Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội

Chúng ta thấy rằng hầu hết sinh viên sắp ra trường luôn suy nghĩ và lo lắng, không biết học xong công việc của mình làm sẽ như thế nào? Liệu mình có thể làm tốt được không?. để giảm bớt sự lo lắng đó cho sinh viên là điều rất cần thiết. Vì vậy trường Trường Đại Học Điện Lực đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập nghề nghiệp, bước đầu làm quen dần với nghề của mình học. Từ đó sinh viên sẽ có ý thức về tính tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, khắc phục khó khăn và phát huy tính tích cực trong học tập, không những thế sinh viên còn có điều kiện tìm hiểu và nắm được tình hình thực tế của công tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị. Từ đó gắn lý thuyết đã được học với thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Bước đầu nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, thực tập kỹ năng các công việc kế toán, qua đó sinh viên sẽ có kiến thức thực tế hơn, không bỡ ngỡ sau khi ra trường và đi làm.

docx58 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhập doanh nghiệp với thuế suất 25% trên tổng thu nhập chịu thuế. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hoãn lại. Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập tính thuế. Thu nhập tính thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế toán là do điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán, các chi phí không được trừ cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập không phải chịu thuế và các khoản lỗ được chuyển. Thuế thu nhập hoãn lại là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp hoặc sẽ được hoàn lại do chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả cho mục đích Báo cáo tài chính và các giá trị dùng cho mục đích thuế. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm thời được khấu trừ này. Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Khi bán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại. Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo. Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu trong từng kỳ được thực hiện căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại ngày kết thúc năm tài chính. Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất từng kỳ. Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán, doanh thu được ghi nhận khi quyền sở hữu chứng khoán được chuyển giao cho người mua và không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền hoặc chi phí kèm theo. Doanh thu được ghi nhận là khoản chênh lệch giá bán và giá mua. Bên liên quan Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. - Các phương pháp, hình thức bán hàng của công ty: Là doanh nghiệp thương mại nên tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế công ty cũng cần có các phương thức bán hàng hấp dẫn để thu hút khách hàng. Các khách hàng khác nhau có khả năng mua hàng và thanh toán khác nhau, chính vì thế để thu hút khách hàng, công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội sử dụng nhiều phương thức bán hàng khác nhau như: bán buôn, bán lẻ… CHƯƠNG II THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 2.1.Đặc điểm TSCĐ tại công ty 2.1.1. Các cách phân loại TSCĐ. Tổ chức phân loại TSCĐ là căn cứ vào những tiêu thức nhất định để phân chia TSCĐ thành từng loại, từng nhóm phù hợp với yêu cầu quản lý và hạch toán TSCĐ. Đối với DNSX, việc phân loại đúng đắn TSCĐ là cơ sở để thực hiện chính xác công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo về TSCĐ để tổ chức quản lý sử dụng TSCĐ thích ứng với vị trí vai trò của từng TSCĐ hiện có trong DN. Từ đó có kế hoạch chính xác trong việc trang bị, đổi mới từng loại TSCĐ đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Tại công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội phân loại TSCĐ theo các cách sau: a, Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện: Theo cách phân loại này thì TSCĐ được chia thành 2 loại: Đối với TSCĐ hữu hình gồm: + Nhà cửa, vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà kho, cửa hàng… + Phương tiện vận tải truyền dẫn: Ô tô… dùng trong vận chuyển, hệ thống đường ống dẫn nước,… thuộc tài sản của công ty. + Thiết bị dụng cụ quản lý: Thiết bị dụng cụ sử dụng trong quản lý kinh doanh, quản lý tài chính như máy vi tính, máy in… + TSCĐ khác. - Đối với TSCĐ vô hình gồm: + Quyền sử dụng đất. + Phần mềm máy vi tính. + TSCĐ vô hình khác. Cách phân loại này giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết cụ thể, cụ thể theo từng loại, nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp với từng loại TSCĐ b, Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu: TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài. - TSCĐ tự có là TSCĐ doanh nghiệp mua sắm, xây dựng, hoặc nguồn vốn do đi vay của ngân hàng ví dụ như xe oto, nhà kho, và cửa hàng - TSCĐ thuê ngoài bao gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động (những TSCĐ mà công ty thuê của đơn vị khác trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết) và TSCĐ thuê tài chính (những TSCĐ mà công ty đi thuê dài hạn và được bên thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu TSCĐ). c, Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành TSCĐ phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn doanh nghiệp tự bổ sung. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn kinh doanh. - TSCĐ mua sắm, xây dựng bằng nguồn vay. d, Phân loại tài sản cố định theo công dụng và tình trạng sử dụng. Tài sản cố định phân loại theo tiêu thức này bao gồm: - TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ thực tế đang được sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những TSCĐ mà doanh nghiệp tính và trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 2.1.2 Đánh giá TSCĐ. Để tiến hành hạch toán TSCĐ tính khấu hao và phân tích tình hình hiệu quả sử dụng TSCĐ ngoài việc phân loại tài sản cố định thì kế toán phải xác định giá trị TSCĐ theo nguyên tắc nhất định. Tại Công ty TNHH tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại. Với loại TSCĐ mua sắm Công ty đánh giá như sau: Nguyên giá TSCĐ (mua sắm) = Giá mua tài sản cố định (hóa đơn) + Các loại chi phí (thuế NK nếu có) - Chiết khấu (các khoản giảm giá nếu có) VD: Trong tháng 8 /2011 Công ty mua một số máy móc, thiết cụ thể như sau: Phụ lục 2.1 TT Tên tài sản cố định Ngày tháng Tổng số nguyên giá TSCĐ 1 Máy điều hoà SAMSUNG 19/8/2011 10.487.600 3 Máy vi tính và máy in HP 19/8/2011 14.362.700 4 Máy potocopy TOSHIBA 19/8/2011 12.375.000 Cộng 37.225.300 Tất cả số máy móc thiết bị trên được dụng cho công việc văn phòng, giá mua ghi trên hoá đơn (không có chi phí chiết khấu). Kế toán ghi sổ theo nguyên giá. Ta có thể thấy việc ghi sổ theo nguyên giá cho phép đánh giá đúng năng lực, trang thiết bị cơ sở vật chất, quy mô của Công ty, là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi tình hình thu hồi vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Kế toán phải triệt để, tôn trọng ghi theo nguyên giá của từng đối tượng. Tài sản cố định ghi trên sổ chỉ được xác định khi tăng tài sản và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại ở công ty. 2.1.3 Quản lý TSCĐ. + Thủ tục tăng TSCĐ: Quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định. Biên bản đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền. Hợp đồng kinh tế đối với người thắng thầu. Biên bản nghiệm thu. Biên bản quyết toán công trình hoàn thành. Hoá đơn GTGT. Biên bản giao nhận. Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế (từ nghĩa vụ bảo hành của công trình đó). + Thủ tục giảm TSCĐ: Quyết định nhượng bán, thanh lý của cấp quản lý có thẩm quyền quyết định TSCĐ. Biên bản ®ấu giá chọn người mua với giá cao nhất. Hợp đồng kinh tế. Lập biên bản giao nhận hoặc thanh lý TSCĐ. Chứng từ, hoá đơn bán hàng, phiếu thu hoặc giấy báo nợ.  b. Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán: Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ = Nguyên giá của TSCĐ - Số hao mòn lũy kế của TSCĐ 2.2.Tổ chức, chứng từ. - Biên bản giao nhận TSCĐ (Mẫu số 01- TSCĐ) - Hợp đồng khối lượng XDCB hoàn thành (Mẫu số 10- BH) - Biên bản thanh lý TSCĐ (Mẫu số 03- TSCĐ) - Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Mẫu số 05- TSCĐ) - Bảng tính và phân bổ TSCĐ - Thẻ TSCĐ (Mẫu số 02- TSCĐ) - BB giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (Mẫu số 04- TSCĐ) - Sổ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ, sổ cái - Các chứng từ liên quan: Hóa đơn mua hàng, tờ khai thuế… - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan 2.3. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ. - TK 211: TSCĐ hữu hình để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình theo nguyên giá. Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình tăng do tăng TSCĐ - Điều chỉnh tăng nguyên TSCĐ. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình giảm do giảm TSCĐ. - Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐ. Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị - TK 213: TSCĐ vô hình phản ánh số hiện có và tình trạng tăng, giảm TSCĐ vô hình theo nguyên giá. Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm. Số dư bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện còn ở DN TK 212: Kết cấu TK 212 Bên Nợ: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính tăng. Bên Có: - Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính giảm do hoàn trả khi hết hạn hợp đồng hoặc mua lại và chuyển thành TSCĐ tự có của DN. Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính hiện có. Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tăng tài sản cố định: TK 111, 112, 331 TK 211 Giá mua và tổn phí của TSCĐ không qua lắp dặt TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) TK 241 TK152, 334, 338 Chi phí xd, lắp TSCĐ hình thành qua xd, đặt triển, khai lắp đặt triển khai TK 711 Nhận quà biếu, tặng, viên trợ không Hoàn lại bằng TSCĐ TK 3381 Tài sản thừa không rõ nguyên nhân Sơ đồ 2.5 Sơ đồ hạch toán giảm tài sản cố định: TK 211 TK 811 Giá trị còn lại TSCĐ nhượng bán, thanh lý TK 214 TK 627, 642 Giá trị hao mòn giảm Khấu hao TSCĐ TK 411 Trả vốn góp liên doanh NG TK 138 TSCĐ thiếu 2.3.1. Hạch toán chi tiết ghi tăng TSCSĐ. Sơ đồ 2.6: Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ: Bộ phận liên quan Bộ phận dự án Bộ phận kế toán Bộ phận sử dụng Kế toán TSCĐ Kế toán nguồn vốn Kế toán trưởng -Đầu tư XDCB -Quyết toán -Chứng từ khác -Mua sắm -Hóa đơn -Hồ sơ kỹ thuật -Chứng từ - Nhận vốn góp LD, LK - Giao nhận TSCĐ - Hợp đồng LD, LK (1) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) (2) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) (5) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) (10) (11) (3) (6) Ghi