Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC

Công tác xác định GTDN còn là một chuyên nghành mới của hoạt động kiểm toán tại Việt nam, mặc dù nó đã xuất hiện ở các nước XHCN khác từ rất lâu. Việt nam đi sau, tuy chậm nhưng bù lại, lại được kế thừa những kinh nghiệm của các nước đi trước. Tuy nhiên, từ lý luận đi đến thực tiễn là cả một vấn đề lớn. Nhìn lại chặng đường phát triển công tác xác định GTDN ở Việt nam vừa qua, ta thấy sự khác biệt rõ rệt từ việc xác định GTDN tốn mất thời gian từ 8 tháng đến 2 năm những năm 1996, d ưới 3 tháng những năm 1996-1998, và chỉ còn 5-6 ngày từ năm 1998 trở lại đây.

pdf103 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2379 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: là giá đang mua bán trên thị trường cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt (nếu có). AASC căn cứ vào các giấy báo giá (từ các cửa hàng…), tạp chí thị trường giá cả, bảng giá của cơ quan có thẩm quyền về ban hành giá tối thiểu trị giá nhà hoặc trên internet theo địa chỉ http//:www.market.com.vn… - Nếu tài sản không lưu thông trên thị trường thì tính theo giá cả của tài sản cùng loại, có cùng công suất hoặc đặc tính tương đương, nếu không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản trên sổ kế toán. Ví dụ : Biểu 3: Xác định lại giá trị Tài sản cố định (Trích giấy tờ làm việc của KTV) “Theo sổ kế toán tại đơn vị: Nguyên giá: 302.954.330 Hao mòn luỹ kế: 191.131.786 Giá trị còn lại: 11.822.544 Số liệu đánh giá lại: Nguyên giá: tại thời điểm không có loại này sản xuất, do đó không xác định đượcc giá thị trường của loại xe này mới, chấp nhận theo giá đơn vị hạch toán là 302.954.330.” Nguyên giá của tài sản chấp nhận theo sổ kế toán sẽ được kiểm tra lại thông qua các chứng từ liên quan như hóa đơn giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ, vận đơn,… đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán chi tiết, sổ cái và BCTC. Đối với những tài sản có sự đánh giá lại giá trị thì: GTCLm = NGm - GTHMm GTHMm = NGm x Số năm đã sử dụng Số năm khấu hao tối đa qui định Trong đó: GTCLm: giá trị còn lại mới NGm: nguyên giá mới GTHMm: giá trị hao mòn mới - Số năm đã sử dụng: xác định dựa trên quyết định sử dụng công trình, quyết định mua tài sản,… Số năm khấu hao tối đa quy định: được quy định bởi BCTC đối với từng loại tài sản cụ thể. Đối với nhà xưởng: NGm=Giá quyết định của điạ phương x m2 xây dựng Đối với vật kiến trúc NGm = Giá quyết định của địa phương Đối với tài sản đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng thì giá trị thực tế của tài sản được xác định theo chất lượng. Chất lượng của tài sản được xác định bằng giá trị còn lại theo tỷ lệ % so với nguyên giá tài sản mới mua sắm hoặc mới đầu tư xây dựng. Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị thì chất lượng tài sản không dưới 20%. Đối với tài sản là phương tiện vận tải tiếp tục sử dụng thì chất lượng tài sản không dưới 20% và phải đảm bảo các điều kiện lưu hành theo quy định của bộ giao thông vận tải. KTV kiểm tra chất lượng tài sản, tính diện tích đất sử dụng, căn cứ vào bảng giá địa phương nơi DN đặt trụ sở. Ví dụ: Biểu 4: Xác định chất lượng còn lại và tính lại giá trị còn lại của TSCĐ Diện tích sử dụng:810 m2 Giá mới: 737.100.000 (=810 x 9100.000) Tỷ lệ chất lượng còn lại: Mô tả hiện trạng: nhà 2 tầng Niên hạn sử dụng: 25 năm Thời gian đã sử dụng: 17 năm Tỷ lệ chất lượng còn lại: 32% Giá trị còn lại của công trình là: 737.100.000 x 32% = 235.872.000 Tỷ lệ chất lượng còn lại phải có sự đồng ý của các bên liên quan như cơ quan định giá, hội đồng định giá và DN. Sau khi thực hiện kiểm kê, KTV dựa trên các phiếu kiểm kê và giấy tờ làm việc (các biên bản xác định chất lượng còn lại, giá trị còn lại,…) lập nên bảng kê chi tiết đánh giá lại tài sản. Biểu 5: Bảng kê chi tiết tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, đến ngày 31/12/2002 đơn vị: 1000đ Stt Tên tài sản Diện tích địa điểm Năm sử dụng Giá trị kế toán Đánh giá lại Chênh lệch NG HMLK GTCL NG KHLK GTCL NG GTCL 1 2 3 4 5 6 7 8=7-6 9 10 11=9-10 12=9-6 13=11-8 1 Nhà văn phòng 810 m2 Yên viên 1985 303.999 205.579 98.419 737.100 32% 235.872 433.100 137.452 2 … Tổng 2.161.099 1.340.850 820.249 2.233.249 1.342.399 890.850 72.150 70.601 Sau đó từ các bảng kê chi tiết này và phiếu kiểm kê KTV lập nên báo cáo tổng hợp kiểm kê TSCĐ phục vụ việc lập lại báo cáo xác định GTDN. Đồng thời, AASC cũng lập các bảng kê tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, tài sản có nguồn hình thành từ quỹ phúc lợi khen thưởng. Trong đợt xác định GTDN lần này, các tài sản cho thuê, mượn, nhận vốn góp liên doanh liên kết và các tài sản khác không phải của DN, tài sản của DN không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, các tài sản thuộc công trình phúc lợi (trừ tài sản đang dùng trong SXKD được đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng phúc lợi) không được tính vào giá trị DN và không thuộc đối tượng xác định lại giá trị. 2)Đối với công trình xây dựng cơ bản dở dang a) Đối tượng kiểm kê: toàn bộ công trình, hạng mục công trình đầu tư tự làm. Nếu giao thầu cho bên B thì chỉ kiểm kê phần hạng mục công trình đã hạch toán theo từng giai đoạn bên B bàn giao cho bên A và được bên A chấp nhận thanh toán. Phần XDCBDD bên A chưa chấp nhận thanh toán cho bên B thì được coi là TSCĐ của bên B. b) Thực hiện kiểm toán và định giá Nguyên tắc định giá của loại tài sản này là số liệu kiểm toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp nên KTV chủ yếu thực hiện kiểm toán trên sổ sách. - KTV căn cứ vào các hoá đơn giá trị gia tăng về mua NVL, các phiếu chi, các phiếu giao việc, các lệnh mua NVL nếu có. Từ đó, đối chiếu số liệu trên các chứng từ này với dự toán và bảng kê cho công trình và BCTC. Số liệu tổng hợp từ các chứng từ gốc là căn cứ xác định giá trị công trình và là số liệu xác định GTDN. - Đối với công trình XDCBDD thuê ngoài, căn cứ vào các biên bản bàn giao công trình, các hợp đồng, quyết định xây dựng công trình,… cho đến thời điểm định giá, đối chiếu trên sổ chi tiết theo dõi công trình. Giá trị công trình là tổng giá trị bên được thuê được giao cho trên các biên bản trên. - Việc kiểm toán trên chứng từ phải kết hợp với quan sát thực tế để đảm bảo tính có thực của các nghiệp vụ phát sinh. Sau khi thực hiện kiểm kê, KTV lập