Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Núi Chúa - Tỉnh Ninh Thuận

Trên cung đường 702, đoạn xã Mỹ Hòa, Ninh Hải, bạn sẽ không cưỡng lại được sự hoang sơ của Hang Rái. Dưới cái nắng gắt, bãi biển trở nên lung linh với những hồ nước ngọt nên thơ. In dưới bóng nước là những hàng dừa, rặng xương rồng vào mùa hoa đỏ rực. Lội qua khe nước, bạn còn “tiếp cận” Hang Rái với hòn núi vách đá chồng tạo nên những hang động đẹp, hướng ra biển đón sóng gió. Người muốn tận hưởng hết cảm giác kỳ thú nơi đây sẽ mang cho mình một đôi giày tốt, leo lên vách đá lởm chởm, tìm một “hang rái” yên ắng cho riêng mình. Đặc biệt, bên cạnh những bãi biển hoang sơ nhất vùng như bãi Bình Tiên, bãi Thịt Hang Rái được xem là nơi có bãi san hô đẹp nhất. Với cặp kính lặn, bạn có thể khám phá rặng san hô nổi trên mặt nước, kéo dài cả cây số.

doc89 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4377 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Núi Chúa - Tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm cho du khách cảm thấy mình như thực sự sống ở đó cũng như cung cấp một số thông tin rất cơ bản cho du khách. Hiện nay, VQG Núi Chúa vẫn chưa xây dựng trung tâm du khách để thực hiện công việc quản lý hoạt động DLST. Trung tâm du khách thường là nơi du khách tiếp xúc đầu tiên khi đến VQG, vì vậy điều đầu tiên cần lưu ý là trung tâm phải được xây dựng ở cổng và lối vào trung tâm dễ nhận ra và ấn tượng. Có thể khẳng định rằng để thuyết phục được du khách ta không cần phải có CSVC khang trang cũng như những vật liệu trực quan đắt tiền. Trung tâm du khách không thể “cạnh tranh” với VQG để thu hút sự chú ý hay đóng vai trò chính được. Điều cần thiết nó phải có một thiết kế hợp lý và truyền đạt ý tưởng rõ ràng cũng như sử dụng những kỹ thuật gây ấn tượng nhất đối với người sử dụng. Diễn giải nên khuyến khích tạo ra sự thay đổi về thái độ và hành vi. Nó sẽ làm cho du khách cảm thấy thích thú. Đó là lí do tại sao cần phải tạo ra cảm giác tích cực, dễ chịu và khó quên, khác hẳn với việc hướng dẫn và truyền bá thông tin. Không bao giờ nên “bắt ép” du khách khi diễn giải điều gì. Chúng ta phải đến với du khách thông qua một thế giới nhạy cảm và đầy cảm xúc. Chúng ta hãy nhớ tới nguyên tắc học: tính trung bình, chúng ta sẽ nhớ được 10% nếu ta nghe, 30% nếu chúng ta đọc, 50% nếu chúng ta nhìn thấy và tới 90% nếu chúng ta làm. Đây là điều quan trọng cần liên hệ tới du khách. Nội dung diễn giải: Một vấn đề khi thiết kế trung tâm là việc cung cấp quá nhiều nội dung. Nội dung phải được chọn lọc, đó là những nội dung quan trọng nhất. Để thực hiện được điều này hãy xem xét một số yếu tố sau: Nguồn tài nguyên thiên nhiên hay văn hóa đặc biệt quí hiếm. Những địa điểm đặc biệt hấp dẫn, về mặt cảnh quan hay phong cảnh. Điểm hấp dẫn du lịch. Những hoạt động được du khách yêu thích. Các hoạt động khả thi hấp dẫn khác mà gắn liền với bảo tồn. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên: sự phù hợp và các vấn đề. Các loại trải nghiệm mà du khách sẽ có được trong chuyến đi. Kiến thức cung cấp cho du khách trước khi tham quan. Kiến thức và thái độ người dân về khu vực. Liên hệ tới thái độ của du khách đối với công tác bảo tồn khu vực, quản lý VQG. c. Đường mòn diễn giải Mục đích của đường mòn diễn giải là giúp du khách tìm hiểu khu vực với sự giúp đỡ của hướng dẫn viên du lịch, hoặc nếu du khách tự tìm hiểu thì có thể đọc những lời giải thích trong tờ gấp và biển báo. Những hoạt động này phải làm cho du khách hài lòng. Một số nội dung cần thực hiện khi xây dựng đường mòn diễn giải: Lập kế hoạch đường mòn diễn giải Thiết kế đường mòn diễn giải: Chúng ta muốn nói gì với du khách? - Chúng ta phải thu thập thông tin về khu vực, những loài bị đe dọa, những mẫu vật dễ quan sát và an ninh của khu vực, không nên truyền đạt thông tin về cả VQG mà nên chọn từng khu vực cụ thể.Trong quá trình lập kế hoạch Cần quyết định thiết kế loại đường mòn nào khi chúng ta biết những tài nguyên và loại địa hình cũng như khán giả là ai. - Cần lựu chọn những điểm chính trên đường mòn. Phải lựu chọn khoảng 12 đến 30 điểm diễn giải. Cũng cần phải có một bản đồ đóng tại khu vực hay in trên tờ gấp nhằm giải tích toàn bộ tuyến đường, tên, các điểm tham quan và thời gian.Đường mòn nên được xác định hoàn chỉnh: được đặt tên và thể hiện những đặc diểm quan trọng nhất sẽ được tham quan và chủ đề chung. Những điều kiện khi xây dựng đường mòn: - Đường mòn phải được nghiên cứu trước thông qua hệ thống thông tin địa lí (GIS), nhờ đó thể hiện được tối đa các đặc điểm và độ dốc tối thiểu. Sau đó, có thể xem lại con đường này với hệ thống định vị toàn cầu (GPS) nhằm kiểm soát chiều dài cũng như thời gian du khách đi hết con đường. Chúng ta nên nhớ rằng không nên thiết kế một con đường đơn điệu và dài vì điều này sẽ làm cho du khách cảm thấy chán. Một diều cũng rất quan trọng là đường mòn phải gần với đường ôtô đi lại. - Nên có chổ đỗ xe gần với điểm xuất phát của tuyến đường. - Chúng ta phải nhớ rằng trung bình con người thường không muốn đi bộ nhiều hơn một giờ đồng hồ. - Các nhóm khác nhau nên có thời gian xuất phát khác nhau để họ không gặp nhau trên đường. - Con đường phải được xây dựng sao cho giảm tối đa mức độ ảnh hưởng tới thực vật. - Chúng ta nên cố gắng thiết kế một con đường mòn khép kín để du khách trở về điểm xuất phát mà không quay lại một điểm nào đó hai lần. d. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch sinh thái Hướng dẫn viên DLST trong VQG là một yếu tố rất cần thiết trong hoạt động diễn giải thiên nhiên. Có thể tóm tắt về diễn giải: diễn giải có truyền cảm hứng, không chỉ đơn thuần như dạy. Vì mục tiêu của nó là truyền đạt thông tin, thông điệp của nó phải phải đến được trái tim của du khách cũng như tâm trí của họ. Trong khi các hướng dẫn viên thực hiện công việc với sự nhiệt tình của họ nên truyền cảm giác yêu mến của mình đối với VQG tới du khách và thuyết phục mọi người bảo vệ nó. Họ nên tăng cường kiến thức, sự đáng giá cao và hiểu biết của du khách nhưng không cung cấp quá nhiều thông tin. Hay nói cách khác, hướng dẫn viên du lịch phải đưa ra lượng thông tin ít nhất nhưng có tính ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy hướng dẫn viên DLST cần phải đáp ứng những điều kiện sau: + Hiểu biết về khu vực, đặc biệt về tài nguyên thiên nhiên ở khu vực. + Hiểu biết về du khách và đặc điểm của họ. + Có khả năng truyền đạt tới du khách. + Có khả năng sử dụng ngôn ngữ của du khách. + Trong một số trường hợp nào đó, có kiến thức về tâm lý nhằm đáp ứng được yêu cầu và ý muốn