Kỹ thuật phân lớp dữ liệu trong khai phá dữ liệu

Kĩ thuật phân lớp dữ liệu trong Khai Phá Dữ Liệu là một trong những vấn đề nguyên cứu mở rộng hiện nay ; tập trung chủ yếu vào thống kê, máy học và mạng nơtrôn . Kĩ thuật phân lớp được đánh giá là một kĩ thuật khai phá dữ liệu được sử dụng rộng rãi nhất với nhiều mở rộng . Sự kết hợp của kỹ thuật phân lớp và cơ sở dữ liệu là một lĩnh vực hứa hẹn bởi vì đáp ứng được một vấn đề hết sức quan trọng của ứng dụng cơ sở dữ liệu đó là tính uyển chuyển cao . Với những ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng của kĩ thuật phân lớp đã nêu ở trên , bài thu hoạch này tập trung nguyên cứu sâu những kĩ thuật phân lớp ,những cách tiếp cận khác nhau đối với kỹ thuật phân lớp cùng với những tìm hiểu và đánh giá những cải tiến của kĩ thuật phân lớp trong thời gian gẩn đây từ những kết quả được đăng tải trên một số báo cáo khoa học tại những hội nghị khoa học quốc tế về Khai Phá Dữ Liệu cũng như việc tìm hiểu và sử dụng kĩ thuật phân lớp trong sản phẩm thương mại Microsoft SQL Server 2000 . Bùi Thanh Hiếu Cao học Khóa 1 1. Giới thiệu về phân lớp : Phân lớp dữ liệu là kĩ thuật dựa trên tập huấn luyện và những giá trị hay hay là nhãn của lớp trong một thuộc tính phân lớp và sử dụng nó trong việc phân lớp dữ liệu mới . Phân lớp cũng là tiên đoán loại lớp của nhãn . Bên cạnh kĩ thuật phân lớp có một hình thức tương tự là kĩ thuật tiên đoán , kĩ thuật tiên đoán khác với phân lớp ở chỗ phân lớp chỉ liên quan đến tiên đoán loại lớp của nhãn còn kĩ thuật tiên đoán mô hình những hàm đánh giá liên tục . Kĩ thuật phân lớp được tiến hành bao gồm 2 bước : Xây dựng mô hình và sử dụng mô hình . Xây dựng mô hình : là mô tả một tập những lớp được định nghĩa trước trong đó : mỗi bộ hoặc mẫu được gán thuộc về một lớp được định nghĩa trước như là được xát định bởi thuộc tính nhãn lớp , tập hợp của những bộ được sử dụng trong việc sử dụng mô hình được gọi là tập huấn luyện . Mô hình được biểu diễn là những luật phân lớp , cây quyết định và những công thức toán học . Sử dụng mô hình : Việc sử dụng mô hình phục vụ cho mục đích phân lớp dữ liệu trong tương lai hoặc phân lớp cho những đối tượng chưa biết đến . Trước khi sử dụng mô hình người ta thường phải đánh giá tính chính xát của mô hình trong đó : nhãn được biết của mẫu kiểm tra được so sánh với kết quả phân lớp của mô hình , độ chính xác là phần trăm của tập hợp mẫu kiểm tra mà phân loại đúng bởi mô hình , tập kiểm tra là độc lập với tập huấn luyện . Phân lớp là một hình thức học được giám sát tức là : tập dữ liệu huấn luyện ( quan sát , thẩm định .) đi đôi với những nhãn chỉ định lớp quan sát , những dữ liệu mới được phân lớp dựa trên tập huấn luyện . Ngược lại với hình thức học được giám sát là hình thức học không được giám sát lúc đó nhãn lớp của tập dữ liệu huấn luyện là không được biết đến . 2. Phân lớp bằng phương pháp qui nạp cây quyết định : 2.1. Khái niệm cây quyết định : Cây quyết định là một flow-chart giống cấu trúc cây , nút bên trong biểu thị một kiểm tra trên một thuộc tính , nhánh biểu diễn đầu ra của kiểm tra , nút lá biểu diễn nhãn lớp hoặc sự phân bố của lớp . Việc tạo cây quyết định bao gồm 2 giai đoạn : Tạo cây và tỉa cây . Để tạo cây ở thời điểm bắt đầu tất cả những ví dụ huấn luyện là ở gốc sau đó phân chia ví dụ huấn luyện theo cách đệ qui dựa trên thuộc tính được chọn . Việc tỉa cây là xát định và xóa những nhánh mà có phần tử hỗn loạn hoặc những phần tử nằm ngoài (những phần tử không thể phân vào một lớp nào đó) . Việc sử dụng cây quyết định như sau : Kiểm tra những giá trị thuộc tính của mẫu đối với cây quyết định . 2.2. Thuật toán qui nạp cây quyết định : Giải thuật cơ bản (giải thuật tham lam) được chia thành các bước như sau: 1. Cây được xây dựng đệ qui từ trên xuống dưới (top-down) và theo cách thức chia để trị (divide-conquer). 2. Ở thời điểm bắt đầu , tất cả những ví dụ huấn luyện ở gốc . 3. Thuộc tính được phân loại ( nếu là giá trị liên tục chúng được rời rạc hóa) 4. Những ví dụ huấn luyện được phân chia đệ qui dựa trên thuộc tính mà nó chọn lựa . 5. Kiểm tra những thuộc tính được chọn dựa trên nền tảng của heristic hoặc của một định lượng thống kê . Điều kiện để dừng việc phân chia : 1.Tất cả những mẫu huấn luyện đối với một node cho trước thuộc về cùng một lớp. 2.Không còn thuộc tính còn lại nào để phân chia tiếp . 3.Không còn mẫu nào còn lại .

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 12816 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật phân lớp dữ liệu trong khai phá dữ liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ị có thể . Việc mở rộng qui nạp cây quyết định cũng được áp dụng cho xây dựng thuộc tính : Tạo những thuộc tính dựa trên những cái đã tồn tại mà chúng thể hiện thưa thớt . Điều này sẽ giúp thu giảm việc phân mảnh , sự lặp lại và việc tạo bản sao . Giải thuật mở rộng C4.5 : C4.5 là sự mở rộng của giải thuật ID3 trên một số khía cạnh sau: Trong việc xây dựng cây quyết định , chúng có thể liên hệ với tranning set mà có những records với những giá trị thuộc tính không được biết đến bởi việc đánh giá việc thu thập thông tin hoặc là tỉ số thu thập thông tin , cho những thuộc tính bằng việc xem xét chỉ những record mà ở đó thuộc tính được định nghĩa . Trong việc sử dụng cây quyết định , chúng ta có thể phân loại những record mà có những giá trị thuộc tính không biết bằng việc ước lượng những kết quả có khả năng sãy ra.Trong ví dụ chơi đánh gôn của chúng ta , nếu chúng ta được đưa một record mới mà outlook là sunny và humidity chưa cho biết , chúng ta sẽ xử lý như sau : Chúng ta di chuyển từ nút gốc Outlook đến nút Humidity theo cung được đánh nhãn là sunny. Ở điểm đó từ lúc chúng ta không biết giá trị của Humidity chúng ta để ý rằng nếu humidity là ở 75 có 2 records , và nếu humidity là lớn hơn 75 có 3 records trong đó có 1 record không hoạt động . Như vậy điều đó có thể đưa ra như câu trả lới cho record khả năng (0.4,06) cho chơi gôn hoặc không chơi gôn. Chúng ta có thể liên hệ đến những giá trị liên tục . Giả sử rằng thuộc tính Ci có tầm giá trị thuộc tính liên tục . Chúng ta sẽ xem xét những giá trị này trong tập learning set . Cho rằng chúng được xắp sếp thứ tự tăng dần A1, A2,..,Am sau đó với mỗi giá trị Ai i=1,2,..,m.Chúng ta chia những records thành những cái có giá trị từ Ci trở lên và bao gồm cả Aj và những cái có những giá trị lớn hơn Aj .Với những lần phân hoạch này chúng ta tính lại giá trị thu thập và tỉ số thu thập và chọn ra phân hoạch có tỉ số thu thập thông tin nhận được tối đa. Trong ví dụ về chơi Golf của chúng ta , đối với humidity T là training set chúng ta sẽ xát định thông tin cho mỗi lần phân chia và tìm được sự phân chia tốt nhất tại 75 . Phạm vi của thuộc tính này trở thành {75}. Chú ý rằng phương pháp này liên quan đến một con số quan trọng của việc tính