Khóa luận Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí Đông Đô

Qua tất cả những phân tích trên ta thấy công tác phân tích tài chính đã khẳng định được những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh và ra quyết định tài chính cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô nói riêng. Trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế khu vực cà toàn cầu, Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô muốn thu thập được những thông tin tốt nhất liên quan đến ngành hoạt động của mình để tránh rủi ro trong kinh doanh và tăng cao lợi nhuận; muốn tự mình thay đổi những phương pháp, cách nghĩ, cách làm để thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp, đưa ra những chiến lược kinh doanh thật hiệu quả. Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là một điều kiện cần thiết giúp Công ty thực hiện phần nào mong muốn trên.

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2012. Tỉ số này giảm do năm 2013 tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế giảm mạnh hơn cả năm 2012, thấp nhất trong 3 năm phân tích, trong khi đó tài sản vẫn giảm nhưng chậm hơn. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm 51.138 triệu đồng, tương ứng giảm thêm 206,94% so với năm 2012, trong khi đó tổng tài sản giảm 9,31% so với năm 2012. Điều này cho thấy trong năm 2013 Công ty đã quản lý và sử dụng tài sản kém hơn so với năm 2012. 48 b. Tỷ su t sinh lời trên vốn chủ sở hữu Bảng 2.14. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Lợi nhuận sau thuế (Triệu VND) 29.720 (24.711) (75.849) Vốn chủ sở hữu (Triệu VND) 550.231 499.672 423.685 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (%) 5,4 (4,95) (17,9) Chênh lệch giữa các năm (%) (10,35) (12,95) (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính) Biểu đồ 2.10. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 29.720 -24.711 -75.849 550.231 499.672 423.6855,4 -4,95 -17,9 -20 -15 -10 -5 0 5 10 -200.000 -100.000 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2011 2012 2013 %VND Lợi nhuận sau thuế Tổng VCSH Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính) Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu ROE từ năm 2011 đến năm 2013 đều giảm, năm sau giảm mạnh hơn năm trước. Năm 2011 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 5,4% (có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ mang lại 5,4 đồng lợi nhuận sau thuế). Năm 2012 thì tỷ suất này giảm xuống còn (4,95)%, giảm 10,35% so với năm 2011 (tức là trong năm 2012, với 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Công ty bị lỗ ròng 4,95 đồng lợi nhuận sau thuế), lý do giảm vì tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế, điều này cho thấy năm 2012 Công ty đã không sử dụng vốn chủ sở hữu tốt hơn năm 2011, hay có thể nói năm 2012 Vốn chủ sở hữu đã không đem lại hiệu quả gì cho Công ty. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm xuống thấp hơn so với năm 2012, năm 2013 tỷ suất này là (17,9)% (có nghĩa là 100 đồng vốn được đầu tư cho tài sản bị lỗ ròng 17,9 đồng lợi nhuận sau thuế), giảm 12,95% so với năm 2012. Có thể nói rằng trong các năm Công ty đã sử dụng vốn chủ Thang Long University Library 49 sở hữu của mình một cách kém hiệu quả và năm 2013 Công ty đã sử dụng vốn chủ sở hữu kém nhất trong tất cả các năm. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ 2.3.1. Những kết quả đạt được Từ thực trạng phân tích tài chính của Công ty CP Dầu khí Đông Đô trong thời gian qua, ta có thể đánh giá các kết quả đạt được của công ty như sau: - Về mặt thời gian: hoàn thành phân tích, công ty đã thực hiện công việc phân tích với thời gian khá nhanh, do đó đã đáp ứng được yêu cầu của ban Giám đốc trong việc ban hành các quyết định quản lý và điều hành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, kế toán Tài chính. Việc phân tích tài chính được thực hiện theo định kỳ hàng năm. - Về công tác tổ chức bộ máy phân tích tài chính: Dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng, bộ máy tổ chức công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Dầu khí Đông Đô hoạt động khá linh hoạt. Trong tổ chức công tác phân tích đã có sự phân công tách biệt giữa kế toán tổng hợp và các nhân viên thực hiện công tác phân tích tài chính. Do hiểu rõ trình độ chuyên môn của các nhân viên trong phòng Tài chính – Kế toán nên kế toán trưởng đã phân công các giai đoạn trong quá trình phân tích cho từng người rất hợp lý. Điều đó đã góp phần làm cho công tác phân tích tài chính tại Công ty đạt hiệu quả cao hơn. Mặt khác những cán bộ nhân viên trong phòng kế toán là những người trực tiếp thu thập và xử lý các thông tin kế toán nên trong quá trình phân tích tài chính họ nắm bắt rõ được bản chất của vấn đề, điều đó rất thuận lợi cho việc phân tích tài chính tại Công ty. - Thông tin sử dụng trong công tác phân tích: Nhìn chung những thông tin được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính tại Công ty CP Dầu khí Đông Đô là hoàn toàn chính xác. Những thông tin này chủ yếu trong nội bộ doanh nghiệp, đó là những bảng báo cáo tài chính mà chính nhân viên phòng Tài chính – Kế toán đã lập ra. Chính từ nguồn thông tin chính xác kịp thời này mà công tác phân tích tài chính tại Công ty có rất nhiều thuận lợi. Kết quả phân tích được là hoàn toàn đáng tin cậy. - Về mặt nội dung hay kết quả phân tích: Báo cáo phân tích tài chính của công ty nhìn chung đã đề cập đến một cách khá toàn diện tình hình tài chính của công ty. Thông tin sử dụng trong phân tích mặc dù chưa đầy đủ nhưng đều đã được kiểm toán để đảm bảo độ chính xác. - Phương pháp phân tích chủ yếu mà Công ty CP Dầu khí Đông Đô sử dụng là hai phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Hai phương pháp này đã phát huy được hiệu quả bởi nó khác đơn giản, dễ áp dụng, giúp nhà phân tích tiết kiệm được thời gian, chi phí và mang lại hiệu quả nhất định. 50 - Các chỉ tiêu tài chính cơ bản của công ty như doanh thu, chi phí, lợi nhuận,... đều được phân tích cụ thể, đã phản ánh được phần nào tình hình tài chính của công ty trên các mặt cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty đã bộc lộ những hạn chế vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Về tổ chức công tác phân tích: Hoạt động phân tích tài chính của Công ty chỉ được