Khóa luận Tìm hiểu thực trạng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Huế

Phát triển kinh tế năng động và bền vững là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhân dân ta hướng đến. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy hoạt động cho vay trong NH đóng vai trò rất quan trọng, hoạt động cho vay tốt, có hiệu quả, có chất lượng thì hoạt động NH ngày càng hoàn thiện, tọa điều kiện vững chắc cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởngvà phát triển Là một NHTM hoạt động trong kĩnh vực kinh doanh tiền tệ, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế đã mở rộng quy mô theo hướng kinh doanh đa năng, quan hệ làm ăn với mọi thành phần kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, các DN cần lượng vốn phục vụ sản xuất rất lớn để có thể đứng vững được trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu và sự khủng hoảng của nền kinh tế, báo động năm 2009 là một năm đầy khó khăn. Việc thựcc hiện cho vay trực tiếp đến các DN là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương. Đáp ứng được nguồn vốn cho các DN là việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong đề tài, tôi đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiển về hoạt động cho vay vốn của các DN của NHTM nói chung. Đánh giá được thực trạng cho vay ngắn hạn trong những năm qua của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế. Qua 3 năm 2008 – 2010, công tác cho vay ngắn hạn tại NH đã đạt được nhiều thành tích, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tổng doanh số cho vay đã tăng trưởng qua các năm. Doanh số cho vay trung bình 3 năm đạt 1.082.142 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng mạnh qua 3 năm. Dư nợ bình quân 3 năm đạt 306.803 triệu đồng. Nợ quá hạn thì tăng qua các năm, cần có những chính sách phù hợp để giảm mạnh số lượng nợ quá hạn.

pdf46 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu thực trạng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ín dụng: Đây là khâu kết thúc quy trình tín dụng. Khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý (1) thu nợ cả gốc và lãi, (2) tái xét hợp đồng tín dụng, (3) thanh lý hợp đồng tín dụng. Thu nợ: Ngân hàng tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tuỳ theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thoả thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ sau: - Thu nợ gốc và lãi 1 lần khi đáo hạn. - Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ. - Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ. Tái xét hợp đồng tín dụng: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 17 Thực chất là tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã được cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, phát hiện rủi ro để có hướng xử lý kịp thời. Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu trữ. 1.5 Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu”, chúng ta phải tiến hành phân loại nợ của NHTM thành 5 nhóm : Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm : - Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm : - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm : - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; - Các khoản nợ được miễn hoặc lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm : - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 18 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm : - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; “ Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 =Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu Tổng dư nợ x 100% TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 19 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH NHNo&PTNT Việt Nam chi nhành Huế là một trong những NH có mặt sớm nhất tại địa bàn Huế. Ngày 22 tháng 2 năm 1990 theo quyết định số 603/NH - QĐ của thống đốc NHNN Việt Nam thành lập các chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam trong đó có chi nhánh Thừa Thiên Huế.  Thời kỳ đầu mới thành lập: Bao gồm 4 huyện ( huyện Hương Phú, A Lưới, Hương Điền, Phú Lộc) và TP Huế với nguồn vốn ban đầu chỉ có 182 tỷ đồng, cùng với vốn vay của ngân hàng cấp trên đã đầu tư 314 tỷ . Trong khi đó biên chế có đến 438 cán bộ,phần lớn đào tạo theo cơ chế cũ, chưa am hiểu nghiệp vụ kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong đó chỉ có 3% trình độ đại học và cao đẳng, 37% có trình độ trung cấp, số còn lại chưa qua đào tạo, đặc biệt là thiếu cán bộ chủ chốt do đó chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong sắp xếp công việc và tinh giảm biên chế.  Giai đoạn 1991 - 1996: Vào thời kỳ này có sự thay đổi lớn về tình hình chính trị thế giới làm ảnh hưởng trực tiếp đến dời sống chính trị - xã hội của Việt Nam . Vai trò trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán NH được khai thông, từ đó NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Huế tìm tòi hướng về thị trường nông thôn mở rộng mạng lưới tổ chức. Toàn tỉnh chỉ có 19 điểm giao dịch tiếp cận với kinh tế hộ để cho vay phát triển sản xuất. Lúc này nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng 13 lần so với năm 1990 và tổng dư nợ tăng gấp 16 lần.  Giai đoạn 1997 - 2002: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 20 Bước vào thời kỳ này, nền kinh tế nước ta phần nào chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á; nó đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế VN nói chung cũng như NHNo& PTNT Việt Nam chi nhánh Huế nói riêng. Chi nhánh đã bước vào củng cố, chấn chỉnh các huyện có hoạt động kém, từ đó mở ra hướng phát triển mới và trở thành đơn vị chủ lực cung cấp tín dụng cho sự phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.  Giai đoạn 2003 đến nay: Giai đoạn này nền kinh tế của Tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển mới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập cần huy động một lượng vốn lớn. Năm 2003 này chính là năm đánh dấu sự ra đời của chiếc thẻ ATM ở NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế. 2.1.2 Chức năng và quy mô hoạt động của NH - Huy động vốn bằng tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tổ chức bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, phát hành giấy tờ có giá. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : gồm mở tài khoản, cung ứng các phương tiện thanh toán trong nước và ngoài nước, thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu. - Kinh doanh ngoại tệ : thực hiện mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn các loại ngoại tệ, dịch vụ quyến chọn mua (bán) và dịch vụ hoán đổi ngoại tệ. - Phát hành thẻ - Thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Nhận và trả lương tự động, thanh toán hoá đơn tự động. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của NH 2.1.3.1 Cơ cấu chi nhánh và tổ chức bộ máy tại hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 21 Chi nhánh HSC NHNo & PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế là chi nhánh loại 1 ( tỉnh). Các chi nhánh cấp II ( huyện ), cấp III và các phòng giao dịch chịu sự quản lý trực tiếp của Chi nhánh Hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế. Bao gồm : * 11 chi nhánh loại 3 gồm : NHNo & PTNT Huyện Phong Điền NHNo & PTNT Huyện Hương Trà NHNo & PTNT Huyện Quảng Điền NHNo & PTNT Huyện Phú Vang NHNo & PTNT Huyện Hương Thuỷ NHNo & PTNT Huyện Phú Lộc NHNo & PTNT Huyện Nam Đông NHNo & PTNT Huyện A Lưới NHNo & PTNT Bắc Sông Hương NHNo & PTNT Nam Sông Hương NHNo & PTNT Trường An * 16 phòng giao dịch gồm : 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Khu 3, Truồi 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Thừa Lưu, Lăng Cô 3 Chi nhánh NHNo & PTNT Thuỷ Phù, Thuỷ Dương, TT Phú bài 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Mai, Phú Thuận 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Bình Điền, An Hoà 2 Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An – An Lỗ 1 Chi nhánh NHNo & PTNT Tây Lộc 1 Chi nhánh NHNo & PTNT Chợ Dinh 2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban  Giám đốc (GĐ) : là người đứng đầu Chi nhánh, có quyền hạn cao nhất và chịu trách nhiệm cuối cùng trong toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 22  Phó Giám Đốc (PGĐ) : Dưới quyền Giám đốc có 3 PGĐ chuyên thực hiện, chỉ đạo, điều hành các nhiệm vụ do Giám đốc phân công: PGĐ chỉ đạo Phòng Kế toán và ngân quỹ; PGĐ chỉ đạo Phòng Tín Dụng, Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; PGĐ chỉ đạo phòng Tín dụng và Phòng Điện toán.  Phòng Nguồn vốn - Kế hoạch tổng hợp: Nghiên cứu và đề xuất các chiến lược huy động vốn, chiến lược thu hút khách hàng; Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn  Phòng tín dụng: chuyên thẩm định, đề xuất cho vay các đối tượng khác nhau; Thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho công tác thẩm định, phòng ngừa rủi ro của chi nhánh. Đồng thời có bộ phận kéo dài là phòng Tín dụng Hội sở là đơn vị trực tiếp giao dịch với khác hàng.  Phòng Hành chính- Nhân sự: Quản lý công tác hành chính, nhân sự, sắp xếp mạng lưới cán bộ một cách hợp lý. Thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp cho từng cán bộ một cách công bằng.  Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán và thanh toán theo quy định của NHNN, NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế, quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, đảm bảo an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định.  Phòng Kiểm soát (Kiểm tra - kiểm toán nội bộ) : Phòng có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra - kiểm toán theo định kỳ kế hoạch của dơn vị, phát hiện những thiếu sót cũng như những tiềm ẩn rủi ro, báo cáo kịp thời cho cấp trên để từ đó đưa ra hướng khắc phục.  Phòng điện toán: Quản lý bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học. Quản lý về tin học hoá ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 23 2.1.3.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Sơ dồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Quản lý Chi nhánh HSC NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế Quan hệ trực tiếp Quan hệ Phối hợp, kết hợp (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự ) Các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh ngân hàng huyện Hương Thuỷ Phú Lộc Nam Đông Phú Vang Hương Trà Phong Điền Quảng Điền A Lưới Nam Sông Hương Bắc Sông Hương Trường An GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng kế toán và kế hoạch tổng hợp Phòng điện toánPhòng kiểm tra Kiểm toán nội bộ PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Marketing và Dịch vụ sản phẩm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI N TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 24 2.1.4 Nguồn nhân lực của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế 2.1.4.1 Cơ cấu nhân sự tại NH NNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế luôn luôn coi trọng đội ngũ cán bộ công nhân viên và xem đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng. Hàng năm chi nhánh đều tuyển dụng thêm lao động có chất lượng, đưa đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ; không ngừng đổi mới công tác xây dựng và điều hành đơn vị, bố trí công việc một cách hợp lý thích hợp với đối tượng lao động phù hợp với yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. Bảng 2.1 : Tình hình nhân sự tại chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3 năm 2008, 2009, 2010 ĐVT : Người Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 09/08 10/09 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số LĐ 80 100 85 100 89 100 5 6,25 4 4,70 1. Phân theo giới tính - Nam 41 51,25 41 48,24 43 48,31 0 0 2 4,87 - Nữ 39 48,75 44 51,76 46 51,69 5 12,82 2 4,54 2. Theo trình độ chuyên môn -Đại học, trên đại học 63 78,25 69 81,18 73 82,02 6 9,52 4 5,80 -Cao đẳng, trung cấp 4 1,25 4 4,71 4 4,491 0 0 0 0 - Sơ cấp 13 16,25 12 14,11 12 13,49 -1 -7,69 0 0 3. Theo tính chất công việc -LĐ trực tiếp 31 38,75 34 40 37 41,57 3 9,68 3 8,82 -LĐ gián tiếp 49 61,25 51 60 52 58,43 2 4,08 1 1,96 ( Nguồn : Phòng hành chính nhân sự) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 25 Qua bảng số liệu 2.1 có thể thấy nguồn lao động của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế tăng lên cả về số lượng và chất lượng qua các năm. Năm 2009 số lao động tăng lên 5 người so với năm 2008 tương ứng với tăng 6,25%. Đến năm 2010 