Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần may Sơn Hà

Kể từ ngày ra đời cho tới nay, mặc dù hoạt động trong điều kiện khó khăn song Công ty CP May Sơn Hà đã cố gắng nỗ lực vươn lên và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn của Công ty đã tăng đáng kể trong những năm qua, điều này chứng tỏ Công ty đã hoạt động có hiệu quả. Hàng năm Công ty đều thu được lợi nhuận, sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ ngày càng vươn xa không chỉ thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Hàng năm, Công ty đều trích một lượng vốn để đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đaị, thay thế dây chuyền cũ, lạc hậu không còn đáp ứng được điều kiện sản xuất kinh doanh mới. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hàng năm đều tăng so với năm trước. Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, kinh doanh trung thực.

pdf88 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty cổ phần may Sơn Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i sản 2.25 2.03 1.58 Vốn CSH/Tổng tài sản 0.51% 0.60% 0.54% Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) 29.64% 28,36% 10,41% Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE) 58,5% 47,5% 19,5% Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 14,6% 15,7% 9,1% Hệ số vòng quay vốn 2,31 2,1 1.63 Tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn 18,16% 19,28% 12,78% Thang Long University Libraty 50 Năng suất sử dụng tài sản cố định 1.38 1.02 0.85 Tỷ suất sinh lời của vốn cố định 1,21 0,95 0,63 Hệ số đảm nhiệm vốn cố định 10,6 14,2 10,1 Vòng quay vốn lưu động (vòng/năm) 4.7 3.5 2.1 Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 0,327 0,334 0,513 Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động 0,45 0,47 0,18 Vòng quay các khoản phải thu 10.9 24.6 10.1 Vòng quay hàng tồn kho 14.2 13.3 5.3 Tỷ số thanh toán hiện hành (Rc) 1.67 1.79 1.78 Tỷ số thanh toán nhanh (Rq) 1.63 1.75 1.73 * Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Total assets ratio ROA): Ngay tại chỉ số đầu tiên về Năng suất tổng tài sản đã cho ta thấy được sự phát triển của Công ty trong việc khai thác tài sản hiện có. Mặc dù theo đặc thù của ngành vận May mặc thì tổng tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhưng việc một đồng tài sản chỉ mang lại từ 2.2 đồng đến 2 đồng doanh thu cho thấy tình hình lợi nhuận của công ty đang đi xuống. Hệ quả của nhiều nguyên nhân làm chỉ số về Năng suất sử dụng tài sản cố định của Công ty là chua khai thác được hết. Chắc chắn với tình trạng sử dụng tài sản như trên thì doanh nghiệp cần tìm nguyên nhân và có kế hoạc để việc sử dung TSCĐ một cách có hiệu quả hơn giúp DN có một kết quả kinh doanh tốt hơn. Việc này sẽ được xem xét kỹ trong việc phân tích các chỉ số tài chính tiếp theo. - ROA của công ty năm 2011 là 29.64% được hiểu là 100 đồng vốn đầu tư cho tài sản tạo ra 29,64 đồng lợi nhuận. Năm 2012 công ty tạo ra được 28,36 đồng lợi nhuận trên 100 đồng vốn đầu tư cho tài sản, giảm 1,28 đồng so 51 với năm 2011. Năm 2013 công ty tạo ra 10,41 đồng lợi nhuận trên 100 đồng vốn đầu tư cho tài sản, giảm 17,95 đồng so với năm 2012. Trong 2 năm liền chỉ số ROA đều giảm, điều này cho thấy việc quản lý tài sản để tạo ra lợi nhuận của Công ty chưa tốt, vì vậy cần có những chính sách đúng đắn từ các nhà quản lý. Công ty cần có những biện pháp để sử dụng tài sản của mình một cách tốt hơn làm doanh thu tăng cao, đi đôi với tiết kiệm chi phí giúp cho lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng. * Tỷ suất Sinh lời trên vốn CSH (Return on equity ratio ROE) - ROE của công ty năm 2011 là 58,5%, năm 2012 là 47,5%, giảm 10,99% so với năm 2011. Năm 2013 là 19,5%, giảm 28,03% so với năm 2012. Trong 2 năm liền, ROE giảm sút đáng kể. Như đã trình bày ở chương I, mô hình Dupont thì: ROE = ROS x Hiệu 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 x 𝐻ệ 𝑠ố đò𝑛 𝑏ẩ𝑦 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ Tỷ suất sinh lời trên doanh thu giai đoạn 2011-2013 có xu hướng giảm. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng không tương ứng, đặc biệt năm 2013, lợi nhuận sau thuế giảm, điều này chứng tỏ công ty quản lý chi phí chưa hợp lý, gây ảnh hưởng đến ROE. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong giai đoạn này cũng giảm sút. Điều này cho thấy công ty sử dụng tài sản chưa đạt hiệu quả cao, doanh thu được tạo ra từ tài sản ít hơn so với thời điểm năm 2011. Công ty cần tập trung nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt các tài sản của mình để ROE ngày càng tăng. Hệ số đòn bẩy tài chính giảm qua các năm. Công ty cần có kế hoạch tài chính phù hợp để có thể đẩy chỉ tiêu ROE tăng trưởng qua các năm. Nhìn chung chỉ số ROE trong 2 năm 2012, 2013 đều sụt giảm so với năm 2011, điều này cho thấy sự lãng phí trong quá trình sử dụng vốn của Thang Long University Libraty 52 công ty và lợi nhuận tạo ra từ vốn chủ sở hữu cũng chưa hiệu quả cao, để tăng thêm lợi nhuận sau thuế thì công ty cần phải xem xét kỹ hơn về các quyết định của nhà quản lý cũng như chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất, chính sách tài chính,... * Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (Return on sale ROS) - ROS của công ty năm 2011 là 14,6%, năm 2012 là 15,7%, tăng 1,1% so với năm 2011. Năm 2013 là 9,1%, giảm 6,6% so với năm 2012. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2013 giảm hơn so với các năm 2011 và 2012. Điều này chứng tỏ công ty quản lý chi phí chưa hợp lý, gây ảnh hưởng đến ROS. * Hệ số vòng quay vốn Hệ số quay vòng vốn của năm 2011 là 2,31; năm 2012 là 2,11, giảm so với năm 2011 là 0,2; năm 2013 là 1,63, giảm so với năm 2012 là 0,48. Như vậy, số quay vòng vốn của Công ty giảm qua các năm. Tức là cùng một đồng vốn đầu tư vào DN, thì doanh thu đã giảm qua các năm. * Tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn Tỷ lệ doanh lợi trên tổng vốn của năm 2011 là 18,16%; năm 2012 là 19,28%; năm 2013 là 12,78%, giảm so với năm 2011 và 2012 lần lượt là 5,38% và 6,5%. Như vậy, sức sinh lời của đồng vốn được bỏ ra trong năm 2013 giảm so với các năm. Tức là cùng một đồng vốn đầu tư vào DN, thì sức sinh lời đã giảm. * Năng suất tài sản cố định Năng suất tài sản cố định của năm 2011 là 1,38; năm 2012 là 1,02, giảm so với năm 2011 là 0,36 ; năm 2013 là 0,85, giảm so với năm 2012 là 0,17. Như vậy, Năng suất tài sản cố định giảm qua các năm. Tức là