được tiến hành sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết. Như vậy, thời điểm để bắt đầu các phân tích phụ thuộc lớn vào thời điểm hoàn tất quyết toán của doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy, các Báo cáo tài chính đến cuối quý I, thậm chí sang quý II mới hoàn tất, trong khi mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là từ thực trạng hoạt động kinh doanh, đưa ra các kế hoạch chiến lược trong tương lai. Cho nên kết quả hoạt động phân tích sẽ bị giảm ý nghĩa thực tiễn, những chiến lược xây dựng có thể sẽ không theo kịp những biến đổi của môi trường kinh doanh. Về thông tin sử dụng trong phân tích: Công ty có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của Bộ chủ quản về quy chế quản lý tài chính, kế toán và biểu mẫu. Song thông tin được sử dụng trong công tác phân tích tài chính tại Công ty vẫn còn nhiều hạn chế, sai lệch về mặt chất lượng và số lượng cung cấp. Thứ nhất, công tác phân tích tài chính tại Công ty bị hạn chế do sử dụng thông tin không đầy đủ: Với 03 Báo cáo tài chính trong đó không có những thông tin khác liên quan đến Công ty như thông tin về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, hệ thống pháp lý, chỉ tiêu chung của ngành... chưa được cập nhật và đưa vào sử dụng. Thứ hai, các Báo cáo tài chính được lập theo ý muốn chủ quan của người lập nên số liệu cũng chưa chắc đã hoàn toàn phản ánh thực tế một cách chính xác trung thực. Do đó ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Về phƣơng pháp phân tích: Hiện nay trong công tác phân tích tài chính, công ty mới chỉ sử dụng hai phương pháp truyền thống là: Phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh. Tuy nhiên công ty chưa thực sự quan tâm sử dụng các phương pháp phân tích mới, hiện đại khác như: Phương pháp phân tích Dupont, phương pháp phân tích độ co giãn, phương pháp phân tích kinh tế lượng,... Sự kết hợp giữa các phương pháp trên còn chưa đồng bộ và toàn diện để phát huy hết tác dụng của từng phương pháp trong công tác phân tích khiến kết quả đạt được còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ được nhiều trong việc ra quyết định. Thang Long University Library 51 Về nội dung phân tích: Nội dung phân tích là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phân tích; Nội dung càng cụ thể, đầy đủ, chi tiết thì chất lượng phân tích càng cao. Nội dung phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô còn tồn tại một số hạn chế sau: - Công ty chưa đi sâu phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và chưa so sánh chúng với số liệu ngành, số liệu của các đối thủ cạnh tranh, vì vậy chưa thấy được mối liên hệ và tác động qua lại giữa các chỉ tiêu, dẫn đến quyết định kém chính xác. Đặc biệt, chỉ tiêu quản lý khoản phải thu – một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện khả năng quản lý tài sản của Công ty chưa được Công ty CP dầu khí Đông Đô quan tâm phân tích; Khả năng thanh toán và vấn đề sống còn của công ty, nhưng việc phân tích nó chưa được thực hiện đầy đủ, do đó làm cản trở việc thu hút vốn của công ty đối với các nhà đầu tư, chủ nợ và ngân hàng, hơn thế nữa còn ảnh hưởng đến tính chính xác của kết luận tài chính là chưa đúng sát với tình hình thực tế. Công ty đã phân tích 2 chỉ số: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời; còn lại chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn cần được Công ty CP dầu khí Đông Đô phân tích, làm rõ; - Vốn bằng tiền là một bộ phận tài sản rất quan trọng của doanh nghiệp, nó tham gia vào hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình sử dụng vốn bằng tiền, chúng ta có thể biết được chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Song, Công ty cổ phần dầu khí Đông Đô chưa đi vào phân tích chỉ tiêu này, thể hiện ở chỗ Công ty mới chỉ chú trọng vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bản cân đối kế toán mà chưa sử dụng bản báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào việc phân tích tài chính. Về xử lý kết quả sau phân tích: Sau khi có hoàn thiện xong kết quả của quá trình phân tích, trên cơ sở nhận diện những vẫn đề còn tồn đọng thông qua một số chỉ tiêu taì chính, Công ty đã có những hành động triển khai các biện pháp nhằm thay đổi các chỉ tiêu theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên lại chưa chú trọng về tính trung thực của các kết quả, bỏ qua công tác kiểm tra, đánh giá lại tính trung thực và khách quan của kể quả phân tích để từ đó đưa ra biện pháp cải thiện công tác phân tích, tính toán. 2.3.2.2. Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan - Do Ban giám đốc Công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, mà công tác này chưa có được sự chú trọng đầu tư thích đáng. 52 - Các phương pháp phân tích tài chính được Công ty sử dụng còn quá sơ sài mới chỉ dừng lại ở phương pháp phân tích tỷ số, phương pháp so sánh và phương pháp Dupont nhưng còn chưa vận dụng một cách chính xác. - Công ty vẫn chưa áp dụng một phần mềm phân tích tài chính chuyên dụng nào, công tác phân tích chủ yếu được tính toán bằng thủ công do vậy hiệu quả đạt được là không cao. b. Nguyên nhân khách quan - Hệ thống pháp lý chưa đầy đủ, phù hợp: Hệ thống pháp lý của chúng ta vẫn chưa phù hợp với cơ chế mới, lại thường xuyên sửa đổi,... điều đó đã làm cho công tác phân tích gặp nhiều khó khăn do không lường trước được sự thay đổi. - Tình hình kinh tế xã hội chưa phát triển: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển nên công tác phân tích tài chính tại các doanh nghiệp nói chúng là chưa được quan tâm đúng mức. Khi các thị trường này được xây dựng và phát triển, thì các nhà đầu tư mới có cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp và do đó họ cần phải biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư. Khi đó các doanh nghiệp phải công khai hoá các Báo cáo tài chính và có các Công ty kiểm toán thực hiện việc thẩm định lại các báo cáo này, nhờ vậy công tác phân tích tài chính sẽ có hiệu quả hơn. Thang Long University Library 53 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ 3.1. Định hƣớng công tác quản lý tài chính của Công ty CP Dầu khí Đông Đô Trong những năm vừa qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng Công ty đã đạt được những thành tựu nhất định. Công ty luôn lấy mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ mở cửa và hội nhập làm phương hướng thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, để duy trì, phát huy và dần nâng cao hiệu quả kinh doanh, riêng đối với công tác phân tích tài chính tại Công ty CP Dầu khí Đông Đô, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán Công ty đã mạnh rạn đưa ra mục tiêu chiến lược trong công tác phân tích tài chính đó là: Thường xuyên đánh giá hoạt động kinh doanh qua từng năm, qua đó rút ra được những thuận lợi để phát huy cũng như từng bước khắc phục những tồn tại còn vướng mắc; Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của ngành, của các công ty đối thủ để trên cơ sở đó làm căn cứ, chuẩn mực đánh giá chính xác thực trạng tài chính của Công ty trong tương quan so sánh với doanh nghiệp cùng ngành, với đà phát triển kinh tế nói chung là rất cần thiết. Có được hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành thì công tác phân tích tài chính mới có thể phát huy hiệu quả phân tích và tác dụng dự báo của nó được. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP dầu khí Đông Đô 3.2.1. T ch c tốt công tác phân tích tài chính Để nâng cao chất lượng quản trị, điều hành doanh nghiệp, một giải pháp quan trọng mà công ty cần phải thực hiện ngay đó là: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp cho Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, tổ chức tốt công tác phân tích tài chính. Cụ thể, Công ty cần tiến hành ngay một số công việc sau: - Xác định ngay từ chiến lược của Công ty vị trí và vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.  Thứ nhất, phân tích tài chính doanh nghiệp phải được coi như một biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bởi nhờ đó Ban giám đốc Công ty có thể nhận biết những biến đổi bất thường, những dấu hiệu bất an trong quá trình kinh doanh;  Thứ hai, phân tích tài chính doanh nghiệp chỉ rõ cho Ban giám đốc biết phải làm gì? Ở đâu? Như thế nào? để giảm thiểu tổn thất, tăng cường khả năng sinh lời... đạt được những mục tiêu đề ra. 54 - Xây dựng quy trình phân tích tài chính của Công ty một cách cụ thể, chi tiết làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ phân tích. Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp hiện nay ở Công ty vẫn chưa đi vào nề nếp, một trong những nguyên nhân chủ yếu do là Ban giám đốc Công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, cho đến nay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể, chi tiết về mục đích, ý nghĩa, cơ chế tổ chức thực hiện, đặc biệt là hướng dẫn quy trình tự thực hiện công tác phân tích. Như vậy, Công ty cần sớm ban hành một văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Nếu thực hiện được điều đó thì mức dộ chính xác trong đánh giá tình hình tài chính cũng như khả năng dự báo chiến lược sẽ tăng lên khá nhiều, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. - Tổ chức nguồn nhân sự cho công tác phân tích: Tại Công ty CP Dầu khí Đông Đô hiện nay, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp đang do Phòng Tài chính – Kế toán đảm nhiệm. Các nhân viên của Phòng với số lượng chỉ có 03 người vừa phải thực hiện công tác hạch toán kế toán, vừa phải kiêm nhiệm việc phân tích tài chính. Do đó, trong thời gian tới Ban giám đốc Công ty nên thực hiện việc phân chia Phòng Tài chính Kế toán thành hai bộ phận riêng biệt: một bộ phận thực hiện công tác kế toán, một bộ phận thực hiện công tác phân tích tài chính. Việc phân chia như vậy sẽ tạo điều kiện để chuyên môn hoá công việc, vừa góp phần giảm gánh nặng cho các nhân viên kế toán, vừa xây dựng cho Công ty một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính có trình độ cao. 3.2.2. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính Để công tác phân tích tài chính có thể đưa ra được những kết quả chính xác về tình hình tài chính thì Công ty cần phải có nguồn thông tin đảm bảo tính đầy đủ, chính xác. Đối với nguồn thông tin bên trong: Hiện nay, Công ty thực hiện việc lập các Báo cáo tài chính theo đúng các chế độ quy định của Nhà nước. Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích tài chính hiện nay Công ty mới chỉ sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là một nguồn thông tin quan trọng phản ánh năng lực tài chính của Công ty. Trên báo cáo này cho phép đánh giá khả năng tạo tiền, khả năng thanh toán, khả năng sử dụng tiền nhàn rỗi trong đầu tư, ngoài ra báo cáo này còn là công cụ để lập dự toán tiền, xây dựng kế hoạch thu chi trong những năm tiếp sau. Do Thang Long University Library 55 vậy, trong những năm tới Công ty nên sử dụng thông tin trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như là một nguông thông tin không thể thiếu cho công tác phân tích. Hơn nữa, việc lập và phân tích đầy đủ các số liệu trên Báo cáo tài chính sẽ tạo nên một ấn tượng tốt về sự quy củ trong quản trị, phân tích tài chính doanh nghiệp đối với các đối tượng bên ngoài, tạo điều kiện thuận lưọi cho Công ty khi hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài. Sử dụng đầy đủ thông tin phải đi đôi với yêu cầu chất lượng của nguồn thông tin đó. Do vậy hiện nay khi chưa có những quy định cụ thể Nhà nước về chế độ kiểm toán bắt buộc với các doanh nghiệp, thì Trưởng phòng Kế toán nên chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ trong Công ty nhằm đảm bảo thông tin được sử dụng là thông tin “sạch”. Đối với nguồn thông tin bên ngoài: Để các kết luận trong phân tích tài chính có tình chất thuyết phục cao, Công ty cần sử dụng các thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh như: - Thông tin về tình hình tăng trưởng, suy thoái kinh tế,... - Thông tin về lãi suất ngân hàng, tỷ giá ngoại tệ,... - Thông tin về lạm phát... - Thông tin về sự thay đổi chỉ số giá của các loại hàng hóa sử dụng trong kinh doanh. Nguồn thông tin giúp Công ty có được những giải pháp hợp lý trong trường hợp khan hiếm hàng hoá hay chỉ số giá biến động bất thường,... - Các chủ trương chính sách lớn của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh và xây dựng công nghiệp. 