sổ TSCĐ (7) (9) Lưu chứng từ BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) (4) BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) (8) Ghi sổ nguồn BB giao nhận TSCĐ (ký ,họ tên) Nguồn: phòng kế toán Giải thích sơ đồ: (1) Căn cứ chứng từ liên quan lập biên bản giao nhận TSCĐ (2,3) Các bộ phận nhận và ký vào biên bản giao nhận (4,5) Các bộ phận liên quan giữ lại biên bản giao nhận (6) Kế toán TSCĐ ghi sổ (7,8) Kế toán nguồn vốn nhận chứng từ, ghi sổ (9,10) Các bộ phận kế toán tiến hành ghi sổ (11) Kế toán TSCĐ lưu chứng từ. Việc chi tiết tài sản cố định của Công ty được kế toán theo dõi TSCĐ ghi chép hạch toán trên cơ sở những chứng từ ban đầu như: Hợp đồng mua bán tài sản cố định, hoá đơn (nếu có), biên bản bàn giao, giao nhận TSCĐ, các chứng từ liên quan đến chi phí vận chuyển …(nếu có), quyết toán được duyệt đưa vào sử dụng và bản thanh lý hợp đồng (nếu có) để ghi tăng TSCĐ. Trên cơ sở những biên bản giao nhận TSCĐ theo mẫu số 01 - TSCĐ và các chứng từ có liên quan, kế toán mở sổ hạch toán chi tiết theo từng đối tượng TSCĐ. Trong tháng 8 năm 2011 Giám đốc công ty quyết định mua một số thiết bị văn phòn với tổng số tiền nguyên giá là: 37,225,300đ tiền mua hàng công ty thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng. Căn cứ vào hợp đồng mua bán số: 09, hoá đơn GTGT số 02589, biên bản giao nhận TSCĐ số 07 và biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán tập hợp chứng từ, ghi chép các sổ có liên quan và hạch toán TSCĐ. Phụ lục 2.2 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG 01GT KT-3LL CQ/2009B Số: 02589 Liên 2: Giao cho khách hàng Ngày 19/8/2011 Đơn vị bán hàng: Công ty Cp thế giới số Trần Anh (bên bán) Địa chỉ: 292 Tây Sơn, Đống Đa, HN số tài khoản…………………………………. Điện thoại………………………MS……………….………………………… Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Công ty CP Vật tư NN Hà Nội Địa chỉ: 115 đường Giáp Bát, Hoàng Mai, HN – Số tài khoản: 1460201022770 Hình thức thanh toán: Tiền gửi ngân hàng MS: 0100010152 TT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Máy điều hoà SAMSUNG Chiếc 1 10.487.600 10.487.600 2 Máy vi tính và máy in HP Chiếc 1 14.362.700 14.362.700 3 Máy potocopy TOSHIBA Chiếc 1 12.375.000 12.375.000 Cộng tiền hàng 37.225.300 Thuế xuất GTGT 10% - Tiền thuế GTGT 3.722.530 Tổng cộng tiền thanh toán 40.947.830 Số tiền bằng chữ: (Bốn mươi triệu chín trăm bốn bảy ngàn tám trăm ba mươi ngàn đồng) Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Nguồn: Phòng kế toán Khi tiến hành giao nhận 2 bên lập biên bản giao nhận TS: Phụ lục 2.3 Đơn vị: Công ty cổ phần Vật tư Nông Nghiệp Hà Nội Địa chỉ: Hoàng Mai, Hà Nội Mẫu số 01- TSCĐ BH theo QĐ số 15/2006 QĐ- BTC BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Số 04, ngày 19 tháng 8 năm 2011 Nợ TK 211, 133 Có Tk 112 Hôm nay ngày 19 tháng 8 năm 2011 tại văn phòng Công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội. Thành phần gồm: Bên A: Công ty CP vật tư NN Hà Nội (bên mua) Địa chỉ: 115 đường Giáp Bát, Hòa Mai, HN Do ông (bà): Mã Thành Chung - Chức vụ giám đốc - làm đại diện Bên B: Công ty CP thế giới số Trần Anh (bên bán) Địa chỉ: 292 Tây Sơn, Đống Đa, HN Do ông (bà): Nguyễn Hùng – nhân viên giao hàng Bên B đã bàn giao và trang bị cho bên A gồm: TT Tên hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền A B 1 2 3 = 1 x 2 1 Máy điều hoà SAMSUNG 1 10.487.600 10.487.600 2 Máy vi tính và máy in ĐNA 1 14.362.700 14.362.700 3 Máy potocopy TOSHIBA 1 12.375.000 12.375.000 Tổng cộng 37.225.300 Thủ trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Người nhận (Ký, họ tên) Người giao (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán tính và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ như sau Phụ lục 2.4 THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số: 54 Ngày 20 tháng 8 năm 2011 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số: 04 ngày 19 tháng 8 năm 2011 Tên, ký hiệu, mã, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ..... Số hiệu TSCĐ ............ Nước sản xuất (xây dựng )........ Năm SX .................. Bộ phận quản lý, sử dụng: Văn phòng Công ty. Năm đưa vào sử dụng 2011 Công suất (diện tích) thiết kế ....... Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày ....... tháng ....... năm ..... Số hiệu chứng từ Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định Ngày, tháng, năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 19/8/11 Máy điều hoà SAMSUNG 10.487.600 19/8/11 Máy vi tính và máy in HP 14.362.700 19/8/11 Máy photocopy TOSHIBA 12.375.000 Ngày 20 tháng 08 năm 2011 Người ghi sổ Kế toán trưởng Nguồn: Phòng kế toán Căn cứ vào hoá đơn và biên bản giao nhận cùng các chứng từ có liên quan kế toán tài sản lập chứng từ ghi sổ sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp kiêm kế toán trưởng ký duyệt vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đồng thời ghi Sổ cái tài khoản sau đó chuyển cho kế toán tài sản vào các sổ chi tiết Phụ lục 2.5 Đơn vị : Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH ( Tháng 12 – 2011) Loại tài sản: Thiết bị văn phòng Tên đơn vị: Văn phòng Công ty STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên đặc điểm, ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Tháng năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ NG TSCĐ Khấu hao Khấu hao luỹ kế Chứng từ Lý do giảm TSCĐ SH NT Tỷlệ % KH Mức KH SH NT 15 HĐ02589 30/8 8/2011 2135 629 630 10.487,6 14362,7 12.375,0 Cộng Sổ này có ..... trang, đánh số thứ tự từ....