Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành

DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI2 15 nước EU rơi vào suy thoái2 Kinh tế Nhật chính thức rơi vào suy thoái3 OECD: Kinh tế Canađa đang bị suy thoái4 Hàn Quốc: Các công ty chứng khoán và quản lý tài sản thua lỗ nặng5 Thêm 3 ngân hàng của Mỹ bị đóng cửa. 6 Kinh tế Singapore chính thức rơi vào suy thoái8 Trung Quốc: nhà máy đóng cửa, đơn hàng thu hẹp, nhân công mất việc9 Khủng hoảng tài chính lan rộng tại Nga. 10 Fed dự báo bi quan về kinh tế Mỹ cuối 2008 - đầu 2009. 12 Standard &Poor’s: Thế giới có 85 tập đoàn phá sản trong năm 200813 Dân Mỹ thi nhau xin phá sản. 14 Tháng 10/2008: Số công ty Hàn Quốc phá sản cao nhất trong 3 năm15 Anh: Lạm phát giảm mạnh, nguy cơ thiểu phát cận kề. 16 Các ngân hàng ở châu Á bắt đầu bất ổn trước nguy cơ đang lớn dần. 16 G20 thất bại trong việc tìm giải pháp chung cho suy thoái18 Khủng hoảng tài chính: các nước mới nổi chịu hiểm nguy nhiều hơn Mỹ19 IMF: Tăng trưởng kinh tế của Philippines sẽ giảm mạnh. 20 Dự kiến GDP quí IV/2008 của Trung Quốc sẽ giảm còn 8,2% . 20 Kinh tế Italia rơi vào cuộc khủng hoảng nặng nề nhất kể từ 16 năm qua21 Thị trường ôtô châu Âu rơi vào khủng hoảng. 22 Các ngân hàng Nhật thua lỗ hơn 10 tỷ USD do khủng hoảng tín dụng22 Mỹ: Sự sụp đổ của ngành công nghiệp ô tô sẽ làm đổ vỡ nền kinh tế23 Nhật: Ngành sản xuất ô tô gặp khó khăn tác động tới cả nền kinh tế24 IMF dự báo phát triển kinh tế toàn cầu giảm trong năm 2009. 25 Hồng Công: Thị trường bất động sản sa sút nặng nề. 25 10 tháng đầu năm: Chứng khoán toàn cầu mất hơn 16.000 tỷ USD26 Mỹ chứng kiến ngân hàng thứ 17 bị đóng cửa trong năm 2008. 26 TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ VIỆT NAM . 28 Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng. 28 Thủ tướng: Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2009. 29 Đề nghị lùi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đến 1/7. 30 TPHCM: Tăng trưởng GDP năm 2009 sẽ thấp hơn 2008. 31 Xuất khẩu gặp khó do khủng hoảng tài chính thế giới32 Tháng 11/2008: xuất khẩu tiếp tục đà suy giảm34 11 tháng 2008: Nhập siêu lên mức 16,9 tỷ USD khi xuất khẩu giảm tốc35 Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với 4 vấn đề căn bản. 36 Mục tiêu lạm phát 2009 sẽ thấp hơn 2008 và ở mức trên 15% . 38 NHNN: thời suy thoái, ngân hàng và tiền tệ trong nước vẫn ổn định38 Dự báo diễn biến tiền tệ từ nay đến cuối năm41 Dự báo CPI cả năm 2008 không vượt quá 24% . 44 Kinh tế 2009: Vẫn nặng nỗi lo lạm phát45 Standard & Poor’s: Việt Nam có khả năng bị đánh tụt hạng tín nhiệm46 Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục ổn định song vẫn tồn tại thách thức. 48 Tiêu thụ trong nước tăng chậm lại49 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2008 tiếp tục giảm 0,76% . 50 TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC NGÀNH CỤ THỂ51 Tiền gửi ngân hàng có khuynh hướng giảm51 Tín dụng khó giải ngân. 52 Tổng nợ xấu trên toàn hệ thống ngân hàng khoảng 35.000 tỷ đồng. 54 Cổ phiếu ngân hàng vẫn khó thu hút nhà đầu tư trong ngắn hạn. 56 Dự báo lợi nhuận ngân hàng giảm rất nhiều trong quí IV/2008 - đầu 200957 Ngành thép VN đối mặt với những khó khăn khó lường. 59 Xuất khẩu nông sản: khó khăn chồng chất trong năm 2009. 60 Năm 2009, dự báo xuất khẩu dầu thô Việt Nam nhiều biến động. 62 Tồn kho phân bón gần nửa triệu tấn. 64 Xuất khẩu gặp khó khăn, DN thủy sản tăng cường cạnh tranh tại sân nhà64 Từ năm 2009 sẽ không còn khan hiếm ximăng. 66 Bất động sản giảm 40 - 60%, khách hàng vẫn lo mua hớ!66 Sức cầu yếu "nhấn chìm" thị trường nhà đất67 Nhiều doanh nghiệp ngành nhựa thua lỗ. 68 Dự báo chưa chuẩn, doanh nghiệp thép lao đao. 69 Nhiều rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ. 71 Quý IV, ngành thép vẫn gặp khó. 72 Nông sản Việt Nam gặp bất lợi vì tỷ giá. 73 Xuất khẩu đồng loạt xin hạ chỉ tiêu và giảm thuế. 75 Petro Vietnam không hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí77 Dự báo giá bất động sản còn giảm77 Thị trường xi măng: Báo động sụt giảm tiêu thụ. 78 Tỷ giá USD/VND biến động mạnh: DN xuất nhập khẩu thiệt hại lớn79 Xuất khẩu nông sản lùi dần về mức năm ngoái81 Ngành gỗ đối mặt khó khăn. 82 Công nghiệp dệt may gặp khó khăn bởi suy thóai kinh tế toàn cầu. 83 Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ. 85 Cá tra Việt Nam lại vấp phải rào cản mới từ Mỹ. 86 80% nhà máy điều đóng cửa vì thiếu nguyên liệu. 87

doc146 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3209 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o theo giá dầu mỏ, các doanh nghiệp có vốn đều dự đoán giá còn có thể tăng, nên mua dự trữ khá nhiều. “Bình quân các doanh nghiệp trữ nguyên liệu trong ba tháng, dẫn đến khi giá giảm nhanh, buộc phải bán với giá lỗ để giữ khách hàng, giữ thị trường và thị phần”, ông Trang phân tích. Ông Lương Vạn Vinh, giám đốc công ty hoá mỹ phẩm Mỹ Hảo cho rằng, những doanh nghiệp ít vốn lại tránh được biến động giá trong đợt này.(Nguồn: SGTT, 18/11) Dự báo chưa chuẩn, doanh nghiệp thép lao đao Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép đang gặp nhiều khó khăn do lượng tồn kho rất lớn, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng sản xuất, sản xuất cầm chừng, các doanh nghiệp sản xuất đều lỗ… Đó là những thông tin được đưa ra trong cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ Công Thương với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép, được tổ chức tại Hà Nội sáng 10/11. Doanh nghiệp than khó Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, thị trường tiêu thụ thép trong nước hiện rất ảm đạm, tháng 8 tiêu thụ 111.000 tấn, tháng 9 tiêu thụ 102.000 tấn, tháng 10 tiêu thụ 120.000 tấn, có 4-6 doanh nghiệp đã phải dừng sản xuất cả tháng 9 và tháng 10, còn lại đều sản xuất cầm chừng, các doanh nghiệp sản xuất kêu lỗ. Đặc biệt các doanh nghiệp chuyên sản xuất phôi rất khó khăn, phải ngừng sản xuất vì không bán được phôi và chấp nhận lỗ lớn. Trong tháng 9 và tháng 10/2008, tình hình lại càng khó khăn hơn do lượng thép vẫn không tiêu thụ được, lượng thép bán ra chỉ bằng 1/3 mức bình thường, nên lượng tồn kho nguyên liệu và sản phẩm rất lớn. Các đơn vị sản xuất trong hiệp hội tồn kho lượng phôi thép từ 540.000-550.000 tấn, thép phế xấp xỉ 300.000 tấn, thép xây dựng thành phẩm: 400.000 tấn. Các Cty thương mại cũng tồn lượng nguyên liệu và thành phẩm thép trên 1 triệu tấn. Doanh nghiệp trẻ Hà Nội báo cáo tồn trên 2 triệu tấn được sản xuất và nhập khẩu với giá cao gấp 2-3 lần giá hiện tại trong khi lãi suất phải trả cho ngân hàng hàng tháng rất cao với mức xấp xỉ 20%. Ông Cường cho rằng, tình hình này nếu không được tháo gỡ kịp thời có thể khiến một số doanh nghiệp sản xuất thép và kinh doanh thép nhập khẩu có nguy cơ phá sản. Hiệp hội đề nghị Chính phủ lập quỹ dự trữ bình ổn thép, phôi thép và có chính sách tài chính ưu tiên cho các nhà sản xuất phôi thép và cho các công trình xây dựng nhằm giải quyết khó khăn về vốn giúp các Cty sản xuất thép tăng lượng thép tiêu thụ trong nước. Đại diện các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép kiến