Khóa luận Tổ chức hoạt động "vui để học" nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên

Hiện nay, các chương trình "vui để học" đang phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực như trên truyền hình có rất nhiều chương trình tổ chức theo hướng hoạt động "vui để học" như: chương trình "Rồng vàng" (HTV9), "Vui để học" (HTV7), "Ai là triệu phú" (VTV3) (lĩnh vực kiến thức tổng quát), chương trình "Trúc Xanh" (HTV7) (lĩnh vực kiến thức văn học dân gian), chương trình mà phổ biến nhất trong giới học sinh là "Đường lên đỉnh OLYMPIA" (VTV3). Đồng thời chương trình này ngày càng lan rộng vào học đường và học sinh ngày càng thích chương trình này do xem tivi và nhiều em học sinh cũng thích một lần thử sức với các chương trình truyền hình, do đó các em bắt đầu bắt chước các chương trình này để tổ chức các phần thi trong lớp và tại trường. Và sự lan rộng này càng tốt hơn nếu như hoạt động "vui để học" này được áp dụng vào việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên sư phạm, đây chính là phương pháp dạy học bằng hoạt động. Phương pháp này áp dụng ngày càng tốt và quá trình dạy học sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đào tạo sinh viên sư phạm có kỹ năng thuần thục nhuần nhuyễn khi đi dạy. Do vậy, đề tài khóa luận này hỗ trợ phần nào cho việc thực nghiệm phương pháp dạy học bằng hoạt động vào quá trình đào tạo sinh viên sư phạm.

pdf102 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1807 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tổ chức hoạt động "vui để học" nhằm rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phần thủy tinh Sôđa cùng cát trắng Đun lên muối tạo thành. 92.Muối gì cùng axit Tạo bọt khí phun ra Từ bình phòng cứu hỏa Dập lửa chữa cháy nhà. 93.Muối gì mà dung dịch Có màu xanh lá cây Điện phân, mạ kim loại Chống sự gỉ phá hoại.  NiS0R4R: 2NiSOR4R + 2HR2R0 = 2Ni + 0R2R + 2HR2RS0R4 94.Muối gì loại hợp chất Bạc với halogen Có độ tan lớn nhất Phân tử lại đàn em. > AgF 95.Muối gì màu lục nhạt Để lâu ngả màu vàng Khử được bạc nitrat Giải phóng bạc rõ ràng.  FeS0R4R, FeClR2 96.Muối gì làm xúc tác Chế axit hữu cơ Từ một andehit Và chất khí oxi. 97.Muối gì chất tẩy rửa Có nguồn gốc sâu xa Axit từ dầu mỏ Cùng muối nữa tạo ra.--> CR12RHR25RCR6RHR4RS0R3RNa 98.Muối gì gốc axit Để nhận biết sắt ba (III) Nếu nhỏ vào dung dịch Màu đỏ máu hiện ra.  KSCN, NHR4RSCN: FeP3+P + 3SCNP-P = Fe(SCN)R3R (đỏ máu) 99.Muối gì có tính chất Gây độc hại cho người Với kiềm tạo oxit Màu vàng ngả đỏ tươi. —> HgS0R4R, Hg(N0R3R)R2 100.Muối gì vị đắng chay Trong nước rất dễ tan Dùng trong ngành y tế Làm thuốc xổ, nhuận tràng?--> MgS0R4R.7HR2R0 101.Muối gì hễ gặp nước Liền bị phân hủy ngay? Phi kim cùng kim loại Nung lên tạo muối này.--> AlR2RSR3 102.Muối gì có tính chất Tia phóng xạ chiếu vào Sáng lóe lên rồi tắt Đốm sáng tự ánh sao.--> ZnS 103.Muối gì có chứa nhôm Điều chế từ đất sét Là muối sunfat kép Ngậm nước khi kết tinh.  Phèn nhôm MR2RS0R4R.AlR2R(S0R4R)R3R.24HR2R0 (MP+P là NaP+P, KP+P, NHR4RP+P) 104.Muối gì làm thuốc súng Gọi là thuốc nổ đen Dùng vào việc săn thú Ở miền núi khá quen. --> KNOR3 105.Muối gì sẽ thăng hoa Sự thăng hoa hóa học Tạo ra hai khí độc Dễ kết hợp với nhau. 106.Muối gì trộn nước đá Nhiệt độ ha thấp hơn Là hỗn hợp sinh hàn Được dùng để làm lạnh.--> NaCl 107.Muối gì bôi lên nhôm Sinh ra một hỗn hống Ngăn tạo màng oxit Làm nhôm mọc "lông tơ". > HgClR2R, Hg(N0R3R)R2R. Đánh sạch miếng nhôm rồi bôi lên một dung dịch muối thủy ngân thì Al sẽ đẩy Hg ra khỏi muối: 2A1 + 3Hg(N0R3R)R2R = 2A1(N0R3R)R3R + 3Hg Hg tạo với Al một hỗn hống ngăn không cho tạo ra màng oxit nhôm liên tục. Ở từng điểm nhôm bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo ra AlR2ROR3R trông giống như mọc "lông tơ" 108.Muối gì dung dịch hồng Làm mực viết lên giấy Khi đọc hơ lên lửa Nét chữ hiện màu xanh. ——> Muối Coban. Khi hiđrat hóa nó có màu hồng, lúc khan nó có màu xanh. 109.Muối gì màu thay đổi Hồng, đỏ, tím, rồi xanh Tùy số phân tử nước Trong phân tử muối này. --> Muối coban. Màu của các muối Co(II) thay đổi tùy theo mức độ hiđrat hoá của ion CoP2+P. Sự biến đổi này xảy ra rõ rệt hơn cả là CoClR2R.xHR2RO. 110.Muối gì cùng axit Tạo hỗn hợp tự cháy Khi bôi lên bấc đèn Châm lửa không cần diêm. --> KMn0R4R. Trộn KMn0R4R với HR2RSOR4R đặc sẽ sinh ra axit pemanganic: HR2RS0R4R + KMnOR4R = KR2RSOR4R + 2HMn0R4 HR2RS0R4R đặc dư lấy nước của HMn0R4R tạo ra anhiđrit manganic MnR2R0R7R. Chất này là chất lỏng màu nâu, sánh như dầu, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ thường tạo thanh Mn0R2R và 0R2R (chứa tỷ lệ 0R3R đáng kể). Vì vậy MnR2R0R7R là một chất oxi hóa cực kỳ mạnh. Rượu ete và nhiều chất hữu cơ khác bốc cháy khi tiếp xúc với MnR2R0R7R. 111.Muối gì khi nhiệt phân Sinh khí nâu độc hại Có hình như đuôi cáo Mùi hắc bay xa, gần. -—> Muối nitrat của các kim loại nặng. Khí màu nâu có hình đuôi cáo là khí N0R2R. 112.Muối gì là thuốc thử Có tên gọi Nessler Với amôni rất nhạy Chắc bạn đã từng nghe.  Dung dịch KR2RHgIR4R không màu gọi là thuốc thử Nessler rất nhạy với ion amoni trong môi trường kiềm: 113.Muối gì thật kỳ lạ Nóng lạnh cũng đổi màu Lúc đỏ nhạt, đỏ tươi Khi vàng chanh, nâu thẩm.  Các muối AgR2RHgIR4R và CuR2RHgIR4R. - Bột CuR2RHgIR4R có màu đỏ nhạt ở 55°C; đỏ máu ở 57°C; đỏ gạch ỏ 63°C; nâu nhạt ở 68°C; màu sôcôla ở 81°C; nâu đen ở 88°c và đen ở 100°c. Trên 300°c màu của muối sẽ đen mãi không thay đổi khi hạ nhiệt độ. - Bột AgR2RHgIR4R có màu vàng chanh ở 38°C; đỏ nhạt ở 52°C; đỏ tươi ở 60°c và nâu ở 70°c. 114.Muối gì khi hòa tan Nó thu nhiệt rất nhanh Làm cốc đựng dung dịch Nước đóng băng ngoài thành.  NHR4RNOR3R. Khi nhiệt độ không khí rất thấp (trời rét đậm) nhưng ướt đáy cốc rồi hòa tan một lượng lớn NHR4RNOR3R, nước ngoài đáy cốc có thể đóng băng làm cho cốc dính chặt xuống mặt bàn đá. 115.Muối gì là muối kép Có tên gọi muối Mohr Về thành phân của muối Nhờ bạn chỉ dúm cho.  Muối Mohr có thành phần (NHR4R)R2RFe(S0R4R)R2R.6HR2R0 116. Muối gì khi đốt nóng Sẽ biến thành "con rắn" Mình vàng, lốm đốm xanh Vươn dài nhanh, cuộn lại.  Muối thủy ngân sunfoxianua Hg(SCN)R2 Khi đun nóng muối bị phân hủy: 2Hg(SCN)R2R = 2HgS + CSR2R + CR3RNR4R "Con rắn" bò ra chính là hỗn hợp HgS và CSR2R. CSR2R bốc cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh: CSR2R + 30R2R = C0R2R + 2S0R2R Vì thế có những ngọn lửa màu xanh phụt ra trên mình "con rắn". 117.Muối gì khi kết tinh Có hiện tương lóe sáng Cùng âm thanh nhè nhẹ Lí thú và lạ kỳ.  