Khóa luận Khảo sát thành phần hóa học cao Chloroform của quả mướp đắng Momordica charantia L

Bước đầu khảo sát thành phần hóa học của quả mướp đắng được thu hái tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An chúng tôi đạt được các kết quả sau: Từ dịch chiết cồn 70o, chúng tôi tiến hành điều chế 3 loại cao dựa trên độ phân cực khác nhau của các hợp chất có trong quả: cao petroleum ether, cao chloroform, cao methanol. Từ cao chloroform chúng tôi phân lập được 2 chất tinh khiết là 1 alcol và hỗn hợp 2 steroid và đã nhận danh được cấu trúc của chúng là 3-O-β-Dglucopyranosyl-24-ethylcholesta-5,25-dien (C2a) và 3-O-β-D-glucopyranosyl- 24-ethylcholesta-7,25-dien (C2b).

pdf68 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1955 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát thành phần hóa học cao Chloroform của quả mướp đắng Momordica charantia L, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC --  -- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH HÓA HỮU CƠ KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CAO CHLOROFORM CỦA QUẢ MƯỚP ĐẮNG MOMORDICA CHARANTIA L. GVHD: ThS. Lê Thị Thu Hương SVTH: Phạm Thị Hoài TP HCM, tháng 5 năm 2013 LỜI CẢM ƠN Con xin kính gởi đến ba, mẹ lòng biết ơn sâu sắc. Công ơn sinh thành, dưỡng dục và những lời động viên của ba, mẹ chính là động lực giúp con vững bước trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn tất cả quý Thầy Cô trong khoa Hóa Học, trường Đại Học Sư Phạm Tp HCM đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho em trong suốt khóa học. Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Ths. Lê Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em. Em cũng xin cảm ơn tổ bộ môn Hóa Hữu Cơ, cô Ts. Nguyễn Thị Ánh Tuyết đã hỗ trợ cho em về hóa chất và thiết bị phục vụ cho khóa luận. Em xin tỏ lòng biết ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đã xem xét, góp ý cho khóa luận của em. Cảm ơn bạn Tạ Thị Hồng Huệ và các bạn lớp Hóa K35C đã động viên, giúp đỡ mình trong suốt những năm học đại học. Tp HCM, tháng 5 năm 2013 CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI KHÓA LUẬN Ký hiệu và Tiếng Anh Tiếng Việt chữ viết tắt CHCl3 Chloroform Clorofom PE Petroleum Ether Ete dầu EtOAc Ethyl Acetate Etyl Axetat MeOH Methanol Metanol EtOH Ethanol Etanol NMR Nuclear Magnetic Resonance Phổ cộng hưởng từ hạt nhân DEPT Distortionless Enhancement Phổ DEPT by Polarization Transfer HMBC Heteronuclear Multiple Tương quan H-C qua 1 liên kết Bond correlation HSQC Heteronuclear Single Quantum Tương quan H-C qua 2, 3 liên kết Correlation ppm Part per million Một phần triệu br s Broad singlet Mũi đơn, rộng s Singlet Mũi đơn d Doublet Mũi đôi dd Double of Doublet Mũi đôi đôi m Multiplet Mũi đa J Coupling constant Hằng số ghép spin TLC Thin Layer Chromatography Sắc ký lớp mỏng Rf Retention factor MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ................................................................. 2 1.1. MÔ TẢ VỀ CÂY MƯỚP ĐẮNG .................................................. 2 1.1.1. KHÁI QUÁT ............................................................................... 2 1.1.2. MÔ Tả THựC VậT .......................................................................... 3 1.2. PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI [11,13] ................................................................ 4 1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ .............................................................................. 4 1.4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MƯỚP ĐẮNG ................................................. 6 1.4.1. Rễ .................................................................................................... 6 1.4.2. DÂY ................................................................................................ 6 1.4.3. LÁ ................................................................................................... 6 1.4.4. QUả ................................................................................................. 7 1.4.5. HOA ................................................................................................ 7 1.4.6. HạT .................................................................................................. 8 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ................. 8 1.5.1. CÁC CÔNG TRÌNH TRONG NƯớC ............................................ 8 1.5.2. CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN THế GIớI .......................................... 8 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM .......................................................... 23 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ ..................................... 23 2.1.1. NGUYÊN LIệU ............................................................................ 23 2.1.2. HÓA CHấT ................................................................................... 23 2.3. CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ CÁC HỢP CHẤT ................................... 24 2.3.1 KHảO SÁT PHÂN ĐOạN Đ1 ....................................................... 25 2.3.2 KHảO SÁT PHÂN ĐOạN Đ3 ...................................................... 26 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................... 30 3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT C1 ......... 30 3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT C2 ......... 30 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 38 4.1. CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC .................................................................... 38 4.2. ĐỀ XUẤT ......................