Làng nghề ở Hà Tây

MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương 1. Khái quát về làng nghề ở Hà Tây 1.1. Tiềm năng làng nghề 1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn ở Hà Tây 1.3. Thực trạng làng nghề ở Hà Tây 1.3.1. Tổng số lượng làng nghề 1.3.2. Tình hình phân bố làng nghề 1.3.3. Thành quả kinh tế- xã hội cao của làng nghề 1.3.4. Những tồn tại kìm hãm sự phát triển mạnh của làng nghề 1.4. Đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Tây trong việc phát triển làng nghề Chương 2. Thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây 2.1. Từ góc độ hiệu quả kinh tế 2.1.1. Làng nghề truyền thống và những cá nhân làng nghề đạt hiệu quả kinh tế cao 2.1.2. Làng nghề truyền thống đạt hiệu quả kinh tế thấp đang có nguy cơ mai một 2.1.3. Những làng nghề mới “ nhân cấy” đang phát triển mạnh mẽ 2.2. Từ góc độ văn ho 2.2.1. Làng nghề nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thốngthể hiện bản sắc văn hoá dân tộc 2.2.2. Sản phẩm làng nghề- văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể 2.2.3. Nét đẹp văn hoá làng nghề đang có nguy cơ mai một theo sự mai một của nghề 2.2.4. Làng nghề đồng thời là làng văn hóa 2.3. Từ góc độ xã hội 2.3.1. Làng nghề tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, góp ổn định an ninh trật tự xã hội 2.3.2. Đẩy mạnh dạy nghề, đào tạo nghề 2.3.3. Vai trò tích cực của các tổ chức xã hội trong việc phát triển làng nghề 2.4. Từ góc độ môi trường 2.4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và giải pháp khắc phục 2.4.2. Biểu dương những làng nghề giữ gìn tốt môi trường sinh thái 2.5. Hướng mở cho sự phát triển của làng nghề 2.5.1. Hình thành hiệp hội làng nghề và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề 2.5.2. Hình thành điểm công nghiệp làng nghề 2.5.3. Gắn du lịch với phát triển làng nghề 2.5.4. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề Chương 3. Hệ thống thể loại và hình thức thể hiện 3.1. Các thể loại thường được sử dụng 3.1.1. Thể loại tin 3.1.2. Bài phản ánh 3.1.3. Phóng sự 3.2. Hình thức thể hiện 3.2.1. Chuyên trang và chuyên mục 3.2.2. Ảnh 3.2.3. Ngôn ngữ 3.2.4. Ngôn ngữ tít bài 3.3. Thông tin về làng nghề ở Hà Tây trên Báo Hà Tây trong mối tương quan với một số tờ báo khác 3.3.1. Về nội dung thông tin 3.3.2. Về hình thức thể hiện Kết luận Tài liệu tham khảo

doc85 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Làng nghề ở Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch làng nghề đạt hiệu quả phải cải thiện tốt cơ sở hạ tầng tại các làng nghề truyền thống. Yêu cầu này được ra trong bài “Để Chương Mỹ trở thành điểm hấp dẫn du lịch”: “ Để tạo được các tua du lịch gắn kết với các làng nghề truyền thống của địa phương, huyện đã phối hợp với các ngành chức năng khảo sát, lập dự án tập trung thi công các tuyến đường vào làng nghề....xã Phú Nghĩa đã xây dựng được một nhà truyền thống trị giá 140 triệu đồng để trưng bày các sản phẩm làng nghề của điạ phương”. Xây dựng đường xá giao thông thuận tiện để chào đón du khách là chính sách đầu tư đúng đắn của chính quyền địa phương làng nghề. Bên cạnh đó, yêu cầu cần thiết phải có phòng triển lãm trưng bày sản phẩm cũng được bài báo đề cập và nêu gương tiên phong. Điều này có ý nghĩa biểu dương lớn vì trong tổng số 10 làng nghề của Hà Tây dự kiến lập dự án kết hợp với du lịch, rất nhiều làng không có phòng trưng bày sản phẩm hay có nhưng tồi tàn, xuống cấp. Làng nghề gắn với du lịch là mô hình kết hợp mới , bước đầu đã đem lại kết quả khả quan với nguồn đầu ra cho sản phẩm làng nghề ngày càng được mở rộng. Để thành công hơn nữa, các làng nghề phải đa dạng hoá sản phẩm và có chính sách đầu tư thích đáng cho cơ sở hạ tầng, cho bộ mặt cảnh quan của làng nghề. Đây là những kinh nghiệm được rút ra qua sự thành công của huyện Chương Mỹ khi áp dụng mô hình du lịch làng nghề mới này. Thông qua phản ánh du lịch làng nghề và những thành công đáng biểu dương, các nhà báo Hà Tây đã giúp người dân làng nghề và các nhà quản lý địa phương thấy rõ đây là một hướng đi đúng đắn cần nhân rộng để phát huy hơn nữa nét đẹp văn hoá làng nghề, đồng thời tạo nên sức hút du khách, tìm được nguồn đầu ra lớn cho sản phẩm. Du khách tới thăm quan du lịch và có thể chọn mua hàng hay ký kết hợp đồng hợp tác. Như vậy, mối quan hệ trực tiếp giữa khách và người dân làng nghề được thiết lập mà không phải qua bất kỳ một khâu trung gian nào. Với nhân tố quan trọng này, thu nhập người sản xuất cao hơn, đời sống được nâng lên khá giả hơn trước rất nhiều. Tại các làng nghề gắn với du lịch, vì lẽ đó phát triển văn hoá làng nghề đồng nhất với phát triển kinh tế mạnh. 2.5.4. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề. Trong cơ chế thị trường, làng nghề muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố quan trọng trước nhất là tìm kiếm nguồn đầu ra cho sản phẩm. Có cầu thì mới có cung, tìm kiếm nguồn cầu dồi dào để cung cấp sản phẩm là mối quan tâm của tất cả các làng nghề. Không chỉ bó hẹp trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm làng nghề là hướng đi đúng, tất yếu để làng nghề mở rộng thị trường, tích cực hội nhập và phát triển. Thêu Đình Tổ tìm đến những thị trương xuất khẩu tiềm năng( HT,3-4-05);; Xuất khẩu trực tiếp, hướng đi mới cho doanh nghiệp làng nghề ở Phú Túc( HT, 11-4-05); Xí nghiệp mây tre Ngọc Sơn : Đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu(10-10-04); Cần các giải pháp đồng bộ đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu( 20-2-05)....là những bài viết xoay quanh vấn đề xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề. Trước đây các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề xuất khẩu hàng hóa đều phải qua khâu trung gian. Do đó, giá thành sản phẩm bị ép rẻ hơn giá xuất đi các nước rất nhiều và điều này ảnh hưởng tới thu nhập của lao động làng nghề. Họ trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng người hưởng lợi nhiều nhất lại là trung gian thu mua sản phẩm. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm từ làng nghề đến thẳng tay người mua “mua tận gốc, bán tận ngọn”, nhờ vậy giá thành sản phẩm được giữ đúng giá. Các bài báo đều khẳng định xuất khẩu trực tiếp là bước đột phá trong phát triển nguồn thị trường quốc tế của làng nghề và đem lại hiệu quả kinh tế rất cao so với trước: “ Giá trị sản xuất TTCN của xã năm 2004 là 31 tỷ đồng thì gần 100% là từ nghề mây, tre, giang, guột tế được xuất khẩu”( Bài Xuất khẩu trực tiếp, hướng đi mới cho doanh nghiệp làng nghề ở Phú Túc) và đặc biệt là giúp tránh được tình trạng bị trung gian ép giá, tình trạng rủi ro “ nỗi ám ảnh của chuyện xuất khẩu qua trung gian đầy rủi ro khi hợp đồng không được ký kết chặt chẽ, hàng đi rồi nhưng không đòi được tiền, bị đối tác tìm đủ lý do để phạt như: Để hàng mốc, hỏng, không đúng quy cách.....”