Khóa luận Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính của CTCP tập đoàn Dabaco Việt Nam

Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại, hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mô, trong từng doanh nghiệp, phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phân tích thực trạng tài chính của Công ty thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần được đặt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước. Trước hết, Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi áp dụng phân tích tài chính vào Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO đã thấy rõ được thực trạng về tài chính của Công ty. Một vài giải pháp khóa luận đã để cập cũng chỉ là những tham khảo, chưa mang tính thực tiễn cao. Nhưng qua đây, tôi cũng mong rằng, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO nói riêng và các Công ty khác nói chung sẽ tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm thực hiện tốt công tác tài chính trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.

pdf103 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích các Báo cáo tài chính của CTCP tập đoàn Dabaco Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9, nghĩa là 63,94% vốn dùng để tài trợ cho tài sản của Công ty là từ nợ phải trả.. Tỷ lệ này tăng lên trong năm 2010 cho thấy mức độ nợ trong tổng tài sản tăng lên, thể hiện khả năng thanh toán của Công ty không tốt trong năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do tốc độ tăng nợ phải trả (78,19%) nhanh hơn so với tổng tài sản (54,18%). Trong năm, Công ty đã phải vay vốn ngắn hạn và dài hạn để phục vụ cho mua nguyên vật liệu đầu vào và phục vụ dự án nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên đến năm 2011, tỷ lệ này có xu hướng giảm đi 2,39% so với năm 2010 nhưng vẫn ở mức cao (trên 50%). Chính do mức độ sử dụng nợ ngày càng nhiều làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của Công ty, từ đó làm tăng rủi ro tài chính cho Công ty. Xét về tỷ lệ giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu, ta thấy tỷ số này cũng tăng giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể năm 2010 tỷ lệ này đạt 180,07% nghĩa là tương ứng với mỗi 100 đồng vốn do chủ doanh nghiệp cung cấp, chủ nợ cung cấp 180,07 đồng. Năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống còn 160,07%, tuy nhiên ta có thể thấy mức độ sử dụng nợ của Công ty là quá cao, khả năng tự chủ về tài chính thấp, bị lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay (Vay dài hạn để đáp ứng các dự án BĐS), rủi ro tài chính cao. Ta thấy tỷ số nợ ngắn hạn/ tài sản ngắn hạn cũng biến động tăng giảm mạnh qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 là 72,17% nghĩa là nợ ngắn hạn chiếm 72,17% tài sản ngắn hạn. Đến năm 2011, tỷ lệ giảm còn 59,54% nghĩa là có 59,54% nợ ngắn hạn trong nguồn vốn Thang Long University Library 65 ngắn hạn. Đứng trên góc độ doanh nghiệp thì tỷ lệ này là tương đối cao và doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn vay, đặc biệt trong giai đoạn năm 2010. Qua tính toán các tỷ số trên ta thấy, năm 2011 Công ty sử dụng 160,07% nợ so với vốn chủ sở hữu như một nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng so với tổng giá trị tài sản chỉ chiếm 61,55%. Điều này cho thấy cơ cấu vốn của Công ty mang lại rủi ro tài chính lơn, đại bộ phận nợ của Công ty là Nợ ngắn hạn. Do đó, Công ty cần phải có những biện pháp quản lý vốn vay phù hợp, tăng nhanh quy mô vốn chủ sở hữu và từng bước điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty, giảm thiểu rủi ro tài chính do cơ cấu vốn mang lại. 2.4.2.2. Khả năng thanh toán lãi vay Bảng 26: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay ĐVT: Triệu VNĐ (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Từ bảng trên ta thấy hệ số thanh toán lãi vay biến động qua các năm, cụ thể: Năm 2009, hệ số thanh toán lãi vay là 2,20 lần. Năm 2010 là 3,07 lần (tăng 0,86 lần so với năm 2009), nghĩa là cứ 1 đồng lãi vay phải trả thì thu được 3,07 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đến năm 2011 hệ số này giảm mạnh xuống còn 1,89 lần, so với năm 2010 giảm 1,18 lần. Nguyên nhân do EBIT tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của lãi vay, làm hệ số này giảm xuống. Cả 3 năm, hệ số thanh toán lãi vay đều lớn hơn 1, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, rủi ro tài chính của công ty thấp. Tuy nhiên, hệ số này càng giảm càng gây hại đối với Công ty. Vì vậy, Công ty cần điều chỉnh khả năng thanh toán lãi vay không để tiếp tục giảm nhằm tăng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối (Triệu) Tương đối (%) Tuyệt đối (Triệu) Tương đối (%) DTT 1.714.530 2.517.777 3.917.986 803.247 46,85 1.400.209 55,61 GVHB 1.521.340 2.171.832 3.468.681 650.492 42,76 1.296.849 59,71 Lãi gộp 193.190 345.945 449.305 152.755 79,07 103.360 29,88 Chi phí bán hàng 34.027 45.221 65.521 11.194 32,90 20.300 44,89 chi phí quản lý 36.502 54.953 92.667 18.451 50,55 37.714 68,63 Chi phí khấu hao 37.544 29.242 63.437 -8.302 -22,11 34.195 116,94 Tổng chi phí 108.073 129.416 221.625 21.343 19,75 92.209 71,25 EBIT 85.117 216.529 227.680 131.412 154,39 11.151 5,15 Lãi vay 38.623 70.612 120.666 31.989 82,82 50.054 70,89 Hệ số thanh toán lãi vay (Lần) 2,20 3,07 1,89 0,86 39,14 -1,18 -38,47 66 mức an toàn cho khoản nợ vay, sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn và tạo uy tín tín dụng, tạo điều kiện cho lần vay vốn tiếp theo. 2.5. Phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro 2.5.1. Phân tích Dupont - Phân tích chỉ tiêu ROA theo mô hình Duppont ROA Năm 2010 = LNST x DTT DTT Tổng TS = 176.300 x 2.517.777 2.517.777 2.150.204 8,19% = 7% x 1,17 ROA Năm 2011 = 220.430 x 3.917.986 3.917.986 3.201.862 6,86% = 5,63% x 1,22 Như vậy, ROA năm 2011 giảm so với ROA năm trước 1,33%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng các tài sản của Công ty giảm sút. Đây là nhân tố kìm hãm nhà quản trị mở rộng quy mô sản xuất. Sự sụt giảm ROA là do ảnh hưởng của 2 nhân tố sau: + Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần năm 2011 giảm so với năm trước 1,37%, chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí chưa tốt. + Số vòng quay của tài