3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính Phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là việc đưa ra và phân tích các chỉ tiêu tài chính, rồi sau đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp; mà yêu cầu đặt ra là phải chỉ ra rõ nguyên nhân nào gây ra tình hình tài chính đó. Trên cơ sở đó, tư vấn cho Ban lãnh đạo đề ra mục tiêu, kế hoạch và phướng hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, Công ty CP Dầu khí Đông Đô cũng như các chủ thể kinh tế khác đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, mới chỉ áp dụng hai phương pháp phân tích là: Phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh do vậy không thể đáp ứng được yêu cầu đề ra. Để tháo gỡ những vướng mắc trên Công ty nên nhanh chóng đưa phương pháp phân tích Dupont vào áp dụng trong công tác phân tích tài chính. Khi sử dụng phương pháp phân tích Dupont, các cán bộ phân tích tài chính của Công ty sẽ xác định được chính xác các nguyên nhân căn bản dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của Công ty. 56 Trong các phần phân tích ở chương 2, khi phân tích chỉ tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) bằng phương pháp phân tích tỷ số kết hợp với phương pháp so sánh đưa tới nhận xét: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) từ năm 2011-2013 là giảm nhưng biến động và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ năm 2011-2013 là giảm, nhưng các phương pháp trên không chỉ ra được nguyên nhân của hiện tượng đó. Với phương pháp phân tích Dupont thì các vấn đề đó sẽ được làm sáng tỏ: Mô hình phân tích Dupont cho chỉ số ROA: ROA= Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần kinh doanh Doanh thu thuần kinh doanh Tài sản bình quân ROA = Tỷ suất sinh lời trên doanh thu x Số vòng quay tài sản Muốn lý giải diễn biến quá khứ của ROA của công ty, hay dự báo giá trị tương lai của ROA phải cẩn thận lưu ý đến tổ hợp lợi nhuận ròng, doanh thu và tổng tài sản của công ty. Đi phân tích cụ thể sau đây sẽ giúp ta hiểu rõ lý do. Bảng 3.1. Mức độ ảnh hƣởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROS (%) 8,40 (1.154,48) (1.084,21) HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TỔNG TS (Lần) 0,495 0,003 0,011 ROA(%) 4,16 (3,49) (11,80) DELTA ROA (%) - (7,64) (8,31) Ảnh hưởng ROS (%) - (3,51) 0,76 Ảnh hưởng của HS sử dụng tổng TS (%) - (4,13) (9,07) (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính) Năm 2011-2012: ROA giảm từ 4,16% năm 2011 xuống còn (3,49)% vào năm 2012. Năm 2011, do tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) giảm mạnh và số vòng quay tổng tài sản cũng giảm làm cho ROA giảm. Năm 2012, thị trường BĐS đóng làm cho Công ty CP Dầu khí Đông Đô gặp vô vàn khó khăn trong công tác sản xuất kinh doanh và công tác trả nợ, chi phí giá vốn tăng vượt cả doanh thu, chi phí lãi vay cao đã làm cho lợi nhuận ròng bị âm. Tác động giảm tổng hợp của ROS và Hiệu suất sử dụng tổng tài sản khiến cho hiệu quả sinh lời tài sản của Công ty giảm 7,64% hay 100 đồng tài sản năm 2012 đã tạo ra ít hơn năm 2011 là 7,64 đồng lợi nhuận. Năm 2013, tình hình kinh doanh không mấy khả quan, trong khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn phải trả, Công ty đành phải thanh lý lỗ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, nhượng lỗ lại một số dự án do không thể tiếp tục thi công là nguyên nhân khiến Công ty phải chịu mức lỗ ròng lên tới 75.849 triệu đồng trong năm 2013. Chính vì lẽ đó mà ROS mặc dù tăng những vẫn ở mức lỗ ròng 1.084,21 đồng lợi Thang Long University Library 57 nhuận sau thuế. Hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2013 tăng nhẹ. Tác động đối nghịch của ROS và Hiệu suất sử dụng tổng tài sản khiến cho hiệu quả đầu tư vào tài sản năm 2013 giảm 8,31% so với năm 2012. Tóm lại, qua phân tích Dupont ở trên có thể nhận thấy rằng khả năng sinh lời tài sản của công ty có xu hướng giảm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai yếu tố trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong doanh nghiệp, cụ thể: Do tình trạng kinh tế bất ổn, thị trường BĐS đóng băng làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, mặt khác công ty có xu hướng nắm giữ một số bất động sản mới để tích trữ sử dụng cho kỳ kinh doanh sau, trong khi lại bán lỗ một số bất động sản và dự án khác nhiều hơn làm cho tổng tài sản giảm xuống, tuy nhiên tốc độ giảm của doanh thu lại cao hơn rất nhiều đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản năm luôn ở mức thấp đã tác động không nhỏ tới ROA. Mô hình phân tích Dupont cho chỉ số ROE: Để bóc tách chi tiết hơn những yếu tố tác động lên chỉ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty, khóa luận sẽ nghiên cứu theo mô hình Dupont. ROE sẽ được phân tích trên 3 yếu tố: Đòn bẩy tài chính, vòng quay tổng tài sản, và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Lợi nhuận sau thuế = EAT x Doanh thu x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Bảng 3.2. Phân tích ROE theo mô hình Dupont Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROS (%) 8,40 (1.154,48) (1.084,21) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 0,495 0,003 0,011 Tổng TS/VCSH (Lần) 1,30 1,42 1,52 ROE (%) 5,40 (4,95) (17,90) Ảnh hưởng của ROS (4,98) 1,16 Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản (4,95) (12,94) Ảnh hưởng của Tổng TS/VCSH (%) (0,42) (1,17) Delta ROE (%) (12,96) (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính) 58 ROE của công ty trong thời gian gần đây luôn ở mức âm. Việc phân tích theo mô hình Dupont cho thấy đang có sự thay đổi trong 3 yếu tố cấu thành ROE, cụ thể: Trước hết là ảnh hưởng của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu đến ROE, có thể nhận thấy rằng ROS có xu hướng bất ổn định và đạt mức cao nhất năm 2011 là 8,40%, điều này dẫn đến ảnh hưởng mạnh đến ROE trong năm 2012. Trong 3 năm từ năm 2011 đến năm 2013, chỉ duy nhất năm 2013 là ROS có tác động làm tăng khả năng sinh lời của ROE (tác động của ROS làm ROE tăng thêm 1,16%), còn năm 2012, do ROS giảm mạnh nhất và đạt mức (1.154,48)% do Công ty làm ăn thua lỗ, doanh thu thuần giảm đột biến, chi phí giá vốn vượt doanh thu khiến cho lợi nhuận sau thuế bị lỗ ròng đã làm giảm khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là 4,98%, hay một trăm đồng vốn chủ sở hữu năm 2012 đã tạo ra ít đồng lợi nhuận hơn so với năm 2011. Về mặt lý thuyết khi khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm sẽ kéo theo uy tín của doanh nghiệp giảm. Thứ hai là ảnh hưởng của khả năng quản lý