Khóa luận Nghiên cứu chính sách cổ tức của các Ngân hàng thương mại niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh

Tăng cường kiểm soát hoạt động chi trả cổ tức của các ngân hàng, tránh việc sử dụng chính sách cổ tức như là một công cụ phát tín hiệu để cạnh tranh trong việc thu hút nhà đầu tư giữa các ngân hàng với nhau.  Cần có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán hơn nữa, để gia tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu, qua đó, ngân hàng có thể thực hiện việc chi trả cổ tức bằng nhiều hình thức chi trả không dùng tiền mặt khác.  Có các điều chỉnh về mức đánh thuế thu nhập liên quan đến hoạt động chứng khoán.  Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, để gia tăng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào thị trường vốn tại Việt Nam đối với ngành ngân hàng, tạo nên sự đa dạng hóa trong cơ cấu vốn của các ngân hàng.  Cần có các biện pháp để hạn chế sự khác biệt liên quan đến thuế suất đánh trên cổ tức và thuế suất đánh trên lãi vốn.  Trước khi ban hành các nghị quyết, quyết định, quy định liên quan đến thuế thu nhập hay việc phân chia lợi nhuận sau thuế như thế nào cho cổ đông, Nhà nước cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn trong từng lĩnh vực, để có thể ban hành được nhưng quy định đúng đắn nhất. 3. Hạn chế của đề tài Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, Khóa luận đã vấp phải một số hạn chế sau:

pdf126 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu chính sách cổ tức của các Ngân hàng thương mại niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để thực hiện các dự án đầu tư cũng như sự tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, chính sách cổ tức an toàn đòi hỏi nếu các ngân hàng muốn cắt giảm tỷ lệ chi trả cổ tức để phục vụ cho các dự định khác cho sự phát triển của ngân hàng trong tương lai, thì cần thiết phải thực hiện từng bước và nhẹ nhàng, tránh việc Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 75 cắt giảm đột ngột. Bất kể cổ đông nào cũng sẽ vô cùng quan tâm đến sự thay đổi đột ngột của tỷ lệ chi trả cổ tức, ngân hàng đã dùng phần cổ tức mà đáng lẽ họ được hưởng vào dự án gì cho tương lai, liệu dự án đó có khả năng sinh lời nhiều hơn phần lợi nhuận mà họ đã hy sinh hay không? Khi đó, các Ban lãnh đạo ngân hàng cần phải cung cấp chi tiết về các chương trình phát triển trong tương lai, cũng như nguồn vốn cần để phục vụ cho các chương trình này nếu ngân hàng không muốn những hậu quả có thể xảy đến do việc cắt giảm đột ngột cổ tức này. 3.1.4. Tìm hiểu cơ cấu cổ đông hiện tại của ngân hàng Việc tìm hiểu cơ cấu cổ đông hiện tại của ngân hàng là điều vô cùng quan trọng, điều này có thể giúp các ngân hàng biết được nhóm cổ đông nào đang là cổ đông chính – cổ đông đóng góp nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng, hiểu được sự quan tâm của nhóm cổ đông lớn là gì? Qua đó, có thể lựa chọn được chính sách cổ tức phù hợp với các cổ đông hiện tại, đồng thời hướng đến các nhà đầu tư tiềm năng có thể sẽ đầu tư vào ngân hàng trong tương lai. 3.1.5. Sử dụng nhiều phương thức chi trả cổ tức khác nhau Sự đa dạng trong thành phần cổ đông đòi hỏi Ban lãnh đạo mỗi ngân hàng cần phải đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức để phù hợp với mục tiêu của từng nhóm cổ đông; đồng thời hài hòa được giữa lợi ích giữa toàn ngân hàng, Ban lãnh đạo, chủ nợ và cổ đông hiện hữu của ngân hàng. Có nhiều phương thức chi trả cổ tức khác nhau mà ngân hàng có thể lựa chọn tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh của từng thời kỳ và sự ưa thích cổ đông, trong đó có thể kể đến một số hình thức đang được sử dụng phổ biến hiện nay như: phương thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt, bằng cách phát hành cổ phiếu mới, phương thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu quỹ, phương thức chi trả cổ tức bằng cách thưởng cổ phiếu cho cổ đông, chi trả cổ tức bằng cách tạm ứng tiền mặt hay cổ phiếu, phương thức chi trả cổ tức bằng cách kết hợp cả cổ phiếu lẫn tiền mặt Bên cạnh đó, để thuận lợi cho việc thực hiện thanh toán cổ tức, các ngân hàng có thể chi trả Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 76 thành nhiều kỳ trong năm, điều này có thể giúp khích lệ tinh thần cho các cổ đông, đồng thời giúp các cổ đông có thêm nguồn thu nhập cho cuộc sống. 3.2. Nhận thức của Hội đồng quản trị doanh nghiệp về chính sách cổ tức Thông thường chính sách cổ tức sẽ được Đại hội đồng cổ đông thông qua dựa trên các đề xuất của Hội đồng quản trị (HĐQT), do đó, HĐQT của các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn chính sách cổ tức cho ngân hàng để trình lên Đại hội đồng cổ đông xem xét. Để có thể đề ra được chính sách cổ tức phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng, HĐQT phải xem xét nhiều yếu tố như: môi trường vi mô, vĩ mô, sự ưa thích của cổ đông, tình hình kinh doanh hiện tại cũng như hoạt động trong tương lai của ngân hàng , sau đó phải trình bày hay thậm chí là tìm cách thuyết phục Đại hội đồng cổ đông thực hiện theo chính sách cổ tức mà HĐQT đã lựa chọn nếu có sự không tán thành xảy ra. Vì vây, để có thể có những lựa chọn chính sách cổ tức đúng đắn thì việc nhận thức về tầm quan trọng của chính sách cổ tức đối với ngân hàng, cũng như các kiến thức liên quan đến cổ tức, trở nên vô cùng cần thiết đối với Ban quản lý doanh nghiệp. Lẽ dĩ nhiên, vấn đề quan tâm hàng đầu đối với tất cả các NHTM hiện nay chính là sự tách biệt trong chức năng quản lý và sở hữu, làm phát sinh những mâu thuẫn về lợi ích giữa cổ đông – chủ sở hữu ngân hàng và HĐQT của ngân hàng. Đồng thời để gia tăng trách nhiệm của HĐQT về sự phát triển trong tương lai của ngân hàng, trách nhiệm trong sự lựa chọn dự án đầu tư, sử dụng một cách hiệu quả nhất nguồn vốn mà các cổ đông cung cấp; các cổ đông có thể yêu cầu cam kết thực hiện một tỷ lệ chi trả cổ tức nào đó cho tương lai. Xem xét các quan điểm của nhà Quản trị doanh nghiệp về chính sách cổ tức dựa trên nghiên cứu của Aswath Damodaran dưới đây để xem họ nhận thức như thế nào, và nghiên cứu đã cho thấy họ tin rằng:  Tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 77  Hoạt động chi trả cổ tức như là một tín hiệu truyền tải đến thị trường tài chính.  Những công bố cổ tức sẽ cung cấp thông tin đến thị trường tài chính.  Các nhà đầu tư tin rằng cổ tức mà họ nhận được ngay bây giờ sẽ an toàn hơn lợi nhuận giữ lại.  Các nhà đầu tư sẽ không thờ ơ giữa cổ tức và phần lãi vốn mà họ nhận được.  