Khóa luận Nghiên cứu tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân ở phường Đậu liêu - Thị xã Hồng lĩnh tỉnh Hà Tĩnh

Qua quá trình điều tra, phân tích, đánh giá sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Đậu Liêu- Thị Xã Hồng Lĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh có thể rút ra một số kết luận sau: Nguồn đất đai của các hộ bị thu hẹp nhiều, diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ giảm 50%, sử dụng đất nông nghiệp còn lãng phí chủ yếu đất trồng vụ Đông Xuân vụ Hè Thu bỏ hoang, diện tích nhà cho thuê bắt đầu được người dân xây dựng nhưng còn ít, các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng rau còn ít chưa được chú trọng. Nguồn lao động có nhiều thay đổi, lao động nông nghiệp bình quân/hộ trước khi thu hồi đất là 2,5 người sau thu hồi đất giảm còn 1,4 người. Lao động tự do, đi xuất khẩu lao động. tăng lên. Lao động làm hoạt động kinh doanh còn ít, một số lao động lớn tuổi khó tìm kiếm việc làm công việc của họ còn mang tính tự phát ai thuê gì làm nấy tạo thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện nhất là hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống nước sạch. Thu nhập từ nông nghiệp giảm, các hoạt động phi nông nghiệp như: sản xuất kinh doanh, bán hàng rong, phụ hồ tăng lên, cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống liên lạc.ngày càng tốt hơn. Việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của nông dân: Người dân chú trọng đầu tư cho con cái học hành, nhưng việc đầu tư sản xuất kinh doanh, học nghề. chiếm tỷ lệ nhỏ, mà dùng số tiền đó vào việc mua sắm tài sản, chi tiêu sinh hoạt khi sử dụng hết số tiền này, trong khi diện tích nông nghiệp dần dần bị thu hẹp dẫn đến tình trạng thất nghiệp, không có việc là

pdf74 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu tác động của thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân ở phường Đậu liêu - Thị xã Hồng lĩnh tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à trong thực tế nhiều người lao động, nhất là lao động nữ trung niên đã gia nhập đội ngũ buôn bán nhỏ như bán bún, bán rau muống, bán hàng vặt, mở cửa hàng tạp hóa bán cho những người sống và trọ trong và quanh khu vực. Các hoạt động buôn bán và dịch vụ này chủ yếu hình thành các chợ nhỏ xunh quanh làng, một phần còn lại bán ở chợ lớn ở Phường Bắc Hồng cách đây khoảng 3km. Số liệu điều tra cho thấy, số lao động nông nghiệp dần giảm đi sau khi thu hồi đất. Họ chuyển sang sản xuất kinh doanh, buôn bán nhỏ, lao động tự do như : đi xây, làm nhà hàng, buôn bán nhỏ Nhìn chung họ làm bất cứ việc gì để kiếm sống để tăng thu nhập cho gia đình. Bảng 2.5: Số lượng lao động trước và sau khi thu hồi đất Chỉ tiêu Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất SL LĐ/hộ SL LĐ/hộ Lao động nông nghiệp 150 2,50 85 1,42 Lao động cơ quan nhà nước 16 0,27 17 0,28 Sản xuất kinh doanh 8 0,13 12 0,20 Lao động đi nước ngoài 6 0,10 33 0,55 Lao động tự do 10 0,17 42 0,70 SVTH: Nguyễn Thị Trúc 36 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Do đất nông nghiệp bị thu hồi nên số lượng lao động nông nghiệp có sự thay đổi. Trước thu hồi đất bình quân lao động nông nghiệp là 2,5 lao động/hộ, sau thu hồi đất lao động nông nghiệp bình quân chỉ còn 1,42 lao động/hộ. Kết quả điều tra cho thấy lao động nông nghiệp sau thu hồi đất đã giảm, ngược lại lao động tự do, lao động đi làm nước ngoài...đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là lao động tự do. Trước thu hồi đất số lao động tự do bình quân/ hộ là 0,17 lao động thì sau thu hồi đất con số này tăng lên là 0,7 lao động. Qua điều tra chúng tôi thấy số lao động nông nghiệp sau khi bị thu hồi một số diện tích đất nông nghiệp chuyển sang lao động tự do, ai thuê gì làm thế, phần còn lại buôn bán nhỏ như bán rau, bán thịt, nấu rượu bán các nhà hàng. Một số người có đầu óc kinh doanh họ chuyển sang sản xuất kinh doanh. Đối với những hộ gần đường quốc lộ 1A họ bán hàng tạp hóa, sửa chữa xe, máy móc, quán bia nhậu Qua điều tra những người am hiểu về tình hình địa phương và các hộ nông dân từ khi thu hồi đất hiện nay địa phương đã có nhiều chủ trương hướng dẫn đào tạo nghề do trường nghề Hà tĩnh trực tiếp về địa phương hướng dẫn. Hỗ trợ vay vốn cho những gia đình chính sách, hộ nghèo cho con cái đi xuất khẩu lao động, hỗ trợ tiền mặt khi thu hồi đất, có chính sách ưu tiên đi làm khu công nghiệp vừa mới xây dựngKhi phỏng vấn có 60% hộ nông dân có việc làm khác, còn lại các hộ sử dụng tiền đền bù để chi tiêu sinh hoạt gia đình. Nếu trình trạng này tiếp diễn người nông dân mất ruộng , mất đi thu nhập cuộc sống sẽ khó khăn. Lao động tự do đây là nhóm dễ bị thất nghiệp nhất, sau khi thu hồi đất số lượng lao động tự do tăng lên từ 4 người lên 42 người do họ không có công việc ổn định. Lao động tự do tăng mạnh nhất, điều này phản ánh đúng thực trạng sau thu hồi đất, một số lao động chưa tìm kiếm được việc làm nghành nghề ổn định chuyển sang lao động tự do. 2.2.4 Thu nhập của hộ sau khi thu hồi đất Có rất nhiều hộ nông dân nhận thấy rằng sau khi thu hồi đất khả năng kiếm sống của họ dễ hơn. Thu nhập tăng lên từ các hoạt động phi nông nghiệp cụ thể là: SVTH: Nguyễn Thị Trúc 37 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.6: Đánh giá của hộ về thay đổi thu nhập Đơn vị tính: hộ Thay đổi thu nhập Tăng lên Tăng lên ít Không đổi Giảm đi Giảm đi nhiều SL % SL % SL % SL % SL % Lúa 0 0 0 0 0 0 52 86,67 8 0,13 Cây trồng khác 0 0 5 8,33 48 80,00 7 11,67 0 0 Buôn bán 8 13,33 25 41,67 27 45,00 0 0 0 0 Làm thuê 2 3,33 23 38,33 35 58,33 0 0 0 0 Tiền gửi ngân hàng 10 16,67 42 70,00 8 13,33 0 0 0 0 Chăn nuôi 3 0 30 0 27 0 0 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2016 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, sau khi thu hồi đất thu nhập từ nông nghiệp giảm. Có 86,67% hộ cho rằng thu nhập từ hoạt động trồng lúa giảm đi. Qua điều tra cho thấy số hộ nông nghiệp giảm ít, nhưng diện tích đất nông nghiệp giảm nhiều. Đa số các hộ vẫn sản xuất nông nghiệp nhưng thu nhập họ giảm đi. Thu nhập từ hoạt động buôn bán