Ðiều tra tình hình sản xuất và sử dụng giống lúa trên đất phù sa huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình

- Về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa canh, đa sản phẩm. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, do diễn biến thất thường của thời tiết, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông nghiệp. - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, hệ thống giao thông nội đồng, bờ vùng bờ thửa, mạng lưới thủy lợi khá hoàn chỉnh, đã có những tác động đáng kể đến sản xuất nông nghiệp nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế chung của 3 xã. - Mức độ đầu tư thâm canh của nông dân còn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là vốn, dẫn đến chưa phát huy được năng suất cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Còn thiếu bộ giống lúa năng suất và chất lượng cao.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3953 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðiều tra tình hình sản xuất và sử dụng giống lúa trên đất phù sa huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
137 TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 64, 2011 ðIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SỬ DỤNG GIỐNG LÚA TRÊN ðẤT PHÙ SA HUYỆN LỆ THUỶ, TỈNH QUẢNG BÌNH Võ khắc Sơn, Trần Thanh Hải Sở Khoa học Cơng nghệ Quảng Bình Hồng Thị Thái Hịa Trường ðại học Nơng Lâm, ðại học Huế TĨM TẮT ðiều tra được tiến hành trong năm 2009, tại 3 xã chuyên sản xuất lúa của huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình bao gồm Liên Thủy, An Thủy và Sơn Thủy. Mục đích của nghiên cứu nhằm khảo sát tình hình sử dụng các gống lúa trên địa bàn huyện, tìm ra điểm mạnh và yếu của địa phương trong sản xuất lúa. Trên cơ sở đĩ đề ra giải pháp phù hợp cho việc thâm canh tăng năng suất lúa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cơ cấu cây trồng tại 3 xã là khá đa dạng, tuy nhiên cây lúa vẫn là cây chủ lực, chiếm 80% cơ cấu cây trồng. Các giống lúa sử dụng tại các xã cũng rất phong phú, nhưng chủ yếu vẫn là các giống năng suất cao như X21, Xi23, VN20, cịn các giống lúa chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ thấp (chủ yếu là giống HT1). Việc đầu tư thâm canh cho các giống lúa chủ yếu vẫn dựa vào tập quán và kinh nghiệm của người dân, nên tình trạng sử dụng phân bĩn chưa cân đối và hợp lý vẫn cịn phổ biến. ðộ phì đất trồng lúa tại 3 xã nghiên cứu là khá tốt, đặc biệt là đạm và hợp chất hữu cơ. 1. ðặt vấn đề Lúa là một trong những cây trồng cĩ lịch sử trồng trọt lâu đời nhất. Quá trình phát triển của cây lúa gắn liền với quá trình phát triển của các phương thức canh tác của nền văn minh nhân loại. ðể nâng cao tổng sản lượng lương thực thì phải đảm bảo được bộ giống lúa tốt, năng suất cao, chống chịu và phẩm chất tốt. ðể đạt được điều đĩ cần tiến hành đánh giá và tuyển chọn giống một cách thường xuyên. Lệ Thủy là huyện cĩ nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp. Tồn huyện cĩ 26 xã và 2 thị trấn. Vùng đồng bằng gồm cĩ 16 xã, dân số chiếm 80% tồn huyện, là nơi tập trung sản xuất lúa nước, thu nhập của người dân ở đây phụ thuộc rất nhiều vào cây lúa. Trước đây, do việc chọn giống của người dân