Các cổ đông luôn bị hấp dẫn bởi những doanh nghiệp có chính sách cổ tức phù hợp với sở thích của họ. (Nguồn: Returning Cash to the Owners: Dividend Policy) Nghiên cứu đã cho thấy rằng: chính sách cổ tức sẽ tác động đến giá trị doanh nghiệp và đóng vai trò như một tín hiệu truyền đến thị trường tài chính, đồng thời sự khác biệt giữa cổ tức và lãi vốn luôn là điều mà các nhà đầu tư quan tâm. Thực tế cho thấy, để có thể lựa chọn được một chính sách cổ tức tối ưu cho các ngân hàng niêm yết ở Việt Nam hiện nay, các nhà lãnh đạo ngân hàng cần phải nắm rõ các vấn đề trên. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng liên quan đến “cuộc chơi cổ tức”, trải qua nhiều thời gian kết hợp cùng các nghiên cứu đã dần hình thành một số yêu cầu sau đối với Ban lãnh đạo: không cắt giảm cổ tức đột ngột, lựa chọn chinh sách cổ tức tương tự với chính sách cổ tức của các ngân hàng khác, không làm giảm thu nhập trên mỗi phiếu, duy trì xếp hạng tín dụng của ngân hàng, có những cân nhắc kỹ lưỡng trước việc lựa chọn cổ tức hay lãi vốn cho cổ đông của ngân hàng. Làm sao để có thể nhận tức và thực hiện được các yêu cầu này là điều đáng suy nghĩ đối với Ban lãnh đạo các ngân hàng khi “chiến trường kinh tế” diễn ra ngày càng khốc liệt. Tuy nhiên, để gợi ý thêm cho các nhà lãnh đạo ngân hàng để có thể đi đến lựa chọn chính sách cổ tức tối ưu, Aswath Damodaran đã có những định hướng sau: Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 78 A. Đối với các cơ hội đầu tư: càng nhiều cơ hội đầu tư đến với doanh nghiệp thì phần cổ tức chia cho cổ đông sẽ càng thấp. B. Đối với sự ổn định trong doanh thu: doanh nghiệp càng có nhiều doanh thu ổn định thì lẽ tất nhiên cổ tức mà cổ đông nhận được sẽ càng cao. C. Nguồn vốn thay thế: một doanh nghiệp có thể huy động vốn từ càng nhiều nguồn khác nhau ngoài việc phát hành thêm cổ phiếu, thì phần cổ tức chia cho cổ đông càng cao. D. Sự ràng buộc: càng có nhiều sự ràng buộc đến từ các trái chủ và các chủ nợ thì cổ tức chia cho cổ đông càng thấp. E. Sự khuyến khích tín hiệu: doanh nghiệp càng có nhiều cách thức để cung cấp thông tin đến thị trường tài chính, càng làm giảm sự cần thiết của việc thực hiện chinh sách cổ tức như là một công cụ phát tín hiệu. F. Tính cách của các cổ đông: những cổ đông có tuổi đời càng lớn, những cổ đông có nguồn lực tài chính yếu sẽ yêu cầu một mức cổ tức cao. (Nguồn: Returning Cash to the Owners: Dividend Policy) Có nhiều gợi ý cũng như các hướng dẫn đã được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên, việc hiểu và nhận thức được các vấn đề liên quan đến chinh sách cổ tức đối với Hội đồng quản trị ngân hàng là điều đáng quan tâm hiện nay. Các nhà lãnh đạo ngân hàng cần trau dồi thêm các kiến thức cũng như nhận thức rõ ràng các vấn đề liên quan đến chính sách cổ tức, để có thể lựa chọn được chính sách cổ tức tối ưu cho ngân hàng mình. 3.3.Xem xét một số cách thức phân chia lợi nhuận khác 3.3.1. Mua lại cổ phiếu Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 79 Thay vì tiến hành chi trả cổ tức cho cổ đông, các doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua lại số cổ phiếu của cổ đông và thanh toán một khoản tiền cho họ, đồng thời các cổ đông sẽ chuyển toàn bộ quyền sở hữu cổ phiếu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc mua lại cổ phiếu của chính mình hay mua lại cổ phiếu của một doanh nghiệp tăng trưởng khác mà cổ đông đang nắm giữ. Nhìn một cách tổng quát thì hành động mua lại cổ phiếu cũng tương tự như việc chi trả cổ tức, bởi các cổ đông đều sẽ được nhận một khoản tiền do chính doanh nghiệp trả, đồng thời cũng có thể xem đó như là cách mà các doanh nghiệp phân phối tiền cho cổ đông thay vì phải chi trả cổ tức bằng tiền. Sau khi hoàn tất việc mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp, số cổ phiếu đang lưu hành sẽ giảm xuống, kéo theo sự gia tăng trong lợi nhuận trên VCSH (ROE), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và thường làm tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp, nếu việc mua lại này không tác động xấu đến thu nhập trong tương lai của doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của F. Brigham và F. Houston thuộc trường Đại học Florida, Mỹ về Quản trị tài chính đã nói về ba trường hợp chủ yếu đối với doanh nghiệp có thể dẫn đến việc mua lại cổ phiếu như sau: “(1) tình huống khi công ty có đủ tiền mặt phân phối cho cổ đông và công ty phân phối lượng tiền mặt này thông qua việc mua lại cổ phiếu thay vì trả bằng cổ tức; (2) tình huống khi công ty cho rằng cơ cấu vốn của mình quá nghiên về vốn cổ phần, và sau đó công ty tăng thêm vốn vay và sử dụng khoản tăng thêm này mua lại cổ phiếu của mình; (3) tình huống khi công ty phát hành quyền chọn cho nhân viên và sau đó công ty sử dụng hình thức mua lại trên thị trường mở để có được lượng cổ phiếu cần thiết khi có các hợp đồng quyền chọn đáo hạn” Tuy việc mua lại cổ phiếu cũng được xem như là cách phân phối tiền của doanh nghiệp cho cổ đông, nhưng nó lại không thể phân chia lợi nhuận đều cho tất cả các cổ đông như đối với việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt, do sự khác nhau trong nhu cầu bán cổ phiếu của từng cổ đông. Do đó, khi thực hiện việc mua lại cổ phiếu thì các doanh nghiệp cần công bố công khai điều này. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 80 3.3.2. Sử dụng cổ phiếu thưởng Bên cạnh việc chi trả cổ tức thì việc sử dụng cổ phiếu thưởng cũng được xem như là một cách để phân phối lợi nhuận cho cổ đông, đồng thời việc sử dụng thuật ngữ “cổ phiếu thưởng” cũng là cách mà các doanh nghiệp gia tăng tâm lý phấn khởi trong các cổ đông về tình hình kinh doanh “phát đạt” của doanh nghiệp. Đúng như thuật ngữ “cổ phiếu thưởng”: doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn cổ phiếu quỹ hiện tại của doanh nghiệp để thưởng cổ phiếu cho cổ đông; hay bằng việc sử dụng các nguồn thặng dư vốn cổ phần để phát hành thêm cổ phiếu và thưởng cho cổ đông, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển và các quỹ khác; cổ đông sẽ được nhận số cổ phiếu mới này mà không phải trả thêm bất cứ một khoản tiền nào, do đó, hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư. Nắm bắt được tâm lý đó, thực tế hiện nay ở Việt Nam đã cho thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp sử dụng cổ phiếu thưởng, và có thể thưởng vào một thời điểm nào đó trong năm như là một “món quà” dành đến cho cổ đông. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể thực hiện việc thưởng cổ phiếu trong hai trường hợp: thứ nhất là thưởng cho toàn bộ cổ đông, và thứ hai là chỉ thưởng cho các cổ đông có đóng góp lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải xem xét đến mục tiêu kinh doanh trong dài hạn, nhóm cổ đông mà doanh nghiệp hướng đến, cũng như tính công bằng cho mọi cổ đông, để việc thưởng cổ phiếu phát huy được hiệu quả của nó bên cạnh chi phí mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý đến mặt tiêu cực của công việc này, tránh mục tiêu trước mắt là thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư để gia tăng nguồn vốn; mà quên đi việc này có thể gây nên sự pha loãng quyền của cổ phiếu, quyền kiểm soát của công ty cũng bị ảnh hưởng theo, đồng thời tạo gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc chi trả cổ tức sau này. 3.3.3. Chia nhỏ cổ phiếu Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 81 Theo giáo trình Quản trị tài chính của F. Brigham và F. Houston đã định nghĩa về việc chia nhỏ cổ phần như sau: “Chia nhỏ cổ phần là hành động của doanh nghiệp nhằm tăng lượng cổ phiếu lên, chẳng hạn tăng gấp đôi lượng cổ phiếu đang lưu hành lên bằng cách cho mỗi cổ đông hai cổ phiếu mới đổi lấy một cổ phiếu cũ”. Như vậy, nhìn chung việc chia nhỏ cổ phần cũng tương tự như việc trả cổ tức bằng cổ phiếu:  Không làm thay đổi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.  Cổ đông không phải trả thêm bất kì một khoản chi phí nào.  Chỉ làm tăng thêm số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thông thường, việc chia nhỏ cổ phiếu sẽ được doanh nghiệp thực hiện khi cổ phiếu của doanh nghiệp đang ở mức cao, lúc này doanh nghiệp sẽ chia nhỏ cổ phiếu theo một tỷ lệ nào đó nhằm gia tăng số lượng cổ phiếu, giảm mệnh giá trên mỗi cổ phiếu, đồng thời cũng giảm đi thu nhập trên mỗi cổ phiếu và kết quả là làm giảm giá cổ phiếu Tuy nhiên, giữa chia nhỏ cổ phiếu và trả cổ tức bằng cổ phần cũng có những điểm khác biệt như sau:  Thứ nhất là sự tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu sẽ khác nhau. Chia nhỏ cổ phiếu làm gia tăng một số lượng cổ phiếu rất lớn so với cổ phiếu đang lưu hành trước đó, và do đó làm giảm mạnh giá trị thị trường của cổ phiếu. Song, việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ làm gia tăng một số lượng rất ít cổ phiếu so với cổ phiếu đã lưu hành trước đó, vì vậy mà giá trị cổ phiếu lúc này có thể chỉ giảm nhẹ.  Thứ hai là sự tác động đến lợi nhuận chưa phân phối hay các quỹ của doanh nghiệp. Chia nhỏ cổ phiếu không ảnh hưởng đến các quỹ trên, trong khi doanh nghiệp muốn chi trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ phải sử dụng đến các quỹ này. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 82 Tóm lại, bên cạnh phương thức chi trả cổ tức truyền thống, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương thức phân chia lợi nhuận khác để đa dạng hóa hơn trong việc phân chia lợi nhuận, đồng thời giúp doanh nghiệp linh hoạt và đúng đắn hơn trong việc lựa chọn sử dụng chính sách cổ tức, tạo ra sự phong phú và sôi nổi đối với hoạt động phân chia lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 83 Kết luận chương 3: Để góp phần giúp các ngân hàng đưa ra được các quyết định liên quan đến chính sách cổ tức, chương 3 đã đề xuất ra một số kiến nghị đối với các ngân hàng trong quá trình dẫn đến việc lựa chọn chính sách cổ tức tối ưu. Chương 3 mở đầu bằng việc kiến nghị các ngân hàng cần xem xét một số nguyên tắc khi quyết định lựa chọn chính sách cổ tức, tiếp theo là việc nghiên cứu nhận thức của Ban lãnh đạo về tầm quan trọng của chính sách cổ tức là như thế nào đối với ngân hàng. Cuối cùng là việc gợi ý thêm một số phương thức phân chia lợi nhuận khác, để giúp Ban lãnh đạo linh hoạt hơn khi quyết định chính sách cổ tức cho mỗi ngân hàng, đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 84 PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Quyết định liên quan đến chính sách cổ tức là một trong ba quyết định quan trọng nhất trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp (song song là quyết định tài trợ và quyết định đầu tư). Chính sách cổ tức có những tác động rất lớn đến quá trình hoạt động, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Cổ tức mang lại cho cổ đông cảm giác về triển vọng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của quyết định chi trả cổ tức đối với doanh nghiệp, do đó, việc lựa chọn chính sách cổ tức tối ưu cho mỗi doanh nghiệp cần thiết phải được nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên sự cân nhắc về các tác động của một số yếu tố ảnh hưởng. Trên cơ sở lý thuyết, Khóa luận đã lựa chọn nhóm ngành ngân hàng được niêm yết trên sàn HOSE để tâp trung nghiên cứu tìm hiểu chính sách cổ tức của nhóm ngành này, đồng thời đi sâu tìm hiểu các nhân tố ngoại vi và nội vi sẽ tác động đến chính sách cổ tức. Qua thực tế tìm hiểu, bài nghiên cứu đã cho thấy: việc đảm bảo thực hiện chi trả cổ tức đều đặn, cùng với một tỷ lệ khá cao trong thời gian qua của các ngân hàng, có thể là một tín hiệu mà nhóm ngành này truyền đạt đến các nhà đầu tư về sự “phát đạt” trong kinh doanh hiện tại cũng như triển vọng tăng trưởng trong tương lai, qua đó, gia tăng đầu tư vào lĩnh vực này trên thị trường tài chính. Bài nghiên cứu này cũng sẽ giúp các nhà quản trị DN có được cái nhìn sâu sắc hơn đối với hoạt động chi trả cổ tức trên thực tế hiện nay. Trong tương lai, khi mà thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển hơn nữa, mục tiêu đầu tư để thu được lợi nhuận ngày càng gia tăng thì hoạt động chi trả cổ tức càng trở nên quan trọng. Các doanh nghiệp mà đặc biệt là các ngân hàng càng cần phải chú trọng hơn nữa đến việc lựa chọn chính sách cổ tức riêng cho mình, qua đó, lựa chọn được một chính sách cổ tức tối ưu, hoặc ít nhất cũng hạn chế được một số tiêu cực phát sinh trong quá trình đưa đến quyết định liên quan đến chính sách cổ tức, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 85 2. Kiến nghị  Với Ban lãnh đạo ngân hàng Để có thể lựa chọn được một chính sách cổ tức tối ưu, phù hợp với năng lực hiện tại của ngân hàng, Ban lãnh đạo ngân hàng cần:  Thứ nhất, nắm rõ chính sách cổ tức là gì và các yếu tố liên quan đến chính sách cổ tức, nhận thức được chính sách cổ tức có tác động như thế nào đến ngân hàng và đến giá trị thị trường của cổ phiếu.  Thứ hai, nắm được các nhân tố cả bên trong lẫn bên ngoài ngân hàng có thể tác động đến chính sách cổ tức, để có quyết định lựa chọn chính sách cổ tức cách đúng đắn nhất.  Thứ ba, nắm được các nguyên tắc cần áp dụng khi quyết định thực hiện chính sách chi trả cổ tức cho cổ đông.  