của mọi thành viên trong nhóm. Để giảm tác động của du khách lên môi trường tự nhiên cần tuân theo các phương pháp sau: + Giải thích cho du khách các quy định của địa phương. + Thu thập và truyền đạt những quy định hiện có đối với mỗi địa điểm tham quan. + Tiếp nhận những điều xuất trực tiếp của nhân viên VQG. + Khuyên du khách nên có hành vi đúng mực khi sử dụng đường mòn, khi cắm trại, khi ở trong môi trường hoang dã và gần các loài đang bị đe dọa cũng như việc quản lý rác thải và đồ thừa để lại sau các hoạt động. + Thông báo cho du khách biết về mức độ khó khăn khác nhau của mỗi chuyến đi nhằm tránh những thiệt hại có thể do du khách thiếu kinh nghiệm hay do không biết đến những điều cần thiết về các địa hình được ít người biết đến. + Thông báo cho du khách biết những loài đang tồn tại nhưng cũng không đảm bảo rằng họ sẽ nhìn thấy tất cả những loài này. Ví dụ, có thể thông báo rằng du khách có thể nhìn thấy Chà Vá chân đen, Gà Son nhưng may mắn lắm họ mới có thể nhìn thấy và sau đó giải thích lý do. + Cảnh bào rằng du khách không nên hái, bắt những cây con trong các khu vực tự nhiên để làm đồ lưu niệm, ví dụ như bắt động vật, xác của chúng , vết tích của chúng thậm chí ngay cả khi chính quyền địa phương cho phép. + Thuyết phục du khách không mua các sản phẩm thủ công làm từ nguyên liệu lấy từ những nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị đe dọa. Để giảm tác động của du lịch lên văn hóa địa phương, cần áp dụng những phương pháp sau: + Diễn giải giá trị của văn hóa địa phương và lịch sử của chúng. + Có danh sách những hướng dẫn dành cho khu vực tham quan. Khi có thể, thu thập và truyền bá những nguyên tắc do cộng đồng địa phương tạo ra. + Cảnh báo cho du khách những nguy cơ tại một nơi nào đó. + Khuyên du khách phải chuẩn bị đón nhận những khác biệt về văn hóa. + Khuyên du khách chuẩn bị đón nhận những khác biệt về văn hóa và phải tạm hòa nhập với tập quán địa phương cũng như có hướng tiếp cận khéo léo. + Thông báo cách tốt nhất có thể mua hàng hóa và dịch vụ cũng như đối phó với những tình huống có thể xảy ra. 4.4. Một số giải pháp giúp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái tại V Núi Chúa 4.4.1. Giải pháp huy động vốn Quy hoạch chi tiết các khu du lịch để có cơ sở xây dựng các dự án đầu tư trọng điểm tranh thủ sự hỗ trợ của Chính Phủ về vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan môi trường tạo tiền đề cho các nhà đầu tư đầu tư vào các khu du lịch được ưu tiên đến năm 2010.Vì vậy chúng ta phải tận dụng mọi người vốn để phát triển DLST tại vườn thông qua các hình thức: - Huy động vốn từ nguồn tích luỹ của địa phương, thu hút vốn đầu tư trong nước thông qua việc tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở cổ phần hoá doanh nghiệp để xây dựng các công trình thông qua các dự án đầu tư. - Vốn ngân sách nhà nước: Nguồn vốn này dành cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông và phát triển hệ thống cây xanh, bảo vệ môi trường, tuyên truyền quảng cáo, xây dựng các dự án khả thi trên cơ sở quy hoạch đã duyệt. Ngoài những nguồn vốn được huy động nói chung cho công tác bảo tồn ở VQG Núi Chúa, các cơ quan quản lý tỉnh Ninh Thuận nên thông qua việc thu phí vào cổng VQG. Kết quả phỏng vấn ở VQG Núi Chúa cho thấy 100% du khách đánh giá việc không thu phí vào cổng VQG là không hợp lý đối với một địa điểm du lịch nổi tiếng và đa số du khách khi được hỏi đều sẵn sàng mua vé với mức giá nhất định để được hưởng những lợi ích từ VQG mang lại. Dưới đây là bảng sẵn lòng trả của du khách khi tham gia vào hoạt động DLST, đồng thới góp phần vào công tác bảo tồn, bảo vệ, cải tạo và duy trì cảnh quan môi trường. Bảng 4.6. Mức sẵn lòng trả của du khách khi đến VQG Núi Chúa Đơn vị (VNĐ) Số lần chọn Phần trăm 5000 đến 15.000 4 8% 15.000 đến 25000 27 54% 25.000 đến 30000 16 32% Trên 30000 3 6% Tổng 50 100% Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp Theo bảng trên, 54% du khách cho rằng mức thu phí vào cổng từ 15.000 đến 25.000 VNĐ là hợp lý, và mức giá mà du khách chọn nhiều nhất là 20.000 VNĐ. Một số du khách đưa mức giá 25.000 đến 30.000 VNĐ, tuy nhiên vấn đề cần thiết sau khi thu phí là cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng tốt hơn. Sau khi tham khảo những nhà quản lý du lịch tại vườn, những người tiếp xúc nhiều với khách du lịch nước ngoài thì phấn lớn khách đều đánh giá 3 USD là hợp lý. Với mức giá được lấy ý kiến từ du khách sẽ làm cơ sở cho các cơ quan quản lý du lịch tại VQG xác định mức thu phí phù hợp với điều kiện và sự phát triển du lịch của vườn. Cùng với số tiền thu được từ các cơ quan ban ngành thì số tiền thu được từ phí vào cổng nên được sử dụng để đầu tư cho công tác bảo tồn đa dạng sinh hoc, duy trì và nâng tạo cảnh quan môi trường. 4.4.2. Giải pháp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng và vấn đề năng lượng của VQG Núi Chúa a. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật Giao thông đường bộ: Nâng cấp tỉnh lộ 702 Vĩnh Hy - Thái An - Ninh Chữ, xây dựng tuyến đường nối Vĩnh Hy - Bình Tiên với mặt cắt và hành lang là 8 m. Nhưng trong quá trình làm đường phải tính toán không làm thay đổi môi trường tự nhiên và HST của vườn, đồng thời phải xây dựng hệ thống điện ở khu vực để đáp ứng cho nhu cầu du lịch. Mặt khác, có thể xây dựng đường hầm xuyên núi, tuyến đường này có tác dụng khép kín liên hoàn tuyến du lịch, khách du lịch không phải qua thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khi đến các khu du lịch của VQG Núi Chúa, đồng thời giúp khai thác tốt hơn các bãi biển đẹp và nhiều tiềm năng như: bãi Chà Là, bãi Thùng, Bãi Cà Tiên, v.v. Giao thông đường thủy: Ở đây cần đầu tư thêm tàu thuyền phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng cao, đồng thời mở tuyến đường thuỷ nối liền Phan Rang - Ninh Chữ- Vĩnh Hy - Bình Tiên. b. Xây dựng hệ thống nhà nghỉ DLST Chọn địa điểm: Trước hết, chúng ta phải quyết định nên xây dựng nhà nghỉ ở trong hay bên ngoài VQG. Cả hai sự lựa chọn đều có ưu điểm và nhược điểm. Thông thường, nhà nghỉ dành cho du lịch không nên xây ở bên trong các VQG có diện tích nhỏ (hơn 20.000 ha). VQG Núi Chúa có diện tích 29.865 ha nên việc xây dựng hệ thống nhà nghỉ bên trong vườn là hợp lý. Nếu ở trong VQG, sẽ có ưu điểm là du khách sẽ có cảm giác gần gũi với thiên nhiên, nhưng cũng có nhược điểm là xa CĐĐP và điều này có thể dẫn tới thu nhập bị ảnh hưởng. Do đó, nên áp dụng đặt giá nghỉ cao đối với nhà nghỉ bên trong VQG, điều này giúp tăng doanh thu nhưng số lượng du khách muốn nghỉ tại vườn giảm. Trong trường hợp nghỉ trong VQG, địa điểm nhà nghỉ phải được lựa chọn sao cho tác động môi trường gây ra càng nhỏ càng tốt. Một yếu tố cần xem xét là nơi này phải có cảnh quan đẹp, đó là yếu tố quyết định sự thành công. Đối với nhà nghỉ ở bên ngoài VQG, lựa chọn đầu tiên khi quyết định xây chúng là xây ở trong làng hay CĐĐP xây nhà nghỉ ở bên ngoài đón khách, cụ thể, chúng ta có thể xây dựng ở xã Vĩnh Hải, Bình Tiên, v.v. Cách cuối cùng có thể là cách tốt nhất mặc dù nó đòi hỏi phải tổ chức đào tạo và nguồn tài chính cho dân địa phương để họ có thể nâng cao chất lượng. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để đưa người dân sống tại VQG Núi Chúa tham gia vào hoạt động DLST tại khu vực. Kiến trúc và thiết kế nhà nghỉ: Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể và chính xác nào về xây nhà trong các VQG, do đó người thiết kế sẽ có trách nhiệm xây dựng CSHT và đảm bảo tác động môi trường là tối thiểu. Tốt nhất là BQLVQG Núi Chúa nên thiết lập những nguyên tắc và quy đình nhằm quy định rõ những tham số mà dựa vào đó để thiết kế các CSHT phục vụ DLST tại khu vực. Chúng ta đã biết nhiều mô hình thiết kế nói chung. Khách sạn cổ điển thường có kiến trúc đặc biệt với nhiều hình dáng trang trí và làm thay đổi môi trường thiên nhiên (sân thay cho thảm thực vật địa phương) và áp dụng kiến trúc nước ngoài. Nhà nghỉ cộng đồng giống như một ngôi làng nhỏ với những ngôi nhà đặc biệt nằm rải rác được xây dựng theo lối truyền thống có cây xanh nối liền các ngôi nhà với nhau. Loại nhà nghỉ thứ ba là loại thường tìm kiếm một cầu nối giữa du khách và thiên nhiên nhằm tăng tính hài hòa và yên tĩnh. BQLVQG nên xây dựng các nhà nghỉ dân gian miền Trung. Với các nhà nghỉ này có thể khai thác tiềm năng về các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc của vùng đặc biệt là nét văn hóa độc đáo của các dân tộc như Chăm, Raglay. Khi xây dựng những nhà nghỉ này sẽ làm giảm chi phí đầu tư quá tốn kém cho những nhà nghỉ cao cấp, nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế rất cao đồng thời không làm suy thoái HST của khu vực. Trong quá trình thiết kế các nhà nghỉ DLST phải đảm bảo vấn để quản lý năng lượng, nước, nước thải và chất thải rắn. Năng lượng: Một số phương hướng chính để đảm bảo tốt vấn đề này khi xây dựng các nhà nghỉ DLST: - Điện cấp chủ yếu ở vùng là từ tuyến 35kV theo trục đường 702. Bảng 4.7. Bức Xạ Tổng Hơp, Số Giờ Nắng, Tốc Độ Gió Tại Vườn Quốc Gia Núi Chúa Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Số giờ nắng (h) 263.6 270.8 312.6 273.2 250.2 192.9 240.9 207.1 195.6 189.6 185.9 230 Tốc độ gió Vtb (m/s) 2.4 2.5 2.7 2.5 2.3. 2.1 2.4 2.4 1.9 2 1.8 2.4 Nguồn tin: Sở Khí tượng - Thủy văn tỉnh Ninh Thuận Số liệu trên cho thấy VQG Núi Chúa có số giờ nắng và tốc độ gió rất cao. Đây là tiền đề để chúng ta tận dụng bổ sung nguồn năng lượng phục vụ hoạt động DLST và sinh hoạt của người dân trong vùng. Năng lượng mặt trời có thể được dùng để đun nóng nước nhờ những tấm kim loại đặt trên mái nhà làm nước nóng trong bình. Pin năng lượng mặt trời chuyển năng lượng mặt trời thành điện sử dụng cho các hoạt động khác (thường là thắp sáng và chạy những thiết bị nhỏ). Với thế mạnh này nhưng hầu hết các dự án DLST tại khu vực vẫn chưa tận dụng được nguồn tài nguyên này để góp phần cải thiện tình hình năng lượng trong vùng. Đối với năng lượng gió, có thể tận dụng năng lượng gió để sản xuất điện thông qua các tua bin gió và xây dựng quạt gió khổng lồ nhằm tạo ấn tượng và cảnh quan môi trường cho khu du lịch. Do đó, chúng ta nên xây nhà nghỉ ở vị trí thông thoáng. Cần nghiên cứu hướng gió và chọn vị trí phù hợp, như thế sẽ tiết kiệm năng lượng nhờ ít sử dụng điều hòa nhiệt độ. Quản lý nước: Để đảm bảo nguồn nước cho các khu nhà nghỉ chúng ta phải biết tận dụng mọi nguồn nước có thể sử dụng được, đặc biệt là nước mưa. Vì mùa mưa ở Ninh Thuận diễn ra rất ngắn (chỉ 3 tháng) nên cần phải xây dựng các hầm chứa nước để đề phòng nguy cơ thiếu nước trong tương lai khi hoạt động du lịch phát triển. Quản lý nước thải: Quản lý nước thải là vấn đề khó giải quyết. Thông thường, nước thải được dẫn qua một số bể chứa ngầm (thường 3 - 4 bể). Nước thải sẽ phải trải qua một quá trình xử lý và nước thải ở bể cuối cùng có thể tái sử dụng để tưới cây và chất bùn hữu cơ thu được từ hai bể đầu tiên có thể bơm định kỳ ra ngoài và được sử dụng làm phân bón. Do quá trình xử lý chất thải cần có vi khuẩn tham gia nên tránh sử dụng các chất tẩy rửa như thuốc tẩy vì chất này có thể giết chết vi khuẩn. Đôi khi nước được lọc có thể cho chảy qua bộ lọc xanh để giữ lại hàm lượng photpho và nitơ. - Ngoài ra chúng ta cần phải nghiên cứu xây dựng các bể chứa nước ngầm tại các khu vực để cấp nước phục vụ khai thác du lịch tại các điểm biệt lập. Quản lý chất thải rắn: Chúng ta sẽ gặp phải một vấn đề hết sức phức tạp – đó là quản lý chất thải rắn vì hiện nay chưa có nhiều công nghệ giải quyết chất thải này và lượng rác thải trên mỗi đầu người ngày càng tăng . Mỗi nhà nghỉ nên có một kế hoạch xử lý chất thải. Du khách và các chuyên gia đã khuyến cáo là hiện nay rác ở những nơi như bãi biển hay các công trình công cộng đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, vì vậy không nên để tình trạng chất thải rắn thải bừa bãi ở các khu nhà nghỉ. Quản lý chất thải rắn nên dựa trê dựa trên nguyên tắc giảm thải rác, tái sử dụng nếu có thể và tái chế càng nhiều càng tốt. 4.4.3. Quản lý các hoạt động ngắm động vật hoang dã Ngắm động vật hoang dã là một trong những hoạt động chính được thực hiện trong du lịch dựa vào thiên nhiên. Hiện nay, duy nhất chỉ có VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được các một số thú lớn như hươu, nai, lợn rừng, cầy, cồn vào ban đêm. Khi VQG Núi Chúa thực hiện hoạt động ngắm động vật hoang dã cần học hỏi kinh nghiệm từ VQG Cát Tiên nhưng đồng thời cần xem xét một số vấn đề sau: - Từ điểm đứng ngắm, phải quyết định cách giải quyết các vấn đề. Cần phải ưu tiên giảm thiểu tác động tới động vật cũng như đảm bảo sự an toàn của du khách. - Cán bộ quản lý phải tạo ra môi trường tự nhiên càng thuận tiện để du khách thưởng ngoạn càng tốt. Những khu vực trồng cây nên được bố trí gần với trung tâm du khách để tạo cảm giác tự nhiên và có thể tạo ra bóng mát. Trong chuyến tham quan, du khách nên được phứp ăn hay nghỉ ngơi trong môi trường tự nhiên. - Trong tình huống du khách ở gần động vật, cán bộ quản lý phải nghiên cứu cách đảm bao sự an toàn cho họ. - Trong trường hợp động vật ở môi trường nuôi nhốt, nếu chúng không được nhốt trong những chuồng lớn và được chăm sóc cẩn thận, không được phép cho du khách vao tham quan. Du khách thường không thích ngắm động vật khi chúng bị nuôi nhốt trong những điều kiện không đầy đủ. - Giáo dục và diễn giai đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà quản lý phải tìm cách gây ảnh hưởng tới du khách thông qua giáo dục. Nếu du khách không ngắm động vật từ khoảng cách gần, làm thế nào để thay thế cảm giác đó? Các nhà quản lý cũng như những chủ đề được quan tâm để làm cơ sở cho diễn giải hay đề xuất để nâng cao chất lượng diễn giải. - Hoạt động có hướng dẫn viên là phương pháp tốt nhất. Những hướng dẫn viên có chuyên môn, am hiểu và quan tâm đến vấn đề thường là những người tốt nhất để truyền đạt thông tin tới du khách. 