toán. Thu giảm cây quyết định và những tập luật suy dẫn : Việc xây dựng cây quyết định nhờ vào training set bởi vì cách chúng xây dựng liên quan nghiêm ngặt đến hầu hết các record trong tập huấn luyện .Trong thực tế , để làm như vậy nó có thể là điều hoàn toàn phức tạp. Với những đường đi dài và không đều . Việc thu giảm cây quyết định được thực hiện bằng việc thay thế những cây con thành những nút lá.Sự thay thế này sẽ được thực hiện tại nơi mà luật quyết định được thiết lập nếu tần suất lỗi gây ra trong cây con là lớn hơn trong một nút lá.Cho ví dụ với cây đơn giản như sau: Color red blue Success Failure chứa 2 records thứ nhất là training red success và thứ hai là trainning blue failures và sau đó trong Test Set chúng ta tìm thấy 3 red failures và một blue success , chúng ta có thể xem xét việc thay thế cây con này bằng việc thay thế bằng một node đơn Failure . Sau việc thay thế này chúng ta sẽ còn lại 2 lỗi thay vì 5 lỗi . Winston chỉ ra rằng làm thế nào để sử dụng Fisher's exact test để xát định nếu thuộc tính phân loại là thực sự phụ thuộc vào một thuộc tính không xát định. Nếu điều này không sãy ra thì thuộc tính không xát định không cần phải xuất hiện trong đường đi hiện tại của cây quyết định. Quinlan và Breiman đề nghị những heuristic phức tạp hơn cho việc thu giảm cây quyết định .Một điều dễ dàng làm là có thể dẫn ra một luật từ một cây quyết định : viết ra một luật từ mỗi đường trong cây quyết định đi từ gốc đến lá.Vế trái của luật được xây dựng dễ dàng từ nhãn của những nút và nhãn của những cung. Những luật rút ra có thể được rút gọn như sau: Gọi LHS là LHS của luật Cho LHS’ nhận được bằng cách thu giảm một số điều kiện của LHS. Chúng ta có thể chắc chắn thay thế LHS bằng LHS’ trong luật này nếu tập con của training set thỏa mãn LHS và LHS’ là tương đương. Một luật có thể được thu giảm bằng cách sử dụng metacondition ví dụ như “ không có luật khác có thể áp dụng ”. Giải thuật mở rộng See5/C5.0 : “See5 là một dạng nghệ thuật của hệ thống xây dựng sự phân loại trong dạng thức của những cây quyết định và tập luật .” See5 đã được thiết kế và hoạt động trên cơ sở dữ liệu lớn và sự kết hợp đổi mới như là boosting. Kết quả tạo ra bởi See5 và C5.0 là tương tự nhau . Hoạt động trước đây trên Windows95/98/NT của C5.0 là phần hoạt động của nó trên Unix . See 5 và C5.0 là những công cụ khai khái dữ liệu phức tạp cho những mẫu khai phá dữ liệu mà phát họa ra những loại tập hợp chúng thành những đối tượng phân loại và sử dụng chúng để tiên đoán. Đặc điểm chính của C5.0 là : C5.0 được thiết kế để phân tích những cơ sở dữ lịêu quan trọng chứa đựng hàng ngàn đến hàng trăm ngàn những records.và hàng chục đến hàng trăm số liệu và hoặc tên field . Để tối đa khả năng giải thích , đối tượng phân loại của See5.0 /C5.0 được diễn tả như là cây quyết định hoặc tập của những luật if – then . Dạng thức của nó dễ hiểu hơn so với neutron network . C5.0 dễ dàng sử dụng do đó không được gọi là kiến thức cao cấp của thống kê và máy học . Giải thuật See5/C5.0 là tốt hơn C4.5: C5.0 trong hệ thống Unix và bản sao của nó See5 trong Windows là những phiên bản cao cấp hơn C4.5 trên nhiều khía cạnh quan trọng . Chúng ta sẽ thử so sánh C5.0 và C4.5 trên cùng hệ thống Unix . Về những tập luật (Ruleset):nhanh nhiều hơn và ít tốn bộ nhớ hơn: Cả C5.0 và C4.5 cung cấp sự lựa chọn cho những dạng thức của phân loại – cây quyết định hoặc là những tập luật (ruleset) . Trong nhiều ứng dụng thì tập luật (ruleset) được ưu tiên sử dụng hơn vì chúng đơn giản và dễ hiểu hơn cây quyết định .Nhưng những phương pháp để tìm ra luật trong C4.5 là chậm và chiếm nhiều bộ nhớ.C5.0 thể hiện sự hoàn thiện trong vấn đề tạo ra tập luật và sự cải tiến này là gây ấn tượng mạnh mẽ. Cây quyết định : nhanh hơn và nhỏ hơn : Với cũng những tập dữ liệu (dataset) thì C4.5 và C5.0 sản sinh ra những luật với sự chính xát về dự đoán là như nhau.Sự khác nhau chính yếu là kích cở của cây và thời gian tính toán.Cây của C5.0 là nhỏ hơn và nhanh hơn ở một số yếu tố. Sự nâng lên(Boosting): Dựa trên sự nguyên cứu của Freund và Schapire , đây là sự phát triển mới đầy hấp dẫn mà nó không có sự tương tự nào trong C4.5.Boosting là một kỹ thuật để tạo và kết hợp nhiều những đối tượng phân loại để cải thiện tính chính xát tiên đoán . C5.0 hỗ trợ Booting với một số những dữ liệu số thử nghiệm. Thông thường , C5.0 sẽ mất thời gian lâu hơn để tạo ra những đối tượng phân loại (classifier) . Nhưng những kết quả có thể phân tích định lượng sự tính toán công thêm .Boosting luôn cố gắng để đạt được đỉnh cao nhất của sự chính xát trong tiên đoán yêu cầu phải đạt tới. Đặc biệt khi những đối tượng phân loại không được nâng lên là hoàn toàn chính xát. Những chức năng mới: C5.0 kết hợp nhiều chức năng như là variable misclassfication costs .Trong C4.5 tất cả những lỗi đều được xem như nhau.Nhưng trong những ứng dụng thực tế sẽ có một số lỗi trong quá trình phân loại là nguy hiểm hơn những cái khác .C5.0 chấp nhận một chi phí phân chia đối với mỗi cặp lớp được tiên đoán.Nếu quan điểm này được áp dụng , C5.0 sau đó sẽ xây dựng những đối tượng phân loại để tối thiểu hóa những giá trị phân loại sai được mong đợi hơn là những tần suất lỗi. C5.0 có nhiều kiểu dữ liệu hơn cả những cái đã có trong C4.5 bao gồm cả ngày giờ , thuộc tính giá trị rời rạc được xếp thứ tự và case labels. Thêm vào đó là những giá trị thiếu (missing value) . C5.0 cho phép những giá trị được coi như là không áp dụng được . Hơn nữa , C5.0 cung cấp những điều kiện dễ dàng để định nghĩa những thuộc tính mới như những hàm của những thuộc tính khác. Những ứng dụng khai phá dữ liệu gần đây được hình thức hoá với kích thước lớn hơn , với hàng trăm thậm chí hàng ngàn những thuộc tính .C5.0 có thể tự động lọc những thuộc tính , loại bỏ những cái xuất hiện bên lề trước khi một lớp phân loại được xây dựng. Đối với ứng dụng của loại này , sự phân loại có thể dẫn đến những đối tượng nhỏ hơn và sự tiên đoán chính xát hơn và thậm chí thu giảm được thời gian tạo ra tập luật. C5.0 cũng dễ dàng được sử dụng hơn. Những chọn lựa được đơn giản hóa và mở rộng.