số lao động tăng thêm 4 người với tỷ lệ tăng là 4,7%. Điều đó chứng tỏ quy mô hoạt động của NH tăng qua hàng năm. Tuy nhiên chúng ta cần xem xét chi thiết hơn sự biến động của lao động phân theo giới tính, theo tính chất công việc và theo trình độ. Phân theo giới tính : Nhìn chung số lao động nữ có sự biến động qua 3 năm nhiều hơn so với lao động nam. Cụ thể số lao động nam giữ nguyên trong 2 năm 2008 và 2009 là 41 người và chỉ tăng thêm trong năm 2010 với mức tăng là 2 người. Tốc độ phát triển bình quân của lao động nam chỉ là 102%, tăng bình quân hàng năm là 2%. Còn số lao động nữ năm 2008 chỉ là 39 người nhưng đến năm 2009 đã lên đến 44 người, tăng 5 người với tỷ lệ tăng là 12,8%. Năm 2010 số lao động nữ la 46 người, tăng 2 người so với năm 2009 tương ứng với tăng 4,5%. Đối với NH, nhân viên là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là nhân viên lao động trực tiếp với khách hàng. Do đó NH có xu hướng tuyển lao động nữ nhiều hơn vì trong những trường hợp có phát sinh mâu thuẫn với khách hàng thì nữ giới thường ứng xử tốt hơn và nói năng nhẹ nhàng hơn so với nam giới; bên cạnh đó trong việc giao tiếp với khách hàng, nữ giới thường ân cần và tận tình chỉ bảo tận tình cho khách hàng hơn Phân theo trình độ : Có thể thấy số lao động có trình độ đại học,trên đại học biến động nhiều nhất qua 3 năm, trong khi đó số lao động trình độ cao đẵng trung cấp lại giữ nguyên qua 3 năm la 4 người. Năm 2008 số lao động có trình độ đại học và trên đại học là 63 người, đến năm 2009 là 69 người, tăng 6 người với tỷ lệ tăng là 9,5%. Năm 2010 số lao động trình độ đại học và trên đại học la 73 người, tăng 4 người tương ứng tăng 5,8% so với năm 2009. Số lao động sơ cấp cũng có sự biến động nhẹ qua 3 năm, năm 2008 số lượng là 13 người, đến năm 2009 giảm 1 người ở mức 12 người và giữ nguyên mức này trong năm 2010. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 26 Phân theo tính chất công việc : Số lao động trực tiếp có sự biến động đáng kể qua các năm. Năm 2008 số lao động trực tiếp là 64 người, đến năm 2009 là 67 người, tăng 3 người so với năm 2008 với tỷ lệ tăng là gần 4,7%. Tuy nhiên trong năm 2010, lượng lao động này đã giảm xuống còn 65 người, giảm 2 người với tỷ lệ giảm là gần 3% so với năm 2009. Lao động gián tiếp là những người không trực tiếp tham gia vào các hoạt động của NH. Họ là những người đảm nhận những chức vụ cao trong NH; thực hiện vao trò quản lý, chỉ đạo, giám sát công việc của các nhân viên nhằm đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Có thể thấy số lao động này tăng qua các năm, năm 2009 tăng 2 người với tỷ lệ tăng là 12,5% so với năm 2008. Đến năm 2010 số lao động gián tiếp đã là 24 người, tăng 6 người tương ứng tăng hơn 33% so với năm 2009. Có thể thấy rằng NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế đã rất nỗ lực trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên cả về năng lực và trình độ chuyên môn để có thể phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng cũng như tạo ra hình ảnh một NH năng động và hiện đại. 2.1.4.2 Tình hình Tài sản và Nguồn vốn của NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế Tài sản và nguồn vốn là những chỉ tiêu phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp.Việc phân tích biến động về vốn, đặc biệt là cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá khả năng tự chủ, tính độc lập cao về tài chính của ngân hàng Nhìn vào bảng ta thấy cơ cấu tài sản của NH ta thấy tài sản của NH qua ba năm tăng khá mạnh năm 2009, tăng 167.649 triệu đồng tương đương 30,89% so với năm 2008; năm 2010 tăng 250.965 triệu đồng tương đương 35,33% so với năm 2009. Năm 2009 TSCĐ và ĐTDH chỉ tăng 17,09% so với năm 2008 nhưng đến năm 2010 lại tăng đến 47,11% so với năm 2009 chứng tỏ năm 2010 NH đã đầu tư xây dựng, mua sắm TSCĐ để mở rộng quy mô. Năm 2010 NH đã có những thay đổi trong chính sách dự trữ tiền. Cụ thể là NH dự trữ ngoại tệ và VNĐ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản. Năm 2010 tiền mặt tại đơn vị thậm chí TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 27 Bảng 2.2 : Tình hình tài sản, nguồn vốn tại chi nhánh HSC NHNo & PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3 năm 2008, 2009, 2010 (Đvị: Triệu VNĐ) Chỉ tiêu Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 GT % GT % GT % +/- % +/- % A. Tài sản 542.637 100 710.286 100 961.242 100 167.649 30,89 250.956 35,33 I. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 221.397 40,80 334.135 47,04 407.871 42,43 112.738 50,92 73.736 22,07 1. Tiền mặt tại đơn vị 11.561 2,13 12.036 1,69 9.069 0,94 475 4,11 -2.967 -24,65 2. Ngoại tệ tại đơn vị 3.118 0,57 3.925 0,55 4.280 0,44 807 25,88 355 9,04 3. Cho vay ngắn hạn 206.718 38,1 318.174 44,8 394.522 41,05 111.456 53,91 76.348 23,99 II. TSCĐ và đầu tư dài hạn 321.240 59,20 376.151 52,96 553.371 57,57 54.911 17,09 177.220 47,11 1. Tài sản cố định 20.439 3,73 18.672 2,63 19.387 0,20 -1.767 -8,64 715 3,83 2. Tài sản khác 3.470 0,64 5.688 0,8 600 0,06 2.218 63,92 -5.088 -89,45 3. Lãi và phí phải thu 8.102 1,49 9.687 1,36 10.580 1.10 1.585 19,56 893 9,22 4. Cho vay trung – dài hạn 289.229 53,34 342.104 48,17 522.804 56,21 52.875 18,28 180.700 52,82 B. Nguồn vốn 542.637 100 710.286 100 961.242 100 167.649 30,89 250.956 35,33 I.Nợ phải trả 495.832 91,37 676.281 95,21 932.734 97,03 180.449 36,39 256.453 37,92 1. Các khoản nợ các TCTD 4.381 0,80 3.089 0,43 7.199 0,77 -1.292 -29,49 4.110 133,05 2. Tiền gửi của khách hàng 442.865 81,63 633.194 89,14 780.696 81,22 190.329 42,97 147.502 23,29 3. Phát hành giấy tờ có giá 7.064 1,30 12.825 1,81 37.183 3,87 5.761 81,55 24.358 189,92 4. Lãi và phí phải trả 3.220 0,59 6.181 0,87 15.788 1.64 2.961 91,95 9.607 155,43 5. Tài sản nợ khác 38.302 7,05 20.992 2,96 91.868 9,53 -17.310 -45,19 70.876 337,63 II. Vốn chủ sở hữu 46.805 8,63 34.005 4,79 28.508 2,97 -12.800 -27,35 -5.497 -16,16 1. Vốn 43.225 7,97 31.041 4,37 26.893 2,79 -12.184 -28,19 -4.148 -13,36 2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.580 0,66 2.964 0,42 1.615 0,18 -616 -17,20 -1.349 -45,51 (Nguồn : Phòng kế toán)TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 28 còn thấp hơn năm 2009, 2008. Năm 2010 NH đã cho vay trung dài hạn nhiều hơn so với cho vay ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ chính sách tín dụng của ngân hàng đã có sự thay đổi rỏ rệt. Tỷ lệ VCSH trong ngân hàng ngày càng giảm dần trong ba năm ( 8,635%; 4,795%; 2,975% ) . Điều đó chứng tỏ ngân hàng ngày càng thu hẹp VCSH từ đó tiến đến việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong NV nhưng năm 2010 NH đã có hướng tăng phát hành giấy tờ có giá thay vì tiền gửi đơn thuần , cụ thể tỷ lệ năm 2010/2009 là 189,92% so với 81,55% của năm 2009/2008. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm (2008-2010) Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3năm 2009 – 2010 (Đvị: Triệu VNĐ) Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % I.Tổng thu nhập 194.959 142.569 178.915 -52.390 -26,87 36.346 25,49 1. Thu từ lãi 153.713 106.347 163.836 -47.366 -30,81 57.489 54,05 2.Thu ngoài lãi 41.246 36.232 15.079 -5.014 -12,16 -21.153 -58,38 II.Tổng chi phí 155.468 115.001 156.479 -40.467 -26,03 41.478 36,06 1. Chi trả lãi 114.581 80.983 126.380 -33.598 -29,32 45.397 56,05 2. Chi phí ngoài lãi 40.887 34.018 30.099 -6.869 -16,80 -4.009 -11,78 III.Tổng LNTT 39.491 27.568 21.836 -11.923 -30,198 -5.738 -20,79 ( Nguồn: phòng kế toán ) Nhìn vào bảng ta co thể thấy lợi nhuận của ngân hàng giảm qua các năm. Vào năm 2009 tổng thu nhập và tổng chi phí điều giảm mạnh (tổng CP giảm 26,03%; tổng LN giảm 26,86%), nhưng tổng chi phí giảm ít hơn thu nhập nên lợi nhuận của ngân hàng vì thé cũng giảm mạnh. Năm 2008 LN của ngân hàng là 39.491 triệu đồng nhưng đến năm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 29 2009 thi lợi nhuận chỉ còn 27.568 triệu đồng giảm 11.923 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 30,98%. Đến năm 2010 ngân hàng đã co nhưng chinh sách mới làm tăng them thu nhập của ngân hàng, tổng thu nhập tăng 36.346 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng 25,49% nhưng ngân hàng chưa co những chính sách lam giảm chi phí vì thế tổng chi phí của ngân hàng cung tăng lên một cách rất mạnh với tỷ lệ tăng lên tới 36.06%. Tổng thu nhập tăng nhưng tổng chi phí lại tăng nhiều hơn tổng thu nhập keo theo lợi nhuân của năm 2010 giảm hơn so với năm 2009. Lợi nhuận năm 2010 đạt được là 21.863 triệu đồng giảm 5.738 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tương ứng là 20,79%.Nhưng qua bảng ta cũng thấy một điều khá quan trọng là năm 2008, 2009 thu ngoài lãi lớn hơn chi phi phí ngoài lãi tức là đơn vị có lợi nhuận ngoài lãi, nhưng năm 2010 thu ngoài lãi lại nhỏ hơn chi phí ngoài lãi tức là đơn vị bị lỗ với hoạt động kinh doanh ngoài tín dụng. Xu hướng chung của ngân hàng là giảm việc kinh doanh ngoài tín dụng nhưng năm 2010 đã kiểm soát không tốt việc kinh doanh này khiến ngân hàng không những không có lãi mà còn bị lỗ. Việc kinh doanh ngoài tín dụng ngân hàng giảm là đúng vì hoạt động này hiệu quả không cao ( lợi nhuận ít hơn ) lại gây ra việc khó khăn trong việc quản lý 2.2 Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh Huế. 2.2.1 Tổng dư nợ cho vay của NH qua 3 năm Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ của NH tăng qua các năm. Năm 2008 dư nợ cho vay là 495.964 triệu đồng, đến năm 2009 con số này đã là 661.277 triệu đồng tăng 165.331 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 33,34%. Trong năm 2010 dư nợ tín dụng đạt mức 917.315 triệu đồng, tăng đến 256.038 triệu đồng tương ứng với mức tăng gần 38,72%. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ cho vay của NH trên 40% tổng dư nợ. Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng đều qua các năm, tăng mạnh nhất vào năm 2009 , tăng 112.456 triệu đồng với tỷ lệ tăng hơn 54% so với năm 2009 chiếm tới 48,27% tổng dư nợ của NH.Tổng dư nợ cho vay dài hạn tăng khá cao qua 3 năm. Năm 2008 dư nợ cho vay trung dài hạn là 289.229 triệu đồng, đến năm 2009 đã đạt được 342.104 triệu đồng, tăng 52.875 triệu đồng với tỷ lệ tăng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 30 hơn 18%. Trong năm 2010 dư nợ cho vay trung dài hạn là 522.804 triệu đồng, tăng 180.690 triệu đồng với tỷ lệ tăng khá cao là 52,8%. Bảng 2.4: Tổng dư nợ tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3năm 2009 – 2010 (Đvị: Triệu VNĐ) 2.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh Huế Mục đích cho vay ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn sản xuất kinh doanh. Công tác cho vay vốn lưu động tại chi nhánh tập trung cho tài trợ thu mua hàng hoá như thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng Đặc điểm các doanh nghiệp ở Huế là có quy mô không lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với chu kỳ sản xuất ngắn, vòng quay vốn lưu động không dài, các DN vay vốn với mục đích chủ yếu là để tài trợ cho việc thu mua hàng hoá, nguyên vật liệu đầu vào hay trang trải chi phí sản xuất...do đó các khoản vay ngắn hạn tăng mạnh qua ba năm. Năm 2008 DSCV ngắn hạn là 738,594 triệu đồng, tuy nhiên đến năm 2009 DSCV đã ở mức 1,060,300 triệu đồng tăng đến 321,706 triệu đồng với tỷ lên tăng là 43,54%. Đến năm 2010 DSCV ngắn hạn đạt được là 1,447,472 triệu đồng với mức tăng là 387,172 triệu đồng tương ứng tăng hơn 36% so với năm 2009 CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SO SÁNH Gía trị % Gía trị % Gía trị % 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Tổng dư nợ 495.946 100 661.277 100 917.315 100 165.331 33,34 256.038 38,72 Ngắn hạn 206.717 41,68 319.173 48,27 394.521 43,01 112.456 54,40 75.348 23,61 Trung dài hạn 289.229 58,32 342.104 51,73 522.794 56,99 52,875 18,28 180.690 52,82 ( Nguồn : Phòng tín dụng ) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 31 Bảng 2.5: Doanh số cho vay ngắn hạn tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3năm 2009 – 2010 (Đvị: Triệu VNĐ) . ( Nguồn : Phòng tín dụng ) 2.2.1.