Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế qua ba năm 2007 - 2009

Kinh tế ngày một phát triển, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, quy mô hoạt động ngày một được mở rộng. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên sẽ dẫn tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng lớn hơn. Trong ba năm qua, chi nhánh NHTMCP Ngoại Thương Huế đã hỗ trợ được phần nào nhu cầu vốn giúp các doanh nghiệp phát triển góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế tỉnh nhà, đáp ứng đầy đủ và kịp thời đông đảo nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay thì vấn đề chất lượng cho vay rất được chi nhánh đặc biệt quan tâm đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Nâng cao chất lượng cho vay không chỉ có vai trò quan trọng cho bản thân ngân hàng mà còn là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, đây là cơ sở giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Qua quá trình phân tích thực trạng cho vay tại chi nhánh trong ba năm vừa qua ta thấy chất lượng cho vay của chi nhánh đã được cải thiện đáng kể. Với nhiều cố gắng và nỗ lực trong công tác thẩm định xét duyệt cho vay, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thì NQH và nợ xấu của chi nhánh đã giảm. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hoạt động cho vay của chi nhánh cũng đang gặp một số vấn đề tồn tại, khó khăn, đó là nợ xấu vẫn còn cao, tỷ lệ NQH vẫn còn lớn có thể dẫn đến khả năng mất vốn. Trong những năm tới để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh và tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đòi hỏi chi nhánh cần có những biện pháp để có thể nâng cao chất lượng cho vay, giảm nợ quá hạn và nợ xấu từ đó hoạt động cho vay của chi nhánh mới đảm bảo có hiệu quả và mang lại thu nhập cao.

pdf84 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế qua ba năm 2007 - 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 56 không đáp ứng được điều kiện về TSĐB, hơn nữa một số DNNN cổ phần hoá đã làm giảm dư nợ cho vay. Sang năm 2009 dư nợ tăng trở lại với tốc độ rất nhanh là 17% hay tăng 64 tỷ đồng, đồng thời nâng tỷ trọng của mình trong tổng dư nợ của chi nhánh lên 27%. Trong tổng dư nợ năm này ngoài dư nợ một số DNNN làm ăn có hiệu quả như Công ty Bia Huế, khách sạn Hương Giang thì vẫn tồn tại một lượng lớn dư nợ của các doanh nghiệp kém hiệu quả như Công ty Thuỷ Sản Huế, Công ty Công trình cơ điện Nhận thấy số lượng các CTCP, TNHH trên địa bàn tỉnh tăng về số lượng và cần nhu cầu vốn lớn, hơn nữa loại hình doanh nghiệp này chủ động và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh nên đầu năm 2006 Ban giám đốc Vietcombank Huế đã đặt ra chủ trương chuyển hướng sang đầu tư các loại hình doanh nghiệp này làm dư nợ tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng trong những năm qua như CTTNHH TM&DV Nhật Huy, CTCP Sợi Phú Nam, Sợi Phú Bài. Hiệu quả kinh doanh của loại hình này sẽ tạo cơ sở tốt cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chi nhánh. Dư nợ đối với loại hình DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm trong 3 năm qua. Thường các DNTN có quy mô vốn nhỏ, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng hạn chế, một vài doanh nghiệp không có phương án kinh doanh hoặc báo cáo tài chính không rõ ràng không đủ điều kiện tài sản đảm bảo nên khó đáp ứng được điều kiện vay vốn. Hơn nữa giá trị vay vốn của loại hình doanh nghiệp này tại chi nhánh rất nhỏ nên công tác thu hồi nợ thuận lợi hơn. Đến năm 2009 tỷ trọng dư nợ của loại hình DNTN trong tổng dư nợ của chi nhánh giảm còn 9%. Để thấy rõ hơn xu hướng biến động dư nợ của chi nhánh trong 2 năm tới đây là 2010 và 2011 ta có thể sử dụng hàm xu thế để dự báo. Hàm xu thế sẽ là: tyt *893.106885.981ˆ  Mô hình dự đoán dư nợ cho năm 2010: 6*893.106885.981ˆ ty = 1.623.245 (triệu đồng). Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 57 Mô hình dự đoán dư nợ cho năm 2011: 7*893.106885.981ˆ ty = 1.730.138 (triệu đồng). (Qúa trình tính toán xem ở phụ lục 3). Qua quá trình tiến hành dự báo ta thấy dư nợ của Vietcombank Huế trong 2 năm tới có xu hướng tăng. So với năm 2009 dư nợ của chi nhánh năm 2010 được dự báo tăng gần 6% hay tăng gần 90 tỷ đồng. Năm 2011 DSCV của chi nhánh được dự báo là 1.730 tỷ đồng, so với năm 2009 dư nợ tăng gần 13% hay tăng 196 tỷ đồng. Tóm lại: Dư nợ tại Vietcombank Huế có xu hướng tăng qua 3 năm 2007-2009, tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn dài, các ngành kinh tế mũi nhọn là CNXD và TMDV, các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh: CTCP và CTTNHH. Trong những năm này chi nhánh đã hạn chế cho vay các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dưới hình thức ngừng cho vay hoặc cho vay cầm chừng và tích cực thu nợ đồng thời tiến hành cơ cấu lại thời gian trả nợ cho một số doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Đặc biệt năm 2009 với việc hạn chế cho vay đối với ngành NLNN trong năm 2008 đồng thời tích cực làm tốt công tác thu hồi nợ nên ngành đã trả hết nợ cho ngân hàng. Trong khi đó việc kinh doanh kém hiệu quả của khối DNNN đã cản trở rất lớn đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh. Dư nợ của chi nhánh tăng dần qua 3 năm và trong những năm tới là một dấu hiệu tích cực nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú trọng khâu thẩm định, định giá tài sản đảm bảo và phải xem xét đánh giá trong điều kiện các dự án sớm phát huy hiệu quả nếu không chi nhánh sẽ chịu áp lực rất lớn về cân đối thu nhập - chi phí. 3.3.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tại Vietcombank Huế. 3.3.2.1. NQH và tỷ lệ NQH tại Vietcombank Huế qua ba năm 2007-2009. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 58 Bảng 3.4. NQH tại Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Huế trong giai đoạn 2007-2009. Năm 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 GT (tr.đ) Tỷ lệ NQH (%) GT (tr.đ) Tỷ lệ NQH (%) GT (tr.đ) Tỷ lệ NQH (%) +/- % +/- % NQH 60.271 0,047 49.561 0,034 9.042 0,006 -10.710 82,230 -40.519 18,244 THEO KỲ HẠN - NH 36.765 0,083 26.343 0,050 5.914 0,012 -10.422 71,652 -20.429 22,450 - TDH 23.506 0,028 23.218 0,026 3.128 0,003 -288 98,775 -20.090 13,472 THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG - KHCN 2.944 0,0317 17.161 0,1634 6.197 0,0591 14.217 582,914 -10.964 36,111 - KHDN 57.327 0,0485 32.400 0,0242 2.845 0,002 -24.927 56,518 -29.555 8,781 THEO LOẠI HÌNH KINH TẾ - NLNN 3.295 0,067 2.172 0,043 0 0 -1.123 65,918 -2.172 0 - CNXD 30.401 0,0399 26.799 0,028 5.582 0,0054 -3.602 88,152 -21.217 20,829 - TMDV 26.575 0,057 20.590 0,047 3.460 0,0069 -5.985 77,479 -17.130 16,804 THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP - DNNN 25.500 0,0658 18.634 0,0497 3.413 0,0078 -6.866 73,075 -15.221 18,316 - CTCP 20.866 0,0585 14.599 0,0302 2.605 0,0047 -6.267 69,965 -11.994 17,844 - TNHH 11.301 0,0354 13.211 0,0342 2.347 0,0059 1.910 116,901 -10.864 17,765 - DNTN 2.604 0,0123 3.117 0,0158 677 0,0048 513 119,700 -2.440 21,720 (Nguồn : phòng khách hàng).Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 59 NQH tại chi nhánh trong những năm qua có xu hướng giảm mạnh cùng với tỷ lệ NQH tương đối thấp do đội ngũ các cán bộ tại chi nhánh đã có những nỗ lực không ngừng trong việc thu hồi NQH, từ đó làm giảm các khoản nợ xấu. NQH giảm là một tín hiệu tốt cho công tác cho vay nhưng đây chưa hẳn là một chỉ tiêu tốt để đánh giá chất lượng cho vay bởi vì vẫn có những khoản vay chưa đến hạn trả nhưng vẫn tiềm ẩn khả năng không trả được nợ. Hơn nữa trong giá trị của NQH không phản ánh được giá trị của những món đã được cơ cấu thời gian trả nợ. 3.3.2.1.1. NQH và tỷ lệ NQH theo kỳ hạn. Mặc dù đã rất cố gắng trong việc theo dõi, đốc thúc khách hàng trả nợ nhưng do nhiều yếu tố bất lợi từ phía khách hàng đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng nên tỷ lệ NQH ngắn hạn vẫn còn khá cao, trong 3 năm qua tỷ lệ này luôn vượt mức trung bình chung của cả chi nhánh. Tuy có số dư nợ thấp hơn nhưng so với NQH trung dài hạn thì NQH ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có xu hướng ngày càng tăng. Đây là kết quả của việc tập trung quá nhiều vào cho vay ngắn hạn. Trong khi đó NQH trung dài hạn tại chi nhánh có xu hướng giảm với tỷ lệ NQH tương đối thấp. Đến năm 2009 NQH trung dài hạn giảm rất mạnh, so với năm 2008 giảm đến 86% hay giảm 20 tỷ đồng. Đồng thời chi nhánh cũng đã giảm được 2,3 đồng là nợ quá hạn trong 100 đồng cho vay của mình. Nguyên nhân là do năm này chi nhánh đã tập trung xử lý nợ và tiến hành cơ cấu lại thời gian trả nợ một số món vay, đây là những món vay có giá trị lớn nếu phát sinh NQH sẽ gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Mặc dù tỷ trọng NQH trung dài hạn thấp hơn NQH ngắn hạn không có nghĩa là các món vay trung dài hạn có chất lượng tốt hơn mà do nhiều khoản nợ chưa đến hạn trả nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Để có thể thấy rõ hơn về sự biến động của nợ quá hạn ngắn hạn và trung dài hạn tại chi nhánh trong những năm qua và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này ta có thể sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 60 Bảng 3.4.1. Biến động NQH theo kỳ hạn. Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) A. Ngắn hạn NQH -28,35 -10.422 -77,55 -20.429 - Tỷ lệ NQH -40,32 -17.794 -75,05 -17.792 - Dư nợ 20,05 7.372 -10,01 -2.637 B. Trung dài hạn NQH -1,23 -288 -86,53 -20,090 - Tỷ lệ NQH -8,88 -2.264 -88,65 -24.420 - Dư nợ 8,41 1.976 18,65 4.330 (Qúa trình tính toán xem ở phụ lục 4,5,6 và 7).  NQH ngắn hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 28% hay giảm 10 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH ngắn hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 40% nên NQH ngắn hạn giảm được 17 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh tăng 20% làm cho NQH ngắn hạn tăng 7 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ ngắn hạn làm cho NQH ngắn hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm được 10 tỷ đồng.  NQH ngắn hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 78% hay giảm 20 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH ngắn hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 75% nên NQH ngắn hạn giảm được gần 18 tỷ đồng. - Nhờ tổng dư nợ ngắn hạn tại chi nhánh giảm 10% nên NQH ngắn hạn giảm được 2 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và dư nợ ngắn hạn làm cho NQH ngắn hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm được 20 tỷ đồng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 61  NQH trung dài hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 1% về tuyệt đối giảm 0,3 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH trung dài hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm gần 9% nên NQH trung dài hạn giảm được 2,3 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh tăng 8% làm cho NQH trung dài hạn tăng gần 2 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ trung dài hạn làm cho NQH của kỳ hạn này tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm được 0,3 tỷ đồng.  NQH trung dài hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 86% về tuyệt đối giảm 20 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH trung dài hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 89% nên NQH trung dài hạn giảm được 24 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ trung dài hạn tại chi nhánh tăng 19% làm cho NQH của kỳ hạn này tăng 4 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng dư nợ làm cho NQH trung dài hạn tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm được 20 tỷ đồng. 3.3.2.1.2. NQH và tỷ lệ NQH theo đối tượng khách hàng. NQH của KHDN có xu hướng giảm mạnh trong những năm qua cả về giá trị và tỷ trọng tuy nhiên tỷ lệ NQH vẫn còn cao. Bản chất của các khoản vay này nhằm bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngay sau khi bán hàng thu được tiền thì các doanh nghiệp sẽ hoàn trả nợ cho ngân hàng do đó công tác thu hồi nợ nhanh chóng từ đó làm giảm các khoản nợ quá hạn. Mặc dù có số dư nợ thấp hơn nhưng NQH của KHCN lại chiếm tỷ trọng ngày càng lớn cùng với tỷ lệ NQH cao. Các khoản vay của KHCN thường là những khoản vay trung hạn có thời gian từ 1-5 năm với mục đích: mua xe, sửa nhà Với thời gian vay dài như vậy thì việc trả nợ đúng hạn là không thể đảm bảo đồng thời khoản vay này mang lại rất Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 62 nhiều rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó thời gian thu hồi các khoản nợ tại chi nhánh không thuận lợi cho khách hàng, các khoản nợ phải trả thường được tiến hành vào cuối mỗi tháng từ ngày 26- 30, nếu như khách hàng không trả đúng thời hạn thì sẽ làm gia tăng các khoản NQH cho kỳ sau. Năm 2009 mặc dù NQH có giảm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng NQH của chi nhánh vẫn còn rất lớn, chiếm đến 68% cùng với tỷ lệ NQH cao hơn so với mức trung bình chung của toàn hệ thống. Để có thể thấy rõ hơn về sự biến động của nợ quá hạn của khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh trong những năm qua và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này ta có thể sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích. Bảng 3.4.2. Biến động NQH theo đối tượng khách hàng. Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) A. KHCN NQH 482,91 14.217 -63,89 -10.964 - Tỷ lệ NQH 415,66 13.833 -63,85 -10.945 - Dư nợ 13,04 384 -0,11 -19 B. KHDN NQH -43,48 -24.927 -91,22 -29.555 - Tỷ lệ NQH -50,03 -32.438 -91,77 -31.731 - Dư nợ 13,10 7.511 6,69 2.176 (Qúa trình tính toán xem ở phụ lục 8,9,10 và 11).  NQH của KHCN tại chi nhánh qua 2 năm 2007 – 2008 tăng 483% về tuyệt đối tăng 14 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Do tỷ lệ NQH của KHCN tại chi nhánh qua 2 năm 2007 – 2008 tăng 416% làm cho NQH của khách hàng này tăng lên gần 14 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của KHCN tại chi nhánh tăng 13% làm cho NQH của khách hàng này tăng 0,4 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 63 Như vậy do tác động tổng hợp tăng tỷ lệ NQH và tổng dư nợ làm cho NQH của KHCN tại chi nhánh qua 2 năm 2007 – 2008 tăng lên 14 tỷ đồng.  NQH của KHCN tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 64% về tuyệt đối giảm 11 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của KHCN tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 64% nên NQH của khách hàng này giảm được gần 11 tỷ đồng. - Nhờ tổng dư nợ của KHCN tại chi nhánh giảm 0,1% nên NQH của khách hàng này giảm gần 0,02 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và dư nợ làm cho NQH của KHCN tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm gần 11 tỷ đồng.  NQH của KHDN tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 43% hay giảm gần 25 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của KHDN tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 50% nên NQH của khách hàng này giảm được 32 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của KHDN tại chi nhánh tăng 13% làm cho NQH của khách hàng này tăng 7 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ của KHDN làm cho NQH của khách hàng này tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm gần 25 tỷ đồng.  NQH của KHDN tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 91% về tuyệt đối giảm gần 30 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của KHDN tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 92% nên NQH của khách hàng này giảm được 32 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của KHDN tại chi nhánh tăng 7% làm cho NQH của khách hàng này tăng 2 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng dư nợ làm cho NQH của KHDN tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm gần 30 tỷ đồng. 3.3.2.1.3. NQH và tỷ lệ NQH theo ngành kinh tế. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 64 Trong 3 năm qua mặc dù NQH của ngành CNXD có giảm nhưng việc kinh doanh không hiệu quả của một số khách hàng lớn của chi nhánh đã làm cho NQH ngành này luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng hàng năm. Tuy nhiên so với các ngành khác thì tỷ lệ NQH của ngành CNXD tương đối thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2009 NQH ngành CNXD giảm với tốc độ rất mạnh, so với năm 2008 giảm đến 79% hay giảm 21 tỷ đồng. Do trong năm chi nhánh đã xử lý khoản NQH của một vài doanh nghiệp như NQH của Xí nghiệp khai thác đá đồng thời hạn chế cho vay hoặc giải ngân vốn cầm chừng đi đôi với việc giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế rủi ro xảy ra. NQH ngành TMDV qua 3 năm 2007-2009 có xu hướng giảm cả về giá trị và tỷ trọng tuy nhiên tỷ lệ NQH của ngành vẫn còn cao so với toàn hệ thống. Thành công của Festival năm 2008 đã giúp đem lại thu nhập cho khách sạn nên đã trả một phần nợ cho chi nhánh mặc dù khoản nợ của một số khách sạn vẫn còn lớn. So với năm 2007 NQH ngành này giảm gần 6 tỷ đồng với tốc độ giảm là 22%, giảm tỷ lệ NQH xuống còn 5%. Sang năm 2009 NQH ngành TMDV tiếp tục giảm và giảm rất mạnh với tốc độ là 83% hay giảm 17 tỷ đồng. NLNN là ngành hoạt động theo mùa vụ do đó bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên: thiên tai, lũ lụ, bão, dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp nên NQH là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù NQH của ngành NLNN có xu hướng giảm qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng nhưng tỷ lệ NQH của ngành này tương đối cao so với các ngành khác. Năm 2008 với việc thực hiện chính sách hạn chế cho vay đã giúp NQH ngành này giảm được 1 tỷ đồng hay giảm 34%, tỷ lệ NQH giảm còn 4%. Đặc biệt năm 2009 với sự nỗ lực của các cán bộ cộng với việc hạn chế cho vay trong năm 2008 nên chi nhánh đã thu hồi được hết các khoản nợ của ngành này. Để có thể thấy rõ hơn về sự biến động của nợ quá hạn của ngành CNXD và TMDV tại chi nhánh trong những năm qua và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này ta có thể sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 65 Bảng 3.4.3. Biến động NQH theo ngành kinh tế. Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) A. CNXD NQH -11,85 -3.602 -79,17 -21.217 - Tỷ lệ NQH -29,55 -11.242 -80,69 -23.319 - Dư nợ 25,13 7.640 7,84 2.102 B. TMDV NQH -22,52 -5.985 -83,2 -17.130 - Tỷ lệ NQH -17,59 -4.396 -85,32 -20.109 - Dư nợ -5,98 -1.589 14,47 2.979 (Qúa trình tính toán xem ở phụ lục 12,13,14 và 15).  NQH ngành CNXD tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 12% hay giảm 3 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của ngành tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 30% nên NQH ngành này giảm được 11 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của ngành tại chi nhánh tăng 25% làm cho NQH ngành này tăng gần 8 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ làm cho NQH của ngành CNXD tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm được 3 tỷ đồng.  NQH ngành CNXD tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 79% hay giảm 21 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của ngành tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 81% nên NQH ngành này giảm được 23 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của ngành tại chi nhánh tăng 8% nên NQH ngành này tăng lên 2 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ làm cho NQH ngành CNXD tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm được 21 tỷ đồng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 66 NQH ngành TMDV tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 23% hay giảm gần 6 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của ngành qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 18% nên NQH ngành này giảm được 4 tỷ đồng. - Nhờ tổng dư nợ của ngành tại chi nhánh giảm 6% làm cho NQH ngành này giảm 2 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tổng dư nợ làm cho NQH ngành TMDV tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm được 6 tỷ đồng.  