Muối bari bromat Ba(Br0R3R)R2R màu trắng, tinh thể có hình kim; khi kết tinh sẽ phát ra tia sáng màu xanh cùng với những âm thanh nhè nhẹ. 118.Muối gì vị rất mặn Mặn hơn cả muối ăn Kim loại thuộc họ kiềm Khối lượng riêng nhỏ nhất.  LiCl; Li là kim loại rất kiềm. 119.Muối gì tên thương mại Gọi dịch tẩy Javel Dùng trong ngành sợi, dệt Chắc nhiều bạn đã quen.--> NaClO 120.Muối gì làm xúc tác Cho ankin hợp nước Anđehit thu được Dùng cho việc tráng gương. > HgS0R4R hoặc HgClR2R. 121.Muối gì làm xúc tác Cho phản ứng crackinh Mạch cacbon bẻ gãy Dầu mỏ đầy etxăng. > Alumino silicat AlR2R(Si0R3R)R3 122.Muối gì dùng chống ẩm Cho muối ăn hằng ngày Ngăn không cho chảy rửa Bảo quản lâu hơn nữa.  NaR3RP0R4R. Pha 70g NaR3RP0R4R vào 1 lít nước, phun đều lên muối ăn, trộn thật kỹ và phơi khô. Lớp NaR3RP0R4R không độc sẽ chống ẩm rất tốt. 123.Muối gì độ kiềm yếu Dùng giặt hàng len, tơ Tên thương mại của nó Xin bạn chỉ dùm cho. > NaR2RC0R3R tên thương mại là sôđa. 124.Muối gì trộn với rượu Là rượu ba lần rượu Hỗn hợp bùng cháy ngay Lấy lửa lúc tối ngày.  KMn0R4R. Trộn KMn0R4R với glixêrin, hỗn hợp sẽ bùng cháy. 125.Muối gì rất ngọt, độc Kim loại: beri, chì Bí mật gốc axit Xin các bạn chỉ cho biết.  Be(CHR3RCOO)R2R và Pb(CHR3RCOO)R2 126.Muối gì khi hòa tan Sẽ thủy phân mãnh liệt Khói trắng bay mù mịt Phải thận trọng khi dùng.-->AlClR3R.6HR2R0 127.Muối gì làm khô nhanh Do có tình hút ẩm Tinh thể có nước ngậm Dây tóc bị hao mòn? --> NR2 140.Khí gì hấp thụ được Tia tử ngoại mặt trời? Là lá chắn hữu hiệu Cho sự sống sinh sôi. --> 0R3 141.Khí gì một hợp chất Thuộc họ olefin Là nguyên liệu tổng hợp Sản phẩm glxerin. -—> CHR2R=CH - CHR3 142.Hai khí gì khác loại Gặp là nhận ra nhau, Vui mừng tay nắm chặt Tỏa làn khói trắng phau? > HCl và NHR3 143 .Hai khí gì cùng mẹ Trái tính ngay từ đầu, Gặp đâu là sinh sự Không chung sống được lâu? --> HR2R và 0R2 144.Quả càu nho nhỏ, miếng trầu hơi Này của Xuân Hương đã quệt ròi Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng trơ như đá, bạc như vôi" Hãy bình luận chữ "thắm lại" theo ngôn ngữ hóa học.  Kiềm trong vôi gặp phenolphtalein trong lá trầu nên thắm lại. 145.Tại sao muối hạt lại dễ bị chảy nước trong không khí?  Natri clorua (NaCl) không hút ẩm, nhưng trong muối có chứa một ít ion magie (MgP2+P), canxi (CaP2+P) các chất này hút ẩm làm cho muối dễ bị chảy nước trong không khí. 146.Tại sao các chất hóa học thường được đựng trong bình thủy tinh màu nâu?  Ánh sáng mặt trời không những đem lại cho con người ánh sáng mà còn có thể xúc tiến sự biến hóa giữa tính chất hóa học và tính chất hóa học của các chất trong tự nhiên. Các chất hóa học đựng trong bình thủy tinh màu nâu hoặc màu sậm, thì lớp màu sậm sẽ ngăn chặn được hay làm giảm cường độ ánh sáng chiếu vào, như vậy các chất hóa học sẽ khó bị phân giải hoặc biến chất. 147.Tại sao chảo, muỗng, dao đều được làm từ sắt, nhưng chảo lại giòn, muỗng lại dẻo, dao lại sắc? Vì hàm lượng cacbon trong các vật dụng khác nhau. Chảo làm bằng gang có 1,7% hàm lượng cacbon. Dao làm từ thép có hàm lượng cacbon 0,2 - 1,7%. Muỗng làm từ thép có hàm lượng cacbon <0,2%. 148.Gas có thành phần chính là những khí không mùi nhưng tại sao nó lại có mùi hôi?  Để đề phòng việc ngộ độc và nổ gas, trong khi sản xuất gas người ta thêm vào một lượng nhỏ lưu huỳnh và benzen, cả hai loại chất này đều có mùi hôi - mùi hôi này sẽ giúp mọi người chú ý xem khí gas có bị rò rỉ hay không. 149.Tại sao người dân tộc thường để lương thực, thực phẩm trên giàn bếp? Trong khói bếp củi có một lượng HCHO, chất này có tác dụng diệt khuẩn rất tốt, bảo vệ cho lương thực thực phẩm lâu hư. 150. Tại sao khi quẹt diêm vào giấy ở bao diêm thì que diêm cháy? -—> Trong đầu que diêm có chứa KCIOR3R, S...Giấy diêm có chứa P đỏ...Khi quẹt diêm tạo ma sát xảy ra phản ứng cháy giữa P và KCIOR3R nên S cháy theo... 2.2.3. Câu hỏi về phần kiến thức ngoại ngữ 1.Past participle của động từ "break" là: a. broke b. breaked c. broken (x) 2.Past participle của động từ "drink" là: a. drank b. drunk (x) c. drinked 3.As pleased as ... a. punch (x) b. bát c. rain 4.As red as... a. rose (x) b. picture c. blood 5.Công thức của thì Future Perfect Continuous là: a. s + will/shall + have + be + V-ing b. s + will/shall + been + V-ing c. s + will/shall + have + been + V-ing (x) 6.Cụm từ nao dưới đây có nghĩa là "Thành phố nơi tôi sinh ra"? a. natal town b. native town (x) c. original town 7.Câu nào dưới đây có nghĩa là "Londres ở trên sông Tamise " a. Londres is located on the Tamise. b. Londres is situated on the Tamise. c. Londres lies on the Tamise. (x) 8.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "Paris ban đêm"? a. Paris the night b. Paris by night (x) c. Paris at night 9.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "Một con đường một chiều"? a. a one way street b. a unique (x) c. a one sense street 10.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "Trọ ở khách sạn"? a. to bind a hotel (x) b. to put up at the hotel c. to go down to the hotel 11.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "nghẽn đường "? a. a traffic hold up b. a traffic up c. a traffic jam (x) 12.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "nói được điện thoại"? a. to be on the phone (x) b. to ha ve a phone c. to be able to phone 13.Câu nào dưới đây có nghĩa là "Tôi bị lạc đường "? a. I have lost myselí. b. I have lost my way. (x) c. I have got lost. 14.Câu hỏi nào dưới đây có nghĩa là "Phòng này giá bao nhiêu?"? a. How much does the room cost? b. How much do you change for the room? (x) c. How expensive is the room? 15.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "những giờ đông người"? a. the affluent hours b. the overcrowded hours c. the rush hours (x) 16.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "người đi ngoài đường" a. The man in the street (x) b. The street man c. The man of the street 17.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "ở góc đường"? a. at the street corner b. round the corner c. in the corner of the street 18. Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "vào tự do"? a. admission free b. free admission c. entrance free 19.Cụm từ nào dưới đây có nghĩa là "tìm chỗ ở"? a. to find lodgings b. to finđ a room c. to find accommodation (x) 20.Cụm từ nào sau đây có nghĩa là "đi thẳng tới"? a. go all right b. keep straight ôn (x) c. keep right 2.2.4. Câu hỏi về phần kiến thức xã hội 1. ECC là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Khôi thị trường chung Châu Âu (x) b. Khối Bắc Đại Tây Dương c. Tổ chức thống nhất Châu Phi d. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển 2. N.A.T.O là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Khối Bắc Đại Tây Dương (x) b. Hội đồng hòa bình thế giới c. Hội luật gia dân chủ thế giới d. Tổ chức quốc tế các nhà báo 3.ASEAN là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Ủy ban phối hợp điều tra tài nguyên khoáng sản ngoài khơi Châu Á b. Ngân hàng phát triển Châu Á c. Trung tâm phát triển Châu Á - Thái Bình Dương d. Hội đồng các nước Đông Nam Á (x) 4.IMF là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Tổ chức lao động quốc tế b. Quỹ tiền tệ quốc tế (x) c. Hội liên hiệp sinh viên thế giới d. Liên minh viễn thông thế giới 5.UNESCO là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Chương trình Liên hiệp quốc về môi trường b. Cơ quan cao ủy Liên hiệp quốc về người tị nạn c. Tổ chức Liên hiệp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa (x) d. Chương trình Liến hiệp quốc về phát triển 6.UNICEF là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Hội đồng lương thực thế giới b. Viện đào tạo và nghiên cứu Liên hiệp quốc c. Tổ chức Liên hiệp quốc về phát triển nông nghiệp d. Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (x) 7.WHO là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Tổ chức y tế thế giới (x) b. Liên hiệp công đoàn thế giới c. Hội đồng hòa bình thế giới d. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển 8.OPEC là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (x) b. Tổ chức quốc tế các nhà báo c. Trung tâm chuyển giao kỹ thuật của khu vực d. Tổ chức nhân dân Tây Nam Phi 9.WB là chữ viết tắt của tổ chức nào? a . Hội đồng lương thực thế giới b. Ngân hàng thế giới (x) c. Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới d. Tổ chức thế giới về sở hữu tri thức 10.AIT là chữ viết tắt của tổ chức nào? a. Trung tâm phát triển Châu Á - Thái Bình Dương b. Liên đoàn Ả rập c. Viện kỹ thuật Châu Á (x) d. Hội các nước Châu Á 11.Con sông nào trên trái đất có một bờ nằm ở Châu Á và bờ kia nằm ở Châu Âu? a. Sông Uran (x) b. Sông Cônggô c. Sông Bắc Hải d. Sông Nin 12.Con sông nổi tiếng Châu Phi uốn khúc dòng của mình qua xích đạo những hai lần? a. Sông Cônggô (x) b. Sông Bắc Hải c. Sông Nin d. Sông Theme 13.Biển nào trên thế giới được mệnh danh là chiếc gương sáng soi chung cả ba châu lục? a. Biển Địa Trung Hải (x) b. Biển Bắc Hải c. Biển Đen d. Biển Hồng Hải 14.Đại dương có diện tích nhỏ nhất trong bốn đại dương trên thế giới? a. Đại Tây Dương b. Bắc Băng Dương (x) c. Ấn Độ Dương d. Thái Bình Dương 15.Biên nội địa nào rộng nhất? a. Biển Đại Trung Hải b. Biển Hồng Hải c. Biển Đen d. Biển Caxpi (x) 16.Thành phố thủ đô của quốc gia nào nằm gần cực bắc nhất? a. Iceland (x) b. Wellington c. Paris d. London 17.Cuộc Cách mạng Tân Hợi nổ ra và hình thành nước Trung Hoa Dân Quốc do Tôn Trung Sơn đứng đầu vào năm nào? a. Năm 1912 (x) b. Năm 1910 c. Năm 1914 d. Năm 1920 18.Hành tinh nào ấm nhất trong thái dương hệ? a. Hỏa tinh b. Trái đất c. Thủy tinh d. Kim tinh (x) 19.Trái đất xoay quanh mặt trời đúng một vòng trong bao lâu? a. 365,25 ngày (x) b. 365 ngày c. 364,75 ngày d. 365,5 ngày 20.Thời gian trái đất tự xoay quanh trục của nó trong bao lâu? a. 3 giờ 56 phút 4,2 giây (x) b. 3 giờ 56 phút c. 3 giờ 55 phút 4,2 giây d. 3 giờ 59 phút 3,4 giây 21.AUD là đồng tiền của nước nào? a.Úc (x) b. Cuba c. Đan Mạch d. Ai Cập 22.CUP là đồng tiền của nước nào? a. Braxin b. Cuba (x) c. Achentina d. Anbani 23.CNY là đồng tiền của nước nào? a. Thụy Sĩ b. Phần Lan c. Trung Quốc (x) d. Côlômbia 24.DM là đồng tiền của nước nào? a. Đức (x) b. Philippin c. Đan Mạch d. Panama 25.THB là đồng tiền của nước nào? a. Urugoay b. Philippin c. Thái Lan (x) d. Đài Loan 26.Giải nào do viện nghệ thuật truyền hình và khoa học trao hàng năm? a. Giải Emmy (x) b. Giải Grammy c. Giải Pulitzer d. Giải Oscar 27.Giải Nobel được trao cho các lĩnh vực nào? a. Vật lý, hóa học b. Các ngành sinh lý dược học, văn học c. Kinh tế, hòa bình d. Tất cả đều đúng (x) 28.Ai là người đúc súng kiểu Pháp cho cụ Phan Đình Phùng đánh Tây?  Cao Thắng 29.Nhà khoa học nào của nước ta đã chế tạo nước lọc penicilin?  Đặng Văn Ngữ 30.Cánh chim đầu đan của ngành sinh học Việt Nam?  Giáo sư Đào Văn Tiễn 31.Ai đã chế tạo súng thần công cho Hồ Quý Ly chống giặc Minh xâm lược?  Hồ Nguyên Trừng 32.Ai là nhà bác học lỗi lạc của Việt Nam thế kỷ XVIII?  Lê Quý Đôn 33.Ai đã nghiên cứu và lai tạo cho ra đời giống lúa "Nông nghiệp I"?  Bác sĩ nông học Lương Định Của 34.Danh nhân Việt Nam được gọi là Trạng Lường tên thật là gì?  Lương Thế Vinh 35.Người Việt Nam nào làm ra lịch lập kỷ sử dụng từ năm 1813 đến 1945?  Danh nhân uyên bác Nguyễn Hữu Thuận 36.Ai là người đi đầu trong ngành Vật lý hạt nhân Việt Nam?  Nguyễn Văn Hiệu 37.Người Việt Nam nào được mệnh danh là người có tinh thần nghiên cứu khoa học không mệt mỏi?  Nhà vật lý Tạ Quang Bửu 38.Người Việt Nam nào là người đầu tiên trên thế giới thực hiện việc cắt gan có qui phạm?  Bác sĩ Tôn Thất Tùng 39.Ai đã chế tạo ra súng Bazooka cho quân đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp?  Kỹ sư Trần Đại Nghĩa 40.Ai là nhà toán học trứ danh của nước ta vào thế kỷ XV?  Vũ Hữu 2.3. HÌNH THỨC TỔ CHỨC 2.3.1. Cách thức tổ chức Có thể tổ chức hoạt động "vui để học" dưới nhiều hình thức sau: • Hình thức thứ nhất: • Cử một người dẫn chương trình (có thể là giáo viên hoặc một sinh viên có khả năng ăn nói trong lớp). • Kế tiếp chia lớp ra làm 4 nhóm, đặt tên và cử một nhóm trưởng cho mỗi nhóm, sau đó mỗi nhóm chọn ra 3 người tham gia dự thi và 1 người làm thư ký. • Mỗi đội sẽ có một bàn, một ghế để nghe và trả lời câu hỏi. • Câu hỏi của hình thức thi này được soạn bằng chương trình Microsoft PowerPoint và phải có sấn máy chiếu và phong màn để chiếu thi. Chia làm 3 vòng thi: + Vòng 1: Kiến thức cá nhân. Ở vòng này có 3 đợt thi, mỗi đợt sẽ có một người trong đội tham gia, giành quyền trả lời bằng cách nhấn chuông (hoặc phất cờ). Và mỗi đội sẽ được tặng trước 10 điểm. ở 3 đợt thi, mỗi đợi có 8 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 15 giây để trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được lo điểm. Nếu như trả lời sai sẽ bị trừ 5 điểm. Nếu có đội trả lời sai các đội còn lại có thêm 10 giây suy nghĩ, nếu trả lời đúng sẽ được 5 điểm, sai bị trừ 5 điểm. Câu