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế Trong những năm gần đây tỉnh Thừa Thiên Huế có những chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ, đồng thời duy trì nông lâm ngư nghiệpở mức cân đối tạo điều kiện cho khu công nghiệp và dịch vụ phát triển vì thế DSCV ngắn hạn của chi nhánh tỷ trọng cho vay đối với CNXD và TMDV chiếm tỷ trọng lớn. CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SO SÁNH Gía trị % Gía trị % Gía trị % 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Tổng DSCV ngắn hạn 738.654 100 1.060.300 100 1.447.472 100 321.646 43,56 387.172 36,52 Theo ngành kinh tế NLNN 58.690 7,95 10.647 1,00 27,131 1,87 -48.043 -81,86 16.484 154,82 CNXD 143.485 19,43 640.676 60,42 912.417 63,04 497.191 346,5 271.741 42,41 TMDV 536.479 72,62 408.977 38,58 507.924 35,09 -127.502 -23,77 98.947 24,19 Theo thành phần kinh tế HTX &CN 68.279 9,24 67.392 6,36 105.189 7,27 -887 -1,30 37.797 56,08 DNTN 33.527 4,54 14.651 1,38 24.655 1,70 -18.876 -56,3 10.004 68,28 CTCP 390.760 59,90 567.587 53,53 709.724 49,03 176.827 45,25 142.137 25,04 TNHH 55.766 7,55 53.422 5,04 57.063 3,94 -2.344 -4,20 3.641 6.82 CTLD & DNCVDTNN 190.322 25,77 357.248 33,70 550.841 38,05 166.926 87,71 193.593 54,19 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 32 DSCV ngắn hạn ngành CNXD dần dần chiếm tỷ trọng lớn qua các năm. Năm 2008 DSCV chiếm 19,42% chỉ đạt mức 143.461 triệu đồng nhưng đến năm 2009 đã đạt đến mức 640.676 triệu đồng tăng 497.215 triệu đồng chiếm tỷ lệ 60.42 % so với doanh số cho vay ngắn hạn. Và cho đến năm 2010 thi DSCV đã tăng lên mức 63,04 % so với tổng DSCV. Những năm gần đây ngành TMDV rất phát triển, DSCV ngắn hạn lĩnh vực này cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV ngắn hạn. Tại chi nhánh DSCV ngắn hạn của ngành TMDV có biến động nhiều qua 3 năm. Năm 2008 DSCV đạt được 536.455 triệu đồng chiếm 72,64% tổng DSCV ngắn hạn nhưng đến năm 2009 DSCV chỉ đạt 408.977 triệu đồng giảm 127.478 triệu đồng so với năm 2008. Và đến năm 2010 DSCV lại đạt được 507.824 triệu đồng tăng 98.947 triệu đồng so với năm 2009 với mức tăng là 24,19%. Sở dỉ DSCV của ngành TMDV co nhiều biến động như vậy là bởi năm 2008 và 2010 có diễn ra lế hội truyền thống Festivan nên các doanh nghiệp cần vay vốn để nâng cấp cần vay vốn để nâng cấp, sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu lượng khách rất lớn về tham dự lễ hội. Ngược lại hai lĩnh vực trên, DSCV ngắn hạn đối với ngành NLNN chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ trong tổng DSCV và ngày càng giảm. Năm 2008 DSCV đạt được là 58.674 triệu đồng nhưng đến năm 2009 chỉ còn 10.647 triệu đồng giảm 48.031 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 81,86%. Năm 2010 DSCV co tăng lên 16.484 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 1,87% so với tổng DSCV ngắn hạn. Vì trong vực này kém hiệu quả nên chi nhánh đã giảm lượng cho vay xuống. 2.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế có sự không đồng đều giữa các thành phần kinh tế, chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số cho vay ngắn hạn là CTCP, trong 3 năm bình quân chiếm trên 50% tổng DSCV cho vay ngắn hạn. Năm 2008 CTCP đạt doanh số cho vay lên tới 390.760 triệu đồng chiếm 59,9% tổng DSCV, đến năm 2009 DSCV đạt đến mức 567.587 triệu đồng, tăng 176.827 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 45,25%. Trong năm 2010 đạt đến mức 709.724 triệu đồng tăng 142.137 triệu đồng tương ứng với TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 33 tỷ lệ tăng là 25,04%. Trong các thành phần kinh tế thì DSCV của DNTN chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng DSCV, năm 2008 chiếm 4,54% tổng DSCV và đến năm 2009,2010 tỷ trọng ấy chỉ còn 1,38 %; 1,7%. DSCV của các công ty liên doan h và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng mạnh qua 3 năm, năm 2008 DSCV đạt 190.322 triệu đồng đến năm 2009 DSCV đạt được là 357.248 triệu đồng, tăng 166.926 triệu đồng với tỷ lệ tăng hơn 87%. Cho đến năm 2010 thì DSCV của các công ty liên doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đạt được 550.841 triệu đồng tăng 54,19% so với năm 2009. 2.2.2 Tình hình thu nợ ngắn hạn tại NHNo&PTNT VN chi nhánh Huế Trong hoạt động cho vay công tác thu hồi vốn cũng rất quan trọng. Việc cho vay và thu nợ có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. DSTN phản ánh tình hình thu hồi vốn của NH và là cơ sở để xác địng vòng chu chuyển của vốn vay. Một chu kỳ kinh doanh được xem là kết thúc và có hiệu quả khi bảo toàn được vốn đầy đủ và có lợi nhuận cao DSTN phụ thuộc vào phương thứcnthu lãi và gốc của NH. Trong phần lớn hợp đồng tín dụng, chi nhánh thực hiện thu một phần lãi và một phần gốc. 2.2.3 DSTN ngắn hạn có xu hướng tăng về cả tỷ trọng và số lượng trong tổng DSTN. Năm 2008 DSTN ngắn hạn chiếm 537.158 triệu đồng. Năm 2009 DSTN ngắn hạn là 947.814 triệu đồng, năm 2010 đạt 1.372.124 triệu đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 34 Bảng 2.6: Doanh số thu nợ ngắn hạn tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3năm 2009 – 2010 (Đvị: Triệu VNĐ) 2.2.2.1 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế DSTN ngành CNXD có xu hướng biến động về tỷ trọng và giá trị trong ba năm qua. Năm 2008 DCTN đạt 62.263 triệu đồng , trong năm 2009 DSTN tăng với mức chóng mặt 451.414 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 725,01%. Năm 2010 cũng được đánh giá là tăng lên một cách đáng kể với mức giá trị là 856.093 triệu đồng chiếm 66,66 % so với năm 2009. CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SO SÁNH Gía trị % Gía trị % Gía trị % 2009/2008 2010/2009 +/- % +/- % Tổng DSTN ngắn hạn 537.248 100 947.814 100 1.372.124 100 410.656 76,45 424.301 44,77 Theo ngành kinh tế NLNN 33.563 6,24 22.203 2,34 19.534 1,42 -11.360 -33,85 -2.669 -12,02 CNXD 62.299 11,60 513.683 54,20 856.093 62,39 451.384 724,54 342.410 66,66 TMDV 468.386 82,15 411.952 43,46 496.497 36,18 -56.434 -12,05 84.545 20,52 Theo loại hình doanh nghiệp HTX & CN 33.410 6,22 67.667 7,14 105.541 7,69 34.257 102,53 37.874 55,97 DNTN 18.568 3,46 14.022 1,48 24.497 1,79 -4.546 -24,48 10.475 74,70 CTCP 250.705 46,66 537.509 56,71 680.635 49,60 286.804 114,40 143.126 26,63 TNHH 26.570 4,95 46.694 4,93 49.200 3,59 20.124 75,74 2.506 5,37 CTLD & DNCVDTNN 207.991 38,71 281.952 29,75 512.151 37,33 73.961 35,56 230.199 81,94 ( Nguồn : Phòng tín dụng ) TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 35 Điều đó chứng tỏ công tác thu hồi nợ đã được chi nhánh đặc biệt quan tâm tới bằng nhiều cách khác nhau, như cắt cử người theo dỏi đối với các khách hàng vay, để nhắc nhở, đốc thúc trả nợ DSTN