tài sản của doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu: Nhìn vào bảng phân tích ảnh hưởng có thể nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản đạt mức lớn nhất năm 2011 là 0,495 lần, sau đó có xu hướng giảm dần do bắt đầu từ năm 2012 các dự án đầu tư xây dựng, các bất động sản không bán được khiến doanh thu thuần giảm, công ty muốn có tiền trả nợ đã phải bán lỗ một số bất động sản để trả nợ đến hạn. Lúc này tốc độ giảm của doanh thu lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản và vòng quay của tài sản chậm dần. Chính vì vậy mà tác động cộng hưởng của số nhân khiến cho ROE giảm, cụ thể năm 2012 do hiệu suất sử dụng tổng tải sản giảm 0,492 lần so với năm 2011 kéo theo ROE giảm 4,95%. Thứ ba là ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính lên ROE. Có thể thấy rằng, Công ty CP Dầu khí Đông Đô đã sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn thể hiện qua chỉ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng từ 1,30 lần năm 2011 lên 1,52 lần năm 2013, với xu hướng tăng này đãng lẽ ra sẽ làm ROE tăng lên những do ảnh hưởng giảm quá sâu từ phía ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản đã vô hình chung làm cho đòn bẩy tài chính có tác động ngược lại đối với ROE. Cụ thể năm 2012 đòn bẩy tài chính làm ROE giảm 0,42% và năm 2013 làm ROE giảm thêm 1,17%. Tóm lại, qua phân tích Dupont trên đây có thể nhận thấy rằng sự gia tăng của việc sử dụng nợ trong Công ty lại có tác động âm đến hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Mặt khác, hai nhân tố còn lại là ROS và hiệu suất sử dụng tài sản có tác động không giống nhau giữa các năm đến khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp hợp lý trong việc quản lý chi phí, doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng của tài sản nhằm làm gia tăng khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp từ những yếu tố đầu vào sẵn có. Thang Long University Library 59 3.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của Công ty CP D u khí ông ô 3.2.4.1. Phân tích khả năng quản lý khoản phải thu Bảng 3.3. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần (Triệu VND) 353.847 2.140 6.996 Phải thu khách hàng (Triệu VND) 44.593 36.322 36.252 Vòng quay phải thu KH (Lần) 7,94 0,06 0,19 Chênh lệch vòng quay phải thu KH (Lần) (7,88) 0,13 Kỳ thu tiền bình quân (Ngày) 45,37 6.108,89 1.865,49 Chênh lệch kỳ thu tiền bình quân (Ngày) 6.063,52 (4.243,4) Phải thu khách hàng (Triệu VND) 44.593 36.322 36.252 Chênh lệch tuyệt đối (8.271) (70) Chênh lệch tương đối (18,55) (0,19) (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính) Trong năm 2012, số vòng quay các khoản phải thu khách hàng giảm đột ngột và chỉ còn ở mức 0,06 vòng giảm 7,88 vòng so với năm 2011. Điều này đã khiến cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên mức 6.108,89 ngày; tăng 6.063,52 ngày so với năm 2011. Và năm 2012 số vòng quay các khoản phải thu khách hàng có tăng nhẹ lên mức 0,19 vòng, tăng 0,13 vòng so với năm 2012, kéo theo kỳ thu tiền bình quân giảm 4.243,4 ngày so với năm 2012. Có thể thấy 2 chỉ số này luôn biến đổi theo từng năm. Vòng quay phải thu khách hàng trong năm 2012 giảm so với năm 2011 là doanh thu thuần năm 2012 giảm rất mạnh (giảm 99,40%) thì khoản phải thu khách hàng lại giảm chậm hơn với mức giảm 18,55% đã làm cho vòng quay khoản phải thu khách hàng giảm mạnh. Đây là dấu hiệu tiêu cực đối với Công ty, bởi vì thời gian mà Công ty bị chiếm dụng vốn đã tăng lên rất nhiều, như vậy Công ty sẽ có ít vốn hơn để quay vòng phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 2013 số vòng quay các khoản phải thu tăng nhẹ lên mức 0,19 vòng và kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 1.865,49 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này là do doanh thu thuần trong năm 2013 đã tăng trở lại khi tăng thêm 226,92% so với năm 2012 trong khi khoản phải thu giảm nhẹ 0,19%. Có thể thấy qua 3 năm phân tích, khoản phải thu liên tục giảm nhưng càng về sau lại giảm chậm hơn chứng tỏ quản lý công tác thu hồi nợ chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều và làm gia tăng các khoản nợ đến hạn, quá hạn. Đây là một xu hướng không tốt, vì vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là tốt nhưng cần cần phải xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý, đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển phải thu khách hàng và hàng tồn kho. 60 Trong 03 năm, các chỉ tiêu về tình hình các khoản phải thu tăng giảm không ổn định. Chỉ số vòng quay khoản phải thu của Công ty đang thấp ở mức đáng báo động chứng tỏ công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp được đánh giá là kém và lúc này khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn bởi các khoản phải thu của doanh nghiệp là rất ít. 3.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán, Công ty đã phân tích 2 chỉ số: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời. Vậy cần bổ sung thêm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn. Bảng 3.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tài sản ngắn hạn (Triệu VND) 102.021 117.037 141.574 Tổng nợ ngắn hạn (Triệu VND) 157.442 199.416 209.904 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (Lần) 0,65 0,59 0,67 Chênh lệch giữa các năm (Lần) (0,06) 0,08 (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính) Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Trong năm 2011 là 0,65 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,65 đồng tài sản ngắn hạn. Trong năm 2012 khả năng thanh toán ngắn hạn là 0,59 lần có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,59 đồng tài sản ngắn hạn, giảm 0,06 lần so với năm 2011. Năm 2013 với 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,67 đồng tài sản ngắn hạn, tăng thêm 0,08 đồng so với năm 2012. Chỉ tiêu này giảm trong năm 2012 do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn thấp hơn tốc độ tăng của tổng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta có thể thấy trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2011 đến 2013) chỉ số này đều nhỏ hơn 1 cho thấy 1 đồng nợ ngắn hạn không được đảm bảo bởi nhiều hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác tổng tài sản ngắn hạn không đủ để bù đắp cho những đồng nợ ngắn hạn. Mặc dù vậy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty vẫn được đảm bảo khá tốt. 3.2.