Khóa luận Những thành tựu nhân quyền ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay

Nhân quyền là vấn đề có lịch sử phát triển lâu dài và nội dung rộng lớn, là vấn đề nhạy cảm, phức tạp bởi nó gắn với các chế độ chính trị khác nhau. Nhân quyền hiện tại đang trở thành vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước phương Tây: “Ngoại giao nhân quyền” trở thành một nội dung quan trọng trong học thuyết nhân quyền ở các nước này. Quyền con người đang là vấn đề chính trị, pháp lý nhạy cảm, là lĩnh vực vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ chính trị quốc tế đương đại. Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch đang ra sức sử dụng vấn đề quyền con người mà họ gọi là “vấn đề nhân quyền” như một công cụ quan trọng để can thiệp, phá hoại công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước độc lập dân tộc. Đối với nước ta, dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” các thế lực thù địch trong và ngoài nước có sự giật dây của đế quốc tư bản bên ngoài tăng cường tiến hành hoạt động phá hoại tư tưởng, tuyên truyền cho nền dân chủ tư sản và những quan điểm giá trị của phương Tây vu cáo, bôi nhọ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

doc20 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Những thành tựu nhân quyền ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Vấn đề nhân quyền luôn là vấn đề của các cuộc tranh cãi trên diễn đàn chính trị thế giới đương đại. Thực chất của vấn đề này là gì? Loài người ghi nhận nó đến đâu? Ở Việt Nam nhân quyền là vấn đề hàng đầu trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục đích cuối cùng của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là giải phóng con người, đem quyền làm chủ thực sự đến cho từng người lao động. Nhưng hiện tại các thế lực thù địch, các nước tư bản phương Tây dựa vào sức mạnh kinh tế, quân sự, vị thế nước lớn luôn muốn áp đặt thứ nhân quyền xa vời, giả tạo với các nước khác, luôn xuyên tạc bôi nhọ, vu khống phủ nhận những thành tựu của các nước, muốn can thiệp vào công việc nội bộ các nước hòng thực hiện mưu đồ bất chính. Trong quá trình phát triển kinh tế- chính trị- xã hội- văn hoá hơn sáu mươi năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu đặc sắc “diện mạo đất nước, con người đều đổi mới”. Trong những thành tựu đó quyền con người đạt được nhiều thành công, được đánh giá là thành tựu vượt bậc, quan trọng nhất trong quá trình giải phóng con người của cách mạng nước ta. Từ những suy nghĩ trên, tôi chọn “ Những thành tựu nhân quyền ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến nay” để làm đề tài nghiên cứu trong bài tiểu luận này. Nhằm nêu ra những luận cứ khẳng định những thành quả về nhân quyền mà nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của kẻ thù, lợi dụng vấn đề nhân quyền để chống phá sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI 1.1. Lịch sử phát triển tư tưởng nhân quyền. Trong lịch sử phát triển các học thuyết chính trị của loài người nhân quyÒnlu«n luôn được các học giả các nhà nước tìm hiểu và xây dựng. Tuỳ từng thời kỳ lịch sử khác nhau học thuyết này cũng có những biến đổi và hoàn thiện. Nhân quyền là vấn đề không bao giờ cũ, nó luôn luôn mới xét theo ý nghĩa tÕn bộ lịch sử và phát triển của cá nhân xã hội. Trong mỗi thời kỳ lịch sử ấy các học giả các trường phái đều có những quan niệm riêng về vấn đề này. Thời cổ đại. Khi đề cập đến vấn đề nhân quyền các triết gia đã nêu lên nguyên tắc “các quyền con người(quyền tự nhiên ) là tài sản của tất cả mọi người ở mọi thời đại”. ở thời kỳ này thị dân ở một số thành phố Ai Cập đã sử dụng các quyền nh­ tự do ngôn luận, quyền bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật. Các triết gia thời đó cho rằng các quyền tự nhiên thuộc sở hữu của tất cả mọi người. Hamurabi (Lưỡng Hà cổ đại) cho rằng “công lý bùng nổ để ngăn chặn kẻ mạnh làm hại kẻ yếu”.Ông coi trọng công lý xã hội , bảo vÔ kẻ yếu , quan tâm đúng đên mọi người trong xã hội. Mạnh Tử (Trung Quốc cổ đại) cho rằng “cá nhân con người là vô cùng quan trọng còn nhân cách của vua chúa thì ít quan trọng hơn”.Mạnh Tử đề cao cá nhân con người trong xã hội , nâng cao vai trò xã hội của con người, cho ta thây ông r©t quan tâm đến con người trong phát triển xã hội còn vua chóa«ng xªp s¨u cá nhân con người . Trong thời kỳ cổ đại mặc dù trình độ sản xuất còn đơn giản, trình độ tư duy lý luận còn nhiều hạn chế, các triết gia cổ đại đã đề cập rất sớm đến quyền tự do ngôn luận, bình đẳng, bảo vÔ kẻ yếu, đề cao nhân cách cá nhân. Những luận điểm tiến bộ này chỉ có được khi loài người tồn tại trong một nền văn minh nhất định, khi xã hội được tổ chức chặt chẽ. Nhưng các quan điểm trên thiên về các quyền tự nhiên chưa ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật. Thời trung đại. thời kỳ của nhà thờ và giáo lý, thần quyền và thỊ quyền bóp nghẹt cuộc sống của nhân loại. Những giá trị tiến bộ buổi ban sơ con người đạt được về nhân quyền bị giai cấp thống trị bóp nghẹt và thay vào đó là cường quyền và thiên quyền, con người phải sống với những tín điều, niềm tin vào thế lực siêu nhiên thần bí ngột ngạt và đầy bất công. Nhưng chính trong vòng kìm hãm đó đã tiềm ẩn mầm mống của đấu tranh, con người vùng lên để đòi lại những quyền của con người. Nhà nước vi phạm quyền con người thì vấn đề quyền con người được đặt ra trên hết. Thời cận đại. Đến thế kû XVI trở đi, quan hệ sản xuất TBCN ra đời và phát triển. Sự tồn tại của nhà thờ và chế độ phong kiến trở thành vật cản cho tiến trình tự do phát triển kinh tế TBCN. Giai cấp tư sản có sứ mệnh tuyên chiến với nhà thờ và vương triều phong kiến để mở đường cho lịch sử tiến lên. Đến thế kû XVII-XVIII, quyền con người được các học giả tư sản bàn đến nh­ một học thuyết. Các trường phái , các quan điểm của các học giả tư sản thời kỳ này có những điểm tương đồng hoặc khác biệt nhau nên ta có thể chia ra các trường phái sau: Trường phái pháp luật tự nhiên với các đại diện tiêu biểu: Spinoda(1632-1670) G.Locke(1632-1704) Kant¬(1724-1804) Các ông quan niệm rằng:”Quyền con người là đặc quyền tự nhiên. Đặc quyền tự nhiên này do có pháp luật tự nhiên cao hơn pháp luật thực định”. G.Locke đã nêu ra và lập luận các quyền cơ bản, quyền tự nhiên của con người bao gồm quyền sống, quyền được tự do và quyền có tài sản. Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời trong điều kiện xã hội châu Âu phong kiến khi mà thần quyền và thỊ quyền ở đỉnh cao của sự thống trị, nhân dân lao động đang trong thỊ tận cùng của sự nô dịch cho nên họ bị liên minh thần quyền và thỊ quyền chà đạp vi phạm quyền con người. Vì vậy, trong ý nghĩ ban đầu Thuyết pháp luật tự nhiên ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tự do của con người khẳng định quyền con người là tự nhiên , vốn có nhằm đối lập và phủ nhận quan niệm quyền con người do vương quyền và thần quyền ban phát. Quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên một mặt nhằm đói lập và phủ nhận quyền lực nhà nước phong kiến và mặt khác nó đối lập và phủ nhận quyền lực, luật lệ của nhà thờ Thiên chúa Trường phái pháp luật tự nhiên đã xây dựng được một cách vững chắc nguyên tắc bảo vệ quyền cá nhân con người trước quyền lực. Học thuyết này đã được các cuộc cách mạng tiến bộ ghi nhận nh­ sự hoàn thiện học thuyết nhân quyền. Đó là năm 1629, Nghị viện Anh ra yêu sách “về các quyền”, đến năm 1689 sau cách mạng tư sản, yêu sách được ghi nhận vào pháp luật về các quyền. Năm 1776, “Tuyên ngôn độc lập” của Mü khẳng định bảo vệ các quyền con người. “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ©y có quyền được sống quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.Năm 1789 “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp khẳng định các quyền con người. “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”.Phải đến năm 1948 khi công ức quốc tế vỊ nhân quyên của Liên hợp quốc ra đời đánh dấu sự hoàn thiện cũng như mức độ phổ biến của học thuyết nhân quyền. Các học giả trường phái này cho rằng: nhân quyền là một giá trị nhân loại, nó được hình thành trong lịch sử với cuộc đấu tranh giai cấp. Qua các thời đại khác nhau nhân quyền được bổ sung dần đầy đủ. Nhân quyền không phải là quyền cá nhân con người mang tính bẩm sinh tự nhiên mà luôn gắn liền với cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống bất công xã hội, chịu sự chi phối của chế độ kinh tế, chính trị của nhà nước nhất định. Như vậy là khi chưa có nhà nước, khi nhà nước chưa ra đời thì nhân quyền chưa bàn đến. Chỉ khi nào xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời và có sự vi phạm quyền con người thì vấn đề nhân quyền mới được đặt ra.ở đây có một nghịch lý rằng nhà nước là công cụ trấn áp giai cấp này với giai cấp khác thì nó luôn luôn có thể vi phạm đến các quyền con người. Mặt khác nhà nước đóng vai trò là người đại diện xã hội đẻ ghi nhận, xử lý các vi phạm quyền con người trong xã hội. Nhưng “con người là động vật chính trị”1 1 ArÜtt«t , con người cần đến xã hội để tồn tại và phát triển. Xã hội cần có quÒn lực để điều hoà, trấn áp các mối quan hệ xã hội. Trong xã hội luôn tồn tại giai cấp, tập đoàn nhưng mâu thuẫn, đối kháng nhau về lợi ích nhất định. Quyền lực dẫn đến xung đột khi giải quyết các xung dột thì phải cần đến quyền lực. Nh­ vậy là quyền lực giúp con người giải quyết các mâu thuẫn phức tạp, bảo vệ con người để con người được tồn tại, được cứu trợ Từ những nghịch lý mâu thuẫn trên các nhà tư tưởng cận đại đưa ra hai khuynh hướng giải quyết sau: - Khuynh hướng thu hẹp: “quyền lực nhà nước cần phải thu hẹp lại”.Đây là điều kiện để thoả mãn yêu sách của từng cá nhân nhằm bảo đảm sự an toàn của từng cá nhân tự do tư tưởng. - Khuynh hướng mở rộng:“tăng cường hơn nữa quyền lực nhà nước”, thiết lập quyền lực dân chủ chống cực quyền để đảm bảo thoả mãn yêu sách về các quyền của con người. Nhưng dù mở rộng hay thu hẹp các quyền con người trong xã hội tư bản chỉ bàn trên lý thuyết và ghi nhận thành văn trong tuyên ngôn của cac cuộc cách mạng như Anh, Mỹ(1776), Pháp(1789) của giai cấp tư sản. Thực chất nhân quyền và sự bình đẳng nhân quyền đó chỉ có trong giai cấp tư sản bởi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chấp nhận có sự bóc lét, có giai cấp bóc lột ,có giai cấp bị bóc lột. Có bóc lột thì có áp bức giai cấp các quyền tự do bình đẳng. Trong xã hội có áp bức giai cấp hiển nhiên sẽ bị vi phạm và không có nếu có thì có chăng chỉ trong nội bộ giai cấp có chung quyền lợi. Giai cấp tư sản trong xã hội tư bản chiếm một số ít và tập trung trong tay mình toàn bộ tư liệu sản xuất và như vậy đặc quyền sẽ tập trung vào tay thiểu số tư bản- giai cấp thống trị , còn đa số nhân dân lao động không hề được đảm bảo các quyền cơ bản. Những tuyên ngôn hoa mü kia có ghi nhận quyền con người đầy đủ đến đâu thì nhân quyền vẫn bị chà đạp. Đại đa số quần chúng nhân dân lao động vẫn rên xiết dưới ách kìm kẹp của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã chỉ ra rằng muốn xoá bỏ vi phạm nhân quyền đó thì phải xoá bỏ chế độ đặc quyền sở hữu tư liệu sản xuất, thì mới biến quyền con người từ lý thuyết thành hiện thực, để quyền con người thực thi đầy đủ cân bằng phải xây dựng một nhà nước chung giai cấp, điều hoà giai cấp. Học thuyết Mác – Lê nin về nhân quyền ra đời đã đánh dấu sự hoàn thiện học thuyết nhân quyền. Học thuyết Mác-Lênin là một chỉnh thể thống nhất thể hiện những tư tưởng nhân văn chân chính nhất của loài người. Học thuyết ấy là sự kế thừa một cách biện chứng những giá trị tinh hoa của nhân loại về con người và quyền con người. C.Mác đã xuất phát từ con người là một thực thể thông nhất, một “sinh vật xã hội”. Do đó quyền con người là sự thống nhất biện chứng giữa “quyền tự nhiên”-những đặc quyền vốn chỉ có con người mới có và “quyền xã hội” tức là sự chế định