Khóa luận Hiệu quả đầu tư phát triển dự án nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty TNHH một thành viên tân Khánh An

Trong thời gian tới, công ty chủ yếu tập trung sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng, nâng cao năng lực sản xuất. Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân từ 10-15%/ năm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành xi măng từ nay đến năm 2015. Mở rộng lĩnh vực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước tham gia các thị trường bên ngoài tổng công ty, mở rộng phát triển các sản phẩm mới như bao conteiner, bao tráng màng, bao túi xách, một mặt nhằm gia tăng lợi nhuận, mặt khác nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. - Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Xây dựng bộ máy quản lý phù hợp mô hình SXKD, nâng cao tinh thần đoàn kết và củng cố, trau dồi truyền thống văn hóa tốt đẹp của công ty, duy trì và cải tiến liên tục các hệ thống quản lý, các nội quy, quy chế làm việc đảm bảo tính kỷ luật,

pdf81 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hiệu quả đầu tư phát triển dự án nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty TNHH một thành viên tân Khánh An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng số lao động là lao động phổ thông chủ yếu là những lao động mới tuyển hay tuyển được vài năm chưa tham gia thi nâng bậc mà công ty tổ chức. Năm 2010, công ty tuyển dụng thêm 49 lao động phổ thông vào học việc và làm việc trong nhà xưởng sản xuất bao bì vừa đưa vào hoạt động trong năm. Năm 2011, công ty tuyển thêm 1 quản đốc xưởng sản xuất bao bì có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, số lượng lao động của công ty tăng thêm 20 người so với năm 2010 cũng là tuyển vào làm việc tại nhà xưởng sản xuất bao bì khi công suất nhà máy được tăng lên. Hoạt động đầu tư nguồn nhân lực của công ty đạt hiệu quả khá rõ rệt về cả lượng và chất. 2.2.2.4. Đầu tư vào các lĩnh vực khác Đầu tư vào thương hiệu, quảng cáo: trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn tạo được chỗ đứng trên thị trường thì đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý đầu tư cho thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm. Vấn đề thương hiệu và nhãn hiệu sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nó phần nào phản ánh hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Thực tế công ty vẫn chưa có phòng Marketing và cũng không có chuyên gia thực sự am hiểu về lĩnh vực này. Các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại mang tính chất đơn lẻ nằm chủ yếu ở các phòng như phòng nghiệp vụ, phòng kế hoạch kỹ thuật, chưa tập trung thống nhất vào một phòng chức năng chuyên biệt. Điều này hạn chế rất lớn đến hiệu quả của công tác marketing của công ty. Nguyên nhân là do lãnh đạo công ty chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động marketing, còn trông chờ vào sự giúp đỡ của Tổng công ty Khánh Việt, trên thực tế các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn khá tốt nên có thể đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự chủ quan xem nhẹ hoạt động này. Công ty cũng có đầu tư vào trang web riêng của mình nhưng chưa phát huy được tác dụng của nó, hoạt động quảng cáo, quảng bá chưa tốt. Công ty hầu như không có hoạt động quảng cáo, quảng bá nào đáng kể, thông tin về công ty không được phổ biến rộng rãi. Chủ yếu là những bạn hàng lâu năm, được sự giới thiệu của tổng công ty như xi măng Hoà Phát, xi măng Sông Gianh ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 41 Qua phân tích chúng ta thấy hoạt động ĐTPT của công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An rất được chú trọng ngay cả khi nền kinh tế trong nước cũng như trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn, nhất là việc đầu tư vào xây dựng cơ bản và nguồn nhân lực. 2.3. Phân tích hiệu quả đầu tư phát triển cho dự án nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An Giai đoạn 2009 - 2011 hoạt động ĐTPT được chú trọng nhất dự án nhà xưởng sản xuất bao bì được tiến hành xây dựng năm 2009 và đưa vào vận hành khai thác năm 2010. Để tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả của hoạt động ĐTPT của công ty chúng ta sẽ tập trung phân tích hiệu quả ĐTPT cho dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty. 2.3.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty Sau một thời gian nghiên cứu thị trường nhận thấy tiềm năng phát triển ngành sản xuất bao bì công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An quyết định đầu tư dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì nhằm khai thác tối đa thị trường tiêu thụ và đa dạng hoá ngành nghề SXKD của công ty từ đó góp phần tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. Dự án này cũng là một dự án đầu tư phát triển của công ty do đó nó không chỉ có lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho toàn bộ nền kinh tế xã hội trong lâu dài. Mặt khác công ty đã có khả năng và thế mạnh trong sản xuất bao bì, có lợi thế cạnh tranh lớn về giá, tiến độ giao hàng và chất lượng bao bì khi đầu tư dây chuyền mới so với các công ty ở khu vực miền trung. Dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì phù hợp với quy mô, chiến lược phát triển tổng thể của công ty. Khu công nghiệp bắc Vinh là nơi thu hút nhiều lao động tìm việc do vậy dự án này sẽ giải quyết được khối lượng lớn công việc cho người lao động trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh. Dự án cũng góp phần nâng cao kỹ thuật công nghệ, nâng cao đời sống cho người lao động, tạo sự thu hút cho nhiều dự án đầu tư khác nhằm khai thác tối đa tiềm năng kinh tế của tỉnh. Tỉnh Nghệ An có những chính sách khuyến khích đầu tư ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 42 hấp dẫn như miễn thuế, giảm thuế tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh ĐTPT hơn nữa góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 2.3.2. Căn cứ để xây dựng dự án - Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009. - Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. - Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy. - Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP. - Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng. - Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2704000028 