ngành TMDV chiếm tỷ trọng ngày cáng giảm trong tổng DSTN. DSTN lãnh vực này đạt 411.350 triệu đồng năm 2008 chiếm tỷ trọng 82,16% tỏng DSTN, nhưng đến năm 2009 mặc dù DSTN của ngành vẫn ổn định với mức 411.940 triệu đồng nhưng chỉ đạt được 43,46% tổng DSTN. Đến năm 2010 DSTN đạt được 496.497 triệu đồng tăng 84.557 triệu đồng so với năm 2009 với tỷ lệ tăn là 20,52%, nhưng DSTN của ngành TMDV năm 2010 chỉ chiếm tỷ trọng 36,18% so với tổng DSTN ngắn hạn. Chiếm tỷ trọng cho vay thấp nhất, nên DSTN của ngành NLNN cũng chiếm tỷ trọng thấp nhất và ngày càng giảm qua các năm. Năm 2008 DSTN đạt 33.545 triệu đồng và tiếp tục giảm 11.348 triệu đồng với mức độ giảm là 33,83% đạt giá trị 22.197 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 2,34% trong tổng DSTN năm 2009. Năm 2009 DSTN của ngành này giảm mạnh nhất. NLNN là nhũng ngành kinh doanh theo mùa vụ, có chu kỳ sản xuất ngắn ngày và chụi ảnh hưỏng rất lớn của điều kiện tự nhiên. 2.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Doanh số thu nợ ngắn hạn của CTCP vẫn chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm, trên 45% tổng DSTN của NH. Năm 2008 DSTN đạt được 250.705 triệu đồng,chiếm 46,66 % tổng DSTN, đến năm 2009 thì tăng lên 286.804 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 75,74%, năm 2010 thì tăng 143.126 triệu đồng đạt mức 680.635 triệu đồng năm 2010. DSTN của HTX và câc cá nhân chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng DSTN nhưng có xu hướng tăng mạnh qua các năm, năm 2008 đạt 33.410 triệu đồng chiếm 6,22%; năm 2009 đạt 67.667 triệu đồng chiếm 7,14%; và năm 2010 đạt 105.514 triệu đồng chiếm 7,69%. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp có doanh số thu nợ biến động nhất và chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh số thu nợ, nó chỉ chiếm trên 3% năm 2008 và giảm xuống dưới 2% năm 2010. Năm 2008 DSTN của DNTN là 18.568 triệu đồng nhưng đến năm 2009 chỉ còn 14.022 triệu đồng giảm 4.546 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 36 là 24,48% nhưng đến năm 2010 DSTN lại tăng lên 24.497 triệu đồng tăng 10.475 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 74,70%. 2.2.3. Dư nợ cho vay ngắn hạn tại NH Năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 206.717 triệu đồng, giá trị này tăng lên 319.521 triệu đồng với tốc độ tăng là 54,40% trong năm 2009. Sang năm 2010 DSCV ngắn hạn tăng nhẹ nên dư nợ cho vay ngắn hạn cũng tăng với tốc độ tăng là 23,61% tương ứng với tăng 75.348 triệu đồng. Do bản chất của cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động nên có thời gian thu hồi vốn rất nhanh. 2.2.3.1Dư nợ cho vay ngắn hạn theo ngành nghề kinh tế. Về mặt tỷ trọng dư nợ ngành CNXD và TMDV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, chiếm trên 90%. Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ vẫn là ngành NLNN chỉ đạt 6-7% tổng dư nợ. Điều này phù hợp với định hướng cho vay của chi nhánh là tập trung vào hai ngành mũi nhọn là CNXD và TMDV đặc biệt là ngành CNXD Trong năm 2008 dư nợ ngành CNXD là 104.250 triệu đồng. Đến năm 2009 dư nợ đạt 231.237 triệu đồng tăng 126.987 triệu đồng so với năm 2008, năm 2010 chiếm 394.521 triệu đồng tăng 56.324 triệu đồng so với năm 2009. Dư nợ ngắn hạn ngành TMDV giảm tỷ trọng qua 3 năm. Năm 2008 đạt mức 89.811 triệu đồng chiếm 43% tổng DNCV, năm 2009 đạt 86.836 triệu đồng chiếm 27,21% và năm 2010 đạt được 98.236 triêu đồng chiếm 24,91%. DNCV của ngành NLNN vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các ngành. Năm 2008 đạt được 12.656 triệu đồng đến năm 2009 chỉ còn 1.100 triệu đồng giảm 11.556 triệu đồng. Năm 2010 DSCV có tăng lên 7.597 triệu đồng giữ giá trị 8.697 triệu đồng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 37 Bảng 2.7: Dư nợ cho vay ngắn hạn tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3năm 2009 – 2010 (Đvị: Triệu VNĐ) ( Nguồn : Phòng tín dụng ) 2.2.3.2 Dư nợ cho vay ngắn hạn theo loại hình doanh nghiệp Dư nợ cho vay của CTCP có xu hướng tăng qua các năm nhưng tỷ trọng đối với tổng DNCV lại ngày càng giảm xuống, năm 2008 DNCV của ngành là 97.512 triệu đồng chiếm 47,17%, năm 2009 DNCV đạt được 127.590 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 39,98% CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SO SÁNH Gía trị % Gía trị % Gía trị % 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % Tổng DNCV ngắn hạn 206.717 100 319.173 100 394.521 100 112.456 54,40 75.348 23,61 Theo ngành kinh tế NLNN 12.656 6,12 1.100 0,34 8.697 2,20 -11.556 -91,31 7.597 690,64 CNXD 104.250 50,43 231.237 72.45 287.561 72,89 126.987 121,81 56.324 24,35 TMDV 89.811 43 86.836 27.21 98.236 24,91 -2.975 3,31 11.427 13,16 Theo loại hình doanh nghiệp HTX & CN 12.609 6,10 12.334 3,86 11.982 3,04 -275 -2,18 -352 -2,85 DNTN 6.063 2,93 6.692 2.10 6.850 1,74 629 10,37 158 2,36 CTCP 97.512 47,17 127.590 39,98 156.679 39,71 30.078 30,84 29.089 22,80 TNHH 14.016 6,78 20.844 6,53 28.607 7,25 6.828 48,71 7.763 37,24 CTLD & DNCVDTNN 76.517 37,01 151.713 47,53 190.403 48,26 75.196 98,27 38.690 25,50 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 38 tổng DNCV, và đến năm 2010 DNCV của loại hình đạt 156.679 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 39,71% tổng DNCV. Còn đối với CTLD và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì DNCV ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nọ cho vay. Năm 2008 dư nợ cho vay của loại hình là 76.517 triệu đồng chiếm 37,01 % so với tổng DNCV, năm 2009 dư nợ tăng lên 151.713 triệu đồng tăng 75.196 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 98,27% và chiếm 47,53% tổng DNCV, và đến năm 2010 dư nợ đạt được 190.403 triệu đồng chiếm 48,26% tổng DNCV ngắn hạn của NH. 2.2.3.2 Dư nợ xấu của chi nhánh qua 3 năm Nhìn vào bảng nợ xấu của ngân hàng ta có thể thấy tình hình nợ xấu của ngân hàng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng và có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2008 tổng dư nợ xấu của ngân hàng là 4.495 triệu đồng chiếm gần 1% trong tổng dư nợ của ngân hàng nhưng đến năm 2009 thì nó tăng lên 9.981 triệu chiếm 1,51% so với tổng dư nợ của NH, tăng 5.486 triệu đồng so với năm 2008 và tỷ lệ tăng là 1,22 %. Bảng 2.8: Dư nợ xấu tại