêu cực đối với nền kinh tế. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế 148 vĩ mô mà thâm hụt thương mại là dấu hiệu tích cực hay là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh. Mức độ thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai của Việt nam là tương đối nghiêm trọng cả về tương đối và tuyệt đối. Thâm hụt thương mại đã vượt quá ngưỡng được coi là an toàn đối với nền kinh tế, đồng thời so với các nước trong khu vực và các nền kinh tế mới nổi trên thế giới, tình trạng thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai của Việt nam là cao. Nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt thương mại ngày càng tăng là docơ cấu kinh tế, mất cân đối vĩ mô giữa tiết kiệm và đầu tư, thâm hụt ngân sách chính phủ, và việc sử dụng chưa hiệu quả của các dòng vốn nước ngoài. Trên cơ sở đó, cùng với việc xem xét các chính sách chính phủ đưa ra trong thời gian qua, đã đưa ra các giải pháp hạn chế nhập siêu trong cả ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn Việt Nam nên sử dụng các công cụ trực tiếp của chính sách thương mại để hạn chế thâm hụt cán cân vãng lai làm khủng hoảng cán cân thanh toán, cùng với đó là chính sách tiền tệ thắt chặt, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt. Về dài hạn cần tích cực cắt giảm đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách, tìm kiếm và sử dụng các nguồn vốn một cách hiệu quả. Để có thể thực hiện triệt để các biện pháp này đòi hỏi chính phủ phải kiên quyết, điều này có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của các nhóm lợi ích song chính phủ cần phải cân nhắc sao cho hài hòa để có thể kiềm chế nhập siêu, lấy lại ổn định vĩ mô cho nền kinh tế Việt Nam cho một giai đoạn phát triển bền vững. 149 NHÌN NHẬN LẠI VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI TS. Trần Du Lịch 1. Hai mươi năm đổi mới tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: Quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước(DNNN) ở Việt Nam được tiến hành từ đầu thập niên 1990 và qua nhiều giai đoạn, gắn liền với quá trình đổi mới thể chế kinh tế, trong đó nổi bật là chủ trương xây dựng các tổng công ty (90 và 91) năm 1994; ban hành Luật DNNN năm 1995; tiến hành cỗ phần hóa một bộ phận lực lượng DNNN từ năm 1996 ( thí điểm từ năm 1993); thí điểm tổ chức tập đoàn kinh tế nhà nước năm 2005 vv... Quá trình trên có thể chia làm 4 giai đoạn : (1) giai đoạn 1991-1993: nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn này là chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế quốc doanh; khắc phục hiện tượng thành lập xí nghiệp quốc doanh tràn lan ở các ngành và các địa phương trong giai đoạn 1986-1990.(Hai văn bản pháp lý quan trọng để điều chỉnh nhiệm vụ tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước là: Quyết định số 315/HĐBT và Nghị định 388/HĐBT);(2) giai đoạn 1994-1997:Nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là tổ chức lực lượng doanh nghiệp nhà nước thành các Tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ lực của lực lượng DNNN; đồng thời sắp xếp lại, đa dạng hóa sở hữu các DNNN có quy mô nhỏ; xóa bỏ dần chế độ chủ quản cấp trên của doanh nghiệp nhà nước.(Khung pháp lý điều chỉnh là Quyết định số 90/TTg, số 91/TTg về tổ chức các Tổng công ty nhà nước; Chỉ thị số 500/TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp tổng thể các DNNN; Nghị định số 28/CP về cổ phần hóa DNNN).Đánh dấu của giai đoạn này là sự ra đời của các Tổng công ty nhà nước hoạt động theo mô hình mới và phân biệt rõ hai loại hình doanh nghiệp nhà nước: doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích; (3)giai đoạn 1998-2001:Tiếp tục củng cố và sắp xếp lại DNNN theo tinh thần Nghị quyết TW 3( khóa VIII), nổi bật của thời kỳ này là thực hiện mạnh mẽ quá trình cỗ phần hóa DNNN;thực hiện cơ chế giao, bán, khoán, cho thuê;củng cố các Tổng công ty nhà nước; áp dụng các biện pháp để lành mạnh hóa tài chính..;(4) Giai đoạn từ năm 2001 đến nay:tổ chức mô hình tổng công ty đầu tư tài chính nhà nước, tiếp tục CPH DNNN và nổi bật là chủ trương tổ chức thí điểm các Tập đoàn kinh tế nhà nước (từ năm 2005 đến 2010). Nhìn chung qua 4 giai đoạn thực hiện quá trình đổi mới và sắp xếp lại lực lượng DNNN đã đạt được những kết quả đáng kể:giảm nhanh về số lượng ( từ khoảng 12.000 DN 150 vào năm 1991 giảm còn khoảng 1500 DN hiện nay); chuyển đổi sở hữu phần lớn các doanh nghiệp nhỏ.Số lượng giảm nhưng quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu tăng lên hàng chục lần so với thời kỳ đầu trước khi tổ chức lại; xây dựng được nhiều DNNN có quy mô lớn, có vai trò và vị trí quan trọng đối với nền kinh tế nước ta.Tuy nhiên, tính đến thời điểm 1.7.2010, khi Luật DNNN hết hiệu lực, mục tiêu tổ chức sắp xếp lại DNNN đề ra đã không đạt được : tiến trình CPH bị trì trệ; nhiều DNNN độc lập hoặc Tổng công ty nước cần CPH, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp mang tính hình thức từ công ty nhà nước thành Cty TNHH một thành viên ( mà bản chất vẫn như cũ); hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất ( đất đại, tiền vốn, nguyên vật liệu..) kém hơn các loại hình doanh nghiệp khác; lực lượng DNNN đang chiếm giữ một nguồn lực rất lớn của nền kinh tế, nhưng sự đóng góp cho nền kinh tế hoàn toàn không tương xứng, xét về tỷ trọng đóng góp cho GDP ( khoảng 27-28% GDP), giải quyết việc làm ...hay vai trò "con sếu đầu đàn" dẫn dắt nền kinh tế. Bên cạnh đó cơ chế quản lý vẫn còn nhiều bất cập như: quyền quản lý nhà nước đối với DNNN; vai trò của chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu; quyền chủ động điều hành sản xuất, kinh doanh của DN; vai trò và cơ chế trách nhiệm, quyền lợi của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên; chuyển cơ chế giao vốn sang cơ chế đầu tư vốn; cơ chế tài chính và cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp;gắn lợi ích vật chất với trách nhiệm của người quản lý và đội ngũ lao động v.v…chưa được chế định rõ ràng bằng một đạo luật. 2. DNNN là công cụ để nhà nước hạn chế, bổ sung những khuyết tật của thị trường, chứ không phải tồn tại vì nó. 2.1.Về lý luận cũng như thực tiễn cho thấy, không phải lúc nào thị trường cũng đúng trong việc phân bố nguồn lực của nền kinh tế; sự thất bại của thị trường sẽ mang đến những hệ quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế, tạo nên những cuộc khủng hoảng kinh tế; đặc biệt là ở những quốc gia đang trong giai đoạn CNH. Thực tế ở Việt Nam trong những năm gần đây với các cơn “sốt” nhà đất, chứng khoán, lương thực, thực phẩm… là minh chứng rõ nét về sự thất bại của thị trường trong việc phân bố nguồn vốn đầu tư, làm méo mó thị trường, lãng phí nguồn lực xã hội. Về thuộc tính của kinh tế thị trường, cho đến nay vẫn bộc lộ 3 khuyết tật lớn:(1) Luôn luôn có nguy cơ mất cân đối cung - cầu tạo ra các cuộc khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu;(2) Vì mục tiêu lợi nhuận và cạnh tranh, doanh nghiệp ít quan tâm đến lợi ích toàn cục, lợi ích cộng đồng như gây ô nhiễm, phá hoại môi trường, trốn tránh luật pháp, gian 151 lận thương mại v.v… là những điển hình;(3) Kinh tế thị trường về bản chất là mô hình làm giàu cho thiểu số; tự nó không thể làm giàu cho mọi người.Những khuyết tật trên, các quốc gia, tuỳ theo điều kiện lịch sử và đặc điểm của mình và tùy theo mục tiêu của nhà nước đó đề ra những công cụ quản lý khác nhau. Ngày nay, khi nói đến phát triển bền vững, tức là Nhà nước có chức năng khắc phục 3 khuyết tật của thị truờng nói trên.Nhà nước không bao cấp rủi ro cho doanh nghiệp, nhưng cũng không tạo ra những rủi ro cho doanh nghiệp bằng các quyết định hành chính của mình. Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta trong quản lý kinh tế thị trường, tuy chưa hoàn thiện, nhưng cũng đã phủ kín hầu hết các lĩnh vực. Nhưng thực tế hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về kinh tế chưa cao là do sự can thiệp của Nhà nước, ở nhiều cấp chính quyền khác nhau, không phù hợp với sự vận động của thị trường. Nhưng mặt khác Nhà nước lại thiếu công cụ và cơ chế giám sát, chế tài để bảo đảm các chủ thể tham gia các quan hệ thị trường tuân thủ “luật chơi” đã đề ra. Do đó, cùng với công cụ kế hoạch và các chính sách điều tiết vĩ mô, việc thành lập và sử dụng các tổ chức kinh tế của Nhà nước chính là sự bổ khuyết thị trường bằng lực lượng vật chất của Nhà nước. Do đó, vấn đề cải cách Doanh nghiệp nhà nước chính là “tái cấu trúc “ lực lượng này để làm tốt vai trò tham gia bổ khuyết và trên một số ngành và ở thời điểm nhất định để dẫn dắt thị trường, cung cấp tốt hơn các loại “hàng hoá và dịch vụ công cộng” phục vụ mục tiêu CNH và phát triển bền vững. Đây chính là lý do có mặt của DNNN. 2.2. Nếu đứng trên quan điểm này để phân tích lực lượng DNNN hiện hữu, thì đang tồn tại 3 vấn đề sau đây : (1) nhập nhằng giữa doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận ( hình thức công