Khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ-Nguyên nhân và bài học cho Việt Nam

Cần rà roát lại các dự án và hoạt động đầu tư – kinh doanh của đơn vị, tự phân loại tính chất, cách thức và mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, từ đó có phương án xử lý cụ thể hiệu quả trong giả định tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Thực hiện đa dạng hóa kinh doanh và các hoạt động thị trường, cũng như các đối tác có liên quan. Thường xuyên theo dõi thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng dự báo và năng lực xử lý kịp thời các tình huống phát sinh từ bên ngoài. Tiếp tục cải thiện năng lực và sự lành mạnh tài chính, chất lượng bộ máy và quản trị kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, có tầm nhìn dài hạn trong liên doanh, liên kết, hợp tác và cạnh tranh kinh tế.

ppt34 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng hệ thống tài chính Mỹ-Nguyên nhân và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ-NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM * NỘI DUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH MỸ NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI KHỦNG HOẢNG DIỄN BIẾN CUÔC KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ BIỆN PHÁP CỦA MỸ NHẰM THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG BÀI HỌC CHO VIỆT NAM * TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH MỸ Nhiều ngành kinh tế gặp khó khăn Theo Global Insight, năm 2007, tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ tăng 5%, cao hơn mức trung bình 4,4% trong năm qua. Các nhà kinh tế cho rằng, các ngành liên quan đến nhà đất như xây dựng, sản xuất, mua bán đồ gia dụng, kinh doanh bất động sản, môi giới thế chấp... sẽ thiếu hơn một triệu việc làm trong 2 năm tới do thị trường nhà đất chững lại sau 5 năm bùng nổ kinh doanh. * Ngành chế tạo ôtô cũng sẽ bị tác động do các hãng ôtô đã hoàn tất kế hoạch cắt giảm lực lượng lao động trước sự cạnh tranh gay gắt của các hãng ôtô nước ngoài Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ xe hơi giảm sút cũng là nguyên nhân khiến các nhà sản xuất gặp khó khăn hơn Thâm hụt ngân sách nghiêm trọng Nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm 2006 * 2008 - năm bi tráng của kinh tế thế giới Khủng hoảng tài chính bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm. * Càng về cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc “vỡ nợ” tín dụng bất động sản càng chứng tỏ sức tàn phá ghê gớm đối với hệ thống tài chính thế giới Khủng hoảng tài chính khiến đồng USD ngày càng mất giá Tháng 6/2009: Thị trường tín dụng Mỹ vẫn suy yếu Tháng 2/2010: Thị trường bất động sản Mỹ: Cung vượt xa cầu * NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI KHỦNG HOẢNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ Khái niệm: khủng hoảng tài chính là thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình * Nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liên tiếp mà chính các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo ra cho chính mình Cho vay dưới chuẩn  sự tập trung thái quá những khoản đầu tư với lãi suất rẻ và điều kiện tín dụng dễ dãi “dưới chuẩn” vào thị trường bất động sản, đồng thời có sự bùng nổ các công cụ nợ phái sinh trên thị trường này, nhằm thu các khoản lợi nhuận cơ hội, từ đó làm mất khả năng thanh toán của các khoản nợ đáo hạn. * Khi thị trường bất động sản đảo chiều, đình trệ, các bất động sản xuống giá, dẫn đến những đổ vỡ nhanh chóng trên thị trường tín dụng Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản => Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh * Mua bán khống Khi giới đầu cơ đoán chắc rằng cổ phiếu của những tập đoàn dính líu đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm, họ ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra, tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Sau khi giá giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua và trả lại nơi cho vay cộng thêm một ít phí, còn bao nhiêu tiền chênh lệch họ sẽ hưởng trọn. * Thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ Có tiền, các công ty cứ thoải mái cho người vay bằng tiền của các ngân hàng đầu tư cung cấp thông qua mua lại danh mục cho vay của các công ty này. Các ngân hàng này trên cơ sở danh mục cho vay vừa mua lại sẽ phát hành CK để vay tiền. Danh mục cho vay được chia ra, ít rủi ro, rủi ro cao, tùy định mức tín nhiệm, nhà đầu tư tha hồ lựa chọn theo sự mạo hiểm của mình * =>Như vậy, rủi ro trong cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là công ty tài chính sang NH đầu tư. Nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới đã đổ tiền mua CK này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường BĐS ở Mỹ tăng nóng. * Khủng khoảng niềm tin cuộc khủng hoảng bắt đầu tư sự sụp đổ thảm khốc của niềm tin. Các ngân hàng đánh đố lẫn nhau về mức độ cho vay cũng như tài sản. Những giao dịch phức tạp được tạo ra để loại bỏ rủi ro và che giấu những trượt giá giá trị tài sản thực của ngân hàng. khi bắt đầu cảm nhận thấy mùi của sự thua lỗ và nhìn vào hệ thống tài chính, khi đó thua lỗ đã xuất hiện, cả thị trường xuống dốc * DIỄN BIẾN CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG Khủng hoảng tài chính 2007-2010: là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ * Ngay khi bóng bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản. Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần * 8/2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ như New Century Financial Corporation phải làm thủ tục xin phá sản. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation => Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành.. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ * Tháng 12 năm 2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn Tháng 3 năm 2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi Tháng 8 năm 2008, đến lượt Lehman Brothers, một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mĩ , tháng 9/2008 đã lan rộng ra toàn cầu, cản trở tăng trưởng, đẩy Mĩ và các nền kinh tế khác rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua * Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn. Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010 * =>Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này thực chất là biểu hiện rõ nét nhất của một quá trình “khủng hoảng” rất lâu trước đó Điểm lại những mốc sự kiện chính trong quá khứ để thấy khủng hoảng đã diễn ra như thế nào: Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona,California, Florida, Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu. Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35% * Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm, dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006 *  Năm 2008 với những mốc đáng nhớ sau:         Ngày 16/03: Bear Stearns bán lại cho JP Morgan Chase với giá 2 đôla một cổ phiếu để tránh phá sản Ngày 17/07: Các ngân hàng lớn và các tổ chức tài chính trên thế giới đã báo cáo thua lỗ lên đến 435 tỷ đôla Ngày 07/09: Cục dự trữ liên bang dành quyền kiểm soát hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac . * Ngày 14/09: Merrill Lynch được bán cho Bank of America với giá 50 tỷ đô la  Ngày 15/9: Lehman Bothers tuyên bố phá sản  Ngày 17/09: Cục dự trữ liên bang Mỹ cho AIG vay 85 tỷ đô la để giúp công ty này tránh phá sản. *  Ngày 26/9: Ngân hàng Washington Mutual – ngân hàng tiết kiệm lớn nhẩt Mỹ được chính phủ tiếp quản và sau đó được bán lại cho JP Morgan Chase& Co với giá 1.9 tỷ đôla  Ngày 29/09: Quốc hội Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ do bộ Tài chính Mỹ đề xuất  Ngày 30/09: Ngân hàng khổng lồ Wachovia của Mỹ đồng ý bán lại bộ phận ngân hàng bán lẻ cho đối thủ Citigroup. * BIỆN PHÁP CỦA MỸ NHẰM THOÁT KHỎI KHỦNG HOẢNG Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất cơ bản Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ Dollar Mỹ vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng * Gói kích thích kinh tế khổng lồ với tổng giá trị lên đến 787 tỷ USD =>giúp mỹ giảm tỉ lệ thất nghiệp cũng như tăng tỉ lệ tằng trưởng kinh Với ngành tài chính ngân hàng, chính phủ mỹ đã bơm tiền vào các ngân hàng=> bảo vệ ngân hàng tránh khỏi việc sụp đổ có hệ thống của các ngân hàng * Chính phủ mĩ đã sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng => Nhằm tránh nguy cơ tăng lạm phát, giúp tăng trưởng kinh tế Giảm các loại thuế với tỉ lệ hợp lí => cầu về hàng hóa ở mĩ sẽ tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và kinh doanh. * Chính phủ với gói hỗ trợ đã mua lại các công ty oto bị phá sản ở Mĩ, giảm thuế khi mua xe=> để cứu nền sẩn xuất xe oto trong nước Đối với ngành công nghiệp mĩ,chính phủ đã bảo vệ ngành công nghiệp và nông nghiệp của mình bằng hàng rào thuế quan * BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Thứ nhất: Việc can thiệp của Chính phủ vào thị trường tài chính là điều tất yếu và đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị một nguồn vốn dự trữ ngoại tệ đủ lớn để can thiệp hiệu quả vào thị trường tài chính trong nước khi rủi ro khủng hoảng xảy ra. * Thứ hai: Tính liên thông của các thị trường trong và ngoài nước ngày càng sâu sắc. Ảnh hưởng tồi tệ của thị trường này có thể tác động lên thị trường khác, điều này xuất phát từ việc di chuyển tự do của các dòng vốn trên thị trường vốn quốc tế. Do vậy, Việt Nam cần giám sát chặt chẽ cán cân tài khoản vốn, tỷ lệ nợ quốc gia /GDP,… để phòng ngừa sự tích tụ của các rủi ro mang tính hệ thống trên thị trường. * Thứ ba: Việc quản lý và giám sát thị trường là vấn đề cần quan tâm, trong đó yêu cầu tăng cường giám sát đối với các quỹ đầu tư, đặc biệt là các quỹ đầu tư mạo hiểm; mở rộng thêm đối tượng giám sát đối với các công cụ tài chính mới trên thị trường * Thứ tư: Vấn đề hỗ trợ và tăng cường các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội cho các hộ ngèo, những người bị thất nghiệp là điều cần phải quan tâm thực hiện mạnh mẽ hơn trong giai đoạn khủng hoảng. * Thứ năm Không có ngoại lệ và miễn dịch phá sản cho bất kỳ đại gia nào trong cuộc chơi trên sân kinh tế thị trường * Thứ sáu Cần luôn tỉnh táo với các tác động lan tỏa, dây chuyền của các sự biến kinh tế trên thị trường trong nước và quốc tế. Cần dập ngòi khủng hoảng từ khi nó còn nhen nhúm, thay vì khi nó đã thành đám cháy mạnh và lan rộng, thì chi phí là khó đo lường, nhất là với một nước còn nghèo và các thiết chế thị trường còn chưa phát triển, hoàn thiện. * BÀI HỌC CHO CÁC DOANH NGHIỆP Cần rà roát lại các dự án và hoạt động đầu tư – kinh doanh của đơn vị, tự phân loại tính chất, cách thức và mức độ ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, từ đó có phương án xử lý cụ thể hiệu quả trong giả định tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Thực hiện đa dạng hóa kinh doanh và các hoạt động thị trường, cũng như các đối tác có liên quan. Thường xuyên theo dõi thị trường, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng dự báo và năng lực xử lý kịp thời các tình huống phát sinh từ bên ngoài. Tiếp tục cải thiện năng lực và sự lành mạnh tài chính, chất lượng bộ máy và quản trị kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, có tầm nhìn dài hạn trong liên doanh, liên kết, hợp tác và cạnh tranh kinh tế. *

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptkhung_hoang_he_thong_tai_chinh_my_nguyen_nhan_va_bai_hoc_cho_viet_nam_.ppt
Luận văn liên quan