Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Mục lục Mục lục 2 Lời nói đầu 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân 8 1.1 Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 8 1.1.1 Một số vấn đề lý luận về sở hữu trong nền kinh tế chuyển đổi 8 1.1.2 Khái niệm kinh tế tư nhân 12 1.1.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường 13 1.2 Phát triển kinh tế tư nhân ở một số nền kinh tế chuyển đổi 17 1.2.1 Kinh nghiệm của Hungary 17 1.2.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc 23 1.2.3 Một số bài học rút ra cho Việt Nam 33 Chương 2: Thực trạng kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 36 2.1 Chuyển biến nhận thức về vai trò của kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 36 2.1.1 Quá trình phát triển kinh tế tư nhân trước thời kỳ đổi mới 36 2.1.2 Chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới 38 2.2. Kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam 46 2.2.1 Thực trạng kinh tế tư nhân giai đoạn 1986 - 2000 46 2.2.2 Tình hình kinh tế tư nhân từ năm 2000 đến nay 59 2.2.3 Đánh giá chung 64 Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay 87 3.1 Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 87 3.1.1 Các cam kết của Việt Nam trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá 87 3.1.2 Những thách thức đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. 88 3.2 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 89 3.2.1 Quan điểm chỉ đạo về phát triển khu vực kinh tế tư nhân 89 3.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển khu vực kinh tế tư nhân 91 3.3 Một số kiến nghị cụ thể 92 3.3.1 Những thay đổi về nhận thức 92 3.3.2 Thay đổi quan niệm xã hội về nghề nghiệp và địa vị xã hội 96 3.3.3 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cùng với cơ chế, chính sách để định hướng, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế tư nhân 97 3.3.4 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật 98 3.3.5 Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách 99 3.3.6 Tiếp tục hoàn thiện tổ chức quản lý của Nhà nước 105 3.3.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng 105 Kết luận 107 Phụ lục A: Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Trung Quốc 109 Phụ lục B: Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Việt Nam 113 Tài liệu tham khảo 118 Lời nói đầu I. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói chung và thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân và sở hữu cá thể về tư liệu sản xuất nói riêng đã được khuyến khích phát triển. Do vậy, chỉ trong vòng hơn 10 năm, khu vực kinh tế tư nhân đã khẳng định vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động các nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ, góp phần giữ vững ổn định chính trị – xã hội. Nhưng sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước là quá trình diễn ra rất chậm chạp. Điều này một phần do môi trường kinh doanh và chính sách kinh tế vẫn tiếp tục có thiên hướng ưu ái hơn đối với khu vực kinh tế nhà nước. Trong một vài năm gần đây, Việt Nam đã có sự nỗ lực đáng kể nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý và kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân, do đó đã góp phần thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ quản lý yếu kém, hiệu quả và sức cạnh tranh yếu, ít đầu tư vào lĩnh vực sản xuất . Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng kinh tế tư nhân để tìm ra những giải pháp phát triển khu vực này là một vấn đề cấp thiết. Vì thế, tôi đã chọn đề tài “Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” cho luận văn cao học của tôi. II. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục tiêu: Xem xét thực trạng phát triển của khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp sửa đổi chính sách nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh định hướng thị trường, từ đó thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Phạm vi: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, đề tài giới hạn phân tích thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân ở các khía cạnh như số lượng doanh nghiệp, số vốn đăng ký và thực hiện, vai trò và những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế và tình hình các cơ sở sản xuất, kinh doanh tư nhân nói chung. Ngoài ra, những số liệu và những phân tích, đánh giá trong đề tài về khu vực kinh tế tư nhân được giới hạn đối với các doanh nghiệp trong nước trừ bộ phận kinh tế phi nông nghiệp ngoài quốc doanh. Khu vực này bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và không bao gồm bộ phận kinh tế nông nghiệp ngoài quốc doanh. III. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh vv . dựa trên các nguồn tài liệu thu thập được về kinh tế tư nhân. IV. Tình hình nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân là một vấn đề nổi cộm trong quá trình chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam. Trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, mô hình kinh tế xoá bỏ kinh tế tư nhân, cá thể, tập thể hoá mọi hoạt động kinh tế đã đưa đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế – xã hội từ cuối những năm 70. Do vậy, trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, việc đề cao vai trò của kinh tế tư nhân được đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tư nhân dưới dạng đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, bài báo . Ví dụ như: 1. MPDF, 1997: Khu vực kinh tế tư nhân mới nổi lên và sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam. 2. GS. Trần Ngọc Hiên: “Chính sách phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân theo định hướng XHCN (đến năm 2010)”. Hà Nội, tháng 1 năm 1999. 3. TS. Trần Tiến Cường: “Phân tích sự tác động qua lại giữa cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2000. 4. Nguyễn Văn Hưởng: “Phân tích các chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 2 năm 2001. 5. CIEM-JIBIC: Kỷ yếu Hội thảo "Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân: rào cản pháp lý và giải pháp”, tháng 2 năm 2001. 6. Trần Ngọc Bút: “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002. Những bài viết này đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau trong phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu và cập nhật về thực trạng phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam cùng với những so sánh và bài học kinh nghiệm từ các nền kinh tế chuyển đổi vẫn luôn luôn cần thiết và mang tính thời sự đối với phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài cho luận văn cao học của mình là “Kinh tế tư nhân Việt Nam: thực trạng và giải pháp”. V. Dự kiến đóng góp Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế tư nhân ở các nền kinh tế chuyển đổi và những phân tích, đánh giá về thực trạng khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam, luận văn sẽ trình bày quan điểm về phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế này, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. VI. Nội dung đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn được bố cục trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân Trong chương này, luận văn sẽ tập trung trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân. Cụ thể là: vấn đề lý luận về sở hữu, khái niệm và vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường và kinh nghiệm phát triển kinh tế tư nhân ở các nền kinh tế chuyển đổi là Hungary và Trung Quốc. Chương 2: Thực trạng kinh tế tư nhân trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam Trong chương này, luận văn phân tích thực trạng kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Trong đó, luận văn trình bày tiến trình chính sách đối với phát triển kinh tế tư nhân, phân tích và đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chương 3: Một số kiến nghị về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay Trong chương này, luận văn trình bày bối cảnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, nêu những quan điểm về phát triển khu vực này, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.

