Khóa luận Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

Giáo dục nhận thức cho người dân thông qua các cuộc họp, các cuộc thi tìm hiểu về đầu tư phát triển du lịch. Cần có chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng vào những khu du lịch dịch vụ quy mô lớn, trước mắt có cơ chế để xã hội hóa, huy động các doanh nghiệp xây dựng các khu dịch vụ tại Cảng Chân Mây và trung tâm thành phố Huế. Ưu tiên thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch, nhất là "các nhà đầu tư chiến lược" có thương hiệu mạnh, đẳng cấp sớm đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, phát triển và duy trì các loại hình dịch vụ du lịch nói trên tại làng cổ Phước Tích, Cầu ngói Thanh Toàn.

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1591 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gia, Phước Tượng; Dự án Khu công nghiệp Phong Điền- Viglacera. Trong lĩnh vực du lịch - thương mại: Dự án Tổ hợp thương mại và khách sạn 5 sao của tập đoàn Vingroup, Nguyễn Kim, Khu du lịch nghĩ dưỡng quốc tế Lăng Cô. Trong lĩnh vực công nghiệp: Dự án sản xuất lon bia 2 mảnh và lon nhôm nắp giật của Tập đoàn Baosteel với số vốn đăng kí khoảng 75 triệu USD. Đặc biệt, Huế đã tạo ra được tiếng vang tại thị trường Băng Cốc. Một số doanh nghiệp hàng đầu của Thái Lan tham gia nghiên cứu đầu tư có thể kể đến như Bangchak, Banpu Để tạo nên những hiệu quả này, công tác kêu gọi đầu tư và hỗ trợ đầu tư cũng đã được đổi mới. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng cơ sở dữ liệu, tập trung phân tích lợi thế so sánh, định hướng phát triển để xác định những ngành, những thị trường và đối tượng cụ thể cần tập trung kêu gọi đầu tư. Tổ chức các đợt xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hướng đến các nhà đầu tư cụ thể để kêu gọi đầu tư. Để giúp các nhà đầu tư thuận lợi trong việc nghiên cứu đầu tư cũng như tiến hành các thủ tục đầu tư, Tỉnh đã thành lập Tổ công tác liên ngành, bao gồm tất cả lãnh đạo, chuyên viên của các ngành, địa phương liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư, tiến hành hỗ trợ mọi yêu cầu của nhà đầu tư theo hình thức liên thông trực tiếp. Sử dụng tối đã công nghệ thông tin để trao đổi các công việc phát sinh; giảm bớt tình trạng chờ hồ sơ, thủ tục giữa các cơ quan nhà nước, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục đầu tư. Nhờ đó giúp nhà đầu tư nhanh chóng có được các thông tin cần thiết trong quá trình nghiên SVTH: Hồ Thị Diệu 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục cứu đầu tư; dễ dàng lập các thủ tục đầu tư và rút ngắn rất nhiều thời gian giải quyết thủ tục đầu tư. Xác định đầu tư FDI đóng vai trò quan trọng trong tạo ra những đột phá phát triển kinh tế, Tỉnh đã tập trung vào việc kết nối mở mới một số tuyến bay quốc tế (hiện nay đang duy trì đường bay Băng Cốc - Huế) và xem đây là yếu tố quan trọng để Thừa Thiên Huế tiếp cận, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các giải pháp đưa ra: Chủ động mời tổ chức tài chính nước ngoài tư vấn về quy trình thiết lập Quỹ đầu tư Xanh cho Thừa Thiên Huế, tạo nguồn lực để đầu tư vào các dự án trọng điểm du lịch của tỉnh. Tăng cường quan hệ, huy động vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức theo hướng tăng trưởng xanh. Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án phát triển từ các nguồn vốn quốc tế. Có chính sách thu hút kêu gọi các tập đoàn kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có thương hiệu lớn của quốc tế và trong nước đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế. 2.3. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho du tỉnh Thừa Thiên Huế Trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi về đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung, các chính sách này nhằm giúp cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào các lĩnh vực du lịch của tỉnh được thuận lợi hơn. Vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ trong tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội. Trung bình 3 năm gần đây, vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch chiếm khoảng hơn 10% tổng nguồn vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội, cụ thể là: SVTH: Hồ Thị Diệu 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Bảng 2.5. Vốn đầu tư phát triển vào du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2013-2015 Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Tổng vốn đầu tư ngành du lịch Tỷ đồng 1337 1494.8 1719 157.80 11.80 224.20 15.00 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Tỷ đồng 14500 14700 16320 200.00 1.38 1620.00 11.02 Tỷ trọng vốn đầu tư cho du lịch/ toàn xã hội % 9.22 10.17 10.53 0.95 10.30 0.36 3.54 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TT Huế) Vốn đầu tư cho phát triển du lịch Huế chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 10% so với toàn tỉnh, cho thấy, tỉnh Thừa Thiên Huế đang rất chú trọng vào việc phát triển du lịch của tỉnh. Năm 2014, tổng vốn đầu tư cho ngành du lịch là 1494.8 tỷ đồng tăng 11,8% so với năm 2013, năm 2015 là 1719 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2014. Với tốc độ vốn đầu tư vào ngành du lịch tăng lên mối năm, vào năm 2015 là 15%, như vậy để đáp ứng với nhu cầu phát triển của tỉnh thì tượng vốn đầu tư vào du lịch là rất lớn, cho thấy phải đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư cho phát triển du lịch ở tỉ lệ cao như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của tỉnh Thừa Thiên Huế. phải đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư cho phát triển du lịch ở tỉ lệ cao như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của tỉnh Thừa Thiên Huế. SVTH: Hồ Thị Diệu 42 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TT Huế) Biểu đồ 2.2. Tốc độ tăng vốn ĐT cho PT du lịch TTHuế giai đoạn 2012-2015 2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế 2.4.1. Tỉ lệ vốn đầu tư cho phát triển du lịch trên GDP du lịch Hiệu suất đầu tư là chỉ tiêu biểu hiện mối quan hệ giữa so sánh mức