Khóa luận Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên Huế

Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế tuy rất năng động, tuy nhiên tiềm ẩn trong đó là những bất trắc, những rủi ro mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh là hết sức cần thiết và cấp bách, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp, khi mà số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều áp lực cạnh trnh càng lớn. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức quyết đoán trong các chiến lược kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh cho phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty CPVTNN TTH đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón trong thời gian dài nhưng trong lĩnh vực kinh doanh thì vẫn còn thiếu kinh nghiệm, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm đứng vững trong thị trường sẽ là thách thức cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Trên cơ sỏ những điểm yếu, những điều mà công ty chưa làm được, công ty còn yếu thì ngoài những giải pháp đã nêu trên thì còn cần phải chú ý: - Tối thiểu hóa các loại chi phí phát sinh không cần thiết cả trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành - Tìm kiếm thị trường cho sản phẩm, mở rộng chi nhánh, hạn chế sự tăng giá bởi những chi phí không cần thiết - Hoàn thiện bộ máy hoạt động, tinh giảm nhân lực nhưng vẫn đảm bảo bọ máy hoạt động tốt Tóm lại: để cho công ty đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải làm tốt 3 mặt là: tìm đối tác tốt, bộ máy hoạt động tốt và một thị trường tiềm năng tốt. II. KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước và chính quyền địa phương - Nhà nước nên có chính sách tiền vay và lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tạo điều kiện cấp vốn dự trữ phân bón cho công ty để dự trữ phân lúc thiếu hụt hoặc cấp bù lãi vay phân bón dự trữ cho công ty. Bởi vì nếu công ty vay dự trữ sẽ làm giảm lợi tức kinh doanh, dễ gây thua lỗ.

pdf79 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh phân bón tại công ty cổ phần vật tư nông nghiệp thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất thêm nhiều loại NPK khác. Năm 2008 công ty sản xuất được 3,000 tấn những loại phân trên chiếm 26.09 % tổng NPK sản xuất được, đến năm 2009 công ty giảm lượng sản xuất các loại phân này xuống 500 tấn còn 2,500 tấn chiếm 20.83 % tổng NPK sản xuất ra, và công ty đã tăng lượng sản xuất các loại phân này lên 1,000 tấn vào năm 2010 đạt 3,500 tấn chiếm 22.44% tổng NPK sản xuất được. Ta có thể thấy sản phẩm của công ty sản xuất ngày càng được thị trường chấp nhận, tuy nhiên công ty vẫn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ, cần phải chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới nhằm tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Còn rất nhiều việc công ty phải làm 3.3. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 3.3.1. Khối lượng tiêu thụ các mặt hàng phân bón qua 3 năm 2008 – 2010 Công ty cổ phần VTNN hoạt động vừa sản xuất, vừa kinh doanh nên lượng phân bón mà công ty bán ra khá lớn, mặt hàng công ty bán nhiều nhất là phân Ure và NPK, những mặt hàng như lân, kali cũng được tiêu thụ rộng rãi . Cụ thể, năm 2008 công ty tiêu thụ được 8,800 tấn lân chiếm 20.90% tổng lượng phân tiêu thụ được trong năm, đến năm 2009 lượng phân lân tiêu thụ tăng thêm 1,050 tấn đạt 9,850 tấn chiếm 22.36 % tổng lượng phân bón tiêu thụ. Và đến năm 2010 công ty tăng lượng lân tiêu thụ thêm 1,150 tấn đạt 11,000 tấn chiếm 21.57 % tổng lượng phân tiêu thụ được trong năm. Đối với mặt hàng kali, năm 2008 công ty tiêu thụ được 6,500 tấn chiếm 15.44% trong tổng phân tiêu thụ được trong năm, đến năm 2009 lượng phân kali công ty tiêu thụ tăng thêm 400 tấn đạt 6,900 tấn chiếm 15.66 % tổng lượng phân bón tiêu thụ được, và lượng phân kali tiêu thụ tiếp tục tăng 1,100 tấn vào năm 2010 đạt 8,000 tấn chiếm 15.69% tổng lượng phân tiêu thụ được trong năm. Ure là mặt hàng được công ty tiêu thụ nhiều nhất bởi nó được nông dân tin dùng nhất, năm 2008 lượng ure mà công ty bán ra thị trường là 15,500 tấn chiếm 36.82% trong tổng phân tiêu thu được, và con số đó tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng khá khiêm tốn 300 tấn đạt 15,800 tấn chiếm 35.87 tổng lượng phân mà công ty tiêu thụ được trên thị trường vào năm 2009. Và đến năm 2010 sự gia tăng mạnh mẽ hơn, công ty đã Đại học Ki h tế Hu ế Bảng 8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2008 – 2010 ĐVT: tấn ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Danh mục phân bón Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % 09/08 10/09 +/ - % +/ - % 1. Lân 8,800 20.90 9,850 22.36 11,000 21.57 1,050 11.93 1,150 11.68 2. Kaly 6,500 15.44 6,900 15.66 8,000 15.69 400 6.15 1,100 15.94 3. Urê 15,500 36.82 15,800 35.87 17,000 33.33 300 1.94 1,200 7.59 4. NPK 11,300 26.84 11,500 26.11 15,000 29.41 200 1.77 3,500 30.43 Tổng sản lượng 42,100 100.00 44,050 100.00 51,000 100.00 1,950 4.63 6,950 15.78 Đại học Kin h tế Hu ế tăng lượng ure bán ra lên 1,200 tấn đạt 17,000 tấn vào năm 2010, chiếm 33.33 tổng phân tiêu thụ được trong năm đó. Không những các mặt hàng mà công ty kinh doanh mới tiêu thụ rộng rãi, mặt hàng do công ty tự sản xuất cũng được thi trường chấp nhận tin dùng. Năm 2008 lượng NPK do công ty tự sản xuất được cung cấp ra thị trường là 11,300 tấn chiếm 26.84% tổng lượng phân tiêu thụ. Và con số đó tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng 200 tấn/ năm, đạt 11,500 tấn vào năm 2009, sự cải tiến công nghệ và sự tin dùng của nông dân đã đưa tổng NPK do công ty sản xuất được công ty cung cấp ra thị trường vào năm 2010 tăng thêm 3,500 tấn đạt 15,000 tấn chiếm 29.41% tổng lượng phân mà công ty tiêu thụ được trong năm. Ta có thể thấy công ty ngày càng có chổ đứng trên thị trường, lượng phân công ty tiêu thụ ngày càng tăng dù nền nông nghiệp trong những năm qua gặp không ít khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi. 3.3.2. Giá cả tiêu thụ qua 3 năm 2008 – 2010 Với sự biến động, thay đổi liên tục của giá các yếu tố đầu vào, nên giá phân công ty bán ra cũng biến động theo thị trường, ở phạm vi hẹp tôi xin lấy giá bình quân trong cả năm để đánh giá. Bảng 9: Giá cả các mặt hàng tiêu thụ của công ty qua 3 năm 2008-2010 ĐVT:nghìn đồng ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Danh mục phân bón Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/08 10/09 +/- % +/- % 1. Lân 2,850 2,800 3,300 -50 -1.75 500 17.86 2. Kali 13,800 13,650 14,200 -150 -1.09 550 4.03 