Lập chương trình tính kiểm tra nhiệt các hệ thống làm mát động cơ đốt trong

MỤC LỤC Trang 1. Mục đích và ý nghĩa đề tài. 5 2. Giới thiệu tổng quan visual basic 6.0 5 3. Lý thuyết truyền nhiệt. 6 3.1. Các định luật và phương trình cơ bản về dẫn nhiệt. 6 3.1.1. Định luật Fourier về dẫn nhiệt. 6 3.1.2. Phương trình vi phân dẫn nhiệt. 8 3.1.3. Điều kiện đơn trị. 10 3.2. Trao đổi nhiệt đối lưu. 11 3.2.1. Khái niệm trao đổi nhiệt đối lưu . 11 3.2.2. Hệ phương trình vi phân mô tả quá trình trao đổi nhiệt đối lưu. 11 3.2.3. Lý thuyết đồng dạng và các tiêu chuẩn đồng dạng. 12 3.2.3.1. Lý thuyết đồng dạng. 12 3.2.3.2. Các tiêu chuẩn đồng dạng. 13 3.2.4. Trao đổi nhiệt đối lưu cưỡng bức. 14 3.3. Truyền nhiệt qua vách có cánh. 15 4. Giới thiệu chung về hệ thống làm mát. 17 4.1. Hệ thống làm mát bằng nước. 18 4.1.1. Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi: 18 4.1.2. Hệ thống làm mát bằng nước kiểu đối lưu tự nhiên: 19 4.1.3. Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức: 20 4.1.3.1. Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng: 20 4.1.3.2. Hệ thống làm mát cưỡng bức tuần hoàn hai vòng: 22 4.1.3.3. Hệ thống làm mát một vòng hở: 23 4.2. Hệ thống làm mát ở nhiệt độ cao. 24 4.2.1. Hệ thống làm mát cưỡng bức nhiệt độ cao kiểu bốc hơi bên ngoài: 24 4.2.2. Hệ thống làm mát cưỡng bức nhiệt độ cao có lợi dụng nhiệt của hơi nước và nhiệt của khí thải: 25 4.3. Kết cấu các cụm chi tiết chính của hệ thống làm mát bằng nước. 26 4.3.1. Kết cấu két làm mát. 26 4.3.2. Kết cấu của bơm nước. 28 4.3.2.1. Bơm ly tâm. 28 4.3.2.2.Bơm piston. 30 4.3.2.3.Bơm bánh răng. 30 4.3.2.4. Bơm cánh hút. 31 4.3.3.Quạt gió. 32 4.3.4.Van hằng nhiệt 33 4.4. Hệ thống làm mát động cơ bằng không khí (gió). 35 4.4.1. Hệ thống làm mát bằng không khí kiểu tự nhiên: 35 4.4.2. Hệ thống làm mát không khí kiểu cưỡng bức. 36 4.5. So sánh ưu khuyết điểm của kiểu làm mát bằng nước và kiểu làm mát bằng không khí. 36 5. Khảo sát hệ thống làm mát động cơ CA498. 38 5.1. Sơ đồ, mục đích, yêu cầu hệ thống làm mát. 38 5.1.1. Sơ đồ hệ thống làm mát: 38 5.1.2. Mục đích của hệ thống làm mát: 38 5.1.3. Yêu cầu của hệ thống làm mát: 39 5.2. Các bộ phận và môi chất làm mát trong động cơ CA498 39 5.2.1. Két làm mát: 39 5.2.1.1. Công dụng và yêu cầu: 39 5.2.1.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: 39 5.2.2. Nắp két: 40 5.2.2.1. Công dụng và yêu cầu: 40 5.2.2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: 41 5.2.3. Bơm nước: 42 5.2.3.1. Công dụng và yêu cầu: 42 5.2.3.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: 42 5.2.4. Van hằng nhiệt. 43 5.2.4.1. Công dụng và yêu cầu: 43 5.2.4.2. Kết cấu và nguyên lý hoạt động. 44 5.2.5. Quạt gió. 45 5.2.5.1. Công dụng và yêu cầu: 45 5.2.5.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: 45 5.3. Dung môi làm mát. 46 6. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục sữa chữa hệ thống làm mát. 46 6.1. Các điều cần chú ý khi làm việc trên hệ thống làm mát. 46 6.2. Các hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa. 47 6.2.1. Két làm mát: 47 6.2.2. Nắp két: 48 6.2.3. Bơm nước: 48 6.2.4. Van hằng nhiệt: 49 6.2.5. Quạt gió: 49 6.3. Các phương pháp kiểm tra hư hỏng hệ thống làm mát. 49 6.3.1. Kiểm tra và bổ sung nước làm mát: 49 6.3.2. Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nước của hệ thống làm mát: 49 6.3.3. Kiểm tra hiện tượng tắc két nước: 51 6.3.4. Kiểm tra van hằng nhiệt: 51 6.3.5. Kiểm tra, điều chỉnh bộ truyền đai: 51 6.3.6.Thông rửa hệ thống làm mát: 52 6.4. Các phương pháp cấp, xả nước trong hệ thống làm mát. 53 6.4.1. Cấp nước làm mát: 53 6.4.2. Xả nước làm mát: 53 7. Tính kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát của động cơ CA498 (Bằng chương trình VB 6.0) 53 7.1. Các đặc điểm và thông số kỹ thuật động cơ CA498 53 7.1.1. Giới thiệu về động cơ CA498. 53 7.1.2. Các thông số của động cơ CA498. 54 7.2. Cơ sở lý thuyết tính toán kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát. 55 7.2.1. Các thông số của két nước, bơm nước và quạt gió. 55 7.2.2. Tính toán thông số kiểm tra két nước. 56 7.2.3. Xác định nhiệt lượng động cơ truyền cho nước làm mát. 58 7.2.4. Xác định lượng nhiệt két làm mát truyền ra môi trường. 60 7.2.5. Tính kiểm nghiệm quạt gió. 64 7.2.6. Tính kiểm nghiệm bơm nước. 67 7.3. Kết quả tính toán. 68 7.3. Kết quả tính toán. 69 8. Tính kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát động cơ DAEWOO DE12TIS (Bằng chương trình VB 6.0) 70 8.1. Các đặc điểm thông số kỹ thuật của động cơ DAEWOO DE12TIS 70 8.1.1. Giới thiệu chung. 70 8.1.2. Các thông số kỹ thụât của động cơ DE12TIS 71 8.3.Kết quả tính toán. 73 9.Tính kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát động cơ YC4G170-20 (Bằng chương trình VB 6.0) 74 9.1. Các đặc điểm thông số kỹ thuật của động cơ YC4G170-20 74 9.1.1. Giới thiệu chung. 74 9.1.2. Các thông số kỹ thụât của động cơ YC4G170-20 74 9.2. Các thông số của két nước, bơm nước và quạt gió. 75 9.3. Kết quả tính toán. 76 10. Thuật toán: 78 11.Kết luận. 79

doc81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập chương trình tính kiểm tra nhiệt các hệ thống làm mát động cơ đốt trong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: - Làm việc êm dịu, tiêu hao công suất cho làm mát bé. - Bảo đảm nhiệt độ của môi chất làm mát tại cửa ra van hằng nhiệt ở khoảng 80 ¸ 950C và nhiệt độ của dầu bôi trơn trong động cơ khoảng 95 ÷ 1150C. - Bảo đảm động cơ làm việc tốt ở mọi chế độ và mọi điều kiện khí hậu cũng như điều kiện đường sá, kết cấu nhỏ gọn, dễ bố trí. - Các chi tiết của hệ thống làm việc tin cậy. 5.2. Các bộ phận và môi chất làm mát trong động cơ CA498 5.2.1. Két làm mát: 5.2.1.1. Công dụng và yêu cầu: Công dụng của két kàm mát dùng để hạ nhiệt độ của nước từ động cơ ra bằng cách tản nhiệt ra ngoài không khí qua thành ống nước và cánh tản nhiệt, rồi lại đưa trở vào làm mát động cơ. Yêu cầu két nước phải hấp thụ và tỏa nhiệt nhanh tức là hệ số truyền nhiệt của bộ phận tản nhiệt lớn. 5.2.1.