Thứ tư, tìm hiểu các phương thức chi trả cổ tức cho cổ đông mà ngân hàng có thể áp dụng, qua đó lựa chọn được phương thức chi trả thích hợp nhất, đáp ứng hiệu quả cho quá trình kinh doanh của ngân hàng.  Thứ năm, tìm hiểu các phương thức phân chia lợi nhuận khác bên cạnh phương thức chi trả cổ tức để ngân hàng có thể linh hoạt hơn trong việc phân chia lơi nhuận cho cổ đông.  Thứ sáu, ngân hàng cần hạn chế hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt nếu cần huy động vốn cho các dự án liên tục trong nhiều năm hoặc gia tăng nguồn vốn dự trữ.  Thứ bảy; đối với mỗi ngân hàng, cần có một chính sách cổ tức riêng biệt mang đặc trưng của ngành, đặc trưng của từng giai đoạn phát triển; đồng thời tránh sự khác biệt quá lớn về chính sách cổ tức trong cùng một ngành.  Thứ tám, ngân hàng cũng cần lưu ý tránh để việc chi trả cổ tức cho cổ đông trở thành gánh nặng đối với ngân hàng: chi trả cổ tức ít trong khi có ít dự án đầu tư cho tương lai, sẽ làm phát sinh nguồn tiền nhàn rỗi, không tận dụng có Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 86 hiệu quả “sức mạnh” của đồng tiền; chi trả cổ tức nhiều sẽ có thể gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn vốn phục vụ cho việc tái đầu tư; hay thậm chí là nếu số lần chi trả cổ tức diễn ra quá tập trung cũng sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt vốn; và do đó, lẽ dĩ nhiên là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.  Đối với Nhà Nước  Tăng cường kiểm soát hoạt động chi trả cổ tức của các ngân hàng, tránh việc sử dụng chính sách cổ tức như là một công cụ phát tín hiệu để cạnh tranh trong việc thu hút nhà đầu tư giữa các ngân hàng với nhau.  Cần có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán hơn nữa, để gia tăng tính thanh khoản cho các cổ phiếu, qua đó, ngân hàng có thể thực hiện việc chi trả cổ tức bằng nhiều hình thức chi trả không dùng tiền mặt khác.  Có các điều chỉnh về mức đánh thuế thu nhập liên quan đến hoạt động chứng khoán.  Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, để gia tăng nguồn vốn đầu tư của nước ngoài vào thị trường vốn tại Việt Nam đối với ngành ngân hàng, tạo nên sự đa dạng hóa trong cơ cấu vốn của các ngân hàng.  Cần có các biện pháp để hạn chế sự khác biệt liên quan đến thuế suất đánh trên cổ tức và thuế suất đánh trên lãi vốn.  Trước khi ban hành các nghị quyết, quyết định, quy định liên quan đến thuế thu nhập hay việc phân chia lợi nhuận sau thuế như thế nào cho cổ đông, Nhà nước cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn trong từng lĩnh vực, để có thể ban hành được nhưng quy định đúng đắn nhất. 3. Hạn chế của đề tài Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này, Khóa luận đã vấp phải một số hạn chế sau: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 87  Khoảng thời gian nghiên cứu bị giới hạn: Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, còn các giai đoạn khác đã không được tìm hiểu.  Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận chỉ đi sâu nghiên cứu vào một nhóm ngành cụ thể là ngân hàng, mà thiếu đi sự quan tâm đối với các nhóm ngành khác được niêm yết trên HOSE, do đó, có thể có những nhìn nhận chưa được chuẩn xác liên quan đến hoạt động chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết.  Quá trình tìm kiếm số liệu gặp nhiều khó khăn: do số liệu được sử dụng phải là những số liệu đã được kiểm toán và công bố chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh, do đó, sự chậm trễ trong việc kiểm toán và công bố BCTC đã gây không ít khó khăn trong quá trình thực hiện Khóa luận.  Chưa đề xuất được một số định hướng cho việc lựa chọn chính sách cổ tức trong tương lai của các ngân hàng nói riêng.  Bên cạnh đó là sự hạn chế về mặt kiến thức của bản thân tác giả cũng gây ra một số sai sót trong quá trình thực hiện việc nghiên cứu đề tài này. 4. Hướng phát triển của đề tài Do những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện để tài này, do đó, bài nghiên cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Bên cạnh xu hướng ngày càng phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu gia tăng thu nhập cho bản thân ngày càng cao. Do đó, hoạt động phân chia lợi nhuận cho cổ đông ngày càng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, và việc nghiên cứu đề tài này theo một số hướng khác càng cần phải được thực hiện. Đề tài này có thể phát triển theo một số hướng khác nhau như việc: nghiên cứu nhiều nhóm ngành khác nhau để có được sự so sánh chính sách cổ tức của mỗi nhóm ngành, qua đó, thấy được sự khác biệt về ưu tiên của cổ đông đối với từng nhóm ngành; hay là việc tập trung nghiên cứu sự tác động của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp – cũng là mối quan tâm hàng đầu đối với bất kì Ban lãnh đạo doanh nghiệp nào; hoặc cũng có thể thực hiện nghiên cứu đề tài này theo phương pháp Trường Đại ọc Kinh tế Đại họ Huế 88 định lượng, qua đó, giúp HĐQT doanh nghiệp lựa chọn được một chính sách cổ tức tối ưu cho doanh nghiệp mình. Thông qua lời gợi mở về một số hướng phát triển của đề tài, tác giả hy vọng rằng nếu đề tài này được chọn nghiên cứu trong những lần tiếp theo thì đề tài này sẽ hoàn thiện hơn nữa, và có thể giúp ích cho các doanh nghiệp khi ra quyết định trong quá trình kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt. [1] Bộ Tài Chính, (2009, 07 01), Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí trong lĩnh vực, 1849 [2] Bộ Tài Chính, (2010, 02 26), Thông tư quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí hoạt động chứng khoán áp dụng tại các Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, de=detail&document_id=93576 [3] Bộ Tài Chính, (2013, 08 15), Thông tư Hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, de=detail&document_id=169566 [4] Bộ Tài Chính, Bộ thủ tục hành chính, 01&_adf.ctrl- state=x91ippk4a_4&_afrLoop=18881832261324681#!