ngân hàng No&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế qua 3năm 2009 – 2010 (Đvị: Triệu VNĐ) Chỉ tiêu Năm So sánh 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 ST % ST % ST % +/- % +/- % Tổng DN 461.298 100 661.281 100 917.330 100 199.983 43,35 256.049 38,72 Tổng NX 4.495 0,97 9.981 1,51 8.496 0,92 5.486 1,22 -1.485 -0,14 Nhóm 3 1.613 0,35 8.145 1,23 816 0,09 6.532 404,96 -7,329 -89,98 Nhóm 4 1.208 0,26 538 0,08 544 0,06 -670 -55,46 6 1,12 Nhóm 5 1.674 0,36 1.298 0,20 7.025 0,77 -376 -22,46 5,727 441,22 ( Nguồn : Phòng tín dụng ) Nợ xấu của ngân hàng là bao gồm các nhóm nợ từ nhóm 3 trở đi, nhìn vào bảng trên thì ta thấy nợ nhóm 3 có sự biến đổi phức tạp nhất, năm 2008 nợ nhóm 3 có giá trị là 1.613 triệu đồng chiếm 0,35% so với tổng dư nợ, đến năm 2009 nó tăng mạnh, tăng 6.532 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 39 triệu đồng đạt giá trị 8.45 triệu đồng chiếm 1,23 % so với tổng dư nợ, nhưng đến năm 2010 thì nó đột ngột giảm mạnh chỉ còn 816 triệu đồng. Nợ nhóm 5 là nợ có khả năng dường như mất vốn, năm 2009 nó chỉ có 1.298 triệu đồng chiếm 0,2% tổng dư nợ nhưng đến năm 2010 thì nó đã tăng mạnh lên đến 7.025 triệu đồng chiếm đến 0,77% tổng dư nợ, nguyên nhân chính của việc tăng mạnh nhóm nợ này là do công ty TNHH SX-CN-TM- DV GiaHu kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 40 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ 3.1 Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế 3.1.1 Những kết quả đạt được Qua thời gian thực tập ở chi nhánh tôi nhận thấy rằng : - Thứ nhất, quy mô cho vay ngắn hạn của chi nhánh so với một số NHTM đóng trên địa bàn thì chi nhánh có quy mô dư nợ cho vay lớn. Điều này khẳng định tiềm lực và uy tín trong hoạt động cho vay của chi nhánh. - Thứ hai, số lượng các DN vay vốn tại chi nhánh được duy trì một cách ổn định. Qua đó cho thấy chi nhánh quan hệ tốt với các DN. Ngoài những khách hàng truyền thống có uy tín cao thì chi nhánh đã thiết lập với những khách hàng mới là những DN ngoài quốc doanh. - Tình hình trích lập dự phòng rủi ro được chi nhánh thực hiện đúng theo quy định tại QĐ 493 và QĐ 18 sửa đổi nên có sự đảm bảo an toàn cho món vay và NH se không phải chịu những “cú sốc” khi khoản vay không được hoàn trả. - Trước đây chi nhánh thường co chính sách ưu tiên cho những khách hàng truyền thống thì hiện nay chi nhánh luôn đối xử công bằng với tất cả các DN có nhu cầu vay vốn tại chi nhánh. - Đội ngũ cán bộ tín dụng giàu kinh nghiệm thực tế có trình độ chuyên môn cao giúp cho công tác thẩm định được tiến hành có hiệu quả. - Đối với DN nhờ có nguồn vốn cung ứng của NH mà hoạt động sản xuất của DN đạt kết quả tốt, điều này thể hiện khả năng trả nợ cho NH 3.1.2 Những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong hoạt động Bên cạnh những kết quả đạt được trong n hững năm qua, chất lượng cho vay ngắn hạn tại chi nhánh vẫn còn một số hạn chế TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 41 - Dư nợ cho vay mặc dù tăng lên qua 3 năm nhưng dư nợ tập trung vào 2 khách hàng lớn chiếm tỷ trọng lớn. Việc cho vay tập trung vào những khách hàng lớn sẽ gây ra rủi ro cho NH nếu khách hàng kinh doanh không hiệu quả sẻ gây tổn thất cho NH, chất lượng món vay vì thế mà giảm sút. - Năng lực hiện tại của CBTD còn hạn chế đối với những dự án sản phẩm mơpí, thanh toán quốc tế. - Việc đầu tư đối với doanh nghiệp su khi cổ phần có hạn chế do năng lực tài chính của các doanh nghiệp chưa đủ mạnh, vốn điều lệ của doanh nghiệp thấp, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay, tài sản không đủ đảm bảo cho khoản vay. 3.2. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh 3.2.1 Thuận lợi - Là chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT Việt Nam, một NH có bề dày lịch sử của Việt Nam nên chi nhánh Huế kế thừa được uy tính của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh đã thực sự trở thành người bạn đáng tin cậy của dân cư, các tổ chức kinh tế trong tỉnh.Với địa điểm của trụ sở và các chi nhánh dều nằm trong trung tâm của thành phố tạo diều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình giao dịch. - Trong thời gian qua chi nhánh đã được những kết quả đáng khích lệ. Với uy tín và phong cách phục vụ tốt chi nhánh đã giữ chân được khách hàng truyền thống và thu hút nhiều khách hàng mới - Trong đầu tư tín dụng tập trung vào chương trình phát triển nông nghiệp , nông thôn, các dự án có hiệu quả, hộ sản xuất cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước thay đổi tỷ lệ đầu tư đối với các thành phần kinh tế theo chủ trương của NHNo & PTNT Việt Nam - Tổ chức cho cán bộ nhân viên nắm các văn bản, chế độ nghiệp vụ mới của ngành , giao khoán chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng , thu lãi , nợ quá hạn , đến từng CBTD và cuối mỗi quý đều có quyết toán , thưởng phạt vì vậy đã tác động rất lớn đến nhận thức của CBTD TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 42 3.2.2 Khó khăn - Về môi trường kinh doanh: trên địa bàn tỉnh có nhiều chi nhánh NHTM hoạt đông, cạnh tranh gay gắt trên tất cả các mặt như lãi suất huy động vốn, cho vay, phí dịch vụ... Do đó, chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận khách hàng - Thời gian qua việc chuyển dịch các nguồn lực lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng...diễn ra khá phổ biến. Có một sự chuyển dịch cán bộ từ các NHTM quốc doanh sang các NHTM cổ phần và giữa các NHTM cổ phần với nhau. Điều này làm cho một bộ phận các cán bộ có trình độ, kinh nghiệm chuyển sang làm việc ở nơi khác làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của chi nhánh - Thừa Thiên Huế là tỉnh có nền kinh tế phát triển chưa cao, chưa năng động, hầu hết doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, luôn trong tình trạng khó khăn, phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh. - Công tác tiếp thị quảng cáo các dịch vụ của mình chưa được chú trọng quan tâm đúng mức sẽ dẫn đến làm hạn chế sự phát triển - Tất cả những khó khăn trên đã làm cản trở phần nào hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm qua. Chi nhánh cần nghiên cứu đưa ra những giải pháp thích hợp để khắc phục được những khó khăn trên 3.3 Những giải pháp để nâng cao và