đến.... Ngày mở sổ: 01/01/2011. Kết thúc: 31/12/2011. Người ghi sổ (Ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) Nguồn: Phòng kế toán 2.3.2. Hạch toán chi tiết ghi giảm TSCĐ. Sơ đồ 2.7: Sơ đồ xử lý luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ: Bộ phận liên quan Bộ phận kế toán Kế toán TSCĐ Kế toán trưởng BB thanh lý TSCĐ (1) Hợp động liên doanh BB kiểm kê, BB đánh giá TSCĐ (ký) BB thanh lý, liên doanh, BB kiểm kê, đánh giá (ký) Ghi sổ kế toán (2) (4) (5) BB thanh lý, liên doanh, BB kiểm kê, đánh giá (ký) Ghi sổ kế toán Lưu chứng từ BB thanh lý, liên doanh, BB kiểm kê, đánh giá (ký) (3) Nguồn: phòng kế toán Giải thích sơ đồ: Bộ phận liên quan lập chứng từ về giảm TSCĐ Chứng từ chuyển cho kế toán trưởng, thủ trưởng ký duyệt Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán TSCĐ ghi sổ Chứng từ chuyển cho bộ phận kế toán ghi sổ Kế toán TSCĐ lưu chứng từ Căn cứ vào nhu cầu thực tế về sử dụng tài sản của Công ty cũng như thời hạn sử dụng, giá trị còn lại của TS, giá trị sử dụng thực tế của TS, thời hạn quy định của Nhà nước. Các quyết định cũng như hướng đầu tư tài sản mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà đưa đến các quyết định về nhượng bán thanh lý TS của Công ty. Khi tiến hành thanh lý tài sản Công ty lập biên bản thanh lý TS Phụ lục 2.6 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc BIÊN BẢN HỌP THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Hôm nay, ngày 15 tháng 11 năm 2011, tại văn phòng Công ty. Hội đồng thanh lý TSCĐ công ty đã họp bàn về vấn đề thanh lý TSCĐ. Căn cứ quyết định số: 58/TCKT ngày 08 tháng 10 năm 2011 của Giám đốc công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội về việc thanh lý TSCĐ . I. Ban thanh lý TSCĐ gồm Ông (bà): Phạm Minh Chính Phó giám đốc công ty - Trưởng ban Ông (bà): Nguyễn Thị Kha Phòng kế toán - Uỷ viên Ông (bà): Trần văn Lộc Phòng hành chính - Uỷ viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ Tên, ký, mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Xe otô Toyota Số hiệu TSCĐ: 05 Nước sản xuất: Nhật bản Năm sản xuất: 1998. Năm đưa vào sử dụng: 2006. Số thẻ TSCĐ: số 56 Nguyên giá TSCĐ: 75.250.000đ Giá trị hao mòn đã trích tới thời điểm thanh lý: 60.000.000đ Giá trị còn lại của TSCĐ : 15.250.000đ III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ. Máy đã cũ, lạc hậu và bị hỏng hóc nhiều cần phải thanh lý để tái đầu tư sản xuất Ngày 15 tháng 11 năm 2011 Trưởng ban thanh lý Kết quả thanh lý: Chi phí thanh lý TSCĐ : 1.200.000đ (viết bằng chữ) Một triệu hai trăm nghìn đồng. Giá trị thu hồi: 17.000.000đ (viết bằng chữ) Mười bảy triệu đồng chẵn Đã ghi giảm (số) thẻ TSCĐ ngày 15 tháng 11 năm 2011. Ngày 15 tháng 11 năm 2011 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Nguồn: Phòng kế toán Căn cứ vào các chứng từ gốc cùng loại về tăng, giảm TSCĐ, kế toán tập hợp chứng từ và lập chứng từ ghi sổ. Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm bằng NVCSH tại trường hợp đã trình bày trên: Phụ lục 2.7 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 8 năm 2011 Số: 15 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 ........ HĐ 02589 19/8 ......................... Mua máy điều hoà SAMSUNG ........ 211 ........ 112 10,487,600 .................. HĐ 02589 19/8 Máy vi tính và máy in HP 211 112 14,362,700 HĐ 02589 19/8 Máy potocopy TOSHIBA 211 112 12,375,000 Kèm theo 03 chứng từ gốc Ngày 30 tháng 8 năm 2011 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm bằng nguồn vốn vay dài hạn: Ghi tăng NG TSCĐ. Trong tháng 8 năm 2011 công ty mua một xe ô tô HUYNDAI phục vụ cho việc chuyên chở bằng nguồn vốn vay dài hạn số tiền là 280.000.000đ, VAT 10%. Căn cứ hoá đơn, thẻ tài sản và các chứng từ liên quan kế toán lập chứng từ ghi sổ: Phụ lục 2.8 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 21 tháng 8 năm 2011 Số: 14 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 HĐ 098 22/8 Mua xe ô tô tải hiệu HUYN DAI 211 431 280.000.000 Kèm theo 01 chứng từ gốc Ngày 30 tháng 8 năm 2011 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Trường hợp TSCĐ hữu hình mua theo phương thức trả chậm, trả góp. Tại thời điểm tháng 06 năm 2011 Công ty mua một xe vận tải nhỏ nhãn hiệu CỬU LONG theo phương thức trả chậm với giá là 225.000.000đ trong đó giá bán thanh toán ngay là 180.000.000đ, Thuế GTGT 10%, lãi phải trả theo thoả thuận 27.000.000đ thời gian thanh toán là 3 năm cả gốc và lãi. và tài sản được sử dụng ngay vào SXKD. Phụ Lục 2.9 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 6 năm 2011 Số: 5 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 HĐ 18 25/6 Xe vận tải nhỏ nhãn hiệu CỬU LONG 211 242 331 331 180.000.000 27.000.000 Cộng 207.000.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc Ngày 30 tháng 6 năm 2011 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Trường hợp tăng TSCĐ hữu hình do anh Minh Sơn tham gia đóng góp cổ phần 1 xe oto trị giá theo đánh giá là 380.000.000đ. Phụ Lục 2.10 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 28 tháng 2 năm 2011 Số: 4 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 55 26/2 Công ty TNHH Minh Sơn góp vốn bằng tài sản 211 411 380.000.000 Cộng 380.000.