do Sở kế hoạch và đầu tư Nghệ An cấp ngày 28/03/2006. - Điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Khánh An. - Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 17/CNƯĐ ngày 12 tháng 07 năm 2005 của UBND tỉnh Nghệ An cấp. - Nghị quyết số 01 ngày 25/11/2008 của ban giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Khánh An về việc triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì công suất 35 triệu sản phẩm/năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 43 - Căn cứ biên bản làm việc giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Khánh An với các ngân hàng về tài trợ vốn cho dự án “xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì” ngày 27/12/2008. - Căn cứ nghị quyết số 06 ngày 28/12/2008 của ban giám đốc công ty về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì công suất 35 triệu sản phẩm/năm. - Xét đề nghị của tổng giám đốc công ty tại tờ trình số 525/TTr-KHATOCO ngày 25/12/2008 và báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Khánh An. - Quyết định số17/QĐ-KHATOCO phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì của giám đốc công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An. 2.3.3. Nội dung của dự án + Tên dự án đầu tư: dự án xây dựng mới nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Khánh An. + Chủ đầu tư: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tân Khánh An. + Tổ chức tư vấn lập dự án: công ty cổ phần tư vấn thiết kế và đầu tư xây dựng Nhà Việt, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. + Chủ nhiệm lập dự án: ông Đinh Văn Khôi. + Hình thức quản lý dự án: chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. + Thời gian thực hiện dự án: năm 2009. + Thời gian vận hành dự án: 10 năm (từ năm 2010 đến năm 2019). + Mục tiêu đầu tư xây dựng: xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì công suất 35 triệu sản phẩm/năm. + Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng: xây dựng mới nhà xưởng sản xuất và các công trình phụ trợ, mua sắm máy móc, trang thiết bị tiên tiến trên thế giới để sản bao bì công suất 35 triệu sản phẩm/năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 44 + Địa điểm xây dựng: khu công nghiệp bắc Vinh, tỉnh Nghệ An. + Diện tích sử dụng đất: 10,000 m2. + Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở): - Nhà xưởng sản xuất chính: móng bê-tông cốt thép, nền bê - tông. Khung nhà bê - tông cốt thép hoặc bằng thép hình, thép bản liên kết bu - lông, hàn. Bao che xung quanh bằng tường gạch hoặc tường gạch cao 3 mét phía trên thưng tôn. Mái nhà bê - tông cốt thép hoặc tôn mạ màu có lớp cách nhiệt kèm các tấm nhựa lấy ánh sáng. - Các công trình xây dựng khác: móng cột, khung dầm sàn các cốt bằng bê - tông cốt thép đổ toàn khối. Bao che quanh nhà và tường ngăn bằng gạch. Mái lợp tôn mạ màu có lớp cách âm, nhiệt. - Đường giao thông nội bộ và sân bãi bằng bê-tông. Hệ thống mương thải nước mưa bằng ống bê - tông đúc sẵn và xây gạch. + Loại, cấp công trình: công trình sản xuất công nghiệp nhẹ. + Thiết bị công nghệ: - Thiết bị sản xuất sợi: gồm 4 máy kéo sợi của các nước Đức, Ấn Độ và Đài Loan với tổng công suất 900 - 1,200 kg/giờ. - Thiết bị dệt manh: gồm 10 máy dệt của các nước Đức, Đài Loan, Ấn Độ với tổng công suất 8,000 - 10,000 mét/giờ. - Thiết bị tráng màng: gồm 4 máy tráng màng KP và PP của Đài Loan với tổng công suất 12,000 - 14,000 mét/giờ. - Thiết bị in và tạo ống bao: gồm 2 máy in vỏ bao xi măng của Đài Loan với tổng công suất 500 - 600 bao/phút và 3 máy in bao PP khác. - Thiết bị may: gồm dây chuyền may tự động của Nhật Bản và 5 máy khâu bán tự động thiết bị của các nước Nhật Bản, Đài Loan. Có công suất 10,000 - 15,000 bao/giờ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 45 + Yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào: nguyên liệu chính để sản xuất vỏ bao bì là hạt nhựa PP, PE, giấy Kraft trong nước chưa sản xuất được, công ty phải nhập khẩu từ Đài Loan, Thái Lan, Nga, Indonesia, qua các công ty lớn, có uy tín. + Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh: sản phẩm bao bì các loại như bao bì nông sản, bao bì xi măng, của công ty làm ra chủ yếu cung cấp cho các đơn vị sản xuất xi măng như xi măng Sông Gianh, xi măng Đà Nẵng, xi măng Nghi Sơn tại Thanh Hoá và Trạm nghiền ở Hiệp Phước - Nhà Bè, xi măng Hoàng Mai - Nghệ An, công ty vật tư nông nghiệp Nghệ An, ngoài ra còn cung cấp bao bì nông sản mía đường, phân bón + Quy trình công nghệ: Quy trình sản xuất sản phẩm là quy trình khép kín, trải qua nhiều công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm (bao bì xi măng và nông sản). Hệ thống máy móc hiện đại và đồng bộ với công suất bao bì là 35 triệu bao/năm. Quy trình trải qua 6 công đoạn: - Công đoạn 1: đây là công đoạn tạo ra sợi PP các loại (sợi 999 del, 1.100 del), hạt nhựa PP được nạp vào phễu chứa thiết bị tạo sợi, sản phẩm đầu ra là sợi mảnh 2 - 3mm, được cuốn thành từng cuộn, sản phẩm của công đoạn này là đầu vào của công đoạn dệt vải. - Công đoạn 2: đây là công đoạn dệt manh PP các loại, các cuốn sợi PP được đưa vào máy dệt, dệt thành từng ống vải PP, từ đó, xẻ thành từng cuộn vải PP các loại, sản phẩm của công đoạn này là đầu vào của công đoạn tráng màng hoặc tuỳ cắt theo từng loại sản phẩm sản xuất. - Công đoạn 3: đây là công đoạn tráng ép để tạo ra manh PP đối với bao nông sản, cuộn vải PP được đưa vào máy tráng màng để tráng một lớp nhựa PP nhằm tăng liên kết sợi vải, sản phẩm của công đoạn này là đầu vào của công đoạn tạo bao. - Công đoạn 4: đây là công đoạn tạo bao ximăng chưa may, cắt, in sản phẩm đối với bao nông sản: vải PP được in nhãn hiệu, lồng vào cùng băng giấy Kraft, dán ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 46 thành ống, qua hệ thống dao cắt ống và van thành ống bao qua băng chuyền đưa ra ngoài. - Công đoạn 5: đây là công đoạn may và gấp van để tạo ra sản phẩm, : ống bao được đưa đến hệ thống gấp van tự động và đến máy may đầu. - Công đoạn 6: hoàn thành, nhập kho thành phẩm: sản phẩm được kiểm tra, ép bó, xếp thành kiện, chuyển về kho chứa. Dệt Tráng ép tạo manh Tạo bao xi măng Gấp van, may Kho thành phẩm Sơ đồ 2: Dây chuyền sản xuất bao bì Nguồn: phòng Kế hoạch kỹ thuật Kho nguyên liệu Tạo sợi Starex Tạo sợi Sài Gòn Cắt in bao nông sản ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 47 + Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng cộng: 6,336,000,000 đồng. + Nguồn vốn đầu tư: Tổng cộng: 6,336,000,000 đồng. Trong đó: - Vốn chủ sỡ hữu (75%): 4,772,000,000 đồng. - Vay thương mại (25%): 1,564,000,000 đồng. Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Vinh cam kết sẽ làm đầu mối thu xếp đủ vốn vay 1,564,000,000 đồng để thực hiện dự án tại văn bản số 13/CV-NHS-KHDN ngày 06/01/2009. 2.3.4. Phân tích kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cho dựa án nhà xưởng sản xuất bao bì 2.3.4.1. Hiệu quả tài chính Phân tích hiệu quả tài chính cho dự án nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An nhằm mục đích đánh giá tính khả thi cũng như thể hiện các chỉ tiêu hiệu quả của dự án mang lại cho công ty. Dự án đầu tư phát triển cho nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An bắt đầu tiến hành đầu tư xây dựng năm 2009 và đưa vào sản xuất từ năm 2010 đến năm 2019 (10 năm). Quy ước trong tính toán các chỉ tiêu của dựa án: năm 2009 tương ứng với mốc năm 0, năm 2010 tương ứng với mốc năm 1, năm 2011 tương ứng với mốc năm 2, năm 2012 tương ứng với mốc năm 3, năm 2013 tương ứng với mốc năm 4, năm 2014 tương ứng với mốc năm 5, năm 2015 tương ứng với mốc năm 6, năm 2016 tương ứng với mốc năm 7, năm 2017 tương ứng với mốc năm 8, năm 2018 tương ứng với mốc năm 9, năm 2019 tương ứng với mốc năm 10 - là năm kết thúc dự án. Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư cho dự án: Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu (năm 2009) là 6,336 triệu đồng bao gồm hơn 75% vốn chủ sở hữu và gần 25% vốn vay. Ta có tỷ lệ VCSH/tổng vốn đầu tư = 0.75 > 0.5 đảm bảo an toàn vốn cho dự án. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 48 Bảng 5: Vốn đầu tư cho dự án ĐVT: triệu đồng Năm Khoản mục Năm 2009 Năm 2010 Trđ Cơ cấu (%) Trđ Cơ cấu (%) I. Tổng vốn đầu tư phát triển cho dự án 6,336 100.00 1,696 100.00 1. Chi phí xây dựng nhà xưởng 1,564 24.69 2. Chi phí trang thiết bị, máy móc 3,722 58.74 1,696 100.00 3. Chi phí thiết kế, tư vấn, quản lý dự án 450 7.10 4. Chi phí dự phòng 400 6.31 5. Chi phí khác 200 3.16 II. Nguồn vốn đầu tư 6,336 100.00 1,696 100.00 1. Vốn chủ sỡ hữu 4,772 75.32 1,696 100.00 2. Vốn vay 1,564 24.68 Nguồn: phòng Tài chính - Kế toán Nhìn bảng số liệu thì tổng đầu tư ban đầu của dự án xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì của công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An là 6,336 triệu đồng trong đó vốn chủ sở hữu chiếm 75.32% tương ứng với 4,772 triệu đồng; vốn vay là 1,564 triệu đồng chiếm 24.68% tổng vốn đầu tư. Sang năm 2010, công ty đầu tư thêm một dây chuyền công nghệ tạo sợi trị giá 1,696 triệu đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu. Có thể thấy vốn đầu tư cho MMTB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản đầu tư. Nguồn vốn vay là do công ty vay của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - VietinBank chi nhánh thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An với mức lãi suất 19%/năm, thanh toán bằng phương thức trả đều cả gốc và lãi trong vòng 5 năm. Do công ty là khách hàng lâu năm với ngân hàng, có hợp tác với ngân hàng phát hành thẻ ATM cho cán bộ công nhân viên và sử dụng thẻ để thanh toán tiền lương cho người lao động nên công ty được hưởng mức lãi suất vay ưu đãi. Mức lãi suất r = 19% được sử dụng làm tỷ suất chiết khấu trong tính toán hiệu quả của dự án. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 49 Bảng 6: Kế hoạch trả nợ của dự án ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 0 1 2 3 4 5 1. Nợ đầu kỳ 1,564 1,251 938 626 313 2. Lãi phát sinh 297 238 178 119 59 3. Trả nợ 313 313 313 313 313 - Lãi đến hạn 297 238 178 119 59 - Nợ gốc đến hạn 16 75 135 194 253 4. Nợ cuối kỳ 1,564 1,251 938 626 313 0 Nguồn: phòng Tài chính - Kế toán Kế hoạch khấu hao: Năm 2009 công ty đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì với tổng chi phí là 1,564 triệu đồng. Mua sắm trang thiết bị máy móc cho nhà xưởng sản xuất bao bì hết 3.722 triệu đồng. Đầu năm 2010, công ty mua dây chuyền công nghệ tạo sợi Starex trị giá 1,696 triệu đồng. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ khấu hao phù hợp với quyết định số 206/2003/QĐ/BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ Tài chính. Mức trích khấu hao cụ thể như sau: - Khấu hao nhà xưởng: 10 năm. - Khấu hao máy móc thiết bị: 7 năm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 50 Bảng 7: Khấu hao tài sản cố định của dự án ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Nguyên giá 5,286 1,696 2. Khấu hao trong kỳ 930 930 930 930 930 930 930 156 156 156 3. Khấu hao tích lũy 930 1,861 2,791 3,722 4,652 5,582 6,513 6,669 6,826 6,982 Nguồn: phòng Tài chính - Kế toán Dự án nhà xưởng sản xuất bao bì được thiết kế với công suất 35 triệu tấn/năm. Giá bán trung bình 1 sản phẩm là 2000 đồng. Năm thứ nhất tức là năm 2010 nhà xưởng tiến hành sản xuất với công suất 50% do còn thiếu công nhân và thị trường tiêu thụ. Năm thứ hai tức là năm 2011 công suất đạt 70%, năm 2012 và năm 2013 công suất tăng lên đến 80% khi mà công ty có thêm nhiều khách hàng mới. Trong 3 năm tiếp theo (2013 - 2015) công suất đạt 90%. Và trong những năm cuối của dự án (2016 - 2019) công suất xưởng đạt tối đa 100% nhằm khai thác hết giá trị của những tài sản cố định của dự án. Dự án này của công ty có rất nhiều ưu đãi từ phía tổng công ty Khánh Việt, từ phía ngân hàng cổ phần công thương và còn ở những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 17/CNƯĐ ngày 12 tháng 07 năm 2005 của UBND tỉnh Nghệ An cấp đối với công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An theo đó: áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15% trong thời gian 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh vào năm 2006 và bằng 28% trong các năm tiếp theo; được miễn thuế TNDN trong 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (năm 2007) và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo. Tức là năm 2010 - 2016 hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà xưởng phải nộp thuế với số thuế phải nộp = (lợi nhuận trước thuế x thuế suất/2) với mức thuế suất là 15%. Năm 2017, 2018 số thuế phải nộp = (lợi nhuận trước thuế x thuế suất) với mức thuế suất 15%. Năm 2019, chịu mức thuế suất 28%. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 51 Chi phí thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh: nhà xưởng muốn hoạt động thì cần phải có nguyên vật liệu, điện, nước, lao động với: Chi phí sữa chữa và bảo trì thiết bị, nhà xưởng là 5% khấu hao. Tỷ lệ chi phí quản lý là 10% doanh thu. Tỷ lệ chi phí bán hàng là 5% doanhthu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 52 Bảng 8: Chi phí thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà xưởng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Chi phí NVL chính 14,000 19,600 22,400 22,400 25,200 25,200 25,200 28,000 28,000 28,000 2. Chi phí NVL phụ 6,125 8,575 9,800 9,800 11,025 11,025 11,025 12,250 12,250 12,250 3. Chi phí năng lượng 2,013 2,818 3,220 3,220 3,623 3,623 3,623 4,025 4,025 4,025 4. Tiền lương công nhân 2,205 3,087 3,528 3,528 3,969 3,969 3,969 4,410 4,410 4,410 5. Bảo hiểm xã hội, y tế 397 556 706 706 833 833 833 926 926 926 6. Chi phí quản lý 3,500 4,900 5,600 5,600 6,300 6,300 6,300 7,000 7,000 7,000 7. Chi phí bán hàng 1,750 2,450 2,800 2,800 3,150 3,150 3,150 3,500 3,500 3,500 8. Sữa chữa và bảo trì thiết bị 47 47 47 47 47 47 47 8 8 8 9. Chi phí trực tiếp khác 2,013 2,818 3,220 3,220 3,623 3,623 3,623 4,025 4,025 4,025 10. Tổng chi phí thường xuyên 32,048 44,849 51,320 51,320 57,769 57,769 57,769 64,144 64,144 64,144 Nguồn: phòng Tài chính - Kế toánĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 53 Bảng 9: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Tổng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1. Doanh thu 35,000 49,000 56,000 56,000 63,000 63,000 63,000 70,000 70,000 70,000 595,000 - Sản lượng 17,500,000 24,500,000 28,000,000 28,000,000 31,500,000 31,500,000 31,500,000 35,000,000 35,000,000 35,000,000 297,500,000 - Giá bán 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002 0.002 - 2. Tổng chi phí 32,979 45,780 52,251 52,251 58,699 58,699 58,699 64,300 64,300 64,300 552,259 3. Chi phí thường xuyên 32,048 44,849 51,320 51,320 57,769 57,769 57,769 64,144 64,144 64,144 545,277 4. Khấu hao 930 930 930 930 930 930 930 156 156 156 6,982 5. Lợi nhuận trước thuế 2,021 3,220 3,749 3,749 4,301 4,301 4,301 5,700 5,700 5,700 42,741 6. Thuế phải nộp 152 242 281 281 323 323 323 855 855 1,596 5,229 7. Lợi nhuận sau thuế 1,870 2,979 3,468 3,468 3,978 3,978 3,978 4,845 4,845 4,104 37,512 Nguồn: phòng Tài chính - Kế toánĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 54 Bảng 10: Kết quả và hiệu quả tài chính của dự án ĐVT: triệu đồng Năm HSCK Doanh thu(B) Chi phí (C) Giá trị hiện tại của doanh thu Giá trị hiện tại của chi phí Dòng tiền ròng 0 1.000 0 6,336 0 6,336 - 6,336 1 0.840 35,000 33,896 29,412 28,484 928 2 0.706 49,000 45,091 34,602 31,841 2,761 3 0.593 56,000 51,601 33,231 30,621 2,610 4 0.499 56,000 51,601 27,925 25,732 2,193 5 0.419 63,000 58,092 26,400 24,343 2,057 6 0.352 63,000 58,092 22,185 20,456 1,728 7 0.296 63,000 58,092 18,643 17,190 1,452 8 0.249 70,000 64,999 17,407 16,163 1,244 9 0.209 70,000 64,999 14,628 13,583 1,045 10 0.176 70,000 65,740 12,292 11,544 748 Tổng cộng 595,000 558,538 236,725 226,295 10,431 Nguồn: phòng Tài chính - Kế toán Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án: Dựa vào bảng 10, ta có thể tính toán các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án. Chỉ tiêu NPV: NPV = Tổng giá trị hiện tại của dòng thu - Tổng giá trị hiện tại của dòng chi = 23,6725 - 22,6295 = 10,431 triệu đồng > 0 Chỉ tiêu B/C: B/C = 236,725/226,295 = 1.05 > 1 Cho biết một đồng chi phí bỏ ra tạo ra 1.05 đồng lợi ích cho thấy dự án mang lại lợi ích lớn hơn chi phí đã bỏ ra nên dự án có hiệu quả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 55 Thời gian hoàn vốn (T) của dự án: Bảng 11: Tính thời gian hoàn vốn của dự án ĐVT: Triệu đồng Chi tiêu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1.Chi phí đầu tư ban đầu 6,336 2.Dòng tiền thu vào 928 2,761 2,610 2,193 2,057 1,728 1,452 1,244 1,045 748 3. Luỹ kế dòng tiền thu vào 928 3,689 6,299 8,492 10,549 12,277 13,729 14,973 16,018 16,766 Nguồn: phòng Tài chính – Kế toán Dựa vào bảng số liệu ta thấy đến năm thứ 3, luỹ kế dòng tiền thu vào của dự án là 6,299 triệu đồng < chi phí đầu tư ban đầu 37 triệu đồng. Năm thứ 4, luỹ kế dòng tiền thu vào của dự án là 8,492 triệu đồng > chi phí đầu tư ban đầu. Tức là thời gian hoàn vốn của dự án là lớn hơn 3 năm và nhỏ hơn 4 năm. Năm thứ 4, trung bình mỗi tháng thu vào 8,492/12 = 708 triệu đồng. Vậy để thu được 37 triệu còn thiếu để hoàn vốn thì cần 37/708 = 0.05 tháng = 2 ngày. Vậy thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm và 2 ngày. Chứng tỏ dự án thu hồi vốn sớm. Sản lượng hoà vốn của dự án khi NPV = 0 là 113,147,285 sản phẩm trong khi tổng sản lượng của dự án là 297,500,000 sản phẩm chứng tỏ khả năng sinh lời sớm của dự án. Bảng 12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dựa án Chỉ tiêu Giá trị NPV 10,431 triệu đồng > 0 IRR 26.46% > 19% B/C 1.05 > 1 Thời gian hoàn vốn (T) 3 năm 2 ngày ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 56 Từ việc tính toán các chỉ tiêu trên có thể khẳng định dự án mang lại hiệu quả cao cho công ty. Phân tích độ nhạy của dự án: Bảng 13: Phân tích độ nhạy của dự án khi giá thay đổi Chỉ tiêu Đơn vị Giá Tăng 10% Giảm 10% NPV Trđ 28,625 -7,763 IRR % 65.76 10.00 BCR Lần 1.12 0.96 Qua bảng số liệu ta thấy dự án rất nhạy cảm với sự thay đổi của giá bán sản phẩm do đó công ty cần có biện pháp thích hợp nhằm hạn chế sự tác động của giá bán đến hiệu quả của dự án. 2.3.4.2. Hiệu quả kinh tế xã hội Ngoài những hiệu quả tài chính mà dự án mang lại cho công ty thì nó còn mang lại những hiệu quả kinh tế xã hội nhất định. Bảng 14: Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của dự án ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng 1. Đóng góp cho ngân sách 