Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng như trong quản lý tài chính nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp thích hợp điều chỉnh những yếu tố tài chính theo mục đích và mục tiêu phát triển riêng của mỗi doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng (PTS) có thể thấy rằng, dù hoạt động thu về doanh thu tăng trưởng qua các năm, các chỉ tiêu thanh toán cũng như tỷ suất sinh lời đều ở mức tốt, an toàn về thanh toán và không gặp rủi ro nhưng ta cũng nhận ra rằng vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong tình hình tài chính của doanh nghiệp cần được khắc phục như chưa quan tâm đến tăng trưởng dài hạn, doanh nghiệp còn bị chiếm dụng vốn nhiều, lợi nhuận tăng giảm không ổn định qua các năm . Bên cạnh đó, việc nghiên cứu áp dụng những giải pháp đã được nêu có thể góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong công tác phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm để nhận biết sớm sự biến đổi.

pdf71 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật năng lượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
42 2.598.270 (1.789.394.678) (72,81) (665.523.272) (99,61) II. Nợ dài hạn - - - - - - - - Phải trả dài hạn nội bộ - - - - - - - - Vay và nợ dài hạn - - - - - - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 38.025.347.696 37.924.537.169 44.619.388.653 (100.810.527) (0,27) 6.694.851.484 17,65 I. Vốn chủ sở hữu 38.025.347.696 37.924.537.169 44.619.388.653 (100.810.527) (0,27) 6.694.851.484 17,65 - Vốn đầu tư của CSH 10.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 10.000.000.000 100 - - - Quỹ khác thuộc Vốn CSH - - - - - - - - Lợi nhuận chưa phân phối 28.025.347.696 17.924.537.169 24.619.388.653 (10.100.810.527) (36,04) 6.694.851.484 37,35 TỔNG NGUỒN VỐN 49.217.299.452 67.975.653.743 79.206.503.561 18.758.354.291 38,11 11.230.849.818 16,52 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán Thang Long University Library 36 2.2.2.1. Nợ phải trả Nợ ngắn hạn: chính là các khoản mà Công ty đi chiếm dụng của công ty khác. Trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty thì chỉ có nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Có thể nói Công ty đang hoạt động ngày càng tốt trong lĩnh vực chiếm dụng vốn. Năm 2012 tăng vọt 150,64% so với năm 2011, đạt giá trị 28.051.116.574 đồng. Đến năm 2013 tình hình chiếm dụng nợ của Công ty vẫn khá tốt, nhưng mức chiếm dụng tăng dần chậm lại, với mức tăng 23,3% so với năm 2012, đạt giá trị 34.587.114.908 đồng. Trong năm 2012, Công ty chiếm dụng được vốn nhiều chủ yếu do phần tiền chiếm dụng của các công ty, doanh nghiệp khác tăng vọt từ 2.396.728.025 đồng lên đến 18.608.468.055 đồng, tăng 676,41%. Sang năm 2013 tăng thêm 24,78%, đạt tới giá trị 23.219.162.399 đồng. Khoản chiếm dụng từ tiền ứng trước của khách hàng cũng gia tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2012 tăng rất mạnh 1206,93%, từ 151.462.997 đồng lên đến 1.979.511.865 đồng, và trong năm 2013 tiếp tục tăng thêm 225,55% nữa, đạt giá trị 6.444.268.570 đồng. Ngoài ra, các khoản còn lại đều có sự giảm sút nhưng giá trị giảm không đáng kể như chiếm dụng từ thuế và các khoản phải trả nhà nước, phải trả người lao động. Trong năm 2013, khoản Thuế & các khoản phải nộp cho nhà nước giảm đáng kể so với năm 2012 và 2011, nguyên nhân do Công ty muốn giảm áp lực Thuế trong năm 2014 tới, đồng thời do trong năm 2013 chính sách thuế TNDN của Công ty có một chút điều chỉnh & thay đổi, cũng ảnh hưởng phần nào đến khoản Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước của Công ty năm 2013. Các khoản phải trả phải nộp khác trong năm 2012 đã giảm từ 2.457.516.220 đồng của năm 2011 về 668.121.542 đồng, và trong năm 2013 tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2.598.270 đồng. 2.2.2.2. Vốn chủ sở hữu Nguồn VCSH có sự biến động qua 3 năm. Năm 2012 giảm nhẹ từ 38.025.347.696 đồng xuống còn 37.924.537.169 đồng. Đến năm 2013 tăng mạnh 17,65% đạt giá trị 44.619.388.653 đồng. Vốn chủ sở hữu tăng trong năm 2013 là do vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối tăng trong giai đoạn 2012- 2013. Năm 2012 vốn đầu tư thuộc chủ sở hữu đạt 10 tỷ đồng, sang năm 2012 tăng gấp đôi lên đến 20 tỷ đồng và giữ nguyên trong năm 2013. Ngoài ra thì lợi nhuận chưa phân phối có sự biến động tăng giảm qua các năm, nhưng nhìn chung tình hình VCSH của Công ty vẫn có sự tăng trưởng. Với sự tăng trưởng trên cho thấy được rằng nguồn VCSH ngày càng được gia tăng nhằm đẩy mạnh cho việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công, góp phần cho việc tạo ra được lợi nhuận cao. 37 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của CTCP giải pháp kỹ thuật năng lƣợng giai đoạn 2011-2013 2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn chung Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng tổng nguồn vốn của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 a. Doanh thu thuần đ 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641 b. Lợi nhuận sau thuế đ 17.702.225.589 4.058.665.980 6.735.309.716 c. Tổng nguồn vốn BQ đ 33.479.451.716 58.596.476.598 73.591.078.652 d. Nợ phải trả BQ đ 8.703.914.814 19.621.534.165 31.319.115.741 e. EBIT đ 21.457.243.137 4.937.739.052 8.722.058.583 f. Lãi vay đ - 35.875.435 82.673.519 g. Vòng quay vốn trong kì (g=a/c) lần 1,21 1 1,52 h. Hệ số nợ (h=d/c*100) % 26 33,49 42,56 i. Tỉ suất tự tài trợ (i=100-h) % 74 66,51 57,44 j. Hệ số thanh toán lãi vay (j=e/f) lần - 137,64 105,5 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Hình 2.4: Chỉ tiêu vòng quay vốn trong kì của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành Điện lực Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty và www.avsc.com.vn 1,21 1 1,52 0,96 0,9 0,84 0,0 0,2 0,4 0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 2011 2012 2013 CTCP PTS Ngành điện lực Thang Long University Library 38 Vòng quay vốn bình quân trong kì: chỉ tiêu này của Công ty từ 1,21 vòng ở năm 2011 giảm xuống còn 1 vòng vào năm 2012, và lại tăng lên đạt 1,52 vòng vào năm 2013. Nguyên nhân vòng quay vốn bình quân trong kì của năm 2012 giảm là do tốc độ tăng doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của vốn bình quân trong kì năm 2012, và trong năm 2013 thì ngược lại, tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của