NQH ngành TMDV tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 83% về tuyệt đối giảm 17 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của ngành tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 85% nên NQH ngành này giảm được 20 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của ngành tại chi nhánh tăng 14% làm cho NQH ngành này tăng 3 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng dư nợ làm cho NQH ngành TMDV tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm được 17 tỷ đồng. 3.3.2.1.4. NQH và tỷ lệ NQH theo loại hình doanh nghiệp. NQH của DNNN chiếm tỷ trọng rất lớn, do vậy tỷ lệ NQH DNNN cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp và cao hơn cả tỷ lệ NQH của cả chi nhánh. Năm 2007 NQH DNNN chiếm đến 42% trong tổng NQH của chi nhánh với tỷ lệ NQH rất cao là 7%. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả làm phát sinh NQH như Công ty Xuất nhập khẩu Hải sản Sông Hương, Công ty Thuỷ sản Huế.... Từ đầu năm 2008 chi nhánh nhận thấy những rủi ro tiềm ẩn từ các khoản NQH của DNNN nên đã tổ chức xây dựng và triển khai đề án xử lý nợ xấu đối với nhóm khách hàng là DNNN kinh doanh thua lỗ bằng dự phòng rủi ro nên so với năm 2007 NQH DNNN trong năm này giảm 27% hay giảm 7 tỷ đồng. Đồng thời một số DNNN đã cồ phần hoá nên cũng góp phần giảm NQH đối với loại hình doanh nghiệp này. Do đó tỷ lệ NQH đã giảm còn 5%, tuy nhiên so với tỷ lệ NQH của cả chi nhánh thì nó vẫn còn cao. Sang năm 2009 NQH của Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 67 loại hình doanh nghiệp này tiếp tục giảm mạnh với tốc độ là 82% hay giảm 15 tỷ đồng, tỷ lệ NQH giảm còn 0,8% tuy nhiên so với toàn hệ thống thì tỷ lệ này vẫn còn cao. Vì vậy trong những năm tới chi nhánh cần có biện pháp để tiếp tục giảm tỷ lệ NQH của loại hình DNNN để hạn chế rủi ro trong những món cho vay của mình. NQH của loại hình CTCP chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Năm 2007 NQH ngành này chiếm 35% trong tổng NQH, so với toàn chi nhánh tỷ lệ NQH khá cao. Đây chủ yếu là các khoản NQH của CTCP Thế Kỷ Mới, CTCP SXVL số 7. Sang năm 2008 công tác xử lý thu hồi nợ của chi nhánh có nhiều hiệu quả đã làm cho NQH ngành này giảm được 6 tỷ đồng hay giảm 30%, đồng thời tỷ lệ NQH giảm còn 3%. Năm 2009 việc kinh doanh có hiệu quả của một số công ty lớn cùng với sự nỗ lực của các cán bộ ngân hàng trong việc thu hồi nợ đã làm cho NQH của loại hình CTCP giảm đáng kể. So với năm 2008 NQH giảm được 12 tỷ đồng hay giảm 82% với tỷ lệ NQH giảm còn 0,5%. Mặc dù xét về giá trị thì NQH của CTTNHH có giảm nhưng tỷ trọng NQH của loại hình này càng lớn. Trong đó các khoản NQH của CTTNHH chủ yếu tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2008 với điều kiện kinh tế khó khăn các CTTNHH kinh doanh không đạt kết quả tốt và không đáp ứng đủ điều kiện để ngân hàng có thể cơ cấu lại thời gian trả nợ nên đã chuyển qua NQH. So với năm 2007 NQH của loại hình này tăng 17% hay tăng gần 2 tỷ đồng. Vượt qua những khó khăn của nền kinh tế năm 2008 cùng với việc ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ cho những doanh nghiệp gặp khó khăn trước đó nên NQH của loại hình doanh nghiệp này trong năm 2009 giảm đến 82% hay giảm 11 tỷ đồng với tỷ lệ NQH giảm còn 0,6%. Cũng như dư nợ, NQH của loại hình DNTN chiếm tỷ trọng thấp nhất cùng với tỷ lệ NQH tương đối thấp. Năm 2008 NQH của loại hình này có chiều hướng tăng tuy nhiên mức tăng này không đáng kể do các DNTN thường vay với giá trị thấp nên ảnh hưởng rất ít đến NQH của chi nhánh. Sang năm 2009 NQH của DNTN có chiều hướng giảm mạnh với tốc độ là 78% hay giảm 2 tỷ đồng với tỷ lệ NQH giảm còn 0,5%. Đây là kết quả của việc nỗ lực thu hồi nợ của các cán bộ ngân hàng, đồng thời các khoản vay của DNTN có giá trị thấp nên công tác thu hồi nợ cũng tương đối thuận lợi. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 68 Để có thể thấy rõ hơn về sự biến động của nợ quá hạn của loại hình doanh nghiệp là CTCP và CTTNHH tại chi nhánh trong những năm qua và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này ta có thể sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích. Bảng 3.4.4. Biến động NQH theo loại hình doanh nghiệp. Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối NQH (tr.đ) A. CTCP NQH -30,03 -6.267 -82,16 -11.994 - Tỷ lệ NQH -48,38 -13.685 -84,56 -14.272 - Dư nợ 35,55 7.418 15,60 2.278 B. CTTNHH NQH 16,90 1.910 -82,23 -10.864 - Tỷ lệ NQH -3,42 -468 -82,56 -11.106 - Dư nợ 21,04 2.378 1,83 242 (Qúa trình tính toán xem ở phụ lục 16,17,18 và 19).  NQH của CTCP tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 30% hay giảm 6 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của loại hình này tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 48% nên NQH giảm được 13 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của loại hình này tại chi nhánh tăng 36% làm cho NQH tăng 7 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ làm cho NQH đối với loại hình doanh nghiệp là CTCP tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 giảm được 6 tỷ đồng.  NQH của CTCP tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 82% hay giảm 12 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của nhóm này tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 85% nên NQH giảm được 14 tỷ đồng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 69 - Do tổng dư nợ của nhóm này tại chi nhánh tăng 16% nên NQH tăng lên 2 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ làm cho NQH đối với loại hình doanh nghiệp là CTCP tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm được 12 tỷ đồng.  NQH đối với loại hình doanh nghiệp là CTTNHH tại chi nhánh qua 2 năm 2007 - 2008 tăng 17% hay tăng 2 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của CTTNHH qua 2 năm 2007 - 2008 giảm 3% nên NQH của loại hình này giảm được 0,5 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của CTTNHH tại chi nhánh tăng 21% làm cho NQH tăng 2,5 tỷ đồng qua 2 năm 2007 - 2008. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng tổng dư nợ làm cho NQH của loại hình doanh nghiệp là CTTNHH tại chi nhánh qua 2 năm 2007 – 2008 tăng lên 2 tỷ đồng.  