biên bản kiểm kê, đánh giá công trình XDCBDD có sự thống nhất của các bên liên quan (như cơ quan định giá, DN, bên nhận thầu…). Khi kiểm kê công trình XDCBDD cũng cần chú ý đến các nguồn hình thành là nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay quỹ phúc lợi khen thưởng. Đối với các công trình đầu tư XDCBDD gắn liền với hoạt động SXKD của DN mà công ty cổ phần sau này có nhu cầu xây dựng tiếp thì cũng định giá như TSCĐ như trên. Nếu thực hiện đối chiếu trên sổ cái, chi tiết, chứng từ gốc thấy khớp thì số liệu được lấy trên sổ cái của đơn vị. 3)Đối với TSLĐ là hiện vật a) Đối tượng TSLĐ là hiện vật bao gồm: - Toàn bộ NVL tồn kho, CCDC trong kho, hàng hoá, thành phẩm, bán thành phẩm tồn kho, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán. - Toàn bộ các loại vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền đang chuyển, ngân phiếu, vàng bạc, kim quý, đá quý, và các chứng khoán có giá trị như tiền, các loại TGNH, kể cả tiền gửi đi liên doanh, liên kết, các loại ngoại tệ tại quỹ và tại ngân hàng. b) Thực hiện kiểm toán và định giá Đối với loại tài sản này, KTV chỉ thực hiện xác định lại giá trị những hàng tồn kho có khả năng giá trị đã bị thay đổi (các tài sản này có đặc điểm là tồn kho từ 2-3 năm, chất lượng đã bị thay đổi…), có giá trị lớn trong tổng tài sản của DN. Quy trình thực hiện kiểm toán là: - Tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ sách kế toán của tài khoản - Tiến hành kiểm kê (thường là kiểm kê chọn mẫu vì số lượng HTK lớn), căn cứ vào số phát sinh tăng giảm để tính số tồn cuối năm. - So sánh với các kỳ trước để xem xét những biến động bất thường. - Trên đối tượng được chọn mẫu kiểm kê tiến hành kiểm tra chi tiết trên chứng từ để đảm bảo các cơ sở dẫn liệu của kiểm toán. *) Đối với HTK: Không đánh giá lại HTK kém, mất phẩm chất, không sử dụng được, ứ đọng không cần dùng. Đối với các DN có số lượng HTK rất lớn, ở nhiều kho, việc kiểm kê có thể tiến hành theo phương pháp chọn mẫu. Theo quy định, công ty định giá phải lập bảng kê theo mẫu sau: Biểu 6: Bảng kiểm kê thực tế hàng tồn kho Stt Tên, nhãn hiệu Mã số Đơn vị Theo sổ kế toán Thực tế kiểm kê Chênh lệch SL ĐG TT Tổng số Trong đó SL ĐG xđ lại Tiền ứ đọng không cần dùng kém mất phẩm chất Theo sổ kt Theo xđ lại SL ĐG Tiền SL ĐG Tiền Theo sổ Xđ lại Theo sổ Theo xđ lại 1. Bulông BL01 Cái 100 10 1000 100 10 1000 1000 - … … … … Tổng số 5664000 … 5664000 - Đơn vị: Nghìn đồng 70 AASC tiến hành kiểm kê tính đúng đắn của hàng Nhập, Xuất, Tồn dựa theo hoá đơn bán hàng, các lệnh mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu chi, lệnh xuất hàng, phiếu xuất kho. Đối chiếu các chứng từ trên với sổ chi tiết vật tư, tổng hợp vật tư, và trên BCTC. KTV ghi lại số liệu tổng hợp lên giấy tờ làm việc theo mẫu: Biểu 7: Bảng kiểm kê nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu Stt Mặt hàng đầu kỳ Nhập Xuất Tồn 31/12/2002 đơn vị tính Chênh lệch Bulông 125 200 225 95 Cái - Tổng cộng … … … … … Đối với tất cả các số liệu, KTV phải thực hiện xác minh tính hợp lý, hợp pháp, trung thực của số liệu. Đồng thời, KTV thu thập các chứng từ về nhà cung cấp như số điện thoại, địa chỉ,… để xác minh các thông tin trên bảng cân đối kế toán. Nếu tồn tại chênh lệch, KTV phải tìm hiểu nguyên nhân và từ đó, xác định số liệu chính xác. Sau đó KTV sẽ tổng hợp số liệu kiểm kê trên các giấy tờ thành bảng kê theo mẫu: Biểu 8: Bảng kê giá trị nguyên vật liệu xác định lại đơn vị: nghìn đồng stt Tên, nhãn hiệu đơn vị tính Số lượng kiểm kê Theo sổ sách Xác định lại Chênh lệch ĐG TT ĐG TT 1. Bu lông Cái 95 10 950 10 950 -50 2. Tổng cộng 5.664.000 5.664.000 - 71 *)Đối với tài sản bằng tiền Tài sản bằng tiền bao gồm: tiền tại quỹ, TGNH, tiền đang chuyển, các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao. Thực hiện xác định giá trị Tiền bao gồm tiền nội tệ và ngọai tệ. - Đối với đồng nội tệ: KTV thực hiện kiểm kê tại quỹ dưới sự chứng kiến của ít nhất 3 người (người kiểm kê, thủ quỹ và thủ trưởng đơn vị). Khi đó, tiền được phân loại và ghi nhận theo bảng: Biểu 9: Bảng kiểm kê tiền mặt đơn vị: đồng Loại tiền Số tờ Thành tiền 500.000 50 25.000.000 100.000 273 27.3000.000 … Tổng 301.000.000 - Đối với đồng ngoại tệ: được quy đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá hiện hành (căn cứ vào “ Thông báo tỷ giá hạch toán ngoại tệ” của BTC tại thời điểm gần nhất. Số liệu kiểm kê thực tế so sánh với các phiếu thu, chi, sổ cái, sổ chi tiết tài khoản nhằm phát hiện tính đúng đắn, và những chênh lệch để tính đúng số liệu. Đối với tiền đang chuyển, phải có các chứng từ hợp lý. Đối với TGNH, KTV xác nhận bằng giấy báo số dư khách hàng tại từng Ngân hàng. Trên giấy tờ ghi chép của KTV, KTV tổng hợp chứng từ như sau: 72 Biểu 10:Bảng kiểm kê tiền Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Theo sổ sách Theo kiểm kê Chênh lệch Ghi chú 1. Tiền mặt 301 301 - 2. TGNH - Ngân hàng Lạng sơn - VND 275 275.8 0.8 Lãi TGNH - 106.5 USD … … … Quy đổi ngoại tệ theo tỷ giá liên Ngân hàng 1 USD = 15368 VND Tổng cộng 266 267 1 4)Đối với các khoản chi phí dở dang Chi phí dở dang bao gồm: chi phí SXKD dở dang, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản,…. Khi xác định, giá trị của chúng là giá trị số liệu ghi trên sổ kế toán đã được cơ quan kiểm toán xác nhận. KTV thực hiện đối chiếu số liệu giữa các bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết, sổ cái và biên bản kiểm kê nhằm xác định tính phù hợp của số liệu. Đồng thời, KTV đối chiếu sổ chi tiết TK 154 ( chi tiết từng phân xưởng) với các phiếu xuất kho, phiếu giao việc, nhằm xác định tính có thật của số liệu, tính đầy đủ,.. của số liệu trên sổ. 73 Qua việc tìm hiểu phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang, KTV xác định lại giá trị. Nhưng trên thực tế, AASC chỉ xác minh tính hợp lý của số liệu mà không đề cập đến phương pháp đánh giá. 5)Đối với các khoản nợ phải thu a) Nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu khác, VAT khấu trừ, tạm ứng… b) Thực hiện kiểm toán và định giá Đối với các khoản công nợ phải thu, kiểm toán viên thực hiện lấy số liệu kiểm toán trên sổ sách. Quy trình kiểm toán như sau: - Gửi thư xác nhận các khoản ứng trước cho người bán, người nhận thầu,… - Kiểm tra chi tiết một số nghiệp vụ bất thường. Theo quy định hiện hành, “DN có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi và xử lý các khoản nợ phải thu trước khi CPH theo cơ chế hiện hành”. Do đó, KTV xác định giá trị theo số dư trên sổ kế toán của từng khoản nợ (dựa vào bảng kê nợ phải thu) đối chiếu với các chứng từ gốc (hoá đơn mua hàng, phiếu thu (nếu đã thu tiền bán hàng),…). Đồng thời với việc đối chiếu này (mà mục đích của việc đối chiếu này là xác nhận các khoản phải thu là có thật, và đầy đủ), là việc gửi thư xác nhận số dư nợ cho khách hàng. Mẫu như sau: Biểu 11: Biên bản xác nhận công nợ Biên bản xác nhận công nợ đến 31/12/2002 Hôm nay, ngày … tháng… năm… chúng tôi gồm có: I. Công ty vật tư Mỏ - Địa chất (Gọi là bên A) 1. Ông…. Chức vụ:…. 