ty ) với định chế công phi lợi nhuận ( phi lợi nhuận không có nghĩa là bản thân tổ chức đó hoạt không sinh lời, mà chủ sở hữu không thu lợi nhuận);(2)mặc dù tất cả các DNNN hiện nay đều được chủ sở hữu ( nhà nước ) cho được hưởng cơ chế phi lợi nhuận ( nhà nước không lấy lợi nhuận sau thuế như khu vục tư nhân chia cỗ tức chẳng hạn), nhưng trong hầu hết các ngành có DNNN đều không “ dẫn dắt “ được thị trường, nếu bỏ cơ chế độc quyền. Điều này cho thấy việc quản trị kém hiệu quả và (3)hai nhóm lãnh vực cần sự can thiệp mang tính chủ đạo của lực lượng kinh tế nhà nước là : cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng và các ngành kinh tế có hiệu quả sinh lời thấp, nhưng cần thiết cho quá trình CNH như cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ, đầu tư cho TTBĐS sơ cấp, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghiệp công nghệ cao…nhưng dường như nhà nước lại “nhường” cho thị trường.Nhà nước đầu tư phát triển lĩnh vực nào phải thể 152 hiện quyết tâm chính trị của nhà nước, chứ không phải để mặc DNNN cân nhắc hiệu quả tài chính đơn thuần. Tái cấu trúc lực lượng DNNN để lực lượng này thực sự là sức mạnh vật chất, cùng với thể chế kinh tế trở thành công cụ dẫn dắt thị trường theo mục tiêu phát triển của nhà nước. Đây là một nội dung rất quan trọng, không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế, mà còn lôi kéo được các thành phần kinh tế khác phát triển phù hợp với mục tiêu phát triển của nhà nước.Một đạo luật để chế định vấn trên đang là vấn đề bức xúc đối với các nhà lập pháp Việt nam. 3.Những giải pháp trước mắt: Vấn đề tái cấu trúc lực lượng DNNN theo quan điểm trên cần có một kế hoạch tổng thể thực hiện trong nhiều năm. Song song với việc xây dựng đề án trên, trước mắt đề nghị quan tâm một số giải pháp sau đây: + Thứ nhất: sửa đổi ngay những quy định không phù hợp đang cản trở quá trình CPH DNNN trong suốt 3 năm qua liên quan đến vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp; việc chọn đối tác chiến lược; bán cỗ phần ưu đãi cho người lao động..nhằm đẩy nhanh tiến độ CPH, kể cả CPH toàn Tcty. + Thứ hai: dừng việc thành lập các Tập đoàn kinh tế nhà nước mang tính hành chính không phù hợp với quy luật phát triển doanh nghiệp.Đánh giá, xem xét lại những tập đoàn đã thành lập trong các năm qua,nếu cần thiết nên sắp xếp lại. + Thứ ba: Chính phủ không bảo lĩnh tín dụng hoặc cho vay chỉ định đối với DNNN.Buộc tất cả DNNN phải huy động vốn qua cơ chế thị trường.Chính phủ chỉ hỗ trợ tín dụng cho những DNNN hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng, mà không thu hút được các thành phần kinh tế khác đầu tư hoặc thực hiện nhiệm vụ chính trị do Chính phủ giao ( loại doanh nghiệp này chịu sự giám sát bằng cơ chế riêng). + Thứ tư: Buộc tất cả các tập đoàn và Tcty nhà nước phải công bố thông tin như quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. + Thứ năm: thành lập một cơ quan ngang bộ để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu ( nhà nước) quản lý toàn bộ vốn kinh doanh của nhà nước; trên cơ sở đó xóa hoàn toàn cơ chế "chủ quản" hiện nay. Cơ quan này chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. 153 + Thứ sáu: khẩn trương xây dựng Luật quản lý vốn kinh doanh của Nhà nước hay một tên gọi nào đó, nhưng nội hàm là " hoạt động kinh doanh của nhà nước phải được điều chỉnh bằng Luật”. 154 NHÌN NHẬN LẠI VẤN ĐỀ THÂM HỤT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Vũ Quốc Huy Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà nội Mở đầu. Vấn đề thâm hụt thương mại gần đây đã trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm và thảo luận. Sự thật là thâm hụt thương mại đã gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2007 khi thâm hụt thương mại đạt tới mức 20% GDP và mặc dù có những diễn biến khác nhau, xu hướng chung có vẻ như là thâm hụt thương mại vẫn còn duy trì ở mức cao. Những tranh luận về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này đặt ra vấn đề cần nhìn nhận lại nguyên nhân thực sự của tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài ở nước ta. Đã không ít những ngộ nhận (myths) liên quan đến nguồn gốc, nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại và do đó những giải pháp nhằm giải quyết xử lý vấn đề này cũng mang đến không ít những ý kiến khác nhau41. Bài tham luận này không đặt mục đích phân tích cụ thể nguyên nhân của tình hình THTM hiện nay, càng không kỳ vọng đưa ra những