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, y học, nhiều loại bệnh đã được phát hiện và nghiên cứu được các phương thuốc điều trị. Để đáp ứng được hết nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người bệnh, các nhà dược liệu đã nghiên cứu, tổng hợp được nhiều loại thuốc đặc trị với quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì một số loại thuốc tổng hợp lại có tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì vậy con người có xu hướng trở lại với thiên nhiên, từ cây cỏ phân tích, giải mã các thành phần hoá học cũng như dược tính của chất trong cây với mong muốn tìm ra các phương thuốc mới an toàn cho sức khoẻ người tiêu dùng. Mặt khác, nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, có khí hậu nóng và ẩm nên nguồn thực vật tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Vì những lý do này mà việc nghiên cứu thành phần hóa học của cây cỏ ngày càng được đẩy mạnh. Cây mướp đắng có tên khoa học là Momordica charantia L. thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Quả mướp đắng từ xưa đã được con người chọn làm nguồn lương thực thiết yếu bởi lẽ nó chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ lại dễ chế biến, dễ trồng, dễ chăm sóc. Theo Đông y, quả mướp đắng có tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, quả mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Khảo sát thành phần hóa học cao chloroform của quả mướp đắng Momordica charantia L.” với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc tìm hiểu thành phần hóa học có trong quả mướp đắng được thu hái ở xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, Long An. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. MÔ TẢ VỀ CÂY MƯỚP ĐẮNG 1.1.1. Khái quát Tên khoa học : Momordica charantia L. Thuộc họ: Bầu bí (Cucurbitaceae). Tên nước ngoài: Bitter melon, bitter ground (Anh), bitter apple, wild cucumber, bitter cucumber, ampalaya (Philipines), balsam pear (Mỹ), karela (Ấn Độ)[13] Tên việt nam: khổ qua, mướp đắng, lương qua, cẩm lệ chi [12,13] Mướp đắng tồn tại ở hai dạng quần thể: mọc hoang và được trồng trọt. Loại trồng trọt rất phong phú về giống nhưng đều được xếp chung vào chi mướp đắng Momordica. Nếu căn cứ theo hình dạng bên ngoài thì người ta chia mướp đắng thành hai chủng loại: [4,11]  Momordica charantia L. Var. charantia L., quả to (đường kính > 5cm), màu xanh nhạt, gai tù, ít đắng.  Momordica charantia L. Var. abbreviata Ser., quả nhỏ (đường kính < 5cm), màu xanh đậm, gai nhọn, vị rất đắng. Hình 1.1: Var. abbreviata Ser. Hình 1.2: Var. charantia L. 1.1.2. Mô tả thực vật Mướp đắng thuộc loại dây leo bằng tua cuốn, thân có cạnh, ở ngọn có mọc lông tơ, có đời sống khoảng một năm. Lá mọc so le, dài 5-10 cm, rộng 4-8 cm, phiến lá chia làm 5-7 thuỳ, hình trứng, mép khía răng. Mặt dưới lá màu nhạt hơn mặt trên, gân lá có lông ngắn [6,10,12,13]. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài. Hoa đực có đài và ống rất ngắn, tràng gồm năm cánh mỏng hình bầu dục, nhụy 5 rời nhau. Hoa cái có đài và tràng hoa giống hoa đực. Tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính khoảng 2 cm [4,10,,13]. Quả hình thoi, dài 8-15 cm, gốc và đầu thuôn nhọn, mặt vỏ có nhiều u lồi to nhỏ không đều. Quả khi chưa chín có màu xanh hoặc vàng xanh nhạt, khi chín có màu vàng hồng. Vì thế ở Trung Quốc, mướp đắng còn có tên là hồng dương, hồng cô nương. Khi chín, quả nứt ra dần từ đầu, tách ra làm ba phần để lộ chùm áo hạt màu đỏ bên trong [13,14]. Hạt dẹp, dài 13-15 mm, rộng 7-8 mm, trông gần giống hạt bí ngô. Quanh hạt có màng đỏ bao quanh (giống như màng hạt gấc). [11,13] Hình 1.3: Dây và hoa mướp đắng Hình 1.4: Hạt mướp đắng 1.2. PHÂN BỐ VÀ SINH THÁI [11,13] Từ thời xưa, cây mướp đắng được trồng ở vùng Đông Ấn và Nam Trung Quốc, được sử dụng như là loại rau ăn quả giàu chất sắt và vitamin C. Sau đó, cây được du nhập sang châu Phi và châu Mỹ Latinh. Quần thể mướp đắng đã trở nên rất phong phú với các giống cây đa dạng được tạo ra trong quá trình chọn giống và lai tạo. Ở Việt Nam, mướp đắng được trồng khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam, chỉ ở một số vùng núi cao và lạnh như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Hà Giang)thì mới không thấy có mướp đắng. Trên thế giới, cây mướp đắng có mặt ở hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Trung Quốc (Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Giang Tô, Triết Giang); một số nước đông nam châu Á như Ấn Độ, Malaysia, Philippin; châu Phi và vùng Caribbean. Cây mướp đắng có biên độ sinh thái tương đối rộng, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng từ 20oC – 35oC, lượng mưa hằng năm từ 1500 – 2500 mm. Cây chịu được nhiều điều kiện đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất trong điều kiện thoáng nước và đất giàu chất hữu cơ. Mướp đắng có thể trồng quanh năm. Cây sinh trưởng nhanh trong mùa mưa ẩm, ra hoa sau 7 – 8 tuần gieo trồng. Sau khi quả già, cây sẽ tàn lụi và kết thúc vòng đời sau 4 – 5 tháng tồn tại. 1.3. TÁC DỤNG DƯỢC LÝ Y học cổ truyền và dân gian Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh từ mướp đắng nhưng chỉ ở dạng thô ban đầu hoặc ở dạng nước ép, nước sắc. Ngày nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm từ quả mướp đắng nhưng chủ yếu ở dạng thực phẩm chức năng như trà hoà tan, trà túi lọc. Điển hình là sản phẩm trà Khổ Qua của viện Dược Liệu. Các tác giả Nguyễn Thị Như, Nguyễn Thị Bay đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của một bài thuốc nam trên thực nghiệm lâm sàn, đó là sản phẩm trà túi lọc mà thành phần quả mướp đắng chiếm 60%. [11] Các tác giả Mai Phương Mai, Võ Phùng Nguyên cũng đã thăm dò tác dụng hạ đường huyết của một số bài thuốc dân gian ở mô hình đái tháo đường bằng streptozotocin trên chuột nhắc mà thành phần của bài thuốc cũng có chứa quả mướp đắng.