2. Ông… Chức vụ:…. II. Phía khách hàng: công ty cầu 3 (Gọi tắt là bên B) 74 1. Ông (bà)…. Cùng nhau đối chiếu xác nhận công nợ như sau: Tính đến ngày 31/12/2002, bên B còn nợ bên A là: 2.999.999 VND Bằng chữ: … Bên A Bên B (Ký tên, đóng dấu) (Chữ ký, đóng dấu) Sau đó, KTV đối chiếu số liệu trên bảng kê công nợ phải thu, sổ cái phải thu nhằm phát hiện ra chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh. Đối với công nợ phải thu, theo quy định phải phân loại theo tiêu thức sau: + Công nợ phải thu ngắn hạn (<= 1năm) + Công nợ phải thu dài hạn (> 1 năm) + Công nợ phải thu quá hạn: khoản nợ đến hạn thu nhưng chưa thu được. Trong đó, phải phân loại khoản nợ quá hạn 1 năm, 2 năm, và trên 3 năm. Phải xác định được các khoản nợ khó đòi và không thể đòi được. Đối với các khoản này, phải có bằng chứng chứng tỏ không/khó đòi, KTV phải ghi rõ số tiền và nguyên nhân không đòi được. - Đối với các khoản không có khả năng thu hồi, ngoài việc xử lý trách nhiệm cá nhân, nếu chưa đủ, dùng nguồn dự phòng để bù đắp, nếu vẫn thiếu thì phần chênh lệch được trừ vào kết quả kinh doanh, nếu vẫn còn thiếu thì trừ vào phần vốn góp nhà nước tại DN trước thời điểm cổ phần hoá. - Đối với những khoản nợ phải thu đã quá hạn thì DN có thể bán cho các tổ chức kinh tế có chức năng mua bán nợ. Phần tổn thất được xử lý như phần không có khả năng thu hồi. Như vậy, khoản phải thu không đòi được không nằm trong GTDN. 6)Đối với các khoản phải trả 75 a) Các khoản phải trả bao gồm: phải trả nhà cung cấp, vay ngắn hạn, khách hàng trả trước, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả công nhân viên, phải nộp, phải trả khác, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả các đơn vị nội bộ, vay dài hạn, nợ dài hạn, chi phí phải trả, tài sản thừa chờ xử lý. b) Thực hiện kiểm toán Quy trình kiểm toán và định giá các khoản phải trả cũng giống như khoản phải thu. Để xác định các khoản công nợ phải trả, KTV thực hiện phương pháp gửi thư xác nhận và đối chiếu. Các chứng từ kiểm toán mà KTV thu thập là: sổ cái các khoản phải trả, sổ chi tiết, bảng kê công nợ phải trả, và các khế ước vay vốn, hoá đơn bán hàng… KTV thực hiện gửi thư xác nhận đến bên thứ 3 theo mẫu: Biểu 12: Biên bản đối chiếu số dư Biên bản đối chiếu số dư đến 31/12/2002 Hôm nay, ngày… tháng … năm… I. Bên công ty Vật tư Mỏ địa chất: 1. Ông : …. Chức vụ…. II. Ông (bà)… Tính đến ngày 31/12/2002, số dư tiền của bà … địa chỉ… cho công ty Vật tư mỏ điạ chất là 265.000.000. Bằng chữ:…. Đại diện công ty Vật tư Mỏ địa chất Người cho vay (ký, đóng dấu) Ký tên 76 Thư xác nhận này là bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy cho việc xác minh tính đúng đắn của các số liệu. Đối với các khoản công nợ không có biên bản xác nhận thì KTV thực hiện tìm hiểu về khách hàng liệu còn tồn tại, sắp phá sản… Nếu khách hàng còn tồn tại, số liệu kiểm toán của KTV trên các chứng từ gốc và sổ chi tiết, sổ cái là số liệu sẽ được lấy để xác định GTDN. KTV phải phân loại các khoản phải trả, xác định và phân loại các khoản chưa đến hạn trả, đến hạn trả, quá hạn trả, trong đó , quá hạn trả phải chia ra quá hạn trả trên 1 năm trở lên, trên 2 năm, từ trên 3 năm và khoản phải trả được khoanh nợ. Riêng đối với các khoản phải trả ngoại tệ, ngoài việc kiểm kê, đối chiếu, KTV sẽ phân loại nợ trong nước, nợ nước ngoài đối với ngoại tệ, phải được quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá hiện hành. Sau khi kiểm kê, phân loại, KTV thực hiện xử lý các khoản nợ phải trả theo quy định hiện hành: DN phải thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn trả, nếu gặp khó khăn trong việc thanh toán thì phải thoả thuận để được giãn nợ, khoanh nợ hoặc chuyển thành vốn cổ phần (nếu có sự đồng ý của chủ nợ). Riêng đối với các khoản phải trả mà không có người nhận thì phải có các văn bản chứng minh bên cho vay đã giải thể, phá sản hoặc chủ nợ đã chết. Khoản này được hạch toán vào thu nhập bất thường của DN DN (thu nhập khác). Như vậy, không có khoản phải trả nào bị loại ra khỏi GTDN. 7)Đối với các khoản chi phí dở dang Các chi phí dở dang bao gồm chi phí SXKD, chi phí sự nghiệp, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Quy trình kiểm toán là: - Quan sát thực tế quá trình sản xuất - Tính toán lại giá trị sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang 77 - Kiểm tra sự phê chuẩn trên các chứng từ khi kiểm tra chi tiết Các khoản chi phí này được xác định giá trị theo số dư chi phí thực tế trên sổ kế toán, nghĩa là, căn cứ vào mối liên hệ giữa chứng từ, sổ sách, KTV kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của các thông tin tổng hợp từ liên quan đến các khoản chi phí như phiếu chi, hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, nhập kho,.. với bảng kê các khoản chi, sổ chi tiết các khoản chi, sổ tổng hợp các khoản chi, sổ tổng hợp các khoản chi và sổ cái. Từ đó xác minh tính khớp đúng của số liệu và lấy giá trị sau khi tính toán lại làm số liệu xác định GTDN. 8)Đối với tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn KTV thực hiện gửi thư xác nhận đến bên nhận ký quỹ, ký cược tại thời điểm xác định GTDN. Số liệu được đối chiếu, xác nhận sẽ là số liệu dùng để xác định GTDN. 9)Đối với tài sản vô hình Theo quy định hiện hành, tài sản vô hình được tính theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán. Tài sản vô hình bao gồm quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép và giấy nhượng quyền và tài sản vô hình khác. 10)Đối với các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn Đối với các khoản này, chỉ thực hiện xác định đối với các khoản công ty cổ phần sẽ tiếp tục kế thừa, số liệu xác định GTDN dược tính theo