Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình

Công tác tuyển dụng tại công ty được chưa được thực hiện 1 cách chặt chẽ, rõ ràng và chi tiết về trách nhiệm quyền hạn của các cá nhân, bộ phận. Trong phỏng vấn, vẫn còn tình trạng xin – cho tại công ty. + Ngoài ra nhà lãnh đạo cấp cao thì chưa thường xuyên quan tâm đến những nguyện vọng của nhân viên trong công ty của mình. + Đánh giá đãi ngộ nhân lực theo cảm tính, thiên vị, dẫn đến không công bằng cho các nhân viên trong công ty và gây bất ổn. + Chính sách đãi ngộ nhân lực thì không nhất quán, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính bền vững trong công ty. Trong công ty còn có một số khoảng cách ngăn cản quan hệ giữa nhà cấp cao và nhân viên trong công ty. + Môi trường làm việc chưa được chuyên nghiệp vẫn còn tình trạng nhân viên đi muộn về sớm, thiên vị nhân viên chưa hài lòng với môi trường làm việc hiện tại nên hiệu quả công việc chưa đạt được tối đa.

docx14 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH 1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH. Tên tiếng anh:  FAMILY SERVICE AND TRADING INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY. Trụ sở chính: số 21, liền kề 6A-Làng Việt Kiều Châu Âu- Phường Mộ Lao- Quận Hà Đông-Hà Nội. Chi nhánh: Số 2B, Vương Thừa Vũ, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại : 04.665.07503 – 04.6673.1111 Website: sieuthigiadinh.com.vn, sieuthipatin.vn Giấy CNĐKKD và mã số doanh nghiệp số: 0104465673 đăng ký thay đổi lần 1 ngày 19 tháng 06 năm 2013 do sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Ông Hoàng Trọng Tân – Giám đốc. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. Chức năng: Do là một công ty có tư cách pháp nhân, tổ chức hoạch toán độc lập, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại ngân hàng và chịu hoàn toàn trước pháp luật về các hoạt động của mình trong khuôn khổ nguồn vốn kinh doanh . Chức năng chính của công ty là kinh doanh. Tổ chức, sắp xếp, điều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty phù hợp với ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Khái thác nguồn vốn, tài sản của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Cung cấp phân phối sản phẩm đồ gia dụng, thể thao, đồ dùng học tập... phục vụ nhu cầu mua sắm tiêu dùng cho người tiêu dùng. Cung cấp dịch vụ mua hàng online. Nhiệm vụ: Tuân thủ đúng quy định của Nhà nước, của Công ty về quản lý tài sản, tiền vốn, kinh doanh, nguồn lực thể hiện hạch toán kinh tế bảo đảm duy trì và phát triền vốn nộp ngân sách đúng quy định của nhà nước. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước Việt Nam. Xây dựng các phương án kinh doanh phát triển theo kế hoạch, mục tiêu chiến lược của công ty. Chỉ đạo, tổ chức mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển của Công ty. Chỉ đạo phối hợp với các đơn vị trong công tác đầu tư liên quan đến việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Thường xuyên tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng dựa trên thông tin khảo sát khách hàng mục tiêu của mình và phát triển thêm các dòng sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Không ngừng tìm tòi và đẩy mạnh các dịch vụ sao cho phù hợp, an toàn và thân thiện nhất với người tiêu dùng.  Nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu mua sắm của khách hàng. 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Do là một công ty có tư cách pháp nhân, tổ chức hoạch toán độc lập và chịu hoàn toàn trước pháp luật về các hoạt động của mình trong khuôn khổ nguồn vốn kinh doanh. Vì thế công ty cần tổ chức bộ máy quản lý thích hợp nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra. Để đảm bảo đạt hiệu quả cao cũng như tính khoa học trong hoạt động quản lý, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến thông qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH Ban Giám đốc Phòng kế toán Phòng hành chính, nhân sự Phòng kinh doanh Nhân viên Nhân viên Nhân viên Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: Ban giám đốc: có chức năng xác định mục tiêu của công ty trong từng thời kì, các phương hướng lớn tạo dựng bộ máy quản lý của công ty, phê duyệt cơ cấu tổ chức, chương trình hoạt động và vấn đề nhân sự tuyển dụng, lựa chọn nhân viên quản lý cấp dưới, giao trách nhiệm ủy quyền thăng cấp, phối hợp thực hiện với các phòng chức năng xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi quyết định ảnh hưởng đến công ty. Ban giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc. Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, là người đề ra các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty, chỉ đạo phó Giám đốc và điều hành hoạt động của các bộ phận. Là người chịu toàn bộ trách nhiệm trước cơ quan pháp luật về việc làm của công ty. Quản lý tài chính của công ty. Giải quyết các khiếu nại trong và ngoài công ty. Bổ nhiệm bãi nhiệm và tuyển dụng lao động mới. Thực hiện tất cả các công tác, khen thưởng thi đua. Trên cơ sở chấp hành đúng chủ chương chính sách của nhà nước giám đốc có quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Về hoạt động của công ty có thể ủy phó cho giám đốc của công ty một số quyền hạn nhất định khi có việc đột xuất. Phó giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc trong việc điều hành chỉ đạo và một số lĩnh vực của công ty theo phân công ủy quyền của giám đốc. Phòng kinh doanh: với nhiệm vụ khai thác lập kế hoạch kinh doanh hàng quý hàng năm của công ty. Tổ chức hoạt động tiếp thị hàng hóa tham mưu ký kết các hợp đồng kinh tế về kinh doanh hàng hóa đã ký, cửa hàng bố trí nhân viên thu thập thông tin về khách hàng, phân phối sản phẩn, hàng hóa đến với người tiêu dùng. Phòng hành chính, nhân sự: là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao Tổ chức về đời sống cho nhân viên công ty. Tiếp nhận, phân loại xử lý các văn bản. Quản lý phương tiện, thiết bị và dụng cụ hành chính. Lập quy trình công tác khối phòng ban nghiệp vụ. Phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương,giúp giám đốc xây dựng các phường án tổ chức bộ máy cán bộ quản lý. Phòng kế toán: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính tham mưu cho giám đốc về kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu-chi với khách hàng, nội bô, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của công ty báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của công ty. Giúp Giám đốc nắm rõ tình hình tài sản- nguồn vốn của công ty cũng như sự biến đổi của nguồn vốn và tài sản. Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế, phối hợp với các phòng và các đơn vị trực thuộc, thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, tuân thủ các quy chế tài chính của công ty và các chế độ tài chính Nhà nước ban hành. 1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. Cung cấp hàng hóa, đồ gia dụng, thiết bị học tập...phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Tiếp thị, xúc tiến thương mại. Đại lý buôn bán ký gửi. Cung cấp dụng cụ thể thao. 2. Tình hình sử dụng lao động của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. 2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. Số lượng nhân viên:20 người Bảng 1.1: Cơ cấu nhân viên theo trình độ Đơn vị: người Chỉ tiêu Số nhân viên Tỷ lên % Tổng nhân viên 20 100 Đại học, trên đại học 4 20 Cao đẳng 8 40 Trung cấp 5 25 Lao động phổ thông 3 15 (Nguồn: phòng hành chính – nhân sự) Nhận xét: Nhìn chung trình độ lao động của công ty không cao, chỉ ở mức trung bình. Chủ yếu là ở trình độ cao đẳng, chiếm 40%; đại học chiếm 20%, lao động phổ thông vẫn chiếm tới 15%, chưa phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội. Doanh nghiệp phải luôn tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên. Mời chuyên gia đào tạo về kĩ năng bán hàng, tạo phong cách chuyên nghiệp. Đào tạo nâng cao chuyên môn thường xuyên cho cán bộ nhân viên đã tạo đòn bấy tăng doanh thu bán hàng, đẩy nhanh tiêu thụ. 2.2. Cơ cấu lao động của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. Bảng 1.2: Cơ cấu nhân viên theo phòng ban chức năng của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH Đơn vị: Người STT Bộ phận, phòng ban Số lượng Trình độ 1 Ban giám đốc 2 Giám đốc 1 Thạc sĩ Phó giám đốc 1 Đại