3. Urê 8,950 8,750 9,650 -200 -2.23 900 10.29 4. NPK 7,750 7,700 8,000 -50 -0.65 300 3.90 Đại học Kin h tế Hu ế Năm 2008 giá phân lân công ty bán ra là 2,850 đ/kg, đến năm 2009 do sự hổ trợ về phía chính phủ, giá giảm xuống 50 đ/kg tương ứng giảm -1.75%, còn 2,800 đ/kg, nhưng sau đó vào năm 2010 giá cả lại tiếp tục tăng trở lại với mức tăng 500 đ/kg hay tăng 17.86%, đạt 3,300 đ/kg vào năm 2010. Cũng như phân lân, kali cũng biến động liên tục, năm 2008 giá phân kali mà công ty bán ra thị trường 13,800 đ/ kg, giá đó giảm vào năm 2009 xuống còn 13,650 đ/kg giảm 150 đ/kg tương ứng giảm -1.09 %, nhưng sau đó lại tăng mạnh trở lại vào năm 2010 với mức tăng 550 đ/kg hay tăng 4.03% đạt 14,200đ/kg. Ure, mặt hàng được công ty tiêu thụ mạnh nhất, năm 2008 công ty bán ure ra thị trường với giá 8,950 đ/kg, và giảm 200 đ/kg vào năm 2009 tương ứng giảm 2.23%, đưa giá năm 2009 giảm xuống còn 8,750 đ/kg, nhưng tiếp tục tăng trở lại vào năm 2010 với mức tăng 10.29 %đ/kg đạt 9,650 đ/kg. Cùng với sự biến động giá của các mặt hàng kinh doanh thì mặt hàng công ty sản xuất cũng biến động, Năm 2008 giá NPK công ty bán ra thị trường là 7,750 đ/kg, giá đó giảm vào năm 2009 còn 7,200 đ/kg, giảm 50 đ/kg tương ứng giảm 0.65%, nhưng đến năm 2010 thì giá tiếp tục tăng trở lại đạt 8,000 đ/kg tăng 3.90% so với năm 2009. Có thể thấy giá cả mặt hàng phân bón biến động rất phức tạp và khó lường, phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố mà doanh nghiệp rất khó kiểm soát. Trong đó biến động mạnh nhất là mặt hàng phân lân và Ure, khi giảm thì giảm mạnh mà khi tăng thì cũng tăng rất nhanh và mạnh. Vì công ty kinh doanh nên sự biến động giá theo thị trường là không tránh khỏi, điều mà công ty cần làm là việc kiềm chế sự tăng giá mặt hàng mà công ty sản xuất nhằm cạnh tranh với các đối thủ rất mạnh khác trên thị trường 3.3.3. Doanh thu tiêu thụ qua 3 năm 2008 – 2010 Với sự đầu tư mạnh trong hoạt động sản xuất và thị trường rộng lớn trong lĩnh vực kinh doanh thì doanh thu hàng năm do các hoạt động trên đem lại cho công ty là rất lớn. Năm 2008 doanh thu mang lại từ hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón của công ty là 341,080 tr.đ, và nó tiếp tục tăng 2.19 % vào năm 2009 đưa daonh thu năm này tăng lên 348,565 tr.đ, đến năm 2010 thì doanh thu của công ty tiếp tục tăng 85,385 tr.đ, tương ứng với 24.5% so với năm 2009, ước 433,950 tr.đ vào năm 2010. Đại học Kin h tế Hu ế Trong đó: Doanh thu tiêu thụ từ hoạt động kinh doanh phân lân vào năm 2008 là 25,080 tr.đ, chiếm 7.35% tổng doanh thu, đến năm 2009 thì con số đó đã lên đến 27,580 tr.đ tăng 2,500 tr.đ chiếm 7.91% tổng doanh thu, vào năm 2010 doanh thu từ hoạt động kinh doanh phân lân tăng mạnh đạt 36,300 tr.đ tăng 8,720 tr.đ chiếm 8.37% tổng doanh thu. Cũng như lân, kali cũng được tiêu thụ mạnh mẽ, vào năm 2008 doanh thu từ hoạt động kinh doanh phân lân đạt được 89,700 tr.đ chiếm 26.30% tổng doanh thu, đến năm 2009 thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh mặt hàng này tiếp tục tăng 4,485 tr.đ so với năm 2008 đạt 94,185 tr.đ chiếm 27.02% tổng doanh thu, và vào năm 2010 tình hình tiêu thụ kali của công ty tiếp tục tăng 19,415 tr.đ so với năm 2009 đạt 113,600 tr.đ chiếm 26.18% tổng doanh thu. Chiếm nhiều nhất trong tổng doanh thu phải kể tới ure, mặt hàng mà công ty tiêu thụ mạnh nhất. Vào năm 2008 doanh thu từ hoạt động kinh doanh ure đạt 138,725 tr.đ chiếm 40.67% tổng doanh thu, nhưng đến năm 2009 thì doanh thu từ mặt hàng này giảm 475.00 tr.đ chỉ còn 138,250 tr.đ chiếm 39.66% tổng doanh thu. Nhưng sau đó sự vươn ra mạnh mẽ của các chi nhánh đã đưa lại cho công ty doanh thu khá lớn từ mặt hàng này vào năm 2010, năm 2010 doanh thu từ ure của công ty đạt 164,050 tr.đ tăng 25,800.00 tr.đ so với năm 2009 chiếm 37.80 % tổng doanh thu. Mặt hàng NPK do công ty sản xuất cũng được tiêu thụ rộng rãi, đưa lại nguồn thu rất lớn cho công ty. Năm 2008 doanh thu tiêu thụ NPK của công ty đạt 87,575 tr.đ chiếm 25.68% tổng doanh thu, con số đó tiếp tục tăng thêm 975 tr.đ vào năm 2009 đưa doanh thu của công ty đạt 88,550 tr.đ chiếm 25.40% tổng doanh thu. Với sự cải tiến công nghệ sản xuất thì lượng NPK của công ty được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường vào năm 2010. Năm 2010 doanh thu của công ty từ hoạt động sản xuất NPK đạt 120,000 tr.đ tăng 31,450 tr.đ so với năm 2009 chiếm 27.65% tổng doanh thu. Ta có thể thấy doanh thu của công ty tăng ngày càng mạnh chứng tỏ sản phẩm do công ty sản xuất đã được thị trường chấp nhận, mặt khác công ty đã có mạng lưới bán hàng và hệ thống chi nhánh khá mạnh, công ty cần tiếp tục mở rộng thị trường để nâng cao doanh thu tiêu thụ trong thời gian tới. Đại học Ki h tế Hu ế Bảng 10: Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm 2008 – 2010 ĐVT: tr.đ ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Danh mục phân bón Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) 09/08 10/09 +/ - (%) +/ - (%) Tổng DT 341,080 100.00 348,565 100.00 433,950 100.00 7,485 2.19 85,385 24.50 1. Lân 25,080 7.35 27,580 7.91 36,300 8.37 2,500 9.97 8,720 31.62 2. Kali 89,700 26.30 94,185 27.02 113,600 26.18 4,485 5.00 19,415 20.61 3. Urê 138,725 40.67 138,250 39.66 164,050 37.80 -475 -0.34 25,800 18.66 4. NPK 87,575 25.68 88,550 25.40 120,000 27.65 975 1.11 31,450 35.52 Đại học Kin h tế Hu ế  Phân tích biến động của doanh thu 2009/2008 Bảng 11: Mức ảnh hưởng của giá bán và sản lượng đến doanh thu tiêu thụ phân bón qua 3 năm 2008 – 2010 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Để thấy được sự biến động tăng, giảm doanh thu giữa các năm ta có thể sử dụng phương pháp chỉ số tổng hợp để phân tích ảnh hưởng của giá bán và sản lượng tương ứng doanh số, cụ thể phân tích sự ảnh hưởng về giá cả và sản lượng của từng mặt hàng đối với doanh thu tương ứng. Xem phụ lục 1. Nhận xét: 1. Năm 2009 so với năm 2008 Qua bảng 10 ta thấy biến động doanh thu của năm 2009 tăng 7,485 tr.đ, tương ứng tăng 2.19% so với năm 2008 là do tác động của 2 nhân tố: - Giá cả các loại phân bón có xu hướng giảm làm cho doanh thu giảm -1.54 tương ứng giảm -5,262.5 tr.đ. - Sản lượng phân bón tiêu thụ tăng mạnh làm cho doanh thu tăng 3.74%, tương ứng tăng 12,747.5 tr.đ Ta có thể thấy tuy giá giảm nhưng giảm không lớn trong khi đó sản lượng tiêu thụ tăng mạnh nên dẫn đến doanh thu tiêu thụ vẫn tăng. 2. Năm 2010 so với năm 2009 Phạm vi so sánh Biến động doanh thu Ảnh hưởng của các nhân tố Tuyệt đối ( Tr.đ) Cơ cấu (%) Giá cả Sản lượng Tuyệt đối ( Tr.đ) Cơcấu (%) Tuyệt đối ( Tr.