doc122 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển buộc các doanh nghiệp phải tự nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến qui trình công nghệ và năng lực quản lý... nhằm đáp ứng những đòi hỏi tiêu chuẩn của các nước phát triển để thâm nhập vào thị trường giàu sức mua của họ. Ở thị trường các nước đang phát triển, doanh nghiệp Việt Nam vừa phải cạnh tranh với doanh nghiệp các nước công nghiệp, vừa phải vượt những rào cản thương mại cục bộ của các nước này (thuế quan và phi thuế). Thực hiện cam kết AFTA, buộc các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với những khó khăn xuất khẩu hàng hoá sang các nước ASEAN và cạnh tranh quyết liệt để khai thác thị trường nội địa. Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thay thế nhập khẩu, đang được bảo hộ cao như phương tiện vận tải, đồ uống, điện và điện tử, phân bón, sắt thép... sẽ phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng tăng. Doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ theo Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ phải cạnh tranh với doanh nghiệp của nhiều nước hiện có khả năng cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết nhiều về luật lệ, nhu cầu, thị hiếu, hệ thống phân phối, kinh doanh ở Mỹ. Trong quan hệ song phương, phía Mỹ có thể dùng điều khoản Jackson - Vanik và vấn đề "nhân quyền" để gây sức ép kinh tế, thương mại đối với Việt Nam, v.v. Doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh ngay trên “sân nhà”trong lĩnh vực dịch vụ chuyên ngành, chưa có cạnh tranh đến nay, như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông,.... Trước những thách thức đặt ra đối với khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, bản thân các doanh nghiệp - nhân tố trực tiếp tham gia và chịu tác động của tiến trình hội nhập, phải nỗ lực tăng cường năng lực cạnh tranh, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. 3.2 Quan điểm phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam 3.2.1 Quan điểm chỉ đạo về phát triển khu vực kinh tế tư nhân Căn cứ từ thực trạng khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và những thách thức đối với khu vực kinh tế này trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế tư nhân thời gian tới sẽ là: a. Kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Kinh tế tư nhân trong nước phát triển theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với nhu cầu tất yếu khách quan và nguyện vọng của nhân dân, vì mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Kinh tế tư nhân là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế dân tộc, có nhiều tiềm năng to lớn, có truyền thống yêu nước, có quyền sở hữu trực tiếp, tự quyết định nhanh nhạy và linh hoạt. Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác phát triển lâu dài, quan hệ bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế tư nhân liên kết, liên doanh ngày càng sâu rộng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế – chính trị – xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng CNXH. Kinh tế tư nhân phát huy các nguồn nội lực đa dạng và các nguồn lực bên ngoài; tạo nhiều công ăn việc làm, cỉa thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo; góp phàn đáng kể vào tăng thu Ngân sách nhà nước; góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng và của cả nước, tham gia tích cực vào thực hiện chủ trương xã hội hoá, đảm nhận nhièu mặt hoạt động để doanh nghiệp nhà nước có thể tập trung vào chi phối những ngành và lĩnh vực then chốt; có vai trò quan trọng thúc đẩy cạnh tranh, hình thành và phát triển các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hoàn thiện cơ chế quản lý; góp phần nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần thay đổi cơ cấu, nâng cao trình độ lao động xã hội, tăng số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam. b. Chú trọng xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN trong khi ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất Xã hội khuyến khích và tôn trọng những người đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần tạo viẹc làm, phát triển kinh tế – xã hội; bảo đảm lợi ích của người lao động theo đúng các quy định pháp luật, tạo điều kiện cho người lao động mua cổ phần của doanh nghiệp; thực hiện tốt các quy định của pháp luật; ủng hộ, tạo điều kiện cho người lao động mua cổ phần của doanh nghiệp; thực hiện tốt các quy định của pháp luật; ủng hộ, tạo điều kiện cho các đoàn thể nhân dân phát huy được vai trò trong doanh nghiệp; có nhiệt tâm tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Quan tâm, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của cả người lao động và người sử dụng lao động. Xây dựng mối quan hệ tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật, đôi bên cùng có lợi và tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái. Người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, được Đảng, nhà nước quan tâm, có cơ chế, chính sách để bồi dưỡng, đào tạo về chính trị, nghề nghiệp và chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Thực hiện các chính sách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống của người lao động. c. Hỗ trợ và tạo mọi thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh của nhân dân; đồng thời quản lý được những hoạt động đó, bảo đảm giữ vững những cân đối lớn của nền kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế, chính trị, xã hội: Nhà nước định hướng, dẫn dắt sự phát triển kinh tế tư nhân theo chiến lược, quy hoạch, cùng với cơ chế, chính sách. Thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tài sản, là động lực quan trọng đối với khu vực kinh tế tư nhân. Tạo điều kiện về kết cấu hạ tầng. Tạo môi trường pháp lý và chính sách ổn định, nhất quán, thông thoáng, nghiêm minh, bình đẳng, phù hợp với nhiều trình độ, không phân biệt thành phần kinh tế, để công dân phát huy tự chủ, sáng tạo, thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, yên tâm đầu tư lâu dài, hợp tác và cạnh tranh, thu hút được nhiều nguồn lực để phát triển. Hệ thống luật pháp, các chính sách và các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước quy định chung cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Phải tạo được sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong thụ hưởng các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước. Có chính sách để khuyến khích, ưu đãi hoặc hỗ trợ đầu tư cần thiết, không phân biệt thành phần kinh tế. Những chính sách này phải thích hợp với trình độ chung của nền kinh tế, chú trọng tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. d. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị – xã hội vững vàng dưới sự lãnh đạo của Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở tất cả các cấp, các ngành, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân; phát triển tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực này. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn, Đoàn, Hội thanh niên, Hội phụ nữ, các hiệp hội doanh nghiệp và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với khu vực kinh tế tư nhân. 3.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ về phát triển khu vực kinh tế tư nhân Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã xác định: “Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước tạo điều kiện, giúp đỡ để phát triển; kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm”. Quán triệt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới (2001-2005) sẽ là: - Phấn đấu mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của khu vực kinh tế tư nhân đạt trên 10%. - Tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường cơ sở vật chất cho khu vực kinh tế tư nhân, có chính sách để giải quyết tốt các vấn đề về đất đai, mặt bằng, nhà xưởng, tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tham gia chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. - Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể ở những lĩnh vực phù hợp. Tăng thêm vốn và trình độ của những hộ kinh doanh nhỏ. Tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn. - Tăng số lượng doanh nghiệp mới, mở rộng và phát triển những doanh nghiệp hiện có. Đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Hình thành được một số doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, tham gia các tập đoàn kinh tế mạnh do kinh tế nhà nước làm nòng cốt. - Tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến. Khuyến khích tham gia những dịch vụ có giá trị gia tăng cao (dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, bảo hiểm...). Tăng cường sự tham gia vào các hoạt động công ích. Từng bước mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của kinh tế tư nhân. 3.3 Một số kiến nghị cụ thể 3.3.1 Những thay đổi về nhận thức Thực tế quá trình cải cách kinh tế ở nước ta cho thấy những thay đổi về tư duy và quan niệm chính trị có ý nghĩa mở đường, đặt nền móng và tạo điều kiện để thực hiện các bước và các biện pháp cải cách cụ thể. Quan điểm về tư duy chính trị là định hướng, là kim chỉ nam cho nội dung và chỉ đạo thực hiện luật pháp và chính sách cụ thể. a. Cần có cách nhìn mới về bóc lột. "Bóc lột" là vấn đề cơ bản trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về kinh tế sản xuất hàng hoá trong chế độ tư bản chủ nghĩa. Sở hữu tư nhân được coi là nguồn gốc của nhà tư bản đối với người dân lao động. Tuy nhiên, thực tiễn trong hơn 15 năm qua đang đặt ra hàng loạt các câu hỏi cần có giải đáp hợp lý. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế; đồng thời phân phối theo đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội". Như vậy, phân phối căn cứ vào (i) lao động, (ii) hiệu quả kinh tế, (iii) đóng góp vốn và (iv) các yếu tố khác có thể là quyền sử dụng đất, tri thức và kinh nghiệm, công nghệ và bí quyết kỹ thuật v.v... Phải thừa nhận rằng khẳng định nói trên là một bước tiến về tư duy so với quan niệm truyền thống về chế độ phân phối trong chính trị kinh tế học Mác - Lênin. Tuy vậy, có lẽ quan điểm nói trên cần bổ sung thêm một số ý. Một là, lao động, vốn và các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất xét cho cùng cũng là hàng hoá, cũng bị chi phối bởi quan hệ cung cầu; và mặt hàng nào khan hiếm hơn so với nhu cầu thì giá của mặt hàng đó phải cao hơn. Hai là, không chỉ người lao động, mà cả những người chủ tư liệu sản xuất cũng đóng góp sức lao động vào quá trình sản xuất. Những người lao động có thể chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất khoảng 8 giờ/ngày (trừ trường hợp làm thêm giờ). Nhưng chủ sở hữu doanh nghiệp có thể phải trăn trở, suy nghĩ liên tục về công việc; họ có thể phải "làm" ngay cả "khi ăn" và "khi chơi". Công việc của họ không kém phần vất vả, nặng nhọc so với công việc của những ngưòi khác. Còn giá trị công việc của họ, thì như dân gian thường nói "một người lo bằng cả kho người làm". Độ khan hiếm của từng yếu tố sản xuất và lao động của người chủ tư liệu sản xuất với cường độ, mức độ và giá trị của nó cần phải được tính đến trong tư duy về phân phối. Như vậy, người lao động là một phần của quá trình sản xuất; phần họ được hưởng không chỉ phụ thuộc vào sức lao động, hiệu quả lao động mà cả độ khan hiếm của sức lao động so với các yếu tố sản xuất khác. Với những bổ sung về chế độ phân phối như trình bày trên đây, quan niệm bóc lột trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa cùng cần có thay đổi. Bóc lột chỉ xảy ra khi người phải làm việc trong môi trường trong môi trường lao động không có đủ các điều kiện về vệ sinh và an toàn như quy định của pháp luật và không được trả lương tương xứng với sức lao động bỏ ra. Hiện tượng bóc lột theo quan niệm như vậy có thể xảy ra ở trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước người và cả doanh nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân. Tại cùng một doanh nghiệp, hôm nay không có bóc lột, nhưng ngày hôm sau, điều kiện thay đổi, thì có thể xảy ra bóc lột. Ở Trung quốc khái niệm "bóc lột" đã không còn được sử dụng trong tất cả các văn kiện của Đảng cộng sản Trung Quốc, và "bóc lột" không còn mang tính giai cấp, không phải là sự bóc lột của tư bản đối với lao động. Do đó, cách xử lý về vấn đề "bóc lột" cũng theo hướng khác rộng hơn, tức là theo quan điểm công bằng xã hội. Đảng sẽ tìm kiếm và thực hiện chủ trương, giải pháp giảm nghèo đói, giảm và đi đến xoá bỏ bất công, chêng lệch quá mức về giàu nghèo, xây dựng xã hội ngày càng công bằng hơn. b. Về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Sau 15 năm đổi mới, địa vị và quy mô của các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa đã ngày càng lớn mạnh. Tuy vậy, quan điểm của Đảng vẫn coi kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo; và kinh tế nhà nước kết hợp với kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là kinh tế hợp tác xã, ngày càng trở thành nền tảng. Điều đáng nói là cho đến nay, khái niệm “vai trò chủ đạo” vẫn chưa được lý giải một cách khoa học, nhất quán và rõ ràng. Nội hàm của khái niệm “nền tảng” hầu như chưa được xác định. Chính sự mập mờ nói trên về địa vị, vai trò kinh tế của kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác luôn tạo ra nghi ngờ về quan điểm đối xử bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, về tính ổn định và nhất quán trong chính sách của Đảng về các thành phần kinh tế. Từ quan điểm nói trên, có thể suy ra các thành phần kinh tế khác chỉ là bổ sung với địa vị ngoại vi, không phải là nền tảng. Điều đáng nói thêm là, trong khi về đường lối, Đảng ta vẫn luôn khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng; thì trên thực tế, uy tín của doanh nghiệp nhà nước nói chung, một bộ phận chủ yếu của kinh tế nhà