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: Kết cấu của két làm mát động cơ CA498 gồm có bình chứa nước phía trên và bình chứa nước phía dưới thông nhau qua các ống mỏng bằng đồng thau, có tiết diện dẹt (giống hình ôvan), được bố trí sáu hàng song song nhau, các hàng có các cột thẳng hàng với nhau. Các ống này có cánh tản nhiệt ở bên ngoài để tăng khả năng tản nhiệt. Loại ống này có ưu điểm là có sức cản không khí ít hơn và diện tích tản nhiệt lớn hơn khoảng 2 ÷ 3 lần so với ống tròn . Tuy nhiên loại ống này không bền bằng ống tròn và khó sửa chữa. Đường ống từ bơm nước đi vào nằm ở bình chứa nước phía trên có đường kính là Ф= 40mm, đường ống ở khoang phía dưới đi vào động cơ là Ф= 35mm Hình 5.1. Két cấu két nước 1- Nước nguội, 2- Ống nước nguội đi vào làm mát động cơ, 3- Gân tản nhiệt, 4- Ống tản nhiệt, 5- Khoang nước trên, 6- Nắp két, 7- Ống nước nóng từ động cơ ra két nước để tản nhiệt, 8- Khoang nước dưới. Nguyên lý làm việc của két: Khi động cơ làm việc, nhiệt độ sinh ra do quá trình cháy truyền ra môi trường xung quanh, làm cho nước làm mát trong động cơ nóng dần lên. Dưới áp lực của bơm nước, nước nóng được đẩy vào bình chứa nước phía trên của két nước. Nước nóng chảy trong các ống, đồng thời tỏa nhiệt ra thành ống, nhiệt từ thành ống truyền ra cho các cánh tản nhiệt và truyền ra môi trường không khí, cánh tản nhiệt có tác dụng tăng khả năng truyền nhiệt. Nước sau khi trao đổi nhiệt với môi trường, nhiệt độ được giảm xuống. Nước nguội chảy theo đường ống của két xuống bình chứa ở phía dưới két làm mát, đi theo đường ống thoát đi vào làm mát động cơ và các bộ phận khác. 5.2.2. Nắp két: 5.2.2.1. Công dụng và yêu cầu: Công dụng của nắp két là duy trì áp suất trong hệ thống làm mát cao hơn áp suất không khí, nhằm nâng nhiệt độ sôi nước cao hơn bình thường. Cho phép động cơ làm việc với nhiệt cao hơn mà không bị sôi trào gây hao hụt nước làm mát. Ngoài ra nắp két còn làm để bịt kín miệng đổ nước của két làm mát. 5.2.2.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: a- Mở van xả hơi nước, b- mở van xả không khí Hình 5.2: Kết cấu nắp két nước 1- Nắp, 2- Vòng đàn hồi, 3- Lò xo van xả hơi nước, 4- Thân của van xả hơi nước, 5- Lỗ thoát hơi, 6- Đĩa cao su của van xả, 7- Đệm cao su của van xả, 8- Mũ van không khí, 9- Đệm van không khí, 10- Thân van hút không khí, 11- Lò xo van hút không khí, 12- Thân nắp két. Nắp két nước có cấu tạo như sau: Trên nắp két nước có một van xả hơi nước (van áp suất) và một van hút không khí (van chân không). Van xả hơi nước gồm có lò xo van (3) có xu hướng ép chặt đĩa cao su của van xả (6) và đệm cao su (7) xuống, thân của van xả có nhiệm vụ định hướng cho lò xo (3). Van hút không khí bao gồm: mũ van (8), lò xo van hút không khí (11) có xu hướng đẩy chặt vòng đệm (9) lên phía trên, lò xo hút không khí (11) được được dẫn hướng bởi thân van hút không khí (10). Van xả hơi nước duy trì áp suất trong hệ thống ổn định ở chế độ nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ làm mát tối đa quy định của động cơ khi làm việc, còn van hút không khí đảm bảo áp suất trong hệ thống không thấp hơn nhiều so với áp suất bên ngoài khi động cơ nguội. Khi áp suất trong két nằm ngoài giới hạn cho phép thì một trong hai van được mở để thoát bớt hơi nước ra ngoài hoặc hút khí vào. Nếu áp suất trong hệ thống làm mát cao quá 0,15 ÷ 0,125 MN/m2 thắng áp lực do lò xo (3) tạo ra thì van xả khí mở để thoát hơi ra ngoài môi trường. Nếu áp suất trong hệ thống làm mát nhỏ hơn áp suất khí trời khoảng 0,095 ÷ 0,09 MN/m2, do đó áp suất chân không phía dưới van hút không khí có xu hướng làm mở van hút, áp suất chân không này phải thắng được áp lực do lò xo (11) gây ra thì mới làm mở van hút này, để hút không khí vào. Do đó, hai van này cũng có tác dụng hạn chế sự bay hơi của nước trong hệ thống làm mát nhằm giảm sự hao hụt nước làm mát. Vì vậy, kiểu làm mát cưỡng bức tuần hoàn kín một vòng được dùng rộng rãi trong các loại động cơ đốt trong nhất là đối với ô tô máy kéo chạy trên đường dài nhất là những vùng hiếm nguồn nước. 5.2.3. Bơm nước: 5.2.3.1. Công dụng và yêu cầu: Công dụng của bơm nước là hút nước nguội từ thùng dưới của két giải nhiệt và đẩy nước tới các mạch vào bọng nước trong động cơ để làm mát động cơ .Trong động cơ CA498, bơm nước có nhiệm vụ cung cấp nước tuần hoàn cho hệ thống làm mát với lưu lượng và áp suất nhất định. Yêu cầu của bơm nước phải cung cấp đủ lưu lượng cho vòng tuần hoàn và đảm bảo tạo được áp suất cột nước là 7,3m. Ngoài ra bơm nước phải làm việc một cách ổn định, kết cấu gọn nhẹ phù hợp với từng loại động cơ. 5.2.3.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: Loại bơm được sử dụng trong hệ thống làm mát là kiểu bơm li tâm, tốc độ quay định mức là 3500 vòng/phút, lưu lượng nước qua bơm là 130 lít/phút. Bơm nước được lắp phía trước động cơ bởi 5 bulông M8 và được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua truyền động đai. Trong thân bơm chứa trục bơm (10), trục này tỳ và quay trong thân bơm (2). Một đầu trục được bắt chặt với puly (1). Một đầu kia của trục bơm (10) lắp bánh công tác (5) của bơm nước. Phớt làm kín (4) làm bằng cao su lắp khít vào trục ngăn không cho nước rò rỉ qua khe hở dọc trục bơm. Hình 5.3: Kết cấu bơm nước động cơ CA498. 1- Thân puly, 2- Vỏ bơm, 3- Dây cua rua, 4- Phớt làm kín, 5- Bánh công tác, 6- Buồng xoắn, 7- Thân máy, 8- Đường nước vào, 9- Vòng chặn, 10 - Trục bơm. Hình 5.4: Nguyên lý hoạt động của bơm nước: Bánh công tác được gắn trên trục bơm, khi động cơ làm việc trục khuỷu quay nhờ truyền động đai dẫn đến trục bơm quay. Trục bơm quay nên bánh công tác quay và ngâm trong nước thì lượng nước nằm trong rãnh giữa các cánh dưới tác dụng của lực ly tâm bị văng ra không gian nằm bên ngoài đường kính của bánh công tác (5). Không gian xả có dạng hình xoắn ốc, chiều mở của hình xoắn ốc cùng chiều với chiều quay của bơm. Khi nước ra tới không gian xả tốc độ dòng nước giảm dần làm cho áp suất dòng chảy tăng dần. Khu vực tại đầu (B) nối với cửa phân phối nước vào thân máy có áp suất lớn nhất. Khi nước trong rãnh bị văng ra xa tâm quay thì phần gần tâm quay tại khu vực (C) tạo ra chân không (áp suất hút) hút nước từ miệng hút (A), nối thông với khoang dưới của két nước và với không gian đường ống nối tắt của van hằng nhiệt (dẫn nước từ động cơ ra khi máy nguội). 5.2.4. Van hằng nhiệt. 5.2.4.1. Công dụng và yêu cầu: Van hằng nhiệt có nhiệm vụ tự động khống chế lưu lượng nước làm mát qua két nước khi nhiệt độ của động cơ chưa đạt tới nhiệt độ quy định. Mặt khác, van hằng nhiệt còn làm nhiệm vụ rút ngắn thời gian chạy ấm máy. Van hằng nhiệt phải đảm bảo cho nhiệt độ nước trên đường đi vào két làm mát tnước > 800C, nếu nhiệt độ nước thấp hơn tnước < 800C van này sẽ đóng và đưa nước về lại trước cửa hút của bơm. 5.2.4.2. Kết cấu và nguyên lý hoạt động. Hình 5.5: Sơ đồ hoạt động của van hằng nhiệt. (A) van ở trạng thái mở, (B) van ở trang thái đóng. 1- Vỏ ống nước lắp cụm van hằng nhiệt, 2- Van đang mở, 3- Ống cao su, 4- Hộp đựng chất Wax có độ giãn nở nhiệt cao, 5- Lò xo van, 6- Nước từ nắp máy, 7- Chốt có đầu côn, 8- Van đang ở trạng thái đóng, 9- Đường nước về két làm mát,10- Đường nối tắt về bơm. Về mặt cấu tạo, đa số các chi tiết đều làm bằng đồng. Van hằng nhiệt được lắp giữa đường nước ra của nắp máy và đường nước vào két làm mát. Trên động cơ CA498 có đường nước nối tắt từ đường nước ra trên thân máy về bơm nước luôn thông, đường này nhỏ hơn nhiều so với đường ống chính về két làm mát và van hằng nhiệt chỉ đóng mở đường nước về két để điều chỉnh nước làm mát. Nguyên lý làm việc của van hằng nhiệt này là lợi dụng sự thay đổi nhiệt độ của nước làm mát để điều chỉnh lượng nước đi qua két làm mát. Van này lợi dụng hiện tượng giãn nở do nhiệt của chất Wax (chất giống như sáp đèn cầy) được đặt trong thân van để điều khiển đóng mở nắp van, nhằm khống chế lưu lượng nước đi qua két làm mát. Khi động cơ mới khởi động, nhiệt độ nước làm mát vẫn còn thấp tnước 80oC, hợp chất Wax trong hộp (4) do có độ giãn nở nhiệt cao nên dãn ra, ép ống cao su (3) lại làm thân hộp di chuyển theo hướng ra khỏi chốt có đầu côn (7) để tăng thể tích bên trong, làm van mở cho nước theo đường về két làm mát (9). 