ở đây cĩ tính chất tự phát, chưa cĩ cơ sở khoa học nên các giống được chọn năng suất chưa cao, khơng ổn định và nhanh bị thối hĩa. Trong những năm gần đây, nhờ những thành tựu trong lĩnh vực cơng nghệ sinh học và các ngành cĩ liên quan đã đẩy nhanh cơng tác tạo giống mới, huyện Lệ Thủy đã đưa vào sản xuất một số giống cĩ năng suất cao như X21, X23, NX30,... nhưng phẩm chất các giống này chưa cao, khơng phù hợp với nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng cao. ðể đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo ra nước ngồi, thì yếu tố 138 chất lượng là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, yêu cầu lúa gạo hàng hĩa phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu "ðiều tra tình hình sản xuất và sử dụng giống lúa tại huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình”, với mục đích chính như sau: - Khảo sát tình hình sử dụng các gống lúa trên địa bàn huyện, tìm ra điểm mạnh và yếu của địa phương trong sản xuất lúa. - Trên cơ sở đĩ đề ra giải pháp phù hợp cho việc thâm canh tăng năng suất lúa. 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại 3 xã chuyên trồng lúa đại diện về diện tích, địa hình, tính chất đất của huyện Lệ Thuỷ bao gồm Liên Thuỷ, An Thuỷ và Sơn Thuỷ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp từ các cơ quan liên quan: - Thu thập báo cáo, niên giám thống kê từ Phịng thống kê, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện Lệ Thuỷ. - Thu thập báo cáo tổng kết hàng năm và số liệu về đất đai tại 3 xã Liên Thuỷ, An Thuỷ và Sơn Thuỷ. * Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: thơng qua phiếu điều tra: Tiến hành phỏng vấn 30 hộ/xã, tổng số 90 hộ được phỏng vấn điều tra để thu thập các thơng tin liên quan như nêu ở trong phiếu điều tra. * Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích trong phịng thí nghiệm: Mẫu đất được lấy ở tầng 0 - 20 cm theo 5 điểm chéo gĩc sau khi thu hoạch vụ lúa ðơng xuân 2009. Tổng số 30 mẫu đất được lấy và phơi khơ trong khơng khí và đem rây qua rây 2 mm. Sau đĩ, phân tích với các chỉ tiêu như sau pHKCl, OC, N, P2O5, K2O tổng số, P2O5 dễ tiêu và CEC theo các phương pháp chuẩn của Viện Thổ nhưỡng Nơng hĩa. * Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý trên Excel gồm cĩ trị số trung bình và SD. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Hiện trạng cơ cấu cây trồng tại 3 xã Liên Thủy, An Thủy và Sơn Thủy Xã Liên Thủy, An Thuỷ và Sơn Thuỷ cĩ điều kiện đất đai khá đa dạng với những tính chất đất khác nhau, cho nên hệ thống cây trồng khá phong phú, với các loại cây trồng chủ yếu là lúa, lạc, khoai lang, sắn, ngơ. Bên cạnh đĩ, cịn cĩ các loại cây trồng 139 khác như: đậu đỗ, rau, ớt, vừng,... Qua quá trình điều tra, tìm hiểu cơ cấu cây trồng ở tại 3 xã cho thấy, ở địa phương cĩ các phương thức canh tác luân canh và xen canh cây trồng như sau: * Phương thức luân canh: + Lúa ðơng xuân - Lúa Hè thu + Lúa ðơng xuân - Lúa Tái sinh + Lạc ðơng xuân - Lúa Hè thu. + Lạc ðơng xuân - ðậu xanh Hè thu. + Lạc ðơng xuân - Lúa Hè thu- Ngơ ðơng + Rau ðơng xuân - ðậu Hè thu. * Phương thức xen canh: + Lúa + Cá 3.2. Tình hình sản xuất lúa tại 3 xã Liên Thủy, An Thủy và Sơn Thủy 3.