nước, đang ngày càng giảm trong đánh giá của nhân dân và dư luận xã hội. Nói cách khác, vai trò và tác động trực tiếp, thực tế của doanh nghiệp nhà nước đã không thể hiện đúng, thậm chí còn rất xa so với kỳ vọng của xã hội và vai trò chính trị của nó trong đường lối kinh tế của Đảng. Vì vậy, đã đến lúc phải xác định rõ, nhất quán và phù hợp với thực tế nội hàm của “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước. Vai trò chủ đạo nên giải thích và phát triển theo hướng phát huy tối đa địa vị và lợi thế của doanh nghiệp nhà nước đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời, không làm giảm vai trò hoặc hạn chế quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế khác. “Vai trò chủ đạo” có thể hiểu bao gồm các đặc tính sau: Một là, chủ đạo không phải là có tỷ trọng lớn và ngày càng lớn hơn trong GDP, mà là năng suất, chất lượng, khả năng thúc đẩy phát triển và chuyển giao công nghệ. Doanh nghiệp nhà nước sẽ được thành lập và phát triển trong các ngành công nghệ cao mà tư nhân trong nước chưa có khả năng đảm nhận nhằm nâng cao năng lực công nghệ quốc gia. Trong các lĩnh vực này, vai trò của doanh nghiệp nhà nước sẽ giảm dần cùng với sự lớn mạnh và phát triển về công nghệ của tư nhân trong nước. Hai là, với vai trò là “bà đỡ” cho kinh tế thị trường, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, doanh nghiệp nhà nước trước hết và chủ yếu chỉ thành lập và hoạt động trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, trong các ngành, lĩnh vực mà tư nhân, cả trong và ngoài nước, chưa hoặc không muốn đầu tư. Ba là, việc tập trung phát triển doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực kể trên hoàn toàn không có nghĩa hạn chế, hay ngăn cản sự tham gia của các thành phần kinh tế khác; mà trái lại, cùng hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào các lĩnh vực dịch vụ kết cấu hạ tầng, các ngành công nghệ cao; không hạn chế cạnh tranh của các thành phần kinh tế khác đối với doanh nghiệp nhà nước bằng các biện pháp hành chính. Xác định rõ nội hàm của “vai trò chủ đạo” với các đặc điểm trên đây có thể tạo ra tác động tích cực đối với môi trường kinh doanh cho khu vực kinh tế tư nhân. Trước hết, nó sẽ giảm, và dần xoá bỏ tâm lý “sợ lớn”, hay “không muốn lớn” của không ít các chủ doanh nghiệp của tư nhân. Sự thay đổi đó sẽ góp phần làm cho người đầu tư tư nhân bỏ vốn đầu tư nhiều hơn; thúc đẩy tích tụ, tập trung vốn, tạo ra kinh tế quy mô, nâng cao thêm năng lực cạnh tranh. Về phía cơ quan nhà nước, xác định rõ vai trò chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước như kiến nghị trên đây sẽ góp phần giảm bớt do dự, tăng thêm tính cương quyết, nhất quán trong chỉ đạo và thực hiện cổ phần hoá, bán, khoán và cho thuê doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, hạn chế được nguy cơ sử dụng quyền lực nhà nước, hạn chế quyền kinh doanh của các thành phần kinh tế khác để bảo hộ cho các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Còn về phía xã hội nói chung, việc xác định rõ “vai trò chủ đạo” như trình bày trên đây sẽ góp phần tạo ra nhận thức xã hội thống nhất về vai trò của các doanh nghiệp nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; qua đó, thu hút sự ủng hộ mạnh mẽ, thống nhất của dư luận xã hội đối với các biện pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để những tổ chức, cá nhân có quan tâm có cơ sở để đấu tranh với những hành vi, thái độ phân biệt đối xử, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. 3.3.2 Thay đổi quan niệm xã hội về nghề nghiệp và địa vị xã hội Việc thay đổi quan niệm và đánh giá xã hội về nghề nghiệp nói chung và nghề kinh doanh, doanh nhân nói riêng sẽ là một quá trình lâu dài. Nó đòi hỏi sự thay đổi không chỉ trong đời sống xã hội, trong phương thức sản xuất, mà cả trong các bộ phận có liên quan của ý thức xã hội. Rõ ràng, những thay đổi về quan điểm đối với các thành phần kinh tế cũng sẽ góp phần làm tăng giá trị và địa vị xã hội của nghề kinh doanh và doanh nhân. Trên cơ sở những phân tích, nhìn nhận các vấn đề được trình bày ở trên, xin kiến nghị một số thay đổi như sau. a. Đối xử công bằng và tạo bình đẳng về cơ hội Đây là biện pháp quan trọng xoá bỏ các thiên vị không cần thiết, không đáng có giữa các thành phần kinh tế. Các biện pháp trước mắt có thể làm là: - Xem xét cấp hộ chiếu công vụ cho tất cả các chủ doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế khi họ đi công tác nước ngoài. Điều này không chỉ tạo ra sự đối xử công bằng giữa người quản lý doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp của tư nhân, mà còn tạo cho họ có được những cơ hội, những ưu đãi riêng mà người mang hộ chiếu công vụ được hưởng. - Tạo điều kiện cho cả người quản lý và người lao động trong khu vực kinh tế tư nhân đều tiếp cận đưọc với các nguồn viện trợ từ bên ngoài, nhất là viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tham quan và học tập kinh nghiệm nước ngoài. Việc này có thể thực hiện thông qua các hiệp hội, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội hoặc thông qua các công ty, tổ chức tư vấn cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Biện pháp này được thực hiện có thể mang lại ít nhất 3 lợi ích đối với cải thiện môi trường kinh doanh. Một là, nó sẽ góp phần nâng cao năng lực đội ngũ các nhà kinh doanh Việt Nam. Hai là, góp phần nâng cao thêm uy tín và địa vị của giới doanh nhân trong đánh giá và nhìn nhận của công chúng. Ba là, nó củng cố thêm niềm tin của xã hội, của giới kinh doanh về tính nhất quán, kiên định của chính sách kinh tế nhiều thành phần, nhất là những cam kết về đối xử công bằng, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Tất cả những điều nói trên cuối cùng sẽ từng bước tăng thêm tính hấp dẫn của khu vực kinh tế tư nhân, không kém so với bộ máy nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; là nơi không chỉ để tồn tại, mà còn tạo cơ hội phát triển cho bất kỳ ai có năng lực, có ý chi vươn lên. b. Đánh giá công bằng và thoả đáng đối với cả các mặt tích cực và tiêu cực Kinh nghiệm thực tế cho thấy bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, nâng cao mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thì hàng loạt các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội đã xuất hiện với quy mô ngày càng lớn hơn. Liên quan đến kinh doanh, hiện tượng tiêu cực phổ biến là: trốn lậu thuế, lợi dụng hoá đơn thuế giá trị gia tăng để trục lợi, hối hộ làm hư hỏng cán bộ nhà nước, chứa chấp mại dâm, buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả v.v... Các hiện tượng nói trên rất đáng bị phê phán và trừng trị theo pháp luật. Tuy vậy, khi phê phán các hiện tượng nói trên cần: (i) tránh khuynh hướng áp đặt, chủ quan, kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân là nguyên nhân gây nên các hiện tượng tiêu cực nói trên; không thể coi các hiện tượng đó là căn bệnh cố hữu trong doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân, chỉ xảy ra trong các doanh nghiệp đó; doanh nghiệp nhà nước, công chức nhà nước, nếu có vi phạm, thì cũng do doanh nghiệp của tư nhân lôi kéo v.v... (ii) Khi phát hiện các hiện tượng tiêu vực nói trên, thì cần nêu rõ và cụ thể đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm, nguyên nhân dẫn đến các sai phạm, hậu quả của những sai phạm