nghị các biện pháp cấp bách nhằm khôi phục lại thị trường thép trong nước như: Cấp vốn cho các công trình xây dựng, điều chỉnh giá nguyên vật liệu kịp thời. Về phía ngân hàng, cần có chính sách điều hành linh hoạt như nới rộng định mức cho vay, giãn nợ vay, có đủ ngoại tệ bán với giá phù hợp cho doanh nghiệp đồng thời Nhà nước cho phép hoãn nộp hoặc miễn thuế với các doanh nghiệp thép thật sự khó khăn để giải tỏa lượng thép và phôi thép ứ đọng... Đại diện một số doanh nghiệp còn cho rằng, trước mắt nên quan tâm đến việc tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị sản xuất thép, không nên quá quan tâm đến việc nâng thuế nhập khẩu để bảo hộ cho các đơn vị thương mại. Đại diện Vinasteel cho rằng, cần cân nhắc một cách tổng thể trong việc áp thuế nhập khẩu để bảo hộ thị trường trong nước. Nếu chỉ áp dụng mức thuế trong một thời gian ngắn thì cũng chưa thể giải quyết được hết khó khăn. “Doanh nghiệp cần chịu đau!” Bà Lê Thị Kim Ngân, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương thừa nhận từ tháng 5/2008 trở lại đây, ngành thép gặp nhiều khó khăn. Điều này do xu hướng phát triển nhanh của thị trường thép thế giới cuối năm 2007 và những tháng đầu năm 2008 cộng với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng mạnh thì với xu hướng đó, tất cả các nhà sản xuất và kinh doanh thép đều dự báo một lượng nhu cầu tiêu dùng rất lớn và đã nhập lượng phôi về quá nhiều. Việc dự báo nhu cầu tăng mạnh một phần cũng do chưa bao giờ có một lượng dự án đầu tư nước ngoài lớn như vậy vào Việt Nam. Vậy nên con số dự báo đưa ra khi đó về nhu cầu tiêu thụ lên tới 12 triệu tấn. Nhưng đến tháng 6, tháng 7 thì thị trường có nhiều biến động cực kỳ phức tạp và cũng không ai lường được giá phôi thép giảm xuống mạnh khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bà Ngân thừa nhận, về mặt số liệu, chúng ta có những đánh giá không sát với thực tế về cân đối cung cầu thép của năm 2008 nhưng đó không phải lỗi của ai cả. Điều này do cung cầu trên thị trường và đánh giá năm nay tổng tiêu thụ thép sẽ vào khoảng 10 triệu tấn. Tổ điều hành trong nước vừa có đề nghị Chính phủ cho phép xem xét lại số liệu cân đối cung cầu về các mặt hàng thiết yếu, trong đó có thép xây dựng để tính toán và đưa ra một gói giải pháp đầy đủ hơn. Hiện số liệu về lượng thép còn tồn đọng vẫn “kênh” nhau, gây tranh cãi. Số liệu thống kê tồn kho không chính xác thì không thể đưa ra những giải pháp tháo gỡ phù hợp được. “Từ nay đến hết năm, các doanh nghiệp phải duy trì, cầm cự, phải chịu đau vì theo tính toán của chúng tôi, lượng nhập phôi của các doanh nghiệp không nhiều. Nếu tính bình quân gia quyền thì các doanh nghiệp chưa thật sự khó khăn như những năm trước đây”- Bà Ngân cho biết. Trước kiến nghị về xây dựng quỹ bình ổn thép phôi và thép phế tại thời điểm hiện nay, bà Ngân cho rằng việc này là khó vì việc xây dựng quỹ thường được chọn vào thời điểm giá thấp nhất để làm. Hiện giá thép vẫn cao với mức chênh lệch lớn trong khi xây dựng quỹ bình ổn giá thép và phôi thép cần một lượng vốn rất lớn trong khi ngân sách hiện nay cũng như nguồn vốn của Nhà nước để giải tỏa khó khăn của ngành thép nói riêng và các ngành khác trong nền kinh tế còn đang thiếu. Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang nhận định, ngành thép đang gặp nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp phải xác định khó khăn còn dài và phải tự phấn đấu là chính. Về lâu dài, doanh nghiệp cũng cần rà soát, điều chỉnh chiến lược của mình, phải cải tiến công nghệ, hạ giá thành, cải thiện sức cạnh tranh. Ông Quang cũng đề nghị Hiệp hội Thép đưa ra số liệu chính xác về số tồn kho của các doanh nghiệp trước khi cơ quan chức năng có biện pháp hỗ trợ thích hợp. Điều này cũng do chính sách thuế không thể thay đổi liên tục được. Hơn thế khi không có số liệu thống kê chuẩn mà cứ đề xuất thì giải pháp đưa ra không thể thật sự hiệu quả.(Nguồn: TP, 11/11) Nhiều rào cản với doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Theo thống kê của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đồ gỗ 9 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 2 tỉ USD. Dự kiến, cả năm nay kim ngạch chỉ khoảng 2,8 tỉ USD, không đạt được kế hoạch ban đầu đề ra là 3 tỉ USD. Theo thống kê, 20% doanh nghiệp (DN) gỗ có khả năng phá sản, 50% trụ được và 30% gặp khó khăn. Do ảnh hưởng của suy thoái, xây dựng ở Mỹ, EU, Nhật - ba thị trường nhập khẩu gỗ quan trọng của VN - sẽ giảm, kéo theo sức tiêu thụ mặt hàng gỗ giảm. Ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Tập đoàn Trường Thành, cho biết từ đầu năm 2008 đến nay, lợi nhuận của công ty giảm đều theo mỗi quý. Quý IV/2007 công ty đạt lợi nhuận 26 tỉ đồng, quý I/2008 còn 13 tỉ đồng, đến quý III thì chỉ còn hơn 2 tỉ đồng. Mỹ, EU, Nhật đang chật vật chống chọi với suy thoái kinh tế nên khoảng 95% DN xuất khẩu VN gặp khó khăn do đối tác hủy hoặc cắt giảm hợp đồng. Đa số khách chỉ đặt hàng bằng 30% - 60% so với các hợp đồng cũ. Có nhiều trường hợp, hàng đang sản xuất hoặc đã mở L/C rồi nhưng phía đối tác vẫn thông báo giảm phân nửa, DN cũng phải chấp nhận. Nhiều DN xuất khẩu gỗ cho hay do chi phí vốn quá cao, giá hàng gỗ xuất khẩu của VN cao hơn các nước khác, khó cạnh tranh để giành đơn hàng. Thậm chí, đến nay, giá một số mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu VN còn đắt hơn cả hàng gỗ sản xuất ngay tại Mỹ. Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản VN, đầu năm 2008, ngân hàng siết cho vay ngoại tệ và áp dụng lãi suất cao, nhiều DN nhỏ và vừa không có tiền nhập gỗ nguyên liệu. Các DN lớn nhập nguyên liệu số lượng lớn về bán lại cho DN nhỏ và vừa. Nay xuất khẩu bị đình trệ, hợp đồng mua hàng giảm 30% - 40% nên cả DN lớn lẫn nhỏ đều bị chôn vốn. Hiện còn khoảng 500.000 – 600.000 m3 gỗ nguyên liệu tồn ở các cảng Sài Gòn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, chưa kể lượng gỗ tồn kho tại các DN... Tuy nhiên, theo ông Quyền, khó khăn lớn nhất mà DN xuất khẩu gỗ phải đối mặt sắp tới là đạo luật Lacey của Mỹ và Hiệp định Đối tác tự nguyện của EU (có hiệu lực từ năm 2009), thắt chặt hơn việc quản lý nguồn gốc sản phẩm gỗ. Ngoài ra, Mỹ và EU còn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận FSC, một tiêu chuẩn khắt khe và không dễ áp dụng đối với thực trạng trồng rừng tại VN. Đây là những rào cản kỹ thuật mới do Mỹ và EU dựng lên, trong khi DN VN trước nay nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ Myanmar, Lào, Campuchia... thường không có nguồn gốc rõ ràng, không đáp ứng các điều kiện của Mỹ, EU đề ra. “Nếu vượt qua được các rào cản kỹ thuật này, chất lượng sản phẩm tốt, giá cạnh tranh thì DN xuất khẩu gỗ mới hy vọng “sống tốt” – ông Quyền khẳng định.