4.4.4. Quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan liên quan đến hoạt động du lịch tại VQG Núi Chúa. a. Vai trò của nhà nước trong hoạt động du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi Chúa Các địa điểm sinh thái quan trọng phải được bảo vệ trong hệ thống VQG, những khu được quản lý chặt chẽ nhưng cho phép sử dụng làm du lịch. Hầu hết khách DLST đều đi thăm các địa điểm công cộng, song các khu dự trữ tư nhân có vai trò riêng trong việc đưa ra các chương trình và dịch vụ đã được chuyên môn hoá. Khu vực công cộng đóng một vai trò đặc biệt dựa trên cơ sở yêu cầu của xã hội, của sự cần thiết bảo vệ tài nguyên. Ðiều này bao gồm quy định về cách thức sử dụng và mức sử dụng. An toàn môi trường và an toàn xã hội là trách nhiệm của chính phủ. Ở những nước giàu có hơn thì đầu tư cho CSHT cơ bản cho du lịch được trích từ ngân quỹ chung, tại Núi Chúa thì số tiền dùng để đầu tư cho cơ sở hạ tầng từ ngân quý là rất thấp, chủ yếu lấy từ tiền tài trợ nước ngoài và một số nguồn vốn được tạo ra từ chính hoạt động của vườn. Ở các nước giàu hơn, thông tin do cả khu vực tập thể lẫn tư nhân cung cấp, còn tại Việt Nam thì khu vực tư nhân chi phối thông tin, hầu hết những thông tin về các tour du lịch đều do các công ty du lịch cung cấp. Ðiều này gây ra những bất lợi nghiêm trọng cho các cơ quan quản lý thiên nhiên vì các thông tin về quản lý thiên nhiên, CSHT, các hoạt động được chính phủ cho phép và các điểm du lịch thường không được phổ biến cho các cơ quan đó và thậm chí họ còn không biết gì về sự tồn tại của những thông tin đó. Các cơ quan chính phủ đóng vai trò quan trọng trong thị trường DLST thông qua việc khuyến khích nghiên cứu khoa học trong các khu bảo vệ, cung cấp cơ sở hạ tầng và an ninh cho khách du lịch, và xây dựng một hệ thống tài chính để sử dụng được các chi phí du lịch có thể chi trả cho quản lý môi trường.  Vì vậy, muốn quản lý DLST hiệu quả phải quy định rõ những nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Dưới đây là một số vai trò cụ thể của các cơ quan quản lý DLST 1. Bảo vệ môi trường 2. Cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, đường xe điện, điện, vệ sinh) 3. An ninh và thực hiện các điều luật 4. Giám sát tác động; Ðánh giá chất lượng 5. Phân phối quyền sử dụng 6. Hạn chế những thay đổi có thể chấp nhận được 7. Thông tin (phiên dịch, trung tâm dành cho du khách) 8. Giải quyết mâu thuẫn giữa các bên có liên quan trong hoạt động DLST b. Vai trò của tư nhân trong du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Núi húa Khu vực tư nhân cung cấp hầu hết các dịch vụ và hàng hoá cho khách hàng. Các công ty tư nhân cung cấp nơi nghỉ, thực phẩm, phương tiện đi lại, phương tiện thông tin, và quảng cáo. Khu vực tư nhân có khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách một cách nhanh chóng và phát triển các mặt hàng đặc sản. Khu vực tư nhân phụ thuộc vào khu vực nhà nước trong các lĩnh vực như bảo vệ tài nguyên, CSHT, và an ninh trật tự. Khu vực nhà nước lại dựa vào khu vực tư nhân để quản lý hoạt động của du khách. Khu vực tư nhân cung cấp nơi ăn ở, bảo đảm các loại phương tiện đi lại, thành lập các dịch vụ thông tin và phiên dịch, cung cấp thực phẩm, và trợ giúp cho việc quảng cáo. Khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của khu vực tư nhân thể hiện trong các hoạt động như tổ chức các đợt tham quan, tổ chức các loại hình du lịch từ du lịch thông thường (đại chúng) đến các chuyến du lịch quan sát các loài (động thực vật) đặc biệt.  Một số vai trò của khu vực tư nhân trong hoạt động DLST: 1. Nơi ăn ở và thực phẩm 2. Phương tiện đi lại (ô tô buýt, xe cộ, máy bay) 3. Thông tin (tài liệu hướng dẫn, quảng cáo) 4. Phương tiện thông tin đại chúng (phim ảnh, sách, băng video) 5. Quảng cáo và khuyến mại 6. Hàng hoá tiêu thụ (quần áo, quà lưu niệm, trang thiết bị) 7. Dịch vụ cá nhân (giải trí) c. Kết hợp với các tổ chức phi chính phủ. Để đẩy mạnh quá trình phát triển DLST cần phải kết hợp với các tổ chức phi chính phủ. Hiện nay tồn tại nhiều câu hỏi về vấn đề làm thế nào để thu hút sự đầu tư ngược trở lại từ tổng thu nhập về du lịch cho các khu vực bảo tồn sinh vật quan trọng, những nơi mà thiếu cơ sở hạ tầng cơ bản, thiếu đào tạo về hướng dẫn du lịch và dịch vụ, thiếu chuyên môn về tài chính và quản lý kinh doanh, và thiếu những hiểu biết về thị trường. Những nhà quản lý chương trình của các tổ chức phi chính phủ, những người đang tìm kiếm khả năng cho phát triển bền vững các dự án của mình đang đương đầu với hàng trăm địa điểm mà cần sự trợ giúp như vậy ở khắp các khu vực sinh học quan trọng trên thế giới. Tốt nhất, tài trợ cho phát triển nên tập trung vào việc giúp đỡ nhân dân địa phương mài rũa những kỹ năng kinh doanh của họ liên quan đến du lịch, trong khi cùng một lúc giải quyết được những nhu cầu cấp thiết của họ về giáo dục và phát triển. Khu vực tư nhân cũng giống như vậy, nhận được sự trợ giúp để tập trung vào cái mà nó có thể làm được tốt nhất - đó là phát triển, thành công trong thực thi và tìm kiếm thị trường, và chịu trách nhiệm về các sản phẩm của DLST. Nếu điều này làm được trong những khu vực được lựa chọn thành khu vực phát triển du lịch sinh thái do cộng đồng NGO, chính phủ, và khu vực tư nhân có chung mục đích, thì cơ hội cho sự thành công sẽ được cải thiện vượt bậc. 4.4.5. Giải pháp phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Hoạt động du lịch hiện nay có ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái VQG Núi Chúa do nhận thức của cộng đồng và khách du lịch về DLST và bảo tồn ĐDSH còn hạn chế. Do vậy, việc nâng cao nhận thức là một việc làm cần thiết nhằm hướng tới sự cân bằng giữa phát triển du lịch, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được sự cân bằng thì vai trò của cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng bởi nếu cộng đồng địa phương không đảm bảo được mức sống thông qua các hoạt động mưu sinh thường ngày thì việc họ vào VQG khai thác các loại tài nguyên rừng, biển là điều không thể tránh khỏi. Khi đưa ra một quyết định có ảnh hưởng tới cộng đồng, lối sống, văn hóa và tương lại của cộng đồng, cần phải thảo luận và thống nhất với ý kiến với người dân tại VQG Núi Chúa. Cũng nên thảo luận với cộng đồng về những vấn đề khác vì cộng đồng có thể đưa ra những đề xuất rất hữu ích do họ có sự hiểu biết sâu sắc về khu vực và có thể báo trước về những vấn đề tồn tại mà người thực hiện không biết. Tại VQG Núi Chúa có thể áp dụng mô hình du lịch sinh thái biển kết hợp bảo tồn san hô có sự tham gia của cộng đồng. Sau khi hội thảo lấy ý kiến về thực hiện mô hình này thì người dân địa phương rất nhiệt tình hưởng ứng. Nhưng để thực hiện tốt mô hình này chúng ta cần phải thực hiện tốt những điều kiện sau: Thông tin và đào tạo đào tạo: Các cơ quan quản lý các công ty du lịch nên trao đổi thông tin với cộng đồng. Nên nhớ rằng trao đổi thông tin là một cơ chế trao quyền trong đó cộng đồng sẽ có cảm giác rất tích cực vì được coi trọng. Về đào tạo, có thể tổ chức các khóa đào tạo giúp thay đổi những hành động được coi là tiêu cực do bảo tồn thiên nhiên trong nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và đánh bắt thủy sản, cũng như cải thiện các dịch vụ công cộng, y tế, giáo dục và nước sạch. Cộng đồng thường không có kinh nghiệm đón tiếp khách du lịch. Do vậy họ cần được đào tạo những kỹ năng tiếp khách, ví dụ như một hướng dẫn viên, thiết lập quan hệ tốt đẹp với du khách. Tóm lại, cần tạo ra nền văn hóa dịch vụ trong đó du khách được đối xử tốt. Đào tạo không thể tạo ra mọi nghề nghiệp mà cộng đồng đang thực hiện. Cũng cần phải xây dựng năng lực cho cán bộ VQG ở mọi cấp, trong đó đào tạo cả về lĩnh vực quản lý. Vấn đề không chỉ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng mà cộng đồng sẽ giữ vai trò chủ đạo trong tương lai. Tiếp xúc với du khách - quyết định của cộng đồng: Cộng đồng có quyền quyết định tiếp xúc với du khách theo hình thức nào và mức độ nào (The Nature Conservancy, 1995). Người dân địa phương phải được giải thích về những quyền lợi họ có thể có từ DLST để họ ý thức được điều đó. Không cung cấp những thông tin mơ hồ, những thông tin được cung cấp đều phải được khẳng định nhằm tránh sự hiểu lầm trong tương lai. Nếu bị hiểu nhầm, các bên cần đàm phán để đạt được sự thống nhất ý kiến. Tuyển nhân viên người địa phương: Việc tuyển nhân viên địa phương là một trong những yếu tố quan trọng của DLST. Nếu chúng ta tuyển nhân viên là người địa phương hay thuê các dịch vụ của họ trong các hoạt động DLST thì ta đã đóng góp vào làm giàu cho khu vực. Một mặt, chúng ta đóng góp về mặt kinh tế, mặt khác người dân thấy được rằng truyền thống và văn hóa của họ đựơc coi trọng và lòng tự hào dân tộc của họ tăng lên. Chính quyền địa phương phải quản lý việc này để đảm bảo việc thanh toán tiền cho các dịch vụ là thỏa đáng. Nếu mô hình du lịch sinh thái biển kết hợp bảo tồn san hô có sự tham gia của cộng đồng thực hiện thành công thì chúng ta có thể mở rộng cho các đề tài khác như về rùa biển. 4.4.6. Chính sách tuyên truyền quảng cáo Một trong những hạn chế của hoạt động du lịch trong thời gian qua ở Ninh Thuận nói chung là công tác tuyên truyền quảng cáo. Hiện nay đa số khách du lịch đến Núi Chúa đều chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về du lịch của vườn, các nguồn thông tin phát hành không được phong phú và còn hạn chế. Như vậy, để thúc đẩy phát triển du lịch Ninh Thuận nói chung, khu du lịch vườn Quốc Gia Núi Chúa nói riêng cần có những biện pháp sau: - Tăng cường liên kết với các tổ chức với các tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các trường đại học, các trường cấp dưới đến tham quan, nghiên cứu đồng thời quảng bá hình ảnh của VQG Núi Chúa phổ biến tới những vùng khác. Cụ thể qua các cuộc thi vẽ tranh, vẽ logo mới độc đáo hơn, tạo ra các sản phẩm đặc trưng của Núi Chúa với hình ảnh rùa biển, Chà Vá chân đen - là hai biểu tượng chính của vườn. Bằng mọi phương thức có thể chúng ta phải đưa hình ảnh của VQG Núi Chúa phổ biến tới người dân trong nước và người nước ngoài Hình 4.6. Logo Vườn Quốc Gia Núi Chúa Nguồn: Phòng DLST – GDMT, VQG Núi Chúa - Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch địa phương, đặc biệt là sử dụng các phương tiện có khả năng tuyên truyền cao như vô tuyến, phát thanh, báo, tạp chí, internet. Vô tuyến: Tivi cho phép chúng ta truyền tải thông tin đến mọi địa điểm và chọn được thị trường mục tiêu thông qua nhiều chương trình khác nhau. Chất lượng quảng cáo có được khá tốt. Đài: phương tiện này ít tốn kém hơn tivi. Ưu điểm là nhanh đưa tin về quảng cáo từ khi liên lạc với đài phát thanh. Báo: Qua phương tiện này chúng ta có thể lựa chọn khu vực quảng cáo cần hướng tới. Tạp chí: Khả năng chọn thị trường khá cao do tính định hướng của các tạp chí. Trong trường hợp này, phải tìm đến những tạp chí có đăng các bài báo về DLST hay tạp chí có đăng bài về du lịch dựa vào thiên nhiên. Internet: Đây là phương tiện được sử dụng nhiều nhất trong 5 năm gần đây và có đóng góp rất lớn trong việc khuyến khích mọi người đi tham quan. Các trang web đưa thông tin đến nhiều người hơn là các tờ rơi, không phải tốn công sức đi lại để đưa thông tin, chi phí thấp hơn so với các phương tiện in ấn, có thể cập nhật trên internet nhanh hơn và thường xuyên hơn và giá thành thiết kế thấp hơn so với các phương tiện in ấn. Phương tiện này cũng hấp dẫn khách quốc tế hơn. Vì vậy, VQG Núi Chúa phải có trang web riêng và có thể liên kết với các cơ quan khác hay quảng cáo ở những nơi khác. Để thu được thành công, hãy thực hiện quảng cáo ở những trang web mà được nhiều người sử dụng nhất và liên quan tới du lịch nhiều nhất. Ngoài ra cần phải xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về văn hoá, các công trình kiến trúc, thắng cảnh, lễ hội của khu vực Vườn Quốc Gia Núi Chúa để giới thiệu với khách du lịch trong và ngoài nước. Những thông tin này rất bổ ích không chỉ đối với khách tham quan mà còn là điều kiện cần biết của các nhà đầu tư muốn đến hợp tác với địa phương. - Cần biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch về con người, cảnh quan, tài nguyên du lịch, phải có những thông tin cần thiết cho khách như: các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham quan du lịch, các nhà hàng, kèm theo giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống, v.v. - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội để người dân hiểu lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng và bản thân từng gia đình do hoạt động du lịch mang lại. Và tự giác hỗ trợ tham gia việc xây dựng, bảo vệ du lịch. 4.5 Ước tính những hiệu quả kinh tế - xã hội mà các đề xuất chính sách tạo ra Để đáp ứng cho nhu cầu phát triển DLST tại VQG Núi Chúa, điều kiện đầu tiên cần phải thực hiện là xây dựng hệ thống CSHT cho khu vực. Sau khi xem xét và tính toán các chi tiêu thu thập được trong quá trình thực hiện đã có được những chi phí và lợi ích như sau: Chi phí: - Chi phí xây dựng tuyến đường DLST nối liền hai trung tâm chính là Vĩnh Hy và Bình Tiên. Đoạn đường này có chiều dài 7 km, mặt cắt là 8 m. Giả định là bỏ qua chi phí đền bù giải tỏa vì khu vực làm đường người dân ở rất thưa thớt, thì số tiền bỏ ra để đầu tư là 49 tỷ đồng. - Trên đoạn đường này cần phải mở hệ thống điện 30 KW với chi phí là 1,2 tỷ/km, như vậy chi phí là 9,6 tỷ đồng. Giả sử đoạn đường này hoạt động trong 20 năm, thì đến năm thứ 15 cần phải bỏ ra số tiền sửa chữa là 10 tỷ đồng. - Hiện nay, tại VQG Núi Chúa vẫn chưa có trung tâm du khách và khu vực ngắm động vật hoang dã, khi đầu tư cho các lại cơ sở vật chất này, để tính toán các chi phí và lợi ích đạt được, có thể lấy những thông tin về chúng thông qua VQG Cát Tiên. Giả định là bỏ qua chi phí hoạt động, ta có các chi phí như sau: + Chi phí xây dựng trung tâm du khách: 300 triệu đồng. + Chi phí đầu tư cho khu vực cắm trại và ngắm động vật hoang dã với tổng chi phí là 500 triệu đồng, trong đó chi phí cho trang thiết bị là 400 triệu đồng, còn lại dùng để nâng cấp hệ thống đường mòn và các đoạn đường cho du khách ngắm động vật tại vườn. Như vậy, tổng chi phí cần đầu tư cho cơ sở hạ tầng khi phát triển DLST tại Núi Chúa là 69,1 tỷ đồng. Lợi ích đạt được từ các hoạt động DLST: - Theo tính toán của BQLVQG Núi Chúa, khi các dự án về xây dựng nhà nghỉ sinh thái được hoạt động thì số tiền thu được cho ngân sách là khoảng 14,2 tỷ đồng/năm. - Dân số VQG Núi Chúa là 53.409 người, dự tính khi nhu hoạt động DLST tại đây phát triển mạnh thì sẽ có khoảng 2000 người tham gia vào hoạt động du lịch, tính cả số người hoạt động trực tiếp tại các khu trung tâm và người dân mở các dịch vụ ăn theo từ du lịch. Thu nhập bình quân của người dân trong vùng là 536.000 đồng, khi tham gia vào du lịch thì thu nhập ước tính là 1 triệu đồng => Thu nhập của người dân địa phương tăng lên là : (2000 x 1.000.000) – (200.000 x 536.000) = 928 triệu đồng/năm. - Số tiền thu được nhờ hoạt động thu phí vào tham quan VQG Núi Chúa. Giả sử, vé vào cổng VQG sẽ là 20.000 đồng cho khách nội địa, 50.000 đồng cho khách quốc tế. Hiện nay số lượng khách đến Núi Chúa là 32.349 người, ước tính đến năm 2011 thì số khách sẽ tăng lên 40.000 người, trong đó khách quốc tế là thì số tiền vé vào cồng là : (36.000 x 20.000) + (40.000 x 50.000) = 920 triệu đồng. - Số tiền thu được từ hoạt động ngắm động vật hoang dã. Ta tính toán lợi ích này thông qua số liệu từ VQG Cát Tiên. Theo BQLVQG Núi Chúa thì số lượng khách tham gia hoạt động cắm trại hiện nay là 5.500 người, đến năm 2011 số lượng khách khoảng 8.000 người. Số tiền thu được sẽ là: 8.000 x 100.000 (đồng) = 800 triệu đồng. => Tổng lợi ích thu được đến năm 2011 sẽ là: 16,85 tỷ đồng. Từ những số liệu trên, cho được bảng lợi ích và chi phí để tính Hiện giá lợi ích ròng (NPV) của dự án. Bảng 4.8. Bảng Lợi Ích và Chi Phí Từ Hoạt Động Du Lịch Năm Chi Phí Lợi ích Lợi ích ròng Hệ số chiết khấu Hiện giá lợi ích ròng 0 35,1 -35,1 1 -35,1 1 24 -24 0,909091 -21,8182 2 16,85 16,85 0,826446 13,92562 3 16,85 16,85 0,751315 12,65965 4 16,85 16,85 0,683013 11,50878 5 16,85 16,85 0,620921 10,46252 6 16,85 16,85 0,564474 9,511386 7 16,85 16,85 0,513158 8,646714 8 16,85 16,85 0,466507 7,860649 9 16,85 16,85 0,424098 7,146045 10 16,85 16,85 0,385543 6,496404 11 16,85 16,85 0,350494 5,905822 12 16,85 16,85 0,318631 5,368929 13 16,85 16,85 0,289664 4,880845 14 16,85 16,85 0,263331 4,437132 15 10 16,85 6,85 0,239392 1,639836 16 16,85 16,85 0,217629 3,667051 17 16,85 16,85 0,197845 3,333683 18 16,85 16,85 0,179859 3,030621 19 16,85 16,85 0,163508 2,75511 20 16,85 16,85 0,148644 2,504645 Từ bảng trên, đã tính được NPV = 68,823, với suất chiết khấu là 10%. Với NPV dương cho thấy việc đầu tư cho hoạt động DLST tại VQG Núi Chúa là hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Mặt khác, khi hoạt động DLST được đẩy mạnh tại VQG Núi Chúa sẽ góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong vùng. Qua đó, phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, đường xá sẽ tăng lên đáng kể do ngành du lịch mang lại. Hoạt động DLST tại đây phát triển mạnh sẽ làm tăng sự liên kết khai thác tiềm năng du lịch theo cụm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Đà Lạt. Đồng thời khu vực nghiên cứu là một điểm du lịch quan trọng trong hệ thống tài nguyên du lịch chính của tỉnh. CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận VQG Núi Chúa có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Ninh Thuận. Quá trình nghiên cứu đề tài đã nêu bật lên được những hình ảnh, điểm mạnh, cơ hội của Núi Chúa: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên DLST phong phú, khả năng phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng và hấp dẫn. Đây là những thế mạnh trong việc thu hút du khách, các nhà đầu tư. Tuy nhiên, thời gian qua, tiềm năng DLST ở đây vẫn chưa được khai thác đúng mức, nhiều nguồn tài nguyên vẫn chưa có khả năng phát huy tác dụng. Đa dạng sinh học ở VQG Núi Chúa và đa dạng văn hóa là một tiềm năng DLST và du lịch thiên nhiên lớn. Tính bền vững của du lịch phụ thuộc vào sự phát triển đầy đủ của nó và cần phải được xem xét song song với ưu tiên số một là bảo tồn. Cần xây dựng một chiến lược lâu dài cho khu vực nhằm mục đích này và chiến lược này được thực hiện thông qua các kế hoạch hành động cho từng địa điểm. Trong bất kỳ trường hợp nào, các nhóm xã hội khác nhau cũng cần được tham gia vào quá trình lập kế hoạch. Phát triển DLST chắc chắn sẽ là một chính sách bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý VQG hiệu quả hơn. Yêu cầu tiến hành nghiên cứu tác động môi trường cần phải được mở rộng tới tất cả các công trình xây dựng có thể ảnh hưởng tới VQG hay sự phát triển DLST. Dựa vào những điểm mạnh đã phân tích ở trên và những hạn chế trong quá trình phát triển, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cho chiến lược cho hoạt động du lịch tại địa phương như: nhanh chóng hoàn thiện CSHT – CSVC, nâng