đ) Cơ cấu(%) Năm 2009/2008 7,485 2.19 -5,262.5 -1.54 12,747.5 3.74 Năm 2010/2009 85,385 24.50 29,700 8.52 55,685 15.98 Đại học Kin h tế Hu ế Ta thấy doanh thu được từ tiêu thụ các loại phân bón năm 2010 tăng 24.50%, tương ứng tăng 85,385 tr.đ là do tác động của 2 nhân tố - Giá cả tiêu thụ năm 2010 có xu hướng tăng so với năm 2009 dẫn đến doanh thu tăng 8.52 tương ứng tăng 29,700 tr.đ. - Sản lượng tiêu thụ năm 2010 tăng mạnh dẫn đến doanh thu tăng 55,685 tr.đ tương ứng tăng 15.98%. 3.4. TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY 3.4.1. Tình hình chi phí phân bón mua vào qua 3 năm 2008 – 2010 Tình hình lạm phát trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa có dấu hiệu suy giảm, chính vì vậy giá cả các mặt hàng vẫn bất ổn và có xu hướng tăng ngày càng mạnh, công ty cổ phần VTNN TTH hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của xu hướng đó, biểu hiện rõ nhất là sự tăng giá của các mặt hàng phân bón vào năm 2010 gần gấp đôi so với sự giảm giá vào năm 2009. Kéo theo đó là chi phí mà công ty phải bỏ ra để kinh doanh phân bón phục vụ bà con cũng tăng lên. Cụ thể, năm 2008 tổng chi phí các loại phân mua vào của công ty vào khoảng 252,850 tr.đ, đến năm 2009 nhờ giá đầu vào giảm, công ty mua nhiều hơn yếu tố đầu vào nên chi phí cũng chỉ tăng 4,102.5 tr.đ đạt mức 256,952.5 tr.đ vào năm 2009. Nhưng đến năm 2010, khi giá tăng trở lại, mặc dù lượng phân công ty mua thêm không nhiều nhưng chi phí mà công ty bỏ thêm là rất lớn vào khoảng 53,947.5 tr.đ, đẩy chi phí mua vào của công ty lên đến 310,900 tr.đ. Sự tăng giảm của chi phí là do sự tăng giảm của giá phân mua vào cộng với lượng phân bón mà công ty mua thêm mỗi năm. Trong đó: Năm 2008, chi phí mua vào của phân lân vào khoảng 2,4200 tr.đ chiếm 9.57 % tổng chi phí phân mua vào, đến năm 2009 mặc dù giá giảm nhưng do công ty tăng lượng đầu vào nên chi phí tăng thêm 1,902.5 tr.đ, đưa chi phí phân lân mua vào của công ty lên 26,102.5 tr.đ chiếm 10.16% tổng chi phi mua vào. Đến năm 2010 do giá cả các mặt hàng tăng cao nên chi phí mua vào của phân lân tăng thêm 8,547.5tr.đ đạt mức 34,650 trđ chiếm 11.15 % tổng chi phí phân mua vào của công ty. Đại ọc Kin tế H uế Đối với phân kali, năm 2008, chi phí để mua kali vào khoảng 89,050 tr.đ chiếm 35.22% tổng chi phí mua vào của công ty, đến năm 2009 thì chi phí mua vào của kali tăng thêm 4,100 tr.đ đạt 93,150 tr.đ chiếm 36.25 % tổng chi phí phân mua vào của công ty. Mức tăng đó tiếp tục tăng vào năm 2010 với mức tăng 18,850 tr.đ/năm đạt 112,000 tr.đ chiếm 36.02 % tổng chi phí phân mua vào của công ty. Chi phí lớn nhất của công ty là mặt hàng ure, năm 2008, chi phí công ty giành cho ure vào khoảng 136,400 tr.đ chiếm 53.95 % tổng chi phí phân mua vào, đến năm 2009 thì chi phí đối với mặt hàng này giảm 2,100 tr.đ do trong năm nay công ty mua thêm ít phân ure nhưng giá đầu vào giảm xuông nên chi phí cho ure vào năm 2009 còn 134,300 tr.đ chiếm 52.27 % tổng chi phí phân mua vào. Và đến năm 2010 chi phí đối với ure không giảm mà còn tăng mạnh trở lại với mức tăng 26,350tr.đ đạt 160,650 tr.đ vào năm 2010 chiếm 51.67 % tổng chi phí đầu vào của công ty. Ngoài chi phí để trang trải cho các loại phân mua vào thì công ty còn có thêm các chi phí phát sinh như chi phí vận chuyển, chi phi lưu kho, và các chi phí khác. Đối với chi phí vận chuyển, vào năm 2008, công ty mất khoảng 800 tr.đ vào khoảng chi phí này chiếm 0.32 % tổng chi phí, chi phí này tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng 50 tr.đ/ năm đạt 850 tr.đ vào năm 2009 chiếm 0.33 % tổng chi phí, và tăng 50 tr.đ vào năm 2010 đưa chi phí của công ty tăng lên 900 tr.đ chiếm 0.29 % tổng chi phí mua vào. Một khoản chi phí cũng không kém quan trọng là chi phí lưu kho, nhiều khi do điều kiện thời tiết, phân không tiêu thụ hết thì công ty bảo quản đến đầu sang năm tiếp tục bán. Đối với chi phí này, năm 2008 công ty chi khoản 1,700 tr.đ,chiếm 0.67 % tổng chi phí mua vào, và đến năm 2009, con số đó đạt 1,800 tr.đ tăng 100 tr.đ so với 2008 chiếm 0.7 % tổng chi phí mua vào của công ty, vào năm 2010 thì chi phí tiếp tục tăng lên 100 trđ do điều kiện thời tiết không thuận lợi, đạt 1,900 tr.đ chiếm 0.61% tổng chi phi mua vào. Ngoài các chi phí nêu trên thì còn câc chi phí như chi phí điện, nước và các chi phí phát sinh trong quá trình bảo quản. Năm 2008, công ty chi khoản 700 tr.đ cho khoản chi phí này chiếm 0.28 % tổng chi phí phân mua vào, đến năm 2009 thì con số này tăng thêm 50tr.đ đạt 750 tr.đ chiếm 0.29 % tổng chi phí phân mua vào. Đại học Kin h tế Hu ế Bảng 12: Chi phí phân bón mua vào của công ty qua 3 năm 2008 - 2010 ĐVT: tr.đ ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 09/08 10/09 +/ - % +/ - % Tổng chi phí 252,850 100.00 256,953 100.00 310,900 100.00 4,102.5 1.62 53,948 21.00 1. Lân 24,200 9.57 26,103 10.16 34,650 11.15 1,902.5 7.86 8,547.5 32.75 2. Kali 89,050 35.22 93,150 36.25 112,000 36.02 4,100 4.60 18,850 20.24 3. Urê 136,400 53.95 134,300 52.27 160,650 51.67 -2,100 -1.54 26350 19.62 4. Chi phí vận chuyển 800 0.32 850 0.33 900 0.29 50 6.25 50 5.88 5. Chi phí lưu kho 1,700 0.67 1,800 0.70 1,900 0.61 100 5.88 100 5.56 6. Chi phí khác 700 0.28 750 0.29 800 0.26 50 7.14 50 6.67 Đại học Kin h tế Hu ế Và đến năm 2010 chi phí này tăng thêm 50 tr.đ đủa chi phí này của công ty tăng lên 900 trđ chiếm 0.26 % tổng chi phí phân mua vào của công ty. Qua đây ta có thể thấy, chi phí hàng năm của công ty là rất lớn và có xu hướng tăng mạnh hàng năm, công ty cần có các biện phấp nhằm hạn chế các khoản chi phát sinh không cần thiết, nghiên cứu kỹ thị trường để hạn chế chi phí lưu kho, tất cả vì giảm chi phí xuống mức thấp nhất 3.4.2. Tình hình chi phí sản xuất NPK của công ty qua 3 năm Ngoài hoạt động kinh doanh thì công ty còn tham gia hoạt động sản xuất NPK, vì thế hoạt động này cũng góp vào tổng chi phí của công ty những khoản chi phí rất lớn. Theo ước tính, chi phí để sản xuất NPK của công ty vào khoảng 78,850 tr.đ vào năm 2008 và tăng 2,265 tr.đ vào năm 2009 đưa chi phí sản xuất NPK của công ty vào khoảng 81,115 tr.đ vào năm 2009. Con số đó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2010 với mức tăng là 30,681 tr.đ đưa chi phí của công ty trong việc sản xuất NPK lên đến 111,796 tr.đ vào năm 2010. Giải thích cho sự gia tăng mạnh của chi phí là bởi năm 2010 công ty đã khánh thành thêm một phân xưởng với sự đầu tư rất mạnh về máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Sự gia tăng của chi phí sản xuất NPK là do sự gia tăng của các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuât NPK. Trong đó: Chi phí giành cho NVL là lớn nhất, năm 2008, công ty giành cho NVL vào khoảng 61,500 tr.