Khóa luận Công tác quản lý đền sóc huyện Sóc sơn, thành phố Hà nội (từ năm 2010 đến nay)

Khi thực hiện bài khóa luận này, mục đích nghiên cứu của người viết chính là: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý di sản văn hóa Đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích Đền Sóc (khảo sát phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý di tích Đền Sóc.) Đề xuất hệ thống giải pháp để nâng cao hiểu quả trong công tác quản lý di tích

pdf8 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Công tác quản lý đền sóc huyện Sóc sơn, thành phố Hà nội (từ năm 2010 đến nay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHÓA LUẬN CỬ NHÂN QUẢN LÝ VĂN HÓA CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỀN SÓC HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY) Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Bích Huyền Sinh viên thực hiện: Dương Thị Ngọc Bích Lớp: QLVH13A Khóa học: 2012 - 2016 HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Đối với sinh viên cuối cấp khi được làm khóa luận tốt nghiệp là điều vô cùng vinh dự. Nhưng để có thể hoàn thành khóa luận đòi hỏi sự cố gắng rất lớn của bản thân và quan trọng hơn đó là sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong trường, thầy cô hướng dẫn, sự giúp đỡ, động viên cuả gia đình, bạn bè và người thân. Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô giáo trong trường và quí thầy cô giáo trong Khoa Quản lý văn hóa nghệ thuật đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành, tận tình chỉ dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường và đặc biệt là TS. Phạm Bích Huyền là người đã giúp em định hướng đề tài khóa luận và hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em để em hoàn thành khóa luận của mình! Em xin chân thành cảm ơn , Ban quản lý khu di tích – du lịch đền Sóc đã giúp đỡ em, cung cấp thông tin và các tư liệu cần thiết liên quan đến đề tài khóa luận của mình!Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã giúp em trong quá trình tìm kiếm tài liệu để hoàn thành đề tài này. Tuy nhiên, với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn nhiều hạn chế. Do vậy, bài khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2016 Sinh viên Dương Thị Ngọc Bích MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2 Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓAVÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH ĐỀN SÓC ..................................................................... 5 1.1 Lý luận về quản lý nhà nước về di sản văn hóa .................................... 5 1.1.1 Khái niệm................................................................................... 5 1.1.2 Quản lý nhà nước về di sản văn hóa ........................................... 7 1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về quản lý di sản văn hóa ...12 1.2 Tổng quan về di tích đền Sóc ..............................................................13 1.2.1 Di tích lịch sử văn hóa Đền Sóc ................................................13 1.2.2 Lễ hội Gióng tại di tích đền Sóc ................................................16 Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN SÓC .... 29 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý tại đền Sóc ....................................................29 2.1.1 Cơcấubộmáytổchứccủatrungtâm ...............................................29 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn ban quản lý di tích .............30 2.2 Thực trạng hoạt động quản lý di tích đền Sóc .....................................31 2.2.1 Hoạt động quản lý di tích đền Sóc. ............................................31 2.2.2 Công tác tổ chức lễ hội đền Sóc ................................................39 Chương 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGQUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN SÓC ........................................................................................... 45 3.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ cấu nhân sự ......................................45 3.2 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh du lịch với khai thác di tích ..........48 3.3 Tăng cường công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm .......................49 3.4 Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân .......................51 KẾT LUẬN .................................................................................................. 