NQH đối với loại hình doanh nghiệp là CTTNHH tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 82% hay giảm 11 tỷ đồng là do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: - Nhờ tỷ lệ NQH của loại hình doanh nghiệp này tại chi nhánh qua 2 năm 2008 - 2009 giảm 83% nên NQH giảm gần 11 tỷ đồng. - Do tổng dư nợ của loại hình này tại chi nhánh tăng 2% làm cho NQH tăng 0,2 tỷ đồng qua 2 năm 2008-2009. Như vậy do tác động tổng hợp giảm tỷ lệ NQH và tăng dư nợ làm cho NQH đối với loại hình doanh nghiệp là CTTNHH tại chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 giảm được 11 tỷ đồng. Tóm lại: NQH tại Vietcombank Huế có xu hướng giảm qua 3 năm 2007-2009, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2009. Tuy đã rất cố gắng trong việc theo dõi, đốc thúc khách hàng trả nợ nhưng việc kinh doanh kém hiệu quả của một số khách hàng lớn đã đẩy tỷ lệ NQH Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 70 lên các mức rất cao, cao hơn cả mức trung bình chung của cả chi nhánh, điển hình là khách hàng vay ở kỳ hạn ngắn, các khách hàng là cá nhân và các DNNN. Mặc dù tỷ lệ NQH của những khách hàng khác: TMDV, CNXD hay là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thấp hơn không có nghĩa là các món vay này có chất lượng tốt hơn mà do nhiều khoản nợ chưa đến hạn trả nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro. Trong những năm tới chi nhánh cần giám sát chặt chẽ hơn nữa để hạn chế các khoản NQH, giảm cho vay đối với những khách hàng không có tiềm năng từ đó mới giảm được các khoản nợ xấu ảnh hưởng không tốt đến hoạt động cho vay của ngân hàng. 3.3.2.2. Tỷ lệ Dư nợ/Nguồn vốn huy động (NVHĐ) tại Vietcombank Huế trong giai đoạn 2007-2009. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 71 Bảng 3.5. Tỷ lệ Dư nợ/Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Huế trong giai đoạn 2007-2009. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Tỷ lệ DN/NVHĐ (%) 98,3 114,4 90,1 16,1 -24,3 THEO KỲ HẠN - NH 100,3 68,5 43,8 -31,8 -56,5 - TDH 181,8 472,3 327,9 290,5 -144,4 THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG - KHCN 7,16 8,33 6,16 1,17 -2,17 - KHDN 91,16 106,09 83,92 14,93 -22,17 THEO NGÀNH KINH TẾ - NLNN 3,77 3,98 0 0,21 -3,98 - CNXD 58,7 75,7 60,6 17 -15,1 - TMDV 35,8 34,8 29,5 -1 -5,3 THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP - DNNN 29,9 29,7 25,8 -0,2 -3,9 - CTCP 27,5 38,4 32,8 10,9 -5,6 - TNHH 24,6 30,7 23,1 6,1 -7,6 - DNTN 16,3 15,6 8,4 -0,7 -7,2 (Nguồn : phòng khách hàng). Nguồn vốn huy động được sử dụng vào hoạt động cho vay của chi nhánh trong những năm qua tương đối tốt, không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ vốn cho toàn hệ thống, đảm bảo tính thanh khoản cao. Tuy nhiên năm 2008 do nhu cầu vay vốn của khách hàng quá lớn nên nguồn vốn huy động được của chi nhánh sử dụng vào hoạt động cho vay tăng 16% vì vậy nguồn vốn này không đủ cân đối dư nợ phát sinh hay nói cách khác là phải sử dụng vốn của hệ thống. Mặc dù đem lại lợi nhuận cao nhưng đồng thời làm giảm khả năng thanh khoản của hệ thống và tạo ra nhiều rủi ro cho chi nhánh. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 72 Nếu xét theo kỳ hạn thì nguồn vốn huy động được của chi nhánh sử dụng chủ yếu vào cho vay các kỳ hạn dài và có xu hướng giảm đối với các kỳ hạn ngắn. Bởi vì bản chất của cho vay ngắn hạn là nhằm bổ sung vốn lưu động nên có thời gian quay vòng vốn nhanh, nhanh chóng thu hồi vốn trái lại các hợp đồng cho vay trung dài hạn thường kéo dài trên 1 năm nên vòng quay vốn chậm. Năm 2007 nguồn vốn huy động của chi nhánh được sử dụng vào cho vay ngắn hạn rất cao đạt trên 100%, chi nhánh phải sử dụng thêm nguồn vốn của hệ thống để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Nhưng đến năm 2009 nguồn vốn huy động được sử dụng vào cho vay đối với kỳ hạn này giảm mạnh, so với năm 2008 giảm đến 57%. Điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh vào cho vay ngắn hạn rất có hiệu quả mà đặc biệt là công tác thu hồi nợ của chi nhánh rất tốt. Trái lại nguồn vốn huy động được sử dụng vào cho vay trung dài hạn luôn ở mức cao, vượt cả mức trung bình chung của cả hệ thống, mặc dù năm 2009 có giảm nhưng không đáng kể. Như vậy hoạt động cho vay trung dài hạn luôn trong tình trạng nguồn vốn huy động được của chi nhánh không đủ cân đối dư nợ phát sinh hay nói cách khác là phải sử dụng vốn của hệ thống. Điều này ảnh hưởng không tốt hoạt động cho vay và làm giảm khả năng thanh khoản của hệ thống đồng thời tạo ra nhiều rủi ro cho chi nhánh. Xét theo loại hình kinh tế thì nguồn vốn huy động của chi nhánh tập trung vào cho vay 2 ngành mũi nhọn là CNXD và TMDV, còn xét theo loại hình doanh nghiệp thì chi nhánh tập trung cho vay vào nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh là: CTCP và CTTNHH. Mặc dù doanh số cho vay rất cao nhưng trong những năm trở lại đây công việc kinh doanh có hiệu quả của các đối tượng này đã giúp cho quá trình thu hồi nợ tương đối thuận lợi hơn, nên vòng quay vốn nhanh. Do vậy mà nguồn vốn huy động của chi nhánh sử dụng vào cho vay đối với những loại hình này không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ vốn cho toàn hệ thống, đảm bảo tính thanh khoản cao và giảm rủi ro cho ngân hàng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 73 Tóm lại: Trong giai đoạn 2007-2009 Vietcombank Huế đã không ngừng nỗ lực để đưa ra các chính sách cho vay thích hợp làm tăng DSCV đồng thời đã sử dụng nguồn vốn huy động được vào hoạt động cho vay của mình tương đối tốt. Bên cạnh tạo được uy tín cho thương hiệu, chi nhánh đã đưa ra các chính sách cho vay thông thoáng hơn, với chế độ đãi ngộ về lãi suất làm cho lãi suất cho vay tại chi nhánh cũng linh hoạt hơn, ngoài khung lãi suất cơ bản còn có lãi suất thỏa thuận, tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận các món vay cũng như cách thức trả nợ. Đặc biệt công tác thu hồi nợ của chi nhánh trong những năm qua rất tốt, ngoài việc giám sát chặt chẽ các món vay, chi nhánh đã cơ cấu lại thời gian trả nợ cho một số doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời nên DSTN và Dư nợ có xu hướng tăng. Đồng thời các khoản NQH tại chi nhánh cũng có xu hướng giảm rõ rệt cùng tỷ lệ NQH tương đối thấp. 3.4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 74 Bảng 3.6. Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Huế trong giai đoạn 2007-2009. Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 GT(tr.đ) CC(%) GT(tr.