Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH xây dựng tổng hợp Đồng Lê

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vốn càng có tầm quan trọng hơn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có một lượng vốn lớn và có cách thức quản lý đúng đắn thì sẽ đứng vững được trên thị trường. Trong giai đoạn 2010- 2012, tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty TNHH xây dựng tổng hợp Đồng Lê cũng có bước chuyển biến tốt. Lượng vốn cố định của công ty có dấu hiệu ngày càng tăng lên, cho thấy công ty bước đầu đã quản lý tốt nguồn vốn này, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của mình. Bên cạnh đó, lượng vốn lưu động có xu hướng giảm xuống chủ yếu do lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm đáng kể. Điều này cho thấy công ty đã giải quyết tốt tình trạng hàng ứ đọng, tồn kho và công tác thu hồi nợ ngày càng có hiệu quả hơn, đặc biệt là không có khoản phải thu nào thuộc vào khoản phải thu khó đòi. Đây là những dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất vẫn còn cao mà đặc thù của ngành xây dựng là vay nợ nên để có thể đứng vững và phát triển mở rộng quy mô thì công ty cần có những chính sách, giải pháp cụ thể và toàn diện, liên hệ đến nhiều khía cạnh của vấn đề để đạt được hiệu quả cao và gắn liền với thực tiễn.

pdf68 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH xây dựng tổng hợp Đồng Lê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn 2010 – 2012 có chiều hướng tăng lên. Năm 2011 chi phí này là 842 triệu đồng, tăng 12,87% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng lên là 986 triệu đồng, tương ứng với 17,10% so với năm 2011. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi cần phải tuyển thêm đội ngũ nhân viên, chính vì vậy đã làm gia tăng chi phí này. + Chi phí thuế TNDN là một phần bắt buộc phải có và khi hoạt động, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì chi phí này càng tăng. Có thể nói chi phí này tỷ lệ thuận với doanh thu mà công ty đạt được. Năm 2011 chi phí này là 4 triệu đồng, tăng lên 33,33% so với năm 2010. Năm 2012 chi phí này đạt đến 6 triệu đồng, tăng lên 50% so với năm 2011 và 100% so với năm 2010. - Về lợi nhuận: lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật. Dựa vào lợi nhuận của công ty ta có thể biết được tình hình hoạt động của công ty đang lời hay lỗ, từ đó các nhà đầu tư cũng như những nhà chức năng trong công ty có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Trong giai đoạn 2010 - 2012 lợi nhuận tăng liên tục qua các năm. Năm 2011 lợi nhuận là 80 triệu đồng, tăng 17,65% so với năm 2010. Năm 2012, con số này tiếp tục tăng lên là 110 triệu đồng, tăng lên 30 triệu đồng (tương ứng 37,5%) so với năm 2011. Có thể giải thích cho sự gia tăng này là do công ty mở rộng quy mô kinh doanh và công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận tăng lên là lẽ đương nhiên. Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy được rằng công ty đang hoạt động một cách hiệu quả, tình hình doanh thu cũng như lợi nhuận có sự tăng trưởng đáng kể. 2.3. Thực trạng sử dụng vốn của công ty xây dựng tổng hợp Đồng Lê giai đoạn 2010 – 2012. 2.3.1. Khái quát tình hình vốn, nguồn vốn của công ty ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 26 Bảng 3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2010- 2012 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 +/- TL(%) +/- TL(%) Tổng tài sản 18.650 13.477 12.491 -5.173 -27,74 -986 -7,32 A. Tài sản ngắn hạn. 17.222 12.228 11.043 -4.994 -29 -1.185 -9,69 I. Tiền 1.657 63 5.836 -1.595 -96,20 5.773 9163,49 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.597 7.343 1.581 -2.254 -23,49 -5.762 -78,47 III. Hàng tồn kho 5.423 4.427 3.626 -996 -18,37 -801 -18,09 IV. Tài sản ngắn hạn khác 544 395 -149 -27,39 B. Tài sản dài hạn 1.428 1.248 1.448 -180 -12,61 200 16,03 I. Tài sản cố định 1.348 1.129 1.380 -219 -16,25 251 22,23 II. Tài sản dài hạn khác 80 119 68 39 48,75 -51 -42,86 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Công ty ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 27 Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng tài sản của công ty năm 2010 là 18.651 triệu đồng. Năm 2011 là 13.477 triệu đồng, giảm 27,74% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng tài sản của công ty là 12.491 triệu đồng, giảm 7,32% so với năm 2011.Trong đó: - Tài sản ngắn hạn năm 2011 là 12.228 triệu đồng, giảm 4.994 triệu đồng (tương ứng với 28,99%) so với năm 2010. Đến năm 2012 tiếp tục giảm xuống còn 11.043 triệu đồng, giảm 9,69% so với năm 2011. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn giảm xuống là do các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho đều giảm qua các năm. Cụ thể: +Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2011 là 7.343 triệu đồng, giảm 23,49% so với năm 2010. Năm 2012 các khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống còn 1.581 triệu đồng, giảm 78,47% so với năm 2011. + Hàng tồn kho: Năm 2011 là 4.427 triệu đồng, giảm 18,37% so với năm 2010. Năm 2012 hàng tồn kho tiếp tục giảm xuống còn 3.626 triệu đồng, giảm 18,09% so với năm 2011. - Tài sản dài hạn tăng lên nhưng không đáng kể, năm 2010 là 1.428 triệu đồng đến năm 2012 là 1.448 triệu đồng, tăng 1,40% so với năm 2010 . Trong đó, tài sản cố định năm 2010 là 1.348 triệu đồng đến năm 2012 là 1.380 triệu đồng, tăng 2,37% so với năm 2010. Tài sản dài hạn khác năm 2010 là 80 triệu đồng đến năm 2012 là 68 triệu đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 28 Bảng 4: Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010 - 2012 Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 2011/2010 2012/2011 +/- TL (%) +/- TL (%) Tổng nguồn vốn 18.650 100 13.477 100 12.491 100 -5.173 -27,74 -986 -7,32 Nợ phải trả 14.203 76,15 9.018 66,91 7.826 62,65 -5.185 -36,51 -1.192 -8,39 Nợ ngắn hạn 14.203 9.018 7.826 -5.185 -36,51 -1.192 -13,22 Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu 4.447 23,85 4.459 33,09 4.665 37,35 12 0,27 206 4,62 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Công ty ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 29 Từ bảng số liệu trên cho thấy, tổng số nguồn vốn của công ty qua các năm từ 2010 đến năm 2012 có sự biến động rõ rệt. Năm 2011 tổng nguồn vốn đạt 13.477 triệu đồng, giảm 27,74% so với năm 2010. Năm 2012 tổng nguồn vốn tiếp tục giảm xuống còn 12.941 triệu đồng, giảm 7,32% so với năm 2011. Quy mô nguồn vốn giảm là do công ty đã giảm được nguồn vốn nợ phải trả một cách đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã có bước chuyển biến tốt trong hoạt động sử dụng vốn giai đoạn 2010 – 2012. Xét tổng thể thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ( chiếm 76,15% trong tổng nguồn vốn vào năm 2010) và có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2011 nợ phải trả là 9.018 triệu đồng, giảm 5.185 triệu đồng, tương ứng giảm 36,51% so với năm 2010. Năm 2012, nợ phải trả là 7.826 triệu đồng, giảm 1.192 triệu đồng, tương ứng giảm 8,39% so với năm 2011.Trong giai đoạn này nợ phải trả là nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Như vậy giảm huy động nguồn vay nợ chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đã có bước chuyển biến tốt. Trong khi tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm xuống thì tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu có dấu hiệu tăng lên: Năm 2010 đạt mức 4.447 triệu đồng, chiếm 23.85% trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2011 đạt mức 4.459 triệu đồng, chiếm 33,09% trong tổng nguồn vốn, tăng 12 triệu đồng (tương ứng với 0,27%) so với năm 2010. Đến năm 2012 đạt mức 4.665 triệu đồng, chiếm 37,35% trong tổng nguồn vốn của công ty, tăng 206 triệu đồng (tương ứng 4,62%) so với năm 2011. Như vậy, có thể thấy rằng huy động vốn chủ sở hữu có ý nghĩa rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Quy mô, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thể hiện sức mạnh tài chính và ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định, lâu dài của doanh nghiệp. 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn cố định Mặc dù vốn cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn của công ty nhưng cách thức tổ chức quản lý vốn cố định lại có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Vì vậy trước khi đánh giá thực trạng sử dụng vốn cố định ta phải xem xét cách thức tổ chức quản lý vốn cố định của công ty trong giai đoạn 2010 2012 thông qua việc phân tích cơ cấu VCĐ của công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 30 Bảng 5 : Tình hình sử dụng vốn cố định của công ty giai đoạn 2010 – 2012 Đvt: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Tài sản cố định 1.348 94,40 1.129 90,46 1.380 95,30 -219 -16,25 251 22,23 1. Nguyên giá 2.338 2.338 2.779 0 0 441 18,86 2. Giá trị hao mòn lũy kế 990 1.208 1.399 217 21,70 191 15,81 II. Tài sản dài hạn khác 80 5,60 119 9,54 68 4,70 39 48,75 -51 -42,86 Tổng 1.428 100 1.248 100 1.448 100 -180 -12,61 200 16,03 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Công ty ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 31 Nhìn chung, lượng vốn cố định của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2010 vốn cố định là 1.428 triệu đồng. Năm 2012 vốn cố định tăng lên là 1.448 triệu đồng, tăng 1,40% so với năm 2010. Trong giai đoạn 2010 – 2012 cơ cấu vốn cố định của công ty không có TCSĐ vô hình, cũng không có TSCĐ thuê tài chính. - Tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn cố định (chiếm 94,40% trong tổng vốn cố định vào năm 2010). Trong giai đoạn này tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng 100% trong tổng số TSCĐ của công ty bao gồm các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, dụng cụ quản lý và nhà cửa, vật kiến trúc. Năm 2011giá trị tài sản cố định của công ty là 1.129 triệu đồng, giảm 16,24% so với năm 2010. Năm 2012, giá trị tài sản cố định là 1.380 triệu đồng, tăng 22,23% so với năm 2011. - Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn cố định (chiếm 5,60% vào năm 2010. Năm 2011 tài sản dài hạn là 119 triệu đồng, tăng 48,75% so với năm 2010. Năm 2012 tài sản dài hạn giảm xuống còn 68 triệu đồng, giảm 42,86% so với năm 2011. 2.3.3. Tình hình sử dụng vốn lưu động Công tác quản lý vốn lưu động là một công tác thường xuyên và có ý nghĩa đối với công ty. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Do vậy cơ cấu vốn lưu động cũng được biểu hiện thông qua cơ cấu tài sản lưu động của công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 32 Bảng 6: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty Đvt: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 SL % SL % SL % +/- % +/- % I. Tiền 1.657 9,62 63 0,52 5.836 52,85 -1.594 -96,20 5.773 9163,49 II. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.597 55,73 7.343 60,05 1.581 14,32 -2.254 -23,49 -5.762 -78,47 1. Phải thu của khách hàng 9.463 7.142 1.561 -2.321 -24,53 -5.581 -78,14 2. Trả trước cho người bán 115 165 50 43,48 3. Các khoản phải thu khác 20 36 20 16 80 -16 -44,44 III. Hàng tồn kho 5.423 31,49 4.427 36,20 3.626 32,83 -996 -18,37 -801 -18,09 IV. Tài sản ngắn hạn khác 544 3,16 395 3,23 -149 -27,39 1. Thuế GTGT được khấu trừ 17 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 176 123 -53 -30,11 3. Tài sản ngắn hạn khác 351 272 -79 -22,51 Tổng 17.222 100 12.228 100 11.043 100 -4.994 -28,99 -1.185 -9,69 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán Công tyĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 33 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tổng số vốn lưu động có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2011 tổng vốn lưu động là 17.222 triệu đồng, giảm 28,99% so với năm 2010. Năm 2012 số vốn này tiếp tục giảm xuống còn 11.043 triệu đồng, giảm 9,69% so với năm 2011. Trong đó: - Tiền là loại vốn lưu động bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán. Trong giai đoạn 2010 – 2012 lượng vốn lưu động bằng tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động (chiếm 9,62%) nhưng đến năm 2012 tỷ trọng lượng vốn này tăng lên rất nhanh (chiếm 52,85% trong cơ cấu vốn lưu động. Cụ thể: Năm 2011 lượng vốn lưu động bằng tiền là 1.657 triệu đồng. Năm 2011 số vốn này là 63 triệu đồng, giảm 96,20% so với năm 2010. Đến năm 2012 số vốn này tăng lên rất nhanh, đạt 5.836 triệu đồng, tăng 9163,49 triệu đồng so với năm 2011. - Khoản phải thu là một loại vốn lưu động thể hiện số vốn lưu động mà công ty bị khách hàng hoặc các đối tượng khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn lưu động (chiếm 55,73%) vào năm 2010. Đến năm 2012 thì tỷ trọng các khoản phải thu lại giảm xuống, chỉ chiếm 14,14% trong cơ cấu vốn lưu động. Cụ thể: năm 2011 khoản phải thu là 7.343 triệu đồng, giảm 23,49% so với năm 2010. Năm 2012 các khoản phải thu là 1.581 triệu đồng, giảm 78,47% so với năm 2011. Điều này cho thấy công tác quản lý tài chính của công ty ngày càng có hiệu quả. - Hàng tồn kho hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Trong cơ cấu vốn lưu động, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng khá lớn (chiếm 31,49% vào năm 2010) và có xu hương ngày càng giảm. Năm 2011 hàng tồn kho là 4.427 triệu đồng, giảm 18,37% so với năm 2010. Năm 2012 hàng tồn kho tiếp tục giảm xuống còn 3.626 triệu đồng, giảm 18,09% so với năm 2011. Điều đó cho thấy trong giai đoạn này công ty đã giải quyết được tình trạng ứ đọng hàng hóa, nhiều công trình được hoàn thành đúng thời gian. 2.3..4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty 2.3.4.