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc Ngày 28 tháng 02 năm 2011 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Trường hợp tăng do đánh giá lại TSCĐ: Cuối năm 2011 Công ty có đánh giá lại một số TSCĐ chênh lệch tăng là 24.000.000đ. Phụ Lục 2.11 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Số: 39 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 108 31/12 Chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ 211 411 24.000.000 Cộng 24.000.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán Trường hợp TSCĐ phát hiện thiếu qua kiểm kê: Phụ Lục 2.12 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Số: 40 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền ghi chú Số hiệu ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 109 31/12 TSCĐ thiếu qua kiểm kê 138 214 2111 2111 5.400.000 5.600.000 Cộng 11.000.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc Ngày 31 tháng 12 năm 2011 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán TSCĐ hữu hình giảm do nhượng bán, thanh lý. Tháng 11/ 2011 Công ty thanh lý TSCĐ (xe ô to nhãn hiệu Toyota). Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ kế toán ghi giảm nguyên giá tài sản cố định và phản ánh giá trị còn lại chưa thu hồi như một khoản chi phí bất thường, phần thu hồi thanh lý ghi tăng thu nhập. Khi thanh lý tài sản, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc cùng loại lập chứng từ ghi sổ: Phụ lục 2.13 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 11 năm 2011 số: 30 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 298 15/11 Thanh lý xe toyota 214 811 2111 2111 60.000.000 15.250.000 Cộng 75.250.000 Kèm theo một bộ chứng từ gốc Ngày 30 tháng 11 năm 2011 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán - Sau khi vào chứng từ ghi sổ, kế toán ghi vào sổ dăng ký chứng từ ghi sổ, và chứng từ ghi sổ được sử dụng để ghi vào Sổ cái và các Sổ thẻ chi tiết. Phụ lục 2.14 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2011 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng ......... 4 ....... 5 ..... 14 15 ..... 30 .... 39 40 ......... 28/2 ......... 30/6 ..... 30/8 30/8 .... 30/11 .... 31/12 31/12 ......... 380.000.000 .......... 207.000.000 .... 280.000.000 37.225.300 .... 75.250.000 .... 24.000.000 11.000.000 Cộng ..... ..... - Cộng tháng - Luỹ kế từ đầu quý Phụ lục 2.15 SỔ CÁI TK 211 Năm 2011 NT ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải SHTK đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 01/01 Dư đầu năm 1758.680.000 28/2 4 28/2 - Anh Minh Sơn góp vốn bằng tài sản 411 380.000.000 30/6 5 30/6 Mua xe vận tải nhỏ nhãn hiệu CỬU LONG 331 207.000.000 30/8 14 30/8 - Mua xe ôt HUYN DAI 431 280.000.000 30/8 15 30/8 - Mua điều hòa Sam Sung - Mua máy vi tính và máy in HP - Mua máy Photo Coppy TOSHIBA 112 112 112 10.487.600 14.362.700 12.375.000 ...................................... 30/11 30 15/11 Thanh lý xe toyota 214 811 75.250.000 31/12 39 31/12 Chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ 411 24.000.000 31/12 40 31/12 - TSCĐ thiếu qua kiểm kê 138 214 5.400.000 5.600.000 Cộng phát sinh ................. .................... 31/12 Dư cuối năm ............ Nguồn : Phòng kế toán 2.4. Kế toán khấu hao TSCĐ. Sơ đồ 2.8 Trình tự kế toán được thể hiện trên sơ đồ sau: TK 211,213 Tk 214 TK 627,641,641 Giảm TSCĐ đã khấu hao TK 138 Trích TK 214 TK 222,228 khấu hao TSCĐ TK 142,335 TK 111,112,338 TK 411 TK 211 Khấu hao nộp lên cấp Nhận TSCĐ trong trên(nếu không được hoàn lại) nội bộ đã khấu hao TK 009 Nguồn vốn Nguồn vốn KH tăng KH giảm Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền giá trị hao mòn của TSCĐ. Trích khấu hoa TSCDD là việc trích chuyển giá trị hao mòn TSCĐ vào chi phí kinh doanh, đồn thời hình thành nguồn vốn khấu hao cơ bản để tái sản xuất TSCĐ khi TSCĐ bị hư hỏng phải thanh lý, loại bỏ khỏi quá trình sản xuất. Chế độ tính và sử dụng khấu hao TSCĐ hiện hành: Hiện nay công ty đang áp dụng các văn bản về chế độ tính khấu hao theo thông tư 33/2005/TT- BTC ngày 29/4/2005 của Bộ Tài Chính quy định ‘‘Mọi tài sản cố định hiện có của công ty gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý …đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng trong kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh; khấu hao tài sản cố định chưa dùng, không dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác”. Công ty đang sử dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp ‘‘Khấu hao đường thẳng’’. Đây là một phương pháp khấu hao hằng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng. Mức khấu hao năm tính theo phương pháp đương thẳng được xác định theo công thức sau: Mức khấu hao năm cho một loại tài sản = Giá trị của tài sản cố định Số năm sử dụng Tỷ lệ khấu hao năm = 100 Số năm sử dụng Khấu Hao TSCĐ phải trích trong tháng = Khấu hao TSCĐ trích từ tháng trước + Khấu hao TSCĐ tăng trong tháng - Khấu hao TSCĐ giảm trong tháng Trong đó: Mức khấu hao tăng giảm trong tháng = Mức khấu hao tháng 30 ngày X số ngày còn lại của tháng Mức khấu bình quân tháng = Giá trị phải khấu hao NG Số năm sử dụng X 12 tháng Như đã trình bày ở phần kế toán tăng TSCĐ trong tháng 8 năm 2011 công ty mua 1 xe HUYNDAI trị giá 280.000.000đ phục vụ cho việc chuyên chở dự kiến sử dụng trong 10 năm. Mức