Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long

Qua quá trình đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế, em nhận thức sâu sắc được rằng: hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Những thông tin mà kế toán cung cấp đặc biệt là thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định kết quả kinh doanh cũng như đánh giá được khả năng và thực trạng sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ đó đề ra những biện pháp quản lý kinh doanh thích hợp. Ngoài ra, những thông tin này còn là cơ sở để doanh nghiệp phân tích, đánh giá phục vụ công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp nhằm mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, cải tiến và hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp xây lắp, nhằm phát huy vai trò của kế toán đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện nhất.

pdf138 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty cổ phần Đầu tư Kiến thiết Thăng Long thường được tiến hành vào cuối mỗi tháng. Với công trình thanh toán (nghiệm thu) một lần, sản phẩm dở dang được coi là sản phẩm chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, đối với các công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài thì chủ đầu tư và Công ty thống nhất nghiệm thu theo điểm dừng kỹ thuật của từng hạng mục công trình để thanh toán. Hạng mục “Kênh dẫn nước” được chủ đầu tư ứng trước 50% giá trị dự toán công trình và thanh toán nốt khi bàn giao nên sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp trong suốt 8 tháng thi công. Phòng Kế toán, sau khi nhận được Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang từ Phòng kỹ thuật sẽ tiến hành xác nhận chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang theo công thức: 112 Chi phí xây lắp dở dang cuối kỳ = CP thực tế của khối lượng xây lắp DD đầu kỳ + CP thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ x CP theo dự toán của khối lượng xây lắp DD cuối kỳ CP theo dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao + CP theo dự toán của khối lượng xây lắp DD cuối kỳ Hạng mục “Kênh dẫn nước” – Công trình “Kênh dẫn nước – Nhà máy thủy điện Thanh Thủy” khởi công từ tháng 5 năm 2011 đến tháng 12 năm 2011 thì hoàn thành nên không có dở dang cuối kì. Thang Long University Library 113 Bảng 2.44: Sổ chi tiết tài khoản 154KD – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản 154KD – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Hạng mục: Kênh dẫn nước Tháng 12 năm 2011 Số dư đầu kỳ: 3.166.920.255 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12 PKT763 Kết chuyển CP NVLTT – HM Kênh dẫn nước 621 564.340.900 31/12 PKT769 Kết chuyển chi phí NCTT - HM Kênh dẫn nước 622 101.969.630 31/12 PKT776 Kết chuyển CPNC sử dụng MTC- HM Kênh dẫn nước 6231 13.870.370 31/12 PKT776 Kết chuyển CP vật liệu MTC - HM Kênh dẫn nước 6232 6.525.000 31/12 PKT776 Kết chuyển CP khấu hao MTC - HM Kênh dẫn nước 6234 38.085.529 31/12 PKT788 Kết chuyển CP nhân viên quản lý - HM Kênh dẫn nước 6271 21.062.920 31/12 PKT788 Kết chuyển CP CCDC - HM Kênh dẫn nước 6273 2.340.000 31/12 PKT788 Kết chuyển CP KH TSCĐ - HM Kênh dẫn nước 6274 4.468.000 31/12 PKT788 Kết chuyển CP dịch vụ mua ngoài - HM Kênh dẫn nước 6277 8.909.290 31/12 PKT795 Kết chuyển giá vốn - HM Kênh dẫn nước 632 3.928.491.894 114 Tổng phát sinh nợ: 761.571.639 Tổng phát sinh có: 3.928.491.894 Số dư nợ cuối kì: 0 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Thang Long University Library 115 Bảng 2.45: Sổ cái tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (trích) SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tháng 12 năm 2011 Số dư nợ đầu kỳ: 24.890.125.050 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 31/12 PKT763 Kết chuyển chi phí NVLTT – HM Kênh dẫn nước 621 564.340.900 31/12 PKT769 Kết chuyển chi phí NCTT – HM Kênh dẫn nước 622 101.969.630 31/12 PKT776 Kết chuyển chi phí sử dụng MTC – HM Kênh dẫn nước 623 58.480.899 31/12 PKT788 Kết chuyển chi phí SXC - HM Kênh dẫn nước 627 36.780.210 31/2 PKT789 Kết chuyển chi phí SXC - HM Đường thi công kênh dẫn 627 42.225.006 31/12 PKT795 Kết chuyển giá vốn – HM Kênh dẫn nước 632 3.928.491.894 31/12 PKT796 Kết chuyển giá vốn – HM Đường thi công kênh dẫn 632 7.111.451.236 Tổng phát sinh nợ: 2.459.491.230 Tổng phát sinh có: 11.039.943.130 Số dư nợ cuối kì: 16.309.673.150 Kế toán trưởng Người lập (Ký, họ tên ) (Ký, họ tên) (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) 116 2.2.4.2 Tính giá thành sản phẩm xây lắp Xuất phát từ đối tượng tính giá thành ở công ty là từng công trình, hạng mục công trình. Do vậy mà kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty là khi công trình hạng mục công trình được coi là hoàn thành, nghiệm thu bàn giao cho chủ đầu tư. Công thức tính giá thành sản phẩm: Giá thành thực tế công trình, hạng mục công trình hoàn thành = Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Bảng 2.46: Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP HOÀN THÀNH Công trình: Kênh dẫn nước – Nhà máy thủy điện Thanh thủy Hạng mục: Kênh dẫn Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo các khoản CP NVLTT CP NCTT CP sử dụng MTC CP SXC Chi phí SXKD DD đầu kỳ 3.166.920.255 1.967.806.550 754.454.370 251.512.476 193.146.859 Chi phí SXKD phát sinh trong kỳ 761.571.639 564.340.900 101.969.630 58.480.899 36.780.210 Giá thành SP, DV trong kỳ 3.928.491.894 2.532.147.450 856.424.000 309.993.375 229.927.069 Chi phí SXKD dở dang cuối kỳ 0 0 0 0 0 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Thang Long University Library 117 Bảng 2.47: Sổ nhật ký chung (Trích) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2011 Chứng từ Diễn giải TK Nợ TK Có Số phát sinh Ngày Số Nợ Có Cộng trang trước chuyển sang X X 03/12 PC461 Tạm ứng tiền cho công nhân mua nhiên liệu MTC 1413-KD 111 8.000.000 8.000.000 04/12 PNM321 Mua NVL – HM Kênh dẫn nước 1413-KD 