%40%40%3F_afrLoop%3D188 81832261324681%26id%3D16401%26_adf.ctrl-state%3Dgokil7mmm_4 [5] Châu Đình Linh, (2015, 09 04), Bức tranh toàn diện về xử lý nợ xấu ngân hàng từ 2010 đến tháng 8/2015, ly-no-xau-ngan-hang-tu-2010-den-thang-8-2015-20150904084710834.chn Trường Đại ọc Kinh tế Đại học Huế 90 [6] Eugene F. Brigham, Joel F. Houston (Biên dịch NXB Sài Gòn Cutural) (2009), Quản trị tài chính, TP Hồ Chí Minh: NXB Sài Gòn Cutural. [7] Lê Mỹ, (2015, 10 08), Chia cổ tức bằng cổ phiếu: Lợi và thiệt?, truong-chung-khoan/chia-co-tuc-bang-co-phieu-loi-va-thiet-2015100808584809.chn [8] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tài chính, 03 17, 2016 [9] Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Lược sử phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, 03 13, 2016 [10] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, CPI bình quân năm sau so với năm trước (từ 2005-2014), P01SBV072491&dID=74826&_afrLoop=31929446154573835&_afrWindowMode=0 &_afrWindowId=j6a16ml8z_117#%40%3FdID%3D74826%26_afrWindowId%3Dj6a 16ml8z_117%26_afrLoop%3D31929446154573835%26dD [11] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính, 03 2016 [12] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Các mốc lịch sử, 03 13, 2016 [13] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Thông tin dành cho cổ đông, 03 22, 2016 [14] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Báo cáo tài chính, 03 17, 2016, [15] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Các mốc lịch sử và thành tựu, 03 13, 2016 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 91 [16] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam, Thông tin dành cho cổ đông, 03 22, 2016 [17] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, Báo cáo tài chính, https://www.mbbank.com.vn/nhadautu/Lists/BaoCaoTaiChinh1/tai-lieu-bieu- mau.aspx, 03 2016 [18] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, Giới thiệu chung, https://www.mbbank.com.vn/gioithieu/Pages/default.aspx, 03 13, 2016 [19] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội, Thông tin dành cho cổ đông, https://www.mbbank.com.vn/tintuc/Lists/Posts/AllPosts.aspx?CategoryId=17, 03 2016 [20] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Công bố thông tin, https://www.sacombank.com.vn/nhadautu/Pages/Cong-bo-thong-tin.aspx, 03 2016 [21] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Quá trình hình thành và phát triển, phat-trien.aspx, 03 13, 2016 [22] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Thông tin dành cho cổ đông, https://www.eximbank.com.vn/home/Static/thongtinEIB.aspx, 03 2016 [23] Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín, Báo cáo tài chính, 03 2016 [24] Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Báo cáo tài chính, https://www.eximbank.com.vn/home/Static/baocaotaichinh.aspx, 03 2016 [25] Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam, Giới thiệu về Eximbank, https://www.eximbank.com.vn/home/Static/gioithieu_eib.aspx, 03 13, 2016 [26] Nguyễn Minh Kiều, (2006), Tài chính doanh nghiệp: Lý thuyết, bài tập và bài giải, NXB Thống Kê. Trường Đại học Kinh tế Đạ học Huế 92 [27] Nguyễn Tư Hiếu, (2008 - 2012), Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của ngân hàng TMCP ACB [28] Phương Anh - Hải Sản, (2010), Những vấn đề căn bản về quản trị tài chính dành cho lãnh đạo doanh nghiệp, NXB Lao Động. [29] Quốc Hội, (2010, 06 16), Luật các Tổ chức Tín dụng 2010, 02 20, 2016 [30] Quốc Hội, (2014, 11 26), Luật doanh nghiệp 2014, de=detail&document_id=178115, 02 07, 2016 [31] Thanh Huyền, (2015, 09 25), Tỷ lệ LDR ở mức khoảng 80% là hợp lý, Thời báo ngân hàng: 39768.html [32] Tin tức tài chính VFPress, (2012, 11 28), Một góc nhìn về Vốn tự có và vấn đề xoay quanh lộ trình tăng vốn của các TCTD, ve%CC%80-vo%CC%81n-tu%CC%A3-co%CC%81-va%CC%80-va%CC%81n- de%CC%80-xoay-quanh-lo%CC%A3-tri%CC%80nh-tang-vo%CC%81n- cu%CC%89a-ca%CC%81c-tctd.4369/ [33] Tổng cục thống kê, Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1988 – 2014, https://www.gso.gov.vn/SLTK/Selection.aspx?rxid=1fcd9551-176f- 46c5-b0fb- 9dcc84666777&px_db=04.+%C4%90%E1%BA%A7u+t%C6%B0&px_type=PX&px_ language=vi&px_tableid=04.+%C4%90%E1%BA%A7u+t%C6%B0\V04.08.px [34] Tổng cục thống kê, Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế, https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=716, 04 27, 2016 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 93 [35] Trần Ngọc Thơ, (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê. [36] Trung tâm lưu ký chứng khoán, Thủ tục về hoạt động thực hiện quyền,  Danh mục tài liệu nước ngoài. [44] Damodaran, A, (2015, 12 19), Returning Cash to the Owners: Dividend, policy-aswath-damodaran, 04 24, 2016 [45] Damondaran, A, Returning Cash to the Owners: Dividend Policy Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 94 PHỤ LỤC 1: VỐN TỰ CÓ VÀ TỶ LỆ GIA TĂNG VỐN TỰ CÓ CỦA HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM. 1. Vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015. (Đơn vị: triệu VNĐ) 2012 2013 2014 2015 NHTM Nhà nước 137.268 166.580 169.696 203.328 NHTM Cổ phần 183.139 195.123 203.154 236.342 NH liên doanh, nước ngoài 92.554 100.233 106.004 117.164 Toàn hệ thống 425.982 466.926 496.573 578.020 2. Tỷ lệ gia tăng vốn tự có của hệ thống NHTM Việt Nam năm 2015 so với năm 2012. (Đơn vị: %) 2015/2012 NHTM Nhà nước 48,12 NHTM Cổ phần 29,05 NH liên doanh, nước ngoài 26,59 Toàn hệ thống 35,69  Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 95 PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN VỀ CÁC ĐỢT CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI HOSE. 1. BIDV (BID).  Năm 2012: không tiến hành chi trả cổ tức.  Năm 2013:  Trả cổ tức 8 tháng cuối năm 2012 bằng tiền mặt với tỷ lệ 2.269% /mệnh giá.  Trả cổ tức 8 tháng cuối năm 2012 bằng cổ phiếu:  Đợt 1: với tỷ lệ 4.52784% vốn điều lệ.  Đợt 2: với tỷ lệ 0.4% vốn điều lệ.  Năm 2014:  Thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2013 với tỷ lệ thực hiện là 8.5%/mệnh giá (01 cổ phiếu nhận được 850 đồng).  Ngày đăng kí cuối cùng: ngày 12 tháng 08 năm 2014.  Ngày thực hiện chi trả: ngày 28 tháng 08 năm 2014.  Năm 2015:  Thực hiện thanh toán cổ tức cho cổ đông năm 2014 bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 10.2%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.020 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 12 tháng 05 năm 2015.  Thời gian thanh toán cổ tức: ngày 22 tháng 05 năm 2015. 2. Vietcombank (VCB).  Năm 2011:  Thực hiện chi trả cổ tức cho năm 2010 bằng cổ phiếu với tỷ lệ chi trả là 12% (100 cổ phiếu nhận được 12 cổ phiếu)  Ngày chốt danh sách chi trả cổ tức: ngày 20 tháng 07 năm 2011.  Năm 2012: Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 96  Thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông năm 2011 với tỷ lệ thanh toán là 12%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1,200 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 28 tháng 02 năm 2012.  Thời gian chi trả: ngày 28 tháng 03 năm 2012.  