152 242 281 281 323 323 323 855 855 1,596 5,229 2. Lao động 49 69 75 75 85 85 85 90 90 90 - 3.Thu nhập/lao động/tháng 3.8 3.7 3.9 3.9 3.9 3.9 3.9 4.1 4.1 4.1 - Nguồn: phòng Tài chính - Kế toán - Dự án sẽ đóng góp cho ngân sách 5,229 tỷ đồng - Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho 90 lao động và thu nhập bình quân là 3.9 triệu đồng/lao động/tháng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 57 - Vấn đề môi trường: trên mương chính của mạng lưới thoát nước chính, xây các hố ga lớn để xử lý chất thải trước khi thải nước ra ngoài, như vậy sẽ không ảnh hưởng tới đời sống dân cư và môi trường sinh thái. Độ bụi và tiếng ồn trong xưởng được hạn chế tới mức tối thiểu theo đề cương an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ của công ty, do vậy đảm bảo các chỉ tiêu, yêu cầu môi trường. Cụ thể: Bảng 15: Giá trị nồng độ tối đa cho phép bụi không chứa Silic ĐVT: mg/m3 Tên chất Nồng độ bụitoàn phần Nồng độ bụi hô hấp Than hoạt tính, nhôm, bentonit, diatomit, graphit, cao lanh, pyrit 2 1 Bakelit, than, oxit sắt, oxit kẽm, điôxyttitan, silicat, patit, photphatit, đá vôi 4 2 Bụi thảo mộc, động vật, chè, thuốc lá, bụi gỗ 6 3 Bụi hữu cơ và vô cơ không thuộc loại 1 và 2 8 4 Nguồn: phòng Kế hoạch kỹ thuật ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 58 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VẬN HÀNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.1. Định hướng cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội trong và ngoài nước Nền kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục rất mong manh và dễ bị tác động bởi các nguy cơ nhỏ. Các nền kinh tế đầu tàu của kinh tế thế giới vẫn chưa thể thoát khỏi khủng hoảng, trong khi các nước khu vực đồng tiền chung Euro lại chìm vào cuộc khủng hoảng nợ công thì kinh tế Mỹ vẫn đang hồi phục hết sức chậm chạp và kinh tế Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu giảm sút. Kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng khoảng 3.5%/năm. Trong khi đó tình hình chính trị ở một số nước trên thế giới diễn ra rất phức tạp và khó lường kéo theo giá cả hàng hóa trên thế giới liên tục biến động. Nền kinh tế trong nước liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân đạt 7.26%/năm. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi vượt qua khó khăn thách thức nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Thế và lực của nước ta đã vững mạnh hơn nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được nâng lên tạo điều kiện rất thuận lợi cho chúng ta mở rộng giao thương trên toàn cầu, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên bước sang những năm bắt đầu thực hiện lộ trình tái cơ cấu nền kinh tế được dự báo sẽ khó khăn hơn so với những năm trước, nền kinh tế sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Giá một số mặt hàng thiết yếu sẽ được điều chỉnh lên do đó giá cả chung có thể sẽ tăng theo dẫn tới lạm phát gia tăng. Bên cạnh đó, hàng loạt các loại lãi suất đã được ngân hàng giảm xuống cho thấy tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng đã được cải thiện và chính sách tín dụng đang được nới lỏng tuy nhiên khả năng tiếp cận nguồn vốn này của các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 59 3.1.2. Mục tiêu chung của toàn công ty Trải qua 6 năm xây dựng và phát triển với bao thăng trầm của mình, công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An đã đạt được một số thành tựu đáng kể, từng bước khẳng định vị trí quan trọng của mình trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá và bao bì. Công ty đã liên tục phát triển, trở thành một đối tác tin cậy của các bạn hàng trong và ngoài nước. Với chiến lược kinh doanh kết hợp linh hoạt giữa nhu cầu, nguồn lực trong nước và khoa học công nghệ hiện đại, công ty ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp bao bì hàng hoá và thuốc lá điếu. Với những kết quả đã đạt được, công ty đã tự xây dựng cho mình một nền móng vững chắc, thuận lợi trong tương lai. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường, công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của các đối thủ, công ty xác định sẽ nỗ lực không ngừng để phát huy thế mạnh sẵn có, khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh để có những bước tiến xa hơn trong tương lai. Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu của thị trường cũng như khả năng đáp ứng của mình, công ty đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển kinh doanh toàn diện trong các năm tới. Phương hướng cơ bản của công ty trong thời gian tới là: tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý, không ngừng nâng cao năng suất - chất lượng - hiệu quả, tăng cường ĐTPT theo chiều sâu và đầu tư cho nguồn nhân lực. Công ty xác định trở thành một công ty phát triển bền vững với phương châm: chú trọng phát triển, đáp ứng khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ trên tinh thần các bên cùng có lợi, cùng nhau phát triển. Tích cực hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, phấn đấu trở thành đơn vị vững mạnh nhất trong tổng công ty. Trong những năm tiếp theo, công ty xác định phương hướng phát triển: - Về thị trường: tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là tiêu thụ mặt hàng bao bì nhựa các loại. Phấn đấu tăng chất lượng sản phẩm, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 60 - Về hoạt động SXKD: Trong thời gian tới, công ty chủ yếu tập trung sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo tiến độ giao hàng cho khách hàng, nâng cao năng lực sản xuất. Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân từ 10-15%/ năm, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành xi măng từ nay đến năm 2015. Mở rộng lĩnh vực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, từng bước tham gia các thị trường bên ngoài tổng công ty, mở rộng phát triển các sản phẩm mới như bao conteiner, bao tráng màng, bao túi xách, một mặt nhằm gia tăng lợi nhuận, mặt khác nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. - Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Xây dựng bộ máy quản lý phù hợp mô hình SXKD, nâng cao tinh thần đoàn kết và củng cố, trau dồi truyền thống văn hóa tốt đẹp của công ty, duy trì và cải tiến liên tục các hệ thống quản lý, các nội quy, quy chế làm việc đảm bảo tính kỷ luật, tăng sức mạnh và hiệu quả của công tác quản lý. - Về cơ chế điều hành: Điều hành tập trung trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả, giảm thiểu chi phí. - Về chính sách đối với người lao động: Tiếp tục sắp xếp lại lao động, xây dựng các chế độ khuyến khích và đãi ngộ đối với những lao động có trình độ, tâm huyết và có đóng góp cho sự phát triển của công ty, duy trì chế độ phúc lợi, đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động. 3.1.3. Thuận lợi và khó khăn đối với các dự án đầu tư phát triển trong công ty 3.1.3.1. Thuận lợi - Công ty có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển. - Năng lực tài chính của công ty khá mạnh do đó không gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn cho các dự án. ĐA ̣I H ỌC KIN H T Ế H UÊ ́ Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 61 - Công ty có một đội ngũ cán bộ, công nhân kĩ thuật lành nghề, nhiệt tình, hăng say và đặc biệt là có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng thuốc lá và bao bì các loại. - Khách hàng của công ty đa số là các công ty lớn như Công ty xi măng Sông Gianh, Công ty xi măng Hoà Phát, sản lượng tiêu thụ ổn định, thường xuyên. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng tăng. Năm 2012, công ty ký thêm hợp đồng với một số công ty như: công ty xi măng Chinfon tại Hải Phòng và Trạm nghiền ở Hiệp Phước - Nhà Bè, công ty xi măng The Vissai Ninh Bình, công ty xi măng Hoàng Mai - Nghệ An, nhà máy xi măng Yên Bình - tổng công ty VINACONEX. - Các dự án trong công ty được hưởng những ưu đãi về thuế TNDN được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 17/CNƯĐ ngày 12 tháng 07 năm 2005 của UBND Tỉnh Nghệ An cấp: áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là 15% trong thời gian 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh vào năm 2006 và bằng 28% trong các năm tiếp theo. Được miễn thuế TNDN trong 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo. Năm 2007 là năm đầu tiên công ty có thu nhập chịu thuế. - Công ty được sự giúp đỡ không nhỏ từ phía tổng công ty Khánh Việt. 3.1.3.2. Khó khăn - Chưa có phòng chuyên trách về lập và thẩm định dự án đầu tư, phương án đầu tư riêng nên kết quả đầu tư chưa đạt hiệu quả cao nhất. - Bộ máy quản lý còn khá cồng kềnh, có quá nhiều các phòng ban chức năng, nhiều quyết định vẫn còn giải quyết theo hệ thống hành chính, để đi đến quyết định cuối cùng phải qua nhiều tầng nấc, gây phiền hà, tốn kém, mất thời gian làm giảm hiệu quả hoạt động SXKD của dự án. - Một số MMTB hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài không phù hợp với trình độ, tay nghề của công nhân viên trong công ty. - Nhập nguyên liệu chủ yếu ở nước ngoài do đó còn gặp khó khăn trong khâu nhập nguyên liệu và phải chịu thuế nhập khẩu và rủi ro tỷ giá. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 62 - Trên thị trường bao bì, số lượng các doanh nghiệp tham gia sản xuất là không nhỏ, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hết sức gay go tạo ra nhiều thách thức trong việc cạnh tranh và khả năng phát triển của công ty. - Việc tăng thuế suất, thiếu nguyên liệu cả trong và ngoài nước, giá các loại nguyên vật liệu, xăng dầu làm ảnh hưởng giá cả đầu ra của sản phẩm. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trong vận hành dự án đầu tư phát triển của công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An 3.2.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức Mô hình quản lý điều hành của công ty hiện nay khá rắc rối, có quá nhiều phòng ban cùng đảm nhận nhiều chức năng làm giảm hiệu quả của công vệc. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả trong vận hành dự án đầu tư phát triển công ty cần phải tổ chức lại bộ máy quản lý cho phù hợp hơn: - Củng cố, phát triển theo chiều sâu, theo hướng chuyên môn hoá, nâng cao chất lượng quản lý đối với các phòng ban. Cải tiến bộ máy quản lý gọn nhẹ hơn, phân định rõ ràng nhiệm vụ của từng bộ phận. - Có phòng dự án riêng và tự chịu trách nhiệm để các hoạt động đầu tư của công ty diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả cao hơn, tránh các thủ tục rườm rà khi thực hiện một dự án mới. 3.2.2. Giải pháp về nhân sự - Tuyển lao động có trình độ cao trong lĩnh vực lập dự án cho công ty nhằm giảm chi phí thuê các công ty khác. - Về công tác thực hiện đào tạo và đào tạo cho người lao động: Cần thường xuyên tiến hành các khoá đào tạo cho cán bộ công nhân viên trong công ty, việc đào tạo phải lên kế hoạch từng năm, từng giai đoạn, thống nhất với kế hoạch phát triển của công ty, thống nhất với kế hoạch đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Hàng năm công ty nên cử người đi dự các lớp huấn luyện hoặc các buổi họp hội thảo của các công ty, các trường đại học, việc cử đi học cần được tiến hành một cách chặt ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 63 chẽ, có định hướng rõ ràng và khuyến khích cán bộ cố gắng kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước. Nâng cao tay nghề, năng lực công nhân: MMTB được đầu tư đổi mới nhưng đội ngũ lao động chưa có trình độ thì khó có thể đảm bảo được hiệu quả sản xuất. Trong thời gian qua, công ty đã mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn từ 1- 3 tháng, nâng cao tay nghề cho người lao động vào học việc, cũng như các lớp ngoại ngữ, tin học 6 tháng, nâng cao năng lực quản lý cho CBCNV. Tuy nhiên, việc học còn chưa đi đôi với thực hành, nhiều lao động chưa thành thạo trong việc sử dụng máy móc, dẫn đến in lệch, gấp van may thiếu chính xác, may sai, mất nhiều thời gian làm việc, Trong thời gian tới, công ty nên xem xét phương án tăng thời gian học việc hơn nữa, kéo dài thời gian thực hành trên máy, - Đối với công tác tuyển dụng lao động: Công ty cần chú trọng hơn nữa đến công tác tuyển dụng, tổ chức thông báo rộng rãi hơn về thông tin tuyển dụng để có thể thu hút được nhiều ứng viên tham gia, tổ chức tuyển công khai thông qua hình thức thi tuyển đảm bảo có thể lựa chọn đúng người đúng việc. Công tác tuyển chọn cần thực hiện chặt chẽ và khách quan ngay từ đầu, phải dựa trên trình độ và năng lực của người dự tuyển để đánh giá và lựa chọn. Làm tốt công tác tuyển chọn đầu vào sẽ đảm bảo trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của công ty, giảm chi phí đào tạo và đào tạo lại không cần thiết sau này. Đây là một trong những tiền đề để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ vốn để tái đầu tư sau này. Tình trạng nhận các đối tượng là con em vào các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là khá phổ biến, nhiều khi doanh nghiệp nhận những người không đủ năng lực để làm việc mà vẫn phải trả lương, đó cũng là một sự thất thoát lãng phí lớn. Công ty cần chú ý xem xét vẫn có thể ưu tiên nhận các đối tượng là con em trong công ty nhưng phải có năng lực thật sự. Nếu được như vậy người lao động vừa có sự gắn bó vừa có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 64 Trong công tác tuyển dụng phải chú ý đảm bảo một cơ cấu lao động hoàn chỉnh. Đó là việc phải cân đối giữa tỷ lệ các trình độ đại học - cao đẳng - trung cấp - công nhân kĩ thuật, cân đối giữa tỷ lệ công nhân có trình độ bậc thấp với công nhân có trình độ bậc cao, cân đối giữa bộ phận quản lý và bộ phận trực tiếp sản xuất. Ngoài ra công ty có thể sử dụng biện pháp gắn quyền lợi của cán bộ công nhân viên với thành tích trong công tác và hiệu quả hoạt động SXKD của công ty. Có chính sách khen thưởng khuyến khích người lao động cụ thể, duy trì chế độ phúc lợi, đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động. 3.2.3. Các giải pháp sử dụng vốn sản xuất kinh doanh Trong các hoạt động đầu tư, việc sử dụng vốn có hiệu quả thì khả năng thu hút vốn đầu tư càng lớn. Do vậy, muốn huy động vốn đầu tư thì trước hết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt là cần quan tâm đến hiệu quả của các dự án ĐTPT trong công ty. Để thực hiện được điều đó thì công ty cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Cần có chiến lược đúng đắn nhằm giảm chi phí vật tư, tiết kiệm trong SXKD nói chung và đầu tư nói riêng. Quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí, quản lý tốt việc chi mua sắm MMTB, nguyên vật liệu. Quản lý tốt việc sử dụng vốn, hạn chế tối đa việc sử dụng vốn lãng phí và không đúng mục tiêu bằng cách công ty cần thường xuyên tăng cường giám sát, kiểm tra các công trình, dự án mà công ty đang đầu tư, giảm tối thiểu sự thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu. Đối với nguyên vật liệu cần tính toán dự trữ phù hợp, dự báo thị trường, ký các hợp đồng dài hạn với các nhà cung ứng để giảm thiểu rủi ro về sự biến động giá cả trên thị trường. Đối với các máy móc đã cũ hoặc không sử dụng nên tiến hành thanh lý, nhượng bán hoặc cho thuê nhằm tránh hao mòn, lãng phí và ứ đọng vốn. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động đầu tư dự án, thực hiện đầu tư có trọng điểm vào những đối tượng có tiềm năng, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí. Vì vậy, cần thực hiện phân bổ vốn một cách hợp lý cho các nội dung đầu tư như: đầu tư vào MMTB, công nghệ, đầu tư hệ thống nhà xưởng, đầu tư cho nguồn ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 65 nhân lực công ty phải xác định rõ cần đầu tư vào những hạng mục nào và trong những hạng mục đó thì hạng mục nào đem lại hiệu quả cao nhất. - Với những dự án sử dụng vốn vay, khi lập dự án cần chú ý tới lãi vay và phương thức thanh toán phần gốc cũng như thời hạn trả nợ hợp lý, kèm theo đó, công ty cần phải có phương hướng trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Vì vậy, xây dựng phương án trả nợ rõ ràng, cụ thể chính xác là căn cứ để sử dụng vốn có hiệu quả. Quy mô nguồn vốn là có hạn trong khi đó nhu cầu sử dụng vốn lớn vì thế công ty cần quan tâm đến việc đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào, để ĐTPT có hiệu quả cao cần phải đầu tư có trọng tâm,có trọng điểm, đầu tư có chọn lọc. Để sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả thì mỗi dự án trước khi lập phải phân tích và tính toán đầy đủ về nhu cầu thị trường cũng như các khía cạnh khác về kỹ thuật công nghệ để xác định. - Hiện nay, công ty đang thực hiện việc tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, việc tính theo phương pháp này mặc dù có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng không phản ánh chính xác mức độ hao mòn thực tế vào trong giá thành, hơn nữa làm cho việc thu hồi vốn đầu tư chậm lại. Vì vậy, trong những năm đầu doanh nghiệp nên lựa chọn áp dụng phương pháp khấu hao nhanh giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn từ đó có thể tập trung vốn nhanh từ tiền khấu hao để đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ kịp thời vừa giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình - Ngoài ra, trong những năm vừa qua, trong các khoản giảm trừ doanh thu đã xuất hiện khoản giảm giá hàng bán. Đây là khoản tiền công ty tiến hành giảm cho khách hàng do lỗi kỹ thuật trong sản xuất, bao bì in bị lệch, sai khác với mẫu mã trong hợp đồng. Tuy giá trị khoản giảm giá không nhiều, thành phẩm vẫn có khả năng tiêu thụ, song công ty cần kiểm tra, đánh giá nguyên nhân để có giải pháp khắc phục sớm, tránh phát sinh thêm. 3.2.4. Giải pháp về thị trường - Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 66 Trước mắt, công ty cần xây dựng phòng Marketing, tách bạch công tác marketing với công tác kinh doanh vì phòng Nghiệp vụ hiện nay, do kiêm cả công tác này nên hiệu quả công tác marketing không cao, đặc biệt là việc dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ chưa được thực hiện tốt. Về quảng bá sản phẩm, có thể sử dụng hình thức quảng cáo sản phẩm trên internet, trên website của công ty vì hiện nay số lượng thuê bao mạng của Việt Nam không ngừng gia tăng mà quảng cáo bằng hình thức này ít tốn kém như quảng cáo trên truyền hình. - Tích cực tìm kiếm khách hàng mới: Hiện nay, thị trường của công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Trung, trong đó phần lớn đơn hàng là từ các công ty xi măng, bước đầu đã kí kết hợp đồng với các khách hàng phía bắc như công ty phân đạm Hà Bắc, công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao, nhưng số lượng chưa nhiều. Trong các năm tiếp theo, công ty nên hướng tới