số dư trên sổ kế toán. Riêng đối với các khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần của DN khác thì xác định lại giá trị cổ phần và giá trị vốn góp theo giá trị vốn chủ sở hữu thực hiện trong BCTC của DN mà DN CPHgóp vốn hoặc mua cổ phần tại thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định GTDN cổ phần hoá. KTV cũng thực hiện kiểm toán các khoản này theo các mục tiêu: 78 - Chính xác - Trung thực - Đầy đủ - Trọn vẹn - Hợp pháp - Hợp lý - Quyền và nghĩa vụ Căn cứ để kiểm toán là các chứng từ gốc như hợp đồng, biên bản xác nhận,… 11)Đối với tài sản là vốn góp liên doanh, liên kết với nước ngoài Chỉ thực hiện xác định giá trị đối với trường hợp DN CPH có kế thừa các hoạt động liên doanh. Căn cứ để xác định giá trị vốn góp liên doanh trên là - Vốn chủ sở hữu (không gồm số dư quỹ khen thưởng phúc lợi) - Tỷ lệ vốn góp vào liên doanh của DN - Tỷ giá giữa đồng ngoại tệ góp vốn với đồng Việt nam Trường hợp góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh cũng đựơc tính vào GTDN cổ phần hoá. Giá trị xác định được ở trên là căn cứ để xác định GTDN. Không điều chỉnh giá trị vốn góp liên doanh trên giấy phép đầu tư. 12)Đối với các khoản dự phòng và lãi chưa phân phối Các khoản này bao gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá, dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng tài chính… và các khoản lãi chưa phân phối. KTV thực hiện xử lý các khoản dự phòng bằng cách: sau khi bù đắp tổn thất về giảm giá, thực hiện hoàn nhập vào thu nhập của DN. 13)Đối với giá trị quyền sử dụng đất Đối với giá trị quyền sử dụng đất áp dụng theo Luật đất đai đã được quy định. 14)Đối với DN có lợi thế kinh doanh 79 Lợi thế kinh doanh của DN là các lợi thế về mặt vị trí địa lý, uy tín, tính độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế thấp hơn lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất trước thời điểm định giá thì phải tính thêm giá trị lợi thế kinh doanh vào giá trị thực tế của DN cổ phần hoá. Quy định này mâu thuẫn đối với việc xác định tài sản vô hình ở mục trên vì bản chất, lợi thế kinh doanh là một phần giá trị của tài sản vô hình. Công thức xác định giá trị lợi thế kinh doanh như sau: Giá trị lợi thế kinh doanh của dn = Giá trị phần vốn Nhà nước tài DN theo sổ kế toán tại thời điểm định giá x ( Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn Nhà nước bình quân trong 3 năm trước - Lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất ) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 3 năm trước khi cổ phần hóa = Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước cổ phần hoá X 100% Vốn nhà nước theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước cổ phần hoá Giá trị phần vốn Nhà nước tài DN theo sổ kế toán tại thời điểm định = Tổng giá trị thực tế của DN - ( Nợ phải trả + Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp ) 80 giá Nếu DN có giá trị thương hiệu đã được xác định hoặc được thị trường chấp nhận cao hơn giá trị lợi thế kinh doanh xác định theo quy định trên thì căn cứ vào giá trị thương hiệu đã phản ánh trên thị trường hoặc trên sổ kế toán để tính vào giá trị DN cổ phần hoá. Nếu thấp hơn thì tính thêm phần chênh lệch vào GTDN cổ phần hoá. KTV căn cứ vào bảng thu nhập của DN 3 năm trước khi CPH để xác định lợi thế kinh doanh. Biểu 13: Báo cáo lợi nhuận 3 năm của công ty A. Đơn vị: triệu đồng Tt Chỉ tiên Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng cộng I. Tổng lợi nhuận xác định 127 234 230 591 II. Khoản giảm trừ từ lợi nhuận 725 112 74 263 1. Thúê TNDN 32 75 74 180 2. Thu sử dụng vốn 41 42 - 84 III. Lợi nhuận sau thuế 54 117 157 328 Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm 109 IV. Vốn nhà nước 2.78 2.837 3.059 8.375 1. Tổng tài sản theo báo cáo của DN 21.055 30.747 34.563 8.637 2. Nợ phải trả theo báo cáo của DN 18.633 28.054 31.702 78.305 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi theo báo cáo của DN (56) (144) (197) (398) Vốn NN bình quân 3 năm 2.791 V. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước 3.92% VI. Lãi suất trái phiếu chính phủ 9.17% 81 VII. Lợi thế kinh doanh của DN 0 Nếu lãi suất trái phiếu chính phủ là 3% thì lợi thế kinh doanh của DN là : 2.791 x ( 3.92-3) = 2.56773. 2.3. Báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp Sau khi thực hiện kiểm toán và định giá tài sản, KTV tiến hành tổng hợp các tài sản có cùng đặc điểm từ các bảng kê chi tiết. Tập hợp các biên bản xác định giá trị kiểm toán, các bảng kê tổng hợp, bảng tổng hợp tài sản, bảng cân đối kế toán, và biên bản xác định GTDN… hợp thành báo cáo xác định GTDN. Báo cáo này được in làm ít nhất 3 bản, một bản lưu lại công ty, một bản gửi lên doanh nghiệp và một bản trình lên hội đồng định giá phê duyệt. Sau khi phát hành báo cáo xác định giá trị DN, công tác xác định đã hoàn thành. Kết quả xác định giá trị DN được trình bày theo mẫu sau: 82 Biểu 14: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tại công ty A Thời điểm: 31/12/2002 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Sổ kế toán Xác định lại Chênh lệch A. Tài sản đang dùng 11.140 11.701 561 I. TSCĐ và đầu tư dài hạn 1.981 2.542 560 1. TSCĐ 1.725 2.286 560 a. TSCĐHH 1.725 2.286 560 b. TSCĐVH - - - 2.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - 3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 256 256 - 4. ký cược ký quỹ dài hạn - - - II. TSLĐ & Đầu tư NH 9.158 9.159 1 1. Tiền 567 568 1 - Tiền tồn quỹ 301 301 - - TGNH 266 267 1 -Tiền đang chuyển - - -- 2. Đầu tư TC ngắn hạn - - - 3.PhảI thu 2.715 2.715 - 4. Vật tư hàng hoá tồn kho 5.664 5.664 - 5. TSLĐ khác 212 212 - 6. Chi phí hành chính sự nghiệp - - - III. Giá trị lợi thế kinh doanh của dn 0 0 0 Giá trị thực tế của DN (I+II+III) 11.140 11.702 562 IV. Nợ phải trả 4.140 4.140 - - Nợ phải trả 4.013 4.013 - 83 Số dư quỹ khen thưởng phúc lợi 87 87 - Tổng giá trị phần vốn nhà nước tại DN. 7.000 7.562 562 B.Tài sản cố định không cần dùng. - - - I. TSCĐ&Đầu tư DH - - - … Các khoản ký cược ký quỹ dài hạn - - - II. TSLĐ & đầu tư NH 431 431 - C. Tài sản chờ thanh lý - - - D. Tài sản nguồn hình thành khác 381 381 - Sau đó, KTV thực hiện phân tích nguyên nhân tăng, giảm các tài sản trong doanh nghiệp kèm theo báo cáo này. Cũng kèm theo báo cáo này, KTV đưa ra các nhận xét và kiến nghị đối với tình hình hoạt động của bộ máy kế toán của công ty và cách thức áp dụng kết quả xác định GTDN. Kết quả này là kết quả mang tính chất tham khảo, là cơ sở để tính giá trị các cổ phiếu, giá trị của cổ phiếu doanh nghiệp sẽ do thị trường quyết định dưới sự tác động của quy luật giá trị và tình hình tài chính trong doanh nghiệp. 