đ chiếm 78 % tổng chi phí sản xuất NPK, đến năm 2009 chi phí đó tăng thêm 1,500 tr.đ đưa chi phí NVL đạt mức 63,000 tr.đ chiếm 77.67 % tổng chi phí sản xuất, và đến năm 2010 thì chi phí cho khoản này tăng mạnh với mức tăng 27,000 tr.đ vào năm 2010 đưa chi phí NVL lên 90,000 tr.đ chiếm 80.5% tổng chi phí sản xuất. Chi phí nhiên liệu để sản xuất NPK cũng khá lớn, năm 2008, chi phí cho nhiên liệu của công ty vào khoảng 8,500 tr.đ chiếm 10.78% tổng chi phi sản xuất, đến năm 2009 thì chi phí cho khoản này giảm xuống 200 tr.đ đưa chi phí nhiên liệu giảm xuống còn 8,300 tr.đ chiếm 10.23% tổng chi phí sản xuất, nhưng đến năm 2010 thì chi phí này tăng trỏ lại với mức tăng 1,700 tr.đ vào năm 2010 đưa chi phí nhiên liệu tăng lên 10,000 tr.đ chiếm 8.95 % tổng chi phí sản xuất. Đại học Kin tế H uế KHTSCĐ cũng là một chi phí lớn mà công ty phải tính tới. năm 2008, công ty chi khoản 3,200 tr.đ cho khoản chi phí này, chiếm 4.06% tổng chi phí sản xuất, đến năm 2009 chi phí này tăng thêm 300 tr.đ đưa chi phí KHTSCĐ lên 3,500 tr.đ chiếm 4.32 % tổng chi phí sản xuất. Và đến năm 2010 do có máy móc mới nên chi phí cho khoản này tăng thêm khoảng 896 tr.đ, đưa chi phí KHTS tăng lên 4,396 tr.đ chiếm 3.93 % tổng chi phí sản xuất. Một chi phí nữa cũng không kém phần quan trọng là chi phí cho công lao động. Năm 2008 chi phí công lao động mà công ty bỏ ra là 4,000 tr.đ chiếm 5.07% tổng chi phí sản xuất, con số này tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng vào khoảng 500tr.đ đưa chi phí này tăng lên 4,500 tr.đ chiếm 4.32 % tổng chi phí sản xuất, đến năm 2010 do có tuyển thêm nhiều lao động phục vụ phân xưởng mới nên chi phí lao động tăng thêm 1,000 tr.đ, đưa chi phí công lao động vào năm 2010 lên 5,500 tr.đ chiếm 4.92% tổng chi phí sản xuất. Công ty cũng hay thuê máy móc về để phục vụ những hoạt động không thường xuyên trong quá trình sản xuất hoặc những khi máy móc hỏng thì thuê người sửa, chi phí này được đưa vào chi phí sử dụng máy móc. Năm 2008, chi phí này vào khoản 850 tr.đ chiếm 1.08% tổng cho phí sản xuất, đến năm 2009 thì chi phí này tăng thêm 125 tr.đ đạt 975 tr.đ vào năm 2009 chiếm 1.2% tổng chi phí sản xuất, con số đó tiếp tục tăng vào năm 2010 với mức tăng 25 tr.đ đưa chi phí này lên 1,000 tr.đ chiếm 0.89 % tổng chi phí sản xuất. Ngoài những chi phí chủ yếu trên thì công ty còn có nhiều chi phí khác phát sinh trong quá trính sản xuất, kinh doanh. Năm 2008, công ty giành cho khoản này là 800 tr.đ chiếm 1.02 tổng chi phí sản xuất, sau đó tăng thêm 40 tr.đ vào năm 2009, đưa chi phí này vào năm 2009 lên 840 tr.đ chiếm 1.04 % tổng chi phí sản xuất. Đến năm 2010 chi phí này đạt 900 tr.đ tăng hơn năm 2009 60 tr.đ chiếm 0.81% tổng chi phí sản xuất NPK. Có thể thấy trong lĩnh vực sản xuất phân bón thì công ty còn rất non trẻ, nhưng công ty đã biết tiếp thu các thành tựu khoa học phục vụ cho sản xuất, biết tìm hiểu thị trường trước khi sản xuất nên sau khi trừ đi các khoản chi phí rất lớn này thì công ty vẫn còn lợi nhuận rất lớn khác. Đại học Kin tế H uế Bảng 13: Chi phí sản xuất NPK ĐVT: tr.đ ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 09/08 10/09 +/ - % +/ - % Tổng chi phí 78,850 100.00 81,115 100.00 111,796 100.00 2,265 2.87 30,681 37.82 1. Nguyên vật liệu 61,500 78.00 63,000 77.67 90,000 80.50 1,500 2.44 27,000 42.86 2. Nhiên liệu 8,500 10.78 8,300 10.23 10,000 8.95 -200 -2.35 1,700 20.48 3. Khấu hao TSCĐ 3,200 4.06 3,500 4.32 4,396 3.93 300 9.38 896 25.60 4. Công lao động 4,000 5.07 4,500 5.55 5,500 4.92 500 12.50 1,000 22.22 5. Chi phi sử dụng máy móc 850 1.08 975 1.20 1,000 0.89 125 14.71 25 2.56 6. Chi phí khác 800 1.02 840 1.04 900 0.81 40 5.00 60 7.14 Đại học Kin h tế Hu ế 3.4.3. Tình hình chi phí công ty qua 3 năm Tuy công ty hoạt động vừa sản xuất vừa kinh doanh nhưng đều có sản phẩm là phân nên tôi tổng hợp toàn bộ chi phí cả 2 hoạt động trên thành chi phí chung cho mọi hoạt động kinh doanh phân bón của công ty. Năm 2008, chi phí của công ty vào khoảng 332,500tr.đ, chi phí tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng 69,77.5 tr.đ, đưa tổng chi phí năm 2009 lên 339,477.5 tr.đ, và cũng như dự đoán với sự tăng cường thêm của công nghệ mới thì chi phí của công ty đã tăng thêm 84,272.5 tr.đ trong năm 2010 đưa tổng chi phí của công ty lên đến 423,750 tr.đ. Sự gia tăng nhanh chóng chi phí là do sự tăng giá các yếu tố sản xuất đầu vào như nguyên vật liệu sản xuất NPK, phân mua vào, nhiên liệu dùng sản xuất NPK, giá công lao động , chi phí BHXH, KHTSCĐ và các chi phí khác. Cụ thể: Năm 2008, chi phí nguyên vật liệu của công ty gồm chi phí mua phân vào để kinh doanh cộng với chi phí nguyên liệu để sản xuất NPK là 314,000 tr.đ chiếm 94.44% tổng chi phí của doanh nghiệp, và con số đó tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng 4,752.5 tr.đ đưa chi phí nguyên liệu của công ty năm 2009 đạt mức 318,752.5 tr.đ chiếm 93.9% tổng chi phí của công ty. Và đến năm 2010 chi phí cho nguyên vật liệu của công ty đạt 398,500 tr.đ chiếm 94.04% tổng chi phí, tăng hơn 79,747.5 tr.đ so với năm 2009. Nhiên liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh của công ty cũng khá lớn, năm 2008, chi phí cho khoảng này là 8,550 tr.đ, chiếm 2.57% tổng chi phí của công ty, đến năm 2009 thì chi phí này tăng thêm 150 tr.đ, đưa chi phí nhiên liệu của công ty năm 2009 đạt mức 8,700 tr.đ chiếm 2.56% tổng chi phí của công ty. Và con số đó tiếp tục tăng lên vào năm 2010 với chi phí nhiên liệu năm 2010 là 10,500 tr.đ chiếm 48% tổng chi phí của công ty, tăng 1,800 tr.đ so với năm 2009. Một loại chi phí cũng không kém phần quan trọng là chi phí nhân viên: Năm 2008, chi phí nhân viên của công ty vào khoảng 4,500 tr.đ chiếm 1.35 % tổng chi phí của công ty, đến năm 2009 thì chi phí này tăng thêm 700 tr.đ đưa chi phí này đạt mức 5,200 vào năm 2009 chiếm 1.53 % tổng chi phí của công ty. Với sự đầu tư về máy móc thì nhân viên cũng tăng lên đưa chi phí nhân viên năm 2010 lên đến 6,400 tr.đ chiếm 1.51% tổng chi phí, tăng hơn năm 2009 1,200 tr.đ. Chi phí BHXH và phụ cấp: năm 2008 chi phí này vào khoảng 1,350 tr.đ chiếm 0.41% tổng chi phí, và con số đó tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng 1,025 tr.đ đưa chi Đại học Kin h tế Hu ế Bảng 14: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm 2008-1010 ĐVT: Tr.