đ) CC(%) GT(tr.đ) CC(%) +/- % +/- % I. Tổng thu nhập. 152.894 100 146.428 100 172.028 100 -6.466 95,771 25.600 117,483 1. Thu từ lãi. 115.120 75,294 130.808 89,333 154.236 89,657 15.688 113,628 23.428 117,910 2. Thu từ hoạt động dịch vụ. 8.060 5,272 5.615 3,835 10.966 6,375 -2.445 69,665 5.351 195,298 3. Lãi kinh doanh ngoại hối. 2.803 1,833 2.960 2,021 1.826 1,061 157 105,601 -1.134 61,689 4. Thu nhập bất thường. 26.911 17,601 7.045 4,811 5.000 2,907 -19.866 26,179 -2.045 70,972 II. Tổng chi phí. 143.474 100 135.799 100 159.207 100 -7.675 94,651 23.408 117,237 1. Chi phí lãi. 75.575 52,675 95.619 70,412 113.804 71,482 20.044 126,522 18.185 119,018 2. Chi hoạt động dịch vụ. 1.680 1,171 1.659 1,222 575 0,361 -21 98,750 -1.084 34,659 3. Chi phí hoạt động khác. 46.693 32,545 22.560 16,613 13.000 8,165 -24.133 48,316 -9.560 57,624 4. Chi phí hoạt động. 19.526 13,609 15.961 11,753 31.828 19,992 -3.565 81,742 15.867 199,411 III.Tổng LNTT. 9.420 - 10.629 - 12.851 - 1.209 112,834 2.222 120,905 IV. Thuế TNDN. 0 - 0 - 0 - 0 0 0 0 V. LNST. 9.420 - 10.629 - 12.851 - 1.209 112,834 2.222 120,905 (Nguồn : phòng khách hàng).Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 75 Tổng thu nhập của chi nhánh qua 3 năm có xu hướng giảm vào năm 2008 và tăng mạnh trở lại năm 2009. So với năm 2007 tổng thu nhập năm này giảm 4% hay giảm 6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do: cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới đã tạo ra những khó khăn cho nền kinh tế trong nước, lạm phát cao, các ngân hàng thắt chặt tín dụng để hạn chế rủi ro trong những khoản cho vay của mình, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất với các ngân hàng khác trên địa bàn nên doanh thu của chi nhánh trong năm này giảm. Bước sang năm 2009 khi nền kinh tế được hồi phục, các ngân hàng dần nới lỏng tín dụng cùng với chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ, khách hàng đã mạnh dạn đi vay mà không còn tâm lý e ngại như năm trước do đo tổng thu nhập của hầu hết các ngân hàng trên địa bàn đều có xu hướng tăng mạnh trở lại. Tại Vietcombank Huế tổng thu nhập trong năm này tăng 17% hay tăng gần 26 tỷ đồng. Trong tổng thu nhập thu từ lãi cho vay và thu lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm trên 75% tổng thu nhập và có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2008 thu lãi tăng 14% hay tăng gần 16 tỷ đồng và tiếp tục tăng vào năm 2009 nhưng không nhiều. So với năm 2008 thu lãi năm này tăng 18% hay tăng 23 tỷ đồng. Nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là các khoản thu nhập bất thường. Năm 2007 thu nhập bất thường chiếm đến 18% tổng thu nhập và giảm mạnh qua 2 năm 2008, 2009. Sự gia tăng khoản thu nhập này vào năm 2007 chủ yếu do chi nhánh đã thu được những khoản vốn đã được xử lý bằng dự phòng rủi ro trước đó. Sang năm 2008 thu nhập bất thường của chi nhánh bắt đầu giảm mạnh với tốc độ giảm là 74% hay giảm gần 20 tỷ đồng và tiếp tục giảm vào năm 2009. So với năm 2008 thu nhập bất thường trong năm này giảm 29% hay giảm 2 tỷ đồng. Thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn thứ 3, có xu hướng giảm vào năm 2008 và tăng mạnh trở lại vào năm 2009, đó là các khoản thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán, dịch vụ ngân quỹ. Trong các năm qua chi nhánh đã phát triển nhiều sản phẩm gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng như E-Banking, SMS- Banking hợp tác làm đại lý thanh toán với Visa, MasterCard, American Express Năm 2008 thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ đạt 5.615 tỷ đồng, so với năm trước giảm Đại học Kin h tế H ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 76 30% hay giảm 2 tỷ đồng. Sang năm 2009 thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ tăng trở lại với tốc độ phát triển đạt 195% tức là so với năm 2008 tăng 95% hay tăng 5 tỷ đồng. Kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng thu nhập, tăng đều qua 2 năm 2007, 2008 tuy nhiên có xu hướng giảm vào năm 2009. Năm 2008 lãi kinh doanh ngoại hối của chi nhánh tăng 6% hay tăng 0,2 tỷ đồng. Nhưng sang năm 2009 lãi kinh doanh ngoại hối bắt đầu giảm, chỉ đạt gần 2 tỷ đồng, so với năm 2008 giảm 38% hay giảm 1 tỷ đồng. Như vậy trong các khoản mục thu nhập của chi nhánh thu từ lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trưởng tốt. Tăng doanh thu, giảm chi phí là cơ sở để tăng lợi nhuận nhưng trong ba năm qua 2007-2009 chi phí của chi nhánh đều cao, có xu hướng giảm vào năm 2008 nhưng rồi tăng trở lại vào năm 2009. Năm 2008 tổng chi phí là 136 tỷ đồng, so với năm 2007 giảm 5% hay giảm gần 8 tỷ đồng. Sang năm 2009 tổng chi phí tăng nhanh trở lại, nếu như năm 2008 tổng chi phí giảm chỉ 5% thì năm 2009 tăng đến 17% hay tăng 23 tỷ đồng. Trong đó chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2009 chiếm đến 71% trong tổng chi phí. Năm 2007 chi phí trả lãi của chi nhánh đạt 76 tỷ đồng, thực hiện yêu cầu hạch toán độc lập do NHTNTW đặt ra nên chi nhánh đã hạch toán gần 47 tỷ đồng cho mục đích dự phòng rủi ro. Nếu không tính đến chi phí dự phòng thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh có lãi 56 tỷ đồng. Năm 2008 chi trả lãi tiền gửi và tiền vay đạt gần 96 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 27% tương ứng tăng 20 tỷ đồng, còn chi phí dự phòng giảm 52% hay giảm 24 tỷ đồng. Nếu không tính đến chi phí dự phòng thì năm 2008 chi nhánh lãi 33 tỷ đồng. Sang năm 2009 chi trả lãi tiếp tục tăng, so với năm 2008 tăng 19% hay tăng gần 19 tỷ đồng. Chi phí dự phòng tiếp tục giảm, so với năm 2008 giảm 42% hay giảm gần 10 tỷ đồng. Nếu không tính đến chi phí dự phòng thì năm 2009 chi nhánh lãi gần 26 tỷ đồng. Bên cạnh đó các khoản chi hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng tăng giảm thất thường. Cùng với sự tăng lên của thu nhập, mức chi phí của chi nhánh qua 3 năm khá cao làm cho lợi nhuận thu được tương đối thấp. Tuy nhiên lợi nhuận lại có xu hướng tăng và Đại học Kin h tế Hu Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 77 không bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp. Năm 2008 tổng lợi nhuận của chi nhánh đạt 10 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 13% hay tăng 1 tỷ đồng. Sang năm 2009 lợi nhuận tiếp tục tăng và còn tăng mạnh hơn cả năm trước đó so với năm 2008 tăng 21% hay tăng 2 tỷ đồng. Để có thể thấy rõ hơn về sự biến động doanh thu và lợi nhuận tại chi nhánh trong những năm qua và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động này ta có thể sử dụng hệ thống chỉ số để phân tích. Bảng 3.6.1. Biến động về doanh thu và lợi nhuận. Chỉ tiêu Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 2008/2007 2009/2008 Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối DT & LN (tr.