5.2.5. Quạt gió. 5.2.5.1. Công dụng và yêu cầu: Quạt gió dùng để tạo dòng khí đi qua giàn ống và cánh tản nhiệt của két làm mát để tăng khả năng tản nhiệt cho két. Quạt gió làm tăng tốc độ lưu động của không khí đi qua két làm mát khiến cho hiệu quả làm mát cao hơn. Quạt gió dùng trong hệ thống làm mát của động cơ CA498 là loại quạt hướng trục. Hiệu suất làm việc của quạt phụ thuộc vào số vòng quay quạt, đặc điểm kết cấu của quạt (số cánh, chiều dài, chiều rộng, góc nghiêng của quạt) và khoảng cách từ quạt đến két nước. 5.2.5.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc: Hình 5.6. Kết cấu quạt gió động cơ CA498 1- Bầu quạt, 2- Cánh quạt, 3- Xương đĩa bắt chặt quạt, 4-Trục quạt, 5-Bulông bắt quạt. Quạt gió được sử dụng trong động cơ CA498 có kết cấu đơn giản. Quạt gió có 8 cánh, các cánh của quạt được làm bằng nhựa và được đúc liền với bầu quạt. Bầu quạt được tán liền với xương bầu quạt nhằm tăng độ cứng vững cho quạt, tạo mặt bích gắn mặt bích trục quạt. Quạt gió được dẫn động bằng đai từ trục khuỷu động cơ và được lắp cứng với trục của nó. Trên trục một đầu lắp quạt gió, đầu kia lắp puly dẫn động, trên puly có rãnh lắp đai (cua-roa) để truyền động từ trục khuỷu đến quạt. Tốc độ của quạt phụ thuộc hoàn toàn vào tốc độ trục khuỷu động cơ. 5.3. Dung môi làm mát. Động cơ CA498 là động cơ được lắp trên xe tải không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác trên thế giới, chẳng hạn nơi sản xuất ra nó là Trung Quốc. Vào mùa đông ở nhiều nước, nhiệt độ có thể âm xuống mấy chục độ (oC) do đó nước trong hệ thống làm mát sẽ bị đông cứng dẫn đến chi tiết của hệ thống này sẽ bị hư hỏng, có thể phá vỡ khối động cơ. Vì vậy, người ta đưa ra phương án chống đóng băng nước làm mát động cơ. Trong động cơ CA498 sử dụng hợp chất Glycol và nước để làm mát còn gọi là dung dịch chống đóng băng. Glycol là chất lỏng trong suốt, nhầy có nhiệt độ sôi là 197oC và điểm đóng băng là - 210C. Khi ta hòa trộn Glycol vào với nước, hỗn hợp này sẽ có nhiệt độ sôi tăng lên 194.40C và nhiệt độ đóng băng giảm xuống. Tùy theo nồng độ của Glycol trong nước mà ta có được điểm đóng băng của môi chất làm mát khác nhau. Động cơ này khi hoạt động ở nước ta thì không cần pha Glycol vào trong nước làm mát. Bên cạnh đó, trong nước làm mát còn có thêm hóa chất để tránh tạo bọt khí khi môi chất tuần hoàn trong hệ thống và chống ăn mòn kim loại (đặc biệt là hợp kim nhôm), môi chất còn pha thêm màu xanh da trời để dễ phát hiện chỗ rò rỉ nếu có. 6. Các hư hỏng thường gặp và cách khắc phục sữa chữa hệ thống làm mát. 6.1. Các điều cần chú ý khi làm việc trên hệ thống làm mát. - Cần tránh xa quạt gió đang quay bởi vì cánh quạt sắc bén dễ gây thương tích hoặc đứt các ngón tay. - Không được đứng ngay trước quạt, cánh quạt có thể bị vỡ tung gây nguy hiểm. Trước khi khởi động máy, cần kiểm tra xem quạt có bị rơ lỏng hoặc rạn nứt gì không . Nếu thấy hư hỏng phải thay thế quạt. - Không được tháo nắp két nước làm mát khi nhiệt độ gần hoặc cao hơn mức bình thường. Nới lỏng hở nắp áp suất có thể làm cho nước trong thùng sôi lên gây bỏng da nguy hiểm. Nên đợi cho máy hạ nhiệt độ xuống rồi mới tháo nắp két. - Các ngón tay cần tránh xa dây cua-roa và puly đang chạy. - Chất ethylenne glycol là chất chống đông lạnh có thể bốc cháy. Bởi vậy đừng tưới đổ nước chống đông lạnh lên ống thải hoặc bộ phận nóng nào trên động cơ. 6.2. Các hư hỏng và cách khắc phục sửa chữa. Tất cả các hư hỏng của các bộ phận trong hệ thống làm mát đều ảnh hưởng xấu đến khả năng làm việc của động cơ. Do vậy, chúng ta phải nhanh chóng phát hiện các hư hỏng và tìm cách khắc phục kịp thời. 6.2.1. Két làm mát: + Các hư hỏng: - Két nước bị tắc (tắc một phần) do sự đóng cặn của các chất khoáng trên thành ống. - Các ống nước tản nhiệt bị bẹp làm cản trở nước lưu thông qua két và giảm sự truyền nhiệt của thành ống hoặc ống nước bị thủng làm rò rỉ nước. - Cánh tản nhiệt của giàn ống bị dập do va đập làm cản trở khí thổi qua két để làm mát két. - Các ống nối dẫn nước vào két hoặc ra từ két bị bẹp làm cản trở lưu thông tuần hoàn của nước qua két. - Các ống dẫn nước vào ra của két bị hỏng. + Cách khắc phục, sửa chữa: - Thông rửa két nước, tẩy sạch các chất bám trên thành ống thông qua phương pháp tẩy rửa bằng nước rửa hóa chất kết hợp tạo dòng nước mạnh lưu thông qua hệ thống làm mát. Chú ý, khi thông rửa phải tháo van hằng nhiệt ra khỏi hệ thống làm mát. Có thể tháo cả hai ống nối giữa két và động cơ rồi rửa riêng cho từng cụm két và động cơ. Phương pháp này tuy tốn nước hơn nhưng sạch hơn phương pháp rửa chung cho toàn hệ thống. - Gò, hàn lại ống nước tản nhiệt. Số lượng hàn lấp không quá 10% tổng số ống. - Nắn thẳng lại các cánh tản nhiệt. - Thử nghiệm thời gian nước chảy qua két làm mát, nếu lưu lượng giảm cỡ 15% so với thiết kế phải sửa chữa hoặc thay thế két mới. Phải thay két mới nếu: Số ống nước móp méo lớn hơn 20%. Số đường ống bị tắc bị loại bỏ lớn hơn 10%. Số cánh tản nhiệt bị hỏng lớn hơn 20%. Sau khi sửa chữa xong phải thử độ kín khít các bộ phận. 6.2.2. Nắp két: * Trong quá làm việc dưới tác dụng áp lực của hơi nước gây ra những hư hỏng thường ngặp như: - Vòng đệm cao su làm kín bị hỏng. - Lò xo của áp suất và van chân không bị giảm đàn hồi hay kẹt, dẫn đến sai lệch áp suất điều chỉnh. * Cách khắc phục, sửa chữa: - Thay vòng đệm cao su mới đảm bảo kín khít của két. - Thay thế nắp két mới cùng chủng loại. 6.2.3. Bơm nước: Trong quá trình làm việc, các chi tiết của bơm nước chịu nhiều tác dụng lý hóa gây hư hỏng. * Hư hỏng: - Rò rỉ nước qua lỗ thăm ở thân bơm và bề mặt lắp ghép thân bơm với thân máy. - Trục bơm bị rơ ngang do ổ bi bị hỏng. - Ống bao kín có tác dụng ngăn ngừa dầu (mỡ) bơm trong các ổ bi với nước làm mát, khi trục bơm quay sẽ làm mài mòn các phớt, ống bao kín làm cho khe hở giữa trục và mặt trong của phớt tăng lên gây rò rỉ dầu (mỡ) vào nước làm mát gây biến chất nước làm mát. - Bánh công tác của bơm bị ăn mòn lớn, gãy vỡ. * Cách khắc phục, sửa chữa: - Kiểm tra bộ phận phớt bao kín nếu hỏng phải thay thế, kiểm tra bề mặt đế lắp phớt bao kín trên thân bơm nếu bị mòn rỗ có thể doa và mài bóng lại hoặc doa rộng rồi đóng ống lót và mài bóng bề mặt tiếp xúc. Cần thay các gioăng đệm mới giữa mặt lắp ghép thân bơm với thân máy để đảm bảo không rò rỉ nước. - Thay ổ bi mới cùng tiêu chuẩn. - Thay thế bánh công tác mới phù hợp hoặc thay thế bơm mới. Cho phép sửa chữa bánh công tác nhưng phải đảm bảo độ cứng vững. 6.2.4. Van hằng nhiệt: * Hư hỏng: - Van hằng nhiệt bị liệt hay kẹt luôn ở vị trí đóng hoặc không mở to đường nước qua két, làm cho nước không được làm nguội, động cơ quá nóng. Nếu van bị liệt hay kẹt ở vị trí mở to thì dẫn đến thời