giải pháp. Bài tham luận chỉ tập trung nêu ra những điều có thể coi là sự ngộ nhận về tình trạng THTM để từ đó có thể có được những cách nhìn đúng hơn về tình trạng này, từ đó mới có cơ sở chung để thảo luận các vấn đề tiếp theo. Tình hình thâm hụt thương mại của Việt nam từ 1995 đến nay Thâm hụt thương mại của nước ta không phải là vấn đề mới. Trên thực tế, thâm hụt thương mại diến ra suốt trong hơn 2 thập kỷ gần đây. Điều quan trọng là là mức độ thâm hụt thương mại gia tăng đột biến vào thời điểm năm 2007, từ mức 5 tỷ USD năm 2006 lên gần gấp 3 lần với khối lượng trên 14 tỷ USD vào năm 2007 và đạt đỉnh điểm với mức trên 18 tỷ USD năm 2008 (tương đương 20% GDP). Trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô, những lo ngại về tỷ giá, lạm phát, g ia tăng thâm hụt thương mại lại càng trở nên vấn để được quan tâm sâu sắc. Thêm vào đó, cơ cấu thương mại và thâm hụt thương mại cũng là một vấn đề được chú ý, bởi lẽ có sự khác biệt lớn trong cơ cấu thương mại xét về thành phần kinh tế, cơ cấu thị trường và mặt hàng. 41 Bùi Tất Thắng đã đưa ra một số ‘ngộ nhận’ này trong bài viết ‘ Về những mối nguy cơ của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011” tại hội thảo khoa học quốc tế: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010: 10 năm nhìn lại và con đường phía trước” do Trường ĐH KTQD, Diễn đàn phát triển VN và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức ngày 24/1/2011 tại Hà Nội) 155 Bảng 1 cho thấy, khu vực doanh nghiệp trong nước làm cho mức độ thâm hụt thương mại trầm trọng hơn, trong khi khu vực FDI có tác dụng làm giảm nhẹ mức độ thâm hụt chung. Năm 2008, khu vực trong nước có tổng thâm hụt thương mại lên tới gần 25 tỷ USD, trong khi đó khu vực FDI có mức thặng dư là 6,6 tỷ USD. Như vậy có thể nói, trong một thời gian dài, khu vực FDI có tác dụng giảm bớt mức độ thâm hụt của cả nên kinh tế. Điều đó cho thấy trong thời gian đó, khu vực FDI hướng nhiều đến xuất khẩu hơn là khu vực trong nước. Tình hình này đang có sự thay đổi theo hướng làm trầm trọng thêm mức gia tăng thâm hụt thương mại. Bằng chứng là bắt đầu từ năm 2008, mức thăng dư thương mại của khu vực FDI có chiều hướng sụt giảm. Điều này phản ánh sự chuyến hướng của FDI ở nước ta từ việc tập trung vào các khu vực chế tác và hướng vào xuất khẩu sang khu vực phi thương mại (non-tradable) với các dự án lớn về dịch vụ, bát động sản42. Việc chuyển hướng này một mặt làm giảm mức thặng dư thương mại do không hướng vào xuất khẩu trong khi vẫn gia tăng nhu cầu nhập khẩu, mặt khác việc đầu tư vào khu vực phi thương mại sẽ làm tăng sức ép tăng giá của đông Việt Nam, điều có thể làm gia tăng thêm mức thâm hụt chung do việc kích thích nhập khẩu và suy giảm xuất khẩu. Nếu xu hướng này vấn tiếp tục trong tương lai, thì ảnh hưởng của FDI đối với cán cân thương mại và cán cân vãng lai, cả về phương diện các tác động trực tiếp, cũng như tác động gián tiếp thông qua áp lực tắng giá đồng Việt Nam là vấn đề đáng được quan tâm. Bảng 1. Thâm hụt thương mại của Việt Nam, 1995-2010, (triệu USD) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Thâm hụt thương mại Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(*) Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Tổng số Khu vực kinh tế trong nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1995 5448.9 3975.8 1473.1 8155.4 6687.3 1468.1 2706.5 2711.5 -5.0 1996 7255.9 5100.9 2155.0 11143.6 9100.9 2042.7 3887.7 4000.0 -112.3 1997 9185.0 5972.0 3213.0 11592.3 8396.1 3196.2 2407.3 2424.1 -16.8 1998 9360.3 6145.3 3215.0 11499.6 8831.6 2668.0 2139.3 2686.3 -547.0 1999 11541.4 6859.4 4682.0 11742.1 8359.9 3382.2 200.7 1500.5 -1299.8 2000 14482.7 7672.4 6810.3 15636.5 11284.5 4352.0 1153.8 3612.1 -2458.3 2001 15029.2 8230.9 6798.3 16218.0 11233.0 4985.0 1188.8 3002.1 -1813.3 2002 16706.1 8834.3 7871.8 19745.6 13042.0 6703.6 3039.5 4207.7 -1168.2 2003 20149.3 9988.1 10161.2 25255.8 16440.8 8815.0 5106.5 6452.7 -1346.2 42 Xem them Nhóm nghiên cứu WTO, Đại học Kinh tế 156 2004 26485.0 11997.3 14487.7 31968.8 20882.2 11086.6 5483.8 8884.9 -3401.1 2005 32447.1 13893.4 18553.7 36761.1 23121.0 13640.1 4314.0 9227.6 -4913.6 2006 39826.2 16764.9 23061.3 44891.1 28401.7 16489.4 5064.9 11636.8 -6571.9 2007 48561.4 20786.8 27774.6 62764.7 41052.3 21712.4 14203.3 20265.5 -6062.2 2008 62685.1 28162.3 34522.8 80713.8 52831.7 27882.1 18028.7 24669.4 -6640.7 2009 56584.0 26730.0 29854.0 68830.0 43957.0 24873.0 12246.0 17227.0 -4981.0 2010 71629 32801 38828 84004 47526 36478 12375.0 14725.0 -2350.0 Nguồn: Tổng cục Thông kê Những quan niệm phổ biến về THTM và những biện pháp khắc phục. Tình trạng gia tăng thâm hụt thương mại đã đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách nhiệm vụ phải đề xuất các biện pháp để chủ động giải quyêt vấn đề này. Thực chất, vấn đề thâm hụt thương mại bị tác động bởi nhiều yếu tố cả trong và ngoài nước, cả những vấn đề có tính lâu dài cũng như những vấn đề mang tính ngắn hạn. Tỷ giá có vai trò quan trọng trong việc ảnh hường đến tình trạnh thương mại nói chung và thâm hụt thương mại nói riêng. Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng về cơ bản, một đồng tiên nội tê yếu có thể tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu và do vậy có thể có ảnh hưởng tích cực đến việc cải thiện cán cân thương mại. Trường hợp Thái lan sau khủng hoảnng kinh tế châu Á và sự cải thiện cán cân thương mại của Mỹ trong thời gian gần đây do đồng USD mất giá là những minh chứng cho luận điểm này. Hệ thống thuế quan cũng đóng vai trò nhất địnhtrong việc kiểm soát cán cân thương mại bởi lẽ nhập khẩu phụ thuộc vào mức thuế. Tuy nhiên tùy theo cơ cấu kinh tế và tính chất liên kết của các mặt hàng xuất khẩu với các ngành hàng nhập khẩu mà tác động của hệ thồng thuế quan có thể khác nhau. Những mặt hàng ít nhạy cảm với giá cả (và do vậy với mức thuế) sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi về mức thuế trong một giới hạn nào đó. Cấu trúc nền kinh tế. mối liên kết với các nên kinh tế khác thông qua chuỗi sản xuất khu vực hay toàn cầu đều có ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Những tác động trực tiếp qua các kênh nói trên thường được nhận biết rõ hơn và do vậy các động thái chính sách khi giải quyết vấn đề thâm hụt cán cân thương mai thường tập trung vào các lĩnh vực này, và đó là điều dễ hiểu. Tuy nhiên tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp can thiệp trực tiếp lại là một vấn đề cần được thảo luận và đây chính là vấn đề lớn cần làm rõ trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Thông thường các biện pháp cạn thiện trực tiếp thường kém hiệu quả và có thể gây ra những hiệu ứng phụ không cần thiết. 157 Điều đáng nói ở đây là thường là căn nguyên thực sự của vấn đề cán cân thương mại, chênh lệch đầu tư – tiết kiệm trong nước, lại không hoàn toàn nằm trong lính vực quản lý thương mại bình thường. Do vậy vấn đề mấu chốt đó thường ít được đặt ra trong các bàn thảo chinh sách. Vì vậy những biện pháp trực tiếp đưa ra thường hoặc là không phát huy tác dụng, hoặc mang lại nhiều chi phí bổ sung cho các bên liên quan. Lý thuyết kinh tế đã chỉ ra rằng trong một số điều kiện nhất định, thâm hụt thương mại chính là sự phản ánh trung thực của sự chênh lệch đầu tư – tiết kiệm trong nước tại một thời điểm nào đó. Nói cách khác, chùng nào sự chênh lệch giữa đâu tue và tiết kiệm trong nước chưa được xử lý thì vấn đề thâm hụt thương mại chắc chắn sẽ bị tiếp tục duy trì. Ván đề mấu chốt là phải giải quyêt được sự chênh lệch đó. Tuy nhiên, ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, khi phải đối mặt với tình trạng thâm hụt thương mại gia tăng, các biện pháp của Chính phủ thường chỉ tập trung vào các biện pháp tức thời với mong muốn có thể sớm kiếm soát được tình hình. Những biện pháp này chủ yếu tập trung vào việc hạn chế tiếp cận tín dụng cho nhập khẩu. áp dụng các biện pháp thuế, phi thuế, hàng rào kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế đã chỉ ra rằng những biện pháp này tỏ ra thiếu khả năng thực thi, kém hiệu quả. Việc kiểm soát danh mục các mặt hàng hạn chế nhập khẩu áp dụng trong năm 2010 không ngăn được mức tăng 36% giá trị các mặt hàng này trong năm 2010. Những khuyến nghị sử dụng đòn bảy tỷ giá trong việc điều tiết cán cân thương mại thường vấp phải những lo ngại (có phần chính đáng) về tác động lạm phát, nợ nước ngoài. Trong bối cảnh đó việc làm rõ những nhận thức chung về nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại, xó bỏ những định kiến, ngộ nhận về thâm hụt thương mại là cực ký quan trọng nhằm tạo ra sự thống nhất trong các chính sách nhắm kiểm soát tình hình thâm hụt thương mại. Dưới đây chúng tôi đi sâu phân tích xx vấn đề chính trong việc nhận thức về những vấn đề liên quan đến thâm hụt thương mại 1. Thâm hụt thương mại là điều khó tránh khỏi đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hóa do chưa có