cùng một đồng vốn cố định đầu tư vào DN, doanh thu đã đã giảm qua các năm. * Tỷ suất sinh lời của vốn cố định: 53 Tỷ suất sinh lời của vốn cố định của năm 2011 là 1,21; năm 2012 là 0,95, giảm so với năm 2011 là 0,26 ; năm 2013 là 0,63, giảm so với năm 2012 là 0,32. Như vậy, Tỷ suất sinh lời của vốn cố định giảm qua các năm. Tức là cùng một đồng vốn cố định đầu tư vào DN, lợi nhuận đã đã giảm qua các năm. * Hệ số đảm nhiệm vốn cố định: Hệ số đảm nhiệm vốn cố định của năm 2011 là 10,6; năm 2012 là 14,2; năm 2013 là 10,1, giảm so với năm 2011 và 2012. * Các chỉ số về khả năng thanh toán Bảng 2.6: Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán 2011 2012 2013 Khả năng TT hiện hành 1.67 1.79 1.78 Khả năng TT nhanh 1.63 1.75 1.73 Theo chỉ số cho thấy thì khả năng thanh toán trong tình trạng tốt, tất cả các chỉ số đều lớn hơn 1, việc này giúp cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp có mức giá tốt vì khả năng thanh toán hiện tại ở mức an toàn. Đây cũng là yếu tố tốt cho doanh nghiệp may mặc giai đoạn này. *Vòng quay các khoản phải thu của Công ty: Vòng quay các khoản phải thu bình quân = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Bảng 2.7: Vòng quay các khoản phải thu 2011 2012 2013 Vòng quay các khoản phải thu bình quân 10.9 24.6 10.1 Số ngày phải thu bình quân 33 15 36 Thang Long University Libraty 54 Nhìn chung các khoản phải thu đều có thời gian thu hồi ở mức trung bình thấp đối với ngành may mặc, có tình trạng nợ gối đầu của các khách hàng đối với các khoản thu, bên cạnh đó sự khủng hoảng trong ngành cũng đòi hỏi phải có những dự phòng phát sinh các khoản thu khó đòi từ phía khách hàng. Công ty cần cải thiện quản lý các khoản phải thu trong thời gian tới để hạn chế việc chiếm dụng vốn của khách hàng. Đánh giá chất lượng các khoản phải thu: Các khoản phải thu phần lớn là phải thu ngắn hạn, phải thu khách hàng chủ yếu là tiền bán hàng gối mỗi lần xuất tập trung vào những khách hàng thường xuyên và quen thuộc của CTCP may Sơn Hà. *Vòng quay các khoản phải trả của Công ty: Vòng quay khoản phải trả = 𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝐵ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑛𝑔ườ𝑖 𝑏á𝑛 Bảng 2.8: Vòng quay các khoản phải trả 2011 2012 2013 Vòng quay các khoản phải trả bình quân 47.2 46.8 50,3 Số ngày phải trả bình quân 7.6 7,2 7 Vòng quay các khoản phải trả bình quân của công ty trong năm 2013 là 50,3 vòng (số ngày phải trả bình quân là 7 ngày), so với năm 2012 tăng 3.5 vòng, số ngày phải trả bình quân giảm 0.2 ngày. Các chỉ số này cho thấy càng ngày khách hàng cung cấp càng thắt chặt việc trả nợ do kinh doanh càng lúc càng khó khăn, khả năng để chiếm dụng vốn của người cung cấp càng ngày càng bị thắt chặt. Công ty cần phải có kế hoạch quản lý vốn ngày càng hiệu quả hơn để an toàn trong gia đoạn suy thoái kinh tế. 55 Đánh giá chung về tình hình công nợ thì số nợ của Công ty là thấp đã có phần cải thiện ở nhưng năm gần đây nhưng so giá trị giữa khoản nợ với vốn chủ sở hữu thì rất nhỏ không đáng lo ngại . Công ty cần có những giải pháp để nhanh chóng phát triển hơn nữa và mong có được một kết quả kinh doanh tốt hơn trong thời gian tới. * Hệ số đòn bẩy: Bảng 2.9 : Hệ số đòn bẩy, khả năng vay vốn 2011-2013 2011 2012 2013 Tổng Doanh thu 232.178.962.566 311.388.333.653 337.362.254.806 Tổng tài sản 100.491.969.748 148.075.652.580 207.041.880.189 Vốn CSH 50.912.342.194 88.410.480.621 110.694.437.718 Lợi nhuận sau thuế 29.782.390.788 41.994.689.098 21.553.791.550 Tổng nợ vay TCTD & ĐCTC 49.579.627.554 59.665.176.859 96.347.442.471 Hệ số đòn bẩy 210 187,86 124.90 Theo bảng tính trên mặc dù hệ số đòn bẩy của CTCP may Sơn Hà đã giảm theo các năm nhưng trên thực tế thì hệ số này vẫn còn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân của việc hệ số đòn bảy cao là do đặc trưng của ngành may mặc đòi hỏi đầu tư lớn mà các khoản đầu tư này chủ yếu từ nguồn vốn vay, đây cũng là hậu quả của việc Công ty đầu tư ồ ạt nhiều m ẫu mã,thiết bị trong giai đoạn trước , bên cạnh đó do sự suy thoái kinh tế của những năm gần đây dẫn đến việc giảm sút doanh thu cũng là nguyên nhân làm hệ số đòn bày này cao. Công ty đã nhận ra được vấn đề này và đang nỗ lực để cải thiện tình hình bằng các biện pháp cơ cấu lại tài sản làm giá trị tổng tài sản giảm xuống, từng bước nâng giá trị vốn chủ sở hữu lên để hệ số nợ của Công ty an Thang Long University Libraty 56 toàn hơn nữa. Dự kiến trong thời gian tới các chỉ số nợ của Công ty sẽ tiếp tục được cải thiện. Ngoài các chỉ tiêu tài chính chủ chốt để phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta cũng có thể xem xét thêm tỷ trọng cơ cấu tài sản, nguồn vốn và các chỉ số đặc thù của ngành May mặc để có được những nhận đính chính xác về hiệu quả hoạt động của công ty qua các năm. * Tỷ suất nợ trên tổng tài sản: Bảng 2.10: Tỷ suất nợ trên tổng tài sản 2011 2012 2013 Tỷ suất nợ/TTS 0,47 0,47 0,47 Tỷ suất VCSH/TTS 0,53 0,53 0,53 Tỷ suất nợ/VCSH 89 66 87 Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, năm 2011 chiếm 76% tổng tài sản, năm 2012 chiếm 70%, năm 2013 chiếm 83,6%. Việc hiệu quả kinh doanh giảm sút năm 2013 của CTCP may Sơn Hà có tỷ trọng tài sản ng nắn han chiếm tỷ trọng lớn thì đồng nghĩa với việc Công ty đang không đầu tư mà đang thu hồi vốn về để có kế hoạch quy hoạch lại việc KD sao cho có hiệu quả, đó chính là lý do tỷ lệ tài sản ngắn han của công ty lớn trong các năm vừa qua. Mặt khác hàng may mặc là ngành KD có thời điểm mùa vụ thay đổi mẫu mã thường xuyên đòi hỏi thời gian đầu tư ngắn. Tài sản cố định của CTCP may Sơn Hà hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay, từ đó dẫn đến khả năng độc lập về tài chính của CTCP may Sơn Hà là thấp. Nếu đem so sánh hiệu quả hoạt động của công ty với các công ty khác thì vẫn nhỉnh hơn đôi chút, nhưng nếu xét trên góc độ của đầu tư vốn kinh doanh thì thật sự là chưa hiệu quả. Việc cần tạm dừng sử dụng vốn vay để đầu 57 tư vào TSCĐ là một giải pháp giúp CTCP may Sơn Hà thoát được gánh nặng về trả nợ tại thời điểm hiện tại và tương lai. Bảng 2.11: Phân tích biến động tài sản cố định, đầu tư tài chính 1.2. TS cố định & ĐT tài chính 2011 2012 2013 1.2.1 TSCĐ hữu hình 10.150.825.931 14.681.809.765 7.814.782.718 - Nguyên giá 37.998.488.936 49.823.431.010 34.451.747.275 - Khấu hao (27.847.663.005) (35.141.621.245) (28.320.074.598) 1.2.2 Đầu tư tài chính dài hạn 14.193.468.653 28.585.336.283 21.273.224.187 