- để hỗ trợ sự lấy mẫu và cross-validation , trong lúc đó chương trình C4.5 để tạo ra cây quyết định và tập luật được kết hợp vào một chương trình duy nhất. Phiên bản trên windows See5 đã xây dựng được một giao diện đồ họa thân thiện và thêm vào một số chức năng hỗ trợ khác.Ví dụ Cross-Reference Window làm cho những đối tượng phân loại dễ hiểu hơn bằng việc liên kết những trường hợp đến những phần liên quan đến việc phân loại. Phân lớp với GiniIndex(IBM IntelligenMiner) : Tương tự như đại lượng Gain ở trên IBM đã đưa ra một đại lượng cho việc phân lớp là gini như sau: Nếu một tập dữ liệu T chứa những mẫu từ n lớp, gini index , gini(T) được định nghĩa như sau : trong đó pj là tần số liên quan của lớp j trong T. Nếu một tập hợp dữ liệu T được chia thành 2 tập con T1 và T2 với kích thước tương ứng là N1 và N2 . gini index của dữ liệu chia cắt chứa những ví dụ từ n lớp , gini index gin(T) được định nghĩa như sau: Thuộc tính cung cấp giá trị ginisplit(T) nhỏ nhất được chọn để phân chia nút Thể hiện tri thức theo dạng thức những luật IF-THEN . Trong đó một luật được tạo dựa trên mỗi con đường từ nút gốc đến lá . Mỗi cặp thuộc tính theo một con đường tạo thành một sự kết hợp và nút lá nằm giữ toàn bộ lớp tiên đoán . Những luật tạo ra rất dễ hiểu đối với con người . Tránh việc quá khít (overfitting) trong việc phân lớp : Cây được tạo ra có thể quá khít với dữ liệu huấn luyện . Việc quá khít có thể sãy ra trong những trường hợp sau đây : Quá nhiều những nhánh , một số có thể phản ánh sự dị thường vì những phần tử hỗn loạn (noise) hoặc những phần tử nằm ngoài phân lớp (outlier) . Kết quả nhận được thiếu chính xát đối với những mẫu chưa thấy. Có hai cách tiếp cận để tránh quá khít dữ liệu . Tỉa trước : Dừng sự xây dựng của cây sớm – không chia một node nếu điều này tạo kết quả ở dưới một ngưỡng theo một hệ đánh giá tốt . Một khó khăn trong việc tỉa trước là điều này sẽ tạo ra sự khó khăn trong việc tạo ra một ngưỡng thích hợp . Tỉa sau : Loại những nhánh từ một cây “ lớn đầy đủ “ - tạo một thứ tự của những cây bị tỉa tăng dần lên trong đó ta sử dụng một tập dữ liệu khác nhau từ dữ liệu huấn luyện để xát định cái nào là “cây được tỉa tốt nhất “ (best pruned tree). Tiếp cận xát định kích cỡ cây cuối cùng : Thông thường người ta phân chia tập huấn luyện thành tập dữ liệu huấn luyện (2/3) và dữ liệu thử (1/3) , người ta sử dụng sự đánh giá chéo . Cũng có một cách khác là sử dụng tất cả dữ liệu để huấn luyện , nhưng áp dụng kiểm tra thống kê để định lượng khi nào mở rộng hoặc tỉa bớt một nút có thể cải thiện toàn bộ sự phân phối . Một cách thứ ba là sử dụng nguyên tắc mô tả chiều dài tối thiểu : trong đó người ta dừng sự phát triển của cây khi sự mã hóa được tối thiểu . Sự phân lớp cây quyết định trong cơ sở dữ liệu lớn: Sự phân lớp là một vấn đề cổ điển được nguyên cứu một cách mở rộng bởi những nhà thống kê và những nhà nguyên cứu máy học .Hướng phát triển hiện nay là của việc phân lớp là phân lớp những tập dữ liệu với hàng tỉ những mẫu thử và hàng trăm thuộc tính với tốc độ vừa phải. Qui nạp cây quyết định được đánh giá cao trong khai phá dữ liệu lớn vì những nguyên nhân sau : Tốc độ học tương đối nhanh hơn so với những phương pháp phân loại khác . Có thể hoán chuyển được thành những luật phân lớp đơn giản và dễ hiểu . Có thể sử dụng truy vấn SQL để truy xuất cơ sở dữ liệu . Sự chính xát phân lớp có thể so sánh được với những phương pháp khác . Những phương pháp qui nạp cây quyết định trong nguyên cứu về Khai phá trên tập dữ liệu lớn : SLIQ : A Fast Scalable Classifier for Data Mining : Những giải thuật phân lớp được thiết kế chỉ theo cách cho dữ liệu thường trú trong bộ nhớ . Phương pháp này thảo luận đưa ra việc xây dựng một công cụ phân loại có khả năng leo thang và thể hiện SLIQ ( Superived Learning In Quest ) như một công cụ phân loại mới , SLIQ là một công cụ cây quyết định mà có thể quản lý cả thuộc tính số và thuộc tính xác thực . Nó sử dụng một kỹ thuật sắp xếp trước (pre-sorting) trong giai đoạn phát triển cây (tree-grow).Thủ tục sắp xếp trước này được tính hợp với chiến thuật phát triển cây theo chiều rộng để cho phép sự phân lớp của tập dữ liệu thường trú ở đĩa . SLIQ cũng sử dụng một giải thuật tỉa cây mà chi phí không quá cao với kết quả đạt được khả quan và những cây khá chính xát . Sự kết hợp của những kĩ thuật này cho phép SLIQ leo thang với tập dữ liệu lớn và tập dữ liệu phân lớp mà không để ý đến số lượng của những lớp, những thuộc tính và những record . Trong phương pháp này thì tập dữ liệu huấn luyện không thể được tổ chức trong bộ nhớ . Từ SLIQ sang SPRINT : A Scalable Parallel Classifier for DataMining Phương pháp này thể hiện một giải thuật phân lớp dựa trên cây quyết định có khả năng loại bỏ sự giới hạn của bộ nhớ , thực thi nhanh và có khả năng leo thang . Giải thuật này được thiết kế để dễ dàng cho song song hóa , cho phép nhiều bộ xử lý làm việc với nhau để xây dựng một mô hình nhất quán . Danh sách lớp trong SLIQ phải chứa trong bộ nhớ Cổ chai : danh sách lớp có thể lớn SPRINT : đặt thông tin lớp vào danh sách thuộc tính và không có danh sách lớp nào. Song song phân lớp : phân chia danh sách những thuộc tính . PUBLIC :Tích hợp sự phát triển của cây quyết định và tỉa cây : Phương pháp này để cập một cải tiến của công cụ cây quyết định được cải tiến mà tích hợp giai đoạn tỉa cây với giai đoạn xây dựng ban đầu . Trong PUBLIC , một nút không được mở rộng trong suốt giai đoạn xây dựng , nếu nó được xác định rằng nó sẽ bị tỉa trong suốt giai đoạn tỉa sau . Do đó để tạo sự quyết định cho node này trước khi nó được mở rộng , PUPLIC tính toán một biên dưới trên giá trị tối thiểu cây con được đặt tại nút . Sự ước lượng này sẽ được sử dụng bởi PUBLIC để xát định những nút mà chắc chắn được tỉa và đối với những nút như vậy mà không tiểu tốn trong việc phân chia chúng . Tích hợp phát triển và tỉa : mỗi nút , kiểm tra chi phí của sự phát triển của những cây con . RainForest : A Generic Framework : Phương pháp này trình bày một khung làm việc hợp nhất cho những công cụ tạo cây quyết định mà tách rời những khía cạnh về khả năng leo thang của giải thuật cho việc xây dựng một cây quyết định từ những đặc tính trung tâm mà xát định phẩm chất của cây . Loại giải thuật này dễ dàng hoạt động cụ thể với những giải thuật riêng biệt từ tài liệu nguyên cứu bao gồm C4.5 , CART , CHAID , FACT , ID3 và những mở rộng , SLIQ , SPRINT và QUEST. Cổ chai của khả năng leo thang : Tính toán thuộc tính giá trị,nhãn lớp (AVC-Group) cho mỗi node . RainForest đưa ra một tập hợp của những giải thuật cho tính toán nhanh AVC-group . Qui nạp cây quyết định dữ liệu dựa trên khối : Qui nạp cây quyết định của dữ liệu dựa trên khối là sự tích hợp của tổng quát hóa với qui nạp cây quyết định .. Phân lớp nhiều cấp dựa trên khối có hai vấn đề quan trọng đó là phân tích liên quan dựa trên nhiều cấp độ và phân tích thông tin nhận được với chiều và cấp . Phương pháp phân lớp Bayesian: Lý thuyết Bayesian cung cấp một tiếp cận theo xác xuất để suy diễn . Nó dựa trên giả thuyết rằng số lượng của khuynh hướng bị chi phối bởi phân bố xác xuất và quyết định tối ưu có thể được tạo bởi sự suy luận về những xác xuất đi liền với dữ liệu được quan sát . Đây là vấn đề quan trọng của máy học bởi vì nó cung cấp một tiếp cận định lượng cho việc xem xét cẩn thận bằng chứng hỗ trợ những giả thuyết thay đổi . Lý thuyết Bayesian cung cấp giải thuật học cơ bản mà vận dụng những xác xuất cũng như là một khung làm việc cho sự phân tích sự hoạt động của những giải thuật mà không thể vận dụng rõ ràng . Học theo xát suất : Tính xát suất hiện cho giả thuyết , trong số những tiếp cận thực dụng nhất cho các kiểu chắc chắn của những vấn đề học . Tính tăng dần : mỗi ví dụ huấn luyện có thể gia tăng việc tăng hoặc giảm mà không gian giả thuyết đúng . Kiến thức trước có thể kết hợp với dữ liệu được quan sát . Tiên đoán xát suất : Tiên đoán nhiều không gian giả thuyết , được đo bởi xát suất của nó . Tiêu chuẩn : Thậm chí khi phương thức Bayesian khó tính toán , chúng cũng cung cấp một tiêu chuẩn tốt nhất cho việc tạo quyết định . Định lý Bayesian : Cho trước một tập huấn luyện D , xát suất posteriori của một giả thuyết h , p(h\D) cho bởi định lý Bayesian : P(D\h)P(h) P(h\D) = P(D) Giả thuyết tối đa posteriori MAP : Khó khăn thực tế của phương pháp phân lớp Bayesian ở chỗ nó đòi hỏi kiến thức khởi tạo của nhiều khả năng có thể sãy ra và chi phí tính toán đáng kể . Phân lớp Naive Bayes: Giả thuyết đơn giản : những thuộc tính là độc lập theo điều kiện Chi phí tính toán thu giảm đáng kể , chỉ tính đến sự phân bố lớp. Với một tập hợp cho trước chúng ta có thể tính toán khả năng sãy ra Vấn đề phân lớp có thể được thể thức hóa sử dụng xát suất a-posteriori như sau : P(C|X)= xát suất của mẫu ví dụ x= là lớp của C . Ý tưởng : gán mẫu X vào lớp nhãn C sao cho P(C|X) là lớn nhất . Định lý Bayes phát biểu như sau : P(C|X) = P(X|C).P(C)/P(X) , trong đó : P(X) là hằng cho tất cả lớp P(C) = tần suất tương đối của mẫu lớp C C mà ở đó P(C|X) là lớn nhất = C mà ở đó P(X|C).P(C) là lớn nhất . Phân lớp Naive Bayesian : Giả thuyết Naive : thuộc tính là độc lập P(x1,...,xk|C)=P(x1|C)...P(xk|C) Nếu thuộc tính thứ i là xát thực : P(xi |C) được ước lượng như là tần suất tương đối của những mẫu có giá trị xi như là thuộc tính thứ i trong lớp C. Nếu thuộc tính thứ i là liên tục P(xi |C) được ước lượng thông qua hàm mật độ Gaussian .Việc tính toán là dễ dàng trong cả hai trường hợp .Ví dụ play-tennis : phân lớp X .Cho mẫu chưa được thấy như sau X= P(X|p).P(p)=P(rain|p).P(hot|p).P(high|p).P(false|p).P(p) = 3/9.2/9.3/9.6/9.9/14=0.010582 P(rain|n).P(hot|n).P(high|n).P(false|n).P(n)=2/5.2/5.4/5.5/14=0.018286 Mẫu X được phân lớp vào lớp n. Giải thuật Naïve Bayes viết bằng mã giả như sau: Sự độc lập của giả thuyết: Những giả thuyết độc lập nhau sẽ giúp cho việc tính toán trở nên dễ dàng . Độ lợi phân lớp tốt nhất đạt được rất ít trong thực tế vì những thuộc tính (biến) thường liên quan với nhau . Để vượt qua những giới hạn này người ta giải quyết bằng 2 cách: Dùng mạng Bayesian , đây chính là sự kết hợp của lý luận và quan hệ nhân quả giữa những thuộc tính . Cây quyết định mà suy luận trên một thuộc tính ở thời điểm xem xét những thuộc tính quan trọng đầu tiên . Mạng Bayesian Tin cậy ( Bayesian belief network ) : Bayesian belief network cho phép một tập con của những biến độc lập theo điều kiện . Trong Bayesian belief người ta sử dụng mô hình đồ thị của quan hệ nhân quả . Có nhiều cách học của Bayesian belief networks như sau : Cho trước cả cấu trúc mạng và những biến : đây là cách dễ dàng . Cho trước cấu trúc mạng nhưng chỉ có một vài biến chứ không phải là tất cả . Cấu trúc mạng là hoàn toàn không được biết . Phân lớp bằng mạng lạn truyền ngược: Neural Networks (Mạng Nơtrôn): Cấu trúc của một neural như sau: Vector x n chiều được ánh xạ vào biến y dựa trên tích vô hướng và một hàm ánh xạ phi tuyến . Mạng huấn luyện: Mục tiêu cơ bản của việc huấn luyện : Đạt được một một tập hợp của những trọng số mà có thể làm cho hầu hết tất cả những bộ trong tập huấn luyện được phân lớp đúng . Những bước của quá trình huấn luyện : Khởi tạo trọng số với những giá trị ngẫu nhiên . Lần lược đưa mỗi bộ vào trong mạng . Đối với mỗi đơn vị : - Tính toán mạng input cho mỗi đơn vị như là một sự kết hợp tuyến tính của tất cả những input đối với đơn vị . - Tính toán giá trị output sử dụng hàm kích hoạt . - Tính toán lỗi . - Cập nhật trọng số và khuynh hướng . Mạng thu giảm và rút trích luật : Mạng thu giảm : Mạng kết nối hoàn toàn sẽ khó nối khớp với nhau . Với n node input , n hidden node và m output node dẫn đến h(m+N) trọng số . Thu giảm ở điểm : loại một số liên kết mà không ảnh hưởng phân lớp chính xát của mạng . Những ích lợi của mạng nơtrôn có thể kể đến như sau: Tiên đoán chính xát cao . Hoạt động mạnh , làm việc được ngay khi các mẫu chứa lỗi. Output có thể là giá trị rời rạc, giá trị thực hoặc vector của nhiều thuộc tính rời rạc hoặc giá trị thực . Đánh giá nhanh hàm mục tiêu được học . Yếu điểm : Thời gian huấn luyện lâu . Khó có thể hiểu được hàm học ( trọng số). Khó có thể kết hợp tri thức lĩnh vực. Phân lớp dựa trên nguyên lý khai phá luật kết hợp: Có nhiều phương thức đối với sự phân lớp dựa trên luật kết hợp . ARCS: Khai phá sự kết hợp số lượng và gom cụm của những luật kết hợp . Phân loại kết hợp : Khai phá độ hỗ trợ cao và độ tin cậy cao trong công thức “cond_set =>y” trong đó y là một nhãn lớp . CAEP(Phân lớp bằng cách tập hợp lại những mẫu nỗi bậc) : trong đó những mẫu nổi bật (Emerging patterns) : những tập thành phần itemset hỗ trợ gia tăng quan trọng từ một lớp sang lớp khác . Khai phá những mẫu nổi bật dựa trên độ hỗ trợ tối thiểu và tốc độ phát triển . Những phương thức phân lớp khác: Những phương thức dựa trên khoảng cách: Chứa những ví dụ huấn luyện và trì hoãn xử lý cho đến khi một thực thể mới được phân lớp . Những cách tiếp cận thông thường : Tiếp cận người láng giềng gần nhất k-nearest neighbor . Hồi qui trọng lượng cục bộ : bằng cách xây dựng những xấp xỉ cục bộ . Lập luận dựa trên trường hợp : Người ta sử dụng biểu diễn kí hiệu và tri thức dựa trên suy diễn . Giải thuật K-Nearest Neighbor : Tất cả những thực thể tương ứng với những điểm trên không gian n-D . Người láng giềng gần nhất được định nghĩa trong biểu thức của khoảng cách Euclidean . Hàm mục tiêu có thể được rời rạc hóa hoặc giá trị thực . Đối với những giá trị rời rạc, k-NN trả về hầu hết giá trị thông thường giữa k ví dụ huấn luyện gần nhất với xq. Biểu đồ Vonoroi : bề mặt quyết định được qui vào bởi 1-NN đối với một tập điển hình của những ví dụ huấn luyện . Giải thuật k-NN đối với giá trị liên tục đối với những hàm mục tiêu giá trị liên tục . Tính toán giá trị trung bình của k láng giềng gần nhất . Giải thuật khoảng cách trọng lượng người láng giềng gần nhất . Trọng lượng đóng góp của mỗi láng giềng theo khoảng cách của chúng đến điểm truy vấn xq , gán trọng lượng lớn hơn cho láng giềng gần hơn 1 w ≡ ________ d (xq ,x i) 2 Tương tự , đối với những hàm mục tiêu giá trị thực . Mạnh đối với dữ liệu hỗn loạn bởi trung bình k-nearest neighbor. Trở ngại của chiều : Khoảng cách giữa những láng giềng có thể bị chi phối bởi những thuộc tính quan trọng . Để vượt qua điều này , kéo dãn trục hoặc loại trừ những thuộc tính ít quan trọng nhất . Giải thuật Di truyền (Genetic Algorithms): Giải thuật di truyền : dựa trên một tương tự