hoàn thiện công tác cho vay ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế. 3.3.1 Các giải pháp để tăng trưởng nguồn vốn huy động - Tăng trưởng tín dụng gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn huy động trong từng doanh nghiệp, từng người vay, bằng cách quản lý tốt các nguồn vốn nhàn rỗi vào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng NNo&PTNT Thừa Thiên Huế. - Đa dạng hoá các sản phẩm tiền gửi. - Chú trọng động lực khuyến mãi trong công tác huy động vốn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 43 - Tăng tỷ trọng nguồn tiền gửi từ dân cư, vì đây là nguồn tiền gửi có tính chất bền vững 3.3.2 Các giải pháp và biện pháp chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng doanh nghiệp. Năm 2011 là năm đang còn nhiều khó khăn, nhất là chỉ tiêu nguồn vốn để tăng trưởng tín dụng, do vậy ngân hàng đặt yêu cầu chất lượng tín dụng lên hàng đầu, để vừa tăng trưởng được tín dụng mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, cụ thể - Ưu tiên đầu tư các dự án nằm trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như: Thủy điện, ngành công ngiệp chế biến có thế mạnh, dịch vụ du lịch và các ngành nghề truyền thống của địa phương - Yêu cầu về năng lực tài chính và khả năng quản lý tài chính doanh nghiệp phải được chú trọng như: Tỷ trọng vốn tự có trong từng dự án đầu tư và phương án kinh doanh, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn(tỷ suất tài trợ), báo cáo tài chính định kỳ phải minh bạch, có kiểm toán lại - Chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng tín dụng cả các phương án, dự án đầu tư mới, cũng như quản lý dư nợ đã cho vay 3.3.3 Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. - Thực hiện tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm soát trong cho vay và quản lý sau khi cho vay, cả mục đích sử dụng vốn vay, chu chuyển vốn tiền tệ của khách hàng vay, tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp trong suốt quá trình quản lý vốn vay, công tác đánh giá xếp loại khách hàng phải có chất lượng. - Nâng cao tính chủ động và chất lượng trong khâu cho vay chọn lựa khách hàng, cũng như công tác thẩm định phương án, dự án đầu tư mới. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lương tín dụng sau khi cho vay - Thực hiện tốt công tác thu hồi nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro: Tuỳ từng trường hợp đê có các giải pháp tích cực và quyết tâm để giảm dần nợ xấu, cũng như nợ đã xử lý rủi ro TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 44 3.3.4 Giải pháp điều chỉnh cơ cấu đầu tư tín dụng trong năm 2011 Bám sát các chương trình kinh tế trọng điểm của UBND tỉnh và định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam để đầu tư đúng hướng và đảm bảo đầu tư có hiệu quả. Ưu tiên cho các chương trình kinh tế trọng điểm, các ngành nghề truyền thống và có thế mạnh tại địa phương. 3.4 Một số đề xuất và kiến nghị - Có cơ chế lãi suất và chế độ khuyến mãi linh hoạt trong công tác huy động vốn, bảo đảm có hiệu quả tài chính đối với các món huy động lớn. - Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu xử lý và thu hồi nợ xấu và nợ rủi ro (Tính chuyên nghiệp) - Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng về các mặt : sản phẩm tín dun gj mới, nghiệp vụ thanh toán quốc tế. - Chú trọng và nâng cao chất lượng của công tác thông tin khách hàng. - Bảo đảm có đủ nhân lực cho công tác tín dụng : khi triển khai các chương trình IPCAS, lượng công việc của phòng tín dụng phát sinh gấp đôi so với trước đây, vì ngoài nhiệm vụ của một cán bộ tín dụng còn phải thực hiện nghiệp vụ kế toán liên quan đến công tác tín dụng. Do vậy, yêu cầu có đủ nhân lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ tín dụng được giao là vấn đề cần được quan tâm. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 45 KẾT LUẬN Phát triển kinh tế năng động và bền vững là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhân dân ta hướng đến. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy hoạt động cho vay trong NH đóng vai trò rất quan trọng, hoạt động cho vay tốt, có hiệu quả, có chất lượng thì hoạt động NH ngày càng hoàn thiện, tọa điều kiện vững chắc cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởngvà phát triển Là một NHTM hoạt động trong kĩnh vực kinh doanh tiền tệ, NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế đã mở rộng quy mô theo hướng kinh doanh đa năng, quan hệ làm ăn với mọi thành phần kinh tế. Trong giai đoạn hiện nay, các DN cần lượng vốn phục vụ sản xuất rất lớn để có thể đứng vững được trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu và sự khủng hoảng của nền kinh tế, báo động năm 2009 là một năm đầy khó khăn. Việc thựcc hiện cho vay trực tiếp đến các DN là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương. Đáp ứng được nguồn vốn cho các DN là việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn. Trong đề tài, tôi đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiển về hoạt động cho vay vốn của các DN của NHTM nói chung. Đánh giá được thực trạng cho vay ngắn hạn trong những năm qua của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Huế. Qua 3 năm 2008 – 2010, công tác cho vay ngắn hạn tại NH đã đạt được nhiều thành tích, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tổng doanh số cho vay đã tăng trưởng qua các năm. Doanh số cho vay trung bình 3 năm đạt 1.082.142 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng mạnh qua 3 năm. Dư nợ bình quân 3 năm đạt 306.803 triệu đồng. Nợ quá hạn thì tăng qua các năm, cần có những chính sách phù hợp để giảm mạnh số lượng nợ quá hạn. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Đại Học Kinh Tế Huế GVHD:Th.s Hà Diệu Thương SVTH: Võ Phan Hà Phương 46 Đội ngũ cán bộ nhân viên đã được nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngày càng được trẻ hóa, nên trong chi nhánh đã kết hợp phong cách làm việc vừa năng động vừa sáng tạo của tuổi trẻ, vừa chắc chắn nhiều kinh nghiệm của những người đi trước. Vì vậy đã thực hiện tốt hoạt động tín dụng, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường và tìm hiểu khách hàng. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvophanhaphuong_583.pdf
Luận văn liên quan