tăng lên, một số người tiến hành hoạt động kinh doanh bên lề đường, xunh quanh các KCN, mở các quán nước, quán ăn, Còn thu nhập từ các việc trồng cây khác không đổi, có 80% hộ cho rằng khi thu hồi đất họ không chú trọng việc trồng các cây khác để nâng cao thu nhập hộ gia đình. Thu nhập từ hoạt động làm thuê tăng lên như: phụ hồ, bốc vác tăng lên; tiền gửi ngân hàng, chăn nuôi tăng lên. Nhìn chung sau khi thu hồi đất thu nhập từ hoạt động nông nghiệp giảm đi, các hoạt động phi nông nghiệp tăng lên. Đánh giá khả năng kiếm sống có 56,67% hộ cho rằng khả năng kiếm sống họ dễ hơn khi họ biết tìm việc làm khác tăng thu nhập cho họ. Có 33,33% hộ cho rằng khả năng kiếm sống họ không đổi, còn lại hộ cho rằng khả năng kiếm sống khó hơn khi thu nhập họ phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp 2.2.5 Thay đổi tài sản vật chất 2.2.5.1 Thay đổi tài sản vật chất của hộ Nguồn lực đầu tiên phải kể đến của nông hộ sau khi bị thu hồi đất là khoản tiền đền bù. Số tiền này rất lớn so với thu nhập những năm trước khi chưa thu hồi đất nông SVTH: Nguyễn Thị Trúc 38 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp nghiệp. Nhận tiền đền bù đã làm cho khả năng tài chính của hộ tăng lên, hộ có thêm tiền để sử dụng vào việc chi tiêu hay gửi tiết kiệm. Đất là nguồn lực sinh kế quan trọng đối với người dân nhưng qua điều tra cho thấy 100% các hộ đều hi vọng về các dự đền bù đất do hiện nay sản xuất nông nghiệp rất khó khăn Đa số người dân phỏng vấn họ đều trả lời sử dụng nguồn vốn đền bù đất khác nhau như: chi tiêu sinh hoạt, cho con cái học hành, mua sắm tài sản Bảng 2.7: Sử dụng tiền đền bù của hộ nông dân sau khi thu hồi đẩt Chỉ tiêu Sau khi thu hồi đất Số hộ % Đầu tư sản xuất kinh doanh 13 21,67 Cho con cái học nghề 3 5,00 Cho con cái học hành 37 61,67 Mua sắm tài sản 14 23,23 Xuất khẩu lao động 11 18,33 Trả nợ 5 8,33 Gửi ngân hàng 28 46,67 Chữa bệnh 3 5,00 Đầu tư khác 6 10,00 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2016 Số liệu điều tra cho thấy, số tiền người dân sử dụng cho việc học của con cái chiếm tỷ lệ khá cao 61,67%. Đối với người nông dân sinh kế của họ chủ yếu là nông nghiệp, khó có cơ hội tích góp số tiền lớn để đầu tư cho việc học và các khoản khác trong gia đình, vì vậy chi phí để đầu tư cho việc học hành của các con đối với họ cũng là một vấn đề mà hầu hết các gia đình phải lo lắng. Khi bị thu hồi đất nông nghiệp, được bồi thường hỗ trợ một khoản tiền và đây là cơ hội để các hộ có điều kiện để chi cho việc học của con cái, tuy số tiền bồi thường hỗ trợ ở đây không lớn nhưng đối với các hộ thuần nông thì đó là một nguồn thu nhập lớn mà từ trước đến nay họ chưa bao giờ có được. Qua phỏng vấn, các hộ gia đình đều cho biết rằng vẫn biết sau này sinh kế sẽ khó khăn nếu dùng hết số tiền bồi thường, hỗ trợ nhưng vẫn phải chi cho việc học của con cái, chi tiêu cho gia đình. Ngoài ra việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày như mua lương thực, thực SVTH: Nguyễn Thị Trúc 39 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp phẩm, các đồ dùng sinh hoạt trong nhà, các công việc khác như cúng, kỵ.. cũng được các hộ sử dụng từ số tiền bồi thường hỗ trợ này và chiếm 23,33%. Đất nông nghiệp bị thu hồi, hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giảm, nhưng sau khi nhận được khoản tiền đền bù số hộ đầu tư vào sản xuất kinh doanh để chuyển đổi nghề nghiệp rất ít. Qua điều tra, chỉ có 13/60 hộ đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, chiếm 21,67%. Một hình thức nhằm tăng thêm thu nhập của người dân nơi đây nữa là họ dùng ngay số tiền bồi thường, hỗ trợ để gửi tiết kiệm thu tiền lãi suất chiếm 46,67%. Họ đầu tư cho con cái đi xuất khẩu lao động ở các nước như: Anh, Đức, Đài Loan đưa lại nguồn thu nhập lớn qua điều tra có 18,33% hộ gia đình chọn đầu tư con cái đi nước ngoài. Qua điều tra cũng như quan sát thực tế ở vùng nghiên cứu tôi nhận thấy rằng hầu hết người dân ở phường đều đã có nhà kiên cố từ trước, tuy nhiên một số hộ cũng đã sử dụng số tiền đền bù vào mục đích tu bổ lại nhà từ năm 2013 đến nay đã trong 60 hộ nghiên cứu có đến 14 hộ xây dựng, tu sửa lại nhà. Hiện nay nhà tạm không có, so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp nhà cấp 2, cấp 3 xu hướng tăng, nhà cấp 4 giảm. Hình 2.2. Biểu đồ sự thay đổi nhà cửa trước và sau khi thu hồi đất 5% 3% 19% 55% 18% Trước khi thu hồi đất nhà tạm nhà cấp 1 nhà cấp 2 nhà cấp 3 nhà cấp 4 0% 3% 25% 62% 10% Sau khi thu hồi nhà tạm nhà cấp 1 nhà cấp2 nhà cấp 3 nhà cấp 4 SVTH: Nguyễn Thị Trúc 40 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Nhìn chung khi được nhận tiền đền bù, nhiều hộ đã đầu tư vào việc xây dựng nhà cửa. Về vật dụng sinh hoạt gia đình, qua điều tra cho thấy đồ dùng hộ đã được đầu tư mua sắm. Thực tế cho thấy nhiều đồ dùng đã được người dân đầu tư mua sắm trước khi thu hồi đất như: điện thoại, xe máy chiếm 100%, bếp ga chiếm 86,67%. Còn những vật dụng hiện đại khác sau khi thu hồi đất mới có điều kiện mua như: tủ lạnh, điều hòa, máy giặtSau khi thu hồi đất, vay vốn các hộ giảm có đến 88,33% hộ cho rằng sẽ không vay vốn trong thời gian tới, còn lại một số hộ vay để sản xuất kinh doanh lớn, đầu tư cho con cái học hành . Nhờ vào khoản tiền đền bù nhiều hộ không những trả được nợ mà còn mua sắm tài sản gia đình. Bảng 2.8. Sự thay đổi vật dụng gia đình Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất So sánh SL(hộ) CC(%) SL( hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) Bếp ga 52 86,67 58 96,67 6 11,53 Máy giặt 16 26,67 27 45 11 68,75 Điều hòa 2 3,33 4 6,67 2 100,00 Điện thoại 60 100 60 100 - - Xe máy 60 100 60 100 - - Tủ lạnh 31 51,67 41 68,33 10 32,25 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2016 Thực trạng cho thấy nguồn tài sản gia đình tăng lên đáng kể sau thu hồi đất, tuy nhiên không thể khẳng định mức sống người dân cải thiện tích cực do tác động thu hồi đất, nhưng người dân sử dụng khoản tiền bồi thường hỗ trợ để đầu tư mua sắm là điều không thể phủ nhận. SVTH: Nguyễn Thị Trúc 41 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp 2.2.5.2 Sự thay đổi cơ sở hạ tầng ở địa phương Bảng 2.9. Sự thay đổi cơ sở hạ tầng ở địa phương Tốt hơn Không đổi Kém đi SL CC(%) SL CC(%) Hộ CC(%) Công trình điện 22 36,67 34 56,67 4 6,67 Hệ thống giao thông 42 70,00 18 30,00 0 0 Hệ thống nước sạch 33 55,00 27 45,00 0 0 Công trình thủy lợi 21 35,00 30 50,00 9 15,00 Hệ thống liên lạc 22 36,67 38 63,33 0 0 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2016 Cơ sở hạ tầng của địa phương có tác động lớn đến đời sống của người dân. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ phục vụ tốt cho kinh tế xã hội ở địa phương cũng như đời sống ở địa phương. Sau khi nghiên cứu cảm nhận người dân về sự thay đổi cơ sở hạ tầng có chiều hướng đi lên. Có đến 70% hộ cho rằng hệ thống giao thông tốt hơn. Đây là điều đáng mừng khi thu hồi đất nông nghiệp các nhà máy, dự án đầu tư vào địa phương tác động phát triển các dịch vụ hơn. Bên cạnh đó hệ thống liên lạc, công trình nước sạch cũng phát triển theo chiều hướng tốt hơn nhưng còn chậm. Tuy nhiên có vài ý kiến cho rằng một số hạng mục giảm sút về chất lượng trong vài năm qua. Cụ thể là có 15% ý kiến cho rằng công trình thủy lợi bị xuống cấp chưa được tu sửa. Điều này do khi xây dựng KCN đã phá vỡ hệ thống thủy lợi, mặc dù có cách khắc phục nhưng chưa đảm bảo. Có 6,67% ý kiến cho rằng hệ thống giao thông bị xuống cấp do các phương tiện ô tô tải lớn đi qua nhiều phá vỡ hệ thống giao thông. Như vậy một số hạng mục cơ sở hạ tầng cần được quan tâm để có thể phát triển sinh kế người dân tốt hơn. 2.2.6 Vấn đề an ninh lương thực Qua điều tra cho thấy trước khi thu hồi đất ở phường năng suất đạt 2 tạ/sào, một hộ nông dân có diện tích 7 sào ( 3500m 2). Vậy một năm có thu nhập trồng lúa khoảng 3 tấn lúa đây là nguồn lương thực cho hộ và có dư để bán chi tiêu. Sau khi thu hồi đất, đất nông nghiệp bình quân các hộ giảm còn lại khoảng hơn 3 sào, một năm thu nhập từ trồng lúa khoảng 1 tấn 2 thóc chỉ đảm bảo lương thực gia SVTH: Nguyễn Thị Trúc 42 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp đình không có bán. Qua điều tra cho thấy có 91,67 % hộ cho rằng họ đảm bảo nguồn lương thực nhưng không có dư thừa, còn lại các hộ cho rằng họ phải mua gạo thường xuyên. 2.2.7 Đối với xã hội Việc tham gia vào các tổ chức xã hội địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy hộ đối với tổ chức đó cũng như chính quyền địa phương. Đồng thời nó cũng thể hiện mối quan hệ đoàn kết, chia sẻ giữa con người với con người trong cộng đồng. Qua bảng điều tra cho thấy các hộ điều tra tham gia vào các tổ chức xã hội khá đông, có 100% hộ tham gia hội nông dân sau thu hồi đất giảm còn 80%. Hội phụ nữ giảm từ 63,33% xuống còn 18,33% vì nhiều phụ nữ đi làm ăn xa quê hương nên rút ra khỏi hội phụ nữ, còn lại các hội không có sự thay đổi lớn. Bảng 2.10. Tình hình tham gia các tổ chức xã hội của các hộ điều tra Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất So sánh SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) Hội phụ nữ 38 63,33 11 18,33 -27 -71,08 Hội nông dân 60 100,00 48 80,00 -12 -20,00 Đoàn thanh niên 11 18,33 14 23,33 3 27,27 Hội cựu chiến binh 4 6,67 4 6,67 - - Hội ngũ lão 8 13,33 9 15,00 1 12,50 Hội đồng học 34 56,67 34 56,67 - - Hội khác 2 3,00 6 10,00 4 200,00 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2016 Việc thu hồi đất NN cũng mang lại một biến đổi về xã hội lớn ở vùng nông thôn. Trước hết là sự phân tầng xã hội trong nông thôn trở nên rất rõ nét. Khoảng cách giữa hộ giàu và nghèo là rất lớn. Hộ giàu có là những hộ tận dụng được những cơ hội của CNH. Họ mua đất của các hộ trong thôn, lập trang trại, xây nhà trọ, mở cửa hàng, làm các nghành nghề phụ hoặc đầu tư cho con em đi lao động xuất khẩu. Họ có khả SVTH: Nguyễn Thị Trúc 43 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp năng mua ô tô, xây biệt thự, có tài sản cố định hoặc bất động sản. Những hộ nghèo là những nông dân mất đất, nông dân làm thuê, không tìm được việc làm ổn định hoặc gia đình gặp phải những rủi ro như bệnh tật, tai nạn. Xét theo thu nhập, việc thu hồi đất NN, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm cho giai cấp nông dân phân hóa thành 3 tầng chủ yếu: nông dân giàu có, nông dân tự cung tự cấp và nông dân nghèo. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy có 85% hộ cho rằng không có sự phân biệt giàu nghèo, tình cảm gia đình vẫn như trước đây nhưng từ khi thu hồi đất nhiều lao động đi làm ăn xa ít có cơ hội gặp nhau. Những tệ nạn xã hội ngày càng nhiều ở vùng nông thôn, do việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp trên địa bàn làm cho lực lượng lao động nhập cư vào địa phương ngày càng tăng các tệ nạn xã hội xâm nhập vào đia phương có đến 95% các hộ phỏng vấn cho rằng tệ nạn xã hội xảy ra nhiều hơn đặc biệt vào đối tượng tuổi vị thành niên, phổ biến trình trạng trộm cắp, rượu chè gây ồn ào ở địa phương. 2.2.8 Đối với môi trường Một trong những tác động rất lớn của việc thu hồi đất nông nghiệp cho CNH là tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí các nguồn lực tự nhiên, đặc biệt là đất và nước. Tình trạng thiếu quy hoạch trong xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng làm một diện tích lớn đất đai không thể canh tác được do hệ thống tưới tiêu bị phá vỡ. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp mua đất của nông dân rồi để không chờ giá đất lên cao thì nhượng bán cho các công ty khác hoặc chậm trễ hoạt động trong khi nông dân không có đất canh tác làm lãng phí rất lớn nguồn đất đai quý giá. Bảng 2.11. Ý kiến của người dân về tác động của môi trường Chỉ số Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tổng số hộ Tỷ lệ % Tổng số hộ Tỷ lệ % Nguồn nước 46 76,67 14 23,33 Rác thải 18 30,00 42 70,00 Khói bụi 51 85,00 9 15,00 Mùi khó chịu 23 38,33 37 61,67 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra hộ năm 2016) SVTH: Nguyễn Thị Trúc 44 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Trên thực tế ở phường có rất nhiều dự án như: dự án xây công ty cổ phần dệt may Vinatex, dự án đầu tư xây dựng đường19-5, Dự án xây dưng trang trại bò sữa; dự án xây dựng Khu công nghiệp Đậu Liêu đã được tiến hành trong năm 2010 nhưng đến thời điểm này mới bắt đầu thi công. Kết quả điều tra cho thấy tình hình ô nhiễm nguồn nước, tình trạng rác thải....sau thu hồi đất tại khu vực cũng không đáng lo ngại, tuy nhiên có đến 85 số hộ phản ánh tình trạng khói bụi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt thời gian gần đây do các công trình đang trong giai đoạn thi công cho nên tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi là điều khó tránh khỏi. Có đến 76,67% ý kiến cho rằng nguồn nước ảnh hưởng đến người dân , gần đây nhất trang trại bò thực hiện giết mổ trực tiếp xả nước thải, phânảnh hưởng đến đời sống người dân. Việc phát triển các KCN, trang trại làm ô nhiễm môi trường phải có biện pháp khắc phục. 2.2.9 Điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội,thách thức trong sinh kế của hộ dân sau khi bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng KCN a) Điểm mạnh  Vị trí địa lý của xã rất thuận lợi cho việc phát triển thương mại, dịch vụ. Đất đai màu mỡ thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.  Tình hình kinh tế xã hội của địa phương ngày càng phát triển, đời sống của người dân được cải thiện hơn.  Nguồn lao động dồi dào, thay đổi theo chiều hướng tích cực khi có thu hồi đất.  Hệ thống cơ sở hạ tầng đã được cải thiện, đặc biệt là đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc có tác động tích cực đến sinh kế của người dân. b) Điểm yếu  Trình độ của lao động còn thấp, tuổi lao động cao không thích hợp cho việc chuyển đổi nghề nghiệp sau khi thu hồi đất. Lao động được chuyển vào KCN ít.  Hệ thống cơ sở vật chất của xã chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống thủy lợi.  Địa phương mới chỉ có hỗ trợ bằng tiền mà chưa có chính sách đào tạo nghề cụ thể dẫn đến việc người dân sử dựng tiền hỗ trợ đó vào những việc khác. SVTH: Nguyễn Thị Trúc 45 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Ngành nghề trong các hộ sau khi bị thu hồi đất phát triển hoàn toàn mang tính tự phát tuy đã tạo việc làm và thu nhập nhưng có những nghề nghiệp tạo sinh kế không bền vững.  Việc sử dụng tiền đền bù của hộ dân chưa mang tính tích cực, chưa sử dụng và đầu tư việc làm mới. c)Cơ hội  Khi các KCN được hoàn thiện sẽ có cơ hội cho con em trong vùng làm việc ở KCN. Các nhà máy trong KCN tuyển dụng công nhân với chế độ con em trong vùng.  Phát triển buôn bán, cho thuê nhà trọ và các dịch vụ địa phương cũng như vị trí thuận lợi gần KCN.  Các hộ dân có thêm nguồn vốn cho sản xuất – kinh doanh từ tiền đền bù. d)Thách thức  Hệ thống kênh mương bị phá vỡ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.  Đất đai khan hiếm nhưng sản xuất nông nghiệp lại bị thu hẹp nếu tiếp tục sẽ gây nguy cơ thiếu lương thực.  Lao động ở tuổi cao khó chuyển đổi nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp khó xin việc dẫn đến nguy cơ thất nghiệp. Bảng 2.12: Phân tích SWOT( điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) trong sinh kế người dân sau khi thu hồi đất Cơ hội(O) Thách thức(T) Điểm mạnh(S) O/S - Mở rộng việc buôn bán, các dịch vụ khác. - Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp để tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. - Tận dụng đất đai màu mỡ để gieo trồng 2 vụ. S/T - Sử dụng giống lúa cho năng suất cao. - Người lao động đi làm thuê tăng thu nhập gia đình trước mắt. - Nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh. Điểm yếu(W) O/W - Đầu tư cho con cái học hành để W/T - Nâng cao trình độ lao SVTH: Nguyễn Thị Trúc 46 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp tạo lập sinh kế bền vững. - Lao động tuổi cao, trình độ thấp không thể đi xin việc ở các KCN có thể kinh doanh buôn bán, đi làm các nghề phụ. - Sử dụng tiền đền bù cho học nghề và đầu tư kinh doanh để tạo lập sinh kế bền vững. động để giảm thiểu trình trạng thiếu việc làm hoặc đi làm thuê tạm thời để kiếm sống qua ngày. - Hệ thống cở sở hạ tầng bị phá vỡ gây khó khăn trong sản xuất nông nghiệp cần có kế hoạch gieo trồng, luân canh tăng vụ để tăng năng suất cây trồng. - Đề phòng tệ nạn xã hội SVTH: Nguyễn Thị Trúc 47 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp Để từng bước giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình thu hồi đất sản xuất nông nghiệp ở phường Đậu Liêu nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sau quá trình thu hồi đất cần phải có chính sách và các giải pháp đồng bộ, có tính thực tiễn mang tính lâu dài. Căn cứ xây dựng nên các chính sách và giải pháp đó là: - Căn cứ vào cơ sở lí luận về sinh kế người dân sau thu hồi đất. - Các chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước về việc giải quyết việc làm và sinh kế hộ nông dân sau thu hồi đất phục vụ phát triển công nghiệp. - Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động sau thu hồi đất của các nước và các địa phương khác. - Thực trạng sinh kế, sự thay đổi các nguồn lực của hộ nông dân sau thu hồi đất ở địa phương nghiên cứu. - Những thuận lợi, khó khăn,cơ hội,thách thức của hộ nông dân sau thu hồi đất nông nghiệp. - Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tuyên truyền ý thức của người dân trong bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống. - Tăng cường công tác an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn cho cuộc sống của người dân đạ phương. 3.2 Định hướng Để đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp:  Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư sẽ đi đôi với việc mở rộng thu hồi đất của người dân phục vụ quá trình phát triển đó. Điều này có nghĩa là số người dân mất đất mỗi năm sẽ tăng và còn diễn ra trong thời gian tới. Vì thế việc giải quyết việc làm, thu nhập, và đời sống người dân có đất bị thu hồi là cấp bách, thường xuyên, vừa là nhiệm vụ lâu dài trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Đây chính là thực hiện chủ trương, nhất quán của Đảng và nhà nước ta là gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề SVTH: Nguyễn Thị Trúc 48 Đạ i h ọc Ki nh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp xã hội theo nguyên tắc tiến bộ và công bằng, nhất là các vấn đề bức xúc trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại.  