Khóa luận Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình

Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định, hàng tồn kho, tài sản vô hình sử dụng trong nông nghiệp và được phân loại theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, nguồn vốn và theo thời gian, có đặc trưng gắn liền với sản xuất nông nghiệp và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, GDP và sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, quản lý đầu tư phát triển nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, các yếu tố đặc điểm tự nhiên và văn hoá xã hội vùng nghiên cứu

pdf105 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh cao 11,7 70 18,3 ( Nguồn : Kết quả xử lý số liệu bằng SPSS ) SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 59 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Nhận xét : Qua kiểm định về mức độ đồng ý của người dân và cán bộ quản lý ta thấy các tiêu chí hiệu quả về môi trường khi đầu tư vào nông nghiệp có giá trị Sig ( 2 phía) đều lớn hơn mức ý nghĩa 0,05 nên ta chưa có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho, điều này có nghĩa các tiêu chí này có giá trị bằng 4, đã đạt đến mức “ đồng ý”. Kết quả kiểm định cho thấy công việc này thực hiện tốt. Kết luận : Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bình đã tập trung thực hiện kiên cố hóa kênh mương và đầu tư cho các công trình đê, kè, sông, biển theo các chương trình của tỉnh để phát triển kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống bão lụt. ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động tự nhiên của vùng nội địa cũng như vùng ven biển gây ra. Đây là những tác động tích cực về mặt môi trường khi đầu tư vào nông nghiệp. Tuy nhiên Quảng Bình là một trong những tỉnh miền trung chịu tác động nặng nề của thiên tai, do đó công tác bảo vệ môi trường cần được chú trọng và quan tâm đầu tư vào các công trình thủy lợi hơn nữa nhằm đối phó với các tác động của thiên tai. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 60 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH. 3.1. Định hướng 3.1.1. Định hướng chung cho lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. a) Ngành nông nghiệp: - Xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện, phát triển bền vững, được áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hóa, vươn lên thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, đảm bảo an toàn lương thực và đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo ra nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, mở rộng thị trường, góp phần tăng kim ngạch cho xuất khẩu, bảo vệ môi trường sinh thái. - Đẩy mạnh kinh tế hợp tác xã, tiếp tục đổi mới hoạt động các nông lâm trường trở thành trung tâm kinh tế, thương mại, văn hoá xã hội trong vùng. - Gắn mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm, chợ, nhà ở, nước sạch... nâng cao dân trí và từng bước cải thiện đời sống nông dân. b) Ngành lâm nghiệp: - Phát huy thế mạnh, sử dụng ngày càng có hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng, lao động xã hội, từng bước hình thành cơ cấu lâm - nông - công nghiệp hợp lý trên từng vùng, thu hút các thành phần kinh tế làm nghề rừng, áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế về bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. - Xây dựng và phát triển vốn rừng, bảo vệ chăm sóc nuôi dưỡng, làm giàu rừng 1 cách hợp lý, từ đó nâng cao chất lượng và sản lượng từ rừng. Đẩy mạnh trồng rừng và cải tạo rừng tự nhiên đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2015 độ che phủ rừng đạt 67-68% và năm 2020 đạt 69-70%. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 61 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân c) Ngành thủy sản: - Tập trung đầu tư để đưa ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát huy tiềm năng và lợi thế về đất đai mặt nước, vùng biển và các nguồn lực để phát triển tổng hợp kinh tế thuỷ sản cả đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. - Đẩy mạnh khai thác khơi, chú trọng khai thác các đối tượng xuất khẩu, hạn chế khai thác vùng lộng, giảm khai thác ven bờ để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. - Đầu tư mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên tất cả các loại hình mặt nước ngọt, lợ, mặn và nuôi trên biển, chú trọng phát triển nuôi thâm canh, nuôi theo công nghệ sinh học, phát triển dịch vụ giống, thức ăn cho nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường công tác dự báo và phòng trừ dịch bệnh để đẩy mạnh phong trào nuôi trồng thuỷ sản. - Tăng cường công tác thăm dò và dự báo ngư trường để chỉ đạo khai thác có hiệu quả. - Nghiên cứu tìm kiếm thị trường để đầu tư đổi mới công nghệ, tăng chất lượng giá trị sản phẩm chế biến xuất khẩu nhằm giải quyết đầu ra cho nuôi trồng và đánh bắt. Khuyến khích ngư dân tham gia chế biến thuỷ sản phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu nhằm tạo công ăn việc làm cho ngư dân. 3.1.2. Định hướng phát triển các lĩnh vực nông nghiệp a) Ngành nông nghiệp: - Hoàn thiện từng bước cơ cấu cây trồng nhằm tăng năng suất, sản lượng. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với hệ sinh thái theo hướng phát triển mạnh cây công nghiệp và chăn nuôi, tạo thành những vùng sản xuất tập trung cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả gắn với công nghiệp chế biến. - Đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Thực hiện việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa nhanh các giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất cao, phù hợp với sinh thái và điều kiện của từng vùng. Sử dụng đất đai hợp lý, thường xuyên nâng cao độ phì của đất, bảo vệ tốt môi trường đất. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 62 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Về trồng trọt: - Cây lương thực: Đưa nhanh giống lúa kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện thâm canh lúa trên diện tích gieo trồng 35.000 ha, ổn định diện tích gieo trồng lúa từ nay đến năm 2010 và 2020 là 48.000-49.000 ha. Tập trung mở rộng các vùng lúa chất lượng cao ở các huyện, thành phố: Lệ Thuỷ, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Quảng Trạch nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Phấn đấu đến năm 2015 có 8.000 – 9.000 ha lúa chất lượng cao và năm 2010: 12.000 – 15.000 ha; đến năm 2010 đạt 25,5- 26 vạn tấn lương thực trong đó thóc 23,9 vạn tấn, đến năm 2015 đạt 28,5 vạn tấn, đến năm 2020 sản lượng lương thực đạt 29-29,5 vạn tấn, trong đó thóc 27,5 vạn tấn. - Cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày: khuyến khích các thành phần kinh tế nhất là hộ gia đình trồng cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày, cây nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu. Hình thành các tiểu vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày ở ven các sông, cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả ở phía Tây các huyện, thích hợp với đất đai và thế mạnh của từng vùng. Tập trung phát triển một số loại cây trồng làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu như cao su, sắn, lạc, hồ tiêu, cây ăn quả. - Cây cao su: là cây kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đến năm 2010 có khoảng: 10.500 - 10.800 ha; năm 2015: 12.500 -14.500 ha và sau năm 2015 ổn định quy mô: 15.000 ha. Sản lượng đến năm 2010 đạt 5.000 tấn, đến năm 2015 đạt 6.500-7.000 tấn, đến năm 2020 đạt 8- 9.000 tấn. Về chăn nuôi: - Đẩy mạnh phát triển đàn gia súc gia cầm, thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn gia súc theo hướng sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn nhằm nâng cao chất lượng tổng đàn. Nhân rộng mô hình trồng cỏ năng suất cao phục vụ chăn nuôi trâu bò thịt. Tích cực tìm kiếm thị trường xuất khẩu thịt đông lạnh, đồ hộp để phát triển nhanh đàn bò, đàn lợn. Nghiên cứu hình thành vùng nuôi bò, trâu sữa ở vùng phía Tây của tỉnh. Phát triển mạnh đàn gia cầm lấy thịt, trứng dưới hình thức hộ gia đình, mở rộng hình thức hộ chuyên chăn nuôi gia cầm công nghiệp và bán công nghiệp để phục vụ đủ nhu cầu SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 63 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân thịt gia cầm trên địa bàn. Phát triển thêm một số đối tượng nuôi khác có giá trị cao như đàn ong, đàn dê, đà điểu, ngan Pháp...Phấn đấu đưa tỷ trọng chăn nuôi đến năm 2010 đạt 40-42%, đến năm 2015 đạt 43-45% và đến năm 2020 đạt 46-48% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. b) Ngành lâm nghiệp: - Tăng cường công tác khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc rừng hiện có nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm nâng cao chất lượng rừng. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành với lãnh thổ, gắn lợi ích kinh tế với trách nhiệm người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Tiếp tục thực hiện việc giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia bảo vệ, phòng chống cháy rừng, tăng cường các biện pháp để hạn chế nạn chặt phá rừng làm nương rẫy và khai thác buôn bán gỗ, tài nguyên rừng trái phép. - Thông qua hình thức tái sinh rừng theo diễn thể tự nhiên để khoanh nuôi phục hồi và hình thành rừng, phấn đấu từ nay đến năm 2020 khoanh nuôi 100.000-120.000 ha. - Tích cực huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, tổ chức kinh tế, vốn liên doanh, liên kết để trồng rừng nguyên liệu, rừng kinh tế nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, ngoài ra cần tích cực trồng cây phân tán 2 bên đường Hồ Chí Minh, các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, các tuyến giao thông nội thị, các khu công nghiệp, các điểm du lịch, trồng rừng phòng hộ ven biển để bảo vệ môi trường sinh thái. - Ổn định sản lượng gỗ khai thác rừng tự nhiên 10.000 m3/năm. Tăng cường khai thác gỗ rừng trồng để phục vụ cho chế biến và xây dựng. c) Ngành thủy sản: - Đánh bắt hải sản: Chú trọng đầu tư đồng bộ: phương tiện, ngư cụ, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật để phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ. Tích cực tháo gỡ khó khăn cho các HTX đánh bắt xa bờ. - Chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp theo hướng đánh bắt khơi và xa bờ, đẩy mạnh khai thác hải sản xuất khẩu nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng khai thác xa khơi. Đầu SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 64 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân tư phát triển đa nghề, ứng dụng các nghề đánh bắt có hiệu quả như vây ngày, chụp mực, rê khơi... nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng khai thác khơi, đưa sản lượng khai thác khơi và xa bờ đến năm 2010 chiếm tỷ lệ 60-70% và sau năm 2010 chiếm trên 70% tổng sản lượng khai thác. Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, phấn đấu đến năm 2010 sản lượng đánh bắt đạt 29.000-30.000 tấn, trong đó nguyên liệu cho xuất khẩu chiếm 33-34%; Đến năm 2015 dự kiến đạt 35.000 - 37.000 tấn, trong đó nguyên liệu cho xuất khẩu chiếm 35-36%; Đến năm 2020 dự kiến đạt 40.000 - 45.000 tấn, trong đó nguyên liệu cho xuất khẩu chiếm 37-38%. - Nuôi trồng thuỷ sản: Tập trung đầu tư để phát triển nhanh nuôi trồng thuỷ sản ở trên các loại hình nuôi nước ngọt, mặn, lợ, nuôi trên cát, chú trọng nâng cao hiệu quả các dự án nuôi tôm công nghiệp. Nâng cấp 1 số tiểu vùng nuôi thâm canh và bán thâm canh, mở rộng diện nuôi cá lồng trên sông biển, hồ chứa. Đa dạng hoá các đối tượng nuôi, tập trung vào nuôi các giống có hiệu quả, thuỷ đặc sản như nghêu, sò, huyết, cá chình, ốc hương, ba ba, ếch... nhằm tăng nhanh giá trị nuôi trồng. Đẩy mạnh nuôi tôm, nuôi cá nước ngọt, ao hồ chứa ở miền núi, trung du, nuôi ruộng lúa vùng trũng ở Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Bố Trạch. Phấn đấu diện tích nuôi trồng đến năm 2010 đạt 4.000 ha, trong đó diện tích nuôi mặn lợ 1.800 ha (riêng nuôi thâm canh và bán thâm canh là 1.200-1.300 ha), 2.000 lồng nuôi cá; sản lượng nuôi trồng đạt 8.000 tấn - 9.000 tấn. Đến năm 2015 diện tích nuôi trồng 5.000ha, trong đó diện tích nuôi mặn lợ: 2.000-2.200ha (riêng nuôi thâm canh và bán thâm canh 1.600-1.700 ha), nuôi nước ngọt: 2.800-3.000ha, sản lượng nuôi trồng đạt 12-14 ngàn tấn; Đến năm 2020 diện tích nuôi trồng 5.500-6.000 ha, trong đó diện tích nuôi mặn lợ: 2.500-2.800 ha (riêng nuôi thâm canh và bán thâm canh 1.800-2.000 ha), nuôi nước ngọt: 3.200-3.500 ha, ổn định nuôi cá lồng bè trên các sông hồ, trong đó phát triển 200 lồng nuôi ở biển. Sản lượng nuôi trồng đến năm 2020 đạt 15-20 ngàn tấn. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 65 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân - Bảo vệ, phát triển nguồn lợi thuỷ sản: Xây dựng dự án bảo vệ và phát triển nguồn lợi tôm biển của vùng biển Quảng Bình; điều tra nghiên cứu ngư trường vùng biển của tỉnh, xây dựng cơ sở khoa học về đa dạng sinh học biển, trữ lượng và nguồn lợi hải sản phục vụ cho quy hoạch phát triển. - Chế biến thuỷ sản: Trong những năm tới cần khai thác tới mức tối đa công suất các nhà máy hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới quy trình sản xuất để giảm mức tổn hao nguyên liệu. Mặt khác chú trọng đầu tư nâng cấp và đổi mới trang thiết bị, sử dụng công nghệ và các dây chuyền sản xuất tiên tiến, đồng thời có chính sách và cơ chế hợp lý đối với hoạt động xuất nhập khẩu thuỷ sản nhằm đẩy mạnh chế biến thuỷ sản. Phấn đấu sản lượng thuỷ sản chế biến đến năm 2010 đạt 1.500 tấn, đến năm 2015 đạt 2.000 tấn, đến năm 2020 đạt 3.000tấn. - Nghiên cứu cơ chế gắn công nghiệp chế biến với đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản thông qua các chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư, cho vay vốn, khép kín từ sản xuất nguyên liệu đến thu mua chế biến xuất khẩu. Mặt khác chủ động phối hợp với các địa phương, cơ sở sản xuất ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng. - Đa dạng hoá các sản phẩm chế biến, đẩy mạnh hợp tác liên doanh liên kết nhằm tạo ra mặt hàng có khối lượng lớn và có tính cạnh tranh, phát triển các nghề chế biến cá như: chế biến nước mắm truyền thống, hải sản khô, ruốc quết, chế biến bột cá, thức ăn gia súc. 3.1.3. Các định hướng thực hiện quy hoạch trong lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. a) Ngành nông nghiệp: - Cần rà soát lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới để bố trí điều chỉnh cơ cấu cây trồng vật nuôi một cách hợp lý trên từng địa bàn nhằm khai thác lợi thế tự nhiên, kinh tế của từng vùng sinh thái, nâng cao khả năng của các loại nông sản hàng hoá. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 66 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân - Tổ chức tốt mạng lưới khuyến nông cơ sở, hướng dẫn tập huấn cho nông dân nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi, xây dựng mô hình nông lâm ngư kết hợp và hướng dẫn cho nông dân phát triển sản xuất theo quy hoạch. - Cần nghiên cứu xây dựng đồng bộ hệ thống phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống lúa chịu hạn, lúa cạn, giống lúa thơm chất lượng cao để áp dụng vào sản xuất. - Tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng các nguồn vốn trong và ngoài nước. Trước hết huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương, triển khai xây dựng các công trình thuỷ lợi mới để tạo thêm nguồn nước, khai thác tối đa công suất, hiệu quả sử dụng công trình hiện có, mặt khác cần tích cực đẩy mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực nông lâm ngư. - Tăng cường công tác khuyến nông để phổ biến, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. - Đẩy mạnh công tác giống để nâng cao thể trọng và chất lượng đàn gia súc, gia cầm bằng các chương trình như lai hoá, sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phát triển các cơ sở giống lợn ngoại để phục vụ chương trình nạc hoá đàn lợn. - Lựa chọn công nghệ, máy móc phục vụ cơ giới hoá khâu làm đất, thu hoạch, chế biến nông sản nhằm giảm chi phí trong sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm. b) Ngành lâm nghiệp: - Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng để người dân bảo vệ và phát triển vốn rừng, đồng thời có chế độ chính sách hợp lý sở hữu sản phẩm từ rừng để đảm bảo đời sống cho nông dân sống bằng nghề rừng. - Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để mọi người dân hiểu và có trách nhiệm bảo vệ rừng. Củng cố hệ thống tổ chức ngành quản lý đủ mạnh để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 67 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân - Đẩy mạnh công tác khuyến lâm, khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng rừng, đưa các giống cây có năng suất cao, tăng trưởng nhanh vào sản xuất. - Huy động mọi nguồn vốn nhà nước, ODA, vốn thuế tài nguyên để đầu tư trồng mới, chăm sóc và bảo vệ rừng. - Tổ chức lại ngành lâm nghiệp đồng bộ trên 3 lĩnh vực: tổ chức lại rừng, tổ chức quản lý Nhà nước và nghề rừng, chuyển mạnh mẽ sang hình thức kinh doanh tổng hợp nghề rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội, gắn với dân, đất đai, tài nguyên để khai thác toàn diện thế mạnh của rừng. - Có kế hoạch thu hút lực lượng cán bộ có năng lực, đào tạo bổ sung nguồn nhân lực có kỹ thuật cho lĩnh vực lâm nghiệp. c) Ngành thủy sản: - Triển khai quy hoạch chi tiết các vùng nuôi tập trung, tiếp tục điều tra khảo sát tiềm năng diện tích vùng đất cát trên các địa bàn các huyện để quy hoạch nuôi các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. - Huy động các nguồn vốn nhất là nguồn vốn trong dân, trong các doanh nghiệp để đầu tư cho các lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, đánh bắt. Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, khuyến khích hình thức tổ hợp tác, củng cố HTX đánh bắt xa bờ, phát triển hình thức HTX nuôi trồng và nghề cá trong nhân dân. - Tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật, giải quyết các vấn đề bức thiết về công nghệ trong nuôi trồng thuỷ sản. - Đẩy mạnh hoạt động khuyến ngư, tăng cường đào tạo tập huấn và ứng dụng kỹ thuật mới, xây dựng mô hình trình diễn và ứng dụng nuôi sinh học, nuôi sạch , nuôi tôm sú và thuỷ sản đặc sản xuất khẩu. - Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu ở Trung ương để nhập khẩu một số loại hải đặc sản sạch bệnh, có giá trị kinh tế cao, quý hiếm và công nghệ sản xuất giống nhân tạo để sản xuất con giống tốt trên địa bàn, đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất trong tỉnh. Mặt khác nâng cấp trung tâm sản xuất giống của tỉnh thành trung tâm sản xuất giống cấp I, cung cấp giống thủy sản cho khu vực miền Trung và các khu vực khác trong cả nước. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 68 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 3.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. 3.2.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp nước ta và các nước trên thế giới, nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp giai đoạn tới, quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT như sau: Thứ nhất là, xác định nông nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội từ đó có những định hướng đúng đắn và quán triệt thực hiện nó làm cơ sở huy động và sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Gắn việc thực hiện đầu tư phát triển nông nghiệp với việc tạo điều kiện cho các nhà thầu sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn, miền núi thực hiện các dự án để phát triển doanh nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thứ hai là, thực hiện triệt để việc tích tụ và tập trung vốn nhằm huy động tối đa vốn ĐT cho PT nông nghiệp, tăng cường đầu tư theo phương thức xã hội hóa. Nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp quá lớn, vượt quá khả năng nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông nghiệp tỉnh Quảng Bình còn nhiều yếu kém, việc huy động tối đa vốn ĐT cho PT nông nghiệp để sớm đầu tư đảm bảo hạ tầng nông nghiệp đạt đến điểm dừng, ổn định quy mô nền kinh tế, quy mô vốn ĐT cho PT nông nghiệp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp sau này, đảm bảo vừa hiệu quả từ việc đóng góp trong nhân số tài chính, nhân số kích cầu vừa tiết kiệm chi phí và hiệu quả sử dụng tài sản hình thành sau đầu tư. Thứ ba là, tập trung ưu tiên đầu tư để phát huy các yếu tố liên quan TFP trong nông nghiệp, chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu để phát triển bền vững: Ưu tiên các ngành, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, phục vụ phát triển tạo sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 69 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân sản phẩm cao. Quan tâm sử dụng vốn cho bảo vệ môi trường sinh thái, gắn phát triển kinh tế - xã hội. 3.2.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển nông nghiệp đảm bảo mức tăng trưởng GDP nông nghiệp hàng năm trên 7%, tăng trưởng GDP thuỷ sản khoảng 8-9%. Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp ngày càng cao hơn vốn ĐT cho PT nông nghiệp. Huy động tối đa nguồn vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chính sách thu hút ĐT cho PT nông nghiệp và ưu tiên vốn nhà nước cho ĐT cho PT nông nghiệp. Theo dự báo nhu cầu vốn ĐT cho PT nông nghiệp rất lớn so với khả năng nội lực của tỉnh, cần phải tập trung huy động tối đa nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Trung ương, vốn đầu bên ngoài và nước ngoài (ODA, FDI, NGO). Sử dụng hợp lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chính sách ưu tiên ngành, nghề đầu tư, lãnh thổ, địa phương, dự án, chương trình đầu tư, tổ chức và cá nhân. Tăng vốn ĐT cho PT nông nghiệp cho kết cấu hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Đáp ứng nhu cầu vốn hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thành các công trình lớn, chú trọng phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề môi trường ngay trong công tác quy hoạch và điều hành. Huy động và sử dụng hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp, nghĩa là đáp ứng các chỉ tiêu như ICOR ngày càng giảm, TFP xu hướng ngày càng tăng, tỷ lệ vốn ĐT cho PT nông nghiệp so với GDP nông nghiệp ngày càng giảm, vốn ĐT cho PT đóng góp ngày càng cao trong phát triển bền vững ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế xã hội Quảng Bình nói chung. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 70 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Quảng Bình. 3.3.1. Các giải pháp chung Một là, Nâng cao nhận thức vai trò phát triển nông nghiệp bền vững, từ đó có những định hướng, chính sách đúng đắn và quán triệt thực hiện. Kết quả cho thấy, vốn ĐT cho PT nông nghiệp Quảng Bình không ổn định, có những giai đoạn mức đầu tư thấp chưa tương xứng với vai trò, vị trí và đóng góp của nó vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Hai là, Nguồn lực cơ bản cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình gồm vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên cho nông nghiệp. Tập trung nguồn lực cho nông nghiệp thể hiện ở ưu tiên đầu tư vốn, nguồn nhân lực (ưu tiên cho công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực), khoa học công nghệ cho nông nghiệp, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp. Về tập trung đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp Triển khai, thực hiện tốt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, cần có quy hoạch phát triển nguồn nhân lực riêng cho lĩnh vực nông nghiệp nhằm cụ thể hoá. Thực hiện chính sách tuyển dụng, bố trí sử dụng hiệu quả lao động trong nông nghiệp đặc biệt là nguồn nhân lực quản lý nhà nước về nông nghiệp, đầu tư phát triển nông nghiệp. - Tập trung nguồn lực khoa học và công nghệ cho nông nghiệp Quảng Bình Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, thủy lợi hóa, cơ giới hóa, thông tin hóa. Sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường trong đầu tư phát triển nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. Tập trung ưu tiên nâng cao năng suất, chất lượng phát triển nông nghiệp là yếu tố quyết định đến nâng cao hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 71 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Nhà nước cần