gian chạy ấm máy lâu, hiện tượng này kéo dài gây mòn nhanh động cơ, tốn nhiên liệu và tăng ô nhiễm môi trường. * Cách khắc phục, sửa chữa: - Tháo van ra khỏi động cơ, tẩy rửa và làm sạch các cáu bẩn bám trên van, kiểm tra sự đóng mở của van theo nhiệt độ, nếu van đóng, mở ở nhiệt độ không đúng với yêu cầu cần phải thay thế. 6.2.5. Quạt gió: * Hư hỏng: - Cánh quạt gió nứt, gãy,cong vênh. * Cách khắc phục, sửa chữa: - Nếu bị nứt, gãy phải thay mới cùng thông số kỹ thuật, có thể hàn các vết nứt dọc cánh quạt hoặc các vết nứt ngang cánh ở phía rìa cánh quạt (ít nhất 65mm tính từ tâm quạt ra phía đuôi cánh quạt mỗi bên) theo công nghệ hàn quy định. Thông thường nếu cánh quạt gió có bị hư hỏng điều gì đều được thay mới vì giá thành của cánh quạt rẻ, dễ thay thế. 6.3. Các phương pháp kiểm tra hư hỏng hệ thống làm mát. 6.3.1. Kiểm tra và bổ sung nước làm mát: Kiểm tra và bổ sung nước làm mát thường được phát hiện trước khi khởi động xe. Tuy nhiên, trong quá trình lái xe, nếu thấy hiện tượng động cơ nóng quá mức quy định cần phải dừng động cơ, chờ nhiệt độ động cơ xuống thấp hơn nhiệt độ làm việc bình thường rồi kiểm tra và nếu cần thì bổ sung nước vào két làm mát, mực nước đến cổ lỗ đổ nước. Tốt nhất là bổ sung nước theo nhà chế tạo quy định, nếu không có thì bổ sung nước mềm sạch. Nếu dùng nước đúng thành phần quy định thì tối đa 2 năm phải thay nước do nước dùng lâu mất tác dụng chống ăn mòn và đóng cặn. 6.3.2. Kiểm tra hiện tượng rò rỉ nước của hệ thống làm mát: Khi nhận thấy nước làm mát thường bị tiêu hao nhanh cần kiểm tra sự rò rỉ, thất thoát ở cả trong và ngoài để tìm nguyên nhân khắc phục. Quan sát trực tiếp: Quan sát dưới gầm động cơ xem có hiện tượng ướt do nước chảy hay không, quan sát kỹ các đầu nối, ống nối của hệ thống và khu vực bình chứa nước phía dưới của két nước và bơm nước. Dùng thước thăm dầu kiểm tra dầu trong cácte, nếu thấy dầu bẩn, độ nhớt kém thì xả dầu để kiểm tra xem có lẫn nước, nếu chứa nhiều nước chứng tỏ có hiện tượng chảy nước vào hệ thống bôi trơn. Mở nắp két nước kiểm tra váng dầu trong két, nếu có chứng tỏ khả năng lọt khí cháy từ xilanh hoặc lọt dầu từ đường dầu sang đường nước làm mát. Phương pháp này thường chỉ hiệu quả khi có rò rỉ lớn, sự rò rỉ nhỏ thường khó phát hiện. - Kiểm tra độ kín bằng khí nén: Giữ nước trong két thấp hơn vành cổ lỗ đổ nước khoảng 15 mm, lắp bơm tay có áp kế vào và bơm khí vào két với áp suất không vượt quá 25 kPa so với áp suất làm việc của két. Nếu áp suất giữ ổn định trong vài phút chứng tỏ hệ thống kín. Nếu áp suất giảm, cần kiểm tra bằng các phương pháp khác để xác dịnh nguyên nhân rò rỉ. - Kiểm tra rò rỉ bằng tia cực tím: Pha vào trong nước làm mát một lượng nhất định chất phát quang, cho dộng cơ chạy một lúc cho nước ấm lên rồi dùng đèn chiếu tia cực tím vào chỗ nghi ngờ có hiện tượng rò rỉ, nếu nước rò ra chất phát quang sẽ phát màu xanh nên dễ dàng quan sát được. Sử dụng phương pháp này kết hợp với cho khí nén vào hệ thống sẽ cho kết quả tốt hơn và có thể phát hiện được hầu hết các chổ rò rỉ. - Kiểm tra độ kín và áp suất mở van nắp két nước: Việc kiểm tra thực hiện bằng cách dùng bơm tay có gắn đồng hồ áp suất. Lắp két nước lên một ống trung gian (ống gá) rôì lắp ống này lên bơm, dùng tay bơm từ từ và nhìn đồng hồ kiểm tra áp suất mở van xả, sau đó tiếp tục bơm và giữ cho áp suất nhỏ hơn áp suất mở van một chút, nếu áp suất không giảm trong vài phút chứng tỏ van kín. Nếu áp suất mở van đúng quy định và van kín là van đạt yêu cầu. Van hút có thể kiểm tra bằng tay, nếu mở nhẹ nhàng là được. - Kiểm tra khí cháy lọt vào hệ thống làm mát: Nếu có hiện tượng rò rỉ giữa hệ thống làm mát và xilanh, khí cháy sẽ lọt sang hệ thống làm mát và thoát ra ngoài qua van xả của nắp két nước. Do đó, có thể kiểm tra bằng cách dùng một ống nối, nối một đầu với lỗ thoát hơi ở nắp két nước còn đầu kia nhúng vào một bình thủy tinh đựng nước, nếu thấy bọt khí sủi lên nhiều là có hiện tượng lọt khí vào đường nước. Sự rò rỉ này cũng có thể kiểm tra bằng thiết bị phân tích khí. Mở nắp két nước, cho động cơ hoạt động và đặt đầu hút khí của thiết bị phân tích khí vào miệng két nước, nếu có khí cháy (CO, CO2, HC) lọt vào két nước, thiết bị sẽ phát hiện được và hiển thị hàm lượng trên 6.3.3. Kiểm tra hiện tượng tắc két nước: Nếu két nước có biểu hiện tắc (nhiệt độ nước cao, mở nắp két kiểm tra thấy nước trào ra, khi tăng tốc động cơ nước trào ra mạnh) thì cần kiểm tra để khắc phục. Việc kiểm tra đơn giản được thực hiện như sau: - Xả nước động cơ và tháo két ra khỏi động cơ hoàn toàn, bịt kín hai đầu nối của két. - Đổ nước vào đầy két rồi mở nút bịt ở đầu ống nối phía dưới. - Quan sát hiện tượng nước chảy ra, nước trong két phải chảy hết rất nhanh trong vòng vài giây. Nếu lưu lượng nước chảy ra nhỏ hơn khả năng thông qua của ống thoát (chảy không mạnh) thì két nước bị tắc một phần cần phải thông rửa. 6.3.4. Kiểm tra van hằng nhiệt: * Việc kiểm tra van hằng nhiệt được thực hiện như sau: - Tháo van ra khỏi động cơ, tẩy rửa và làm sạch cáu cặn bám trên van. - Chuẩn bị nhiệt kế chính xác, một chậu nước (trong suốt) và phương tiện đun nước. - Treo van hằng nhiệt chìm lơ lửng trong bình nước và cắm nhiệt kế để đo nhiệt độ nước, chú ý không để van và nhiệt kế chạm đáy bình (mất độ chính xác), đun nước nóng lên, quan sát van và nhiệt kế. Nhiệt độ van lúc bắt đầu mở vào khoảng 81 ÷ 850C và nhiệt độ lúc van mở hoàn toàn khoảng 95 ÷ 1000C, để nước nguội và kiểm tra nhiệt độ khi van đóng hoàn toàn phải ở 75 ÷ 800C. Như vậy, van đang còn sử dụng tốt. Nếu van hằng nhiệt đóng mở không đúng với yêu cầu cần phải thay mới. 6.3.5. Kiểm tra, điều chỉnh bộ truyền đai: Bộ truyền đai trên động cơ CA498 dẫn động đồng thời bơm nước, quạt gió, máy phát điện và một số thiết bị khác. Nếu đai bị mòn bóng hoặc có vết xước mặt bên, nứt vỡ, xơ sợi…cần phải thay mới. Các puly cần được làm sạch và kiểm tra bề mặt rãnh lắp đai. Puly bị mòn nhiều, sứt hoặc nứt vỡ phải được thay mới. Các puly phải cùng nằm trên cùng một mặt phẳng, nếu lệch phải điều chỉnh lại. Kiểm tra độ căng đai bằng dụng cụ chuyên dùng rồi lấy kết quả so sánh với số liệu kỹ thuật của động cơ. Nếu không có dụng cụ chuyên dùng có thể kiểm tra bằng tay theo kinh nghiệm bằng cách dùng ngón tay ấn bình thường tại điểm giữa nhánh đai dài nhất, độ võng không quá 5mm là đạt yêu cầu. Nếu không đảm bảo phải căng đai lại dựa trên kết cấu cụ thể của bộ truyền. 