khấu hao năm sẽ là 280.000.000đ / 10 năm = 28.000.000đ Tỷ lệ khấu hao năm : 100 /10 năm = 10 % Mức KH tăng tháng 8/2011 = (28.000.000 * 10%)/12 tháng = 233.300đ Số khấu hao phải trích kỳ này = Số khấu hao đã trích trong kỳ trước + Số khấu hao của những tài sản cố định tăng thêm trong kỳ - Số khấu hao của những tài sản cố định giảm đi trong kỳ này Do giá trị TSCĐ của Công ty tương đối lớn, phạm vi hoạt động rộng do đó công ty tiến hành tính, trích và phân bổ khấu hao theo bộ phận, nơi sử dụng trên sơ sở bảng phân bổ khấu hao. Căn cứ vào bảng phân bổ khấu hao kế toán Công ty tiến hành ghi sổ. Tại Công ty, khoản mục chi phí khấu hao chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, vì vậy việc tính khấu hao TSCĐ ở Công ty tuân theo các quy định sau: - Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. - Tất cả TSCĐ hiện có ở Công ty tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh đều phải tính khấu hao. - Đối với các TSCĐ đã khấu hao hết thì ông ty không trích khấu hao theo quyết định của bộ tài chính nhưng vẫn quản lý sử dụng. Để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng, giảm khấu hao TSCĐ kế toán Công ty sử dụng TK 214: Hao mòn TSCĐ. Tài khoản này được chi tiết thành 2 TK cấp 2. TK 2141: Hao mòn TSCĐ hữu hình TK 2142: Hao mòn TSCĐ vô hình Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, mức trích khấu hao tháng trước, tình hình và hồ sơ, chứng từ biến động tăng, giảm TSCĐ trong tháng trước, tỷ lệ khấu hao từng loại tài sản, nơi sử dụng kế toán tiến hành tính và phân bổ khấu hao. Phụ lục 2.16 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Tháng 10 quý IV năm 2011 Chỉ tiêu loại TSCĐ/Nơi sử dụng Tỷ lệ % khấu hao Nguyêngiá TSCĐ Mức khấu hao kỳ Phân bổ KH - Ghi Nợ TK TK 641 TK642 I. Bộ phân bán hàng .......... II.Bộ phận văn phòng 1.Tài sản... 2.Tài sản... 185,640,000 557,012,000 529,000 2,673,000 529,000 2,673,000 Tổng 742,652,000 3,202,000 529,000 3,673,000 Nguồn: Phòng kế toán Căn cứ bảng phân bổ KH kế toán ghi sổ : Phụ lục 2.17 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 30 tháng 10 năm 2011 Số: 69 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 57 30/10 Khấu hao TSCĐ 641 642 214 214 1,913,000 1,635,000 Cộng 3,548,000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc Nguồn: Phòng kế toán Phụ lục 2.18 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2011 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng ........... 69 ......... ................ 30/10 .......... ................... 3,548,000 .............. cộng - Cộng tháng - Luỹ kế từ đầu quý Nguồn: Phòng kế toán 2.5. Kế toán sửa chữa TSCĐ. Sơ đồ 2.9 Sơ đồ nghiệp vụ chủ yếu: TK 111,112,152,334… TK 627,641,642 Chi phí sửa chữa thường xuyên, tự làm TK 2413 TK 1421 Chi phí Giá thành ttế công trình SCL Phân bổ SC lớn kết chuyển vào CP trả trước vào CPSXK TK 331 TK 331 Chi phí lớn Giá thành công trình Trích trước CP Thuê ngoài SCL hoàn thành SCL TSCĐ Thủ tục sửa chữa TSCĐ ở Công ty. Phụ lục 2.19 BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH Ngày 16 tháng 11 năm 2011 Số………. Căn cứ quyết định số 57/ TCKT ngày 16 tháng 11 năm 2011 của Giám đốc Công ty CP vật tư nông nghiệp Hà Nội. Chúng tôi gồm: Ông (bà): Nguyễn Ngọc Toàn Đại diện đơn vị sửa chữa Ông(bà): Nguyễn Thị Kha Đại diện Phòng Kế toán Ông(bà): Nguyễn Thị Thảo Đại diện bộ phận bán hàng Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau: Tên, ký, mã hiệu, quy cách TSCĐ: xe Toyota 16 chỗ Số hiệu TSCĐ: 07 Số thẻ: số 57 - Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ : Bộ phận bán hàng - Thời gian sửa chữa từ ngày 11 tháng 10 năm 2011 đến ngày 16 tháng 11 năm 2011 Các bộ phận sửa chữa gồm có: Tên bộ phận sửa chữa Nội dung (mức độ) sửa chữa Giá dự đoán Chi phí thực tế Kết quả kiểm tra A B 1 2 3 Bộ truyền động 13.000.000 13.450.000 Tốt Cộng 13.000.000 13.450.000 Kết luận: Sửa hoàn chỉnh, máy vận hành chạy thử 03 giờ đảm bảo kỹ thuật. Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Đơn vị nhận (ký, họ tên) Đơn vị giao (ký, họ tên) Nguồn: Phòng kế toán - Khi TSCĐ trong DN bị hỏng thủ tục sửa chữa TSCĐ gồm: Kiểm định mức độ hỏng hóc của TSCĐ . Báo cáo lên cấp trên. Quyết định sửa chữa của giám đốc. Lập kế hoạch sửa chữa. * Các phương thức sửa chữa TSCĐ đang áp dụng thực tế trong công ty. TSCĐ được sử dụng lâu dài và được cấu thành bởi nhiều bộ phận, chi tiết khác nhau. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các bộ phận chi tiết cấu thành TSCĐ bị hao mòn hư hỏng không đều nhau. Do vậy để khôi phục khả năng hoạt động bình thường của TSCĐ, đảm bảo trong lao động sản xuất kinh doanh, cần thiết phải sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết của TSCĐ bị hao mòn, hư hỏng. Việc tiến hành sửa chữa TSCĐ tại Công ty đang áp dụng theo 2 phương thức (tuỳ vào mức độ hư hỏng): - Sửa chữa TSCĐ theo hình thức cho thầu. - Sửa chữa TSCĐ theo hình thức tự làm. * Trình tự kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty. Trong tháng 2 năm 2011 Công ty tiến hành sữa chữa TSCĐ là nhà kho kế toán tập hợp chi phí: Phụ lục 2.20 CHỨNG TỪ GHI SỔ Ngày 15 tháng 2 năm 2011 Số: 4 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 54 15/2 Khấu hao TSCĐ 241 133 214 152 31.520.000. 3.152.000 Cộng 34.672.000 Kèm theo ba bộ chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng ký, họ tên ký, họ tên Phụ lục 2.21 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Năm: 2011 Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng ........... 