. Hình thức này dù đem lại rất nhiều lợi ích cho người lao động nhưng đòi hỏi năng lực, bản lĩnh lớn của các doanh nghiệp làng nghề: các doanh nghiệp phải thực hiện trực tiếp giao dịch quốc tế, phải thông thạo ngoại ngữ và am hiểu về các thủ tục xuất khẩu. Như vậy, người thợ không chỉ đơn thuần biết lao động chân tay mà khi đã trở thành những doanh nhân làng nghề, phải tích cực trau dồi những hiểu biết mà xuất khẩu ngành nghề đòi hỏi. Xuất khẩu trực tiếp mặc là hướng phát triển, mở rộng quảng bá sản phẩm làng nghề, đem lại giá trị kinh tế cao . Qua đó, nét đẹp văn hoá tinh thần kết tinh trong sản phẩm làng nghề sẽ đến được nhiều nơi hơn trên thế giới. Văn hoá Việt, bản sắc Việt nhờ vậy càng được bạn bè quốc tế thêm hiểu và trân trọng. Chương 3 Hệ thống thể loại và Hình thức thể hiện Nội dung bên trong và hình thức thể hiện ra bên ngoài có mối quan hệ gắn bó hữu cơ, không thể tách rời, do đó khi xem xét đánh giá mọi hiện tượng, sự việc ta luôn phải nhìn nhận một cách toàn diện trên cả hai yếu tố. Điều này đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá thành công của một tác phẩm báo chí. Nội dung thông tin hay nhưng hình thức thể hiện không phù hợp thì hiệu quả tác động tới công chúng sẽ giảm đi rất nhiều và ngược lại, ngôn ngữ có chau chuốt, kết cấu có độc đáo đến đâu nhưng thông tin quá nghèo nàn, nhạt nhẽo, thiếu chân thực thì hiệu quả cũng không khả quan hơn. Đối với mỗi nhà báo, có được nội dung hay mới là một nửa thành công. Nửa kia phụ thuộc vào việc tìm kiếm một hình thức phù hợp nhất để truyền tải hay, đúng và tạo nên hiệu quả tác động mạnh mẽ tới công chúng. Báo Hà Tây là một tờ báo địa phương, nội dung thông tin của Báo phần lớn là những vấn đề lên quan trực tiếp tới người dân trong tỉnh, tới công việc, tới đời sống và tới những vấn đề mới nảy sinh cần phải chỉ rõ để tìm biện pháp khắc phục. Chính vì vậy, hình thức thể hiện của các bài báo về thể loại, ngôn ngữ....phải phù hợp với nội dung, phù hợp đối tượng bạn đọc của Báo Hà Tây tới 93% dân số là nông dân. 3.1 Các thể loại thường được sử dụng. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, những người làm báo luôn chý ý khai thác triệt để các thể loại báo chí. Tùy phạm vi, mức độ, dung lượng truyền tải mà mỗi vấn đề, sự kiện được đăng tải dưới hình thức, thể loại khác nhau nhằm đạt mục đích cao nhất là đưa thông tin đến cho người đọc để làm thay đổi nhận thức, thái độ của họ theo khuynh hướng tích cực. 3.1.1. Thể loại tin. Tin là thể loại thông báo một cách ngắn gọn, chính xác nhất một hiện tượng, sự kiện mới diễn ra trong đời sống xã hội, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định. Đây là thể loại báo chí ra đời sớm nhất. Xét về lượng cung cấp thông tin hàng ngày, tin chiếm ưu thế hoàn toàn so với các thể loại khác. Tuy nhiên, để thông tin về làng nghề Báo Hà Tây sử dụng thể loại tin không nhiều(40 tin). Ngoài yếu tố khách quan như kỹ thuật in ấn hạn chế, yếu tố thời gian gửi và nhận bài chậm, thì bản thân hoạt động về làng nghề cũng mang tính chu trình, phát triển có kế hoạch định sẵn, mang tính ổn định cao nên ít có cái mới mang tính đột biến, cái thực sự nóng hổi để thể loại tin thực sự có điều kiện phát huy. Tin về làng nghề trên Báo Hà Tây hầu như không có tin mới nhận, số lượng tin vắn cũng rất ít, chủ yếu là các tin với dung lượng lớn về các cuộc hội thảo xoay quanh vấn đề làng nghề, các thành tích đánh giá của các huyện về tốc độ tăng trưởng CN-TTCN, sản phẩm làng nghề tham gia hội chợ.....Và, phần lớn do các cộng tác viên từ cơ sở gửi lên. Vì nhiều yếu tố khách quan: thời gian gửi bài, nhận bài, đăng tải....mất một lượng thời gian không nhỏ nên ta thấy rằng, mặc dù mang tính chân thực nhưng thông tin đã phần nào bị cũ. Có những thông tin khi đăng tải, các yếu tố như: sáng nay, chiều qua, hôm qua ...đã phải cắt bỏ hoàn toàn và thay bằng ngày, tháng cụ thể vì khi tới thời điểm đăng tải thì thời gian sự kiện đó diễn ra đã từ mấy ngày trước. Cấu trúc tin về làng nghề đăng trên báo Hà Tây chủ yếu theo hình tháp thường- cấu trúc tin cổ điển. -Tập huấn truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường ở các xã làng nghề.(Báo Hà Tây, 5-8-04). Vừa qua, Trung tâm truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn và Huyện đoàn Thạch Thất tổ chức tập huấn truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường cho 5 xã làng nghề trong huyện là: Bình Phú, Phùng Xá, Chàng Sơn, Thạch Xá và Hữu Bằng. Lớp tập huấn có 29 học viên là Uỷ viên Ban chấp hành đoàn của 5 xã, các bí thư chi đoàn và tổng phụ trách đội các trường tiểu học, trung học cơ sở của 5 xã. Trong buổi tập huấn, các học viên được nghe Trung tâm truyền thông nước sạch và vệ sinh môi trường tỉnh truyền thông một số vấn đề về nước sạch và một số biện pháp xử lý nước. Qua buổi tập huấn, các học viên đều đã hiểu được vai trò, tầm quan trọng của nước sạch, thực trạng nước hiện nay và các biện pháp xử lý nước, từ đó có cơ sở, sự hiểu về áp dụng, truyền thông cho địa phương mình để toàn xã được dùng nước sạch. Thu Thuỷ( Đài TT Thạch Thất) - ứng Hoà- khen thưởng 10 tập thể và cá nhân trong sản xuất CN-TTCN.( Báo Hà Tây, 16-5-05). UBND huyện ứng Hoà vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất CN-TTCN năm 2004. Năm 2004, huyện ứng Hoà vừa mở 23 lớp học nghề mây tre, giang đan, đan guột tế, thêu ren, chẻ tăm cho 1026 học viên. Tính đến nay, số hộ làm CN-TTCN trong toàn huyện là 10.946 hộ với 21.970 lao động, chiếm 11% dân số. 87/139 làng có nghề. 16 làng được công nhận làng nghề. Mức thu nhập của người lao động từ 15-20 nghìn đồng/ người/ ngày. Toàn huyện có 12 doanh nghiệp, 300 cơ sở sản xuất có từ 5 lao động trở lên, 4 doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào địa bàn. Công tác quy hoạch cụm, điểm CN-TTCN được khẩn trương hoàn thiện với tổng diện tích sử dụng là 505 ha.... Sản xuất CN-TTCN năm 2004 đạt 155,8 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ, đạt 100% kế hoạch. ứng Hoà phấn đấu năm 2005 thu 195 tỷ đồng từ CN-TTCN, mở 30 lớp học nghề thu hút thêm 1.350 lao động.... Nhân dịp này, UBND huyện ứng Hoà khen thưởng cho 8 tập thể, 2 chủ doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong phát triển sản xuất CN-TTCN. Các yếu tố 5 W đều xuất hiện, đảm bảo đưa đầy đủ nội dung thông tin cụ thể tới người đọc. 3.1.2. Bài phản ánh. Bài phản ánh là một trong những thể loại được sử dụng phổ biến, chiếm diện tích khá lớn khoảng 20-25% diện tích trên mặt báo. Cũng như các thể loại báo chí khác, bài phản ánh được sử dụng để cổ vũ cho những hiện tượng mới của đời sống xã hội, phổ biến những kinh nghiệm tiên tiến, chỉ ra những tồn tại đang cản trở sự vận động đi lên vì vậy giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, cổ động. Thể loại tin tính trội là thông tin sự kiện, là cái mới vừa xảy ra và dung lượng thông tin rất ngắn thì bài phản ánh không chỉ dừng lại ở thông báo sự kiện mà còn trình bày sâu thực trạng và phân tích với dung lượng lớn hơn nhiều. Do đó, thể loại bài phản ánh này đặc biệt thích hợp để truyền tải những thông tin đa dạng phong phú về làng nghề. Bởi những vấn đề về làng nghề mang tính diễn tiến, đó là cả một quá trình hình thành và phát triển với rất nhiều những vấn đề mà với dung lượng quá ngắn như tin không thể đưa hết được. Đây cũng là lý do trong tổng số rất lớn các bài viết về làng nghề thì đa phần các bài đều sử dụng thể loại bài phản ánh, thể loại tin chiếm số lượng rất khiêm tốn. Các bài phản ánh thuộc nhiều dạng : bài phản ánh phân tích, bài phản ánh thông tin, bài phản ánh nêu vấn đề. Việc phân chia bài phản ánh thành các dạng chỉ mang tính chất tương đối. Cả ba dạng đều có phân tích, đánh giá sự kiện nhưng chỉ khác nhau ở mức độ cao hay thấp. Các nhà báo Hà Tây đã khai thác thế mạnh của từng thể loại khi áp dụng để xử lý khối tư liệu mà mình có, đồng thời tích cực nêu lên những kiến nghị, đề xuất để giải quyết triệt để vấn đề một cách đầy trách nhiệm. Viết về làng nghề, thể loại chủ lực được sử dụng nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin một cách toàn diện, cụ thể, chính xác về thực trạng vấn đề là thể loại bài phản ánh. Với số lượng hơn 150 bài phản ánh về làng nghề đã không chỉ biểu dương những những gương lao động sản xuất tiên tiến, những làng nghề tiên tiến mà còn tích cực giải thích, chỉ rõ những kinh nghiệm để phổ biến, nhân rộng; không chỉ nêu những khó khăn làng nghề đang gặp phải trong cơ chế thị trường cũng như những vấn đề của phát triển làng nghề đặt ra: vốn, đào tạo, môi trường... mà mạnh dạn đề xuất những giải pháp để phát triển nhanh, mạnh và bền vững làng nghề. Từ các bài phản ánh trên báo, ta thấy mỗi nhà báo Hà Tây đều tích cực trình bày, khám phá, phát hiện chỉ cho công chúng thấy những vấn đề cấp thiết trước mắt và phương pháp giải quyết. Như vậy, dù là biểu dương thành tích hay phê phán sự thất bại, bài báo nhất định và cần thiết phải chỉ rõ nguyên nhân của nó và vấn đề cần khắc phục. Các bài: Sôi động làng nghề Thanh Thuỳ( HT, 25-8-04); Thế mạnh làng nghề Trường Yên( HT, 7-9-04); Sôi động làng nghề Đông Phương Yên( HT, 16-10-04); Phát triển nghề thêu ở Thượng Lâm( HT, 22-2-05); Văn Khê rộn ràng nghề khâu bóng( HT, 21-4-05)......là những bài viết nêu bật thành quả phát triển kinh tế cao của các làng nghề thông qua sự biến đổi chung của bộ mặt nông thôn và qua những dẫn chứng sinh động, cụ thể, xác thực về nhiều hộ gia đình mở rộng sản xuất, trở thành những ông chủ, bà chủ giàu có. Nếu như chỉ dừng lại ở đây, dừng lại ở việc trình bày, cung cấp, đưa thông tin thì chưa tạo nên hiệu quả mạnh mẽ của một bài phản ánh hay, chất lượng. ý thức rõ điều này, các nhà báo Hà Tây luôn cố gắng phân tích sâu để chỉ rõ đâu là nguyên nhân, động lực đưa đến những thành quả phát triển kinh tế đó. Điều này thực sự có ý nghĩa và thiết thực với những người thợ làng nghề. Họ xem báo và thu được từ đó nhiều bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế bổ ích. Ta có thể lấy bài “Sôi động làng nghề Thanh Thuỳ” là một minh chứng. Trong bài, tác giả đã đưa ra những chỉ số phát triển và mức thu nhập cao của người dân trong xã có làng nghề. Nếu chỉ như vậy thôi, bài viết đơn thuần là thông báo sự kiện, nó sẽ trôi tuột đi ngay sau, thậm chí là cùng lúc độc giả đọc. Nhưng, sức nặng thông tin bài viết được nhân lên rất nhiều khi nhà báo từ những sự kiện đó khái quát và rút ra bài học thành công: Đó là sự nhanh nhậy của làng nghề trong cơ chế mới, tích cực tìm kiếm thị trường, áp dụng máy móc tăng năng suất và đa dạng hoá sản phẩm theo thị hiếu người tiêu dùng.... Nỗ lực phân tích sự kiện, hiện tượng, bài báo đã trả lời được những câu hỏi: Vì sao làng nghề đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao? Cách thức thực hiện như thế nào?. Điều này làm bài viết không hề nhàm chán mà thực sự cuốn hút người đọc, đặc biệt là những người dân làng nghề. Bởi qua đó, họ tìm ra được giải pháp, học hỏi thêm kinh nghiệm để phát triển làng nghề địa phương mình. Dung lượng bài phản ánh dài hay ngắn tuỳ thuộc vào đề tài, vấn đề mà bài báo đặt ra. Có thể trên 1000 từ nhưng cũng có thể là 500-600 từ. Báo Hà Tây thường hay sử dụng bài với dung lượng vừa phải khoảng dưới 1000 từ. Khối lượng dài hay ngắn không quan trọng mà là vừa đủ để chuyển tải hết những tư liệu cần thiết cho việc khai thác triệt để một đề tài nhất định. Với hơn 150 bài phản ánh ( đăng tải liên tục trong thời gian bài khoá luận khảo sát), Báo Hà Tây đã vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về làng nghề ở Hà Tây, đem đến cho người đọc những thông tin bổ ích. Nội dung hay phải tìm được hình thức truyền tải phù hợp, các nhà báo Hà Tây đã thể hiện rõ sự tìm tòi đúng đắn và hiệu quả của mình qua hơn 150 bài viết khá chất lượng. Có thể nói, thể loại phản ánh trên Báo Hà Tây là thể loại chủ lực viết về làng nghề. 3.1.3. Phóng sự. Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan, có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuật- nhân chứng khách quan rất quan trọng. Tác giả vẫn có thể sử dụng bút pháp vừa là thông tin thời sự vừa thông tin thẩm mỹ để tạo ra giọng điệu đa thanh, giàu chất văn học. Đây là thể loại được rất nhiều các tờ báo sử dụng vì những đặc tính nổi trội trên. Có thể khẳng định thể loại bài phản ánh là thể loại phù hợp để viết về làng nghề nhưng cứ sử dụng quá nhiều sẽ gây sự nhàm chán, kém cuốn hút, lôi cuốn cho độc giả. Thông tin đến với độc giả không thể chỉ qua số liệu khô khan, hiệu quả hơn rất nhiều khi nó được truyền tải với ngôn ngữ nhẹ nhàng, giàu chất văn học. Nhờ vậy, những thông tin, ý tưởng mà nhà báo muốn gửi sẽ đến với người đọc một cách nhanh chóng, dễ dàng, ấn tượng và đầy hấp dẫn. Thể loại phóng sự là thể loại có thể chuyển tải dung lượng lớn, vấn đề đặt ra trong bài có thể đi hết chiều sâu, tới tận cùng vấn đề. Đó là sự giải quyết trọn vẹn từ phản ánh thực tế, chỉ ra nguyên nhân rồi chỉ ra phương hướng khắc phục và đề xuất những hướng đi đúng. Đây là thể loại cũng rất phù hợp để viết về làng nghề vì hiện trạng làng nghề đang tồn tại bao vấn đề bức xúc, cần có sự phản ánh sâu sắc và giải quyết một cách thấu đáo. Hơn nữa, thể loại này có sự kết hợp giữa yếu tố chính luận và yếu tố nghệ thuật nên những phân tích, lý giải sâu sắc về thực trạng làng nghề được thể hiện qua ngôn ngữ giàu tính văn học. Nhờ vậy, bài viết về làng nghề sẽ thực sự cuốn hút, thôi thúc độc giả không chỉ là người dân địa phương mà cả độc giả các nơi khác tìm đọc. Báo Hà Tây đã chưa khai được thế mạnh của thể loại phóng sự. Số lượng bài phóng sự rất ít, rất hiếm thấy xuất hiện trên mặt báo, chủ yếu chỉ sử dụng trong những số báo cuối tuần. Cũng vì lẽ này mà tính hấp dẫn, lôi cuốn, sinh động của tờ báo với bạn đọc giảm đi khá nhiều. Đi sâu vào khảo sát ta thấy, không những số lượng các bài phóng sự về làng nghề ít mà chất lượng cũng còn nhiều hạn chế, không có những bài phóng sự hay tạo nên tiếng vang, có sức lay động lớn tới công chúng. Bài “ Đâu rồi, gốm Phú Sơn?”