hỏi của vòng này là những câu hỏi trả lời nhanh (câu hỏi dễ hoặc dạng 2 lựa chọn). + Vòng 2: Thử thách tập thể Vòng này mỗi đội có 3 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 30 giây hội ý. Nếu trả lời đúng sẽ được 20 điểm, nếu trả lời sai bị trừ lo điểm và 3 đôi còn lại có cơ hội giành quyền trả lời, nếu đúng được 10 điểm, nếu sai bị trừ 5 điểm. Câu hỏi của vòng này khó hơn vòng 1 một chút, cho loại câu hỏi tư duy hoặc nhiều lựa chọn. + Vòng 3: Vượt chướng ngại vật Vòng này sẽ giải ô chữ, có 8 ô chữ cho 2 lượt, mỗi lượt mỗi đội được chọn một ô. Sau khi chọn ô người dẫn chương trình sẽ đọc gợi ý, mỗi ô có 15 giây hội ý. Nếu trả lời đúng mỗi đội sẽ được 20 điểm. Nếu sai thì người dẫn chương trình cho qua. Trong mỗi ô chữ có một từ khóa để giải ô từ khóa cuối cùng. Sau khi trả lời xong 8 ô chữ các đội sắp xếp các từ khóa lại trong 30 giây và viết ra bảng giơ lên cho ban giám khảo xem. Nếu đúng mỗi đội được thêm 40 điểm. + Vòng 4: Về đích. Vòng thi này có 3 loại câu hỏi: lo điểm (6) - 20 điểm (6)- 30 điểm (6) với 2 lượt lựa chọn cho mỗi đội. Và sau khi người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, mỗi đội sẽ có 10 giây - 20 giây - 30 giây ứng với mỗi loại câu hỏi để suy nghĩ trả lời. Nếu như đội nào trả lời sai thì ba đội còn lại sẽ giành quyền trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được hưởng trọn số điểm của loại câu hỏi mà đội trả lời sai chọn. * Hình thức thứ hai: • Cử một người dẫn chương trình (có thể là giáo viên hoặc một sinh viên có khả năng ăn nói trong lớp). • Chia lớp ra làm 4 nhóm, mỗi nhóm cũng chọn ra một nhóm trưởng và một thư ký để ghi điểm chéo cho nhau. Ở hình thức này, có 3 vòng thi: + Vòng 1: Kiến thức cơ bản. Vòng này có 40 câu hỏi, được đánh máy và in ra giấy sấn hoặc là làm bằng chương trình powerpoint với các con số từ 1 -> 40. Sau đó, người dẫn chương trình mời mỗi nhóm cử một bạn lên bốc thăm hoặc chọn số thứ tự câu hỏi để cho người dẫn chương trình đọc lớn câu hỏi lên và trả lời câu hỏi, với điều kiện người lên bốc thăm trả lời câu hỏi mỗi lần không trùng nhau. o Nếu trả lời đúng sẽ được 20 điểm. o Nếu người lên bốc thăm trả lời sai hoặc không trả lời được sau 20 giây suy nghĩ, thì đồng đội trong nhóm sẽ được quyền đứng lên bổ sung hoặc trả lời lại câu hỏi nhưng lần này trả lời đúng chỉ được 10 điểm. Nếu như, đồng đội của người lên bốc thăm vẫn trả lời sai thì đội đó sẽ bị trừ 10 điểm o Sau 2 lần trả lời hoặc bổ sung chưa chính xác thì đội của người lên bốc thăm sẽ mất quyền ưu tiên và các đội khác có cơ hội giành quyền trả lời và đội nào trả lời đúng sẽ được 10 điểm còn sai không bị trừ điểm (chỉ ưu tiên cho đội nhanh nhất), o Nếu như cả đội bốc thăm và đội xung phong không trả lời chính xác thì người dẫn chương trình đọc lời giải đáp hoặc mời người cố vân cho trò chơi giải đáp câu hỏi thật chính xác. + Vòng 2: Bí mật ô chữ. Vòng này, sẽ có 8 ô chữ (được đánh số từ )và một ô đặc biệt (các từ khóa của ô đặc biệt được phân bố trong 8 ô chữ). Mỗi đội trưởng sẽ đứng lên chọn ô chữ cho đội mình, người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi gợi ý. Nếu trả lời đúng thì được 40 điểm. Nếu trả lời sai thì các đội còn lại sẽ trả lời thế nếu đúng được 20 điểm. Sau khi giải hết các ô chữ, người dẫn chương trình sẽ đọc gợi ý ô đặc biệt và yêu cầu các đội viết ra tờ giấy và nộp lên cho người dẫn chương trình trong vòng 30 giây . Nếu trả lời đúng sẽ được 80 điểm. + Vòng 3: Vòng đặc biệt (chỉ giành cho đội thắng cuộc để nhận phần quà đặc biệt) Vòng này chỉ có một câu hỏi tư duy cho đội thắng cuộc nếu như trả lời đúng sẽ nhận thêm quà, và đội có 3 lần trả lời. • Hình thức thứ ba: • Cử một người dẫn chương trình (có thể là giáo viên hoặc một sinh viên có khả năng ăn nói trong lớp). • Mỗi tổ sẽ cử ra một người xuất sắc nhất thi đấu (có 4 người tham gia chơi tất cả), và chọn ra bốn người làm thư ký. • Ở hình thức này có 4 vòng thi và một vòng thi dành cho khán giả (Khoảng 4 câu hỏi với 4 phần quà để dành cho khán giả - Vòng 1: Mỗi thí sinh được cho trước lo điểm, có 5 câu hỏi để trả lời trong vòng 50 giây, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai thì bị trừ 5 điểm. Nếu thí sinh đạt được 50 điểm thì sẽ chiến thắng vòng thi thứ nhất. Kết quả vòng thi tứ nhất được bảo lưu. - Vòng 2: Mỗi thí sinh được cho trước lo điểm. Vòng thi này có tất cả 20 câu hỏi được đánh số từ 1 đến 20. Các thí sinh sẽ chọn câu hỏi theo số thứ tự và người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi cho thí sinh trả lời, với thời gian là 20 giây cho mỗi câu hỏi, nếu trả lời đúng được 20 điểm, còn sai thì bị trừ lo điểm và các thí sinh còn lại có quyền trả lời câu hỏi này. Nếu thí sinh khác trả lời đúng sẽ được 10 điểm còn sai bị trừ 10 điểm. - Vòng 3: mỗi thí sinh sẽ có số điểm khởi đầu của vòng này bằng tổng điểm của vòng 1 và vòng 2 cộng lại. Vòng này có tất cả 16 câu hỏi được đánh số từ 1 đến 16. Mỗi thí sinh được quyền lựa chọn câu hỏi xoay vòng, và người dẫn chương trình đọc câu hỏi và các thí sinh sẽ giành quyền trả lời, ưả lời đúng được 30 điểm, còn sai thì bị trừ 15 điểm. Nếu người giành được quyền trả lời mà trả lời sai thì người dẫn chương trình mời khán giả trả lời. Và vòng thi này kết thúc khi thí sinh nào đạt được 180 điểm trước hoặc có số điểm cao nhất khi hết câu hỏi, đồng thời người đó sẽ được thi vòng 4. - Vòng thi dành cho khán giả: người dẫn chương trình mời 8 bạn lên tham gia, sau đó chia 8 người này ra làm làm hai đội, đọc câu hỏi cho 2 đội nghe và giành quyền trả lời, đội nào trả lời đúng nhiều nhất sẽ được nhận phần thưởng. - Vòng 4: Chỉ có một người thắng ở vòng 3 tham gia. Ở vòng này có tất cả 10 câu hỏi trả lời nhanh nếu như trong 60 giây mà trả lời đúng 7 câu là thắng. • Hình thức thứ tư: • Cử một người dẫn chương trình có thể là giáo viên hoặc sinh viên • Chọn mỗi tổ một người tham dự (do tổ tự đề cử hay bốc thăm) và mỗi tổ chọn một người làm thư ký và ghi điểm chéo cho nhau. • Hình thức này có 4 vòng thi đấu: - Vòng 1: Là vòng kiểm tra kiến thức cá nhân. S Trong vòng này, mỗi thí sinh được tặng 10 điểm. S Mỗi thí sinh sẽ có 6 câu hỏi trong vòng 50 giây, mỗi câu trả lời đúng là được 10 điểm, nếu trả lời không được thì phải nói "Cho qua" thật nhanh. - Vòng 2: Là vòng thi loại trực tiếp. Sau vòng thi này mà điểm của thí sinh nào thấp nhất sẽ bị loại khỏi cuộc thi. V Trong vòng này có một ô chữ, có 8 hàng ngang và trong mỗi hàng ngang có chứa từ khóa để giải hàng chữ cuối