84 Chương III Phương hướng giải quyết và giải pháp hoàn thiện đổi mới công tác xác định giá trị DNNN để Cổ phần hoá tại AASC 3.1. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp ở AASC Như đã trình bày ở trên, CPH DNNN ở Việt nam là một xu thế tất yếu. Trong thời gian qua, nhà nước đã liên tục có kế hoạch CPH các DNNN. CPH DNNN đã đem lại lợi ích rõ rệt cho người lao động và cho xã hội. Thông qua việc CPH, nguồn vốn kinh doanh của DN tăng lên nhờ huy động được từ các tổ chức, cá nhân tập thể bên ngoài. Nhờ đó, vốn nhà nước không những được bảo toàn mà còn tăng thêm. Trước năm 2001, 370 DNNN được CPH với tổng số vốn nhà nước là 854 tỷ đồng đã thu hút gần 1432 tỷ đồng ngoài xã hội đồng thời nhà nước thu gần 714 tỷ đồng từ việc nhà nước rút bớt phần vốn tại các DN này. Sau khi CPH DNNN hoạt động kinh doanh của các DN đã có những biến đổi rõ rệt. - Doanh thu tăng gấp 2 lần so với trước khi CPH. Ví dụ: công ty Cơ điện lạnh đạt 94 tỷ đồng so với 46 tỷ đồng trước CPH. - Số lượng lao động tăng trên 20%, ví dụ, công ty Chế biến hàng Xuất nhập khẩu Long An từ 900 lao động lên 1280 lao động, công ty Cơ điện lạnh từ 244 lên 806 lao động. - Thu nhập người lao động tăng bình quân 20%/năm, ví dụ công ty Cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển từ 1.1 lên 4.4 triệu đồng/người/năm. - Lợi nhuận bình quân tăng 2-3 lần, nộp ngân sách bình quân 2-2.5 lần, vốn điều lệ tăng 2.5 lần. Tuy nhiên, số DN CPH không thực hiện đúng theo kế hoạch: năm 1998 đạt 55%, năm 1999 đạt 63%, năm 2000 đạt 36%. Nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến trình CPH là: 85 - Sự hiểu biết của công chúng về CPH còn hạn chế, phần lớn các DNNN được thành lập từ trước với trình độ công nghệ còn lạc hậu, sản phẩm sản xuất không có tính cạnh tranh. - Các chế độ chính sách ở Việt nam như vấn đề công khai hoá các bảng khai tài chính chưa được thực hiện, thị trường chứng khoán phát triển chưa mạnh. - Quan điểm CPH chưa thống nhất vì nếu CPH sẽ không còn gì để quản lý. - Nhà nước chậm ban hành các văn bản tạo khuôn khô pháp lý cho tiến trình CPH, chưa tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các DN. - Và đặc biệt, vấn đề xác định GTDN trước khi CPH gặp không ít khó khăn làm kéo dài lịch trình. Vấn đề đánh giá lợi thế và bất lợi của DN cũng chưa toàn diện. Vấn đề xác định GTDN là một vấn đề mới và nó cần được hoàn thiện, đổi mới để phù hợp với tốc độ CPH ở DN Việt nam hiện nay. Vấn đề xác định GTDN là một vấn đề phức tạp, do đó nó luôn cần được hoàn thiện. Việc xác định GTDN là cần thiết vì người ta đưa doanh nghiệp ra thị trường bán như một loại hàng hoá. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cần thiết phảI được xác định chính xác làm căn cứ xác định giá cổ phiếu. Có thể thấy: - Khách sạn Sài Gòn được tính theo 2 phương pháp, thì giá trị là: Phương pháp 1: 12.271 tỷ VND Phương pháp 2: 20.364 tỷ VND Chênh lệch là: 8.093 tỷ đồng, BTC thẩm định lại là 16.132 tỷ đồng, chênh lệch so với hai phương pháp trên là 4 tỷ VND. - Công ty Hoá phẩm sông Gấm Hải Phòng: GTDN tự xác định: 7.147 tỷ VND Nhà nước thẩm định:6.369 tỷ VND Chênh lệch: 0.778 tỷ đồng. - Công ty Bê tông, Tổng Công ty Xây dựng 1: Công ty Kiểm toán Việt nam xác định: 13.7 tỷ VND BTC thẩm định: 14 tỷ VND Chênh lệch: 0.3 tỷ đồng. 86 Như vậy, có thể thấy, sự chênh lệch khác nhau qua việc xác định GTDN theo nhiều phương pháp. Điều này có thể hiểu được là, ở mỗi phương pháp ta lại có cách nhìn nhận khác nhau về DN. Chẳng hạn, đối với phương pháp xác định giá trị tài sản thuần, người ta nhìn nhận DN dưới góc độ tổng giá trị tài sản riêng lẻ của DN, đối với phương pháp dòng tiền chiết khấu, người ta nhìn DN dưới góc độ một thực thể có khả năng sinh lời trong tương lai. Từ thực tế nêu trên, có thể thấy, công tác xác định GTDN là một công tác phức tạp và cần có sự hợp tác hoàn thiện của nhà nước và các cơ quan, bộ ngành liên quan. Phương châm hoạt động của AASC là: phục vụ tốt khách hàng tất cả mọi dịch vụ chuyên nghành của công ty, không ngừng học hỏi nâng cao nghiệp vụ. Xác định GTDN cũng là một hoạt động chuyên nghành của công ty, mặc dù nó chiếm tỷ trọng doanh thu không lớn trong tổng doanh thu nhưng nó hiện tại đang là một thế mạnh của công ty và tạo nên uy tín cho công ty. Gần đây, hoạt động CPH các DNNN là một hiện tượng mới nổi lên ở Việt nam, số lượng hợp đồng mà công ty nhận về ngày càng nhiều, mặc dù thời gian kiểm toán rút xuống chỉ còn 3-5 ngày nhưng AASC vẫn không ngừng hoàn thiện công tác của mình. 3.2. Định hướng hoàn thiện Công tác xác định GTDN cần hướng tới mục tiêu là: - Đánh giá đúng thực trạng, cơ cấu giá trị tài sản, các nguồn vốn hình thành giá trị tài sản do DNNN đang quản lý và sử dụng, số vốn nhà nước hiện còn tại DN trên cơ sở đó đánh giá khả năng trả nợ của DN, lập phương án xử lý những tồn tại về tài sản, góp phần làm lành mạnh hoá DN. - Đánh giá đúng hoạt động của công ty về lợi thế kinh doanh như năng lực quản lý của cán bộ, khả năng làm việc của người lao động, vị trí địa lý, quyền sử dụng đất. - Giá trị của DN phản ánh sát tình trạng của DN và giá trị trên thị trường. 