6.3.6.Thông rửa hệ thống làm mát: Đối với động cơ CA498 nếu như động cơ hoạt động bình thường, không có trục trặc gì thì cứ 1 năm hay cỡ 48000 km xe chạy (tùy theo thông số nào đạt trước) phải thông rửa hệ thống làm mát một lần. Nếu chưa đạt đến thời gian sử dụng hoặc số km xe chạy nói trên nhưng có dấu hiệu hệ thống làm mát bị tắc hoặc nước làm mát bẩn cũng cần phải xả nước và thống rửa hệ thống. Để đảm bảo rửa sạch, chúng ta dùng phương pháp tẩy rửa bằng nước rửa hóa chất kết hợp tạo dòng nước mạnh lưu thông trong hệ thống. Có nhiều loại nước rửa hóa chất có thể sử dụng như: - Dung dịch 100 g Na2CO3 ngậm nước + 2 g K2Cr2O7 + 1 lít nước, - Dung dịch 2,5% HCl + 97,5% nước, - Dung dịch 100 g H3PO4 + 50 g CrO3 + 1 lít nước, - Dung dịch axit lactic 60 g/l v.v… Tuy nhiên, bởi vì hệ thống làm mát động cơ CA498 có nhiều chi tiết làm bằng hợp kim nhôm nên không dùng hóa chất rửa có gốc axit để tránh hiện tượng ăn mòn, nếu dùng thì phải pha thêm các hóa chất chống ăn mòn. Quy trình thông rửa hệ thống làm mát động cơ CA498 theo phương pháp tuần hoàn kín dung dịch hóa chất được thực hiện như sau: - Xả hết nước trong hệ thống làm mát. - Tháo van hằng nhiệt ra khỏi hệ thống làm mát, - Cần biết dung tích của hệ thống làm mát, đổ một lượng hóa chất rửa nhất định vào két đảm bảo tỉ lệ cần thiết với nước rồi đổ nước vào đầy hệ thống và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định. - Khởi động động cơ cho làm việc ở tốc độ nhanh trong khoảng thời gian 20 phút, chú ý theo dõi nhiệt độ không để nước sôi. - Dừng động cơ, chờ cho nước nguội rồi xả nước ra khỏi hệ thống. - Rửa lại hệ thống bằng nước sạch theo phương pháp tuần hoàn như trên rồi rửa lại bằng dung dịch K2Cr2O3 nồng độ 0,5 ÷ 1% ở nhiệt độ cỡ 70 ÷ 800C để trung hòa hết các chất ăn mòn, sau đó rửa sạch lại lần cuối bằng nước sạch. - Lắp van hằng nhiệt trở lại rồi đổ đầy dung môi làm mát theo yêu cầu vào hệ thống. Nên đổ dung môi làm mát cho đầy áo nước trong động cơ rồi mới lắp van hằng nhiệt vào để tránh hiện tượng kẹt khí không điền đầy được dung môi làm mát trên khoang nắp máy do van hằng nhiệt đóng. Ngoài ra còn có một phương pháp tẩy rửa hiệu quả hơn là ngâm hệ thống làm mát này với dung dịch hóa chất. Sau đó xả đi rồi dùng thiết bị rửa, bơm nước với một áp suất nhất định chảy với tốc độ nhanh và ngược chiều lưu thông bình thường của môi chất làm mát trong két và trong áo nước của động cơ. Cần tháo ống nối giữa khoang dưới của két với động cơ, bơm nước vào ống nối phía dưới két, chảy ngược lên trên vào nắp máy xuống thân máy rồi chảy ra ngoài. Rửa đến khi nào thấy nước thoát ra sạch thì thôi. Sau đó lắp các đường ống và van hằng nhiệt trở lại rồi làm đầy môi chất làm mát theo yêu cầu hệ thống. Có thể tháo cả hai ống nối giữa két và động cơ rồi rửa riêng cho từng cụm két và động cơ. Phương pháp rửa riêng tuy tốn nước hơn nhưng sạch hơn phương pháp rửa chung toàn hệ thống. 6.4. Các phương pháp cấp, xả nước trong hệ thống làm mát. 6.4.1. Cấp nước làm mát: Việc cấp nước làm mát cho động cơ CA498 có thể thực hiện bởi phương pháp hết sức đơn giản, dễ dàng. Dùng bơm nước và ống mềm đưa trực tiếp nước vào cổ đổ nước của két làm mát. Việc cấp nước sẽ kết thúc nếu ta quan sát thấy nước làm mát cách miệng cổ đổ nước khoảng 2 ÷ 3 cm. Ngoài ra ta cũng có thể dùng tay đổ trực tiếp nước làm mát vào két nước thông qua lỗ đổ nước của két. 6.4.2. Xả nước làm mát: Trong trường hợp muốn sửa chữa động cơ hay các bộ phận khác trong hệ thống làm mát cần phải xả nước ra khỏi hệ thống bằng cách tháo nút xả nước nằm ở khoang nước phía dưới két làm mát. Tùy theo mức độ sửa chữa và vị trí sửa chữa ta có thể xả toàn phần hay một phần nước làm mát. 7. Tính kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát của động cơ CA498 (Bằng chương trình VB 6.0) 7.1. Các đặc điểm và thông số kỹ thuật động cơ CA498 7.1.1. Giới thiệu về động cơ CA498. Động cơ CA498 là động cơ diesel bốn kỳ, bốn xilanh được xếp thành một dãy thẳng hàng, dung tích các xilanh là 3,168lít, thứ tự nổ 1-3-4-2 và làm mát bằng chất lỏng theo phương pháp cưỡng bức tuần hoàn một vòng kín. Động cơ này do Trung Quốc sản xuất và được công ty cơ khí ô tô Đà Nẵng lắp ráp trên xe tải. Hình 7.1: Mặt cắt dọc động cơ CA498. 1- Van hằng nhiệt, 2- trục cò mổ, 3- nắp đậy, 4- xupáp nạp, 5- xupáp xả, 6- đũa đẩy, 7- con đội, 8- lót xilanh, 9- trục cam, 10- lỗ dầu bôi trơn, 11- vỏ bánh đà, 12- bánh đà, 13- lưới lọc dầu bôi trơn, 14- đai ốc xả dầu bôi trơn, 15- vòng chặn chốt pittông, 16- chốt pittông, 17- pittông, 18- puly, 19- vỏ bơm, 20- trục bơm 7.1.2. Các thông số của động cơ CA498. Bảng 7.1 Thông số kỹ thuật của động cơ: Tên thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị Tên động cơ Cách bố trí xilanh Số xi lanh Thứ tự nổ Đường kính xilanh Hành trình piston Dung tích xilanh Tỉ số nén Công suất cực đại Số vòng quay ứng với công suất cực đại. Momen cực đại Tốc độ ứng với momen cực đại Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất khi đầy tải Chiều quay của động cơ Hệ thống bôi trơn Hệ thống làm mát Hệ thống khởi động Trọng lượng Dài x rộng x cao D S Vh ε Ne nđm Memax nM ge G h CA498 Thẳng hàng 4 1-3-4-2 98 105 3,168 18,5 62,5 3600 196 1900÷2100 ≤ 220 Ngược chiều kim đồng hồ Cưỡng bức Bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức Bằng điện 245 (684 x 603 x 722) mm mm lít kW vòng/phút N.m vòng/phút g/kW.h Kg mm 7.2. Cơ sở lý thuyết tính toán kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát. 7.2.1. Các thông số của két nước, bơm nước và quạt gió. + Két nước: Dẫn động bằng đai thang. Bề rộng làm việc két nước L = 470 [mm]. Bề dày của két nước B = 32[mm]. Chiều cao két nước H = 570[mm]. Chiều cao làm việc của ống nước h = 480 [mm]. Độ dày của thành ống δ = 0,2 [mm]. Kích thước ngoài của ống [15 x 2]mm . Số hàng ống: 2 hàng. Số lượng ống trong một hàng: 57 ống. Số ống trên toàn bộ két làm mát i = 2.57 = 114 Số cánh tản nhiệt k = 65, một cánh gồm 380 lớp. Một lớp có các thông số sau: Bề rộng 1 lớp cánh tản nhiệt 6,5 [mm]. Chiều dài 1 lớp cánh tản nhiệt 32 [mm]. Bề dày cánh tản nhiệt δ’ = 0,2 [mm]. + Quạt gió: Bán kính ngoài của quạt R = 200 [mm]. Bán kính trong của quạt r = 85 [mm]. Góc nghiêng đặt cánh α = 400. Số cánh Z = 8. Bề rộng lớn nhất của cánh b = 45 [mmm] + Bơm nước: Lưu lượng định mức Gb = 130 [lít/phút]. Cột áp H = 7.3 [m cột nước]. Bán kính ngoài của bánh công tác r2 = 38,5 [mm]. Bán kính trong của bánh công tác r1 = 21 [mm]. Bán kính ở bánh công tác r0 = 12 [mm]. Số cánh bánh công tác Z = 6. Hình 7.1. Sơ đồ kết cấu ống nước. d 7.2.2. Tính toán thông số kiểm tra két nước. Ta có: b = n - 2 . δ = 2 - 2.0,2 = 1,6 [mm]. a = m - 2 . δ = 15 – 2.0,2 = 14,6 [mm]. c = m - 2 . (d/2 + δ) = 15 – 2(1,6/2 + 0,2) = 13 [mm]. + Diện tích tiếp xúc với chất lỏng F1: F1 = F0.i, [m2] (7.1) F0 - Diện tích tiếp xúc chất lỏng của một ống [m2]. i - Số ống của két nước. F0 = h.P0 , [m2] h - Chiều dài làm việc của ống. P0 - Chu vi thành trong của ống. P0 = 2.c + π.d = 2.13 + 3,14.1,6 = 31,024 [mm] Hình 7.2. Sơ đồ kết cấu két nước. Vậy diện tích tiếp xúc với chất lỏng F1: F1 = F0.i = h.P0.i = 480.31,024.114.10-6 = 1,69 [m2] + Tiết diện lưu thông chất lỏng trong két. S = S0.i, [m2] Trong đó: S0: Tiết diện lưu thông của chất lỏng qua một ống nước. i: Số ống nước trong két. S0 = p.r2 + b.c , [m2] S0 = (3,14.0,82 + 1,6.13)10-6 = 22,8096.10-6 [m2] Vậy: S = 57.2 .22,8096.10-6 = 0,0026 [m2] + Tính diện tích két nước tiếp xúc với không khí F2. F2 = F3 + F4, [m2] (7.2) F3 - diện tích ống nước tiếp xúc với không khí. Hình 7.3. Sơ đồ tính toán két nước 65cánh F4 - diện tích cánh tản nhiệt tiếp xúc với không khí. - Tính F3: F3=F31 - F32, [m2] F31 - diện tích mặt ngoài của ống nước . F31 = P1.h.i, [m2] P1 - chu vi tiết diện ngoài của ống. h - chiều dài làm việc của ống. P1 = 2.c + π.