Khảo sát về nhu cầu học ở các lớp vừa và nhỏ của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: Mở đầu 1/ Lý do làm đề tài 2/ Mục đích của đề tài 3/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4/ Hạn chế của đề tài CHƯƠNG 2 : Phân tích chung 1/ Tổng thể và mẫu 2/ Thu thập dữ liệu 3/ Thang do 4/ Phân tích dữ liệu 5/ Quy trình thực hiện nghiên cứu CHƯƠNG 3: Phân tích chi tiết 1/ Thống kê mô tả 2/ Thống kê suy diễn a/ Ước lượng b/ Kiểm định c/ Phân tích hồi quy CHƯƠNG 4: Kết luận và kiến nghị 1/ Kết luận 2/ Kiến nghị

doc18 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát về nhu cầu học ở các lớp vừa và nhỏ của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần phân tích đề tài: KHẢO SÁT VỀ NHU CẦU HỌC Ở CÁC LỚP VỪA VÀ NHỎ CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Uông Thực hiện đề tài Nhóm 18_Lớp K08405A: Trần Quốc Trung……..K084050868 Nguyễn Thị Thu Hiền...K084050777 Đinh Tú Linh…………K084050791 Vũ Thị Thùy Linh…….K084050794 Phạm Thị Bích Xoan…K084050878 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: Mở đầu 1/ Lý do làm đề tài 2/ Mục đích của đề tài 3/ Đối tượng phạm vi nghiên cứu 4/ Hạn chế của đề tài CHƯƠNG 2 : Phân tích chung 1/ Tổng thể và mẫu 2/ Thu thập dữ liệu 3/ Thang do 4/ Phân tích dữ liệu 5/ Quy trình thực hiện nghiên cứu CHƯƠNG 3: Phân tích chi tiết 1/ Thống kê mô tả 2/ Thống kê suy diễn a/ Ước lượng b/ Kiểm định c/ Phân tích hồi quy CHƯƠNG 4: Kết luận và kiến nghị 1/ Kết luận 2/ Kiến nghị Chương 1 MỞ ĐẦU 1/ Lý do làm đề tài: Hiện nay các trường Đại học, cao đẳng có xu hướng tuyển sinh quá chỉ tiêu. Vì vậy số lượng sinh viên trong một lớp là rất đông nhất là các khối ngành kinh tế, do đó chất lượng giảng dạy cũng như điều kiện học tập của sinh viên không được đảm bảo. Đây là vấn đề mà hầu hết các bạn sinh viên cũng như toàn xã hội đang quan tâm. Chúng tôi quyết định thực hiện đề tài: “Khảo sát nhu cầu học ở các lớp có quy mô vừa và nhỏ của sinh viên tại các trường Đại học , cao đẳng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh hiện nay” 2/ Mục đích của đề tài: Với đề tài trên chúng tôi mong muốn các nhà quản lý Giáo dục quan tâm tới việc cải thiện chất lượng học tập cho sinh viên bằng việc chia nhỏ lớp học với số lượng sinh viên phù hợp. Bên cạnh đó chúng tôi cũng muốn biết liệu các bạn sinh viên có đồng ý tăng mức học phí để thực hiện việc cải thiện trên hay không. 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Lý do mà nhóm chúng tôi chỉ sinh viên của các trường Đại học và Cao đẳng để tiến hành khảo sát đó là tỷ lệ sinh viên trong 2 cấp đào tạo này chiếm số lượng lớn. Số lượng sinh viên trong các trường Trung cấp và Dạy nghề chiếm tỷ lệ không đáng kể. 4/ Hạn chế của đề tài: Do sự hạn chế về thời gian và chi phí nên đề tài của chúng tôi chỉ có thể thực hiện lấy mẫu phi xác suất. Do đó phần phân tích dữ liệu của nhóm chúng tôi có thể có một ít sai sót, chưa khách quan. Vì đây là lần đầu tiên nhóm chúng tôi là một đề tài khảo sát nên có thể phần kết cấu, hình thức trình bày chưa được chuẩn xác. Chương 2 PHÂN TÍCH CHUNG 1/ Tổng thể và mẫu Tổng thể: bộc lộ Mẫu: 150 sinh viên 2/ Thu thập dữ liệu: Dạng dữ liệu: sơ cấp Điều tra không thường xuyên, không toàn bộ. Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu quan sát: phỏng vấn trực tiếp(phỏng vấn có cấu trúc) Kỹ thuật lấy mẫu: Phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện Kỹ thuật thiết kế bảng câu hỏi: Câu hỏi mở Câu hỏi đóng Câu hỏi phân mục 3/ Thang do: Thang đo định danh Thang đo thứ bậc Thang đo khoảng Câu hỏi Loại thang đo câu1, 5, 8, 11, 14, 15, 17 Nominal câu 2, 3, 4, 7, 10 Ordinal câu 6, 9, 12, 13, 16 Interval 4/ Phân tích dữ liệu: Sử dụng các kỹ thuật phân tích: Thống kê mô tả Thống kê suy diễn Phân tích hệ số tương quan hồi quy 5/ Quy trình thực hiện nghiên cứu Xác định nội dung mục tiêu nghiên cứuà thiết kế bảng câu hỏi à điều tra thử à điều chỉnh bảng câu hỏi à điều tra diện rộngà phân tích dữ liệuà kết quả và thảo luậnà kết luận và cho kiến nghị Chương 3 PHÂN TÍCH CHI TIẾT 1/ Thống kê mô tả: Sau khi tiến hành khảo sát trên mẫu gồm 150 sinh viên đang theo học ở các trường đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhóm chúng tôi có một số nhận xét sau: Sỉ số lớp học N Valid 150 Missing 0 Mean 98.7600 Median 96.0000 Mode 76.00a Sum 14814.00 Percentiles 0 . 25 65.0000 50 96.0000 75 136.5000 Qua điều tra chúng tôi thấy sỉ số lớp học trung bình hiện nay ở các lớp học là tương đối đông khoảng 99 sinh viên/lớp. Cuộc điều tra cũng cho thấy với 4 mức lựa chọn (không tốt, bình thường, tốt, rất không tốt) thì đa số sinh viên cho rằng với sỉ số lớp học quá đông ảnh hưởng: Không tốt đến khả năng tiếp thu chiếm 51,3% Không tốt đến sự quan tâm của giảng viên chiếm 52,7% Bình thường đến kết quả học tập chiếm 66% Bình thường đến mức độ tập trung chiếm 50% Bình thường đến quan hệ giữa các thành viên trong lớp chiếm 53,3% Tốt đến hoạt động đoàn hội, vui chơi, giải trí chiếm 43,3% muc do quan tam neu nha truong co chinh sach cai thien quy mo lop hoc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid khong quan tam 12 8.0 8.0 8.0 binh thuong 43 28.7 28.7 36.7 quan tam 71 47.3 47.3 84.0 rat quan tam 24 16.0 16.0 100.0 Total 150 100.0 100.0 Khi tiến hành khảo sát về mức độ quan tâm của sinh viên nếu nhà trường có chính sách cải thiện quy mô lớp học thì có tới 71 sinh viên( chiếm 47,3%) trả lời quan tâm. Và chỉ có 12 sinh viên ( chiếm 8%) trả lời là không quan tâm. Khảo sát về sỉ số lớp học quy mô vừa và nhỏ N Valid 150 Missing 0 Mean 43.1800 Median 45.0000 Mode 45.00 Sum 6477.00 Percentiles 25 30.0000 50 45.0000 75 56.2500 Khi khảo sát về sỉ số lớp học quy mô vừa và nhỏ thì đa số sinh viên cho rằng những lớp này chỉ nên có 45 người. Cuộc khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người đồng ý trả mức học phí cao hơn để được học các lớp có quy mô vừa và nhỏ là khá cao chiếm 68%. Với các mức học phí dưới 2 triệu và 2-4 triệu thì số lượng cho rằng tương ứng cao hơn không tương ứng. Còn đối với mức học phí 4-6 triệu, trên 6 triệu thì số lượng người cho rằng chưa tương xứng cao hơn. Mức học phí tăng thêm N Valid 150 Missing 0 Mean 53.2000 Median 50.0000 Mode 50.00 Sum 7980.00 Percentiles 0 . 25 40.0000 50 50.0000 75 60.0000 Mức gọc phí tăng thêm Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 10.00 1 .7 .7 .7 15.00 3 2.0 2.0 2.7 20.00 4 2.7 2.7 5.3 25.00 5 3.3 3.3 8.7 30.00 13 8.7 8.7 17.3 35.00 5 3.3 3.3 20.7 40.00 24 16.0 16.0 36.7 45.00 16 10.7 10.7 47.3 50.00 35 23.3 23.3 70.7 55.00 3 2.0 2.0 72.7 60.00 6 4.0 4.0 76.7 65.00 1 .7 .7 77.3 70.00 9 6.0 6.0 83.3 75.00 3 2.0 2.0 85.3 80.00 5 3.3 3.3 88.7 90.00 4 2.7 2.7 91.3 100.00 4 2.7 2.7 94.0 110.00 2 1.3 1.3 95.3 120.00 3 2.0 2.0 97.3 125.00 1 .7 .7 98.0 130.00 1 .7 .7 98.7 135.00 1 .7 .7 99.3 150.00 1 .7 .7 100.0 Total 150 100.0 100.0 Có 35 sinh viên chọn mức học phí tăng thêm 50% khi học ở các lớp có quy mô vừa và nhỏ, đây cũng là