sản năm 2011 tăng so với năm trước 0,05 vòng, chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản đã nâng cao, đây là nhân tố tích cực giúp nhà quản trị tăng ROA. Tuy nhiên sự tăng của số vòng quay tài sản nhỏ hơn sự giảm của tỷ suất sinh lời của doanh thu, dẫn đến ROA năm 2011 giảm so với năm 2010. Đi vào chi tiết sự ảnh hưởng của các bộ phận tài sản, chi phí theo sơ đồ chi tiết sau: Thang Long University Library 67 Sơ đồ 3: Phân tích ROA nâm 2010 CP khác: 99.033 GVHB: 2.171.832 CPLV: 70.612 DTT: 2.517.777 CP: 2.341.477 LNST: 176.300 DTT:2.517.7 77 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: 7% Tiền và TĐT: 213.147 Hàng tồn kho: 667.401 Phải thu: 298.108 TSNH khác: 25.203 TSNH: 1.303.859 DTT: 2.517.777 TTS: 2.150.204 Vòng quay của tài sản: 1,17 ROA 8,19% TSCĐ: 824.472 Đầu tưc TCDH: 2.417 TSDH khác: 8.820 TSDH: 846.345 Lợi thế thương mại: 10.636 - -/- -/- + X 68 Sơ đồ 4: Phân tích ROA năm 2011 CP khác: 108.209 GVHB: 3.468.681 CPLV: 120.666 DTT: 3.917.986 CP: 3.697.556 LNST: 220.430 DTT: 3.917.986 T ỷ suất sinh lời trên doanh thu: 5,63% T và TĐT: 490.322 Hàng tồn kho: 1.542.082 Phải thu: 364.974 TSNH khác: 52.415 TSNH: 2.449.793 DTT: 3.917.986 TTS: 3.201.862 Vòng quay của tài sản: 1,22 ROA 6,86% TSCĐ: 731.451 Đầu tư TCDH: 2.529 TSDH khác: 8.635 TSDH: 752.069 Lợi thế thương mại:9.454 -/- -/- - + X Thang Long University Library 69 - Phân tích chỉ tiêu ROE theo mô hình Duppont ROE Năm 2010 = LNST x DTT x Tổng TS DTT Tổng TS Vốn CSH = 176.300 x 2.517.777 x 2.150.204 2.517.777 2.150.204 763.526 23,09% = 7% x 1,17 x 2,82 ROE Năm 2011 = 220.430 x 3.917.986 x 3.201.862 3.917.986 3.201.862 1.231.145 17,90% = 5,63% x 1,22 x 2,60 Như vậy, ta thấy, chỉ tiêu ROE năm 2011 giảm so với năm trước 5,19%, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu có dấu hiệu giảm sút. Việc tăng đó là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: + Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) năm 2011 giảm so với năm trước 1,37%, chứng tỏ doanh nghiệp chưa mở rộng được thị phần, kiểm soát chi phí chưa tốt. Đây là nhân tố tiêu cực cần khắc phục. + Số vòng quay của tài sản năm 2011 tăng so với năm trước 0,05 vòng, chứng tỏ sự vận động của các tài sản nhanh, đó là yếu tố tích cực, cần được phát huy. + Đòn bẩy tài chính năm 2011 giảm so với năm 2010, như vậy doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu và vốn vay. Ta có thể triển khai chi tiết sự ảnh hưởng của các bộ phận tài sản, chi phí, cơ cấu vốn tới ROE theo sơ đồ sau: 70 Sơ đồ 5: Phân tích ROE năm 2010 CP khác: 99.033 GVHB: 2.171.832 CPLV: 70.612 DTT: 2.517.777 CP: 2.341.477 LNST: 176.300 DTT:2.517.7 77 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu: 7% Tiền và TĐT: 213.147 Hàng tồn kho: 667.401 Phải thu: 298.108 TSNH khác: 25.203 TSNH: 1.303.859 DTT: 2.517.777 TTS: 2.150.204 Vòng quay của tài sản: 1,17 ROE: 23,09 TSCĐ: 824.472 Đầu tưc TCDH: 2.417 TSDH khác: 8.820 TSDH: 846.345 Đo lường cơ cấu vốn ảnh hưởng tới ROE VCSH: 763.526 ĐBTC: 2,82 Lợi thế thương mại: 10.636 - -/- -/- + -/- X X Thang Long University Library 71 Sơ đồ 6: Phân tích Duppont năm 2011 CP khác: 108.209 GVHB: 3.468.681 CPLV: 120.666 DTT: 3.917.986 CP: 3.697.556 LNST: 220.430 DTT: 3.917.986 T ỷ suất sinh lời trên doanh thu: 5,63% T và TĐT: 490.322 Hàng tồn kho: 1.542.082 Phải thu: 364.974 TSNH khác: 52.415 TSNH: 2.449.793 DTT: 3.917.986 TTS: 3.201.862 Vòng quay của tài sản: 1,22 ROE 17,9 % TSCĐ: 731.451 Đầu tư TCDH: 2.529 TSDH khác: 8.635 TSDH: 752.069 Đo lường cơ cấu vốn ảnh hưởng tới ROE VCSH: 1.231.145 ĐBTC: 2,60 Lợi thế thương mại:9.454 -/- -/- -/- - + X X 72 2.5.2. Phân tích đòn bẩy 2.5.2.1. Đòn bẩy kinh doanh Bảng 27: Bảng tính đòn bẩy kinh doanh ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 1.714.530 2.517.777 3.917.986 803.247 46,85 1.400.209 55,61 Chi phí Chi phí cố định 108.073 129.416 221.625 21.343 19,75 92.209 71,25 Chi phí biến đối 1.521.340 2.171.832 3.468.681 650.492 42,76 1.296.849 59,71 Tổng chi phí 1.629.413 2.301.248 3.690.306 671.835 41,23 1.389.058 60,36 EBIT 85.117 216.529 227.680 131.412 154,39 11.151 5,15 DOL (lần) 2,27 1,60 1,97 -0,67 -29,61 0,38 23,52 ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Như vậy, nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng độ lớn đòn bẩy kinh doanh của Công ty qua 3 năm khá cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại tăng giảm thất thường. Cụ thể, năm 2009, độ lớn đòn bẩy kinh doanh là 2,27 lần, nhưng đến năm 2010, chỉ tiêu này giảm còn 1,60 lần (giảm 0,67 lần so với năm 2009). Sang đến năm 2011, độ lớn đòn bẩy hoạt động tăng 0,38 lần so với năm 2010, đạt mức 1,97 lần. Có thể nói, đòn bẩy hoạt động thể hiện mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty. Vì vậy, sự tăng giảm thất thường của độ lớn đòn bẩy kinh doanh tương ứng với sự tăng giảm của tỷ trọng chi phí cố định trong tổng chi phí. Năm 2009 và 2011, Công ty đầu tư nhiều hơn vào chi phí cố định như đầu tư thêm máy móc, thiết bị, xây dựng nhà xưởng.với hy vọng số lượng tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Có thể nói, chi phí cố định gây ra sự thay đổi số lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao đồng nghĩa với tỷ trọng chi phí cố định lớn trong tổng chi phí, Công ty có thể sẽ gặp phải rủi ro trong kinh doanh khi sản lượng tiêu thụ không được nâng cao. 2.5.2.2. Đòn bẩy tài chính Thang Long University Library 73 Bảng 28: Bảng tính đòn bẩy tài chính qua các năm ĐVT: Triệu VNĐ ( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Từ bảng trên, ta có thể thấy, công ty có sử dụng nợ vay nên có độ lớn đòn bẩy tài chính qua 3 năm đều lớn hơn 1. Tuy nhiên, độ lớn của đòn bẩy tài chính của Công ty biến động tăng giảm thất thường qua các năm. Cụ thể, năm 2009, hệ số này là 1,83 lần, nhưng sang đến năm 2010, hệ số này giảm 0,35 lần xuống còn 1,48 lần. Năm 2011, độ lớn đòn bẩy tài chính tăng lên mức 2,13 lần (tăng 0,64 lần). Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường này là do Công ty đẩy mạnh việc vay nợ ngắn hạn, đặc biệt trong năm 2011 (tỷ lệ tăng trưởng vay ngắn hạn trung bình là 40% trong những năm gần đây, chủ yêu là tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi). Ngoài ra, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều hơn phần vốn có thể chiếm dụng từ khách hàng. Vốn chiếm dụng trung bình chỉ chiếm khoảng 20% nợ ngắn hạn. Mang đặc trưng của ngành sản xuất nên DABACO sử dụng nợ khá cao so với các doanh nghiệp khác. Đặc biệt, DABACO sử dụng khá nhiều nợ vay ngân hàng. Việc sử dụng nợ vay nhằm hỗ trợ kinh doanh trong việc mua nguyên vật liệu đặc biệt là nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, nợ được xem là chi phí tài chính cố định, dù doanh nghiệp có hoạt động ra sao, thu nhập nhiều hay thậm chí đang thua lỗ thì doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc trả lãi vay đúng kỳ hạn và trả nợ gốc khi đáo hạn. Do vậy, sự tăng nợ của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc gia tăng thêm rủi ro tài chính. Đặc biệt, trước tình hình biến động của tỷ giá và lãi suất hiện nay thì cơ cấu vốn hiện tại của DABACO chứa đựng khá nhiều rủi ro. 2.5.3. Phân tích cân đối tài chính Để hiểu rõ mức độ sinh lời và rủi ro do cân đối tài chính gây ra, ta xét các quan hệ cân đối tài chính sau: Cân đối 1: B nguồn vốn = A tài sản (I+II+IV+V) + B tài sản Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) EBIT 85.117 216.529 227.680 131.412 154,39 11.151 5,15 Lãi vay 38.623 70.612 120.666 31.989 82,82 50.054 70,89 DFL 1,83 1,48 2,13 -0,35 -18,94 0,64 43,38 74 Bảng 29: Phân tích quan hệ cân đối 1 ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 B Nguồn vốn 611.208 763.527 1.231.146 A Tài sản (I+II+IV+V) + B Tài sản 1.307.012 1.752.096 2.836.888 Chênh lệch -695.804 -988.569 -1.605.742 (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán ) Dựa vào bảng trên ta thấy nguồn vốn tự có không đủ trang trải cho các tài sản đang sử dụng nên Công ty phải vay mượn. Cả 3 năm thì nguồn vốn tự có đều nhỏ hơn số tài sản tự có ban đầu, do vậy để có số tài sản phục vụ cho các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn bên ngoài. Năm 2010, lượng vốn thiếu là 988.569 triệu đồng, đến năm 2011 lượng vốn thiếu không được cải thiện mà còn tăng lên 1.605.742 triệu đồng. Từ phân tích ta thấy trong quá trình hoạt động kinh doanhm khi vốn chủ sở hữu không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh, doanh nghiệp được phép đi vay để bổ sung vốn kinh doanh. Tuy nhiên Công ty cũng phải đối mặt với rủi ro tài chính mà do cơ cấu sử dụng nợ mang lại. Với tình hình này, ta so sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng Bảng 30: So sánh vốn đi chiếm dụng và vốn bị chiếm dụng ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vốn đi chiếm dụng 161.314 345.390 398.009 Vốn bị chiếm dụng 87.577 398.108 364.974 Chênh lệch (1)-(2) 73.737 -52.718 33.035 (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán ) Trong đó: Vốn đi chiếm dụng = Phải trả người bán + Người mua trả tiền trước + Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước + Phải trả người lao động + Chi phí phải trả + Phải trả nội bộ + Phải trả, phải nộp khác. Vốn bị chiếm dụng = Các khoản phải thu + Tạm ứng + Ký quỹ ngắn hạn Từ bảng phân tích ta thấy năm 2010, DABACO bị chiếm dụng vốn khá lớn (52.718 triệu đồng). Nhưng năm 2009, Công ty cũng chiếm dụng được 1 lượng vốn lớn từ các công ty khác. Tuy nhiên, lượng vốn này đến năm 2011 giảm mạnh (từ 73.737 triệu năm 2009 xuống còn 33.035 triệu năm 2011). Do vậy, trong thời gian tới, nhà quản trị Công ty Thang Long University Library 75 phải có chính sách phù hợp để giảm lượng vốn bị chiếm dụng đi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Cân đối 2: B Nguồn vốn + A (II) Nguồn vốn = B Tài sản Bảng 31: Phân tích quan hệ cân đối 2 ĐVT: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 B Nguồn vốn + A(II) Nguồn vốn (1) 843.809 1.197.425 1.743.300 B tài sản (2) 548.763 846.344 752.069 Chênh lệch (1)-(2) 295.046 315.081 991.231 (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Qua bảng tính ta thấy Công ty có nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản dài hạn nghĩa là doanh nghiệp có vốn lưu chuyển, mức vốn lưu chuyển luôn tăng qua các năm nên đảm bảo tính ổn định và cân bằng tài chính. Cụ thể cuối năm 2009 lượng vốn lưu chuyển là 295.046 triệu đồng, đến cuối năm 2010 thì lượng vốn lưu chuyển đã tăng lên là 991.231 triệu đồng. Như vậy một phần nguồn vốn dài hạn thừa dùng để tài trợ cho các hoạt động ngắn hạn, điều này thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là tốt lên qua các năm. Nguyên nhân của vấn đề này là do chính sách đầu tư của chủ doanh nghiệp, đó là tăng cường các quyết định đầu tư dài hạn như xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 là chương có thể nói là quan trọng nhất của Khóa luận. Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính ở chương này là tiền đề để đưa ra các đánh giá và giải pháp khắc phục ở chương 3. Ở chương 2 này, tôi triển khai việc phân tích tình hình tài chính, hiệu quả tài chính, rủi ro tài chính cũng như phân tích phối hợp hiệu quả và rủi ro tài chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam. Với mỗi phần, tôi sử dụng và phân tích các chỉ tiêu tài chính tương ứng để làm rõ tình hình tài chính của công ty. Ngoài ra, tôi cũng so sánh tình hình tài chính của Công ty so với một số doanh nghiệp cùng ngành. 76 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP TẬP ĐOÀN DABACO VIỆT NAM 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO trong giai đoạn 2012-2014. - Lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi ra các vùng miền bằng các kênh phân phối đa dạng của các thương hiệu thức ăn. - Lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản + Tiếp tục triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt bao gồm: Nhà văn phòng và sàn giao dịch bất động sản, Dự án sản xuất rau an toàn tại xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du; Nhà máy xử lý trứng tại Thị trấn Chờ, huyện Yên Phong; nhà máy sản xuất bột cá tại Hải Phòng. + Triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Quế Võ III; Dự án Khu đô thị và dịch vụ KCN Quế Võ III + Triển khai thực hiện các dự án theo hình thức BT đã được UBND tỉnh giao và các dự án đối ứng vốn gồm: Khu đô thị - dịch vụ làng nghề tại xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn (60ha); Khu đô thị tại các xã Phong Khê, Khúc Xuyên và