Khóa luận Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Nam Gia Lai

- Công ty nên lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Mặt khác, Ban lãnh đạo công ty cùng các nhân viên bán hàng cùng nhau đưa ra giải pháp giúp thu hồi nợ phải thu trong thời gian sớm nhất, tránh tình trạng nợ mới chồng nợ cũ. - Công ty nên thực hiện chính sách chiết khấu cho các khách hàng mua với số lượng lớn, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nếu khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt số lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu này sẽ được giảm trừ ghi vào giá bán trên hóa đơn mua hàng cuối cùng hoặc hóa đơn giá trị giá tăng. Còn nếu khách hàng mua với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại ngay thì khoản chiết khấu này sẽ được trừ thẳng vào giá bán ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.

pdf98 trang | Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2065 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Nam Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho sự phát triển ổn định và bền vững của Công ty. - Tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh trong các lĩnh vực. - Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của Công ty CPTM Nam Gia Lai. 2.1.5. Cơ cấu bộ máy quản lý Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua hình 2.1 51  Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Hội đồng quản trị: Có chức năng chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty - Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất trong Công ty, quyết định mọi hoạt động của Công ty. Là người đầu tiên chịu trách nhiệm trước pháp luật về những HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN NHÂN VIÊN BỘ PHẬN KHO PHÒNG NHÂN SỰ BAN KIỂM SOÁT Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ gián tiếp Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty CPTM Nam Gia Lai 52 vấn đề liên quan đến mọi hoạt động của Công ty thông qua Phó giám đốc, các trưởng phòng, trưởng đơn vị và nhân viên. - Phó giám đốc: Là người tham mưu cho Giám đốc thực hiện các công việc được phân công, nhận ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc mình thực hiện. Những công việc không thuộc phạm vi của mình phải báo cáo để Giám đốc quyết định. - Các trưởng phòng, trưởng đơn vị: Chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc. Toàn bộ công việc trong phạm vi đơn vị nào thì phải bao quát, tiến hành và chịu trách nhiệm. Cụ thể như sau:  Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh quý, năm và dài hạn, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Dự thảo các hợp đồng mua bán nội địa, theo dõi việc thực hiện hợp đồng đã ký, thanh toán các hợp đồng, đánh giá hiệu quả các hợp đồng thu mua và thực hiện kinh doanh hàng nông lâm sản từ khâu thu mua, dự trữ, chế biến cho đến khi tiêu thụ. Tổng hợp toàn bộ tình hình kinh doanh của Công ty, báo cáo các mặt hàng mới theo yêu cầu của nhà sản xuất. Thực hiện các báo cáo theo thống kê quy định.  Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức mạng lưới tuyển dụng, bố trí, điều động, đề bạt, thôi việc đối với các đơn vị, công nhân viên. Tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng. Quản lý chế độ tiền lương, công tác phí, khen thưởng của nhân viên. Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến công việc, công tác văn thư, đánh máy và sử dụng con dấu của Công ty theo đúng quy định.  Phòng kế toán tài vụ: Tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời các quy định của luật kinh tế, chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước và các quy định của pháp luật về kế toán doanh nghiệp. Tham mưu cho Giám đốc trong việc cụ thể hóa các chế độ của Nhà nước cho phù hợp với điều kiện của Công ty. Bảo quản, lưu trữ toàn bộ hồ sơ, chứng từ gốc trong lĩnh vực kế toán. - Các cửa hàng, kho, trạm trực thuộc Công ty: Hoạt động trên cơ sở các quy chế được Giám đốc ban hành. Trưởng các đơn vị là người điều hành cao nhất và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật đối với toàn bộ hoạt động của 53 đơn vị mình, trực tiếp tổ chức việc giao nhận, bảo quản, lưu trữ hàng hóa và thực hiện nghĩa vụ đối với Công ty. 2.2. Tổ chức công tác kế toán 2.2.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty CPTM Nam Gia Lai được thể hiện qua hình 2.2 Hình 2.2. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty CPTM Nam Gia Lai Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Kế toán trưởng: Phụ trách chung, kiểm tra, đôn đốc việc hạch toán đúng chế độ Nhà nước quy định. Quản lý tài chính trong Công ty để tham mưu cho Giám đốc. Tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn bộ Công ty. - Phó kế toán trưởng: Là người tham mưu giúp cho Kế toán trưởng, chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ số liệu phát sinh trong Công ty, kiểm tra, rà soát các chứng từ gốc của các bộ phận để ghi vào sổ cái tài khoản. - Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm theo dõi, cập nhật các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày, sự biến động của tiền gửi, tiền vay. Cuối tháng tập hợp để Kế toán tổng hợp làm báo cáo. Kế toán trưởng Kế toán quầy hàng Kế toán vật tư, TSCĐ và CCDC Kế toán công nợ Kế toán tiền lương Thủ quỹ 54 - Kế toán công nợ: Là người chịu trách nhiệm theo dõi các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ, thường xuyên đối chiếu và thanh toán công nợ. Cuối tháng tập hợp để Kế toán tổng hợp làm báo cáo. - Thủ quỹ: Là người thu chi tiền mặt hàng ngày, quản lý, báo cáo tình hình thu, chi và tồn tiền mặt. . Cuối tháng tập hợp để Kế toán tổng hợp làm báo cáo. - Kế toán quầy hàng: Hạch toán chi tiết, làm đầy đủ các biểu mẫu kế toán theo chế độ hiện hành. Hàng tháng gửi báo cáo về Phòng kế toán Công ty để Kế toán tổng hợp kiểm tra và làm báo cáo kịp thời 2.2.3. Phương pháp kế toán Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là kế toán phần mềm (Misa) Các nghiệp vụ phát sinh đều được hạch toán và đối chiếu ngay trên phần mềm. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Thuận lợi - Sau khi chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần, Công ty đã mở rộng các mặt hàng kinh doanh từ đó làm cho thị trường ngày càng phát triển, lượng khách hàng tăng cao. - Các mặt hàng kinh doanh của Công ty chủ yếu là xăng dầu, vật liệu xây dựng và hàng nông sản. Đây là các mặt hàng cần thiết cho đời sống và sản xuất của phần lớn dân cư, do vậy lượng hàng tiêu thụ tăng nhanh. - Thị trường tiêu thụ của Công ty là các huyện AyunPa, KrôngPa, Phú Thiện. Đây là những thị trường chủ chốt và lâu đời của Công ty nên có lượng khách hàng ổn định và gắn bó với Công ty. - Đội ngũ công nhân viên của Công ty làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, được trang bị phương tiện làm việc đầy đủ, hiện đại nên hiệu quả công việc rất tốt. - Công ty áp dụng hình thức kế toán là phần mềm, đây là một thuận lợi đối với công tác kế toán, giúp tiết kiệm thời gian, hạch toán nhanh và thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu sổ sách. 55 2.3.2. Khó khăn - Mặt hàng chủ yếu của Công ty là xăng dầu. Đây là mặt hàng rất nhạy cảm với tình hình kinh tế - chính trị. Hiện tại giá cả xăng dầu biến động rất khó lường. Đôi khi giá xăng tăng vọt làm lượng tiêu thụ giảm mạnh. Lúc thì giá xăng lại xuống thấp làm Công ty bị thua lỗ. Không những thế, lượng hao hụt của mặt hàng này khá cao và công tác bảo quản lại khó khăn. - Quy mô thị trường không rộng nhưng lại phân bổ rải rác rất khó quản lý. 56 Chương 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP TM NAM GIA LAI Do hạn chế về thời gian, ngành nghề hoạt động của công ty đa dạng cũng như quá trình tiếp xúc với tình hình thực tế ở các khu vực, để tiện cho việc theo dõi số liệu, công tác kế toán tại công ty cổ phần Nam Gia Lai, phần “Thực trạng tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại công ty CPTM Nam Gia Lai”, em xin trình bày công tác này về ngành hàng Unilever trong khu vực thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai. 3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong ngành hàng Unilever, công ty CPTM Nam Gia Lai chuyên phân phối các mặt hàng thuộc các nhóm như: Skin care (Chăm sóc da), Hair care (Chăm sóc tóc), … 3.1.1. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn giá trị gia tăng - Phiếu thu - Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn vận chuyển nội bộ - Bảng kê hàng hóa bán ra - Báo cáo bán hàng, giấy nộp tiền 3.1.2. Sự luân chuyển chứng từ Tại công ty CPTM Nam Gia Lai, hình thức kế toán áp dụng là sử dụng phần mềm máy tính, cụ thể là phần mềm Solomon (Phần mềm chuyên dụng cho ngành hàng Unilever) và phần mềm kế toán Misa. Do đó, các bước, tuần tự ghi nhận doanh thu được thực hiện ngay bằng phần mềm. - Khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, nhân viên bán hàng thực hiện ngay động tác kích hàng trên máy Palm – một công cụ bán hàng theo quy định quản lý của công ty Unilever. - Sau đó, nhân viên bán hàng quay trở lại công ty, giao máy Palm cho nhân viên kế toán, tiến hành đồng bộ máy với phần mềm Solomon và xuất phiếu xuất hàng theo các đơn hàng. Đồng thời, xuất phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 57 tổng hợp của các đơn hàng, đính kèm cùng các phiếu xuất kho giao cho nhân viên giao hàng. - Nhân viên giao hàng sau khi nhận được các chứng từ cần thiết, sẽ phân loại và bốc xếp hàng hóa giao cho khách hàng, đồng thời lấy chữ ký xác nhận việc nhận hàng và chấp nhận thanh toán. - Có được giấy xác nhận chấp nhận thanh toán, kế toán tiến hành lên hóa đơn GTGT 3 liên theo mẫu AA/11P chung cho tổng số từng nhân viên bán hàng bán được - Tiếp đó, kế toán lưu liên 1 tại quyển, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 lưu trong nội bộ và tiến hành nhập nghiệp vụ vào phần mềm Misa. 3.1.3. Các nghiệp vụ phát sinh Trong tháng 12 năm 2012, tại công ty có phát sinh các nghiệp vụ như sau: 1. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Thị Minh lô hàng với giá chưa thuế là 651.133.867đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002211 Cụ thể quy trình này như sau: - Đầu tiên, nhân viên kế toán đồng bộ giữa máy Palm và phần mềm Solomon, xuất phiếu xuất hàng theo các đơn hàng lẻ và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cho tổng trị giá hàng hóa là 651.133.867đ. - Nhân viên giao hàng nhận các phiếu xuất kho, tiến hành phân loại và giao cho khách hàng, đề nghị ký chấp nhận thanh toán. - Nhận được giấy chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán xuất hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên với giá bán là 651.133.867đ, chưa thuế GTGT 10%, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho người mua và liên 3 lưu nội bộ. - Dựa vào liên 3 này, kế toán tiếp tục nhập vào phần mềm Misa (cụ thể là vô phân hệ Bán hàng / Bán hàng chưa thu tiền) kê khai đầy đủ thông tin về nhân viên bán hàng (Nguyễn Thị Minh), số lượng hàng mua và thành tiền là 651.133.867đ, tổng thanh toán bao gồm thuế GTGT 10% là 716.247.254đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. 58 Nghiệp vụ trên được hạch toán như sau: Nợ TK 131: 716.247.254 Có TK 511: 651.133.867 Có TK 33311 : 65.113.387 2. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Thị Nhiên lô hàng với giá chưa thuế là 759.638.064đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002216 Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau: Nợ TK 131: 835.601.870 Có TK 511: 759.638.064 Có TK 33311: 75.963.806 3. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Đình Xuân lô hàng với giá chưa thuế là 729.483.864đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002223 Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau: Nợ TK 131: 802.432.250 Có TK 511: 729.483.864 Có TK 33311: 72.948.386 4. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Nguyễn Việt Tiến lô hàng với giá chưa thuế là 626.325.888đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002230 Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau: 59 Nợ TK 131: 688.958.477 Có TK 511: 626.325.888 Có TK 33311: 62.632.589 5. Xuất bán hàng hóa theo các đơn đặt hàng cho nhân viên Lê Thị Đan Thanh lô hàng với giá chưa thuế là 639.130.975đ, VAT 10%, chưa thanh toán, hóa đơn số 0002237 Quy trình ghi nhận doanh thu được thực hiện tương tự như trên và được hạch toán như sau: Nợ TK 131: 703.044.073 Có TK 511: 639.130.975 Có TK 33311: 63.913.098 Cuối tháng, kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 511: 3.405.712.358 Có TK 911: 3.405.712.358 3.1.