331TT 344.036.000 344.036.000 10/12 PNM322 Mua NVL – HM Kênh dẫn nước 1413-KD 331MK 43.560.000 43.560.000 12/12 PNM323 Mua NVL – HM Bể lắng xả cát 1413-BL 331ND 158.300.670 158.300.670 20/12 PKT324 Mua NVL – HM Kênh dẫn nước 1413-KD 331TT 95.073.990 95.073.990 21/12 PKT325 Thanh toán tiền mua NVL – HTX Thanh Thủy 331TT 112 439.109.990 439.109.990 31/12 PKT373 Ứng CP NCTT – HM Kênh dẫn nước 1413-KD 334 101.969.630 101.969.630 31/12 PKT374 Trích BHXH, BHYT, BHTN trừ vào lương 334 338 1.450.508 1.450.508 118 31/12 PKT375 Ứng CP NCTT – HM Đường thi công KD 1413ĐTC 334 115.902.200 115.902.200 31/12 PKT376 Ứng CP khấu hao MTC – HM Kênh dẫn nước 1413-KD 214 38.085.529 38.085.529 31/12 PKT377 Ứng CP khấu hao MTC – HM Đường thi công Kênh dẫn 1413- ĐTC 214 52.112.305 52.112.305 31/12 PKT378 Ứng CP NVQL – HM Kênh dẫn nước 1413-KD 334 13.833.333 13.833.333 31/12 PKT379 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN 1413-KD 338 7.229.587 7.229.587 31/12 PKT463 Hoàn tạm ứng chi phí NVLTT – HM Kênh dẫn nước 621-KD 133 1413-KD 564.340.900 56.434.090 620.774.990 31/12 PKT464 Hoàn tạm ứng chi phí NVLTT – HM Đường thi công kênh dẫn 621ĐTC 133 1413-KD 789.363.000 78.936.300 868.299.300 31/12 PKT465 Hoàn tạm ứng chi phí NVLTT – CT Bể lắng xả cát 621BL 133 1413-KD 725.550.000 72.555.000 798.105.000 31/12 PKT473 Hoàn tạm ứng chi phí NCTT – HM Kênh dẫn nước 622ĐTC 1413-KD 101.969.630 101.969.630 Thang Long University Library 119 31/12 PKT474 Hoàn tạm ứng chi phí NCTT– HM Đường thi công kênh dẫn 6273KD 1413ĐTC 115.902.200 115.902.200 . 31/12 PKT489 Hoàn ứng CP khấu hao máy thi công – HM Kênh dẫn nước 6234KD 1413-KD 38.085.529 38.085.529 31/12 PKT490 Hoàn ứng CP NC điều khiển MTC – HM Đường thi công KD 6231ĐTC 1413ĐTC 35.453.450 35.453.450 31/12 PKT492 Hoàn ứng CP nhân viên quản lý – HM Kênh dẫn nước 6271KD 1413-KD 13.833.333 13.833.333 31/12 PKT763 K/c CP NVLTT – HM Kênh dẫn nước 154KD 621KD 564.340.900 564.340.900 31/12 PKT764 K/c CPNVLTT – HM Đường thi công KD 154ĐTC 621ĐTC 789.363.000 789.363.000 31/12 PKT765 K/c CP NVLTT – CT Bể lắng xả cát 154BL 621BL 725.550.000 725.550.000 31/12 PKT769 K/c CP nhân công trực tiếp sản xuất – HM Kênh dẫn 154KD 622KD 101.969.630 101.969.630 31/12 PKT770 K/c CP nhân công trực tiếp sản xuất – HM Đường thi 154ĐTC 622ĐTC 115.902.200 115.902.200 120 công KD 31/12 PKT771 K/c CP nhân công trực tiếp sản xuất – CT Bể lắng xả cát 154BL 622BL 156.273.760 156.273.760 31/12 PKT776 K/c CP sử dụng MTC – HM Kênh dẫn nước 154KD 623KD 58.480.899 58.480.899 31/12 PKT788 K/c Chi phí sản xuất chung – HM Kênh dẫn nước 154KD 627KD 36.780.210 36.780.210 31/12 PKT789 K/c Chi phí sản xuất chung – HM Đường thi công kênh dẫn 154ĐTC 627ĐTC 42.225.006 42.225.006 31/12 PKT795 Kết chuyển giá vốn – HM Kênh dẫn nước 632KD 154KD 3.928.491.894 31/12 PKT796 Kết chuyển giá vốn – HM Đường thi công kênh dẫn 632ĐTC 154ĐTC 7.111.451.236 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) ` Thang Long University Library 121 KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương 2 này em đã đi sâu tìm hiểu chi tiết thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long. Đây là một công tác kế toán phức tạp và quan trọng đối với một doanh nghiệp xây lắp. Công ty đã có một bộ máy kế toán làm việc tương đối nhịp nhàng và ăn khớp, giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành trở nên đơn giản hơn. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những thiếu sót không thể tránh khỏi. Qua chương 2 này, em xin trình bày một vài ý kiến và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long tại Chương 3 “Phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long”. 122 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KIẾN THIẾT THĂNG LONG 3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long Để phát huy vai trò của hạch toán kế toán trong việc điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và sử dụng kinh phí, cần thiết phải tổ chức công tác hạch toán kế toán một cách khoa học và hợp lý. Tổ chức kế toán vừa là vấn đề có tính khoa học vừa là vấn đề cấp bách trong mọi giai đoạn phát triển. Hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng trọng hệ thống bộ máy quản lý, với vai trò là phản ánh, ghi chép các hoạt động kinh tế, tài chính đã và đang diễn ra tại đơn vị vào sổ sách kế toán, cung cấp các thông tin kế toán, thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở để các cấp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định chỉ đạo trong việc định hướng phát triển sản xuất kinh doanh. Trong mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển của nền kinh tế - xã hội, trong mỗi ngành nghề kinh doanh khác nhau thì đặc điểm kế toán phải có những thay đổi phù hợp với giai đoạn phát triển đó hay ngành nghề kinh doanh đó. Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long cũng vậy, những thay đổi về chế độ kế toán, tài khoản sử dụng, các chứng từ, sổ sách kế toán cũng làm công tác kế toán tại công ty thay đổi theo. Chính vì vậy, tạo ra sự thích ứng giữa hạch toán kế toán với các điều kiện bên ngoài luôn thay đổi là vấn để trọng yếu của tổ chức hạch toán kế toán ở công ty. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một trong những phần hành quan trọng của kế toán, cũng chịu sự tác động bên ngoài và những đặc điểm riêng biệt của ngành nghề sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long cũng chịu sự ảnh hưởng của những quy định về chế độ kế toán, hệ thống tài khoản sử dụng, các chứng từ, sổ sách như những doanh nghiệp khác. Do vậy công ty cần phải luôn có những biện pháp hoàn thiện kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, để có thể phát huy hơn nữa vai trò của nó trong quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh. 3.2 Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh quyết liệt như hiện nay đặc biệt trong ngành xây dựng cơ bản, sự vươn lên và trưởng thành của Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long đánh dấu sự cố gắng vượt bậc của Ban Giám đốc và toàn thể Thang Long University Library 123 công nhân viên trong công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng Tài chính – Kế toán. Phòng Tài chính – Kế toán của công ty không ngừng phát triển, hoàn thiện công tác kế toán, phát huy hơn nữa vai trò của kế toán trong tình hình mới. Công ty đã xây dựng mô hình quản lý và hạch toán khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Từ công việc hạch toán ban đầu, việc tạo ra tính hợp lý, hợp lệ chứng từ, được kiểm tra khá cẩn thận, đảm bảo số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý, tránh được sự phản ánh sai lệch nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long nói riêng thì lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Do vậy, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm luôn là điều mà công ty quan tâm nhất. Để thực hiện được điều đó thì kế toán và đặc biệt là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ đắc lực luôn được công ty coi trọng. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại công ty đã cho thấy những ưu điểm của phần hành kế toán này: 3.2.1 Ưu điểm * Về tổ chức bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ, quy trình làm việc khoa học với đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, có chuyên môn tốt, ý thức trách nhiệm cao và nhiệt tình trong công việc, luôn phát huy hết khả năng của mình đồng thời không ngừng học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn nghiệp vụ. Trong bộ máy kế toán, mỗi nhân viên đều được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tạo nên mối liên hệ lệ thuộc, chế ước lẫn nhau. Do có sự phân công lao động kế toán nên đã tạo điều kiện đi sâu vào từng phần hành đồng thời không có sự chồng chéo công việc giữa các nhân viên kế toán. Điều này giúp cho bộ máy kế toán hoạt động bắt nhịp phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý. * Về tổ chức kế toán Công ty đã nhanh chóng tiếp cận, áp dụng chế độ kế toán mới, tổ chức kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và tình hình phân cấp quản lý của doanh nghiệp, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin phục vụ cho quản lý từ công việc hạch toán ban đầu. Công ty có hệ thống chứng từ ban đầu hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ theo đúng chế độ quy định của Bộ tài chính. Bên cạnh đó, Công ty còn có một số chứng từ và sổ sách đặc thù phục vụ cho công tác hạch toán tại Công ty. Trên cơ sở quy định tất cả các 124 khoản chi đều phải có chứng từ để xác minh nên các nghiệp vụ ghi trên sổ sách kế toán của Công ty đã phản ánh đúng các khoản chi phí thực tế phát sinh tại công trường. Công ty đã áp dụng chương trình kế toán máy ALPHA vào công tác kế toán, có tác dụng thiết thực trong việc cắt giảm số lượng nhân viên kế toán nhưng vẫn đảm bảo việc hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Máy tính giúp giảm nhẹ việc ghi chép, giải phóng lao động kế toán, tăng năng suất lao động của nhân viên kế toán. Đặc biệt, nó giúp cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đối với yêu cầu quản lý của công ty. * Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm được Công ty xác định là từng công trình, hạng mục công trình phù hợp với đặc điểm sản phẩm, quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó, Công ty xác định phương pháp tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình là phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm. - Chi phí nguyên vật liệu Hàng tuần, các đội phải lập kế hoạch mua vật tư theo kế hoạch thi công. Các đội phải tự tổ chức quá trình thi công vừa đảm bảo giám sát chặt chẽ chi phí vật tư vừa đảm bảo sự linh hoạt trong hoạt động của các đội. Công ty cũng có thể trực tiếp đề ra các biện pháp giảm chi phí vật tư qua việc chọn nguồn hàng rẻ, có điều kiện thiết lập các quan hệ với nhà cung cấp. Vật tư mua do đội phụ trách phải đảm bảo quá trình sử dụng vật tư phù hợp với dự toán. Đồng thời, đối với vật tư công ty ký, các đội phải cử người đi lĩnh về nên giảm chi phí quản lý tại công ty. Công tác hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí vật liệu trực tiếp tại công ty rất có hiệu quả và đúng chế độ. Tại các công trình, khi nghiệp vụ phát sinh các đội phải kịp thời hoàn chứng từ lại cho công ty để hạch toán. Công ty lập các bảng kê chi tiết vật tư chính và phụ giúp cho việc theo dõi vật tư vào cuối kỳ dễ dàng. Các đội cũng phải lập bảng theo dõi chi tiết vật tư tạo điều kiện cho kế toán kiểm tra, đối chiếu vào cuối kỳ. Hơn nữa, việc lập bảng tổng hợp chi phí vật tư cho tất cả các công trình giúp cho công ty dễ so sánh giữa các công trình. - Chi phí nhân công Tại công trường, kế toán đội đã theo dõi chi phí nhân công chặt chẽ, chính xác thông qua các chứng từ như bảng chấm công, hợp đồng làm khoánViệc áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian đối với bộ phận lao động thuộc khối biên chế, theo sản phẩm đối với bộ phận lao động thuê ngoài đã quán triệt nguyên tắc phân phối theo Thang Long University Library 125 lao động. Hình thức trả lương theo sản phẩm đã khuyến khích người lao động luôn phấn đấu hoàn thành khối lượng công việc được giao. Vì nếu không khoán gọn mà trả lương theo thời gian thi công như trước dễ dẫn đến trường hợp công nhân làm cố tính kéo dài thời gian để hưởng lương. Mẫu hợp đồng làm khoán được lập rõ ràng, cụ thể. Đồng thời, việc thuê ngoài lao động tại địa phương góp phần giảm thiểu chi phí nhân công trực tiếp do giảm được chi phí đưa đón, dựng lán trại cho công nhân Đối với bộ phận lao động thuộc khối biên chế, việc trả lương theo thời gian kết hợp với thưởng năng suất đã nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc quản lý và chỉ đạo sản xuất. - Chi phí sử dụng máy thi công Qua bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công