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 34 Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần Trđ 13.747 15.352 18.786 1.605 11,68 3.434 22,37 2. Lợi nhuận sau thuế Trđ 68 80 110 12 17,65 30 37,5 3. VCĐ bình quân Trđ 1.112 1.238 1.255 126 11,33 17 1,37 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 12,362 12,401 14,969 0,038 0,31 2,568 20,71 5. Hàm lượng VCĐ (3/1) Lần 0,0809 0,0806 0,067 -0,0002 -0,31 -0,014 -17,16 6. Tỷ suất sinh lợi VCĐ (2/3) % 6,12 6,46 8,76 0,34 5,67 2,30 35,64 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 35 Từ bảng trên ta thấy: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt 12,401 lần, so với năm 2010 tăng 0,038 lần. Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt 14,969 lần, so với năm 2011 tăng 2,568 lần. Điều này có nghĩa là năm 2010 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được 12,362 đồng doanh thu. Tương ứng năm 2011 tạo ra được 12,401 đồng doanh thu, tăng 0,038 đồng so với năm 2010. Năm 2012 là 14,969 đồng doanh thu, tăng 2,568 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng đồng vốn cố định ngày càng có hiệu quả hơn. Đây là dấu hiệu tốt đối với sự phát triển của công ty. - Hàm lượng vốn cố định: Năm 2010 để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,0809 đồng vốn cố định. Tương tự, năm 2011 là 0,0806 đồng vốn cố định, giảm 0,0002 đồng so với năm 2010. Năm 2012 là 0,067 đồng vốn cố định, giảm 0,014 đồng so với năm 2011. - Tỷ suất sinh lợi vốn cố định có chiều hướng tăng lên nhưng không đáng kể. Năm 2010 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình SXKD tạo ra được 0,061 đồng lợi nhuận. Năm 2011 tương ứng tạo ra được 0,065 đồng lợi nhuận, tăng 0,003 đồng so với năm 2010. Năm 2012 tạo ra được 0,088 đồng lợi nhuận, tăng 0,023 đồng so với năm 2011. Tuy tỷ suất sinh lợi vốn cố định trong giai đoạn này có tăng lên nhưng vẫn còn thấp. Công ty cần phải có các giải pháp thích hợp để nâng cao tỷ suất sinh lợi vốn cố định. 2.3.4.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá xem công ty đã sử dụng vốn lưu động của mình như thế nào, hiệu quả ra sao? Ta nghiên cứu bảng số liệu sau:ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 36 Bảng 8: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Đvt:Triệu đồng Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần Trđ 13.747 15.352 18.786 1.605 11,68 3.434 22,37 2. Lợi nhuận sau thuế Trđ 68 80 110 12 17,65 30 37,5 3.VLĐ bình quân Trđ 15.292 14.725 11.635 -567 -3,71 -3.090 -20,98 4.Hiệu suất sử dụng của VLĐ (1/3) Lần 0,899 1,043 1,615 0,144 15,98 0,572 54,87 5.Tỷ suất sinh lợi của VLĐ (2/3) % 0,44 0,54 0,95 0,10 22,18 0,40 74,02 6.Số vòng quay VLĐ (1/3) Lần 0,899 1,043 1,615 0,144 15,98 0,572 54,86 7. Hàm lượng VLĐ (3/1) Lần 1,112 0,959 0,619 -0,153 -13,77 -0,339 -35,43 8.Thời gian một vòng luân chuyển (360/6) Ngày 400 345 223 -55 -13,77 -122 -35,43 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 Từ bảng trên ta thấy: - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có chiều hướng tăng lên. Năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn lưu động là 1,043 lần, tăng 0,144 lần so với năm 2010. Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn lưu động là 1,615 lần, so với năm 2011 tăng 0,572 lần. Điều này có nghĩa là năm 2010 cứ một đồng vốn lưu động tạo ra được 0,899 đồng doanh thu. Năm 2011 tạo ra được 1,043 đồng doanh thu, tăng 0,144 đồng so với năm 2010. Năm 2012 tạo ra được 1,615 đồng doanh thu, tăng 0,572 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng lên là do doanh thu thuần của công ty ngày càng tăng lên. - Tỷ suất sinh lợi của vốn lưu động : Năm 2010 cứ một đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra 0,004 đồng lợi nhuận. Năm 2011 tạo ra được 0,005 đồng lợi nhuận, tăng 0,001 đồng so với năm 2010. Năm 2012 tạo ra được 0,009 đồng lợi nhuận, tăng 0,004 đồng so với năm 2011. Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động càng cao chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng có hiệu quả. - Số vòng quay vốn lưu động : chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn. Năm 2011 vốn lưu động bình quân quay được 1,043 vòng, tăng 0,144 vòng so với năm 2010. Năm 2012 quay được 1,615 vòng, tăng 0,572 vòng so với năm 2011. Số vòng quay vốn lưu động có chiều hướng tăng lên chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng cao. - Hàm lượng vốn lưu động: năm 2010 để tạo ra một đồng doanh thu thì phải có 1,112 đồng vốn lưu động. Năm 2011 là 0,959 đồng vốn lưu động, giảm 0,153 đồng so với năm 2010. Năm 2012 là 0,619 đồng vốn lưu động, giảm 0,339 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty ngày càng cao, tiết kiệm được một lượng vốn đáng kể cho công ty. Có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong công ty. - Thời gian một vòng luân chuyển: chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Do số vòng quay vốn lưu động có chiều hướng ngày càng tăng lên nên độ dài một vòng quay ngày càng được rút ngắn. Nếu như năm 2010 để thực hiện một vòng mất 400 ngày thì năm 2011 chỉ còn mất 345 ngày và năm 2012 chỉ mất 223 ngày. Như vậy so với năm 2010, một vòng quay năm 2011được hoàn ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 thành sớm hơn 55 ngày. Năm 2012 so với năm 2011 sớm hơn 122 ngày. Đây là một kết quả đáng mừng cho công ty. Công ty cần cố gắng phát huy hơn nữa trong thời gian sắp tới. 2.3.5. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn đến doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế. 2.3.5.