1.2.3 Xây dựng cơ bản dở dang - - - 1.2.4 Tài sản dài hạn khác 236.010.498 815.233.537 4.890.414.412 (Nguồn: Phòng kế toán) TSCĐ hữu hình của CTCP may Sơn Hà đã có xu hướng giảm theo các năm vì hiểu rõ được vấn đề của các Doanh nghiệp may mặc hiện tại là chi phí cho khối tài sản cố định quá lớn nhưng việc kinh doanh đang bị hạn chế dẫn đến chi phí duy trì nâng cấp cao. Đầu năm 2013 Công ty đã phải bán các dây chuyền SX nhằm thu được một phần lợi nhuận khác và giảm chi phí cải thiện tình hình kinh doanh. Việc này cũng giúp công ty cải thiện tình hình tài chính, giảm nợ và lãi vay có nguồn vốn để bổ sung vốn lưu động đảm bảo duy trì hoạt động của Công ty được ổn định. Việc thu hồi vốn, KH TSCĐ bớt công cụ sản xuất không phải là ý tưởng hay nhưng trong giai đoạn suy thoái thì cũng là một phương án tháo gỡ tạm thời để duy trì hoạt động. Tài sản dài hạn khác: chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn như bảo hiểm, bảo hiểm xe nâng, chi phí sửa chữa lớn cho Dây chuyền SX... Mặc dù đặc thù kinh doanh trong ngành May mặc với qui mô vốn lớn, tỷ trọng đầu tư chủ yếu thuộc về tài sản ng ắn hạn, tuy nhiên nếu trong thời kỳ kinh doanh tốt nhu cầu tiêu dùng may mặc tăng , chi phí dịch vụ thấp và cước phí vận tải thuận lợi thì việc đầu tư lớn vào tài sản dài hạn sẽ tốt để tạo nguồn Thang Long University Libraty 58 lực cung cấp cho thị trường. Nhưng do trong giai đoạn suy thoái kinh tế sức mua kém nên các doanh nghiệp cần cân đối lại nguồn đầu tư dài hạn này, điều chỉnh quy mô tài sản để giảm chi phí ở mức thấp nhất có thể để bảo toàn vốn và đợi cơ hội. Bảng 2.12: Cân đối nợ phải trả trên tổng tài sản (Nguồn: Phòng kế toán) Bảng 2.13: Vốn chủ sở hữu, doanh thu, tổng tài sản 2011 2012 2013 Vốn CSH 50.912.342.194 88.410.480.621 110.694.437.718 Tổng Doanh thu 232.178.962.566 311.388.333.653 337.362.254.806 Bảng 2.14: Nguồn vốn, tài sản cố định, tài sản lưu động 2011 2012 2013 Nguồn vốn dài hạn 55.039.294.953 88.409.084.621 110.649.437.718 - Vốn CSH 50.912.342.194 88.410.480.621 110.694.437.718 - Vay dài hạn 4.126.952.859 1.500.000 - Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn 24.580.305.082 44082.379.585 33.978.421.317 Vốn Lưu động thường xuyên 30.458.989.971 44.326.705.036 86.716.016.401 NĂM 2011 2012 2013 Tỷ lệ TỔNG TÀI SẢN 100.491.969.748 148.075.652.580 207.041.880.189 100.0% NỢ PHẢI TRẢ 49.579.627.554 59.665.176.859 96.347.442.471 47% I. Nợ ngắn hạn 45.452.674.695 58.165.176.859 96.347.442.471 46,5% II. Nợ dài hạn 4.126.952.859 1.500.000 - 0% 59 Tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ở mức thấp, có thể giải thích là do đặc thù ngành may mặc nhưng dù sao thì tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty là không lớn chưa phù hợp với tình hình hiện tại. Đã qua nhiều năm hoạt động và điều chỉnh đăng ký doanh nghiệp nhưng mức vốn đăng ký đã được điều chỉnh tăng, đây cũng là một điều đáng mừng của công ty ở tình trạng rất tốt. Doanh thu hiện tại của CTCP may Sơn Hà đạt được chủ yếu do mảng Xuất khẩu : 2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng. *Các nhân tố chủ quan - Nhân tố về năng lực quản lý doanh nghiệp: Như thông tin về các khủng hoảng của các may mặc đã nêu ở trên. Ban Lãnh đạo hiện tại của Công ty đang trong giai đoạn khắc phục các yếu kém từng bước phát triển hơn. Hiện tại cũng khó có thể có một đánh giá chính xác về kết quả KD năm tới. Tuy nhiên ta cũng có thể thấy rõ những hạn chế về nhân tố con người trong các doanh nghiệp cổ phần. Đó là thiếu tính chủ động trong việc ra quyết định đối với các hoạt động kinh doanh, thường sợ trách nhiệm và phải trình cấp trên phê duyệt mới thực hiện nên thường bị chậm so thị trường. Các chế độ khen thưởng, khuyến khích người lao động trong DNNN thường mang tính cào bằng cũng không khuyến khích được người lao động chủ động tích cực trong công việc. Bên cạnh đó kh ủng hoảng kinh tê ảnh hưởng tới thu nhập và tâm lý người lao động dẫn đến các cá nhân có năng lực thật sự sẽ tìm cách chuyển sang công việc mới, các nhân sự còn lại đơn vị đa phần là những người có năng lực hạn chế cũng sẽ khó có thể giúp Công ty giải quyết được các khó khăn ngay trong thời gian tới. - Nhân tố về sản phẩm, phương tiện kỹ thuật: Việc Nhà nước định hướng phát triển ngành may mặc và có sự đầu tư lớn dẫn đến việc cùng một lúc rất nhiều các Doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị mà không có Thang Long University Libraty 60 một phân tích kỹ càng về nhu cầu thực cũng dẫn đến khủng hoảng thừa nguồn cung. Bên cạnh đó các sản phẩm do Công ty đầu tư lại đã cũ nên năng lực cạnh tranh có phần yếu thế hơn với các Doanh nghiệp cùng loại. Trong khi giá trị đầu tư vào tài sản của Công ty quá lớn mà doanh thu lại kém nên việc thu hồi vốn của Công ty gặp nhiều khó khăn. Việc phải trả các khoản lãi vay lớn làm gia tăng gánh nặng tài chính cho Công ty. *Các nhân tố khách quan Ở đây chúng ta có thể kể đến 02 nhân tố chủ yếu đã tác động đến kết quả kinh doanh của công ty đó là: - Môi trường chính trị - kinh tế: Với định hướng vĩ mô của Chính phủ về đầu tư phát triển ngành công nghiệp May mặc Việt Nam. QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/2008/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 Trong nước để đầu tư cho các dự án của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Trong đó CTCP may Sơn Hà cũng là một trong những đối tượng được hưởng lợi từ chính sách này. Nhưng việc đầu tư mạnh mẽ trong một thời gian ngắn, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ cộng với năng lực quản lý tài chính yếu kém của CTCP may Sơn Hà đã mang lại sự giảm sút kinh tế của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút kinh tế của CTCP may Sơn Hà năm 2013, việc cơ cấu lại Tập đoàn và Công ty phụ thuộc vào sự hỗ trợ và quyết định của cấp thẩm quyền xem xét. - Môi trường toàn cầu và nhân tố thị trường: Việc đầu tư tài chính ồ ạt của Công ty lại rơi vào đúng giai đoạn khủng hoảng của kinh tế toàn cầu làm sụt giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, đặc biệt đối với ngành May mặc bị thừa nguồn cung nên việc cạnh tranh càng trở lên khốc liệt. Năng lực cạnh tranh của Công ty còn yếu hơn so với các Doanh nghiệp kinh doanh cùng loại đã có 61 uy tín lâu năm trên thị trường cũng là nguyên nhân doanh thu của Công ty giảm trong năm 2013. Có thể nói sự suy thoái kinh tế đúng vào lúc mà Công ty vừa mới có những khoản đầu tư lớn vào việc thay th