đã đánh giá được chính xác giá trị phục vụ của máy thi công cũng như chi phí sử dụng máy tạo điều kiện thuận lợi trong hạch toán giá thành. Người quản lý cũng hiểu rõ cấu thành chi phí sử dụng máy thi công, phân tích hiệu quả sử dụng máy và tỷ trọng của từng loại chi phí trong chi phí máy và tỷ trọng chi phí máy trong giá thành. - Chi phí sản xuất chung Tương tự chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung được tổng hợp thành bảng riêng trong đó chi tiết từng loại chi phí tạo điều kiện cho công tác quản lý, tổng hợp có hiệu quả. 3.2.2 Những hạn chế và nhược điểm cần khắc phục trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty Nhìn chung hoạt động của phòng tài chính kế toán đã đảm bảo được việc theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, những bất cập trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Cụ thể: Một là về công tác luân chuyển chứng từ Hiện nay, mặc dù Công ty đã có quy định rõ về định kì luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển lên rất chậm. Do điều kiện công ty đặt trụ sở kinh doanh tại Hà Nội, trong khi công trình thi công phần lớn ở Hà Giang nên công tác luân chuyển chứng từ cũng gặp nhiều hạn chế. Điều này gây cản trở cho công tác hạch toán, dồn công việc vào cuối kỳ, dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán chi phí như ghi thiếu, ghi nhầm. Bên cạnh đó, các chứng từ không hợp lệ, cũng như những chứng từ chi sai mục đích vẫn được thanh toán làm cho khâu kiểm tra, hạch toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ càng khó khăn. Vì vậy, việc so sánh giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán là không chính xác, ảnh hưởng đến các quyết định kinh doanh của nhà quản lý. 126 Hai là về chi phí nguyên vật liệu Do sự biến động về giá cả trên thị trường nên việc mua nguyên vật liệu cho công trình phải chấp nhận những rủi ro dẫn đến nhiều khi, công ty phải chịu những khoản chi phí khách quan không kiểm soát được cao hơn nhiều so với dự toán. Đặc biệt do đặc điểm thi công thủy điện tại vùng núi cao khiến chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trở nên tốn kém cũng làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bị đẩy lên cao. Do đó mà chi phí nguyên vật liệu, mặc dù công ty đã thực hiện điều chỉnh giá với chủ đầu tư, vẫn có thể vượt ngoài định mức giá. Công ty chưa loại ra phần chi phí nguyên vật liệu vượt ngoài định mức cho phép đã thỏa thuận với bên giao thầu đó. Điều này làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không chính xác so với giá bên giao thầu chấp nhận thanh toán. Bên cạnh đó, công ty chưa quan tâm đến giá trị phế liệu thu hồi cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng lãng phí vật tư, thể hiện sự thiếu chặt chẽ trong quản lý. .Ba là về chi phí nhân công Trong công tác thanh toán tiền lương với công nhân thuộc khối biên chế, công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức này ở một mức độ nhất định sẽ không khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động do những công nhân có mức năng suất khác nhau trong cùng một điều kiện sản xuất lại nhận một khoản lương như nhau. Công ty cũng chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân thuộc khối biên chế mà hạch toán thẳng vào chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Như vậy, thực tế khối lượng thi công giảm trong khi tiền lương nghỉ phép vẫn hạch toán vào chi phí sẽ gây biến động về chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bốn là chi phí sản xuất chung Công ty chưa thực hiện trích bảo hành công trình từ chi phí sản xuất chung trong kỳ, tức giá thành công trình hoàn thành không bao gồm chi phí bảo hành. Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm mang tính đơn chiếc, có khối lượng lớn, giá trị sử dụng lâu dài, chỉ có thể nhận biết được chất lượng sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng nên thời gian bảo hành thường kéo dài. Do đó, việc trích lập dự phòng về chi phí bảo hành công trình được tính toán chặt chẽ. Tuy nhiên hiện nay công ty không thực hiện trích trước khoản chi phí này. Khi công trình bàn giao cho chủ đầu tư, sau một thời gian khoản chi phí bảo hành mới phát sinh. Khi đó công ty thực hiện tính ngày khoản chi phí bảo hành này vào chi phí hiện tại của kỳ. Cách hạch toán như vậy đã vi phạm nguyên tắc phù hợp trong kế toán, chi phí của kỳ nào phải phù hợp với doanh thu của kỳ đó. Thang Long University Library 127 Năm là về công tác tính giá thành Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long xác định đối tượng tính giá và phương pháp tính giá là hoàn toàn hợp lý với thực tế của công ty. Tuy nhiên, công ty chưa loại ra khỏi giá thành phần vật liệu còn lại chuyển cho công trình khác. Sáu là về hệ thống kế toán trên máy vi tính Công ty đã đưa vào sử dụng phần mềm kế toán nhằm giúp cho công tác kế toán được giảm nhẹ. Tuy nhiên, hình thức kế toán trên máy vi tính phù hợp với những kế toán trẻ, với những kế toán lâu năm mất rất nhiều thời gian để làm quen và để am hiểu phần mềm đang sử dụng. Phần mềm kế toán cũng chưa thật sự tối ưu và chưa được cập nhật những phiên bản mới để tận dụng hết được những ưu điểm của nó. 