bằng các quy chế pháp lý nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Sự thống nhất giữa hai yếu tố đó có thể thấy trong lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về quyền con người. C.Mác cho rằng, con người là sản phẩm cao nhất của tiến trình vận động và phát triển của lịch sử, một mặt là sản phẩm của những điều kiện tự nhiên xung quanh trong suốt cuộc đời, và do đó lại chính xã hội sản sinh ra con người. Vì vậy bản thân con người là sự thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội. Trong mọi trường hợp con người luôn luôn là động vật xã hội. Từ đó việc giải quyết nhu cầu của mỗi cá nhân chỉ có thể đúng khi đặt nó trong quan hệ xã hội, bởi vì chỉ có trong cộng đồng thì mỗi cá nhân mới có những điều kiện, phương tiện để phát triển toàn diện những kh¼ năng của mình, chỉ có trong cộng đồng mới có tự do cá nhân.Phải giải phóng con người, giải phóng khái sự ràng buộc của tư bản bất công, trói buộc con người trong những guồng quay máy móc, xây dựng một xã hội mới không còn bất công, xã hội đó phải đảm bảo cho các quyền con người thực hiện đầy đủ nhất. Sự phát triển học thuyết nhân quyền của Mác-Ănghen sau này được V.I. Lênin- nhà cách mạng thiên tài đã kế thừa và phát triển học thuyết, tư tưởng của Mác về quyền con người và khẳng định rằng “giai cấp vô sản không thể tự giải phóng bản thân mình nếu không tiêu diệt tất cả các điều kiện phi nhân quyền của đời sống trong xã hội hiện nay”. Nghiên cứu các quyền tự nhiên mà chủ nghĩa tư bản khẳng định trong các Tuyên ngôn ,các văn bản pháp lý Lênin chỉ ra rằng: “quyền con người là những đặc quyền tự nhiên mà con người có chưa phải đã là quyền con người”. Để đạt tới quyền thì phải có quy chế pháp lý thực hiện các đặc quyền tự nhiên, chỉ khi nào được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh thì đó mới là quyền con người, không có pháp luật thì không có quyền. Quan điểm trên của Lênin đã chỉ ra rằng quan niệm của thuyết pháp luật tự nhiên về quyền con người gắn với thiết chế quyền lực nhà nước và pháp luật. Đồng thời Lênin cho rằng phải xây dựng một chế độ nhà nước chung của giai cấp, điều hoà mọi lợi ích xã hội. ở đó mỗi người lao động được hưởng đầy đủ các quyền như nhau, bình đẳng như nhau.Và sự thực cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã làm được điều đó. Cuộc cách mạng này đã xoá bỏ được mọi áp bức bất công của xã hội phong kiến, tư bản, đưa nhân dân lao động lên làm chủ đất nước, làm chủ bản thân mình.Một cuộc cách mạng thực sự chuyển đổ về chất bước từ một xã hội cũ tiến lên một xã hội mới tiến bộ nhất. ở đó các quyền tự nhiên của con người được thực hiên đầy đủ trong hiến pháp và pháp luật. Thành tựu bảy mươi năm xây dựng chế độ mới chế độ xã hội chủ nghĩa đã khẳng định thành tựu nhân quyền đích thực xã hội chủ nghĩa. Cuộc sống con người được tự do phát triển và quan tâm đúng mức. Thành công trong xây dựng nhân quyền các nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô, Đông Âu là bài học cho chúng ta hôm nay xây dựng và hoàn thiện học thuyết này ở Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. 1.2. Khái niệm nhân quyền. Nhân quyền được các học giả nghiên cứu từ rất sớm, mỗi một giai đoạn khái niệm về nhân quyền có thay đổi rất nhiều. Sự thay đổi ấy do điều kiện kinh tế xã hội giai đoạn lịch sử đó quy định. Để xây dựng khái niÖn nhân quyền đúng nhất, ta nghiên cứu thuộc tính cơ bản nhất của quyền con người trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin. -Tính lịch sử của quyền con người. Khi xã hội có áp bức, có vi phạm nhân quyền ắt có đấu tranh nhân quyền. Như vậy nhân quyền ra đời trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, C.Mác chỉ ra rằng “quyền con người không phải là khái niệm trừu tượng và cũng không chỉ là quyền tự nhiên mà luôn gắn với đấu tranh giai cấp”. Tuỳ vào tính chất, phạm vi nhân quyền trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau nghĩa là quyền con người phụ thuộc vào phương thức sản xuất với quan hệ sản xuất quy định nên chế độ chính trị xã hội ấy. -Tính giai cấp của quyền con người. Trong xã hội có giai cấp, có áp bức giai cấp thì tự do cho giai cấp này là sự mất tự do của giai cấp đối lập. Trong xã hội có giai cấp đối kháng thì nhất định không có sự bình đẳng. Sự bình đẳng chỉ có trong nội bộ giai cấp cùng quyền lợi. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có sự đối kháng bóc lột giai cấp thì tất nhiên quần chúng bị bóc lột không có nhân quyền. Chỉ khi nào xã hội tiến bộ, ở xã hội ấy không còn áp bức mọi người làm chủ tư liệu sản xuất , xoá bỏ giai cấp thì tất yếu nhân quyền được thực thi đầy đủ. Nhân quyền mang tính nhân loại sâu sắc.Bởi nhân quyền là cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động đập tan ách thông trị của phong kiến đế quốc giành lại tự do cho chính mình, là giá trị nhân văn cao quý mà xã hội hướng tới, giải phóng cá nhân con người để con người có điều kiện phát triển nhân cách của mình. Điều đó không chỉ thực hiện ở một quốc gia, dân tộc mà phải thực hiện trên toàn thế giới ở tất cả các quốc gia. Từ những thuộc tính trên từ điển tiếng việt đã nêu nên định nghĩa nhân quyền như sau: “quyền là lợi lộc được hưởng do ®i¹ vị đem lại” quyền con người là nhưng đặc quyền mà chỉ con người mới có mới được hưởng . Nhân quyền là những giá trị gắn với mỗi con người với tư cách là cá nhân trong xã hội nhất định Quyền con người vừa mang thuộc tính cá nhân, vừa thể hiện lợi ích quốc gia dân tộc cộng đồng. Quyền con người ®­¬c xã hội hoá bằng pháp luật cụ thể, pháp luật ghi nhận các quyền của con người không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp và phái phù hợp với chế độ chính trị, lịch sử , xã hội cụ thể. Chỉ thông qua pháp luật thì các quyền con người mới được khăng định và đảm bảo thành hiện thực trong th­c tiễn. Từ những phân tích trên ta có thể ghi nhận rằng: quyền con người là những đặc lợi vốn có