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện luồng tiền vào ra, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp trong một chu kỳ kinh doanh. Báo cáo có 03 phần chính thể hiện các dòng tiền thu/chi đến từ các hoạt động: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh dương (thu>chi) thể hiện công ty làm ăn có hiệu quả,có khả năng trả ngay các khoản nợ đến hạn. Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh cho biết tỷ lệ tạo ra nguồn tiền vào từ hoạt động kinh doanh chính Thang Long University Library 61 của doanh nghiệp. Thông thường nếu doanh nghiệp không có những biến động tài chính đặc biệt thì tỷ lệ này khá cao (khoảng 80%), đây là nguồn tiền chủ yếu dùng trang trải cho hoạt động đầu tư dài hạn, trả lãi vay, nợ gốc, cổ tức. Dòng tiền từ hoạt động đầu tƣ Luồng tiền phát sinh từ hoạt động đầu tư là luồng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền. Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư dương (thu>chi) thể hiện quy mô của doanh nghiệp bị thu hẹp. Vì số tiền thu được từ khấu hao, bán tài sản cố định sẽ lớn hơn số tiền mua sắm tài sản cố định khác. Dòng tiền từ hoạt động tài chính Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều này thể hiện tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và doanh nghiệp có thể phải phụ thuộc vào các nguồn vốn từ bên ngoài. Hoạt động tài chính là những nghiệp vụ làm thay đổi cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể: tăng, giảm các khoản vay; tăng giảm VCSH khi huy động, phát hành cổ phiếu; mua lại trái phiếu, cổ phiếu; trả cổ tức, lợi nhuận giữ lại. Nếu lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh không đủ cho hoạt động đầu tư buộc doanh nghiệp phải điều phối dòng tiền từ hoạt động tài chính. Đó có thể là một khoản vay sẽ được tăng lên, phát hành thêm cổ phiếu hay là sự giảm đi hoặc thậm chí ngưng trả các khoản cổ tức. Và các dòng thể hiện số tiền mặt có tại thời điểm đầu kỳ, dòng tiền ròng thu được trong kỳ (từ 3 hoạt động chính trên), và số lượng tiền mặt còn lại vào cuối kỳ của báo cáo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp cho nhà quản trị một số thông tin quan trọng như: Lượng tiền mặt có được hiện tại là do đâu; tiền được sử dụng chủ yếu cho những hoạt động nào; sự khác biệt giữa lợi nhuận và lượng tiền mặt hiện có. Căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kết hợp với các thông tin trên các Báo cáo tài chính khác, nhà quản trị có thể nắm được tình hình sử dụng tiền, dự báo lượng tiền cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có các phương án phù hợp như vay vốn hoặc cho vay để tăng hiệu quả sử dụng tiền. Dưới đây là báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty CP Dầu khí Đông Đô giai đoạn 2011 – 2013 (bảng 3.5 và bảng 3.6): Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Nhìn vào bảng 3.5 có thể thấy Công ty lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp nên có thể thấy thành phần chính ảnh hưởng chủ yếu đến sự biến động của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là tiền lỗ từ hoạt động đầu tư và các khoản phải trả. Năm 2011, khoản tiền bị lỗ từ hoạt động đầu tư của Công ty là 48.122 triệu đồng; trong năm này Công ty mặc dù làm ăn có lãi, lợi 62 nhuận trước thuế đạt 37.960 triệu đồng, tuy nhiên do bị lỗ từ hoạt động đầu tư đã khiến cho lợi nhuận huần từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động bị âm 5.783 triệu đồng. Trong năm ta thấy trong danh mục thay đổi vốn lưu động thì phần thay đổi các khoản phải trả có sự thay đổi mạnh mẽ nhất khi mà bị âm 186.767 triệu đồng. Tiền lãi vay đã trả là (1.330) triệu đồng, thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (10.251) triệu đồng. Trong khi đó khoản phải thu bị âm 8.866 triệu đồng, duy nhất có hàng tồn kho là tăng lên 1 cách rõ nét khi tăng lên mức 260.053 triệu đồng. Các khoản tăng lên thì đủ để bù lỗ cho các khoản chi. Điều này thể hiện luồng tiển ra của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh nhỏ hơn lượng tiền vào, lưu chuyển tiền thuần dương 47.214 triệu đồng. Thang Long University Library 63 Bảng 3.5. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013/2012 Năm 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (A) (1) (2) (3) (1) – (2) % (2) – (3) % I. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. (Lỗ)/Lợi nhuận trƣớc thuế (75.849) (24.711) 37.960 (51.138) (206,94) (62.671) (165,10) 2. Điều chỉnh cho các khoản 0 - 0 - Khấu hao TSCĐ 1.090 1.065 1.089 25 2,35 (24) (2,20) Các khoản dự phòng 9.550 120 1.960 9.430 7858,33 (1.840) (93,88) Lãi từ hoạt động đầu tư 59.462 (3.323) (48.122) 62.785 1889,41 44.799 93,09 Chi phí lãi vay 12.559 17.402 1.330 (4.843) (27,83) 16.072 1208,42 3. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trƣớc thay đổi vốn lƣu động 6.812 (9.447) (5.783) 16.259 172,11 (3.664) (63,36) Thay đổi các khoản phải thu 3.310 1.267 (8.866) 2.043 161,25 10.133 (114,29) Thay đổi hàng tồn kho (31.287) 69 260.053 (31.356) (45443,5) (259.984) (99,97) Thay đổi các khoản phải trả (không bao gồm lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) (13.436) 1.060 (186.767) (14.496) (1367,55) 187.827 100,57 64 Thay đổi chi phí trả trước (45) 294 157 (339) (115,30) 137 87,26 Tiền lãi vay đã trả (530) (4.888) (1.330) 4.358 89,16 (3.558) (267,52) Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (550) (525) (10.251) (25) (4,76) 9.726 94,88 Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh - (1.136) - - - - - Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (35.727) (13.305) 47.214 (22.422) (168,52) (60.519) (128,18) Bảng 3.6. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013/2012 Năm 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (A) (1) (2) (3) (1) – (2) % (2) – (3) % II. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ 1. Tiền để chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác (361.049) (2.254) (180.124) (358.795) (15.918,15) 177.870 98,75 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác 436 1.182 - (746) (63,11) - - 3. Tiền chi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác (162.750) 0 - 162.750 100 4. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 0 - 0 - 5. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 34.603 3.250 34.603 - (3.250) (100) Thang Long University Library 65 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013/2012 Năm 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối (A) (1) (2) (3) (1) – (2) % (2) – (3) % 6. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 41 246 (205) (83,33) 246 - 7. Tiền chi đầu tư dài hạn (12.284) 0 - 12.284 100 8. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác 990 2.676 210.030 (1.686) (63,01) (207.354) (98,73) Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tƣ 35.710 1.850 (108.211) 33.860 1830,27 110.061 101,71 III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 1.718 6.929 108.600 (5.211) (75,21) (101.671) (93,62) 2. Tiền chi trả nợ gốc vay (2.062) (1.630) (33.000) (432) (26,50) 31.370 95,06 3. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho cổ đông - - (17.983) - - - - Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (344) 5.299 57.617 (5.643) (106,49) (52.318) (90,80) Lƣu chuyển tiền thuần trong năm (361) (6.157) (3.381) 5.796 94,14 (2.776) (82,11) Tiền và tƣơng đƣơng tiền đầu năm 805 6.962 10.343 (6.157) (88,44) (3.381) (32,69) Tiền và tƣơng đƣơng tiền cuối năm 445 805 6.962 (360) (44,72) (6.157) (88,44) (Nguồn: Số liệu tính được từ Báo cáo Tài chính) 66 Năm 2012, lợi nhuận trước thuế đã giảm mạnh và bị âm 24.711 triệu đồng so với khoản lãi dương 37.960 triệu đồng vào năm 2011. Hoạt động đầu tư vẫn chưa thể đem lại lợi nhuận cho Công ty, tuy nhiên phần lỗ đã giảm đi khá nhiều khi chỉ còn (3.323) triệu đồng. Khoản lãi vay phải trả trong năm 2012 đã tăng lên đáng kể từ (1.330) triệu đồng năm 2011 lên (4.888) triệu đồng trong năm 2012 do Công ty đi vay thêm tiền để đầu tư kinh doanh nhưng không đem lại kết quả cao. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2012 đã bị âm 13.305 triệu đồng cho các khoản phải chi ra lớn hơn lượng tiền vào của doanh nghiệp. Bước sang năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tiếp tục mang dấu âm, đạt mức (35.727) triệu đồng. Nguyên nhân là do trong khi tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ tăng 226,83% trong khi giá vốn hàng bán tăng 275,66%, cao hơn tốc độ tăng của doanh thu do Công ty thực hiện thanh lý lỗ các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn, khoản chi phí tài chính trong năm 2013 rất cao đã khiến cho lợi nhuận sau thuế năm 2013 bị lỗ 75.849 triệu đồng. Hoạt động đầu tư đang dần được hồi phục khi đem lại số tiền lãi trong năm đạt mức 59.462 triệu đồng. Các khoản tiền vào trong năm không thể bù đắp các khoản tiền ra làm cho lưu chyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 vẫn ở con số (35.727) triệu đồng, thấp hơn cả so với cùng kỳ năm ngoái. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong báo cáo lưu chuyển tiền tê, sức ảnh hưởng lên các khoản lưu chuyển tiền thuần trong năm là khá lớn. Trong phần lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư thì năm có biến động mạnh nhất là năm 2011 với việc công ty chi 180.124 triệu đồng để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác cho Công ty. Ngoài ra trong năm này công ty cũng chi cho vay, bán lại các công cụ nợ cửa các đơn vị khác lên tới 162.750 triệu đồng. Một khoản tiền 12.284 triệu đồng cũng được chi ra để đem đi đầu tư dài hạn. Có thể nói năm 2011 là một năm chi nhiều hơn thu rất lớn. Lưu chuyền tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng vì thế mà (108.211) triệu đồng. Ngược lại với năm 2011, năm 2012 lại là năm Công ty chủ yếu thu tiền về hơn là chi tiền đi đầu tư. Khoản chi duy nhất trong năm của Công ty là số tiền 2.254 triệu đồng chi để mua sắm xây dựng TSCĐ và mua các TSDH khác. Cca khoản tiền thu về trong năm đến từ khoản thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác, tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và TSDH khác. Với lượng tiền thu về cao hơn nên trong năm 2012 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư đạt mức 1.850 triệu đồng. Năm 2013, tình hình kinh doanh BĐS vẫn đang chưa có tiến triển nhiều, nhận thấy các khoản đầu tư, góp vốn kinh doanh không còn đem lại nhiều lợi nhuận, cho Thang Long University Library 67 nên Công ty đã thu hồi một khoản tiền 34.603 triệu đồng từ đầu tư góp vốn. Trong năm 2013, Công ty chi rất nhiều tiền vào mua sắm, xây dựng TSCĐ và các TSDH khác. Nguyên nhân một phần đến từ mực tiêu chiến lược phát triển trong năm tới cũng như dự đoán được thị trường BĐS sẽ khởi sắc trong năm tới vì vậy Công ty đã mua thêm một số các bất động sản cũng như xây dựng thêm 1 số công trình để thực hiện kinh doanh cho kỳ tiếp theo. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính chỉ bao gồm các khoản tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được, tiền chi trả nợ gốc vay và cổ tức, lợi nhuận đã trả cho cổ đông. Năm 2011, công ty tiến hành vay ngắn hạn, dài hạn và nhận được 108.600 triệu đồng, trong khi đó khoản tiền chi trả gốc vay nhỏ hơn (tiền chi trả gốc vay phát sinh năm 2011 là 33.000 triệu đồng), cổ tức và lợi nhuận trả cho cổ đông phát sinh trong năm là 17.983 triệu đồng. Khoản phát sinh nhở hơn khoản nhận được trong năm nên lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính trong năm 2011 đạt dấu dương và nằm ở mức 57.617 triệu đồng. Năm 2012, Công ty vẫn tiếp tục vay thêm vốn từ Công ty mẹ và từ Ngân hàng Cổ phần Quân đội (cho vay từng lần chia đều hàng năm) nên trong năm 2012, Công ty vẫn nhận được 1 khoản tiền vay là 6.929 triệu đồng, tiền nợ gốc vay phát sinh 1.630 triệu đồng. Năm 2012 Công ty làm ăn thua lỗ, không thực hiện chia cổ tức. Năm 2013 Công ty vẫn nhận khoản tiền cho vay từng lần từ phía ngân hàng. Nợ gốc vay ngày một tăng đã gây phát sinh tiền chi trả nợ gốc lên tới 2.062 triệu đồng. Lưu chuyển tiền thuần năm 2013 đã âm 344 triệu đồng. Từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và từ hoạt động tài chính, ta có lưu chuyển tiền thuần trong năm. Lưu chuyển tiền thuần trong cả 03 năm phân tích đều ở mức âm. Nguyên nhân là do hoạt động tài chính tuy ở mức dương nhưng không bù đắp được sự sụt giảm từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư do sự chiếm lĩnh lớn của khoản tiền ra đến từ việc chi trả cho người cung cấp và các khoản chi mua sắm TSCĐ, mua sắm