Khắc phục lối sống tiểu nông trong quá trình hội nhập

Việc nước ta gia nhập WTO đã và đang đặt ra những đòi hỏi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một yêu cầu không thể thiếu là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng, phát huy nhân tố con người. Và, phát huy nhân tố con người đồng nghĩa với phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, nhất là những hạn chế đã ăn sâu vào nếp sống, lối sống. Trong đó, nếp sống tiểu nông đến nay vẫn hiện hữu trong cung cách làm việc, sinh hoạt ở nhiều nơi. Nếu để nó kéo dài sẽ trở thành một lực cản không nhỏ cho quá trình hội nhập WTO. Lời cảnh báo của V.I.Lênin rằng những thói quen, nhất là thói quen lạc hậu có một sức ỳ ghê gớm cần phải được chúng ta ghi nhớ và giải quyết thoả đáng. Thực tiễn cho thấy, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội,thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ xuất phát điểm khá thấp. Với cơ sở kinh tế là nền nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc và cơ sở xã hội trước đó là hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến đã từng tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm nay nên mặc dù trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại thì những tàn dư lối sống tiểu nông vẫn rơi rớt lại trong mỗi người nông dân, công nhân, thậm chí trong các nhà trí thức, những người lãnh đạo – quản lý xã hội là một thực tế. Là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử nhất định, phản ánh điều kiện sống, hoạt động và quan hệ xã hội của người sản xuất nhỏ, lối sống tiểu nông biểu hiện thông qua nhận thức, cảm xúc tình cảm, thói quen, cách ứng xử, làm việc của người Việt Nam, tập trung ở những khía cạnh chính sau: Về nhận thức và tư duy. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan, kết quả của nó là sự hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhận thức nói chung và tư duy nói riêng của người sản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, rất đậm nét cảm tính, chủ quan. Đó là cách nhận thức và lối suy nghĩ thường giản đơn, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếu lôgic. Quá trình nhận thức hướng vào quá khứ là chính, do sự trải nghiệm trực tiếp, chủ quan nên thường lấy cái cổ xưa làm chỗ dựa, lấy ý thức của cha ông làm chân lý . Tư duy của họ thường dựa vào cái trực quan, cái trực tiếp là chủ yếu nên nhận thức của họ kém khái quát, không nhìn ra bản chất, qui luật, nguyên nhân, nguồn gốc bên trong của sự vật, hiện tượng. Đó là lối tư duy kinh nghiệm, chỉ thấy cái ngắn hạn trước mắt, không nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới ít sáng tạo mà nặng về bắt chước, làm theo. Họ xem nhẹ sự học căn bản, coi “trăm hay không bằng tay quen”, điều này cần tránh trong thời đại kinh tế tri thức. Về đời sống tinh thần, tình cảm và quan hệ xã hội. Biểu hiện của lối sống tiểu nông là sống nặng về tình mà nhẹ về lý, vì tình họ có thể “ chín bỏ làm mười”, “ dĩ hòa vi quý”, “trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Cũng do nặng vì tình mà trong quan hệ và thái độ ứng xử, họ có xu hướng muốn an toàn, trung dung, bình quân chủ nghĩa. Họ thích sự yên ổn, bình yên, ngại va chạm, không muốn đổ vỡ, ngại thay đổi, thường nhường nhịn nhau. Họ thường không dám mạo hiểm, nhưng do thiếu cơ sở khoa học, thiếu bản lĩnh, mù quáng mà đôi khi có hành vi ứng xử thái quá, cực đoan, độc đoán, gia trưởng. Nếu gia nhập WTO, trong bối cảnh chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với cường độ cao thì đây quả là một điểm yếu cốt tử. Về nhu cầu và thói quen. Biểu hiện của lối sống tiểu nông là sự an phận thủ thường, sống theo kiểu tiết chế nhu cầu, thường bằng lòng với mình ít có nhu cầu khám phá, sáng tạo cái mới. Họ thường có tâm lý tự ti, mặc cảm là mình “ thấp cổ bé họng” không thể làm được việc lớn; trong làm ăn, tính toán thường theo tâm lý cò con, tư lợi, vun vén cá nhân. Ngoài ra, phải kể đến thói quen, tâm lý bản vị cục bộ, địa phương, kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng quan hệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũng như sự phong phú về nhân cách. Lối sống tiểu nông trong tính cách người Việt là hiện tượng mang tính xã hội lịch sử, nó phản ánh điều kiện sản xuất nhỏ trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với tự nhiên và xã hội để tồn tại. Do đó, khắc phục, xóa bỏ nó có ý nghĩa to lớn trong phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh nội sinh trong