Năm 2013:  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông đợt 1 năm 2012 bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 12%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 1,200 dồng).  Ngày chốt danh sách chi trả: ngày 28 tháng 02 năm 2013.  Ngày thanh toán: ngày 28 tháng 03 năm 2013.  Năm 2014:  Thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm tài chính 2013 với tỷ lệ chi trả 12%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 20 tháng 06 năm 2014.  Thời gian thực hiện chi trả: ngày 18 tháng 07 năm 2014.  Năm 2015:  Thực hiện chi trả cổ tức năm 2014 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 10%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng).  Thời gian chốt danh sách chi trả: ngày 30 tháng 06 năm 2015.  Thời gian chi trả: ngày 30 tháng 07 năm 2015. 3. Vietinbank (CTG).  Năm 2011:  Thực hiện thanh toán cổ tức cho cổ đông hiện hữu năm 2010 bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 13.47%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.347 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 18 tháng 01 năm 2011.  Thời gian chi trả: ngày 16 tháng 02 năm 2011.  Năm 2012: Trường Đại họ Kinh tế Đại học Huế 97  Thực hiện chi trả cổ tức cho năm 2011 cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ chi trả 20% (100 cổ phiếu nhận được 20 cổ phiếu).  Thời gian chốt danh sách cổ đông: ngày 04 tháng 04 năm 2012.  Năm 2013:  Thực hiện trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt năm 2012 với tỷ lệ chi trả 16%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.600 đồng).  Ngày đăng kí cuối cùng: ngày 10 tháng 09 năm 2013.  Thời gian thanh toán: ngày 24 tháng 09 năm 2013.  Năm 2014:  Thực hiện chi trả cổ tức cho toàn bộ cổ đông năm 2013 bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 10%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).  Ngày đăng kí cuối cùng: ngày 23 tháng 05 năm 2014.  Ngày thực hiện dự kiến: ngày 06 tháng 06 năm 2014.  Năm 2015:  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt năm 2014 với tỷ lệ thực hiện là 10%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng).  Ngày đăng kí cuối cùng: ngày 25 tháng 06 năm 2015.  Ngày thanh toán dự kiến: ngày 17 tháng 07 năm 2015. 4. MBBank (MBB).  Năm 2011:  Thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2011 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 12%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.200 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 09 tháng 12 năm 2011.  Thời gian trả cổ tức: ngày 23 tháng 12 năm 2011.  Năm 2012:  Thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt đợt 2 năm 2011 cho cổ đông với tỷ lệ chi trả là 3%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 300 đồng). Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 98  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 01 tháng 03 năm 2012.  Ngày chi trả: ngày 15 tháng 03 năm 2012.  Trả cổ tức đợt 3 năm 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 2%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 200 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 21tháng 05 năm 2012.  Ngày thanh toán cổ tức: ngày 04 tháng 06 năm 2012.  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông đợt 1 năm 2012 bằng tiền mặt với tỷ lệ thanh toán là 10%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 1.000 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 15 tháng 11 năm 2012.  Ngày thanh toán cổ tức: ngày 29 tháng 11 năm 2012.  Năm 2013:  Thực hiện chi trả cổ tức đợt 2 năm 2012 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 2%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 200 đồng).  Ngày chốt danh sách chi trả cổ tức: ngày 06 tháng 05 năm 2013.  Ngày thanh toán cổ tức: ngày 31 tháng 05 năm 2013.  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu đợt 1 năm 2013 bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 8%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 800 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 18 tháng 10 năm 2013.  Thời gian thanh toán: ngày 30 tháng 10 năm 2013.  Năm 2014:  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông đợt 2 năm 2013 bằng cổ phiếu với tỷ lệ chi trả là 3%/tổng cổ phiếu (100 cổ phiếu nhận được 3 cổ phiếu).  Ngày chốt danh sách cổ đông chi trả: ngày 12 tháng 09 năm 2014.  Trả cổ tức cho cổ đông đợt 1 năm 2014 bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 7%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 700 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 31 tháng 10 năm 2014.  Thời gian thanh toán cổ tức: ngày 17 tháng 11 năm 2014. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 99  Năm 2015:  Thực hiện chi trả cổ tức đợt 2 năm 2014 cho cổ đông hiện hữu bằng cổ phiếu với tỷ lệ là 3%/tổng cổ phiếu (100 cổ phiếu nhận được 3 cổ phiếu).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 19 tháng 08 năm 2015.  Thực hiện trả cổ tức đợt 1 năm 2015 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ thanh toán là 5%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 17 tháng 09 năm 2015.  Thời gian thực hiện chi trả; ngày 30 tháng 09 năm 2015. 5. Eximbank (EIB).  Năm 2011:  Thực hiện chi trả cổ tức đợt 1 năm 2010 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ thanh toán là 12%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 1.200 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 31 tháng 12 năm 2010.  Ngày thanh toán: ngày 18 tháng 01 năm 2011.  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt đợt 2 năm 2010 với tỷ lệ chi trả là 1.5%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 150 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 06 tháng 06 năm 2011.  Ngày thực hiện chi trả: ngày 22 tháng 06 năm 2011.  Năm 2012:  Thực hiện trả cổ tức cho cổ đông đợt 1 năm 2011 bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 14%/mệnh giá (1 cổ phiếu nhận được 1.400 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 16 tháng 01 năm 2012.  Thời gian thanh toán: ngày 29 tháng 02 năm 2012.  Thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông đợt 2 năm 2011 với tỷ lệ chi trả là 5.3%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 530 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 05 tháng 06 năm 2012.  Ngày thanh toán: ngày 18 tháng 06 năm 2012. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 100  Năm 2013:  Thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông hiện hữu đợt 1 năm 2012 với tỷ lệ chi trả là 8%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 11 tháng 01 năm 2013.  