tự nhiên đạt được trong các quan hệ xã hội, được pháp luật thừa nhận, mà chỉ con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị , kinh tê, văn hoá nhất định. II. NHỮNG THÀNH TỰU VỀ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM 2.1.Thực trạng nhân quyền ở Việt Nam trước năm 1945. Khi giai cấp ra đời, nhà nước ra đời, có giai cấp thống trị và có giai cấp bị thống trị. Giai cấp thống trị luôn tìm cách bóc lột giai cấp bị trị đem lại lợi ích phục vụ cho mình. Trong chừng mực nhất định có sự dung hoà giai cấp trong xã hội thì không có đấu tranh giai cấp. Chỉ đến khi giai cấp thống trị bóc lột quá mức nẩy sinh mâu thuẫn xã hội vi phạm quyền tối thiểu của con người khi đó sẽ có đấu tranh giai cấp, đấu tranh cho chính quyền sống của mình. ở Việt Nam trong xã hội phong kiến có phân tầng xã hội tuy không rõ ràng nh­ ở các nước phương tây nhưng trong xã hội có giai cấp ắt có đấu tranh giai cấp. Xã hội phong kiến Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược 1858 chế độ phong kiến trị giai đoạn đầu thời Lý ,Trần, Lê phát triển thịnh đạt thì nhìn chung nhân dân có sống trong yên ấm. Xét trong một số văn ban pháp luật chiếu thư có đề cập đến các quyền con người nh­: Chiếu cấm mua bán nô tú năm 1499 của Lê Hiến Tông “từ nay trở đi cấm dân không được cướp mua người Man và buôn bán nô tú. Ai vi phạm thì cho phép hữu ty ho¨c xét trị tội”1 V¨n kiÖn quèc tÕ vÒ quyÒn con ng­êi.Trung t©m nghiªn c­u vª quyÒn con ng­¬i.Nxb.Chinh tri quèc gia,HN 2004 quy định này ra đời trong khi nạn mua bán cướp bóc nô tú đang diễn ra có thể nói quy định này rất tiến bộ đã đề cập đến quyền của con người – quyền tự do bình đẳng con người không phải là đồ vật mua bán trao đổi ngoài xã hội . Nếu so sánh với điều 4 tuyên ngôn thế giới về nhân quyền thì điêu quy định trên rất tương xứng “không ai bị giữ làm nô lệ hoặc bị nô dịch, chế độ nô lệ hoặc buôn bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm”2 .3. §¹i viÖt sö kÝ toÇn th­. Ng« SÜ Liªn .t3. tr20.tr61.NXBKHXHNV.Hn Năm 1511 chiếu về bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền sở hữu tài sản, nhân phẩm, danh dự của con người được ban hành quy định rõ: “trong thiên hạ có bọn gian phi, ác đảng vẫn mua bán tú thiếp xâm chiếm ruộng đất của dân, cướp do¹t tiền tài của dân, d¸nh đập lương dân, trêu ghẹo đàn bà con gái ngang ngược hung bạo quấy nhiễu dân mọi. Những kẻ ấy thì cho người bị hại và các xã phường, thôn trö¬ng áp giải đến tố cáo với các quan thừa hiến, châu, huyện để tÊu lên trị tội theo pháp luật nếu các quan không chịu xét hỏi thì tÊu lên bộ hình xét hỏi cả hai”3. Ngoài ra còn một số chiếu chỉ, sắc lệnh về việc cấm đánh đập người làm công, lính, thợ, chiếu chỉ đối đãi tù nhân. Những quy định tiến bộ của chế độ phong kiến Việt Nam thời hưng thịnh đánh dấu bước phát triển vượt bậc về vấn đề nhân quyền, quyền cơ bản nhất của con người được chế độ phong kiến quan tâm quy định đúng đắn. Đó là điểm tiến bộ của pháp luật phong kiến Việt Nam được thế giới đánh giá cao. Việc bảo vệ các quyền cơ bản của con người được cha ông ta quan tâm thể hiện truyền thống nhân văn trong việc đối xử với con người của dân tộc ta. Quyền của con người được chế độ phong kiến Việt Nam đề cập sớm và bước đầu thực hiện song nhìn chung chưa được phổ biến rộng rãi và kết quả đạt được chưa cao do đó còn hạn chế. Nhưng nhìn chung trong điều kiện lịch sử thời bấy giờ có được tư tưởng tiến bộ đó thật đáng trân trọng. Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng nhanh chóng dâng nước ta cho giặc. Chế độ phong kiến Việt Nam xuống dốc, mâu thuẫn giai cấp nông dân- phong kiến thực dân đã ở vào đỉnh điểm. Thực dân Pháp là kẻ thù xâm lược mới, là một nước tư bản chủ nghĩa có quân đội mạnh nhà nghề, lại được trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, có tiềm lực kinh tế mạnh. Bám lấy quyền lợi ích kỉ giai cấp phong kiến Việt Nam đã đầu hàng thực dân Pháp, phản bội lại lợi ích của quốc gia dân tộc bán nước ta cho Pháp. Về kinh tế: Sau khi xâm chiếm hầu hết các tỉnh ổn định tình hình chính trị, dÍp các cuộc bạo đọng khởi nghĩa thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa béo bở Đông Dương. Để bóc lột được lợi nhuận tối đa ở thuộc địa Pháp thực hẹn chính sách kinh tế thực dân rất bảo thủ và phản động “duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”1, 2 LÞch sö §¶ng céng s¶n ViÖt Nam. Nxb Sù thËt Hn 1984 t1tr27,tr32 chính quyền thực dân đặc biệt coi trọng thủ đoạn bóc lột phi kinh tế thời trung cổ, đó là chế độ thuế khoá vô cùng nặng nề và hết sức vô lÝ: thuế thân, thuế chợ, thuế đò, thuế cư trú, thuế đinhhàng trăm thứ thuế “tính bình quân mỗi người Việt Nam trong một năm phải đóng thuế cho chính quyền thực dân số tiền ngang với số tiền công lao động của họ từ hai đến ba tháng”2. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chuyên chế về chính trị. Chóng dùng lối cai trị trực tiếp, thẳng tay đàn áp, chóng tuyệt đối không cho nhân dân ta chút quyền tự do dân chủ nào. Thực dân Ph¸op thực hiện chính sách chia để trị, chóng chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau, ngăn sông cấm chợ, cấm buôn bán, việc đi lại giữa ba kỳ Bắc, Trung, Nam phải xin giấy phép của chính quyền sở tại. Về văn hoá: Thực dân pháp ra sức thực hiện văn hoá nô dịch, gây tâm lý tự ti dân tộc, phát triển tôn giáo, mê tín dị đoan dể nmª hoặc, đem văn hoá phản động đồi trụy để mê hoặc nhân dân ta. Chóng ngăn chặn mọi ảnh hưởng của văn hoá dân chủ tiến bộ tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam. Thực hiện chính sách ngu dân triệt để. Các quyền cơ bản của con người nh­ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp, đi lạibị vi phạm nghiêm trọng. Công nhân lao động bị đánh đập sa thải bất cứ lúc nào, phụ nữ trẻ em bị xúc phạm về thân thể danh dự. Các văn bản ấn phẩm xuất bản bị thực đan Pháp kiểm duyệt gắt gao chặt chẽ. Những tư tưởng tiến bộ, sách báo nước ngoài