cao trình độ của các cán bộ quản lý VQG, hướng dẫn viên du lịch sinh thái xây dựng và quảng bá hình ảnh của Núi Chúa qua các kênh tiếp thị của tỉnh Ninh Thuận, int ernet, các t ạp chí chuyên ngành du lịch trong và ngoài nước. Quản lý DLST và du lịch thiên nhiên phải được hiểu là một lĩnh vực quản lý của khu vực và chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo tính hiệu quả và đảm bảo thực hiện được mục tiêu chính của nó, đó là nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 5.2. Đề nghị Cần khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình lập kế hoạch, các chương trình hành động và dịch tư vấn, giữa công tác quản lý VQG, cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội liên quan tới phát triển du lịch. Cần đề phòng những tác động tiêu cực do du lịch gây ra, do đó: VQG Núi Chúa cần được chia thành các vùng, luôn coi việc sử dụng vì mục đích công cộng là một biến số tại mọi thời điểm và nó phải được xem xét cùng với những yêu cầu về bảo tồn. Cần thực hiện các chương trình thích hợp nhằm xác định khả năng phát triển DLST, và nếu có thể thì xem cần tổ chức hoạt động nào. Cũng cần phải có các phương pháp tính sức chứa khách tham quan. Cần xây dựng các qui định / qui chế dành cho khách tham quan và các công ty điều hành du lịch. Cần thực hiện các chương trình chuẩn để giám sát các nguồn tài nguyên của VQG. Cần xây dựng những hướng dẫn nhằm giảm thiểu tác động của nhà nghỉ DLST với thiết kế kiến trúc hòa hợp thiên nhiên, sử dụng nguồn năng lượng, nước cũng như quản lý chất thải hợp lý. Bằng mọi cách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia phát triển DLST, đem lại lợi ích cho họ và tránh những rủi ro có thể hay những tác động tiêu cực. Cần chú ý tới chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cụ thể là cần có chương trình đào tạo cụ thể đối với cán bộ làm việc trong ngành du lịch và cần có hệ thống chứng nhận và quản lý chât lượng. Cần tiến hành nghiên cứu thị trường trước khi tiến hành dự án DLST. Các chương trình này cần được thực hiện với các kỹ thuật tiếp thị một cách thống nhất. Phải đảm bảo an toàn cho du khách về sinh mạng, của cải và tài sản bằng cách tổ chức đội ngũ bảo vệ an ninh cho từng khu vực. Trong quá trình phát triển DLST, cần phải chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và cảnh quan nguyên sơ của vùng này. Đặc biệt phải giữ được mối quan hệ thân thiện giữa người dân địa phương và khách du lịch. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tôn Thất Đào, Môn Dự Án Đầu T ư, Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, 2006. Lê Xuân Nhật, 2006. Báo Cáo Điều Tra Khảo Sát Kinh Tế - Xã Hội Ba Xã Vùng Đệm: Vĩnh Hải, Nhơn Hải và Tri Hải thuộc Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận Cẩm Nang Quản Lý và Phát Triển Du Lịch Sinh Thái ở Các Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Phía Bắc Việt Nam. AECI và Fundesco, 2004. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án khu du lịch Bình Tiên, Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận. TS. Lê Xuân Cảnh, Báo cáo Kết quả khảo sát khu hệ động vật Khu bảo tồn thiên nhiên rừng khô hạn Núi Chúa,Tỉnh Ninh Thuận, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Hà Nội. Đỗ Thị Tuyết Thanh, 2007. Nghiên cứu chiến lược marketing địa phương trong ngành du lịch tại thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. TS.KTS Lê Trọng Bình, 2005. QuyHoạc khu Du Lịch Khu Du Lịch Chuyên Đề Ninh Chữ Vĩnh Hy hoạch khu du lịch chuyên đề Ninh Chữ - Vĩnh, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Báo Cáo Đánh Giá Tác Động MôiTrường Dự Án Khu Du Lịch Sinh Thái Vĩnh Hy. Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên môi trường Ninh Thuận, Sở Tài Nguyên Môi Trường Ninh Thuận. TUOITRE ONLINE, Thứ Hai, 29/10/2007, 17:26 Phòng thống kê UBND huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Sở Thương Mại và Du Lịch Ninh Thuận dang_sinh_hoc.htm _sinh_hoc.htm. Phụ Luc 1. Phiếu Phỏng Vấn Du Khách PHIẾU LẤY THÔNG TIN VỀ KHÁCH DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA NÚI CHÚA Núi Chúa, ngày…….tháng .......năm 2008 Kính thưa quý du khách đã đến với VQG Núi Chúa, Tôi là Nguyễn Đình Ngọc – Sinh viên Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, tôi đang tiến hành thu thập dữ liệu về du lịch để thực hiện Luận văn Cử nhân Kinh tế với chủ đề: "Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Tại Vườn Quốc Qua Núi Chúa, Tỉnh Ninh Thuận”. 1. Các thông tin chung về người được phỏng vấn Họ và tên:.................................................................................................... Tuổi…………………………………………………………………… Nghề nghiệp:………………………………………………………….. Giới tính:……………………………………………………………... Trình độ học vấn……………………………………………………. Mức thu nhập bình quân……………………………………….(đồng/ tháng) Ông bà đến đây từ tỉnh thành nào?………………………………......... Trong chuyến du lịch này ông bà còn đến địa điểm nào khác ngoài điểm du lịch này? Nếu có, đó là …………………. 2. Trước đây ông / bà đã từng đến địa điểm du lịch này lần nào chưa?   Chưa   1lần   2 lần   3 lần   4 lần   Khác 3. Mục đích của ông / bà đến điểm du lịch này là:   Vui chơi giải trí   Nghiên cứu khoa học   Công việc   Trải nghiệm cuộc sống mới và khác lạ   Khác 4. Ông / bà tới địa điểm du lịch này là:   Đi một mình   Đi theo đoàn gồm............................. người 5. Ông / bà dự định ở lại địa điểm du lịch này bao lâu?..................................( ngày) 6. Ông / bà đến với VQG Núi Chúa thông qua kênh truyền thông nào?   Sách, báo, tạp chí   Truyền miệng   Internet, ti vi   Trung tâm lữ hành   Tờ rơi   Sách nhỏ quảng cáo du lịch   Câu lạc bộ thanh niên   Bạn bè   Phim   Khác………. 7. Các điểm thu hút khách du lịch đến VQG Núi Chúa   Rừng khô hạn tự nhiên   Khu vực hoang sơ  Cây và hoa   Ngắm động vật hoang dã   Các bãi san hô   Nền văn hóa bản địa   Di tích lịch sử 8. Tại điểm du lịch này ông / bà thích nhất hoạt động nào trong các hoạt động dưới đây:   Đi bộ   Tìm hiểu về thiên nhiên   Tìm hiểu văn hóa bản địa   Ngắm san hô   Xem động vật hoang dã 9. Trong điểm du lịch này ông bà muốn đến những nơi nào nhất: ........................................................................................................................................... 10. Ông / bà thấy chất lượng môi trường điểm du lịch này như thế nào?   