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa năm 2008 Kết quả điều tra về diện tích, năng suất và sản lượng vụ ðơng xuân và Hè thu trong địa bàn nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa ở xã Liên Thuỷ, An Thuỷ và Sơn Thuỷ trong vụ ðơng xuân và Hè thu năm 2008 Năm Chỉ tiêu Xã Liên Thuỷ Xã An Thuỷ Xã Sơn Thuỷ ðơng xuân Hè thu ðơng xuân Hè thu ðơng xuân Hè thu Tái sinh Vụ 8 Tái sinh Vụ 8 Tái sinh Vụ 8 Diện tích (ha) 811,0 590,0 220,0 1117,5 996,1 145,3 750,0 450,0 300,0 Năng suất (tạ/ha) 61,6 24,0 48,0 63,0 23,4 47,0 60,0 22,0 45,0 Sản lượng (tấn) 4995,7 1416,0 1056,0 7042,2 2281,7 682,9 4500,0 990,0 1350,0 Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH tại xã Liên Thuỷ, An Thuỷ và Sơn Thuỷ, năm 2008. 140 Qua bảng 1 cho thấy: - Về diện tích: Diện tích lúa ðơng xuân ở cả 3 xã đều chiếm tỷ lệ lớn, riêng tại xã Liên Thuỷ cĩ diện tích đất trồng lúa lớn hơn so với hiện trạng sử dụng đất, do diện tích lúa xâm canh sang xã khác. Trong vụ Hè thu, cĩ 2 dạng canh tác lúa, trong đĩ, hầu hết các xã tại huyện Lệ Thuỷ đều áp dụng hình thức canh tác để lúa tái sinh từ vụ ðơng xuân. Vì vậy, diện tích lúa tái sinh tại các xã là khá lớn so với tổng diện tích vụ Hè thu, chiếm từ 72,8 % đến 87,4%. - Về năng suất: Năng suất cĩ sự khác nhau theo các vụ trồng, các hình thức canh tác lúa và theo xã. Năng suất trong vụ ðơng xuân thường cao hơn các vụ cịn lại, dao động từ 61,6 - 63,0 tạ/ha. Tiếp đến là năng suất trong vụ 8, từ 47 - 48 tạ/ha. Lúa tái sinh cĩ năng suất khá thấp, dao động từ 23 - 24 tạ/ha. Tuy nhiên, người nơng dân vẫn ưa chuộng loại hình canh tác này vì ít tốn cơng chăm sĩc, ít đầu tư, thời gian sinh trưởng cây lúa tái sinh ngắn, tránh được lụt, nên ít rủi ro hơn. 3.2.2. Cơ cấu giống lúa trong vụ ðơng xuân và Hè thu năm 2008 tại 3 xã Liên Thuỷ, An Thuỷ và Sơn Thuỷ Cơ cấu giống lúa trong vụ ðơng xuân và Hè thu và các đặc điểm liên quan tại 3 xã điều tra được trình bày qua bảng 2 và 3. Bảng 2. Cơ cấu giống lúa trong vụ ðơng xuân năm 2008 tại 3 xã Tên giống Diện tích (m2/hộ) Năng suất (tạ/ha) % hộ trồng Chất lượng giống Nguồn giống ðộ phì đất ðánh giá % hộ ðánh giá % hộ 1. Xã Liên Thuỷ (n=30) Xi23 3673 65,8 77 T.bình 100 Nhà nước T.bình 65 VN20 1497 67,4 57 T.bình 100 Nhà nước T.bình 59 NX30 1658 63,8 17 T.bình 100 Nhà nước T.bình 80 PC15 1604 59,9 10 T.bình 100 Nhà nước Tốt 67 HT1 2000 53,6 3 Tốt 100 Nhà nước Tốt 100 2. Xã An Thuỷ (n=30) X21 2881 67,3 63 T.bình 69 Nhà nước T.bình 69 Xi23 2539 66,7 30 T.bình 67 Nhà nước T.bình 75 P6 2479 54,9 43 Tốt 80 Nhà nước T.bình 71 NU838 2637 66,8 17 T.bình 75 Nhà nước T.bình 60 NX30 3373 64,4 63 T.bình 81 Nhà nước T.bình 88 VN20 2008 67,5 20 T.bình 100 Nhà nước T.bình 50 HT1 2550 53,9 20 Tốt 100 Nhà nước T.bình 60 141 3. Xã Sơn Thuỷ (n=30) VN20 2695 67,8 87 T.bình 100 Nhà nước T.bình 100 IR352 1555 57,9 10 T.bình 100 Nhà nước T.bình 100 X21 2416 65,7 50 Tốt 91 Nhà nước Tốt 100 NU838 1917 64,7 7 T.bình 100 Nhà nước T.bình 50 Xi23 4017 65,4 43 Tốt 78 Nhà nước Tốt 89 NX30 2250 63,8 7 T.bình 100 Nhà nước Tốt 100 HT1 4833 54,9 3 Tốt 100 Nhà nước Tốt 100 Nguồn: ðiều tra nơng hộ tại 3 xã, năm 2009. Kết quả bảng 2 cho thấy: - Về loại giống: trong vụ ðơng xuân các giống lúa được trồng tại 3 