(Nguồn: NLĐ, 10/11) Quý IV, ngành thép vẫn gặp khó Trong bản báo cáo cập nhật về tình hình ngành thép mới đây, CTCK Bản Việt nhận định, thị trường thép thế giới và nội địa đã có những biến động lớn ngoài dự báo, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh quý IV/2008 của các công ty trong ngành. Trên thế giới, giá thép tiếp tục giảm do kinh tế toàn cầu suy thoái, buộc các nhà sản xuất phải cắt giảm sản lượng và giảm giá bán. Giá phôi thép chỉ còn 350 - 400 USD/tấn, giảm 70% so với mức 1.150 - 1.200 USD trong tháng 6/2008. Giá phôi thép xuất khẩu của Trung Quốc hiện ở mức 250 - 280 USD/tấn. Thị trường thép thế giới được nhận định chỉ tăng trưởng ở mức 3%/năm trong năm 2008 so với mức 7,5% trong năm ngoái. Thị trường thép trong nước tiêu thụ chậm, giá giảm 55%, còn 10 - 11 triệu đồng/tấn. Nhiều khả năng giá thép còn giảm do có sự chênh lệch giá bán trong nước và giá phôi nhập khẩu. Giá bán trong nước hiện cao hơn giá phôi nhập khẩu sau khi chế tác thành thành phẩm khoảng 3 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép trong nước phải cạnh tranh với thép Trung Quốc giá rẻ nhập lậu vào Việt Nam. Tính đến ngày 27/10, lượng hàng tồn của ngành thép vào khoảng 3 triệu tấn, bao gồm 1 triệu tấn thép lá, 1 triệu tấn phôi, 500.000 tấn thành phẩm thép xây dựng và 500.000 tấn thép phế. Số lượng thép này thừa sức đáp ứng nhu cầu trong nước, ngay cả khi các nhà máy sản xuất thép trong nước có ngưng hoạt động. Với tình hình này, dự báo ngành thép trong nước còn gặp không ít khó khăn trong 2 tháng cuối năm 2008 và năm 2009 sẽ có tốc độ tăng trưởng thấp. Đến cuối tháng 9, các doanh nghiệp ngành thép niêm yết đều chưa trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Riêng HPG trích lập dự phòng 61 tỷ đồng, khá thấp so với giá trị hàng tồn kho hơn 2.300 tỷ đồng. Theo bản phân tích, lợi nhuận cuối năm của doanh nghiệp ngành thép sẽ phụ thuộc nhiều vào phương thức hạch toán mà doanh nghiệp áp dụng, cũng như tỷ lệ trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho.(Nguồn: ĐTCK, 7/11) Nông sản Việt Nam gặp bất lợi vì tỷ giá Xuất khẩu nông sản Việt Nam đang gặp thách thức rất lớn. Rất nhiều ý kiến cho rằng đó là do ảnh hưởng của biến động thị trường tài chính hay do cung lớn hơn cầu. Các lý giải này có thể hợp lý, nhưng chưa đủ. Một trong những yếu tố quan trọng khác là tỷ giá hối đoái. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong công tác giám sát thị trường để biết được suy giảm xuất khẩu ở đâu từ đó có những giải pháp thích hợp. Chưa bao giờ người nông dân Việt Nam phải đối mặt với những thử thách của biến động thị trường như năm 2008. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã ảnh hưởng rất mạnh làm giảm giá nhiều ngành hàng nông sản. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin (AGROINFO) “Triển vọng thị trường trong bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu”, giá cả phần lớn các mặt hàng nông sản sẽ có xu hướng tăng trở lại trong trung hạn, song khó có thể phục hồi trở lại mức cao trước đây do kinh tế toàn cầu suy giảm. Tuy nhiên, có một nhân tố khác cũng gây sức ép làm giảm giá nông sản trên thị trường thế giới, đó là tỷ giá giữa đồng đô la và euro. Mối quan hệ giữa tỷ giá và giá nông sản xuất khẩu đã được chứng minh qua thời gian. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, sự sụt giá đồng đô la so với đồng euro và những đồng tiền chính khác đã kích thích tăng xuất khẩu nông sản. Do các nước xuất khẩu nông sản chủ yếu giao dịch bằng đồng đô la nên khi đô la giảm giá sẽ kích thích cầu tăng, áp lực đẩy giá lên. Ngoài ra, đồng đô la giảm làm cho các nhà đầu cơ có xu hướng chuyển đầu tư từ nắm giữ đô la sang nắm giữ các hàng hóa trong đó có nông sản. Những áp lực này đã thúc đẩy tăng cầu, kích thích giá nông sản tăng lên. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 6-2008 đồng đô la đã tăng giá mạnh so với đồng euro, dẫn đến một số tác động làm giảm giá hàng nông sản như sau: • Giá hàng nông sản xuất khẩu tính theo đô la trở nên đắt đỏ hơn, gây áp lực giảm giá xuất khẩu, đặc biệt với các mặt hàng chủ lực của Hoa Kỳ như thịt, lúa mì, dầu ăn, lúa gạo, bông… • Đồng đô la tăng giá mạnh so với đồng euro làm cho nhu cầu tiêu thụ của các nước châu Âu giảm, gây áp lực giảm giá hàng nhập khẩu vào thị trường châu Âu trong đó có nông sản. • Các quỹ đầu tư chuyển sang nắm giữ đô la thay vì đầu tư vào hàng hóa trong đó có nông sản cũng gây áp lực giảm giá. Do đa số các nước xuất khẩu nông sản, trong đó có Việt Nam, đều thu bằng đô la nên giá nông sản tính theo đô la giảm đã ảnh hưởng xấu đến thu nhập xuất khẩu. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác của vấn đề tỷ giá ít được nhắc tới, đó là tỷ giá của đồng tiền các nước này so với đô la. Nếu đồng nội tệ mà giảm so với đồng đô la sẽ thúc đẩy xuất khẩu và ngược lại, và tính trên bình diện chung, nước nào giảm giá đồng nội tệ càng nhiều thì càng có ưu thế hơn trong thúc đẩy xuất khẩu. Tất nhiên, việc điều chỉnh tỷ giá còn phụ thuộc vào các cán cân vĩ mô khác chứ không thể tùy ý phá giá chỉ để thúc đẩy xuất khẩu được. Số liệu cho thấy các nước xuất khẩu nông sản lớn trên thị trường thế giới cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam ở các mặt hàng nông sản mũi nhọn như gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu, điều như Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Brazil, Colombia…đều đã giảm giá mạnh đồng tiền so với đồng đô la từ mức 13-33%, trong khi đó con số này với Việt Nam chỉ ở mức 5%. Như vậy, sự giảm giá đồng tiền đã vô hình trung làm cho các nước này hạn chế thiệt hại gây ra bởi suy giảm giá của thị trường thế giới. Ví dụ, đối với Thái Lan hàng nông sản xuất khẩu có giảm giá đến 17% thì khi quy đổi ra đồng baht vẫn tương đương như mức trước đây. Như vậy hàng xuất khẩu nông sản của Việt Nam ở vào thế khó cạnh tranh hơn.(Nguồn: TBKTSG, 6/11) Xuất khẩu đồng loạt xin hạ chỉ tiêu và giảm thuế Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới khiến xuất khẩu ba tháng cuối năm của Việt Nam gặp khó khăn lớn. Do vậy, hầu hết các ngành hàng xuất khẩu đều đồng loạt xin hạ chỉ tiêu và giảm thuế. Xuất khẩu là một trong hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra trên thế giới. Bộ Công Thương nhận định: “Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ suy giảm”. Trước hết, Việt Nam có khả năng chịu ảnh hưởng tiêu cực khi nhu cầu của nền kinh tế Mỹ bị thu hẹp, vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn trong vòng nhiều năm nay và chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hơn thế nữa, nguy cơ lan truyền suy thoái kinh tế từ Mỹ và EU sẽ ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng kim ngạch lớn. Cụ thể, thị trường EU chiếm khoảng 19,8% và Nhật Bản chiếm thêm 12% tổng kim ngạch của Việt Nam. Cũng theo thông tin từ Bộ Công Thương tại cuộc họp với lãnh đạo các hiệp hội, ngành hàng mới đây tại Hà Nội, đã xuất hiện tình trạng một số nhà nhập khẩu Mỹ và EU ngưng đặt hàng. Có trường hợp hợp đồng đã ký thì hoãn xuất hàng hoặc dừng hẳn do tình hình khủng hoảng và thắt chặt tín dụng tại các nước và ngân hàng không chịu bảo lãnh nhập khẩu. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã giảm mạnh trong tháng 10. Cụ thể, nếu so với các tháng đầu năm, giá mặt hàng gạo đã giảm 60%, cà phê giảm khoảng 30%, cao su giảm 55%, giá dầu thô cũng giảm 60%, tác động mạnh đến kim ngạch xuất khẩu quí 4 năm nay. Cũng cần phải nhắc lại rằng, việc kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao trong 9 tháng đầu năm chủ yếu là do tăng giá và tăng lượng. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt mức 48,67 tỉ đô la Mỹ (tăng13,6 tỉ đô so với cùng kỳ năm trước) thì có tới 6,5 tỉ đô la Mỹ nhờ tăng giá (chiếm 47,8%) và 71,1 tỉ đô la Mỹ do tăng lượng (chiếm 52,2%). Mặc dù các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam từ nay đến cuối năm vẫn thực hiện nốt các đơn hàng đã ký từ trước nhưng vì các lý do nói trên nên hầu hết các hiệp hội, doanh nghiệp đều xin hạ chỉ tiêu xuất khẩu so với mục tiêu đầu năm. Theo dự tính của ông Vũ Đức Giang, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, xuất khẩu dệt may năm nay sẽ giảm khoảng 300 triệu đô la Mỹ, tức là mức tối đa chỉ đạt khoảng 9 tỉ đô la Mỹ hoặc 9,2 tỉ đô la Mỹ, thấp hơn so với dự tính 9,5 tỉ đô la Mỹ. “Diến biến hiện tại cho thấy không thể tăng hơn được”, ông Giang nói và dẫn chứng trong 20 ngày đầu tháng 10-2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may mới đạt 420 triệu đô la Mỹ trong khi dự kiến cả tháng ở mức 820 triệu đô la Mỹ. Những tháng tới xuất khẩu dệt may sẽ còn sút giảm hơn nữa do các đơn hàng từ Nhật và Mỹ đã dừng, chỉ có thị trường châu Âu còn tăng, nhưng điều kiện giao hàng đã khó khăn hơn trước rất nhiều. Ông Giang lấy ví dụ một đơn hàng của công ty Việt Tiến thông thường kể từ ngày đặt hàng đến ngày giao hàng là một tháng nhưng nay đối tác yêu cầu giao hàng trong vòng 15 ngày, trừ đi các công đoạn chỉ còn đúng 7 ngày sản xuất là một điều kiện rất khó khăn. Tuy nhiên, trường hợp Việt Tiến là doanh nghiệp có thương hiệu lớn còn đơn hàng, chứ nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã cắt giảm 90% số lượng các nhà gia công và nhà cung cấp thì việc doanh nghiệp Việt Nam trụ được trong số 10% còn lại cũng là rất cố gắng. “Tôi dự tính năm tới dệt may sẽ giảm kim ngạch từ 5% đến 7%”, ông Giang lo lắng. Còn tại Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), theo lời ông Nguyễn Hữu Dũng, phó chủ tịch thì ngành cũng không thể đạt đến mục tiêu 4,5 tỉ đô la Mỹ xuất khẩu mà cao nhất chỉ đạt mức 4,25 tỉ đô la Mỹ như cam kết. Theo giải thích, trong 9 tháng đầu năm với các điều kiện thuận lợi ngành thủy sản mới xuất khẩu được 3,35 tỉ đô la Mỹ, do đó với 3 tháng cuối năm thì con số 1,15 tỉ đô la Mỹ là một thách thức lớn. Vasep cũng không dám đặt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu trị giá 5 tỉ đô la Mỹ cho năm 2009 nữa mà chỉ phấn đấu tăng thêm 10% so với năm nay. Tương tự, lãnh đạo Hiệp hội Điều Việt Nam cũng chỉ dự tính xây dựng chỉ tiêu năm tới bằng mức xuất khẩu năm nay, nhưng nếu giá tiếp tục rớt và các thị trường có dấu hiệu từ chối vì cắt giảm nhu cầu thì chỉ tiêu này cũng là điều khó nói trước. Trong mục tiêu tháo gỡ bớt một phần khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị bỏ thuế nhập khẩu xơ sợi hiện ở mức 3% để bớt chi phí cho doanh nghiệp vì năng lực sản xuất sơ xợi trong nước chỉ vỏn vẹn 3-4% nhu cầu. Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cũng đề nghị mức tăng giá điện chỉ khoảng 3 đến 4% trong năm tới để doanh nghiệp có thể trụ nổi, vì ngoài tiền điện ra họ còn giải bài toán tăng lương công nhân như quy định, nếu không sẽ tiếp tục phải cắt giảm lao động để hạ bớt chi phí trong khó khăn hiện tại. Về phía Vasep tiếp tục đề nghị Ngân hàng Nhà nước sửa quyết định 09 về việc chỉ cho doanh nghiệp xuất khẩu vay tiền đồng theo lãi suất đô la Mỹ chứ không cho vay ngoại tệ trực tiếp, đồng thời không đánh thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản ở mức từ 35 đến 40% như hiện tại vì sau đó được hoàn thuế, mất thêm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Hiệp hội Điện tử Việt Nam nhân cơ hội này cũng đề xuất thuế nhập khẩu linh kiện từ mức 6-7% xuống mức 0% vì doanh nghiệp xuất khẩu điện tử Việt Nam thực tế rất yếu, do 95% kim ngạch xuất khẩu điện tử thuộc về các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng xem ra đề nghị này là khó thuyết phục nhất vì nếu việc điều chỉnh các sắc thuế không tính toán hợp lý, có thể gây thiệt hại cũng như làm lợi không đúng chỗ cho doanh nghiệp, hoặc làm tăng nhập siêu. Bộ Công Thương dự kiến những việc có tác dụng tốt nhất từ phía cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp xuất khẩu trong thời điểm khó khăn hiện tại là kịp thời giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp về thủ tục hành chính, hải quan, nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường cũng như có các biện pháp vượt qua các hàng rào kỹ thuật mà các quốc gia đặt ra để hàng xuất khẩu trong nước rộng đường ra quốc tế.(Nguồn: TBKTSG, 5/11) Petro Vietnam không hoàn thành kế hoạch khai thác dầu khí Tại cuộc họp giữa kỳ mới đây đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006-2010, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã thừa nhận không hoàn thành mục tiêu kế hoạch khai thác dầu khí đề ra cho giai đoạn 2006-2008. Theo PVN, do trạng thái khai thác ở một số mỏ diễn biến hết sức phức tạp, thời tiết biển xấu, sản lượng khai thác từ các giếng ở các mỏ mới đưa vào khai thác không đạt được mức như dự kiến; cùng với diễn biến nóng của thị trường vật tư, dịch vụ dầu khí trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản lượng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng tới mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2006-2008 chính là do công tác mua các mỏ dầu khí ở nước ngoài tuy đã có cố gắng nhưng cơ hội đầu tư không nhiều và khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao nên từ năm 2006 đến tháng 9/2008, PVN không mua được một mỏ dầu nào của nước ngoài. Tuy nhiên, do giá dầu thô trong những năm qua luôn giữ ở mức cao nên với tổng sản lượng khai thác đạt 69,82 triệu tấn dầu qui đổi trong giai đoạn 2006-2008 (thấp hơn 5,91 triệu tấn so với kế hoạch), kim ngạch xuất khẩu và nộp ngân sách nhà nước vẫn hoàn thành trước thời hạn 2 năm. Dự kiến, đến hết năm 2008, PVN đạt kim ngạch xuất khẩu 28,7 tỷ USD, bằng 137% kế hoạch 5 năm 2006-2010 và nộp ngân sách nàh nước trên 16,5 tỷ USD bằng 134% kế hoạch 5 năm đề ra.(Nguồn: TTX, 5/11) Dự báo giá bất động sản còn giảm Dù giá căn hộ, đất nền trên địa bàn TP.HCM đã giảm 40 - 60% so với thời điểm nóng nhất đầu năm 2008. Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, cuối năm 2008 sẽ có một mặt bằng giá mới thấp hơn hiện nay. Theo một nhân viên môi giới địa ốc của Công ty Phong Thổ, giá đất tại dự án Him Lam - Kênh Tẻ (Q.7, TP.HCM) tiếp tục giảm từ những ngày cuối tháng 10. Sau khi vọt lên lại từ cuối tháng 7 với giá trung bình 34 triệu đồng/m2 thì thời điểm này đã có nhiều nền được rao bán khoảng 28 - 29 triệu đồng/m2. Vậy mà nhân viên này còn cho rằng, mức giá sẽ còn giảm xuống khoảng 23 - 24 triệu đồng/m2 vào cuối năm do nhiều nhà đầu tư không thể xoay xở được vốn. Công ty Sacomreal cũng đang xem xét giảm giá bán căn hộ tại dự án căn hộ Phú Mỹ (Q.7) do Sacomreal và Công ty dịch vụ công ích Q.4 cùng hợp tác xây dựng với vốn đầu tư 2.000 tỉ đồng. Khi Sacomreal phát hành trái phiếu kèm theo quyền mua căn hộ, mức giá bán ban đầu dự kiến chừng 24 triệu đồng/m2. Lý do dẫn đến việc “xem xét” giảm giá này là do thị trường đang trầm lắng, và mức giá mới dự kiến từ 18 triệu đồng tới mức cũ 24 triệu đồng/m2. Nếu việc giảm giá chính thức được tiến hành thì có thể nói Sacomreal là chủ đầu tư đầu tiên công khai việc giảm giá bất động sản trong tình hình hiện nay. Hành động của Sacomreal sẽ khởi nguồn cho các chủ đầu tư khác điều chỉnh lại giá bán bất động sản của mình cho phù hợp với tình hình chung. Trên thực tế, rất nhiều dự án đã được định giá bán vào thời điểm bất động sản nóng nhất nên mức giá đưa ra rất cao. Việc điều chỉnh lại sẽ tạo thanh khoản cho thị trường, kích thích nhu cầu và tạo ra mặt bằng giá hợp lý hơn cho thị trường. Theo một chuyên gia bất động sản, những khó khăn mà thị trường bất động sản phải gánh từ đầu năm tới nay chưa “thấm” gì so với những khó khăn sắp tới. Thời điểm đáo hạn các hợp đồng vay vốn ngân hàng tập trung vào dịp cuối năm, trong khi những khó khăn về vốn, và sự đóng băng giao dịch vẫn còn. Đó chính là lý do “đẩy” giá bất động sản xuống một đáy mới trong vài tháng nữa. Nếu thêmnhiều chủ đầu tư tự nguyện hạ giá; các nhà đầu tư bán tháo để gỡ vốn; một cuộc giải chấp từ phía ngân hàng... là những tín hiệu cho thấy, một mặt bằng giá mới theo hướng thấp nữa trên thị trường bất động sản sẽ được thiết lập vào cuối năm nay. Đây cũng là niềm hy vọng của rất nhiều người có nhu cầu thực sự về nhà ở đang chờ cơ hội để mua nhà với mức đáy mới.(Nguồn: TN, 5/11) Thị trường xi măng: Báo động sụt giảm tiêu thụ Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam: tình hình tiêu thụ xi măng của các doanh nghiệp hiện đang gặp nhiều khó khăn. Thực tế, năm 2008 tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành, trong đó có ngành xi măng Việt Nam. Những tháng đầu năm 2008 ngành xi măng đã phải tìm các biện pháp, cơ chế chính sách để “hạ nhiệt” thị trường (nhất là ở khu vực TP. Hồ Chí Minh và phía Nam) nhằm tăng nguồn cung xi măng cho nhu cầu tiêu thụ. Ngược lại, những tháng cuối năm thị trường tiêu thụ xi măng đang có biểu hiện chững lại do nhu cầu giảm, nhiều dự án bị đình hoàn, đồng thời nguồn cung xi măng được bổ sung do đưa vào vận hành thêm 8 nhà máy xi măng với công suất thiết kế hơn 10 triệu tấn. Tình hình tiêu thụ xi măng của các doanh nghiệp gặp khó khăn hơn. Theo đó, “để tiếp tục tìm giải pháp bình ổn thị trường xi măng, cân đối cung-cầu cho các vùng miền, giảm bớt nhập siêu, Bộ Xây dựng dự kiến tổ chức cuộc họp bình ổn thị trường xi măng vào đầu tháng 11/2008” – Thứ trưởng cho biết. Hiện nay, Bộ đang yêu cầu các đơn vị sản xuất và cung ứng clanhke, xi măng gửi báo cáo về tình hình sản xuất, tồn kho, tiêu thụ… để tìm giải pháp tháo gỡ.(Nguồn: HNM, 27/10) Tỷ giá USD/VND biến động mạnh: DN xuất nhập khẩu thiệt hại lớn Phía sau những biến động mạnh của tỷ giá USD/VND là những khoản thiệt hại lớn của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Điểm lại hoạt động kinh doanh từ đầu năm, bên cạnh tác động của lạm phát, chi phí đầu vào tăng cao, một khó khăn lớn đối với nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu là những biến động mạnh và bất thường của tỷ giá USD/VND. Tháng 5 và 6/2008, thị trường chứng kiến sự leo thang của giá đồng USD so với VND. Doanh nghiệp nhập khẩu phải mua vào với giá phổ biến từ 18.000 – 19.000 VND/1 USD; có thời điểm lên đến gần 20.000 VND. Và nay, những thiệt hại liên quan trở thành một “điểm nóng” được tập trung phản ánh tại hội thảo về những biến động kinh tế vĩ mô và khó khăn của doanh nghiệp, do Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp tổ chức cuối tuần qua. Một ví dụ nhỏ được ông Trịnh Văn Huân, đại diện Công ty Cổ phần Thương mại và Kỹ thuật ứng dụng, đưa ra là trước biến động bất thường của tỷ giá, chỉ riêng Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh mỗi tháng nhập khẩu từ 2.500 – 3.000 tấn nguyên liệu cũng đã mất đứt 5 tỷ đồng trong tháng 5 và 6/2008. Lớn hơn, theo lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam, trong thời điểm đó, Tập đoàn thiệt hại tới khoảng 50 tỷ đồng do chênh lệch giữa giá USD thu từ xuất khẩu bán cho các ngân hàng thương mại và giá USD mua phục vụ cho nhập khẩu nguyên liệu. Còn theo tính toán của đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không, với một doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu thiết bị là 5 triệu USD cho thị trường Việt Nam và khách hàng chỉ trả bằng VND theo tỷ giá quy định của Ngân hàng Nhà nước, theo tính toán của doanh nghiệp, mức lãi suất là 5% và họ sẽ bán với giá 5,25 triệu USD. Với điều kiện đó, nếu hợp đồng được thực thi thì phải thanh toán cho đối tác nước ngoài với số tiền lên đến 95 tỷ đồng (mức tỷ giá 19.000 VND phổ biến trong đợt biến động hồi tháng 5 và 6 vừa qua), trong khi đó khách hàng sẽ thanh toán cho họ là 86,6 tỷ đồng (theo tỷ giá 16.500 mà Ngân hàng Nhà nước quy định). Tức là sau khi thực hiện xong hợp đồng, họ không những không có lãi mà còn lỗ hơn 8 tỷ đồng. Từ ví dụ này, đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không cho rằng đó là lý do trong thời gian qua có hiện tượng ứ đọng hàng của các doanh nghiệp tại cảng. Hàng hóa được nhập về nhiều nhưng doanh nghiệp không làm thủ tục thông quan; nhiều doanh nghiệp phải “ngậm ngùi” chấp nhận bị phạt hợp đồng trong nước, hợp đồng nước ngoài và chi phí cho việc tái xuất hàng hóa trả lại người bán. Về lý thuyết, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá của các ngân hàng, nhưng theo đại diện trên, thực tế với tình hình bất ổn của tỷ giá như thế, mức phí mà các ngân hàng đưa ra doanh nghiệp lại không thể chịu nổi. Một trường hợp cụ thể khác được bà Đàm Thị Huyền, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), cho biết, những biến động của tỷ giá đã tác động mạnh đến chi phí giá vốn nhập khẩu xăng dầu. Phân tíchnhững biến động vừa qua, bà Huyền cho rằng năm 2008 là năm tương đối đặc thù để có thể cho thấy rõ chính sách điều hành tỷ giá có ảnh hưởng lớn không chỉ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn tạo áp lực lớn trong quan hệ cấp hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại. Từ đầu năm đến cuối tháng 3/2008, ngân hàng thừa cung ngoại tệ, hạn chế mua của các doanh nghiệp xuất khẩu; tỷ giá thị trường thấp hơn tỷ giá công bố trên thị trường liên ngân hàng nhưng doanh nghiệp lại không thể mua trực tiếp theo tỷ giá thấp đó. Và với Petrolimex, mỗi lít xăng dầu bị tăng thêm từ 300 – 400 đồng khi mua theo tỷ giá của ngân hàng. Từ đầu tháng 4/2008, thị trường ngoại tệ bất ngờ đảo chiều và biến động quá mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu không bán, nguồn cung thiếu, ngân hàng không đủ nguồn lực để gia tăng hạn mức tín dụng ngoại tệ mở L/C do giá xăng dầu tăng quá cao. Tỷ giá cộng hết biên độ dẫn đến chênh lệch tỷ giá phát sinh thời điểm nhập khẩu đến thời điểm thanh toán với nước ngoài tăng mạnh, từ 40 đồng/lít bình quân quý 1/2008 lên tới trên 500 đồng/lít ở thời điểm tháng 7 và 8 vừa qua, làm giá thành xăng dầu tăng thêm từ 2% - 3%. Trước những ảnh hưởng và thiệt hại đó, khuyến nghị chung mà các doanh nghiệp đưa ra là Ngân hàng Nhà nước cần điều chỉnh chính sách tỷ giá ổn định hơn, tránh những biến động mạnh, bất ngờ trên thị trường khiến doanh nghiệp không kịp “trở tay” và chịu thiệt hại lớn. Mới đây, từ ngày 20 – 23/10, tỷ giá USD/VND cũng tạo một “cú sốc” trên thị trường khi chỉ trong 3 ngày tăng tới 240 VND; trên thị trường tự do cũng tái lập mốc 17.000 VND. “May mà” đợt biến động này sớm ổn định dần. Tỷ giá USD/VND bình quân trên thị trường liên ngân hàng cũng đã giảm nhẹ những ngày gần đây, hiện ở mức 16.517 VND, giảm 3 VND so với tuần trước. Giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại ngày 27/10 cũng giảm nhẹ xuống còn 16.847 VND và đang có xu hướng ổn định. Giá USD trên thị trường tự do cũng đã xuống dưới mốc 17.000 VND.