docx3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khắc phục lối sống tiểu nông trong quá trình hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khắc phục lối sống "tiểu nông" trong quá trình hội nhập Việc nước ta gia nhập WTO đã và đang đặt ra những đòi hỏi mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Một yêu cầu không thể thiếu là phải chuẩn bị nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng, phát huy nhân tố con người. Và, phát huy nhân tố con người đồng nghĩa với phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, nhất là những hạn chế đã ăn sâu vào nếp sống, lối sống. Trong đó, nếp sống tiểu nông đến nay vẫn hiện hữu trong cung cách làm việc, sinh hoạt ở nhiều nơi. Nếu để nó kéo dài sẽ trở thành một lực cản không nhỏ cho quá trình hội nhập WTO. Lời cảnh báo của V.I.Lênin rằng những thói quen, nhất là thói quen lạc hậu có một sức ỳ ghê gớm cần phải được chúng ta ghi nhớ và giải quyết thoả đáng. Thực tiễn cho thấy, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội,thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ xuất phát điểm khá thấp. Với cơ sở kinh tế là nền nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc và cơ sở xã hội trước đó là hệ tư tưởng Nho giáo phong kiến đã từng tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm nay nên mặc dù trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại thì những tàn dư lối sống tiểu nông vẫn rơi rớt lại trong mỗi người nông dân, công nhân, thậm chí trong các nhà trí thức, những người lãnh đạo – quản lý xã hội là một thực tế. Là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội, lịch sử nhất định, phản ánh điều kiện sống, hoạt động và quan hệ xã hội của người sản xuất nhỏ, lối sống tiểu nông biểu hiện thông qua nhận thức, cảm xúc tình cảm, thói quen, cách ứng xử, làm việc của người Việt Nam, tập trung ở những khía cạnh chính sau: Về nhận thức và tư duy. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan, kết quả của nó là sự hiểu biết của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy. Nhận thức nói chung và tư duy nói riêng của người sản xuất nhỏ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, rất đậm nét cảm tính, chủ quan. Đó là cách nhận thức và lối suy nghĩ thường giản đơn, đại khái, phiến diện, thiếu tính hệ thống, thiếu lôgic. Quá trình nhận thức hướng vào quá khứ là chính, do sự trải nghiệm trực tiếp, chủ quan nên thường lấy cái cổ xưa làm chỗ dựa, lấy ý thức của cha ông làm chân lý ... Tư duy của họ thường dựa vào cái trực quan, cái trực tiếp là chủ yếu nên nhận thức của họ kém khái quát, không nhìn ra bản chất, qui luật, nguyên nhân, nguồn gốc bên trong của sự vật, hiện tượng. Đó là lối tư duy kinh nghiệm, chỉ thấy cái ngắn hạn trước mắt, không nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới ít sáng tạo mà nặng về bắt chước, làm theo. Họ xem nhẹ sự học căn bản, coi “trăm hay không bằng tay quen”, điều này cần tránh trong thời đại kinh tế tri thức. Về đời sống tinh thần, tình cảm và quan hệ xã hội. Biểu hiện của lối sống tiểu nông là sống nặng về tình mà nhẹ về lý, vì tình họ có thể “ chín bỏ làm mười”, “ dĩ hòa vi quý”, “trăm cái lý không bằng một tý cái tình”. Cũng do nặng vì tình mà trong quan hệ và thái độ ứng xử, họ có xu hướng muốn an toàn, trung dung, bình quân chủ nghĩa. Họ thích sự yên ổn, bình yên, ngại va chạm, không muốn đổ vỡ, ngại thay đổi, thường nhường nhịn nhau. Họ thường không dám mạo hiểm, nhưng do thiếu cơ sở khoa học, thiếu bản lĩnh, mù quáng mà đôi khi có hành vi ứng xử thái quá, cực đoan, độc đoán, gia trưởng. Nếu gia nhập WTO, trong bối cảnh chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với cường độ cao thì đây quả là một điểm yếu cốt tử. Về nhu cầu và thói quen. Biểu hiện của lối sống tiểu nông là sự an phận thủ thường, sống theo kiểu tiết chế nhu cầu, thường bằng lòng với mình ít có nhu cầu khám phá, sáng tạo cái mới. Họ thường có tâm lý tự ti, mặc cảm là mình “ thấp cổ bé