đối với một sự tiến bộ sinh học . Mỗi luật được biểu diễn bởi một chuỗi dữ liệu bit . Một mẫu khởi tạo được tạo ra bao hàm những luật được tạo một cách ngẩu nhiên . Dựa trên khái niệm của cái thích hợp nhất tồn tại . Những qui luật phù hợp nhất sẽ được biểu diễn bởi sự phân lớp chính xát của nó trên một tập hợp của những ví dụ huấn luyện . Sự thích hợp của một luật được biểu diễn bởi độ chính xát sự phân lớp của nó trên tập hợp những ví dụ huấn luyện . Kết quả được tạo ra bởi sự giao nhau và sự biến đổi . Tiếp cận tập thô : Tập thô được sử dụng để xấp xỉ hoặc định nghĩa “thô” những lớp tương đương . Một tập thô cho một lớp C được xấp xỉ bởi 2 tập hợp : một xấp xỉ dưới ( chắc chắn ở trong C ) và một xấp xỉ trên . Tìm kiếm tập rút gọn của những thuộc tính (đối với đặc tính rút gọn) là NP khó nhưng ma trận phân biệt được sử dụng để thu giảm cường độ tính toán . Tiếp cận tập mờ : Logic mờ sử dụng những giá trị thực giữa 0.0 và 1.0 để biểu diễn độ của quan hệ thành viên (ví dụ như là sử dụng đồ thị thành viên mờ ). Những giá trị thuộc tính được chuyển sang những giá trị mờ . Đối với một ví dụ mới cho trước , nhiều hơn một giá trị mờ có thể được áp dụng . Mỗi luật có thể áp dụng có thể áp dụng đóng góp một đề cử cho thành viên theo thể loại . Thông thường , những giá trị thực đối với thể loại được tiên đoán được tổng kết . Phân lớp bằng suy luận dựa trên trường hợp ( case-based reasoning): Những thực thể được biểu diễn bởi sự mô tả giàu tính tượng trưng (ví dụ như hàm đồ thị) . Kết hợp nhiều trường hợp nhận được , suy luận dựa trên tri thức và vấn đề giải quyết . Tiên đoán và phân lớp: Tiên đoán và vấn đề tượng tự như phân loại . Việc tiên đoán được xây dựng như sau : Đầu tiên là xây dựng mô hình .Tiếp theo là sử dụng mô hình để tiên đoán những giá trị tiếp theo . Phương pháp chính để tiên đoán là phương pháp hồi qui . Có nhiều kiểu hồi qui : hồi qui tuyến tính, hồi qui đa tuyến và hồi không tuyến tính . Tiên đoán khác với phân lớp ở chỗ : Phân lớp đề cập đến tiên đoán loại lớp dữ liệu . Tiên đoán mô hình những hàm giá trị liên tục . Mô hình tiên đoán : Tiên đoán dữ liệu hoặc cấu trúc tổng quát những mô hình tuyến tính dựa trên cơ sở dữ liệu . Những nét chính của phương pháp bao gồm : Tối tiểu tổng quát . Phân tích liên quan thuộc tính . Xây dựng mô hình tuyến tính tổng quát . Tiên đoán . Xát định những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tiên đoán . Phân tích liên quan dữ liệu : đánh giá tính không chắc chắn , phân tích entropy , thẩm định chuyên gia ... Tiên đoán nhiều cấp : phân tích drill-down và roll-up . Phân tích hồi qui và mô hình tiên đoán log-linear: Hồi qui tuyến tính : Y = α +βX . Hai thông số α , β xát định đường thẳng và được thiết lập bởi sử dụng dữ liệu bằng tay . Đa hồi qui : Y = b0 + b1X1 + b2X2 . Nhiều hàm không tuyến tính không hồi qui có thể được chuyển dạng sang những dạng ở trên . Những mô hình log-linear : bảng nhiều chiều của khả năng kết nối được xấp xỉ bởi một sản phẩm của những bảng thứ tự thấp . p(a,b,c,d) = αab βacχad δbcd Hồi qui gia trọng địa phương: Xây dựng một xấp xỉ tường minh cho f trên một vùng địa phương xung quanh một thực thể truy vấn xq. Hồi qui tuyến tính gia trọng địa phương : hàm mục tiêu f là hàm xấp xỉ gần xq sử dụng hàm tuyến tính : f(x) = w0 + w1a1(x)+...+Wn an (x) . Độ chính xát của phân lớp : Ước lượng tần suất lỗi : Phân chia huấn luyện và kiểm tra : sử dụng hai tập dữ liệu độc lập,tập huấn luyện (2/3) và tập kiểm tra (1/3) . Sử dụng cho tập dữ liệu với số lượng mẫu lớn . Thẩm định chéo : chia tập dữ liệu thành k mẫu con .Sử dụng k-1 mẫu con như là dữ liệu huấn luyện và một mẫu con như là dữ liệu kiểm tra . Khai phá dữ lịêu với Microsoft OLE DB Tại sao phải khai phá dữ liệu với OLE DB . Tiêu chuẩn công nghiệp là tới hạn của sự phát triển khai phá dữ liệu , việc sử dụng , thao tác giữa các phần , và trao đổi . OLEDB cho khai phá dữ liệu là một cuộc đổi mới tự nhiên từ OLEDB và OLDB thành OLAP . Xây dựng những ứng dụng khai phá trên cơ sở dữ liệu quan hệ là đáng kể . Ta cần những giải thuật khai phá dữ liệu tùy biến khác nhau , công việc quan trọng trên phần của những người xây dựng ứng dụng . Mục tiêu : xóa bỏ gánh nặng của việc phát triển ứng dụng trong cơ sở dữ liệu quan hệ lớn . Động cơ của OLE DB đối với việc khai phá dữ liệu : Làm cho phát triển của mô hình khai phá dữ liệu trở nên dễ dàng hơn . Tạo ra những mô hình khai phá dữ liệu . Chứa đựng , bảo quản và làm tươi mô hình dữ liệu được cập nhật .Chương trình sử dụng mô hình trên tập dữ liệu khác . Duyệt qua mô hình . Cho phép những người phát triển ứng dụng tích hợp để tham gia trong việc xây dựng những giải pháp khai phá dữ liệu . Những đặc điểm của OLE đối với khai phá dữ liệu : Độc lập của nhà cung cấp phần mềm .Không đưa ra một mô hình xát định nào cho việc khai phá . Được cấu trúc để cung cấp dữ liệu cho tất cả những mô hình khai phá nổi tiếng . Tổng quan : Lõi cơ chế quan hệ thể hiện ở những API dựa trên ngôn ngữ . Server phân tích thể hiện OLE DB OLAP và OLE DB DM . Bảo trì SQL ẩn chứa . Sử dụng lại những khái niệm đang tồn tại . Những toán tử chính để hỗ trợ dữ liệu mô hình khai phá : Định nghĩa một mô hình khai phá . Những thuộc tính được tiên đoán . Những thuộc tính được sử dụng để tiên đoán . Giải thuật được sử dụng để xây dựng mô hình . Chuyển đến một mô hình khai phá dữ liệu từ một dữ liệu huấn luyện .Tiên đoán những thuộc tính cho những dữ liệu mới . Duyệt một mô hình khai phá từ việc báo và trực quan hóa . Data Mining Module là tương tự với một bảng trong SQL: Tạo một đối tượng data mining module : CREATE MINING MODEL[model_name] Chèn vào dữ liệu huấn luyện dữ liệu vào mô hình và huấn luyện nó . INSERT INTO [model_name] Sử dụng mô hình khai phá dữ liệu : SELECT relation_name.[id],[mode_name].[predict_arr] quan tâm nội dung DMM để tạo tiên đoán và duyệt thống kê chứa bởi mô hình . Sử dụng DELETE để làm rổng / reset dữ liệu . Tiên đoán trong cơ sở dữ liệu : tiên đoán kết nối giữa một mô hình và tập dữ liệu (table) . Khai triển DMM bởi chỉ viết lệnh SQL . Hai thành phần chính : Trường hợp và tập trường hợp : dữ liệu đầu vào . Một bảng hoặc những bảng lồng ( cho dữ liệu phân cấp) . Mô hình khai phá dữ liệu : một kiểu đặc biệt của bảng . Một tập hợp những trường hợp là liên quan với một mô hình khai phá dữ liệu và một thông tin thô trong khi tạo một DMM . Lưu giải thuật khai phá và kết quả tổng quan thay vì của dữ liệu chính nó . Những toán tử cơ bản : CREATE, INSERT INTO , PREDICTION JOIN , SELECT , DELETE FROM , và DROP . Biểu diễn bảng logic được lồng nhau : Sử dụng dịch vụ tạo hình dữ liệu để tạo một tập những hàng phân cấp . Phần của những sản phẩm Microsoft Data Access Component (MDAC) . Những bảng lồng nhau : Không cần thiết cho những hệ thống con chứa đựng để hỗ trợ những record lồng nhau . Những