Khóa luận Thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh thừa thiên Huế

Qua đề tài nghiên cứu: “Thực trạng thu hút vốn ODA ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tôi đã xem xét và phân tích tình hình thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh, thấy được những kết quả cũng như hạn chế và đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA của tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung huy động các nguồn lực để thu hút nguồn vốn này từ trực tiếp các nhà tài trợ cũng như từ Trung Ương do đó Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đầu tiên nhận được nguồn vốn ODA tại Việt Nam năm 1993. Trong đó dành sự ưu tiên huy động vốn ODA thông qua các chương trình xây dựng hạ tầng. Đến nay Thừa Thiên Huế thu hút được 108 dự án, với tổng số vốn dự án là 11676.17 tỷ đồng. Trong đó, các dự án viện trợ không hoàn lại có 23 dự án với số vốn tài trợ là 1695.18 tỷ đồng, số vốn vay ưu đãi là 8116.34 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng trong nước. Các dự án ODA tập trung chủ yếu trong lĩnh vực lĩnh vực cấp thoát nước (chiếm 44.86%), giao thông (chiếm 12.69%), y tế (chiếm 12.94%), xóa đói giảm nghèo(chiếm 11.1%), Nông lâm nghiệp (9.39 - Nguồn vốn ODA mà Thừa Thiên Huế thu hút về tỉnh từ Trung Ương xuống cũng như tư phía các nhà tài trợ ngày càng gia tăng đáng kể. Ngày càng có nhiều cam kết cung cấp vốn dành cho Thừa Thiên Huế. Số vốn cam trong vòng 10 năm từ 2003-2012 đạt 9182.39 tỷ đồng cao hơn gần gấp 4 lần so với 10 năm trước đó (2493.78 tỷ đồng). - Trong 20 năm xuất hiện vốn ODA đã cải thiện bộ mặt cơ sở hạ tầng của tỉnh rất rõ nét với các dự án quy mô rất lớn như: Dự án “Hầm đường bộ Hải Vân”, dự án “Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế”, dự án “Bệnh viện TW Huế”, dự án “Bệnh viện Đa khoa TTHuế”.

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân ODA của Thừa Thiên Huế theo nhà tài trợ *Giai đoạn 1993-2002 Bảng 10: Tình hình giải ngân vốn ODA theo nhà tài trợ giai đoạn 1993-2002 STT Nhà tài trợ Vốn ODA ký kết Vốn ODA giải ngân Tỷ lệ giải ngân A Song phương (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) % 1 Nhật Bản 1050.15 787.61 75 2 Pháp 446.1 289.97 65 3 Phần Lan 64.5 56.12 87 4 Thụy Sĩ 50.16 44.14 88 5 Đan Mạch 33.9 30.51 90 6 Lucxembourg 21.95 21.07 96 B Đa phương 1 NH thế giới (WB) 747.14 582.77 78 2 NH phát triển Châu Á (ADB) 16.98 13.41 79 3 Tổ chức nông lương LHQ (FAO) 36.85 31.32 85 Các nước TC khác 26.05 13.4138 Tổng 2493.78 1870.34 75 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Qua bảng trên ta có thể thấy 3 nhà tài trợ lớn nhất chiếm phần lớn nguồn vốn giai đoạn này là Nhật Bản, WB và Pháp lại là 3 nước có tỷ lệ giải ngân thấp nhất kéo theo làm giảm tỷ lệ chung giải ngân vốn ODA ở giai đoạn này. Dễ hiểu vì đây là những nước và tổ chức viện trợ khá nhiều dự án với nguồn vốn lớn, thời gian thực hiện lâu, và yêu cầu kĩ thuật cao. Do đó tùy theo tình hình thực hiện dự án mà vốn sẽ được giải ngân từ từ và kéo dài theo toàn bộ dự án nên tỷ lệ giải ngân thấp là không thể tránh khỏi. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 47 *Giai đoạn 2003-2012 Bảng 11: Tình hình giải ngân vốn ODA theo nhà tài trợ giai đoạn 2003-2012 STT Nhà tài trợ Vốn ODA ký kết Vốn ODA giải ngân Tỷ lệ giải ngân A Song phương (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) % 1 Nhật Bản 3754.25 3040.94 81 2 Hàn Quốc 696.9 648.12 93 3 Phần Lan 236.25 205.54 87 4 Lucxembourg 528.72 486.42 92 B Đa phương 1 NH thế giới (WB) 937.23 749.78 80 2 NH phát triển Châu Á (ADB) 2445.79 1932.17 79 Các nước TC khác 583.248 374.76 Tổng 9182.388 7437.73 81 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Sang đến giai đoạn này ta thấy tỷ lệ giải ngân vốn đã được cải thiện đáng kể. Một số nước có tỷ lệ giải ngân cao như Hàn Quốc(93%), Lucxembourg(92%), Phần Lan(87%). Nhật Bản nhà tài trợ lớn nhất tăng từ 75% lên 81%, WB tăng 1% lên 80%, ADB giữ nguyên ở mức 79%. Nhưng nhìn chung tỷ lệ giải ngân này vẫn chưa đáp ứng kì vọng và hy vọng số vốn cam kết và số vốn giải ngân của các nhà viện trợ càng ngày càng gần nhau hơn.ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 48 2.4.3. ODA trong cơ cấu vốn đầu tư Bảng 12: Cơ cấu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh từ năm 1993-2012 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng vốn đầu tư 198.4 299.09 959.62 807.99 668.33 883.85 955.30 1739.56 2128.05 2283.86 Vốn NSNN 100.84 147.36 286.07 262.61 257.19 392.04 623.87 806.95 1228.86 1243.94 ODA 20 23.1 44.2 55.7 50.6 77.3 70.2 82.7 95.1 230 ODA/Vốn ĐT (%) 10.08 7.72 4.61 6.89 7.57 8.75 7.35 4.75 4.47 10.07 ODA/NSNN (%) 19.83 15.68 15.45 21.21 19.67 19.72 11.25 10.25 7.74 18.49 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng vốn đầu tư 2717.38 3086.91 3495.50 4749.78 5718.00 5783.99 7243 9200 11000 12500 Vốn NSNN 1398.01 1723.31 1331.02 1438.43 2177.81 2600.89 2847.2 3471.35 4074.44 4576.00 ODA 198 201 229 286.35 540.82 452.776 433 517.75 587.3 645 ODA/Vốn ĐT (%) 7.29 6.51 6.55 6.03 9.46 7.83 5.98 5.63 5.34 5.16 ODA/NSNN (%) 14.16 11.66 17.20 19.91 24.83 17.41 15.21 14.91 14.41 14.10 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên HuếĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 49 *Giai đoạn 1993-2002: Qua bảng ta thấy ngay từ khi xuất hiện vào cơ cấu vốn của tỉnh, ODA đã đóng góp rất quan trọng vào nguồn vốn đầu tư của tỉnh, năm 1993 vốn ODA chiếm tỷ trọng cao nhất với 10.08%. giai đoạn này tỷ trọng ODA thêm 2 lần tăng và giảm tỷ trọng nữa. Từ năm 1993 đến năm 1995 từ 10,08% giảm