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 3331 TK 911 TK 131 TK 511 3.405.712.358(511 ) (511)651.133.867 (511)759.638.064 (511)729.483.864 (511)626.325.888 (511)639.130.975 (911)3.405.712.35 8 651.133.867(131) 759.638.064(131) 729.483.864(131) 626.325.888(131) 639.130.975(131) 3.405.712.358 3.405.712.358 65.113.387(131) 75.963.806(131) 72.948.386(131) 62.632.589(131) 63.913.098(131) (3331)65.113.387 (3331)75.963.806 (3331)72.948.386 (3331)62.632.589 (3331)63.913.098 60 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2012 Tài khoản: 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Số CT Ngày hạch toán Loại CT Diễn giải Tài khoản TK đối ứng Nợ Có A B C D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ 2211 01/12/2012 Hóa đơn bán hàng Omo+Knorr+Sunsilk +Hazelin 5111 131 651.133.867 2216 11/12/2012 Hóa đơn bán hàng Omo+Knorr+Sunsilk +Hazelin 5111 131 759.638.064 2223 19/12/2012 Hóa đơn bán hàng Omo+Knorr+Sunsilk +Hazelin 5111 131 729.483.864 2230 25/12/2012 Hóa đơn bán hàng Omo+Knorr+Sunsilk +Hazelin 5111 131 626.325.888 2237 30/12/2012 Hóa đơn bán hàng Omo+Knorr+Sunsilk +Hazelin 5111 131 639.130.975 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 911 3.405.712.358 Cộng 3.405.712.358 3.405.712.358 Số dư cuối kỳ (Nguồn: Theo số liệu của phòng kế toán Công ty CPTM Nam Gia Lai) 3.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Ngành hàng Unilever là một trong những ngành hàng có số lượng, chủng loại hàng hóa đa dạng. Chính vì thế, việc theo dõi hàng hóa trong kho rất phức tạp và gây nhiều khó khăn cho người làm công tác quản lý và kế toán. Thông thường, các nghiệp vụ liên quan đến các khoản giảm trừ doanh thu là do hàng hòa kém chất lượng, không đúng mẫu mã, quy cách, chủng loại, hoặc chiết khấu khi bán cho khách hàng lớn. Nhưng đối với công ty CPTM Nam Gia Lai, với chức năng là một nhà phân phối hàng hóa mà khách hàng chủ yếu là các tiểu thương, tạp hóa vừa và nhỏ, cho nên không có khoản phát sinh về chiết khấu thương 61 mại. Mặt khác, quy trình kiểm kê hàng nhập kho và xuất kho rất khắt khe, kỹ lưỡng, thời gian lưu kho ít nên hàng hóa bán ra luôn đảm bảo chất lượng, quy cách. Trường hợp hàng hóa bị trả lại phát sinh chủ yếu là do xuất sai mã hàng hóa cho khách hàng hoặc tạm thời khách hàng không đủ khả năng về tài chính cho việc chi trả cho toàn bộ giá trị lô hàng. Tuy nhiên, lúc này, nhân viên bán hàng không nhập kho lại số hàng trên, mà sẽ tiếp tục bán cho các khách hàng khác có nhu cầu về số hàng bị trả lại. Do đó, nghiệp vụ phát sinh về hàng bán trả lại hầu như là không xảy ra. Từ những phân tích trên, thấy rằng tại công ty CPTM Nam Gia Lai không có phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến các khỏan giảm trừ doanh thu. 3.3. Kế toán giá vốn hàng bán Sự đa dạng trong mặt hàng kinh doanh, để tiện cho việc theo dõi, xem xét giá trị hàng hóa xuất kho, tồn kho, công ty CPTM Nam Gia Lai áp dụng nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, theo số liệu thực tế, thực hiện theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 về chuẩn mực hàng tồn kho. Theo đó, giá vốn hàng bán được xác định như sau Giá vốn hàng = Trị giá HTK + Trị giá HTK nhập – Trị giá HTK bán trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Định kỳ, cuối mỗi tuần, công ty sẽ cho nhân viên kiểm kê số lượng và trị giá hàng tồn kho dưới sự kiểm tra của nhân viên quản lý ngành hàng Unilever. Do đặc thù của ngành hàng là nhiều mặt hàng, số lượng kinh doanh lớn nên công tác kế toán giá vốn hàng bán không thể thực hiện trên phần mềm Misa, mà phải thực hiện thủ công. Tuy nhiên, khi nhập vào phần mềm, dù trị giá hóa đơn bán hàng bao nhiêu thì giá vốn hàng bán vẫn được mặc định một con số cố định, và giá vốn hàng bán thực tế sẽ được điều chỉnh sau mỗi kỳ bởi kế toán. Trong tháng 12, theo công tác kiểm kê của đơn vị: 62 - Trị giá HTK tồn đầu tháng là: 2.753.412.848 - Trị giá hàng hóa nhập trong tháng là: 3.954.899.356 - Trị giá HTK tồn cuối tháng là: 3.536.567.826 Vậy trị giá hàng hóa xuất kho trong tháng là: 2.753.412.848 + 3.954.899.356 - 3.536.567.826 = 3.171.744.378 đ Định khoản: Nợ TK 632: 3.171.744.378 Có TK 156: 3.171.744.378 Cuối tháng, kế toán kết chuyển giá vốn hàng bán trong tháng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: 3.171.744.378 Có TK 632: 3.171.744.378 3.4. Kế toán chi phí bán hàng Tại công ty, chi phí bán hàng bao gồm các khoản sau: - Tiền lương cho công nhân viên - Chi phí các dịch vụ mua ngoài như tiền điện, nước, điện thoại - Tiền bốc vác, vận chuyển hàng hóa - Khấu hao tài sản cố định (Phương tiện vận tải) 3.4.1. Chứng từ sử dụng: - Hóa đơn giá trị gia tăng - Hóa đơn thông thường - Phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy biên nhận - Bảng chấm công, bảng tổng hợp lương - Bảng tính khấu hao tài sản cố định 63 3.4.2. Sự luân chuyển chứng từ - Khi nhận được hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn thông thường hoặc giấy biên nhận, kế toán tiến hành nhập vô phần mềm Misa các nội dung có liên quan. Sau đó, xuất ra phiếu chi 2 liên, kế toán trưởng ký xác nhận vào phiếu chi và giao liên 1 cho nhà cung cấp dịch vụ, liên 1 lưu hành nội bộ. Đồng thời, lưu hóa đơn giá trị gia tăng hoặc giấy biên nhận cùng với phiếu chi liên 1 ở phòng kế toán. - Dựa vào bảng chấm công, bảng tổng hợp lương nhân viên cũng như bảng tình khấu hao tài sản cố định, kế toán tiến hành nhập vô phần mềm Misa các khoản chi phí và lưu lại 3.4.3. Các nghiệp vụ phát sinh Trong tháng, có các nghiệp vụ phát sinh sau: 1. Tiền lương cho nhân viên trực tiếp bán hàng Unilever và khoản trích nộp tính vào chi phí tháng 12 số tiền là 72.425.576đ - Căn cứ vào bảng lương nhân viên của ngành hàng Unilever đã có xác nhận của nhân viên, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Mục Tổng hợp / Chứng từ nghiệp vụ khác) các thông tin diễn giải nội dung ( Tiền lương cho nhân viên trực tiếp bán hàng U), định khoản nghiệp vụ và nhập số tiền là 72.425.576đ. Trong đó, tiền lương cho nhân viên trực tiếp bán hàng U là 58.407.723đ, khoản trích nộp tính vào chi phí là 14.014.853đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được hạch toán như sau: Nợ TK 6411: 72.425.576 Có TK 3341: 58.407.723 Có TK 338: 14.014.853 2. Chi trả tiền công bốc vác hàng Unilever tháng 12 cho bà Lại Thị Sáu bằng tiền mặt số tiền 7.175.000đ. 64 - Dựa vào giấy biên nhận của bà Lại Thị Sáu