trường hợp chỉ được cụ thể hóa như là tập những hàng lồng nhau trước huấn luyện , tiên đoán những mô hình khai phá dữ liệu . Cùng dữ liệu vật lý có thể được sử dụng để tạo những tập trường hợp khác . Định nghĩa mô hình khai phá dữ liệu : Việc định nghĩa tên mô hình khai phá dữ liệu bao gồm những giai đoạn sau: Đặt tên của mô hình . Thiết lập giải thuật và những thông số đầu vào . Những cột của caseset và những quan hệ giữa những cột . “những cột nguồn” và “những cột tiên đoán”. Ví dụ : CREATE MINING MODEL [Age Prediction] %Name of Model ( [Customer ID] LONG KEY, %source column [Gender] TEXT DISCRETE, %source column [Age] Double DISCRETIZED() PREDICT, %prediction column [Product Purchases] TABLE %source column ( [Product Name] TEXT KEY, %source column [Quantity] DOUBLE NORMAL CONTINUOUS, %source column [Product Type] TEXT DISCRETE RELATED TO [Product Name] %source column )) USING [Decision_Trees_101] %Mining algorithm used Column Specifiers : n KEY ( khóa ) n ATTRIBUTE (thuộc tính) n RELATION (quan hệ) (RELATED TO clause) n QUALIFIER (từ hạn định) (OF clause) n PROBABILITY: [0, 1] n VARIANCE n SUPPORT n PROBABILITY-VARIANCE n ORDER n TABLE Attribute Types : n DISCRETE n ORDERED n CYCLICAL n CONTINOUS n DISCRETIZED n SEQUENCE_TIME Chuyển đến một mô hình phân tích dữ liệu : Sử dụng phát biểu INSERT INTO . Tiêu tốn thời gian cho một trường hợp sử dụng mô hình khai phá dữ liệu . Sử dụng phát biểu SHAPE để tạo bảng lồng nhau từ dữ liệu input .Ví dụ: INSERT INTO [Age Prediction] ( [Customer ID], [Gender], [Age], [Product Purchases](SKIP, [Product Name], [Quantity], [Product Type]) ) SHAPE {SELECT [Customer ID], [Gender], [Age] FROM Customers ORDER BY [Customer ID]} APPEND {SELECT [CustID], {product Name], [Quantity], [Product Type] FROM Sales ORDER BY [CustID]} RELATE [Customer ID] TO [CustID] ) AS [Product Purchases] Sử dụng mô hình dữ liệu để tiên đoán : Tiên đoán kết nối . Tiên đoán trong tậpdữ liệu D sử dụng mô hình khai phá liệu M . Khác với equi-join . Mô hình khai phá dữ liệu : là một “ truth table” . Phát biểu SELECT liên quan với PREDICTION JOIN những giá trị xát định tách ra từ DMM .Ví dụ : SELECT t.[Customer ID], [Age Prediction].[Age] FROM [Age Prediction] PRECTION JOIN (SHAPE {SELECT [Customer ID], [Gender] FROM Customers ORDER BY [Customer ID]} APPEND ( {SELECT [CustID], [Product Name], [Quantity] FROM Sales ORDER BY [CustID]} RELATE [Customer ID] TO [CustID] ) AS [Product Purchases] ) AS t ON [Age Prediction].[Gender]=t.[Gender] AND [Age Prediction].[Product Purchases].[Product Name]=t.[Product Purchases].[Product Name] AND [Age Prediction].[Product Purchases].[Quantity]=t.[Product Purchases].[Quantity] Duyệt qua mô hình khai phá dữ liệu : Duyệt qua mô hình khai phá dữ liệu là quá trình trực quan hoá dữ liệu visualization . Kết luận : OLE DB cho khai phá dữ liệu là sự tích hợp khai phá dữ liệu và hệ thống cơ sở dữ liệu . OLE DB cho khai phá dữ liệu là một tiêu chuẩn tốt cho xây dựng ứng dụng khai phá dữ liệu . Tạo cây quyết định trong Microsoft SQL Server 2000 Trong phần này sẽ trình bày cách thức Microsoft Analysis services được sử dụng để hiện thực mô hình cây quyết định trong phần mềm Microsoft SQL Server 2000 .Chúng ta đề cập đến tạo mô hình cây quyết định với hai mô hình - một sử dụng những bảng quan hệ chuẩn như là nguồn và một cái khác sử dụng OLAP cubes . Tạo mô hình Bước đầu tiên trong hoạt động khai phá dữ liệu là tạo mô hình . Mô hình khai phá dữ liệu được tạo ra từ những mẫu tin chứa trong một nguồn dữ liệu (data source) . Một vài nguồn dữ liệu có thể được kết nối thông qua OLE DB có thể được sử dụng để tạo mô hình . Những nguồn này bao gồm cơ sở dữ liệu quan hệ , OLAP cubes, FoxPro tables, text file , hoặc thậm chí Microsoft Excel spreadsheets . Chúng ta cũng sẽ tập trung vào cách thức để sử dụng những nguồn dữ liệu này để lưu trữ test case được sử dụng để tạo tiên đoán và cách thức để chứa kết quả của những tiên đoán . Analysis Manager Điểm xuất phát để tạo mô hình khai phá dữ liệu với Analysis Manager bao gồm trong Analysis Services Installation package trong SQL Server 2000 CD-ROM. Trước khi bắt đầu , ta phải đăng ký với analysis server mà ta muốn tạo kết nối bằng cách kích chuột phải trên Analysis Server folder và chọn Register Server . Chú ý rằng có nhiều Analysis Manager folder chứa những phần tử cần để tạo OLAP cubes và những mô hình khai phá dữ liệu . Server phân tích bao gồm những thành phần sau: Databases : Mỗi Analysis Server chứa một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu , một icon đại diện mỗi cơ sở dữ liệu .Có 4 folder và một icon dưới mỗi database icon . Data Sources : Data Source folder chứa data source xát định trong database . Một data source duy trì thông tin OLE DB provider information , network setting , connection time-out , và thông tin cho phép truy cập . Một database có thể chứa nhiều data source trong folder Data Source của nó . Cubes : Cube folder chứa cubes trong database . Một icon đại diện mỗi cube . Ba kiểu của cubes được mô tả trong Analysis Manager Tree pane : Regular , Linked , và Virtual . Partitions : Một Partintion folder của cube chứa một icon cho mỗi partition trong cube . Có hai kiểu partition được mô tả trong Analysis Manager Tree pane : Local và Remote . Cube Roles : Dưới một cube , một Cube Roles icon đơn biểu diễn tất cả những vai trò của cube . Shared Dimensions : shared dimension folder chứa một icon đối với mỗi mô hình khai phá dữ liệu trong cơ sở dữ liệu . Những dimension này có thể bao gồm trong một vài cube trong cơ sở dữ liệu . Bốn dạng của shared dimention folder được mô tả trong Analysis Manager Tree pane : là Regular, Vitual, Parent-Child và Data-Mining . Mining Modes : những mô hình khai phá dữ liệu chứa một icon cho mỗi mô hình khai phá dữ liệu trong database . Ta sẽ để ý rằng có hai icon thể hiện hai kiểu của mô hình khai phá dữ liệu . Data Roles : Database roles icon biểu diễn tất cả cơ sở dữ liệu . Role có thể gán cho một vài cube hoặc một vài mô hình khai phá dữ liệu trong cơ sở dữ liệu . Để có thể tiến hành khai phá dữ liệu đầu tiên ta phải tạo cơ sở dữ liệu . Tạo cơ sở dữ liệu : Tạo database là vấn đề đơn giản . Ta chỉ cần kích chuột phải lên server và chọn New Database . Database dialog box hiện ra và ta phải gõ tên của cơ sở dữ liệu , có có phần tùy định để ta gõ mô tả của database . Mining Mode Wizard : sản phẩm của Microsoft đi đôi với những tác vụ trong một giới hạn và có thể tiên đoán một số bước . Mining mode wizard sẽ dẫn dắt chúng ta từng bước để tạo một mô hình . Chọn nguồn (Select source). Chọn case table hoặc những bảng cho mô hình khai phá dữ liệu . Chọn kĩ thuật khai phá dữ liệu (giải thuật) . Hiệu chỉnh những kết nối của những bảng được chọn như là nguồn trong những bước trước . Chọn cột Case Key . Chọn Input và cột tiên đoán . Kết thúc . Select Source : Ta phải chọn việc tạo mô hình khai phá dữ liệu mà chứa những trường hợp đặt ở bảng quan hệ hoặc OLAP cubes . Select case tables : Kết nối được sử dụng với mô hình quan hệ được tạo ra và hiển thị trong màn Select Case Table . Ở đây cũng cung cấp một tùy chọn của việc tạo ra một kết nối mới bằng việc kích lên một Data Source mới . Chọn một kỹ thuật khai phá dữ liệu : Mining Model Wizard cung cấp hai giải thuật khai phá dữ liệu , hoặc "kĩ thuật" như chúng ta gọi trong wizard mà chúng ta chọn từ đó . Với mục đích đó , chúng ta chọn Microsoft Decision Tree trong màn hình Select Data Mining Techniques . Tạo và hiệu chỉnh những kết nối : Nếu ta chọn nhiều bảng trong các bước trước sau đó màn hình tạo và hiệu chỉnh những kết nối sẽ hiển thị tiếp theo . Màn hình này sẽ cho phép ta đồ họa hóa những bản kết nối bằng việc kéo những cột từ những bảng cha vào con của nó . Nếu bạn chọn chỉ một bảng đơn thì bước này bị bỏ qua . Chọn khóa của cột : Bước kế tiếp là chọn ID như là Case Key column . Sự chọn lựa của ID có một ảnh hưởng quan trọng lên đầu ra của quyết định bởi vì Key là công cụ để xát định sự duy nhất của một record. Chọn lựa một khóa là điều bắt buột , do đó nó rất quan trọng để tạo một khóa trong SQL Server database nếu một cái chưa tồn tại . Chọn input và tiên đoán cột : Trên màn hình tiên đoán và chọn cột , lấy ít nhất một cột cho mô hình khai phá từ một cột cho phép trong danh sách trên cửa sổ bên trái . Mô hình Input column thể hiện dữ liệu thực sự mà đựơc sử dụng để huấn luyện mô hình khai phá dữ liệu . Nếu bạn chọn Microsoft Decision Trees trong Select Case Tables screen , và cũng chọn ít nhất một cột tiên đoán . Available columns : Chọn cột từ tree view . Sử dụng button được cung cấp để chuyển những cột về cả cửa sổ Predictable Column hoặc cửa sổ Input Column để loại bỏ những cột từ sự chọn lựa . Ta không thể sử dụng ID Column ta đã chọn trong Select Key Column dialog box như là một Input column bởi vì nó là khóa . Predictable columns : Xem những cột được chọn lựa có thể tiên đoán được . Cửa sổ này chỉ được hiển thị chỉ nếu bạn lựa chọn Microsoft Decision Tree trong Select Case Tables dialog box . Input columns : Xem selected input columns . Kết thúc : Cuối cùng những thông số mô hình khai phá dữ liệu được định nghĩa , ta phải nhập tên của mô hình khai phá dữ liệu . Trình soạn thảo mô hình khai phá quan hệ : Tiện dụng như wizard là những ứng dụng , chúng không giới hạn sự uyển chuyển trong mỗi bước bởi vì để quản lý đơn giản , wizard phải sử dụng những giá trị mặc định và những quyết định tường minh để hoàn thành một tác vụ . Bằng việc sử dụng Relational Mining Model Editor , ta có thể bỏ qua wizard . Trực quan mô hình : Một trong những đặc điểm có giá trị nhất của cây quyết định là sự đơn giản của logic bên trong cấu trúc của nó .Data Mining Model Editor chứa hai tabs ở đáy màn hình , lược đồ tab , mà được sử dụng để thay đổi cấu trúc của mô hình và Content tab là nơi hiển thị dữ liệu được phân loại và được tổ chức thành cây. Content tab là cách nhanh và tiện lợi để xem mô hình , những cấu trúc và thuộc tính . Dependency Network Browser : Dependency Network Browser là công cụ được sử dụng để xem những sự độc lập và những mối quan hệ giữa những đối tượng trong mô hình khai phá dữ liệu . Để hiển thị nó từ cửa sổ Analysis Manager Tree , kích chuột phải một mô hình khai phá dữ liệu và sau đó chọn Browser Dependency Network . Trong Dependency Network Browser , một mô hình khai phá dữ liệu được thể hiện như là một mạng của những thuộc tính . Bên trong mô hình , chúng ta có thể xát định dữ liệu độc lập và tiên đoán trong những thuộc tính quan hệ . Sự phụ thuộc được thể hiện bởi những mũi tên . Hướng của sự tiên đoán được chỉ định bởi arrowhead và bởi color-coding của những notes . Bên trong giải thuật cây quyết định : Giống như tên của chúng , giải thuật cây quyết định là mô hình dạng cây . Không có giới hạn cho cấp độ và những đầu vào và những biến được gán vào giải thuật , cây càng lớn - càng rộng và càng sâu hơn . CART,CHAID và C4.5 : Khi một giải thuật cây quyết định được áp dụng vào vấn đề khai phá dữ liệu , kết quả hoặc quyết định trông giống như một cây . Mặc dù Microsoft sử dụng giải thuật của chính nó để tạo cây quyết định , giải thuật này gây ra bởi những phương pháp khác đã được thử nghiệm và chứng minh . Những cây phân lớp và hồi qui (CART) : CART là được sử dụng rộng rãi nhất bởi vì sự phân lớp hiệu quả của nó và sử dụng những kĩ thuật tỉa cây tự động khác nhau , bao gồm sử dụng việc thẩm định chéo một tập hợp kiểm tra . Chi-squared Automatic Interaction Detector (CHAID) : Giải thuật CHAID sử dụng Chi-squared để phân tích dựa trên nhóm những bảng hoặc lưới ngẫu nhiên để xát định những gì phân bố của một giá trị cho trước là gì . C4.5: Giải thuật này là một sự nâng cao từ một phiên bản củ là ID3 ( Iterative Dichotomizer version 3) . Tạo cây quyết định với OLAP OLAP là một dạng cấu trúc tốt được thiết kế từ trước để tối ưu sự lưu trữ của dữ liệu được kết hợp .Với OLAP ta có thể tạo sự kết hợp chắc chắn theo chiều có phân cấp và những giá trị truy cập được tính tổng theo chiều thời gian , chiều sản phẩm và những vị trí địa lý- giống như phát biểu GROUP BY trong SQL .Chiều cung cấp một phương tiện mà nó diễn đạt mối quan hệ giữa trường dữ liệu theo cách mà nó không dễ dàng làm với cơ sở dữ liệu quan hệ . Cho ví dụ , để chứa trong những bảng quan hệ phẳng quan hệ thứ bậc mà tồn tại giữa những người nhân viên và quản lý của họ trong cơ sở dữ liệu của tập đoàn nguồn nhân lực yêu cầu tính tương đối của logic phức . Tạo mô hình : Chúng ta bắt đầu tạo mô hình với Mining Model Wizard . Sự thảo luận chi tiết của việc làm thế nào tạo và sử dụng wizard này đã được đề cập ở phần cây quyết định . Những bước nối tiếp để tạo mô hình sử dụng Mining Model Wizard như sau : 1. Chọn kiểu nguồn . 2. Chọn cube source cho mô hình khai phá . 3. Chọn kĩ thuật khai phá dữ liệu . 4. Chọn chiều và cấp của mô hình khai phá sẽ phân tích . 5. Chọn dữ liệu huấn luyện . 6. Tạo chiều , một cube ảo , hoặc cả hai . Đây là những bước tùy chọn . 