ưu tiên vốn đầu tư, tập trung phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. Tập trung đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống giao thông, thuỷ lợi, hồ chứa, cấp thoát nước, hệ thống đê sông, đê biển ngăn lũ, thoát lũ, phòng chống sạt lở,bảo vệ tài nguyên và môi trường. Ba là, Tập trung đẩy mạnh các tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đa dạng hoá các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp bao gồm hộ nông dân, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, trong đó định hướng hộ nông dân phát triển theo hình thức trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp nhằm tăng quy mô, năng lực hoạt động (vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý, tiếp cận thị trường), khả năng cạnh tranh. Tư là, Nhà nước cần có quy hoạch, kế hoạch phát triển cho nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đầu tư phát triển nông nghiệp Quy hoạch đầu tư phát triển theo hướng nông nghiệp thực sự trở thành vùng hậu phương giàu mạnh trong quá trình công nghiệp hoá, giảm đáng kể sự chênh lệch về thu nhập của nông thôn và thành thị, cơ cấu sản xuất có hiệu quả cao, thu hút nhiều lao động. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao nhằm cung cấp thực phẩm an toàn, hoa cây cảnh gắn sản xuất hàng hóa nông nghiệp với du lịch, tạo nguyên liệu cho phát triển công nghiệp. Năm là, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về nông nghiệp Ban hành mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, định hướng, quy hoạch, kế hoạch đảm bảo mục tiêu, hiệu quả quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp. Sáu là, Bảo vệ và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cho phát triển nông nghiệp Lập quy hoạch đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi tỉnh Quảng Bình, trong đó quy hoạch, bảo vệ và ổn định đất trồng lúa, bảo vệ, đầu tư phát triển giống. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 72 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 3.3.2. Các giải pháp riêng 3.3.2.1. Phát triển khoa học và công nghệ vào nông nghiệp. - Xây dựng cơ chế chính sách để phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ của đất nước, tạo điều kiện phát huy sức sáng tạo của các chuyên gia giỏi, đặc biệt là các thế hệ cán bộ trẻ. Thu hút chuyên gia nước ngoài, chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài tham gia các hoạt động phát triển khoa học và công nghệ trong tỉnh. - Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, môi giới, dịch vụ khoa học và công nghệ để phát triển thị trường công nghệ. Sớm xây dựng cơ chế có hiệu quả gắn kết giữa khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh. - Nghiên cứu, áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng dụng công nghệ mới trong kiểm soát và xử lý môi trường. Quan tâm đầu tư cho công tác điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên. - Sớm xây dựng các trung tâm nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường đầu tư thích đáng, có hiệu quả cho hoạt động khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho khoa học công nghệ đi vào phục vụ sản xuất và đời sống. - Tăng cường chất lượng các hoạt động đánh giá, nghiệm thu chuyển giao các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học. Phát triển nguồn nhân lực vào nông nghiệp - Tập trung đầu tư, phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đến năm 2010 có 1 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp nghề, mổi huyện có ít nhất 1 trung tâm dạy nghề. Thành lập khoa nội trú trong trường dạy nghề để tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số được học nghề theo chính sách hỗ trợ của nhà nước. Sắp xếp và từng bước hoàn chỉnh xây dựng hệ thống giáo dục chuyên nghiệp và các trường dạy nghề, tập trung xây dựng, nâng cấp các trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, dạy nghề để mở rộng đào tạo nghề ngắn hạn cho từng khu vực. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 73 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân - Phải tập trung tạo ra nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận khoa học tiên tiến, kỹ thuật công nghệ cao, vừa đảm bảo chất lượng đại trà, vừa chú ý các mũi nhọn, tích cực phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng người tài. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn, cho thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là dạy nghề cho lao động vùng chuyên canh, vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế. - Đẩy mạnh các hoạt động của các trung tâm giáo dục cộng đồng, trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công... để phổ cập kiến thức khoa học phổ thông cho người lao động, giới thiệu và chuyển giao công nghệ, kỹ thuật mới tiên tiến trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, chế biến nông lâm thuỷ sản, nâng cao kỹ năng sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hoá. 3.3.2.2. Đẩy mạnh công nghệ chế biến nông lâm thuỷ sản. Đầu tư phát triển theo chiều sâu các cơ sở sản xuất với trang thiết bị hiện đại, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản trong tất cả các khâu đánh bắt, nuôi trồng, bảo quản, chế biến, vận chuyển tiêu thụ. Nâng năng lực sản xuất hải sản đông lạnh, sản xuất thức ăn gia súc, thức ăn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu xây dựng các nhà máy chế biến rong câu, chế biến nước hoa quả Phát triển cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp, sản xuất công cụ thông thường, đồ dùng gia đình. Mở rộng và đa dạng hóa thị trường, giữ vững thị trường truyền thống Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công, tăng nhanh tỷ trọng thị trường các nước châu Âu, Bắc Mỹ, coi trọng thị trường trong nước. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 74 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân KẾT LUẬN Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là những chi phí bỏ ra để hình thành nên tài sản cố định, hàng tồn kho, tài sản vô hình sử dụng trong nông nghiệp và được phân loại theo ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, nguồn vốn và theo thời gian, có đặc trưng gắn liền với sản xuất nông nghiệp và có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường và các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp bao gồm: Chủ thể quản lý, huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, GDP và sản lượng nông nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ, quản lý đầu tư phát triển nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp, các yếu tố đặc điểm tự nhiên và văn hoá xã hội vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu thực trạng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cho thấy giá trị, quy mô và tốc độ tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Quảng Bình đạt thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Kết quả nghiên cứu thực trạng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 cho thấy, một đồng GDP được tạo ra được sử dụng một lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp thấp, thấp hơn nhiều nền kinh tế chung và công nghiệp, dịch vụ. Mặc dù chưa đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế, tỉnh Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả và hiệu quả to lớn đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình cho thấy: Những hạn chế trong quy mô, tăng trưởng và bất hợp lý về cơ cấu nguồn vốn, địa phương, theo ngành của vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình về mặt kinh tế chưa cao. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 75 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân Tăng trưởng GDP nông nghiệp đạt mức thấp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, một nguyên nhân cơ bản là chưa tập trung nguồn lực so với các tỉnh, thành miền Trung khác. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Bình khắc nghiệt thường xảy ra mưa lũ, địa hình dốc và hẹp, làm cho nhu cầu đầu tư hạ tầng nông nghiệp rất lớn, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. Nguồn nhân lực, khoa học trong nông nghiệp của tỉnh Quảng Bình còn thiếu và yếu, mặc dù tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh nhưng vẫn còn thấp cùng với hạ tầng nông nghiệp còn thiếu, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Điều kiện kinh tế tỉnh Quảng Bình còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế nhỏ, đời sống người dân khó khăn, thu nhập người lao động trong nông nghiệp thấp, hạn chế khả năng huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp làm giảm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. Đề tài đã đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) và định hướng chiến lược hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Quảng bình, đồng thời, xác định nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2020, trên cơ sở đó đề tài đưa ra định hướng, mục tiêu và đề xuất nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS.Trương Tấn Quân, các anh chị phòng Kinh tế nói riêng và Sở KH-ĐT nói chung đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 76 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân KIẾN NGHỊ Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh, là nhân tố quan trọng làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương. Qua nghiên cứu em xin đưa ra một số kiến nghị như sau : Kiến nghị với nhà nước : Nhà nước cần ban hành các cơ chế chính sách có tính ổn định, thống nhất, xây dựng các chiến lược dài hạn trong đầu tư phát triển cho nông nghiệp Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng. Các ngành, các cấp chủ động xây dựng chương trình, đề án cải cách hành chính, đổi mới và phát triển tổ chức, đẩy nhanh giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công việc. Thực hiện hiệu quả cơ chế “một cửa”, phát triển mô hình một cửa điện tử trong các cơ quan hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính. Kiến nghị với UBND tỉnh và các ban ngành liên quan : Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình Tăng cường vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp và lập kế hoạch vốn ĐT cho PT trung và dài hạn .Việc xây dựng kế hoạch danh mục dự án và kế hoạch thực hiện đầu tư hàng năm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch vốn ĐT cho PT trung, dài hạn và được kiểm soát chặt chẽ. Ban hành quy chế phối hợp trong quản lý vốn đầu tư phát triển, trong đó có quy định cụ thể cơ chế phối hợp trong quản lý vốn ĐT cho PT nông nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 77 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình Niên giám thống kê hàng năm từ năm 2011 đến 2014. 2. Số liệu sở KH&ĐT, NN&PTNT Quảng Bình 3. Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia 4. Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê năm 2008 5. UBND tỉnh Quảng Bình, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm 2006- 2014. 6. Tài liệu quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình đến 2020 7. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội năm 2011 đến 2015 8. Trần Viết Nguyên, Vốn đầu tư cho phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đánh giá hiệu quả qua chỉ số ICOR, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 8 (399), 8-2011. 