mức học phí được nhiều sinh viên chọn nhất chiếm 23.3% Trong tổng số 150 sinh viên điều tra về nguyện vọng yếu tố nào sẽ được thay đổi nhiều nhất khi học ở các lớp có quy mô vừa và nhỏ thì: Cơ sở vật chất: 42 sinh viên, chiếm 28% Chất lượng giảng viên: 50 sinh viên, chiếm 33.3% Môi trường học tập: 58 sinh viên, 38.7% nguyen vong dieu gi duoc cai thien nhieu nhat Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co so vat chat 42 28.0 28.0 28.0 chat luong giang vien 50 33.3 33.3 61.3 moi truong hoc tap 58 38.7 38.7 100.0 Total 150 100.0 100.0 2/ Thống kê suy diễn: a/ Ước lượng Ước lượng về sỉ số lớp học hiện nay: One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean si so lop hoc 150 98.7600 43.30812 3.53609 One-Sample Test Test Value = 0 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper si so lop hoc 27.929 149 .000 98.76000 91.7726 105.7474 Giải thích thuật ngữ: µ : giá trị trung bình của tổng thể Std. Deviation (độ lệch chuẩn của mẫu)= s Mean( giá trị trung bình của mẫu) = Xtb Lower ( giới hạn trên của ước lượng) Upper ( giới hạn dưới của ước lượng) α : mức ý nghĩa Định lượng: Xtb = 98,76 s= 43.30812 α= 0,05 n= 150 ε = (Zα/2) *s /√n = 1.96*43.30812/√150 =6.9874 Vậy Xtb - ε< μ < Xtb+ ε Hay 91.7726 < μ < 105.7474 Với xác suất mắc sai lầm loại 1 là α=0.05 thì giá trị trung bình vào khoảng (91.7726; 105.7474) Ước lượng mức học phí tăng them khi học ở các lớp quy mô vừa và nhỏ: One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean muc hoc phi tang them la khoang bao nhieu 150 53.2000 25.64785 2.09414 One-Sample Test Test Value = 0 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper muc hoc phi tang them la khoang bao nhieu 25.404 149 .000 53.20000 49.0620 57.3380 Xtb = 53,2 s= 25,64785 α= 0,05 n= 150 ε =(Zα/2) *s /√n = 1.96*25,64785/√150 =4,138 Vậy Xtb – ε < μ < Xtb + ε Hay 49,062 < μ < 57,338 (%) Với xác suất mắc sai lầm loại 1 là α=0.05 thì giá trị trung bình vào khoảng (49,062; 57,338) Ước lượng sỉ số mong muốn ở các lớp quy mô vừa và nhỏ: One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean quy mo lop hoc vua va nho co khoang bao nhieu nguoi 150 43.1800 16.39327 1.33850 One-Sample Test Test Value = 0 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper quy mo lop hoc vua va nho co khoang bao nhieu nguoi 32.260 149 .000 43.18000 40.5351 45.8249 Xtb = 43,18 s= 16,39327 α= 0,05 n= 150 ε =(Zα/2) *s /√n = 1.96*16,39327/√150 =2,6449 Vậy Xtb – ε < μ < Xtb + ε Hay 40,5351 < μ < 45,8249 b/ Kiểm định tham số trung bình: Kiểm định sỉ số lớp học hiện nay: Có nhận định rằng sỉ số lớp học hiện nay là 100 sinh viên/lớp. One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean si so lop hoc 150 98.7600 43.30812 3.53609 One-Sample Test Test Value = 100 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper si so lop hoc -.351 149 .726 -1.24000 -8.2274 5.7474 Giả thuyết: H0: μ = 100 H1: μ ≠ 100 Tính giá trị kiểm định: Z= (Xtb - μ)√n/s = (98,76 – 100).√150/43,30812 = -0,35 Với 1- α= 0,95 hay α = 0,05 → Zα/2 = 1,96 Ta thấy │Z│= 0,35 < Zα/2 = 1,96 Vậy bác bỏ giả thuyết Ho hay nói cách khác nhận định sỉ số lớp học hiện nay là 100 sinh viên/lớp là không đúng. c/ Phân tích hồi quy Giả sử chúng ta muốn tìm mối tương quan của 2 biến thu nhập của gia đình( biến giải thích) và mức học phí tăng thêm khi học ở những lớp quy mô vừa và nhỏ ( biến phụ thuộc). Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .334(a) .111 .105 .99203 a Predictors: (Constant)( biến phụ thuộc), :mức học phí tăng thêm ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 18.243 1 18.243 18.538 .000(a) Residual 145.650 148 .984 Total 163.893 149 a Predictors: (Constant) ( biến phụ thuộc) :mức học phí tăng thêm b Dependent Variable: ( biến giải thích) :thu nhập hàng tháng của gia đình Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 1.301 .187 6.956 .000 muc hoc phi tang them la khoang bao nhieu .014 .003 .334 4.306 .000 a Dependent Variable ( biến giải thích): thu nhập hàng tháng của gia đình Giải thích: Ở bảng Model Summary R: là hệ số tương quan. Với R=0.334 >0 thể hiện mối tương quan thuận của 2 biến thu nhập gia đình và mức học phí tăng thêm. R2: chính là hệ số xác định. Với R2 = 0.111 có thể nhận xét rằng 11,1% biến mức học phí tăng thêm có thể được giải thích bởi biến mức thu nhập hàng tháng của gia đình. Con số này là khá nhỏ vì vậy có thể dự đoán rằng thu nhập hàng tháng của gia đình không phải là yếu tố tác động chính đối với mức học phị tăng thêm mà sinh viên phải đóng nếu muốn học ở những lướp có quy mô vừa và nhỏ. Ở bảng Coefficients(a) β^2 = 0,14 chính là hệ số góc. Con số này nói lên rằng khi thu nhập gia đình tăng lên 1 triệu thì mức học phí mong muốn sẽ tăng thêm 14% β^1 = 1,301 chính là tung độ góc Ta có thể thành lập hàm hồi quy mẫu như sau: Yi = 1,301 + 0,14Xi + ε^i Đồ thị thể hiện đường hồi quy mẫu: Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận: Qua cuộc khảo sát nhóm chúng tôi có một số kết luận: Sỉ số lớp học hiện nay là khá đông, khoảng 99 sinh viên/lớp và đa số sinh viên cho rằng với sỉ số trên là khá đông. Với sỉ số lớp học khá đông hiện nay đã ảnh hưởng không tốt đến một số mặt sau đây như: khả năng tiếp thu, sự quan tâm của giảng viên từ đó dẫn đến kết quả học tập không tốt. Và số sinh viên quan tâm đến chính sách cải thiện quy mô lớp học khá đông. Chứng tỏ đa số sinh viên rất quan tâm đến vấn đề này. Đa số sinh viên sẵn sàng trả mức học phí cao hơn để được học các lớp có quy mô vừa và nhỏ. Và thu nhập gia đình không phải là yếu tố quyết định mà đó chính là sỉ số lớp học, là chất lượng giảng viên, là cơ sở vật chất, là môi trường học tập. 2/ Kiến nghị: Sau khi thực hiện xong đề tài nghiên cứu này nhóm chúng tôi có một số kiến nghị sau: Các trường nên tăng chất lượng đầu vào,tuyển lượng sinh viên đúng chỉ tiêu Có sự sắp xếp số lượng sinh viên phù hợp ở mỗi lớp học,không nên nhồi nhét với số lượng quá đông. Thường xuyên cải thiện môi trường học tập cũng như chất lượng giảng viên. Xem xét giải pháp chia nhỏ lớp học với qui mô vừa và nhỏ để đảm bảo chất lượng học tập vì đa số các bạn sinh viên đều sẵn sàng đóng mức học phí cao hơn để được học các lớp này.khi thực hiện giải pháp này sự trao đổi,giao lưu học tập giữa sinh viên với giảng viên cũng như giữa sinh viên với nhau sẽ tốt hơn. Các bạn sinh viên nên mạnh dạn đóng góp ý kiến của mình với nhà trường để nhà trường có những giải pháp cụ thể. Nguồn tài liệu tham khảo: Thống kê ứng dụng trong kinh tế - xã hội của Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc Giáo trình lý thuyết thống kê ứng dụng trong quản trị và kinh tế của Hà Văn Sơn Luận văn Ths về lòng trung thành của khách du lịch Luận văn Ths về hành vi tiêu dung cá Các nguồn tài liệu tham khảo khác trên internet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhảo sát về nhu cầu học ở các lớp vừa và nhỏ của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố hồ chí minh.doc
Luận văn liên quan