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn cố định đến doanh thu thuần. Sử dụng số liệu trong bảng 7, kết hợp với phương pháp thay thế liên hoàn có thể đo lường mức độ ảnh hưởng của vốn cố định và hiệu suất sử dụng vốn cố định đến doanh thu của công ty, kết quả tính toán được trình bày ở bảng 9. Bảng 9: Ảnh hưởng của VCĐ và hiệu suất sử dụng VCĐ đến doanh thu thuần So sánh Chênh lệch doanh thu thuần (R) Do ảnh hưởng của các nhân tố Trđ % Vốn cố định bình quân Hiệu suất sử dụng VCĐ Trđ % Trđ % 2011 với 2010 1.605 11,68 1.558 11,33 47 0,35 2012 với 2011 3.434 22,37 211 1,37 3.223 20,99 Nhìn vào bảng trên ta thấy được: năm 2011 doanh thu thuần tăng so với năm 2010 là 1.605 triệu đồng, tương ứng 11,68% là do hai nguyên nhân: vốn cố định bình quân tăng 126 triệu đồng, tương ứng 11,33% làm cho doanh thu thuần tăng 1.558 triệu đồng, tương ứng 11,33%; hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 0,038 lần đã làm cho doanh thu thuần tăng lên 47 triệu đồng, tương ứng 0,35%. Năm 2012 doanh thu thuần tăng lên so với năm 2011 là 3.434 triệu đồng, tương ứng 22,37%. Sở dĩ như vậy là do: vốn cố định bình quân tăng 17 triệu đồng, tương ứng 1,37% làm cho doanh thu thuần tăng 211 triệu đồng, tương ứng 1,37 %; hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 2,568 lần dẫn đến doanh thu thuần tăng 3.223 triệu đồng, tương ứng 20,99%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 39 2.3.5.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn cố định đến lợi nhuận sau thuế Bảng 10: Ảnh hưởng của vốn cố định và tỷ suất sinh lợi vốn cố định đến lợi nhuận sau thuế So sánh Chênh lệch lợi nhuận sau thuế (Ps) Do ảnh hưởng của các nhân tố Trđ % Vốn cố định bình quân Tỷ suất sinh lợi VCĐ Trđ % Trđ % 2011 và 2010 12 17,65 8 11,76 4 5,89 2012 và 2011 30 37,50 1 1,25 29 36,25 Số liệu ở bảng trên cho thấy: năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2010 là 12 triệu đồng, tương ứng 17,65% do tác động bởi hai nguyên nhân: vốn cố định bình quân tăng lên 126 triệu đồng, tương ứng 11,33% làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 8 triệu đồng, tương ứng 11,33%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,004 lần đã làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên 4 triệu đồng, tương ứng 5,89%. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2011 là 30 triệu đồng, tương ứng 37,50% là do hai nguyên nhân: vốn cố định bình quân tăng 17 triệu đồng, tương ứng 1,37% làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 1 triệu đồng, tương ứng 1,37%; tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,023 lần dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng 29 triệu đồng, tương ứng 36,25%. 2.3.5.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn lưu động đến doanh thu Bảng 11: Ảnh hưởng của vốn lưu động và hiệu suất sử dụng vốn lưu động đến doanh thu thuần So sánh Chênh lệch doanh thu thuần (R) Do ảnh hưởng của các nhân tố Trđ % Vốn lưu động bình quân Hiệu suất sử dụng VLĐ Trđ % Trđ % 2011 và 2010 1.605 11,68 -509 - 3,71 2.114 15,39 2012 và 2011 3.434 22,37 -3.222 -20,98 6.656 43,35 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 Năm 2011 doanh thu thuần tăng so với năm 2010 là 1.605 triệu đồng, tương ứng 11,68% do hai nguyên nhân: trước hết, do vốn lưu động bình quân giảm 567 triệu đồng, tương ứng 3,71% đã làm cho doanh thu thuần giảm 509 triệu đồng, tương ứng 3,71%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động lại tăng 0,144 lần làm cho doanh thu thuần tăng lên 2.114 triệu đồng, tương ứng 15,39%. Năm 2012 doanh thu thuần tăng so với năm 2011 là 3.434 triệu đồng, tương ứng 22,37% là do: vốn lưu động bình quân giảm 3.090 triệu đồng, tương ứng 20,98% làm cho doanh thu thuần giảm 3.222 triệu đồng, tương ứng 20,98%; tuy nhiên hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,572 lần làm cho doanh thu thuần tăng 6.656 triệu đồng, tăng 43,35%. Qua phân tích trên, cho thấy mặc dù vốn lưu động giảm mạnh qua các năm nhưng doanh thu của công ty vẫn tăng lên đáng kể, kết quả này chủ yếu là do nhân tố hiệu suất sử dụng vốn lưu động quyết định. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã quan tâm đến việc nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động. 2.3.5.4. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng vốn lưu động đến lợi nhuận Bảng 12: Ảnh hưởng của vốn lưu động và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động đến lợi nhuận sau thuế So sánh Chênh lệch lợi nhuận sau thuế(P) Do ảnh hưởng của các nhân tố Trđ % Vốn lưu động bình quân Tỷ suất sinh lợi VLĐ Trđ % Trđ % 2011 và 2010 12 17,65 -2 -3,27 14 20,92 2012 và 2011 30 37,50 -15 -20,37 45 57,87 Số liệu trong bảng 12 cho ta thấy: Năm 2011 lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2010 là 12 triệu đồng, tương ứng 17,65% là do hai nguyên nhân: vốn lưu động bình quân giảm 567 triệu đồng, tương ứng 3,71% làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 2 triệu đồng, tương ứng 3,71%; tuy nhiên tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,001 lần làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 14 triệu đồng, tương ứng 20,92%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 Năm 2012, lợi nhuận sau thuế tăng so với năm 2011 là 30 triệu đồng, tương ứng 37,50% là do: vốn lưu động bình quân giảm 3.090 triệu đồng, tương ứng 20,98% làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 15 triệu đồng, tương ứng 20,98%; tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,004 lần làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 45 triệu đồng, tương ứng 57,87%. 2.3.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 2.3.6.1. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn cố định Từ số liệu trong bảng 7 cùng với việc sử dụng phương pháp số chênh lệch để tiến hành lượng hóa sự ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty. Trước hết, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn cố định.  Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng vốn cố định Bảng 13: Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty So sánh Chênh lệch của hiệu suất sử dụng VCĐ Do ảnh hưởng của các nhân tố +/- (lần) % Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân +/- (lần) % +/- (lần) % 2011 và 2010 0,038 0,31 1,443 11,68 -1,405 -11,37 2012 và 2011 2,568 20,71 2,773 22,37 -0,205 -1,66 Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy: Năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng so với năm 2010 là 0,038 lần, tương ứng 0,31%. Nguyên nhân do: doanh thu thuần tăng 1.605 triệu đồng, tương ứng 11,68% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên 1,443 lần, tương ứng 11,68%; Vốn cố định bình quân tăng 126 triệu đồng, tương ứng với 11,33% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 1,405 lần, tương ứng với 11,37%. Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng so với năm 2011 là 2,568 lần, tương ứng với 20,71%. Do hai nguyên nhân: doanh thu thuần tăng 3.434 triệu đồng, tương ứng với 22,37% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng 2,773 lần, tương ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 ứng với 22,37%; Vốn cố định bình quân tăng 17 triệu đồng, tương ứng với 1,37% làm cho hiệu suất sử dụng vốn cố định giảm 0,205 lần, tương ứng với 1,66%. Như vậy, hiệu suất sử dụng vốn cố định đều tăng qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước. Nguyên nhân chính là do doanh thu thuần tăng, tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân.  Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi vốn cố định Bảng 14: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn cố định của công ty So sánh Chênh lệch của tỷ suất sinh lợi VCĐ Do ảnh hưởng của các nhân tố +/- (lần) % Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân +/- (lần) % +/- (lần) % 2011 và 2010 0,004 5,67 0,011 17,99 -0,007 -12,32 2012 và 2011 0,023 35,64 0,023 37,14 -0,001 -1,50 Số liệu ở bảng trên cho thấy: Năm 2011 tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng so với năm 2010 là 0,004 lần, tương ứng 5,67 %. Do tác động bởi hai nguyên nhân: lợi nhuận sau thuế tăng 12 triệu đồng, tương ứng 17,65% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng lên 0,011 lần, tương ứng với 17,65%; Vốn cố định bình quân tăng 126 triệu đồng, tương ứng 11,33% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn cố định giảm 0,007 lần, tương ứng 12,32%. Năm 2012 tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng so với năm 2011 là 0,023 lần, tương ứng với 35,64%. Nguyên nhân là do: lợi nhuận sau thuế tăng 30 triệu đồng, tương ứng với 37,50% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn cố định tăng 0,023 lần, tương ứng 37,50%; Vốn cố định bình quân tăng 17 triệu đồng, tương ứng 1,37% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn cố định giảm 0,001 lần, tương ứng với 1,50%. Tóm lại, tỷ suất sinh lợi vốn cố định qua các năm đều có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận của công ty tăng lên. Mặt khác, vốn cố định bình quân cũng tăng làm tỷ suất sinh lợi vốn cố định giảm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn cố định bình quân nên kết quả tỷ suất sinh lợi vốn cố định vẫn có chiều hướng tăng. Đây là kết quả đáng mừng của công ty. Công ty cần phát huy trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 2.3.6.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động Từ số liệu ở bảng 8 kết hợp với phương pháp số chênh lệch để tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động và tỷ suất sinh lời vốn lưu động của công ty  Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu suất sử dụng vốn lưu động Bảng 15: Ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động của công ty So sánh Chênh lệch của hiệu suất sử dụng VLĐ Do ảnh hưởng của các nhân tố +/- (lần) % Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân +/- (lần) % +/- (lần) % 2011 và 2010 0,144 15,98 0,105 11,68 0,039 4,30 2012 và 2011 0,572 54,87 0,233 22,35 0,339 32,52 Nhìn vào bảng trên ta thấy: Năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng so với năm 2010 là 0,144 lần, tương ứng với 15,98%. Do tác động bởi hai nguyên nhân: doanh thu thuần tăng 1.605 triệu đồng, tương ứng 11,68% làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,105 lần, tương ứng 11,68%; Vốn lưu động bình quân giảm 567 triệu đồng, tương ứng 3,71% làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,039 lần, tương ứng với 4,30%. Năm 2012 hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng hơn so với năm 2011 là 0,572 lần, tương ứng 54,87%. Nguyên nhân là do: doanh thu thuần tăng 3.434 triệu đồng, tương ứng 22,37% làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,233 lần, tương ứng 22,37%; Vốn lưu động bình quân giảm 3.090 triệu đồng, tương ứng 20,98% làm cho hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng 0,339 lần, tương ứng 32,52%. Qua số liệu phân tích ta thấy sự biến độngcủa hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong giai đoạn 2010 – 2012 là do quy mô vốn lưu động thay đổi và doanh thu thuần tăng lên. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44  Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi vốn lưu động Bảng 16: Ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất sinh lợi vốn lưu động của công ty So sánh Chênh lệch của tỷ suất sinh lợi VLĐ Do ảnh hưởng của các nhân tố +/- (lần) % Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân +/- (lần) % +/- (lần) % 2011 và 2010 0,001 22,18 0,0008 17,99 0,0002 4,19 2012 và 2011 0,004 74,02 0,002 36,81 0,002 37,21 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2011 tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng hơn so với năm 2010 là 0,001 lần, tương ứng 22,18%. Nguyên nhân là do: lợi nhuận sau thuế tăng 12 triệu đồng, tương ứng 17,65% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,0008 lần, tương ứng 17,65 %; Vốn lưu động bình quân giảm 567 triệu đồng, tương ứng 3,71% làm cho tỷ suất sinh lợi tăng 0,0002 lần, tương ứng 4,19%. Năm 2012 tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng hơn so với năm 2011 là 0,004 lần, tương ứng 74,02%. Do tác động bởi hai nguyên nhân: lợi nhuận sau thuế tăng 30 triệu đồng, tương ứng với 37,50% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,002 lần, tương ứng 37,50%; Vốn lưu động bình quân giảm 3.090 triệu đồng, tương ứng 20,98% làm cho tỷ suất sinh lợi vốn lưu động tăng 0,002 lần, tương ứng 37,21 %. Có thể nói hiệu suất sử dụng và tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động của công ty giai đoạn 2010- 2012 có xu hướng tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần của công ty tăng nhanh qua các năm, mặt khác vốn lưu động của năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Doanh thu thuần tăng đồng thời vốn lưu động giảm nên đã làm tăng hiệu suất sử dụng vốn, trong đó tốc độ giảm của vốn nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu lại là nhân tố chủ yếu. Đối với tỷ suất lợi nhuận thì nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế tăng trong khi vốn lưu động giảm, làm cho tỷ suất lợi nhuận tăng lên đáng kể. Điều đó nói lên những cố gắng trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty thời gian qua. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG TỔNG HỢP ĐỒNG LÊ 3.1. Mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn tới - Nâng cao tốc độ doanh thu của công ty đảm bảo năm sau cao hơn năm trước - Nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty - Tăng cường nguồn vốn, mở rộng quy mô hoạt động của công ty, phát triển hoạt động kinh doanh của công ty theo cả chiều rộng và chiều sâu, đầu tư mới, mua sắm thêm tài sản cố định như xe tải, máy móc thiết bị phục vụ công trình -Hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý trong công ty, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ, công nhân viên công ty, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Thực hiện các biện pháp tăng lợi thế cạnh tranh trong công tác đấu thầu, phấn đấu nhận thầu nhiều công trình, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình, thực hiện công tác quản lý và thi công có hiệu quả và chất lượng cao. - Phấn đấu hoàn thành các công trình chuyển tiếp từ năm 2013 để thu hồi vốn đầu tư, thực hiện một phần những công trình có giá trị lớn và hoàn thành các công trình có giá trị nhỏ và trung bình mà công ty đã ký hợp đồng trong năm. - Việc đa dạng hóa sản xuất kinh doanh các mặt hàng là cần thiết đối với mọi doanh nghiệp, nó giúp công ty nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường nói chung thích ứng được kịp thời các nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của khách hàng. Trong năm tới, để đạt được kết quả cao thì trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty các phương hướng, mục tiêu ở trên cần phải được quán triệt thực hiện. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Xuất phát từ tình hình thực tế của công ty, những vấn đề đặt ra và phương hướng, mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới, em xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 3.2.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định -Xây dựng cơ cấu tài sản cố định hợp lý để khai thác đồng bộ và triệt để công suất của máy móc thiết bị. Để có được cơ cấu tài sản cố định hợp lý, công ty cần tiến hành ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 phân tích cơ cấu tài sản cố định thực tế kết hợp với việc xem xét phương hướng sản xuất của mình, tình hình thị trường, khả năng các nguồn tài trợ. - Doanh nghiệp cần tiến hành thanh lý, nhượng bán những tài sản cố định không cần dùng, chưa cần dùng, đang dùng nhưng mang lại hiệu quả kinh tế không cao, hoặc những tài sản cố định đã đến kỳ sửa chữa lớn nhưng việc đầu tư sửa chữa lớn không đem lại hiệu quả. Đồng thời chú trọng đổi mới trang thiết bị công nghệ sản xuất. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có cả về thời gian và công suất. - Trong công tác quản lý tài sản cố định công ty nên tiến hành phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất, các công trình khác nhau, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn cho các bộ phận, các công trình nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định. Có hình thức thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh cho các trường hợp quản lý, sử dụng tài sản cố định có hiệu quả cao hay vi phạm nguyên tắc quản lý, bảo dưỡng làm hư hỏng, giảm công suất và hiệu quả hoạt động của tài sản cố định. - Đối với vấn đề khấu hao tài sản cố định công ty cần hết sức chú ý lựa chọn và sử dụng phương pháp khấu hao hợp lý. Ví dụ như áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho những tài sản quan trọng, thời gian làm việc lớn, cường độ làm việc cao để có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh và bảo đảm phản ánh đúng mức độ tài sản cố định. Thường xuyên đánh giá lại tài sản vào cuối kỳ hoạt động, do giá cả tài sản luôn biến động, nhiều máy móc thiết bị hiện đại hơn ra đời dẫn đến tình trạng hao mòn vô hình nhanh chóng làm giảm nguyên giá tài sản cố định. - Cải tiến, hiện đại hóa máy móc thiết bị, đây là một biện pháp quan trọng để giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Cần phải tính toán, cân nhắc hiệu quả kinh tế của biện pháp này. Cần lập ra nhiều phương án để lựa chọn phương án có hiệu quả nhất. - Thi công tập trung, ví dụ tập trung trong một đơn vị địa lý, nó sẽ giúp dễ quản lý, điều hành nhân công dễ và chi phí vận chuyển trang thiết bị sẽ giảm xuống đáng kể. Nếu công ty nhận công trình mỗi nơi một cái thì việc điều hành quản lý bị phân tán không tập trung. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Trong công tác thu hồi nợ: hàng tháng, công ty nên tiến hành theo dõi chi tiết các khoản phải thu, lập bảng phân tích các khoản phải thu để nắm rõ quy mô, thời hạn thanh toán của từng khoản nợ cũng như có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn bằng hình thức chiết khấu thanh toán cũng là một biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ. Cần phân loại các khoản nợ và thường xuyên đánh giá khả năng thu hồi của các khoản nợ đó. - Đối với những khoản nợ quá hạn, nợ đọng: công ty cần phân loại để tìm nguyên nhân chủ quan và khách quan của từng khoản nợ. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như gia hạn nợ, thỏa ước xử lý nợ, giảm nợ hoặc có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Mặt khác cần có những chính sách linh hoạt, mềm dẻo đối với các khoản nợ quá hạn và đến hạn. Đối với những khách hàng uy tín, truyền thống, trong trường hợp họ tạm thời có khó khăn về tài chính có thể áp dụng biện pháp gia hạn nợ. Còn đối với những khách hàng cố ý không thanh toán hoặc chậm trễ trong việc thanh toán thì công ty cần có những biện pháp dứt khoát, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các tòa kinh tế để giải quyết các khoản nợ. - Thường xuyên làm tốt công tác theo dõi, rà soát, đối chiếu thanh toán công nợ để tránh bị chiếm dụng vốn, đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán, có như vậy mới góp phần đẩy nhanh vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Cần có ràng buộc cụ thể, chặt chẽ khi ký hợp đồng tiêu thụ. Hiện nay thị trường của công ty chủ yếu là khách hàng truyền thống, khách hàng quen thuộc nên việc ký kết hợp đồng chưa được chặt chẽ nếu không nói là lỏng lẻo. Điều này sẽ rất nguy hiểm và có thể gây ra rủi ro khi đối tác khách hàng có ý chủ quan trì trệ việc thanh toán hoặc thực hiện kinh doanh không đảm bảo. Do vậy, công ty phải quy định và làm tốt khâu ký kết hợp đồng, phải gắn trách nhiệm của khách hàng thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, thời gian, điều kiện thanh toán và thời hạn thanh toán. - Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất: công ty nên tập trung lực lượng thi công, áp dụng phương pháp thi công tiên tiến, sử dụng rộng rãi các công nghệ mới, nâng cao mức độ cơ giới hóa để rút ngắn thời gian làm việc của mỗi giai đoạn thi công. Đồng thời tổ chức thi công hợp lý, nhanh gọn, dứt điểm, giữ vững ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 tiến độ và sự cân đối nhịp nhàng trong sản xuất góp phần giảm bớt gián đoạn giữa các bước thi công. 3.2.3. Chú trọng tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm Tăng cường các công tác nghiên cứu, dự báo thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, tổ chức mạng lưới tiêu thụ có hiệu quả. Đây là biện pháp tốt nhất để tăng số lượng, doanh số bán hàng trong hiện tại và tương lai, tạo điều kiện cho việc định hướng đầu tư trong những năm tiếp theo. Nghiên cứu thị trường cả đầu vào và đầu ra của thị trường. Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, marketing, nắm bắt những yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế của sản phẩm và phát huy những thế mạnh hiện có. 3.2.4. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ và đào tạo lực lượng công nhân, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả. Việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề cho nhân viên mà đặc biệt là đào tạo, bồi dưỡng công nhân bậc cao đối với công ty là rất quan trọng và cần thiết vì họ là những người trực tiếp sử dụng máy móc để tiến hành thi công tạo ra sản phẩm cho công ty. Đi đôi với việc nâng cao tay nghề cho người công nhân thì cũng cần dề cao ý thức trách nhiệm của họ trong việc sử dụng máy móc thiết bị của công ty vì đây là những tài sản có giá trị lớn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì vốn càng có tầm quan trọng hơn đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có một lượng vốn lớn và có cách thức quản lý đúng đắn thì sẽ đứng vững được trên thị trường. Trong giai đoạn 2010- 2012, tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty TNHH xây dựng tổng hợp Đồng Lê cũng có bước chuyển biến tốt. Lượng vốn cố định của công ty có dấu hiệu ngày càng tăng lên, cho thấy công ty bước đầu đã quản lý tốt nguồn vốn này, nâng cao khả năng tự chủ tài chính của mình. Bên cạnh đó, lượng vốn lưu động có xu hướng giảm xuống chủ yếu do lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn đã giảm đáng kể. Điều này cho thấy công ty đã giải quyết tốt tình trạng hàng ứ đọng, tồn kho và công tác thu hồi nợ ngày càng có hiệu quả hơn, đặc biệt là không có khoản phải thu nào thuộc vào khoản phải thu khó đòi. Đây là những dấu hiệu khả quan cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất vẫn còn cao mà đặc thù của ngành xây dựng là vay nợ nên để có thể đứng vững và phát triển mở rộng quy mô thì công ty cần có những chính sách, giải pháp cụ thể và toàn diện, liên hệ đến nhiều khía cạnh của vấn đề để đạt được hiệu quả cao và gắn liền với thực tiễn. 3.2. Kiến nghị Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động của công ty cũng như phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và các nhân tố tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty kết hợp với kiến thức hiện có em sẽ đưa ra một số kiến nghị như sau: Đối với cơ quan nhà nước: -Cần hoàn thiện khuôn khổ, hành lang pháp lý. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về luật cũng như có các chính sách cụ thể cho công ty mình. Chẳng hạn như về chính sách vay vốn, đấu thầu, thuế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50 - Mục tiêu kiềm chế lạm phát phải đi kèm với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nếu như chỉ có mục tiêu kiềm chế lạm phát thì cũng sẽ tác động lên sự tăng trưởng và phát triển do đặc thù ngành chịu tác động trực tiếp của tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp: -Cần tăng cường biện pháp chặt chẽ để quản lý lượng hàng tồn kho cũng như các khoản phải thu khách hàng. Tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều, điều này sẽ làm cho nguồn vốn của công ty bị hạn chế và không có khả năng tạo ra được lợi nhuận. - Giảm thiểu chi phí: khi một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì cần phải có biện pháp để tối ưu hóa lợi nhuận của mình mà lợi nhuận chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu và chi phí. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí. - Cần tiến hành xem xét, hạch toán và mua sắm thêm máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục đào tạo (2004), giáo trình kinh tế học vĩ mô, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội; 2. Đỗ Thị Hằng, lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp hiện nay. 3. Ngô Thế Chi, PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ (2009), giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà nội; 4.TS. Phạm thị Gái (2004), giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; 5. Nguyễn Hữu tài (2007), giáo trình tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân; 6. Một số luận văn khóa trước 7. Một số trang web https://www.google.com.vn/ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 1: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH BÌNH QUÂN ĐẾN DOANH THU THUẦN R = VCĐ x HCĐ Doanh thu thuần trong năm 2011 tăng so với năm 2010 ∆ R(2011/2010) = R2011 – R2010 = 15.352 - 13.747 = 1.605 triệu đồng, tương ứng 11,68%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: ∆ VCĐ = (VCĐ 2011 - VCĐ 2010) x HCĐ 2010 = (1.238 – 1.112) x 12,362 = 1.558 triệu đồng, tương ứng 11,33%; Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn cố định: ∆ HCĐ = VCĐ 2011 x (HCĐ2011 - HCĐ2010) = 1.238 x (12,401 – 12,362) = 48 triệu đồng, tương ứng 0,35% Doanh thu thuần trong năm 2012 tăng so với năm 2011 ∆ R(2012/2011) = R2012 – R2011 = 18.786 – 15.352 = 3.434 triệu đồng, tương ứng 22,37%. Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: ∆ VCĐ = (VCĐ 2012 - VCĐ2011) x HCĐ 2011 = (1.255 – 1.238) x 12,401 = 211 triệu đồng, tương ứng 1,37% Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn cố định: ∆ HCĐ = VCĐ 2012 x (H CĐ2012 - HCĐ 2011) = 1.255 x (14,969 – 12,401) = 3.223 triệu đồng, tương ứng 20,99% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 2: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH BÌNH QUÂN ĐẾN LỢI NHUẬN SAU THUẾ P = VCĐ x TPCĐ Lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 tăng so với năm 2010 ∆ P(2011/2010) = P2011 – P2010 = 80 – 68 = 12 triệu đồng, tương ứng 17,65% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: ∆ VCĐ = (VCĐ 2011 - VCĐ 2010) x TPCĐ 2010 = (1.238 – 1.112) x 0,061 = 8 triệu đồng, tương ứng 11,33% Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn cố định: ∆ TPCĐ = VCĐ 2011 x ( TPCĐ 2011 - TPCĐ 2010) = 1.238 x (0,065 – 0,061) = 4 triệu đồng, tương ứng 5,86% Lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 tăng so với năm 2011 ∆ P(2012/2011) = P2012 – P2011 = 110 – 80 = 30 triệu đồng, tương ứng 37,5% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: ∆ VCĐ = (VCĐ 2012 - VCĐ 2011) x TPCĐ 2011 = (1.255 – 1.238) x 0,065 = 1 triệu đồng, tương ứng 