Cần có chính sách truyền dạy nghề, không chỉ là những ngành nghề truyền thống vốn có ở địa phương mà cả các nghề mới cho nông dân sau khi thu hồi đất.  Phát triển thương mại dịnh vụ (cho thuê nhà, buôn bán, mở quán nước, ) tận dụng lợi thế của vị trí thuận lợi gần KCN sẽ xây dựng.  Tiếp tục canh tác trên phần diện tích nông nghiệp còn lại tránh gây lãng phí nguồn đất vốn đã khan hiếm. Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, chợ, nước sạch )  Khuyến khích hộ dân tham gia các cuộc họp bàn, trao đổi ý kiến để biết thêm thông tin bổ ích. Phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo của người bị thu hồi đất trong việc học nghề, tự tạo việc làm, tham gia vào lao động.  Địa phương cần phối hợp với các cơ quan khác để có chính cách đào tạo nghề cho nông dân mất đất chứ không phải chỉ hỗ trợ bằng tiền rồi để họ tự xoay xở.  Thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho việc xây dựng khu công nghiệp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng địa phương phải gắn với việc gìn giữ phong tục tập quán truyền thống, đảm bảo ổn định xã hội đặc biệt bảo vệ môi trường.Trong thời gian qua việc thu hồi đất nông nghiệp một số nhà máy, xí nghiệp phát triển nhiều đối tượng lợi dụng xâm nhập vào dụ dỗ một số thanh niên tiếp thu các luồng văn hóa xấu như:cờ bạc, ma túy Chính vì vậy đòi hỏi các cấp, nghành, địa phương, doanh nghiệp phối hợp giải quyết đảm bảo trật tự xã hội.  Hoàn thiện cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt cho sinh kế người dân. Vấn đề này cần được quan tâm, hạn chế việc xây dưng các công trình không đảm bảo chất lượng, chắp vá,làm đi làm lại gây lãng phí tiền của. 3.3 Giải pháp Quá trình thu hồi đất nói chung và thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nói riêng để phục vụ cho phát triển công nghiệp đã làm cho nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp, bên cạnh những tác động tích cực thì thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đem lại những hệ quả những tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội – môi trường - văn hóa nhiều yếu tố bị ảnh hưởng. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi càng nhiều tỷ lệ thuận SVTH: Nguyễn Thị Trúc 49 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp với tốc độ đô thị hóa, phát triển công nghệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, vì vậy số lao động chuyển đổi nghề nghiệp tăng cao điều này ảnh hưởng sinh kế người dân rất lớn. Trong khi đó chính quyền địa phương và đặc biệt người dân và những người chịu ảnh hưởng từ chính sách thu hồi đất chưa có chuẩn bị kĩ càng về khả năng thích ứng và tìm kiếm việc thay thế mới. Việc ổn định đời sống người dân trở nên cấp thiết hơn. Vì vậy, khi thu hồi đất, các cơ quan cần có các chính sách hữu hiệu. Để góp phần hạn chế những tiêu cực của thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đến sinh kế người dân phường Đậu Liêu, qua quá trình thực tập, tôi xin đề nghị một số giải pháp sau: Về phát triển kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH-HĐH phải thực hiện sớm khi địa phương bị thu hồi đất. Cùng với quá trình chuyển dịch cần chú ý đến thu nhập của hộ:  Có thể chuyển một phần diện tích cấy lúa thành vườn và ao nuôi cá hoặc trang trại chăn nuôi lợn hoặc thành vùng trồng rau sạch.  Thực hiện luân canh cây trồng. Có thể xây dựng mô hình trồng rau ( vì sắp tới khi toàn bộ KCN sẽ dần dần xây dựng đi vào hoạt động, mật độ dân số địa phương tăng lên, nhu cầu lương thực – thực phẩm sẽ tăng lên.  Đẩy mạnh việc chăn nuôi  Xây dựng cơ chế hỗ trợ vận động nông dân đầu tư thâm canh để hình thành các vùng sản xuất tập trung, đưa cây công nghiệp ngắn ngày và cây nguyên liệu chế biến vào cơ cấu luân canh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ từ khâu giống đến khâu chăm sóc, bảo quản và chế biến.  Hình thành và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra của hộ nông dân như tổ chức các hội chợ giới thiệu sản phẩm, phát triển mạng lưới trên địa bàn, áp dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản cho hộ nông dân. Duy trì và phát triển ngành nghề vốn có ở địa phương:  Hiện nay việc khôi phục và phát triển các nghề ở nông thôn được coi là giải phát tích cực để giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Bên cạnh việc khôi phục các ngành nghề cũ thì việc nhân cấy ngành nghề mới cho người dân là điều cần thiết. Các cấp chính quyền cần phối hợp với các trung tâm dạy nghề để truyền SVTH: Nguyễn Thị Trúc 50 Đạ i h ọc K in tế H uế Khóa luận tốt nghiệp dạy nghề cho người lao động, quan tâm hỗ trợ về vốn (tạo điều kiện cho người dân vay vốn phát triển ngành nghề) và kiến thức thông tin thị trường( đầu vào, đầu ra ).  Phát triển mạnh TMDV: tận dụng nguồn lực tại chỗ, tiềm năng về vốn, lao động, vị trí địa lý để mở rộng và phát triển thương mại dịch vụ (buôn bán, cho thuê nhà,vui chơi giải trí ) Về nguồn lực tự nhiên - Sử dụng hợp lý và hiệu quả diện tích đất đai hiện có:  Đối với đất thổ cư: Các hộ có vị trí gần KCN nên tận dụng diện dịch đất vườn rộng để đầu tư xây dựng khu nhà trọ cho công nhân thuê, trong tương lai gần nhu cầu nhà sẽ rất lớn.  Đối với diện tích đất canh tác cần tiếp tục trồng lúa đảm bảo lương thực cho địa phương, bên cạnh đó để sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đất đai nên phát triển các mô hình trồng rau. Chính quyền địa phương cần kết hợp với các cơ quan, trung tâm giống.. quan tâm đến việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có khả năng chống chịu bệnh tật và các điều kiện bất lợi từ địa phương. Địa phương cần quan tâm đên việc tu sửa hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.  Diên tích chưa sử dụng nay còn lớn, đây là nguồn lực tiềm năng cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh khai thác đưa vào sử dụng nguồn lực này sẽ góp phần mở rộng diện tích canh tác.  Tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế khai thác nguồn tài nguyên quá mức, hạn chế sử dụng thuốc bảo về thực vật trong sản xuất nông nghiệp, nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước, đất  Khi thu hồi cần xem xét vị trí cũng như chất lượng của đất để có phương án thu hồi hợp lí, tránh thu hồi ở những nơi có chất lượng tốt, vị trí thuận lợi để thực hiện dự án gây búc xúc trong nhân dân.  Việc quy hoạch các KCN phải cân nhắc xây dựng ở những nơi xa vùng đất sản xuất nông nghiệp, xa khu dân cư. Đây là việc cần thiết để cho sự phát triển bền vững. SVTH: Nguyễn Thị Trúc 51 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Giao đất sản xuất - kinh doanh – dịch vụ phi nông nghiệp cho người dân quản lí đây là cách để người dân đầu tư nhiều hơn vào nguồn lực tự nhiên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.  Xử lí nghiêm đối với những dự án vi phạm đối với nhà đầu tư thu hồi đất nhưng không thực hiện dự án. Về lao động, giải quyết việc làm - Tuyên truyền, giáo dục để người dân trong khu vực bị thu hồi đất chuẩn bị tâm lý và có kế hoạch thay đổi sinh kế khi bị thu hồi đất, tránh tình trạng có những hộ gia đình không giao đất làm chậm quá trình giải tỏa. Tuyên truyền, khuyến khích người dân nâng cao trình độ học vấn và trình độ dân trí, đầu tư cho lớp lao động kề cận, sử dụng tiền đền bù hợp lý. - Qua nghiên cứu cho thấy tuổi của chủ hộ tương đối cao, trình độ của chủ hộ cũng như trình độ lao động mới chỉ mới mức trung bình, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định của hộ. Vì thế cần phải nâng cao trình độ của hộ nông dân bằng nhiều biện pháp. - Hộ nông dân cần phải tự trau dồi thêm thông tin, kiến thức, tích cực chuyển đổi nghề nghiệp thông qua các tổ chức kinh tế. - Chính quyền địa phương cần kết hợp với các trung tâm dạy nghề mở lớp hướng nghiệp dạy nghề cho lao động địa phương, chủ yếu đối tượng từ 18 đến 35 tuổi cung cấp lao động cho các KCN vừa mới xây dựng chuẩn bị hoàn thành các nghề chủ yếu như: may, mộc - Mời chuyên gia về địa phương để họ nói chuyện với nhân dân để họ hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức họ đối mặt sau khi bị thu hồi đất, đồng thời chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống mới. Phân tích để họ hiểu rõ ý nghĩa và mục đích của tiền đền bù, tiền hỗ trợ học nghề, hậu quả của họ khi sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích, để họ có ý thức hơn trong việc lựa chọn sử dụng tiền đền bù phù hợp với điều kiện của mình. - Chỉ ra các nghành nghề có triển vọng ở địa phương để hộ có điều kiện lựa chọn, đồng thời giúp họ giải quyết những vướng mắc, băn khoăn. SVTH: Nguyễn Thị Trúc 52 Đạ i h ọ K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Tăng cường khuyến nông, tham quan mô hình kinh tế giỏi như: mô hình chăn nuôi, mô hình trồng rau sạch. - Đối với các doanh nghiệp, chủ đầu tư các KCN khi tiếp nhận các dự án đầu tư. UBND phường yêu cầu các công ty phải cam kết đào tạo, sử dụng lao động địa phương vào làm tại các công ty, ưu tiên các con em những hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, ưu tiên những dự án sử dụng nhiều lao động địa phương quy định cụ thể thời gian sử dụng lao động làm việc ở doanh nghiệp, tránh tình trạng chỉ là hình thức một thời gian sau sa thải. Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, mở các lớp dạy nghề cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại doanh nghiệp. Về việc sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ có hiệu quả: - Tích cực tuyên truyền, định hướng sử dụng nguồn vốn này cho các hộ ngay từ khi thực hiện thông báo chủ trương thu hồi đất đến khi quyết định thu hồi đất và chi tiền bồi thường cho người dân. Để các hộ thấy rõ bản chất của nguồn kinh phí này tập trung sử dụng nguồn tiền này vào sản xuất kinh doanh hoặc học nghề. Hạn chế tác động tiêu cực của việc thu hồi đất nông nghiệp: - Tích cực tuyên truyền người dân bằng nhiều hình thức để họ nhận thấy tác hại của những luồng văn hóa xấu du nhập, đồng thời các cấp chính quyền phải xử lí nghiêm những tệ nạn xã hội, không cho bùng phát và lan rộng. - Bảo vệ môi trường:  Cải thiện điều kiện sinh thái ruộng đồng canh tác, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải phải vệ sinh môi trường.  Xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng thu gom, xử lí, tiêu thoát nước thải tại cụm công nghiệp, khu dân cư, người dân có ý thức bảo vệ, tổ chức các đội thu gom rác thải.. SVTH: Nguyễn Thị Trúc 53 Đạ i h ọc K inh tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua quá trình điều tra, phân tích, đánh giá sinh kế của hộ nông dân sau khi thu hồi đất sản xuất nông nghiệp tại phường Đậu Liêu- Thị Xã Hồng Lĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh có thể rút ra một số kết luận sau: Nguồn đất đai của các hộ bị thu hẹp nhiều, diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ giảm 50%, sử dụng đất nông nghiệp còn lãng phí chủ yếu đất trồng vụ Đông Xuân vụ Hè Thu bỏ hoang, diện tích nhà cho thuê bắt đầu được người dân xây dựng nhưng còn ít, các mô hình phát triển chăn nuôi, trồng rau còn ít chưa được chú trọng. Nguồn lao động có nhiều thay đổi, lao động nông nghiệp bình quân/hộ trước khi thu hồi đất là 2,5 người sau thu hồi đất giảm còn 1,4 người. Lao động tự do, đi xuất khẩu lao động.. tăng lên. Lao động làm hoạt động kinh doanh còn ít, một số lao động lớn tuổi khó tìm kiếm việc làm công việc của họ còn mang tính tự phát ai thuê gì làm nấy tạo thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện nhất là hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống nước sạch. Thu nhập từ nông nghiệp giảm, các hoạt động phi nông nghiệp như: sản xuất kinh doanh, bán hàng rong, phụ hồ tăng lên, cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống liên lạc..ngày càng tốt hơn. Việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của nông dân: Người dân chú trọng đầu tư cho con cái học hành, nhưng việc đầu tư sản xuất kinh doanh, học nghề.. chiếm tỷ lệ nhỏ, mà dùng số tiền đó vào việc mua sắm tài sản, chi