vốn bình quân trong kì, dẫn đến vòng quay vốn bình quân trong kì của năm 2013 tăng thêm 0,52 vòng.. Nhìn chung với chỉ số vòng quay tổng nguồn vốn trong kì của Công ty cả ba năm đều lớn hơn 1, có thể nhận xét đây là một dấu hiệu tốt, Công ty đang đảm bảo được tình hình sử dụng tài sản của mình ở mức hợp lý và hiệu quả trong các năm. Cụ thể, năm 2011 cứ mỗi đồng vốn đưa vào SXKD thì chỉ tạo ra 1,21 đồng doanh thu, năm 2012 thì số doanh thu tạo ra từ một đồng vốn là 1, và đến năm 2013 thì một đồng vốn tạo ra 1,52 đồng doanh thu. Nhìn trên hình 2.5, ta có thể thấy được chỉ tiêu này của Công ty hiện đang cao hơn với chỉ tiêu của các doanh nghiệp cùng ngành Điện lực. Hệ số nợ: hệ số này của Công ty đang tăng dần qua các năm, từ 26% của năm 2011 lên đến 33,49% vào năm 2012 và 42,56% vào năm 2013. Năm 2011 để sử dụng 1 đồng vốn thì Công ty phải đi vay nợ 0,26 đồng, nhưng sang 2012 thì phải vay 0,33 đồng và năm 2013 phải vay 0,42 đồng. Như vậy ta có thể thấy khả năng thanh toán nợ của Công ty đang ngày một kém đi. Tuy nhiên, thật khó để có thể đánh giá được mức độ vay nợ phù hợp của doanh nghiệp, vì hệ số nợ phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tính chất – lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Tuy nhiên thông thường, ở mức 60/40 là chấp nhận được. Có nghĩa Hệ số nợ là 60% (Tổng tài sản có 100 thì vốn vay là 60). Như vậy với hệ số nợ hiện tại của năm 2013 là 42,56% thì vẫn có thể chấp nhận được. Tỉ suất tự tài trợ: chỉ tiêu này đang giảm dần qua các năm, năm 2011 tỉ suất tự tài trợ của Công ty là 74%, năm 2012 là 66,51% và năm 2013 là 57,44%.Tỉ số này giảm dần thể hiện tính an toàn, sự đảm bảo của Công ty cho các món nợ đang ngày một giảm đi, nhưng cũng đồng thời thể hiện cho ta thấy Công ty hiện tại đang tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính cũng là “con dao hai lưỡi”, Công ty cần phải lên kế hoạch hoạt động cụ thể trong cả dài hạn lẫn ngắn hạn để tận dụng tích cực công cụ này. Hệ số thanh toán lãi vay: hệ số thanh toán lãi vay của Công ty cũng có dấu hiệu giảm dần qua 2 năm, tuy nhiên nó vẫn nằm ở mức rất cao, năm 2012 là 137,64 lần, còn năm 2013 là 105,5 lần. Hệ số này cho ta thấy khả năng sinh lợi của Công ty đang ở mức cao, Công ty đang đảm bảo được khả năng thanh toán và trả các khoản nợ. 39 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động 2.3.2.1. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói chung Bảng 2.7: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung trong sử dụng vốn lƣu động của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 a. Doanh thu thuần đ 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641 b. Lợi nhuận sau thuế đ 17.702.225.589 4.058.665.980 6.735.309.716 c. Vốn lƣu động BQ đ 33.453.432.237 57.536.747.854 71.840.916.625 d. Vòng quay VLĐ (d=a/c) lần 1,21 1,02 1,56 e. Kì luân chuyển VLĐ (e=360/d) ngày 298 354 230 f. Tỉ suất lợi nhuận VLĐ (f=b/c) % 52,92 7,05 9,38 g. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (g=c/a) lần 0,83 0,98 0,64 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Vòng quay vốn lƣu động trong kỳ: cho ta biết trong một năm vốn lưu động đem vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp luân chuyển được bao nhiêu lần (vòng), hoặc nói theo cách khác là một đồng vốn lưu động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng quay càng cao thì càng tốt đới với doanh nghiệp. Năm 2011, số vòng quay của Công ty là 1,21 lần, năm 2012 là 1,02 lần và năm 2013 là 1,56 lần. Điều này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong kỳ của Công ty đang được cải thiện và ngày một tốt lên. Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu trong kì cao hơn tốc độ tăng vốn lưu động bình quân, dẫn đến hệ số này của doanh nghiệp tăng theo. Kì luân chuyển vốn lƣu động: Cho biết tốc độ chu chuyển của VLĐ là nhanh hay chậm. Năm 2011, vòng quay VLĐ của Công ty là 1,21 lần ứng với thời gian luân chuyển là 298 ngày. Năm 2012 vòng quay VLĐ là 1,02 lần ứng với thời gian thực hiện 1 kỳ luân chuyển là 354 ngày, tăng 56 ngày/1 kỳ luân chuyển. Năm 2013 vòng quay là 1,56 ứng với thời gian 1 kỳ luân chuyển là 230 ngày, tăng 124 ngày/1 kỳ luân chuyển so với năm 2012. Như vậy, năm 2013 số vòng quay VLĐ tăng cao tương ứng với thời gian luân chuyển VLĐ cũng tăng mạnh. Kết quả này phản ánh rằng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp đã được tận dụng và triệt để vào sản xuất và lưu thông. Thang Long University Library 40 Hình 2.5: Kì luân chuyển VLĐ của Công ty giai đoạn 2011-2013 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Tỉ suất lợi nhuận trên vốn lƣu động: chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn lưu động, bị ảnh hưởng bởi kết quả SXKD và lượng VLĐ bỏ ra trong kì. Nó cho biết mỗi đơn vị giá trị của VLĐ bỏ ra trong kỳ đem lại bao nhieu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt, VLĐ tạo ra nhiều lãi ròng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong năm 2012, tỉ số này của công ty đã giảm từ 52,92% xuống còn 7,05%, chứng tỏ trong năm 2012 CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng đã phải sử dụng quá nhiều VLĐ nhưng lại tạo ra ít lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2012 kém. Nhưng nhìn nhận theo khách quan, do ảnh hưởng của kinh tế suy thoái & do các dự án xây dựng – bất động sản đóng băng đã kéo theo hàng loạt công ty liên quan đến ngành Điện lực và Xây dựng bị ảnh hưởng, và CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cũng nằm trong số đó. Nhưng thật đáng mừng là nhờ chính sách quản lý vốn lưu động tốt nên tỉ suất lợi nhuận trên vốn lưu động năm 2013 của Công ty đã tăng lên thành 9,38%. Như vậy có thể thấy tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động của Công ty biến động mạnh qua các năm trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn định, vì vậy CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cần có chiến lược độc đáo và hiệu quả trong việc sử dụng vốn lưu động, góp phần tăng lợi nhuận để tạo một vị thế vững chắc trên thị trường. Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động: trong năm 2011, để có được một đồng vốn luân chuyển thì cần phải có 0,83 đồng VLĐ, năm 2012 cần 0,98 và năm 2013 cần 0,64. Hệ số này càng nhỏ thì càng chứng tỏ được rằng hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. Như vậy qua số liệu tính toán của ba năm 2011, 298 354 230 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2011 2012 2013 Đvt: ngày 41 2012, và 2013, ta nhận thấy rằng CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng đang cải thiện được năng lực sử dụng VLĐ của mình, số vốn tiết kiệm được ngày càng nhiều. Công ty cần cố gắng duy trì và phát huy năng lực này trong thời gian tới. 2.3.2.2. Đánh giá về khả năng hoạt động Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng hoạt động của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 a. Doanh thu thuần đ 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641 b. Hàng tồn kho BQ đ 921.245.047 1.686.633.985 5.490.282.955 c. Các khoản phải thu BQ đ 25.793.475.012 47.078.609.818 44.571.983.399 d. Vòng quay HTK (d=a/b) lần 43,82 34,73 20,44 e. Thời gian luân chuyển kho trung bình (e=360/d) ngày 8 10 18 f. Vòng quay các KPT (f=a/c) lần 1,57 1,24 2,52 g. Kì thu tiền bình quân (g=360/f) ngày 230 289 143 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Số vòng quay hàng tồn kho: cho biết trong một năm kho của Công ty quay được bao nhiêu lần. Năm 2011, kho của Công ty quay được 43,82 vòng, năm 2012 quay được 34,73 vòng. Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm đi vì giá trị tăng thêm trong năm của hàng tồn kho bình quân nhiều hơn tốc độ gia tăng của doanh thu thuần. Sang năm 2013 thì kho của Công ty chỉ còn quay được 20,44 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ Công ty hoạt động SXKD có hiệu quả, nhưng qua phân tích thì trong ba năm hoạt động 2011-2013 chỉ tiêu này lại đang giảm trầm trọng. Do trong năm 2013 Công ty thực hiện nhập hàng nhiều để phục vụ việc buôn bán của mình, cho nên giá trị hàng tồn kho bình quân trong năm 2013 tăng cao hơn hẳn so với năm 2011 và 2012. Cần phải nói rằng từ năm 2012 Công ty bắt đầu buôn bán mặt hàng mới là linh kiện điện tử vi tính, lượng hàng nhập về nhiều cộng với giá vốn lớn nên giá trị hàng tồn kho được thể hiện trong bảng cân đối kế toán lớn hơn so với hai năm trước. Trị giá hàng tồn kho lớn giúp Công ty an toàn trước những biến động thất thường của giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa, nhưng hàng tồn kho lại có tính thanh khoản không cao, dễ xảy ra tình trạng tồn kho ứ đọng. Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định được lượng tồn kho hợp lý và sử dụng chúng có hiệu quả. Thời gian luân chuyển kho trung bình: cho biết cứ bao nhiêu ngày thì hàng trong kho lại được luân chuyển một lần. Năm 2011 cứ 8 ngày thì kho lại được luân chuyển một lần, năm 2012 là 10 ngày và năm 2013 tăng lên thành 18 ngày. Thời gian Thang Long University Library 42 luân chuyển kho trung bình của Công ty đang có xu hướng tăng lên, dù vậy nhìn chung là ngắn. Tuy vậy trong dài hạn, Công ty cần tìm cách cải thiện thời gian luân chuyển kho nhằm cắt giảm các chi phí liên quan tới việc lưu kho, và đi đôi với việc cải thiện thời gian luân chuyển kho Công ty cần lưu tâm tới việc bảo quản và luân chuyển nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho. Hình 2.6: Thời gian luân chuyển kho trung bình của Công ty Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Vòng quay các khoản phải thu: vòng quay các khoản phải thu của Công ty có sự biến đổi qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 1,57 lần, năm 2012 là 1,24 lần và năm 2013 là 2,52 lần. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần qua các năm cao hơn tốc độ năng của các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn nên dẫn đến vòng quay các khoản phải thu tăng lên. Chỉ số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao, tức là khách hàng trả nợ doanh nghiệp càng nhanh. Do đó, Công ty cần tiếp tục duy trì chính sách tín dụng của mình để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh thu, góp phần làm tăng thêm vòng quay các khoản phải thu, tuy nhiên khi thực hiện các chính sách tín dụng nới lỏng thì phải có chiến lược quản lý tốt để tránh tình trạng nợ khó đòi xảy ra. Kì thu tiền bình quân: năm 2011 là 230 ngày, năm 2012 tăng lên thành 289 ngày và năm 2013 chỉ còn 143 ngày. Năm 2013 cho ta thấy một dấu hiệu tốt đối với Công ty, khi mà các khoản phải thu được khách hàng thanh toán rất nhanh chóng. Thời gian thu tiền thấp thể hiện việc doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, không phải chịu áp lực huy động vốn để Công ty đầu tư. Tuy nhiên Công ty cần phải có chiến lược hợp lý hơn nữa nhằm giảm kỳ thu tiền bình quân, quản lý tốt các khoản phải thu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 8 10 18 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2011 2012 2013 Đvt: ngày 43 Hình 2.7: Kì thu tiền bình quân của Công ty Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty 2.3.2.3. Đánh giá khả năng thanh toán Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 a. Vốn lƣu động BQ đ 33.453.432.237 57.536.747.854 71.840.916.625 b. Hàng tồn kho BQ đ 921.245.047 1.686.633.985 5.490.282.955 c. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền BQ đ 5.278.795.810 2.210.759.442 12.966.395.427 d. Nợ ngắn hạn BQ đ 8.703.914.814 19.621.534.165 31.319.115.741 e. Khả năng TT hiện hành (e=a/d) lần 3,84 2,93 2,29 f. Khả năng TT nhanh (f=(a-b)/d) lần 3,74 2,85 2,12 g. Khả năng TT tức thời (g=c/d) lần 0,61 0,11 0,41 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty giảm dần qua các năm, từ 3,84 lần của năm 2011 xuống còn 2,93 lần vào năm 2012, và giảm xuống còn 2,29 lần vào năm 2013. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của vốn lưu động chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Như vậy, chỉ tiêu này cho biết, trong năm 2011, mỗi một đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có 3,84 đồng vốn lưu động có thể sử dụng để thanh toán, năm 2012 mỗi đồng nợ ngắn hạn có 2,93 đồng vốn lưu động để thanh toán và năm 2013 thì tỉ số này là 2,29. Mặc dù hệ số thanh toán hiện hành của Công ty đang giảm dần qua các năm nhưng vẫn lớn hơn 1. Hệ số này lớn hơn 1 chứng 230 289 143 0 50 100 150 200 250 300 350 2011 2012 2013 Đvt: ngày Thang Long University Library 44 tỏ giá trị vốn lưu động của Công ty vẫn lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, điều đó cho thấy nguồn vốn lưu động của Công ty đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên phải nhận định rằng khả năng thanh toán hiện hành của Công ty đang giảm dần. Khả năng thanh toán nhanh: tương tự như khả năng thanh toán hiện hành, hệ số này của doanh nghiệp cũng giảm dần qua các năm. Năm 2012 giảm từ 3,74 xuống còn 2,85 lần và năm 2013 lại tiếp tục giảm xuống còn 2,12 lần. Do hệ số khả năng thanh toán nhanh không bao gồm hàng tồn kho, mà tốc độ tăng của vốn lưu động lại không bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn, hơn nữa lượng hàng tồn kho của Công ty lại tăng mạnh vào năm 2013, do đó dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp giảm. Nhưng tỷ số này của cả 3 năm đều lớn hơn 1, chứng tỏ rằng giá trị vốn lưu động của Công ty k bao gồm hàng tồn kho đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tuy nhiên khả năng này đang giảm dần, do đó Công ty cần phải tìm cách để cải thiện tình hình thanh khoản của mình trong năm tới. Khả năng thanh toán tức thời: hệ số này cho biết, trong năm 2011, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,61 đồng tiền mặt, nhưng năm 2012 thì lại giảm xuống còn 0,11 đồng, và năm 2013 lại tăng lên thành 0,41 đồng. Năm 2012 lượng tiền mặt trung bình của Công ty giảm khiến cho hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm, và ngược lại vào năm 2013 lượng tiền mặt trung bình của Công ty tăng thêm 5,86 lần so với năm 2012, trong khi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn năm 2013 chỉ là 1,59 lần, điều này làm cho hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2013 tăng lên 0,3 lần so với năm 2012. Tuy nhiên qua ba năm hệ số này của Công ty đều nhỏ hơn 1, cho ta thấy khả năng đáp ứng cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền là cực kì kém. Công ty cần nhanh chóng tìm các biện pháp để khắc phục sớm nhất tình trạng này. 45 2.3.2.4. Đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lời của Công ty Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 a. Lợi nhuận sau thuế đ 17.702.225.589 4.058.665.980 6.735.309.716 b. Doanh thu thuần đ 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641 c. Vốn chủ sở hữu BQ đ 24.775.536.902 37.974.942.433 41.271.962.911 d. Tổng nguồn vốn BQ đ 33.479.451.716 58.596.476.598 73.591.078.652 e. ROA (e=a/d*100) % 52,87 6,93 9,15 f. ROS (f=a/b*100) % 43,85 6,93 6 g. ROE (g=a/c*100) % 71,45 10,69 16,32 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản (tổng nguồn vốn): hệ số này của Công ty giảm mạnh vào năm 2012 và lại tăng dần vào năm 2013. Cụ thể là từ 52,87% của năm 2011 giảm xuống chỉ còn 6,93% vào năm 2012 và lại tăng lên thành 9,15% vào năm 2013. So với ROA chung của toàn ngành Điện lực, thì ROA của Công ty 2 năm gần đây đang ở mức thấp hơn. Trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các dự án công trình bị đình trệ, đồng thời sức mua của khách hàng giảm đi do suy thoái kinh tế khiến cho ROA của Công ty bị giảm đi, tuy nhiên dấu hiệu đáng mừng là ROA của Công ty lại tăng trở lại vào năm 2013, chứng tỏ rằng việc sử dụng tài sản (nguồn vốn) của Công ty đang dần hiệu quả trở lại. Hình 2.8: ROA của Công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty và www.avsc.com.vn 52,87% 6,93% 9,15% 14,81% 12,44% 10,2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 2011 2012 2013 CTCP PTS Ngành Điện lực Thang Long University Library 46 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): ROS của Công ty giảm mạnh trong năm 2012, và tiếp tục giảm trong năm 2013. Cụ thể trong năm 2011, tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty là 43,85%, sang năm 2012 giảm mạnh chỉ còn 6,93%, và năm 2013 là 6%. ROS của Công ty giảm qua các năm, VCSH bình quân của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng lợi nhuận sau thuế lại biến động không ổn định, cụ thể làm giảm vào năm 2012 và lại tăng nhẹ vào năm 2013. Do đó đã dẫn đến tình trạng ROS của Công ty giảm qua các năm. Tuy nhiên nếu nhìn vào hình 2.10, ta vẫn nhận thấy rằng ROS của Công ty vẫn nằm trên trung bình ngành. Hình 2.9: ROS của PTS và ngành Điện lực giai đoạn 2011-2013 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty và www.avsc.com.vn Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE): Theo hình 2.11 ở trang 47 thì ở năm 2011 nếu bỏ ra 1 đồng VCSH sẽ nhận lại 0.7145 đồng vốn, nhưng đến năm 2012 chỉ còn 0.1069 đồng. Đến năm 2013 có tăng ở mức khá, 1 đồng VCSH bỏ ra thu lại được 0.1632 đồng. Nếu so sánh với mặt bằng chung của ngành Điện lực thì ROE của Công ty vẫn đang ở mức cao hơn. Đây là dấu hiệu tốt, giúp công ty có động lực để cố gắng phát huy trong thời gian tới 43,85% 6,93% 6% 14,17% 9,2% 4,2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% 50% 2011 2012 2013 CTCP PTS Ngành Điện lực 47 Hình 2.10: ROE của PTS và ngành Điện lực giai đoạn 2011-2013 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty và www.avsc.com.vn 2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lƣợng 2.4.1. Kết quả đạt đƣợc CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng, với sự hỗ trợ của các chuyên gia quốc tế và các phần mềm chuyên dụng, cùng với đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn cao của mình, tuy là một doanh nghiệp non trẻ mới được thành lập từ năm 2009 nhưng đã cho thấy được tiềm năng & sức mạnh kinh tế của mình. Đối với hoạt động bán hàng & cung cấp dịch vụ, Công ty không hề có các khoản giảm trừ doanh thu, điều này giúp tăng doanh thu thuần của Công ty. Doanh thu từ bán hàng & cung cấp dịch vụ tăng dần qua từng năm, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty cũng tăng rất nhanh, đỉnh điểm là vào cuối năm 2013 nhờ khoản đầu tư tài chính trong năm 2012. Trong năm 2012 và 2013, Công ty đã tìm được nhiều bạn hàng, nhiều đối tác lớn cả trong nước lẫn nước ngoài. Điều này hi vọng sẽ tạo ra được lợi nhuận lớn cho Công ty trong thời gian tới, đồng thời từ đó nâng cao vị trí của Công ty, nâng cao sự cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cùng ngành. 