( HT, 3-10-04) là một ví dụ tiêu biểu. Bài phóng sự với cách vào đề khá uyển chuyển bằng một câu ca dao: “ Muốn ăn cơm trắng cá trôi/ Thì về lò gốm chuốt nồi cùng em”. Một lối dẫn dắt vào đề nhẹ nhàng rất giàu chất văn học, không hề gò ép, khiên cưỡng. Tít bài là câu hỏi tạo nên sự tò mò, thắc mắc khiến người đọc phải đi sâu tìm hiểu nội dung bài viết. Thêm vào đó, việc sử dụng lối chơi chữ trong cách đặt tít phụ thể hiện sự tinh tế, sâu sắc và hàm chứa nhiều ý nghĩa : “ vua kẻ gốm”- còn tiếng không còn miếng; Người dương làm nghề âm; Trở trăn gốm, trở trăn nghề. Giọng văn mềm mại, có vận dụng nhiều thành ngữ, ca dao, lối chơi chữ trong truyền thống dân gian. Đó là ưu điểm của bài viết nhưng ưu điểm này không thể che lấp được một nhược điểm rõ rệt, làm giảm chất lượng bài viết: thiếu cái tôi tác giả. Trong thể loại phóng sự, cái tôi tác giả có vai trò rất quan trọng và chiếm vai trò chủ đạo. Cái tôi- tác giả vừa là người dẫn chuyện, người trình bày, người lý giải, người kết nối các dữ kiện mà tác phẩm đề cập tới. Cả một bài viết dài dung lượng kín hết một trang báo nhưng người đọc không hề thấy cái tôi rất riêng của tác giả. Các đại từ nhân xưng “ tôi”, “ chúng tôi” cần phải thấy xuất hiện thật nhiều trong bài phóng sự thì tác giả lại không hề sử dụng. Có những tình huống phỏng vấn nhân vật, tác giả đưa những câu không có dẫn dắt để giấu cái tôi chủ thể liên kết nhân vật, sự kiện của mình đi: “ Mình có định chuyển nghề khác?”, hay cuối bài vẫn là tình trạng tương tự: “ Từ xứ Đoài trở về, canh cánh bên lòng là câu hỏi: Đâu rồi, ơi gốm Phú Sơn?”. Rõ ràng người canh cánh đầu tiên và trước nhất ở đây là tác giả vì tác giả là người trực tiếp về làng gốm. Nếu như tác giả thay bằng: “canh cánh bên lòng tôi là câu hỏi: Đâu rồi gốm Phú Sơn?” thì hiệu quả tác động tới bạn đọc sẽ tăng lên rất nhiều. Tác giả là người kể lại những sự kiện, sự việc đã được chứng kiến tại lò gốm nhưng chính vì cái tôi giấu quá kỹ nên người đọc có cảm giác đó chỉ là những lời kể, lời tường thuật rất chung chung. Tác giả không hề trực tiếp có mặt tại đó để có thể kể lại những gì trực tiếp mắt thấy, tai nghe. Chỉ đưa thông tin, sự kiện và bài viết được lấp đầy bằng ngôn ngữ nhân vật: Chị Lân xã viên hợp tác xã, ông Thuỷ chủ nhiệm hợp tác xã. Rõ ràng, việc thiếu đi ngôn ngữ tác giả, cái tôi chủ thể, khiến bài viết trở nên khô khan trong cảm xúc, lỏng lẻo trong sự liên kết. Trong mỗi sự kiện, hiện tượng tác giả không đứng ra thể hiện quan điểm, thái độ, cảm xúc của mình do đó bài viết không có được sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ. “ Đâu rồi, Gốm Phú Sơn?” là sự tiếc nuối về một làng gốm đã từng vang bóng một thời nhưng nay đang trong tình trạng tiêu điều, mai một. Tác giả chưa tìm kiếm được sự đồng tình, nuối tiếc chung của độc giả và vì thế không thể khơi dậy ý thức cùng gìn giữ nét đẹp văn hoá làng nghề. Phải từ xúc cảm chân thành của một người tới sự hoà điệu chung của mọi người. Do thiếu điều rất quan trọng này trong một bài phóng sự nên bài báo trên đã không chinh phục được trái tim công chúng. Trong phóng sự, cái tôi thẩm định, cái tôi trần thuật có ưu thế bộc lộ. Vì vậy, tạo điều kiện rất thuận lợi cho phép người viết đi sâu phân tích, lý giải vấn đề và giải pháp phát triển làng nghề được trình bày thấu đáo hơn. Đây là thể loại đòi hỏi năng lực cao của người cầm bút, phải có sự kết hợp giữa những kỹ năng, nghiệp vụ nghề báo với năng lực ngôn ngữ phong phú, dồi dào; phải có kiến thức sâu rộng và giác quan nhạy bén để nắm bắt, khám phá hiện thực. Các nhà báo Hà Tây nếu tích cực hơn trong việc sử dụng thể loại phóng sự - thể loại khó nhưng rất hay - thì các thông điệp về vấn đề làng nghề sẽ tác động trực tiếp hơn và đi sâu vào lòng độc giả một cách đầy thuyết phục, lôi cuốn. Như vậy, hiệu quả truyền thông đã được nhân lên rất nhiều đồng thời cũng khẳng định rõ bản lĩnh nghề nghiệp, phong cách riêng biệt không thể trộn lẫn của mỗi người cầm bút. Hy vọng trong những năm tới, loạt bài viết về làng nghề sử dụng thể loại phóng sự sẽ tăng lên cả về số lượng và chất lượng để công tác tuyên truyền về việc gìn giữ phát triển làng nghề truyền thống và nhân cấy nghề mới được thực hiện tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trên Báo Hà Tây. 3.2 hình thức thể hiện. 3.2.1. Các chuyên trang và chuyên mục trên Báo Hà Tây. Báo Hà Tây có hai ấn phẩm báo in là Hà Tây thời sự hàng ngày và Hà Tây cuối tuần. Hà Tây thời sự hàng ngày có 4 trang, được bố trí như sau: - Trang 1: Thời sự gồm tin đọc nhanh, nét đẹp đời thường..... - Trang 2: Kinh tế công nghiệp, nông nghiệp. - Trang 3: Văn hoá- Giáo dục- Y tế- Xã hội...... - Trang 4: Thời sự quốc tế, an ninh pháp luật, hồi âm báo chí- dư luận.... Trong Hà Tây thời sự hàng ngày, các bài báo về làng nghề chủ yếu được đăng trên các trang 2 và trang 3. Đây là các chuyên trang về các lĩnh vực kinh tế và văn hoá, giáo dục, y tế, xã hội. Như vậy, Báo Hà Tây đã xác định phát triển làng nghề không chỉ vì mục đích kinh tế mà còn vì các mục tiêu văn hoá, xã hội. Làng nghề có vai trò tích cực trong thực hiện các chương trình: xoá đói giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc..... Hà Tây thời sự hàng ngày đã có những chuyên trang phản ánh về các lĩnh vực trong cuộc sống. Với các bài phản ánh về làng nghề được đăng ở hầu hết các trang mà chủ yếu là trang 2 và 3, người dân có thể nhận thấy vấn đề làng nghề được Báo đặc biệt quan tâm phản ánh. Tuy nhiên, tình trạng dàn trải bài viết mà chưa xây dựng được chuyên mục cố định về làng nghề đã gây nên nhiều hạn chế trong tiếp nhận thông tin. Độc giả muốn tìm bài báo viết về vấn đề làng nghề nhưng phải mất thời gian không nhỏ để lật giở trang báo và tự tìm mà không hề có một dấu hiệu đặc biệt nào để nhận biết. Hơn nữa ở các chuyên trang, phản ánh về làng nghề khá nhiều nhưng không thường xuyên, ổn định do đó ảnh hưởng tới sự tiếp nhận thông tin nhanh nhiều, đều đặn của người đọc. Chính vì những lý do trên, xây dựng hệ thống chuyên mục về làng nghề là một yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường số lượng, chất lượng bài viết đồng thời giữ được lượng độc giả ổn định cho báo. Ngoài Hà Tây thời sự hàng ngày, Báo Hà Tây còn phát hành thêm số Hà Tây cuối tuần gồm 11 trang: -Trang 1: xã luận, đưa tít các bài quan trọng.... - Trang 2: Trang chính trị- xã hội. - Trang 3: Kinh tế- xã hội. - Trang 4: Chuyên trang viết về làng nghề với chuyên mục “ Du lịch làng nghề” xuất hiện ổn định. - Trang 5: Diễn đàn công luận. - Trang 6-7: Văn hoá văn nghệ. - Trang 8: Trang văn nghệ. - Trang 9: An ninh xã hội. - Trang 10: Văn hoá thể thao. - Trang 11: Thông tin kinh tế. Trong Hà Tây cuối tuần, bài viết về làng nghề được đăng tải trên các tất cả các trang nhưng chủ yếu nhất là trang 3,4, 6 và 7. Đặc biệt trong trang 4, Hà Tây cuối tuần đã xây dựng chuyên mục “ Du lịch làng nghề” nhằm tuyên truyền cho chủ trương áp dụng mô hình phát triển làng nghề mới: Đó là gắn du lịch với làng nghề. Nhờ có chuyên mục này, các bài viết về làng nghề được đăng tải với số lượng lớn, thông tin nhiều, phong phú và ổn định và đã tạo cho công chúng thói quen chủ động khi tìm đọc báo và tiếp nhận thông tin. Họ nắm bắt được lịch phát hành báo và nhanh chóng tìm được chuyên mục về làng nghề mình yêu thích. 3.2.2. ảnh. Trong một trang báo, ngoài nội dung bài vở được truyền tải bằng câu chữ, ngôn từ thì ảnh là yếu tố không thể thiếu, góp vai trò quan trọng tạo nên hiệu quả thông tin nhanh, chân thực, sống động. Về hình thức, ảnh giúp trang báo đẹp hơn, thoáng hơn, tạo sự hấp dẫn bắt mắt độc giả và về nội dung giúp truyền tải, bổ xung lượng thông tin lớn. Các nhà báo Hà Tây đều thấy rõ vai trò của ảnh trong hoạt động báo chí nên ảnh được sử dụng rất nhiều và đặc biệt chiếm số lượng lớn trong mảng phản ánh, tuyên truyền về làng nghề. Đi sâu vào mảng đề tài này, ta thấy ảnh được đăng tải chia ra hai loại: ảnh đi kèm bài viết và ảnh độc lập với bài viết. ảnh đi kèm bài viết có tác dụng minh hoạ, tô đậm chủ đề, giúp bài thêm sống động, làm cho người đọc dễ dàng hình dung sự kiện. Các bài viết về làng nghề trên báo Hà Tây đều có ảnh đi kèm. Nhờ vậy, nội dung thông tin đến với độc giả nhanh hơn, nhiều hơn, lưu giữ lâu hơn và độ tin cậy vào nội dung cũng cao hơn. Một bài viết dài, dày đặc những câu chữ sẽ làm cho độc giả cảm thấy mệt mỏi khi tiếp nhận. ảnh giúp làm níu mắt họ, tăng sự hấp dẫn, thoải mái khi tiếp nhận thông tin. Hơn nữa, hiệu quả truyền thông sẽ tăng lên rất nhiều khi người đọc được thấy chính hình ảnh về vấn đề nhà báo đang đề cập. Không phải tưởng tượng trong đầu nữa, tất cả như đang diễn ra chân thực, sống động, cụ thể, khách quan. Nó chân thực như là cuộc sống vậy. Trong bài “ Sôi động làng nghề Thanh Thùy”, tác giả đã phải tốn rất nhiều dòng báo để miêu tả không khí lao động khẩn trương tại làng nghề. Nhưng, chỉ với một bức ảnh chụp người công nhân bên bàn máy, khuôn mặt người lao động cũng như nước ảnh đang sáng bừng lên nhờ ánh bạc của rất nhiều các sản phẩm kim khí vừa mới ra lò. Chỉ vậy thôi, người đọc đã hình dung được tất cả và có cảm giác như đang trực tiếp chứng kiến quang cảnh lao động của một làng nghề phát triển mạnh. ảnh độc lập với bài viết là những ảnh không có chức năng minh hoạ cho nội dung của một bài viết nhất định, cụ thể nào. Có thể là một chùm ảnh, phóng sự ảnh về làng nghề có tính chất gợi mở, tạo nên góc nhìn mới, cảm nhận mới trong độc giả, giúp họ xem, tự cảm nhận và rút ra thông điệp; có thể là một bức ảnh riêng lẻ để lấp đầy những khoảng trống trên trang báo như một giải pháp tình thế về số lượng bài vở. Tuy nhiên, tất cả đều chứng tỏ rõ rằng nội dung phản ánh, thông tin về làng nghề luôn được Báo Hà Tây chú trọng và tuyên truyền rất tích cực, đều đặn, thường xuyên trên nhiều hình thức tin bài và ảnh. Các ảnh về làng nghề dù là ảnh đi kèm bài viết hay đi độc lập đều có bố cục chặt chẽ và mang tính thời sự cao, miêu tả con người trong bối cảnh sản xuất cụ thể với những sản phẩm làng nghề của họ. Mối quan hệ giữa con người, lao động và sản phẩm luôn có sự gắn bó, vận động mang tính hiện thực vì đây chính là những khoảnh khắc cuộc sống được lưu giữ lại. 3.2.3. Ngôn ngữ. Ngôn ngữ là công cụ, phương thức để truyền tải thông điệp nên vấn đề sử dụng ngôn ngữ có vai trò quan trọng, tác động trực tiếp tới hiệu quả thông tin. Nội dung thông tin có hay tới đâu chăng nữa nhưng tác giả không biết lựa chọn hình thức ngôn ngữ phù hợp với dạng bài viết và đặc biệt với đối tượng bạn đọc chính mà báo hướng tới, thì bài báo đó chưa thể gọi là thành công. Báo Hà Tây xác định rõ đối tượng phục vụ là người dân trong tỉnh mà nông dân chiếm đa số(93%) . Do đó, ngôn ngữ được sử dụng rất phù hợp với địa phương, mang tính văn hoá địa phương: không dùng những từ quá chau chuốt đến sáo rỗng, dài dòng; không quá nặng vào gọt giũa, nắn ép câu chữ, ngôn từ. Với lối viết dung dị, súc tích, dễ nắm bắt và nhớ thông tin, các bài viết về làng nghề đã tạo được ấn tượng tốt trong lòng độc giả. Người dân trong tỉnh có thể thấy rõ rằng: đây đúng là tờ báo của mình, viết về mình và dành cho mình bằng chính ngôn ngữ quen thuộc hàng ngày. 3.2.4. Ngôn ngữ Tít bài. Là tờ báo địa phương, Báo Hà Tây trở thành người bạn đồng hành gắn bó với người dân trong tỉnh. Những vấn đề trên báo là những vấn đề thiết thân với mỗi người dân, họ đọc báo thấy rõ được đó là tờ báo viết về cuộc sống của bản thân họ, họ tìm thấy trong đó nhiều thông tin hay, bổ ích. Tít bài là phần đầu tiên đưa người đọc tới những thông tin đó, giúp họ chọn lựa và chủ động tiếp nhận theo từng mảng sự kiện, vấn đề mình quan tâm. Trên báo Hà Tây, các nhà báo phần lớn đặt tít bài theo dạng tít thông báo. Đây là loại tít cung cấp thông tin tóm lược toàn bộ nội dung bài viết và trả lời được các câu hỏi cơ bản: Ai? Cái gì? ở đâu? Khi nào? Tại sao? Như thế nào? . Với cánh đặt tít kiểu này, người đọc dễ dàng nắm bắt được những thông tin chính nhất trong bài viết và họ nhanh chóng tìm được bài về những vấn đề mà mình quan tâm một cách nhanh nhất. Ví dụ tít “ Xã Đông Phương Yên đa dạng ngành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động”(HT, 18-10-04). Trong bài nêu cụ thể những ngành nghề địa phương đã nhân cấy và thu được thành công, tạo công việc ổn định với thu nhập khá cho nông dân lúc nông nhàn. Như vậy, tít bài đã khái quát toàn bộ nội dung bài viết. Người đọc qua tít bài hiểu ngay được vấn đề cơ bản mà tác giả bài báo định phản ánh .Vấn đề tìm kiếm ngành nghề phù hợp để tạo công ăn việc làm ổn định là vấn đề được đông đảo bà con nhân dân trong tỉnh quan tâm. Do vậy, tuy tít bài chưa thực sự hấp dẫn nhưng nó vẫn thu hút độc giả bởi chính tính chân thực, gần gụi với thực tế cuộc sống của người dân địa phương. Ngôn ngữ tít bài trên báo Hà Tây rõ ràng và dễ hiểu, dễ nhớ. Đây là một yếu tố rất quan trọng đối với một tờ báo địa phương như Báo Hà Tây. Báo phải tuân theo chuẩn ngôn ngữ chung nhưng đồng thời cũng chú ý tới đặc điểm riêng biệt của địa phương: phần lớn là những người nông dân, trình độ học vấn chưa cao nên ngôn ngữ sử dụng phải chính xác và dễ hiểu, phù hợp với người dân. Tuy nhiên, tít bài trên Báo Hà Tây còn có nhược điểm lớn là tít thường lặp lại theo một môtíp, khuôn mẫu quen thuộc, sáo rỗng: Sôi động làng nghề Thanh Thuỳ (HT, 25-8-04); Sôi động làng nghề Đông Phương Yên( HT, 16-10-04); Sôi động làng nghề Phú Mỹ (HT, 27-1-05); Sôi động làng nghề mây, tre đan Phí Trạch(HT, 29-5-05);..... Người thợ tài năng của làng nghề sơn mài Hạ Thái( 22-3-05); Người khôi phục nghề nón cổ làng Chuông( 11-4-05); Người thổi hồn cho giấy vụn, hoa cỏ khô( HT, 10-5-05).....Chính sự rập khuôn, thiếu sáng tạo này đã ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả truyền thông, tạo nên sự nhàm chán cho độc giả. Nếu như các nhà báo Hà Tây chú ý nhiều hơn tới việc đặt tít mang tính sáng tạo, tít vừa thể hiện rõ chủ đề vừa đảm bảo tính lôi cuốn, hấp dẫn độc giả thì hiệu quả thông tin sẽ tăng lên rất nhiều. Tít phải là yếu tố thông báo thông tin đầu tiên nhưng cũng đồng thời phải là yếu tố đầu tiên hấp dẫn, thôi thúc độc giả đọc bài báo đó. 3.3 thông tin về làng nghề ở Hà Tây trên Báo Hà Tây trong mối tương quan với một số tờ báo khác( Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn...). Phát triển làng nghề, phát triển công nghiệp nông thôn nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn đồng thời góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá Việt Nam. Do đó, làng nghề tại Hà Tây - mảnh đất nổi danh bởi “ đất trăm nghề”- được Báo Hà Tây nói riêng và báo chí cả nước nói chung đặc biệt quan tâm phản ánh. Cùng chung đề tài làng nghề của mảnh đất trăm nghề nhưng chúng ta có thể nhận thấy về nội dung cũng như hình thức thể hiện, Báo Hà Tây và các báo khác có nhữnh nét riêng. 3.3.1 Về nội dung thông tin: Các báo ( Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn.....) viết về làng nghề ở Hà Tây cũng thông tin đầy đủ trên các góc độ kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường. Tuy nhiên, thông tin chủ yếu về những làng nghề nổi tiếng, những làng nghề truyền thống mà cả nước biết đến (tiện Nhị Khê, lụa Vạn Phúc.....) . Thành quả kinh tế cao được các báo đưa ra nhằm dẫn đến những vấn đề chung: hiệu quả phát triển làng nghề tại một địa phương trong nước theo đường lối phát triển làng nghề của Đảng Nhà nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. Đồng thời điểm riêng biệt, độc đáo của sản phẩm làng nghề cũng được các báo nêu bật để bạn đọc trong nước trước hết có thể nhận diện làng nghề Hà Tây thông qua một số nghề tiêu biểu, nổi tiếng nhất. Trong khi đó, đối với Báo Hà Tây, mục đích thông tin không chỉ đơn thuần là giới thiệu làng nghề . Bởi lẽ, mỗi làng nghề đã quá quen thuộc với người dân. Các bài được xâu chuỗi, đăng tải liên tục nhằm tuyên truyền đắc lực cho chủ trương, đường lối, chính sách phát triển làng nghề của tỉnh theo từng giai đoạn nhất định gắn với thực tế địa phương. Đối tượng bạn đọc chính là người dân Hà Tây, cái mà người dân cần nhất là những kinh nghiệm sản xuất, những bài học phát triển làng nghề để áp dụng. Do đó, Báo Hà Tây đã phản ánh bức tranh khái quát chung của làng nghề đồng thời đi sâu vào từng làng nghề cụ thể: không chỉ làng nổi tiếng mà cả những làng mới được gây dựng, nhân cấy. Quá trình hình thành, phát triển của từng làng nghề và đặc biệt là những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất giỏi cũng như những kinh nghiệm thành công tại chính địa phương làng nghề được phân tích cặn kẽ, thấu đáo. Độc giả không phải đọc cho biết mà đọc để học những kiến thức, bài học về phương thức lao động sản xuất. Điều này thật sự cần thiết đối với người dân làng nghề Hà Tây. Cũng vì lẽ đó, Báo Hà Tây đặc biệt gần gũi, thiết thực và thu hút được sự quan tâm của họ. Mặt khác, tồn tại của làng nghề Hà Tây như nạn ô nhiễm môi trường.....được các báo nêu trên đề cập và nêu ra giải pháp rất đúng theo đường lối khắc phục cho tất cả các làng nghề trong cả nước: Xây dựng điểm công nghiệp làng nghề. Tuy nhiên, đó chỉ là những giải pháp chung nhất. Để áp dụng ngay lập tức cho làng nghề ở Hà Tây thì còn phải tính đến thực trạng cụ thể tại địa phương. Làng nghề Hà Tây có đặc thù riêng: kinh kế nghèo nàn, nguồn vốn đầu tư cho trang thiết bị máy móc cũng như hệ thống xử lý rác thải hiện đại còn eo hẹp. Vì vậy thực hiện được giải pháp môi trường mang tính triệt để nhưng tốn kém chi phí, đối với làng nghề Hà Tây không phải dễ dàng, một sớm, một chiều. Cùng thông tin về vấn đề này, Báo Hà Tây với lợi thế là báo địa phương, có đội ngũ phóng viên đa phần là người dân sinh sống trong tỉnh, nên những vấn đề làng nghề được nêu mang tính xác thực cao: phản ánh đúng, chính xác toàn diện những thực tế nảy sinh khi mô hình bảo vệ môi trường làng nghề( cụm, điểm công nghiệp làng nghề) của Đảng và Nhà nước áp dụng vào địa phương. Trong vấn đề môi trường, tất cả các giải pháp đều được nhà báo Hà Tây chỉ rõ: giải pháp trước mắt là các hoạt động mang tính tự quản thể hiện ý thức của người dân( tổ chức các đội thu gom rác thải...,), nạo vét cống rãnh..... kết hợp thực hiện từng bước giải pháp lâu dài, triệt để là tập trung nguồn vốn thực hiện dự án xử lý rác thải hiện đại, đưa các làng nghề gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu dân cư. Như vậy, nhờ bám sát thực tế địa phương, các nhà báo Hà Tây đã nêu lên tình hình khó khăn nảy sinh khi thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước trong cuộc sống. Nguyên nhân khó khăn là về vốn, kinh phí đầu tư.....