nền công nghiệp phát triển và cần nhập khẩu máy móc, công nghệ phục vụ cho CNH Trước hết hiện đang tồn tại quan niệm cho rắng, thâm hụt thương mại là điều tất yếu mà mỗi quốc gia trong quá trình phát triển từ nước nghèo lên nước thu nhập trung bình trên thế giới không thể không đối mặt do trình độ sản xuất, liên kết thấp kém trong khi nhu cầu về máy móc thiết bị, thậm chí nguyên vật liệu càn thiết cho sự nghiệp công nghiêp 158 hóa- hiện đại hóa là một thực tế khó tránh khỏi. Nhập khẩu do vậy sẽ gia tăng trong khi xuất khẩu chưa theo kịp để đáp ưng những nhu cầu liên quan. Luận điểm này thực ra không có cơ sở cả về thực tế và lý luận. Các nước đang phát triển có những chiến lược công nghiệp hóa khác nhau và điều đó có ảnh hưởng khác nhau đến tình trạng của nền kinh tế, trong đó có tình hình thương mại nói chung. Điều đó tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có cả những yếu tố chính sách của các nước theo từng giai đoạn phát triển. Bảng 1 cho thấy tình hình cán cân thương mại của một số nước ở Đông Nam Á và Mỹ La tinh trong suốt thời kỳ từ năm 1975 đến 2007. Rõ ràng là không có một khuôn mẫu nào về xu thế diễn biến của thâm hụt thương mại cho tất cả các nước trong quá trình phát triển kinh tế của họ. Trong khi Argentina và Malaysia là hai nước thường xuyên có mức thặng dư thương mại thì một số nước như Phillipines hay Bolivia lại có nhiều năm thâm hụt thương mại, đặc biệt là Philipines. Thái lan là trường hợp đáng chú ý. Trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, Thái lan luôn ở trong tình trạng thâm hụt thương mại. Tuy nhiên từ sau năm 1997, nước này luôn có mức thặng dư thương mại cao. Có thế nói một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nay là sự thay đổi về chính sách tỷ giá. Trước đó Thái lan duy trì một chính sách tỷ giá cố định, duy trì đồng bath ở mức cao. Điều đó không khuyến khích xuất khẩu mà ngược lại tạo điều kiện tốt cho việc nhập khẩu. Giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế châu Á, Thai lan đã chuyển sang chế độ tỷ giá linh hoạt và đó có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng cải thiện cán cân thương mại của Thái Lan. Bên cạnh đó, nét đặc trưng của các nước châu Mỹ La tinh là sự biến động lien tục trong cán cân thương mại, điển hình là trường hợp Mexico với mức thăng dư thương mại cao trong những năm 80s sang mức thâm hụt thương mại đáng kể trong thập niên đầu của thế kỷ này (Bảng 1). Nguyên nhân của tình hình cán cân thương mại của các nước rất khác nhau, nhưng một điều chắc chắn là các chính sách kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó và không có một khuôn mẫu cố định nào cho các nước cả. Bảng 2. Thâm hụt thương mại của một số nước, 1976-2007 (triệu USD) Năm Argentina Bolivia Brazil Chile Malaysia Thailand Mexico Philippines 1976 -1,150 -51 2,340 -650 -1,480 190 1977 -1,850 -55 100 -40 -1,540 790 770 1978 -2,910 97 1,100 430 -1,620 850 1,300 1979 -1,780 -22 2,800 350 -3,190 1,550 2,200 1,540 1980 1,370 -368 2,900 760 -2,400 1,900 3,100 1,940 1981 -710 -84 -1,200 2,670 100 2,030 3,900 2,230 159 1982 -2,760 -332 -800 -70 700 740 -7,100 2,650 1983 -3,720 -259 -6,500 -980 -400 2,860 -14,200 2,480 1984 -3,980 -313 -13,100 -360 -2,900 1,900 -13,200 680 1985 -4,880 -160 -12,400 -880 -3,600 1,330 -8,400 480 1986 -2,440 51 -8,300 -1,090 -3,300 -390 -5,000 200 1987 -1,020 127 -11,100 -1,310 -5,800 400 -8,800 1,020 1988 -4,240 48 -19,200 -2,210 -5,400 2,100 -2,600 1,090 1989 -5,710 6 -16,100 -1,480 -4,300 2,900 -400 2,580 1990 -8,670 -55 -10,700 -1,280 -2,500 6,800 900 4,010 1991 -4,440 44 -10,600 -1,480 -400 6,000 7,300 3,260 1992 1,400 432 -15,200 -710 -3,100 4,200 15,900 4,680 1993 2,300 394 -14,300 1,000 -3,000 4,300 13,500 6,200 1994 4,200 35 -10,900 -700 -1,600 3,700 18,400 7,800 1995 -2,400 180 3,200 -1,400 100 8,000 -7,000 9,000 1996 -1,700 240 5,400 1,100 -3,900 9,500 -6,500 11,400 1997 2,200 470 6,600 1,400 -3,500 -1,600 0 11,200 1998 3,100 660 6,600 2,100 -17,500 -16,300 7,000 - 1999 800 490 1,300 -2,500 -22,600 -14,000 6,000 6,000 2000 -2,400 360 700 -2,100 -20,800 -11,700 8,000 6,000 2001 -7,300 300 -2,600 -1,900 -18,400 -8,600 9,000 6,300 2002 -17,230 340 -13,200 -2,400 -18,200 -9,100 8,000 5,500 2003 -16,800 -100 -24,800 -3,800 -25,700 -11,200 6,000 5,900 2004 -13,300 -430 -33,700 -9,600 -27,800 -10,800 9,000 5,700 2005 -13,100 -610 -44,400 -10,800 -33,000 -3,000 8,000 7,700 2006 -13,900 -1,240 -46,700 -22,800 -38,000 -14,000 6,000 6,800 2007 -13,500 -1,220 -40,000 -24,000 -37,000 -27,000 10,000 8,400 Nguồn: World Development Indicators. World Bank 2. Thâm hụt thương mại có thể giảm bớt nếu hạn chế tiêu dùng các hàng xa xỉ. Một trong những ý kiến được đưa ra trong thời gian qua ở nước ta về nguyên nhân của tình trạng thâm hụt thương mại là do tiêu dùng các hàng xa xỉ. Từ đó có nhiều khuyến nghị hạn chế nhập khẩu các mặt hàng này bằng cả các biện pháp hành chính hoặc thông qua việc áp dụng mức thuế cao, hạn chế cấp ngoại tệ để nhập hàng, sử dụng các hang rào kỹ thuật. Các tranh luận lại càng trở nên sôi nổi hơn khi Tổng cục thồng kế vào cuối năm 2010 đưa ra số liệu nhập khẩu các mặt hang ‘xa xỉ’, đắt tiền lên tới 10 tỷ USD trong đó 9 160 tỷ USD dành cho nhập rượu ngoại, thuốc lá, đồ trang sức, điện thoại43. Điều đáng nói ở đây là khái niệm ‘hàng xa xỉ’ được đưa ra khá tùy tiện thiếu những chuẩn mực cụ thể. Vì vậy số liệu nhập khẩu các mặt hàng này cũng khác nhau44. Hơn thế nữa, các biện pháp hạn chế các mặt hàng tiêu dùng có giá trị cao khó có thể phát huy tác dụng với lý do đơn giản là các mặt hàng này ít nhạy cảm với giá cả: người mua sẵn sàng trả giá cao hơn nếu họ thực sự có ‘nhu cầu’ mua sắm các mặt hàng đó. Sự thật là trong năm 2010, các mặt hàng thuộc diện ‘kiểm soát nhập khẩu’ lại có mức tăng trưởng tới 38.5%. cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng khác45. Việc đánh thuế cao vào các mặt hàng được coi là ‘xa xỉ’ khó có thể có tác dụng giảm nhập siêu do các yếu tố phi giá cả quyết định sự lựa chọn mua sắm của các khách hàng 3. Thâm hụt thương mại hàng hóa có thể khắc phục khi có nền công nghiệp phụ trợ Ý tưởng này được đề xuất trong thời gian gần đây do những nhìn nhận cho rằng Việt Nam phải nhập quá nhiều nguyên vật liệu cho các ngành chế tác trong nước sản xuất cả các mặt hàng xuất khẩu và tiêu dung trong nước. Gia tăng thâm hụt thương mại với Trung Quốc và các nước trong khu vực châu Á được coi là những minh chứng cho sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài và được coi như là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhập siêu. Giải pháp được đề xuất là tăng cường phát triển công nghiệp phụ trợ, phục vụ nhu cầu nguyên liệu trong nước, qua đó giảm nhập siêu. Chưa nói đến tính khả thi của đề xuất này mà chỉ xem xét tính hợp lý của nó, chúng ta đã thấy một số vấn đề nảy sinh. Trước hết, xu thế mới trong phân cồng lao động quốc tế hiện nay là xu thê gắn với thương mại nội ngành (intra-industry trade) thay vì phương thức thương mại liên ngành (inter-industry trade) như trước đây46. Vì vậy trong bối cảnh tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, liên kết khu vực theo xu hướng thương mại nội ngành sẽ tạo ra liên kết sản xuất bền vững, hiệu quả. Điều đó có thể làm gia tăng nhập khẩu nhưng kèm theo đó cũng gia tăng xuất khẩu và do vậy hoàn toàn có thể cải thiện được cán cân thương mại. Các ngành xuất khẩu chủ lực hiện nay như dệt may, giày dép đều có hàm 43 44 Một số tác giả đưa ra số liệu nhập khẩu ‘hàng xa xỉ’ chỉ là 5.7 tỷ USD (Quang Minh, Đại biểu Nhân dân, 25/01/2011. Nguyễn Đức Thành (VEPR, 17/05/2010) cho rắng giảm một nửa nhập khẩu ô tô thì cũng chỉ giảm được 1% tổng kim ngạch nhập khẩu và không phải tất cả ô tô nhập khẩu là hang xa xỉ 45 Doanh nghiệp Thương mại. 46 Xem Prema-Chandra Athukorala (2010) Production Networks and Trade Patterns in East Asia: Regionalization or Globalization. 161 lượng nhập khẩu cao nhưng lại có tác độn tích cực đến việc cải thiện cácn cân thương mại do phần lớn các sản phẩm đều phục vụ xuất khẩu. Việc phát triển công nghiệp phụ trợ rất có thể rơi vào bẫy ‘thay thế nhập khẩu’ và do vậy mặc dù hạn chế được nhập khẩu nhưng không cải thiện được cán cân thanh toán do suy giảm năng lực xuất khẩu. Sự đóng góp tích cực của khu vực FDI cho việc cải thiện tình hình nhập siêu trong thời gian trước năm 2008 có thể xem như một minh chứng cho luận điểm này Do vậy việc phát triển công nghiệp phụ trợ cần được xem xét thận trọng nhằm tránh những tác động tiêu cực do yếu tố ’thay thế nhập khẩu’ mang lại. Nhìn nhận lại vấn đề thâm hụt thương mại Những thiên lệch trong cách nhìn nhận về nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề nhập siêu nêu ra trên đây đạt ra yêu cầu nhìn nhận vấn đề nhập siêu mang tính căn bản hơn, từ những vấn đề then chốt của nền kinh tế. Sự không thành công của các biện pháp can thiệp tức thời cũng chứng tỏ cần có quan