xã là khá đa dạng. Tùy theo điều kiện đất đai và địa hình tại từng xã mà giống lúa đĩ trồng là phổ biến hay khơng phổ biến. Loại giống lúa được nơng dân tại xã Liên Thuỷ trồng nhiều nhất là giống Xi23 (77% hộ) và VN20 (57% hộ), tại An Thuỷ là giống X21 và NX30 (63% hộ trồng). - Về diện tích: Nhìn chung phụ thuộc vào sự phổ biến của giống, bình quân diện tích trồng cao nhất tại Liên Thuỷ là 3673 m2/hộ đối với giống Xi23. - Về năng suất: Hầu hết các giống đều cĩ năng suất cao trên 60 tạ/ha, chỉ trừ cĩ giống HT1 là giống chất lượng cho nên cĩ năng suất thấp hơn, từ 51 - 53 tạ/ha. Bảng 3. Cơ cấu giống lúa trong vụ Hè thu năm 2008 tại 3 xã Tên giống Diện tích (m2/hộ) Năng suất (tạ/ha) % hộ trồng Chất lượng giống Nguồn giống ðộ phì đất ðánh giá % hộ ðánh giá % hộ 1. Xã Liên Thuỷ (n=20) HT1 1736 48,2 80 Tốt 100 Nhà nước T.bình 67 CN2 1712 50,5 95 Tốt 100 Nhà nước T.bình 67 Xuân Mai 400 45,5 5 Tốt 100 Nhà nước T.bình 100 2. Xã An Thuỷ (n=16) HT1 1879 47,7 75 Tốt 93 Nhà nước T.bình 57 KD18 1899 52,4 81 T.bình 100 Nhà nước T.bình 100 PC6 1815 46,9 19 Tốt 100 Nhà nước Tốt 100 IR504 2000 48,4 6 T.bình 100 Nhà nước Tốt 100 142 3. Xã Sơn Thuỷ (n=20) HT1 1169 46,7 100 Tốt 100 Nhà nước Tốt 100 IR504 1111 47,8 45 Tốt 100 Nhà nước Tốt 100 Xuân Mai 950 44,5 25 Tốt 100 Nhà nước Tốt 100 CN2 2500 51,6 10 Tốt 100 Nhà nước Tốt 100 Nguồn: ðiều tra nơng hộ tại 3 xã, năm 2009. Kết quả bảng 3 cho thấy: Trong vụ Hè thu cơ cấu giống lúa thường ít đa dạng hơn so với vụ ðơng xuân. Nhìn chung giống HT1 được xem là giống chủ lực tại cả ba xã điều tra (>75% hộ trồng). Bình quân diện tích/hộ của mỗi giống lúa thường thấp hơn vụ ðơng xuân vì do diện tích trồng trong vụ Hè thu thường nhỏ hơn. 3.2.3. Tình hình sử dụng phân bĩn vụ cho lúa trong vụ ðơng xuân và Hè thu năm 2008 tại 3 xã Kết quả điều tra tình hình đầu tư phân bĩn cho cây lúa ở 3 xã được chúng tơi thể hiện qua bảng 4 như sau: Qua khảo sát nơng dân tại 3 xã điều tra khơng cĩ tập quán bĩn vơi cho đất trồng lúa, mặc dù đất ở đây là khá chua, 100% hộ điều tra khơng bĩn phân chuồng cho cây lúa, vì vậy dẫn đến hiện tượng đất bị chai cứng đi rất nhiều sau nhiều năm trồng lúa. ðạm urê: bĩn dao động từ 124 - 243 kg/ha, so với lượng lân và kali bĩn thì lượng đạm urê bĩn quá cao, mất cân đối với các loại phân bĩn cịn lại. Phân lân supe hoặc lân Ninh Bình: nơng dân tại 3 xã bĩn với lượng rất thấp, thậm chí cĩ xã khơng bĩn như tại Sơn Thuỷ. Sở dĩ như vậy là do nơng dân cĩ sử dụng phân hỗn hợp NPK. Phân kali clorua: Bĩn dao động từ 33 - 63 kg/ha. NPK (16:16:8): Bĩn với lượng khá cao so với các loại phân bĩn khác, dao động từ 100 - 253 kg/ha. NPK (10:10:5): Lượng bĩn dao động từ 53 - 294 kg/ha, tuỳ thuộc vào tập quán sử dụng NPK ở địa phương. Bảng 4. Tình hình đầu tư phân bĩn vụ ðơng xuân và Hè thu năm 2008 (ðơn vị tính: kg/ha) Chỉ tiêu Vơi Phân chuồng Urê Lân Supe hoặc Ninh Bình Kali Clorua NPK 16:16:8 NPK 10:10:5 I. Vụ ðơng xuân 1. Xã Liên Thuỷ 0 0 243 83 49 192 53 2. Xã An Thuỷ 0 0 185 17 60 147 143 3. Xã Sơn Thuỷ 0 0 126 0 39 213 70 143 II. Vụ Hè thu 1. Xã Liên Thuỷ 0 0 221 10 33 230 50 2. Xã An Thuỷ 19 0 189 0 63 100 294 3. Xã Sơn Thuỷ 0 0 124 0 38 253 23 Nguồn: ðiều tra nơng hộ tại 3 xã, năm 2009. 