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được trong giai đoạn 2011-2013, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng vẫn còn tồn tại một vài hạn chế. Cụ thể là: 71,45% 10,69% 16,32% 12,17 9,6 13,2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 2011 2012 2013 CTCP PTS Ngành Điện lực Thang Long University Library 48 - Lượng tiền mặt dự trữ trong doanh nghiệp còn quá cao và đang tăng lên, điều này thể hiện Công ty đang sử dụng chưa hiệu quả nguồn vốn này của mình. Lượng tiền tăng do doanh thu từ hoạt động tài chính, do nhượng bán TSCĐ và một số hoạt động đầu tư kinh doanh khác. - Việc duy trì các khoản phải thu nhiều khiến Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, đồng thời do có một cơ số khách hàng trả tiền không đúng hạn nên dẫn đến lượng vốn không về được tay doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lượng tiền vào doanh nghiệp. - Công ty quản lý giá vốn hàng bán chưa hiệu quả, lợi nhuận không ổn định. Trong năm 2012 lợi nhuận giảm do giá vốn hàng bán tăng mạnh, nhưng doanh thu thuần lại tăng không đáng kể. - Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính rất thấp, dẫn đến việc doanh nghiệp chưa tận dụng được lợi thế hiện có của mình. - Toàn bộ lượng TSCĐ dùng trong hoạt động SXKD của Công ty hiện đã bán hết và thay vào đó, Công ty sử dụng hình thức đi thuê hoạt động. Về lâu dài, Công ty nên đầu tư vào TSCĐ nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động SXKD của mình được diễn ra trơn tru, ổn định. 49 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG CỦA CTCP GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NĂNG LƢỢNG 3.1. Định hƣớng hoạt động của CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lƣợng - Tiếp tục duy trì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh về tư vấn xây lắp các thiết bị điện trong các công trình xây dựng, đồng thời chú trọng đầu tư thêm vào mảng buôn bán các thiết bị linh kiện điện tử, mở rộng sản xuất & mở rộng lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo thêm nhiều nguồn thu. - Đảm bảo vật tư, hàng hóa đầy đủ cho công việc kinh doanh; đề xuât, hoàn thành các biện pháp nhằm giảm lượng hàng tồn kho. - Đảm bảo chi trả cổ tức cho cổ đông; tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. - Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Thuế với nhà nước. - Quản lý, hạn chế các khoản bị chiếm dụng bởi khách hàng, thực hiện đẩy mạnh nghiên cứu. - Kiện toàn bộ máy, ổn định quy trình buôn bán hàng hóa, nhằm giảm thiểu chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp 3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty 3.2.1. Thông qua mô hình Dupont Khi một công ty đã bước vào kinh doanh thì có thể nói mục tiêu chính của nó đó chính là thu được lợi nhuận. Nhưng vẫn phải đảm bảo được tối đa hiệu quả sử dụng vốn. Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh, tài sản, nguồn vốn, phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty, phân tích các chỉ tiêu tình hình tài chính của công ty rồi so sánh với trung bình ngành xây dựng.Từ những phân tích trên ta có thể khái quát lại tình hình sử dụng vốn của công ty qua mô hình Dupont. Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của một doanh nghiệp bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán. Trong phân tích tài chính, người ta vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Dưới góc độ nhà đầu tư cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Muốn lý giải những thay đổi trong quá khứ của chỉ tiêu ROA của Công ty, hay Thang Long University Library 50 dự báo giá trị tương lai của ROA thì cần phải lưu ý đến các chỉ tiêu lợi nhuận ròng, doanh thu và tổng tài sản của Công ty. Những phân tích cụ thể dưới đây sẽ giúp ta hiểu rõ nguyên nhân Bảng 3.1: Phân tích ROA và ROE theo phƣơng pháp Dupont Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 (1) (2) (3) (2)-(1) % (3)-(2) % ROS (%) 43,85 6,93 6 (36,92) (84) (0,93) (13) Vòng quay vốn trong kì (vòng) 1,21 1 1,52 (0,21) (0,17) 0,52 0,52 Tổng nguồn vốn/VCSH (lần) 1,35 1,54 1,78 0,19 0,14 0,24 0,16 ROA (%) 52,87 6,93 9,15 (45,94) (0,87) 2,22 0,32 ROE (%) 71,45 10,69 16,32 (60,76) (0,85) 5,63 0,53 Nguồn: Tự tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty Ta có thể thấy ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và số vòng quay vốn trong kì. Như đã tính toán ở trên, ROA của CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng giảm trong năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013 là do ảnh hưởng của sự sụt giảm của ROS và sự gia tăng vòng quay vốn trong kì. Trong đó ROS tăng do tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, doanh nghiệp quản lý chi phí hiệu quả hơn và thu được doanh thu từ các hoạt động khác, số vòng quay tài sản tăng do doanh thu thuần tăng lên qua các năm trong khi tổng tài sản giảm. VCSH là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, do đó ROE phụ thuộc vào ROA và tỷ lệ nguồn vốn trên VCSH. Các chỉ số như ROS và vòng quay vốn trong kì tăng giảm đối nghịch nhau, đây chính là nguyên nhân khiến ROE và ROA biến động trong 3 năm, nói cụ thể hơn là giảm trong năm 2012 và tăng trở lại vào năm 2013. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE như sau: - Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. - Tăng hiệu suất sử dụng vốn. Nâng cao số vòng quay vốn trong kì, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của nguồn vốn. 51 - Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tóm lại, phân tích báo cáo tài chính bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị doanh nghiệp thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiêu quả sản xuất kinh doanh từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 3.2.2. Quản lý khoản phải thu khách hàng Qua phân tích quy mô khoản phải thu qua các năm cũng như vòng quay khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân, có thể thấy việc tăng lên liên tục của khoản phải thu khách hàng và thời gian thu tiền bình quân ảnh hưởng không tốt đến quay vòng tiền và cơ hội đầu tư do công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Vì vậy, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng nên tiến hành những giải pháp nhằm giảm tỷ trọng khoản phải thu khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi công nợ, giảm khoản vốn bị chiếm dụng cải thiện lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và quan trọng nhất là tránh được rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên việc thu hồi được hết các khoản nợ không phải là công việc dễ dàng với doanh nghiệp đặc biệt với những khách hàng có nhiều rủi ro trong thanh toán. Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống trong việc chọn lựa cấp tín dụng cho khách hàng. Ta có thể sử dụng mô hình điểm số của Altman. Đây là mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng. Mô hình này thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm và đo lường xác suất vỡ nợ thông qua đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro với khách hàng: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6 X4 + 1X5 Bảng 3.2: Mô hình điểm số của Altman Biến số Trọng số VLĐ ròng/ Tổng tài sản (X1) 1,2 LN giữ lại/ Tổng tài sản (X2) 1,4 LN trước thuế và lãi/ Tổng tài sản (X3) 3,3 Thị giá CP/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn (X4) 0,6 Doanh thu/ Tổng tài sản (X5) 1 Z càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. Trong đó: Z > 2,99: khách hàng trong vùng an toàn Thang Long University Library 52 1,81 < Z < 2,99: khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Z < 1,81: khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Đối với khách hàng thuộc nhóm có Z > 2,99 có thể cấp tín dụng, bán hàng trả chậm. Với nhóm khách hàng thứ hai, việc cấp tín dụng cần được xem xét ở một mức độ nhất định và xác định thường xuyên mức độ an toàn của khách hàng. Với nhóm khách hàng có Z < 1,81, doanh nghiệp không nên cấp tín dụng hay bán hàng trả chậm vì dễ dẫn đến rủi ro thu hồi công nợ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể áp dụng thêm chính sách chiết khấu nhằm tạo động lực thanh toán sớm của khách hàng từ đó giảm thiểu khoản phải thu khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh. Giả sử tỷ lệ chiết khấu thanh toán có thể được áp dụng như sau: Bảng 3.3: Tỷ lệ chiết khấu thanh toán Nhóm Thời gian thanh toán (ngày) Tỷ lệ chiết khấu (%) 1 Trả ngay 2,6 2 1 - 30 1,8 3 30 - 60 1 4 60 - 90 0,8 5 90 -100 0,3 Giả định, việc áp dụng biện pháp trên giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn khoản phải thu, năm 2013, các khoản phải thu giảm xuống 10%, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng ít gặp rủi ro hơn trong thu nợ và hoàn nhập được 60% dự phòng hiện tại, khoản chi phí sử dụng để thu nợ được dùng cho công tác phân tích, chiết khấu thanh toán cho khách hàng. Ta đánh giá lại khoản phải thu như sau: Bảng 3.4: Đánh giá lại khoản phải thu sau khi áp dụng giải pháp Chỉ tiêu Năm 2013 Dự kiến sau thay đổi Phải thu khách hàng (tỷ đồng) 35,235 26,375 Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 2,52 3,85 Thời gian thu tiền bình quân (ngày) 143 94,8 Chi phí dự phòng (Chi phí QLDN) (tỷ đồng) 3,796 2,211 Chi phí chiết khấu thanh toán (triệu đồng) 0 378 Lợi nhuận sau thuế tăng thêm (tỷ đồng) 2,676 6,892 Nguồn: Tính toán trên báo cáo tài chính của Công ty Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống chọn lựa cấp tín dụng và chiết khấu thanh toán cho khách hàng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản phải thu, bên cạnh 53 đó hạn chế được các khoản dự phòng phải trích lập trong kỳ, từ đó giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng được cải thiện và doanh nghiệp có điều kiện chi trả trong kỳ tốt hơn, ít phải sử dụng dự trữ tiền mặt hơn. 3.2.3. Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, việc lưu trữ hàng tồn kho cũng khiến cho các chi phí bảo quản, lưu trữ tăng lên, ngoài ra việc hàng tồn kho bị ứ đọng lâu không tiêu thụ được khiến doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho khá lớn và khoản dự phòng này đang tăng lên trong suốt giai đoạn 2011-2013. CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cần có những biện pháp quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu tối đa các khoản chi phí đồng thời vẫn đảm bảo được tăng trưởng doanh thu. CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng có thể áp dụng mô hình JIT (just in time approach) để quản lý hàng tồn kho. Để nâng cao hiệu quả mô hình JIT, công ty nên kí kết những hợp đồng thương mại lâu dài với các nhà cung cấp linh kiện điện tử để tránh trường hợp biến động giá quá lớn hay các nhà cung cấp bỏ dở việc phân phối gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hàng tồn kho, việc áp dụng mô hình JIT đã nếu ở trên cũng góp phần làm giảm mức tồn kho xuống do vật liệu, thiết bị chỉ được mua và xuất dùng khi có những đơn đạt hàng lớn hay đến giai đoạn cung ứng nhiều như giai đoạn đầu năm, cuối nămtừ đó lượng hàng tồn lại trong kho cũng được giảm thiểu ít nhiều. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tính đến biện pháp tiến hành thanh lý, giảm giá những mặt hàng cũ, không bán được lâu ngày để tiến tới duy trì khoản mục hàng tồn kho có tính cập nhật và không phải trích lập dự phòng giảm giá. Giả sử, việc áp dụng mô hình JIT và những biện pháp trên đạt được hiệu quả, công ty không cần phải dự trữ vật liệu và hàng hóa nhiều nữa, khối lượng giảm 40%, dự phòng giảm giá hàng tồn kho giảm 50%, chi phí quản lý nguyên vật liệu trước đây được dùng cho việc ký kết các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn. Thang Long University Library 54 Bảng 3.5: Dự tính sự thay đổi về hàng tồn kho sau khi áp dụng giải pháp Chỉ tiêu Năm 2013 Dự kiến sau thay đổi Hàng tồn kho (tỷ đồng) 9,352 3,127 Chi phí GVHB tiết kiệm được (từ dự phòng giảm giá HTK) (tỷ đồng) 0 26,669 GVHB (tỷ đồng) 99,568 72,899 Hàng tồn kho bình quân (tỷ đồng) 5.49 4,892 Số vòng quay HTK (vòng) 20,44 36,282 Thời gian quay vòng HTK (ngày) 18 22,417 Lợi nhuận sau thuế tăng thêm (tỷ đồng) 1,707 4,736 Nguồn: Tính toán trên báo cáo tài chính của Công ty Từ đây, có thể thấy sau khi áp dụng những biện pháp quản lý HTK, công ty không những có thể cải thiện được một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng HTK mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định giúp làm gia tăng lợi nhuận sau thuế từ đó nâng cao tỷ suất sinh lời. 3.2.4. Một số giải pháp khác Ngoài việc đề ra những biện pháp nhằm quản lý các khoản phải thu cũng như hàng tồn kho đạt hiệu quả cao hơn, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cũng nên chú trọng các chính sách phân bổ hiệu quả chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp trong các giai đoạn sắp tới, giám sát chặt chẽ khâu kiểm tra kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa các nguyên vật liệu bị lỗi, hư hỏng giúp nâng cao uy tín cũng như tối thiểu hóa hàng bán