đó để mọi người có liên quan hiểu và cùng rút được kinh nghiệm cho bản thân. 3.3.3 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cùng với cơ chế, chính sách để định hướng, dẫn dắt sự phát triển của kinh tế tư nhân Trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của nền kinh tế, của từng ngành, từng địa bàn, cần xác định rõ hướng phát triển với các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Đi liền với chiến lược, quy hoạch, cần có cơ chế, chính sách để tạo động lực hoặc hỗ trợ phát triển theo định hướng. Khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển mạnh, lâu dài, bền vững, có hiệu quả và không hạn chế trong suốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dưng CNXH; phát triển rộng rãi trong những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho quốc kế dân sinh (trừ một số lĩnh vực nhà nước cần giữ độc quyền) và tham gia vào những ngành nghề, lĩnh vực then chốt mà doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí chi phối. Mở rộng ngành nghề kinh doanh, nhất là những ngành nghề, lĩnh vực kinh tế tư nhân có nhiều lợi thế trên từng địa bàn cũng như trong phạm vi cả nước; chú trọng đầu tư nhiều hơn vào khu vực sản xuất, đi liền với biện pháp bảo vệ môi trường; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm xuất khẩu và đầu tư kinh doanh ra nước ngoài. Phát triển kinh tế tư nhân dưới nhiều hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với nhiều trình độ và tập quán, tâm lý của người kinh doanh và do người kinh doanh tự lựa chọn, quyết định theo pháp luật: từ đơn giản, không đăng ký kinh doanh đến các hình thức hộ kinh doanh có đăng ký, các loại hình doanh nghiệp, công ty, không hạn chế số lao động làm việc, số địa điểm kinh doanh; thuận lợi trong liên kết, liên doanh và trong thay đổi hình thức tổ chức kinh doanh. Coi trọng phát triển cả các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp; phát triển ngày càng nhiều các công ty cổ phần tư nhân trong nước và với nước ngoài. Phát triển với nhiều trình độ công nghệ, chú trọng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và quản lý; có uy mô kinh doanh phù hợp, trong đó đại bộ phận là các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và vừa; không hạn chế các doanh nghiệp có quy mô lớn; không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Các hộ kinh doanh cá thể trong quá trình phát triển có thể hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp, hoặc kinh doanh lớn hơn, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế tập thể và các doanh nghiệp, công ty tư nhân. Phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa; khuyến khích các doanh nghiệp lớn của tư nhân tham gia làm thành viên ngày càng nhiều vào các tập đoàn kinh tế mạnh do kinh tế nhà nước làm nòng cốt. 3.3.4 Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật Luật pháp, chính sách cần nhất quán, minh bạch, mọi sự thay đổi cần thiết phải theo xu hướng thuận lợi hơn, tốt hơn và không gây bị động cho người kinh doanh. Xây dựng luật cần theo hướng đủ cụ thể để thực hiện thống nhất. Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết định của người kinh doanh. Có chế tài, chế độ khen thưởng và xử phạt nghiêm minh cả với người kinh doanh và người thi hành công vụ. Dần xác lập hệ thống lý lịch tư pháp của công dân; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong cấp đăng ký kinh doanh theo nguyên tắc “một cửa”, “một dấu”. Phân biệt rõ quan hệ kinh tế, dân sự với việc vi phạm gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích quốc gia, lợi ích nhà nước và trật tư an toàn xã hội có tính chất hình sự. Hàng năm các doanh nghiệp lớn cần được kiểm toán. Cần thống nhất phối hợp giữa các cơ quan thanh tra, kiểm tra, các cơ quan quản lý nhà nước có chương trình thanh tra, kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp và thông báo trước cho doanh nghiệp. Cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thanh tra, kiểm tra và phải bồi thường thiệt hại về những tổn thất gây ra cho cơ sở (nếu có). Sớm ban hành pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, hình thành khung khổ pháp lý cho việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền kinh doanh. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hợp đồng và xử lý các vi phạm, tranh chấp kinh tế thông qua các hình thức trọng tài và toà án. Sớm ban hành pháp lệnh về trọng tài. Bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh thi hành án theo hướng đơn giản thủ tục, rút ngắn thời gian và tăng cường hiệu lực thi hành án. 3.3.5 Bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách Cần bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế về cơ hội và khả năng lựa chọn các điều kiện để phát triển; tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, sửa đổi những quy định chưa phù hợp với quy mô và trình độ kinh doanh để kinh tế tư nhân có điều kiện thụ hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các ngành, vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế; chú trọng tạo điều kiện hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ. a. Chính sách về đầu tư, tín dụng: - Khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế tư nhân Công khai hoá các quy chế và tiêu chí được nhận ưu đãi khuyến khích đầu tư; đơn giản hoá các thủ tục cấp ưu đãi đầu tư.. Việc ưu đãi đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân có thể vừa theo phương thức hỗ trợ ưu đãi trực tiếp vừa theo phương thức hỗ trợ gián tiếp Hỗ trợ gián tiếp bằng cách dùng vốn này phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dự báo về đầu tư cho các doanh nghiệp định hướng đầu tư, cung cấp thông tin về sản xuất, về thị trường, đào tạo chuyên môn, kinh nghiệm lập và quản lý dự án đầu tư ; chuyển mạnh từ phương thức hỗ trợ đầu ra sang phương thức hỗ trợ đầu vào. Chính sách đầu tư cần công khai và ổn định; khi nhà nước thay đổi các quy định về hạn chế hoặc cấm kinh doanh, cần có thời gian chuyển tiếp để giảm thiệt hại cho người kinh doanh. - Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân trong sử dụng tài sản, quyền sử dụng đất để thế chấp khi vay vốn: Sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với thực tế về đăng ký tài sản thế chấp; xác định giá trị quyền sử dụng đất khi thế chấp; xử lý tài sản thế chấp. Ban hành quy định đăng ký sở hữu tài sản. Đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và sở hữu tài sản khác cho khu vực kinh tế tư nhân. - Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực kinh tế tư nhân vay được nhiều hơn các nguồn vốn tín dụng thương mại: Sửa đổi, bổ sung các quy định theo hướng nâng cao hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc cho vay. Đơn giản hoá thủ tục cho vay; những gì pháp luật không cấm, tổ chức tín dụng chủ động xem xét thực tế khả năng của từng đối tượng để quyết định việc cho vay và việc thế chấp, tín chấp, tỷ lệ cho vay so với tài sản thế chấp. Mở rộng cho vay trung và dài hạn. Tăng cường các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn cho kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân để huy động vốn và mở rộng cho vay với khu vực này. - Tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân sử dụng được nhiều hơn nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước: Giảm bớt