đổi mới sản phẩm. 2.3. KẾT LUẬN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CP MAY SƠN HÀ Trong giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng có ít nhiều ảnh hưởng. Nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên và Ban giám đốc của Công ty đã có gắng nỗ lực. Sau khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty ta nhận thấy Công ty đạt được một số kết quả và gặp phải một số vấn đề về quản lý vốn. 2.3.1. Kết quả đạt được Dưới sự chỉ đạo, giám sát của Ban giám đốc, Công Ty CP may Sơn Hà đã không ngừng tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường nhằm tăng thị phần, tập trung đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, công tác nghiên cứu, phát triến sản phẩm, dịch vụ mới và quản lý chất lượng dịch vụ. Có thể nói giai đoạn 2011- 2013 là giai đoạn nhiều đổi mới kỹ thuật của CTCP may Sơn Hà, quy mô doanh thu ngày càng lớn, các chỉ số tài chính tăng đều hàng năm. (Bảng 2.2 – trang 57). Các chỉ tiêu Năng suất tổng tài sản đã cho ta thấy được sự phát triển của Công ty trong việc khai thác tài sản hiện có (Bảng 2.4 – trang 59). Chỉ tiêu khả năng thanh toán đều lớn hơn 1, việc này giúp cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp có mức giá tốt vì khả năng thanh toán hiện tại ở mức an toàn (Bảng 2.6 – trang 61).\ Thang Long University Libraty 62 2.3.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được thì Công ty CP may Sơn Hà vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục để hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể: - Trong 2 năm liền chỉ số ROA của công ty đều giảm và chỉ đạt ở mức thấp, điều này cho thấy việc quản lý tài sản để tạo ra lợi nhuận của công ty chưa tốt, vì vậy cần có những chính sách đúng đắn từ các nhà quản lý. Công ty phải có những biện pháp để sử dụng tài sản của mình một cách tốt hơn làm doanh thu tăng cao, đi đôi với tiết kiệm chi phí giúp cho lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng. (Bảng 2.4 – trang 59). - Chỉ số ROE trong 2 năm 2012, 2013 đều sụt giảm so với năm 2011, điều này cho thấy sự lãng phí trong quá trình sử dụng vốn của công ty và lợi nhuận tạo ra từ vốn chủ sở hữu cũng chưa hiệu quả cao, để tăng thêm lợi nhuận sau thuế thì công ty cần phải xem xét kỹ hơn về các quyết định của nhà quản lý cũng như chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất, chính sách tài chính,...(Bảng 2.4 – trang 60). - Các khoản phải thu đều có thời gian thu hồi ở mức trung bình thấp đối với ngành may mặc, có tình trạng nợ gối đầu của các khách hàng đối với các khoản thu, bên cạnh đó sự khủng hoảng trong ngành cũng đòi hỏi phải có những dự phòng phát sinh các khoản thu khó đòi từ phía khách hàng (Trang 62). - Vòng quay các khoản phải trả bình quân giảm dần qua các năm cho thấy càng ngày khách hàng cung cấp càng thắt chặt việc cho nợ do kinh doanh càng lúc càng khó khăn, khả năng để chiếm dụng vốn của người cung cấp càng ngày càng bị thắt chặt. (Trang 62). - Hệ số đòn bẩy của CTCP may Sơn Hà vẫn còn ở mức cao. Công ty đã nhận ra được vấn đề này và đang nỗ lực để cải thiện tình hình bằng các biện pháp cơ cấu lại tài sản làm giá trị tổng tài sản giảm xuống, từng bước nâng giá 63 trị vốn chủ sở hữu lên để hệ số nợ của Công ty an toàn hơn n ữa. Dự kiến trong thời gian tới các chỉ số nợ của Công ty sẽ tiếp tục được cải thiện.(Trang 63). - Tài sản cố định của CTCP may Sơn Hà hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay, từ đó dẫn đến khả năng độc lập về tài chính của CTCP may Sơn Hà là thấp. Xét trên góc độ của đầu tư vốn kinh doanh thì thật sự là chưa hiệu quả. Việc cần tạm dừng sử dụng vốn vay để đầu tư vào TSCĐ là một giải pháp giúp CTCP may Sơn Hà thoát được gánh nặng về trả nợ tại thời điểm hiện tại và tương lai. (Trang 64). Thang Long University Libraty 64 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP MAY SƠN HÀ 3.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của CTCP may Sơn Hà trong thời gian tới. Ngày nay, kinh tế thị trường đang phát triển lên một tầm cao mới. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Việt Nam ta đã mạnh dạn ra nhập những tổ chức lớn như: ASEAN, AFTA, ký hiệp định thương mại với Mỹ, đã tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO Đó vừa là những cơ hội mới đồng thời cũng chứa đựng những thách thức mới cho Việt Nam nói chung và cho Công ty CP May Sơn Hà nói riêng. Hiện nay, Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do đó Công ty đã đặt ra những phương hướng hoạt động riêng cho mình. Công ty đã và đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh, có tiềm lực tài chính rồi rào, có quy trình công nghệ hiện đại, có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh trên thị trường. Hơn nữa, như ta vẫn thấy trên các phương tiện đại chúng như: đài, Tivicác đối thủ đều có những chiến lược cạnh tranh, xúc tiến bán hàng hết sức rầm rộ. Việt Tiến thực hiện chiến lược khuếch trương mở rộng thị trường bằng chiến lược quảng cáo rầm rộ, phần thưởng; May 10 thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm...Đứng trước những khó khăn đó Công ty đã có những định hướng phát triển: 3.1.1. Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao. Công ty dự tính trong những năm tới sẽ tích cực nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cán bộ quản lý thông qua hình thức đào tạo và đào tạo lại. Phương thức sản xuất: Sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức lại phòng ban theo hướng ngày càng gọn nhẹ, hiệu quả hơn. Hiện tại đội ngũ cán bộ nhân viên 65 phòng ban còn khá cồng kềnh vừa không đảm bảo hiệu quả vừa khá tốn chi phí quản lý doanh nghiệp cho Công ty làm giảm lợi nhuận. 