3.3. Hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa ở 3 xã Kết quả tính tốn hiệu quả kinh tế sơ bộ của các giống lúa chủ lực trong sản xuất được thể hiện qua bảng 5 như sau: Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của lúa trong vụ ðơng xuân và Hè thu ở 3 xã Vụ Chỉ tiêu ðơng xuân Hè thu Tái sinh 1. Xã Liên Thuỷ Tổng thu (1.000 đ/ha) 23.674 18.278 7.220 Tổng chi (1.000 đ/ha) 16.050 15.723 3.958 Lãi thuần (1.000 đ/ha) 7.624 2.555 3.262 2. Xã An Thuỷ Tổng thu (1.000 đ/ha) 23.978 17.860 6.840 Tổng chi (1.000 đ/ha) 16.008 16.825 3.585 Lãi thuần (1.000 đ/ha) 7.970 1.719 3.255 3. Xã Sơn Thuỷ Tổng thu (1.000 đ/ha) 23.902 18.088 6.320 Tổng chi (1.000 đ/ha) 15.668 15.604 3.260 Lãi thuần (1.000 đ/ha) 8.234 2.484 3.060 Qua bảng 5 nhận xét: - Ở vụ ðơng xuân: Lợi nhuận (lãi rịng) thu được từ 1 ha sản xuất lúa đem lại là 7.624.000 đến 8.234.000 đồng. - Ở vụ Hè thu: Lợi nhuận (lãi rịng) thu được từ 1 ha sản xuất lúa đem lại là 1.719.000 đến 2.555.000 đồng. - Lúa tái sinh: Mặc dù năng suất thấp, nhưng do chi phí đầu tư thấp, nên trồng lúa tái sinh vẫn mang lại hiệu quả cao hơn so với trồng lúa vụ Hè thu. 144 3.5. Khảo sát một số tính chất hĩa học đất trồng lúa tại 3 xã điều tra ðánh giá hiện trạng đất trồng lúa thơng qua việc phân tích một số tính chất hĩa học của đất tại 3 xã sẽ giúp cho chúng ta xác định được những hạn chế trong việc sử dụng phân bĩn và đề xuất giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện quá trình sản xuất lúa nâng cao độ phì đất. Kết quả phân tích các tính chất hĩa học của 30 mẫu đất trồng lúa tại 3 xã được trình bày ở bảng 6. Bảng 6. Một số tính chất hố học đất chính trồng lúa tại 3 xã ðơn vị Xã Liên Thuỷ Xã An Thuỷ Xã Sơn Thuỷ pHKCl 3,96 3,92 4,94 OM % 2,14 2,91 2,65 N % 0,162 0,146 0,162 P2O5 % 0,070 0,073 0,078 P2O5 dễ tiêu mg/100g đất 7,52 6,85 8,11 K2O % 0,64 0,61 0,66 CEC lđl/100g đất 6,74 8,24 8,97 * ðộ chua của đất (pH): Qua phân tích đất kết quả là: pHKcl dao động từ 3,92 đến 4,94; ðiều đĩ cho thấy rằng, đất trồng lúa tại 3 xã phần lớn là rất chua và chua (Lê Thanh Bồn, 2006). * Hàm lượng hợp chất hữu cơ (OM%): Kết quả phân tích hàm lượng hợp chất hữu cơ cho thấy, hầu hết các mẫu đất đều cĩ hàm lượng hợp chất hữu cơ từ khá đến giàu. ðây được coi là một lợi thế về độ phì nhiêu của đất, mặc dù nơng dân khơng đầu tư phân chuồng nhưng do cĩ sự vùi trả lại gốc rạ qua các vụ lúa. * Hàm lượng đạm tổng số trong đất (N%): Số liệu thu được khi phân tích 30 mẫu đất cho thấy: hàm lượng đạm tổng số dao động từ 0,146% đến 0,162% (từ trung bình đến khá). Qua đĩ, ta thấy được rằng đất trồng lúa tại 3 xã cĩ hàm lượng đạm tương đối khá. * Hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất: Kết quả phân tích hàm lượng lân tổng số và lân dễ tiêu cho thấy, đất trồng lúa tại 3 xã cĩ hàm lượng lân tổng số ở mức trung bình, dao động từ 0,070 - 0,073%; Hàm lượng lân dễ tiêu ở mức nghèo <10mg/100g đất. Nguyên nhân chính của việc này là do bản chất lượng sản phẩm phong hĩa đá từ thượng nguồn của Sơng Kiến Giang cĩ nguồn gốc từ đá mẹ giàu thạch anh, đất cĩ độ chua cao. Ngồi ra, đĩ là do trong quá trình canh tác người dân chưa đầu tư đúng mức lượng lân cần thiết cho cây. 145 * Hàm lượng kali tổng số (K2O%): Kết quả phân tích 30 mẫu đất cho thấy, hàm lượng kali tổng số ở cả 3 xã ở mức trung bình (0,5 - 1%) do đất được bồi đắp phù sa hàng năm và trả lại phụ phẩm cây trồng từ gốc rạ. * Dung tích hấp thu (CEC): Kết quả phân tích CEC cho thấy: cĩ duy nhất 3 mẫu đất cĩ CEC < 5 lđl/100g chiếm 10%, cĩ 23 mẫu cĩ hàm lượng CEC ở mức 5 - 10 lđl/100g đất, chiếm 77%, cịn 3 mẫu cĩ hàm lượng CEC ở mức > 10 lđl/100g đất. Tuy nhiên, trị số CEC trung bình ở cả 3 xã vẫn ở ngưỡng < 10 lđl/100g đất tức là ở mức nghèo. 3.6. Những khĩ khăn và thuận lợi trong sản xuất lúa tại 3 xã điều tra 3.6.1. Những khĩ khăn - Về cơ bản thì diễn biến thời tiết cĩ những biểu hiện phức tạp làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nĩi chung và cây lúa nĩi riêng. - Sự mất cân bằng sinh thái trong sản xuất nơng nghiệp tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển và các loại cơn trùng gây hại. - Chi phí cho cây trồng ngày càng cao, giá tiêu thụ cho nơng sản phẩm thấp, luơn luơn bấp bênh đã làm cho tư tưởng người nơng dân khơng muốn tập trung vào đầu tư sản xuất. - Mặc dù đời sống người nơng dân được cải thiện và nâng lên một cách rõ rệt, nhưng nhiều hộ gia đình vẫn cịn thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. - Việc đầu tư cho cơng trình thủy lợi được tiến hành thường xuyên, hàng năm được nâng cấp, nhưng nhiều nơi bờ vùng, bờ thửa trên đồng ruộng xuống cấp làm ảnh hưởng đến việc điều hành chống úng và chống hạn cho cây trồng. - Ứng dụng và tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật cịn chậm, tập quán cịn nhiều lạc hậu, khả năng đầu tư của nơng dân cịn thiếu và mất cân đối. 3.6.2. Những thuận lợi - Ba xã cĩ diện tích đất canh tác khá lớn, được phân bố tương đối thuận lợi, diện tích đất đai và thời tiết khí hậu cho phép phát triển theo hướng đa dạng các sản phẩm nơng nghiệp. - Cơ sở hành chính hồn chỉnh, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất như hệ thống kênh mương tưới tiêu, hệ thống đường giao thơng trên đồng ruộng cơ bản đảm bảo cho việc đẩy mạnh thâm canh các loại cây trồng. - Cơng tác giống, cơ cấu giống mới được làm thường xuyên liên tục đã gĩp phần làm tăng năng suất, chất lượng, sản lượng tăng, đa số được nơng dân đồng tình hưởng ứng. 146 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận Căn cứ kết quả điều tra, khảo sát tình hình sản xuất lúa ở 3 xã, rút ra một số kết luận: - Về điều kiện khí hậu, thời tiết, đất đai khá thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp theo hướng đa canh, đa sản phẩm. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, do diễn biến thất thường của thời tiết, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả sản xuất nơng nghiệp. - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, hệ thống giao thơng nội đồng, bờ vùng bờ thửa, mạng lưới thủy lợi khá hồn chỉnh, đã cĩ những tác động đáng kể đến sản xuất nơng nghiệp nĩi riêng và chiến lược phát triển kinh tế chung của 3 xã. - Mức độ đầu tư thâm canh của nơng dân cịn bị hạn chế bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là vốn, dẫn đến chưa phát huy được năng suất cây trồng nĩi chung và cây lúa nĩi riêng. Cịn thiếu bộ giống lúa năng suất và chất lượng cao. - ðịa phương đã