(Nguồn: TBKT, 27/10) Xuất khẩu nông sản lùi dần về mức năm ngoái Bộ NN-PTNT cho biết, tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm cho kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam lùi dần về mức cùng kỳ năm ngoái. Xu thế này có thể vẫn được duy trì trong thời gian tới. Số liệu thống kê từ Bộ NN-PTNT cho thấy, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 10 ước đạt trên 1,39 tỷ USD, tăng 25,6% so với tháng 10/2007, nhưng giảm 7% so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu ước đạt khoảng 646 triệu USD, tăng 40% so cùng kỳ năm ngoái song giảm tới 12% so với tháng trước; thuỷ sản ước đạt 470 triệu USD, hầu như không tăng so với tháng 9; các mặt hàng lâm sản ước đạt 238 triệu USD, giảm 2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 10 tháng đầu năm 2008 ước đạt 13,6 tỷ USD. Tính đến háng 10/2008, ngành nông nghiệp đã có 5 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD gồm thủy sản, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê và cao su, trong tổng số 11 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của cả nước. Đây là các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu 10 tháng qua của ngành (thủy sản chiếm tới 27%, tiếp theo là gạo 20%; gỗ và sản phẩm gỗ 17%, cà phê 13%). Riêng mặt hàng gỗ, tuy giá trị xuất khẩu lớn nhưng giá trị nhập khẩu cũng không nhỏ (chiếm tới 15% trị giá nhập khẩu toàn ngành 10 tháng qua). Do giá xuất khẩu giảm nên kim ngạch của nhiều mặt hàng nông sản chủ lực giảm đáng kể. Điển hình là xuất khẩu gạo giảm gần 100.000 tấn so với tháng 9/2008. Giá xuất khẩu cũng giảm mạnh, còn bình quân 587 USD/tấn, giảm 215 USD/tấn so với tháng trước. Hiện giá gạo thế giới vẫn ở trong xu hướng giảm và nhu cầu nhập khẩu của các nước cũng ở mức thấp, gây khó khăn cho việc ký hợp đồng mới (ngoài số hợp đồng đã ký 4,5 triệu tấn). Đây cũng là nguyên nhân khiến giá lúa hè thu các tỉnh ĐBSCL tuần qua tiếp tục sụt giảm, chỉ 3.500-4.000 đồng/kg. Gạo thành phẩm 5% tấm khoảng 6.500-6.700 đồng/kg, gạo 15% tấm 5.500-5.700 đồng/kg tùy địa phương. Cà phê cũng chịu chung số phận khi giá xuất khẩu tiếp tục giảm. Giá xuất khẩu bình quân tháng 9 vừa qua ở mức 2.112 USD/tấn, giảm 131 USD/tấn so với tháng 8. Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam (FOB Sài Gòn) chỉ còn khoảng 1.635 USD/tấn, giảm 195 USD/tấn so với những ngày đầu tháng 10. Ngoài ra, giá cao su cũng giảm 216 USD/tấn so với tháng 8, tiếp tục giảm trong tháng 10 và thời gian tới. Giá xuất khẩu hạt điều bình quân tháng 9/2008 đạt 5.849 USD/tấn, giảm 132 USD/tấn so với tháng trước.(Nguồn: VNN, 27/10) Ngành gỗ đối mặt khó khăn Dù lãi suất cho vay hiện nay được các ngân hàng thương mại giảm mạnh nhưng theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ, động thái này chỉ giúp tháo gỡ một phần khó khăn mà họ đang gặp phải, bởi bên cạnh đó còn quá nhiều vấn đề khiến các doanh nghiệp ngành này cảm thấy "đuối sức". Theo thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2008 của ngành gỗ ước đạt 2 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước và đã đạt 67% kế hoạch năm. Tuy nhiên, Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương nhận định, với tốc độ tăng 9 tháng đầu năm và mức kim ngạch xuất khẩu bình quân 9 tháng qua thì mặt hàng gỗ khó có thể hoàn thành kế hoạch kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD trong năm nay. Bởi thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng này là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, do khủng hoảng tài chính nên dự kiến sức mua tại các thị trường này giảm mạnh, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt thấp. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ 3 tháng cuối năm đạt khoảng 800 triệu USD, giảm 200 triệu USD so với kế hoạch đặt ra. Cả năm nay, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt 2,8 tỷ USD, chỉ tăng 16% so với năm 2007. Kế hoạch của Bộ Công thương năm 2009 xuất khẩu sản phẩm gỗ phấn đấu đạt kim ngạch 3,2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Vụ Xuất nhập khẩu, năm 2009 cũng là năm mà ngành hàng sẽ phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng nhà đất và khủng hoảng tài chính do phụ thuộc nhiều vào sức mua và hoạt động mua - bán bất động sản. Trong khi đó, dự báo những tháng tới hoạt động mua - bán nhà đất cũng sẽ không sôi động, kéo theo nhu cầu đồ gỗ, đồ gỗ gia dụng giảm mạnh. Bộ Công thương đánh giá, dù thực tế đang có nhiều khó khăn, song đây là mặt hàng có thị trường lớn, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu, nếu khắc phục được được những hạn chế cơ bản là nguồn nguyên liệu nhập khẩu và khả năng đáp ứng được những đơn hàng lớn thì mặt hàng gỗ sẽ còn gia tăng quy mô xuất khẩu trong thời gian tới. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Nhật Bản, EU (Pháp, Đức) và Mỹ. Nhưng theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam, chưa kể đến những chi phí đội lên cho ngành gỗ như tình trạng tắc đường, tắc cảng… thì đợt vừa rồi chi phí vốn quá cao khiến nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, không dám nhập nguyên liệu. Theo ông Quyền, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành gỗ thời gian tới sẽ không có nhiều thuận lợi. Dự kiến, có khoảng 20% doanh nghiệp gỗ có khả năng phá sản, 50% doanh nghiệp trong ngành có khả năng trụ được và 30% gặp khó khăn. Ông Lê Ngọc Hạnh, Giám đốc CTCP Saigon Việt Nam (đồ gỗ thương hiệu SaviCorp) cũng nhận định, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành gỗ từ giờ đến sang năm sẽ khó khăn hơn, vì thế mạnh xuất khẩu bị chững lại do kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng. Theo ông Hạnh, thời gian vừa qua có doanh nghiệp gỗ đầu tư vào sản xuất, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp buôn gỗ xuất sang thị trường Trung Quốc, vì thị trường này đang sốt giá. Tuy nhiên, ngay sau đó nhiều đơn vị đã lỗ nặng do sản phẩm gỗ tại thị trường này bỗng nhiên rớt giá mạnh và rất khó bán. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh đồ gỗ, không chỉ khó khăn ở thị trường xuất khẩu, mà ngay cả tại thị trường nội địa hiện cũng bán khá cầm chừng, thậm chí ế ẩm. Hội chợ ngành gỗ vừa được tổ chức tại TP. HCM phần nào phản ánh được tình trạng này, bởi mọi năm tại hội chợ doanh nghiệp bán được khá nhiều hàng cũng như ký được một số hợp đồng với khách hàng, nhưng năm nay gần như không có khách. "Xuất khẩu khó khăn, bán tại nội địa cũng không được, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ hiện rơi vào tình trạng kinh doanh cầm chừng. Từ giờ đến cuối năm, nhiều doanh nghiệp trong ngành gỗ phá sản là điều khó tránh khỏi, nếu không có giải pháp hỗ trợ cần thiết", ông Hạnh nhận định. (Nguồn: ĐTCK, 30/10) Công nghiệp dệt may gặp khó khăn bởi suy thóai kinh tế toàn cầu Có đơn hàng cũng không dám ký. Ký được đơn hàng phải chịu cảnh giảm giá hoặc đơn hàng bị sụt giảm nghiêm trọng. Đây là thực trạng chung của nhiều doanh nghiệp dệt may do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Dù là một trong những ngành mang lại kim ngạch xuất khẩu chủ đạo trên cán cân xuất khẩu trong năm nay và cả năm tới, nhưng tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu “ngấm thuốc” và tỏ ra rất “nhạy cảm” đối với ngành dệt may xuất khẩu. Đơn đặt hàng giảm Theo phó tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn của ngành dệt may, từ đầu tháng 10-2008 đến nay các nhà nhập khẩu nước ngoài đã chủ động cắt giảm đơn hàng với mức giảm 25-30% so với cùng kỳ năm ngoái. “Các đơn hàng chúng tôi đang thực hiện trong tháng mười và mười một thật ra là những hợp đồng được ký trước đó. Còn hợp đồng từ tháng mười hai trở đi sang đến tận quý 1-2009 đã chính thức được thông báo cắt giảm 25-30% so với cùng kỳ 2007”, ông này xác nhận. Không chỉ cắt giảm về mặt số lượng, ông này cũng thừa nhận các hợp đồng ký từ tháng 12-2008 trở đi cũng phải giảm giá 5-10% so với trước. Ngoài ra, các nhà nhập khẩu cũng chủ động đề nghị thương thảo hợp đồng từng quý, thay vì lúc trước có thể xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch đặt hàng xuyên suốt cả năm. Vị phó tổng giám đốc cũng cho biết không chỉ riêng công ty ông khốn đốn bởi đơn hàng suy giảm, mà phần lớn doanh nghiệp có quy mô tương tự đều cùng cảnh ngộ. Không thuộc quy mô hoành tráng như công ty trên, giám đốc Công ty TNHH may Bình Hòa Phùng Đình Ngọ cũng sốt ruột khi việc làm cho gần 300 công nhân của công ty ông cũng đang lâm vào tình trạng khá khó khăn. “Mọi năm thời điểm này làm không ngớt việc, thậm chí còn phải thương lượng với công nhân tăng ca mới kịp hàng để giao. Nhưng từ cuối tháng chín đến nay đơn hàng giảm dần và hiện giảm đến 50% so với cùng kỳ năm trước”, ông Ngọ lo lắng. Ông Ngọ cho biết nếu chạy đủ máy thì số công nhân phải lên tới 400 người, sản xuất 100.000 sản phẩm áo thun cotton/ngày nhưng hiện chỉ còn khoảng 250 công nhân đi làm và cảnh tăng ca chỉ là... quá khứ. Theo Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek), số doanh nghiệp có quy mô như công ty ông Ngọ lâm vào tình cảnh khó khăn đang xảy ra khá phổ biến. Phát biểu tại một hội thảo mới đây tại TP.HCM, ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), thừa nhận tình trạng đơn hàng giảm sút là hoàn toàn có thật Nên cơ cấu lại thị trường Với hàng loạt khó khăn trước mắt, ông Lê Quốc Ân, chủ tịch Vitas, cho biết sẽ khó hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của năm 2008 là 9,5 tỉ USD như kế hoạch đặt ra ban đầu. Riêng trong tháng 10-2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may chỉ đạt 800 triệu USD và là tháng thứ hai liên tiếp có mức kim ngạch giảm do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế từ các khu vực xuất khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật. Tính chung sau mười tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu hiện chỉ mới đạt được 7,64 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu xuất khẩu cả năm, hai tháng còn lại ngành dệt may phải đạt ít nhất 930 triệu USD/tháng. Song với tình hình khó khăn hiện nay, khả năng này khó có thể thực hiện được. Đại diện một nhà nhập khẩu lớn của Mỹ tại VN cho biết khủng hoảng đơn hàng giảm có thể kéo dài đến tận tháng 6-2009, do lượng đặt hàng tại VN bao gồm quần jean, áo sơmi, áo thun cotton, quần Âu... hiện giảm 25% cho đơn hàng xuân, hè. “Do khủng hoảng kinh tế tại Mỹ vẫn diễn biến không mấy khả quan, nên chúng tôi quyết định cắt giảm đơn hàng ở tất cả các thị trường chứ không riêng VN”, vị đại diện này nói. Tuy nhiên, nhà đại diện nhập khẩu này cũng cho hay trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, cái mà nhà nhập khẩu cần nhất chính là thời gian giao hàng đúng hẹn và năng suất lao động cao. “Họ có thể chậm đặt hàng nhưng vẫn muốn được giao hàng đúng hẹn. Muốn vậy, chỉ doanh nghiệp nào có năng suất lao động cao, làm hàng chất lượng mới duy trì được đơn hàng ổn định”, vị đại diện này cho biết. Đồng ý với quan điểm này, ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc Tổng công ty may Việt Tiến, cho rằng các doanh nghiệp sản xuất trong nước cần chấp nhận thực tế: nếu việc giảm đơn hàng, kéo theo đó là giá đơn hàng cũng giảm, các doanh nghiệp phải tìm cách sống chung với tình cảnh khó khăn này, trong đó nhất thiết phải cơ cấu thật chi tiết thị trường chủ lực để cân đối lại sản phẩm chủ lực. Bản thân Việt Tiến cũng cân đối lại ngay lập tức khi chỉ cho thị trường Mỹ chiếm không quá 25% năng lực sản xuất của mình, nâng tỉ trọng ở thị trường EU lên 35% và Nhật 20% để giảm thiểu thấp nhất các rủi ro sẽ xảy ra. Xuất khẩu dệt may sẽ vượt dầu thô? Với vai trò là ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, ngành dệt may đã được Bộ Công thương lên kế hoạch “sẽ mang về 11,5 tỉ USD trong năm 2009, vượt cả dầu thô về kim ngạch xuất khẩu cho năm sau”. Áp lực này càng đẩy các doanh nghiệp vào tình thế xoay xở khó khăn hơn bao giờ hết. Nguy cơ biến động nhân công Các danh nghiệp dệt may hiện cũng phải đối mặt với nguy cơ biến động nhân công lao động, thường xảy ra dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Theo các doanh nghiệp, khi tết đến, các doanh nghiệp sẽ mất đứt ít nhất 40% lượng công nhân vì tình trạng “người đi không thấy quay lại”. Tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” này càng đẩy doanh nghiệp vào tình cảnh khó khăn hơn: không dám ký hợp đồng cho tháng một và tháng hai vì biết chắc nguy cơ đền hợp đồng, chậm tiến độ giao hàng khó tránh khỏi.