đồng thời nêu bật những nỗ lực chung của người dân kết hợp cả giải pháp tình huống, tiến tới thực hiện giải pháp môi trường theo định hướng xây dựng cụm, điểm làng nghề. 3.3.2. Về hình thức thể hiện: Ngôn ngữ Báo Hà Tây và ngôn ngữ các báo Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn..... đều thể hiện tính chuẩn của ngôn ngữ báo chí, ngắn gọn, dễ hiểu, ngôn ngữ phổ thông. Nhưng Báo Hà Tây có điểm khác biệt là ngôn ngữ mang tính văn hoá địa phương. Vì đối tượng phục vụ chính là người dân Hà Tây( đa phần là nông dân) nên ngôn ngữ Báo Hà Tây phải thật giản dị, dùng những lối diễn đạt ngắn gọn để công chúng dễ dàng tiếp nhận thông tin. Việc sử dụng ngôn ngữ gần với ngôn ngữ quần chúng, mang nét văn hoá địa phương đã tạo nên sự lôi cuốn thực sự. Khi đọc báo Hà Tây, người dân cảm thấy gần gũi, thân thiết bởi lẽ tờ báo viết về vấn đề thiết thân với họ bằng chính ngôn ngữ của họ. Viết về làng nghề ở Hà Tây, các báo khác thường sử dụng nhiều thể loại, trong đó thể loại bài phản ánh được sử dụng nhiều và đặc biệt thể loại chiếm ưu thế là phóng sự. Trong khi đó Báo Hà Tây, thể loại phóng sự chiếm số lượng rất khiêm tốn. Nguyên nhân một phần do đội ngũ người viết báo có sự chênh lệch. Đây là một thể loại khó, thêm vào đó Báo Hà Tây còn thiếu nhiều những cây bút sắc xảo và cá tính, có đủ độ chín của nghề và độ sâu rộng của kiến thức. Nếu khắc phục được tình trạng này, chất lượng của các bài viết về làng nghề sẽ được nâng lên rất nhiều. Qua so sánh Báo Hà Tây với một số tờ báo khác, ta nhận thấy những sự khác biệt trên xuất phát từ đối tượng bạn đọc giữa các báo khác nhau. Là báo địa phương nên đối tượng chính mà Báo Hà Tây phục vụ là đông đảo người dân lao động trong tỉnh. Vì vậy, cả nội dung và hình thức thể hiện phải thiết thực và phù hợp với người dân; phải đưa những vấn đề trong tỉnh- như vấn đề làng nghề, vấn đề lao động sản xuất mà người dân quan tâm- bằng chính hình thức truyền tải chân thực, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của họ. Đối tượng phục vụ của các báo Kinh tế nông thôn, Kinh tế ngày nay lại rộng hơn rất nhiều. Đó là đông đảo người dân khắp cả nước, do vậy mảng đề tài làng nghề Hà Tây chỉ là mảng nhỏ, chiếm số lượng nhất định trong tổng bài viết. Ngoài làng nghề Hà Tây, các báo còn viết về rất nhiều các làng nghề tại nhiều địa phương khác của Việt Nam. Chính vì lý do này, sự phản ánh mang tính khái quát, rất chung, chỉ điểm xuyết nét tiêu biểu nhất là điều dễ hiểu. Kết luận Làng nghề là mảng đề tài hay, hấp dẫn nhưng xoay quanh nó còn tồn tại không ít bức xúc. Cũng vì thế thông tin về làng nghề để thật đúng, thật đủ, thật toàn diện là điều không dễ dàng. Qua khảo sát ( từ tháng 6- 2004 tới tháng 5- 2005) ta có thể nhận thấy những ưu điểm và hạn chế trong phản ánh đề tài này của báo Hà Tây. Ưu điểm nổi bật đó là Báo Hà Tây đã bám sát thế mạnh của tỉnh “mảnh đất trăm nghề”. Với những thông tin phong phú, Báo đã vẽ được bức tranh toàn cảnh về làng nghề ở Hà Tây. Mỗi làng nghề có đặc điểm riêng, các nhà báo đã thể hiện được nét riêng đó qua việc tìm hiểu kỹ càng làng nghề, từ nguyên liệu đến cách thức sản suất và sản phẩm làm ra. Đồng thời với việc biểu dương các thành quả kinh tế, văn hoá, xã hội, Báo cũng chỉ ra, làm rõ những khó khăn bất cập đang cản trở sự phát triển bền vững của nghề. Những vấn đề nóng hổi đang diễn ra hàng ngày hàng giờ như: không tìm được nguồn đầu ra cho sản phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề duy trì phát triển các giá trị văn hoá tinh thần làng nghề. Không đơn thuần chỉ đưa thông tin, qua mỗi bài báo lại là cả sự mổ xẻ, phân tích thấy rõ cái được và chưa được. Đặt vấn đề và phân tích vấn đề một cách đầy trách nhiệm để tìm ra phương hướng giải quyết tích cực, các tác giả qua mỗi trang báo đã khẳng định: Trong cơ chế thị trường các làng nghề phải nhanh nhậy áp dụng đưa máy móc hiện đại vào sản xuất, tích cực chủ động tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm, gắn chặt sản suất với thị hiếu nhu cầu thị trường. Một biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thông thương là mở hướng đẩy mạnh phát triển làng nghề với du lịch làng nghề. Và thành công của định hướng phát triển này đã được minh chứng rõ. Ưu điểm thứ hai về nội dung là cùng với việc phản ánh về làng nghề, biểu dương những thành quả kinh tế để nhân rộng ra các làng nghề khác, Báo Hà Tây cũng đặc biệt chú trọng tới hiện thực: một số làng nghề truyền thống đang bị mai một và có nguy cơ bị thất truyền. Thế hệ nghệ nhân già ngày càng yếu đi mà lớp trẻ không mặn mà với nghề. Qua thông tin về làng nghề, không chỉ các cấp chính quyền địa phương, trung ương mà nhất là thế hệ trẻ đã thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc duy trì, phát triển nghề. Tác động đến độc giả, giúp họ nhìn nhận, đánh giá và định hướng hành vi ý thức của mình. Điều này thể hiện tính hiệu quả của thông tin. Mặc dù khó khăn, cần nhiều tâm huyết và cả tiền của nữa, nhưng những người dân làng nghề sẽ đồng tâm thực hiện. Như vậy, Báo Hà Tây đã thực sự có vai trò rất tích cực trong việc khôi phục làng nghề nhằm bảo tồn những giá trị văn hoá tinh thần đồng thời giải quyết việc làm, nâng cao đời sống người lao động. Tuy nhiên có một nhược điểm là vấn đề môi trường - vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và sự phát triển bền vững làng nghề nhưng số lượng bài viết phản ánh còn hạn chế. Các bài về làng nghề, các nhà báo Hà Tây chú trọng đề cập nhiều hơn tới sự phát triển kinh tế và việc gìn giữ giá trị văn hoá tinh thần. Về hình thức ta nhận thấy Báo có ưu điểm là trình bày đẹp, ảnh minh hoạ cho bài viết về làng nghề được sử dụng có hiệu quả, chất lượng. Tuy nhiên vấn đề sử dụng ảnh còn có hạn chế xuất phát từ sự thiếu thốn trong vấn đề tài chính.Tình trạng xảy ra là, ảnh trang nhất và ảnh in tiếp cho bài viết ở trang trong vẫn chỉ cùng một ảnh duy nhất. Như vậy diện tích báo đã bị lãng phí tới hai lần cho cùng một bức ảnh mà giá trị thông tin cho ngươì đọc không hề được tăng lên. Khảo sát báo, nghiên cứu những tác phẩm được viết ra bởi các nhà báo có nhiều tâm huyết với nghề, tôi đã gặt hái được rất nhiều bài học làm nghề bổ ích. Đối với người làm báo và đặc biệt là nhà báo của một tờ báo địa phương như Hà Tây thì phải luôn xác định cho mình đối tượng bạn đọc cụ thể. Có thể đưa thông tin đa dạng về trong nước và thế giới nhưng quên bẵng đi bạn đọc chính mà mình hướng tới là ai thì không thể có chỗ đứng vững trong lòng công chúng. Báo Hà Tây đã không rơi vào tình trạng đó bởi vấn đề làng nghề của đất trăm nghề luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nội dung thông tin của báo. Biết được nhu cầu của công chúng là điều kiện cần thiết để các nhà báo hoạt động có hiệu quả, tạo ra những thông tin chính xác, cần thiết để đáp ứng nhu cầu và lợi ích của công chúng. Nhờ vậy, mỗi người dân làng nghề Hà Tây khi đọc bài viết, thấy rõ được đây đúng là tờ báo cần thiết đối với mình. Không xa lạ mà vô cùng gần gũi. Họ thấy được công việc của mình, những vui buồn cũng như những trăn trở băn khoăn của làng nghề được phản ánh trên đó và tiếp thu nhiều thông tin mới, nhiều giải pháp phát triển nghề có tính thực tiễn cao. Đây là bài học làm nghề đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng đối với những người cầm bút trẻ cũng như những sinh viên báo chí. Muốn cho tác phẩm có giá trị thông tin cao và có hiệu quả thì thông tin phải xác thực, dễ hiểu, nêu bật và giải quyết được những vấn đề bạn đọc đang quan tâm. Vấn đề đó càng gần gũi, thiết thực, liên quan tới độc giả bao nhiêu thì sự hứng thú, nhu cầu đọc tờ báo đó càng lớn bấy nhiêu. Báo không chỉ là nghề mà còn là cái nghiệp nữa. Cái nghiệp