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long Những khái quát ở phần trên cho thấy công tác quản lý và tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty Cổ phần Đầu tư Kiến thiết Thăng Long cần được quan tâm hơn nữa. Việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm riêng của công ty là điều cần thiết. Sau đây tuy hiểu biết thực tế chưa được nhiều, song em cũng xin mạnh dạn trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. Kiến nghị 1: Về công tác luân chuyển chứng từ kế toán Để giảm tình trạng luân chuyển chứng từ chậm, công ty có thể đưa ra một số biện pháp như sau: - Công ty nên ký các hợp đồng với các đại lý bưu điện, công ty chuyển phát nhanh có uy tín để đảm bảo các chứng từ, hóa đơn được vận chuyển kịp thời, công tác luân chuyển chứng từ của các đội thi công cũng dễ dàng hơn. - Công ty nên xem xét lại quy chế đối với các đội thi công các công trình ở xa, có thể áp dụng các biện pháp phạt với những trường hợp không tuân thủ theo đúng quy định về thời điểm nộp chứng từ của các đội mà không có lý do chính đáng, làm ảnh hưởng đến việc hạch toán của phòng kế toán như: không thanh toán tiền, phạt tiền - Do khối lượng công việc của kế toán đội là tương đối lớn, Công ty có thể thực hiện giao việc cho từng cá nhân cụ thể. Nếu cá nhân nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có biện pháp kỷ luật. Điều này giúp nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ đội. Đồng thời, công ty cũng cần đưa ra nhiều chính sách khuyến khích đối với các nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ như tặng thưởng, phụ cấp lao động Kiến nghị 2: Về chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong giá thành của công trình xây lắp. Do đó, việc tiết kiệm chi phí này luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Vậy em xin nêu ra một vài giải pháp như sau để công ty tham khảo: 128 - Để giảm chi phí vận chuyển Nguyên vật liệu, công ty cần chọn nhà cung cấp ổn định. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động trong giao dịch khi cần khối lượng lớn Nguyên vật liệu để thi công. - Luôn nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc sử dụng, bảo quản vật tư để đảm bảo tối thiểu mức hao hụt trong thi công và vận chuyển. - Kế toán công ty cần yêu cầu mỗi kế toán đội lập bảng kê số nguyên vật liệu thừa chưa sử dụng hết ở mỗi công trình, để từ đó có căn cứ phản ánh chính xác hơn số nguyên vật liệu trực tiếp thực tế phát sinh. Để lập được bảng kê này, kế toán đội cùng nhân viên kỹ thuật cần tiến hành kiểm kê xác định khối lượng vật liệu thừa còn lại tại các công trường. Bảng kê sẽ lập theo từng công trình, hạng mục công trình và sẽ được tiến hành vào cuối mỗi tháng. Mẫu bảng kê có thể được lập như sau: Bảng 3.1: Bảng kê nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ Từ công trình sang công trình Ngày tháng năm STT Tên vật liệu ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Tổng cộng Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Để thực hiện bảng kê nguyên vật liệu chưa sử dụng cuối kỳ và bảng tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh đòi hỏi nhân viên kế toán đội phải có trình độ nhất định. Do đó công ty cần bố trí các cán bộ phòng tài chính kế toán tổ chứng hướng dẫn cụ thể, đào tạo cơ bản về cách lập chứng từ cho các nhân viên thống kê ở đội. Tuy được mua theo kế hoạch dự trù 1 tháng, xong việc thừa vật liệu trong thi công là khó tránh khỏi. Khi đó, tùy theo tình hình cụ thể mà công ty có thể tiến hành xử lý lượng vật liệu thừa và hạch toán thích hợp:  Nếu chuyển số vật liệu này sang thi công công trình khác thì kế toán có thể định khoản như sau: Nợ TK 621 – Chi tiết CT nhận NVL Có TK 621 – Chi tiết CT thừa NVL Thang Long University Library 129  Nếu đơn vị bán số nguyên vật liệu thừa không sử dụng hết, kế toán có thể ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 621 – Chi tiết CT thừa NVL Có TL 3331 (nếu có) Bảng 3.2: Bảng kê nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ Công ty CP Đầu tư kiến thiết Thăng Long BẢNG KÊ NGUYÊN VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ Từ HM Kênh dẫn nước sang HM Bể lắng xả cát Công trình Nhà máy thủy điện Thanh Thủy Ngày 29 tháng 12 năm 2011 STT Tên vật liệu ĐVT Khối lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 Thép  12 Tấn 0,35 16.818.180 5.886.363 2 Xi măng Yên Bình PCB 40 Tấn 5,2 963.636 5.010.907 Tổng cộng 24.625.200 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Như vậy, căn cứ vào bảng kê số nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ, kế toán xác định lại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế sử dụng cho thi công hạng mục Kênh dẫn nước trong tháng 12 năm 2011 như sau: 564.340.900 – 24.625.200 = 539.715.700 đồng Giá thành công trình thực tế sẽ giảm đi còn: 3.928.491.894 - 24.625.200 = 3.903.866.694 đồng - Công ty cần phản ánh chính xác chi phí nguyên vật liệu vượt ngoài định mức giá mà chủ đầu tư cho phép. Phần vượt định mức cuối kỳ sẽ được kết chuyển vào vào TK 632 – Giá vốn hàng bán như sau: Nợ TK 154 Nợ TK 632 Có TK 621 Đối với hạng mục Kênh dẫn nước thuộc công trình Xây dựng kênh dẫn nước – Nhà máy thủy điện Thanh Thủy, do điều kiện thi công tại vùng núi cao, việc vận chuyển nguyên vật liệu rất tốn kém làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công 130 ty. Mặc dù công ty đã thực hiện điều chỉnh giá Nguyên vật liệu trực tiếp với chủ đầu tư, tuy nhiên phần chi phí nguyên vật liệu vượt mức chủ đầu tư không chấp nhận thanh toán do việc thanh toán sẽ chỉ dựa trên hồ sơ hoàn công, sẽ không được tính vào chi phí nguyên vật liệu của công trình. Trong tháng 12, công ty có một khoản chi phí vận chuyển vật liệu ống thép và gạch xây tăng vượt trên mức bình thường do sạt lở đất khiến công tác vận chuyển gặp trở ngại, phải vận chuyển nhỏ giọt bằng xe cỡ nhỏ. Việc vận chuyển cũng cần tiến hành ngay để không bị chậm tiến độ dẫn đến việc chủ đầu tư phạt chậm tiến độ công trình. Phần chi phí này Từ Bảng Tổng hợp vật tư, kế toán có thể nhặt ra khoản chênh lệch giá không đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: STT Tên NVL Đơn vị Khối lượng Thành tiền theo: Chênh lệch Giá thanh toán Giá thực tế 1 Gạch xây Viên 100.000 110.000.000 140.000.000 30.000.000 2 Ống thép đen D = 200mm, L = 8m M 68,65 24.954.275 30.940.555 5.986.280 Cộng 134.954.275 170.940.555 35.986.280 Khi đó, giá thành công trình giảm đi sau khi loại ra phần nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ là: 3.903.866.694 – 35.986.280 = 3.867.880.414 đồng Kiến nghị 3: Về chi phí nhân công Theo chế độ kế toán hiện hành, công nhân viên thuộc khối biên chế được