phường Võ Cường, Tp Bắc Ninh (50ha); Khu đô thị mới Đình Bảng (55ha). + Giao Công ty TNHH Bất động sản DABACO triển khai thực hiện các dự án: Hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề và Khu nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại tại xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn (34ha); Bãi đỗ xe ngoài trời kết hợp cây xanh Khu đô thị Đền Đô (1 ha). + Nghiên cứu, di chuyển Công ty TNHH MTV Gà giống DABACO sang địa điểm mới tại xã Hàn Quảng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. - Chiến lược tài chính + Tiếp tục duy trì cơ cấu tài chính có sử dụng nợ vay nhiều đồng thời với việc tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. + Sử dụng tín dụng ngắn hạn và dài hạn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hơn nữa đa dạng kênh huy động vốn để phục vụ cho một số dự án mang tính dài hạn trong tương lai. + Coi trọng công tác đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất, xem xét và sử dụng một số hình thức tài trợ tài sản như thuê tài chính, thuê hoạt động một số tài sản có giá trị lớn, tăng cường xây dựng đội ngũ nhân viên có khả năng đọc, lập và phân tích Thang Long University Library 77 tài chính để từ đó giúp Công ty có khả năng thực hiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty thường xuyên hơn. 3.2. Đánh giá tình hình chung của Công ty Qua quá trình tìm hiểu tại Công ty, tôi có thể rút ra một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó giúp quá trình phân tích tình hình tài chính thuận tiện hơn và có cái nhìn chính xác hơn về hoạt động tài chính của Công ty. - Điểm mạnh ( Strengths) + Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng lực và tâm huyết. + Mô hình kinh doanh khép kín từ sản xuất con giống – thức ăn – chăn nuôi gia công gà, lợn đến giết mổ và chế biện thịt gia súc, gia cầm, tạo thành chuỗi giá trị của Công ty. + Lợi thế kinh tế nhờ quy mô với các Nhà máy công suất lớn và trang thiết bị hiện đại nhất. + Thương hiệu có uy tín trên thị trường. + Tốc độ tăng trưởng doanh thu cao và ổn định (đạt khoảng 50-60%). + Khả năng phát triển và mở rộng thị trường, mở rộng lĩnh vực hoạt động. - Điểm yếu (Weaknesses) + Chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và một số lĩnh vực mới như đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp, kinh doanh siêu thị, nhà hàng, khách sạn + Thiếu nhân lực quản lý khi phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế. - Cơ hội (Opportunities) + Thị trường thức ăn chăn nuôi còn rất lớn do ngành chăn nuôi có tốc độ phát triển mạnh nhất trong các lĩnh vực hoạt động nông nghiệp. + Công ty nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành + Mối quan hệ hợp tác với các chuyên gia quốc tế của công ty khá tốt. + Nhà nước có chủ trương khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi và chú trọng thực phẩm sạch là cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ triển vọng cho Công ty. - Thách thức (Threatens) + Yếu tố dịch bệnh gia súc gia cầm. + Nguyên liệu đầu vào SX TACN lệ thuộc vào nguồn nhập ngoại nên dễ bị ảnh hưởng khi có sự dao động giá cả trên thị trường quốc tế. + Cạnh tranh trong ngành sẽ ngày càng trở nên gay gắt do khả năng gia nhập ngành cao và khá dễ. 78 3.3. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cũng qua quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần Tập đoàn DaBaCo Việt Nam, tôi có một số đánh giá về tình hình tài chính như sau: 3.3.1. Ưu điểm - Công ty luôn đảm bảo khả năng thanh toán. Điều này thể hiện ở chỉ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty trong ba năm đều lớn hơn 1. Cụ thể, hệ số này năm 2011 là 1,62 lần; năm 2010 là 1,56 lần; năm 2009 là 1,81 lần. - Do có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo sản xuất thức ăn chăn nuôi nên mặc dù 3 năm qua, giá nguyên liệu có nhiều biến động, nhưng Công ty đã dự trữ được một lượng nguyên liệu tương đối lớn, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh ổn định và có hiệu quả. - Cơ cấu tài sản hợp lý: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản dài hạn trong tổng tài sản; tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn là một cơ cấu hợp lý vì đây là doanh nghiệp sản xuất. - Mức độ ổn định sản xuất kinh doanh tốt thể hiện ở tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản dài hạn của Công ty. Qua 3 năm, tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng rất lơn trong tổng tài sản (trên 70%). Việc đầu tư mua sắm tài sản cố định và đầu tư xây dựng góp phần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty là rất quan trọng. Tỉ lệ đầu tư tài sản cố định nói lên mức độ ổn định sản xuất kinh doanh lâu dài, duy trì khối lượng và chất lượng sản phẩm để tiếp tục giữ thế cạnh tranh, mở rộng thị trường của Công ty. - Là doanh nghiệp sản xuất nên Công ty có mức dự trữ NVL tương đối lớn để phục vụ cho SXKD. Bên cạnh đó, thành phẩm mà Công ty sản xuất ra luôn được dự trữ để đáp ứng ở mức cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. 3.3.2. Nhược điểm Tuy nhiên qua quá trình đánh giá hoạt động tài chính nói chung tại Công ty, tôi cũng xin đưa ra một số yếu điểm về hoạt động tài chính còn tồn tại tại Công ty cần được khắc phục để nâng cao năng lực tài chính của Công ty trong thời gian tới: - Thứ nhất: Cơ cấu nguồn vốn chưa thật sự tốt. Các khoản nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn. Cụ thể: Nợ phải trả chiếm trên 50% trong tổng vốn và có dấu hiệu gia tăng qua các năm (Năm 2009 chiếm 55,33%, Năm 2010 chiếm 63,94%, Năm 2011 chiếm 61,55%). Trong đó, Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nợ dài hạn trong tổng nợ phải trả. Năm 2009, nợ ngắn hạn chiếm 69,85%. Năm 2010, tỷ lệ này giảm xuống còn 68,44% nhưng đến năm 2011 lại tăng mạnh lên mức 74,01%. Điều này cho thấy khả năng Thang Long University Library 79 tự chủ tài chính đã giảm và gia tăng sử dụng nợ có thể dẫn tới tăng rủi ro tài chính cho công ty. - Thứ hai: Khả năng sinh lợi khá cao nhưng không ổn định và có xu hướng giảm dần. Tất cả các chỉ tiêu sinh lợi (ROS, ROA, ROE) đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2009-2010 nhưng lại giảm trong giai đoạn 2010-2011. Do Công ty chưa tận dụng được hết công suất nhà máy sản xuất thức ăn làm cho hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao. Thêm vào đó tỷ suất sinh lợi so với doanh thu còn nhiều biến động, mặc dù doanh thu tăng với tốc độ nhanh nhưng tốc độ tăng chi phí nhanh hơn đặc biệt là giá vốn do Công ty chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. - Thứ ba: Khả năng thanh toán còn thấp. Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 1, tuy nhiên các chỉ tiêu thanh toán còn lại như khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán nhanh đều nhỏ hơn 1 và có xu hướng giảm dần. Mặc dù khả năng thanh toán của Công ty đều ở mức đảm bảo khả năng thanh toán, tuy nhiên tài sản lưu động vẫn đang ở dạng tồn kho còn nhiều, chính điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm nhiều so với khả năng thanh toán hiện hành. Hơn nữa do chính sách tín dụng bán hàng trả chậm nên lượng tiền mặt thu được là ít, chính điều này làm khả năng thanh toán tức thời đang ở mức không hợp lý. Do vậy mà Công ty đang phải đối đầu với rủi ro tài chính do những khoản nợ mang lại. - Thứ tư: Khả năng quản lý vốn vay đang giảm dần. Với tốc độ tăng lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập hoạt động thường xuyên làm cho khả năng quản lý vốn vay đang giảm dần, tuy nhiên vẫn đang ở mức an toàn. Tuy nhiên nếu không xây dựng được kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả thì nguy cơ mất khả năng thanh toán lãi vay là rất lớn, làm giảm lòng tin đối với các ngân hàng khi cấp tín dụng cho các lần sau. - Thứ năm: Mức độ sử dụng đòn bẩy là cao. Chính cơ cấu vốn với tỷ lệ nợ chiếm phần nhiều đã mang lại đòn bẩy tài chính khá cao cho Công ty. Điều này gây áp lực lớn trong hoạt động kinh sản xuất và mang lại rủi ro tài chính lớn, từ đó buộc nhà quản trị Công ty phải cố gắng trong điều hành doanh nghiệp, duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu nhất định, từ đó nâng cao vốn chủ sở hữu thông qua lợi nhuận giữ lại. - Thứ sáu: Trong doanh nghiệp chưa hình thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính. Nhiệm vụ và chức năng của giám đốc tài chính mặc nhiên do kế toán trưởng làm thay. Do vậy giữa công tác tài chính và công tác kế toán đôi khi vẫn đang còn tồn tại sự nhầm lẫn chức năng. Công tác phân tích tài chính chưa được chú trọng và cũng chưa gắn liền với hoạch định tài chính. 80 3.4. Các giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Qua nghiên cứu và phân tích tình hình tài chính tại Công ty, từ những điểm yếu mà tôi nhận thấy, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của Công ty như sau: 3.4.1. Về cơ cấu nguồn vốn - Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý Trong 3 năm qua nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và có xu hướng ngày càng tăng. Nguyên nhân do hiệu quả kinh doanh chưa cao, lợi nhuận làm ra ít nên dùng để bổ sung nguồn vốn ít, trong khi nhu cầu vốn lại tăng cao, hệ quả là Công ty phải đi vay bên ngoài hoặc đi chiếm dụng vốn của đối tượng khác. Do đó, Công ty cần chú ý hơn việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn, giảm tỷ trọng nợ vay một cách phù hợp mà vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Tăng vốn tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện khả năng thanh toán. Hiện nay, tỷ lệ trong cơ cấu vốn của Công ty còn nhiều bất cập. Nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao hơn Vốn chủ sở hữu và có xu hướng ngày càng tăng. Điều này làm cho sự tự chủ của Công ty về mặt tài chính giảm sút. Nếu không xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý, Công ty rất có thể gặp nhiều rủi ro. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty, dựa vào sự đánh giá mang tính chủ quan, cá nhân, tôi xin mạnh dạn đưa ra bảng cơ cấu nguồn vốn đối với Công ty theo nguyên tắc 60-40 như sau: Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả 60 B. Vốn chủ sở hữu 40 Tổng nguồn vốn 100 Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư ước tính, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam vào khoản 2,33 lần, tức là tỷ lệ nợ chiếm 70% so với tổng vốn. Đây là ngưởng nợ tối đa trong cơ cấu vốn đầu tư của các dự án SXKD thông thường. Trong khi mức hợp lý trong mối quan hệ giữa an toàn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp thì thì tỷ lệ này nên dao động trong khoảng 40% -60%. Ngoài ra, cơ cấu nguồn vốn mà trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn Vốn chủ sở hữu cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trước hết, việc Công ty vay nợ sẽ làm phát sinh một khoản lãi. Trong quản lý tài chính, chi phí lãi vay được tính là chi phí Thang Long University Library 81 hợp lý của doanh nghiệp. Nhờ đó, chi phí lãi vay được tính là chi phí giảm thuế cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vay nợ nhiều, tức là thuế mà doanh nghiệp phải nộp lại ít đi. Điều này mang lại lợi ích không nhỏ cho doanh nghiệp. Nhưng quan trọng hơn cả, vì doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản lãi cố định cho khoản vay của mình, vì vậy, Công ty có thể dự đoán được chi phí vốn, giúp giảm thiểu rủi ro tài chính. Thêm vào đó, cơ cấu mà nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 40% là vừa đủ cho khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào các chủ nợ. Cơ cấu 30% hoặc 20% vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn là mạo hiểm, bởi khi đó, doanh nghiệp có thể phải phụ thuộc quá nhiều vào quyết định của bên cho vay. Trong trường hợp, các chủ nợ cần rút vốn gấp hoặc không cho vay, doanh nghiệp sẽ khó có khả năng tiếp tục các dự án kinh doanh. Nhìn vào cơ cấu tài sản những năm qua của Công ty ( chủ yếu là 60% tài sản ngắn hạn và 40% tài sản dài hạn) thì ta có thể thấy, cơ cấu vốn với 40% vốn chủ sở hữu – 60% nợ phải trả là phù hợp. Như đã phân tích ở chương 2, cơ cấu tài sản mà Công ty đang có là một cơ cấu hợp lý vì Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất. Do vậy, cơ cấu vốn 60-40 là vừa đủ cho Công ty. Nợ vay với một tỷ lệ hợp lý và tập trung vào các hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn thu sẽ giúp DN tăng trưởng, nhưng nếu nợ quá cao so vớn vốn chủ sở hữu sẽ dẫn đến nguy cơ phá sản. Vấn đề không chỉ ở nguy cơ lãi suất cao gây thua lổ, mà nó tao ra chi phí “hao