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 56 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 58 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Mỗi mảnh đất, mỗi vùng quê trên khắp đất nước Việt Nam nơi đâu cũng có những di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng. Được xây dựng từ đời này sang đời khác , trải qua bao thăng trầm của lịch sử để trở thành những dấu ấn huy hoàng, nền tảng của đời sống đương đại. Nó trở thành tài sản vô giá là bộ phận hợp thành nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Di tích giúp cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của đất nước và do đó, có tác dụng ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách con người Việt Nam hiện đại. Trong bối cảnh hiện nay, đời sống vât chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao, vì thế quản lý di tích cũng như bảo tồn và phát triển di tích lại rất quan trọng. Và Đền Sóc tại thôn Vệ Linh – Xã Phù Linh – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội bao gồm khu di tích đền Sóc ( di sản vật thể ) và lễ hội Gióng ( lễ hội được UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể) đang được chú trọng trong công tác quản lý di sản để phát triển du lịch cũng như góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa. Là một sinh viên của khoa Quản lý văn hóa được trang bị kiến thức và hiểu được tầm quan trọng của các di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời cũng là một người con sinh ra tại chân núi Sóc, người viết muốn đi sâu tìm hiểu hoạt động quản lý di sản tại đền Sóc để tìm ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản và phát huy những giá trị đặc sắc của khu di tích đền Sóc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân có những công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm hiểu rõ và khẳng định giá trị văn hóa, di sản của Đền Sóc. Tuy nhiên nhận thấy từ sau khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đền Sóc càng cần phải chú trọng vào công tác quản lý. Người viết muốn đi sâu vào hoạt động quản lý di sản để góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu và khẳng định vai trò quan trọng của di sản văn hóa nói chúng và di sản văn hóa đền Sóc nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Khi thực hiện bài khóa luận này, mục đích nghiên cứu của người viết chính là: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý di sản văn hóa Đánh giá thực trạng công tác quản lý di tích Đền Sóc (khảo sát phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý di tích Đền Sóc.) Đề xuất hệ thống giải pháp để nâng cao hiểu quả trong công tác quản lý di tích. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động quản lý di tích Đền Sóc. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Tại Đền Sóc – thôn Vệ Linh – Xã Phù Linh – Huyện Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội. + Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được hoàn thành dựa trên cơ sở các phương pháp sau : - Phương pháp quan sát Quan sát những du khách đến đây ra sao, thành phần như thế nào? Quan sát được việc quản lý di tích và việc vệ sinh môi trường, cách xử lý rác thải. Quan sát về trật tự an ninh và giao thông xung quang di tích. - Phương pháp điền dã. Đi thực tế tại điểm di tích Đền Sóc. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến đề tài, thu thập được một số tài liệu tham khảo nhằm có them kiến thức cho đề tài hoàn thiện hơn. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý di sản văn hóa và tổng quan về di tích đề Sóc Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích Đền Sóc Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích Đền Sóc TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả “ Lễ hội Gióng tại đền Sóc” – Huyện Sóc Sơn – Hà Nội của Ban quản lý di tích đền Sóc. 2. Trần Bá Chí (1986) , Hội Gióng đền Sóc, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 3. Nguyễn Đăng Duy – Trinh Minh Đức (1993), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, Đại Học Văn Hóa Hà Nội. 4. Trịnh Thị Minh Đức(Chủ biên), Phạm Thu Hương, Giáo trình bảo tồn di tích lịch sử dân tộc, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. 5. Cao Đức Hải (Chủ biên) và Nguyễn Khánh Ngọc, Giáo trình Quản lý Lễ hội và Sự kiện, Nxb Đai học Quốc gia Hà Nội. 6. Dương Thị Hội ( 2000), Di tích lịch sử văn hóa – Hà Nội, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 7. Phạm Mai Hùng ( 2003), Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, Nxb văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Hy, Ts. Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền và Trần Thị Diên, Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa – Thông tin Hà Nội, năm 1998. 9. Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam (2000), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 10. Luật di sản Văn hóa 2001, được sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thực thi (2003), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 12. Lê Thị Hoài Phương (2010), Hội Gióng ở đền Sóc, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội. 13. Lê Hồng Quý (2010), Quản lý di sản văn hóa với phát triểm du lịch, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội 14. Trung tâm du lịch – Di tích Sóc Sơn (2004), Thần tích Phù Đổng Thiên Vương, Sóc Sơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_tom_tat_4_6058_2064413.pdf
Luận văn liên quan