học 2 Phòng kinh doanh 9 Trưởng phòng kinh doanh 1 Cao đằng Nhân viên kinh doanh 5 Trung cấp Nhân viên trả đơn hàng, giao hàng 2 Trung học phổ thông Nhân viên IT 1 Cao đẳng 3 Phòng hành chính – nhân sự 5 Trưởng phòng 1 Đại học Nhân viên 4 Cao đẳng 4 Phòng kế toán 4 Kế toán trưởng 1 Đại học Kế toán viên 2 Cao đẳng Quản lý kho 1 Trung học phổ thông (Nguồn: phòng hành chính – nhân sự) Bảng 1.3: Cơ cấu nhân viên theo giới tính, độ tuổi của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH. Đơn vị: Người Chỉ tiêu Số lượng Giới tính Nam 12 Nữ 8 Độ tuổi Từ 18-35 15 Từ 36-55 5 (Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) Nhận xét: Nhìn chung số lượng lao động trẻ trong công ty chiếm tỉ trọng cao, độ độ tuổi từ 18 tuổi đến 35 tuổi chiếm 75% tổng số lao động. Đội ngũ lao động trẻ có ưu điểm cập nhật thông tin nhanh, nhanh nhẹn, nhạy bén. Tốc độ trẻ hóa đội ngũ lao động chậm của. Lực lượng lao động của công ty trẻ năng động, nhiệt tình, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty. Song bên cạnh đó còn rất nhiều thách thức đối với đội ngũ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm khi xử lý các vấn đề kinh doanh phức tạp. Tỷ lệ nam nhân viên chiếm 60% phù hợp với hoạt động kinh doanh chủ yếu làm việc ngoài thị trường, 40% là nữ nhân viên chủ yếu ở hoạt động văn phòng, kế toán, và tại quầy trưng bầy sản phẩm. Tỷ lệ lao động này so với nhu cầu sản xuất kinh doanh thực tế là tốt, có nhiều lao động có trình độ. Công ty căn cứ vào mức độ phức tạp của công việc để phân công lao động phù hợp với tay nghề phù hợp với người lao động. Công ty thực hiện tốt các chính sách về công đoàn, bảo hiểm xã hội, chế độ khen thưởng cho các cán bộ công nhân viên. Bảng 1.4: Tình hình nhân lực của công ty trong giai đoạn 2010-2012. Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2011 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số lao động 15 100 17 100 20 100 Trình độ học vấn Đại học, trên đại học 3 20 4 23,53 4 20 Cao đẳng 3 20 4 23,53 8 40 Trung cấp 6 40 6 35,29 5 25 Lao động phổ thông 3 20 3 17.65 3 15 Giới tính Lao động nam 9 60 10 58,82 12 60 Lao động nữ 6 40 7 41,18 8 40 (Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự) Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng số nhân lực của công ty được tăng dần lên trong các năm, chứng tỏ quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, và không ngừng tổ chức tuyển dụng lao động để có đủ nhân lực phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của công ty đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Cụ thể năm 2012 tăng 17,65% so với năm 2011, và tăng 33,33%so với năm 2010 tương ứng với 3 lao động so với năm 2011 và 5 lao động so với năm 2010. Số lao động nam và nữ đều gia tăng trong các năm. Năm 2012 số lao động nam là 12 người tăng 20% so với năm 2011 có 10 người và so với năm 2010 tăng 33,33% tức 3 người. Bên cạnh đó số lao động nữ cũng gia tăng qua các năm như năm 2012 là 8 người tăng 14,29% và 33,33% so với 2 năm 2011 và 2010. Như vậy tốc độ gia tăng của lao động nam và lao động nữ tương đối đều nhau phù hợp với tính chất công việc kinh doanh của công ty không đòi hỏi qua nhiều về thể lực. Số lao động có trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng cũng tăng lên. Điều này chứng tỏ công ty rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Nhìn chung tốc độ tăng lao động của công ty tăng lên, trong đó tốc độ tăng của lao động có trình độ đại học. Như vậy, công ty có xu hướng tăng cường đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao để có được tầm nhìn và những định hướng đúng đắn từ đó nâng cao hiệu quả làm việc của toàn bộ công nhân viên trong công ty. 3. Quy mô vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. 