mòn” doanh nghiệp (cost of business erosion) rất nghiêm trọng làm suy giảm năng lực cạnh tranh, dần dần đẩy DN tới chổ phá sản. Tóm lại, cấu trúc vốn có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn hợp lý, thận trọng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn trong khoảng 40 – 60% sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn lực để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế. 3.4.2. Về hiệu quả tài chính - Tăng ROE Chỉ tiêu ROE được tính bằng tỷ lệ giữa Lợi nhuận thuần và vốn chủ sở hữu. Vì vậy, muốn tăng ROE thì phương pháp trực tiếp là tăng lợi nhuận thuần. Công ty có thể thực hiện bằng việc tăng doanh thu bán hàng. Trong thời gian tới để nâng cao doanh số bán hàng thì Công ty nên tiến hành một số cuộc điều tra khách hàng để xem họ có hài lòng chấp nhận hàng hoá có chất lượng không để từ đó phản ánh chất lượng vào chiến lược giá, đồng thời cũng nên phân biệt khu vực địa lý để áp dụng khả năng tăng giá cho phù hợp. Hơn nữa trong thời gian tới Công ty cũng nên tăng cường các biện pháp để mở rộng 82 thị trường thông qua việc sử dụng nhiều kênh phân phối như đưa hàng hoá đến nhiều khu vực xa hơn, mở rộng liên doanh liên kếtĐồng thời Công ty cũng nên áp dụng linh hoạt chính sách xúc tiến bán hàng tốt, khuyến mãi và định giá phân biệt. Để cải thiện sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm của Công ty thì Công ty cần đánh giá nhận biết của khách hàng về sản phẩm và mác sản phẩm, phân tích quá trình quyết định mua hàng của khách hàng từ đó có biện pháp cụ thể để giúp khách hàng nhận biết về sản phẩm của Công ty dễ dàng hơn trong thời gian tới - Nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn lưu động + Xác định chính xác nhu cầu VLĐ của công ty Như đã biết, VLĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoạt động, và quyết định đến quy mô sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định được nhu cầu VLĐ là một việc rất cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Hiện tại, Công ty chưa xác định được nhu cầu VLĐ hàng năm, việc này gây không ít khó khăn trong việc quản lý và sử dụng vốn của công ty. Vì vậy, dưới đây tôi xin áp dụng phương thức dự báo dựa vào chu kỳ vận động của vốn để xác định nhu cầu VLĐ. Việc tính toán nhu cầu VLĐ cho năm tiếp theo dựa vào số liệu của năm trước đó, nên gặp nhiều hạn chế do số liệu thuộc quá khứ. Tuy nhiên, có một phương pháp tính toán cụ thể sẽ giúp cho công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ, tránh tình trạng thiếu hụt vốn khi cần thiết, giảm thiểu được những khó khăn không đáng có trong sản xuất. Phương pháp dự báo dựa vào chu kỳ vận động của vốn: Bước 1: Dự kiến doanh thu thuần trong kỳ tiếp theo Giả sử, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần năm 2012 đạt 35% so với 2011, vậy doanh thu thuần dự kiến đạt được trong năm 2012 là 5.289.281 triệu đồng Bước 2: Xác định vòng quay VLĐ kỳ trước Vòng quay VLĐ = Doanh thu thuần trong kỳ TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ Áp vào bài, ta có: Doanh thu thuần năm 2011 là 3.917.986 triệu đồng TSLĐ sử dụng bình quân trong năm 2011 là: 2.449.793 triệu đồng. Vậy: Vòng quay VLĐ = 3.917.986 = 1,59 (vòng) 2.449.793 Bước 3: Xác định nhu cầu VLĐ Thang Long University Library 83 Nhu cầu VLĐ = Doanh thu dự kiến năm kế hoạch Vòng quay VLĐ Trong đó: Doanh thu dự kiến năm kế hoạch là: 5.289.281 triệu đồng (xác định ở bước 1) Vòng quay VLĐ là: 1,59 vòng (Xác định ở bước 2) Vậy: Nhu cầu VLĐ = 5.289.281 = 3.326.592 (triệu đồng) 1,59 Như vậy, nhu cầu VLĐ dự kiến của công ty trong năm 2012 là khoảng 3.326.592 triệu đồng. Từ con số dự đoán này, công ty có thể mạnh dạn hơn trong việc đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở nhu cầu vốn đã xác định được như trên, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động bao gốm việc lựa chọn nguồn tài trợ tích cực nhất, xác định khả năng vốn có, hiệu quả của công ty, số vốn thiếu cần tìm nguồn tài trợ thích hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế tối đa rủi ro xảy ra và tạo cho công ty có cơ cấu vốn linh hoạt. + Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động bằng cách tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luôn chuyển VLĐ.  Xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ ở những thị trường đang có nhu cầu, thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng. Đây chính là cầu nối giữa công ty với khách hàng. Qua đó, công ty có thể thu thập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với công ty  Thực hiện phương châm “ khách hàng là thượng đế” để áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, diều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.  Tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu của khách hàng đồng thời thiết lập hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối tiêu thụ trên diện rộng. + Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho Như đã xem xét ở chương 2, thấy rằng, hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng VLĐ (trên 40%), chủ yếu là nguyên liệu, hàng mua đi đường, thành phẩm. Với lượng dự trữ nguyên vật liệu và thành phẩm như trên, công ty sẽ phải tốn một khoản chi phí không nhỏ cho việc cất trữ và bảo quản kho. Bởi vậy, việc đưa ra 84 các giải pháp là điều cần thiết trong quản lý kho. Một số giải pháp có thể giúp công ty quản lý tốt hàng tồn kho như sau:  Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu nhập về. Nếu hàng nhập kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty.  Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tòn động để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.  Thường xuyên theo dói sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó, dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khaair và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty. Bên cạnh đó, công ty có thể áp dụng mô hình ABC trong việc quản lý hàng lưu kho. Phương pháp này giúp cho công ty phân loại được từng nhóm hàng lưu kho để có biện pháp quản lý và sử dụng hợp lý hơn. Phương pháp áp dụng mô hình ABC gồm những bước cơ bản sau: Bước 1: Xác định nhu cầu hàng năm của một loại hàng hóa bằng cách nhân lượng nhu cầu với đơn giá. Sau đó, sắp xếp thứ tự các loại hàng giảm dần theo giá trị này: 10% đầu danh sách sẽ là các loại hàng tồn kho loại A, 30% tiếp theo là loại B và 60% còn lại là loại C. Bước 2: Xác định mức kiểm soát tồn kho cho mỗi loại A,B,C.  