bị cấm đoán Nh­ vậy các quyền cơ bản nhất của con người bị chính quyền thực dân vi phạm nghiêm trọng. Qua nghiên cứu các luật các sắc lệnh thời kỳ đó mới thấy con người Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến trước 1945 bị vi phạm nh­ sau: Thứ nhất: Người Việt Nam không có quyền được sống trong độc lập tự do. Những người yêu nước đấu tranh cho độc lập tự do đều bị đàn áp dã man “những người cầm binh khí chống lại Đại Pháp đều bị tử hình”1, 2 Bé h×nh luËt ViÖt Nam thêi Ph¸p thuéc .Nxb SµI Gßn (cò)_1962. . Thứ hai: Quyền tự do lập hội, tự do hội họp của nhân dân của cá nhân bị cấm đoán “phàm tụ họp một cách bí mật giấu không cho quan trên biết thì phạt tù giam và tiền bạc. Những người hội trưởng , hay sáng lập bị phạt gấp đôi nặng nhất là tử hình”2. Thứ ba: Quyền tự do ngôn luận bị cấm đoán mọi người dân trong xã hội đều khong có quyền tự do phát ngôn, không được nói những điều mình muốn nói, bàn luận nhất nhất phải phục tùng quan trên. Nghiêm cấm tất cả các văn bản giấy tờ, hình vẽ, thư từ cấm các sách báo. Thứ tư: Một số quyền con người như quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền sở hữu tài sản đi lại, giao lưuvề mặt hình thức được pháp luật bảo vÔ nhưng trên thực tế quyền ấy của công dân khong được thực hiện mà có chăng chỉ áp dụng trong tầng lớp trên của xã hội còn quảng đại quần chóng gồng mình trong nô lệ đen tối. Điều đó được Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng xã hội Pháp họp tại Tua ngày 25-30/12/1920 : “Chúng tôi- những người dân An Nam không có quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp cũng không có. Chúng tôi không có cả những quyền bất khả xâm phạm về thân thể hoặc đi du lịch nước ngoài. Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt tối tăm vì chúng tôi không có quyền tự do học tập”1 Hå ChÝ Minh toµn tËp .Nxb CTQG. Hn_1995. t1 tr22. . 2.2. Những thành tựu đạt được về nhân quyền ở Việt Nam sau cách mạng tháng 8/ 1945. Cách mạng tháng Tám thành công. Một cuộc cách mạng thực sự làm biến đổi về chất cho xã hội Việt Nam cuộc cách mạng ấy đã làm thay đổi toàn bộ đời sống, chính trị, kinh tế, văn hoá cho nhân dân Việt Nam. Tị thân phận nô lệ, thân phận của người dân mất nước phải sống trong tăm tối kìm kẹp, mất tự do nay vươn lên làm chủ chính mình, làm chủ quê hương đất nước mình. Từ đó nhân quyền được thực hiện đầy đủ. Thực tế chứng ming rằng muốn thực hiện được nhân quyền hay nhân quyền không bị vi phạm chỉ khi nào con người sống trong độc lập tự do. Cách mạng tháng Tám đã làm được điều đó. Quyền được sống trong đọc lập tự do là quyền tự nhiên thiêng liêng mà mỗi dân tộc, mỗi con người đều được bình đẳng và tôn trọng như nhau. Tuyên ngôn độc lập của Mü 1776, Tuyên ngôn dân quyền và Nhân quyền của Đại cách mạng tư sản Pháp 1789, Tuyên ngôn độc lập 1945 của Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo đều khẳng định điều đó: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Hồ Chí Minh đã thể hiện ý chí của toàn dân tộc “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước không chịu làm nô lệ” (1946) và “không có gì quý hơn độc lập tự do”(1966). Nước độc lập dân tự do nhân dân ta cùng Đảng, nhà nước bắt tay xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. ở chế độ chính trị đó con người được giải phóng, nhân quyền được thực hiện đầy đủ đúng đắn nhất. Thực tế sáu mươi năm qua chúng ta đã gặt hái được những thành tựu đặc sắc về nhân quyền trong các lĩnh vực cụ thể như sau: Về chính trị: Biểu hiện cao nhất của chính trị là chế độ nhà nước. Nhân quyền trong chính trị được thực hiện đầy đủ khi nhà nước đảm bảo những điều kiện thuận lợi. Nhân quyền chỉ biểu hiện đầy đủ nhất khi nhà nước là nhà nước dân chủ. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng trong xã hội có giai cấp, có đối kháng giai cấp, có đấu tranh giai cấp và chừng nào vấn đề này còn tồn tại thì thực trạng dân chủ nhân quyền bị vi phạm, xem nhẹ. Bởi khi đó quyền lực của giai cấp thống trị bao trùm chi phối xã hội. Nhân quyền trong thời điểm này có biểu hiện thì chỉ ở dạng ý thức, ước mơ, khát vọng, lý tưởng của nhân dân lao động mà thôi. Nhân quyền muốn đảm bảo thì phải có nhà nước đứng ra can thiệp bảo vệ lợi ích chung của nhân dân lao động. Bởi nhà nước là một thiết chế một cơ chế chung để thực thi vấn đề nhân quyền. Nhà nước tồn tại hiện diện với tư cách là cơ quan quyền lực, một tổ chức quyền lực thực thi chức năng quản lý xã hội. Thông qua hiến pháp là công cụ là sức mạnh để điều chỉnh kiểm soát, cưỡng chế hành vi xã hội trong đó thông qua luật pháp vấn đề nhân quyền được thực thi. Song không phải chế độ nhà nước nào cũng đảm bảo cho nhân quyền được thực hiện. Nói cách khác không phải chế độ nhà nước nào cũng đảm bảo thực hiện nhân quyền đầy đủ, cũng tôn trọng và thực hiện nhân quyền. Chỉ khi nào lợi ích quốc gia dân tộc không nằm trong tay một nhóm người, giai cấp thống trị mà thuộc về liên minh giai cấp thuộc về nhân dân lao động thì vấn đề nhân quyền trong chính trị mới được thực hiện đầy đủ. Nước ta là nhà nước của liên minh công- nông –trí thức bao nhiêu quyền lợi là của dân bao nhiêu lợi ích là của dân. Nhân dân là người làm lên nhà nước là người xây dựng đất nước. Quyền của nhân dân tham gia chính trị là biểu hiện cao nhất của nhân quyền. Sau khi giành lại được độc lập Hồ Chí Minh đã xây dựng nước ta theo chế độ chính trị dân chủ cộng hoà nay là cộng hoà xã hội chủ nghĩa. ở đó nhân dân thực hiện nhân quyền của mình bằng việc đầu tiên là đi bá phiếu bầu người lãnh đạo đất nước mình. Cuộc bầu cử 6/1/1946 đánh đấu mốc son đầu tiên trong việc thực hiện nhân quyền về chính trị. Nếu trước đây nhân dân chịu sự áp đặt lãnh đạo của thực dân phong kiến nay nhân dân làm chủ đất nước mình qua việc bầu cô đại diện của giai cấp mình ra lãnh đạo đất nước. Trong cuộc bầu cử ấy nhân dân có quyền ra ứng cử tham gia xây dựng đất nước Bác nêu rõ “trong cuộc tổng tuyển cử, hÔ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cô, hÔ là người công dân thì có quyền đi bầu cô”1 Hå ChÝ Minh toÇn tËp. Nxb sù thËt. Hn 1984 t4 tr72 .Và từ đó đến nay quyền tham gia bầu cử, ứng cử của nhân dân được pháp luật thừa nhận và luôn luôn thực hiện đầy đủ nhất. Từ sau cách mạng tháng 8/1945 các quyền tự do hội họp, bàn luận , tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân vào xây dựng các dự thảo luật, các bộ luật. Nhân dân có quyền bàn bạc, tham gia, đánh giá..qua mỗi đại hội Đảng, qua mỗi kì họp quốc hội .