87 3.3. Thực trạng công tác xác định giá trị doanh nghiệp 3.3.1. Đối với AASC AASC đã tuân thủ đúng các hướng dẫn mà BTC ban hành qua các thông tư 76,79/2002/TT-BTC và nghị định 64/2002/NĐ-CP. Tuy nhiên, dù với bất kỳ loại hình DN nào, dù là hoạt động trong lĩnh vực SXKD hay thương mại dịch vụ, AASC đều sử dụng phương pháp giá trị tài sản thuần. Điều này sẽ dẫn đến sự không chính xác về GTDN, vì các DN thương mại dịch vụ, số lượng tài sản là hiện vật chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản DN. Quan điểm xác định giá trị của AASC là DN là một tập hợp riêng rẽ các tài sản thuộc quyền sở hữu của DN. Quan điểm này là quan điểm phiến diện vì DN là một tổ chức kết hợp hoạt động của con người và tài sản để sản sinh ra thu nhập. AASC chỉ đánh giá các tài sản hiện có làm cơ sở cho việc định giá DN. Giá cổ phiếu của DN bán ra trên thị trường dựa trên 2 cơ sở: - Giá trị thuần của DN. - Giá đấu thầu. Như vậy, GTDN sẽ do thị trường chứng khoán quyết định dựa trên giá trị cổ phiếu bán được trên thị trường chứng khoán, nó sẽ dao động quanh giá trị mà AASC thực hiện. - Phương pháp xác định giá trị hiện hành là duy nhất, đối với DN SXKD, sử dụng phương pháp giá trị tài sản thuần, đối với DN thương mại sử dụng phương pháp dòng tiền chiết khấu. Việc phân loại DN theo đặc điểm SXKD là phù hợp với việc áp dụng phương pháp xác định GTDN. Tuy nhiên, nếu chỉ áp dụng duy nhất một phương pháp sẽ không có công cụ để kiểm chứng tính chính xác, toàn diện của kết quả tính toán. - Tại một số đơn vị mà AASC thực hiện xác định GTDN, AASC dùng tài liệu kiểm kê và phân loại của DN. Điều này làm giảm tính khách quan của việc xác định GTDN song vì thời gian có hạn, công việc nhiều cho nên AASC không có điều kiện để kiểm kê và phân loại hàng hoá, tài sản của đơn vị. - Việc thực hiện kiểm tra chi tiết trên giấy tờ của một số tài khoản là phi hiện vật không thực sự cụ thể. 88 Chẳng hạn, đối với khoản phải thu không có giấy xác nhận công nợ, KTV chỉ thực hiện kiểm tra đối chiếu trên các chứng từ của đơn vị mà không có dấu hiệu nào chứng tỏ có bằng chứng xác nhận là con nợ vẫn còn tồn tại. Hoặc đối với các khoản chi phí dở dang, KTV chỉ thực hiện đối chiếu trên chứng từ mà không thực hiện tính lại giá của thành phẩm nhập kho. KTV của AASC xem xét xem có sự hợp lý giữa giá thành phẩm nhập kho và giá mua vào của NVL không, nếu thấy giá thành phẩm nhập kho lớn hơn hoặc bằng giá hoá đơn của NVL thì kết luận có sự hợp lý và giải thích rằng do trong quá trình chế biến phát sinh chi phí chế biến ???. Thiết nghĩ công tác này không hợp lý và không cần thiết. Vấn đề chính là KTV phải thực hiện đánh giá lại chi phí thành phẩm nhập kho. Ví dụ, trên giấy tờ làm việc của KTV đối với công ty A, ghi như sau: “ Mục đích: Kiểm tra khớp sổ Cái, báo cáo kiểm kê - Kiểm kê chọn mẫu tại từng từng cửa hàng bán lẻ, tính ngược lại số tồn thực tế tài 31/12/2002, sau đó tìm nguyên nhân chênh lệch. - Kiểm tra tính hợp lý của đơn giá hàng gửi bán trên cơ sở so sánh giá mua vào NVL nhỏ hơn hoặc bằng giá vốn thành phẩm (???)...” - Công ty không thực hiện tính giá trị quyền sử dụng đất - Việc tìm hiểu về tình hình của khách hàng, KTV đã bỏ qua một số tiêu thức quan trọng như tình hình hoạt động của bộ máy kế toán, và một số yếu tố khác của kiểm toán nội bộ, chẳng hạn, trên một số giấy tờ của KTV ghi nhận sự tìm hiểu về khách hàng như sau: “Tổng quan về doanh nghiệp Giám đốc: Ông Hùng 89 Kế toán trưởng: Bà Bính - Công ty thành lập lần đầu tiên năm 1959, sau đó kinh doanh lại vào năm 1991 - 01 xí nghiệp (XNo 195) hạch toán phụ thuộc vào công ty - Diện tích : 45.000 m2 - Nhà xưởng xây dựng năm 1960 - Cán bộ công nhân viên: 60 người - Hoạt động SXKD: Hoạt động thương mại 95%, sản xuất 5% - Khách hàng; chủ yếu là khách hàng trong nước (mọi loại khách hàng) - Nhập khẩu vật tư hàng hoá đến thời điểm 31/12/2002 không còn công nợ với khách hàng” Trong báo cáo tổng kết công tác năm 2003 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2004 có đoạn viết “tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị, nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững khách hàng cũ, tìm kiếm thêm khách hàng mới đặc biệt là các Tổng Công ty 90,91, khuyến khích toàn thể cán bộ nhân viên trong phòng tiếp thị, tìm kiếm khách hàng với các hình thức phù hợp...” và “... phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kiểm toán ...”. Đó là những phương hướng và mục tiêu mà công ty sẽ đạt được trong năm tới. Có thể thấy, trong năm 2003 vừa qua, nước ta đã thực hiện chuyển đổi từ DNNN sang công ty Cổ phần được 52 DN và bộ phận DN, từ đầu năm 2004 đến nay, được 25 DN và bộ phận DN. Dự kiến sang năm 2005 sẽ thực hiện chuyển đổi 3 DNNN sang hình thức công ty Cổ phần nhưng nhà nước giữ số cổ phiếu chi phối (theo Quyết định 125/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án tổng thể sản xuất, đổi mới tổng công ty nhà nước và DNNN của Bộ Công nghiệp giai đoạn 2003-2005). Do đó, để cạnh tranh và luôn đứng vững trên thị trường, giữ vững uy tín của công ty là một trong những công ty hàng đầu của Việt nam trong lĩnh vực kiểm toán, thì công ty cần phải nhìn thấy những điểm chưa tốt và phải sửa đổi, không ngừng hoàn thiện công tác kiểm toán. 90 - Thực tế đơn vị kiểm toán chỉ thực hiện xác định lại gía trị trên cơ sở báo cáo tài chính nhưng doanh nghiệp cũng chủ yếu căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế của đơn vị, do đó số liệu xác định giá trị doanh nghiệp không mang tính khách quan, do đó có thể không chính xác. - Đối với hàng tồn kho là công cụ dụng cuj đã qua sử dụng, đã trích hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng được thì nguyên giá được xác định lại bằng 20% nguyên giá mới của tài sản trên thị trường. Biện pháp này nghe có vẻ hơi cứng nhắc, vì giá trị thực tế của tài sản phụ thuộc vào giá trị thanh lý của tài sản đó, công dụng cũng như chất lượng của tài sản. Do đó, đối với những tài sản này, việc xác định theo cách trên sẽ có lợi cho Nhà nước vì giá trị thực tế của DN xác định sẽ lớn hơn. Mặc dù đối với một số tổ chức kinh doanh hiện đại, có thể số lượng hàng tồn kho loại này không lớn, nó có thể ảnh hưởng ít trọng yếu đến kết quả giá trị doanh nghiệp, nhưng nếu đối với những đơn vị kinh doanh tất cả các tài sản đều đã trở nên cũ không còn phù hợp với thị trường nhưng vẫn dùng vào sản xuất kinh doanh thì sẽ không còn chính xác. Đưa ra tỉ lệ 20% là cứng nhắc mặc dù nó làm giảm tính phức tạp của công tác định giá. - Đối với tài sản không còn tồn tại trên thị trường thì đơn vị chấp nhận theo nguyên giá hạch toán trên sổ kế toán. Điều này không đúng khi tài sản có sự hao mòn vô hình, tức là trên thị trường đã có một số tài sản có công dụng tương đương nhưng công suất tốt hơn và nhiều tính năng hơn. Do đó, khi định lại giá của tài sản, phải quan tâm đến công dụng, chất lượng và giá của tài sản tương đương trên thị trường. - Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, nguyên giá phải không nhỏ hơn 20%. Nguyên tắc này cũng cứng nhắc như nguyên tắc trên. 3.3.2. Đối với các chế độ hiện hành Nhà nước coi giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản vô hình và lợi thế kinh doanh là khác nhau. Thật vậy, theo Thông tư 79/2002/TT-BTC, giá trị thực tế của DN được xác định trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại và định giá xác định theo giá thị trường tại thời điểm định giá. 91 Theo Nghị định 64/2002/NĐ-BTC, giá trị thực tế của DN là gái trị toàn bộ tài sản hiện có tại DN tại thời điểm CPH có tính đến khả năng sinh lời của DN mà người mua và người bán cổ phần đều chấp nhận được. Như vậy, ngầm hiểu lợi thế kinh doanh chính là giá trị phản ánh khả năng sinh lời của DN. Vậy đâu là giá trị của các tài sản vô hình khác như trình độ quản lý, trình độ làm việc... Các giá trị này không thấy phản ánh trên giấy tờ làm việc cũng như trên báo cáo của KTV. Gần như có sự lẫn lộn giữa quyền sử dụng đất và giá trị tài sản vô hình. Cụ thể, Thông tư 79/2002/TT-BTC quy định tại mục 2.6 : “Đối với tài sản vô hình (nếu có) thì tính theo giá còn lại ghi trên sổ kế toán”, và tại mục 2.10, lại ghi, “Đối với quyền sử dụng đất,...”