đ ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh Giá trị % Giá trị % Giá trị % 09/08 10/09 +/- % +/- % Tổng chi phí 332,500 100.00 339,478 100.00 423,750 100.00 6,977.5 2.10 84,273 24.82 1. CP NVL 314,000 94.44 318,753 93.90 398,500 94.04 4,752.5 1.51 79,748 25.02 2. CP nhiên liệu 8,550 2.57 8,700 2.56 10,500 2.48 150 1.75 1,800 20.69 3. CP nhân viên 4,500 1.35 5,200 1.53 6,400 1.51 700 15.56 1,200 23.08 4. CP BHXH và phụ cấp 1,350 0.41 2,375 0.70 3,000 0.71 1,025 75.93 625 26.32 5. KHTS 3,300 0.99 3,600 1.06 4,400 1.04 300 9.09 800 22.22 6. CP khác 800 0.24 850 0.25 950 0.22 50 6.25 100 11.76 Đại học Kin h tế Hu ế phí này của công ty lên 2,375 tr.đ chiếm 0.7% tổng chi phí, đến năm 2010 thì chi phí cho BHXH và trợ cấp là 3,000 tr.đ chiếm 0.71% tổng chi phí, tăng 625 tr.đ so với năm 2009. KHTSCĐ cũng là một loại chi phí mà công ty phải chi trả hàng năm, năm 2008 chi phí cho KHTSCĐ của công ty là 3,300 tr.đ chiếm 0.99 % tổng chi phí của công ty , sau đó tăng thêm 300 tr.đ vào năm 2009 đưa chi phí này lên 3,600 tr.đ, chiếm 1.06% tổng chi phí. Đến năm 2010, chi phí này của công ty đạt 4,400 tr.đ chiếm 1.04% tổng chi phí, tăng hơn so với 2009 là 800tr.đ. Năm 2008, chi phí cho các khoản chi ngoài ý muốn này vào khoảng 800 tr.đ chiếm 0.24 % tổng chi phí, và tiếp tục tăng vào năm 2009 với mức tăng 50 tr.đ đưa chi phí này vào năm 2009 của công ty lên đến 850 tr.đ chiếm 0.25 % tổng chi phí. Đến năm 2010, chi phí cho khoản này đạt 950 tr.đ chiếm 0.22% tổng chi phí tăng 100 tr.đ so với năm 2009. Ta có thể thấy, tổng chi phí hàng năm của công ty là rất lớn và tăng ngày càng nhiều qua các năm, sự gia tăng đo một phần do giá, một phần do sử dụng không hiệu quả các đầu vào đó, chính vì vậy công ty cần có các biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết để tăng lợi nhuận về sau. 3.5. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 3.5.1. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty qua 3 năm Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà công ty hướng tới, là mục tiêu phấn đấu cho các phương án, chiến lược mà mục tiêu cuối cùng là tăng lợi nhuận. Công ty CP VTNN TTH đã có những bước phát triển nhờ sự đầu tư có hiệu quả, qua đó lợi nhuận qua 3 năm 2008 – 2010 cũng đã tăng lên đáng kể, mặc dù vấp phải không ít khó khăn. Năm 2008 lợi nhuận trước thuế công ty thu được qua các hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón là 8,580.00 tr.đ, đến năm 2009 thì lợi nhuận trước thuế tăng thêm 507.50tr.đ đạt 9,087.50 tr.đ, tăng 5.91% so với năm 2008. Và với sự đầu tư mạnh mẽ thì năm 2010 cũng đã thu được kết quả bước đầu, lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 10,200.00 tr.đ tăng 1,112.50 tr.đ tương ứng tăng 12.24% so với năm 2009. Theo tìm hiểu thì mức thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước là 10% LNTT, tương ứng năm 2008 công ty phải đóng 858.00 tr.đ tiền thuế cho nhà nước, đến Đại học Kin h tế Hu ế Bảng 15: Kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty qua 3 năm 2008 - 2010 ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh 2009 / 2008 2010 / 2009 + / - % + / - % I. Chỉ tiêu kết quả 1. Doanh thu ( DT ) Tr.đ 341,080 348,565 433,950 7,485 2.19 85,385 24.50 2. Chi phí ( CP ) Tr.đ 332,500 339,478 423,750 6,977.5 2.10 84,273 24.82 3. Lợi nhuận trước thuế ( LNTT ) Tr.đ 8,580 9087.5 10,200 507.5 5.91 1,112.5 12.24 4. Thuế Tr.đ 858 908.75 1,020 50.75 5.91 111.25 12.24 5. Lợi nhuận sau thuế ( LNST ) Tr.đ 7,722 8,178.75 9,180 456.75 5.91 1,001.3 12.24 I. Chỉ tiêu hiệu quả 1. Tỷ suất LN/ vốn % 3.94 4.08 4.20 0.15 3.73 0.11 2.77 2. Tỷ suất LN/ CP % 2.58 2.68 2.41 0.10 3.74 -0.27 -10.08 3. Tỷ suất LN / DT % 2.52 2.61 2.35 0.09 3.64 -0.26 -9.84 4. Tỷ suất CP/DT % 97.48 97.39 97.65 -0.09 -0.09 0.26 0.26Đại học Kin h tế Hu ế năm 2009 do LNTT tăng nên thuế phải đóng cũng tương ứng tăng 50.75tr.đ tương ứng tăng 5.91 % đưa tổng thuế phải nộp lên 908.75 tr.đ. Và năm 2010 thì con số này đạt 1,020.00 tr.đ tăng 111.25 tr.đ tương ứng tăng 12.24% so với năm 2009. LNST mà công ty thu được vào năm 2008 đạt 7,722.00 tr.đ và tăng vào năm 2009 với mức tăng 456.75tr.đ tương ứng tăng 5.91 % so với năm 2008, và sau đó tiếp tục tăng 12.24% hay tăng 1,001.25tr.đ so với năm 2009 đưa LNST của công ty lên 9,180.00 tr.đ. 3.5.2. Hiệu quả kinh doanh phân bón của công ty qua 3 năm Để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: 1. Tỷ suất lợi nhuận / vốn: Năm 2008, chỉ tiêu này của công ty là 3.94 tức là cứ 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được 3.94 đồng lợi nhuận, đến năm 2009 thì chỉ tiêu này tăng thêm 0.15 hay tăng 3.73 % so với năm 2008 đưa tỷ suất này năm 2009 đạt 4.08, tức 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được 4.08 đồng lợi nhuận. Tỷ suất này tiếp tục tăng vào năm 2010 với mức tăng 0.11 hay tăng 2.77 % so với năm 2009 đưa tỷ suất này năm 2010 lên 4.2, tức 100 đồng vốn tạo ra được 4.2 đồng lợi nhuận. Ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận / vốn của công ty đã có tăng qua các năm nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, trong khi đó trong tổng nguồn vốn thì vốn đi vay của công ty chiếm tỷ lệ rất cao, vì vậy công ty sẽ gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt trong thời kỳ nhạy cảm này, mọi thứ đầu vào đều tăng nhanh chóng, công ty nên có nhiều biện pháp nhằm tăng tỷ lệ này lên, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. 2. Tỷ suất LN / CP: Năm 2008 thì tỷ suất này là 2.58, tức là 100 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu thêm được 2.58 đồng lợi nhuận, đến năm 2009 thì con số này tăng thêm 0.10 hay tăng 3.74 % so với năm 2008, đạt 2.68 vào năm 2009, tức vào năm 2009, 100 đồng chi phí bỏ ra thu thêm 2.68 đồng lợi nhuận, tuy nhiên đến năm 2010 thì tỷ suất này giảm xuống -0.27 hay giảm -10.08 % còn lại 2.41tức 100 đồng chi phi bỏ ra chỉ còn thu được 2.41 đồng lợi nhuận. Nhìn vào ta thấy tỷ suất này rất thấp, chi phí công ty bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận thu lại rất ít, đặc biệt vào năm 2010 tuy lợi nhuận tăng nhưng chi phí bỏ ra quá nhiều, lý do là năm đầu tiên công ty đưa phân xưởng 2 vào sản xuất nên bước đầu lợi nhuận chưa cao. Đại học Kin h tế Hu ế 3. Tỷ suất lợi nhuận / DT: Ta có thể thấy tỷ suất này tăng nhưng tăng với tỷ lệ rất ít. Năm 2008 tỷ suất này là 2.52 tức 100 đồng doanh thu thì tạo được 2.52 đồng lợi nhuận. Năm 2009 con số này có xu hướng tăng nhưng tăng rất ít, chỉ khoảng 0.09 hay 3.64 % so với năm 2008, đạt 2.61, tức 100 đồng doanh thu sẽ có 2.61 đồng lợi nhuận, tuy nhiên đến năm 2010 tỷ suất này chỉ còn 2.35, tức 100 đồng doanh thu thu được sẽ có 2.35 đồng lợi nhuận. Ta có thể thấy, tỷ suất LN trong doanh thu là rất ít , công ty cần tăng doanh thu, và giả pháp duy nhất là mở rộng thị trường nhằm tăng sản lượng bán ra để tăng doanh thu. 4. Tỷ suất CP/ DT: Năm 2008 tỷ suất này là 97.48, tức là để thu được 100 đồng doanh thu thì phải bỏ ra 97.48 đồng chi phí, con số này giảm vào năm 2009 với mức giảm rất ít, tỷ suất này vào năm 2009 là 97.39 tức để thu 100 đồng doanh thu phải tốn 97.39 đồng chi phí, có thể thấy công ty đã có các biện pháp để giảm tỷ trọng chi phí trong tổng doanh thu. Tuy nhiên đến năm 2010 thì con số này lại tăng lên 0.26 tương ứng tăng 0.26 đưa tỷ lệ này lên 97.39, tức phải bỏ ra 97.39 đồng chi phí mới thu được 100 đồng lợi nhuận. 