tăng tổng sản phẩm quốc nội trong kỳ so với lượng vốn bỏ ra kỳ trước, đây là loại chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Và chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra. 0 2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 1 6 2013 2014 2015 Tốc độ tăng v ốn ĐT cho P 2013-2015 Tốc độ tăng SVTH: Hồ Thị Diệu 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Bảng 2.6.Tỉ lệ vốn đầu tư trên GDP du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Vốn dầu tư cho du lịch 1337.00 1494.80 1719.00 157.80 11.80 224.20 15.00 GDP du lịch 2571.15 2817.80 3180.12 246.65 9.59 362.32 12.86 ∆GDP 439.25 246.65 362.32 -192.60 -43.85 115.67 46.90 Vốn đầu tư/GDP 0.52 0.53 0.56 0.01 1.92 0.03 5.28 Hi=∆GDP/Vốn đầu tư 0.38 0.18 0.24 -0.20 -52.63 0.06 33.33 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TT Huế) Tỉ lệ vốn đầu tư cho phát triển du lịch so với GDP du lịch đạt mức cao so với tỷ lệ chung là 50%, bởi vì trong những năm qua, kinh tế Huế đang có xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch. Thừa Thiên Huế tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch, dịch vụ. Và đó cũng là một áp lực to lớn giành cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Với một số lượng lớn, thì bên cạnh đó, sử dụng hiệu quả lượng vốn đó cũng là một vấn đề quan trọng và cấp thiết hiện nay. SVTH: Hồ Thị Diệu 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 2.4.2. Chỉ số ICOR của du lịch Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Vốn dầu tư cho du lịch 1337.00 1494.80 1719.00 157.80 11.80 224.20 15.00 GDP du lịch 2571.15 2817.80 3180.12 246.65 9.59 362.32 12.86 ∆GDP 439.25 246.65 362.32 -192.60 -43.85 115.67 46.90 Vốn đầu tư/GDP 0.52 0.53 0.56 0.01 1.92 0.03 5.28 ICOR=I/∆GDP 3.04 5.69 4.74 2.65 87.17 -0.95 -16.70 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TT Huế) Hệ số ICOR cho biết, để tạo một đồng sản phẩm quốc nội ta cần bao nhiêu vốn đầu tư trong kỳ. Chỉ số này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tương đối với ICOR chung của tỉnh là khoảng 5.5. Nhưng so với các năm thì ICOR đang có xu hướng tăng, năm 2013 là 3.04 đến năm 2015 là 4.74 cho thấy đầu tư càng tăng lên mà sử dụng ngồn vốn này chưa thật sự hiệu quả và có chiều hướng giảm. ICOR du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế chưa đồng đều qua các năm. Từ đó, phải có những kế hoạch, chủ trương, chính sách mãnh liệt hơn nữa để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh. SVTH: Hồ Thị Diệu 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 2.4.3. Sự phát triển của các tổ chức kinh doanh du lịch Bảng 2.8. Tình hình phát triển cơ sở lưu trú của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 Nội dung Đơn vị 2013 2014 2015 Chênh lệch 2014/2013 2015/2014 +/- % +/- % Cơ sở lưu trú Cở sở 538 540 547 2 0.37 7.00 1.30 Số phòng Phòng 9959 10256 10540 297 2.98 284.00 2.77 Số giường Giường 16895 17074 19312 179 1.06 2238.00 13.11 (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh TT Huế) Nếu như năm trước, khách đặt phòng ở các khách sạn 3 sao chiếm tỷ lệ lớn thì đến năm 2015 tỷ lệ này thuộc về các khách sạn 4 - 5 sao, cao nhất là khách sạn 5 sao. Cụ thể, trong những ngày cao điểm mùng 1 và 2/1, công suất của khách sạn 3 sao đạt 50-60%, 4 sao là 75-80% và 5 sao lên đến 90%.Xác định thời điểm Tết dương lịch là dịp quan trọng với du khách quốc tế, đặc biệt là khách châu Âu nên các khách sạn 3 sao trở lên ở Thừa Thiên - Huế đều tổ chức các chương trình chào xuân đặc sắc, sôi động với nhiều hoạt động kèm các chương trình khuyến mại. Khách sạn Sài Gòn Morin tổ chức dạ nhạc tiệc "Xuân quê hương" tại sân vườn Le Rendez - Vous vào tối 31/12, thu hút đông đảo khách du lịch đón chào thời khắc chuyển sang năm mới.Công ty du lịch Hương Giang trong ngày đầu năm đã đón 5.000 khách khách đến từ Thái Lan tham quan Huế - Đà Nẵng - Hội An. Tại Huế, đoàn khách Thái Lan tham quan Đại Nội, lăng Khải Định, mua sắm ở chợ Đông Ba, thưởng thức ẩm thực Huế, tham gia giao lưu với học sinh, sinh viên... Tại Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đón 184 hành khách (trong đó có 152 khách quốc tế) đi trên chuyến bay mang số hiệu VN1541 từ Hà Nội đến Huế của Vietnam Airlines. Đây là những du khách đầu tiên của năm 2016 đến Huế bằng đường hàng không. SVTH: Hồ Thị Diệu 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục 2.4.4. Số việc làm mới do sử dụng vốn đầu tư phát triển Bảng 2.9. Tình hình nhân lực ngành du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 2015/2014 Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) +/- % +/- % Lao động trực tiếp 9,710 28.57 10,000 28.76 10,450 29.27 290 2.99 450 4.5 Lao động gián tiếp 24,275 71.43 24,775 71.24 25,250 70.73 500 2.06 475 1.92 Tổng số lao động 33,985 100 34,775 100 35,700 100 790 2.32 925 2.66 (Nguồn: tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TT Huế) (Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh TT Huế) Biểu đồ 2.3. Lao dộng du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2012-2015 Số lượng lao động làm việc trong ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2013_2015: Trên 10.000 người. Lao động trong du lịch có xu hướng tăng lên mỗi SVTH: Hồ Thị Diệu 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục năm. Năm 2015, lao động trực tiếp tăng 4.5% so với 2014, trong khi đó lao động gián tiếp tăng 1.92%. Tỉ lệ số người lao động gián tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong tổng số người lao động. Cho thấy nghành du lịch tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người dân, đặt biệt là ở các khu vực phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái với môi trường. 