43 ......... ................ 28/2 .......... ................... 34.672.000 .............. cộng - Cộng tháng - Luỹ kế từ đầu quý CHƯƠNG III NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3.1. Nhận xét về công tác kế toán TSCĐ: Trong quá trình kinh tế thị trường ngày càng phát triển sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Kế toán là một công cụ nhạy bén được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh . Vì vậy việc tổ chức công tác kế toán là một yêu cầu cấp bách và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là công tác kế toán TSCĐ cần phải hoàn thiện hơn nữa mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong công tác hạch toán. Em có một vài nhận xét sau: a, Ưu điểm của công ty: - Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Hà Nội em đã được tiếp cận với bộ máy kế toán của công ty. Tuy công ty vừa mới được thành lập và đi vào hoạt động nhưng với đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý của công ty là những người có năng lực, kinh nghiệm và trình độ cao. Họ luôn biết hợp lý hóa kinh doanh để đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng, uy tín kinh doanh. - Về công tác kế toán, công ty đã áp dụng tốt mọi chế độ kế toán của Bộ tài chính vào công tác hạch toán giúp công ty quản lý tình hình tài chính và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúng chính sách và đạt hiệu quả cao. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức chuyên sâu, mỗi kế toán viên chịu trách nhiệm một phần cụ thể nên phát huy được tính chủ động và sự thành thạo trong công việc. Trong công tác kế toán TSCĐ. - Kế toán TSCĐ đã tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu một cách cập nhật, chính xác, kịp thời và đầy đử tìn hình biến động tăng, giảm TSCĐ trong năm trên hệ thống sổ sách của công ty: Sổ đăng ký chứng từ, sổ cái, sổ chi tiết. - Với quy mô TSCĐ của công ty khá lớn nhưng việc quản lý và sử dụng khá chặt chẽ và khoa học, điều này chứng tỏ cán bộ công ty nói chung và cán bộ phòng kế toán nói riêng hết sức có trách nhiệm cũng như tinh thần tự giác cao, kế toán nắm chắc TSCĐ hiện có của công ty cũng như nơi sử dụng và bộ phận quản lý. - Kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng những thông tư, những quyết định mới của bộ tài chính trong công tác hạch toán kế toán TSCĐ để có những thay đổi cho phù hợp. - Kế toán TSCĐ đã sử dụng 3 cách phân loại TSCĐ nêu trên là phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của công ty. Mỗi cách phân loại đều thỏa mãn những yêu cầu nhất định của công tác kế toán TSCĐ. Chẳng hạn, phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành sẽ giúp cho việc quản lý và sử dụng đạt hiệu quả cao. Những TSCĐ được hình thành từ những nguồn khác nhau có cách sử dụng và trích khấu hao khác nhau. Đối với TSCĐ mua bằng nguồn vốn vay thì đưa vào sử dụng ngay, vì tỷ lệ khấu hao phải lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ lãi xuất đi vay, vì có như vậy mới bù đắp được chi phí bỏ ra. Hay cách phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật giúp cho việc quản lý và hạch toán chi tiết TSCĐ theo từng loại nhóm TSCĐ, từ đó giúp cho nhà quản lý có phương pháp đầu tư trang thiết bị TSCĐ cho công ty phù hợp và hiệu quả nhất. - Kế toán chi tiết TSCĐ mở sổ TSCĐ đã theo dõi chi tiết từng TSCĐ theo các chi tiế như trên mã ký hiệu TSCĐ, số lượng từng loại, thời gian đưa vào sử dụng, nguyên giá, số khấu hao đã trích và tính toán giá trị còn lại của TSCĐ hiện có trong công ty. Đồng thời còn theo dõi cả những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn tiếp tục sử dụng. Vì thế, kế toán có thể nắm vững trạng thái kỹ thuật, thời gian sử dụng TSCĐ thông qua trích khấu hao, từ đó tham mưu với nhà quản trị về các quyết định như nhà đầu tư, mua sắm mới TSCĐ hay nhượng bán, thanh lý những TSCĐ không còn hiệu quả hoặc không còn sử dụng được nữa. - Bộ chứng từ cho mỗi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến TSCĐ được lập đầy đủ, Nợ TK theo đúng trình tự và các chứng từ đều hợp lệ đứng quy định của bộ tài chính b, Những hạn chế cần khắc phục: Mặc dù công tác hạch toán TSCĐ của công ty đã và đang không ngừng được củng cố, song không phải không có những mặt tồn tại. Thứ nhất: Tại công ty, việc ghi chép kế toán theo phương pháp thủ công là chính, chưa có sự mạnh trong việc áp dụng các thành tựu KH-KT vào công tác kế toán. Do đó, có những hạn chế nhất định trong công việc tính toán các chỉ tiêu, việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin chưa nhanh chóng kịp thời, dẫn tới hiệu quả công tác Thứ hai: Công ty tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính, đó là phương pháp đơn giản, dễ tính toán, mức độ hao mòn của cúng được tính đều vào các tháng trong suốt thời gian sử dụng của TSCĐ. Việc tính khấu hao theo cách sẽ làm chậm thời gian thu hồi vốn, chi phí khấu hao tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ không đều nhau. Hơn nữa năng lực sản xuất của TSCĐ ở mỗi thời điểm lại khác nhau, lúc TSCĐ còn mới, năng lực sản xuất rất tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, khi TS trở nên cũ, lạc hậu, năng lực sản xuất kém, tạo ra ít sản phẩm, nếu áp dụng phương phát khấu hao như hiện