cùng. - Thí sinh sẽ lựa chọn ô chữ để trả lời với sự gợi ý của người dẫn chương trình. Nếu trả lời đúng sẽ có 20 điểm và thí sinh chỉ có 15 giây trả lời một ô chữ. - Nếu trả lời sai thì thí sinh sẽ bị trừ 10 điểm và trao quyền trả lời cho các bạn chơi với mình. Ai nhanh nhất giành quyền trả lời nếu đúng sẽ được 10 điểm còn sai thì bị trừ 10 điểm. Nếu như người giành quyền trả lời vẫn trả lời sai thì người dẫn chương trình cho qua ô chữ này. - Khi đã trả lời đủ vòng thì người dẫn chương trình cho các thí sinh trong vòng 20 giây đem nộp ô chữ chứa từ khóa, ai nộp trễ coi như không có kết quả. Thí sinh nào giải đúng từ khóa sẽ có 40 điểm. - Hết vòng này sẽ tổng kết lại kết quả và thí sinh nào thấp điểm nhất trong 4 người thì phải ngừng cuộc chơi, và ba người còn lại tiếp tục vào vòng thi thứ 3. - Vòng 3: Là vòng thi loại lẫn nhau của 3 thí sinh còn lại, 3 thí sinh này sẽ được giành quyền trả lời các câu hỏi. Sau vòng này ai thấp điểm nhất sẽ bị loại và để cho hai thí sinh còn lại bước vào vòng thi về đích. - Trong vòng này có tất cả 6 câu hỏi, do người dẫn chương trình đọc lên và các thí sinh sẽ giành quyền trả lời, mỗi câu hỏi có 20 giây. - Nếu trả lời đúng sẽ được 30 điểm, còn trả lời sai thì bị trừ 15 điểm và đưa quyền trả lời vào tay 2 người còn lại, nếu như trả lời đúng thì được 15 diêm, còn sai thì bị trừ 15 điểm. V Kết thúc vòng thi này tổng kết số điểm, thí sinh nào thấp điểm nhát sẽ bị loại chỉ còn hai thí sinh còn lại vào vòng chung kết để xác định người đứng nhất. - Vòng 4: vòng chung kết. - Vòng thi này có các câu hỏi ở nhiều mức độ khác nhau (loại câu 10 điểm, 20 điểm, 30 điểm). V Hai thí sinh sẽ có 3 lượt lựa chọn. Hai thí sinh lần lượt lựa chọn các câu hỏi có mức độ khác nhau để trả lời nếu trả lời sai, sẽ bị trừ số điểm tương ứng với số điểm của câu hỏi thì người còn lại sẽ trả lời thì số điểm sẽ thuộc về người trả lời đúng, còn sai thì không bị trừ. - Kết thúc vòng thi người dẫn chương trình sẽ tuyên bố người thắng cuộc. • Hình thức thứ năm: • Chọn một người dẫn chương trình. • Chọn ra bốn người dự thi và bốn người làm thư ký ghi điểm chéo cho nhau. • Có tất cả 4 vòng thi: - Vòng 1: "Khởi động" - Trong vòng này, mỗi thí sinh có tất cả 6 câu hỏi, trả lời trong vòng 50 giây. Câu nào trả lời không được kêu cho qua để trả lời câu tiếp theo. - Mỗi câu trả lời đúng sẽ có 10 điểm. Câu nào bỏ qua thì có thể dùng làm câu hỏi cho phần thi dành cho khán giả. - Người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi lần lượt cho cả 4 thí sinh. - Vòng 2: "Vượt chướng ngại vật" - Có 8 ô hàng ngang, đoán đúng mỗi hàng được 10 điểm. - Có 15s suy nghĩ , sau đó cả 4 thí sinh cùng đưa ra câu trả lời. - Những hàng ngang không có thí sinh nào đoán được sẽ để cho khán giả trả lời sau khi phần thi này kết thúc. - Sau khi chọn hết 8 hàng ngang, có 15s để đoán từ chìa khóa đoán đúng được 40 điểm. - Hết 15s mà 4 thí sinh vẫn chưa đoán được thì sẽ có một gợi ý và có thêm lOs suy nghĩ. Đoán được từ chìa khoa khi đã có gợi ý chỉ được 20 điểm. - Trong quá trình đoán các ô hàng ngang, thí sinh có thể đoán từ chìa khoa bất cứ lúc nào; nhưng nếu đoán sai sẽ bị loại khỏi vòng thi này. - Vòng 3: "Tăng tốc" - Có 4 câu hỏi dành cho cả 4 thí sinh. Sau khi đọc câu hỏi 30 giây, cả 4 thí sinh sẽ đưa đáp án của mình ghi ra giấy, câu trả lời đúng được 20 điểm. - Vòng 4: "Về đích" - Mỗi thí sinh có 2 lượt lựa chọn các câu hỏi lOđ , 20đ hay 30đ. - Sau khi nghe câu hỏi, thí sinh có 15 giây để trả lời , nếu trả lời sai sẽ bị mất điểm cho người trả lời đúng. - Nếu thí sinh đó không trả lời được, các thí sinh khác có 5 giây trả lời. - Nếu hết 5 giây mà không có thí sinh không trả lời đúng thì câu hỏi đó sẽ dành cho khán giả. Còn người đã chọn câu hỏi mà không trả lời được đó sẽ không bị trừ điểm. - Ngoài ra, sau khi nghe câu hỏi, thí sinh có quyền đặt ngôi sao hi vọng để gấp đôi số điểm của mình lên, nhưng nếu trả lời sai, thí sinh sẽ bị trừ đi số điểm tương ứng cho dù các thí sinh khác có trả lời đúng câu hỏi đó hay không. 2.3.2. Chọn nhóm tham dự Đối với các hình thức tổ chức cho các đội nhóm thì người tổ chức có thể chọn ra nhóm dự thi từ các tổ nhóm học tập đã được chia trong quá trình học tập. Đối với những cá nhân dự thi các vòng thi dành cho cá nhân thì người tổ chức có thể giao cho các nhóm trưởng chọn ra, hoặc là chọn ra những cá nhân dự thi bằng cách đưa ra câu hỏi để chọn ra đủ số người dự thi khi họ trả lời đúng và sớm nhất câu hỏi do người tổ chức đặt ra. Hoặc còn có thể chọn người tham dự bằng cách cho người chơi tự nguyện tham gia hoặc bằng cách bóc thăm chọn người chơi bất kỳ nếu người tổ chức muốn kiểm tra kiến thức của người học được bao nhiêu. 2.3.3. Vai trò ban giám khảo Ban giám khảo trong hoạt động "Vui để học" này có thể là hai hay nhiều người trở lên. Thành phần ban giám khảo có thể là người tổ chức (tức giáo viên giảng dạy) hoặc nếu như người tổ chức muốn rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau và cần quan sát thì người tổ chức có thể yêu cầu các bạn nhóm trưởng hoặc các bạn học xuất sắc trong lớp làm ban giám khảo cho hoạt động. Ban giám khảo có vai trò là: - Giải quyết những thắc mắc của các đội tham gia về đáp án của các câu trả lời, và ở những câu trả lời khác đáp án của ban giám khảo. Do đó ban giám khảo cần có sẳn bản đáp án trả lời tỉ mỉ các câu hỏi. - Ban giám khảo xử lí các tình huống giành quyền trả lời xem đội nào giành được quyền trả lời. - Ban giám khảo tổng kết các số điểm và xác định đội thi hoặc người thi giành chiến thắng chung cuộc. 2.3.4.Người dẫn chương trình Người dẫn chương trình có thể là người tổ chức hoặc có thể do người dẫn chương trình chọn ra từ lớp (như bí thư chi đoàn, hoặc những sinh viên ăn nói hay). Người dẫn chương trình sẽ thông báo luật chơi ở mỗi vòng thi cho những người tham gia được rõ, tổ chức phần thi dành cho khán giả, đọc câu hỏi cho các đội tham gia hoặc hô câu "thời gian suy nghĩ bắt đầu". Người dẫn chương sẽ là người thúc đẩy các khán giả cổ vũ sôi nổi lên làm cho không khí hoạt động thêm phần sôi động. 2.3.5.Người cổ vũ - Câu hỏi dành cho khán giả a/Người cổ vũ đóng vai trò rất quan trọng, những người giúp làm cho hội thi thêm phần sôi nổi và hưng phấn. Nhờ có những người cổ vũ này mà người tham gia có thêm tinh thần chiến đấu kiên cường trước những phần thi gay go mang tính quyết định nước rút. b/ Câu hỏi dành cho khán giả là phần thi dành cho khán giả cổ vũ cho các đội chơi. Phần thi này dành cho