nghỉ phép 12 ngày/năm mà vẫn được hưởng nguyên lương. Tại công ty CP Đầu tư kiến thiết Thăng Long, công nhân thuộc khối biên chế được hưởng nguyên lương nếu tổng số ngày nghỉ phép không quá 12 ngày và kế toán thực hiện trừ lương từ ngày công nghỉ tiếp theo. Thời gian nghỉ phép của công nhân không đều nhau giữa các kỳ trong năm, do đó, thời kỳ công nhân nghỉ phép nhiều, khối lượng xây lắp giảm mà tiền lương vẫn hạch toán vào chi phí. Điều này dẫn đến sự biến động lớn về chi phí sản xuất và giá thành công trình thi công trong kỳ mà sự phản ánh đó là không chính xác về mặt thực tế phát sinh. Để tránh tình trạng này, công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân thay vì hạch toán thẳng tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào khoản mục chi phí. Mức trích được tính như sau: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch = Tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ x Tỷ lệ trích trước Thang Long University Library 131 Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm của CN trực tiếp SX Tổng số tiền lương cơ bản KH năm của CN trực tiếp SX Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm của CN trực tiếp SX = Số công nhân trực tiếp SX trong doanh nghiệp x Mức lương bình quân 1 công nhân x Số ngày nghỉ phép thường niên 1 công nhân Để theo dõi khoản trích tiền lương nghỉ phép, kế toán sử dụng TK 335 – Chi phí phải trả. Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân thực tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi: Nợ TK 335 Nợ TK 622 – Nếu số phải trả lớn hơn số trích trước Có TK 3341 Có TK 622 – Nếu số phải trả nhỏ hơn số trích trước Ví dụ trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp xây dựng hạng mục công trình Kênh dẫn nước: + Tổng số tiền lương cơ bản theo kế hoạch năm của CNTTSX: 2.500.000.000 đồng + Số ngày nghỉ phép thường niên 1 công nhân: 12 ngày + Mức lương bình quân 1 công nhân khoảng 160.000 đồng/ ngày + Giả sử công ty có 50 cán bộ công nhân viên thuộc khối biên chế + Tổng số tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch năm của CNTTSX: + Tiền lương chính phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ: 200.000.000 đồng Tổng số tiền lương nghỉ phép KH năm của CN trực tiếp SX = 50 x 160.000 x 12 = 96.000.000 Tỷ lệ trích trước = 96.000.000 x 100% = 3,8% 2.500.000.000 Mức trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của tháng 12 = 200.000.000 x 3,8% = 7.600.000 đồng 132 Trong tháng, có công nhân Trần Quang Linh nghỉ phép 1 ngày và công nhân Lê Văn Hưng nghỉ phép 2 ngày vẫn được hưởng nguyên lương do chưa hết phép. Bảng 3.3: Bảng theo dõi tiền lương thực tế và tiền lương nghỉ phép của CNTTSX BẢNG THEO DÕI LƯƠNG THỰC TẾ VÀ LƯƠNG NGHỈ PHÉP CỦA CNTTSX Tháng 12 năm 2011 Hạng mục: Kênh dẫn nước STT Họ và tên Mức lương được hưởng Số ngày công Lương thực tế Lương nghỉ phép 1 Trần Quang Linh 4.500.000 26 4.333.333 166.667 2 Lê Văn Hưng 3.500.000 25 3.088.236 411.764 Cộng 8.000.000 7.421.569 578.431 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Kế toán tính ra tiền lương thực tế và tiền lương nghỉ phép của 2 công nhân này và định khoản: + Đầu kỳ, trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân toàn công ty: Nợ TK 622 7.600.000 Có TK 335 7.600.000 + Cuối kỳ, khi tiền lương nghỉ phép của công nhân thực tế phát sinh: Nợ TK 335 578.431 Có TK 334 578.431 Kiến nghị 4: Về công tác kế toán trích lập dự phòng và bảo hành công trình Việc trích lập dự phòng là quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp xây lắp nào. Để giảm bớt sự bất ổn định của chi phí giữa các kỳ, công ty nên trích lập dự phòng chi phí bảo hành đối với các công trình, hạng mục công trình:  Khi trích lập số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, kế toán định khoản: Nợ TK 627 – Chi tiết CT, HMCT Có TK 352 – Dự phòng phải trả  Khi phát sinh chi phí bảo hành công trình, kế toán ghi: Nợ TK 621, 622, 623, 627 – Chi phí phát sinh của hoạt động bảo hành Nợ 133 (nếu có) Thang Long University Library 133 Có TK 111, 112, 131  Cuối kỳ, kết chuyển chi phí vào TK 154: Nợ TK 154 – Chi phí phát sinh của hoạt động bảo hành Có TK 621, 622, 623, 627 – Chi phí phát sinh của hoạt động bảo hành  Sau đó xử lý như sau: Nợ TK 352 Có TK 154 – Chi phí phát sinh của hoạt động bảo hành  Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu không phải bảo hành hoặc dự phòng lớn hơn chi phí bảo hành thực tế thì kế toàn lập bút toán hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 352 Có TK 711 Kế toán trích lập dự phòng bảo hành không quá 5% tổng giá trị công trình. Đối với Hạng mục Kênh dẫn nước thuộc Công trình Kênh dẫn nước nhà máy thủy điện Thanh Thủy, mức trích lập dự phòng là 3% trên tổng giá trị công trình: + Giá trị công trình: 4.350.000.000 đồng Mức trích lập dự phòng bảo hành công trình = 4.350.000.000 x 3% = 130.500.000 đồng Kế toán định khoản: Nợ TK 627 130.500.000 Có TK 352 130.500.000 Khi đó, giá thành công trình tăng lên sau khi loại ra phần nguyên vật liệu còn lại cuối kỳ và nguyên vật liệu vượt ngoài định mức là: 3.867.880.414 + 130.500.000 = 3.998.380.414 đồng Kiến nghị 5: Về công tác kế toán trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính Việc áp dụng phần mềm kế toán mang lại nhiều hữu ích trong công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Kế toán máy có ưu điểm hơn kế toán thủ công là lưu trữ và truy nhập dữ liệu nhanh, chính xác, giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán, tiết kiệm chi phí, cung cấp thông tin kịp thời giúp cho việc ra quyết định quản trị được nhanh chóng. Tuy nhiên nó cũng đòi hỏi một số điều kiện như mã hoá thông tin đầu vào, phải xử lý các quan hệ thông tin liên quan đến nhiều phần hành một cách đồng bộ và đòi hỏi về trình độ của nhân viên kế toán. Để nâng cao tính hiệu quả và chuyên nghiệp của việc áp dụng hình thưc kế toán này, công ty cần chú trọng việc đào tạo bộ máy kế