xuống còn 4.61%. Sau đó tăng lên 8.75% vào năm 2008 và giảm lại 4.47% vào năm 2001. Cuối cùng là đột ngột tăng cao ở năm 2002. Năm 2002 là năm của các dự án lớn, trong đó nổi bật là dự án “Hầm đường bộ Hải Vân” với số vốn 651.33 tỷ đồng. *Giai đoạn 2003-2012: Từ năm 2003 đến 2006 Tỷ trọng vốn ODA giao động từ 6-7% tổng vốn đầu tư. Đạt cao nhất ở giai đoạn này là 9.46% ở năm 2007 sau đó giảm dần qua các năm và đến năm 2012 chỉ còn 5.16%. Biểu đồ 7: Cơ cấu vốn ODA trong ngân sách nhà nước 1993-2012 Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế Qua biểu đồ ta thấy cơ cấu vốn ODA trong nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) luôn biến động không ngừng, giao động từ 7% đến gần 25%. Cao nhất vào năm 2007 và thấp nhất là năm 2001. Mặc dù luôn biến động nhưng ta có thể thấy xu hướng chung của cơ cấu vốn ODA trong NSNN là giao động khoảng trên dưới 15%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn ODA là cực kỳ quan trọng cho vốn NSNN của tỉnh. Nhưng chúng ta nên nhớ là vốn ODA đa phần là vốn vay nên nếu để ODA chiếm tỷ trọng quá cáo thì áp lực trả nợ sẽ đến sau 30 -40 nữa khi nợ đáo hạn. Cho nên nếu không giảm được sự phụ thuộc vào ODA thì tốt nhất chúng ta nên tăng tính hiệu quả trong sử dụng để tạo ra lợi nhuận trả nợ trong tương lai. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 50 2.5. Những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại 2.5.1. Kết quả đạt được 2.5.1.1. Về thu hút vốn ODA Qua những phân tích ở trên có thể nhận thấy, nguồn vốn ODA mà Thừa Thiên Huế thu hút về tỉnh từ Trung ương xuống cũng như tư phía các nhà tài trợ ngày càng gia tăng đáng kể. Ngày càng có nhiều cam kết cung cấp vốn dành cho Thừa Thiên Huế. Chính sách thu hút vốn ODA về tỉnh ngày càng hoàn thiện hơn. Một phần là các chính sách từ phía Nhà nước xuống đến các cấp ban ngành, địa phương. Một phần là ngay bản thân tỉnh cũng đưa ra được nhưng chính sách khiến các nhà đầu tư chú ý hơn đến địa bàn tỉnh làm cho cơ cấu thu hút ngày càng đa dạng. Nhiều ngành được chú ý đầu tư hơn, tạo điều kiện thu hút và phát huy tác dụng các nguồn vốn khác từ bên ngoài cũng như các nguồn vốn sẵn có của địa phương. Tuy tỷ lệ giải ngân vốn so với số vốn cam kết và ký kết chưa cao như mong muốn nhưng theo những phân tích ở trên thì tỷ lệ này cũng đã tăng dần qua các năm.. Nguồn vốn ODA đã chú trọng vào các ngành, lĩnh vực cần nhiều vốn ODA để phát triển cơ sở hạ tầng. Chính sách sử dụng vốn đã hợp lý hơn. Nguồn vốn ODA không bị sử dụng một cách dàn trải mà tập trung vào những công trình, dự án quan trọng, mang lại hiệu quả cao. 2.5.1.2. Tác động tích cực của nguồn vốn ODA đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong các năm vừa qua và cho các năm tới: Tác động tích cực của nguồn vốn đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong các năm vừa qua và cho các năm tới:  ODA góp phần làm tăng trưởng kinh tế của tỉnh theo chiều hướng tích cực: Tổng sản phẩm GDP bình quân đầu người tăng nhanh từ 246.6 USD/người năm 2001 lên 394.5 USD/người năm 2005, 1003 USD/người năm 2009, hiện tại là 1490 USD/người. Tốc độ tăng trưởng đều trên 9.1% giai đoạn từ 2001-2004. Và tăng trưởng trung bình trên 11% giai đoạn 2005-2012. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 51  ODA làm tăng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế: Như đã đề cập trong đặc điểm chung về ODA thì có thể thấy rằng ODA đã làm cải thiện đáng kể tình hình cơ sở vật chất của tỉnh. Các dự án về đường giao thông nông thôn hay các tiểu dự án về năng lượng điện tất cả đều làm cho cơ sở vật chất hạ tầng của tỉnh tăng lên đáng kể. Các dự án về đường và cầu trên địa bàn tỉnh liên tục được triển khai để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của người dân cũng như các nhà đầu tư vào các lĩnh vực khác. Một số dự án tiêu biểu: Dự án “Nâng cấp QL IA qua Huế”, dự án “Hầm đường bộ Hải Vân”, dự án “Nâng cấp san bay Phú Bài”, dự án “Đường Tỉnh lộ 68 Nam”, dự án “Cải tạo lưới điện phân phối TP. Huế (gđI)” “Cải tạo lưới điện phân phối TP. Huế (gđII)”, dự án “Lưới điện nông thôn” những dự án này đều đã hoàn thành và đã nâng cao rất nhiều bộ mặt hạ tầng kinh tế của tỉnh.  ODA góp phần quan trọng vào cải thiện cơ sở hạ tầng xã hội của tỉnh: Nguồn vốn ODA dành cho giáo dục và đào tạo và y tế đã góp phần cải thiện chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo, tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, đưa tỉnh Thừa Thiên Huế thành trung tâm y tế lớn của cả nước. Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình xã hội có ý nghĩa sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, Chương trình tiêm chủng mở rộng, Chương trình dinh dưỡng trẻ em, Chương trình nước sạch nông thôn, Chương trình tăng cường tiếp cận làm mẹ an toàn, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình phòng cúm và sẵn sàng ứng phó đại dịch cúm (VAHIP). ODA không chỉ bổ sung nguồn lực cho các chương trình xã hội mà điều quan trọng là đã góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của người dân trong các lĩnh vực xã hội đòi hỏi có sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp dân cư, như phòng chống đại dịch HIV/AIDS, phòng chống ma túy.  