họng” không thể làm được việc lớn; trong làm ăn, tính toán thường theo tâm lý cò con, tư lợi, vun vén cá nhân. Ngoài ra, phải kể đến thói quen, tâm lý bản vị cục bộ, địa phương, kéo bè kéo cánh, ít giao lưu mở rộng quan hệ nên đã hạn chế rất nhiều đến tầm nhìn cũng như sự phong phú về nhân cách. Lối sống tiểu nông trong tính cách người Việt là hiện tượng mang tính xã hội lịch sử, nó phản ánh điều kiện sản xuất nhỏ trong quá trình lao động, sản xuất, đấu tranh với tự nhiên và xã hội để tồn tại. Do đó, khắc phục, xóa bỏ nó có ý nghĩa to lớn trong phát huy nhân tố con người, tạo ra sức mạnh nội sinh trong quá trình hội nhập WTO. Gia nhập WTO, chúng ta phải chấp nhận cạnh tranh và cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Việc khắc phục giúp xoá bỏ những “rào chắn tâm lý” làm con người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, quyết tâm mạo hiểm và thành công trong sản xuất kinh doanh. Ở góc độ quản lý xã hội, quản lý kinh tế, khắc phục lối sống tiểu nông giúp loại bỏ kiểu quản lý “gia đình chủ nghĩa”, “ địa phương chủ nghĩa” mà ở đó, quan hệ và công tác chỉ nặng về tình cảm, kinh nghiệm chủ quan, coi nhẹ đạo lý, pháp luật. Khắc phục tình trạng luật bất thành văn, “ phép vua thua lệ làng”, dẫn đến mọi đường lối, chủ trương, chính sách từ trên xuống có thể bị tiếp nhận sai lệch, quá nhấn mạnh “ vận dụng cho phù hợp với địa phương” đến mức “ địa phương hóa”, từ đó dẫn đến tình trạng chỉ sống theo lệ, ít theo luật nên không hiểu luật, thậm chí coi thường pháp luật. Khắc phục lối sống tiểu nông còn góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức. Cán bộ, công chức nhà nước bị sự chi phối, tác động của lối sống tiểu nông thuờng thu vén cá nhân, bớt xén, hà lạm công quỹ, ăn cắp của công làm của riêng, tham ô, hối lộ, gây thất thoát tài sản của Nhà nước và tập thể; hoặc những thói xấu như cầu cạnh, dựa dẫm, bon chen, nịnh hót, nhờ cậy, xích mích, kèn cựa, khích bác nhau, trả thù cá nhân theo kiểu “ném đá giấu tay”, “ gắp lửa bỏ tay người”, hay “tranh công đổ lỗi”.... gây mất đoàn kết trong tập thể và cộng đồng xã hội. Nó còn đẻ ra tác phong công tác quan liêu, gia trưởng, độc đoán, mất dân chủ hoặc “dĩ hòa vi quý”, “ gió chiều nào che chiều ấy”, ngại phê bình và đấu tranh, hạ thấp yêu cầu nhiệm vụ của tập thể, cấp trên giao cho, hoạt động tùy tiện, mò mẫm, lúng túng, mất phương hướng, không hiệu quả. Gia nhập WTO đặt ra yêu cầu rất cao về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, trong đó phải kể đến là trình độ và phương pháp quản lý khoa học, tư duy sắc bén và linh hoạt, phong cách lãnh đạo quản lý hiện đại và đặc biệt là phẩm chất đạo đức trong sáng, vì lợi ích chung, vì sự phát triển của xã hội, của đất nước. Tất cả những cái đó chỉ có thể có được khi lối sống tiểu nông bị loại bỏ trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để khắc phục tác động, ảnh hưởng tiêu cực của lối sống tiểu nôn trong quá trình hội nhập WTO cần thấy rằng lối sống đó cũng là phản ánh hiện thực khách, là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Đồng thời, nó cũng thay đổi theo hướng tích cực thông qua giáo dục, hoạt động của chủ thể và tác động của môi trường. Do đó, những giải pháp khắc phục cần toàn diện, trước hết tập trung vào một số nội dung sau: Nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, hướng giáo dục đào tạo vào bồi dưỡng, xây dựng những phẩm chất và năng lực của con người mới, con người của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm tới, cần tiến hành cải cách giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo; hiện đại hóa các điều kiện và phương tiện dạy học. Đây là khâu quyết định nhất thúc đẩy nước ta đi vào kinh tế tri thức, đủ sức tham gia toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong công tác đào tạo, cần đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, các nhà doanh nghiệp có tài và lực lượng công nhân có tay nghề cao, cũng như đội ngũ cán bộ công chức tận tụy và thạo việc. Đồng thời, cần tăng cường các tiềm năng khoa học và công nghệ của đất nước, phát huy sức sáng tạo trong khoa học, tạo điều kiện cho cán bộ nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn. Cần mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo, khoa