đ) Tăng giảm tương đối (%) Tăng giảm tuyệt đối DT & LN (tr.đ) A. DT -4,23 -6.466 17,48 25.600 - Hiệu suất kinh doanh. 1,15 1.666 0,23 403 - Chi phí hoạt động. -5,32 -8.132 17,21 25.197 B. LN 12,83 1.209 20,9 2.222 - Hiệu suất kinh doanh. 18,59 1.666 3,5 433 - Chi phí hoạt động. -4,85 -457 16,8 1.789 (Qúa trình tính toán xem ở phụ lục 20,21,22 và 23).  Doanh thu của chi nhánh qua 2 năm 2007-2008 giảm 4% hay giảm 6 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Nhờ hiệu suất kinh doanh tăng 1% nên doanh thu của chi nhánh qua 2 năm 2007- 2008 tăng gần 2 tỷ đồng. - Do chi phí hoạt động qua 2 năm 2007-2008 giảm 5% làm cho doanh thu của chi nhánh giảm 8 tỷ đồng. Như vậy biến động tăng hiệu suất kinh doanh và giảm chi phí hoạt động qua 2 năm 2007-2008 đã có tác động tổng hợp làm cho doanh thu của chi nhánh giảm 6 tỷ đồng qua 2 năm này. Đại học Kin h tế Huế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 78  Doanh thu của chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 tăng 17% hay tăng gần 26 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Nhờ hiệu suất kinh doanh tăng 0,2% nên doanh thu của chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 tăng 0,5 tỷ đồng. - Do chi phí hoạt động qua 2 năm 2008-2009 tăng 17% làm cho doanh thu của chi nhánh tăng 25 tỷ đồng. Như vậy biến động tăng hiệu suất kinh doanh và chi phí hoạt động qua 2 năm 2008-2009 đã có tác động tổng hợp làm cho doanh thu của chi nhánh tăng gần 26 tỷ đồng qua 2 năm này.  Lợi nhuận của chi nhánh qua 2 năm 2007-2008 tăng 13% hay tăng 1 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Nhờ hiệu suất kinh doanh tăng 19% nên lợi nhuận của chi nhánh qua 2 năm 2007-2008 tăng được 1,5 tỷ đồng. - Do chi phí hoạt động giảm 5% làm cho lợi nhuận của chi nhánh qua 2 năm 2007- 2008 giảm 0,5 tỷ đồng. Như vậy biến động tăng hiệu suất kinh doanh và giảm chi phí hoạt động qua 2 năm 2007-2008 đã có tác động tổng hợp làm cho lợi nhuận của chi nhánh tăng 1 tỷ đồng.  Lợi nhuận của chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 tăng 21% hay tăng 2 tỷ đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố : - Nhờ hiệu suất kinh doanh tăng gần 4% nên lợi nhuận của chi nhánh qua 2 năm 2008-2009 tăng 0,3 tỷ đồng. - Do chi phí hoạt động tăng 17% làm cho lợi nhuận của chi nhánh qua 2 năm 2008- 2009 tăng 1,7 tỷ đồng. Như vậy biến động tăng hiệu suất kinh doanh và chi phí hoạt động qua 2 năm 2008-2009 đã có tác động tổng hợp làm cho lợi nhuận của chi nhánh tăng 2 tỷ đồng. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 79 Tóm lại: Qua phân tích kết quả kinh doanh ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang trên đà tăng trưởng. Mặc dù luôn đạt được tốc độ tăng trưởng thu nhập tốt nhưng kết quả kinh doanh của chi nhánh chưa cao do chi phí dự phòng quá lớn. Điều này cho thấy chi nhánh vẫn có khả năng tăng trưởng nếu thực hiện tốt hoạt động tín dụng để tiếp tục giảm nợ xấu, giảm chi phí dự phòng khi đó kết quả kinh doanh chi nhánh mới cao. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 80 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ. Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế đã gặt hái được những thành công nhất định nhưng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi chi nhánh phải không ngừng hoàn thiện mình. Mặc dù thu được lợi nhuận cao nhưng chi nhánh phải luôn đối mặt với nhiều yếu tố rủi ro đang tiềm ẩn từ đó làm giảm chất lượng cho vay của chi nhánh. Để giảm bớt các yếu tố gây tổn thất cho ngân hàng trong quá trình hoạt động và góp phần nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh em xin đưa ra một số biện pháp sau: 4.1. Phát triển sản phẩm tín dụng ngày một đa dạng hơn và hướng đến khách hàng mục tiêu. Qua bảng phân tích tình hình cho vay trong những năm qua tại chi nhánh ta thấy rằng ngành TMDV là một thị trường tiềm năng, ổn định lâu dài mà chi nhánh cần hướng đến. Xét về quy mô, mức tăng trưởng, khả năng cạnh tranh thì nhận thấy đây là thị trường hấp dẫn mà chi nhánh vốn có vị thế mạnh, có khả năng chiếm thị phần đáng kể. Mặt khác chi nhánh có lợi thế cạnh tranh dài hạn về nguồn lực như công nghệ, tài chính, nhân lực, hình ảnh thương hiệu, uy tín Do vậy đầu tư ngành TMDV là thị trường tiềm năng mà chi nhánh cần hướng đến trong thời gian tới. Trong khi đó cần hạn chế cho vay đối với loại hình DNNN, tăng cường cho vay CTCP, CTTNHH. Tuy nhiên chỉ nên xem đây là thị trường tiềm năng mà chi nhánh cần tập trung hướng tới không nên tập trung cho vay quá nhiều, mà cần đa dạng danh mục cho vay để giảm thiểu rủi ro, tránh trường hợp nợ xấu quá lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 81 Bên cạnh việc phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng chi nhánh cần phát triển hơn nữa các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng. 4.2. Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả. Trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của chi nhánh chỉ thực hiện dựa trên những quy định của NHNN và hướng dẫn của NHNTTW mà chưa xây dựng được một chính sách cho vay của riêng mình. Trong thời gian tới để có thể đem lại sự hài lòng cho khách hàng vừa đảm bảo mức sinh lời cao và an toàn góp phần nâng cao chất lượng cho vay chi nhánh cần xây dựng chính sách cho vay hợp lý dựa trên những yếu tố sau đây: 4.2.1. Lãi suất cho vay. Không nên áp dụng lãi suất đồng đều cho tất cả các khách hàng mà nên áp dụng lãi suất cho từng đối tượng khách hàng. Năm 2009 lãi suất cho vay tại chi nhánh là 14%/năm. Như vậy đối với những khách hàng vay trả sòng phẳng, đúng hạn, tình hình tài chính lành mạnh, mặt hàng kinh doanh ít rủi ro, TSĐB tốt thì nên áp dụng lãi suất cho vay thấp có thể là 13,8%/năm hay là 13,9%/năm. Những khách hàng nào kinh doanh mặt hàng rủi ro cao, tình hình tài chính yếu kém, TSĐB có tính thanh khoản thấp, vay trả thiếu sòng phẳng thì cho vay lãi suất cao hơn. Hiện nay chi nhánh chỉ áp dụng lãi suất ưu đãi đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu vay bằng đồng USD chưa áp dụng lãi suất ưu đãi VNĐ. Để có thể giữ chân khách hàng truyền thống trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay cũng như tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng chi nhánh cần áp dụng lãi suất ưu đãi, tức là lãi suất cho vay có thể dao động trong khoảng 13,8%/năm – 14%/năm. 4.2.2. Chính sách khách hàng. Chi nhánh cần thực hiện tốt công tác phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng có tiềm năng, từ đó có các chính sách thích hợp.  