đã có xác nhận của nhân viên bán hàng, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Phân hệ Quỹ / Phiếu chi), khai báo các thông tin về Đối tượng (bà Lại Thị Sáu), lý do chi (Chi tiền bốc vác hàng U) và nhập số tiền là 7.175.000đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6418: 7.175.000 Có TK 1111: 7.175.000 3. Chi trả tiền điện thoại sử dụng cho bộ phận bán hàng Unilever số tiền bằng tiền mặt là 2.532.555đ - Khi nhận được giấy báo thanh toán tiền điện thoại trong tháng, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Phân hệ Quỹ / Phiếu chi) các thông tin về Đối tượng (Trung tâm viễn thông Thị xã AyunPa), Lý do chi (Thanh toán tiền điện tháng 12 năm 2012), và nhập số tiền là 2.532.555đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6417: 2.532.555 Có TK 1111: 2.532.555 4. Chi trả tiền điện, nước sử dụng cho bộ phận bán hàng Unilever bằng tiền mặt số tiền 2.739.273đ - Khi nhận được giấy báo thanh toán tiền điện, tiền nước trong tháng, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Phân hệ Quỹ / Phiếu chi) các thông tin Đối tượng (Đối tượng khác), Lý do chi (Thanh toán tiền điện, nước tháng 12 năm 2012), và nhập số tiền là 2.739.273đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6417: 2.739.273 Có TK 1111: 2.739.273 65 5. Khấu hao tài sản cố định dùng ở bộ phận bán hàng Unilever tháng 12 - Căn cứ vào bảng tính khấu hao theo từng tháng ở từng bộ phận, ngành hàng khác nhau, kế toán nhập vào phần mềm Misa số khấu hao tài sản tháng 12 năm 2012 được sử dụng ở ngành hàng Unilever (Phân hệ Tài sản cố định / Tính khấu hao). Số khấu hao được tính là 6.528.954đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6414: 6.528.954 Có TK 2141: 6.528.954 Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng trong tháng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: 91.401.358 Có TK 641: 91.401.358 3.4.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp Sơ đồ 3.2. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng TK 111 TK 911 TK 641 TK 334,338 TK 214 7.175.000 (641) 2.532.555 (641) 2.739.273 (641) (111) 7.175.000 (111) 2.532.555 (111) 2.739.273 6.528.954(641) 91.401.358 (911) (214)6.528.954 (334,338)6.528.954 72.425.576(641) (641)91.401.358 91.401.358 91.401.358 66 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2012 Tài khoản: 641 - Chi phí bán hàng Số CT Ngày hạch toán Loại CT Diễn giải Tài khoản TK đối ứng Nợ Có A B C D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ 560C 29/12/2012 Phiếu chi Thanh Toán Tiền Bốc Hàng U (Sáu) 641 1111 7.175.000 566C 29/12/2012 Phiếu chi Chi tiền điện thoại tháng 12 U 641 1111 2.532.555 574C 30/12/2012 Phiếu chi Chi tiền điện, nước tháng 12 U 641 1111 2.739.273 CTK62 30/12/2012 Chứng từ nghiệp vụ khác Khấu hao TSCĐ tháng 12 U 641 214 6.528.954 CTK56 31/12/2012 Chứng từ nghiệp vụ khác Kết chuyển lương tháng 12 sang chi phí 641 334,338 72.425.576 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển chi phí bán hàng 641 911 91.401.358 Cộng 91.401.358 91.401.358 Số dư cuối kỳ (Nguồn: Theo số liệu của phòng kế toán Công ty CPTM Nam Gia Lai) 3.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản sau: - Tiền lương cho nhân viên - Chi trả tiền các dịch vụ mua ngoài như tiền điện, điện thoại, nước - Chi trả tiền tiếp khách - Khấu hao tài sản cố định trong tháng - Bảng tính khấu hao tài sản cố định 3.5.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn giá trị gia tăng - Hóa đơn thông thường 67 - Phiếu chi, giấy báo Nợ - Bảng tính khấu hao tài sản cố định - Bảng tổng hợp lương 3.5.2. Sự luân chuyển chứng từ - Khi nhận được hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn thông thường hoặc giấy biên nhận, kế toán tiến hành nhập vô phần mềm Misa các nội dung có liên quan. Sau đó, xuất ra phiếu chi 2 liên, kế toán trưởng ký xác nhận vào phiếu chi và tiến hành giao liên 2 cho nhà cung cấp dịch vụ, liên 1 lưu hành nội bộ. Đồng thời, lưu hóa đơn giá trị gia tăng hoặc giấy biên nhận cùng với phiếu chi liên 1 ở phòng kế toán. - Dựa vào bảng tổng hợp lương nhân viên cũng như bẩng tình khấu hao tài sản cố định, kế toán tiến hành nhập vô phần mềm Misa các khoản chi phí và lưu lại 3.5.3. Các nghiệp vụ phát sinh Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh sau: 1. Tiền lương cho nhân viên quản lý ngành hàng Unilever và khoản trích nộp tính vào chi phí số tiền 59.959.273đ. - Căn cứ vào bảng lương nhân viên của ngành hàng Unilever đã có chữ ký xác nhận của nhân viên, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Mục Tổng hợp / Chứng từ nghiệp vụ khác) các thông tin diễn giải nội dung ( Tiền lương cho nhân viên quản lý ngành hàng U), định khoản nghiệp vụ và nhập số tiền là 59.959.273đ. Trong đo, lương nhân viên quản lý hang U là 48.354.252đ, các khoản trích nộp trừ vào chi phí là 11.605.021đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được hạch toán như sau: Nợ TK 6421: 59.959.273 Có TK 3341: 48.354.252 Có TK 338: 11.605.021 68 2. Chi trả tiền điện, nước sử dụng ở bộ phận quản lý ngành hàng Unilever bằng tiền mặt số tiền là 1.877.000đ. - Khi nhận được giấy báo thanh toán tiền điện, tiền nước trong tháng, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Phân hệ Quỹ / Phiếu chi) các thông tin về Đối tượng (Đối tượng khác), Lý do chi (Chi tiền điện, nước tháng 12 năm 2012), và nhập số tiền là 1.877.000đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6427: 1.877.000 Có TK 1111: 1.877.000 3. Chi trả tiền điện thoại sử dụng ở bộ phận quản lý ngành hàng Unilever bằng tiền mặt số tiền là 1.903.621đ. - Khi nhận được giấy báo thanh toán tiền điện thoại trong tháng, kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Phân hệ Qũy / Phiếu chi) các thông tin về Đối tượng (Trung tâm viễn thông Thị xã AyunPa), Lý do chi (Chi tiền điện thoại tháng 12 năm 2012), và nhập số tiền là 1.903.621đ. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6427: 1.903.621 Có TK 1111: 1.903.621 4. Chi trả tiền tiếp khách (Giám sát mãi vụ Unilever miền Trung kiểm tra tình hình hoạt động tại nhà phân phối Nam Gia Lai) bằng tiền mặt số tiền là 8.230.000đ. - Căn cứ vào hóa đơn GTGT do bên bán hàng cung cấp. kế toán tiến hành nhập vào phần mềm Misa (Phân hệ Quỹ / Phiếu chi) và khai báo các thông tin về Đối tượng (Nhà hàng Tuổi Trẻ Ayunpa), Lý do chi (Chi tiếp khách), số tiền là 8.230.000đ. Kế toán in phiếu chi này (Chọn mục phiếu chi 2 liên) để giao cho nhân viên của nhà hàng và lưu lại ở phòng kế toán. Sau đó lưu lại (Cất) để tiện cho viêc theo dõi, đối chiếu sau này. 69 - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6428: 8.230.000 Có TK 1111: 8.230.000 5. Trích khấu hao tài sản cố định dùng ở bộ phận quản lý hàng Unilever số tiền là 12.355.953đ. - Căn cứ vào bảng tính khấu hao theo từng tháng ở từng bộ phận, ngành hàng khác nhau, kế toán nhập vào phần mềm Misa số khấu hao tài sản tháng 12 năm 2012 được sử dụng ở ngành hàng Unilever (Phân hệ Tài sản cố định / Tính khấu hao). Số khấu hao được tính là 6.528.954đ. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 6424: 12.355.953 Có TK 2141: 12.355.953 Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: 84.325.847 Có TK 642: 84.325.847 3.5.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp Sơ đồ 3.3. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp TK 111 TK 911 TK 642 TK 334,338 TK 214 8.230.000 (642) 1.903.621 (642) 1.877.000 (642) (111) 8.230.000 (111) 1.903.621 (111) 1.877.000 12.355.953 (642) 84.325.847 (911) (214)12.355.953 (334,338)59.959.273 59.959.273 (642) (642) 84.325.847 84.325.847 84.325.847 70 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2012 Tài khoản: 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Số CT Ngày hạch toán Loại CT Diễn giải Tài khoản TK đối ứng Nợ Có A B C D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ 562C 15/12/2012 Phiếu chi Chi tiếp khách 642 1111 8.230.000 571C 30/12/2012 Phiếu chi Chi tiền điện thoại tháng 12 U 642 1111 1.903.621 579C 30/12/2012 Phiếu chi Chi tiền điện, nước tháng 12 U 642 1111 1.877.000 CTK69 31/12/2012 Chứng từ nghiệp vụ khác Khấu hao TSCĐ tháng 12 U 642 214 12.355.953 CTK73 31/12/2012 Chứng từ nghiệp vụ khác Kết chuyển lương tháng 12 sang chi phí 642 334,338 59.959.273 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 642 911 84.325.847 Cộng 84.325.847 84.325.847 Số dư cuối kỳ (Nguồn: Theo số liệu của phòng kế toán Công ty CPTM Nam Gia Lai) 3.6. Kế toán doanh thu từ hoạt động tài chính và chi phí tài chính Tại công ty không có hoạt động cho vay hay đầu tư vào các chứng từ có giá nên không phát sinh nghiệp vụ liên quan đến doanh thu tài chính mà chỉ phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến chi phí tài chính. Khoản chi phí tài chính này chủ yếu là chi phí lãi vay để phục vụ cho nhu cầu sử dụng vốn vay vào việc mua hàng hóa. - Tháng 12 năm 2012, dựa vào giấy thông báo của ngân hàng – nơi công ty CPTM Nam Gia Lai làm hợp đồng vay vốn - tổng chi phí lãi vay phục vụ cho việc mua hàng hóa từ công ty Unilever thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng là 28.350.598đ. - Kế toán tiến hành đối chiếu số tiền vay còn chưa trả và lãi suất trên hợp đồng với giấy thông báo của ngân hàng, lập ủy nhiệm chi chi trả số lãi vay trên và chuyển qua cho kế toán trưởng ký xác nhận. 71 - Sau đó, chuyển lên cho Giám đốc công ty ký và đóng dấu. Ủy nhiệm chi được chuyển đến ngân hàng trong giờ làm việc. - Nghiệp vụ này được định khoản như sau: Nợ TK 635: 28.350.598 Có TK 1121: 28.350.598 Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí tài chính trong tháng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: 28.350.598 Có TK 635: 28.350.598  Sơ đồ hạch toán tổng hợp Sơ đồ 3.4. Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí tài chính SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2012 Tài khoản: 635 - Chi phí tài chính Số CT Ngày hạch toán Loại CT Diễn giải Tài khoản TK đối ứng Nợ Có A B C D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ CTK83 31/12/2012 Chứng từ nghiệp vụ khác Chi phí lãi vay 635 1121 28.350.598 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển chi phí tài chính 635 911 28.350.598 Cộng 28.350.598 28.350.598 Số dư cuối kỳ (Nguồn: Theo số liệu của phòng kế toán Công ty CPTM Nam Gia Lai) TK 112 TK 911 TK 635 28.350.598 (635) 28.350.598 (635) 28.350.598 28.350.598 (635) 28.350.598 (635) 28.350.598 72 3.7. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác Kế toán thu nhập khác và chi phí khác trong công ty bao gồm: + Thu nhập khác là những thu nhập bất thường rất ít khi xảy ra, chủ yếu là từ việc thanh lý các TSCĐ như: dụng cụ bán xăng, xe vận chuyển…hoặc tiền thu được từ việc cho thuê mặt bằng. Khoản thu nhập này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng thu nhập của Công ty. - Thông thường, khi nhận được tiền thu từ việc cho thuê mặt bằng, kế toán dựa vào hợp đồng cho thuê ngắn hạn, đối chiếu và ghi nhận vào phần mềm Misa. Sau đó, xuất ra phiếu chi 2 liên, trình kế toán trưởng ký xác nhận và giao liên 2 cho khách hàng, liên 1 lưu nội bộ. - Nếu là trường hợp thanh lý TSCĐ, kế toán căn cứ vào hợp đồng thanh lý TSCĐ + Chi phí khác là những chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh hay hoạt động tài chính của Công ty. Nó là chi phí liên quan đến thanh lý TSCĐ, các khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng… Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2012, tại công ty CPTM Nam Gia Lai không phát sinh nghiệp vụ nào liên quan đến thu nhập khác hoặc chi phí khác. 3.8. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh Cuối tháng, kế toán thực hiện việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh trên phần mềm Misa (Phân hệ Tổng hợp / Kết chuyển lãi lỗ). Dựa vào các số liệu mà kế toán đã nhập vào trong tháng, phần mềm sẽ tự động tính toán và đưa ra kết quả về hoạt động kinh doanh của công ty trong tháng. Sau đó, nhân viên kế toán sẽ kết xuất kết quả ra file excel trình lên Ban giám đốc ký xác nhận. Cụ thể các bút toán này được định khoản như sau: a. Kết chuyển doanh thu Nợ TK 511: 3.405.712.358 Có TK 911: 3.405.712.358 73 b. Kết chuyển các chi phí Nợ TK 911: 3.375.822.181 Có TK 632: 3.171.744.378 Có TK 635: 28.350.598 Có TK 641: 91.401.358 Có TK 642: 84.325.847 - Xác định kết quả kinh doanh của ngành hàng Unilever tháng 12 năm 2012 3.405.712.358 - 3.375.822.181 = 29.890.177 đ - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tháng 12 năm 2012 29.890.177 * 25% = 7.472.544 đ - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của ngành hàng Unilever tháng 12 năm 2012 29.890.177 - 7.472.544 = 22.417.633 đ Như vậy, trong tháng 12 năm 