[11] Các tác giả Mai Phương Mai, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Ngọc Hạnh đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết của các dịch chiết từ quả mướp đắng thu hái tại Thái Nguyên với các dung môi khác nhau.[30] Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng: [11]  Diệt vi khuẩn và virut, chống lại tế bào gây ung thư, hổ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.  Chống các gốc tự do - là nguyên nhân gây lão hoá và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipit máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường.  Tăng oxy hoá glucozơ, ngăn chặn sự hấp thu glucozơ vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucozơ.  Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin.  Có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh đái tháo đường dạng type 2. Hỗ trợ tăng tác dụng, giảm liều lượng, giảm tác dụng phụ của các loại sulfamid trị đái tháo đường dạng type 2.  Dịch chiết từ quả mướp đắng có khả năng ức chế khối u, hổ trợ men gan.  Cao methanol 50% quả mướp đắng cho tác dụng hạ đường huyết 25% (liều dùng 30 mg/kg), cao butanol cho kết quả là 34% với liều dùng như trên. Các tác giả này cho rằng các hợp chất phân cực, tan nhiều trong butanol có khả năng làm giảm đường huyết. Cơ chế hoạt động tương tự insulin hoặc thông qua sự tiết insulin từ tuyến tuỵ.  Cao nước quả mướp đắng, khi cho chuột cống trắng đã được gây tăng đường máu với aloxan (120 mg aloxan/kg tiêm dưới da) uống hàng ngày trong hai tháng làm chậm sự xuất hiện bệnh võng mạc. [28]  Dịch ép quả mướp đắng làm giảm đáng kể tỷ lệ ung thư da ở chuột nhắt trắng gây bởi dimethylbenzo[a]anthracen được làm tăng thêm bởi dầu bã đậu. Cao từ vỏ, thịt quả, hạt và toàn quả mướp đắng có hoạt tính chống ung thư rõ rệt đối với sự sinh u nhú da chuột nhắt khi dùng tại chỗ.  Ở Trung Quốc, người ta đã tách được hai hợp chất hạn chế sinh sản là α- protein và β-protein từ hạt mướp đắng. Các thí nghiệm nuôi cấy, ghép phôi invitro cho thấy 2 hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình làm dày đặc nguyên bào phôi trước khi làm tổ và hình thành phôi ở thai kỳ đầu, từ đó phôi ngừng phát triển, thoái hóa phân hủy dẫn đến sẩy thai. [14] 1.4. CÔNG DỤNG CỦA CÂY MƯỚP ĐẮNG Hầu hết các bộ phận của cây như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt đều có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. [11,13] 1.4.1. Rễ Rễ tươi sắc nước uống, mỗi ngày một thang, từ 1000ml nước với 60g rễ mướp đắng tươi, sắc còn 400ml, chia làm 2-3 lần uống, có thể áp dụng cho mọi dạng bệnh. Rễ mướp đắng dùng trị lỵ, nhất là amip. Tại Ấn Độ, dịch rễ (cũng như lá, quả) mướp đắng được dùng trị bệnh tiểu đường, do có tác dụng làm giảm đường huyết. Rễ mướp đắng còn có tác dụng trị bệnh gan. [9] 1.4.2. Dây Dây mướp đắng được dùng làm thuốc trị viêm xoang, chảy máu mũi, có mồ hôi hoặc bệnh gan làm vàng da. [7] 1.4.3. Lá Lá có vị đắng, tính mát. Ăn lá non trị bệnh nóng bức trong mình. Giã lá vắt nước, thêm chút muối, uống trị bệnh nóng mê man hoặc trị mụn nhọt, rôm sẩy. Ngoài ra, lá còn có thể trị được rắn cắn, làm thuốc nhuận trường, hạ sốt. Lá mướp đắng khô 12 g, tán bột hoà với nước hay rượu uống, kết hợp lấy lá tươi giã nát đắp ngoài, chữa nhọt độc, sưng tấy, các vết thương nhiễm độc. Lá tươi 4 – 8 g, nhai nuốt nước, bã đắp chữa rắn cắn. [5,7,11,13] 1.4.4. Quả Quả còn xanh có vị đắng, khi chín thì ít đắng hơn. Quả mướp đắng có tính hàn (mát), không độc. Quả xanh có tính giải nhiệt, làm tiêu đờm, nhuận tràng, bổ thận, nuôi can huyết, bớt mệt mỏi, giảm stress, xoa dịu thần kinh, giải độc, lợi tiểu, làm bớt đau khớp. Khi chín mướp đắng có tính bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết, diệt giun (sán, lãi), đồng thời có tác dụng làm sáng mắt, bổ tim, bổ máu, mát gan, rất thích hợp với những người đau gan, đau lá lách. [2] Ở Trung Quốc, quả mướp đắng còn dùng để trị đột quỵ tim, bệnh sốt, khô miệng, viêm họng. Ở Ấn Độ, dịch quả mướp đắng được dùng trị rắn cắn. Người ta còn dùng bột quả mướp đắng để hàn các vết thương (làm kéo da non), trị vết loét ác tính. Ở Thái Lan, dịch quả được dùng trị bệnh về gan, lá lách. [9,11] Với tính diệt khuẩn và chống oxi hóa, mướp đắng làm da mịn màng, trị mụn trứng cá hay bệnh vẩy nến, và ngay cả với vết thương do côn trùng cắn, nhiễm trùng da. Mặt khác, quả mướp đắng còn cung cấp nguồn năng lượng dồi dào và tăng khả năng chịu đựng cho cơ thể. [2] Ngoài các công dụng trên, quả mướp đắng còn được dùng để trị các bệnh như: Ho, sốt, kiết lỵ, dạ dày, đau tức, đái dắt, phù thủng do gan, mắt đỏ đau nhức, giải nhiệt, hồi hộp, buồn phiền, tắm cho trẻ em trị rôm sảy, làm hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường loại 2 (không phụ thuộc insulin). [11,12] 1.4.5. Hoa Hoa mướp đắng được dùng để chữa đau dạ dày, lỵ cấp tính, đau mắt. [1,2,4] 1.4.6. Hạt Hạt có chất béo, vị đắng, hơi ngọt, tính ấm, thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, trị ho, lợi tiểu. Hạt còn chữa rắn cắn, chữa ngọt độc sưng tấy, vết thương nhiễm trùng, hạ sốt, đau họng và chống thụ thai, làm hạ huyết áp, kháng virut HIV. [6,9,10,21] 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC 1.5.1. Các công trình trong nước Tác giả Phạm Văn Thanh cùng cộng sự của viện Dược liệu đã thống kê và khảo sát sơ bộ các nhóm hoạt chất chính của cây mướp đắng. Tuy nhiên, các tác giả này chưa cô lập được các hoạt chất có hoạt tính dưới dạng chất tinh khiết cũng như chưa xác định được cấu trúc của các hợp chất này, mà chỉ định lượng theo chất G6, một aglycon của nhóm glycoside. [16] Các tác giả Nguyễn Minh Đức và Trần Thị Vy Cầm