7. Kết thúc . Chọn kiểu nguồn : Màn hình giới thiệu yêu cầu không có input nhưng Select Source Type dialog hiển thị ra và yêu cầu ta phải xát định nguồn dữ liệu , mà trong trường hợp này là OLAP. Chọn lựa OLAP cho bởi màn hình thứ tự tiếp theo được xát định thành cube và dimension , ngược lại với bảng và field như là trong cơ sở dữ liệu quan hệ . Chọn Source Cube và kĩ thuật khai phá dữ liệu : Trong Select Source Cube dialog box, ta chọn cube mà chứa những trường hợp mà ta sẽ sử dụng để huấn luyện mô hình . Chọn thông tin (Select Case) : Trong màn hình Select Case , chọn chiều chứa những dữ liệu được sử dụng để huấn luyện cho mô hình khai phá dữ liệu . Cũng tùy chọn cấp độ mà ta quan tâm sử dụng . Nếu ta không chọn cấp độ thì wizard sẽ chọn cấp độ thấp nhất trong số các chiều của nó . Chọn lựa thực thể tiên đoán (Select Predicted Entity) : Trong màn hình Selected Predicted Entity , chúng ta có ba tùy chọn cho nguồn của sự tiên đoán của ta . + Giới hạn source cube . + Thuộc tính thành viên của case level . + Những thành viên của chiều khác . Tiêu chuẩn đánh giá của Source Cube : Nếu ta muốn tạo sự tiên đoán với đơn vị đo lường - những giá trị số - trong cube . Ta sẽ chọn tiêu chuẩn đánh giá . Thuộc tính thành viên của Case Level : Tất cả những level dimension trong OLAP có thể chứa thuộc tính thành viên để thêm vào mô tả level đó . Những thành viên của chiều (Dimension) khác : Nếu có quan hệ giữa chiều chứa trong những những thông tin và những chiều khác , ta có thể sử dụng chiều liên quan như là nguồn để tiên đoán thuộc tính . Chọn dữ liệu huấn luyện : Trong bước tiếp theo , ta chọn dữ liệu để huấn luyện mô hình của ta . Chiều mà ta chọn trong màn hình Select Case được chọn mặc định . Chọn chiểu và Cube ảo : Bước tiếp theo là tùy định nhưng cung cấp một đặc tính mạnh mẽ cho phép chỉ khi sử dụng OLAP giống như là nguồn dữ liệu và Microsoft Decision Trees giống như giải thuật khai phá dữ liệu . Bỏ qua tùy định mà ta chọn, mô hình khai phá dữ liệu sẽ tạo cấu trúc Analysis Service . Chiều (Dimension) : Chiều là kết quả của output data-mining model.Nếu ta nhìn vào một vài chiều OLAP, ta chú ý rằng dạng thức của nó là cây thứ bậc trong đó những nhánh có thể có những nhánh con , mỗi nhánh con có thể có những nhánh con của chính nó . Khối ảo (Virtual Cube) : Khối ảo hầu như xác định khối từ đó dữ liệu đến ngoại trừ là nó cũng chứa chiều mà được tạo trong lược hiện tại . Hoàn tất Mô hình khai phá dữ liệu : Trong bước cuối cùng là đặt tên cho mô hình khai phá dữ liệu . Định nghĩa về giao tác : Có nhiều công việc được hoàn tất trong succession khi xử lý một cube hoặc một mô hình khai phá dữ liệu . Chúng bao gồm : 1.Tạo cấu trúc . 2.Truy vấn nguồn dữ liệu . 3.Chèn dữ liệu vào những cấu trúc . 4.Tạo những trường được tính toán . Trước khi Analysis Service phát biểu rằng mô hình khai phá dữ liệu là hoàn thành , nó kiểm tra tất cả các bước được hoàn tất . Nếu một vài bước trong đó sai , những bước trước đó không được hoàn tất . Trình soạn thảo mô hình khai phá dữ liệu OLAP : Khi sự xử lý kết thúc , kích vào Close button và chờ cho trình soạn thảo mô hình khai phá dữ liệu OLAP xuất hiện . Trình chức năng trình soạn thảo về cơ bản giống như trình soạn thảo mô hình khai phá dữ liệu . Có một chút khác biệt là OLAP là nguồn của mô hình và không phải là cơ sở dữ liệu quan hệ . Nội dung chi tiết của sổ : Điều đầu tiên ta sẽ để ý là những nút trong cây không có những tên trường hợp lệ như là trong cơ sở dữ liệu quan hệ . Danh sách cây tiên đoán : Danh sách cây tiên đoán chứa nhiều cấu trúc cây quyết định khác nhau có trong mô hình . Mỗi cây quyết định được thể hiện bởi trường quyết định mà sẽ được xuất phát thông qua việc sử dụng nó . Phân tích dữ liệu với OLAP Data-Ming Model : Tạo một mô hình từ OLAP là tương tự theo nhiều kiểu để tạo nó từ một nguồn cơ sở dữ liệu quan hệ . Những tác vụ khai phá dữ liệu không trực tiếp mà chúng ta tìm kiếm đồng hành sẽ dường như là không để ý đến nguồn , ngoại trừ cho sự kiện là OLAP không giống như mô hình quan hệ , cung cấp khả năng của chính mô hình khai phá dữ liệu quan hệ thành OLAP cube mà được sử dụng như nguồn . Để ý rằng nếu cơ sở dữ liệu quan hệ đôi lúc được sử dụng để hỗ trợ quyết định , chúng được sử dụng tốt nhất cho xử lý giao tác , như là thứ tự thực thể , tính toán . Sử dụng khối ảo (Using Virtual Cube) : Khi ta tạo mô hình khai phá dữ liệu giống như là được vạch ra từ trước trong chương này , ta có một cube ảo giống như là mô hình khai phá dữ liệu . Để duyệt qua nội dung của cube , kích chuột phải lên cube của ta và chọn Browser Data . Sử dụng chiều được tạo : Những chiều bắt đầu trong phân cấp từ dữ liệu trong những bảng . Cho ví dụ một cơ sở dữ liệu nhân viên có thể có nhiều cấp độ quản lý . Những cấp độ này có thể được xát định bằng những toán tử định nghĩa cube và sau đó được chọn bởi bộ xử lý chiều OLAP .Cái mà sẽ tạo cấu trúc biểu diễn quản lý cấu trúc trong cơ sở dữ liệu . Khái niệm MDX : Ở nơi khối lượng lớn của dữ liệu định dạng và cấu trúc được lưu trữ , ngôn ngữ truy vấn là gần như chờ để triệu gọi nó . Microsoft SQL Server,DB2,Oracle sử dụng SQL như là ngôn ngữ truy vấn tiêu chuẩn và Microsoft OLAP sử dụng MDX , một ngôn ngữ truy vấn được biến đổi một cách đặc biệt để truy xuất khối . MDX cũng là được sử dụng để tạo thành viên tính toán và công thức thành viên thông thường mà xát định những qui luật để bao hàm trong một tập dữ liệu . MDX trông giống như là SQL bởi vì chúng chia sẻ một số từ khóa , nhưng nó thực sự là ngôn ngữ khác . Bên cạnh có cùng cách nhìn về cấu trúc , chiều cũng tương tự như đối với cây quyết định trong đó chúng sử dụng cả những qui luật bao hàm trong một tập hợp thành viên . Theo cùng kiểu như vậy những nút cây quyết định áp dụng những luật để xát định trong trường hợp nào những record được bao hàm , những chiều sử dụng MDX . Để có một ý tưởng tốt hơn của việc tiến trình này làm việc như thế nào , vào thư mục Shared Dimensions của cube , kích chuột phải lên chiều của ta , và chọn Browse Dimension Data . Đặc điểm cấp độ chiều ảo là quan trọng bỏi vì nó cho phép ta duyệt dữ liệu trong cube theo node mà được thể hiện trong mô hình khai phá dữ liệu . Duyệt trong mô hình khai phá này cho phép ta xem những độ đo trong khối theo những luật thể hiện trong mô hình khai phá dữ liệu . Kết luận : Giống như phần khai phá dữ liệu của Analysis Service được đề cập, tất cả mô hình tạo với cây quyết định được xem xét chính xát như nhau ngoại trừ cấu trúc của nguồn dữ liệu bởi vì bộ xử lý khai phá dữ liệu định dạng thông tin theo cùng một kiểu trước khi huấn luyện mô hình . Tất cả những thông tin được chuyển sang cấu trúc bảng đơn với những cột và những hàng như vậy tất cả thông tin là tạm thời đặt trong cấu trúc phẳng mà bộ xử lý khai phá dữ liệu có thể làm việc với nó . Mô hình khai phá dữ liệu được tạo với OLAP là cơ bản giống như mô hình được tạo trong nguồn dữ liệu quan hệ . Bằng cách sử dụng OLAP như là nguồn dữ liệu , analyis service có thể cung cấp một đối tượng duy nhất tùy định trong suốt quá trình tạo mô hình khai phá dữ liệu mà không cho phép sử dụng cơ sở dữ liệu quan hệ như là nguồn của case data . Ta có thể chọn để tạo những cấu trúc OLAP truỵền thống như là những khối ảo và chiều ảo . Những điều này thực sự có giá trị trong đó chúng cung cấp một toán tử ai muốn xem dữ liệu khả năng làm như vậy với sự giúp đỡ của những khuôn mẫu mà được khai phá và tổ chức trong mô hình khai phá dữ liệu .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc177.kilobooks.com.doc