. Tuy nhiên, theo em, giá trị tài sản vô hình phải do thị trường quyết định tại thời điểm CPH. Giá trị tài sản vô hình bao gồm: - Quyền sử dụng đất - Quyền phát hành - Bản quyền, bằng phát minh, sáng chế - Nhãn hiệu hàng hoá - Phần mềm máy tính - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền - TSCĐ vô hình khác Như vậy, vô hình trung đã xem giá trị quyền sử dụng đất nằm ngoài tài sản vô hình của DN và bỏ ngoài giá trị tài sản vô hình của DN lợi thế kinh doanh. Việc xác định giá trị thực tế của DN được thực hiện theo nguyên tắc “giá trị thực tế của DN là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN tại thời điểm CPH mà người mua, người bán CPH đều chấp nhận được”. Nguyên tắc này dường như phù hợp với nguyên tắc thị trường song lại mang nặng tính hình thức vì trên thực tế, giữa người mua và người bán cổ phần không có thoả thuận gì. ở đây phải ngầm hiểu là thoả thuận sẽ chỉ được thực hiện khi có người mua cổ phần của DN. Nói cách khác, sự thoả thuận 92 được chứng minh bằng việc người mua cổ phần có mua hay không mua cổ phần. Những người tham gia mua cổ phần không trực tiếp biết nội dung và phương pháp xác định GTDN. Việc xác định GTDN do một hội đồng xác định, làm cơ sở xác định giá bán cổ phần cho các cổ đông, do vậy gía bán cổ phần vẫn còn nhiều yếu tố chủ quan, không phản ánh đúng quy luật kinh tế thị trường. Mặt khác, cổ phần chủ yếu ưu tiên bán cho người làm việc trong DN dẫn đến tình trạng người bán và người mua lẫn lộn nên việc định giá DN càng chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan. 3.4. Những kiến nghị để thực hiện a) Đối với công ty Nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng công tác xác định GTDN, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: - Công ty không ngừng bổ sung, hướng dẫn và cung cấp các tài liệu về xác định GTDN cho nhân viên trong công ty, không ngừng mở các khoá đào tạo, trang bị kiến thức cho nhân viên trong công ty. Vì theo em biết, trong mỗi phòng chỉ có một số người có thể thực hiện được công tác này. - KTV của công ty cần thực hiện kiểm tra chi tiết hơn đối với từng khoản mục. Chẳng hạn, đối với khoản mục phải thu khách hàng, khi không có giấy xác nhận công nợ, cần tìm hiểu xem con nợ có còn tồn tại không, hoặc đối với khoản mục chi phí SXKD dở dang, KTV nên bỏ qua bước kiểm tra bất đẳng thức “ giá mua NVL <= giá vốn thành phẩm”, mà nên tìm hiểu về phương pháp tính và thực hiện tính lại. Bởi vì, đối với những đơn vị hoạt động SXKD, số lượng thành phẩm lớn có thể ảnh hưởng trọng yếu đến giá trị DN. - KTV cần đi sâu, đi sát hơn trong vấn đề tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV cần tìm hiểu về môi trường xung quanh khách hàng, khí hậu, tình hình chính trị, nội bộ của DN,... để có các đánh giá và có cái nhìn sâu hơn về tình hình khách hàng. 93 - Công ty cần ban hành một quy trình chuẩn cho công tác xác định giá trj doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng hoạt động xác định GTDN và thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp. - Công ty nên áp dụng nhiều phương pháp định giá doanh nghiệp, qua đó có thể đưa ra nhiều giá trị giúp cho DN tham khảo, so sánh, tìm ra giá trị hợp lý nhất để định giá cổ phiếu. - Đối với tài sản mà nguyên giá xác định thấp nhất là 20%, cần phải xác định một cách linh động hơn, xác định dựa vào công dụng và chất lượng tài sản, qua đó xác định tỷ lệ chất lượng còn lại, áp dụng giá của hàng đó hoặc mặt hàng tương tự trên thị trường, qua đó xác định lại giá. - Để đảm bảo tính khách quan và phù hợp với cơ chế thị trường trong việc định giá doanh nghiệp, KTV cần tìm hiểu kỹ hơn và sâu hơn về các yếu tố nội tại của DN như trình độ nhân viên, quan hệ khách hàng, cơ cấu tổ chức bộ máy, khả năng quản lý, uy tín kinh doanh, vị trí địa lý và đưa các nhận xét này vào báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp. b) Đối với các quy định của Nhà nước về xác định giá trị doanh nghiệp. Sau khi nghiên cứu các Quyết định 64/2002/QĐ-BTCvà Thông tư 76,79/2002/TT- BTC về vấn đề xác định GTDN, em thấy có một số chỗ chưa hợp lý, em xin đề xuất như sau: -Chuyển mục 2.10 (về giá trị quyền sử dụng đất) vì: 1) Mục 2.6, nói về tài sản vô hình đã bao gồm quyền sử dụng đất, đã quy định, tài sản vô hình xác định lại theo giá trên sổ kế toán. 2) Để cho đơn giản trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị này sẽ được lấy là giá thị trường của tổng số đất đai mà DN có hoặc sẽ tính là giá thuê đất cộng với chi phí giải phóng mặt bằng (nếu có). - Sửa đổi lại định nghĩa về giá trị lợi thế kinh doanh. ở đây ta xem xét: Giá trị doanh = Tổng giá trị thực tế của + Giá trị lợi thế kinh doanh của 94 nghiệp doanh nghiệp doanh nghiệp Như vậy, giá trị lợi thế kinh doanh của DN có được là do sự kết hợp giữa các tài sản của DN lại thành một tổ chức có khả năng sinh lời. Vì vậy, nó không phải là uy tín, vị trí địa lý,.. mà nó là sự kết hợp thông qua ý chí của con người thành một thực thể hoạt động. Công thức xác định lợi thế kinh doanh của DN dựa trên tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân trong 3 năm trước khi cổ phần hoá và lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm tại thời điểm gần nhất là hợp lý vì nó phản ánh được ưu thế sinh lời của DN so với mức đầu tư ít rủi ro nhất. Quan điểm này dựa trên cách nhìn nhận từ phía các nhà đầu tư. Giá trị tài sản vô hình đã bao gồm tất cả các yếu tố vô hình trong DN như quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy tính, giấy phép và giấy phép nhượng quyền và tài sản vô hình khác... Bên cạnh đó, còn một số bất cập trong định giá như Nhà nước quy định việc đánh giá tài sản không dưới 20% đối với những tài sản đã trích khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng. Điều này làm cho giá trị của doanh nghiệp tăng lên. Trong điều kiện Việt nam chưa phát triển thị trường chứng khoán thì điều này càng có lợi cho Nhà nước vì giá trị cổ phiếu đưa ra bán cao nhưng làm mất đi tính khách quan trong cơ chế thị trường. Do vậy, Nhà nước cần có sự đánh giá khách quan trong việc định giá tài sản, không nên đưa ra một tỷ lệ tài sản cứng nhắc như vậy. 95 Kết luận Công tác xác định GTDN còn là một chuyên nghành mới của hoạt động kiểm toán tại Việt nam, mặc dù nó đã xuất hiện ở các nước XHCN khác từ rất lâu. Việt nam đi sau, tuy chậm nhưng bù lại, lại được kế thừa những kinh nghiệm của các nước đi trước. Tuy nhiên, từ lý luận đi đến thực tiễn là cả một vấn đề lớn. Nhìn lại chặng đường phát triển công tác xác định GTDN ở Việt nam vừa qua, ta thấy sự khác biệt rõ rệt từ việc xác định GTDN tốn mất thời gian từ 8 tháng đến 2 năm những năm 1996, dưới 3 tháng những năm 1996-1998, và chỉ còn 5-6 ngày từ năm 1998 trở lại đây. Như vậy, xác định GTDN ngày càng được hoàn thiện và phù hợp với tình hình thực tế. Nhờ đó mà công tác CPHđược đẩy mạnh. Việc thực hiện xác định GTDN phải do một bên độc lập thực hiện, và công tác này rất phù hợp với kiểm toán độc lập vì nó đảm bảo tính khách quan cao. Về phía nhà nước, nhà nước muốn GTDN cao vì nhà nước sẽ bán được cổ phiếu với giá cao, thu hồi về được nhiều vốn nhưng người mua cổ phiếu lại bị thiệt. Còn về phía DN, DN muốn GTDN thấp vì DN muốn bán cho “người nhà của mình” đó là những cán bộ công nhân viên trong công ty. Như vậy một tổ chức kiểm toán độc lập đứng giữa thực hiện là hợp lý. Công tác xác định GTDN là một dịch vụ mới của kiểm toán, nó phát triển song song cùng với kiểm toán nhưng công tác này có tính lịch sử, nó chỉ tồn tại khi còn DNNN để cổ phần hoá. Nhà nước CPHDN mình nhưng không có nghĩa là nhà nước mất quyền kiểm soát đối với các DN này. Đối với các DN quan trọng, nhà nước chiếm số cổ phần ưu thế hoặc chiếm trên 51% cổ phần. Và như thế, vai trò của nhà nước không bị mất đi. Là một công ty kiểm toán nhà nước có uy tín trên cả nước, AASC luôn thực hiện đúng và tuân thủ các quy định về kiểm toán nói chung và về xác định GTDN nói riêng. Tuy nhiên, công ty kiểm toán cần phải bồi dưỡng, trau dồi kiến thức nghiệp vụ cho KTV hơn nữa để cạnh tranh với các công ty khác như KPMG, Earnt & Young, A&C, VACO, Grant Thomson, Price Waterhouse,... để từng bước mở rộng thị trường kiểm toán ra nước ngoài. 96 Danh mục các tài liệu tham khảo 1) Thông tư số 76/2002/TT-BTC ngày 09/09/2002 hướng dẫn những vấn đề về tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần. 2) Thông tư số 79/2002/TT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp 3) Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về việc cổ phần hóa các DNNN 4) Tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản của DNNN ngày 1/1/2000- Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp số 8/1999 5) Xác định giá trị doanh nghiệp – Quan điểm của nhà đầu tư và nhà quản trị – Tạp chí Tài chính doanh nghiệp số 2/2000 6) Một số đánh giá về công tác định giá tài sản của doanh nghiệp cổ phần hoá ở Việt nam – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 3/2000 7) Một số nhận thức về giá trị doanh nghiệp – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 3/2000 8) Phân chia tương lai khi xác định gía bán doanh nghiệp – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 3/2000 9) Bàn về mô hình xác định gía trị DNNN – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 4/2000 10) Định giá doanh nghiệp trên cơ sở BCTC – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 5/2000 11) Một số vấn đề về tài chính trong tiến trình cổ phần hoá DNNN – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 4/2001 12) Công tác kế toán, kiểm toán đối với DN có vốn đầu tư nhà nứơc – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 9/2001 13) Một số ý kiến về lập kế hoạch kiểm toán – tạp chí Kiểm toán – số Xuân Canh thìn 97 14) Những nội dung cơ bản của quy trình kiểm toán DNNN – Tạp chí Kiểm toán - số 4/1998 15) Đổi mới cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 5/2002 16) Cổ phần hoá DNNN, một số tiêu điểm – tạp chí Thị trường Chứng khoán – số 6/2000 17) Thấy gì qua kết quả kiểm kê và xác định lại giá trị tài sản DNNN – Tài chính doanh nghiệp – số 9/2001 18) Những vấn đề tài chính khi thực hiện chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp – số 2/2001 19) Điều có thể xảy ra trong tổng kiểm kê tài sản năm 2000 – Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp - số 12/1999 20) Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa kiểm toán nhà nước và DNNN – tạp chí Kiểm toán – số 1/2001 21) Danh mục hệ thống tài khoản kế toán Việt nam đã sửa đổi bổ sung đến tháng 2/2004 22) Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp – Luận án tiến sĩ kinh tế – 2001 – Nguyễn Minh Hoàng - Đại học Tài chính Kế toán 23) Đánh giá doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản – 1998 – NXB Tài chính Hà Nội 24) Công văn số 04/KK/TW của ban chỉ đạo kiểm kê TW về phương án kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị DNNN để cổ phần hoá thời điểm 0h ngày 31/12/2000 25) Cổ phần hoá DNNN 26) Thông tư số 104-1998/TT-BTC ngày 18/7/1998 hướng dẫn những vấn đề tài chính khi chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần 27) Thông tư số 50/TC /TCDN ngày 30/08/1996 của Bộ tài chính hướng dẫn những vấn đề về tài chính, bán cổ phần và phát hành cổ phần trong việc chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần 28) Thông tư 36/TC-CN theo Quyết định 2002/CT ngày 08/06/1992 98 29) Kế toán quản trị – Nguyễn Tấn Bình 30) Phân tích tài chính doanh nghiệp – Josette Peyrard 31) Cổ phần hoá các DNNN ở Việt nam – PGS PTS Hoàng Công Thi và PTS Phùng Thị Đoan – 1992

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Kiểm toán xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá tại công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán – AASC.pdf
Luận văn liên quan