2012, hoạt động kinh doanh ngành hàng Unilever mang lại lợi nhuận cho công ty là 22.417.633đ. Định khoản: a. Nợ TK 911: 29.890.177 Có TK 4211: 22.417.633 Có TK 8211: 7.472.544 b. Nợ TK 8211: 7.472.544 Có TK 3334: 7.472.544 74 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 12 năm 2012 Tài khoản: 911 – Xác định kết quả kinh doanh Số CT Ngày hạch toán Loại CT Diễn giải Tài khoản TK đối ứng Nợ Có A B C D E F 1 2 - Số dư đầu kỳ KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 911 511 3.405.712.358 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển giá vốn hàng bán 911 632 3.171.744.378 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển chi phí tài chính 911 635 28.350.598 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển chi phí bán hàng 911 641 91.401.358 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 911 642 84.325.847 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 911 8211 7.472.544 KCT12 31/12/2012 Kết chuyển lãi, lỗ Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 911 4211 22.417.633 Cộng 3.405.712.358 3.405.712.358 Số dư cuối kỳ (Nguồn: Theo số liệu của phòng kế toán Công ty CPTM Nam Gia Lai)  Sơ đồ hạch toán tổng hợp 75 76 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Nhận xét 4.1.1. Nhận xét chung Nền kinh tế nước ta đang dần từng bước chuyển mình sao cho phù hợp với sự phát triển chung của kinh tế khu vực và trên thế giới. Vì vậy, vấn đề quan trọng đặt ra là các doanh nghiệp nên làm như thế nào để khẳng định sự tồn tại của mình và ngày càng phát triển vươn lên trong thế giới thị trường đang ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Và công ty Cổ phần Thương mại Nam Gia Lai cũng nằm trong số đó. Tuy là công ty Cổ phần phát triển ở vùng miền núi Tây Nguyên khó khăn, nhưng với vị trí cung cấp chủ lực các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân, có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu hoạt động hiệu quả cũng như mang lại lợi nhuận cao. Hơn 13 năm hoạt động, công ty đã trải qua nhiều khó khăn do biến động thị trường, khủng hoảng… Mặc dù thế, công ty vẫn luôn hoạt động bền vững, mang lại lợi nhuận cao, luôn thực hiện đúng nhiệm vụ của mình đối với ngân sách Nhà nước. Sự phát triển của công ty Cổ phần Thương mại Nam Gia Lai cùng với vị thế của công ty ngày càng bền vững, xứng đáng là công ty chủ lực trong việc lưu thông hàng hóa thiết yếu ở khu vực phía Nam và Đông Nam tỉnh Gia Lai. - Về mặt công tác kế toán, công ty thực hiện áp dụng các chuẩn mực, phương pháp hạch toán đúng với nguyên tắc và quy định của Nhà nước. So với cơ sở lý thuyết đã được học, nhận thấy khi áp dụng trên thực tế, cụ thể là công tác kế toán tại công ty CPTM Nam Gia Lai có sự khác nhau. Do đó, khi ra ngoài thực tế, ngoài việc phải nắm vững các kiến thức chuyên môn, người làm công tác kế toán còn phải có sự am hiểu về tình hình thực tế rất nhiều. - Trong công ty, nhân viên kế toán không phải chỉ thụ động, chỉ đối mặt với số liệu và sổ sách mà còn là người tham mưu cho kế toán trưởng, giúp kế toán trưởng cũng như các cấp quản lý nắm rõ tình hình hiện tại của đơn vị để đưa ra phương án đầu tư, quyết định đúng đắn nhất. 77 4.1.2. Ưu điểm - Công ty là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong khu vực phía Nam và Đông Nam tỉnh Gia Lai đưa các phần mềm kế toán vào sử dụng trong công tác hạch toán cũng như xử lý số liệu hàng ngày của đơn vị. Với đặc điểm hàng hóa đa dạng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn, đây là phương án giúp giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho công ty. Cụ thể quá trình nhập liệu diễn ra nhanh chóng, chính xác và kịp thời; quá trình kiểm duyệt, kiểm tra thuận tiện, dễ phát hiện ra sai sót và sửa chữa. - Cũng với đặc điểm hàng hóa đa dạng, khối lượng hàng hóa nhập về kho, xuất kho rất lớn và diễn ra liên tục nên công tác quản lý cũng như kiểm soát ngành hàng Unilever rất gắt gao, chặt chẽ và kỹ lưỡng. Vì vậy, hàng hóa luôn đảm bảo chất lượng, tạo sự tin tưởng cao với khách hàng. Từ đó, đảm bảo rằng doanh thu luôn được ổn định và ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa. - Các chi phí phát sinh trong kỳ luôn có sự xét duyệt, ký tên của kế toán trưởng, ban lãnh đạo công ty nên đảm bảo sự hợp lý và chính xác của số liệu. Tránh được tình trạng gian lận, chi các khoản trùng lặp gây thất thoát cho công ty. - Cơ sở vật chất của công ty khá hiện đại. Ngoài ra, cùng với các chính sách động viên về tinh thần cho nhân viên của công ty CPTM Nam Gia Lai, đây là nhân tố giúp người làm công tác kế toán và các nhân viên hăng say làm việc, cống hiến hết mình vào sự phát triển chung của đơn vị. 4.1.3. Nhược điểm - Thị trường tiêu thụ còn hạn chế, chỉ tập trung vào những thị trường chủ chốt và lâu đời. - Công ty chủ yếu kinh doanh hàng hóa bằng phương pháp bán lẻ, giao cho các đại lý bán là chính. Chính vì thế, công ty khó kiểm soát được doanh số thực bán ra mà chỉ dựa trên báo cáo bán hàng mà các đại lý và nhân viên bán hàng gửi về. 78 - Công ty không áp dụng lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng như dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu được lập, các Quỹ này sẽ giúp công ty hạn chế được những rủi ro ở mức thấp nhất . - Công ty không thực hiện chiết khấu thương mại cho các khách hàng mua với số lượng lớn. - Mặt hàng của ngành hàng Unilever quá đa dạng. Đây cũng là vấn đề gây khó khăn cho nhà quản lý cũng như kế toán trong việc nhập kho, xuất kho, bảo quản hàng hóa và kiểm kê cuối kỳ; gây tốn nhiều chi phí đối với công ty. - Trụ sở chính và kho hàng của công ty ở hai địa điểm khác nhau nên việc xuất hàng thường chậm khi có yêu cầu hàng hóa. Mặt khác, khi giao kho cho thủ kho, phải tin tưởng tuyệt đối thủ kho nên dù quản lý có gắt gao cũng không tránh khỏi tình trạng hao hụt hàng hóa. - Trình độ mặt bằng chung của công ty còn hơi thấp. Đây cũng là hạn chế mà công ty cần khắc phục. 4.2. Kiến nghị 4.2.1. Thị trường tiêu thụ Hiện nay, công ty vẫn đang tập trung tiêu thụ hàng hóa ở trung tâm các Thị xã, Huyện cũng như ở các Phường trong khu vực. Đây là những thị trường chủ chốt và lâu đời, mang lại lượng khách hàng và sức tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, trong lâu dài, với mục tiêu phát triển bền vững và không ngừng mở rộng quy mô, công ty nên khai thác tiềm