3.1. Tổng mức cơ cấu vốn kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ gia đình. Tổng mức cơ cấu vồn kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012 như sau: Bảng 1.5: Tổng mức cơ cấu vốn kinh doanh của công ty từ 2010-2012 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn cố định 1.278.901.000 1.734.611.743 2.541.633.221 Vốn lưu động 2.833.691.987 5.890.247.440 7.912.768.651 Tổng vốn 4.112.592.987 7.624.859.183 10.454.401.872 (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Tổng vốn kinh doanh của công ty tăng dần qua các năm, cho thấy rằng công ty ngày càng một phát triển, mở rộng được quy mô. Số vốn lưu động luôn lớn hơn vốn cố định, vốn cố định tăng dần qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng ngày càng ít hơn trong tổng vốn kinh doanh năm 2010 chiếm 31,1% thì tới năm 2012 chỉ chiếm 24,31% do tính chất kinh doanh của công ty lên làm cho nguồn vốn lưu động cao và ngày càng chiếm tỉ trọng cao. 3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn. Bảng 1.6: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2012. Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Vốn chủ sở hữu 1.931.223.678 3.121.341.879 4.211.312.122 Nợ phải trả 2.181.369.309 4.503.517.304 6.243.089.750 Tổng vốn 4.112.592.987 7.624.859.183 10.454.401.872 (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) Nhận xét: Số nợ phải trả nhiều hơn so với vốn chủ sở hữu, nợ phải trả năm 2010 chiếm 53,04% tổng nguồn vốn đến năm 2012 là 59,71% cho thấy tình hình tài chính của công ty còn yếu. Trong tổng nguồn vốn nợ phải trả luôn chiếm tỷ lệ cao vì để duy trì cũng như mở rộng đầu tư cho hoạt động kinh doanh cho nên công ty phải vay từ các nguồn khác. Khoản nợ phải trả cao công ty cần có chiến lược kinh doanh phù hợp để tối đa hóa lợi nhuận, giảm các khoản phải trả. 4. Kết quả hoạt động kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH. Bảng 1.7: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH (2010 -2012). Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm2012 Doanh thu bán hàng 20.145.357.890 28.456.112.987 27.901.266.733 Các khoản giảm trừ doanh thu 123.098.000 230.679.021 190.333.478 Doanh thu thuần về bán hàng 20.022.259.890 28.225.433.966 27.710.933.255 Giá vốn hàng bán 14.003.234.893 20.162.269.088 20.369.165.270 Lợi nhuận về bán hàng 6.019.025.897 8.063.164.878 7.341.767.985 Doanh thu hoạt động tài chính 10.342.871 18.653.023 16.543.974 Chi phí tài chính 345.091.000 540.765.332 500.612.902 Chi phí lãi vay 1.002.345.141 704.321.765 543.789.021 Chi phí bán hàng 781.662.017 1.015.002.548 931.480.402 Chi phí quản lý doanh nghiệp 931.734.561 1.134.032.112 1.002.431.876 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 2.968.536.049 4.687.696.144 4.379.997.758 Thu nhập khác - 9.671.093 7.657.809 Chi phí khác - 3.437.009 4.005.611 Lợi nhuận khác - 6.324.084 3.652.198 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.968.536.049 4.694.020.228 4.383.649.956 Thuế thu nhận doanh nghiệp 742.134.012 1.173.505.057 1.095.912.489 Lợi nhuân sau thuế 2.226.402.037 3.520.515.171 3.287.737.467 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán) Bảng 1.8: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH (2010-2012). Đơn vị tính:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng doanh thu 20.155.700.761 28.565.733.103 27.925.468.516 8.410.032.342 141,73 -640.264.687 97,76 Chi phí 17.064.067.612 23.562.181.875 23.541.818.560 6.498.114.260 138,08 -20.363.315 99,91 Lợi nhuận 2.968.536.049 4.694.020.228 4.383.649.956 1.725.484.179 158,13 -580.370.272 93,39 (Nguồn: Phòng tài chính-kế toán) Nhận xét: Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 41,73% hay 8.410.032.342VNĐ, doanh thu năm 2012 so với năm 2011 giảm 2,24% hay 640.264.687VNĐ. Doanh thu tăng mạnh vào năm 2011, giảm nhẹ 2012. Đây là tình trạng chung của các công ty trong năm 2012 nguyên nhân là do nhiều biến động về kinh tế: lạm phát cao, giá xăng dầu tăng cao, hàng hóa đắt đỏ, dẫn tới tiêu dùng cũng giảm đi nhiều phần. Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty tăng 38.08% trong năm 2011so với năm 2010 công ty đầu tư thêm 6.498.114.260VNĐ để mở rộng kinh doanh, năm 2012 giảm các khoản phải chi 20.363.315VNĐ tương ứng giảm 0,09%, công ty đã cắt giảm các chi phí không cần thiết, do nền kinh tế trong thời gian này gặp khó khăn. Lợi nhuận của công ty tăng mạnh năm 2011 tăng 1.725.484.179VNĐ tức 58.13% so với năm 2010, bắt đầu chững lại và giảm nhẹ năm 2012 giảm 580.370.272VNĐ tức 6,61% do nền kinh tế có nhiều biến động không tốt. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đạt được hiệu quả cao, quy mô được mở rộng cả về nhân lực và vật lực, số lượng khách hàng tăng lên, công ty ngày càng có uy tín cao hơn trên thị trường. PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của công ty. Các cấp lãnh đạo của công ty đã xây dựng được cơ chế vận hành khá tốt phù hợp với cấu trúc tổ chức của công ty. Từ việc phân chia nhiệm vụ, công việc rõ ràng giữa các phòng ban trong công ty. Thêm vào đó là sự minh bạch hóa thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của công ty. Quản trị công ty đã tạo ra một cơ chế quản lý nhằm bảo đảm sự cân bằng về quyền và lợi ích giữa các bên trong và ngoài công ty và thực hiện tốt các hoạt động quản trị chức năng. Hoạt động quản trị được thực hiện thông qua 4 chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát. Công tác hoạch định: do ban giám đốc phồi kết hợp với trưởng các phòng ban lên kế hoạch, người đưa ra phê duyệt và quyết định cuối cùng là giám đốc. Việc lên kế hoạch được công ty chú trọng, tuy nhiên việc hoạch định còn chưa sát sao trong việc đưa ra phương tiện và đánh giá các phương án thực hiện. Công tác tổ chức, lãnh đạo: ban điều hành, lãnh đạo của công ty đa số là người có chuyên môn. Được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị. Vì thế công tác tổ chức lãnh đạo, tổ chức thực hiện tương đối tốt. Việc phân quyền, quy trách nhiệm quyền hạn giữa các phòng ban được thực hiện nghiêm chỉnh. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế vì là công ty nhỏ mọi vấn đề đều do giám đốc quyết định lên nhiều khi mang tính cá nhân, chủ quan thiếu tính chính xác, bỏ lỡ các cơ hội trong kinh doanh, có những sai lầm trong quá trình ra quyết định. Công tác kiểm soát: hiện tại trong các công ty vai trò của ban kiểm soát khá mờ nhạt. Hầu hết thành viên của ban kiểm soát đều là nhân viên của công ty, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban kiểm soát phải kiểm tra và kiểm soát được hoạt động của Ban điều hành (ban giám đốc), tuy nhiên họ lại là nhân viên cấp dưới, do đó tính độc lập trong kiểm tra là rất hạn chế. Trên thực tế hiện nay, ban kiểm soát còn hoạt động rất hình thức. Thu thập thông tin và ra quyết định quản trị: Tình hình hoạt động của các bộ phận trong công ty đều được quản lý một cách có hệ thống dưới sự quản lý của các phòng ban. Hoạt động của từng phòng được giám đốc giao xuống các trưởng phòng, từ đó trưởng phòng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong phòng, khi hoàn thành công việc nhân viên từng phòng có những báo cáo và phản hồi lên trưởng phòng, rồi sau đó các trưởng phòng tổng hợp báo cáo lên giám đốc. Để từ đó giám đốc có những điều hành hợp lý -> thực hiện có hệ thống trên – dưới – trên. Kỹ năng quản trị của nhà quản trị ở các cấp quản trị trong doanh nghiệp. Giám đốc: nhà quản trị cấp cao trong công ty là người trực tiếp đưa ra các quyết định, là người định hướng các hoạt động của công ty, có kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp ngoại giao tốt, nắm bắt được chuyên môn cơ bản về những ngành mình đang kinh doanh khá tốt. Trưởng phòng kinh doanh: là người trực tiếp báo cáo với giám đốc và quản lý các nhân viên dưới quyền, là nhà quản trị tầm trung có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp tốt, ra quyết định với những hoạt động phù hợp với vị trí của mình khá tốt. Trưởng phòng hành chính – nhân sự: có kiến thức về nhân sự , kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng lãnh đạo khá tốt. 2. Công tác quản trị chiến lược của công ty. Hoạt động của công ty chủ yếu được xác lập thông qua các kế hoạch phát triển ngắn hạn phần lớn là kế hoạch tháng, thiếu phương hướng hoạt động dài hạn, là đặc điểm lớn chi phối quá trình hoạt động của công ty, nhân viên trong công ty chưa xác định rõ ràng được sứ mạng tồn tại, mô hình chiến lược của công ty nên đôi khi còn gặp phải nhiều khó khăn khi thực hiện mục tiêu chung. Tình thế môi trường chiến lược: +Thị trường tiêu thụ: số lượng người mua trong thị trường thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh … có số dân lên tới gần 8.5 triệu dân là thị trường có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa khá lớn. + Nhân tố nền kinh tế: sự suy giảm kinh tế trong năm 2010 đầu 2011 làm ảnh hưởng đến mọi hoạt động buôn bán, trao đổi kinh tế bị chững lại, và đã dần hồi phục vào cuối năm 2011 -> hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi hơn. + Đối thủ cạnh tranh: có những đối thủ cạnh tranh lớn có uy tín trên thị trường như: Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Bến Thành, Công ty cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ - VINACOMIN,...cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các công ty với nhau làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. + Khách hàng: với thị trường tiêu thụ hiện nay của công ty có số dân gần 8.5 triệu người có thu nhập bình quân sấp xỉ 4,2 triệu đồng, nhu cầu sử dụng thông thường của người dân là sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp, đa năng. + Công nghệ: công ty luôn cập nhật những công nghệ mới vào hoạt động kinh doanh của công ty mình, giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh: dựa trên phân tích tình hình hiện tại của công ty và của đối thủ cạnh tranh biết được điểm mạnh yếu từ đó có những kế hoạch định hướng phát triển thị trường của công ty ra thị trường 3 miền Bắc–Trung–Nam. Chiến lược phát triển thị trường: nghiên cứu tình hình hiện tại của thị trường và nhu cầu người dân từ đó có những chương trình phát triển thị trường phù hợp như khuyến mãi, quảng cáo, xúc tiến mở rộng thị trường … Lợi thế cạnh tranh: là công ty nhỏ nên dễ dàng trong việc luồn lách vào thị trường ngách nơi mà các công ty lớn không để ý hoăc chưa thể mở rộng quy mô bao chùm hết. Công ty tận dụng tối đa nguồn lực để thâm nhập và phát triển thị trường bằng cách tiếp cận đảm bảo tốt dịch vụ chăm sóc khách hàng trong và sau bán. 3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty. Quản trị mua hàng: nguồn hàng hóa của công ty đều nhập từ các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài cung cấp như Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan.... Công ty đã xây dựng được cách thức tổ chức mua hàng khoa học và hợp lý. Các hình thức mua hàng đa dạng, mua theo hợp đồng, ký trước chiếm 50% tỷ trọng mua vào đảm bảo tính ổn định nguồn cung và chất lượng. Khâu vận chuyển hàng hóa được thực hiện khá tốt. Bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được còn tồn tại những yếu kém như: khâu quản trị mua hàng của công ty vẫn còn chưa được hợp lý với nhu cầu bán ra của công ty, cụ thể như chất lượng của một số lô hàng mua vào chưa được tốt, chủng loại và số lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu bán ra nên đã gây ra các sự cố về thiếu hụt hàng hóa trong quá trình kinh doanh của công ty, dự báo nhu cầu và lượng hàng hóa bán ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhân viên kinh doanh mà chưa có công cụ xác định cụ thể nên đôi khi công ty rơi vào tình trạng thiếu hàng cung hay thừa hàng so với nhu cầu. Quản trị bán hàng: trụ sở chính của công ty được đặt tại số 21, liền kề 6A-Làng Việt Kiều Châu Âu- Phường Mộ Lao- Quận Hà Đông-Hà Nội và các chi nhánh thường đặt ở các địa điểm buôn bán có đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa như Tây Hồ-Hà Nội, Hà Đông – Hà Nội.... Các nơi này tập trung một số lượng lớn người dân làm việc và mua sắm thường xuyên đã thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với công ty. Nhận xét: Thành công: + Tổ chức mạng lưới bán hàng tương đối tốt, sử dụng triệt để cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh của công ty. + Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng trong và sau khi bán. Những tồn tại: + Tổ chức và bố trí lực lượng bán hàng còn chưa được tốt, chưa phù hợp với tình hình hiện tại của công ty, đội ngũ nhân viên còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh nên nhiều khi còn gặp nhiều khó khăn. + Quy trình xây dựng kế hoạch bán hàng của công ty còn chưa thực sự chính xác trong khâu dự báo bán hàng và các hoạt động và chương trình bán hàng còn