Tốt   Trung bình   Kém 11. Mức độ hài lòng của ông / bà về các điểm sau đây tại VQQ Núi Chúa? Yếu tố Mức độ hài lòng Không hài lòng Bình Thường Hài lòng CSHT, trang thiết bị /Dịch vụ du lịch Cảnh quan tự nhiên Thái độ người dân bản địa 12. Quý khách có mong muốn hay chờ đợi gì khi quay trở lại VQG Núi Chúa? Yếu tố Không đồng ý Bình Thường Đồng ý Rất đồng ý 1. Giữ nguyên nét hoang sơ 2. Cảnh quan đẹp, sạch sẽ 3. CSHT – CSVC tốt hơn 4. Nhiều loại hình giải trí hơn 5. Giá cả phải chăng hơn 6. Chất lượng dịch vụ tốt hơn 7. Yếu tố khác 13. Nếu VQG thực hiện thu phí vào cổng thì ông bà có quay trở lại lần nữa không   Có   Không 14. Nếu bạn đồng ý việc thu phí thì theo ông, bà mức giá nào là hợp lý (VNĐ)?   5000 đến 15.000   5000 đến 15.000   25.000 đến 30000   Trên 30000 Phụ Lục 2. Quảng Bá Hình Ảnh Vườn Quốc Gia Núi Chúa. 1. Vịnh Vĩnh Hy Vịnh Vĩnh Hy cách nằm cách trung tâm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm 42 km theo hướng Đông Bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải(Ninh Thuận). Đầu năm 2000, khu du lịch vịnh Vĩnh Hy được đưa vào khai thác, đến nay được đánh giá là tuyến du lịch sinh t hái lý tưởng nhất khu vực Nam Trung Bộ. Trước khi vào vịnh, du khách sẽ được tân mắt ngắm cảnh hoang sơ quyến rũ của khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa, nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy nhất ở nước ta với nhiều sinh vật phong phú và tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng ở độ cao hơn 1000 m so với mặt biển. Từ đỉnh núi này, nhìn về hướng Đông, vịnh Vĩnh Hy vẫn còn vẻ đẹp nguyên sơ mà thiên nhiên đã tạo nên, được ví như một nàng tiên nằm yên ắng bình lặng, được các dãy núi hùng vĩ bao quanh, che chở. Đưa du khách chinh phục vịnh Vĩnh Hy là những chiếc tàu du lịch được thiết kế rất độc đáo. Đáy tàu làm bằng một loại kính trong suốt. Du khách chỉ cần ngồi trên tàu chiêm ngưỡng những rặng san hô nhiều màu sắc rực rỡ như những cánh hoa dưới lòng đại dương. Tại đây, có rất nhiều bãi dừng chân. Trước tiên là bãi Bà Điên, du khách có thể vừa tắm biển, vừa thử sức mình leo lên những vách núi uy nghiêm. Và đến bãi Đá Tròn, du khách có thể tự mình sưu tập những đồ vật lưu niệm miễn phí từ thiên nhiên, đó là những viên đá nhiều màu sắc bị sóng biển sói mòn trông rất lạ mắt…Càng đi sâu vào vịnh, du khách còn có dịp chứng chiến những cánh tay khỏe khoắn của ngư dân tung lưới đánh bắt cá thu, giống cá đặc trưng khu vực miền Trung và hưởng niềm vui tự tay thả mồi cho những con tôm hùm sinh sống trên các bè trôi. Đêm xuống, nhìn ra vịnh, ngọn đèn sáng nhấp nhô từ những chiếc tàu đánh cá của ngư dân, trông xa xa như một thành phố trên biển. Khách du lịch có thể nghĩ ngơi trên các nhà sàn, vui chơi, nhảy múa và thưởng thức rượu cần cùng bà con dân tộc Raglai sống quanh vịnh Vĩnh Hy. Truyền thuyết Vĩnh Hy  Đứng trên đèo cao quan sát, vịnh Vĩnh Hy được ôm ấp trong lòng núi bình lặng. Suối Lồ Ồ chảy từ trên núi xuống như một dải lụa trắng mềm mại, thoắt ẩn, thoắt hiện, vắt qua núi, đổ xuống vịnh. Một ngư dân ở đây kể cho chúng tôi nghe về một truyền thuyết của Vĩnh Hy. Ngày xưa, vịnh này gọi là Vũng Găng. Ở đây, có một chàng ngư phủ tên Vĩnh Hy. Trong những đêm trăng thanh gió mát, chàng trông thấy một nàng tiên có đôi cánh trắng đến tắm ở đây. Một hôm, chàng nhẹ nhàng bơi đến bên nàng tiên, hai người kết tóc xe duyên, sống hạnh phúc trên Vũng Găng. Một hôm tối trời, chàng ngư phủ dong truyền đi đánh cá ở vùng Đá Vách thì trời nổi cơn thịnh nộ. Giông tố, sóng gió kéo đến. Nàng tiên ở nhà, không thấy chồng về, lên đỉnh Núi Chúa mòn mỏi trông tin chồng. Dòng nước mắt của nàng tuôn xuống thành suối Lồ Ồ, chảy cho đến bây giờ. Cũng từ đó, Vũng Găng được gọi là vịnh Vĩnh Hy. 2. Suối Lồ Ồ – Thiên đường xanh Được những thác nước cao không quá 5m hợp cùng nhau tạo nên, suối Lồ Ồ là thắng cảng cổ tích của tỉnh Ninh Thuận cách trung tâm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm 42km theo hướng Đông Bắc, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Nơi đây có các khối đá hoa cương quanh năm được dòng nước bào mòn phẳng lỳ, rất lý tưởng cho du khách nghỉ chân. Đến với suối Lồ Ồ, bạn như lạc bước vào chốn thần tiên với không gian trong lành của suối nước, của cây rừng, dáng núi uốn lượn xa xa, chim rừng ríu rít, hương rừng thoang thoảng, choáng ngợp lòng người là xúc cảm khám phá vẻ đẹp thiên nhiên kỳ ảo. 3. Hồ Treo trên núi Đá Vách Một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và độc đáo: “Hồ Treo” trên núi Đá Vách. Đây là một địa chỉ được nhiều người tìm đến khi đặt chân tới vườn quốc gia núi Chúa ( trong đó có các nhà khoa học). Mặt hồ tự nhiên có đường kính từ 70 – 80m, tuy nằm trong vùng cực khô nhưng quanh năm vẫn có nước ngay cả vào thời điểm khô kiệt nhất. Ven hồ có nhiều vỉa đá nổi nhấp nhô, cảnh vật như một “hòn non bộ” nếu được tôn tạo sẽ là một điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. 4. Ấn tượng Hang Rái Trên cung đường 702, đoạn xã Mỹ Hòa, Ninh Hải, bạn sẽ không cưỡng lại được sự hoang sơ của Hang Rái. Dưới cái nắng gắt, bãi biển trở nên lung linh với những hồ nước ngọt nên thơ. In dưới bóng nước là những hàng dừa, rặng xương rồng vào mùa hoa đỏ rực. Lội qua khe nước, bạn còn “tiếp cận” Hang Rái với hòn núi vách đá chồng tạo nên những hang động đẹp, hướng ra biển đón sóng gió. Người muốn tận hưởng hết cảm giác kỳ thú nơi đây sẽ mang cho mình một đôi giày tốt, leo lên vách đá lởm chởm, tìm một “hang rái” yên ắng cho riêng mình. Đặc biệt, bên cạnh những bãi biển hoang sơ nhất vùng như bãi Bình Tiên, bãi Thịt… Hang Rái được xem là nơi có bãi san hô đẹp nhất. Với cặp kính lặn, bạn có thể khám phá rặng san hô nổi trên mặt nước, kéo dài cả cây số. 5. Bãi Hõm 6. Bãi Suối Sâu 7. Rừng Khô Hạn Sinh Cảnh Ven Biển 8. Sinh Cảnh Rừng Khô Hạn 9. Bình Tiên Bình Tiên có một giá trị tài nguyên mà trước nhất là vẻ đẹp của cảnh quan núi, rừng, biển và vì nó nằm trong vùng biển nhiệt đới ấm do vậy có thể khai thác quanh năm tiềm năng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch. Vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi đây trước hết là trên dãy Núi Chúa và các nhánh núi ăn ngang đâm xuống biển, tạo nên các cánh tay núi ôm lấy bãi biển Bình Tiên, che chắn cho bãi biển này và giấu nó trong những cánh tay mềm mại của Núi Chúa. Những kỳ quan của các hòn núi chồng đứng độc lập có thể là đầu đề cho các truyền thuyết mà chính du khách sẽ tự mường tượng ra như núi Phật, hòn Tháp, hay hòn Vọng Phu, hoặc một nàng Tô Thị nào đó của Bình Tiên đang đứng đó từ ngàn năm nay ngóng trông các du khách

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhai_thac_tiem_nang_du_lich_sinh_thai_tai_vuon_quoc_gia_nui_chua_tinh_ninh_thuan_nguyen_dinh_ngoc_437.doc