Ngày thanh toán: ngày 25 tháng 01 năm 2013.  Thực hiện thanh toán cổ tức đợt 2 năm 2012 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 5.5%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 550 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 17 tháng 06 năm 2013.  Thời gian thanh toán: ngày 28 tháng 06 năm 2013.  Năm 2014:  Thanh toán cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt cho cổ đông hiện nữu với tỷ lệ thực hiện là 4%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 400 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 16 tháng 06 năm 2014.  Ngày thanh toán cổ tức: ngày 30 tháng 06 năm 2014.  Năm 2015: không có dữ liệu. 6. Sacombank (STB).  Năm 2011:  Thực hiện chi trả cổ tức năm 2010 cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 15%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 12 tháng 08 năm 2011.  Thời gian thực hiện chi trả: ngày 30 tháng 08 năm 2011.  Năm 2012:  Thực hiện thanh toán cổ tức năm 2011 cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 14% (100 cổ phiếu được nhận 14 cổ phiếu).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 22 tháng 05 năm 2013.  Năm 2013: Trường Đại họ Kinh tế Đại học Huế 101  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu năm 2012 bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện là 6%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 22 tháng 05 năm 2013.  Ngày thực hiện chi trả: ngày 10 tháng 06 năm 2013.  Thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông đợt 1 năm 2013 bằng tiền mặt với tỷ lệ thanh toán là 8%/mệnh giá (1 cổ phiếu được nhận 800 đồng).  Ngày đăng ký cuối cùng: ngày 03 tháng 12 năm 2013.  Ngày thanh toán cổ tức: ngày 16 tháng 12 năm 2013.  Năm 2015:  Thực hiện chi trả cổ tức năm 2014 cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ thanh toán là 12% (100 cổ phiếu được nhận 12 cổ phiếu), đồng thời chi trả cổ tức cho năm 2013 bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 8% (100 cổ phiếu được nhận 8 cổ phiếu).  Ngày chốt danh sách cổ đông: ngày 20 tháng 10 năm 2015.  Nguồn: Cổng thông tin điện tử của các NHTM. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 102 PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ VỀ VỐN ĐIỀU LỆ, LỢI NHUẬN SAU THUẾ VÀ LỢI NHUẬN CHIA CỔ TỨC CHO CỔ ĐÔNG CỦA NHÓM NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI HOSE. 1. BIDV. 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 14.599.713 12.947.563 23.011.705 28.112.026 28.112.026 Lợi nhuận sau thuế 3.760.715 3.199.608 3.280.815 4.051.008 4.985.667 Lợi nhuận chia cho cổ đông 3.757.691 3.209.162 3.264.598 4.030.709 4.947.887 2. Vietcombank. 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 13.223.715 19.698.045 23.174.171 23.174.171 26.650.203 Lợi nhuận sau thuế 4.303.042 4.217.332 4.420.993 4.377.582 4.584.770 Lợi nhuận chia cho cổ đông 4.281.794 4.196.811 4.397.493 4.358.052 4.565.574 3. Vietinbank. 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 15.172.291 20.229.722 26.217.545 37.234.046 37.234.046 Lợi nhuận sau thuế 3.414.347 6.259.367 6.169.679 5.807.978 5.727.880 Lợi nhuận chia cho cổ 3.405.478 6.243.795 6.151.545 5.792.449 5.712.883 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 103 đông 4. MBBank. 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 7.300.000 7.300.000 10.000.000 11.256.250 11.593.938 Lợi nhuận sau thuế 1.745.170 1.915.336 2.320.036 2.285.716 2.502.988 Lợi nhuận chia cho cổ đông 1.712.078 2.126.709 2.305.879 2.275.966 2.475.970 5. Eximbank. 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 10.560.069 12.355.229 12.355.229 12.355.229 12.355.229 Lợi nhuận sau thuế 1.814.639 3.038.864 2.138.655 658.706 56.084 Lợi nhuận chia cho cổ đông 1.814.639 3.038.864 2.138.655 658.706 56.084 6. Sacombank. 2010 2011 2012 2013 2014 Vốn điều lệ 9.179.230 10.739.677 10.739.677 12.425.116 12.425.116 Lợi nhuận sau thuế 1.910.340 1.995.857 1.002.370 2.229.106 2.206.432 Lợi nhuận chia cho cổ đông 1.871.696 2.066.431 1.002.370 2.229.109 2.206.436  Đơn vị: triệu đồng. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 104  Nguồn: Báo cáo tài chính được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 105 PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ VỀ TỔNG VỐN ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI HOSE GIAI ĐOẠN 2011 – 2015. 1. BIDV. 2013 2014 2015 Chứng khoán đầu tư. 11.230.335 17.823.869 34.143.497 Góp vốn, đầu tư dài hạn. 4.392.749 4.782.587 5.250.679 Tổng 15.623.084 22.606.456 39.394.176 2. Vietcombank. 2011 2012 2013 2014 2015 Chứng khoán đầu tư. 3.429.380 4.576.109 17.335.887 17.905.790 65.114.061 Góp vốn, đầu tư dài hạn. 2.618.418 3.020.788 3.041.790 3.546.171 3.556.750 Tổng 6.047.798 7.596.897 20.377.677 21.451.961 68.670.811 3. Vietinbank. 2011 2012 2013 2014 2015 Chứng khoán đầu tư. 2.127.915 2.335.668 2.374.559 6.065.448 11.083.941 Góp vốn, đầu tư dài hạn. 2.924.485 2.816.190 3.113.083 3.784.907 3.892.314 Tổng 5.052.400 5.151.858 5.487.642 9.850.355 14.976.255 4. MBBank. 2011 2012 2013 2014 2015 Chứng khoán đầu tư. 4.544.257 3.441.218 4.538.832 6,133,449 7,247,172 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 106 Góp vốn, đầu tư dài hạn. 1.781.279 1.602.316 1.616.738 1.459.650 1.606.122 Tổng 6.325.536 5.043.534 6.155.570 7.593.099 8.853.294 5. Eximbank. 2011 2012 2013 2014 2015 Chứng khoán đầu tư. 26.374.602 10.749.844 13.652.949 16.289.844 15.160.900 Góp vốn, đầu tư dài hạn. 927.908 2.388.856 2.012.877 1.940.102 1.869.834 Tổng 27.302.510 13.138.700 15.665.826 18.229.946 17.030.734 6. Sacombank. 2011 2012 2013 2014 2015 Chứng khoán đầu tư. 203.876 317.066 459.403 5.674.635 16.145.223 Góp vốn, đầu tư dài hạn. 665.511 240.936 318.860 264.513 326.502 Tổng 869.387 558.002 778.263 5.939.148 16.471.725  Đơn vị: triệu đồng.  Chứng khoán đầu tư không bao gồm khoản mục Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.  Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.  Năm 2013, BIDV mới bắt đầu tiến hành chia cổ tức cho năm 2012, do đó, các số liệu liên quan đến tổng đầu tư cho tương lai sẽ được thu thập kể từ năm có phân chia cổ tức. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 107  Các số liệu trên BCTC của Sacombank năm 2015 là những số liệu chưa được kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 108 PHỤ LỤC 5: TỶ LỆ DU NỢ CHO VAY TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI HOSE. 1. BIDV. 