năng ở các thị trường vùng sâu, vùng xa như ở các làng, xã, thôn, buôn… Do đó, công việc của nhà quản lý là rất quan trọng, cần nắm bắt rõ tình hình ở các khu vực để có chiến lược phát triển đúng đắn và thích hợp. 4.2.2. Phương thức bán hàng Nhà quản lý thường xuyên kết hợp với Giám sát mãi vụ, tiến hành kiểm tra đột xuất các đại lý ủy quyền, nhân viên bán hàng, đưa ra các chính sách khen thưởng cho các đại lý ủy quyền, nhân viên bán hàng thực hiện tốt nhiệm vụ, vượt doanh số đề ra 79 nhằm động viên, khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Đồng thời cũng đề ra các hình thức xử lý những hành vi bán khống hóa đơn, gian lận… 4.2.3. Công tác kế toán - Công ty nên lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Mặt khác, Ban lãnh đạo công ty cùng các nhân viên bán hàng cùng nhau đưa ra giải pháp giúp thu hồi nợ phải thu trong thời gian sớm nhất, tránh tình trạng nợ mới chồng nợ cũ. - Công ty nên thực hiện chính sách chiết khấu cho các khách hàng mua với số lượng lớn, nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Nếu khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt số lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu này sẽ được giảm trừ ghi vào giá bán trên hóa đơn mua hàng cuối cùng hoặc hóa đơn giá trị giá tăng. Còn nếu khách hàng mua với số lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại ngay thì khoản chiết khấu này sẽ được trừ thẳng vào giá bán ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. 4.2.4. Quản lý hàng tồn kho - Đề nghị nhân viên quản lý kho kiểm kê hàng hóa và báo cáo thường xuyên cho cấp trên. Quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận để xử lý chính xác, đúng người đúng tội nếu xảy ra sự cố. - Quản lý, đốc thúc các nhân viên ở bộ phận kho sắp hàng và giao hàng trong thời gian sớm nhất kể từ khi nhận được phiếu xuất hàng từ nhân viên bán hàng. Ngoài ra, nhân viên quản lý cần kiểm tra đột xuất sự chấp hành của nhân viên kho để đảm bảo sự trung thực và tránh gian lận có thể xảy ra. 4.2.5. Trình độ nhân viên - Công ty nên tạo nhiều điều kiện cho nhân viên đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. - Quá trình tuyển dụng nên có sự sàng lọc kỹ lưỡng 80 - Đưa ra các chính sách khen thưởng, động viên kịp thời các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tinh thần hăng say làm việc, cống hiến hết mình trong sự nghiệp phát triển của công ty. Để đánh giá khách quan, Ban lãnh đạo công ty nên thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình của các nhân viên, phát hiện kịp thời các trường hợp gặp khó khăn, động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhân viên làm việc hiệu quả. 81 KẾT LUẬN Qua nội dung được trình bày ở trên, việc tổ chức tốt công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với thành công của một doanh nghiệp. Công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh được đảm bảo giúp phản ánh trung thực và khách quan tình hình hoạt động của doanh nghiệp, giúp nhà quản lý cũng như Ban lãnh đạo công ty đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất về hiệu quả của các phương án kinh doanh mang lại; đồng thời nhận ra các phương án lỗi thời, không còn phù hợp với thực tiễn của đơn vị để tiến hành đưa ra các giải pháp giải quyết kịp thời. Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Nam Gia Lai cho thấy công ty đã tổ chức khác tốt công tác này. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công ty khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế. Để hạn chế phần nào các hạn chế trên, em xin đưa ra một số ý kiến kiến nghị, hy vọng sẽ giúp ích cho công tác tổ chức kế toán xác định kết quả kinh doanh của đơn vị. 82 Phụ lục A. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2012 Mã số thuế: 5900292410 Người nộp thuế: Công Ty CPTM Nam Gia Lai Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam Stt Chỉ tiêu Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 181,538,605,842 174,982,962,985 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 181,538,605,842 174,982,962,985 4 Giá vốn hàng bán 11 VI.27 174,397,541,033 167,938,581,897 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 7,141,064,809 7,044,381,088 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 303,000 10,086,701 7 Chi phí tài chính 22 VI.28 1,270,987,200 1,751,187,781 - Trong đó: Chi phí lãi vay 23 1,270,987,200 1,751,187,781 8 Chi phí bán hàng 24 2,095,839,953 3,010,407,211 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 3,196,077,855 1,796,901,405 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)) 30 578,462,801 495,971,392 11 Thu nhập khác 31 7,794,357 50,736,630 12 Chi phí khác 32 5,310,000 5,600,000 13 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 2,484,357 45,136,630 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 580,947,158 541,108,022 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI.30 101,665,752 67,638,502 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 52 VI.30 0 0 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 - 51 - 52) 60 479,281,406 473,469,520 18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 0 0 83 Phụ lục B. Bảng cân đối kế toán năm 2012 của công ty CPTM Nam Gia Lai BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2012 Mã số thuế: 5900292410 Người nộp thuế: Công Ty CPTM Nam Gia Lai Đơn vị tiền: Đồng việt nam STT CHỈ TIÊU Mã Thuyết minh Số năm nay Số năm trước (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A A - TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 12,695,229,994 10,540,382,148 I I. Tiền và các khoản tương đương tiền (110=111+112) 110 2,674,373,265 160,827,699 1 1. Tiền 111 V.01 2,674,373,265 160,827,699 2 2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0 II II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (120=121+129) 120 V.02 0 0 1 1. Đầu tư ngắn hạn 121 0 0 2 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 0 0 III III. Các khoản phải thu ngắn hạn (130 = 131+132+133+134+135 +139) 130 3,015,958,266 5,073,076,296 1 1. Phải thu khách hàng 131 2,090,709,210 4,569,124,998 2 2. Trả trước cho người bán 132 0 0 3 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 0 0 4 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 0 0 5 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 