sớm đưa các giống lúa mới cĩ nhiều ưu điểm nổi trội về sinh học như thời gian sinh trưởng, năng suất cao, ổn định, phẩm chất gạo khá (như HT1, PC6, KD18, Xi23, X21) để thay thế dần những giống lúa trước đây đã biểu hiện nhiều nhược điểm như CN2, VN20,... - Các xã đã xây dựng được một cơ cấu giống lúa phù hợp, lịch thời vụ hướng dẫn nơng dân gieo sạ từng trà lúa, từng chân đất khá cụ thể. Nên số hộ thực hiện cơ cấu giống đảm bảo kế hoạch đề ra, chính vì vậy, mà năng suất lúa các vụ trong năm (vụ ðơng xuân và Hè thu qua các năm) đạt năng suất cao và khá ổn định. - Nhìn chung, độ phì đất trồng lúa tại 3 xã là khá cao, đặc biệt là hàm lượng hợp chất hữu cơ và đạm tổng số, tuy nhiên, đất ở đây cĩ độ chua khá cao. 4.2. ðề nghị Qua nghiên cứu, để cho sản xuất lúa cĩ hiệu quả, chúng tơi đề nghị cần quan tâm các mặt sau: - ðẩy mạnh cơng tác giống, đưa giống mới và thử nghiệm các giống mới cĩ năng suất cao và phẩm chất tốt vào sản xuất, kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, mở rộng diện tích hoa màu cĩ hiệu quả kinh tế cao, kết hợp với tìm kiếm thị trường tiêu thụ. - Mở rộng diện tích trồng các giống lúa chất lượng như HT1,... trên diện rộng. - Áp dụng biện pháp bĩn phân cân đối và hợp lý cho cây lúa. - Nhà nước tập trung đầu tư khoa học kỹ thuật, chú trọng cơng nghệ sinh học, đặc biệt là giống cây trồng, làm giảm giá thành trong sản xuất. 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2008 và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009 tại 3 xã Liên Thuỷ, An Thuỷ và Sơn Thuỷ và huyện Lệ Thuỷ. [2]. Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2008 và huyện Lệ Thuỷ năm 2009. [3]. Thống kê đất đai xã Liên Thuỷ, An Thuỷ và Sơn Thuỷ năm 2008. [4]. Viện Nơng hĩa thổ nhưỡng: Sổ tay phân tích nước, phân bĩn và cây trồng năm 2005. SURVEY ON PRODUCTION AND USING RICE VARIETIES IN ALLUVIAL SOIL OF LE THUY DISTRICT, QUANG BINH PROVINCE Vo Khac Son, Tran Thanh Hai Department of Science and Technology in Quang Binh Hoang Thi Thai Hoa College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY The survey was conducted in 2009 at three communes specialized in rice production in Le Thuy district, Quang Binh province including Lien Thuy, An Thuy and Son Thuy. The objectives of the study were to survey on the use of rice varieties, to determine the advantages and disadvantages for local people in rice production from which to propose appropriate solutions to the rice intensification in the district. The survey results show that cropping patterns in three communes were very diversified. However, rice was still the main crop, occupying 80% of the cropping patterns. There were many rice varieties to grow at these three communes, in which X21, Xi23, VN20 were the three main high yielding varieties. The rice variety with high quality was still cultivated with low rate in those. Intensification practices for rice were based mainly on farmers’ customs and experiences, then imbalance fertilizer application often occurred. Rice soil fertility is rather good in these communes, especially for nitrogen and organic matter content.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf64_13_7323.pdf
Luận văn liên quan