mở rộng tiêu thụ ở thị trường có nhiều tiềm năng phát triển này. 3.2.5. Tăng cường đầu tư cho tài sản cố định Mua sắm MMTB hiện đại trên thế giới nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty so với công ty khác. Còn đối với các nhà máy, phân xưởng đã có thì tiếp tục thực hiện đầu tư nâng cấp, sửa chữa những nhà xưởng có diện tích và không gian làm việc không đảm bảo cho sản xuất, điều đó sẽ tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Việc thi công xây dựng cũng cần phải được giám sát, quản lý chặt chẽ, thường xuyên phải kiểm tra, đôn đốc, tránh tình trạng tham nhũng, tiêu cực làm thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu dẫn đến hiệu quả không cao. Đối với máy móc thiết bị đã cũ kỹ và lạc hậu hiện có thì công ty phải tăng cường khả năng nghiên cứu của công nhân trong công ty nhằm cải tiến hiện đại hoá các máy móc đó để tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo tốt năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 67 PHẦN III: KẾT LUẬN Công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thuốc lá và bao bì theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2704000028 do sở Kế hoạch - Đầu tư Nghệ An cấp ngày 28/03/2006. Các hoạt động đầu tư phát triển chủ yếu của công ty là đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đầu tư vào một số lĩnh vực khác. Hoạt động đầu tư nhà xưởng sản xuất bao bì công suất 35 triệu sản phẩm/năm là một hoạt động đầu tư phát triển của công ty với tổng vốn đầu tư ban đầu (năm 2009) là 6,336 triệu đồng được tiến hành đầu tư xây dựng trong năm 2009 và đưa vào vận hành sản xuất năm 2010 với chu kỳ dự án kéo dài 10 năm từ năm 2010 - 2019. Dự án đầu tư tăng thêm này sẽ mang lại tổng lợi nhuận cho công ty là 37,512 triệu đồng, nộp ngân sách 5,229 triệu đồng. Bên cạnh đó dự án giải quyết việc làm cho 90 lao động. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh hiệu quả của dự án như: giá trị hiện tại ròng (NPV) đạt khá cao, tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) cũng tương đối cao là 26.46% , thời gian hoàn vốn của dự án là 3 năm 1 tháng. Hiệu quả sử dụng vốn BCR đạt 1.05 > 1. Từ đó có thể kết luận rằng dự án sẽ mang lại hiệu quả cao cho công ty. Để vận hành hiệu quả dự án này cũng như các dự án đầu tư phát triển khác công ty cần thực hiện một số biện pháp quan trọng như: quản lý tốt việc sử dụng vốn, hạn chế tối đa việc sử dụng vốn lãng phí và không đúng mục tiêu; nâng cao năng lực quản lý, đào tạo tay nghề cho công nhân, có chính sách phù hợp đối với hàng tồn kho, nguyên vật liệu; tích cực tìm kiếm thị trường và đặc biệt là phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Do thời gian có hạn và trình độ năng lực còn nhiều hạn chế nên luận văn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, ban lãnh đạo công ty để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Văn Tư, 2010, phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư thủy điện Thượng Kon Tum, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. [2] Cao Hào Thi, 2010, Quản lý dự án, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [3] Đinh Thế Hiển, 2009, Lập - thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Viện nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng. [4] Hồ Tú Linh, 2010, Bài giảng kinh tế đầu tư, Đại học Kinh tế Huế. [5] Lê Thị Hương Dung, 2012, Sức mạnh nội lực thành cơ hội, bản tin tổng công ty Khánh Việt số 02 tháng 6/2012, trang 01. [6] Lê Duy Nam, 2007, Tình hình đầu tư phát triển ở công ty cổ phần đầu tư và XNK Đoàn Minh Giang, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. [7] Lê Văn Trung, 2012, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An, luận văn tốt nghiệp, Học viện Tài chính. [8] Mai Chiếm Tuyến, 2011, Bài giảng lập và thẩm định dự án đầu tư, Đại học Kinh tế Huế. [9] Nguyễn Ngọc Mai, 2012, Đầu tư phát triển và các loại đầu tư khác trong nền kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. [10] Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương, 2007, Giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. [11] Nguyễn Ngọc Mai, 1999, Giáo trình Kinh tế đầu tư, nhà xuất bản giáo dục. [12] Nguyễn Bạch Nguyệt, 2000, Giáo trình Lập và Quản lý Dự án, nhà xuất bản Thống kê. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khoá luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trần Minh Trí SVTH: Nguyễn Thị Thanh Xuân 69 [13] Nguyễn Quỳnh Sang, 2009, Xác định dòng tiền của dự án đầu tư trong doanh nghiệp, Đại học Giao thông vận tải. [14] Nguyễn Duy Tài, 2012, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An, Luận văn tốt nghiệp, Học viện Tài chính. [15] Nguyễn Thị Huyền Trang, 2007, Phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư khu liên hợp - thương mại nhà ở cao tầng 213 Hòa Bình, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. [16] Nguyễn Thị Kim Thanh, 2012, Đánh giá tình hình tài chính và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An, luận văn tốt nghiệp, Học viện Tài chính. [17] Nghị định chính phủ, 1999, Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Số 52/1999/NĐ-CP Hà Nội. [18] Phạm Xuân Giang, 2009, Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư, Nhà xuất bản Tài chính. [19] Phòng Tài chính - Kế toán, 2010, Báo cáo tài chính năm 2009, công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An. [20] Phòng Tài chính - Kế toán, 2011, Báo cáo tài chính năm 2010, công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An. [21] Phòng Tài chính - Kế toán, 2012, Báo cáo tài chính năm 2011, công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An. [22] Phòng Tài chính - Kế toán, 2009, Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất bao bì công suất 35 triệu sản phẩm/năm, công ty TNHH 1 TV Tân Khánh An. [23] Trần Văn Nam, 2007, Tình hình đầu tư phát triển tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam giai đoạn 2002 - 2006, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. [24] Từ Quang Phương, 2005, Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Nhà xuất bản lao động - xã hội. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguye_n_thi_thanh_xuan_0779.pdf
Luận văn liên quan