điểm toàn diện hơn về vấn đề này. Trong khi tỷ giá có thể đóng vai trò nhất định trong việc kiểm soát nhập siêu như thực thế của nhiều nước đã chỉ ra, việc áp dụng công cụ này trong điều kiện Việt Nam có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác như chính sách tiền tệ, lạm phát vì vậy phạm vi áp dụng có thể cần can nhắc. Một quan điểm bao trùm hơn trên cách tiếp cận vĩ mô về thâm hụt thương mại cần được xem xét nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp đề ra. 1. Cán cân thương mại và cán cán tài khoản vãng lai Trên thực tế, điều có tác động lớn đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế là cán cân tài khoản vãng lai hơn là cán cân thương mại (một bộ phận của cán cân tài khoản vãng lai). Nếu một nên kinh tế có thăng dư tài khoản vãng lai mặc dù thâm hụt thương mại ( do bù đắp được bởi thăng dư dịch vụ) thì những lối lo ngại về tài khoản vốn, tỷ giá se không được đặt ra như ban đầu. Vì vậy, điều cân quan tâm là thúc đẩy các dịch vụ như là những biện pháp đối phó hữu hiệu hơn với tình trạng thâm hụt tài khoản thương mại. Trong điều kiện của nước ta việc thúc đẩy xuất khẩu vẫn là chiến lược phát triển còn có ý nghĩa trong thời gian tới và đó cũng là biện pháp hữu hiệu cho việc cải thiện tình hình thâm hụt thương mại. Việc quay lại với thị trường nội địa trong thời gian qua không giải 162 quyết được vấn đề suy giảm mà còn có thể gây ra những áp lực lớn đối với vấn đề nhập siêu. Tiếp tục thúc đẩy xuât khẩu vẫn là một chiến lược có ý nghĩa trong thời gian tới. Thực tế trong thời gian qua đã chỉ ra rằng, bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, xuất khẩu của nước ta vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Một trong những lý do cho tình hình khả quan trong xuât khẩu là do xuất khẩu của nước ta vẫn nằm ở phân khúc thị trường chất lượng thấp, giá rẻ. Suy thoái kinh tế gây ra sự giảm sút về thu nhập do vậy người tiêu dung ở các nước phát triển có xu hướng chuyến sang tiêu thụ các mặt hàng rẻ hơn so với trước đây. Sự chuyển hưởng tiêu dung do tác động suy giarm thu nhập làm gia tăng nhu cầu hàng hóa giả rẻ, chất lượng thấp, vốn là thị trường của hàng hóa Việt Nam. Sự phục hồi kinh tế trong thời gian tới cũng là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam. Điều quan trọng là cần tiếp tục nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng Việt Nam trong thời gian tới 2. Nhìn nhận rộng hơn trên quan điểm saving-investment gap. Thâm hụt thương mại/cán cân vãng lai là sự phản ảnh của sự mất cân đối giữa tiêu dùng-tiết kiệm-đầu tư trong nước. Bằng chứng rõ ràng nhất là quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung quốc. Tỷ giá đóng vai trò quan trọng nhưng vấn đề cơ bản vẫn là sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Do vậy muốn giải quyết triệt để vấn đề thâm hụt thương mại, cần xem xét đến cơ cấu tiết kiệm-đầu tư trong nước. Đây là lĩnh vực phi truyền thồng trong các biện pháp đối phó với tình trạng thâm hụt thương mại ở nước ta. Tuy nhiên đây lại là vấn đề mấu chốy để giải quyết căn bản vấn đề nhập siêu Trong thời gian qua, mức tiết kiêm thấp và đầu tư cao , kém hiệu quả có thể coi là nguyên nhân chinh dẫn đế tình trang thâm hụt kèo dài và sâu sắc hơn. Vì vậy nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm bới chênh lệch đầu tư-tiết kiệm càn được đạt ra như là nhiệm vụ trọng tâm trong việc hạn chế thâm hụt thương mại trong thời gian tới Thay cho phần kết Thâm hụt thương mại đã và đang là vấn đề được quan tâm thảo luận trên các diễn đàn và tròn quá trình hoạch định chính sách. Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi cách nhìn mang tính tổng quát, đặc biệt từ góc độ cơ cấu tiêu dùng-đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thay vì những biện pháp tác nghiệp thương mại trực tiếp Thúc đẩy xuất khẩu vẫn còn là một trong những biện pháp khả thi, hữu hiệu trong giai đoạn tới do đặc điểm của tính chat thương mại của Việt Nam trong quan hệ thương mại toàn cầu. Chính sách tỷ giả cũng cần được xem xét thận trọng nhằm khuyến khích xuất khẩu, cải thiện tình trạng nhập siêu. 163 Điều quan trọng hơn cả là xử lý vấn để chênh lệch tiết kiệm-đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả đâu tư, giảm bớt chi tiêu kém hiệu quả, thu hẹp khoảng cách tiết kiệm –đầu tư.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKinh tế Việt Nam - Những vấn đề đặt ra trong trung và dài hạn (2).pdf
Luận văn liên quan