đã chiết tách và phân lập được 4 hợp chất Mc1, Mc2, Mc3, Mc4,từ cao methanol của hạt mướp đắng. Trong đó Mc1 được xác định là Momordicoside A (1) và Mc2 đã được sơ bộ dự kiến cấu trúc. [8] Các tác giả Võ Hồng Thái, Nguyễn Ngọc Hạnh, Phùng Văn Trung ở Viện công nghệ hóa học đã cô lập và nhận danh được hai chất từ hạt: Momordicoside A (1) và Momordicoside B (2) và bốn hợp chất từ quả: Momordicoside K (10), Momordicoside L (11), 3-O-glucopyranosylstigmasta-5,25(27)-diene (43) và 23-O-β-D-allopyranosyl 5β,19-epoxycucurbita-6,24-dien-3β,22,23ξ-triol 3-O-β-D-allopyranoside (23). [17] 1.5.2. Các công trình trên thế giới Người ta đã tìm thấy khoảng hơn 200 hợp chất có trong cây mướp đắng và được thống kê sơ bộ thành các nhóm chính như sau: 1.5.2.1. Triterpene - Triterpene glycoside: • Momordicosides A, B, C, D, E, F1, F2, G, I, K, L (1-11). [19,21,22,23] • Momordicine I, II và III (12-14). [27] • Goyaglycosides-a, -b, -c, -d, -e, -f, -g, -h (15-22). [31] - Triterpene saponin: • Goyasaponins I, II, III (24-26). [31] - Các triterpene khác: • Karavilagenin A, B, C và karaviloside I, II, III, IV, và V (27-34). [32] • Cucurbitane triterpenoids (35-37). [24,25,29] • Octanorcucurbitacins A-D (38-41). [18] 1.5.2.2. Steroid [11] − Steroid glycoside: • β-sitosterol-3-O-β-D-glycoside (42); 3-O-β-D-glucosylstigmasta-5,25(27)- diene (43). • 3-O-(6’-O-palmitoyl-β-D-glucosyl)stigmasta-5,25(27)-diene (44); 3-O-(6’- O-stearoyl-β-D-glucosyl)stigmasta-5,25(27)-diene (45). − Sterol: Lanosterol (46); momordenol (47); β-sitosterol (48); stigmast-7-ene-3β- ol (49); stigmasterol (50); stigmast-5-ene-3β,25-diol (51); stigmasta-5,25-dien-3β-ol (52); stigmasta-7,22-dien-3β-ol (53). 1.5.2.3. Carotenoid [11] β-carotene, cryptoxanthin, lutein, lycopene, mutatochrome, phytofluene, rubixanthin, zeaxatin, zeinoxanthin... Ngoài ra còn có các thành phần khác: alkaloid: charine, zeatin, zeatin riboside; Monoterpene: p-cymene (54), menthol (55); Sesquiterpene: nerolidol (56); Sapogenin: diosgenin; Các chất khoáng: Ca, Mg, Fe, Cu, Zn, P, N, I, F... 1.6. CÔNG THỨC CÁC HỢP CHẤT O OH OH OH O OH O OH OH OH O OH OH OH CH3 CH3 CH3CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 (1) O HOH OH OH O O HOH OH OH O OH O H H OH O OH OH OH OH CH3 CH3 CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (2) O OH OH OH O OH O OH OH OH O OHOH CH3 CH3 CH3CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 (3) O OH OH OH O OH O OH OH OH O CH3 CHOCH3 CH3CH3 CH3 CH3 (5) O OH OH OH O OH O OH OH OH O OH OHCH3 CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (4) O OH O OH OH OH O OMeCH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (6) CH3 CH3 CH3 OO HOH HH H OH H OH OH OMe CH3 CH3CH3 O CH3 (8) O OH O OH OH OH O OHCH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (9) O OH O OH OH OH O OHCH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (7) CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 H H OHC OH OH CH3OH OH O CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 OHC O HOH OH OH OH (12) (13) HO H3C CH3 OH OHC CH3 CH3 CH2 CH3 O O O OH OH OH OH H3C (14) O HOH OH OH O OH OMe OH CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 OHC (10) O HOH OH OH O OH OH OH CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 OHC (11)(11)( 1) O OH OH OH O OH H O OH OH OH O OH CH3 O OH OH OH O OH H3 OMe O OH O OH OH OH O OHCH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (15) O H HH H OH H OH OH O OH OMe O OHCH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (16) O H HH H OH OH H OH O OH OMe O OMeCH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (17) (16) (15) (16) (17) O OH OH OH O OH O OH OH OH O OH OMe O CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (21) O O OH OH OH O OH O OH OH OH O OH OH OHCH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (22) O HOH OH OH O OH O HOH OH OH O OH OH CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 O (23) (22) (2 ) O O O H OH OH OH O OH O HOH OH O COOH CH3 CHO CH3 CH3 CH3 CH3CH3 O H OH O O CH3 O H CH3 O OH OH O HOH O OH O HOH OH OH O H CH3 OH OH OH (25) O O O OOH OH OH O OH O HOH OH O COOH CHO CH3 CH3 CH3 CH3CH3 O H HH OH H O CH3 O H CH3 O H OH OH O HOH OH OH CH3 O H CH3 OH OH OH (24) (24) (24) (25) CH3 OMe OH OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 OH OH OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (27) (28) O H H H O OOCCH3 H O O COOH CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 COOH CH3CH3 O HOH OH OH O HOH OH OH OH (26)(26) CH3 OH OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 OH (29) CH3 O H HH H OH OH H OH O OH OMe OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (30) (29) (30) CH3O H HH H OH H OH OH O OH OMe OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (31) CH3O H HH H OH H OH OH O OH OH OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (32) CH3 OH OH O OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 O HOH OH OH OH CH3 CH3 O OH OH OH O OH OH O OMe CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 O HOH OH OH CH3 OH (33) (34) (32) CH3 CH3 O O H HH H OH OH OH O OH O CH3CH3 CH3 CH3 OH (35) O HOH OH OH O OH O HOH OH OH O OH OH OH CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (36) O H HH H OH OH H OH O OH O H HH H OH OH H OH O OH OH O H HH H OH OH H OH O OH CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (37) CH3O CH3CH3 CH3 O O CH3O CH3CH3 CH3 O O OMe H CH3 O CH3 CH3 CH3 CH3 O O CH3 O CH3 CH3 CH3 CH3 O O (38) (39) (40) (41) O HOH OH OH O OH CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 (42) (38) (39) (43) O HOH OH OH O OR CH3 CH2CH3 CH3 CH3 CH3 (44) R: C15H31CO (45) R: C17H35CO OH CH3 CH3CH3 CH3 CH3 CH3CH3 H CH3 H (46) CH3 CH3 O OH CH3 CH3 CH3 CH3 (47) (48) CH3 CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 H H (49) O HOH OH OH O OH CH2 CH3CH3 CH3 CH3 CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 CH3 (46) CH3 CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 H H H H OH (51) HO CH3 HCH3 H H H3C H (50) CH2 CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 H H H H (52) CH3 CH3 OH CH3 CH3 CH3 CH3 H (53) CH3 OH CH3 CH3 (55) (56) CH3 CH3 CH3 CH2 OH CH3 CH3 CH3 CH3 (54) (56) Chương 2. THỰC NGHIỆM 2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ 2.1.1. Nguyên liệu Mẫu quả mướp đắng được thu hái tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 2.1.2. Hóa chất + Dung môi: petroleum ether, chloroform, ethyl acetate, methanol, ethanol. + Silica gel: Silica gel 60, 0.04 – 0.063 mm, Merck dùng cho sắc kí cột. + Sắc kí bảng mỏng loại 25DC – Alufolein 20 x 20, Kiesel gel 60F254, Merck. + Thuốc thử hiện hình sắc kí bảng mỏng: H2SO4 30%. 2.1.3. Thiết bị + Các thiết bị dùng để giải ly, dụng cụ chứa mẫu. + Cột sắc kí đường kính 2-5.5 cm. + Máy sấy. + Đèn UV ở bước sóng 254 nm hiệu UVitec. + Thiết bị gia nhiệt hồng ngoại hiệu Schott. + Máy cô quay chân không hiệu Buchi-111. + Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR được thực hiện trên máy cộng hưởng từ hạt nhân Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, tần số cộng hưởng 500MHz. + Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR kết hợp kỹ thuật DEPT được thực hiện trên máy cộng hưởng từ hạt nhân Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, tần số cộng hưởng 125MHz. Tất cả phổ được ghi tại phòng phân tích cấu trúc, Viện Hóa Học - Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, 18 - Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 2.2. ĐIỀU CHẾ CÁC LOẠI CAO [15] Sử dụng phương pháp ngâm dầm ở nhiệt độ phòng để điều chế cao ethanol. Quả mướp đắng được phơi khô, sấy và nghiền nhỏ thành bột mịn (2 kg). Nguyên liệu bột mịn được ngâm dầm bằng dung môi ethanol 700. Sau vài ngày, lọc lấy dịch trích. Cô quay thu hồi dung môi dưới áp suất thấp. Tiếp tục thực hiện nhiều lần cho đến khi lượng cao thu được không đáng kể, thu được 200 g cao ethanol thô. Áp dụng phương pháp chiết lỏng-lỏng để điều chế các loại cao, trong đó cao tổng ban đầu được hòa tan vào nước. Sử dụng lần lượt các dung môi: petroleum ether, chloroform, methanol để chiết và đem cô quay chân không thu được các cao phân đoạn: cao petroleum ether (45 g), cao chloroform (60 g), cao methanol (50 g), cặn còn lại (35 g). Quá trình thực hiện được trình bày theo sơ đồ 1. Sơ đồ 1: Sơ đồ điều chế các cao thô từ quả mướp đắng. 2.3. CÔ LẬP VÀ TINH CHẾ CÁC HỢP CHẤT Kết quả sắc kí bản mỏng trên cao chloroform có nhiều vết rõ, đẹp nên chúng tôi chọn loại cao này để khảo sát. Cô quay thu hồi dung môi Ngâm dầm trong ethanol, lọc Bã quả khô Bột quả khô Dịch ethanol Cao ethanol (200 g) - Chiết lỏng-lỏng lần lượt bằng các dung môi: petroleum ether, chloroform, methanol - Cô quay thu hồi dung môi Cao petroleum ether (45g) Cao chloroform (60g) Cao methanol (30g) Cặn còn lại (35g) Sắc kí cột silica gel áp dụng trên cao chloroform (60 g) lần lượt giải ly bằng các hệ dung môi có độ phân cực tăng dần. Dịch giải ly từ cột sắc kí được hứng vào các eclen. Sau đó, cô quay thu hồi dung môi, phần cao thu được đựng vào các hũ bi. Kiểm tra theo dõi quá trình giải ly bằng sắc kí lớp mỏng. Những lọ có kết quả giống nhau được gộp chung lại thành một phân đoạn. Kết quả được 9 phân đoạn (Đ1-Đ9), trình bày trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Kết quả sắc ký cột cao chloroform Phân đoạn Dung môi giải ly Khối lượng (g) Kết quả SKLM Ghi chú Đ1 PE:EA 50:1 2 Rõ vết Khảo sát thu được C1 Đ2 PE:EA 20:1 5 Nhiều vết Chưa khảo sát Đ3 PE:EA 1:1 15 Rõ vết Khảo sát thu được C2 Đ4 PE:EA 1:5 10 Nhiều vết Chưa khảo sát Đ5 EA 100% 5 Rõ vết Chưa khảo sát Đ6 EA:M 90:1 5 Nhiều vết Chưa khảo sát Đ7 EA:M 70:1 3 Nhiều vết Chưa khảo sát Đ8 EA:M 50:1 7 Nhiều vết Chưa khảo sát Đ9 EA:M 20:1 8 Nhiều vết Chưa khảo sát Ghi chú: PE (petroleum ether), EA (ethyl acetate), C (chloroform), M (methanol) 2.3.1 Khảo sát phân đoạn Đ1 Sắc kí cột silica gel áp dụng cho phân đoạn Đ1 (2 g), giải ly bằng hỗn hợp dung môi chloroform:methanol có độ phân cực tăng dần. Dịch giải ly từ cột sắc kí được hứng vào các bình tam giác 250 ml. Sau đó, cô quay thu hồi dung môi, phần cao thu được đựng vào các hủ bi. Kết quả được 3 phân đoạn, các phân đoạn được trình bày trong bảng 2.2. Bảng 2.2: Kết quả sắc kí cột trên phân đoạn Đ1 Phân đoạn Dung môi giải ly Khối lượng Sắc kí lớp mỏng Ghi chú Đ1.1 C:M 80:1 42 mg Nhiều vết Chưa khảo sát Đ1.2 C:M 70:1 60 mg Rõ vết Khảo sát thu C1 Đ1.3 C:M 70:1 47 mg Nhiều vết Chưa khảo sát Phần cao thu được từ phân đoạn Đ1.2 được rửa nhiều lần bằng methanol. Sau đó tiếp tục sắc kí cột silica gel, giải ly bằng hệ dung môi C:M (70:1). Kết quả thu được chất bột màu trắng (3 mg). Kiểm tra bằng sắc kí bảng mỏng với hệ dung môi C:M (30:1) cho một vết rõ, màu tím, Rf = 0.7. Hợp chất này được kí hiệu là C1. Quy trình cô lập hợp chất C1 của quả mướp đắng được trình bày trong sơ đồ 2. 