ODA góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Với nguồn vốn ODA đã và đang được triển khai, tình hình phát triển nông nghiệp ở tỉnh trong những năm qua đã có những chuyển biến hết sức tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2011 đạt 4747 tỷ đồng tăng hơn gấp 5 lần so với năm 2001 (933 tỷ đồng). Trong đó sản lượng lương thực có hạt đạt 305315 tấn, Nuôi và trồng rừng đạt 47579 hecta. Giá trị sản xuất thủy sản đạt 1516 tỷ đồng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 52 2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại Bảng 13: Bài học kinh nghiệm về thu hút và quản lý ODA STT Nội dung Kinh nghiệm 1 Về xúc tiến vàthu hút vốn ODA Chưa chủ động trong việc thu hút các đối tác nước ngoài Vẫn còn bị thụ động vào việc chia vốn từ Trung ương về đến địa phương Các định hướng sử dụng nguồn vốn ODA còn yếu, chưa thuyết phục Chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế mà bị động và phụ thuộc vào các yêu cầu của nhà tài trợ Còn phụ thuộc vào chuyên gia tư vấn nước ngoài, hay các cán bộ từ Trung ương cử về Đội ngũ cán bộ ít và còn thiếu kinh nghiệm 2 Về giải ngân vốn Thủ tục trong nước và thủ tục của các nhà đầu tư có nhiều khác biệt Khó khăn trong công tác đấu thầu Ách tắc trong giải phóng mặt bằng Các thủ tục phê duyệt kéo dài Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm Quá trình thanh toán phức tạp và có quá nhiều cơ quan kiểm soát chi Thiếu nguồn vốn đối ứng 3 Về sử dụng vốn và triển khai dự án Sử dụng chưa có trọng điểm Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn vì dự án còn nặng về các yếu tố đầu vào, nhẹ về các kết quả đầu ra Khó khăn trong vốn đối ứng đối vời các dự án lớn 4 Quản lý dự án Nhận thức sai lầm ODA là một khoản cho không không phải trả nên việc quản lý ODA còn lỏng lẻo, sử dụng không đúng mục đích Phân bổ ODA cho các ngành, vùng, lĩnh vực còn thiếu công bằng Công tác quy hoạch sử dụng chưa phát huy được vai trò định hướng ưu tiên sử dụng nguồn lực Thiếu tính minh bạch công khai gây nên tham nhũng, thất thoát, lãng phí Nguồn: Phỏng vấn chuyên gia ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 53 2.5.2.1. Về thu hút vốn ODA Số vốn ODA mà Thừa Thiên Huế nhận được còn thấp so với quy mô của tỉnh, nguồn vốn này chưa thật sự tập trung vào một số lĩnh vực nhất định. - Trong qua trình thu hút vốn ODA chúng ta chưa thực sự hấp dẫn được các đối tác tài trợ, chưa chủ động trong việc thu hút các đối tác nước ngoài, vẫn còn bị thụ động vào việc chia vốn từ Trung ương về đến địa phương. - Các kế hoạch về các định hướng sử dụng nguồn vốn ODA còn yếu, chưa thuyết phục. Vì vậy mà số vốn ODA dành cho Thừa Thiên Huế tăng còn chậm. - Các cơ quan thụ hưởng ODA của tỉnh chưa phát huy được hết vai trò làm chủ trong việc thu hút ODA. Trong nhiều trường hợp các cơ quan thụ hưởng chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế mà bị động và phụ thuộc vào các nhà tài trợ trong việc hình thành các dự án ODA, còn thiếu chủ động, trông chờ vào các chuyên gia và tư vấn nước ngoài, hay các cán bộ từ Trung ương cử về. *Nguyên nhân: Nguyên nhân của những hạn chế về tình hình thu hút ODA của tỉnh đó là: - Năng lực còn hạn chế, thiếu sức thuyết phục, trong quá trình lập đề cương cho các chương trình dự án ODA thì số lượng các danh mục dự án viện trợ còn dàn trải, chưa tập trung vào các dự án cần thiết. - Thời gian để các cơ quan có thẩm quyền rà soát lại, lập danh mục dự án ưu tiên kéo dài làm cho mục tiêu ngắn hạn của một số dự án mất đi tính cấp thiết, tác động tích cực của dự án đến môi trường kinh tế - xã hội bị biến đổi, vì vậy giảm độ tin cậy đối với các nhà tài trợ, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn, không gây được sự chú ý của nhà tài trợ, cũng như không gây được ảnh hưởng đến các cơ quan cấp cao của Nhà nước. - Quy hoạch tổng thể thiếu tầm nhìn chiến lược, không đón được trước mục tiêu của các nhà tài trợ. 2.5.2.2. Về giải ngân, sử dụng và triển khai vốn ODA *Về giải ngân và sử dụng vốn - Đầu tư chưa có trọng điểm bằng nguồn vốn ODA, với nhận thức sai lầm cho rằng ODA là một khoản cho không không phải trả nên việc quản lý ODA còn lỏng lẻo, sử dụng không đúng mục đích, gây thất thoát lảng phí, sự phân bổ ODA cho các ngành, vùng, lĩnh vực còn thiếu công bằng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 54 - Trong quan niệm của một số cơ quan và đơn vị thụ hưởng ODA ở cả cấp Trung ương và cấp tỉnh, cụ thể là tỉnh Thừa Thiên Huế, vẫn còn tư tưởng coi “ODA thời bao cấp”, “ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, vốn vay ODA là Chính phủ trả nợ”. Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính đến hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng trả nợ. - Công tác quy hoạch sử dụng chưa phát huy được vai trò cho nhà tài trợ và các cơ quan thụ hưởng vào các lĩnh vực và vùng đích thực ưu tiên sử dụng nguồn lực. - Các văn bản pháp quy liên quan tới ODA thiếu tính đồng bộ. Chẳng hạn, các quy định về đấu thầu, về đền bù thiệt hại khi di dân, giải phóng mặt bằng chậm được sửa đổi và bổ sung, kéo dài thời gian chuẩn bị và thực hiện các chương trình dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và hiệu quả dự án. - Trong quá trình tham gia xây dựng các dự án ODA, thì bên Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng không có đủ năng lực, trang thiết bị phục vụ cho các dự án đó, nên không được trở thành nhà thầu thi công công trình mà chỉ là các nhà thầu phụ. - Hiệu quả sử dụng vốn ODA thấp, tốc độ giải ngân ODA còn chậm, tỷ lệ giải ngân thấp. Có công trình đang trong giai đoạn thi công đành tạm dừng vì thiếu vốn. - Khó khăn về vốn đối ứng. Dù đã có quy định ưu tiên tuyệt đối về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA và đã có lệnh nghiêm cấm sử dụng vốn đối ứng cho các mục đích khác nhau nhưng trên thực tế, vốn đối ứng vẫn là một trong các trở ngại lớn đối với nhiều ban quản lý dự án, đặc biệt là các ban quản lý trực thuộc tỉnh. - Thiếu