tiêu sinh hoạt khi sử dụng hết số tiền này, trong khi diện tích nông nghiệp dần dần bị thu hẹp dẫn đến tình trạng thất nghiệp, không có việc làm. Tình hình tệ nạn xã hội đã tăng lên so với trước khi thu hồi đất nông nghiệp như: ăn chơi, cờ bạc, rượu chè..Sự du nhập các luồng văn hóa bên ngoài vào do sự phát triển các khu công nghiệp hình thành làm thay đổi một số phong tục, tập quán như con cái, cháu chắt lễ phép với ông bà, cha mẹ giảm sút, ý thức vượt khó khăn cần SVTH: Nguyễn Thị Trúc 54 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp cù lao động bị giảm xuống thay vào đó là sự hưởng thụ ngại vượt khó, việc cưới, tang mang tính chất công nghiệp hóa tốn kém.. Đã làm ảnh hưởng lớn các hộ bị thu hồi đất kể cả hộ không bị thu hồi đất nông nghiệp. Để nâng cao thu nhập cho nông dân và đảm bảo sinh kế cho người dân vùng thu hồi đất cần quan tâm đến chính sách đào tạo nghề, nâng cao trình độ chủ hộ cũng như người lao động, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, phát huy lợi thế vị trí địa lí thuận lợi bằng cách phát triển TMDV cho thuê nhà trọ, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tàng, mở rộng các mô hình trồng rau, chăn nuôi có thị trường tiêu thụ khi các KCN phát triển. Sau khi bị thu hồi môi trường sống bị ô nhiễm và sự suy giảm so với trước khi thu hồi đất do tình trạng chất thải công nghiệp, khu dân cư tăng lên ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của hộ nông dân, gây bức xúc có ý kiến của người dân. 2 Kiến nghị Để đảm bảo cho việc thu hồi đất phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội vừa giải quyết việc làm, ổn định đời sống người dân bị thu hồi được thực hiện tốt, thực sự có hiệu quả tôi xin kiến nghị một số ý kiến sau: Đối với nhà nước:  Nhà nước cần rà soát lại toàn bộ các chính sách liên quan đến việc thu hồi đất,đền bù đất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi ở địa phương. Tập trung vào một số vấn đề: - Một là quy định giá đền bù cho sát với giá thực tế. - Hai là chuyển số lao động bị thu hồi đất sang hoạt động kinh doanh, dịch vụ. - Ba là nghiên cứu cách trả tiền đền bù hợp lí, không để người dân sử dụng tiền không hợp lí, tạo ra cuộc sống ổn định, lâu dài. - Bốn là Nhà nước cần có cơ chế huy động tất cả các cơ quan, các đoàn thể và tổ chức kinh tế- xã hội tích cực tham gia vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. - Năm là nhà nước có quy định cụ thể các dự án thu hồi đất nông nghiệp vào việc gì, đầu tư xây dựng, tư nhân đầu tư phải có biện pháp quy đinh hoạt động của dự án đó phải xây dựng hệ thống xử lí chất thải, bản cam kết bảo vệ môi trường. SVTH: Nguyễn Thị Trúc 55 Đạ i ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp  Nhà nước đã có cơ chế xây dựng quỹ đào tạo nghề cho những người dân bị thu hồi đất trên 50% diện tích đất nông nghiệp. Nên có cơ chế xây dựng quỹ đào tạo nghề cho những người có diện tích bị thu hồi để hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất trong việc đào tạo nghề. Đối với địa phương - Triển khai các giải pháp về sinh kế cho người dân, tạo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm mưu sinh cho người dân. - Tuyên truyền vận động để người dân có kế hoạch sử dụng nguồn tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hợp lý, định hướng cho họ đầu tư số tiền bồi thường vào các hoạt động tạo thu nhập khác như: mở cửa hàng tạp hóa, quán cà phê, đầu tư chăn nuôi. .- Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình việc làm để người dân có cơ hội tiếp cận và lựa chọn công việc phù hợp với trình độ, tay nghề của mình. - Định hướng cho các lao động có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp nên tham gia các lớp học nghề để đảm bảo sinh kế lâu dài. Đối với các doanh nghiệp - Doanh nghiệp ưu tiên sử dụng lao động địa phương. - Đảm bảo môi trường sống an toàn, không ô nhiễm cho người dân. Đối với hộ nông dân Cần nắm bắt các thông tin cần thiết về các nghành nghề, thị trường. lựa chọn, vận dụng linh hoạt các giải pháp phù hợp với điều kiện gia đình, học hỏi kinh nghiệm nhằm tìm ra các hướng đi vươn lên làm giàu chính đáng trong điều kiện đất ruộng bị thu hẹp. SVTH: Nguyễn Thị Trúc 56 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Thu Hoa (2014) Ảnh hưởng thu hồi đất nông nghiệp tới sinh kế người dân phường xã Kì Phương, huyện Kì Anh, tỉnh Hà Tĩnh, Đại Học Kinh Tế Huế, K44KTNN, Số 14 2. Đinh Đức Thuận, 2005, “Lâm nghiệp giảm nghèo và sinh tế nông thôn- Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác. 3. Trần Đoàn Thanh Thanh(2012) , Bài giảng nguyên lí phát triển nông thôn, Đại học kinh tế Huế. 4. Bùi Ngọc Thanh, 2009, "Việc làm cho hộ nông dân thiếu đất sản xuất - vấn đề và giải pháp", Tạp chí cộng sản (chuyên đề cơ sở) số 26 - 2 - 2009 . 5. Vụ công tác lập pháp, 2001, Những văn bản quản lý và sử dụng đất, NXB Xây dựng. 6. Luật Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7. Báo Cáo hội nghị quốc tế và môi trường ở Rio de Janerio, Brazinl, 1993). 8. 9. http: //vietnamnet.vn/chinhtri/2008/03/772111 10. hoi-dat-nong-nghiep-tren-dia-ban-huyen-gia-lam-ha-noi-65672/ 11. 12. "Tình hình thu hồi đất của nông dân để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và các giải pháp phát triển". SVTH: Nguyễn Thị Trúc 57 Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phụ Lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN ĐỀ TÀI:Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân ở phường Đậu Liêu- Thị Xã HồngLĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh Tôi là Nguyễn Thị Trúc sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Huế tôi đang làm luận văn tốt nghiệp với đề tài: Tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp đến sinh kế người dân ở phường Đậu Liêu- thị xã HồngLĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh. Vì vậy tôi làm bảng hỏi này nhằm tìm hiểu việc thu hồi đất nông nghiệp tác động đến người dân như thế nào? Những thông tin ông bà cung cấp rất quý báu đối với đề tài tôi. Rất mong nhận được sự hợp tác của Ông Bà. Tôi xin đảm bảo thông tin Ông Bà