(d + 2.δ) = 2.13 + 3,14(1,6 + 2.0,2) = 32,28 [mm] F31 = P1.h.n = 32,28.480.57.2.10-6 = 1,76 [m2]. F32 - Diện tích mặt ngoài ống tiếp xúc với cánh tản nhiệt. F32 = P1.i.δ’.z , [m2]. δ’ - Độ dày cánh tản nhiệt. Thông số thực tế δ’= 0,2[mm]. z - Số lớp của 1 cánh tản nhiệt. F32 = P1.i.δ’.z = 32,28.57.2.0,2.380.10-6 = 0,27 [m2]. F3 = F31 - F32 = 1,76 – 0,27 = 1,49 [m2]. Tính F4: Hình 7.4: Sơ đồ két nước F4 = z.b’.l.j.k [m2]. (7.3) z - Số lớp của 1 cánh tản nhiệt. k - số cánh tản nhiệt. b’ - bề rộng cánh tản nhiệt b’= 6,5. l - chiều dài cánh tản nhiệt.Tính theo bề dày của két l = B = 32[mm]. j - số bề mặt tiếp xúc không khí của cánh tản nhiệt. j = 2. F4 = 380.6,5.32.2.65.10-6 = 10,27 [m2]. Vậy diện tích két nước tiếp xúc với không khí là: F2 = 1,49 + 10,27 = 11,76 [m2]. 7.2.3. Xác định nhiệt lượng động cơ truyền cho nước làm mát. Nhiệt lượng từ động cơ truyền cho nước làm mát có thể coi gần bằng số nhiệt lượng đưa qua két làm mát truyền vào không khí. Lượng nhiệt truyền cho hệ thống làm mát của động cơ diesel CA498 chiếm khoảng 15 ÷ 25% tổng số nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra. Nhiệt lượng từ động cơ truyền cho nước làm mát có thể xác định bằng phương trình cân bằng nhiệt động cơ. Theo [1] ta có: Qo = Qlm + Qe + Qth + Qch + Qd + Qcl (7.4). Trong đó: Qo - nhiệt lượng tổng cộng đưa vào động cơ khi động cơ làm việc ở một trạng thái phụ tải đã cho. [J/s] Qe - nhiệt lượng tương đương với công có ích của động cơ. [J/s] Qth - nhiệt lượng do khí thải đem ra ngoài. [J/s] Qch - nhiệt lượng do tổn thất cháy không hoàn toàn. [J/s] Qd - nhiệt lượng truyền cho dầu bôi trơn. [J/s] Qcl - nhiệt lượng tương ứng với các tổn thất nhiệt lượng khác không tính các thành phần nói trên của phương trình cân bằng nhiệt. [J/s] + Nhiệt lượng tổng cộng Q0 tiêu hao trong một đơn vị thời gian. Qo = QH.Gnl [J/s] (7.5) QH - nhiệt trị thấp của nhiên liệu [J/kg]. Động cơ đang khảo sát là động cơ dùng nhiên liệu Diezel. Theo [1] có QH = 42,5.106 [J/kg] Gnl - lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một giây [kg/s]. Gnl = ge.Ne [kg/s] Ne – Công suất định mức của động cơ. Ne = 62,5[kW]. ge - suất tiêu hao nhiên liệu. Theo [7] có ge = 225 [g/kW.h] + Nhiệt lượng tổng cộng đưa vào động cơ khi động cơ làm việc ở một phụ tải đã cho (xét ở công suất định mức). Q0 = 42,5.106.3,9.10-3 = 165750 [J/s]. + Nhiệt lượng tương đương với công có ích của động cơ. Qe=Ne= 62,5 [kW]= 62500 [W]. + Nhiệt lượng vật lý đem theo khí thải nếu tính theo phần trăm toàn bộ nhiệt lượng đưa vào động cơ. (7.6) Động cơ chúng ta khảo sát là động cơ diesel nên nhiệt lượng khí thải chiếm khoảng qthải =25÷40%. Theo [1].Ta chọn qthải = 35% + Từ (7.6) ta tính được Qthải. Qthải = Q0.qthải/100 =165750.0,35=58012,5 [J/s]. + Nhiệt lượng mất mát đem theo nhiên liệu chưa cháy. Qch =ΔQtk.Gnl [J/s] Đối với động cơ diesel : Qch = 0 + Nhiệt lượng từ động cơ truyền cho nước làm mát Qlm, nếu tính theo phần trăm toàn bộ nhiệt lượng đưa vào động cơ. Theo [1] ta có: (7.7) Theo [2] có qlm = 15 ÷ 30%. + Động cơ chúng ta khảo sát là động cơ không tăng áp trên đường ống thải nên có qlm thấp. Ta chọn qlm = 15%. Từ (7.7) ta tính được Qlm: Qlm = Qo.qlm/100 = 165750.0,15 = 24902,34 [J/s]. + Lượng nước làm mát tuần hoàn trong hệ thống trong một đơn vị thời gian. Theo [2] ta có: (7.8) Trong đó: Cn – Tỷ nhiệt của nước làm mát [J/kg.độ]. + Bằng phương pháp xấp xỉ bình phương bé nhất ta có: [J/kg.độ] - Hiệu nhiệt độ nước vào và ra sau khi qua két làm mát. Với động cơ ô tô máy kéo = 5 ÷ 100C. Chọn = 70C. 7.2.4. Xác định lượng nhiệt két làm mát truyền ra môi trường. Việc xác định nhiệt lượng do két làm mát truyền ra môi trường nhằm kiểm nghiệm khả năng tản nhiệt của két nước thông qua các thông số thực tế của két nước. Xác định kích thước của các mặt tản nhiệt dựa trên cơ sở lý thuyết truyền nhiệt. Quá trình truyền nhiệt trong bộ tản nhiệt chủ yếu là tiếp xúc đối lưu, còn truyền nhiệt bức xạ rất bé không đáng kể, két nước một mặt tiếp xúc với nước nóng từ động cơ đi vào, mặt kia tiếp xúc với không khí. Do đó, truyền nhiệt từ nước ra ngoài không khí là sự truyền nhiệt từ môi chất này đến môi chất khác qua thành mỏng. Như vậy, quá trình truyền nhiệt trong hệ thống có thể phân ra thành ba giai đoạn ứng với ba phương trình truyền nhiệt, theo [2] ta có như sau: + Giai đoạn một: Truyền nhiệt từ nước nóng đến thành ống bên trong. Qlm’ = α1.F1.(tn - tδ1),[J/s] ( 7.9 ). + Giai đoạn hai: Truyền nhiệt từ bề mặt trong thành ống ra ngoài thành ống. (7.10). + Giai đoạn ba: Truyền nhiệt từ mặt ngoài của thành ống ra ngoài không khí. Qlm’ = α2.F2.(tδ2 - tkk),[ J/s] (7.11). Trong đó: Qlm’ - Nhiệt lượng truyền cho nước làm mát bằng nhiệt lượng do nước dẫn qua két nước làm mát. [ J/s]. - Hệ số tản nhiệt từ nước làm mát đến thành ống của két làm mát [W/ m2.độ]. + Việc xác định hệ số tản nhiệt từ nước α1 rất phức tạp và khó chính xác. Theo [3] ta có thể xác định a1 theo các tiêu chuẩn như sau: Tiêu chuẩn Reynolds: (7.12) w - tốc độ dòng chảy trong ống, [m/s] Tiêu chuẩn Nusselt trong trường hợp chất lỏng (nước) chảy trong ống: + Nếu Ref < 2300: (7.13) Trong đó: Prf – tiêu chuẩn Prandtl. (7.14) u - độ nhớt động học, [m2/s] a - Hệ số khuếch tán nhiệt, [m2/s] Gr-Tiêu chuẩn Grashoft. (7.15) + Nếu Ref > 104. (7.16) + Nếu 2300 < Ref < 104. (7.17) Với: (7.18) à [W/m2.độ] (7.19) Trong đó: λ1 - hệ số dẫn nhiệt của nước làm mát, (W/m2.độ). l* - chiều cao làm việc tổng các ống, [m]. Bằng phương pháp xấp xỉ bình phương bé nhất ta có: , [m2/s]. , [m2/s]. , [1/K] [W/m2.độ] α2 - Hệ số tản nhiệt từ thành ống của két làm mát vào không khí, [W/m2.độ]. Hệ số này phụ thuộc chủ yếu vào tốc độ lưu động của không khí ωkk. Do động cơ đặt ở phía trước xe, nên vận tốc không khí lưu động qua két còn phụ thuộc vào tốc độ của xe. Theo [2] ta có: α2 = 11,38.ωkk0,8 [W/m2. độ] (7.20) Với: (7.21) Trong đó: R, r – bán kính ngoài và bán kính trong của quạt [m]. b - bề rộng cánh. nq - số vòng quay của quạt [vòng/phút] α – góc nghiêng của cánh. Z - số cánh. - hệ số tổn thất tính đến sức cản của dòng không khí ở cửa ra dưới nắp đầu xe.(do động cơ đặt ở phía trước). Chọn ηk = 0,7. Vậy: α2 = 11,38.ωkk0,8 = 83,68 [W/ m2. độ] λ – Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm ống tản nhiệt. Ống tản nhiệt làm bằng đồng thau 60% Cu, 40% Zn, theo [2]: Ta được: λ = 100 [W/ m.