2.4.5. Số lượng lao động được đào tạo Theo thống kê của Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thì số lượng lao động được đào tạo chiếm khoảng 45-50%. Ngành du lịch Huế đang chú trọng rất lớn vào nguồn nhân lực có kỹ năng, phục vụ yêu cầu càng khó tính của khách du lịch và ngày cận với xu hướng chung của Thế Giới. Nhưng lượng lao động đào tạo chuyên nghiệp vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu của tỉnh. Cơ cấu nhân lực ngành du lịch theo độ tuổi có xu hướng ổn định, không biến động lớn với lực lượng nhân lực trẻ, dưới 30 tuổi chiếm tới 40%, từ 31 - 40 tuổi chiếm 36%, từ 41 - 50 tuổi chiếm 21% và trên 50 tuổi chiếm 3%. Nhân lực kế cận và nhân lực đang làm việc của ngành du lịch đủ đảm bảo gánh vác nhiệm vụ phát triển Ngành; cơ cấu theo độ tuổi hợp lý; có đủ khả năng chuyển giao giữa các thế hệ. Tỷ lệ lao động giữa nam và nữ chênh lệch không đáng kể, lao động nữ chiếm 50,7%, lao động nam là 49,3%. Tỷ trọng nhân lực nữ cao hơn nam và xu hướng tăng là đặc thù của ngành du lịch ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước trên thế giới. 2.4.6. Vốn đầu tư cho phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn nước, không khí... Các chỉ tiêu môi trường được cải thiện, nhiều dự án đầu tư phát triển gắn liền với việc bảo vệ môi trường được tiến hành. Ngành du lịch Thừa Thiên Huế đã thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường để từ đó mang lại lợi ích cho cộng đồng và môi trường, đưa Huế xứng tầm là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam và là điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Kết quả của những hội nghị, hội thảo của tỉnh Thừa Thiên Huế như: hội thảo quốc tế “Du lịch di sản theo hướng tăng trưởng xanh”; hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn tại khu SVTH: Hồ Thị Diệu 48 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục vực miền Trung Tây Nguyên” đã đưa ra những định hướng phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và xu thế phát triển của du lịch thế giới. Tuy nhiên, để phát triển du lịch, dịch vụ theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, tỉnh Thừa Thiên Huế còn cần nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ và hiệu quả hơn nữa nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực môi trường theo quy định của Pháp luật... tạo bước tiến mới trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trung tâm văn hóa và du lịch đặc sắc của cả nước 2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2.5.1. Chủ sở hữu, quản lý vốn đầu tư cho phát triển du lịch Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực trong ban hành và thực thi chính sách vốn đầu tư, quy hoạch, định hương phát triển du lịch của tỉnh. Du lịch đang là nòng cốt của tỉnh do đó, với nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi vốn nhờ vậy du lịch đã đạt kết quả cao trong phát triển. Đó cũng là một áp lực lớn cho phát triển dịch vụ và du lịch Huế. Phải cho du lịch phát triển tương xứng với kỳ vọng của tỉnh và với số lượng vốn đã bỏ ra. Người dân và các doanh nghiệp du lịch đang được hưởng nhiều lợi ích từ việc phát triển du lịch. Đặt biệt là ở các khu vực du lịch cộng đồng như làng cổ Phước Tích, cầu ngói Thanh Toàn nhưng bên cạnh đó. Ý thức của người dân cũng chưa được cao trong việc duy trì và thu hút khách du lịch, nhiều du khách đến Huế lựa chọn không lưu trú quá lâu. Như vậy, các tổ chức doanh nghiệp phải có nhiều định hướng phát triển hơn nữa trong thời gian tới. 2.5.2. GDP của du lịch GDP của du lịch chiếm tỷ trọng tương đối cao nhưng chưa đồng đều ở các khu vực. 2.5.3. Vốn đầu tư cho phát triển du lịch SVTH: Hồ Thị Diệu 49 ại họ c K i h tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Du lịch thu hút một lượng vốn lớn hơn so với các lĩnh vực khác của tỉnh. Nhờ đó hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch cao hơn so với các lĩnh vực khác trong khu vực, nhưng hiệu quả này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của lượng vốn bỏ ra ban đầu. Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cần có một cú huých để phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo và có định hướng phát triển cụ thể trong tương lai. 2.5.4. Nguồn nhân lực du lịch Nguồn nhân lực qua đào tạo chiếm gần 50%, hiện nay có nhiều trong tâm, trường đào tạo các nghiệp vụ du lịch nhưng chỉ có một số đạt chất lượng cao, số lượng đào tạo tuy cao nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của tỉnh. 2.5.5. Tài nguyên thiên nhiên, số lượng người dân hưởng ứng Tỉnh Thừa Thiên Huế có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vị trí địa lý thuận lợi, nhiều di tích lịch sử để phát triển du lịch. Các tiềm năng du lịch hầu hết được đưa vào khai thác triệt để nhưng việc khai thác thiếu tổ chức, còn nhiều vụng về làm hao tổn ngân sách của tỉnh. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những nơi khai thác hiệu quả đóng góp tích cực cho phát triển du lịch của tỉnh. Người dân ủng hộ phát triển du lịch tương đối cao. Nhưng hầu hết người dân có trình độ chưa cao do đó cũng khó trong việc chung tay để phát triển du lịch. 2.5.6. Chính sách, định hướng, quy hoạch phát triển du lịch Chính sách vốn đầu tư cho phát triển du lịch đã có nhiều ưu đã cho thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh. Lượng vốn thu hút lớn, và chỉ cần sử dụng nó một cách hiệu quả sẽ làm tăng hiệu quả vốn đầu tư lên rất nhiều. Hệ thống định hướng, quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế kha toàn diện. đầy đủ từ định hướng đến quy hoạch phát triển. Tuy nhiên việc thực hiện các định hương, quy hoạch phát triển đó chưa tốt dẫn đến hiệu quả hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế về mặt kinh tế chưa đáp ứng khả năng của nó. 2.5.7. Các yếu tố khác SVTH: Hồ Thị Diệu 50 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Thừa Thiên Huế có điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, làm khó khăn trong việc di chuyển của khách du lịch, từ đó cũng làm giảm khả năng thu hút khách du lịch. Biển đổi khí hậu làm cho các công trình cho phát triển du lịch mau xuống cấp như Đại nội Huế, cầu Trường Tiền, chi phí đầu tư tăng lên cho việc tu sữa làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch. Bên cạnh đó, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế cón nhỏ gây khó khăn cho việc huy động vốn đầu tư. Đây là những nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.6. Lựa chọn các chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT Từ các phân tích trên, ta xác định được một số điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ảnh hướng đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế:  Điểm mạnh: Nguồn lao động có nhiều tài năng, cần cù thông minh, có nhiều ngành nghê truyển thống để phát triển du lịch, chất lượng nguồn lao động khá so với các tỉnh trong khu vực. Các quy hoạch khá đầy đủ như làng Cổ Phước Tích, khu chân mây Lăng Cô, phát triển du lịch cộng đồng. Tình hình kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, thu ngân sách nhà nước ngày càng cao. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đưa du lịch Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng phát triển. Có nhiều trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo về lĩnh vực du lịch. Chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế là tạo điều kiện thuận lợi cho huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch. SVTH: Hồ Thị Diệu 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Văn hóa hiếu khách truyền thống là đặc trưng của người dân xứ Huế.  Cơ hội: Thừa Thiên Huế là một điểm đến Xanh, phù hợp với đa số thị hiệu của khách du lịch. Thừa Thiên Huế là một trọng điểm của du lịch văn hóa. Thừa Thiên Huế là một điểm đến của du lịch Spa và nghỉ dưỡng. Thừa Thiên Huế là một điểm đến du lịch Nông thôn bao gồm nhiều loại hình du lịch nha du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, Thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn.lên mỗi năm. Thu hút lượng lhachs du lịch nội địa và quốc tế tăng. Vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên hội tủ đủ các yếu tố điều kiện tiềm năng thế mạnh để phát triển du lịch toàn diện. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đang theo hướng có lợi cho dịch vụ, du lịch.  Điểm yếu: Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, lao động chưa có việc làm và có việc làm không ổn định. Công tác giáo dục đào tạo tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực còn yếu chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới. Tiềm lực kinh tế xã hôi Thừa Thiên Huế còn thấp. Thiếu các dịch vụ đón khách chuyên nghiệp. Thiếu sự kết nối truyền thông thuận tiện để thu hút khách du lịch. Thiếu các cơ sở hạ tầng giao thông kết nối với du lịch. Thiếu các khách sạn, nhà nghỉ chất lượng cao và các dịch vụ khác.  Thách thức: Sự nổi lên của các Di sản Thế giới khác. Sự xuống cấp của các Di sản Văn hóa ở Huế. SVTH: Hồ Thị Diệu 52 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Sự nổi lên của một số trung tâm du lịch mới ở miền Trung Việt Nam. Ma trận SWOT: Điểm mạnh Điểm yếu Cơ hội Tận dụng điểm mạnh bên trong để phát huy cơ hội bên ngoài:  Tận dụng tình hình kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, thu ngân sách nhà nước ngày càng cao, ưu tiên giành tỷ lệ ngân sách nhà nước tích hợp cho đầu tư phát triển du lịch của tỉnh để phát huy Thừa Thiên Huế là một điểm đến Xanh, phù hợp với đa số thị hiệu của khách du lịch.  Tận dụng lợi thế là có nhiều trường đại học, cao đẳng, các trung tâm đào tạo về lĩnh vực du lịch với lực lượng lao động hiện có và lượng lao động tiềm năng để thu hút nguồn nhân lực ngoài tỉnh và thu hút vốn đầu tư ở nước ngoài.  Tận dụng chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế là tạo điều kiện thuận lợi cho huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Khắc phục điểm yếu bên trong để tận dụng cơ hội bên ngoài:  Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển để tận dụng tối đa nguồn vốn đầu tư nước ngoài.  Nâng cao chất lượng các dịch vụ đón khách chuyên nghiệp để thu hút tối đa lượng khách du lịch đến với tỉnh Thừa Thiên Huế.  Nâng cao chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ chất lượng cao và các dịch vụ khác để Thừa Thiên Huế là một trọng điểm của du lịch văn hóa.  Tập trung ổn định hu động nguồn vốn cho phát triển du lịch để ổn định tình hình kinh tế xã hội Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển, thu ngân sách nhà nước ngày càng cao. SVTH: Hồ Thị Diệu 53 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục thích hợp, phù hợp với mục tiêu của tỉnh, đất nước.  Tận dụng nền văn hóa hiếu khách truyền thống là đặc trưng của người dân xứ Huế để Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến du lịch Nông thôn bao gồm nhiều loại hình du lịch nha du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, Thách thức Phát huy điểm mạnh bên trong để hạn chế những thách thức bên ngoài:  Phát huy tính hội nhập để hạn chế sức cạnh tranh với những điểm du lịch khác.  Phát huy chiến lược phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế là tạo điều kiện thuận lợi cho huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch để tu sữa, điều chỉnh sự xuống cấp của các Di sản Văn hóa ở Huế. Điều chỉnh, loại bỏ điểm yếu bên trong liên quan để hạn chế, giảm thiểu thách thức bên ngoài:  Nâng cao chất lượng các dịch vụ đón khách chuyên nghiệp để tăng khả năng cạnh trạn với các tỉnh khác.  