bị trả lại. Ngoài ra, công ty cũng nên cân nhắc đến việc có những đầu tư nhất định vào các TSCĐ để đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Trong điều kiện tài chính khá ổn định như hiện nay, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng có thể tính đến việc sử dụng nợ vay nhằm nâng cao cơ hội đầu tư phát triển với chi phí sử dụng vốn bình quân thấp hơn chi phí sử dụng VCSH hiện giờ. Tạo dựng chiến lược hợp lý nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin, nhập mua những mặt hàng mới nhằm đáp ứng nhu cầu từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cũng cần tích cực mở rộng phạm vi thị trường, nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự, có cơ chế quản lý, đãi ngộ tốt với công nhân viên, đảm bảo công tác bán hàng, tiêu thụ diễn ra an toàn, hiệu quả. Trong thời gian tới, CTCP giải pháp kỹ thuật Năng lượng cũng cần tích cực và chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch tiến hành phân tích nghiên cứu tài chính để nhận biết và phát hiện sớm những sự thay đổi có thể diễn ra gây ảnh hưởng tiêu cực 55 đến hoạt động sản xuất cũng như cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời duy trì tốt khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lời và hiệu suất sử dụng vốn 3.3. Kết luận và kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị Qua việc phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty cũng như phân tích các điểm mạnh, điểm yếu và các nhân tố tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty kết hợp với kiến thức hiện có em sẽ đưa ra một số kiến nghị như sau: Đối với cơ quan nhà nƣớc: - Cần hoàn thiện khuôn khổ, hành lang pháp lý. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về luật cũng như có các chính sách cụ thể cho công ty mình. Chẳng hạn như chính sách vay vốn, đấu thầu, thuế - Mục tiêu kiềm chế lạm phát phải đi kèm với mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Nếu như chỉ có mục tiêu kiềm chế lạm phát thì cũng sẽ tác động lên sự tăng trưởng và phát triển của công ty do đặc thù ngành chịu tác động trực tiếp của tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp: - Cần tăng cường biện pháp chặt chẽ để quản lý lượng hàng tồn kho cũng như các khoản phải thu khách hàng. Tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá nhiều, điều này sẽ làm cho nguồn vốn của công ty bị hạn chế và không có khả năng tạo ra được lợi nhuận. - Giảm thiểu chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì cần phải có biện pháp để tối ưu hóa lợi nhuận của mình, mà lợi nhuận chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu và chi phí chính vì vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp nhằm tăng doanh thu và giảm chi phí. - Cần tiến hành xem xét, hạch toán và mua sắm thêm máy móc, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình SXKD. 3.3.2. Kết luận Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt được. Qua thời gian thực tập cũng như phân tích về tình hình hoạt động của Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng đã cho thấy rằng Công ty đang hoạt động đạt được hiệu quả doanh thu thuần cũng như lợi nhuận đang dần có sự tăng trưởng, tuy vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm như: Nguồn vốn bị chiếm dụng còn lớn, Chi phí còn cao chính điều này đã làm cho khoản lợi nhuận sau cùng của Công ty bị giảm xuống. Song Thang Long University Library 56 trong thời buổi kinh tế thị trường ngày nay, với nhiều đối thủ cạnh tranh lớn và sự cạnh tranh quyết liệt nhưng Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng đã và vẫn đứng vững, ngày càng chiếm được nhiều lòng tin của khách hàng. Ngoài ra Công ty đang mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động, mua sắm thêm các trang thiết bị, vật tư, máy móc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty. Thêm vào đó việc mở rộng quy mô sản xuất đã thu hút được đội ngũ quản lý có trình độ, giải quyết công ăn việc làm cho những người thất nghiệp, đồng thời cũng đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy nâng cao và phát triển kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa. Tuy rằng Công ty đang hoạt động SXKD có hiệu quả, nhưng do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn hơn, nhất là khi tình trạng lạm phát tăng cao, lãi suất tăng lên mà đặc thù của ngành xây dựng và điện lực là vay nợ nên để có thể đứng vững và phát triển mở rộng quy mô thì công ty cần có những chính sách và giải pháp cụ thể, toàn diện, liên hệ đến nhiều khía cạnh của vấn đề để đạt được hiệu quả cao và gắn liền với thực tiễn. KẾT LUẬN Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng như trong quản lý tài chính nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp thích hợp điều chỉnh những yếu tố tài chính theo mục đích và mục tiêu phát triển riêng của mỗi doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng (PTS) có thể thấy rằng, dù hoạt động thu về doanh thu tăng trưởng qua các năm, các chỉ tiêu thanh toán cũng như tỷ suất sinh lời đều ở mức tốt, an toàn về thanh toán và không gặp rủi ro nhưng ta cũng nhận ra rằng vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong tình hình tài chính của doanh nghiệp cần được khắc phục như chưa quan tâm đến tăng trưởng dài hạn, doanh nghiệp còn bị chiếm dụng vốn nhiều, lợi nhuận tăng giảm không ổn định qua các năm ... Bên cạnh đó, việc nghiên cứu áp dụng những giải pháp đã được nêu có thể góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong công tác phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm để nhận biết sớm sự biến đổi. Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thông tin cũng như kinh nghiệm ứng dụng thực tế, những phân tích và đánh giá được nêu trong khóa luận vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, chưa sát thực và tối ưu. Em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía thầy cô để bài viết được hoàn thiện và thực tế hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo T.S Phạm Thị Hoa trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Hoàng Nam Thang Long University Library PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng. 2. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 của Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng. 3. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012 của Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng. 4. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 của Công ty cổ phần giải pháp kỹ thuật Năng lượng. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2010-2013 Đơn vị tính: đồng STT Chỉ tiêu Mã Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (A) (B) (C) (1) (2) (3) (4) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 00 12.891.377.834 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 12.891.377.834 40.372.368.128 58.581.424.831 112.215.677.641 4. Giá vốn hàng bán 11 2.174.223.588 16.138.856.086 45.003.229.087 99.568.043.906 5. Lợi nhuận gộp về bán háng và cung cấp dịch vụ 20 10.717.154.246 24.233.512.042 13.578.195.744 12.647.633.735 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 49.698.309 208.450.137 140.685.571 740.577.657 7. Chi phí tài chính 22 2.196.404 154.277.340 35.875.435 82.673.519 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 - - 35.875.435 82.673.519 8. Chi phí bán hàng 24 1.036.231.119 750.707.265 6.356.247.013 786.870.124 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 500.909.625 2.079.734.437 2.389.019.815 3.796.609.166 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 9.227.515.407 21.457.243.137 4.937.739.052 8.722.058.583 11. Thu nhập khác 31 - 777.245.824 - 272.358.295 12. Chi phí khác 32 - - 18.143.925 213.937.923 13. Lợi nhuận khác 40 - - (18.143.925) 58.420.372 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 50 9.227.515.407 21.457.243.137 4.919.595.127 8.780.478.955 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 2.306.878.852 3.755.017.548 860.929.147 2.045.169.239 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 6.920.636.555 17.702.225.589 4.058.665.980 6.735.309.716 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu - - 3.746 3.368 Thang Long University Library BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN GIAI ĐOẠN 2010-2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Mã số Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (A) (B) (1) (2) (3) (4) TÀI SẢN A. TÀI SẢN LƢU ĐỘNG 100 17.741.603.979 49.165.260.494 65.908.235.213 77.773.598.036 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 7.724.284.057 2.833.307.562 1.588.211.321 24.344.579.532 - Tiền 111 7.724.284.057 2.833.307.562 1.588.211.321 24.344.579.532 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 1.000.000.000 1.500.000.000 8.500.000.000 6.000.000.000 - Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 1.000.000.000 1.500.000.000 8.500.000.000 6.000.000.000 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 8.801.798.785 42.785.151.239 51.372.068.396 37.771.898.401 - Phải thu khách hàng 131 750.269.350 6.697.782.350 28.627.375.960 35.235.611.123 - Trả trước người bán 132 4.131.840.185 1.059.327.737 3.584.903.186 2.197.483.659 - Các khoản phải thu khác 138 3.919.689.250 35.028.041.152 19.159.789.250 338.803.619 IV. Hàng tồn kho 140 97.500.000 1.744.990.094 1.628.277.875 9.352.288.035 - Hàng tồn kho 141 97.500.000 1.744.990.094 1.628.277.875 9.352.288.035 V. Tài sản lƣu động khác 150 118.021.137 301.811.599 2.819.677.621 304.832.068 - Chi phí trả trước ngắn hạn 151 118.021.137 301.811.599 23.454.754 191.892.638 - Thuế GTGT được khấu trừ 152 - - 2.796.222.867 - - Tài sản ngắn hạn khác 158 - - - 112.939.430 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 200 - 52.038.958 67.418.530 1.432.905.525 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - - - II. Tài sản cố định 220 - 31.232.783 67.418.530 - - Tài sản cố định hữu hình 221 - 31.232.783 67.418.530 - + Nguyên giá 222 - 34.615.640 81.501.913 - + Hao mòn lũy kế 223 - (3.381.857) (14.083.383) - III. Bất động sản đầu tƣ 240 - - - - IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 - - - 1.073.973.000 - Đầu tư vào công ty liên kết liên doanh 252 - - - 1.073.973.000 V. Tài sản dài hạn khác 260 - 20.806.175 - 358.932.525 - Chi phí trả trước dài hạn 261 - 20.806.175 - 358.932.525 TỔNG TÀI SẢN 270 17.741.603.979 49.217.299.452 65.975.653.743 79.206.503.561 Chỉ tiêu Mã Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (A) (B) (1) (2) (3) (4) NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 300 6.215.877.872 11.191.951.756 28.051.116.574 34.587.114.908 I. Nợ ngắn hạn 310 6.215.877.872 11.191.951.756 28.051.116.574 34.587.114.908 - Vay và nợ ngắn hạn 311 - - - - - Phải trả người bán 312 504.515.657 2.396.728.025 18.608.468.055 23.219.162.399 - Người mua trả tiền trước 313 3.403.017.850 151.462.997 1.979.511.865 6.444.268.570 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 2.308.296.365 6.186.234.514 6.795.015.112 4.824.164.394 - Phải trả người lao động 315 - - - 96.921.275 - Chi phí phải trả 316 - - - - - Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 48.000 2.457.516.220 668.121.542 2.598.270 II. Nợ dài hạn 330 - - - - - Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - - - - Vay và nợ dài hạn 334 - - - - B. Vốn chủ sở hữu 400 11.525.726.107 38.025.347.696 37.924.537.169 44.619.388.653 I. Vốn chủ sở hữu 410 11.525.726.107 38.025.347.696 37.924.537.169 44.619.388.653 - Vốn đầu tư của CSH 411 1.202.604.000 10.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 - Quỹ khác thuộc Vốn CSH 419 - - - - - Lợi nhuận chưa phân phối 420 10.323.122.107 28.025.347.696 17.924.537.169 24.619.388.653 TỔNG NGUỒN VỐN 440 17.741.603.979 49.217.299.452 67.975.653.743 79.206.503.561 Thang Long University Library DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Doanh nghiệp, Chương 1: Những quy định chung 2. Lê Minh Tú (2010), Quản lý tài chính doanh nghiệp , NXB Thống Kê, TPHCM 3. Th.S Nguyễn Hoàng Nam, Th.S Bùi Anh Tuấn (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê, TPHCM 5. Nguyễn Minh Kiều, Bài giảng phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 6. GS.TS Phạm Quang Trung (2013), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB ĐH KTQD 7. PGS.TS Trương Bá Thanh , TS Trần Đình Khôi Nguyên, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, ĐH Kinh tế , ĐH Đà Nẵng 8. Cộng đồng kinh doanh, 9. Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, 10. Công ty cổ phần Chứng khoán Âu Việt,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoanvana12593_8562.pdf
Luận văn liên quan