Đảng nhà nước đều mở những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong quần chúng nhân dân, qua đó thu thập ý kiến nhân dân phát huy rộng rãi quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao ý thức , quyền lợi nhân dân. Về kinh tế: Cốt lõi của vấn đề nhân quyền trong kinh tế nằm ở lợi ích. Khi lợi ích kinh tế của các giai cấp được điều hoà thì tức là quyền lợi của con người trong kinh tế được thoả đáng. Biểu hiện của lợi ích trong lĩnh vực hoạt động lao động sản xuất qua các quan hệ sở hữu, phương thức phân phối, hưởng thụ lợi ích .là mọi người có quyền như nhau được lao động, được làm việc và có việc làm. Đây là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong phạm vi quyền này con người phải được đảm bảo cả những nhu cầu tồn tại và nhu cầu phát triển mọi năng lực sáng tạo. Giải quyết đúng đắn vấn đề lợi ích và các quan hệ lợi ích kinh tế giữa con người vời con người trong một chế độ kinh tế và một chế độ chính trị – xã hội là giải quyết tốt nhân tố động lực của sự phát triển dân chủ kinh tế cũng như dân chủ xã hội nói chung. Nó cũng đồng thời là điều kiện để thực hiện mặt kinh tế của quyền con người và quyền công dân. Do đó việc xoá bỏ áp bức bóc lột giữa người với người cũng như việc xoá bỏ cơ sở kinh tế xã hội sâu xa đẻ ra tình trạng đó (chế độ chiếm hữu tư liệu sản xuất) là quá trình giải phóng kinh tế giải phóng sản xuất, thực chất là giải phóng con người, xác định vị thế tự do của người lao động trong lao động sản xuất. Các quyền con người trong lĩnh vực kinh tế được nhà nước thực hiện ngày càng đầy đủ nhất là sau giai đoạn đổi mới 1986 với quan điểm giải phóng hơn nữa sức sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và các hình thức phân phối lợi ích , gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội đã là bước ngoặt cho những chuyển biến thực sự về dân chủ nhân quyền trong phát triển kinh tế. Việc đa ®¹ng hoá các thành phần kinh tế đồng nghĩa với việc tạo thêm nhiều việc làm mới, nhiều lĩnh vực làm việc, từ đó thực thi quyền có việc làm, quyền được làm việc, được lựa chọn nghề nghiệp, được tự do sản xuất, kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Liên quan đến nó là các quyền tự do đi lại , tự do cư trú, quyền có tài sản và được pháp luật bảo vệ có tài sản của cải do thu nhập chính đáng tạo ra. Cùng với đó là đổi mới tư duy kinh tế, đổi mới mô hình kinh tế, cơ chế quản lÝ kinh tế đã tạo ra sự phát triển mới mẻ, tích cực chưa từng thấy của nền kinh tế hàng hoá. Kết quả sau hai mươi năm đổi mới 1986 – 2005 diện mạo kinh tế đất nước thay đổi hoàn toàn đã chứng minh cho điền đó . Trong những năm gân đây, việc cải tổ nền kinh tế quốc gia, tư hữu hoá nền kinh tế cho phép tư nhân có thể tham gia vào kinh tế nh¸n nước. Việc coi trọng phát triển kinh tế tư bản tư nhân (tôn vinh các doanh nhân) la bước tiếp theo phát huy tính sáng tạo của nhân dân lao động trong phát triển kinh tế phát huy quyền làm chủ tư liệu sản sản xuất của nhân dân lao động , quyền tham gia các hoạt động kinh tế của nhân dân . Những thành tựu về nhân quyền trong kinh tế là bước phát triển tiến bộ thể hiện bản chất tốt đẹp cả chế độ xã hội chủ nghĩa tôn trọng người lao động cũng như quyền làm chủ của họ, công bằng và bình đẳng mọi người đều được hưởng quyền lợi như nhau trong tự do phát triển kinh tế. Những thành tựu ban đầu cho thấy tính chất tốt đẹp và đúng đắn của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đã lựa chọn và xây dựng. Văn hoá tư tưởng: Văn hoá tư tưởng là mục tiêu quan trọng không thể thiếu trong việc thực thi nhân quyền. Học vấn và trình độ dân trí phổ biến của xã hội là yếu tố cấu thành trình độ văn hoá xã hội, và trình độ phát triển văn hoá của xã hội.V.I Lênin đã nhấn mạnh rằng “Người mù chữ đứng ngoài chính trị”. Theo đó sự kém học vấn thiếu hiểu biết về trình độ khoa học kỹ thuật, tư duy sáng tạo, lý luận của người lao động sẽ cản trở họ trong việc tham gia các công việc quản lý nhà nước, quản lý kinh tế và xã hội , nghĩa là cản trở họ trong việc thực hiện quyền dân chủ và làm chủ của mình. Trình độ học vấn, văn hoá của nhân dân lao động thấp dễ dẫn đến tình trạng vô chính phủ, coi thường kỉ cương pháp luật ở người lao động, còn trong giới lãnh đạo rất dễ dẫn đến quan liêu tham nhũng. Hâu quả trực tiếp của dân trí thấp rất dễ dẫn đến tình trạng vi phạm dân chủ vi phạm nhân quyền. Ngay khi giành được độc lập những việc đầu tiên mà nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thực hiện là phát triển giáo dục đảm bảo ai ai cũng được học hành, phát triển và mở rộng trường lớp, hệ thống giáo dục chương trình nội dung giáo dục không ngừng nâng cao trình độ giáo dục, nội dung giáo dụcKhông ngừng nâng cao trình độ giáo dục,trình độ học vấn cho nhân dân,đảm bảo nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân được quyền học tập. Từ việc nâng cao học vấn, đảm bảo quyền học tập của nhân dân thì việc đảm bảo tự do tư tưởng là thành tố căn bản quan trọng nhất của văn hoá. Bởi có tự do tư tưởng thì mới đảm bảo mọi khả năng và năng lực suy nghĩ độc lập,sáng tạo,đảm bảo tự do tư tưởng mới thực sự thúc đẩy phát triển khoa học văn hoá, nghệ thuậtbởi chỉ khi nào con người có đủ điều kiện phát triển cả vật chất lẫn tinh thần thì khi đó những giá trị nhân quyền mới thực sự đúng đắn. Nếu những đổi mới về kinh tế đảm bảo những quyền con người ở lĩnh vực này thì sự quan tâm phát triển, bảo đảm tự do tư tưởng là điều kiện tiếp theo đảm bảo nhân quyền trong chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Pháp luật là phương tiện quản lý xã hội của nhà nước, nhân quyền được ghi nhận trong hiến pháp pháp luật là đảm bảo pháp lý cho quyền dân chủ, quyền làm chủ của con người, quyền công dân và quyền con người không bị vi phạm. Nó là cơ sở pháp lý để đấu tranh thực hiện các quyền đó, trừng trị mọi hành vi vi phạm.gây tổn hại, chà đạp xúc phạm, xuyên tạc bóp nghẹt những quyền của con người. Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận mọi vấn đề về quyền con người. Tháng 9 năm 1945 cách mạng nước ta thành công. Ngày 6 tháng 1 năm 1946 cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên diễn ra trong không khí dân chủ bình đẳng tự do. Quốc hội khoá I thông qua bản hiến pháp đầu tiên- Hiến pháp 1946.Trong hiến pháp này những quyền con người lần đầu tiên được nhà nước ta chính thức ghi nhận với tính chất là các quyền công dân.Quyền bình đẳng được quy định tại điều 6 “tất cả mọi công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá”. Điều 7 quy định cụ thể hơn “tất cả mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công việc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”. Điều 10 Hiến pháp 46 ghi nhận năm quyền con người với tính chất là quyền công dân: “công dân Việt Nam có quyền: -Tự do ngôn luận . -Tự do xuất bản. -Tự do tổ chức và lập hội. -Tự do tín ngưỡng. -Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.” Các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, nhà ở, thư tín, quyền tư hữu tài sản, quyền nói tiếng của dân tộc mình, quyền được học tập, quyền không bị tra tấn, đánh đập, ngược đãi, quyền được tham gia chính trị, bầu cử, ứng cửĐều được ghi nhận. Có thể nói việc nhà nước ta ghi nhận về mặt pháp lý những quyền con người nói trên ngay sau khi mới giành được chính quyền thể hiện tính chất ưu việt tiến bộ của chế độ mới. Cùng với sự phát triển của cách mạng nội dung nhân quyền trong hiến pháp của nước ta ngày càng ghi nhận hoàn thiện Hiến pháp 1959, 1980, 1992 ghi nhận thêm các quyền: khiếu nại tố cáo, tự do nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật, quyền được an nghỉ, quyền tự do ngôn luận báo chí xuất bản, lập hội, biểu tình(1989). Các quyền công dân tham gia công việc quản lý nhà nước(1980). Các quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của nhà nước, quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về thu nhập, quyền có tài sản để dành, quyền có tư liệu sản xuất, các quyền về tội pham xử phạt, và quyền vô tội của con người, quyền được bồi thường thiệt hại khi đấu tố bắt sai, xét xử sai trước pháp luậtCác quyền con người được hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận phù hợp với công ước quốc tế tiến bộ về quyền con người cho thấy Đảng nhà nước ta luôn luôn quan tâm và thực hiện đúng chức năng đảm bảo nhân quyền công dân Việt Nam. 2.3. Những hạn chế và giải pháp nâng cao hơn nữa việc thực thi nhân quyền ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Những thành tựu đặc sắc trong việc thực thi nhân quyền ở Việt Nam từ 1945 đến nay đã thể hiện bản chất chế độ mới chế độ xã hội chủ nghĩa, chế độ người dân làm chủ vận mệnh dân tộc đất nước mình. ở chế độ mới ấy các quyền con người được đảm bảo, đời sống vật chất ngày càng đầy đủ, đời sống tinh thần được phát huy đảm bảo, giáo dục, y tế, các dịch vụ công cộng ngày càng phát triển đầy đủ và hoàn thiện hơn trước phục vụ cuộc sống và nhu cầu của nhân dân Sáu mươi năm vây dựng và phát triển, mặc dù bị tàn phá của các cuộc chiến tranh, bị các thế lực thù dịch chống phá, công kích bôi nhọ, xuyên tạcnhưng những thành tựu về nhân quyền ở Việt Nam không thể phủ nhận được. Bên cạnh những thành tựu ấy trong quá trình chúng ta thực thi nhân quyền không thể không gặp những thiếu sót , hạn chế nhất định. Trong từng giai đoạn cụ thể của sáu mươi năm ấy cũng có lúc chúng ta chủ quan duy ý chí, nặng về mệnh lệnh nên nhân quyền trong giai đoạn này chưa được thực hiện đúng như việc chậm chuyển đổi nền kinh tế chưa thấy hªt sức mạnh của các thành phần kinh tế nhất là kinh tế tư bản tư nhân, giới doanh nhân, nặng về kinh tế nhà nước, chậm đổi mới tư duy kinh tế. Còn chậm sửa đổi trong thủ tục hành chính lối làm việc còn thiếu nhanh nhậy, thiếu khách quan, quan liêu, chuyên quyền, cửa quyền, nặng về tư duy bao cấp. Nên ở một số nơi đây đó nhân quyên chưa dược thực hiện đầy đủ, bị vi phạm, bị xem nhẹ, tình trạng khiếu kiện các cơ quan nhà nước không làm đúng chức năng của mình, tình trạng cán bộ thiếu dân chủ, thiếu trách nhiệm, vi phạm quyền lợi của nhân dân dã xẩy ra ở một số nơiCác quyền phát ngôn, biểu tình của nhân dân, tự do ngôn luận. thực thi chưa cao. Sở dĩ có những hạn chế trên là do: Chúng ta xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa từ xuất phát điểm thấp. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% lao động nông nghiªp giản đơn cơ sở công nghiệp có nhưng không đáng kể, phần lớn lạc hậu và hư hỏng nặng. Tư duy nông nghiệp manh mún, nhỏ bé , tư tưởng nho giáo phong kiến tuy đã bị phá vỡ nhưng những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại trong xã hội. Tư tưởng trọng nam khinh nữ gia trưởng chuyên quyền độc đoán, bất bình đẳng vẫn còn bán rễ sâu trong quần chóng nhân dân trong đó có một bộ phận không nhỏ là cán bộ công chức nhà nước. Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội những năm đầu khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi ta còn kế thừa một nền hành chính phong kiến – thực dân chuyên quyền độc đoán, tuy đã phá bỏ nhưng những tàn tích cũ là không thể tránh khỏi. Ta tiếp thu những tinh hoa của chế độ cũ đồng thời xây dựng theo một mô hình mới của Liên Xô- Đông Âu một cách máy móc, rập khuôn chậm sửa đổi. Hiện nay tuy mô hình xã hội chủ nghĩa Liên Xô- Đông Âu không còn nữa ta bước tiếp xây dựng công cuộc xã hội chủ nghĩa hoàn toàn mới mẻ còn nhiều bỡ ngỡ nên những sai lầm, thiếu sót đây đó về nhân quyền là không thể tránh khỏi. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện con đường xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta đã liên tục đổi mới, cải tổ để ngày càng đúng đắn, phù hợp hơn. Để nâng cao hơn nữa nhân quyền ở Việt Nam, để con người thực sự là chủ thể của xã hội là mục tiêu hàng đầu cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Nâng cao hơn nữa vị thế, vai trò của con người tức là thực thi đầy đủ nhân quyền trong xã hội Việt Nam ta cần tham khảo các giải pháp sau : Thứ nhất: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng lãnh đạo trực tiếp mọi mặt kinh tế-văn hoá- xã hộiTheo đó Đảng ta phải hoàn chỉnh hệ thống các quan điểm, lÝ luận, phải luôn tự đổi mới để phù hợp với việc phát triển đất nước ta theo con đường xã hội chủ nghĩa, phù hợp với bản chất nhân đạo và với xu thế của thế giới hiện đại. Phải xây dựng Đảng ta vững về trí tuệ, mạnh về trình độ lý luận, phát triển vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lªnin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn xây dựng đất nước, đưa đất nước tiến kịp khoa học công nghệMuốn vậy phải chăm lo phát triển đội ngũ tri thức, khai thác tiềm năng của giới khoa học, tạo tiềm lực trí tuệ của Đảng bằng cách tiếp tục giải phóng tinh thần, thực hiện tự do tư tưởng, khuyến khích sáng tạo. Thứ hai: Phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục. Về kinh tế: Cho phép phát triển rộng rãi các thành phần kinh tế phù hợp với hiến pháp, pháp luật, chăm lo phát triển kin tế nông thôn, tạo thêm việc làm cho người lao động, tiếp tục nâng cao hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước để xây dựng nền kinh tế phát triển trong đó nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân là con đường đúng nhất đi đến đảm bảo công bằng, đảm bảo nhân quyền Về văn hoá- giáo dục: Nâng cao dân trí bằng mở mang các sinh hoạt văn hoá để nhân dân tiếp cận những giá trị văn hoá, nâng cao nhận thức, tầm hiểu biết của mình, nhân dân tự thay đổi tiếp thu những giá trị tiến bộ, từ đó tự đấu tranh đòi đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của mình được hưởng.Từ đó nhân dân xây dựng các chuẩn mực văn hoá, giá trị, lối sống thành những quy tắc ứng xử của một xã hội văn minh. Thứ ba: Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, xây dựng một nền hành chính thực sự dân chủ hiện đại phù hợp với trình độ phát triển xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.Hoàn thiện bộ máy nhà nước,xây dựng cơ chế quản lÝ nhà nước đảm bảo dân chủ nhân quyền. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với luật pháp hiện đại, phù hợp đảm bảo kû cương trật tự xã hội đảm bảo các quyền công dân. Thứ tư: Triển khai nghiên cøukhoa học vấn đề nhân quyền trên mọi khía cạnh mọi góc độ. Đồng thời tổ chức giảng dạy, giáo dục về dân chủ và nhân quyền tương xứng với vị trí, tầm vóc của nó trong đời sống xã hội với sự quan tâm đầu tư thích đáng. KẾT LUẬN Nhân quyền là vấn đề có lịch sử phát triển lâu dài và nội dung rộng lớn, là vấn đề nhạy cảm, phức tạp bởi nó gắn với các chế độ chính trị khác nhau. Nhân quyền hiện tại đang trở thành vấn đề quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước phương Tây: “Ngoại giao nhân quyền” trở thành một nội dung quan trọng trong học thuyết nhân quyền ở các nước này. Quyền con người đang là vấn đề chính trị, pháp lý nhạy cảm, là lĩnh vực vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ chính trị quốc tế đương đại. Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch đang ra sức sử dụng vấn đề quyền con người mà họ gọi là “vấn đề nhân quyền” như một công cụ quan trọng để can thiệp, phá hoại công việc nội bộ của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước độc lập dân tộc. Đối với nước ta, dưới chiêu bài bảo vệ “nhân quyền” các thế lực thù địch trong và ngoài nước có sự giật dây của đế quốc tư bản bên ngoài tăng cường tiến hành hoạt động phá hoại tư tưởng, tuyên truyền cho nền dân chủ tư sản và những quan điểm giá trị của phương Tây vu cáo, bôi nhọ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Để đấu tranh có hiệu quả với âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch trong chiến lược “diễn biến hoà bình” nói chung, vấn đề “nhân quyền” nói riêng, cần tiến hành đồng bộ các biện pháp như tổ chức nghiên cứu về quyền con người, phát triển các tư tưởng nhân đạo giải phóng con người của chủ nghĩa Mác- Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, làm rõ sự khác nhau giữa quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lªnin với quan điểm tư sản về quyền con người.Trong đó việc nghiên cứu đánh giá những thành tựu đạt được của nhân dân ta, của nhà nước ta về xây dựng nhân quyền trong sáu mươi năm qua. Khẳng định cho bước phát triển nhân quyền, khẳng định bản chất tốt đẹp và tính chất đúng đắn của nhà nước ta nhằm bác bỏ những luận điệu xuyên tạc vu khống, chống phá của các thế lực thù địch nước ngoài, bác bỏ những quan điển sai trái và hoàn thiện hơn nữa vấn đề nhân quyền ở Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Chí Bảo: Dân chủ và nhân quyền. Luận văn viện CNXH khoa học, T4/1994. 2. Hoàng Chí Bảo: Chủ nghĩa xã hội và nhân quyền. Báo Nhân dân 9/11/1992. 3. Trần Ngọc Đường: Bàn về quyền con người, quyền công dân. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004. 4. Đỗ Đức Minh: Dân chủ và nhân quyền trong tiến trình phát triển của lịch sử. Tạp chí khoa học chính trị T4/2004 . 5.Trần Quang Tiệp: Bảo vệ con người trong luật hình sự Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia,Hà Nội 2003. 6. Ngô Sĩ Liên: Đại Việt sử kÝ toàn thư, Nxb Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthanh_tuu_nhan_quyen_vn_sau_8_1945_0484_2096174.doc
Luận văn liên quan