của những người tâm huyết với nghề, sống chết với nghề. Qua khảo sát báo Hà Tây, bên cạnh học về cách viết tôi còn học thêm được nhiều về tâm huyết của người làm báo trên mảnh đất trăm nghề. Không chỉ đơn giản là ngợi ca những giá trị kinh tế có thể thấy rõ trên bề nổi của hiện thực đời sống mà phải thấy được cả những vấn đề ẩn sau đó, thậm chí là những mặt trái đang cản trở sự phát triển. Các nhà báo Hà Tây, bên cạnh biểu dương sự phát triển làng nghề còn thấy được đằng sau là vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng cần giải quyết, là suy tư trước sự mai một của không ít làng nghề trong cơ chế mới. Mỗi nhà báo ngoài cái tâm, cái tài, bản lĩnh của người cầm bút còn có cả tình yêu với mỗi làng nghề của quê hương. Yêu nghề cũng là sự quyết tâm tìm ra những phương hướng biện pháp để giải quyết những tồn tại với một mục đích: phát triển làng nghề, bảo tồn những nét đẹp văn hoá lịch sử, đưa đời sống người dân ngày thêm ấm no thịnh vượng. Với khoá luận, tôi đã có thêm kỹ năng nghề báo và tình yêu đối với nghề báo cũng lớn thêm lên trong niềm tự hào là một người con của mảnh đất Hà Tây- mảnh đất trăm nghề. Thiết nghĩ, nếu báo Hà Tây mở rộng hơn nữa phạm vi thông tin các vấn đề về làng nghề, nhất là chuyên mục “ du lịch làng nghề” được xuất hiện thường xuyên hơn trong tất cả các số báo thì hiệu quả thông tin và kết quả phát triển thực tế sẽ tăng lên rất nhiều. Gắn phát triển làng nghề với du lịch là một hướng đi đúng, không chỉ giải quyết nguồn tiêu thụ mà còn là cơ hội để giới thiệu với du khách bốn phương nét đẹp văn hoá truyền thống làng nghề. Để, tình yêu làng nghề, niềm tự hào về làng nghề như ngọn lửa toả lan và sáng mãi trong lòng tất cả mọi người. Tài liệu tham khảo I. Các văn kiện, Tư liệu: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ VII. Nxb Chính trị- Quốc gia. Hà Nội 1991. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ VIII. Nxb Chính trị- Quốc gia. Hà Nội 1996. Nghị quyết 01 Tỉnh uỷ Hà Tây. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hà Tây. Hà Tây 1998. Kết luận 02 của Tỉnh uỷ về “ Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”. Văn kiện Đại hội đại biểu khoá VIII của Đảng bộ tỉnh Hà Tây. Hà Tây 1998. Báo cáo tổng kết “ Năm phát triển công nghiệp 2004” và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp năm 2005. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hà Tây. Hà Đông ngày 20-1-2005. Báo cáo phát triển CN -TTCN Hà Tây từ năm 2001 đến nay; phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp năm 2005 và những năm tiếp theo. Sở Công nghiệp Hà Tây. Hà Đông ngày 21-10-2004. II. Sách, báo: Phạm Gia Bền: Sơ thảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam. Nxb Văn Sử Địa. Hà Nội 1957. Tạ Phong Châu: Truyện các ngành nghề. Nxb Lao Động. Hà Nội 1977. Hà Minh Đức: Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội 1997. Vũ Quang Hào: Ngôn ngữ báo chí. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội 2001. Nguyễn Văn Phúc: Công nghiệp nông thôn Việt Nam- thực trạng và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội 2004. Trần Quang: Các thể loại chính luận báo chí. Nxb Chính trị- Quốc gia. Hà Nội 2000. Dương Xuân Sơn: Giáo trình các thể loại chính luận- nghệ thuật. Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội 2003. Lê Thông (chủ biên): Địa lý các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Nxb Giáo dục. Hà Nội 2001. Bùi Văn Vượng: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Nxb Văn hoá-Thông tin. Hà Nội 2002. Bùi Văn Vượng: Tinh hoa nghề nghiệp cha ông. Nxb Thanh niên. Hà Nội 1998. Trần Quốc Vượng: Nghề thủ công truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề. Nxb Văn hoá dân tộc. Hà Nội 1996. Nhiều tác giả: Hà Tây làng nghề, làng văn. Sở Văn hoá- Thông tin- Thể thao Hà Tây. Hà Tây 1992 . Nhiều tác giả: Nghề đẹp quê hương. Sở Văn hoá thông tin Hà Sơn Bình 1997. Sở Công nghiệp Hà Tây: Làng nghề Hà Tây 2001. Sở Văn hoá thông tin Hà Tây. Hà Tây 2001. Sở công nghiệp Hà Tây: Hà Tây tiềm năng đầu tư phát triển kinh tế xã hội đến 2010. Toà soạn Tạp chí công nghiệp Hà Tây. Hà Tây 2000. Tin, bài về làng nghề đăng trên Báo Hà Tây từ tháng 6-2004 tới tháng 5-2005 và tin, bài trên các báo Nông thôn ngày nay, Kinh tế nông thôn. MỤC LỤC Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chương 1. Khái quát về làng nghề ở Hà Tây 1.1. Tiềm năng làng nghề 1.2. Vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế nông thôn ở Hà Tây 1.3. Thực trạng làng nghề ở Hà Tây 1.3.1. Tổng số lượng làng nghề 1.3.2. Tình hình phân bố làng nghề 1.3.3. Thành quả kinh tế- xã hội cao của làng nghề 1.3.4. Những tồn tại kìm hãm sự phát triển mạnh của làng nghề 1.4. Đường lối của Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Tây trong việc phát triển làng nghề Chương 2. Thông tin về làng nghề trên Báo Hà Tây 2.1. Từ góc độ hiệu quả kinh tế 2.1.1. Làng nghề truyền thống và những cá nhân làng nghề đạt hiệu quả kinh tế cao 2.1.2. Làng nghề truyền thống đạt hiệu quả kinh tế thấp đang có nguy cơ mai một 2.1.3. Những làng nghề mới “ nhân cấy” đang phát triển mạnh mẽ 2.2. Từ góc độ văn ho 2.2.1. Làng nghề nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thốngthể hiện bản sắc văn hoá dân tộc 2.2.2. Sản phẩm làng nghề- văn hoá tinh thần kết tinh trong văn hoá vật thể 2.2.3. Nét đẹp văn hoá làng nghề đang có nguy cơ mai một theo sự mai một của nghề 2.2.4. Làng nghề đồng thời là làng văn hóa 2.3. Từ góc độ xã hội 2.3.1. Làng nghề tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân, góp ổn định an ninh trật tự xã hội 2.3.2. Đẩy mạnh dạy nghề, đào tạo nghề 2.3.3. Vai trò tích cực của các tổ chức xã hội trong việc phát triển làng nghề 2.4. Từ góc độ môi trường 2.4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và giải pháp khắc phục 2.4.2. Biểu dương những làng nghề giữ gìn tốt môi trường sinh thái 2.5. Hướng mở cho sự phát triển của làng nghề 2.5.1. Hình thành hiệp hội làng nghề và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm làng nghề 2.5.2. Hình thành điểm công nghiệp làng nghề 2.5.3. Gắn du lịch với phát triển làng nghề 2.5.4. Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sản phẩm làng nghề Chương 3. Hệ thống thể loại và hình thức thể hiện 3.1. Các thể loại thường được sử dụng 3.1.1. Thể loại tin 3.1.2. Bài phản ánh 3.1.3. Phóng sự 3.2. Hình thức thể hiện 3.2.1. Chuyên trang và chuyên mục 3.2.2. Ảnh 3.2.3. Ngôn ngữ 3.2.4. Ngôn ngữ tít bài 3.3. Thông tin về làng nghề ở Hà Tây trên Báo Hà Tây trong mối tương quan với một số tờ báo khác 3.3.1. Về nội dung thông tin 3.3.2. Về hình thức thể hiện Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLàng nghề ở Hà Tây.doc
Luận văn liên quan