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay (1) (trđ) 339.923.668 391.035.051 445.693.100 Tổng NV huy động (2) (trđ) 458.081.128 516.093.518 616.734.174 Tỷ lệ (1)/(2) (%) 74,21 75,77 72,27 2. Vietcombank. 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay (1) (trđ) 176.813.906 209.417.633 241.162.675 274.314.209 323.332.037 Tổng NV huy động (2) (trđ) 286.706.579 337.940.349 372.770.095 426.458.340 533.490.265 Tỷ lệ (1)/(2) (%) 61,67 61,97 64,69 64,32 60,61 3. Vietinbank. 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay (1) (trđ) 234.204.809 293.434.312 333.356.092 376.288.968 439.869.027 Tổng NV huy động (2) (trđ) 349.339.915 431.904.533 469.689.886 522.080.831 605.893.411 Tỷ lệ (1)/(2) (%) 67,04 67,94 70,97 72,07 72,60 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 109 4. MBBank. 2011 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay (1) (trđ) 59.044.837 74.478.564 87.742.915 100.569.006 Tổng NV huy động (2) (trđ) 128.533.693 162.080.118 164.673.998 183.340.962 Tỷ lệ (1)/(2) (%) 45,94 45,95 53,28 54,85 5. Eximbank. 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay (1) (trđ) 62.345.714 74.663.330 74.922.289 83.354.232 87.146.543 Tổng NV huy động (2) (trđ) 117.600.142 167.264.512 154.343.805 155.155.143 147.025.539 Tỷ lệ (1)/(2) (%) 53,01 44,64 48,54 53,72 59,27 6. Sacombank. 2010 2011 2012 2013 2014 Dư nợ cho vay (1) (trđ) 82.484.803 80.539.487 96.334.439 110.565.799 128.015.011 Tổng NV huy động (2) (trđ) 137.691.961 126.921.834 138.419.775 144.313.887 171.739.426 Tỷ lệ (1)/(2) (%) 59,91 63,46 69,60 76,61 74,54 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 110  Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh.  Năm 2013, BIDV mới bắt đầu tiến hành chia cổ tức cho năm 2012, do đó, các số liệu liên quan đến việc phân tích chính sách cổ tức sẽ được thu thập kể từ năm có phân chia cổ tức.  Năm 2012, MBBank bắt đầu thực hiện trả cổ tức cho năm 2011 nên các số liệu phục vụ cho việc phân tích chính sách cổ tức sẽ được thu thập kể từ năm 2011. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 111 PHỤ LỤC 6: THỐNG KÊ VỀ QUỸ DỰ TRỮ VÀ NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI HOSE GIAI ĐOẠN 2010 – 2014. 1. BIDV. 2012 2013 2014 Các quỹ dự trữ 375.848 379.675 1.656.813 Nợ phải trả 458.081.128 516.093.518 616.734.174 2. Vietcombank. 2010 2011 2012 2013 2014 Các quỹ dự trữ 1.456.675 2.116.611 2.793.880 3.468.552 4.151.991 Nợ phải trả 286.706.579 337.940.394 372.770.095 426.458.340 533.490.265 3. Vietinbank. 2010 2011 2012 2013 2014 Các quỹ dự trữ 571.897 1.476.203 2.433.966 3.374.995 4.250.372 Nợ phải trả 349.339.915 431.904.533 469.689.886 522.080.831 605.893.411 4. MBBank. 2011 2012 2013 2014 Các quỹ dự trữ 844.822 1.037.991 1.424.275 1.839.735 Nợ phải trả 128.533.693 162.080.118 164.673.998 183.340.962 5. Eximbank. Trường Đạ học Kinh tế Đại học Huế 112 2010 2011 2012 2013 2014 Các quỹ dự trữ 640.923 1.115.818 1.391.274 1.525.254 1.505.613 Nợ phải trả 117.600.142 167.264.512 154.343.805 155.155.143 147.025.539 6. Sacombank. 2010 2011 2012 2013 2014 Các quỹ dự trữ 1.328.425 1.539.899 1.636.016 1.621.303 1.938.962 Nợ phải trả 137.691.961 126.921.834 138.419.775 144.313.887 171.739.426  Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh.  Đơn vị: triệu đồng.  Năm 2013, BIDV mới bắt đầu tiến hành chia cổ tức cho năm 2012, do đó, các số liệu liên quan đến việc phân tích chính sách cổ tức sẽ được thu thập kể từ năm 2012.  Năm 2012, MBBank bắt đầu thực hiện trả cổ tức cho năm 2011 nên các số liệu phục vụ cho việc phân tích chính sách cổ tức sẽ được thu thập kể từ năm 2011. Trường Đại học Kin tế Đại học Huế 113 PHỤ LỤC 7: TÌNH HÌNH DỰ TRỮ SƠ CẤP CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI HOSE GIAI ĐOẠN 2010 – 2015. 1. BIDV. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 A. DTSC 69.151.867 68.447.182 73.993.095 64.353.780 78.553.599 95.568.211 1. Tiền mặt. 3.253.384 3.626.604 3.295.068 3.862.664 5.393.484 6.588.849 2. Tiền gửi tại NHNN 8.109.792 7.240.214 16.380.923 12.834.854 23.097.743 21.718.717 3. Tiền gửi tại các TCTD 57.788.691 57.580.364 54.317.104 47.656.262 50.062.372 67.260.645 2. Vietcombank. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 A. DTSC 93.126.424 121.015.584 87.072.128 122.640.354 167.657.405 159.761.742 1. Tiền mặt. 5.232.743 5.393.766 5.627.307 6.059.673 8.323.385 8.519.334 2. Tiền gửi tại NHNN 8.239.851 10.616.759 15.732.095 24.843.632 13.267.101 19.715.035 3. Tiền gửi tại các TCTD 79.653.830 105.005.059 65.712.726 91.737.049 146.066.919 131.527.373 3. Vietinbank. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 A. DTSC 58.811.524 81.266.845 72.453.552 86.072.536 89.940.815 83.002.526 1. Tiền mặt. 2.813.948 3.713.859 2.511.105 2.833.496 4.630.740 5.090.768 2. Tiền gửi tại NHNN 5.036.794 12.101.060 12.234.145 10.159.564 9.876.451 11.892.969 3. Tiền gửi tại các TCTD 50.960.782 65.451.926 57.708.302 73.079.476 75.433.624 66.018.789 Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 114 4. MBBank. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 A. DTSC 35.267.026 48.613.274 50.046.384 31.437.690 28.715.970 38.076.457 1. Tiền mặt. 868.770 917.418 864.943 1.034.666 1.233.231 1.235.658 2. Tiền gửi tại NHNN 746.006 6.029.092 6.239.058 3.615.773 6.067.482 8.181.849 3. Tiền gửi tại các TCTD 33.652.250 41.666.764 42.942.383 26.787.251 21.415.257 28.658.950 5. Eximbank. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 A. DTSC 40.080.761 73.990.530 72.993.886 61.613.537 44.340.128 12.590.287 1. Tiền mặt. 6.429.465 7.295.195 13.209.831 1.480.223 1.662.045 2.040.749 2. Tiền gửi tại NHNN 1.540.756 2.166.290 2.269.024 2.258.816 3.214.967 2.716.264 3. Tiền gửi tại các TCTD 32.110.540 64.529.045 57.515.031 57.874.498 39.463.116 7.833.274 6. Sacombank. 2010 2011 2012 2013 2014 2015 A. DTSC 37.506.557 24.285.929 21.876.865 14.999.219 12.735.798 16.291.615 1. Tiền mặt. 12.677.849 11.857.270 9.703.738 4.228.779 4.815.942 6.586.479 2. Tiền gửi tại NHNN 3.618.973 2.807.350 4.598.716 3.300.559 4.289.757 7.497.267 3. Tiền gửi tại các TCTD 21.209.735 9.621.309 7.574.411 7.469.881 3.630.099 2.207.869  Đơn vị: triệu đồng.  Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế 115  Các số liệu trên BCTC của Sacombank năm 2015 là những số liệu chưa được kiểm toán. Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_chinh_sach_co_tuc_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_niem_yet_tren_so_giao_dich_chung_khoan_ho.pdf
Luận văn liên quan