toán, nâng cao trình độ tiếp cận tin học và sử dụng thành thạo chương trình kế toán trên máy cho các cán bộ kế toán. Công 134 ty có thể mở những buổi hướng dẫn sử dụng phần mềm kế toán cũng như sử dụng các phần mềm khác trên máy tính. Có như vậy, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính, nắm bắt được các kỹ năng và am hiểu về phần mềm kế toán đang sử dụng nhằm áp dụng tốt hơn vào thực tế các nghiệp vụ tại công ty. Về phần mềm kế toán vẫn còn tồn tại một vài điểm chưa được cải thiện, ví dụ như việc phần mềm vẫn chưa thông báo được số hóa đơn trùng nhau khiến kế toán viên khó phát hiện sai sót và cần kiểm tra rà soát kỹ lưỡng các chứng từ đã nhập dữ liệu. Công ty cần chú trọng cải thiện và nâng cấp cài đặt phần mềm hiện nay. Đạt được như vậy thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào kế toán mới thực sự đạt được hiệu quả cao nhất. Thang Long University Library 135 KẾT LUẬN Qua quá trình đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế, em nhận thức sâu sắc được rằng: hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Những thông tin mà kế toán cung cấp đặc biệt là thông tin về chi phí và giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp có cơ sở xác định kết quả kinh doanh cũng như đánh giá được khả năng và thực trạng sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, từ đó đề ra những biện pháp quản lý kinh doanh thích hợp. Ngoài ra, những thông tin này còn là cơ sở để doanh nghiệp phân tích, đánh giá phục vụ công tác quản trị nội bộ doanh nghiệp nhằm mục tiêu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả của chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, cải tiến và hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với sự phát triển và lớn mạnh của doanh nghiệp xây lắp, nhằm phát huy vai trò của kế toán đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách toàn diện nhất. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long, em đã nhận thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác kế toán tại doanh nghiệp. Đây là thời gian mà mỗi sinh viên được vận dụng hết những kiến thức tiếp thu từ thầy cô và khả năng tìm hiểu thực tế của mình. Trong bài viết của mình em đã có những phân tích, đề xuất dưới góc nhìn của một sinh viên kế toán đối với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long. Ngoài ra, do trình độ bản than còn hạn chế, thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng toàn thể cán bộ phòng Tài chính – Kế toán để nhận thức của em về vấn đề này ngày càng hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới cô giáo – Th.S Nguyễn Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long, đặc biệt là tập thể cán bộ phòng Tài chính – Kế toán đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2012 Sinh viên NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC 136 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thị Đông (2009) – Giáo trình “Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp” – NXB Tài chính. 2. GS.TS Đặng Thị Loan (2009) – Giáo trình “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp” – NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Quyết định số 15/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp 4. Tài liệu của Công ty Cổ phần Đầu tư kiến thiết Thăng Long. 5. Một số khóa luận trước tại trường Đại học Thăng Long. 6. Các Website:  www.tapchiketoan.com  www.webketoan.com Thang Long University Library MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: ................................................................................................................... 7 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP......................... 7 1.1. Đặc điểm kế toán trong doanh nghiệp xây lắp ........................................................ 7 1.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp .......... 7 1.1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp ...................... 8 1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................................... 9 1.1.4 Ý nghĩa của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ............................................................................. 10 1.2. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ................................................................10 1.2.1 Chi phí sản xuất .................................................................................................. 10 1.2.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất ................................................................................ 10 1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ..................................... 11 1.2.2 Giá thành sản phẩm xây lắp .............................................................................. 13 1.2.2.1Khái niệm về giá thành sản phẩm xây lắp .......................................................... 13 1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp ............................................................... 14 1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ............... 16 1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ........................................................................................................... ..16 1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm . 16 1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất ............................................................. 17 1.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ...................................................................... 18 1.3.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................... 18 1.3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................................... 20 1.3.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công ............................................................... 