3.1.2. Duy trì mức độ tăng trưởng và lợi nhuận Trong những năm tới công dự tính tăng và duy trì tốc độ tăng trưởng lên 10-15%, thu nhập của cán bộ công nhân viên dự tính tăng 10%. Sản phẩm: Tăng cường sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao, giá cả trung bình và cao dành cho thị trường cao cấp. 3.1.3. Tăng cường thị phần trên thị trường Đối với thị trường trong nước: Củng cố thị trường miền Bắc, mở rộng thị trường miền Trung, chú ý nỗ lực phát triển thị trường miền Nam. Đặc biệt chú ý đoạn thị trường cao cấp. Đối với thị trường quốc tế: Xâm nhập một số thị trường tại Châu Âu, phát triển thị trường Nhật Bản, thị trường Đông Nam á, nhận gia công cho các Công ty nổi tiếng thế giới. Trên đây là một số mục tiêu, phương hướng phát triên của Công ty CP May Sơn Hà trong những năm tới. Để đạt được các mục tiêu đã đề ra thì một trong những nhiệm vụ tối quan trọng hàng đầu là làm sao để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một các hiệu quả nhất. * Thị trường may mặc và khả năng phát triển Tập trung mọi khả năng và cơ hội đàm phán mở rộng thị trường Dệt May trên thị trường quốc tế. Cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, xuất nhập khẩu theo hướng thực hiện cơ chế một dấu, một cửa, đơn giản hoá các thủ tục Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.Tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế. Chuẩn bị kỹ việc chống các rào cản kỹ thuật mới của các nước nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tổ chức mạng lưới bán lẻ trong nước, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, đồng thời Thang Long University Libraty 66 quan tâm đến việc xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh của ngành Dệt May Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Bố trí đủ cán bộ pháp chế cho các doanh nghiệp trong ngành để tham gia soạn thảo, đàm phán và giải quyết các tranh chấp hợp đồng, nhất là hợp đồng thương mại quốc tế. * Thị trường hàng hoá trong nước Mặc dù kinh tế trong nước có phát triển chậm lại nhưng Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu theo thống kê 6 tháng đầu năm 2014 vẫn tăng lớn hơn 10% so với cùng kỳ năm 2014. Lượng hàng hóa lưu thông nội địa ngày một tăng như áo Zăckets, đầm công sở, Quần áo trẻ con, ,....hàng hoá xuất nhập khẩu cũng ngày một tăng nhanh. Các loại hàng mà Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu đó là các loại hàng nông sản như: gạo, cà phê, tiêu và hạt điều, dầu thô, khí đốt (trong tương lai), than, cát, cao su, hải sản đông lạnh...Đối với hàng nhập khẩu: lớn nhất là dầu sản phẩm, phân bón, sắt thép ở dạng nguyên liệu, máy móc thiết bị. Đây là nguồn hàng nhập khẩu lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà phương tiện vận tải chính là đường biển. Đồng thời, việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp đã mang lại kết quả tốt đẹp. Cụ thể là sản lượng lương thực không ngừng gia tăng không những đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu, thu về một lượng ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Việc vận chuyển hàng lương thực xuất khẩu của Việt Nam hiện nay và trong tương lai đang và sẽ sử dụng nhiều tàu có trọng tải tương đương để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu. 67 Hình vẽ 3.1: Đồ thị dự báo nhu cầu tiêu dùng may mặc 2001-2020 Khối Lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và nội địa của Việt Nam Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu tiêu dùng may mặc 2001-2020 Đơn vị: triệu usd Loại hàng Năm 2001 Năm 2010 Năm 2020 USD % USD % USD % Hàng xuất khẩu 17,018 00 20,096 100 1,504 100 Dệt may 15,176 9,2 17,947 89,3 1,300 86,4 Xơ sợi 1,842 0,8 2,149 10,7 204 13,6 Hàng nhập khẩu 11,363 00 13,547 100 1,188 100 Bông 875 1,171 134 Xơ sợi các loại 1,400 1,520 125 Vải 7,045 8,397 700 NPL DM 2,043 2,459 229 NK cho XK 8,587 - 10,432 - 874 - Cân đối X-NK (1-3) 8,431 - 9,664 - 630 - Tỷ lệ GTGT (4/1) 49.5% - 48.1% - 41.9% - Hàng nội địa 11,028 00 46,300 100 68,600 100 Dệt may 4,802 3,5 22,8, 49,2 31,8, 46,4 X ơ sợi 2,881 26,1 12,000 26,0 14,3, 20,9 (Nguồn: Báo cáo ngành VietinbankSc Ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020) 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2001 2010 2020 Hàng nội địa Hàng nhập khẩu Hàng xuất khẩu Thang Long University Libraty 68 Theo kết quả dự báo trên cho thấy: Khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu năm 2001 là 17,018 triệu USD , năm 2010 đạt 20,096 triệu USD, năm 2020 1,504 triệu USD, là phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế cùng giai đoạn. Khối lượng may mặc giai đoạn 2001 - 2010 giảm chủ yếu là do suy thoái kinh tế. Đến năm 2020 đạt 1,504 triệu USD, là do có nhiều nhà máy mới đã được xây dựng và đi vào sản xuất từ giai đoạn 2010, đến giai đoạn này chỉ mở rộng sản xuất nên không xuất hiện sự tăng luồng hàng đột biến như giai đoạn 2001- 2010. *Thị trường hàng hoá nước ngoài Các nước trong khu vực chủ yếu là Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, EU...vẫn là hai nước chủ yếu nhập hàng may mặc của Việt Nam và Thái Lan l ào cămpuchia do cự ly vận chuyển gần và quen thuộc. Tuy nhiên, hàng may mặc của những nước này trong khu vực chưa đủ mạnh, vì vậy , hàng may mặc Việt Nam ngoài việc may mặc XNK của Việt Nam vẫn còn cơ hội để tham gia chia sẻ với thị trường khu vực. Các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng là một thị trường đầy tiềm năng cho nghành hàng may mặc Việt Nam. Kim ngạch buôn bán giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam,., vì thế việc đảm nhận hàng may mặc hàng hoá xuất nhập khẩu của Lào đã và sẽ là nguồn hàng lớn cho hàng may mặc Việt Nam. * Khả năng cạnh tranh của Công ty CP May Sơn Hà trên thị trường: Có thể đánh giá một cách thẳng thắn và trung thực thì kết quả kinh doanh những năm gần đây của Công ty rất tốt. Năng lực tài chính của công ty đang ở tình trạng tốt, nguồn vốn của công ty phần lớn từ nguồn vay nợ, cơ cấu vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản là hợp lý nên công ty có thể chủ động về mặt tài chính. Quy mô doanh nghiệp nhỏ so với các đối thủ cùng loại trên thị 69 trường cũng làm cho năng lực cạnh tranh của công ty bị giới hạn. Nhiệm vụ trước mặt của công ty là ổn định được tình hình kinh doanh đảm bảo không còn thua lỗ, dữ nguyên và tăng tỷ lệ sinh lời, bảo toàn được nguồn vốn và tìm kiếm cơ hội phát triển trong tương lai. * Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015: Từ nguồn lực sản xuất kinh doanh của Công ty, kết hợp với các nhận định về thị trường trên cùng với các chính sách kinh tế của nước nhà, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chủ yếu được xây dựng như sau: Bảng 3.2: Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính KH 2015 Doanh Thu Tỷ VNĐ 354.230.367.546 Lợi nhuận trước thuế Tỷ VNĐ 32.351.425.081 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Để có thể đề xuất được những phương án đúng đắn cho việc phát triển của Công ty cần phải có phân tích kỹ lưỡng về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) mà Công ty đang gặp phải để tìm cách khắc phục yếu điểm và phát huy ưu điểm. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty CP May Sơn Hà * Khó khăn của ngành hàng may mặc nói chung: Do sự phát triển nóng của ngành hàng may mặc Việt Nam những năm qua dẫn đến hàng may mặc Việt Nam này lại gặp phải sự suy thoái của thị trường may mặc dẫn đến việc cung nhiều hơn cầu thị trường nên hàng may mặc chua khai thác không hết công suất n ăng lực SX dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp xuống năm 2014. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng này thì đẩy tình trạng cạnh tranh trong ngành hàng may mặc Việt Nam ngày càng khốc liệt. Kèm theo đó là sự sụt giảm kinh tế toàn cầu những năm gần đây, làm giá Thang Long University Libraty 70 hàng hóa may mặc Việt Nam cũng bị giảm theo trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào cho ngành hàng may mặc Việt Nam thì không giảm cũng làm cho ngành hàng may mặc Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Khó khăn thứ nhất: cần phải kể đến chính là xu hướng suy thoái của nền kinh tế thế giới. làm kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - cũng suy giảm nghiêm trọng, chỉ tăng 1,5 - 2,7%. Nhiều quốc gia đã và đang phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Chính sự suy giảm này đã khiến nhu cầu may mặc giảm mạnh, tình trạng thừa hàng hoá xuất hiện. Bằng chứng cụ thể nhất là mới đây, Khó khăn lớn thứ 2: với ngành may m ặc là việc giá nguyên liệu tơ tằng , sợ, bông .. không ổn định và vẫn ở mức cao. Trên thực tế, chi phí nhiên liệu chiếm trên 70% giá thành may mặc. Mẫu mà đơn hàng cành lớn, càng mốt, càng thị hiếu tiêu hao nhiên liệu càng lớn. Ở Việt Nam, trước đây mặt hàng nguyên liệu tơ tằng , sợ, bông được nhà nước trợ giá, nay Chính phủ đã cắt giảm sự hỗ trợ dẫn đến việc nguyên liệu tơ tằng , sợ, bông không ngừng tăng trong thời gian qua. Đáng nói hơn, giá nhiên liệu tăng trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, nhu cầu về hàng may mặc. Đây chính là nguy cơ lớn mà các công ty may mặc trên toàn thế giới, không riêng gì các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam phải đối mặt. Nhà thiết kế ở Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu là một khó khăn không mới nhưng luôn nóng của ngành may mặc. Ước tính, may mặc sẽ thiếu hụt khoảng 500 Nhà thiết kế vào năm 2015, nếu tính các nh à thiết kế đang tham gia vào thị trường xuất khẩu thì con số này sẽ không dưới 800 người. Tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực đã khiến nhiều hãng ngành may mặc Việt Nam phải thuê các nhà thiết kế nước ngoài với mức lương cao hơn hẳn. Ngoài sự thiếu hụt về mặt số lượng, chất lượng các nhà thiết kế cũng rất yếu một phần do hệ thống đào 71 tạo chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, một phần do các hãng may mặc không có kế hoạch đào tạo thường xuyên và bản thân các nhà thiết kế cũng không tự trau dồi kiến thức cho các nhà thiết kế về khả năng thực hành và ngoại ngữ. Ngoài ra, còn không ít các nhà thiết kế thiếu tính chuyên nghiệp và sự cần mẫn trong công việc Một khó khăn lớn xuất phát từ nội tại của các nhà thiết kế là vấn đề chất lượng sản phẩm may mặc. Như trên đã nói, mặc dù chất lượng các nhà thiết kế Việt Nam những năm gần đây đã có những tiến bộ đáng kể nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về kỹ thuật, những yêu cầu của công ước quốc tế về các chất lượng sản phẩm may mặc, chất lượng còn thấp đã khiến Việt Nam loay hoay mãi mà chưa thoát. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho sản phẩm may mặc Việt Nam mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín, năng lực cạnh tranh của ngành may mặc quốc gia. Khó khăn thứ 3: là một khó khăn lớn của ngành ngành may mặc Việt Nam chính là sẽ phải đương đầu với sự cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt hơn. Việt Nam đã cam kết lộ trình mở cửa ngành may mặc khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Việt Nam cũng đã ký cam kết biến ASEAN trở thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Mặc dù ngành may mặc Việt Nam luôn được coi là ngành hội nhập và đối mặt với cạnh tranh quốc tế sớm so với nhiều ngành kinh tế khác, tuy nhiên, khi có sự hiện diện quốc tế về ngành may mặc Việt Nam thì mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, quyết liệt hơn rất nhiều. Thang Long University Libraty 72 3.2.1. Một số giải pháp Các giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty CP May Sơn Hà a) Căn cứ lựa chọn giải pháp: Từ những chỉ số phân tích ở trên về Năng suất tổng tài sản, tỷ suất sinh lời của vốn ngắn hạn bình quân cũng như qua bảng cơ cấu tài sản ta nhận thấy thực trạng cơ cấu tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng hơn 83,6% trong tổng tài sản của Công ty CP May Sơn Hà , hình thành chủ yếu từ vốn vay: Vay lại nguồn tài trợ ODA của chính phủ và nguồn vay các Ngân hàng Phát triển Việt Nam ; ngân hàng thương mại trong nước Hiện nay việc khai thác tài sản ngắn hạn của Công ty đang không mang lại hiệu quả. Do đó giải pháp ưu tiên hàng đầu mang quyết định sống còn trong việc giải quyết vấn đề tài chính của Công ty là nâng cao được khả năng khai thác và cơ cấu lại tỷ lệ tài sản ngắn hạn. Tài sản của Công ty CP May Sơn Hà chủ yếu tập trung ở ph ân xưởng sản xuất v à hàng đang ứ đọng ở các đại lý, thực hiện dịch vụ may mặc trên khắp cả nước nên việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng và bảo quản tài sản ngắn hạn là một vấn đề không dễ dàng. Các tài sản khác như: dây chuyền sx, nhà xưởng, tòa nhà Văn phòng tại Hà Nội, đầu tư dần theo các năm với tổng trị giá hơn 34 tỷ đồng và các phương tiện như 07 ôtô cùng các tài sản văn phòng khác. b) Mục tiêu và các giải pháp thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng và sàng lọc tài sản cố định Công ty CP May Sơn Hà - Hệ thống hoá lại các TS lưu động của công ty: Đối với các tài sản phục vụ hoạt động điều hành, sản xuất Công ty CP May Sơn Hà yêu cầu các chi nhánh kiểm kê lại các danh mục tài sản, cho dán nhãn mã thẻ tài sản khu vực phòng ban quản lý sử dụng TS lưu động đó để nâng cao trách nhiệm của người sử dụng. Kiểm tra lại tình trạng các tài sản cố định để có phương án xử 73 lý cho phù hợp. - Đối với phân xưởng sản xuất: kiểm soát hoạt động quản lý của qu ản đốc phân xưởng , tăng cường kiểm soát của cán bộ kỹ thuật đối với phân xưởng. Bảo mật các mẫu thiết kế - Công ty cần có hướng dẫn cho các phân xưởng về việc quy định tài sản nào là TS lưu động tài sản nào là vật tư để từ đó có biện pháp quản