độ]. δ - Chiều dày thành ống. Theo số liệu thực tế, ta có δ = 0,2.10-3 [m], F1 - Diện tích bề mặt tiếp xúc với nước nóng [m2]. F2 - Diện tích bề mặt tiếp xúc với không khí [m2]. tδ1 - Nhiệt độ trung bình của bề mặt trong của thành ống. tδ2 - Nhiệt độ trung bình của bề mặt ngoài của thành ống. tn - Nhiệt độ trung bình của n ước làm mát trong két. tkk - Nhiệt độ trung bình của không khí đi qua bộ tản nhiệt. (7.22) Trong đó, nhiệt độ không khí vào (tkkv) phía trước bộ tản nhiệt ta lấy tkkv= 490C. Chênh lệch nhiệt độ của không khí khi qua bộ tản nhiệt = 20 ÷ 300C. Chọn = 200C. Với : (7.23) Giải các phương trình (7.9), ( 7.10), ( 7.11) ta được: (7.24) Trong đó: kc – hệ số truyền nhiệt của két. , [W/ m2. độ]. + NHẬN XÉT: Nhiệt lượng tối đa tỏa ra cho nước làm mát của động cơ ở số vòng quay định mức là: Qlm = 24902,34 (J/s) Trong khi đó khả năng tản nhiệt của két làm mát tối thiểu ra môi trường bên ngoài là: Q’lm = (J /s). Vậy két làm mát này có đủ khả năng đảm bảo làm mát cho động cơ khi động cơ hoạt động ở số vòng quay định mức. 7.2.5. Tính kiểm nghiệm quạt gió. Hình 7.5. Sơ đồ tính quạt gió. Lưu lượng không khí do quạt cung cấp, áp suất động do quạt tạo ra và công suất tổn thất cho quạt phụ thuộc số vòng quay của trục quạt (phụ thuộc vào số vòng quay của trục khuỷu). Lượng không khí tỉ lệ bậc nhất, áp suất tỉ lệ bậc hai và công suất tỉ lệ bậc ba với số vòng quay. Khi tính toán quạt gió của động cơ này, ta phải tính đến ảnh hưởng của tốc độ gió gây ra do tốc độ chuyển động của ô tô. Do đó, lưu lượng thực tế của quạt Gq thường lớn hơn lưu lượng tính toán Gkk. Mức độ lớn bé lưu lượng thực tế của quạt phụ thuộc vào tốc độ ô tô. Khi tốc độ ô tô lớn, lưu lượng gió thực tế đi qua két nước tăng lên, nên lưu lượng không khí do quạt gió cung cấp giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, để đơn giãn, tính ở điều kiện khi xe đứng yên. Lưu lượng của quạt gió Gq phụ thuộc vào kích thước của quạt gió và được xác định theo sơ đồ hình (7.5). Theo [2] ta có: (7.25) Trong đó: rkk - khối lượng riêng của không khí theo điều kiện làm việc, không khí đi ra ở phía sau bộ tản nhiệt có nhiệt độ là tkkr = 690C. Theo [3] ta có: ρkk = 1,029 [kg/m3] R, r – bán kính ngoài và bán kính trong của quạt [m]. Theo số liệu ban đầu: R = 0,2 [m), r = 0,085 [m]. b - bề rộng cánh, b = 45 [mm]. nq = i.n - số vòng quay của quạt [vòng/ phút], i: tỉ số truyền động quạt, theo [2] ta có i = (1÷2). Theo [7], i = 1,05. n: số vòng quay trục khuỷu tính ở số vòng quay cực đại n = 3600[v/p]. nq = 1,05.3600 = 3780 [vòng/ phút]. α – góc nghiêng của cánh, theo [7]: α = 400. Z - số cánh. Thực tế xe: Z = 8 cánh. ηk - hệ số tổn thất tính đến sức cản của dòng không khí ở cửa ra dưới nắp đầu xe.(do động cơ đặt ở phía trước). Chọn ηk = 0,7. fn - diện tích tiết diện cửa ra của không khí dưới nắp đầu xe. Theo [2] ta có quan hệ giữa hệ số ηk với tỷ số như sau: ηk Hình 7.6. Quan hệ giữa ηk với tỷ số Vậy lưu lượng của quạt gió Gq là: . - Công suất của quạt gió được xác định như sau: (7.26) Trong đó: Q- lưu lượng của quạt, [m3/s], Hk - áp suất của quạt, tính theo chiều cao cột chất khí, [m cột khí], ρkk-khối lượng riêng của chất khí ở điều kiện làm việc của quạt [kg/m3], - Xét điều kiện nhiệt độ không khí ở phía sau bộ tản nhiệt có tkkr = 690C. Theo [3] ta có: ρkk = 1,029 [kg/m3] g – gia tốc trọng trường, [m/s2], g = 9,81 [m/s2]. η - hệ số hiệu dụng của quạt, η = 0,6 ÷ 0,75. Chọn η = 0,7. Ta lần lượt tính các thông số còn lại ở công thức (7.26) như sau: + Xác định lưu lượng của quạt . (7.27) + Xác định vận tốc hướng trục của quạt: Theo [5] ta có: (7.28) Do đó: . Trong đó: Q – lưu lượng của quạt [m3/s]. De - đường kính đỉnh cánh quạt [m], De = 0,4[m] Vậy ta có: + Xác định áp suất của quạt. Theo [5] ta có: . Suy ra: , [mm cột H2O]. (7.29) Trong đó: φ - hệ số phụ thuộc dạng cánh. Theo [5] ta có: φ = 2,8 ÷ 3,5, chọn φ = 3,2 Ue - vận tốc vòng của quạt, [m/s]. Theo [5] ta có: (7.30) De - đường kính đỉnh cánh, De = 0,4 [m]. Do đó, Thay giá trị Ue vào phương trình (7.29) ta được: [mm cột H2O ] = 0,07799 [m cột H2O ]. - Ta đổi áp lực của chất khí sang chiều cao là m cột nước H20, theo [5] ta có: g.ρkk.Hk = g.ρ.H Do đó: [m cột H2O]. Thay Hk vào (7.26) ta được: (7.31) - Xác định công suất Nd tiêu tốn để dẫn động quạt gió. Theo [5] ta có: . (7.32) Trong đó: Nq - công suất đặt trên trục quạt [kW]. a - hệ số tương ứng công suất Nq. Theo [5] ta có: a = 1,1 đối với quạt hướng trục (quạt chúng ta đang xét). ηt - hệ số truyền động hiệu dụng. Theo [5] ta có: ηt = 0,9. + NHẬN XÉT: Ta nhận thấy rằng công suất động cơ tiêu tốn cho việc dẫn động quạt gió là tương đối nhỏ so với công suất động cơ. Đây cũng là một ưu điểm nữa của hệ thống làm mát này. 7.2.6. Tính kiểm nghiệm bơm nước. Lưu lượng của bơm nước trong hệ thống phụ rất nhiều vào nhiệt lượng do nước mang đi và chênh lệch nhiệt độ của nước ra vào két. Để tính toán kiểm nghiệm bơm nước ta dựa vào các thông số kết cấu thực tế của bơm để tính và so sánh với giá trị của các thông số lý thuyết của bơm (thông số này có trong catalogue). b2 b1 a1 a2 Hình 7.6. Sơ đồ tính kiểm nghiệm bơm nước. d Theo [2] ta có: + Lưu lượng tính toán của bơm nước: Gb Gbtt = C1.ρn.π.(r12 - r02), [kg/s]. (7.33) Trong đó: ρn - mật độ nước làm mát. r1- bán kính trong của bánh công tác. r0 - bán kính ở bánh công tác. C1 - vận tốc tuyệt đối của nước khi đi vào cánh. Theo [2] ta có: C1 = 2 -5 [m/s], chọn C1 = 2,2[m/s]. Theo [7] ta có: r1= 21. 10-3 [m] r0 = 12.10-3 [m] Vậy, lưu lượng tính toán của bơm là: Gbtt = 2,2.1000.3,14.(212.10-6 - 122.10-6 ) Gbtt = 2,05 [kg/s] Theo tài liệu [7] có Gb* = 2,166 [kg/s]. + Công suất tiêu hao cho bơm nước được xác định theo [1]: . (7.34) Trong đó: ηb - hiệu suất của bơm, ηb = 0,6-0,7. ηcg - hiệu suất cơ giới của bơm, ηcg = 0,7-0,9 H - cột áp của bơm, theo [7] có H = 7,3[m cột nước] + NHẬN XÉT: Lưu lượng tính toán của bơm nước: Gbtt = 2,05 [kg/s]. Lưu lượng nước tuần hoàn trong hệ thống: Glm = 0,846 [kg/s]. Lưu lượng theo tài liệu [5]: Gb* = 2,166 [kg/s]. So sánh lưu lượng nước tính toán của bơm Gbtt với lượng nước tuần hoàn trong hệ thống Glm và với thông số theo tài liệu [5] Gb* ta nhận thấy rằng lượng nước do bơm cung cấp đủ khả năng làm việc trong hệ thống làm mát này. Đồng thời, công suất tiêu hao cho việc dẫn động bơm Nb là nhỏ nhưng vẫn đảm bảo việc cung cấp nước đầy đủ cho hệ thống làm mát, đây là ưu điểm nổi bật của bơm. 7.3. Kết quả tính toán. + Két làm mát: 7.3. Kết quả tính toán. + Két làm mát: +Bơm nước: + Quạt gió: 8. Tính kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát động cơ DAEWOO DE12TIS (Bằng chương trình VB 6.0) 8.1. Các đặc điểm thông số kỹ thuật của động cơ DAEWOO DE12TIS 8.1.1. Giới thiệu chung. Động cơ DE12TIS là một trong những động cơ Diesel bốn kỳ, sáu xilanh thẳng hàng hiện đại và được sử dụng rộng rải hiện nay. Động cơ được lắp trên xe bus DAEWOO 49 chỗ. Xe DAEWOO có công thức lốp 4x2 là loại dùng chở khách, chủ yếu chạy trong đường thành thị. Xe có kết cấu cứng vững, độ bền và độ tin cậy cao, đầy đủ tiện nghi cho người sử dụng đảm bảo an toàn, kết cấu, hình dáng bên ngoài và nội thất có tính mỹ thuật tương đối cao. Được nhập và sử dụng phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây. Với trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến của hãng DAEWOO đã cho ra đời loại động cơ DE12TIS. Hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn.... đều được trang bị đầy đủ và tối ưu. Với hệ thống làm mát bằng nước cưỡng bức một vòng tuần hoàn kín và hệ thống bôi trơn cưỡng bức. Động cơ này do hãng DAEWOO Hàn Quốc sản xuất và được nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai Trường Hải nhập về lắp trên xe Bus 49 chỗ ngồi. 8.1.2. Các thông số kỹ thụât của động cơ DE12TIS Bảng 8.1 Thông số kỹ thuật của động cơ: Ký hiệu Giá trị Đơn vị Loại động cơ Cách bố trí xi lanh Số xi lanh Thứ tự nổ Đường kính xi lanh Hành trình piston Dung tích xi lanh Tỉ số nén Công suất cực đại Số vòng quay ứng với công suất cực đại. Momen cực đại Tốc độ ứng với momen cực đại Tiêu chuẩn khí xả Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất khi đầy tải Chiều quay của động cơ Hệ thống bôi trơn Hệ thống làm mát Hệ thống khởi động Trọng lượng Dài x rộng x cao D S Vh ε Ne nđm Memax nM ge G L x b x h DAEWOO Thẳng hàng 6 1-5-3-6-2-4 123 155 11,051 16,8 250 2100 1421 1260 Europe II 186 -Ngược chiều kim đồng hồ. -Cưỡng bức kết hợp với vung té. -Bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức. -Bằng điện. 950. (1368 x932 x 1151). mm mm cc kW vòng/ph N.m vòng/ph g/kW.h Kg mm 8.2. Các thông số của két nước, bơm nước và quạt gió. + Két nước: Bề rộng làm việc két nước L = 620 [mm) Bề dày của két nước B = 130 [mm] Chiều cao két nước H = 1200 [mm]. Chiều cao làm việc của ống nước h = 1000 [mm] Độ dày của thành ống δ = 0,2 [mm] Kích thước ngoài của ống (15 x 2)mm Số hàng ống: 6 hàng. Số lượng ống trong một hàng: 40 ống. Số ống trên toàn bộ két làm mát n = 6.40 = 240 Số cánh tản nhiệt k = 75, một cánh gồm 330 lớp. Một lớp có các thông số sau: Bề rộng 1 lớp cánh tản nhiệt 11,2 [mm] Chiều dài 1 lớp cánh tản nhiệt 125 [mm] Bề dày cánh tản nhiệt δ’ = 0,2 [mm]. + Bơm nước: Lưu lượng định mức Gb = 320 [lít/phút]. Cột áp H = 14,5 [m cột nước] = 5,3333 [kg/s]. Bán kính ngoài của bánh công tác r2 = 56,4 [mm]. Bán kính trong của bánh công tác r1 = 32 [mm]. Bán kính ở bánh công tác r0 = 18 [mm]. Số cánh bánh công tác Z = 6. + Quạt: Số cánh quạt, Z = 8 cánh. Bán kính ngoài của quạt, R = 310 [mm]. Bán kính trong, r = 155[mm] Bề rộng cánh, b = 100 [mm] 8.3.Kết quả tính toán. + Tính két làm mát: + Tính kiểm nghiệm bơm nước: + Tính kiểm nghiệm quạt gió: 9.Tính kiểm tra nhiệt hệ thống làm mát động cơ YC4G170-20 (Bằng chương trình VB 6.0) 9.1. Các đặc điểm thông số kỹ thuật của động cơ YC4G170-20 9.1.1. Giới thiệu chung. Động cơ YC4G170-20 là động cơ diesel bốn kỳ, bốn xilanh thẳng hàng và làm mát bằng chất lỏng theo phương pháp cưỡng bức tuần hoàn một vòng kín. Động cơ này do Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí YUCHAI Trung Quốc sản xuất và được nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai Trường Hải nhập về lắp trên xe Bus THACO JB86L 35 chỗ ngồi. 9.1.2. Các thông số kỹ thụât của động cơ YC4G170-20 Bảng 9.1 Thông số kỹ thuật của động cơ: Tên thông số Ký hiệu Giá trị Đơn vị Kiểu động cơ Cách bố trí xi lanh Số xi lanh Thứ tự nổ Đường kính xi lanh Hành trình piston Dung tích xi lanh Tỉ số nén Công suất cực đại Số vòng quay ứng với công suất cực đại. Momen cực đại Tốc độ ứng với momen cực đại Tiêu chuẩn khí xả Suất tiêu hao nhiên liệu nhỏ nhất khi đầy tải Chiều quay của động cơ Hệ thống bôi trơn Hệ thống làm mát Hệ thống khởi động Trọng lượng Dài x rộng x cao D S Vh ε Ne nđm Memax nM ge G L x b x h YC4G170-20 Thẳng hàng 4 1-3-4-2 112 132 5,202 17,5 125 2300 630 1400 ÷1600 Europe II ≤ 210 Ngược chiều kim đồng hồ Cưỡng bức kết hợp với vung té Bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức Bằng điện ≤ 450 ≤ (980 x 750 x 1000) mm mm lít kW vòng/phút N.m vòng/phút g/kW.h Kg mm 9.2. Các thông số của két nước, bơm nước và quạt gió. + Quạt gió: Bán kính ngoài của quạt R = 275 [mm]. Bán kính trong của quạt r = 125 [mm]. Góc nghiêng đặt cánh α = 400. Số cánh Z = 8. Bề rộng lớn nhất của cánh b = 100 [mmm] Dẫn động bằng đai thang. + Két làm mát: Bề rộng làm việc két nước L = 620 [mm] Bề dày của két nước B = 125 [mm] Chiều cao két nước H = 1100 [mm]. Chiều cao làm việc của ống nước h = 990 [mm] Độ dày của thành ống δ = 0,2 [mm] Kích thước ngoài của ống [15 x 2]mm Số hàng ống: 6 hàng. Số lượng ống trong một hàng: 46 ống. Số ống trên toàn bộ két làm mát n = 6.46 = 276 Số cánh tản nhiệt k = 40, một cánh gồm 300 lớp. Một lớp có các thông số sau: Bề rộng 1 lớp cánh tản nhiệt 11,2 [mm] Chiều dài 1 lớp cánh tản nhiệt 125 [mm] Bề dày cánh tản nhiệt δ’ = 0,2 [mm]. + Bơm nước: Lưu lượng định mức Gb = 280 [lít/phút]. Cột áp H = 14,5 [m cột nước]. Bán kính ngoài của bánh công tác r2 = 55,5 [mm]. Bán kính trong của bánh công tác r1 = 30,5 [mm]. Bán kính ở bánh công tác r0 = 16,5 [mm]. Số cánh bánh công tác Z = 6. 9.3. Kết quả tính toán. + Tính két làm mát: + Tính bơm nước: + Tính quạt gió: 10. Thuật toán: Chương trình chính: + Chương trình con tính bơm: + Chương trình con tính quạt gió: + Chương trình con tính két làm mát: Qlm: Nhiệt của động cơ truyền cho nước làm mát [J/s]. Qlm’: Nhiệt từ két làm mát truyền cho môi trường [J/s]. 11.Kết luận. Sau khi khảo sát và tính toán kiểm tra nhiệt két làm mát của một số hệ thống làm mát động cơ: CA498, DE12TIS, YC4G170-20 ta nhận thấy: Các cụm chi tiết của hệ thống làm mát làm việc đảm bảo cho động cơ được làm mát tốt ở mọi chế độ làm việc. Công suất tiêu tốn cho việc dẫn động bơm và quạt gió là tương đối nhỏ và khả năng cung cấp nước làm mát của bơm, cũng như không khí đối với với quạt gió cho hệ thống là đảm bảo. Với chương trình này, ta có thể tính toán kiểm tra nhiệt một cách chóng và chính xác két làm mát của các loại động cơ đốt trong. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. GS.TS. Nguyễn Tất Tiến. “Nguyên lý động cơ đốt trong”. NXB Giáo dục - 2000 [2]. Hồ Tấn Chuẩn - Nguyễn Đức Phú - Trần Văn Tế - Nguyễn Tất Tiến. “Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, tập 3”. NXB Giáo dục – 1996 [3]. Đặng Quốc Phú - Trần Thế Sơn - Trần Văn Phú. “Truyền Nhiệt”. NXB giáo dục – 1999 [4]. Bùi Hải – Dương Đức Hồng – Hà Mạnh Thư. “Thiết bị trao đổi nhiệt”. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 1999 [5]. Nguyễn Văn May. “Bơm, quạt, máy nén”. NXB khoa học và kỹ thuật [6]. Catalogue động cơ DAEWOO DE12TIS [7]. Catalogue động cơ CA498 [8]. Catalogue động cơ YC4G170

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc03C4B_Tran Van Binh.doc
  • bak03C4B_Tran Van Binh_01.bak
  • dwg03C4B_Tran Van Binh_01.dwg
  • bak03C4B_Tran Van Binh_02.bak
  • dwg03C4B_Tran Van Binh_02.dwg
  • bak03C4B_Tran Van Binh_03.bak
  • dwg03C4B_Tran Van Binh_03.dwg
  • bak03C4B_Tran Van Binh_04.bak
  • dwg03C4B_Tran Van Binh_04.dwg
  • bak03C4B_Tran Van Binh_05.bak
  • dwg03C4B_Tran Van Binh_05.dwg
  • bak03C4B_Tran Van Binh_06.bak
  • dwg03C4B_Tran Van Binh_06.dwg
  • bak03C4B_Tran Van Binh_07.bak
  • dwg03C4B_Tran Van Binh_07.dwg
  • dwgThuat toan uong trinh 21-5.dwg