925,249,056 503,951,298 6 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 0 0 IV IV. Hàng tồn kho (140 = 141 + 149) 140 5,946,598,354 4,629,754,359 1 1. Hàng tồn kho 141 V.04 5,946,598,354 4,629,754,359 2 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 0 0 V V. Tài sản ngắn hạn khác (150 = 151 + 152 + 154 + 158) 150 1,058,300,109 676,723,794 1 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 0 0 2 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 0 0 84 3 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 V.05 0 14,000,000 4 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 1,058,300,109 662,723,794 B B - TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 7,392,385,201 6,858,233,932 I I- Các khoản phải thu dài hạn (210 = 211 + 212 + 213 + 218 + 219) 210 0 0 1 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 0 0 2 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 0 0 3 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 0 0 4 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 0 0 5 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 0 0 II II. Tài sản cố định (220 = 221 + 224 + 227 + 230) 220 6,952,385,201 6,458,233,932 1 1. Tài sản cố định hữu hình (221 = 222 + 223) 221 V.08 6,197,532,691 5,834,057,513 - - Nguyên giá 222 11,816,884,001 10,387,715,597 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (5,619,351,310) (4,553,658,084) 2 2. Tài sản cố định thuê tài chính (224 = 225 + 226) 224 V.09 0 0 - - Nguyên giá 225 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 0 0 3 3. Tài sản cố định vô hình (227 = 228 + 229) 227 V.10 (156,250) (156,250) - - Nguyên giá 228 12,500,000 12,500,000 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (12,656,250) (12,656,250) 4 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 755,008,760 624,332,669 III III. Bất động sản đầu tư (240 = 241 + 242) 240 V.12 0 0 - - Nguyên giá 241 0 0 - - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 242 0 0 IV IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (250 = 251 + 252 + 258 + 259) 250 0 0 1 1. Đầu tư vào công ty con 251 0 0 2 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 0 0 3 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 0 0 4 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 259 0 0 V V. Tài sản dài hạn khác (260 = 261 + 262 + 268) 260 440,000,000 400,000,000 85 1 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 0 0 2 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 0 0 3 3. Tài sản dài hạn khác 268 440,000,000 400,000,000 TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 270 20,087,615,195 17,398,616,080 NGUỒN VỐN A A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 9,508,843,496 13,818,030,161 I I. Nợ ngắn hạn (310 = 311 + 312 + ... + 319 + 320 + 323) 310 9,508,843,496 13,818,030,161 1 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 7,565,400,000 11,181,800,000 2 2. Phải trả người bán 312 1,167,987,387 1,893,185,459 3 3. Người mua trả tiền trước 313 0 0 4 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 103,601,200 27,370,339 5 5. Phải trả người lao động 315 0 0 6 6. Chi phí phải trả 316 V.17 418,438,542 418,438,542 7 7. Phải trả nội bộ 317 85,436,735 85,436,000 8 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 0 0 9 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 V.18 167,979,632 211,799,821 10 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 0 0 11 11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 323 0 0 II II. Nợ dài hạn (330 = 331 + 332 + ... + 338 + 339) 330 0 0 1 1. Phải trả dài hạn người bán 331 0 0 2 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 0 0 3 3. Phải trả dài hạn khác 333 0 0 4 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 0 0 5 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 0 0 6 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 0 0 7 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 0 0 8 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 0 0 9 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 339 0 0 B B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 10,578,771,699 3,580,585,919 I I. Vốn chủ sở hữu (410 = 411 + 412 + ... + 421 + 422) 410 V.22 10,431,252,779 3,324,302,631 1 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 10,153,649,386 3,046,699,238 2 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 0 0 86 3 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 0 0 4 4. Cổ phiếu quỹ (*) 414 0 0 5 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 0 0 6 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 0 0 7 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 0 0 8 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 73,083,106 73,083,106 9 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 48,034,182 48,034,182 10 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 156,486,105 156,486,105 11 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 0 0 12 12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 0 0 II II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (430=432+433) 430 147,518,920 256,283,288 1 1. Nguồn kinh phí 432 V.23 147,518,920 108,764,368 2 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 0 147,518,920 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440 20,087,615,195 17,398,616,080 CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 1 1. Tài sản thuê ngoài 0 0 2 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công 0 0 3 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 0 0 4 4. Nợ khó đòi đã xử lý 0 0 5 5. Ngoại tệ các loại 0.00 0.00 6 6. Dự án chi sự nghiệp, dự án 0 0 87 Phụ lục C: Một số chứng từ liên quan 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO  - Giáo trình “KẾ TOÁN TÀI CHÍNH”, Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh – khoa Kinh Tế - Bộ môn Kế Toán – Kiểm Toán. - Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính - Sổ tay quản lý tài chính kế toán - Các tài liệu do công ty CPTM Nam Gia Lai cung cấp - Website: www.niceaccounting.com www.webketoan.com www.tapchiketoan.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfke_toan_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_tai_cong_ty_co_phan_thuong_mai_nam_gia_lai_849.pdf
Luận văn liên quan