Khóa luận Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Quảng trị giai đoạn 2011 - 2015 Huế

Đề nghị UBND tỉnh, các sở ban ngành có liên quan sớm ban hành các chính sách, quy chế ưu đãi để các doanh nghiệp, người dân yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực. - Sớm ban hành các chính sách nhằm cụ thể hoá các chương trình lòng ghép, dự án để hỗ trợ cho tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. - Cụ thể hoá các chính sách khuyến khích để các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là lĩnh vực chế biến gắn tiêu thụ sản phẩm. - Sớm ban hành các chủ trương, chính sách nhằm phát huy tối đa nguồn lực trong đầu tư phát triển kinh tế như kinh tế hộ gia đình, gia trại và trang trại, HTX của khu vực nông thôn hiện nay - Đề nghị quan tâm hỗ trợ đầu tư các công trình thủy lợi, tiêu úng, thoát lũ; xây dựng các tuyến đê sông, đê biển, kè chống xói lở. Hỗ trợ vận động, kêu gọi các dự án ODA đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nghèo. Có chính sách đầu tư hỗ trợ đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 73 Đại học Kinh t

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2000 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Quảng trị giai đoạn 2011 - 2015 Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng những ngành này những năm qua giảm mạnh qua các năm. Đối với nhóm cây hằng năm và cây lâu năm tăng giảm không đồng đều, năm 2015 do thời tiết năm 2015 diễn biến không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Vụ Hè Thu hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất của ngành trồng trọt, nhất là đối với cây hàng năm, trong đó cây lúa chịu tác động nặng nhất.do vậy cây công nghiệp hằng năm và cây lâu năm giảm mạnh so với năm trước. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.7: Diện tích sản lượng cây lương thực có hạt tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015 Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích Ha 52.130,8 52.742,9 53.679,6 54.043,5 51.000 Sản lượng Tấn 232.513,1 250.373 233.644,9 268.654,5 251.079 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2014 và phòng NN và PTNT tỉnh Quảng Trị) Cây lương thực là cây đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của huyện cả về diện tích lẫn giá trị sản xuất. Đây nguồn cung cấp lương thực cho con người, giải quyết các nhu cầu thiết yếu, thường xuyên không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đồng thời, khi lương thực đảm bảo được nhu cầu của con người, sẽ làm nguồn thức ăn cho vật nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển tạo nên một nền kinh tế toàn diện . Tình hình sản xuất lương thực của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 có nhiều thay đổi. Tuy nhiên có thể thấy rằng, sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành trồng cây lương thực chưa thật sự ổn định về sản lượng, tăng giảm không đồng đều.Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 251.079 tấn, giảm 6,5% (-17575,5 tấn) so với năm 2014, tuy nhiên vẫn là năm được mùa. Năng suất lúa ước đạt 50,2 tạ/ha, giảm 1,3 tạ/ha so với năm trước; sản lượng lúa ước đạt 239.367 tấn, giảm 7,5% (-19.381,8 tấn). năm 2015 toàn tỉnh gieo trồng ước đạt hơn 51.000 ha diện tích cây lương thực có hạt. • Cây công nghiệp hàng năm Do điều kiện khí hậu cũng như điều kiện đất đai, trên địa bàn tỉnh không thích hợp cho các loại cây công nghiệp lâu năm. Vì cậy, diện tích cây công nghiệp hàng năm lớn và gần như chiếm giá trị tuyệt đối trong cơ cấu cây trồng tỉnh.. Các cây công nghiệp hàng năm của tỉnh khá đa dạng và mang lại giá trị kinh tế cao. Trong đó, 3 cây giữ vai trò chủ đạo là Mía, lạc, vừng. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 50 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.8: Diện tích, sản lượng lạc tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2015 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 2011 4.491,4 5.893,5 2012 4.466 8.137,1 2013 4.286,6 8.529,3 2014 4.248,4 7.783,3 2015 4.180,3 7.530,2 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2014 và phòng NN và PTNT tỉnh Quảng Trị) Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cơ cấu cây hàng năm nói riêng và cơ cấu ngành trồng trọt tỉnh nói riêng nhưng diện tích lạc đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2015 diện tích trồng lạc là 4180,3ha gấp giảm 311.1ha diện tích năm 2011. Sản lượng lạc tăng giảm không đồng đều, từ năm 2011 đạt 5.893,5 tấn đến năm 2013 thì tăng lên 8.529,3 tấn nhưng đến năm 2015 lại giảm xuống 7.530,2 tấn. Năng suất trồng lạc phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất đó là các yếu tố về kĩ thuật như phân bón, hệ thống thủy lợi tiêu úng và tưới hạn. Theo thu thập số liệu được tổng hợp ở bảng 2.9 về diện tích cây hàng năm và cây lâu năm của tỉnh cũng cho thấy tầm quan trọng của cây hàng năm và lâu năm. Bảng 2.10 cho thấy trong toàn bộ diện tích gieo trồng thì cây hằng năm chiếm diện tích lớn nhất 77.543,6 ha (chiếm 74,55%) năm 2015. Tổng diện tích đất gieo trồng các loại cây của tỉnh Quảng trị giảm 260,1 ha sau 2 năm. Trong tổng số diện tích cây hằng năm thì diện tích trồng lúa vẫn chiếm tỷ lệ cao 47.656,7 ha chiếm 61,46% năm 2015. Trong cơ cấu cây trồng tại tỉnh, cây hàng năm chiếm ưu thế. Trong 2 năm qua, diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng giảm 468,3 ha. Trong khi diện tích gieo trồng cây lâu năm có xu hướng tăng từ 26259.7 ha (năm 2014) lên 26.467,9 ha (năm 2015) và chiếm 25,45% tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.9: Diện tích cây hàng năm, cây lâu năm tỉnh Quảng trị giai đoạn 2011-2015 2014 2015 Tiêu chí Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng 104.271,6 100 104.011,5 100 I.Cây hằng năm 78.011,9 74,82 77.543,6 74,55 1.Cây lúa 50.212,7 47.656,7 2.Cây ngô 3.830,8 3.945,1 3.Cây công nghiệp ngắn ngày (chủ yếu cây lạc) 4.248,4 3.952 4.Cây lấy củ có chất bột 14.030 15.099 5.Rau, đậu, hoa các loại 5.690 6.890,8 II.Cây công nghiệp dài ngày 26.259,7 25,18 26.467,9 25,45 1.Cao su 19.121,9 19.216,9 2.Cà phê 4.864,1 4.894,3 3.Hồ tiêu 2.273,7 2.356,7 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2014 và phòng NN và PTNT tỉnh Quảng Trị)  Cây lúa: Đối với sản xuất trồng trọt, cây lúa vẫn chiếm vị trí rất quan trọng, vì thế ngành Nông nghiệp luôn quan tâm chú trọng đề ra nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh lương thực và làm cho sản xuất lúa có hiệu quả cao hơn. Duy trì diện tích gieo trồng lúa 2 vụ ổn định trong tỉnh 48-50 nghìn ha/năm, sản lượng lương thực có hạt ổn định trong trên 25 vạn tấn/năm, đặc biệt năm 2014 sản lượng lương thực đạt gần 27 vạn tấn cao hơn chỉ tiêu NQ XV đề ra trên 3,5 vạn tấn. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 52 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Đã tập trung chỉ đạo đưa vào sản xuất bộ giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu đã đạt hiệu quả cao, thích ứng với điều kiện thiếu nước sản xuất, giá trị cây trồng chuyển đổi cao hơn trồng lúa. Trong năm 2015, Sở đã phối hợp các địa phương chỉ đạo nông dân tích cực chuyển đổi đất lúa thiếu nước tưới sang cây trồng cạn và mở rộng đât màu được khoảng 1.560ha. Trong vụ Đông Xuân gần 1.000 ha; vụ Hè Thu 2015: 561ha (330 ha đậu xanh). Hầu hết, các diện tích chuyển đổi đều đạt hiệu quả, có giá trị cao hơn trồng lúa. Sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 239.367 tấn, đạt 106,5%. Trong những năm qua diện tích lúa dao động từ 47000 -51500 ha và có xu hướng tăng dần qua các nhưng qua năm 2015 thì giảm 2556ha. Diện tích trồng lúa một phần được chuyển sang diện tích đất trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, một phần khác được chuyển đổi sang đất thổ cư. Năng suất và sản lương lúa giai đoạn 2011 – 2015 tăng giảm không đồng đều do diện tích biến đổi không đều. Bảng 2.10: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 – 2015 Tiêu chí Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 Diện tích Ha 48.500,1 48.940,9 50.122,4 50.212,7 47.656,7 Năng suất Tạ/ha 46,3 49,1 44,7 51,5 45,9 Sản lượng Tấn 224.643,6 240.521,5 224.151,5 258.748,8 239.367 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2014 và phòng NN và PTNT tỉnh Quảng Trị) Bảng 2.10 cho ta thấy diện tích lúa từ năm 2011-2014 tăng đều từ 48.500,1 ha tăng lên 50.212,7 ha, nhưng đến năm 2015 giảm xuống còn 47.656,7 ha do thời tiết nắng nóng gay gắt, kéo dài, diễn ra trên diện rộng làm cho các hồ đập và các công trình thủy lợi trên địa bàn bị khô cạn, không đủ nước tưới nên nhiều diện tích không gieo trồng được; diện tích gieo cấy lúa và các loại cây trồng khác giảm mạnh so với năm 2014. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Năng suất và sản lượng tăng giảm không đều do trên cây lúa chuột gây hại nhiều nơi với diện tích 703 ha, trong đó diện tích bị hại nặng 30 ha, rầy lưng trắng diện tích bị hại 08 ha; sâu keo diện tích bị hại 60 ha; nhện gié diện tích bị hại 50 ha; bệnh bạc lá vi khuẩn diện tích nhiễm 113 ha; bệnh khô vằn diện tích nhiễm 80 ha Cũng giống như các địa phương khác , sản xuất lúa ở Quảng Trị trên đồng ruộng có hai vụ chính: lúa Đông Xuân và lúa Hè thu. Tỉnh Đã tập trung chỉ đạo đưa vào sản xuất bộ giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bước đầu đã đạt hiệu quả cao, thích ứng với điều kiện thiếu nước sản xuất, giá trị cây trồng chuyển đổi cao hơn trồng lúa. Trong năm 2015, Sở đã phối hợp các địa phương chỉ đạo nông dân tích cực chuyển đổi đất lúa thiếu nước tưới sang cây trồng cạn và mở rộng đât màu được khoảng 1.560ha. Trong vụ Đông Xuân gần 1.000 ha; vụ Hè Thu 2015: 561ha (330 ha đậu xanh). Hầu hết, các diện tích chuyển đổi đều đạt hiệu quả, có giá trị cao hơn trồng lúa. Sản lượng lúa cả năm 2015 đạt 239.367 tấn, đạt 106,5%. b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo quy mô tập trung gắn với an toàn sinh học và vệ sinh môi trường. Chương trình Cải tạo đàn bò mang lại hiệu quả thiết thực. Cơ cấu sản xuất chăn nuôi lợn đang chuyển đổi theo hướng chăn nuôi hộ lớn với quy mô vài chục lợn nái và hàng trăm lợn thịt/năm. Đã hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi bò nhốt vỗ béo kết hợp đầu tư trồng cỏ tại một số vùng đất tốt ở thôn Bắc Bình, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Phát triển chăn nuôi gia cầm theo mô hình gia trại, trang trại với qui mô đầu tư ngày càng lớn nên tổng đàn gia cầm phát triển nhanh... Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 37.988 tấn, vượt 5,73% kế hoạch năm. Công tác phòng chống dịch trên con nuôi được chú trọng nên không để xẩy ra các dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.11: Cơ cấu chăn nuôi tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015 Chỉ tiêu 2011 2014 2015 Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) I.Gia súc 321.509 100 358.591 100 365.681 100 1.Trâu 26.789 8,33 24.987 6,97 24.738 6,76 2.Bò 53.025 16,49 52.943 14,76 55.537 15,19 3.Lợn 229.103 71,26 268.719 74,94 274.836 75,16 4.Dê 12.592 3,92 11.942 3,33 10.570 2,89 II.Gia cầm (nghìn con) 1.796,4 100 2.087,3 100 2.160 100 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2014 và phòng NN và PTNT tỉnh Quảng Trị) Từ bảng 2.11 cho thấy chăn nuôi trâu, bò trong giai đoạn 2011-2015 giảm nhẹ về số lượng, đàn trâu năm 2011 có 26.789 con, giảm còn khoảng 24.738 con năm 2015; Đàn bò: năm 2011 đạt 53.025 đến năm 2015 đạt 55.537 con. Đàn trâu giảm nhẹ do thời gian tái đàn chậm, chu kỳ quay vòng tái sản xuất dài hơn 1 năm; cơ giới hóa trong khâu làm đất phát triển; diện tích chăn thả và đồng cỏ ngày càng bị thu hẹp nên không khuyến khích người chăn nuôi tăng đàn. Về đàn bò, chất lượng ngày càng được khẳng định, nông hộ chăn nuôi chuyển hướng sang hướng chăn nuôi thâm canh, trồng cỏ nuôi bò nhốt; bò lai Zebu trong tổng đàn tăng mạnh mỗi năm, Năm 2015, đàn bò lai Zebu ước trên 22.500 chiếm trên 40,6% tổng đàn... Đàn lơn có xu hướng tăng mạnh năm 2011 tổng đàn lợn 229.103 con, năm 2015 đạt 274.836 con. Chất lượng con giống cũng như kỹ thuật chăn nuôi thâm canh của nông dân ngày càng được chú trọng. Việc áp dụng nuôi các giống lợn từ 2 máu ngoại trở lên ở nông hộ ngày càng nhiều làm giảm thời gian nuôi, trọng lượng xuất chuồng tăng, nên sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 đạt trên 28.069 tấn. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Chăn nuôi chuyển mạnh từ nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức trang trại công nghiệp, quy mô lớn, chú trọng chất lượng đàn, gắn với bảo vệ môi trường, kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt, là tăng chu chuyển đàn trên cơ sở tác động của khoa học kỹ thuật, các chính sách hỗ trợ phát triển đã rút ngắn chu kỳ sản xuất, tăng chất lượng đàn, nâng cao giá trị và hiệu quả cho người chăn nuôi. Tổng sản lượng thịt hơi các loại xuất chuồng năm 2015 ước đạt trên 37.989 tấn, tăng gấp 1,54 lần so với năm 2010. Tổng đàn gia cầm co xu hướng tăng lên từ 1,7 triệu con (năm 2011) lên trên 2,16 triệu con (năm 2015) tăng 27,06% so với năm 2011. Chăn nuôi gia cầm tăng do thời gian quay vòng ngắn, nguồn cầu trong tỉnh ổn định. Các mô hình chăn nuôi thủy cầm thâm canh phát triển khá tốt, thống kê toàn tỉnh hiện có gần 100 gia trại chăn nuôi vịt đẻ, vịt thịt với quy mô trên 1.000 con. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến nông triển khai tốt, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi gia cầm đã chuyển giao, áp dụng cho các hộ chăn nuôi. Ý thức của người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh ngày càng được nâng cao. Các mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học đang được áp dụng khá rộng rãi. 2.2.2.2.2 .Ngành lâm nghiệp Chuyển mạnh từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển rừng bền vững, hình thành các vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung, thâm canh theo quy hoạch. Độ che phủ rừng tăng từ 46,7% năm 2010 lên 49,5% vào năm 2015. Tổng diện tích trồng rừng giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh: đạt trên 30.000ha, bình quân 6.000ha/năm, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra hàng năm, nâng diện tích rừng toàn tỉnh đến năm 2015 đạt 242.240 ha, trong đó có 107.892,8ha rừng sản xuất. Công tác trồng rừng phòng hộ tập trung chủ yếu trên đối tượng phòng hộ đầu nguồn theo lưu vực các con sông Bến Hải, Thạch Hãn. Từ năm 2011 – 2015, diện tích rừng phòng hộ được đưa vào bảo vệ trên 200.000 lượt.ha bình quân mỗi năm trên 40.000 lượt.ha. Ngoài ra, để giao khoán ổn định, lâu dài, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân sống gần rừng nhằm bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên do UBND xã quản lý; trong thời gian qua, trên địa bàn SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp tỉnh đã giao gần 8.000ha rừng tự nhiên cho các cộng đồng, hộ gia đình theo Chỉ thị 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Để nâng cao chất lượng rừng, thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế của rừng, trong giai đoạn từ 2011 - 2015, thực hiện các chương trình, dự án, đặc biệt là dự án JICA2 từ năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã tiến hành khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 1.700ha. Hàng năm, bằng nhiều nguồn vốn, chủ yếu là vốn sự nghiệp kinh tế, tỉnh đã bố trí 1.000 - 2.000 ha làm giàu, nuôi dưỡng rừng bằng các giải pháp cụ thể như luỗng phát rừng, tỉa thưa,... đã góp phần hạn chế cháy rừng, tăng năng suất, tác dụng của rừng. Tiến hành phát triển lâm nghiệp bền vững: Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh đã có 20.996 ha diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vũng FSC. Các đơn vị sản xuất lâm nghiệp cũng như các hộ gia đình đã áp dụng các biện pháp kinh doanh rừng bền vững, sử dụng các loài giống có chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, biện pháp thâm canh rừng đảm bảo yêu cầu cung cấp gỗ xẻ, do đó chất lượng rừng ngày càng tăng, đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng được tăng cường nên trong những năm qua mặc dù có thời điểm thời tiết nắng nóng kéo dài, nguy cơ cháy rừng cao nhưng nhờ làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành ngay từ đầu mùa khô, triển khai hiệu quả các giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng nên đã hạn chế số vụ cháy và diện tích rừng bị thiệt hại. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Giai đoạn 2011-2015, lượng gỗ rừng trồng khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ở mức khoảng 400.000m3 - 550.000 m3/năm, Diện tích thông nhựa đang khai thác khoảng 3.000 - 4.000 ha, sản lượng khoảng 2.000 tấn/năm, khả năng trong thời gian tới lượng nhựa khai thác được có khả năng sẽ đạt ngưỡng 2.500 tấn và ổn định dần. Các lâm sản ngoài gỗ khác (như song mây, tre nứa, lá nón,...) sản lượng khai thác khoảng 2.100 tấn/năm, chủ yếu là song mây, lá nón. Công tác Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Đến nay, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh đã thu được 13,9 tỷ đồng và đang tiến hành xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng tại lưu vực thủy điện Quảng Trị. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2.3 Ngành Thủy sản Thuỷ sản đang phát triển đúng hướng, trở thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh, tổng sản lượng thuỷ sản tăng từ 24.668 tấn năm 2010 lên 33.247 tấn năm 2015, (tăng 34,,7% ) vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XV đề ra. - Khai thác thuỷ sản: Sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2015 đạt 24.819 tấn đạt tăng 46,8% so với năm 2010 . Năng lực tàu thuyền phát triển nhanh, nhất là tàu đánh bắt xa bờ, trang thiết bị và kỹ thuật khai thác ngày càng được đồng bộ và nâng cao đã góp phần tăng nhanh sản lượng, nhiều nghề khai thác mới có hiệu quả được du nhập và phát triển như nghề lưới vây, rê khơi, rê hỗn hợp, lưới chụp, lồng bẫy ghẹ, ốc hương, chụp mực Tổng số tàu thuyền toàn tỉnh đến nay là 2.284 chiếc với tổng công suất trên 81.845 CV, trong đó số tàu khai thác xa bờ trên 90 CV là 190 chiếc, tàu trung bờ từ 20 đến dưới 90 CV là 314 chiếc và tàu dưới 20cv có 1.781 chiếc, công suất tàu thuyền bình quân đạt 35,8 CV /chiếc, có 166/190 tàu cá có công suất trên 90 CV đăng ký tham khai thác thủy sản ở các vùng biển xa. Các chính sách hỗ trợ ngư dân, chế độ bảo hiểm thuyền viên và cho vay để đóng tàu cá xa bờ theo Nghị định 67 được triển khai kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Công tác thành lập tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển được củng cố và phát triển nhanh, đến nay đã có 381 tổ, đội hợp tác sản xuất trên biển với khoảng 8.600 lao động. Việc thành lập các tổ đội, tổ hợp tác sản xuất đã tạo tâm lý an tâm cho ngư dân cùng nhau vươn khơi khai thác thủy sản, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong khi gặp hoạn nạn và góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. - Nuôi trồng thủy sản: Giai đoạn 2011-2015, tuy có nhiều thách thức về điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, nhưng nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lượng, cả vùng đồng bằng ven biển, nội đồng và miền núi, trở thành nghề sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao, nhất là nuôi thuỷ sản nước lợ. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 2015 toàn tỉnh 3.341ha, trong đó: diện tích nuôi tôm 1.265ha, cá nước ngọt 2.050ha, các loại thủy sản khác và ương giống 26ha; sản lượng nuôi trồng ước năm 2015 đạt 8.428 tấn, tăng 1,47% so với năm 2010. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 58 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.12: Tình hình phát triển thuỷ sản tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015 Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 1.Tổng sản lượng thủy sản Tấn 24.961,9 25.296,9 27.159 31.959,7 33.247 SL khai thác Tấn 17.159,3 17.730,0 19.284,3 23.613,0 24.819 Sản lượng Nuôi trồng Tấn 7.802,6 7.566,9 7.874,7 8.346,7 8.428 2.Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 3.068,3 3.160,3 3.304,3 3.396,8 3.341 3.Giá trị sản xuất thủy sản Tỷ đồng 1.057,05 1..191,07 1.388,62 1552,95 1.760 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2014 và phòng NN và PTNT tỉnh Quảng Trị) Bảng 2.12 cho thấy tổng sản lượng thủy sản tăng từ 24.961,9 tấn (năm 2011) lên 33.247 tấn (2015) ( tăng 8.285,1 tấn). Trong đó khai thác thủy sản chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Từ năm 2011-2015 sản lượng khai thác thủy sản tăng 1,45 lần, chiếm gần 75% tổng sản lượng thủy hải sản toàn tỉnh (năm 2015), trong khi năm 2011 sản lượng khai thác thủy sản chiếm 69%. Sự gia tăng sản lượng khai thác thủy sản những năm qua là kết quả của việc tỉnh đã đầu tư, củng cố, tăng cường phương tiện đánh bắt thủy sản cả về số lượng và công suất. Tổng sản lượng thủy sản năm 2015 ước đạt 33.247 tấn, tăng 4% so với năm 2014; trong đó: sản lượng cá ước đạt 24.545 tấn, tăng 3,5%; sản lượng tôm ước đạt 5.282 tấn, tăng 4,4%. Toàn tỉnh sản xuất được 28 triệu con cá giống, tăng 3,7% và 491 triệu con tôm giống, tăng 41,1% so với năm 2014. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 59 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3. Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị 2.3.1. Kết quả đạt được trong 5 năm 2011-2015 Trong năm 5 qua, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển ổn định và khá toàn diện; nông nghiệp và kinh tế nông thôn đang có những chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông - lâm - ngư nghiệp đạt 3,7%/năm đạt chỉ tiêu NQ Đại hội tỉnh Đảng bộ XV đề ra. Sản lượng lương thực có hạt bình quân đạt 25 vạn tấn/năm, đặc biệt năm 2014 đạt xấp xỉ 27 vạn tấn và là năm có sản lượng cao nhất từ trước đến nay, cao hơn chỉ tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XV đề ra gần 3,5 vạn tấn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực và hướng tới xuất khẩu. Cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản trên một đơn vị diện tích. Chăn nuôi có bước chuyển biến từ hình thức nhỏ lẻ, phân tán sang hình thức trang trại, gia trại theo hướng thâm canh bán công nghiệp gắn với an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng giá trị nông nghiệp tăng từ 20,4% năm 2010 lên 29,6% năm 2015. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được triển khai đồng bộ theo hướng xã hội hóa nghề rừng, đặc biệt chuyển mạnh từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang phát triển lâm nghiệp bền vững, hình thành các vùng rừng trồng nguyên liệu tập trung, thâm canh theo quy hoạch, độ che phủ rừng tăng qua các năm, đạt 49,5% năm 2015. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân 12,7% năm. Đến nay, toàn tỉnh có gần 21.000 ha được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, là tỉnh đứng đầu cả nước về diện tích rừng trồng được tổ chức quốc tế cấp chứng chỉ FSC. Hoạt động thủy sản được quan tâm phát triển đúng hướng trở thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản từ 24.668 tấn năm 2010 lên trên 33.247 tấn năm 2015, đạt trên 1.126 tỷ, tăng bình quân 6,5% năm. Công tác thủy lợi được xem là biện pháp hàng đầu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh đã đầu tư và xây dựng mới hàng trăm công trình thủy lợi lớn nhỏ, diện tích lúa được tưới SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp hàng năm đạt trên 85% diện tích gieo trồng lúa 2 vụ. Chương trình nông thôn mới cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Ước đến cuối năm 2015, tổng số tiêu chí nông thôn mới của 117 xã ước đạt 1.372 tiêu chí, tăng 136 tiêu chí so với cuối năm 2014, số tiêu chí đạt bình quân là 11,7 tiêu chí /xã và có 18 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, chiếm trên 15,4% tổng số xã, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình sắp xếp và bố trí dân cư, Chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm, Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...Đến nay, tỷ lệ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87% và 50,78% số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi gia súc hợp vệ sinh, thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp dân cư theo quy hoạch và kế hoạch đề ra. Làm tốt công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bảng 2.13: Tổng hợp các chỉ tiêu và kết quả đạt được đến năm 2015. TT Chỉ tiêu Theo NQ đại hội tỉnh Đảng bộ XV Kết quả đạt được đến 2015 So sánh 1 Tốc độ tăng giá trị ngành nông nghiệp 3,5-4%/năm Bình quân 3,7%/năm Đạt 2 Sản lượng lương thực có hạt 23-23,5 vạn tấn/năm 25,1vạn tấn Tăng 1,6 vạn tấn 3 Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn 90% 87% Chưa đạt 4 Tỷ lệ độ che phủ rừng Xấp xỉ 50% 49,5% Đạt 5 Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị ngành nông nghiệp 25-30% 29,6% Đạt 6 Tổng sản lượng thuỷ sản 32.000-33.000 tấn 33.247 tấn Vượt KH 7 Tỷ lệ xã đạt nông thôn mới đến 2015 >15% 15,4% Vượt chỉ tiêu đề ra SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 61 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Bên