cung cấp nhằm phục vụ mục đích học tập. Phần I: Thông Tin Cá Nhân Xin Ông Bà cho tôi biết một số thông tin - Họ và tên: - Tuổi : - Địa chỉ - Giới tính: - Nghề nghiệp: Chỉ tiêu Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Lao động nông nghiệp Làm cơ quan nhà nước Sản xuất kinh doanh Lao động đi nước ngoài Lao động tự do Khác - Trình độ học vấn chủ hộ: (1) Tiểu học/Cấp 1 (2) THCS/Cấp 2 (3)THPT/Cấp 3 (4) Trên THPT SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp - Sô nhân khẩu trong gia đình: Nam. Nữ. - Số Lao động .. Trong đó: Namtuổi trình độ.Nghề nghiệp. Nữtuổi...trình độ.Nghề nghiêp.. . . - Đất đai: Chỉ tiêu Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Tổng diện tích -Đất nhà ở -Nhà cho thuê -Vườn -Ao - Đất sản xuất NN +Đất 1 luá +Đất 2 lúa +đất 2 lúa- 1 màu -Đất chuyên màu Khác .. SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Phần II: Thông tin I Tài sản Câu 1:Ông(bà) có mong đợi dự án thu hồi đất để được đền bù khoản tiền không?..  Có  không Câu 2: Ông bà sử dụng tiền đền bù vào việc gì sau đây? - Đầu tư, sản xuất kinh doanh  - Cho lao động học nghề  - Cho con cái học hành  - Mua sắm tài sản  - Gửi ngân hàng  - Xuất khẩu lao động  - Trả nợ  - Chữa bệnh.  - Đầu tư khác Câu 3 Các loại nhà ông bà sử dụng Loại nhà Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Nhà Tạm Nhà cấp 1 Nhà cấp 2 Nhà cấp 3 Nhà cấp 4 Câu 4 Ông bà cho biết sự thay đổi về vật dụng sinh hoạt trong gia đình có sự thay đổi như thế nào?Đánh dấu vào ô ông bà cho là thay đổi? Trước khi thu hồi Sau khi thu hồi Điện thoại Bếp Ga Máy giặt Điều hòa Xe máy Tủ lạnh SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp II Thu nhập Câu 1:So với trước khi thu hồi đất thì các nguồn sau có thay đổi không Thu nhập Tăng lên Tăng lên ít Không đổi Giảm đi Giảm đi nhiều Lúa Cây trồng khác Buôn bán Làm thuê Tiền gửi ngân hàng Chăn nuôi Câu 2 Thu nhập theo thứ tự quan trọng với hộ gia đình về nguồn thu nhập trước và sau thu hồi đất (chọn 3 ưu tiên nhất đánh số 1, 2, 3) Thu nhập từ các nguồn Sau thu hồi đất Trước thu hồi đất Có/Không Xếp thứ tự Có/Không Xếp thứ tự 1.Sản xuất nông nghiệp 2. Buôn bán nhỏ 3. Lương phụ cấp 4. Lao động tự do 5. Tiền lãi gửi ngân hàng III Việc làm Câu 1: Hiện tại Ông bà có việc làm khác chưa?  Có  Chưa Câu 2:Ông bà thấy sau khi thu hồi đất khả năng kiếm sống như thế nào?  Dễ hơn  Không đổi  Khó hơn Câu 3:Trong gia đình có ai chuyển đổi việc làm không?.. Việc gì SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Câu 4: Từ khi thu hồi đất thì nhà nước, chính quyền địa phương có chính sách gì để hỗ trợ việc làm không?....? ông bà có thể cho tôi biết chính sách đó không?............................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .................................................................................................. IV Vay vốn Câu 1: Gia đình có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới không?  Có  Không Câu 2 Tình hình vay vốn ông bà so với trước thời gian thu hồi đất như thế nào? Nhà nước có hỗ trợ gì không?.............................................................. Câu 3: Mục đích vay Chỉ tiêu Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Trồng trọt Chăn nuôi Chi tiêu sinh hoạt Xây nhà Mở kinh doanh dịch vụ Xuất khẩu lao động Chi cho học tập Phục vụ việc lớn( cưới,..) Khác V Đời sống- xã hội Câu 1: Đời sống văn hóa tinh thần?  Tốt hơn  Xấu hơn  Không đổi SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Câu 2: Ông bà cảm nhận như thế nào về sự thay đổi cơ sở hạ tầng Tốt hơn Không đổi Kém đi Công trình điện Hệ thông giao thông Hệ thống nước sạch Công trình thủy lợi Hệ thống liên lạc Khác Câu 3 Quan hệ với đoàn thể: Trước khi thu hồi Sau khi thu hồi Vì sao Hội phụ nữ Hội nông dân Đoàn thanh niên Hội cựu chiến binh Hội phụ lão Hội đồng học Khác Câu 4. Sau khi thu hồi đất thì nông dân trở nên nhàn rỗi và có một khoản tiền mặt Anh (Chị)/ Ông (Bà) có thấy xuất hiện các tệ nạn xã hội như: rượi chèhè, cờ bạc, trộm cắp nhiều hơn không? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Các tệ nạn xã hội thường nhằm vào những đối tượng nào là chủ yếu? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp Câu 5.Các tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của gia đình Anh Chị/ Ông (Bà)? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Câu 6.Theo Anh (chị)/ Ông (Bà) việc thu hồi đất có dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo không? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Tình cảm hàng xóm láng giềng có gì thay đổi so với trước khi thu hồi đất? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Câu 7 Khi thu hồi đất các khu công nghiệp có xuất hiện không?...... nếu có ông bà cho biết gia đình ông bà có được ưu tiên vào làm đó không?......... Câu 8: Gia đình có thuộc diện ưu tiên chính sách không?..................... Câu 9:Ông (bà)có thấy mặn mà với sản xuất nông nghiệp nữa không?...................vì sao........................................................................................... ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... VI. Ô nhiễm môi trường Chỉ số Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng Tại sao Nguồn nước Rác thải Khói bụi Mùi khó chịu SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế Khóa luận tốt nghiệp VII. An ninh lương thực Câu 1. Anh (Chị)/ Ông (Bà) cho biết trung bình một sào cho năng suất bao nhiêu tạ? Một năm thu nhập khoảng bao nhiêu tấn thóc? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Với thu nhập như vậy thì gia đình có tự chủ được nguồn lương thực hay không? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Câu 2. Sau khi thu hồi đất thì nguồn lương thực của gia đình Anh (Chị)/ Ông (Bà) vẫn đảm bảo hay là thiếu? Nếu thiếu thì phải mua bao nhiêu tháng? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... SVTH: Nguyễn Thị Trúc Đạ i h ọc K inh tế H uế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_tac_dong_cua_thu_hoi_dat_den_sinh_ke_nguoi_dan_o_phuong_dau_lieu_thi_xa_hong_linh_tinh_ha.pdf
Luận văn liên quan