các khán giả, nó có tác dụng giúp cho người chơi như đang là một phần của cuộc thi và họ sẽ cổ vũ hết mình hơn nhờ các phần thưởng cho họ khi trả lời đúng các câu hỏi. Các câu hỏi dành cho khán giả có thể được người tổ chức chuẩn bị sẩn hoặc có thể dùng những câu hỏi mà các đội ehơi trả lời hoặc người chơi trả lời không được. Có như vậy người chơi sẽ càng thêm hào hứng hơn nữa. 2.3.6.Sử dụng thời gian - lên kế hoạch - phân bố- điều chỉnh a/ Sử dụng thời gian Người tổ chức sử dụng thời gian bằng cách có thể lấy tiết dạy của mình tổ chức hoạt động hoặc là tổ chức hoạt động bằng vốn thời gian sinh hoạt ngoại khóa của các lớp, đây cũng là vốn thời gian khá rộng của các lớp, nhưng vốn thời gian này lại khó mà kêu gợi được sinh viên tham dự vì đa phần sinh viên dùng giờ sinh hoạt ngoại khóa để mà về nhà hoặc đi dạy thêm nên khó mà có mặt đầy đủ. Do đó đòi hỏi người tổ chức sử dụng các biện pháp để cho toàn bộ sinh viên tham gia đầy đủ, để tạo không khí cho hoạt động. Trong khi hoạt động diễn ra, người tổ chức phải sử dụng vốn thời gian sao cho hoạt động không bị kéo dài quá làm cho cả người chơi, ban giám khảo và cả khán giả - những người luôn luôn sôi nổi sẽ mệt mỏi, chán chường và ngán ngẫm. Vì thế người tổ chức nên giới hạn thời gian trả lời các câu hỏi trong những giới hạn nhất định như: câu hỏi dễ thì khoảng 10 giây đến 15 giây để suy nghĩ và trả lời, còn câu hỏi khó và quá khó thì tối đa 20 giây và 30 giây. Và người tổ chức cũng đưa ra điều lệ chơi thật chắc chắn để người chơi không thể bắt lỗi khi bị người dẫn chương trình bỏ qua vì đã hết thời gian. b/Lên kế hoạch Người tổ chức phải lên kế hoạch ngay từ sớm, và thông báo cho các lớp cần tổ chức hoạt động. Đồng thời người tổ chức cần thông báo cho các lớp đó biết hoạt động được tổ chức như thế nào (thông báo phần hoạt động cần bao nhiêu người tham gia, cần người dẫn chương trình hay không, phân công một tiểu ban soạn câu hỏi và tiểu ban này cũng là ban giám khảo luôn với sự cố vấn của người tổ chức, cần bao nhiêu người trong ban thư ký để tổng hợp kết quả, một tiểu ban hậu cần chuẩn bị quà cho các đội tham gia và phần thưởng cho khán giả), và sẽ tổ chức tại đâu, cần sắp xếp bố trí trang thiết bị như thế nào (chuẩn bị micro, rinh màn chiếu, rinh máy chiếu overhead nếu như câu hỏi được soạn thảo bằng PowerPoint, chuẩn bị chỗ ngồi cho các đội dự thi, sắp xếp vị trí cho các khán giả...). c/Phân bố Thời gian phải được người tổ chức phân bố từ trước trong kế hoạch tổ chức của mình, và sự phân bố này sẽ được người tổ chức thông báo cho người dẫn chương trình biết để có được một sự phối hợp thời gian nhịp nhàng trong khi tổ chức. Ví dụ: nếu như các phần thi dành cho các đội tham gia kết thúc sớm thì xen người dẫn chương trình có thể xen vào giữa đó một số phần thi dành cho khán giả, hoặc là khi cân chuẩn bị trang thiết bị hoặc một số công cụ cho phần thi tiếp theo hay cũng có thể là bộ phận thư ký cần tổng hợp số điểm cho ban giám khảo để xem loại bỏ ai thì cần một thời gian chờ nếu như để không sẽ gây ra không khí chán nản, bớt phần sôi động do đó người dẫn chương trình cần cho một số câu hỏi dành cho khán giả. Sự phân bố thời gian còn được thể hiện qua các câu hỏi thi, ta nên sắp xếp các câu hỏi dễ lên trước để cho các đội tham dự trả lời ghi điểm liên túc nhằm tạo cảm giác hưng phấn cho người thi, và đến những vòng thi cuối cùng thì mới đưa ra những câu hỏi khó để có sự bức phá vào những giây phút cuối cùng làm cho hoạt động trở nên gây cấn và lôi cuốn khán giả. Đồng thời tùy vào thời lượng cho phép tổ chức hoạt động mà người tổ chức sắp xếp coi có bao nhiêu vòng thi trong hoạt động này, cách bố trí lượng câu hỏi trong các vòng thi xem coi có hợp lý với thời lượng chương trình không. Và độ khó của câu hỏi cũng cần phải xem xét. Do đó công việc của người tổ chức cần phải phối hợp với tiểu ban biên soạn câu hỏi để kiểm tra độ khó của câu hỏi để có thể cho bao nhiêu thời gian để các đội chơi suy nghĩ ra đáp án, từ đó người dẫn chương trình sẽ nhân lên tính ra tổng số thời gian theo dự đoán cần dùng và lên kế hoạch tổng quát cho hoạt động. Vì thế việc phân bố trong hoạt động là một công việc hết sức khó khăn, nó đòi hỏi người tổ chức phải chính xác trong mọi công việc và chính xác trong việc phân bố mức độ khó của câu hỏi. d/ Điều chỉnh Điều chỉnh có nghĩa là công việc đang tiến hành thì gặp một số vấn đề nên cần có sự thay đổi cho hợp lý. Có các loại điều chỉnh sau: - Điều chỉnh thời gian: ví dụ như theo kế hoạch thì thời gian tổ chức sẽ là 2 tiếng đồng hồ nhưng do các đội chơi trả lời câu hỏi nhanh quá làm cho thời gian của các phần thi bị rút ngắn lại, do đó người tổ chức có thể yêu cầu người dẫn chương trình hãy cho phần thi của khán giả kéo dài hơn bằng cách đưa ra những câu hỏi khó để có sự chuẩn bị cần thi cho các vòng tiếp theo. Hoặc có thể lại các đội chơi kéo dài thời gian làm trễ nải do đó có thể cắt bớt một số câu hỏi của phần thi dành cho khán giả. - Điều chỉnh về nhân sự: ví dụ như các đội chơi có thể có những người dự bị để phòng hờ khi những người tham gia chính thức bị trục trặc vấn đề không tới tham gia được thì họ có người bổ sung vào hoặc họ có những thành viên dự bị về phần kiến thức nào thì tới phần thi nào tương ứng lượng kiến thức đó họ sẽ cho người thay thế. - Điều chỉnh địa điểm: có thể là địa điểm theo dự kiến hôm đó bị bận vấn đề gì đó không thể tổ chức được thì người tổ chức có thể chọn phòng khác để tổ chức hoạt động hoặc là sẽ dời lại vào một ngày khác nếu như không có phòng. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1.MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM - Nhằm rút ra kinh nghiệm tổ chức hoạt động "vui để học" được thành công trong thời gian sắp tới và có thể áp dụng rộng rãi trong phần rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. - Xác định được tính khả thi và ưu khuyết điểm của hoạt động "vui để học" để có thể củng cố những ưu điểm và khắc phục những khuyết nhằm làm cho hoạt động tốt hơn và biến nó trở thành một công cụ dạy học bằng hoạt động - phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. - Giúp cho người tổ chức củng cố kinh nghiệm sử dụng phương pháp dạy học bằng hoạt động và làm sao có thể phối hợp hoạt động này với các hoạt động khác trong việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. 3.2.ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM Là các em học sinh lớp 10/11 năm học 2005 - 2006 ở trường Phổ thông trung học Phú Hưng - Xã Phú Hưng - Thị xã Bến Tre - Tỉnh Bến Tre. 3.3.TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM a/ Mục đích tổ chức thực nghiệm Theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm lớp là muốn rèn luyện các kiến thức môn tự nhiên cho các em nên yêu cầu giáo sinh thực tập chủ nhiệm của lớp hãy tổ chức một buổi vui để học cho lớp với từng nội dung toán, vật lý, hóa học. b/ Chuẩn bị tổ chức - Liên hệ với giáo viên dạy hóa lớp 10/11 để mời giáo viên đó ra câu hỏi và làm cố vấn cho phần nội dung vui để học. - Lên kế hoạch tổ chức vào ngày thứ 7 (18/03/2006) sau giờ sinh hoạt lớp khoảng 15h20' tại phòng học của lớp. - Thông báo thời gian tổ chức hoạt động cho lớp biết, và yêu cầu cả lớp ở lại sau giờ sinh hoạt để tham gia hoạt động cho thật đầy đủ. - Biên soạn câu hỏi thông qua sự cố vấn của giáo viên đứng lớp về bộ môn hóa học. - Đồng thời đưa ra số đội thi (gồm có 4 đội tương ứng với 4 tổ được chia trong lớp); đưa ra số vòng thi và điều lệ thi của mỗi vòng để các đội tham gia có thể nắm rõ. c/ Tiến hành tổ chức • Cử người dẫn chương trình (là hai bạn giáo sinh chủ nhiệm lớp). • Yêu cầu các em học sinh ngồi cho đúng tổ của mình, mỗi tổ có một tổ trưởng và yêu cầu các tổ trưởng chọn ra một thư ký để ghi điểm cho các tổ (tổ Ì ghi điểm cho tổ 3, tổ 2 ghi cho tổ 4, tổ 3 ghi cho tổ 2, tổ 4 ghi cho tổ 1). Ở phần thi này, có 2 vòng thi: + Vòng 1: Kiến thức cơ bản. Vòng này có 20 câu hỏi, được đánh máy và in ra giấy sẵn và cắt ra làm thành những lá thăm đựng ừong một chiếc hộp. Sau đó, người dẫn chương trình mời mỗi nhóm cử một bạn lên bốc thăm hoặc chọn số thứ tự câu hỏi để cho người dẫn chương trình đọc lớn câu hỏi lên và trả lời câu hỏi, với điều kiện người lên bốc thăm trả lời câu hỏi mỗi lần không trùng nhau. o Nếu trả lời đúng sẽ được 20 điểm. o Nếu người lên bốc thăm trả lời sai hoặc không trả lời được sau 20 giây suy nghĩ, thì đồng đội trong nhóm sẽ được quyền đứng lên bổ sung hoặc trả lời lại câu hỏi nhưng lần này trả lời đúng chỉ được lo điểm. Nếu như, đồng đội của người lên bốc thăm vẫn trả lời sai thì đội đó sẽ bị trừ 10 điểm o Sau 2 lần trả lời hoặc bổ sung chưa chính xác thì đội của người lên bóc thăm sẽ mất quyền ưu tiên và các đội khác có cơ hội giành quyền trả lời và đội nào trả lời đúng sẽ được lo điểm còn sai khổng bị trừ điểm (chỉ ưu tiên cho đội nhanh nhất). o Nếu như cả đội bốc thăm và đội xung phong không trả lời chính xác thì người dẫn chương trình đọc lời giải đáp hoặc mời người cố vấn cho trò chơi giải đáp câu hỏi thật chính xác. + Vòng 2: Bí mật ô chữ. Vòng này, sẽ có 8 ô chữ (được đánh số từ )và một ô đặc biệt (các từ khóa của ô đặc biệt được phân bố trong 8 ô chữ). Mỗi đội trưởng sẽ đứng lên chọn ô chữ cho đội mình, người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi gợi ý. Nếu trả lời đúng thì được 40 điểm. Nếu trả lời sai thì các đội còn lại sẽ trả lời thế nếu đúng được 20 điểm. Sau khi giải hết các ô chữ, người dẫn chương trình sẽ đọc gợi ý ô đặc biệt và yêu cầu các đội viết ra tờ giấy và nộp lên cho người dẫn chương trình trong vòng 30 giây. Nếu trả lời đúng sẽ được 80 điểm. 3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Các em học sinh tham gia rất tích cực và sôi nổi. Các em tham gia theo đúng nội quy của các vòng thi và không có vi phạm. Các em trả lời đúng hầu hết các câu hỏi nhưng có sự chênh lệch về trình độ của các tổ (tổ 1: 850 điểm; tổ 2: 550 điểm; tổ 3 và tổ 4: 150 điểm/ tổ). Nhưng đồng thời qua đây cũng có thể đánh giá được phần nào trình độ môn hóa của các em học sinh trong lớp. Trong lớp có em học giỏi Hóa và trình độ hiểu biết rộng về hóa và phần lớn các em này đều tập trung ở tổ 1(đã được kiểm chứng bằng cách coi sổ điểm). Việc thực nghiệm này cũng giúp cho các em học sinh phần nào ôn luyện lại các kiến thức mà các em vừa mới học và mở rộng cho các em thêm về sự liên hệ giữa hóa học với tự nhiên. Tóm lại, đợt thực nghiệm đã giúp cho bản thân tôi thu được những kết quả hết sức quý báu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của tôi để tôi có thể rút ra những kinh nghiệm cần thiết cho bản thân và cho cách thức tổ chức hoạt động sau này. 3.5. CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM Đợt thực nghiệm này đã đưa ra nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc tổ chức hoạt động "Vui để học" sau này: - Cần phải lên kế hoạch rõ ràng và chuẩn bị thật tốt về các khâu trong quá trình chuẩn bị tốt cho hoạt động. Trong công tác chuẩn bị tốt này người tổ chức cần phân chia công tác ra thành nhiều mảng hoạt động không nên tự mình làm hết công tác chuẩn sẽ dẫn đến sai xót ảnh hưởng đến quá trình tổ chức hoạt động. Ví dụ: Khi tổ chức thực nghiệm ở trường PTTH Phú Hưng thì do cô chủ nhiệm lớp 10/11 yêu cầu giáo sinh tực tập phải làm hốt các khâu chuẩn bị nên khi diễn ra hoạt động có một chút sai xót: câu hỏi đặt ra sai về mặt ý nghĩa câu từ, làm cho ở dưới người chơi phản đối không được công bằng. Điều này cũng dễ hiểu, một khi số đếm ngày càng tăng lên, người chơi ngày càng hào hứng sôi nổi, do đó họ tranh với nhau từng điểm một do đó họ khá phản ứng khi câu hỏi sai do đội mình bóc trúng. Chính vì thế công tác chuẩn bị cần được người tổ chức chia sẻ ra thật nhiều, nhất là khi tổ chức cho sinh viên thì cần phải chia công việc cho sinh viên để các bạn sinh viên phụ chuẩn bị nhiều phần như: địa điểm tổ chức, chuẩn bị câu hỏi, chuẩn bị micro, chuẩn bị máy chiếu overhead nếu có dùng PowerPoint,... - Người dẫn chương trình nên là người học trong lớp vì chỉ có như thế người tổ chức mới có thể ngồi bên dưới quan sát xem coi có sai xót gì không để rút kinh nghiệm cho các đợt tổ chức sắp tới. - Người tổ chức cũng phải ngồi quan sát xem những kiến thức mà người học còn thiếu để bổ sung trong các giờ ôn tập luyện tập để nâng cao trình độ cho người học. KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN Sau một thời gian nghiên cứu, tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra, cụ thể như sau: 1.Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài a. Kỹ năng dạy học b. Các kỹ năng dạy học cơ bản của người giáoviên c. Quy trình rèn luyện các kỹ năng dạy học d. Dạy học bằng hoạt động của người học e. Lí luận của hoạt động 2.Tiến hành thăm dò ý kiến sinh viên về hoạt động "Vui để học" làm cơ sở thực tiễn cho đề tài: - Thăm dò ý kiến của các bạn sinh viên Hóa 4 đã từng tham gia hoạt động "Vui để học" về hoạt động này, sau khi đã học qua học phần phương pháp giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông. Phát ra 83 phiếu thu về 83 phiếu. - Tìm hiểu kinh nghiệm tổ chức hoạt động "Vui để học " của các bạn. - Từ đó rút ra những căn cứ về hoạt động "Vui để học" và đưa ra một số cách thức tổ chức hoạt động "vui để học" để đạt kết quả cao nhất. Các kết quả thu được cho thấy đa phần các bạn đều thích khi được tham gia hoạt động "Vui để học" và các bạn đưa ra nhiều kinh nghiệm tổ chức cho hoạt động này từ những ý kiến của mình 3.Thu thập các tài liệu về hóa học về ứng dụng, các CD "Đố vui để học", đưa ra hơn 200 câu hỏi để tạo nội dung chương trình. - Đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm về nội dung hóa học, kĩ năng dạy học, kiến thức tổng quát, kiến thức ngoại ngữ. - Đưa ra một số câu hỏi trả lời ngắn có thể dùng soạn các ô chữ. - Các câu hỏi ôn luyện kiến thức về kỹ năng cho sinh viên. 4.Thiết kế các hình thức tổ chức hoạt động "Vui để học" - Đưa ra 5 hình thức tổ chức hoạt động "Vui để học". - Làm rõ nhiệm vụ các thành phần trong hoạt động: người dẫn chương trình, các khán giả, ban giám khảo. - Làm rõ các nội dung hoạt động "Vui để học", tác dụng và vai trò của hoạt động. 5.Thực nghiệm đề tài nghiên cứu Trong phần thực nghiệm của mình, tôi đã thực hiện một số công việc sau: - Tổ chức mẫu hoạt động "Vui để học" cho học sinh ở Bến Tre. - Tiến hành rút kinh nghiệm sau khi tổ chức hoạt động này. Các em học sinh tham gia rất tích cực và sôi nổi. Thực nghiệm cũng đã khẳng định tính khả thi và tác dụng rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm của đề tài nghiên cứu. 2. ĐỀ XUẤT a. Đề xuất với trường - Nhà trường cần giao cho Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều hoạt động "Vui để học" liên trường giữa các trường đại học, như các hội thi toán học, vật lý, hóa học... - Nhà trường cần giao cho Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên Tổ chức cho sinh viên nhiều hình thức hoạt động "Vui để học" để rèn luyện kiến thức. b. Đề xuất với khoa - Khoa cần tổ chức nhiều Hội thi "Hóa học vui" hoặc là "Đố vui hóa học" cho sinh viên ngoài Hội thi nghiệp vụ sư phạm. - Khoa cần phát triển mạnh mẽ hơn Câu lạc bộ Hóa học, để câu lạc bộ này phụ trách tổ chức các hoạt động "Vui để học" cho sinh viên Khoa Hóa. - Khoa có thể yêu cầu Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động liên khoa có liên quan đến hóa học và cho sinh viên nào yêu thích hóa học có thể tham gia. - Khoa có thể áp dụng thử nghiệm rộng rãi hoạt động "Vui để học" vào giảng dạy và rèn luyện kỹ năng cho sinh viên. c. Đề xuất với các sinh viên - Các sinh viên cần chủ động đăng kí tham gia các hoạt động "Vui để học" do trường và khoa tổ chức để tích lũy kiến thức. - Sinh viên cần tích cực tham gia với tư cách là người chơi cũng như là người tổ chức để có kinh nghiệm tổ chức hoạt động đồng thời tập ứng dụng phương dạy học bằng hoạt động của người học cho công tác giảng dạy sau này. - Sinh viên cần tích cực rèn luyện kỹ năng dạy học của bản thân thông qua việc tham gia thường xuyên các hoạt động "Vui để học". Hiện nay, các chương trình "vui để học" đang phát huy tác dụng trong nhiều lĩnh vực như trên truyền hình có rất nhiều chương trình tổ chức theo hướng hoạt động "vui để học" như: chương trình "Rồng vàng" (HTV9), "Vui để học" (HTV7), "Ai là triệu phú" (VTV3) (lĩnh vực kiến thức tổng quát), chương trình "Trúc Xanh" (HTV7) (lĩnh vực kiến thức văn học dân gian), chương trình mà phổ biến nhất trong giới học sinh là "Đường lên đỉnh OLYMPIA" (VTV3). Đồng thời chương trình này ngày càng lan rộng vào học đường và học sinh ngày càng thích chương trình này do xem tivi và nhiều em học sinh cũng thích một lần thử sức với các chương trình truyền hình, do đó các em bắt đầu bắt chước các chương trình này để tổ chức các phần thi trong lớp và tại trường. Và sự lan rộng này càng tốt hơn nếu như hoạt động "vui để học" này được áp dụng vào việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên sư phạm, đây chính là phương pháp dạy học bằng hoạt động. Phương pháp này áp dụng ngày càng tốt và quá trình dạy học sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đào tạo sinh viên sư phạm có kỹ năng thuần thục nhuần nhuyễn khi đi dạy. Do vậy, đề tài khóa luận này hỗ trợ phần nào cho việc thực nghiệm phương pháp dạy học bằng hoạt động vào quá trình đào tạo sinh viên sư phạm. Chương trình này ngày càng phát triển nhanh chóng nên nó đòi hỏi người tổ chức ngày càng phải biết áp dụng nhiều phương tiện kỹ thuật để thiết kế chương trình, làm cho chương trình này ngày càng mới lạ và có sức hấp dẫn hơn đối với sinh viên. Hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đặc biệt là rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Khoa Hóa Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. PHỤ LỤC Trường Đại Học sư Phạm PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN Khoa Hóa TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2005 Thân gửi các bạn sinh viên! Để hoàn thành tốt hơn việc rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên sư phạm, xin bạn cho biết ý kiến về một số vấn đề dưới đây (ứng với mức 1: tháp nhất - mức 5: cao nhất). Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Trịnh Văn Biểu, Lí luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 2004 2.Trịnh Văn Biểu, Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 2005. 3.Trịnh Văn Biểu, Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh 2000. 4.Trịnh Văn Biểu, Các phương pháp dạy học hiệu quả, Đại học Sư phạm Tp. HỒ Chí Minh 2005. 5.Bộ GD&ĐT, Tâm lý học đại cương (dùng các trường đại học và cao đẳng Sư phạm), 1996. 6.PGS. PTS. Nguyễn Xuân Trường, Hóa Học Vui, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 1999 7.Phạm Ngọc Thủy - Khóa luận tốt nghiệp: "Một số biện pháp giúp học sinh phổ thông yêu thích bộ môn hóa học" - Khoa Hóa, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, 5.2003. 8.Phan Thị Ngọc Bích - Khóa luận tốt nghiệp: "Sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học thiết kế chương trình hóa học vui ở trường PTTH" - Khoa Hóa, trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, 1 .2006. 9.Kỷ yếu hội nghị "Sinh viên nghiên cứu khoa học - Khoa Hóa 2005 ". 10.Nhóm phát triển phần mềm sinh viên học sinh, CD "Cẩm nang đố vui để học"

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfto_chuc_hoat_dong_vui_de_hoc_nham_ren_luyen_ky_nang_day_hoc_cho_sinh_vien_4516.pdf
Luận văn liên quan