các biện pháp hài hòa thủ tục. Hiện nay, các ban quản lý dự án vừa phải tuân theo các thủ tục của Chính phủ, của tỉnh, lại vừa phải tuân theo các thủ tục của nhà tài trợ, trong khi thủ tục giữa hai bên, trong và ngoài nước có nhiều điểm khác biệt, thậm chí khác biệt về nguyên tắc. - Công tác theo dõi, đánh giá dự án trong quá trình thực hiện ở địa phương còn bị buông lỏng. Nhiều cơ quan chủ quản chưa thật sự quản lý sát sao dự án của mình. Quy định về báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án còn nhiều thiếu sót và thiếu tính nghiêm túc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 55 - Quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian dẫn đến tốc độ giải ngân vốn ODA chậm. Những ách tắc chủ yếu diễn ra trong các khâu sau: + Giải phóng mặt bằng + Công tác đấu thầu: Chất lượng các nhà thầu được lựa chọn thấp, không đáp ứng được yêu cầu của dự án đặt ra. Khi thực hiện xảy ra tình trạng: nhà thầu không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, nội dung trong bản thiết kế chi tiết để giảm chi phí hoặc cần tăng tiến độ thực hiện thì phía nhà thầu không có khả năng huy động đủ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị, con người. Giải ngân chậm dẫn tới các hậu quả sau đây: + Giải ngân vốn ODA bị kéo dài làm thay đổi các thông số của F/S của các dự án, dẫn tới làm giảm hiểu quả của dự án, hạn chế khả năng trả nợ. + Chậm đưa công trình vào sử dụng gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, công trình kém hiệu quả. + Làm giảm tính ưu đãi của vốn vay (rút ngắn thời gian ân hạn, kéo dài thời gian trả phí cam kết). + Làm giảm uy tín của ta đối với các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận động nguồn vốn này. - Chất lượng một số công trình sử dụng vốn ODA chưa bảo đảm Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại cũng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn vì dự án còn nặng về các yếu tố đầu vào, nhẹ về các kết quả đầu ra. Hậu quả là nhiều dự án chồng chéo nhau về nội dung, kết quả dự án không được khai thác và sử dụng một cách thích đáng. - Công tác quản lý ở cấp tỉnh còn nhiều hạn chế: Quản lý là nguyên nhân bao trùm của những hạn chế trong việc thu hút ODA. *Nguyên nhân  Năng lực và trình độ quản lý của các cán bộ tiếp nhận nguồn vốn này còn bị hạn chế, nhiều nhận thức còn bộc lộ yếu kém, quản lý chồng chéo làm cho các dự án bị đan xen nhau. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 56  Thiếu tính minh bạch công khai trong việc sử dụng nguồn vốn, gây nên tham nhũng, thất thoát, lãng phí  Việc giải ngân còn chậm trễ mà nguyên nhân cơ bản của nó là - Do trì hoãn kéo dài trong quá trình phê duyệt thủ tục của các cơ quan chủ quan cấp bộ. - Do quá trình phê duyệt đấu thầu chậm - Quá trình “khởi động” dự án rất chậm - Sự khác nhau giữa hướng dẫn của Chính phủ và các nhà tài trợ - Sự điều phối chưa thật tốt giữa cấp trung ương và địa phương. - Do quá trình thanh toán phức tạp và có quá nhiều cơ quan kiểm soát chi.  Việc vượt định mức xây dựng trong quá trình đấu thầu và không có tính linh hoạt trong việc điều chỉnh chi phí dự án cho từng gói hợp đồng cụ thể, dẫn đến việc phải đấu thầu lại.  Thiếu vốn đối ứng do không hiểu rõ quy định của các nhà tài trợ * Những khó khăn trong quá trình triển khai Những khó khăn liên quan tới thể chế - Việc thực hiện chế độ báo cáo theo mẫu quy định tại Quyết định 803 rất dài và phức tạp. Hàng quý, Ban dự án phải báo cáo 20 biểu mẫu. Điều này gây khó khăn cho hầu hết các ban quản lý dự án. Chế độ báo cáo theo mẫu quá dài, phải mất nhiều thời gian mới có thể hoàn thiện được trong khi số lượng cán bộ trong ban quản lý dự án chỉ có hạn nên dẫn đến một số ban quản lý dự án không báo cáo hoặc báo cáo không đúng theo mẫu, không đủ thông tin. - Việc những dự án do Bộ, ngành làm cơ quan chủ quan thì Ủy ban nhân dân tỉnh nơi thực hiện dự án rất khó theo dõi tình hình thực hiện dự án tại địa phương do thiếu thông tin, không chủ động. Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình và dự án ODA. - Về vốn đối ứng: Với những dự án có vốn đối ứng không lớn (Nâng cấp QL IA qua Huế, Phát triển nông thôn TT- Huế (GĐI), Dự án phát triển đô thị Huế,..), vốn đối ứng nhỏ nên hàng năm ngân sách tỉnh bố trí đầy đủ và kịp thời. Riêng các dự án có ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 57 vốn đối ứng lớn như dự án Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế, vốn đối ứng 411 tỷ đồng thực hiện trong 4 năm, tính ra mỗi năm bố trí khoảng từ 100-105 tỷ đồng là hết sức khó khăn đối với ngân sách tỉnh. - Về thủ tục: Trong quá trình lựa chọn nhà thầu, các dự án đều phải có thư không phản đối của nhà tài trợ. Với một gói thầu, thời gian để nhà tài trợ xem xét trước khi đưa ra thư không phản đối thường kéo dài, có khi đến 02 tháng như gói thầu thiết kế và thi công công trình Hệ thống thoát và xử lý chất thải. Thời gian lựa chọn nhà thầu kéo dài, quá thời gian theo quy định của Luật Đấu Thầu, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. - Về năng lực quản lý của Ban quản lý dự án: Một số ban quản lý dự án, đã làm quen, có kinh nghiệm, có ngoại ngữ, nắm bắt được cam kết giữa Nhà nước Việt Nam và yêu cầu của nhà tài trợ, tài ra sự đồng thuận trong việc giải quyết vấn đề. Nhưng cũng có những Ban quản lý dự án tiếp nhận dự án lần đầu nên phải mất thời gian tìm hiểu và còn lúng túng trong quá trình thực hiện dự án. Trình độ tư vấn giúp đỡ Ban quản lý dự án cũng hạn chế. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 58 Chương 3 GIẢI PHÁP THU HÚT ODA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Mục tiêu phát triển của tỉnh 3.1.1. Mục tiêu Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực các nước Đông Nam Châu Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. 3.1.2. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội * Mục tiêu kinh tế: - Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12 - 13%. Nhanh chóng đưa mức GDP/người đến năm 2020 đạt trên 4000 USD/người (giá thực tế). - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đến năm 2015, cơ cấu kinh tế sẽ là: dịch vụ 45.4%, công nghiệp - xây dựng 46.6%, nông - lâm - ngư nghiệp 8.0%; đến năm 2020 tỷ trọng này tương ứng là 47.4% - 47.3% - 5.3%. - Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt ít nhất 300 triệu USD vào năm 2010 và khoảng 1 tỷ USD vào năm 2020. - Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng trên 14% vào năm 2020. * Mục tiêu xã hội: - Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 59 - Giảm dần tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 - 2015 dưới 1.2%, giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm 0.3 - 0.4‰; sau năm 2015, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống khoảng 1.1 - 1.2%. - Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 5%. Nâng số lượng lao động được giải quyết việc làm lên 16 - 17 nghìn lao động/năm giai đoạn 2011 - 2020. Phấn đấu đến năm 2010, lao động xuất khẩu đạt 2.000 - 2.500 lao động/năm; đến năm 2020 đạt 5.000 - 6.000 lao động/năm. Tăng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề lên trên 50% vào năm 2020. - Đến năm 2020, có 98% số hộ có điện sử dụng; 98% dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh. - Đạt 12 bác sĩ/vạn dân và khoảng 15 bác sĩ/vạn dân vào năm 2020; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân đạt trên 40 giường vào năm 2020; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 5% vào năm 2020. - Tỷ lệ hộ nghèo dưới dưới 3% vào năm 2020; * Mục tiêu về môi trường - Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60% vào năm 2020; - Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng nhập nước ven biển, bảo vệ sinh thái đầm phá; - Các khu đô thị, khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề phải xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt tiêu chuẩn theo quy định trước khi xả ra môi trường; - Phòng chống, hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt .v.v 3.2. Định hướng sử dụng vốn ODA Trong đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Giai đoạn 2011-2015, mỗi năm Việt Nam sẽ giải ngân khoảng 2.8-3.2 tỷ USD vốn ODA. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 60 Đề án được xây dựng trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ Việt Nam; Đồng thời, dựa trên thực trạng thu hút và quản lý nguồn vốn ODA giai đoạn 2001-2010 còn nhiều tồn tại hạn chế trong khi năm 2010 Việt Nam đã chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình. Giai đoạn 2011-2015, Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, vì thế cần có những chính sách thu hút ODA cho phù hợp với tình hình mới. Nội dung đề án đã đưa ra những định hướng, chính sách cho việc hoàn thiện môi trường, thể chế, tổ chức quản lý và thực hiện các hoạt động liên quan đến thu hút vốn ODA và vốn vay ưu đãi với các cơ quan quản lý các cấp và đơn vị thụ hưởng Việt Nam nhằm thu hút tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA. Theo đó, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2011-2015 được dự kiến vốn cam kết khoảng 32-34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14-16 tỷ USD (tương đương khoảng 6% tổng đầu tư toàn xã hội). Trong đó, khoảng 50% vốn giải ngân từ các chương trình và dự án đã ký kết trong giai đoạn 2006-2010 chuyển sang. Như vậy, bình quân giai đoạn 2011-2015 mỗi năm Việt Nam sẽ giải ngân khoảng 2.8-3.2 tỷ USD vốn ODA. Đây là nguồn vốn quan trọng để hỗ trợ thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội. Để làm được điều này, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ và dành mọi nỗ lực để phấn đấu thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ này. Đề án cũng cho biết, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi sẽ được ưu tiên hỗ trợ thực hiện trên nguyên tắc các mục tiêu phát triển của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015; tập trung ưu tiên thực hiện 3 đột phá lớn được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; hỗ trợ thực hiện Đề án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011-2020; hỗ trợ thực hiện các chương trình quốc gia giai đoạn 2012-2015 và ưu tiên sử dụng cho các chương trình, dự án đầu tư công quan trọng có khả năng thu hút đầu tư của khu vực tư nhân hoặc sử dụng nguồn vốn vay thương mại. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 61 Trên cơ sở những nguyên tắc trên, đề án đã đưa ra những ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA giai đoạn 2011-2015, bao gồm: Hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; phát triển nông nghiệp và nông thôn; hỗ trợ xây dựng hệ thống pháp luật và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ, tập trung ưu tiên các tỉnh nghèo, nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa 3.3. Các mục tiêu về ODA cần đạt được Vấn đề quan trọng hiện nay của Tỉnh trong lĩnh vực ODA là nâng cao chất lượng và hiệu quả vận động và quản lý nguồn vốn vay ODA thể hiện trên các mặt chủ yếu: - Định hướng sử dụng vốn vay ODA - Cơ cấu vay ODA - Cơ chế tài chính trong nước - Tổ chức quản lý và điều phối ODA - Nâng cao trình độ cán bộ Giải quyết được những vần đề nói trên là một thách thức khá lớn đối với Tỉnh trong giai đoạn này khi mà sức ép của các ngành, các địa phương về nguồn ODA đang ngày càng tăng. 3.4. Giải pháp thu hút ODA ở Thừa Thiên Huế Xét trên góc độ của cả nền kinh tế, hiện nay, các nhà tài trợ nước ngoài đã cam kết mạnh mẽ tăng nguồn vốn ODA để hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs). Tuy nhiên có thể thấy rằng, nhu cầu về vốn ở các nước phát triển hiện nay đang tăng lên rất cao nên việc các nhà các tài trợ có thể đáp ứng được lượng vốn cần thiết là rất khó khăn. Chính vì vậy, vấn đề đặt ra ở các nước đang phát triển chung và Việt Nam nói riêng là việc vận động, thu hút ODA phải như thế nào để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, để từ nguồn vốn ODA này có thể thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 62 Trong bối cảnh chung của cả nước đang cố gắng thu hút ODA thì Thừa Thiên Huế cũng đang nỗ lực hết mình, tập trung mọi nguồn lực, có những biện pháp, chính sách hiệu quả nhất để thu hút vốn từ Trung ương cũng như vốn trực tiếp về tỉnh. Các biện pháp đó cụ thể như: 3.4.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý Để nâng cao khả năng thu hút hợp lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA, thì các cơ quan cấp trên cần: Hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý nói chung và đầu tư nói riêng. Nếu có một môi trường luật pháp tốt sẽ khiến các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào, sẽ thấy được nhưng điểm mạnh của địa phương đầu tư vào, thu hút nhiều hơn nguồn vốn ODA cho tỉnh. Hoàn thiện cơ chế điều phối giữa các bộ, ngành ở trung ương với nhau, giữa trung ương với địa phương, quy chế cho vay lại, các chính sách thuế cụ thể hơn, giải phóng mặt bằng, đấu thầu. Đồng thời hướng các thủ tục trong nước hài hoà với các thủ tục của các nhà tài trợ và thông lệ quốc tế. 3.4.2. Có các chính sách về xúc tiến đầu tư tốt và hiệu quả Những thành quả đạt được trong thu hút đầu tư nước ngoài là có sự tham gia của nhiều yếu tố, nhưng có thể nói, một trong các yếu tố quan trọng đó là sự chú trọng và nỗ lực hết mình trong công tác vận động, xúc tiến đầu tư. Công tác xúc tiến đầu tư đi tiên phong trong việc định vị nhu cầu, đón đầu cơ hội, giảm thiểu các hàng rào thông tin và chi phí giao dịch cho nhà đầu tư. Trong bối cảnh của cả nước nói chung và cụ thể là địa bàn tỉnh nói riêng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn ODA sẽ ngày càng khó khăn. Chính vì vậy, công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần phải đón đầu các xu hướng phát triển và sự dịch chuyển của các luồng vốn giữa các nền kinh tế trong thời gian tới. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, thì tỉnh cần phải có các biện pháp cụ thể, chính sách đúng đắn. Cần có sự đánh giá lại tiềm năng, lợi thế của mình để xác định đúng lợi thế so sánh, đặt lợi ích của địa phương trong lợi ích của toàn quốc gia, nâng cao tính chủ động trong việc lựa chọn và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư; đồng thời, cần phải tăng cường và có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Trung ương trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch cũng như tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 63 Cần tăng cường công tác quy hoạch tại địa phương, xây dựng chiến lược riêng cho xúc tiến đầu tư và các danh mục dự án khuyến khích đầu tư. Đây chính là căn cứ để hoạt động xúc tiến đầu tư đảm bảo chủ động tiếp cận và lựa chọn đúng đối tượng nhà đầu tư phù hợp và dự án hiệu quả, thay cho cách thức hiện tại là chạy theo những dự án mà nhà đầu tư chủ động đề xuất hỗ trợ Phát triển hệ thống cung cấp thông tin tới các nhà đầu tư. Hiện nay, về vấn đề này, Thừa Thiên Huế vẫn còn chưa phát triển đúng mức cần thiết, trong các năm tới, cần có kinh phí tăng cường hơn nữa để phát triển hệ thống thông tin của tỉnh, giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nước thấy rõ được những lợi thế và tiềm năng của tỉnh, quảng bá hình ảnh của tỉnh hơn nữa. 3.4.3. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi giúp các nhà đầu tư nước ngoài cũng như giúp ban lãnh đạo cấp cao thấy rõ được hiệu quả khi đầu tư vào địa bàn tỉnh Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể, ngoài việc luôn xúc tiến và đưa ra các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nói chung hay các ban, ngành nói riêng thì các cơ quan chức năng của tỉnh cũng như các ban, ngành trong địa bàn tỉnh cũng cần phải có các chính sách thúc đẩy sự phát triển của an sinh xã hội và môi trường. Có một môi trường trong sạch và hệ thống an sinh tốt sẽ giúp đời sống của bản thân người dân được cải thiện, kinh tế xã hội của tỉnh được nâng cao, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cũng như của Trung ương. Quyết tâm chống lại các nạn tham nhũng trên địa bàn tỉnh. Trong từng Bộ, ban, ngành, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần có các chính sách thể hiện quyết tâm chống lại nạn tham nhũng trong từng cơ sở. Không để xảy ra tình trạng tham nhũng xảy ra, đặc biệt là trong các dự án nước ngoài. Nếu không giảm tải và xóa bỏ được tình trạng này thì càng làm cho đồng vốn vào Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng sẽ ngày càng hạn hẹp. Xóa đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nguồn vốn ODA viện trợ vào các nước kém và đang phát triển thường là để cải tạo cơ sở hạ tầng nhưng cũng góp phần không kém trong việc xóa đói giảm nghèo cho các nước này, đặc biệt là đối với Việt Nam, nhu cầu này càng cao. Trong đó, Thừa Thiên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 64 Huế tuy đang phát triển mạnh nhưng tình trạng đói nghèo còn cao. Do đó, cần nâng cao xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách đói nghèo, giúp cho cải thiện kinh tế của tỉnh cũng làm cho thu hút vốn ODA nhiều hơn nữa. Quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có thể dự báo trước. Nâng cao chất lượng dự báo, đặc biệt dự báo về mặt rủi ro có thể xảy ra cho dự án. 3.4.