lý sử dụng và trích khấu hao cho phù hợp và thống nhất trong toàn công ty - Đánh giá lại tài sản cố định hàng năm, xác định giá trị thực còn lại của tài sản. Đối với những tài sản không còn sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả cần có biện pháp thanh lý, nhượng bán để thu hồi vốn. Việc xem xét lại TS lưu động giúp người quản lý có thể phân tích đánh giá việc đầu từ danh mục tài sản nào là hợp lý có hiệu quả danh mục nào không để từ đó đề ra các biện pháp kịp thời. - Với việc đánh giá lại hiệu quả sử dụng của tài sản cố định cũng như định hướng trẻ hóa, hiện đại hóa phân xưởng sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; việc thanh lý, nhượng bán các TS, thiết kế không còn phù hợp. Qua phân tích sử dụng vốn lưu động của công ty trong những năm qua cho ta thấy nhu cầu về vốn của công ty là khá lớn nhưng vốn thường xuyên lại không đáp ứng đầy đủ nhu cầu. Do vậy công ty có thể triển khai một số các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Giải pháp 1: Nâng cao biện pháp bảo toàn vốn Trên cơ sở nhu cầu thực tế của doanh nghiệp trong những năm trước đây, Công ty nên lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn cụ thể, Công ty có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như trong thời gian vừa qua là vay tín dụng và sử dụng nguồn vốn chiếm dụng. Để đảm bảo việc tổ chức và sử dụng Thang Long University Libraty 74 vốn kinh doanh mang lại hiệu quả cao khi lập kế hoạch huy động vốn Công ty cần chú trọng đến một số vấn đề sau: Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác thu mua nguyên vật liệu nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục. Từ đó có biện pháp tổ chức nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giải pháp 2: Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động Hàng năm Công ty có lượng hàng tồn kho khá lớn. Chính do đó mà vốn của Công ty ứ đọng quá nhiều, vòng quay của vốn kinh doanh thấp. Đối với hàng tồn kho là nguyên vật liệu. Đây là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Với một mức dự trữ thích hợp sẽ đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn và đồng thời cũng không ứ đọng vốn. Song với Công ty tình trạng dự trữ nguyên vật liệu quá lớn. Bên cạnh đó lượng hàng hoá tồn kho khá lớn. Chứng tỏ khâu tiêu thụ của Công ty không tốt lắm. Như vậy, Công ty muốn tăng hiệu quả sử dụng vốn thì nhất thiết phải giảm lượng hàng tồn kho này. Công ty có thể tham khảo một số biện pháp giảm lượng hàng tồn kho sau: Xác định mức tồn kho dự trữ tối ưu để tránh tình trạng ứ động vốn lưu động. Cùng với việc kiểm tra, đánh giá vật tư tồn kho định kỳ hàng tháng, hàng quý Công ty cần xác định mức dự trữ hợp lý đối với từng loại vật tư tránh tình trạng thừa gây ứ đọng vốn cũng như thiếu gây gián đoạn sản xuất kinh doanh. Trong khâu mua sắm vật tư Công ty cần tuyển chọn những cán bộ giỏi có khả năng chuyên môn để giám sát quá trình thu mua, tránh mất mát hao hụt, thiếu đồng thời cần tiến hành giám sát tiến độ thực hiện hợp đồng của 75 bên bán, buộc họ phải giao hàng đúng về giá cả, kích cỡ, chủng loại đúng thời gian. Giải pháp 3: Tiết kiệm chi phí, sử dụng hợp lý các nguồn lực để tăng tích lũy vốn. Nâng cao hiệu quả sản xuất cũng có nghĩa là với chi phí bỏ ra ít nhất nhưng lại mang lại lợi nhuận cao nhất. Giá thành sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến giá bán sản phẩm do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Hạ giá thành trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về. Để thực hiện giảm chi phí hạ giá thành trước tiên cần: Tiết kiệm tối đa các chi phí thu mua nguyên vật liệu Tiết kiệm chi phí trong khâu sản xuất. Điều này phải có sự quản lý đặc biệt. Làm sao để công nhân ý thức được phải tận dụng cũng như sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cho Công ty. Công ty cần có chính sách điều chỉnh giá cả một cách hợp lý, đảm bảo kinh doanh có lãi đồng thời tạo ưu thế cạnh tranh về giá cả. Phấn đấu tăng năng suất lao động thông qua sắp xếp lao động một cách hợp lý. Bố trí việc phù hợp với tay nghề của công nhân, khuyến khích khen thưởng kịp thời những công nhân lao động tốt. Giải pháp 4: Tăng cường công tác quản lý tài chính Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, Công ty cần xây dựng kế hoạch huy động rõ ràng như việc lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp nhất, xác định khả năng vốn hiện có của Công ty, số thiếu cần phải tìm nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhất hạn chế tối đa khả năng rủi ro tài chính có thể xảy ra tạo cho Công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt. Vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa phát huy tác dụng của đòn bẩy tài chính. Sau khi lập kế hoạch huy động vốn Công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng vốn đã tạo lập được sao cho có hiệu quả nhất. Cụ thể Thang Long University Libraty 76 như đầu tư cho máy móc sản xuất là bao nhiêu, thu mua nguyên vật liệu như thế nào để vừa tiết kiệm vừa đảm bảo hợp lý về thời gian. Giải pháp 5: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Trong các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản cố định có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Ngày nay, khi nhu cầu thị trường càng cao, các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt thì việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị phục vụ sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, giá cả vừa phải mặc dù trong quá trình hoạt động Công ty thường xuyên tiến hành bổ sung mới nhưng trên thực tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhiều máy móc trở nên lạc hậu không còn phù hợp với điều kiện sản xuất hiện nay. Như quá trình phân tích trên đã thấy, Công ty có nguồn vốn dồi dào trong cơ cấu vốn của Công ty không có nguồn vay các tổ chức tín dụng. Nếu việc đầu tư máy móc thiết bị gặp khó khăn về vốn Công ty có thể tìm đến các tổ chức tín dụng. Giải pháp 6: Nâng cao hoạt động quản lý tài chính. Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn nói riêng cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Vì vậy, để lập kế hoạch về nhu cầu hoạt động vốn kinh doanh được nâng cao Công ty cần nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tình hình tiêu thụ ở các thị trường mục tiêu ứng với từng thời vụ để chủ động phân bổ cho từng chu kỳ sản xuất, cho từng bộ phận sản xuất. Để thực hiện tốt điều này Công ty có thể áp dụng những biện pháp sau: Nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn Công ty phải lập hồ sơ giải trình cụ thể về kế hoạch sản xuất kinh doanh để huy động thêm vốn từ các tổ chức tín 77 dụng, từ cán bộ công nhân viên chức nhằm bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Nếu thừa vốn Công ty phải có biện pháp xử lý linh hoạt như mở rộng sản xuất, cho các đơn vị khác vay, mua tín phiếu, góp vốn tham gia liên doanh liên kết, đảm bảo cho vốn sinh sôi nảy nở không ngừng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 3.2.2. Một số kiến nghị Chúng ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do đó, Nhà nước có một sự ảnh hưởng không nhỏ đến sự vận hành của nền kinh tế. Nhà nước cần có các biện pháp nhằm ổn định nền kinh tế, tạo môi trường pháp lý tốt cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Đối với Công ty CP May Sơn Hà là Công ty kinh doanh trong lĩnh vực may m ặc chịu ảnh hưởng của chất lượng quản lý thị trường rất lớn. Nhà nước cần có các biện pháp mạnh hơn nữa trong việc phòng chống các tệ nạn, việc buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái để tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Thực tế trong những năm qua, Công ty CP May Sơn Hà đã tồn tại trong môi trường kinh doanh phức tạp. Ngoài các nhân tố chủ quan ra các nhân tố khách quan đóng một phần không nhỏ tác động đến hiệu qủa kinh doanh của Công ty. Sau đây là những kiến nghị của Công ty CP May Sơn Hà - Trước năm 2014, Công ty CP May Sơn Hà nộp ngân sách thông qua thuế doanh thu 6% và nộp thuế VAT 10% chi phí đầu vào bắt đầu từ năm 2013 sự chênh lệch này đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự vươn lên của Công ty trong những năm sắp tới. - Nhà nước nên giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu dùng trong sản xuất: vải , nguyên liệu phụ trợ . Đồng thời giảm thuế xuất nhập khẩu để Công ty có thể tăng sản lượng xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thang Long University Libraty 78 - Nhà nước cần có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn hàng nhập lậu, chống nạn hàng giả, hàng nhái mẫu. Đồng thời cần có ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với một số nguyên liệu trong nước chưa sản xuất được trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh . - Đảm bảo thị trường tiền tệ ổn định, tạo điều kiện về vốn sản xuất cho doanh nghiệp. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về lãi suất vay, giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng về trả lãi ngân hàng và có thể có điều kiện đầu tư chiều sâu đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ. - Nhà nước nên xúc tiến xây dựng các trung tâm thương mại lớn hơn nữa nhằm thúc đẩy tiêu thụ trong nước. Hiện nay, chúng ta đã có một số trung tâm thượng mại song hầu hết đều với quy mô nhỏ không đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về sự thuận tiện... 79 KẾT LUẬN Kể từ ngày ra đời cho tới nay, mặc dù hoạt động trong điều kiện khó khăn song Công ty CP May Sơn Hà đã cố gắng nỗ lực vươn lên và đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn của Công ty đã tăng đáng kể trong những năm qua, điều này chứng tỏ Công ty đã hoạt động có hiệu quả. Hàng năm Công ty đều thu được lợi nhuận, sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, thị trường tiêu thụ ngày càng vươn xa không chỉ thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài. Hàng năm, Công ty đều trích một lượng vốn để đầu tư mua sắm, đổi mới trang thiết bị sản xuất, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đaị, thay thế dây chuyền cũ, lạc hậu không còn đáp ứng được điều kiện sản xuất kinh doanh mới. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận hàng năm đều tăng so với năm trước. Công ty luôn thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, kinh doanh trung thực. Được sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ tập thể ban lãnh đạo của Công ty, đặc biệt sự quan tâm hướng dẫn nhiệt tình giảng viên TS - Trần Đình Toàn em đã hoàn thành Luận văn này. Do kiến thức còn nhiều hạn chế cả về lý luận và thực tiễn nên Luận văn của em không thể tránh nhiều thiếu sót, em rất mong nhân được sự đóng góp của thầy cô cùng toàn thể các bạn để khoá luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS - Trần Đình Toàn và các đồng nghiệp trong cơ quan đã giúp em hoàn thành Luận văn này. Thang Long University Libraty 80 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO *Giáo trình 1. PGS.TS Nguyễn Đình Kiệm-TS Bạch Đức Hiển (2010): Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXH tài chính. 2. TS. Trần Việt Hà (2013): Giáo trình Quản trị tài chính. 3. PGS.TS Vũ Duy Hào (2000), Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính Doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. 4. TS. Phạm Văn Hùng.: Thị Trường vốn. NXB Kinh tế quốc dân. 5. PGS.TS. Lưu Thị Hương (2002), Giáo trình Tài chình doanh nghiệp, NXB Giáo dục, Hà Nội. 6. PGS.TS. Lưu Thị Hương, P.GS.TS Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính Doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội. 7. PGS.TS Lưu Thị Hương: Tài chính doanh nghiệp. NXB Kinh tế quốc dân. 8. TS. Trương Đức Lực; ThS. Nguyễn Đình Trung (2012): Giáo trình Quản trị tác nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 9. Nguyễn Việt, Võ Văn Nhị. Nguyên lý kế toán. NXB Tổng hợp Tp. HCM. 2006. 10. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2010), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 11. PGS.TS Nghiêm Sỹ Thương (2010): Cơ sở quản lý tài chính. NXB Giáo dục. 12. Trường đại học Kinh tế Quốc dân (1999), Lý thuyết quản trị kinh doanh, NXB Khoa học kỹ thuật. *Sách-Tạp chí 1. Bảo toàn và phát triển vốn - NXB Thống kê 2. Phân tích kinh tê hoạt động kinh doanh – Trường ĐHKTQD 81 3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - NXB Học viên ngân hàng 4. Tạp chí tài chính năm 2012, 2013, 2014. 5. Thời báo kinh tế Việt Nam năm 2012, 2013, 2014. *Các tài liệu thực tế từ Công ty CP may Sơn Hà 1. Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014. 2. Báo cáo tổng kết các năm 2012, 2013, 2014. 3. Sổ theo dõi tài liệu các năm 2012, 2013, 2014. *Các Website: 1. www.tailieu.vn 2. 0.TCTY.MAY.DN%20-31-12-2014.pdf 3. G%20QUY%20IV_2013.pdf 4.ương Đông Thang Long University Libraty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf07_9311_2365.pdf
Luận văn liên quan