TSDH khiến cho khoản lưu chuyển tiền thuần trong năm ở mức âm. Điều này chứng tỏ công ty thu về dòng tiền ít hơn dòng tiền đã sử dụng trong năm. 3.3. Một số kiến nghị với các Bộ ngành và Nhà nƣớc Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp nói chung và trình độ quản trị tài chính nói riêng. Tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính ngày càng được khẳng định nên các doanh nghiệp cần phải nhanh chóng tiến hành các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp của mình. Các giải pháp được đề xuất ở trên là những việc 68 làm cần thiết nhất đối với Công ty CP Dầu khí Đông Đô. Tuy nhiên, để tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho Công ty thực hiện các giải pháp trên thì các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ ngành cần phải có sự quan tâm, giúp đỡ nhất định. - Với các Bộ ngành Để tạo cơ sở cho việc cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, Bộ Tài chính cần ban hành một chế độ kế toán phù hợp, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ việc lập các Báo cáo tài chính theo một trình tự thống nhất. Ngoài ra, để đảm bảo tính “trong sạch” của các Báo cáo tài chính thì các báo cáo này bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan kiểm toán Nhà nước, phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp cố tình thay đổi, làm sai các số liệu kế toán. Trong công tác phân tích tài chính của Công ty CP Dầu khí Đông Đô, do đến nay vẫn chưa có chỉ tiêu trung bình ngành vì vậy Công ty thiếu các chuẩn mực để so sánh, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp mình với chỉ tiêu trung bình ngành. Tình trạng này xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp ở các ngành khác nhau. Do vậy đề nghị Tổng cục thông kê, Bộ Tài chính và Bộ chủ quản sớm có kế hoạch triển khai xây dựng và ban hành hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành góp phần đem lại hiệu quả ở cả tầm vi mô và tầm vĩ mô. Hiện nay công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty CP Dầu khí Đông Đô nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung vẫn còn rất yếu kém cả về nội dung phân tích và trình độ cán bộ phân tích. Do đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với các Bộ ngành có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho các cán bộ chuyên môn tại doanh nghiệp. Có như vậy thì công tác phân tích tài chính doanh nghiệp mới thực sự đi vào nề nếp. - Với Nhà nước Ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật về doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt hướng dẫn về mặt quản lý tài chính sao cho các doanh nghiệp sớm chủ động hơn trong việc quản lý, sử dụng, thay thế tài sản,... để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hội nhập nhanh chóng với khu vực và thế giới, thiết lập các cơ quan chuyên trách cung cấp những thông tin tài chính, thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin về thị trường nước ngoài... Điều này sẽ hỗ trợ cho quá trình phân tích tài chính và ra quyết định của các doanh nghiệp, đồng thời mang lại một môi trường kinh doanh quốc tế thuận lợi và mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán giữa các doanh nghiệp với nhau với các nước trên thị trường thế giới. Thang Long University Library KẾT LUẬN Qua tất cả những phân tích trên ta thấy công tác phân tích tài chính đã khẳng định được những ưu điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh và ra quyết định tài chính cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô nói riêng. Trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế khu vực cà toàn cầu, Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô muốn thu thập được những thông tin tốt nhất liên quan đến ngành hoạt động của mình để tránh rủi ro trong kinh doanh và tăng cao lợi nhuận; muốn tự mình thay đổi những phương pháp, cách nghĩ, cách làm để thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động và phức tạp, đưa ra những chiến lược kinh doanh thật hiệu quả. Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là một điều kiện cần thiết giúp Công ty thực hiện phần nào mong muốn trên. Qua thời gian thực tập ngắn ngủi trong Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô, bằng những hiểu biết hạn hẹp của mình, em nhận thấy nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại công ty là vấn đề sống còn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Vì vậy, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tuy vậy, em cũng nhận thấy bài còn nhiều thiếu sót, mong rằng sẽ được thầy cô quan tâm, góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Mai Anh PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty CP Dầu khí Đông Đô. 2. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty CP Dầu khí Đông Đô. 3. Bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 của Công ty CP Dầu khí Đông Đô. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS Vũ Duy Hào (2008), Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 2. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, Phân tích báo cáo tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân , tái bản lần 2 năm 2011 3. GS.TS. Ngô Thế Chi, TS.Đoàn Xuân Tiến, GS.TS.Vương Đình Huệ (2010), Kế toán - Kiểm toán và Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 4. Giáo trình Quản lý Tài chính công - nhà xuất bản tài chính năm 2009 5. Kênh tin tức kinh tế, tài chính, thông tin chứng khoán Cafef.vn 6. Công thông tin giao dịch chứng khoán trực tuyến VnDirect.com.vn 7. Phạm Thị Gái (2004), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, Nxb Thống Kê, Hà Nội 8. Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các Công ty cổ phần ở Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội 9. ThS Nguyễn Tấn Bình (2001), Phân Tích Hoạt Động Doanh Nghiệp, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM 10. Học viện Tài Chính (2003), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội 11. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang & Nguyễn Thị Liên Hoa (2007), Phân Tích Tài Chính, NXB Lao Động – Xã Hội 12. TS Nguyễn Quốc Khánh & TS Nguyễn Thị Mỹ Dung, Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ, Nxb Giáo dục Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftoan_van_a19194_3624.pdf
Luận văn liên quan