Loại A được theo dõi đặc biệt vì chiếm giá trị lớn, vậy số lượng tồn kho phải thấp nhất có thể. Cần phải tính toán chính xác dự báo và ghi chép chi tiếp trạng thái tồn kho, Các chính sách tồn kho phải được xác định tương ứng.  Loại B và C không nhất thiết phải được giám sát chặt chẽ, lượng tồn kho có thể cho phép “ rộng rãi” hơn, thậm chí có thể áp dụng giám sát theo chu ký, nhất là đối với loại C. Ví dụ: Giả sử lượng và giá trị của từng loại nguyên vật liệu trong năm 2010 của công ty như sau: Thang Long University Library 85 NVL Số lượng (1000 kg) Giá (1000 đồng) 1 3.550 30,6 2 1.255 35,0 3 3.620 40,8 4 4.362 28,5 5 1.653 45,0 6 1.395 47,4 7 2.730 50,5 8 1.652 43,5 9 2.150 47,5 10 4.525 60,9 Dựa vào bảng trên xác định được giá trị các loại nguyên liệu sử dụng trong năm và tính các tỷ lệ, ta có: NVL Số lượng (1000kg) Đơn giá (1000 đồng) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ giá trị (%) Tỷ lệ số lượng (%) Tích lũy số lượng (%) 10 4.525 60,90 275.455 23,90 16,83 16,83 3 3.620 40,80 147.696 12,82 13,46 30,29 7 2.730 50,50 137.865 11,96 10,15 40,44 4 4.362 28,50 124.317 10,79 16,22 56,66 1 3.550 30,60 108.630 9,43 13,20 69,86 9 2.150 47,50 102.168 8,87 7,99 77,86 5 1.653 45,00 74.385 6,45 6,15 84,00 8 1.652 43,50 71.862 6,24 6,14 90,15 6 1.395 47,40 66.123 5,74 5,19 95,33 2 1.255 35,00 43.925 3,81 4,67 100,00 Tổng 26.892 430 1.152.426 100 100 100 Từ đó, ta có thể phân nhóm ABC như sau: Nhóm NVL Tỷ lệ giá trị (%) Tỷ lệ số lượng (%) A 10,3,7 48,68 40,44 B 4,1,9 29,08 37,42 C 5,8,6,2 22,24 22,14 86 - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Giảm bớt tỷ trọng TSCĐ không dùng trong SXKD khiến cho TSCĐ hiện có phát huy hết tác dụng của nó bằng cách: điều chỉnh TSCĐ giữa các đơn vị thành viên để phục vụ kinh doanh có hiệu quả hơn. Chủ động nhượng bán hết TSCĐ không dùng để thu hổi vốn. Chủ động thanh lý TSCĐ hư hỏng, lạc hậu mà không thể nhượng bán hoặc hư hỏng mà không có khả năng phục hồi, đối với TSCĐ tạm thời chưa dùng đến thì cho thuê, cầm cố, thế chấp để huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực khác. Công ty cần cải thiện tình hình sử dụng toàn bộ TSCĐ. Muốn cải thiện tình hình sử dụng thiết bị cần chú ý: + Thứ nhất: Tăng thời gian sử dụng thiết bị sản xuất bằng cách tăng thêm thời gian làm việc thực tế của máy móc, thiết bị sản xuất phù hợp với định mức thiết kế, nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa, thực hiện chế độ làm việc hai hoặc ba ca trong ngày, khắc phục tính thời vụ trong sản xuất, đảm bảo thiết bị sản xuất làm việc đều đặn trong cả năm. + Thứ hai: Nâng cao năng lực sử dụng máy móc, thiết bị sản xuất bằng cách áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất theo lối dây chuyền, chuyên môn hóa thiết bị sản xuất, cải tiến chất lượng nguyên vật liệu.Ngoài ra, nâng cao trình độ của công nhân và áp dụng phổ biến những kinh nghiệm, thao tác tiên tiến cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến tình hình thiết bị sản xuất. Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao thích hợp nhằm phản ánh đúng mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ vào giá thành sản phẩm. Thực hiện chế độ bảo dưỡng TSCĐ để duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong quá trình sử dụng. Để bảo dưỡng TSCĐ, công ty nên tiến hành sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn. Chi phí phát sinh trong thời gian sửa chữa được tính trực tiếp vào đối tượng sử dụng TSCĐ đó nếu là sửa chữa thường xuyên, trường hợp sửa chữa lớn phải ngưng hoạt động, chi phí cho mỗi lần sửa chữa cần phải được phân bổ hoặc trích trước chi phí vào đối tượng sử dụng. Ngoài ra, Công ty có thể cân nhắc sử dụng TSCĐ thuê tài chính trong ngắn hạn khi công ty chưa thể huy động đủ vốn cần thiết. Khi kết thúc thời hạn thuê, Công ty có thể lựa chọn mua lại tài sản thuê theo các điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính tuy có sự tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng, nhưng khi thuê, số tiền này được trả thành nhiều kỳ nên công ty ít chịu gánh nặng thanh toán hơn so với việc đi mua. Thang Long University Library 87 Phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Công ty cũng nên tiến hành nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới. Cụ thể, Công ty nên xem xét việc mua sắm TSCĐ đúng phương hướng, đúng mục đích, có ý nghĩa to lớn và cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, điều đó giúp cho việc tính khấu hao của công ty chính xác hơn và giảm được hao mòn vô hình. Dưới đây là bảng so sánh giữa thuê tài chính và mua TSCĐ Thuê tài chính Mua TSCĐ - Không có chi phí đầu tư ban đầu - Chi phí thuê hàng kỳ là chi phí giảm thuế. - Chi phí thuê là dòng tiền ra - Chi phí đầu tư bỏ ra tại thời điểm mua. - Chi phí khấu hao là chi phí giảm thuế. - Chi phí khấu hao không phải là dòng tiền ra. 3.3.3. Về rủi ro tài chính - Tăng khả năng thanh toán Có thể tăng khả năng thanh toán của Công ty bằng những cách sau: + Các tài khoản liên kết: Sử dụng tài khoản liên kết tại các ngân hàng, điều này cho phép Công ty có được những khoản lãi trên số dư tiền mặt khi chuyển tiền từ tài khoản vốn sang tài khoản khác và chuyển lại khi cần thiết. + Tổng phí: Đánh giá lại các chi phí chung của doanh nghiệp và xem có cơ hội nào cắt giảm chúng không. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ tác động trực tiếp tới lợi nhuận. Để thực hiện được nhiệm vụ này, Công ty cần xây dựng cơ chế quản lý điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu thu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Để hạn chế bớt ảnh hưởng của sự biến động giá nguyên liệu đầu vào thì Công ty phải chủ động ký kết hợp đồng thu mua với một số nhà cung cấp lớn có uy tín trong dài hạn để đảm bảo nguồn cung ứng cũng như ổn định giá cả. Để chủ động hơn nữa trong cung cấp nguyên liệu, Công ty cũng nên nghĩ đến việc trực tiếp ký hợp đồng với người nông dân đầu tư xây dựng vùng trồng nguyên liệu ngô, đậu tươngvà cam kết thu mua hết nguyên liệu cho họ. + Các khoản thu: Hãy giám sát hiệu quả nhất các khoản thu của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp đang viết hoá đơn và thu tiền khách hàng chuẩn xác nhất và doanh nghiệp cũng đang nhận được những khoản thanh toán đúng hạn. Các khách hàng 88 thanh toán sớm và đều đặn nên được khích lệ để thường xuyên làm như vậy, điều này sẽ đảm bảo dòng tiền mặt cho Công ty. + Đối với khoản tạm ứng cho công nhân viên: Công ty cần nhắc nhở nhân viên làm tốt việc hoàn ứng sau mỗi đợt công tác hoặc mua vật tư, nếu chậm trễ sẽ cắt khen thưởng, cắt danh hiệu thi đua + Các khoản chi: Công ty cần đàm phán để có điều khoản thanh toán dài hơn với các nhà cung cấp. Thời gian càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn. Đồng thời phải theo dõi sát sao từng khoản nợ ứng với từng chủ nợ, xác định khoản nào có thể chiếm dụng hợp lí, khoản nào đến hạn thanh toán nhằm nâng cao uy tín của Công ty, tăng sự tin cậy của các bạn hàng. + Lợi nhuận: Công ty cần định kỳ xem xét lại yếu tố lợi nhuận đối với các dòng sản phẩm của mình. Đánh giá xem nơi nào có khả năng tăng giá sản phẩm để duy trì hoặc nâng cao doanh số lợi nhuận. Khi mà các chi phí gia tăng và thị trường có sự thay đổi, giá cả cần được điều chỉnh để đảm bảo sức khoẻ cho doanh nghiệp. Muốn làm tốt việc này thì Công ty phải chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng đội ngũ nhân viên phát triển thị trường có đủ năng lực dự báo sự thay đổi của thị trường, từ đó có biện pháp phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tăng cường khả năng quản lý vốn vay Xác lập trước một mức tín dụng đối với ngân hàng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có mức rủi ro tín dụng thấp, nó làm cho doanh nghiệp hoạt động linh hoạt hơn. Khi sử dụng khoản tiền vay đó một cách đúng đắn có thể tạo ra nguồn quĩ để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp để tận dụng được những cơ hội đầu tư. Hơn nữa nó sẽ xây dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn để mở rộng kinh doanh. 3.3.4. Về hiệu quả sản xuất kinh doanh - Hạn chế rủi ro về biến động giá nguyên liệu đầu vào Để tránh rủi ro về biến động giá nguyên liệu đầu vào, Công ty nên thực hiện ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu dài hạn với các nhà cung cấp lớn qua đó giúp đảm bảo ổn định nguồn cung cấp cũng như giá thu mua nguyên liệu. - Hình thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính Để có thể phát triển và tình hình tài chính lành mạnh thì Công ty phải phân định rõ ràng chức năng giám đốc tài chính và kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong Công ty. Tạo sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản trị tài chính với các phòng ban chức năng khác trong doanh nghiệp đặc Thang Long University Library 89 biệt là với giám đốc doanh nghiệp. Bộ phận này phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính từ đó đề ra giải pháp cải thiện vị thế tài chính thông qua các chỉ tiêu cụ thể. 3.3.5. Đối với hoạt động khác Hoạt động tài chính và hoạt động bất thường ảnh hưởng khá lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Để tăng doanh thu hai hoạt động này thì Công ty nên tham gia liên kết, góp vốn liên doanh với đơn vị khác vì Công ty chưa chú trọng đến hoạt động này trong thời gian qua. Công ty cần chú ý đa dạng hoá kênh huy động vốn, góp phần giảm bớt rủi ro tài chính từ đó đạt được một cơ cấu tài chính cân đối và phù hợp với chiến lược đầu tư phát triển lâu dài. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Chương 3 là chương cuối cùng của Khoá luận. Tất cả việc phân tích các chỉ tiêu ở chương 1 và chương 2 đều nhằm mục đích đưa ra được cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của Công ty và các giải pháp khắc phục ở chương 3 này. Vì thế, ở chương 3 này, trước hết tôi đưa ra định hướng phát triển trong thời gian sắp tới của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam, sau đó, bên cạnh việc phân tích SWOT, tôi đưa ra đánh giá về tình hình tài chính của công ty và cuối cùng, tôi mạnh dạn đưa ra những biện pháp nhằm phát huy những điểm tốt, đồng thời khắc phục những điểm yếu kém của Công ty. 90 KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại, hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mô, trong từng doanh nghiệp, phân tích tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phân tích thực trạng tài chính của Công ty thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần được đặt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước. Trước hết, Nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích tài chính trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi áp dụng phân tích tài chính vào Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO đã thấy rõ được thực trạng về tài chính của Công ty. Một vài giải pháp khóa luận đã để cập cũng chỉ là những tham khảo, chưa mang tính thực tiễn cao. Nhưng qua đây, tôi cũng mong rằng, Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO nói riêng và các Công ty khác nói chung sẽ tìm ra giải pháp phù hợp nhất nhằm thực hiện tốt công tác tài chính trong điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình. Thang Long University Library 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2011), Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty Cổ phần, NXB Tài chính. 3. Nguyễn Minh Kiều (2006), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB ĐH Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 4. Một số khóa luận tốt nghiệp khóa 19,20,21 của Sinh viên khoa Tài chính-Ngân hàng – Trường ĐH Thăng Long. 5. Một số khóa luận tốt nghiệp khóa 49 của Sinh viên Khoa Kế toán & Quản trị kinh doanh – Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội. 6. Một số bài trên Internet: Bài phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp của Nguyễn Minh Kiều – Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright; Bài giảng: Phân tích tài chính doanh nghiệp của Th.s Đào Anh Tuấn (2004); Một số bài giảng quản trị tài chính trực tuyến... 7. Các báo cáo tài chính của DABACO năm 2009, 2010, 2011 8. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Việt Thắng năm 2011

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa15673_3368_3593.pdf
Luận văn liên quan