các thủ tục về đầu tư và xây dựng, đấu thầu, thủ tục cho vay, giải ngân khi vay vốn ở Quỹ hỗ trợ phát triển; nâng cao quyền tự chủu, tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư. Tăng thêm ưu đãi để thu hút kinh tế tư nhân tham gia vào các đầu tư nhà Nước khuyến khích. Phát huy tốt Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV cho kinh tế tư nhân trong vay vốn ở các tổ chức tín dụng, hỗ trợ khi gặp rủi ro, bất khả kháng không trả được nợ vay. b. Chính sách tạo điều kiện về mặt bằng cho sản xuất, kinh doanh Sửa đổi quy định về đất ở đã được cấp quyền sử dụng, đất đang dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh do doanh nghiệp mua lại quyền sử dụng hoặc đã được giao đất có thu tiền sử dụng đất, đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài thay vì thuê đất. Chính thức hoá các giao dịch trên thị trường nhà đất. Nhà nước thu hồi và tiến hành đền bù những diện tích bỏ hoang, sử dụng sai mục đích theo quy định của Luật Đất đai để cho doanh nghiệp thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phù hợp quy hoạch chung của địa phương; không yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh được thuê đất phải tự tiến hành đền bù. Nhà nước quy hoạch dành đất xây dựng các khu công nghiệp trong nước, các chợ, siêu thị, văn phòng, nhà kho; sử dụng một phần vốn ngân sách và huy động thêm vốn của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng; cho các hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê được với giá phù hợp. Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng: Đất ở của tư nhân đã được cấp quyền sử dụng đất, đất đang được tư nhân dùng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh do được chuyển nhượng lại một cách hợp pháp quyền sử dụng hoặc được Nhà nước giao đã nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, thì tư nhân đó được tiếp tục sử dụng mà không phải nộp thêm tiền thuê đất cho nhà nước khi dùng đất này vào sản xuất, kinh doanh. Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ việc sử dụng đất ở các vùng còn nhiều đất chưa được sử dụng, đất trống, đồi núi trọc. c. Chính sách hỗ trợ khoa học, công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Cần ban hành bổ sung quy định của Chính phủ về sở hữu trí tuệ, bảo hộ bí mật kinh doanh. Hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Có chính sách hỗ trợ mở các lớp ngắn hạn miễn phí bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cho các hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Thực hiện lộ trình giảm giá dịch vụ viễn thông, Internet theo quy định của Chính phủ. Hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới và bằng sáng chế phát minh. Chi phí đổi mới, hiện đại hoá công nghệ được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Mở rộng hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học, công nghệ, thuê mua tài chính công nghệ mới, mua bán trả góp thiết bị công nghệ mới để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khen thưỏng xứng đáng doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế có sản phẩm chất lượng cao, áp dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến. d. Chính sách thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán: (1) Về chính sách thuế: Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các chính sách thuế (kể cả các ưu đãi, miễn giảm) theo nguyên tắc công bằng và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính về thuế, theo hướng đơn giản, rõ ràng, vừa nâng cao ý thức trách nhiệm, vừa tạo thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói chung và dễ thực hiện đối với kinh tế tư nhân nói riêng. Thực hiện nghiêm các luật thuế; bổ sung chế tài xử lý các vi phạm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ; thực hiện thanh toán qua ngân hàng, hạn chế sử dụng tiền mặt trong giao dịch, thanh toán. Đối với thuế giá trị gia tăng, nghiên cứu chuyển các hộ kinh doanh vừa và nhỏ nộp thuế khoán sang nộp thuế theo một tỷ lệ trên doanh thu hoặc thuế thu nhập cá nhân. Thực hiệ chế độ kê khai, nộp thuế đơn giản hơn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quy định thống nhất về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thay đổi các quy định về xác định chi phí phù hợp với thực tế, nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân tích cực đổi mới thiết bị, trả thu nhập cao cho người lao động. Nâng mức thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh và chỉ tính thuế đối với phần thu nhập doanh nghiệp trên mức này. Sửa đổi biểu thuế nhập khẩu theo hướng: giảm số lượng mức thuế suất, không phân biệt thuế suất theo mục đích sử dụng; bãi bỏ việc áp giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu; mở rộng danh mục hàng hoá nhập khẩu để thuận tiện cho việc áp mã thuế hàng hoá tính thuế. (2) Về cơ chế tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán Sớm nghiên cứu ban hành quy định của nhà nước về cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp của tư nhân, đảm bảo cho doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về hoạt động tài chính của mình, đồng thời giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nắm được một số số liệu phục vụ cho quản lý kinh tế vĩ mô. Sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp hơn với đặc điểm và trình độ của doanh nghiệp. Sớm ban hành Luật kế toán. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của tư nhân sử dụng được dịch vụ này. đ. Chính sách đào tạo, tiền lương, thu nhập và bảo hiểm xã hội (1) Về đào tạo nghề: Xây dựng chiến lược, chương trình đào tạo nghề cho các thành phần kinh tế. Chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật. Khuyến khích, hỗ trợ mạnh hơn các tổ chức và cá nhân mở các cơ sở dạy nghề ngoài công lập; hỗ trợ các làng nghề, nghệ nhân; thợ cả trong việc đào tạo nghề, truyền nghề. Phát triển các trung tâm dạy nghề của Nhà nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước mở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân. Có chính sách trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, chuyên môn và quản trị kinh doanh cho người chủ kinh doanh, không phân biệt các thành phần kinh tế. Có chính sách hỗ trợ phát triển mạnh các trung tâm giới thiệu việc làm, xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động. (2) Về tiền lương, tiền công, tiền thưởng: Tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân thực hiện tốt các quy định của Nhà nước theo nguyên tắc thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, phù hợp với quan hệ tiền công trên thị trường. Tôn trọng quyền quyết định trả lương cao cho người lao động của chủ doanh nghiệp, đi liền với thực hiện quy định về thuế thu nhập cá nhân. Bổ sung chế tài để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong thực hiện quy định về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phụ cấp đối với người lao động. (3) Về bảo hiểm xã hội Sớm ban hành đồng bộ các quy định về bảo hiểm xã hội để người lao động trong hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp của tư nhân đều được tham gia. Tiến tới hình thành đa dạng về mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhiều mức đóng, mức hưởng khác nhau. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội, về chế độ hưu trí nên chia nhiều cấp độ, mốc thời gian, mức đóng và mức hưởng theo các tỷ lệ khác nhau. Nghiên cứu chính sách giảm mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong một thời gian nhất định, đối với những doanh nghiệp gặp khó khăn, cùng với việc Ngân sách nhà nứoc hỗ trợ cho cơ quan bảo hiểm xã hội, để thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động ở các doanh nghiệp này. Sớm bổ sung chế tài bắt buộc người sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996, ở Điều 11 mới chỉ quy định mức phạt cao nhất đến 2.000.000 đồng, đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng bảo hiểm xã hội không đúng quy định đã được ghi ở Điều 141 và Điều 149 của Bộ luật lao động. . Nghiên cứu ban hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc: người lao động, người sử dụng lao động tham gia đóng góp và có sự hỗ trợ một phần của nhà nước. e. Về cung cấp thông tin và xúc tiến thương mại Bảo đảm cho khu vực kinh tế tư nhân tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, các thông tin dự báo trung, dài hạn và các dự án phát triển có nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA và FDI; trợ giúp việc tiếp cận các thông tin thị trường; giảm chi phí thông tin (cước phí truy nhập Internet, cước phí điện thoại). Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tham gia vào các đoàn khảo sát, nghiên cứu thị trường, tham gia hội chợ triển lãm... ở trong và ngoài nước. Khuyến khích và trợ giúp các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ kinh doanh của các hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp. 3.3.6 Tiếp tục hoàn thiện tổ chức quản lý của Nhà nước Chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân là: xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý và ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh; trợ giúp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cho doanh nghiệp; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ, quy định của Nhà nước tại doanh nghiệp. Kiện toàn bộ máy để thực hiện được chức năng quản lý nhà nước của các bộ, ngành và UBND tỉnh, thành phố đối với mọi thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân, theo quy định pháp luật. Chính phủ giao cho một cơ quan đầu mối ở Trung ương, uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho một cơ quan làm đầu mối ở địa phương để phối hợp theo dõi, tổng hợp tình hình, phát hiện và đề xuất những biện pháp tháo gỡ khó khăn và chủ động uốn nắn những sai phạm của kinh tế tư nhân. Các cơ quan bảo vệ pháp luật chỉ kiểm tra, thanh tra khi doanh nghiệp của tư nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có chương trình thành tra, kiểm tra định kỳ đối với doanh nghiệp, thông báo trước cho doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các kết luận thanh tra, kiểm tra của mình. Chính phủ sớm quy định tiêu chí để đánh giá và phân định hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp khác của tư nhân cho đúng tính chất của từng loại hình kinh tế, làm cơ sở cho việc áp dụng cơ chế và phương thức quản lý phù hợp. 3.3.7 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên trong các doanh nghiệp của tư nhân có đủ điều kiện. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân, tập trung vào việc nâng cao nhận thức chính trị, ý thức chấp hành luật của cả người lao động và người chủ doanh nghiệp, tổ chức, lãnh đạo và phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân trong doanh nghiệp. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động; phát huy lòng yêu nước, ý thức tôn trọng pháp luật, quyết tâm làm giàu cho mình và cho đất nước. Những Đảng viên đang làm chủ doanh nghiệp của tư nhân chấp hành tốt Điều lệ Đảng và luật pháp, chính sách của Nhà nước thì vẫn là Đảng viên của Đảng. Kết luận Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Nhà nước, kinh tế tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước và góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế. Sự phát triển của khu vực này thời gian qua đã khơi dậy một bộ phận tiềm năng của đất nước cho phát triển kinh tế – xã hội. Nguồn tiềm năng này bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn, sức lao động, tài nguyên... Phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần tăng cường lực lượng sản xuất, kinh doanh, tham gia cạnh tranh, thúc đẩy phát triển thị trường. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; tạo được nhiều việc làm; góp phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu ngân sách cho nhà nước, tham gia sản xuất nhiều hàng xuất khẩu, tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế kinh tế – xã hội. Hơn mười năm qua, khu vực kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, vốn kinh doanh, lao động, đặc biệt là sau khi thực hiện Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, khu vực này còn ở trình độ thấp, khả năng huy động và tích tụ vốn còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ nhỏ bé, trình độ công nghệ thấp, trình độ và kỹ năng quản lý còn yếu. Ngoài ra, tính liên kết, hợp tác trong sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp còn thấp nên khó tạo được sức mạnh chung trên cơ sở phát huy lợi thế. Bên cạnh đó, việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân còn gặp nhiều cản trở. Thứ nhất, môi trường pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân chưa hoàn thiện, nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, phức tạp và chồng chéo. Thứ hai, thiếu mặt bằng sản xuất, kinh doanh vẫn luôn là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp. Thứ ba, thiếu vốn là vấn đề nổi cộm thường xuyên khi mà các doanh nghiệp của tư nhân vẫn còn nhỏ bé, tài sản sử dụng làm tài sản thế chấp để vay khoản vốn cần thiết quá hạn hẹp. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng thương mại, mà khách hàng của họ chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước, rất ngại cho các doanh nghiệp của tư nhân vay. Thứ tư, chính sách thuế còn quá nhiều bất cập và có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân. Từ thực tiễn phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian qua, các giải pháp đưa ra là: cần thay đổi quan niệm và tư duy chính trị về kinh tế tư nhân; xây dựng chiến lược, cơ chế, chính sách định hướng sự phát triển của kinh tế tư nhân; hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về kinh tế tư nhân; bổ sung, sửa đổi một số cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế tư nhân như chính sách đầu tư, tín dụng, chính sách về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, chính sách thuế, tài chính, kế toán, kiểm toán, chính sách đào tạo, tiền lương, thu nhập và bảo hiểm xã hội... Phụ lục A Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Trung Quốc Bảng 15: Doanh nghiệp tư nhân phân theo loại hình 1991 1994 1997 2000 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số 107.843 100 432.240 100 960.726 100 1.761.769 100 Doanh nghiệp cá thể 60.613 56,2 209.852 48,6 387.534 40,3 499.787 28,4 Công ty hợp danh 40.552 37,6 86.594 20,0 130.668 13,6 174.694 9,9 Trách nhiệm hữu hạn 6.678 6,2 135.794 31,4 442.554 46,1 1.087.288 61,7 Nguồn: Niên giám Quản lý Hành chính Công thương, 1992 - 2001. Bảng 16: Sự phát triển doanh nghiệp tư nhân từ năm 1991 Năm Số doanh nghiệp Lao động Sản lượng (giá 1995) Số lượng (1.000) Mức tăng (%) Số lượng (1.000) Mức tăng (%) (Tỷ NDT) Mức tăng (%) 1991 107,8 1839,0 93,7 1992 139,6 29,5 2318,4 26,1 116,0 23,8 1993 237,9 70,4 3726,3 60,7 260,1 124,2 1994 432,2 81,7 6483,4 74,0 551,7 112,1 1995 654,5 51,4 9559,7 47,4 1.005,3 82,2 1996 819,3 25,2 11711,3 22,5 1.592,3 58,4 1997 960,7 17,3 13492,6 15,2 1.983,7 24,6 1998 1201,0 25,0 17090,8 26,7 2.434,6 22,7 1999 1508,9 25,6 20215,5 18,3 3.093,0 27,0 2000 1761,8 16,8 24065,0 19,0 Trung bình 38,1 34,4 59,4 * Tính theo giá năm 1995. Nguồn: Niên giám Quản lý Hành chính Công thương, 1992 - 2001, Niên giám Thống kê Trung Quốc, 1992 - 2001. Bảng 17: Tỷ trọng trong GDP của các khu vực năm 1998 (%) (i) (ii) (iii) (iv) Khu vực nhà nước 37 Khu vực nhà nước 37 Khu vực nhà nước 37 Khu vực nhà nước 37 Khu vực phi nhà nước 63 Nông nghiệp 18 Nông nghiệp 18 Nông nghiệp 18 Khu vực ngoài nhà nước 45 Hợp tác xã 12 Hợp tác xã 12 Khu vực tư nhân 33 Khu vực nước ngoài 6 Khu vực tư nhân trong nước 27 100 100 100 100 Nguồn: Garnaut et al. (2001). Bảng 18: Doanh nghiệp tư nhân phân theo ngành kinh tế (1.000, %) Ngành 1992 1993 1996 1997 2000 Lao động Tỷ lệ Lao động Tỷ lệ Lao động Tỷ lệ Lao động Tỷ lệ Lao động Tỷ lệ Nông nghiệp 166,4 1,4 237,3 1,8 559,7 2,3 Công nghiệp 1611,5 69,5 2296,6 61,7 6396,4 54,6 7000,8 51,9 11692,7 48,6 Xây dựng 102 4,4 156,1 4,2 425,1 3,7 475,2 3,5 1114,7 4,6 Giao thông 34,8 1,5 49,7 1,3 117,7 1,0 141,3 1,0 316,3 1,3 Thương mại 389,5 16,8 845,8 22,7 3545,1 30,3 4362,3 32,3 5912,4 24,6 Dịch vụ vui chơi 40,7 1,7 65,7 1,7 211,1 1,8 249,8 1,9 1882,9 7,8 Dịch vụ xã hội 51,9 2,3 144,5 3,9 590,4 5,0 729,6 5,4 1730,6 7,2 Dịch vụ sửa chữa 29,7 1,3 38,7 1,0 44,6 0,4 4,38 0,3 61,6 0,3 Khác 58,3 2,5 129,2 3,5 214,6 1,8 252,5 1,9 794,1 3,3 Tổng số 2318,4 100 3726,3 100 11711,3 100 13492,6 100 24065,0 100 Nguồn: Niên giám Quản lý Hành chính Công thương, 1992 - 2001. Bảng 19: Doanh nghiệp tư nhân phân theo vùng (1.000) Năm Vùng duyên hải Miền trung Miền tây Số doanh nghiệp Lao động Số doanh nghiệp Lao động Số doanh nghiệp Lao động 1992 95,4 1754,5 24,5 453,4 19,7 380,5 1993 159,3 2351,3 44,6 768,9 34,1 600,6 1996 529,2 7232,8 178,6 2741,2 111,4 1737,4 1997 610,1 8235,5 211,1 3189,7 139,5 2067,4 2000 1165,1 15587,1 313,2 4346,4 283,5 4131,5 Vùng duyên hải: Liêu Ning, Hà Bắc, Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Đông, Giang Tô, Thượng Hải, Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông. Miền trung: Hắc Long Giang, Cát Lâm, Sơn Tây, Hà Nam, Hồ Bắc, An Huy, Giang Tây, Hồ Nam, Hải Nam. Miền tây: Nội Mông, Sơn Tây, Ninh Hạ, Cam Túc, Thanh Hải, Tân Cương, Tây Tạng, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây. Nguồn: Niên giám Quản lý Hành chính Công thương Trung Quốc, 1992 - 2001. Phụ lục B Một số số liệu về kinh tế tư nhân của Việt Nam Tài liệu tham khảo Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương: “Những nội dung cơ bản của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá VII”. Năm 1994. “Báo cáo một năm thi hành Luật Doanh nghiệp”. Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, 2001 “Báo cáo hai năm thi hành Luật Doanh nghiệp”. Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, tháng 5 năm 2002. “Báo cáo ba năm thi hành Luật Doanh nghiệp”. Tổ Công tác thi hành Luật Doanh nghiệp, tháng 5 năm 2003 Bộ Chính trị: Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 15-7-1986 về đổi mới chính sách và cơ chế quản lý đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Trần Ngọc Bút: “Phát triển kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa”. 2002. “Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh”. Dự án VIE/97/016, NXB Bộ Giao thông vận tải, 2002. Trần Tiến Cường: “Phân tích sự tác động qua lại giữa cải cách doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế ngoài quốc doanh ở Việt Nam”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2000. “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Trên đường tiến đến phồn vinh”. MPDF, số 10. “Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh ở Việt Nam”. MPDF, 1998. “Dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS)”. SME Promotion, GTZ, 2002 GS. Trần Ngọc Hiên: “Chính sách phát triển thành phần kinh tế tư bản tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa đến năm 2010”. Tháng 1/1999. Hà Hương: “Vietnam Economic Transition in the perspectives of public policy in the post economic crisis”, 2000. Nguyễn Văn Hưởng: “Phân tích các chính sách và biện pháp hỗ trợ đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 2 năm 2001. Nguyễn Duy Khiên: “Bất cập trong tiếp cận thông tin thị trường quốc tế: Nguyên nhân và một số biện pháp tháo gỡ”. Báo cáo viết cho dự án VIE 98/021. “Khu vực kinh tế tư nhân mới nổi lên và sự nghiệp công nghiệp hoá ở Việt Nam”. MPDF, 1997. Kornai János: “What the change of system from socialism to capitalism does and does not mean”. Journal of Economic Perspectives, Volume 14, 2000. Kornai János: “Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường”. Hội tin học Việt Nam. 2001. “Nghiên cứu khung pháp luật của khu vực kinh tế tư nhân”. CIEM-JIBIC, tháng 9 năm 2001. Liesbet Steer, Markus Taussig: “Domestic Private Companies and Vietnam’s Pressing Need for Wage Employment”. August 2002. PTS Trần Du Lịch: “Những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá:”. Đề tài KHXH: 02-07. Tháng 7 năm 1999. Roman Frydman, Cheryl Gray, Marek Hessel, Andrzej Rapaczynski: “Private ownership and corporate performance: evidence from transition economies”. October 1997. "Sự khác biệt trong chính sách và thực hiện chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh". Dự án Vie 97/016, tháng 9 năm 2001. "Sự phát triển khu vực kinh tế tư nhân: rào cản pháp lý và giải pháp”. Hội thảo CIEM-JIBIC, tháng 2 năm 2001. Nguyễn Văn Thạo: “Hệ thống các quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước đối với kinh tế tư nhân và cá thể định hướng các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tư bản tư nhân cá thể từ nay đến năm 2010”. Hà Nội, tháng 3/1999. Thời báo Kinh tế Sài Gòn năm 2000, 2001, 2002 và 2003. Vũ Quốc Tuấn: “Chính sách trên trời, cuộc đời dưới đất”. Tạp chí Tia sáng, tháng 5 năm 2002. GS. TS. Nguyễn Thanh Tuyền: “Thành phần kinh tế tư bản tư nhân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. NXB Chính trị quốc gia. 2002. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. NXB Chính trị quốc gia. Năm 1987. Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VII. NXB Chính trị quốc gia. Tháng 11-12/1991. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VII. NXB Chính trị quốc gia. Tháng 6/1992. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khoá VII. NXB Chính trị quốc gia. Tháng 2/1993. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá VII. NXB Chính trị quốc gia. Năm 1994. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá VIII. NXB Chính trị quốc gia. Năm 1999. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị quốc gia. Năm 2001. Vũ Quang Việt: “Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại”. Hà Nội, 25/02/2002. “Vietnam Economic Monitor”. WB, Spring 2002.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế tư nhân Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Luận văn liên quan