2.3.2 Khảo sát phân đoạn Đ3 Sắc kí cột silica gel áp dụng cho phân đoạn Đ3 (15 g), giải ly bằng hỗn hợp dung môi C:M có độ phân cực tăng dần. Kết quả được 4 phân đoạn (Đ3.1-Đ3.4), các phân đoạn được trình bày trong bảng 2.3. Phần cao thu được từ phân đoạn Đ3.2 có khối lượng (1 g). Sau đó, tiếp tục sắc kí cột silica gel, giải ly bằng hệ dung môi C:M có độ phân cực tăng dần. Kết quả thu được 3 phân đoạn (Đ3.2.1-Đ3.2.3), các phân đoạn được trình bày trong bảng 2.4. Ở phân đoạn Đ3.2.2 xuất hiện kết tinh dạng tinh thể vô định hình màu trắng. Giải ly bằng hệ dung môi C:M (6:1) cho một vết màu tím, Rf= 0,49. Tinh chế bằng cách kết tinh nhiều lần trong dung môi methanol ta thu được 10 mg hợp chất màu trắng, dạng bột được kí hiệu là C2. Quy trình cô lập hợp chất C2 của quả mướp đắng được trình bày trong sơ đồ 3. Bảng 2.3: Kết quả sắc kí cột trên phân đoạn Đ3 Phân đoạn Dung môi giải ly Khối lượng Sắc kí lớp mỏng Ghi chú Đ3.1 C:M 30:1 2 g Nhiều vết Chưa khảo sát Đ3.2 C:M 25:1 1 g Rõ vết Khảo sát Đ3.3 C:M 25:1 3 g Nhiều vết Chưa khảo sát Đ3.4 C:M 20:1 5 g Nhiều vết Chưa khảo sát Bảng 2.4: Kết quả sắc kí cột trên phân đoạn Đ3.2 Phân đoạn Dung môi giải ly Khối lượng Sắc ký lớp mỏng Ghi chú Đ3.2.1 C:M 30:1 20 mg Vết tím còn dơ Chưa khảo sát Đ3.2.2 C:M 25:1 35 mg Một vết tròn, rõ Khảo sát thu được C2 Đ3.2.3 C:M 20:1 60 mg Vết tím còn dơ ít Chưa khảo sát Sơ đồ 2: Sơ đồ cô lập hợp chất C1 từ phân đoạn Đ1 -Rửa nhiều lần bằng methanol -Sắc kí cột silicagel. -Giải ly C:M (70:1). Phân đoạn Đ1 (2 g) -Sắc kí cột silicagel. -Giải ly C:M. -Cô quay thu hồi dung môi Phân đoạn Đ1.1 (42 mg) Phân đoạn Đ1.2 (60 mg) Phân đoạn Đ1.3 (47 mg) C1 (3 mg) Sơ đồ 3: Sơ đồ cô lập hợp chất C2 từ phân đoạn Đ3 Phân đoạn Đ3 (15 g) -Sắc kí cột Silica gel -Giải ly C:M -Cô quay thu hồi dung môi -Sắc kí cột Silica gel -Giải ly C:M Phân đoạn Đ3.2.1 (20 mg) Phân đoạn Đ3.2.2 (35 mg) Phân đoạn Đ3.2.3 (60 mg) Tinh chế nhiều lần C2 (10 mg) Phân đoạn Đ3.1 (2 g) Phân đoạn Đ3.2 (1 g) Phân đoạn Đ3.3 (3 g) Phân đoạn Đ3.4 (5 g) Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT C1 Hợp chất C1 (3 mg) thu được từ phân đoạn Đ1 của quả mướp đắng Momordica Charantia L. là chất bột vô định hình màu trắng. Phổ 1H-NMR (CDCl3, MeOD), (phụ lục 1.1a, 1.1b ) có một tín hiệu đặc trưng của một nhóm methyl đầu mạch với δH 0.88 ppm (3H, t, J=6,5Hz); một nhóm >CH-O- ở δH 3.41 ppm cùng với nhiều nhóm _CH2_ cộng hưởng ở 1.26 ppm. Do chưa có đủ các dữ liệu phổ để đưa ra công thức chính xác của C1. Chúng tôi chỉ nhận định C1 là một alcol. 3.2. KHẢO SÁT CẤU TRÚC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT C2 Hợp chất C2 (10 mg) thu được từ phân đoạn Đ3 của quả mướp đắng Momordica Charantia L. là chất bột vô định hình, màu trắng. Phổ 1H-NMR (CDCl3-MeOD), (phụ lục 2.1a, 2.1b, 2.1c, 2.1d ) có những đặc điểm sau: δH (ppm) 5.37 (1H, t, J=2.5 Hz, H-6a); 5.15 (1H, d, J=2 Hz, H-7b); 4.73 (1H, d, J=1 Hz, H1-26); 4.64 (1H, d, J=1.5, H2-26); 4.41 (1H, J=8, H-1′a); 4.42 (1H, d, J=7.5, H-1′b). Phổ 13C- NMR kết hợp với phổ DEPT-NMR , (phụ lục 2.2a, 2.2b, 2.2c, 2.3a, 2.3b, 2.3c ), δC (ppm): 147.7 (=C<, C-25a, C-25b); 140.4 (=C<, C-5a); 139.7 (=C<, C- 8b); 122.2 (=CH-, C-6a); 117.4 (=CH-, C-7b); 111.4 (=CH2, C-26a); 111.4 (=CH2, C- 26b); 101.2 (C-1′a); 101.1 (C-1′b); 79.3 (C-3a); 78.7 (C-3b); 76.5; 75.9; 73.7; 70.2 (>CH-O-, C-3′, C-5′, C-2′, C-4′) và 61.9 (-CH2OH, C-6′). Độ chuyển dịch hóa học của các carbon khác được trình bày trong bảng 3.1 và bảng 3.2. Dựa vào phổ 1H-NMR và 13C-NMR cho thấy C2 là hỗn hợp hai chất, kí hiệu là: C2a và C2b. Hỗn hợp này là hai steroid có chung phần đường là β-D-glucopiranose, thể hiện qua hai carbon anomer δC 101.2 (C-1′a), 101.1 (C-1′b) và hai proton anomer δH 4.41 (d, 8, H-1′a), 4.42 (d, 7.5, H-1′b) cùng với các carbon loại >CH-O- trong vùng từ 70.2-76.5 ppm và –CH2OH tại 61.9 ppm.  Biện luận cấu trúc C2a: Phổ 13C-NMR kết hợp với phổ DEPT-NMR cho thấy C2a có 35 nguyên tử carbon, trong đó có 5 carbon loại CH3, 13 carbon loại CH2, 13 carbon loại CH, 4 carbon loại C. Ở vùng trường thấp có cặp mũi cộng hưởng với δC 147.7 (=C<, C-25a); 111.4 (=CH2, C-26a) và cặp mũi cộng hưởng tại δC 140.4 (=C<, C-5a); 122.2 (=CH-, C-6a), cho thấy sự hiện diện của hai nối đôi >C=CH2 và >C=CH-. Đây là cặp mũi cộng hưởng đặc trưng cho khung 24-ethylcholesta-5,25-diene. Hình 3.1: Phổ 13C-NMR của hợp chất C2 Phổ 1H-NMR cũng cho thấy sự hiện diện của khung 24-ethylcholesta-5,25- diene qua các mũi cộng hưởng ở δH 5.37 ppm (1H, t, J=2.5 Hz, H-6a); 4.73 (1H, d, J=1 Hz, H1-26a); 4.64 (1H, d, J=1.5, H2-26a). Phần aglycon này còn được xác định qua tín hiệu cộng hưởng của năm nhóm methyl ở vùng trường cao có δH (0.68; 0.80; 0.89; 1.01; 1.57).  Biện luận cấu trúc C2b: Phổ 13C-NMR kết hợp với phổ DEPT-NMR cho thấy C2b có 35 nguyên tử carbon, trong đó có 5 carbon loại CH3, 13 carbon loại CH2, 13 carbon loại CH, 4 carbon loại C. Ở vùng trường thấp có cặp mũi cộng hưởng với δC 147.7 (=C<, C-25b); 111.4 (=CH2, C-26b) và cặp mũi cộng hưởng tại δC 139.7 (=C<, C-8b); 117.4 (=CH-, C-7b), cho thấy sự hiện diện của hai nối đôi >C=CH2 và >C=CH-. Đây là cặp mũi cộng hưởng đặc trưng cho khung 24-ethylcholesta-7,25-diene. Phổ 1H-NMR cũng cho thấy sự hiện diện của khung 24-ethylcholesta-7,25- diene qua mũi cộng hưởng ở δH 5.15 (1H, d, J=2 Hz, H-7b); 4.73 (1H, d, J=1 Hz, H1- 26b); 4.64 (1H, d, J=1.5, H2-26b). Hình 3.2: Phổ 1H-NMR của hợp chất C2 Phổ HMBC cho thấy tương quan giữa proton có δH 4.41 (1H, d, J=8, H-1′a) với carbon có δC 79.3 (C-3a) và proton có δH 4.42 (1H, d, J=7.5, H-1′b) với δC 78.7 (C- 3b), như vậy phân tử đường glucose gắn vào vị trí C-3. Từ những dữ liệu trên, nhận thấy số liệu phổ của hợp chất C2a và C2b gần giống với với số liệu phổ của các hợp chất: 3-O-β-D-glucopyranosyl-24-ethylcholesta- 5,25-diene [20] và 3-O-β-D-glucopyranosyl-24-ethylcholesta-7,25-diene [26], nên những hợp chất này được lựa chọn để so sánh. Kết quả so sánh được trình bày trong bảng 3.1 và bảng 3.2, thấy có sự tương hợp. Do đó, cấu trúc của hợp chất C2a và C2b được đề nghị là: 3-O-β-D-glucopyranosyl-24-ethylcholesta-5,25-diene và 3-O-β-D- glucopyranosyl-24-ethylcholesta-7,25-diene. Trên phổ 1H-NMR của hỗn hợp hai chất này, tỉ lệ đường tích phân của các proton tại δH 5.37 ppm (1H, t, J=2.5 Hz, H-6a) và 5.15 (1H, d, J=2 Hz, H-7b) là 7:3. Do đó có thể xác định tỉ lệ tương đối của C2a và C2b trong hỗn hợp thu được là 