9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Số liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn 2001-2010 10. Nguyễn Thị Minh Châu (2007), Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia 11. Báo Đại đoàn kết (2013), Đầu tư vốn cho nông dân: Không chỉ là an toàn, hiệu quả, 12. Báo Mới (2009),Giúp vốn cho nông dân nghèo vượt khó, 13. Website Duyên hải miền Trung quan-ve-van-hoa-vung-duyen-hai-mien-trung-p1-default.html 14. World Bank (2011), The incremental capital output ratio (ICOR), SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT 78 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân PHỤ LỤC PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC HUẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN Phiếu điều tra đánh giá về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Kính thưa Ông/ Bà ! Đầu tiên xin gửi lời chào trân trọng đến quý Ông/ Bà. Tôi là sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế, đang nghiên cứu đề tài “ Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình” . Ý kiến của Ông/ Bà rất quan trọng trong nghiên cứu của tôi. Xin các quý Ông/ Bà cho biết ý kiến của mình về tình hình hiệu quả của vốn đầu tư vào nông nghiệp nơi Ông/Bà đang sống, bằng cách khoanh tròn vào con số thích hợp : • 1. Hoàn toàn không đồng ý • 2. Không đồng ý • 3. Không rõ ( không biết ) • 4. Đồng ý • 5. Hoàn toàn đồng ý Cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của quý Ông/ Bà. Địa phương tiến hành điều tra ( huyện ).............................................................. Địa phương Ông/Bà có nhận được sự đầu tư nào vào phát triển nông nghiệp hay không? Có  Tiếp tục phỏng vấn Không  Dừng phỏng vấn SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân I. MỘT VÀI THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN Xin hãy đánh dấu (X) vào ô vuông mà ông ( bà ) cho là thích hợp 1.1 Giới tính : Nam  Nữ  1.2 Tuổi: Dưới 25  Từ 25 đến 30  Từ 30 đến 40  Từ 40 đến 50  1.3 Trình độ văn hóa: ............................ 1.4 Trình độ chuyên môn : II : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ VÀO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH STT Câu bình luận Mức độ đồng ý I Chất lượng của nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp 1 2 3 4 5 1 Vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích vào phát triển nông nghiệp      2 Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư được thực hiện nhanh chóng trên cơ sở vốn đầu tư được phân bổ      3 Tình trạng tham nhũng, thất thoát vốn đầu tư được cải thiện      4 Mạng lưới tín dụng nông thôn được SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân      5 Vốn đầu tư cho nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao      II Hiệu quả chung khi đầu tư vào nông nghiệp 1 2 3 4 5 6 Năng suất cây trồng tăng lên      7 Mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao      8 Đa dạng hóa các loại hình chăn nuôi nhờ vốn đầu tư được chú trọng      9 Công tác trồng rừng, khai thác gỗ đạt hiệu quả kinh tế cao      10 Số lượng tàu có công suất lớn được đầu tư phục vụ đánh bắt với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao      11 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được đổi mới và cải tiến      III Hiệu quả về kinh tế do vốn đầu tư vào nông nghiệp 1 2 3 4 5 12 Số cơ sở hạ tầng đầu tư cho hoạt động phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên      13 Đóng góp của giá trị sản phẩm trong nông nghiệp vào GDP của tỉnh ngày càng tăng      SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 14 Các tổ chức kinh doanh nông nghiệp ngày càng phát triển      IV Kết quả vốn đầu tư cho nông nghiệp với phát triển xã hội 1 2 3 4 5 15 Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động      16 Năng suất lao động tổng nông nghiệp tăng lên do vốn đầu tư vào nông nghiệp      17 Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với các giai đoạn trước      18 Tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng lên      V Kết quả vốn đầu tư cho nông nghiệp với môi trường 1 2 3 4 5 19 Các công trình đê, kè, sông, biển và hệ thống kênh mương được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu      20 Kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống bão lụt được chú trọng      21 Tình trạng ô nhiễm môi trường được khắc phục      22 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh cao      Ông/Bà có ý kiến gì để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình hay không?................................................................................................. Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý Ông/ Bà! SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân PHỤ LỤC SPSS 1. Kiểm định One sample T- test về đánh giá chất lượng nguồn vốn khi đầu tư vào nông nghiệp Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích vào phát triển nông nghiệp 60 3 5 4.18 .651 Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư được thực hiện nhanh chóng trên cơ sở vốn đầu tư được phân bổ 60 3 5 4.17 .615 Tình trạng tham nhũng, thất thoát vốn đầu tư được cải thiện 60 3 5 4.03 .637 Mạng lưới tín dụng nông thôn được mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân 60 3 5 3.95 .534 Vốn đầu tư cho nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao 60 3 5 4.07 .686 Valid N (listwise) 60 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích vào phát triển nông nghiệp 60 4.18 .651 .084 Tình trạng tham nhũng, thất thoát vốn đầu tư được cải thiện 60 4.03 .637 .082 Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư được thực hiện nhanh chóng trên cơ sở vốn đầu tư được phân bổ 60 4.17 .615 .079 Mạng lưới tín dụng nông thôn được mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân 60 3.95 .534 .069 Vốn đầu tư cho nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao 60 4.07 .686 .089 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2-tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích vào phát triển nông nghiệp 2.182 59 .033 .183 .02 .35 Tình trạng tham nhũng, thất thoát vốn đầu tư được cải thiện .405 59 .687 .033 -.13 .20 Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư được thực hiện nhanh chóng trên cơ sở vốn đầu tư được phân bổ 2.098 59 .040 .167 .01 .33 Mạng lưới tín dụng nông thôn được mở rộng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân -.725 59 .471 -.050 -.19 .09 Vốn đầu tư cho nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao .753 59 .454 .067 -.11 .24 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 2. Kiểm định One sample T- test về đánh giá hiệu quả chung khi đầu tư vào nông nghiệp Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Năng suất cây trồng tăng lên 60 3 5 4.07 .660 Mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao 60 3 5 4.05 .622 Đa dạng hóa các loại hình chăn nuôi nhờ vốn đầu tư được chú trọng 60 3 5 4.10 .630 Công tác trồng rừng, khai thác gỗ đạt hiệu quả kinh tế cao 60 3 5 3.92 .671 Số lượng tàu có công suất lớn được đầu tư phục vụ đánh bắt với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao 60 3 5 4.12 .666 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được đổi mới và cải tiến 60 3 5 4.05 .565 Valid N (listwise) 60 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Năng suất cây trồng tăng lên 60 4.07 .660 .085 Mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao 60 4.05 .622 .080 Đa dạng hóa các loại hình chăn nuôi nhờ vốn đầu tư được chú trọng 60 4.10 .630 .081 Công tác trồng rừng, khai thác gỗ đạt hiệu quả kinh tế cao 60 3.92 .671 .087 Số lượng tàu có công suất lớn được đầu tư phục vụ đánh bắt với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao 60 4.12 .666 .086 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được đổi mới và cải tiến 60 4.05 .565 .073 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Năng suất cây trồng tăng lên .782 59 .437 .067 -.10 .24 Mô hình kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao .622 59 .536 .050 -.11 .21 Đa dạng hóa các loại hình chăn nuôi nhờ vốn đầu tư được chú trọng 1.230 59 .224 .100 -.06 .26 Công tác trồng rừng, khai thác gỗ đạt hiệu quả kinh tế cao -.962 59 .340 -.083 -.26 .09 Số lượng tàu có công suất lớn được đầu tư phục vụ đánh bắt với nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao 1.357 59 .180 .117 -.06 .29 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được đổi mới và cải tiến .685 59 .496 .050 -.10 .20 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 3. Kiểm định One sample T- test về đánh giá hiệu quả về kinh tế khi đầu tư vào nông nghiệp Descriptive Statistics N Minimu m Maxim um Mean Std. Deviation Số cơ sở hạ tầng đầu tư cho hoạt động phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên 60 3 5 4.08 .619 Đóng góp của giá trị sản phẩm trong nông nghiệp vào GDP của tỉnh ngày càng tăng 60 3 5 4.03 .637 Các tổ chức kinh doanh nông nghiệp ngày càng phát triển 60 3 5 4.07 .607 Valid N (listwise) 60 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Số cơ sở hạ tầng đầu tư cho hoạt động phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên 60 4.08 .619 .080 Đóng góp của giá trị sản phẩm trong nông nghiệp vào GDP của tỉnh ngày càng tăng 60 4.03 .637 .082 Các tổ chức kinh doanh nông nghiệp ngày càng phát triển 60 4.07 .607 .078 One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Difference 95% Confidence Interval of the Difference Low er Upper Số cơ sở hạ tầng đầu tư cho hoạt động phát triển nông nghiệp ngày càng tăng lên 1.043 59 .301 .083 -.08 .24 Đóng góp của giá trị sản phẩm trong nông nghiệp vào GDP của tỉnh ngày càng tăng .405 59 .687 .033 -.13 .20 Các tổ chức kinh doanh nông nghiệp ngày càng phát triển .851 59 .398 .067 -.09 .22 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 1. Kiểm định One sample T- test về đánh giá hiệu quả về xã hội khi đầu tư vào nông nghiệp Descriptive Statistics N Minimu m Maximu m Mean Std. Deviation Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động 60 3 5 4.13 .596 Năng suất lao động tổng nông nghiệp tăng lên do vốn đầu tư vào nông nghiệp 60 3 5 4.07 .686 Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với các giai đoạn trước 60 3 5 4.17 .668 Tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng lên 60 3 5 4.07 .607 Valid N (listwise) 60 One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động 60 4.13 .596 .077 Năng suất lao động tổng nông nghiệp tăng lên do vốn đầu tư vào nông nghiệp 60 4.07 .686 .089 Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với các giai đoạn trước 60 4.17 .668 .086 Tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng lên 60 4.07 .607 .078 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động 1.734 59 .088 .133 -.02 .29 Năng suất lao động tổng nông nghiệp tăng lên do vốn đầu tư vào nông nghiệp .753 59 .454 .067 -.11 .24 Tỷ lệ hộ nghèo giảm so với các giai đoạn trước 1.932 59 .058 .167 -.01 .34 Tỷ lệ lao động qua đào tạo được tăng lên .851 59 .398 .067 -.09 .22 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân 2. Kiểm định One sample T- test về đánh giá hiệu quả về môi trường khi đầu tư vào nông nghiệp Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Các công trình đê, kè, sông, biển và hệ thống kênh mương được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu 60 3 5 4.05 .649 Kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống bão lụt được chú trọng 60 3 5 4.07 .607 Tình trạng ô nhiễm môi trường được khắc phục 60 3 5 4.05 .675 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh cao 60 3 5 4.05 .565 Valid N (listwise) 60 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân One-Sample Statistics N Mean Std. Deviation Std. Error Mean Các công trình đê, kè, sông, biển và hệ thống kênh mương được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu 60 4.05 .649 .084 Kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống bão lụt được chú trọng 60 4.07 .607 .078 Tình trạng ô nhiễm môi trường được khắc phục 60 4.05 .675 .087 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh cao 60 4.05 .565 .073 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Tấn Quân One-Sample Test Test Value = 4 t df Sig. (2- tailed) Mean Differen ce 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper Các công trình đê, kè, sông, biển và hệ thống kênh mương được đầu tư, nâng cấp phục vụ tốt cho công tác tưới tiêu .597 59 .553 .050 -.12 .22 Kết cấu hạ tầng, ngăn mặn, điều hòa nước ngọt, phòng chống bão lụt được chú trọng .851 59 .398 .067 -.09 .22 Tình trạng ô nhiễm môi trường được khắc phục .574 59 .568 .050 -.12 .22 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh cao .685 59 .496 .050 -.10 .20 SVTH: Nguyễn Thị Hoa Lê – Lớp K46C KH-ĐT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_thi_hoa_le_5397.pdf
Luận văn liên quan