Đối với những khách hàng truyền thống: CTCP Dệt may Huế, CTCP Sợi, CT Xây lắp Huế thì chi nhánh cần có những ưu đãi: hạn chế các thủ tục cho vay không cần thiết, miễn phí chuyển tiền trong nước, đưa ra các mức lãi suất thỏa thuận với khách hàng. Năm 2009 mức lãi suất cho vay của chi nhánh là 14%/năm. Tuy nhiên đối với những Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 82 khách hàng này chi nhánh có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn có thể là 13,8%/năm hay là 13,9%/năm.  Trong năm 2009 hai ngành kinh tế mũi nhọn là CNXD và TMDV phát triển rất mạnh mẽ, dịch vụ chiếm 45,9% trong GDP tăng 11%, CNXD chiếm 37,6% trong GDP tăng 14,4% so với năm 2008. Cùng với chiều hướng đi lên của các ngành kinh tế hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh: CTCP, CTTNHH có sự chuyển mình mạnh mẽ với số lượng ngày càng gia tăng. Đây là những thị trường tiềm năng mà chi nhánh cần phải hướng đến trong những năm tới. Để có thể thu hút và tiếp cận những khách hàng này chi nhánh cần phải chú trọng đến công tác tiếp thị quảng cáo các dịch vụ của mình, theo dõi các biến động về lãi suất của các ngân hàng khác trên địa bàn để có thể linh động đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn hơn. Qua 3 năm 2007-2009 cho vay cá nhân rất hạn chế do lãi suất cho vay quá cao, đặc biệt vào những tháng cuối năm 2009 hầu như là ngưng cho vay. Trong những năm tới chi nhánh cần tăng cường và mở rộng hệ thống bán lẻ để phục vụ nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân một cách tốt nhất. Tăng cường công tác đánh giá xếp loại doanh nghiệp ngay khi doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng và định kỳ đánh giá lại giúp ngân hàng có những ứng xử phù hợp, tăng trưởng tín dụng an toàn, tránh được nguy cơ phát sinh NQH, nợ xấu. Đối với những doanh nghiệp vay nhiều đồng thời trả nợ tốt: CTTNHH Sơn Hoàng Gia, CTTHNN An Khang mang lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh cần có những khen thưởng cho những khách hàng này: miễn phí dịch vụ, cho vay với lãi suất ưu đãi Đối với những khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, đặc biệt là các DNNN thì chi nhánh cần giám sát chặt chẽ các món vay, phát hiện sớm những món vay sử dụng không đúng mục đích, hạn chế cho vay và có biện pháp thu hồi kịp thời. 4.2.3. Chính sách đối với TSĐB. Mặc dù doanh số thu nợ của Vietcombank Huế trong 3 năm qua tương đối cao nhưng chủ yếu là do chi nhánh tiến hành cơ cấu lại thời gian trả nợ. Vì vậy dù nợ quá hạn có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh vẫn còn cao. Bên cạnh 1 số Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 83 khách hàng trả nợ tốt: CTTNHH Sơn Hoàng Gia, CTTHNN An Khang thì có một số doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được nợ: CTCP XNK Thuỷ Sản Sông Hương, CTCP Thế Kỷ Mới mà đặc biệt là các DNNN. Trong hoàn cảnh các doanh nghiệp còn gặp khó khăn, nợ xấu còn cao, nợ cơ cấu thời gian trả nợ ngày càng gia tăng như hiện nay thì việc cho vay có TSĐB là rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho vốn vay cần nâng tỷ lệ dư nợ có đảm bảo lên đến 100%, đặc biệt các DNNN không cho vay nếu không đáp ứng đủ các điều kiện về TSĐB. Bởi hầu hết các DNNN không có TSĐB do máy móc đã cũ kỹ, khấu hao gần hết, giá trị còn lại hầu như bằng không. TSĐB cho khoản vay của doanh nghiệp bao gồm bất động sản, động sản và bảo đảm của bên thứ ba. Chi nhánh cần hạn chế dùng tài sản là nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá để cầm cố khi mà khả năng kiểm soát của chi nhánh còn hạn chế. Vấn đề thẩm định và xử lý TSĐB hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và mất thời gian. Việc định giá TSĐB và quyền sử dụng đất hiện nay không thực tế so với giá thị trường, hầu hết phải thông qua hội đồng tín dụng dẫn đến kéo dài thời gian thẩm định, xem xét cho vay, chưa tạo được tâm lý tốt đối với khách hàng. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng tại chi nhánh kiêm luôn định giá TSĐB. Để thẩm định giá trị TSĐB tốt hơn cần tách bộ phận định giá TSĐB với những nhân viên có kiến thức trong lĩnh vực định giá TSĐB. Khi thẩm định giá trị TSĐB phải lưu ý thị trường tiêu thụ, tính thanh khoản, khả năng bảo quản đối với tài sản cầm cố, khả năng kiểm soát đối với tài sản thế chấp. Định kỳ định giá lại giá trị của TSĐB. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp Võ Hoàng Lâm Hương – Lớp K40 TKKD 84 PHẦN III KẾT LUẬN Kinh tế ngày một phát triển, các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều, quy mô hoạt động ngày một được mở rộng. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên sẽ dẫn tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân cũng lớn hơn. Trong ba năm qua, chi nhánh NHTMCP Ngoại Thương Huế đã hỗ trợ được phần nào nhu cầu vốn giúp các doanh nghiệp phát triển góp phần vào sự phát triển chung của kinh tế tỉnh nhà, đáp ứng đầy đủ và kịp thời đông đảo nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay thì vấn đề chất lượng cho vay rất được chi nhánh đặc biệt quan tâm đặc biệt trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Nâng cao chất lượng cho vay không chỉ có vai trò quan trọng cho bản thân ngân hàng mà còn là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, đây là cơ sở giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Qua quá trình phân tích thực trạng cho vay tại chi nhánh trong ba năm vừa qua ta thấy chất lượng cho vay của chi nhánh đã được cải thiện đáng kể. Với nhiều cố gắng và nỗ lực trong công tác thẩm định xét duyệt cho vay, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ thì NQH và nợ xấu của chi nhánh đã giảm. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hoạt động cho vay của chi nhánh cũng đang gặp một số vấn đề tồn tại, khó khăn, đó là nợ xấu vẫn còn cao, tỷ lệ NQH vẫn còn lớn có thể dẫn đến khả năng mất vốn. Trong những năm tới để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn tỉnh và tạo được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng đòi hỏi chi nhánh cần có những biện pháp để có thể nâng cao chất lượng cho vay, giảm nợ quá hạn và nợ xấu từ đó hoạt động cho vay của chi nhánh mới đảm bảo có hiệu quả và mang lại thu nhập cao. Đại học Ki h tế H ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf06_vo_hoang_lam_huong_3192.pdf
Luận văn liên quan