7:3. OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 3-O-β-D-glucopyranosyl-24-ethylcholesta-5,25-diene (C2a) OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 7 3-O-β-D-glucopyranosyl-24-ethylcholesta-7,25-diene (C2b) Bảng 3.1 : Số liệu phổ NMR của hợp chất C2a và hợp chất so sánh Vị trí Hợp chất C2a (CDCl3-MeOD) Hợp chất so sánh (MeOD) [20] Loại carbon δH (ppm) J (Hz) δC (ppm) δC (ppm) 1 CH2 37.4 37.2 2 CH2 29.7 29.4 3 CH 3.58 (m) 79.3 79.1 4 CH2 38.8 39.7 5 C 140.4 140.2 6 CH 5.37 (t, 2.5) 122.2 122.1 7 CH2 32.0 31.8 8 CH 32.0 31.8 9 CH 50.3 50.1 10 C 36.8 36.6 11 CH2 21.2 21.0 12 CH2 39.9 38.6 13 C 42.4 42.2 14 CH 56.9 56.7 15 CH2 24.3 24.2 16 CH2 29.5 29.3 17 CH 56.2 56.0 18 CH3 0.68 (s) 11.9 11.7 19 CH3 1.01 (s) 19.4 19.2 20 CH 35.6 35.4 21 CH3 0.89 (d, 6) 18.7 18.5 22 CH2 33.8 33.6 23 CH2 28.2 28.1 24 CH 49.6 49.6 25 C 147.7 147.5 26 CH2 4.73 (d, 1), 4.64 (d, 1.5) 111.4 111.2 27 CH3 1.57 (s) 17.8 17.6 28 CH2 26.6 26.4 29 CH3 0.80 (t, 7.5) 12.0 11.9 1' CH 4.41 (d, 8) 101.2 101.1 2' CH 3.25 (m) 73.7 73.5 3' CH 3.44 (m) 76.5 76.3 4' CH 3.44 (m) 70.2 70.1 5' CH 3.29 (m) 75.9 75.7 6' CH2 3.84 (dd, 3, 12), 3.76 (dd, 4.5, 12) 61.9 61.8 Bảng 3.2: Số liệu phổ NMR của hợp chất C2b và hợp chất so sánh Vị trí Hợp chất C2b (CDCl3-MeOD) Hợp chất so sánh (CDCl3-MeOD) [26] Loại cacbon δH (ppm) J (Hz) δC (ppm) δC (ppm) 1 CH2 37.2 37.5 2 CH2 29.8 30.0 3 CH 3.66 (m) 78.7 78.8 4 CH2 34.4 34.7 5 CH 40.3 40.5 6 CH2 29.6 29.8 7 CH 5.15 (d, 2) 117.4 117.7 8 C 139.7 139.9 9 CH 49.5 49.8 10 C 34.3 34.5 11 CH2 21.6 21.9 12 CH2 39.7 39.7 13 C 43.5 43.7 14 CH 55.1 55.4 15 CH2 23.0 23.2 16 CH2 28.0 28.2 17 CH 56.2 56.5 18 CH3 0.53 (s) 11.9 12.0 19 CH3 0.80 (s) 13.0 13.1 20 CH 36.1 36.3 21 CH3 0.91 (d, 6.5) 18.8 19.0 22 CH2 33.7 33.9 23 CH2 29.4 29.7 24 CH 49.6 49.9 25 C 147.7 147.9 26 CH2 4.73 (d, 1); 4.64 (d, 1.5) 111.4 111.6 27 CH3 1.56 (s) 17.8 17.9 28 CH2 26.6 26.8 29 CH3 0.81 (t, 7.5) 12.0 12.1 1' CH 4.42 (d, 7.5) 101.2 101.1 2' CH 3.25 (m) 73.7 73.5 3' CH 3.44 (m) 76.5 76.3 4' CH 3.44 (m) 70.2 70.1 5' CH 3.29 (m) 75.9 75.7 6' CH2 3.84 (dd, 3, 12), 3.76 (dd, 4.5, 12) 61.9 61.8 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. CÁC KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Bước đầu khảo sát thành phần hóa học của quả mướp đắng được thu hái tại xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An chúng tôi đạt được các kết quả sau: Từ dịch chiết cồn 70o, chúng tôi tiến hành điều chế 3 loại cao dựa trên độ phân cực khác nhau của các hợp chất có trong quả: cao petroleum ether, cao chloroform, cao methanol. Từ cao chloroform chúng tôi phân lập được 2 chất tinh khiết là 1 alcol và hỗn hợp 2 steroid và đã nhận danh được cấu trúc của chúng là 3-O-β-D- glucopyranosyl-24-ethylcholesta-5,25-dien (C2a) và 3-O-β-D-glucopyranosyl- 24-ethylcholesta-7,25-dien (C2b). OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 3-O-β-D-glucopyranosyl-24-ethylcholesta-5,25-dien (C2a) OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 7 3-O-β-D-glucopyranosyl-24-ethylcholesta-7,25-dien (C2b) Tất cả các chất được nhận danh cấu trúc bằng các phương pháp phổ hiện đại như 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT-NMR, HSQC, HMBC và so sánh với tài liệu đã công bố. 4.2. KIẾN NGHỊ Tiếp tục khảo sát cao chloroform để phân lập các hợp chất khác trong cao. Khảo sát thành phần hóa học cao methanol. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Hải Ân (2002), Món ăn vị thuốc, Nhà xuất bản Thuận Hóa, trang 161 – 162. 2. Vương Thừa Ân (2002), Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hằng ngày, Nhà xuất bản Thuận Hóa, trang 35. 3. Đỗ Huy Bích, Đặng Xuân Chung (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, NXB KHKT, tập 1, trang 734- 735. 4. Tạ Duy Chân (1999), Những phương thuốc hay “chữa bệnh bằng hoa”, Nhà xuất bản Nghệ An, trang 161 – 255. 5. Tạ Duy Chân (1999), Những phương thuốc hay “rau cỏ trị bệnh”, Nhà xuất bản Nghệ An, trang 293 – 297. 6. Võ Văn Chi (1999), Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, trang 795. 7. Trần Bá Cừ (1999), Rau-hoa-quả-củ làm thuốc, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, trang 447. 8. Nguyễn Minh Đức, Trần Thị Vy Cầm (2002), “Khảo sát hóa học các chất có tác dụng sinh học từ hạt mướp đắng (Momordica charantia L.)”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 6, Phụ bản của số 1. 9. Bùi Chí Hiếu (1999), Dược lý trị liệu thuốc nam, trang 212. 10. Trần Nam Hưng (1998), Y học dân gian trị bệnh tại nhà, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Tháp, trang 104 – 105. 11. Đỗ Huy Ích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Thu, Nguyễn Tập (2003), Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II, Nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ Thuật, trang 335. 12. Phạm Hoàng Hộ (1999), Cây cỏ Việt Nam, quyển I, Nhà xuất bản trẻ, trang 568. 13. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội, trang 335 – 337. 14. Thi Xuân Mi (2002), Thảo dược chữa bệnh, Nhà xuất bản Thanh Hóa, trang 62. 15. Nguyễn Kim Phi Phụng (2007), Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh. 16. Phạm Văn Thanh, Phạm Xuân Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Thượng Dong (2001), “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây mướp đắng và chứng minh tác dụng hạ đường máu của nhóm glycosid trên thỏ gây đái tháo đường”, Tạp chí Dược liệu, tập 6, số 2+3, trang 48 – 54. 17. Phùng Văn Trung, Nguyễn Ngọc Hạnh, Võ Hồng Thái (2004), “Phân lập và nhận dạng cấu trúc các hợp chất cucurbitacin glycoside từ hạt Mướp đắng (Momordica charantia L.)”, Tạp chí Dược học, số 12, trang 6 – 9. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 18. Chi-I Chang, Chiy-Rong Chen, Yun-Wen Liao, Wen-Ling Shih (2010), “Octanorcucurbitane triterpenoids protect against tert-butyl hydroperoxide- induced hepatotoxicity from the Stems of Momordica charantia”, Chem. Pharm. Bull. 58(2), pp. 225-229. 19. Ekramulv Haque M., BardrulvAlam M. and Sarowar Hossain M. (2011), “The efficacy of cucurbitane type triterpenoids, glycosides, and phenolic compounds ioslated from Momordica charantia: a review”, International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, 2(5), pp. 1135-1146. 20. Gülaçtı Topçua, Gamze Kökdilb, Zeynep Türkmena, Wolfgang Voelterc, Eba Adoud, and David G. I. Kingstond (2004), “A New Clerodane and Other Constituents from Ajuga chamaepitys ssp. Laevigata”, Z. Naturforsch. 59b, pp. 584-588. 21. Hikaru Okabe, Yumi Miyahara, Tasuo Yamauchi, Kazumoto Miyahara And Toshio Kawasaki (1980), “Studies on the Constituents of Momordica charantia L. I. Isolation and Characterization of Momordicosides A and B, Glycosides of a Pentahydroxy-cucurbitane Triterpene”, Chem. Pharm. Bull. Vol 28 (9), pp. 2753 – 2762. 22. Hikaru Okabe, Yumi Miyahara, Tasuo Yamauchi, Kazumoto Miyahara And Toshio Kawasaki (1982), “Studies on the Constituents of Momordica charantia L. III. Characterization of New Cucurbitacin Glycosides of the Immature Fruits. Structures of Momordicosides G, F1, F2 and I”, Chem. Pharm. Bull. Vol 30 (11), pp. 3977 – 3986. 23. Hikaru Okabe, Yumi Miyahara, Tasuo Yamauchi, Kazumoto Miyahara And Toshio Kawasaki (1982), “Studies on the Constituents of Momordica charantia L. IV. Characterization of New Cucurbitacin Glycosides of the Immature Fruits. Structures of the Bitter Glycosides, Momordicosides K and L”, Chem. Pharm. Bull. Vol 30 (12), pp. 4334 – 4340. 24. Jie- Quing-Liu, Jian-Chao-Chen, Cui-Fang Wang and Ming-hua Qiu (2009), “New cucurbitane triterpenoids and steroidal glycoside form Momordica charantia”, Molecules, 14, pp. 4804- 4813. 25. Majekodunmi. O. Fatope, Yoshio Takeda, Hyroyasu Yamashita (1990), “New Cucurbitane Triterpenoids from Momordica charantia”, Journal of Natural Products, Vol 53, No. 6, pp. 1491 – 1497. 26. Matthias Strobl, Memmingen (2004), “∆7-Sterole und ∆7-Sterolglykoside aus Samen von Cucurbita pepo L.: Isolierung und Strukturaufklärung”, Dissertation zur Erlangung des Doktorgrades der Fakultät für Chemie und Pharmazie der Ludwig-Maximilians-Universität München, pp. 108-109. 27. Mayumi Yasuda, Masayo Iwamoto, Hikaru Okabe And Tasuo Yamauchi (1984), “Structures of Momordicines I, II, III, the Bitter Principles in the Leaves and Vines of Momordica charantia L.”, Chem. Pharm. Bull., Vol 32. No 5, pp. 2044 – 2047. 28. M. M. Lotlikar, M. R. Rajarama Rao (1966), “Pharmacology of a Hypoglycaemic Principles Isolated from the Fruits of Momordica charantia Linn.”, The Indian Journal of Pharmacy, Vol 28, No. 5, pp. 129 – 133. 29. Nguyen Xuan Nhiem, Pham Van Kiem, Chau Van Minh, Ninh Khac Ban, Nguyen Xuan Cuong, Nguyen Huu Tung, Le Minh Ha, Đo Thi Ha, Bui Huu Tai, Tran Hong Quang, Tran Minh Ngoc, Young-In Kwon, Hae-Dong Jang, and Young Ho Kim (2010), “α-Glycosidase inhibition properties of cucurbitane- type triterpene glycosides from the fruit of Momordica charantia”, Chem. Pharm. Bull., 58(5), pp. 720- 724. 30. Phuong Mai Mai, Ngoc Hanh Nguyen, Thi Hanh Nguyen (2003), “Hypoglycemic activity of Momordica charantia L. fruit extracts in streptozotoxin – induced diabetic mice”, Proceedings of the thirth Indochina Conference on Pharmaceutical Sciences, pp. 20 – 23. 31. Toshiyuki Murakami, Akihito Emoto, Hisashi Mastsuda, and Masayuki Yoshikawa (2001), “Medicinal foodstuffs XXI. Structures of new cucurbitane- type triterpen glycoside, Goyaglycosides-a, -b, -c, -d, -e, -f, -g, and –h, and New oleanane-type triterpene saponins, Goyasaponins I, II, and III, from the Fresh Fruit of Japanese Momordica charantia L.”, Chem Pharm Bull., Vol 49(1), pp. 54-63. 32. Toshiyuki Murakami, Seikou Nakamura (2006), “Structures of new cucurbitane-type triterpenes and glycosides, karavilagenins and karavilosides, from the dried fruit of Momordica charantia L. in Sri Lanka”, Chem. Pharm. Bull., 54(11), pp. 1545-1550. Phụ lục phổ 1.1a. Phổ 1H-NMR của hợp chất C1 Phụ lục phổ 1.1b. Phổ 1H-NMR giãn rộng của hợp chất C1 Phụ lục phổ 2.1a. Phổ 1H-NMR của hợp chất C2 OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 7 Phụ lục phổ 2.1b. Phổ 1H-NMR giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.1c. Phổ 1H-NMR giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.1d. Phổ 1H-NMR giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.2a. Phổ 13C-NMR của hợp chất C2 OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 7 Phụ lục phổ 2.2b. Phổ 13C-NMR giãn rộng của hợp chất C2 OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 OO OH HO OHHO 1 6 11 20 21 24 27 26 29 1' 3' 6' 17 15 19 18 3 7 Phụ lục phổ 2.2c. Phổ 13C-NMR giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.3a. Phổ DEPT-NMR của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.3b. Phổ DEPT-NMR giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.3c. Phổ DEPT-NMR giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.4a. Phổ HSQC của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.4b. Phổ HSQC giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.4c. Phổ HSQC giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.5a. Phổ HMBC của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.5b. Phổ HMBC giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.5c. Phổ HMBC giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.5d. Phổ HMBC giãn rộng của hợp chất C2 Phụ lục phổ 2.5e. Phổ HMBC giãn rộng của hợp chất C2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_13_0367969651_0842.pdf
Luận văn liên quan