3.5.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty CPVTNN hoạt động lâu năm nên vốn cố định của công ty cũng khá lớn, chiếm khá lớn trong tổng vốn của công ty, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 1. HSSD VCĐ: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2008, chỉ tiêu này đạt 3.48, tức là 1 đồng vốn cố định tạo ra được 3.48 đồng doanh thu, đến năm 2009 thì chỉ tiêu này tăng thêm 0.04 hay tăng 1.06% đưa HSSD VCĐ năm 2009 lên 3.52 tức là 1 đồng vốn cố định thu được 3.52 đồng doanh thu, tuy nhiên đến năm 2010 thì tỷ lệ này giảm xuống 0.31 hay giảm 8.70 % so với năm 2009 giảm hệ số này vào năm 2010 chỉ còn 3.21, tức là 1 đồng vốn cố định tạo ra 3.21 đồng doanh thu. 2. Mức doanh lợi của VCĐ: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với chỉ tiêu này thì năm 2008 công ty đạt 0.09 tức là 1 đồng vốn cố định bỏ ra thì thu lại 0.09 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này không đổi vào năm 2009, tuy nhiên đến năm 2010 thì tỷ lệ này giảm xuống 0.01 hay giảm 10.89%, đưa mức doanh lợi vốn cố định năm 2010 xuống còn 0.08, tức là 1 đồng vốn cố định tạo ra được 0.08 đồng lợi nhuận. Đại học Ki h tế Hu ế Bảng 16: Hiệu quả sử dụng vốn cố định ( Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh 2009 / 2008 2010 / 2009 + / - % + / - % 1. Tổng DT Tr.đ 341080 348565 433950 7485 2.19 85385 24.50 2. LNTT Tr.đ 8580 9087.5 10200 507.5 5.91 1112.5 12.24 3. LNST Tr.đ 7722 8178.75 9180 456.75 5.91 1001.25 12.24 4. Vốn cố định Tr.đ 97900 99000 135000 1100 1.12 36000 36.36 5. HQSD VCĐ Lần 3.48 3.52 3.21 0.04 1.06 -0.31 -8.70 6. Mức doanh lợi VCĐ Lần 0.09 0.09 0.08 0.00 0.00 -0.01 -10.89 7.Hệ số chiếm dụng VCĐ Lần 0.29 0.28 0.31 -0.01 -3.48 0.03 9.53 Đại học Kin h tế Hu ế Từ những con số trên ta nhận thấy mức doanh lợi của VCĐ biến đổi liên tục nhưng với tỷ lệ không lớn, tuy nhiên khách quan thì nhận thấy công ty sử dụng ngày càng kém hiệu quả vốn cố định, công ty cần có các phương án kinh doanh nhằm tăng tỷ lệ này lên hoặc ít nhất là không đổi trong thời gian tới. 3. Hệ số chiếm dụng VCĐ: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thu được phải mất hết bao nhiêu vốn cố định. Chỉ tiêu này năm 2008 đạt 0.29 tức là để thu được 1 đồng doanh thu thì phải chi hết 0.29 đồng VCĐ, tỷ lệ này giảm vào năm 2009 với mức giảm 0.01, tương ứng giảm 3.48, đư tỷ lệ này vào năm 2009 còn 0.28, tức để thu được 1 đồng doanh thu thì chỉ cần chi 0.28 đồng vốn cố định, tuy nhiên đến 2010 thì chỉ tiêu này tăng lên 0.03 hay tăng 9.53, đưa hệ số này năm 2010 lên 0.31 %, tức là để thu được 1 đồng doanh thu thì phải chi hết 0.31 đồng chi phí cố định. Có thể thấy tỷ lệ chi phí cố định trong tổng doanh thu của công ty giảm vào năm 2009 nhưng tăng lại vào năm 2010, có thể giải thích công ty bước đầu thử nghiệm phân xưởng 2 nên chưa thấy được hiệu quả bước đầu. Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy, vào năm 2010 thì công ty sử dụng vốn cố định kém hiệu quả so với mấy năm trước. 3.5.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tương tự như VCĐ, ta cũng sử dụng các chỉ tiêu tương tự để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Công ty có vốn lưu động hàng năm khá lớn và liên tục tăng qua các năm, chính ví vậy việc sử dụng sao cho có hiệu quả các đồng vốn này là rất cần thiết, bởi phần lớn vốn lưu động là vốn đi vay ở ngân hàng. 1. HSSD VLĐ: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2008 chỉ tiêu này của công ty là 1.45 tức là 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra được 1.45 đồng doanh thu, đến năm 2009 thì tỷ lệ này không thay đổi vẫn là 1.45, tức là 1 đồng vốn lưu động cũng tạo ra được 1.45 đồng doanh thu, nhưng đến năm 2010 thì tỷ lệ này tăng với mức tăng 0.05 hay tăng 3.45 % so với năm 2009 đưa chỉ tiêu này đạt mức 1.50, tức là một đồng vốn cố định đưa lại 1.50 đồng doanh thu. Đại học Kin h tế H ế Bảng 17: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Nguồn: Phòng kế toán tài chính – Công ty CP VTNN Thừa Thiên Huế) Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 So sánh 2009 / 2008 2010 / 2009 + / - % + / - % 1. Tổng DT Tr.đ 341,080 348,565 433,950 7,485 2.19 85,385 24.50 2. LNTT Tr.đ 8,580 9,087.50 10,200 508 5.91 1,113 12.24 3. LNST Tr.đ 7,722 8,178.80 9,180 457 5.92 1,001 12.24 4. Vốn lưu động Tr.đ 235,100 241,000 290,000 5,900 2.51 49,000 20.33 5. HQSD VLĐ Lần 1.45 1.45 1.50 0 0.00 0.05 3.45 6. Mức doanh lợi VLĐ Lần 0.03 0.03 0.03 0 0.00 0 0.00 7.Hệ số chiếm dụng VLĐ Lần 0.69 0.69 0.67 0 0.00 -0.02 -2.89 Đại học Kin h tế Hu ế Từ những biến động trên ta có thể thấy công ty ngày càng sử dụng có hiệu quả vốn lưu động, tuy nhiên hiệu quả thực sự thì chưa lớn, công ty nên tiếp tục phát huy để chiếm lĩnh thị trường trong thời gian tới. 2. Mức doanh lợi của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đối với chỉ tiêu này, vào năm 2008 là 0.03 tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0.03 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này không đổi vào năm 2009, và năm 2010, có thể thấy chỉ tiêu này của công ty khá ổn định qua các năm. Vốn lưu động của công ty tăng qua từng năm nhưng mức doanh lợi thì không đổi, công ty đang sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả 3. Hệ số chiếm dụng VLĐ : Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thu được phải mất hết bao nhiêu vốn lưu động . Chỉ tiêu này năm 2008 đạt 0.69, tức là để thu được 1 đồng doanh thu thì phải tốn 0.69 đồng vốn lưu động, chỉ tiêu này không thay đổi vào năm 2009, tuy nhiên lại có xu hướng giảm vào năm 2010 với mức giảm vào khoảng 0.02 hay 2.89%, chỉ tiêu này năm 2010 chỉ còn 0.67, tức là để thu được 1 đồng doanh thu thì chỉ phải chi 0.67 đồng vốn lưu động. Đại học Kin tế H uế CHƯƠNG IV:GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THỪA THIÊN HUẾ 4.1. Một số định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuât, kinh doanh của công ty CPVTNN TTH Trước khi đưa ra những định hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty thì ta cần phải nhận thấy những nhược điểm, những nhân tố đã làm giảm lợi nhuận của công ty. - Trước tiên cần nhận thấy, trong tổng lao động thì nhân viên có trình độ cao không nhiều, công nhân có trình độ tay nghề tốt rất ít. - Công ty vẫn còn sử dụng vốn vay của ngân hàng rất nhiều, sẽ là không tốt trong thời kỳ nền kinh tế bất ổn như hiện nay. - Hệ thống kênh phân phối của công ty đã được cải thiện nhưng vẫn còn chưa rộng, chưa sâu, khiến sản phẩm tới người tiêu dùng giá vẫn còn cao. - Trong lĩnh vực sản xuất NPK thì công ty vẫn còn non trẻ, chính vì vậy khi so sánh giá sản phẩm của công ty với các công ty khác trên thị trường thì giá của công ty vẫn còn cao. - Thị trường của công ty chủ yếu là ở trong tỉnh, ngoại tỉnh thì công ty hoạt động chưa mạnh. - Sản phẩm của công ty vẫn ít được biết tới bởi chính sách quảng cáo chưa mạnh Một số định hướng: - Hoàn thiện bộ máy hoạt động, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân và cả trình độ nhân viên văn phòng. - Mở rộng mối quan hệ với các tổ chức tín dụng ngân hàng nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động vay vốn. - Thường xuyên cũng cố và hoàn thiện các kênh phân phối, phát triển sâu, mạnh nhằm giảm bớt trung gian trong buôn bán để người nông dân có được sản phẩm với giá thấp nhất. Đại học Kin h tế Hu ế - Có các chính sách chiết khấu phù hợp cho các đại lý, chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng - Đa dạng hóa danh mục sản phẩm, trong sản xuất lẫn kinh doanh, tìm các mối hàng mới nhằm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. - Mở rộng dần thị trường, đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở ngoại tỉnh, bước đầu cạnh tranh với các sản phẩm các để rút kinh nghiệm. - Doanh nghiệp nên quan tâm tới thương hiệu của NPK, có chính sách quãng cáo để sản phẩm tới tai người tiêu dùng, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng để sản phẩm tới tâm của người nông dân. 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho công ty. Trong thời kỳ nền kinh tế thế giới tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bất kỳ sai sót nào cũng sẽ là những điểm yếu để đối thủ lợi dụng, chính vì vậy công ty cần có các giải pháp nhằm hạn chế những nhược điểm, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất lẫn kinh doanh. 4.2.1. Giải pháp về giá của sản phẩm Theo báo cáo nghiên cứu của Khoa Kinh tế Trường Đại học An Giang, nông dân hiện đang phải mua phân bón với giá bị đội từ 30-40% so với giá bán ra của nhà sản xuất. Lý do là hệ thống trung gian từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng quá dài, dẫn đến giá cả khác nhau và chênh lệch nhau rất lớn giữa các vùng, các miền. Công ty cần nhận thấy những vấn đề trên và có chính sách để giảm giá sản phẩm tiêu thụ. Đối với sản phẩm công ty sản xuất, công ty cần quan tâm tới giá thành, bởi giá bán của công ty trên thị trường vẫn còn cao, lý do như tìm hiểu là do chi phí đầu vào quá cao, như chi phí nguyên vật liệu phải nhập từ miền Nam, theo đó là sự tăng giá liên tục của xang,dầu, điện. Công ty cần đầu tư tìm nguồn nguyên liệu gần nơi sản xuất bởi nguyên liệu dùng để sản xuất NPK chủ yếu là than bùn, ngoài ra công ty nên đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất hiện đại nhằm giảm chi phí sản xuất. 4.2.2. Giải pháp về phân phối sản phẩm Như đã đề cập nguyên nhân giá tới tay người tiêu dùng vẫn còn cao là do mạng lưới tiêu thụ quá nhiều mắc xích, công ty cần giảm những mắc xích này để sản phẩm tới người tiêu dùng nhanh hơn và rẽ hơn. Sản phẩm cần được phân phối một cách nhanh gọn, sản phẩm từ công ty chuyển về các đại lý, nông dân có thể mua sản phẩm từ đây, Đại học Kin h tế Hu ế hoặc qua thêm một trung gian nữa là người bán lẽ, để làm được điều này công ty cần mở các đại lý về tận xã, như vậy nông dân mới có cơ hội tiếp cận sản phẩm dể dàng. 4.2.3. Nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường Nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên và rất cần thiết đối với bất cứ một công ty nào muốn tham gia vào nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu tiêu thụ phân bón trong sản xuất kinh doanh. Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp TTH kinh doanh mặt hàng là vật tư nông nghiệp mà chủ yếu là phân bón, cho nên nhu cầu tiêu thụ phụ thuộc vào phong tục tập quán của người nông dân, phụ thuộc vào tính chất thời vụ tròn sản xuất nông nghiệp, phụ thuộc vào loại đất đai từ đó công ty mới đưa ra kế hoạch, chiến lược trong sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp với cái mà thị trường cần, người sản xuất cần. Trên cơ sở nghiên cứu đó công ty sẽ lựa chọn nguồn hàng thích hợp lựa chọn được sản phẩm phân bón đáp ứng đủ chất lượng và giá cả cho người nông dân. Trong những năm qua công ty cũng đã thực hiện khá tốt vấn đề này. Tuy nhiên để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu mua thì công ty cần tăng cường hơn nữa việc cử cán bộ đi khảo sát thị trường, đất đai, hoặc tích cực hợp tác với các đơn vị nguồn hàng, thu thập thông tin về những vấn đề đó rồi phản hồi kịp thời lại cho công ty. Thời đại ngày nay ai nắm bắt được thông tin nhanh thì sẽ thành công, do vậy công ty cần trang bị các phương tiện sao cho có thể giúp cho việc nghiên cứu một cách nhanh nhất, đặt biệt nên ứng dụng máy tính và thương mại điện tử trong hoạt động thu mua. Đại học Kin h tế Hu 4.2.4. Xây dựng mạng lưới thu mua Trong thời gian vừa qua công ty cũng đã xây dựng cho mình một mạng lưới mua hàng khá hợp lý,đó là tiến hành thu mua hàng hoá theo hình thức: mua hàng trực tiếp tại nơi sản xuất, mua hàng qua trung gian. Cả 2 hình thức này công ty cũng đã đảm bảo cho công ty có được lượng phân bón tương đối ổn định về chất lượng và giá cả. Nhưng công ty chưa khai thác triệt để việc mua hàng không theo hợp đồng và thu mua tại các địa điểm tập trungnguồn hàng. Nếu công ty tận dụng tốt hơn nữa 2 hình thức trên kết hợp với 2 hình thức sau thì sẽ giúp cho công ty có được nguồn hàng phong phú, có thể kiểm tra kỹ chất lượng nguồn hàng và có thể giảm bớt khoản chi phí lưu thông phát sinh 4.2.5. Xây dựng thêm bộ phận Marketing Hoạt động Marketing là vấn đề ngày càng được coi trọng trong kinh doanh hiện nay và nó bao hàm rất nhiều vấn đề từ nghiên cứu thị trường thiết kế sản phẩm cho đến khi sản phẩm được tiêu thụ và nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng. Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp TTH vẫn chưa có một phòng ban chuyên làm về Maketing mà phòng kinh doanh của công ty đảm nhận việc này. Do tầm quan trọng của marketing công ty nên xây dựng thêm bộ phận này để chuyên môn hóa nghiệp vụ Marketing nâng cao khả năng tiêu thụ. Đặc biệt công ty mới kinh doanh thêm một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như thóc giống, ngô giống, thuốc bảo vệ thực vật...các mặt hàng này có sự cạnh tranh rất mạnh do đó cần có bộ phận Marketing để thực hiện nghiệp vụ để thực hiện nghiệp vụ Marketing như nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty Đại học Ki h tế Hu ế PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong tình hình hiện nay, nền kinh tế tuy rất năng động, tuy nhiên tiềm ẩn trong đó là những bất trắc, những rủi ro mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải. Chính vì vậy nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh là hết sức cần thiết và cấp bách, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp, khi mà số doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều áp lực cạnh trnh càng lớn. Đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức quyết đoán trong các chiến lược kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh cho phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Công ty CPVTNN TTH đã hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh phân bón trong thời gian dài nhưng trong lĩnh vực kinh doanh thì vẫn còn thiếu kinh nghiệm, chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nhằm đứng vững trong thị trường sẽ là thách thức cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Trên cơ sỏ những điểm yếu, những điều mà công ty chưa làm được, công ty còn yếu thì ngoài những giải pháp đã nêu trên thì còn cần phải chú ý: - Tối thiểu hóa các loại chi phí phát sinh không cần thiết cả trong sản xuất, kinh doanh nhằm giảm giá thành - Tìm kiếm thị trường cho sản phẩm, mở rộng chi nhánh, hạn chế sự tăng giá bởi những chi phí không cần thiết - Hoàn thiện bộ máy hoạt động, tinh giảm nhân lực nhưng vẫn đảm bảo bọ máy hoạt động tốt Tóm lại: để cho công ty đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải làm tốt 3 mặt là: tìm đối tác tốt, bộ máy hoạt động tốt và một thị trường tiềm năng tốt. II. KIẾN NGHỊ  Đối với nhà nước và chính quyền địa phương - Nhà nước nên có chính sách tiền vay và lãi suất vay vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Tạo điều kiện cấp vốn dự trữ phân bón cho công ty để dự trữ phân lúc thiếu hụt hoặc cấp bù lãi vay phân bón dự trữ cho công ty. Bởi vì nếu công ty vay dự trữ sẽ làm giảm lợi tức kinh doanh, dễ gây thua lỗ. Đại học Kin h tế Hu ế - Cần phải theo dõi, hướng dẫn, tăng cường quản lý vĩ mô của nhà nước để các đơn vị chức năng nhập khẩu theo đúng thời vụ và điều hoà phân bón giữa các vùng trên phạm vi cả nước - Nhà nước nên có chính sách can thiệp kịp thời để điều chỉnh giá cả phân bón khi thị trường có biến động mạnh, có như vậy các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này mới an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh - Nhà nước cần có những biện pháp hạn chế việc nhập khẩu phân bón ngoại tràn lan, đầu tư dây chuyền công nghệ và hỗ trợ cho các nhà máy nghiên cứu để sản xuất ra các loại phân bón có chất lượng cao và giá rẻ phù hợp với thu nhập của người nông dân  Đối với công ty - Công ty cần bố trí cán bộ đi thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường ở từng khu vực, sau đó tổng hợp các thông tin về số liệu, từ đó có kế hoạch, chiến lược bán ra, mua vật tư nông nghiệp vào để dự trữ hợp lý cho những lúc mùa vụ cần nhiều phân bón, tránh tình trạng hàng dự trữ quá lớn gây ứ đọng vốn kinh doanh nhiều - Cần có chính sách khen thưởng, hoa hồng hợp lý để kích thích những người làm công tác thu mua nổ lực tìm kiếm nguồn hàng thích hợp với điều kiện của công ty - Do giá cả trên thị trường thường xuyên biến động, vì thế công ty cần có chính sách giá mua hợp lý để không bị thua lỗ - Nên tuyển dụng và đào tạo những cán bộ có trình độ để họ có thể làm được nhiều công việc, góp phần tinh giảm bộ máy thu mua nói riêng và bộ máy lao động của công ty nói chung - Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí thu mua nói riêng và chi phí kinh doanh nói chung, trên cơ sở đó từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.Đại ọc Kin h tế Hu ế Phụ lục 1: Phân tích sự biến động của doanh thu năm 2009 so với năm 2008 Gọi P0,P1 lần lượt là giá phân bón năm 2008 và 2009 Q0Q1 lần lượt là sản lượng phân bón tiêu thụ năm 2008 và 2009 Hệ thống chỉ số phân tích: Ipq = Ip*Iq Ip: Chỉ số về giá Iq: Chỉ số về sản lượng ∑P1Q1 ∑P1Q1 ∑P0Q1 ∑P0Q0 ∑P0Q1 ∑P0Q0 348,565 348,565 353827.5 341,080 353827.5 341,080 102.19% = 98.51% * 103.74% - Biến động tuyệt đối ( ∑P1Q1 - ∑P0Q0) = ( ∑P1Q1 - ∑P0Q1 ) + (∑P0Q1 - ∑P0Q0 ) 7485 = -5262.5 + 12747.5 - Biến động tuyệt đối ∑P1Q1 - ∑P0Q0 ∑P1Q1 - ∑P0Q1 ∑P0Q1 - ∑P0Q0 + ∑P0Q0 ∑P0Q0 ∑P0Q0 2.19 % = ( - 1.54 % ) + 3.74 % Phụ lục 2: Phân tích sự biến động của doanh thu năm 2009 so với năm 2008 Gọi P0,P1 lần lượt là giá phân bón năm 2009 và 2010 Q0Q1 lần lượt là sản lượng phân bón tiêu thụ năm 2009 và 2010 Hệ thống chỉ số phân tích: Ipq = Ip*Iq Ip: Chỉ số về giá Iq: Chỉ số về sản lượng ∑P1Q1 ∑P1Q1 ∑P0Q1 ∑P0Q0 ∑P0Q1 ∑P0Q0 433,950 433,950 404250 348,565 404250 348,565 = * = * = = * = * Đại học Kin h tế Hu ế 124.50% = 107.35% * 115.98% - Biến động tuyệt đối ( ∑P1Q1 - ∑P0Q0) = ( ∑P1Q1 - ∑P0Q1 ) + (∑P0Q1 - ∑P0Q0 ) 85,385= 29,700 + 55,685 - Biến động tuyệt đối ∑P1Q1 - ∑P0Q0 ∑P1Q1 - ∑P0Q1 ∑P0Q1 - ∑P0Q0 + ∑P0Q0 ∑P0Q0 ∑P0Q0 24.50% = 8.52 % + 15.98 % = Đại học Kin h tế Hu ế TÀI LIỆU THAM KHẢO ****** 1. Nguyễn Ngọc Thâm & Trịnh Văn Sơn,(1999), Phân tích hoạt động kinh doanh, khoa kinh tế, Đại học Huế 2. TS. Hoàng Hữu Hoà – Giáo trình thống kê doanh nghiệp (2005) 3. Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà - Đại học kinh tế Huế. 4. Hoàng Trung Thành & Nguyễn Tài Phúc,(1997), Giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh 5. PGS. PTS Phạm Vân Đình & TS. Đỗ Kim Chung, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB nông nghiệp 1997 6. Huỳnh Đức Lộng – Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp (1997) 7. Báo cáo tài chính của công ty CP VTNN TTH trong ba năm 2008-2010 8. Các khoá luận của sinh viên trường ĐH Kinh Tế Huế 9. Websites: Google.com.vn 10. Và một số tài liệu khác. Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_phan_bon_tai_cong_ty_co_phan_vat_tu_nong_nghiep_thua_thien_hue.pdf
Luận văn liên quan