nay là chưa hợp lý do mức trích khấu hao lúc TSCĐ còn mới cũng bằng mức tính khấu hao lúc TSCĐ cũ nát, lạc hậu. Để giảm bớt mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ thì phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính khấu hao cho những TSCĐ giữ nguyên được hiện trạng từ năm này qua năm khác, hoặc chỉ tính chi những TSCĐ tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất như nhà cửa, đất đai,…còn đối với những tài sản cơ bản tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm như: Máy móc, thiết bị ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao khác. Thứ ba: Hiện nay công ty không có TSCĐ đã thuê và cho thuê. Đây là một hoạt động tuy mới xong lại tỏ ra rất có hiệu quả đối với việc đầu tư tài sản của các doanh nghiệp. Trong thời đại KH-KT phát triển không ngừng, đặt các doanh nghiệp đứng trước thực tế đáng buồn là TSCĐ quá lạc hậu, cần đổi mới. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất hiện nay là thiếu vốn đầu tư, Công ty Cổ Phần Vật tư nông nghiệp cũng không đứng ngoài thực trạng này. Do vậy rất có thể quan tâm đến vấn đề thuê TSCĐ là một trong những biện pháp hữu hiệu để tháo gỡ những khó khăn hiện nay. Thứ tư: TSCĐ hiện tại của công ty chỉ có TSCĐ hữu hình. Đến nay công ty vẫn chưa xác định được TSCĐ vô hình của mình. Trên thực tế, công ty đã tích lũy được nhiều loại TCSĐ vô hình như: Kinh nghiệm trong sản xuất, uy tín trên thị trường, vị trí kinh doanh thuận lợi,… Việc không xác định TSCĐ vô hình đã dẫn tới sự sai lệch trong các chỉ tiêu phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. Do không xác định được TSCĐ vô hình nên công ty cũng không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển các loại TSCĐ vô hình rất có giá này 3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ: Thứ nhất: Ứng dụng tin học vào công tác kế toán: Ngày nay việc ứng dụng các thành tựu của tin học vào công tác quản lý SXKD ngày càng trở nên phổ biến vì những tính năng ưu việt của nó như: Độ nhanh, kết quả chính xác cao, khối lượng tính toán lớn, bộ nhớ phong phú có thể trao đổi với ngoại vi (in kết quả ra màn hình, ra giấy hoặc lưu trữ trên đĩa từ…). Đặc biệt, đối với công tác kế toán máy vi tính là công cụ quản lý hữu hiệu. Máy vi tính tự động hóa cho phép thu thập xử lý lưu trữ và tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, giảm đáng kể khối lượng sổ sách lưu trữ so với kế toán thủ công. Đồng thời cho phép nối mạng để trở thành hệ thống trao đổi cung cấp và xử lý thông tin. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán vẫn thực hiện nhiệm vụ của mình mà không gây lãng phí lao động do công việc không gây chồng chéo, trùng lặp, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý doanh nghiệp. Thứ hai: Về việc áp dụng phương pháp tính khấu hao: Hiện nay, Bộ tài chính đã cho phép các doanh nghiệp có thể áp dụng việc khấu hao nhanh TSCĐ với điều kiện phù hợp với doanh thu đạt được. Do vậy công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao nhanh nhằm giúp cho công ty thu hồi nhanh, từ đó có điều kiện đổi mới TSCĐ. Thứ ba: Cần sử lý nhanh những TSCĐ không cần dùng, TSCĐ đã hết thời gian hoặc hư hỏng tránh lãng phí nguồn vốn, chủ động đưa thêm vốn vào luân chuyển. KẾT LUẬN: Chúng ta thấy rằng hầu hết sinh viên sắp ra trường luôn suy nghĩ và lo lắng, không biết học xong công việc của mình làm sẽ như thế nào? Liệu mình có thể làm tốt được không?... để giảm bớt sự lo lắng đó cho sinh viên là điều rất cần thiết. Vì vậy trường Trường Đại Học Điện Lực đã tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập nghề nghiệp, bước đầu làm quen dần với nghề của mình học. Từ đó sinh viên sẽ có ý thức về tính tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, khắc phục khó khăn và phát huy tính tích cực trong học tập, không những thế sinh viên còn có điều kiện tìm hiểu và nắm được tình hình thực tế của công tác tổ chức hạch toán kế toán tại đơn vị. Từ đó gắn lý thuyết đã được học với thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Bước đầu nâng cao nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ, thực tập kỹ năng các công việc kế toán, qua đó sinh viên sẽ có kiến thức thực tế hơn, không bỡ ngỡ sau khi ra trường và đi làm. Qua đợt thực tập này em xin chân thành cảm cô chú lãnh đạo trong Công ty, các anh chị phòng kế toán tổng hợp Công ty, Giảng viên Nguyễn Quỳnh Anh cùng các thầy cô giáo Trường Đại Học Điện Lực đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. Vì là lần đầu tiên thực tập và làm quen với công việc nên em không tránh khỏi những thiếu sót mong các thầy cô góp ý và giúp đỡ để em sửa chữa và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !! Hà Nội, ngày ...... tháng ....... năm 2013 Sinh viên Đồng Quang Sơn NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP: Sinh viên : Đồng Quang Sơn Lớp : D6LT – KT32 Trường : Đại Học Điện Lực Chuyên đề :Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội, ngày.....tháng.....năm 2013 Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Hà Nội NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Quỳnh Anh NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hà Nội, ngày tháng năm 2013 Giảng viên phản biện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxke_toan_tai_san_co_dinh_tai_cong_ty_cp_vat_tu_nong_nghiep_ha_noi_9462.docx
Luận văn liên quan