1,37% Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất sinh lợi vốn cố định: ∆ TPCĐ = VCĐ 2012 x (TPCĐ 2012 - TPCĐ 2011) = 1.255 x (0,088 – 0,065) = 29 triệu đồng, tương ứng 36,26% ẠI HO ̣C K INH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 3: TÌNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG BÌNH QUÂN ĐẾN DOANH THU THUẦN R = VLĐ x HLĐ Doanh thu thuần trong năm 2011 tăng so với năm 2010 ∆ R(2011/2010) = R2011 – R2010 = 15.352 – 13.747 = 1.605 triệu đồng, tương ứng 11,68% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: ∆ VLĐ = (VLĐ 2011 - VLĐ 2010) x HLĐ 2010 = (14.725 – 15.292) x 0,899 = -509 triệu đồng, tương ứng -3,71% Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử sụng vốn lưu động: ∆ HLĐ = VLĐ 2011 x (HLĐ 2011 - HLĐ 2010) = 14.725 x (1,043 – 0,899) = 2.114 triệu đồng, tương ứng 15,39% Doanh thu thuần trong năm 2012 tăng so với năm 2011 ∆ R(2012/2011) = R 2012 – R 2011 = 18.786 – 15.352 = 3.434 triệu đồng, tương ứng 22,37% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: ∆ VLĐ = (VLĐ 2012 - VLĐ2011) x HLĐ 2011 = (11.635 – 14.725) x 1,043 = -3.222 triệu đồng, tương ứng -20,98% Do ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng vốn lưu động: ∆ HLĐ = VLĐ 2012 x ( HLĐ 2012 - HLĐ 2011) = 11.635 x (1,615 – 1,043) = 6.656 triệu đồng, tương ứng 43,35% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 4: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG BÌNH QUÂN ĐẾN LỢI NHUẬN SAU THUẾ P = VLĐ x TPLĐ Lợi nhuận sau thuế trong năm 2011 tăng so với năm 2010 ∆ P(2011/2010) = P2011 – P2010 = 80 - 68 = 12 triệu đồng, tương ứng 17,65% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: ∆ VLĐ = (VLĐ 2011 - VLĐ 2010) x TPLĐ 2010 = (14.725 – 15.292) x 0,004 = -2 triệu đồng, tương ứng -3,71% Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: ∆ TPLĐ = VLĐ 2011 x (TPLĐ 2011 - TPLĐ 2010) = 14.725 x (0,005 – 0,004) = 14 triệu đồng, tương ứng 20,92% Lợi nhuận sau thuế trong năm 2012 tăng so với năm 2011 ∆ P(2012/2011) = P2012 – P2011 = 110 – 80 = 30 triệu đồng, tương ứng 37,50 % Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: ∆ VLĐ = (VLĐ2012 - VLĐ2011) x TPLĐ 2011 = (11.635 – 14.725) x 0,005 = -15 triệu đồng, tương ứng -20,98% Do ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: ∆ TPLĐ = VLĐ 2012 x (TPLĐ 2012 - TPLĐ 2011) = 11.635 x (0,009 – 0,005) = 45 triệu đồng, tương ứng 57,87% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 5: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH HCĐ = R ∕VCĐ So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2011 với năm 2010 ∆ HCĐ = HCĐ2011 – HCĐ2010 = 12,40 – 12,362 = 0,038 lần, tương ứng 0,31%. Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: (R2011 – R2010) / VCĐ2011 = (15.352 – 13.747) / 1.112 = 1,443 lần, tương ứng 11,68% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: R2011/VCĐ2011 – R2011 / VCĐ2010 = (15.352 / 1.238) – (15.352 / 1.112) = - 1,405lần, tương ứng -11,37%. So sánh hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2012 với năm 2011 ∆ HCĐ = HCĐ2012 – HCĐ2011 = 14,969 – 12,401 = 2,568 lần, tương ứng 20,71% Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: (R2012 – R2011)/ VCĐ2011 = (18.786 – 15.352) / 1.238 = 2,773 lần, tương ứng 22,37% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: R2012/VCĐ2012 – R2012/VCĐ2011 = (18.786 / 1.255) – (18.786 / 1.238) = - 0,205 lần, tương ứng -1,66%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 6: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI VỐN CỐ ĐỊNH TPVCĐ = P/VCĐ Tỷ suất sinh lợi vốn cố định trong năm 2011 với năm 2010 ∆ TPVCĐ = TPVCĐ 2011 – TPVCDD2010 = 0,065 – 0,061 = 0,004 lần, tương ứng 5,67% Do ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế: (P2011 – P2010)/ VCĐ2010 = (80 – 68) / 1.112 = 0,011lần, tương ứng 17,65% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: P2011/ VCĐ2011 – P2011 / VCĐ2010 = (80 / 1.238) – (80 / 1.112) = -0,007lần, tương ứng - 12,32 % Tỷ suất sinh lợi vốn cố định trong năm 2012 so với năm 2011 ∆ TPVCĐ = TPVCĐ2012 - TPVCĐ2011 = 0,088 – 0,065 = 0,023lần, tương ứng 35,64% Do ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế: (P2012 – P2011) / VCĐ2011 = (110 – 80) / 1.238 = 0,024 lần, tương ứng 37,50% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn cố định bình quân: P2012 / VCĐ2012 – P2012 / VCĐ2011 = (110 / 1.255) – (110 / 1.238) = - 0,001 lần, tương ứng -1,50% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 7: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG HLĐ = R / VLĐ So sánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2011 với năm 2010 ∆ HLĐ = HLĐ2011 - HLĐ2010 = 1,043 – 0,899 = 0,144 lần, tương ứng 15,98% Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: (R2011 – R2010) / VLĐ2010 = (15.352 – 13.747) / 15.292 = 0,105 lần, tương ứng 11,68% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: R2011 / VLĐ2011 – R2011 / VLĐ2010 = (15.352 / 14.725) – (15.352 / 15.292) = 0,039 lần, tương ứng 4,30% So sánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 ∆ HLĐ = HLĐ2012 - HLĐ2011 = 1,615 – 1,043 = 0,572 lần, tương ứng 54,87% Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần: (R2012 – R2011) / VLĐ2011 = (18.786 – 15.352) / 14.725 = 0,233 lần, tương ứng 22,37% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: R2012 / VLĐ2012 – R2012 / VLĐ2011 = (18.786 / 11.635) – (18.786 / 14.725) = 0,339 lần, tương ứng 32,52% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế PHỤ LỤC 8: TÍNH TOÁN ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI VỐN LƯU ĐỘNG PPVLĐ = P / VLĐ Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động năm 2011 so với năm 2010 ∆ TPVLĐ = TPVLĐ2011 - TPVLĐ2010 = 0,005 – 0,004 = 0,001 lần, tương ứng 22,18% Do ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế: (P2011 – P2010) / VLĐ2010 = (80 – 68) / 15.292 = 0,0008 lần, tương ứng 17,65% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: P2011 / VLĐ2011 – P2011 / VLĐ2010 = (80 / 14.725) – (80 / 15.292) = 0,0002 lần, tương ứng 4,19% Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 ∆ TPVLĐ = TPVLĐ 2012 - TPVLĐ 2011 = 0,009 – 0,005 = 0,004 lần, tương ứng 74,02 % Do ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế: (P2012 – P2011) / VLĐ2011 = (110 - 80) / 14.725 = 0,002 lần, tương ứng 37,50% Do ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: P2012 / VLĐ2012 – P2012 / VLĐ2011 = (110 / 11.635) – (110 / 14.725) = 0,002 lần, tương ứng 37,21% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_thu_thuy_6287.pdf
Luận văn liên quan