cạnh những kết quả, thành tích đạt được, nông nghiệp Quảng Trị cũng còn nhiều mặt hạn chế khó khăn, cụ thể là: Tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác triệt để; thiên tai lụt bão, hạn hán, sâu bệnh, dịch bệnh liên tục xảy ra; Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, chủ yếu vẫn là thuần nông. Trồng trọt có quy mô sản xuất còn phân tán, chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Sự gắn kết giữa sản xuất và chế biến tiêu thụ trong chuỗi giá trị nông sản chưa tốt, khối lượng nông sản hàng hoá chưa nhiều, chất lượng nông sản hàng hoá qua chế biến sâu chưa cao, đang còn ở dạng chế biến thô; chưa giúp được nông dân bán được sản phẩm của mình với giá cao hơn. Chăn nuôi chủ yếu theo quy mô hộ gia đình nên khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh và ô nhiễm môi trường sống. Hình thức chăn nuôi quảng canh, chất lượng thịt còn thấp, khả năng cạnh tranh ngành chăn nuôi không cao. Chưa hình thành được chuỗi thực phẩm an toàn nên sản phẩm nông dân chủ yếu là tự sản xuất, tự tiêu thụ. Thủy sản đánh bắt có tiềm năng lớn, ngư trường đánh bắt rộng song chưa phát triển cân đối giữa đánh bắt và chế biến, tiêu thụ nên giá cả thấp và không ổn định. Chưa kiểm soát triệt để dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Người dân chưa tiếp xúc được với vay tín dụng cho trồng rừng, nên việc đầu tư trồng rừng dài năm để được gỗ lớn là khó khăn. Chưa có chính sách ưu đãi cho người dân trong việc tham gia trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, người dân chưa am hiểu về các biện pháp kỹ thuật để tỉa thưa, để tạo ra được rừng trồng kinh doanh gỗ lớn Việc đầu tư cho công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đối với cây trồng, vật nuôi đang còn hạn chế. Các mô hình nông – lâm- thủy sản kết hợp, mô hình trồng rừng có năng suất chất lượng cao chưa có nhiều và chưa được nhân rộng. Sự đầu tư xây dựng và nhân rộng mô hình chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình triển khai dự án. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Kết cấu hạ tầng thuỷ lợi, thủy sản, giao thông, điện, nước sạch, chưa hoàn chỉnh và chưa đồng bộ. Công tác quản lý sau còn nhiều bất cập. Các hoạt động hưởng ứng phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM” mới đang tập trung ở các xã điểm; chưa đồng đều, thường xuyên, liên tục giữa các cấp, các ngành và các địa phương; chưa gắn liền tinh thần của phong trào với các hoạt động thiết thực nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới. Việc huy động nguồn lực đóng góp của doanh nghiệp, của nhân dân và cộng đồng vào xây dựng NTM chưa nhiều. Công tác lồng ghép các chương trình, dự án cho xây dựng nông thôn mới còn lúng túng và chưa phát huy hiệu quả tối đa; các địa phương còn nặng về phát triển cơ sở hạ tầng; thiếu tập trung chú trọng về phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân. 2.3.2.2. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan: - Điệu kiện khí hậu khắc nghiệt, là tỉnh nằm trong vùng thường xuyên xảy ra bão, lũ lụt ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. - Đất đai trong sản xuất nông nghiệp một số vùng còn manh mún, nhỏ lẻ khó áp dụng các công nghệ mới và mở rộng quy mô sản xuất. - Sự biến động của thị trường, chi phí đầu vào tăng cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp không ổn định, sự chênh lệch lợi nhuận giữa người sản xuất và người làm dịch vụ thương mại khá lớn nên không động viên khuyến khích người sản xuất. * Nguyên nhân chủ quan: - Trong chỉ đạo, điều hành mặc dù đã có nhiều nỗ lực song tốc độ tái cơ cấu ngành còn chậm, việc phối hợp giữa các cấp, các ngành thực hiện các chủ trương hỗ trợ phát triển sản xuất chưa thực sự đồng bộ, nhất là các nội dung chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn; thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn; giảm tổn thất sau thu hoạch; liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo mô hình cánh đồng lớn.... - Công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật chưa mạnh mẽ và quy mô còn nhỏ, chưa có chính sách nhân rộng mô hình có hiệu quả. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 63 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ kỹ thuật tại cơ sở, thôn, bản làm trong lĩnh vực nông nghiệp luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. - Một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của tỉnh ban hành đã ban hành thực tiễn đã nãy sinh nhiều vấn đề chưa phù hợp cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện. - Các tiêu chí trang trại theo Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT khá cao, do đó trên địa bàn tỉnh có ít trang trại đạt được đã hạn chế đến việc hỗ trợ từ các chính sách cho trang trại. - Một bộ phận cán bộ, nông dân nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa và mục tiêu xây dựng nông thôn mới; còn xem xây dựng nông thôn mới như là một chương trình đầu tư hay một phong trào dẫn đến tâm lý trông chờ, ỷ lại vào đầu tư từ ngân sách, hay chỉ chăm lo bề nổi, cốt để lấy điểm thi đua, thiếu chiều sâu vận động nên hiệu quả xây dựng nông thôn mới chưa cao. - Nguồn vốn đầu tư cho ngành NN và PTNT còn thiếu nên chưa đẩy mạnh phát triển và khai thác các tiềm năng thế mạnh, đặc biệt đối với cây con chủ lực của tỉnh. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẦY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. Định hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của Tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đến năm 2020 Phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện, dựa trên cơ chế thị trường; Nhà nước giữ vai trò hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách, tăng cường vai trò của nông dân và sự tham gia của các thành phần kinh tế. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phù hợp với điều kiện sản xuất từng vùng. Đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Gắn sản xuất với công nghiệp chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ để nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa nhằm cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 3.1.2. Các chỉ tiêu chủ yếu - Tốc độ tăng trưởng của ngành đạt: 3,5- 4% - Sản lượng lương thực : 24,5-25 vạn tấn - Diện tích lúa chất lượng cao: 18.000 ha canh tác. - Diện tích cây công nghiệp dài ngày đến 2020: Cà phê: 5.300-5.500 ha, Cao su: 21.000-22.00 ha; Hồ tiêu: 2.500-2.700 ha - Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp: 35%. - Trồng rừng tập trung: 5.000 ha – 5.500 ha/năm, sản lượng gỗ khai thác 450.000-500.000m3. - Tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định: 49,5% - Tổng sản lượng thuỷ sản: 38.000 tấn - Diện tích nuôi thuỷ sản: 3.800 - 4.000ha - Tỷ lệ dân nông thôn có nước hợp vệ sinh: 93% * Chương trình Quốc gia Xây dựng nông thôn mới: Số xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới chiếm 40-50%. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.2. Giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị Để thực hiện được mục tiêu Nghị quyết tỉnh Đảng bộ lần XVI đã đề ra: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu tốc độ gia tăng giá trị ngành nông nghiệp đạt 3,5 - 4%. Giai đoạn 2016-2020, ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp chính sau: Các giải pháp chủ yếu thực hiện Quy hoạch 3.2.1 Giải pháp về chính sách - Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp, bao gồm: + Đất đai: hỗ trợ nông dân trong việc làm thủ tục về đất đai để người nông dân có cơ sở thế chấp vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất. Khuyến khích tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hóa tập trung để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến; + Giống: có chính sách trợ giá giống đối với cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao; + Tín dụng, đầu tư: bổ sung chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với các vùng sản xuất tập trung, thâm canh, trang trại, gia trại lớn; chính sách hỗ trợ đóng mới tàu cá xa bờ; chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp; chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nông dân tham gia trực tiếp vào việc phát triển các cây con chủ lực, ngành nghề dịch vụ mới trong nông thôn; + Tiếp tục thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa nhằm khắc phục tình trạng manh mún đất đai, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, làm tăng năng suất đất đai và tăng năng suất lao động nông nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, bền vững; SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 66 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp đã được Trung ương và địa phương ban hành. 3.2.2. Giải pháp về chế biến nông - lâm - thủy sản Phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tập trung vào các sản phẩm chủ lực: lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, chuối, gỗ rừng sản xuất, thủy sản, cụ thể: - Lúa gạo: phát triển công nghệ chế biến gạo chất lượng cao ở các vùng lúa hàng hóa, phát triển các cơ sở xay xát và nghiền thức ăn gia súc công suất và công nghệ phù hợp ở trung tâm các xã, thôn, bản để phục vụ cho đời sống và sản xuất chăn nuôi. Đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tại khu công nghiệp của tỉnh. Phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống chế biến nguyên liệu từ lúa, gạo như: chế biến bún, bánh, rượu; - Hồ tiêu: khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến và xây dựng thương hiệu tiêu Quảng Trị; - Cà phê: ổn định về công suất của các nhà máy hiện có, không phát triển thêm nhà máy mới. Tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ và thiết bị chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường; - Cao su: duy trì, ổn định công suất và tập trung đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến sản phẩm và công tác bảo vệ môi trường của 09 nhà máy hiện có để bao tiêu sản lượng nguyên liệu của diện tích cao su khai thác đến năm 2020; - Chế biến chuối: khuyến khích các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở bảo quản và chế biến chuối tại các địa phương trong tỉnh gắn với vùng nguyên liệu; - Chế biến thủy sản: nâng cấp nhà máy đông lạnh Cửa Việt; xây dựng 01 nhà máy đông lạnh công suất 05 - 07 ngàn tấn/năm; không phát triển thêm chế biến bột cá; xây dựng các khu chế biến thủy sản tập trung cho chế biến thủy sản khô, nước mắm tại các huyện và thị trấn ven biển để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng thương hiệu một số mặt hàng thủy sản Quảng Trị; SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 67 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Chế biến gỗ: xây dựng thêm nhà máy sản xuất đồ gỗ gia dụng và xuất khẩu công suất 10.000 m3/năm. 3.2.3. Giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại - Nâng cao năng lực dự báo thị trường, dự báo trung hạn và dài hạn về: số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa mà thị trường cần; tình hình cung - cầu, giá cả của mỗi chủng loại hàng hóa. Trên cơ sở thông tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất; - Tập trung xây dựng thương hiệu hàng hóa sản phẩm có chất lượng của tỉnh, tăng cường tổ chức công tác quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ nông sản để hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tiêu thụ sản phẩm, xuất khẩu hàng hóa. Thực hiện tốt Chương trình “Liên kết 4 nhà”, xây dựng mô hình “3 nhà” doanh nghiệp - hợp tác xã và nông dân để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; - Xây dựng mạng lưới chợ đầu mối, chợ nông thôn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ nông sản phẩm cho nông dân. Hướng dẫn, tạo điều kiện để các hợp tác xã có thể đảm nhiệm dịch vụ đầu ra cho nông sản hàng hóa. Phát triển các thị trấn, thị tứ, các trung tâm “Công nghiệp - dịch vụ nông thôn” gắn với các trục giao thông chính. 3.2.4 Giải pháp về thủy lợi - Tập trung sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa nước để đảm bảo an toàn nhất là các hồ chứa thủy lợi vừa và nhỏ; củng cố, nâng cấp công trình đầu mối, kiên cố hóa, từng bước hiện đại hóa các hệ thống hiện có; xây dựng và hoàn thiện các công trình lớn, liên vùng phục vụ đa mục tiêu, cấp nước cho các khu công nghiệp. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng các công trình trên dòng chính, công trình vùng cửa sông phục vụ đa mục tiêu; - Đầu tư hệ thống thủy lợi cho vùng sản xuất màu tập trung để tạo điều kiện chuyển đổi cây trồng và nâng cao giá trị sản xuất; - Củng cố các hệ thống đê sông, đê biển; phòng, chống ngập úng khu dân cư tập trung; chủ động phòng tránh và thích nghi với biến đổi khí hậu. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 3.2.5. Giải pháp về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất Phát triển toàn diện theo hướng nông nghiệp sạch, bền vững, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới; từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ để tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi chủ lực tham gia chương trình như: lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa chất lượng cao, bò thịt cao sản, lợn chất lượng cao. Khuyến khích các doanh nghiệp và nông dân mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất như đầu tư ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và làm nhà kính, nhà lưới, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và công nghệ sau thu hoạch, bảo quản sản phẩm. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KÊT LUẬN Tỉnh đã có những chuyển dịch đúng hướng, tác động mạnh mẽ làm thay đổi nhận thức, thay đổi cung cách làm ăn, mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của các hộ gia đình; đồng thời huy động thêm các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp như hệ thống điện, kiên cố hóa hoá kênh mương, bê tông hóa giao thông nội đồng, dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, góp phần tích cực làm chuyển biến bộ mặt nông nghiệp vùng ven đô và nâng cao đời sống người nông dân. Trong những năm tới, để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, đòi hỏi nông nghiệp phải được tổ chức đầu tư hợp lý và đồng bộ, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, khai thác tốt tiềm năng đất đai, phát huy tối đa nguồn nội lực kết hợp với việc tranh thủ có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài (các chương trình đầu tư của Trung ương, của tỉnh, liên doanh, liên kết...), để tập trung phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững, có hiệu quả cao. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2016 - 2020 là hết sức cần thiết nhằm xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XII, nhiệm kỳ 2015 - 2020. 2. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Do sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố ít hưởng lợi từ các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ, các chương trình mục tiêu quốc gia, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, vì vậy để tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp của thành phố phát triển, đề nghị Trung ương, tỉnh quan tâm bố trí vốn để đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi (hồ đập, hệ thống tiêu úng, nạo vét các hồ, hói, kiên cố hóa kênh mương), giao thông nội đồng, cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản tập trung... để phục vụ sản xuất, nâng cao đời sống người nông dân vùng ven đô thị. - Đề nghị các Sở, ban, ngành cấp tỉnh tham gia chỉ đạo trong quá trình thực hiện đề án; tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp chức năng; cùng với thành phố tăng cường các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ đầu tư và chỉ đạo các mô hình trình diễn, mô hình sản xuất thử nghiệm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ sở và lực lượng cán bộ kỹ thuật của các 23 trung tâm, các trạm khuyến nông, khuyến ngư, thú y; cán bộ quản lý, cán bộ HTX, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ. - UBND thành phố đề nghị HĐND thành phố ban hành nghị quyết thông qua Đề án phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2016 - 2020 để tổ chức triển khai thực hiện. Để hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, kiến nghị một số vấn đề như sau: • Đối với Chính phủ, Bộ ngành Trung ương: - Nguồn vốn đầu tư: Tập trung ưu tiên các nguồn vốn từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, ...để đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong giai đoạn tới nhằm đáp ứng được nhu cầu và tiềm năng phát triển. Trọng tâm là các dự án: + Khắc phục thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; + Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. + Bảo vệ và phát triển rừng; + Đào tạo nghề và đào tạo nguồn nhân lực, nhất là khu vực nông thôn; + Các dự án về hỗ trợ và phát triển sản xuất. + Đối với tỉnh đang còn nhiều khó khăn như Quảng Trị, hàng năm phải nhận bổ sung cân đối 70% từ ngân sách Trung ương, nhu cầu nguồn vốn ODA rất lớn; đề nghị các Bộ, ngành Trung ương ưu tiên bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA đã cam kết. + Trước tình hình biến động phức tạp ở Biển Đông, để tăng cường phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và đáp ứng nhu cầu neo đậu, trú tránh bão của thuyền khai thác thủy sản trên các vùng biển xa trong và ngoài tỉnh cũng như hỗ trợ các tàu chuyên dụng như Cảnh sát biển, Kiểm ngư làm nhiệm vụ, đề nghị Trung ương bố trí vốn trung hạn giai đoạn 2016-2020 để xây dựng và mở rộng Khu neo đậu tránh trú bão và kết hợp cảng cá Cồn Cỏ và Bắc Cửa Việt. SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 71 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Về cơ chế chính sách: Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương điều chỉnh kịp thời những chính sách bất hợp lý như : Đầu tư cho nông nghiệp ngày càng lớn trong khi mức độ rủi ro do thời tiết thất thường, thiên tai, dịch bệnh ngày một gia tăng nên việc thực hiện Bảo hiểm nông nghiêp là rất cần thiết hiện nay. Kiến nghị với trung ương cần tháo gỡ những bất cập về tiêu chí để Quảng Trị được tham gia vào chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp. + Có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào hạ tầng kinh tế- xã hội, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề phát triển nông nghiệp, nông thôn; + Đề nghị Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tàì chính có chính sách khoanh nợ, giản nợ và cho vay ưu đãi với lãi suất thấp cho việc tái canh cây cà phê, cao su, hồ tiêu và người sản xuất bị thiệt hại do thiên tai để người dân có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần ổn định đời sống; chính sách vay tín dụng ưu đãi cho người dân trồng rừng gỗ lớn. - Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT: + Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý rừng bền vững - cấp chứng chỉ rừng để địa phương có cơ sở triển khai thực hiện. + Ban hành chính sách (Chính sách về thuế sử dụng đất, chính sách bảo hiểm, về vốn vay,...) nhằm khuyến khích các doanh nghiệp và người dân trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, trồng cây với chu kỳ kinh doanh lâu dài hơn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, thu mua gỗ nguyên liệu trong dân. + Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan chỉ đạo thực hiện Chương trình điều tra nguồn lợi tài nguyên biển, dự báo kịp thời về nguồn lợi và ngư trường để cung cấp thông tin cho ngư dân khai thác hiệu quả. + Giúp tỉnh Quảng Trị xây dựng liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp của Bộ và các cơ sở sản xuất trong tỉnh, các nhà kinh doanh các doanh nghiệp, các nhà tổ chức sự kiện nhằm phát triển và quảng bá nông nghiệp Quảng Trị • Đối với tỉnh: SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 72 Đạ i ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Đề nghị UBND tỉnh, các sở ban ngành có liên quan sớm ban hành các chính sách, quy chế ưu đãi để các doanh nghiệp, người dân yên tâm đầu tư phát triển các sản phẩm chủ lực. - Sớm ban hành các chính sách nhằm cụ thể hoá các chương trình lòng ghép, dự án để hỗ trợ cho tiến trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”. - Cụ thể hoá các chính sách khuyến khích để các tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là lĩnh vực chế biến gắn tiêu thụ sản phẩm. - Sớm ban hành các chủ trương, chính sách nhằm phát huy tối đa nguồn lực trong đầu tư phát triển kinh tế như kinh tế hộ gia đình, gia trại và trang trại, HTX của khu vực nông thôn hiện nay - Đề nghị quan tâm hỗ trợ đầu tư các công trình thủy lợi, tiêu úng, thoát lũ; xây dựng các tuyến đê sông, đê biển, kè chống xói lở... Hỗ trợ vận động, kêu gọi các dự án ODA đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người nghèo. Có chính sách đầu tư hỗ trợ đối với các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 73 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo, Kinh tế và đổi mới kinh tế (2000), NXB chính trị quốc gia Hà Nội 2. Chi cục thống kê tỉnh Quảng Trị, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Trị năm 2014 3. Từ điển triết học, NXB Tiến bộ, Matxcova, 1975 4. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, Báo các kế hoạch KT-XH 2016-2020, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng an ninh năm 2015 và kế hoạch phát triển KT-XH, QPAN năm 2016 5. Các website: Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị , www.Quangtri.gov.vn/, Khóa luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lieu/khoa-luan-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-nong-nghiep-huyen-yen-hung-tinh-quang- ninh-thuc-trang-va-giai-phap-8724/ Khóa luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lieu/khoa-luan-chuyen-dich-co-cau-kinh-te-nong-nghiep-huyen-yen-hung-tinh-quang- ninh-thuc-trang-va-giai-phap-8724/ Khóa luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cau-kinh-te-nong-nghiep-huyen-y-yen-giai-doan-2002-2012.htm SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 74 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp PHỤ LỤC 1.CÁC CHỈ TIÊU TỔNG HỢP (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2014 của HĐND tỉnh Quảng Trị) Số TT Hạng mục ĐVT Năm 2020 A Các chỉ tiêu chất lượng I Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân % 3 – 4 II CƠ CẤU GDP NÔNG LÂM THỦY SẢN % 13 III TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GTSX BQ/NĂM % 3,5 - 4,0 IV CƠ CẤU NGÀNH NÔNG - LÂM - THỦY SẢN % 100,0 1 Nông nghiệp % 64,0 - Trồng trọt % 57,5 - Chăn nuôi % 35,1 - Dịch vụ nông nghiệp % 7,4 2 Lâm nghiệp % 6,0 3 Thủy sản % 30,0 B Các chỉ tiêu hướng dẫn I TRỒNG TRỌT 1 Diện tích cây lương thực có hạt ha 51.500 2 Sản lượng lương thực có hạt tấn 265.518 3 Diện tích lúa gieo trồng cả năm ha 45.500 Trong đó: lúa 02 vụ ha 44.000 4 Diện tích lúa chất lượng cao ha 34.500 5 Ngô ha 6.000 6 Diện tích sắn nguyên liệu ha 10.500 SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 75 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 7 Diện tích rau đậu ha 10.000 8 Diện tích cây lạc ha 6.000 9 Diện tích cây công nghiệp lâu năm + Hồ tiêu ha 2.650 + Cao su ha 27.000 + Cà phê ha 5.600 + Cây ăn quả ha 8.000 II CHĂN NUÔI 1 Tổng đàn trâu 1000 con 26 – 27 2 Tổng đàn bò 1000 con 55 – 60 3 Tổng đàn lợn 1000 con 250 – 260 4 Tổng đàn gia cầm Triệu con 2,0 - 2,2 5 Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng Ngàn tấn 54 III LÂM NGHIỆP 1 Trồng mới rừng tập trung Ha/năm 5500 - 6000 2 Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên Ha/năm 1.000 3 Bảo vệ rừng tự nhiên Ha/năm 22.500 4 Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC Ha 42.000 5 Tỷ lệ che phủ rừng % 50,0 IV THỦY SẢN 1 Diện tích nuôi trồng thủy sản ha 4.000 2 Tổng sản lượng thủy sản tấn 38.000 V THỦY LỢI Diện tích tưới tiêu chủ động % 85,0 SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 76 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.Hình ảnh sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Trị Ảnh 1: Ứng dụng KHKT vào ươm giống cây lâm nghiệp cho hiệu quả cao Ảnh 2: Mô hình trồng rau an toàn đang được nhân rộng tại thàn phố Đông hà SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 77 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Ảnh 3: Vườn hồ tiêu ở Gio Linh, Quảng Trị Ảnh 4: Phát triển diện tích cây lạc ở Vĩnh Tú-Vĩnh Linh SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 78 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Ảnh 5: Người dân Quảng Trị thu hoạch lúa vụ Hè thu Ảnh 6: Chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại ở Vĩnh Linh SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 79 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Ảnh 7: Lạc được trồng trên đất cát ở xã Trung Giang, Gio Linh, Quảng Trị Ảnh 8: Phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại chăn nuôi bò ở xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) SVTH: Bùi Thị Hà – K46C KHĐT 80 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbui_thi_ha_7839.pdf
Luận văn liên quan