ít nên chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác bán hàng. + Lực lượng bán hàng tham gia vào công tác tổ chức bán hàng chưa cao về số lượng và năng lực, trình độ. + Chưa có chính sách tạo động lực cho lực lượng bán hàng phù hợp với mức độ hoàn thành công việc của lực lượng bán hàng. Quản trị dự trữ: lựa chọn hình thức dự trữ phù hợp với từng thời điểm trong năm để đảm bảo mức dự trữ là phù hợp và tiết kiệm nhất. Tiết kiệm được thời gian cũng như công sức vận chuyển hàng hóa từ kho tới người tiêu dùng, rút ngắn thời gian giao hàng, đảm bảo đúng yêu cầu của khách. Các sản phẩm được phân loại và để ở những kho, chi nhánh tiêu thụ chính của kho (tại vị trí phù hợp có khay, kệ) khác nhau nên thuận tiện cho việc kiểm tra cũng như bảo quản hàng hóa, tránh hỏng hóc, thất thoát. Công ty luôn nắm vững được số lượng hàng hóa tiêu thụ và lượng hàng hóa còn tồn kho để có những biện pháp điều chỉnh những vấn đề còn chưa hợp lý một cách sớm nhất và đưa ra các quyết định kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên diện tích kho bãi nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế nên không thể đáp ứng được nhu cầu dự trữ với khối lượng lớn, công tác kiểm kê hàng hóa chưa đạt hiệu quả cao. Quản trị cung ứng dịch vụ: lắp đặt hệ thống máy móc, thiết bị phụ tùng điện, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm công ty kinh doanh khá tốt tạo được lòng tin và uy tín đối với khách hàng. Dịch vụ của công ty dành cho khách hàng rất đầy đủ và đa dạng, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao không những làm hài lòng khách hàng về số lượng mà cả về chất lượng. Công ty luôn đảm bảo dịch vụ tư vấn cho khách hàng một cách tỉ mỉ, nhiệt tình, dịch vụ vận chuyển luôn được tiến hành một cách nhanh nhất, chất lượng dịch vụ tốt giúp cho việc thu hút khách hàng đến với công ty và tỷ lệ khách hàng quay lại với công ty cao. Công ty cung cấp các dịch vụ cho khách hàng: tư vấn, giải đáp thắc mắc, vận chuyển, bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành… đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, một phần do trang thiết bị, công cụ làm việc còn thiếu đặc biệt nhân lực của công ty thiếu cả về kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức nên việc tư vấn khách hàng thường thiếu chuyên nghiệp, đôi khi còn chậm trễ cung ứng các dịch vụ nên chưa tạo ra sự hài lòng thực sự cho khách hàng. 4. Công tác quản trị nhân lực của công ty. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực: Phân tích công việc: nhân lực luôn là nòng cốt quan trọng của mỗi công ty, luôn giữ vị trí rất quan trọng. Vì vậy công ty rất chú trọng tới vẫn đề này với mỗi vị trí công ty đều xác định nhiệm vụ và trách nhiệm rất cụ thể. Công ty sử dụng phương pháp phân tích công việc theo chức năng, phân tích công việc sẽ cho ra các bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc thông qua đó các bộ phận, nhân viên trong công ty nắm bắt được các công việc mình phải làm và nhiệm vụ của mỗi cá nhân phòng ban cần thực hiện. Phân tích công việc sẽ giúp bộ phận hành chính-nhân sự nắm bắt được tình hình nhân lực của công ty, bố trí nhân viên vào các vị trí phù hợp và hiệu quả nhất, sử dụng đúng người đúng việc. Đây là cơ sở để công ty tiến hành công tác tuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Bố trí và sử dụng nhân lực: công ty bố trí nhân lực dựa vào thực lực và trình độ của mỗi người. Hiện nay công ty có 20 người, là công ty nhỏ, số lượng nhân viên ít vì vậy việc điều động nhân lực giữa các phòng ban là rất khó mỗi khi có nhân viên nghỉ việc hay cơ cấu công ty thay đổi cần bố trí lại nguồn nhân lực. Tuyển dụng: công ty chỉ tuyển dụng khi thiếu nhân lực. Công ty đăng tin tuyển dụng trên website của công ty và trên hệ thống bảng tin trước cửa công ty. Quy trình tuyển dụng tương đối đơn giản, dựa trên các bước cơ bản trong quy trình tuyển dụng, ít tốn kém và không mất nhiều thời gian. Các ứng viên sẽ tới trực tiếp công ty để nộp hồ sơ sau đó trưởng phòng hành chính-nhân sự sẽ xem hồ sơ và phỏng vẫn luôn ứng viên, phỏng vấn xong ứng viên sẽ được biết luôn kết quả có trúng tuyển hay không. Quá trình tuyển dụng đơn giản nên thiếu sự chuyên nghiệp, không mang lại hiệu quả cao. Đào tạo và phát triển nhân lực: công tác đào tạo chưa được chú trọng, công ty tiến hành chương trình đào tạo nhân lực tại chỗ, nhân viên mới sẽ được phổ biến về hoạt động các công việc cần làm, người cũ sẽ hướng dẫn và giúp đỡ người mới, chủ yếu là các nhân viên tự học hỏi lẫn nhau. Trong quá trình đào tạo công ty chủ yếu chú trọng đào tạo về kỹ năng, tay nghề cho nhân viên. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực: công ty sử dụng cả 2 hình thức đãi ngộ tài chính và phi tài chính. Công tác đánh giá sẽ được tiến hàng bằng cách cho điểm với mức điểm ban đầu là 100, nhân viên nào hoàn thành tốt công việc và vượt mức sẽ được cộng điểm, ai không hoàn thành sẽ bị trừ điểm, số tiền lương mà nhân viên nhân được sẽ tương ứng với mức điểm mà người đó đạt được. Việc đánh giá cho điểm này sẽ do trưởng phòng hành chính-nhân sự đánh giá. Mức lương cơ bản của công ty hiện nay chưa cao, so với mặt bằng chung thì vẫn còn thấp, chưa tạo được môi trường tốt để nhân viên phát triển. Ngoài ra công ty cũng tổ chức các buổi liên hoan và cho nhân viên đi du lịch để tạo gắn kết giữa các thành viên với nhau và nhà quản trị với nhân viện, giúp mọi người hiểu nhau hơn. Nhận xét: Thành công: + Công ty đã mở các lớp đào tạo tại chỗ, cho các nhân viên học hỏi lẫn nhau, nâng cao tay nghề, trình độ. + Trong đãi ngộ công ty cũng đã sử dụng cả 2 hình thức đãi ngộ tài chính và phi tài chính. Những tồn tại: + Công tác tuyển dụng tại công ty được chưa được thực hiện 1 cách chặt chẽ, rõ ràng và chi tiết về trách nhiệm quyền hạn của các cá nhân, bộ phận. Trong phỏng vấn, vẫn còn tình trạng xin – cho tại công ty. + Ngoài ra nhà lãnh đạo cấp cao thì chưa thường xuyên quan tâm đến những nguyện vọng của nhân viên trong công ty của mình. + Đánh giá đãi ngộ nhân lực theo cảm tính, thiên vị, dẫn đến không công bằng cho các nhân viên trong công ty và gây bất ổn. + Chính sách đãi ngộ nhân lực thì không nhất quán, chưa chuyên nghiệp, thiếu tính bền vững trong công ty. Trong công ty còn có một số khoảng cách ngăn cản quan hệ giữa nhà cấp cao và nhân viên trong công ty. + Môi trường làm việc chưa được chuyên nghiệp vẫn còn tình trạng nhân viên đi muộn về sớm, thiên vị nhân viên chưa hài lòng với môi trường làm việc hiện tại nên hiệu quả công việc chưa đạt được tối đa. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty. Quản trị dự án: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH là công ty nhỏ do đó các dự án của công ty có quy mô nhỏ và công việc quản trị dự án thường không cụ thể và thường do các bộ phận kiêm nhiệm quản lý tùy thuộc vào định hướng kinh doanh của ban giám đốc. Quản trị rủi ro: Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều có nhưng rủi ro nhất định, vì vậy các công ty dù lớn hay nhỏ, hoạt động trong ngành nghề, lĩnh vực nào cũng có thể gặp phải rủi ro. Rủi ro mà công ty thường gặp phải là rủi ro về môi trường canh tranh và rủi ro đến từ nhà cung ứng. Để giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thân mà rủi ro đem lại công ty đã xây dựng các quỹ dự phòng cần thiết, nếu có tình huống kinh doanh không tốt, thua lỗ, ứng đọng hàng hóa, công ty sẽ sử dụng quỹ này để giúp công ty thoát khỏi tình huống khó khăn. Vì là một công ty bé lên việc quản trị rủi ro sẽ do chính giám đốc công ty đảm nhiêm, lên kế hoạch thực hiện. PHẦN III: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN Trên cơ sở khảo sát tình hình thực tiễn tại CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH dựa trên những tồn tại, yếu kém tại công ty em xin đề xuất 3 hướng đề tài nhằm giải quyết một phần những tồn tại yếu kém hiện nay của công ty. Hoàn thiện công tác đãi ngộ nhân lực tại CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH. Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng bán hàng tại CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch bán hàng của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ GIA ĐÌNH.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxanh_repaired__5835.docx
Luận văn liên quan