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ về chất lượng và số lượng Hiện nay lực lượng phụ trách về vấn đề ODA của tỉnh còn rất thiếu và yếu. Do đó tỉnh cần có chính sách tăng cường thêm cán bộ chuyên trách, cũng như hỗ trợ những cán bộ lâu năm đi học tập, hội thảo nâng cao kinh nghiệm để có thể có lợi thế trong đàm phán cũng như thu hút ODA trong tương lai. Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng khuến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng chuyên gia khoa học công nghệ, nhà kinh doanh, quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là cán bộ làm công tác quản lý. Khuyến khích phát hiện và bồi dưỡng những tài năng trẻ cho tương lai 3.4.5. Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa và xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn ODA Hoàn thiện kế hoạch hóa ODA là tạo điều kiện để liên tục hóa các bộ phận của kế hoạch đầu tư xây dựng: Kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án và kế hoạch thực hiện dự án. Ngoài ra, phải xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn vốn đầu tư theo từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Những ngành lĩnh vực trong các năm qua đã có nhiều tiến triển khả quan thì chúng ta đặt ưu tiên sau, đưa các ngành lĩnh vực còn yếu kém và cần vốn lên ưu tiên hàng đầu trong việc nhận nguồn vốn ưu đãi. Các ngành và các đơn vị sử dụng vốn ODA trong địa bàn cần tính toán chính xác hiệu quả sử dụng để tránh sử dụng lãng phí và đặt lợi ích của quốc gia và sự phát triển kinh tế của tỉnh lên hàng đầu. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 65 3.4.6. Nâng cao năng lực quản lý điều hành và tích cực phòng chống tham nhũng Việc nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các đơn vị trong tỉnh cực kì quan trọng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA. Do đó cần đánh giá đúng năng lực để lựa chọn những cán bộ đủ phẩm chất đạo đức, phù hợp với yêu cầu công việc để có thể quản lý việc sử dụng nguồn vốn ODA được tốt nhất Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra giám sát điều hành dự án. Xóa bỏ tư tưởng ODA là vốn của nhà nước cho không, không phải trả. Cần tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên của UBND tỉnh trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA. Thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch tình hình tài chính của các chương trình, dự án ODA đã được phê duyệt. Khuyến khích mọi người trong công tác phòng chống và tố giác tham nhũng. Tăng cường thêm cán bộ chuyên trách về ODA để công tác quản lý được cụ thể hơn tránh dàn trải qua loa. 3.4.7. Xây dựng hệ thống kiểm soát, đánh giá việc sử dụng nguồn vốn ODA Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích đã được thẩm định phê duyệt, quán triệt phương châm vốn vay phải được sử dụng toàn bộ vào mục đích đầu tư phát triển, không dùng trang trải nhu cầu tiêu dùng; Thủ tục quản lý phải chặt chẽ nhưng phải thuận lợi cho người sử dụng trong việc rút vốn và sử dụng vốn, không gây phiền hà làm giảm tốc độ giải ngân. Phải đặt các hạn mức sử dụng và kiểm tra chặt chẽ việc chi tiêu, theo dõi quá trình thực hiện, quản lý và giải ngân dự án. Đặt ra những đợt kiểm tra thường kì khoảng 6 tháng/ lần đến các dự án trong thẩm quyền để kiểm tra tiến độ cũng như những nguồn vốn đã được sử dụng 3.4.8. Kịp thời phân bổ vốn đối ứng Vốn đối ứng tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng rất quan trọng để hấp thụ nguồn vốn nước ngoài. Vì vậy, việc phân bổ nguồn vốn này nên linh hoạt hơn so với các nguồn vốn trong nước. Để đáp ứng kịp thời về vốn đối ứng nên địa phương có nhiều quyền hạn hơn trong việc điều chuyển vốn đối ứng giữa các dự án thuộc quyền quản lý và thông báo cho các cơ quan tài chính, kho bạc cấp vốn theo đúng tiến độ. Vốn đối ứng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 66 cần được giao theo đúng địa chỉ của từng chương trình, dự án ODA cụ thể, không được bố trí tuỳ tiện cho các mục tiêu khác. Khi được cung cấp vốn đối ứng kịp thời thì các dự án có thể hoạt động đúng tiến độ hơn, và do đó tình trạng giải ngân vốn sẽ nhanh và kịp thời hơn. 3.4.9. Giải pháp tăng tốc độ giải ngân cho tỉnh  Hài hoà thủ tục dự án. Đối với những dự án được triển khai từ Trung ương xuống dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo việc phê duyệt dự án được suôn sẻ cần có sự cải tiến thủ tục và phối hợp của cả hai phía. Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt vẫn đang còn có những vướng mắc, các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư còn hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, còn thiếu sự nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ. Do đó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và thời điểm thẩm định của một quy trình thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách quan. Trong đó, nên để thẩm định của nhà tài trợ sau khi có phê duyệt của chính phủ. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra cần được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước nghiên cứu tiền khả thi và xúc tiến nghiên cứu khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự án ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được chính phủ phê duyệt và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 67 PHẦN III: KẾT LUẬN Qua đề tài nghiên cứu: “Thực trạng thu hút vốn ODA ở tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tôi đã xem xét và phân tích tình hình thu hút vốn ODA trên địa bàn tỉnh, thấy được những kết quả cũng như hạn chế và đưa ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của nguồn vốn ODA của tỉnh. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung huy động các nguồn lực để thu hút nguồn vốn này từ trực tiếp các nhà tài trợ cũng như từ Trung Ương do đó Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đầu tiên nhận được nguồn vốn ODA tại Việt Nam năm 1993. Trong đó dành sự ưu tiên huy động vốn ODA thông qua các chương trình xây dựng hạ tầng. Đến nay Thừa Thiên Huế thu hút được 108 dự án, với tổng số vốn dự án là 11676.17 tỷ đồng. Trong đó, các dự án viện trợ không hoàn lại có 23 dự án với số vốn tài trợ là 1695.18 tỷ đồng, số vốn vay ưu đãi là 8116.34 tỷ đồng còn lại là vốn đối ứng trong nước. Các dự án ODA tập trung chủ yếu trong lĩnh vực lĩnh vực cấp thoát nước (chiếm 44.86%), giao thông (chiếm 12.69%), y tế (chiếm 12.94%), xóa đói giảm nghèo(chiếm 11.1%), Nông lâm nghiệp (9.39 - Nguồn vốn ODA mà Thừa Thiên Huế thu hút về tỉnh từ Trung Ương xuống cũng như tư phía các nhà tài trợ ngày càng gia tăng đáng kể. Ngày càng có nhiều cam kết cung cấp vốn dành cho Thừa Thiên Huế. Số vốn cam trong vòng 10 năm từ 2003-2012 đạt 9182.39 tỷ đồng cao hơn gần gấp 4 lần so với 10 năm trước đó (2493.78 tỷ đồng). - Trong 20 năm xuất hiện vốn ODA đã cải thiện bộ mặt cơ sở hạ tầng của tỉnh rất rõ nét với các dự án quy mô rất lớn như: Dự án “Hầm đường bộ Hải Vân”, dự án “Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế”, dự án “Bệnh viện TW Huế”, dự án “Bệnh viện Đa khoa TTHuế”... - Nhật Bản, WB, ADB là 3 nhà tài trợ vốn ODA lớn nhất cho tỉnh chiếm gần 80% tổng vốn ODA cam kết cho tỉnh trong 20 năm qua. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 68 - Tuy tỷ lệ giải ngân vốn so với số vốn cam kết và ký kết chưa cao như mong muốn nhưng cũng đã tăng dần qua các năm. Chính sách sử dụng vốn đã hợp lý hơn. Nguồn vốn ODA không bị sử dụng một cách dàn trải mà tập trung vào những công trình, dự án quan trọng, mang lại hiệu quả cao. - Trong qua trình thu hút vốn ODA chúng ta chưa thực sự hấp dẫn được các đối tác tài trợ, chưa chủ động trong việc thu hút các đối tác nước ngoài, vẫn còn bị thụ động vào việc chia vốn từ Trung ương về đến địa phương. Các kế hoạch về các định hướng sử dụng nguồn vốn ODA còn yếu, chưa thuyết phục. Vì vậy mà số vốn ODA dành cho Thừa Thiên Huế tăng còn chậm. - Trong quan niệm của một số cơ quan và đơn vị thụ hưởng ODA vẫn còn tư tưởng coi “ODA thời bao cấp”, “ODA không hoàn lại là Chính phủ cho, vốn vay ODA là Chính phủ trả nợ”. Hậu quả của quan niệm sai lệch này là ra sức tranh thủ nguồn vốn ODA mà không tính đến hiệu quả kinh tế, tính bền vững sau dự án và khả năng trả nợ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và đầu tư, 2007, Thông tư hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. 2. Chính Phủ, 2006, Nghị định số 131/2006/nđ-cp ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. 3. Lê Chung Thành, 2007, Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2005-2007 và giải pháp cho những năm tiếp theo 4. Niên Giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011 5. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010, Báo cáo số 68/BC-UBND Kết quả sau một năm triển khai thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến 2020. 6. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012, Quyết định số: 2496 /QĐ-UBND Về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 7. Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, 2012, Số liệu kinh tế xã hội 2006-2010. ( &TwoID=70) 8. Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2011, Báo cáo số 7501/BC-BKHĐT Báo cáo tóm tắt tình hình tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA KINH NGHIỆM VỀ THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ODA Tên đề tài: “Thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tỉnh Thừa Thiên Huế”. Để đánh có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề vốn ODA tại tỉnh Thừa Thiên Huế em gửi đến các anh chị phiếu hỏi này. Xin quí anh chị bày tỏ quan điểm và kinh nghiệm của mình về những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách điền vào các dòng để trống. Họ và tên: ... Chức vụ: . Đơn vị công tác: . Chuyên môn nghiệp vụ: Số năm làm việc: .. 1. Theo anh chị tình hình thu hút ODA của tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua đã tốt hay chưa? A chị có cảm thấy hài lòng với kết quả đó không? Nếu chưa hài lòng xin anh chị ghi rõ nguyên nhân các hạn chế còn tồn tại. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. Theo kinh nghiệm của anh chị thì những nguyên nhân và khó khăn nào ảnh hưởng đến công tác giải ngân vốn ODA tại tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Trần Minh Trí SV: Nguyễn Trần Ngọc Tuấn – Lớp: K43A KHĐT 3. Anh chị hãy cho biết những khó khăn trong việc sử dụng vốn và triển khai dự án ODA ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 4. Theo anh chị có những bất cập nào trong công tác quản lý ODA hiện nay. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến quí báu của quí anh chị! ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguye_n_tra_n_ngo_c_tua_n_9679.pdf
Luận văn liên quan