(Nguồn: TT, 4/11) Dệt may: Còn nhiều rào cản cần tháo gỡ Từ năm 2008 cũng như thời gian sắp tới, thị trường dệt may thế giới sẽ có nhiều biến động, trong đó các quốc gia Nam Á và Đông Nam Á đang nổi lên thành nguồn cung quan trọng đối với thị trường Hoa Kỳ và EU. Tuy nhiên, từ cuối năm 2008 và bước sang 2009, ngành dệt may VN đang đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức. Hội thảo "Phát triển ngành dệt may VN sau 2 năm gia nhập WTO và những giải pháp tăng tốc" để tìm ra phương pháp nhằm khắc phục những vấn đề này. Nếu năm 2001, VN chưa có tên trong danh sách 25 nước XK hàng may mặc hàng đầu vào thị trường Mỹ, thì đến năm 2002, sau khi quy chế quan hệ bình thường Việt - Mỹ được thông qua, VN đã vươn lên vị trí thứ 20 và giành vị trí thứ 5 vào năm 2003 khi đạt kim ngạch XK vào Hoa Kỳ 3,6 tỉ USD. Khi Hoa Kỳ áp dụng quota nhập khẩu đối với một số mặt hàng may mặc của VN, hàng dệt may VN tụt xuống vị trí thứ 7. Nhưng đến năm 2006, hàng dệt may VN đã trở lại vị trí thứ 5, và sau đó 3 năm khi trở thành thành viên của WTO, hàng dệt may VN vào thị trường Hoa Kỳ đã đứng vị trí thứ 3 - chỉ sau Trung Quốc và Mexico. Theo Hiệp hội Dệt may VN, đến nay ngành dệt may VN đã có trên 2.000 DN, sử dụng khoảng 2 triệu lao động. Sản phẩm dệt may XK của VN chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch XK hàng năm, chỉ đứng sau ngành dầu khí. Năm 2007, toàn ngành đạt kim ngạch XK 7,75 tỉ USD. Và chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2008, mặc dù đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, kim ngạch XK ngành dệt may vẫn đạt 6,84 tỉ USD - tăng 20% so với cùng kỳ năm 2007 - dự kiến năm nay toàn ngành sẽ đạt kim ngạch XK khoảng 9,2 - 9,3 tỉ USD, đưa VN vào top 10 quốc gia XK dệt may lớn nhất thế giới. Gia nhập WTO, VN có điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế. Tham gia WTO, hoạt động XK của VN được đẩy mạnh do các rào cản thương mại được gỡ bỏ. Ngành may VN có cơ hội phát triển, trang thiết bị được đổi mới và hiện đại hoá đến 90%, có khả năng sản xuất được các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao... Theo Tập đoàn Dệt may VN, thị trường Hoa Kỳ đang chiếm tỉ trọng khoảng 55% tổng kim ngạch XK hàng dệt may của VN. Tuy nhiên, thị trường này vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, cụ thể là chương trình giám sát chống bán phá giá của Mỹ vẫn đang áp dụng đối với hàng dệt may VN đã làm cho các khách hàng lớn như Macy, Hagel... rút toàn bộ đơn hàng tại VN để chuyển sang nước khác. Sức ép của vấn đề này đang còn làm cho nhiều Cty của VN và nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may vì sợ rủi ro. Bên cạnh đó, vấn đề kinh tế Mỹ đang suy thoái, sức mua của người dân đối với hàng dệt may giảm đáng kể... đang là những trở ngại cho ngành dệt may VN. Về nội tại, những điểm yếu cần phải sớm khắc phục đó là ngành công nghiệp dệt và phụ trợ của VN còn rất hạn chế, dẫn đến 70% nguyên phụ liệu phải NK từ nước ngoài đã làm cho giá trị gia tăng trong ngành dệt may không cao. Trong lĩnh vực may XK, phần lớn vẫn theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển... hiệu quả sản xuất thấp. Mặt khác, hầu hết các DN dệt may đều là DN nhỏ và vừa nên khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị... năng lực quảng cáo tiếp thị hạn chế nên phần lớn các DN chưa xây dựng được thương hiệu. Các sản phẩm XK hầu hết phải sử dụng nhãn mác nước ngoài. Đã vậy, đang xảy ra tình trạng thiếu công nhân tại các thành phố lớn, mối quan hệ lao động tiền lương đang có chiều hướng phức tạp, nhiều cuộc đình công tự phát đã xảy ra tại các thành phố và khu công nghiệp tập trung đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh và môi trường đầu tư... đang là một trong những yếu kém cần sớm được khắc phục để đưa ngành công nghiệp dệt may VN đạt mục tiêu kim ngạch XK 10 - 12 tỉ USD, sử dụng 2,5 triệu lao động vào năm 2010 và tăng tốc cao hơn vào những năm tiếp theo.(Nguồn: LĐ, 19/11) Cá tra Việt Nam lại vấp phải rào cản mới từ Mỹ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngoài việc tiếp tục phải "đương đầu" với vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ, con cá tra sẽ có nguy cơ vấp phải một rào cản mới trên thị trường Mỹ: Dự luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill). Đại diện VASEP vừa tham gia cuộc họp với Bộ Công Thương nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nói rằng, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai Dự luật Nông nghiệp 2008 (Farm Bill), trong đó có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Điều khoản này dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra của Việt Nam vào danh sách này để chuyển đối tượng này từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) sang USDA quản lý. Ông đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT cần có chiến lược vận động Chính phủ, Bộ Nông nghiệp, Bộ Thương mại và các cơ quan có liên quan của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn không để Dự luật này gây khó cho xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Ông Dũng nhận xét nếu Dự luật này được ban hành, cá tra Việt Nam sẽ bị quản lý chặt chẽ như sản phẩm thịt nhập khẩu vào Mỹ. Hiện chỉ có 34 quốc gia đạt tiêu chuẩn xuất khẩu thịt vào Mỹ và đều là các quốc gia phát triển. Lúc đó, con cá tra Việt Nam xuất sang Mỹ phải được quản lý bởi hệ thống chất lượng và sản xuất tương đương hệ thống quản lý chất lượng và sản xuất của Mỹ. Trước đây, nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp Catfish (cá nheo) nội địa, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật về ghi nhãn cá catfish. Khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ không xem cá tra Việt Nam thuộc nhóm Catfish nên cá tra Việt Nam khi xuất sang Mỹ không được lấy tên này. Con cá tra Việt Nam đã phải đổi tên mới (cá tra là pangasius, basa là basa pangasius). Cá tra, basa Việt Nam đã và đang được chào bán riêng lẻ và hoàn toàn khác biệt với cá nheo Mỹ. Luật về ghi nhãn cá catfish đã có hiệu quả như dự kiến, kết quả là ngành công nghiệp cá nheo của Mỹ được phục hồi. Dự luật Nông nghiệp 2008 sẽ được đưa ra lấy ý kiến vào đầu năm 2009. USDA sẽ ban hành dự luật sau 18 tháng kể từ khi được thông qua.(Nguồn: VNN, 31/10) 80% nhà máy điều đóng cửa vì thiếu nguyên liệu Thiếu nguyên liệu và xuất khẩu ảm đạm đã khiến các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… lâm vào tình cảnh khó khăn. Ông Nguyễn Văn Lãng, một cán bộ Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), cho biết hiện nay nguyên liệu điều thô đang thiếu trầm trọng. Nếu thực hiện đúng kế hoạch từ nay đến giáp vụ thu hoạch tháng 3 năm sau, các nhà máy cần khoảng 300.000 tấn điều thô. Trong khi đó, lượng nguyên liệu tồn kho hiện nay ở các doanh nghiệp chưa đến 100.000 tấn. Từ trước đến nay, ngoài nguồn nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp chế biến điều xuất khẩu đều phải nhập điều thô từ nước ngoài. Tuy nhiên năm nay lượng điều thô nhập từ Indonesia, Mozambique, Tazania… rất ít vì giá điều thô còn quá cao, trong khi giá điều nhân xuất khẩu đang rất thấp. Theo ông Lãng, chi phí khác như lương công nhân tăng, hoặc lãi vay ngân hàng tuy đã giảm nhưng cũng còn rất cao, cùng với nỗi lo cúp điện và tăng giá điện… là những yếu tố làm cho chi phí đầu vào còn cao. Do vậy mà có đến 80% các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Long An,… đã tạm thời đóng cửa, cho công nhân về nghỉ Tết sớm. Thị trường xuất khẩu điều hiện đang ảm đạm, các doanh nghiệp xuất khẩu đang rất lo lắng khi khách hàng bỏ hợp đồng không nhận hàng. Nhiều lô hàng xuất khẩu tiền thanh toán chậm… Hy vọng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều là khả năng thị trường sẽ được cải thiện vào cuối năm nay do nhu cầu trong dịp Noel và những ngày nghỉ cuối năm. Trong khi đó, tồn kho của các nước nhập khẩu chủ yếu như: Mỹ, Hà Lan, Anh, Úc, Trung Quốc… đang ở mức khá thấp do các nhà nhập khẩu, nhà đóng gói nơi đây đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Lúc đó, giá điều nhân sẽ tăng lên.(Nguồn: VNN, 24/10)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành.doc