21 1.3.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung .......................................................................... 27 1.3.3.5 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ........................................................ 30 1.3.3.6 Kế toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn ..................................... 34 1.3.4 Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang cuối kì .. 36 1.3.4.1 Tổng hợp chi phí sản xuất ................................................................................. 36 1.3.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì .................................................................. 37 1.3.5 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp ............................................... 38 1.3.5.1Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp ................................................................... 38 1.3.5.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp .................................................. 39 1.3.5.3 Thẻ tính giá thành sản phẩm xây lắp ................................................................. 40 1.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.41 1.4.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung ..................................................................... 41 1.4.2 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái .................................................................. 42 1.4.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ................................................................... 43 1.4.4 Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ ................................................................ 44 1.4.5 Hình thức Kế toán máy ...................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: ................................................................................................................. 47 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KIẾN THIẾT THĂNG LONG ................................................................................... 47 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long ........................... 47 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 47 2.1.1.1 Vài nét về doanh nghiệp .................................................................................... 47 2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................... 47 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................................ 48 2.1.2.1 Khái quát ngành nghề kinh doanh của công ty ................................................. 48 2.1.2.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................................... 48 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ..................................................................... 50 2.1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận ............................................................ 50 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán ..................................................................... 52 2.1.4.1 Khái quát sơ đồ bộ máy kế toán ........................................................................ 52 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng người ................................................................ 52 2.1.5 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán .................................................................... 53 2.1.5.1. Tổ chức bộ sổ kế toán của công ty. .................................................................. 53 2.2 Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long ..........................55 2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ..................... 55 2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ...................................................................... 56 2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .......................................................... 57 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................................... 69 2.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công ............................................................... 80 2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung .......................................................................... 94 2.2.3 Tổng hợp chi phí sản xuất ................................................................................111 2.2.4 Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp ...............111 2.2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang ............................................................................111 2.2.4.2 Tính giá thành sản phẩm xây lắp .....................................................................116 CHƯƠNG 3: ...............................................................................................................122 PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ KIẾN THIẾT THĂNG LONG .........................122 3.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long ......122 3.2 Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long ......................... 122 3.2.1 Ưu điểm .............................................................................................................123 3.2.2 Những hạn chế và nhược điểm cần khắc phục trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp của công ty ................................125 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư kiến thiết Thăng Long 127 KẾT LUẬN ................................................................................................................135 Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa15728_kt_6529_7707.pdf
Luận văn liên quan