Tăng sự kết nối truyền thông thuận tiện để thu hút khách du lịch để tăng khả năng cạnh tranh với các tỉnh khác. SVTH: Hồ Thị Diệu 54 Đạ i h ọc K i h tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢN VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015- 2030(Theo Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2015) đưa ra quan điểm: phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế. Với mục tiêu chung làtập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới. Mục tiêu cụ thể là: Năm 2020 đạt từ 52 - 53%, năm 2030 đạt trên 55% đóng góp vào GDP khẳng định Huế là một trong điểm du lịch quốc gia, dịch vụ du lịch là yếu tố then chốt trong sự phát triển của địa phương. Dự báo về các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030: - Khách du lịch đến Thừa Thiên Huế + Năm 2020 thu hút 5,1 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 2 triệu lượt. + Năm 2025 thu hút 8,8 triệu lượt khách trong đó quốc tế đạt 3,2 triệu lượt. - Chỉ tiêu việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 22.000 lao động năm 2015 khoảng 37.000 lao động năm 2030 khoảng 62.400 lao động. - Tăng trưởng du lịch bình quân giai đoạn 2015 - 2030: 11%. - Chỉ tiêu GDP du lịch và tỷ trọng trong GDP tỉnh: SVTH: Hồ Thị Diệu 55 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục + Năm 2020: là 6.182 tỷ đồng chiếm 13,1% so với GDP toàn tỉnh. + Năm 2030: là 25.025 tỷ đồng chiếm 17,2% so với GDP toàn tỉnh. Các định hướng phát triển:  Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và nội địa + Khách du lịch nội địa: Tập trung hướng vào khách ở các khu vực đô thị trong nước. Chú trọng những thị trường có khả năng chi tiêu cao, có nhu cầu thích hợp với các loại hình du lịch của Thừa Thiên Huế, đặc biệt là du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển. + Khách du lịch quốc tế: Duy trì khai thác thị trường truyền thống từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng của các nước Đông Bắc Á và ASEAN.  Phát triển sản phẩm du lịch Phát triển các loại hình du lịch truyền thống: Phát triển sản phẩm du lịch mang tính đột phá và khác biệt: - Tập trung kêu gọi đầu tư và triển khai các dự án trọng điểm du lịch: + Các khu định cư Đô thị - Du lịch - Sinh thái - Nông nghiệp + Sân bay Phú Bài + Làng sinh thái Lập An + Khách sạn nổi Vinh Thanh + Khách sạn nổi Thuận An + Khu đô thị cao cấp giữa cánh đồng lúa tại đầm Cầu Hai + Khu nghỉ mát Bạch Mã + Làng văn hóa A Lưới - Đường mòn Hồ Chí Minh + Làng mưa và Nghệ nhân Lương Quán + Trung tâm hội nghị MICE và Trung tâm nghệ thuật truyền thống. SVTH: Hồ Thị Diệu 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục - Triển khai các dự án nhằm mở hướng phát triển không gian nước cho Thừa Thiên Huế: + Dự án Cồn Hến - Một điểm đến văn hóa thẩm mỹ xứ Huế + Thành phố Du lịch xanh Chân Mây - Lăng Cô - Phát triển các sản phẩm du lịch trong mưa Huế. - Triển khai dự án du thuyền trên sông Hương gắn với Ca Huế. - Khôi phục các làng nghề truyền thống và gắn kết các không gian văn hóa tâm linh với du lịch. - Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, trong đó Huế là trung tâm để phát triển mô hình đô thị du lịch xanh.  Tổ chức không gian du lịch Tập trung xây dựng thành phố Huế trở thành Đô thị du lịch quốc gia gắn với vùng phụ cận và dải ven biển trở thành cụm du lịch trung tâm. Khu vực phía Nam và Đông Nam: khai thác thế mạnh du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái biển của khu vực Chân Mây, Cảnh Dương, Lăng Cô, Hải Vân. Xây dựng khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương là khu du lịch tổng hợp trọng điểm quốc gia, khu Bạch Mã là điểm du lịch quốc gia. 3.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015-2020 Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013- 2030(Theo Quyết định số 1622/QĐ-UBND ngày 26/8/2013), tổng nhu cầu đầu tư cho tất cả các dự án trọng điểm để phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế là 374.000 tỷ đồng. Tổng nhu cầu vốn đầu tư ước khoảng khoảng 15 tỷ USD + Giai đoạn 2016 - 2020 là 110.000 tỷ đồng (5 tỷ USD) + Giai đoạn 2021 - 2030 là 220.000 tỷ đồng (10 tỷ USD) SVTH: Hồ Thị Diệu 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Các nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch :  Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách Về mô hình quản lý phát triển du lịch: Thiết lập tổ chức quản lý điểm đến (DMO) mô hình công tư hợp tác để huy động vốn đầu tư quốc gia kêu gọi thêm vốn từ các doanh nghiệp tư nhân, từ các ngân hàng tư nhân huy động các công ty du lịch nhỏ và vừa để xây dựng sự tham dự rộng rãi của cộng đồng địa phương trong thực hiện các loại dự án du lịch. Cơ chế chính sách: - Về tài chính: Có chính sách thuế về sử dụng đất, ưu đãi khuyến khích cho những dự án với dấu chân sinh thái giới hạn rõ rệt có chính sách lãi suất thấp nhằm khuyến khích sự phát triển của các điểm đến xanh. - Về xuất nhập cảnh, hải quan: Phối hợp tạo điều kiện thuận lợi trong việc xử lý các thủ tục xuất nhập cảnh đối với khách du lịch đến miền Trung từ đường bộ, đường biển và đường hàng không. - Về chính sách xã hội hóa du lịch: Hình thành quỹ phát triển Du lịch từ nguồn xã hội hóa, khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch cho các hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hóa và phát triển du lịch xanh. 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch cần thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp sau: 3.3.1. Nhóm giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư Huy động : + Chủ động mời tổ chức tài chính nước ngoài tư vấn về quy trình thiết lập Quỹ đầu tư Xanh cho Thừa Thiên Huế, tạo nguồn lực để đầu tư vào các dự án trọng điểm du lịch của tỉnh. SVTH: Hồ Thị Diệu 58 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục + Tăng cường quan hệ, huy động vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức theo hướng tăng trưởng xanh. Chủ động xây dựng và đề xuất các dự án phát triển từ các nguồn vốn quốc tế. + Có chính sách thu hút kêu gọi các tập đoàn kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực du lịch có thương hiệu lớn của quốc tế và trong nước đến đầu tư tại Thừa Thiên Huế. + Khuyến khích thực hiện triệt để tích tụ và tập trung vốn cgo đầu tư phát triển du lịch ở cả từng người dân, từng dân, từng tổ chức, Nhà nước xã hội. + Tranh thủ các nguồn vốn quỹ tín dụng của nhà nước trong điều kiện và quy định của các quỹ tín dụng cho phép. + Tận dụng vốn từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Nhà nước. + Huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI + Huy động vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. + Tuyên truyển kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm tiêu dùng để ưu tiên đầu tư phát triển nhằm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội. + Phát triển doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các tour lữ hành, Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng trợ giúp phát triển du lịch. Sử dụng : + Trong thời gian tới, cần rà soát, bổ sung, điều chỉnh kịp thời danh mục các dự án ưu tiên đầu tư , các danh mục đầu tư trọng điểm do Nhà nước thực hiện đấn năm 2030. Rà soát, tổng hợp và có kế hoạch giải quyết vấn đề dứt điểm những tồn đọng trong huy động và sử dụng vốn đầu tư. + Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; Ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu vực trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở vùng sâu, vùng xa. SVTH: Hồ Thị Diệu 59 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục + Lồng ghép, phối hợp với các nguồn vốn khác để phát huy hiệu quả các nguồn vốn, tránh trùng lắp, giảm bớt đầu mối và tập trung nguồn lực cho mục tiêu cần đầu tư. Bố trí vốn cho công trình ơhair tập trung, có trọng điểm, phù hợp với khả năng nguồn vốn cân đối hàng năm. + Ưu tiên đào tạo phát triển nâng cao trình độ tay nghề lao động, vừa trả thu nhập thích đáng cho người lao động cũng đồng thời xem xét việc đầu tư vốn đúng mức theo nhu cầu. + Thực hiện công khai, minh bạch trong chính sách, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. Công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, chương trình kế hoạch đầu tư đặt biệt. + Trong thời gian tới khi nhu cầu vốn được đáp ứng cao hơn, xu hướng gia tăng nhanh hơn thì yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng lớn, do vậy, cần có những giải pháp quyết liệt hơn để nâng cao hiệu quả sả dụng vốn đầu tư từ khau bố trí kế hoạch vốn đến các bước triển khai, thực hiện dự án, thanh toán vốn đầu tư đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. + Quy trình huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch cho các dự án, căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển du lịch nhằm lồng ghép hào hòa vốn đầu tư để kết hợp giữa các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. 3.3.2. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển du lịch + Xây dựng và hoàn thiện, tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch liên quan đến lĩnh vực du lịch, đầu tư phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. + Thay đổi chu trình chính sách vốn đầu tư cho phát triển du lịch, bổ sung việc lập kế hoạch vốn đầu tư cho phát triển dài hạn. + Ban hành quy chế phối hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển, trong đó quy định cụ thể cơ chế phối hợp trong quản lý vốn đầu tư cho phát triển du lịch. SVTH: Hồ Thị Diệu 60 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục + Chính sách vốn đầu tư cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế cần căn cứ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển du lịch, chính sách vốn đầu tư cho phát triển du lịch của Việt Nam để có cơ sở huy động vốn Trung ương và vốn hỗ trợ đầu tư nước ngoài. + Căn cứ vào thực trạng, định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh, từ đó xác định nhiệm vụ của chính sách, tức là phải xác định sự cần thiết để ban hành chính sách. + Tăng cường hợp tác liên kết liên tỉnh, đồng bộ về các chính sách, chỉ đạo và điều hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Phối hợp trong chỉ đạo, điaàu hành thực hiện quy hoạch, kế hoạch, trong xây dựng, cung cấp thông tin phục vụ công tác dự báo ; trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, trong đầu tư và xúc tiến và kêu gọi đầu tư phát triển, trong ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư. + Phối hợp chặt chẽ giữa tỉnh và Trung ương, các tỉnh, thành khác, giữa các ngành, địa phương trong tỉnh trong đầu tiềmtư phát triển, trong chính sách nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế tránh đầu tư dàn trải, không đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư. 3.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực du lịch bao gồm con người, tài nguyên thiên nhiên, các tổ chức kinh doanh + Tập trung xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. + Triển khai, thực hiện tốt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong du lịch. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, cần có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực riêng cho lĩnh vực du lịch nhằm cụ thể hóa. Thực hiện chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng hiệu quả lao động trong du lịch đặt biệt là nguồn nhân lực quản lý về đầu tư phát triển cho du lịch. + Tuyển chọn, bố trí, sử dụng đào tạo các nhân lực có đủ năng lực tham mưu thực hiện hoạch định ở các cơ quan nhà nước liên quan đến đầu tư trong lĩnh vực du lịch. SVTH: Hồ Thị Diệu 61 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục + Nguồn nhân lực triển khai, thực hiện huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch cần phải có chuyên môn, để có những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện các dự án du lịch. + Đào tạo nâng cao chất lượng việc làm tại chỗ tại các khu nghĩ dưỡng, khách sạn, nhà hàng. + Phát triển cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về du lịch ở các trường chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp du lịch. Chọn lựa để đào tạo ở nước ngoài nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng sự phát triển và từng bước xây dựng các khách sạn, khu du lịch tầm vóc quốc tế. + Mạnh dạn cử cán bộ trẻ đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài, tham gia các lớp bồi dưỡng. Tổ chức các hội thảo, báo cáo các chuyên đề nhằm nâng cao tri thức cho cán bộ viên chức. + Thường xuyên bồi dưỡng hướng nghiệp, những tri thức mới có tính liên ngành. + Xây dựng đội ngũ cán bộ tri thức cao có đủ năng lực để cạnh tranh với các tỉnh khác. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới. + Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ nguồn vốn ngân sách trung ương cho khoa Du lịch Huế và các trung tâm đào tạo về du lịch, mở rộng phát triển ngành, nghề đào tạo, cơ sở vật chất, lực lượng giảng viên, giao lưu hợp tác nước ngoài để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đầu tư phát triển du lịch. + Đối với lao động trẻ, học sinh tốt nghiệp trung hoc, nên có những chính sách gửi đi đào tạo. Có những chính sách hỗ trợ sinh viên đang được học tại các trường đại học và dạy nghề. + Tập trung đẩy mạnh các tổ chức kinh doanh du lịch: Đa dạng hóa các loại hình du lịch để nâng cao khả năng cạnh tranh với các tỉnh khác. SVTH: Hồ Thị Diệu 62 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Các doanh nghiệp kinh doanh chủ động xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của mình, không ngừng phát triển thị trường, khả năng cạnh tranh. Chủ động tiếp cận nguồn vốn đặt biệt là vốn vay, tích lũy vốn đầu tư phát triển. 3.3.4. Giải pháp thị trường + Tập trung kết nối đường bay nội địa giữa Huế với các đô thị lớn của Việt Nam và quốc tế, khuyến khích đường bay giá rẻ. Tạo điều kiện cho các hãng hàng không, huy động các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp du lịch cùng lập kế hoạch để phối hợp mở thêm đường bay chuyên đề (Charter) từ các thị trường tiềm năng ở Châu Âu và Bắc Á. Phấn đấu trở thành thành viên quan sát của Hiệp hội Du lịch Châu Âu. + Tăng cường liên kết các địa phương trong vùng và các địa phương trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. (EWEC). Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu, xúc tiến, quảng bá: + Kết hợp những kênh và mạng thông tin toàn cầu để quảng bá Huế - Di sản thế giới và Huế - Điểm đến xanh ra thế giới. + Đầu tư và tăng kinh phí cho xúc tiến, quảng bá du lịch từ nguồn ngân sách nhà nước và đặc biệt từ các doanh nghiệp du lịch. + Xây dựng hình ảnh và thương hiệu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, nghiên cứu thị trường để xây dựng các sản phẩm quảng bá thương hiệu dựa trên khẩu hiệu (slogan): Huế - Một quê hương của hạnh phúc (Hue - A Homeland of Happiness) + Tập trung xúc tiến quảng bá theo chiến dịch trọng điểm, phù hợp với định hướng phát triển sản phẩm du lịch. Nâng cấp website quảng bá về du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhóm giải pháp về tuyên truyền bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch: + Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa trách nhiệm đối với tài nguyên môi trường và biến đổi khí hậu. + Thiết kế của các dự án trọng điểm của du lịch với tiêu chí hàng đầu là bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. SVTH: Hồ Thị Diệu 63 Đạ i h ọc K inh t H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục + Tăng cường khả năng thích ứng và năng lực giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. 3.3.5. Nhóm giải pháp về tổ chức, giám sát, đánh giá và triển khai quy hoạch + Trên cơ sở các định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 của du lịch Thừa Thiên Huế cần tiến hành rà soát, khẩn trương triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Trong đó đặc biệt quan tâm thúc đẩy nhanh quá trình lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hoá cho các khu du lịch trọng điểm nhằm tạo điệu kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. + Cần tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt chú ý đến vấn đề tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch cũng như quá trình thực hiện quy hoạch. + Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch phải xác định rõ trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thẩm định các dự án khả thi đặc biệt về mặt thời gian, cơ chế quản lý và các chính sách hỗ trợ đầu tư. + Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch phát triển du lịch. + Nghiên cứu thành lập Ban chuyên trách tổ chức triển khai quy hoạch, xây dựng các giải pháp, phân công cụ thể việc thực hiện quy hoạch, chú trọng nâng cao trình độ quản lý du lịch theo quy hoạch cho các cấp, các ngành. + Hoàn thiện cơ sở dữ liệu và thống kê du lịch đảm bảo độ tin cậy, chính xác làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đồng bộ quy hoạch. + Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong lĩnh vực du lịch đảm bảo hoạt động đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy định pháp luật, giúp các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, nắm bắt kịp thời và đánh giá đúng tình hình. + Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng công trình xây dựng trong du lịch, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước và chỉ đạo quyết SVTH: Hồ Thị Diệu 64 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục liệt trong công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. + Xây dựng, cập nhập cơ sở dữ liệu phục vụ tổng hợp, phân lích, đánh gía hiệu quả vốn đầu cho phát triển du lịch nhằm cung cấp luận cứ, giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch. + Để bảo đảm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường khu vực, cần xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường dành cho các dự án đầu tư trong quá trình cấp phép cũng như quá trình xây dựng và hoạt động của dự án. SVTH: Hồ Thị Diệu 65 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ hang đầu của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu hiệu quả sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại nó sẽ ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế hiện tại và thậm chí là ở thế hệ mai sau. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả đầu tư là việc cần thiết giúp cho các nhà hoạt động chiến lược phát triển kinh tế xã hội, nhà quản lý, các nhà đầu tư ra quyết định chuẩn xác về đầu tư phát triển trong từng thời kỳ đem lại hiệu quả xã hội cao nhất. Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy giá trị, quy mô và thu hút đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh đạt mất cao, nhưng việc sử dụng nó còn chưa hiệu quả, và không ổn định qua các năm.Vào năm 2013 ICOR là 3,04 đến năm 2015 là 4,74 cho thấy đầu tư càng tăng lên mà sử dụng ngồn vốn này chưa thật sự hiệu quả và có chiều hướng giảm. ICOR du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế chưa đồng đều qua các năm. Từ đó, phải có những kế hoạch, chủ trương, chính sách mãnh liệt hơn nữa để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh. Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút một lượng vốn lớn hơn so với các lĩnh vực khác của tỉnh. Nhờ đó hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch cao hơn so với các lĩnh vực khác trong khu vực, nhưng hiệu quả này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của lượng vốn bỏ ra ban đầu. Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế cần có một cú huých để phát triển hơn nữa trong những năm tiếp theo và có định hướng phát triển cụ thể trong tương lai. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với các nhà đầu tư và nhân dân địa phương Đối với các nhà đầu tư: lựa chon các chiến lược đầu tư hợp lý, có trọng điểm. Khuyến khích các hoạt động đầu tư liên quan đến bảo vệ môi trường, gắn liền với phát SVTH: Hồ Thị Diệu 66 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đối với người dân địa phương: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của Ngành du lịch trong điều kiện hiện nay. Mặc dù đã có chuyển biến rõ nét bước đầu trong thời gian qua, song cần tiếp tục tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức sâu rộng trong xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển du lịch, nhất là nhận thức tư tưởng của cán bộ quản lý của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương. Tạo ra sự chuyển biến thực chất trong việc ban hành chính sách phát triển du lịch, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ở các địa phương trọng điểm du lịch. 2.2. Đối với Tổng cục du lịch và nhà nước Nâng cao hơn nữa vai trò quản lý nhà nước đối với sự nghiệp phát triển du lịch theo hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy chuyên ngành du lịch cấp Trung ương và một số địa bàn trọng điểm; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách, luật pháp nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hấp dẫn cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Tăng cường công tác chỉ đạo để đảm bảo thực hiện tốt các nội dung, chỉ tiêu phát triển du lịch được phê duyệt trong chiến lược và quy hoạch, chú trọng các chỉ tiêu phát triển vùng, liên vùng và các địa bàn trọng điểm. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, luật pháp có liên quan đến sử dụng vốn cho phát triển du lịch, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư du lịch để nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh. 2.3. Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Sở văn hóa thể thao và du lịch Tranh thủ sự tài trợ, đầu tư của các tổ chức, các cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức phi chính phủ để tăng lượng vốn đầu tư cho phát triển du lịch đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển du lịch. SVTH: Hồ Thị Diệu 67 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Giáo dục nhận thức cho người dân thông qua các cuộc họp, các cuộc thi tìm hiểu về đầu tư phát triển du lịch. Cần có chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng vào những khu du lịch dịch vụ quy mô lớn, trước mắt có cơ chế để xã hội hóa, huy động các doanh nghiệp xây dựng các khu dịch vụ tại Cảng Chân Mây và trung tâm thành phố Huế. Ưu tiên thu hút đầu tư về cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch, nhất là "các nhà đầu tư chiến lược" có thương hiệu mạnh, đẳng cấp sớm đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm, phát triển và duy trì các loại hình dịch vụ du lịch nói trên tại làng cổ Phước Tích, Cầu ngói Thanh Toàn... Nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ trong ngành là nhiệm vụ trong tâm trong định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước cần phải trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ du lịch vì phần nhiều cán bộ, công chức ở cấp Tổng cục Du lịch và các địa phương từ các ngành khác, hoặc học các ngành khác nhau, chưa nắm vững được kiến thức chuyên ngành du lịch; nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý kinh tế. Đối với nguồn nhân lực các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư chú trọng bồi dưỡng kiến thức thị trường, ngoại ngữ và nghiệp vụ chuyên sâu, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. SVTH: Hồ Thị Diệu 68 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia 2. Brandley R.Schiller (2002), Kinh tế ngày nay, NXB Đại học quốc gia 3. Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê hàng năm từ năm 1991 đến năm 2013 4. Cục thổng kê tỉnh Thừa Thiên Huế, Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế các năm 2012 – 2015 5. Hồ Sỹ Nguyên (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sỹ Viện nghiên cứu chiến lược – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 6. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ 7. Nguyễn Văn Phát (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội 8. Nguyễn Hà Quỳnh Giao, Phạm Xuân Hậu, Thực trạng và định hướng khai thác các di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM 9. Nguyễn Hà Quỳnh Giao (2011), Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 – 2009, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TPHCM 10. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Số liệu kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012 – 2015 11. Th.S Hồ Tú Linh (2014), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học kinh tế Huế 12. Viện Kinh tế (2009), Giáo trình kinh tế học phát triển, NXB Chính trị - Hành chính SVTH: Hồ Thị Diệu 69 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Quang Phục Một số trang web: 1. Báo đầu tư (2016), Thừa Thiên Huế thu hút đầu tư vào hạ tầng đô thị, 2. lich-tam-co-quoc-te/353347.vnp 3. https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn/ 4. TucID=345&l=vn 5. Tạp chí du lịch hoi.html 6. Tạp chí du lịch, Đầu tư phát triển các khu du lịch ở Việt Nam, 7. Website Du lịch Việt Nam tour/du-lich-hue/ SVTH: Hồ Thị Diệu 70 Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfho_thi_dieu_9925.pdf
Luận văn liên quan