học – công nghệ với nước ngoài, mạnh dạn đưa người đi đào tạo ở các nước tiên tiến với những ngành khoa học – kỹ thuật mũi nhọn, có như vậy mới thu hút, khuyến khích nhân tài, khắc phục tình trạng “ chảy máu chất xám”. Cần có chính sách đảm bảo và khuyến khích người lao động, nhất là lao động trẻ, như chính sách lương phù hợp, chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hội, chính sách khen thưởng những người có sáng kiến, cải tiến đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Các chính sách kinh tế – xã hội phải hướng vào phát huy tiềm năng sáng tạo của con người; điều chỉnh lợi ích theo hướng “ kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội”, tạo sự công bằng trong xã hội. Tạo mọi điều kiện để mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng đóng góp xây dựng đất nước, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, làm giàu chính đáng, từ đó thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thực hiện phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kết hợp tốt phát triển kết cấu hạ tầng và đô thị hóa nông thôn. Bởi vì, nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua nhiều năm chiến tranh, nông dân và nông thôn còn nghèo; còn nhiều khó khăn về vốn, trang thiết bị máy móc và áp dụng khoa học công nghệ vào nông thôn. Mặt khác, cơ cấu kinh tế nông thôn còn nặng về nông nghiệp; trong nông nghiệp còn nặng về trồng trọt. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi còn manh mún, phân tán quy mô nhỏ, mang nhiều yếu tố tự phát và dấu vết của kinh tế tự cung, tự cấp. Thực tiễn này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách, khó khăn, khắc phục sự lạc hậu về kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực nông thôn. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn, đồng thời phải có chính sách khuyến khích mạnh mẽ cán bộ khoa học – kỹ thuật, cán bộ ở thành phố, nhất là thanh niên về phục vụ lâu dài ở nông thôn nhằm thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Cần phải xã hội hóa khu vực nông thôn và nông dân, mở rộng quan hệ giao lưu của họ với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác, nhất là với công nhân và trí thức, để vừa đảm bảo nền tảng liên minh công nông vững chắc, vừa cải biến tư tưởng, tâm lý, tập quán, thói quen của người nông dân đã tồn tại từ bao đời do tính chất của sản xuất nhỏ, nhằm hình thành tư duy mới, phong cách công nghiệp trong lối nghĩ và cách làm. Xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ, lành mạnh nhằm khắc phục và loại bỏ những mặt tiêu cực của tâm lý sản xuất nhỏ, những tập quán lạc hậu, các tệ nạn xã hội và hủ tục mê tín dị đoan trong nhân dân. Môi trường văn hóa là nơi thể hiện sự thống nhất trong đa dạng, vừa có yếu tố của truyền thống vừa có yếu tố của hiện đại, do đó vừa là điều kiện để giữ gìn, phát triển, nuôi dưỡng, vun trồng tính người, những giá trị chân, thiện, mỹ, vừa là điều kiện để khắc phục, loại bỏ những gì trái với bản chất tốt đẹp của con người, những tính xấu, sự thấp hèn... Con đường để xây dựng môi trường văn hóa tiến bộ, lành mạnh là sự tổng hợp của các hình thức, phương pháp tác động của Nhà nước và từng địa phương thông qua các biện pháp giáo dục, tổ chức, quản lý, hoạt động thực tiễn nhằm phát huy các giá trị chân, thiện, mỹ phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước hết, phải đảm bảo tốt định hướng chính trị tư tưởng của các quan hệ văn hóa, thiết chế văn hóa và hoạt động văn hóa trong toàn xã hội. Trong xây dựng môi trường văn hóa tiên tiến, lành mạnh cần đảm bảo nội dung phong phú, đa dạng mà vẫn thống nhất của văn hóa: xây dựng văn hóa chính trị tư tưởng, văn hóa đạo đức, văn hóa pháp luật, văn hóa khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật – thể thao, văn hóa ứng xử giao tiếp, văn hóa kinh doanh. Bao trùm nhất là xây dựng môi trường văn hóa với nội dung là kỷ cương – tình thương – trách nhiệm của mỗi cá nhân, tập thể và toàn xã hội. Xây dựng môi trường văn hóa phải đi từ cái gốc, từ cơ sở - đó là văn hóa làng xã, văn hóa gia đình Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKhắc phục lối sống tiểu nông trong quá trình hội nhập.docx
Luận văn liên quan