Lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị

MỞ ĐẦU I. Vị trí, vai trò của các tư tưởng và học thuyết chương trình trong sự phát triển xã hội. Lịch sử các học thuyết chính trị chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các môn Khoa học xã hội. Nó là lịch sử quá trình đang tiến triển nhằm nhận thức các hình tháicht của đời sống xã hội. Hệ tư tưởng chính trị gắn bó mật thiết với sự tồn tại của xã hội và Nhà nước có giai cấp bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, các đảng phái, các nhóm xã hội với chế độ nhà nước. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các học thuyết chính trị là sự thể hiện cô đọng những lợi ích kinh tế của giai cấp này hoặc giai cấp khác. Những lợi ích kinh tế ấy của các giai cấp cần có quyền lực chính trị bảo vệ và vì vậy nó thúc đẩy các giai cấp này phải nghiên cứu và chứng minh những tư tưởng chính trị của mình. Lợi ích kinh tế của các giai cấp khác nhau thì khác nhau. Chính vì thế nảy sinh những cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp đó trên bình diện tư tưởng là sự đối chọi của các học thuyết xung đột tư tưởng. Sự thắng thế của một học thuyết thời lưu tư tưởng này hay khác đều có tác dụng quan trọng đối với khuynh hướng phát triển xã hội. -Những tư tưởng chính trị phục vụ các lực lượng lỗi thời trong xã hội, bảo vệ chế độ kinh tế - xã hội và kiến trúc thượng tầng chính trị của chế độ đang suy tàn. Các tác dụng cản trở sự phát triển xã hội và vì vậy chúng là những học thuyết, tư phản động. Những tư tưởng và những quan điểm chính trị mới tiến bộ phục vụ lợi ích của các lực lượng tiên tiến trong xã hội, phản ánh những lợi ích của các giai cấp tiến bộ trong xã hội nảy sinh trên cơ sở phát triển đầy đủ những nhu cầu về vật chất và tinh thần của đời sống xã hội. Những tư tưởng và học thuyết ấy tạo điều kiện xoá bỏ chế độ chính trị xã hội cũ và sản sinh củng cổ chế độ chính trị xã hội mới. Chính do tính chất đối khàng nhau nưh vậy mà các tư tưởng và học thuyết chính trị tiến bộ luôn xuất hiện và phát triển trong cuộc đấu tranh với các học thuyết phản động. Lênin đã chỉ rõ: “lịch sử tư tưởng chính trị là lịch sử của quá trình thay thế của tư tưởng, do đó là lịch sử đấu tranh tư tưởng”. (LN Toàn tập T25, tr.131). -Sau khi ra đời các học thuyết tiến bộ trở thành tài sản của quần chúng nhân dân, động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh chống lại các lực lượng phản động trong xã hội. Vai trò tổ chức của các tư tưởng và học thuyết đặc biệt trong thời gian diễn ra các cuộc cách mạng xã hội. Không có học thuyết, không có tư tưởng chỉ đạo thì không thể có sự biến đổi cách mạng. Trong những hoàn cảnh ấy, những tư tưởng và học thuyết tiên tiến kêu gọi quần chúng lao động đoàn kết và phát động họ tham gia cuộc đấu tranh vì một chế độ chính trị xã hội mới mới, một một thiết chế nhà nước và pháp quyền mới. Cách mạng mới mà nhiệm vụ chính trị của nó là xoá bỏ dưới hình thức này hoặc hình thức khác các mối quan hệ sản xuất đã lỗi thời làm cho chúng phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. -Mỗi giai cấp đều đưa ra những học thuyết và tư tưởng chính trị của mình. Những học thuyết và tư tưởng thống trị trong xã hội, là những tư tưởng, học thuyết giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền. Những tư tưởng và học thuyết khác tồn tại trong xã hội là những học thuyết và tư tưởng của giai cấp không giữ địa vị thống trị, nó được đưa ra để bảo vệ và chứng minh cho những đòi hỏi thống trị về kinh tế và xã hội của giai cấp ấy. Nó thúc đẩy quá trình làm tan rã những điều kiện vật chất cũ và làm phát sinh những nhân tố cách mạng mới. -Giữa các học thuyết và tư tưởng không có sự tách rời riêng biệt tuyệt đối mà chúng chịu tác động, ảnh hưởng qua lại của nhau. Người ta không thể giới thiệu một khuynh hướng tư tưởng này hay khác bằng một sự vay mượn trần trụi, bằng một sự chuyển dịch máy móc các tư tưởng từ hoàn cảnh lịch sử này sang hoàn cảnh lịch sử khác. Song người ta cũng không thể giải thích cặn kẽ thấu đáo một hệ tư tưởng nếu cô lập tuyệt đối nó. Chính vì thế nghiên cứu các học thuyết chính trị là cơ sở nền tảng để tìm hiểu về Nhà nước và pháp luật. Cuộc đấu tranh và sự thay thế các khuynh hướng chính trị chủ yếu đã làm bộc lệ sâu sắc bản chất giai cấp của các thiết chế nhà nước và pháp luật, những thiết đã hình thành và phát triển phù hợp với các tư tưởng chính trị pháp luật. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn khoa học lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị. Môn lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị nghiên cứu các tư tưởng và học thuyết chính trị pháp luật trong lịch sử, có nghĩa là nghiên cứu chúng trong quá trình phát sinh và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT VÀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ Đăng Huy Trinh Giáo viên Khoa Hành chính - Nhà nước Trường Đại học Luật Hà Nội - 1993 CHÍNH TRỊ LÀ Ý CHÍ THẮNG TRỊ CỦA MỘT GIAI CẤP NÀY ĐỐI VỚI MỘT GIAI CẤP KHÁC. MỞ ĐẦU I. Vị trí, vai trò của các tư tưởng và học thuyết chương trình trong sự phát triển xã hội. Lịch sử các học thuyết chính trị chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các môn Khoa học xã hội. Nó là lịch sử quá trình đang tiến triển nhằm nhận thức các hình tháicht của đời sống xã hội. Hệ tư tưởng chính trị gắn bó mật thiết với sự tồn tại của xã hội và Nhà nước có giai cấp bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa các giai cấp, các đảng phái, các nhóm xã hội với chế độ nhà nước. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, các học thuyết chính trị là sự thể hiện cô đọng những lợi ích kinh tế của giai cấp này hoặc giai cấp khác. Những lợi ích kinh tế ấy của các giai cấp cần có quyền lực chính trị bảo vệ và vì vậy nó thúc đẩy các giai cấp này phải nghiên cứu và chứng minh những tư tưởng chính trị của mình. Lợi ích kinh tế của các giai cấp khác nhau thì khác nhau. Chính vì thế nảy sinh những cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt. Phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp đó trên bình diện tư tưởng là sự đối chọi của các học thuyết xung đột tư tưởng. Sự thắng thế của một học thuyết thời lưu tư tưởng này hay khác đều có tác dụng quan trọng đối với khuynh hướng phát triển xã hội. -Những tư tưởng chính trị phục vụ các lực lượng lỗi thời trong xã hội, bảo vệ chế độ kinh tế - xã hội và kiến trúc thượng tầng chính trị của chế độ đang suy tàn. Các tác dụng cản trở sự phát triển xã hội và vì vậy chúng là những học thuyết, tư phản động. Những tư tưởng và những quan điểm chính trị mới tiến bộ phục vụ lợi ích của các lực lượng tiên tiến trong xã hội, phản ánh những lợi ích của các giai cấp tiến bộ trong xã hội nảy sinh trên cơ sở phát triển đầy đủ những nhu cầu về vật chất và tinh thần của đời sống xã hội. Những tư tưởng và học thuyết ấy tạo điều kiện xoá bỏ chế độ chính trị xã hội cũ và sản sinh củng cổ chế độ chính trị xã hội mới. Chính do tính chất đối khàng nhau nưh vậy mà các tư tưởng và học thuyết chính trị tiến bộ luôn xuất hiện và phát triển trong cuộc đấu tranh với các học thuyết phản động. Lênin đã chỉ rõ: “lịch sử tư tưởng chính trị là lịch sử của quá trình thay thế của tư tưởng, do đó là lịch sử đấu tranh tư tưởng”. (LN Toàn tập T25, tr.131). -Sau khi ra đời các học thuyết tiến bộ trở thành tài sản của quần chúng nhân dân, động viên, tổ chức quần chúng đấu tranh chống lại các lực lượng phản động trong xã hội. Vai trò tổ chức của các tư tưởng và học thuyết đặc biệt trong thời gian diễn ra các cuộc cách mạng xã hội. Không có học thuyết, không có tư tưởng chỉ đạo thì không thể có sự biến đổi cách mạng. Trong những hoàn cảnh ấy, những tư tưởng và học thuyết tiên tiến kêu gọi quần chúng lao động đoàn kết và phát động họ tham gia cuộc đấu tranh vì một chế độ chính trị xã hội mới mới, một một thiết chế nhà nước và pháp quyền mới. Cách mạng mới mà nhiệm vụ chính trị của nó là xoá bỏ dưới hình thức này hoặc hình thức khác các mối quan hệ sản xuất đã lỗi thời làm cho chúng phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. -Mỗi giai cấp đều đưa ra những học thuyết và tư tưởng chính trị của mình. Những học thuyết và tư tưởng thống trị trong xã hội, là những tư tưởng, học thuyết giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền. Những tư tưởng và học thuyết khác tồn tại trong xã hội là những học thuyết và tư tưởng của giai cấp không giữ địa vị thống trị, nó được đưa ra để bảo vệ và chứng minh cho những đòi hỏi thống trị về kinh tế và xã hội của giai cấp ấy. Nó thúc đẩy quá trình làm tan rã những điều kiện vật chất cũ và làm phát sinh những nhân tố cách mạng mới. -Giữa các học thuyết và tư tưởng không có sự tách rời riêng biệt tuyệt đối mà chúng chịu tác động, ảnh hưởng qua lại của nhau. Người ta không thể giới thiệu một khuynh hướng tư tưởng này hay khác bằng một sự vay mượn trần trụi, bằng một sự chuyển dịch máy móc các tư tưởng từ hoàn cảnh lịch sử này sang hoàn cảnh lịch sử khác. Song người ta cũng không thể giải thích cặn kẽ thấu đáo một hệ tư tưởng nếu cô lập tuyệt đối nó. Chính vì thế nghiên cứu các học thuyết chính trị là cơ sở nền tảng để tìm hiểu về Nhà nước và pháp luật. Cuộc đấu tranh và sự thay thế các khuynh hướng chính trị chủ yếu đã làm bộc lệ sâu sắc bản chất giai cấp của các thiết chế nhà nước và pháp luật, những thiết đã hình thành và phát triển phù hợp với các tư tưởng chính trị pháp luật. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn khoa học lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị. Môn lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị nghiên cứu các tư tưởng và học thuyết chính trị pháp luật trong lịch sử, có nghĩa là nghiên cứu chúng trong quá trình phát sinh và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. -Có những quan niệm cho rằng đối tượng nghiên cứu của môn khoa học này là những vấn đề thuần thuý lý luận trừu tượng, không liên quan gì tới các giai cấp trong xã hội. Bằng cách đó đã tách các hình thái kinh tế - xã hội cụ thể, biến chúng thành một cái gì đó nằm ngoài lịch sử và phi giai cấp. -Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong bất kỳ một sự nghiên cứu lý luận nào không nên chỉ xác nhận những hiện tượng đang nghiên cứu mà cần đi sâu tìm hiểu bản chất khám phá nguyên nhân của chúng. Không chỉ cần giải thích máy móc các tư tưởng và học thuyết chính trị mà còn cần phải hiểu được nghĩa thực tế của chúng trong sự phát triển vai trò của chúng trong quá trình thay thế hợp quy luật hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế - xã hội khác, kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác trong lịch sử. -Lênin đã chỉ rõ: “Mjốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp” của sự vật đó… Toàn bộ thực tiễn của con người, thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách là kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều kiện cần thiết đối với con người, cần phải được bao hàm trong “định nghĩa” đầy đủ của sự vật”. -M<ôn lịch sử các học thuyết chính trị không nghiên cứu các tư tưởng và học thuyết chung một cách mà đi sâu nghiên cứu toàn bộ những tư tưởng và học thuyết chính trị pháp quyền mà sự phát sinh, phát triển của hình thái này nó liên quan chặt chẽ tới sự tồn tại nhà nước, tới lịch sử phát triển cụ thể của nhà nước và pháp quyền. Nội dung, đối tượng nghiên cứu của môn khoa học này là hệ thống các tư tưởng và học thuyết chính trị pháp lý của tất cả các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp. -Hệ tư tưởng chính trị là một trong những lĩnh vực ý thức xã hội phưc tạp nhất. Khi nghiên cứu nó qua các tuyên bố và luận thuyết khác nhau cần tìm ra lợi ích khách quan, lợi ích Đảng nào đó, qua đó phát hiện ra được ý nghĩa xã hội (tiến bộ nhay phản động) của học thuyết chính trị này. -Lịch sử các học thuyết chính trị không chỉ nghiên cứu quan điểm của các giai cấp, các đảng phái đối với quyền lực nhà nước với các tư tưởng chính trị mà còn nghiên cứu những tư tưởng pháp quyền quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến nhà nước, Pháp luật như dưới góc độ của lịch sử các học thuyết chính trị là hình thức chính trị của các giai cấp thống trị được đưa vào hoạt động thực tế của chính quyền nhà nước. Nếu các tư tưởng, chính trị và pháp luật. Như vậy là trọng tâ,m là trực tiếp môn lịch sử các học thuyết chính trị nó được nghiên cứu như là những bộ phận liên quan một cách hữu cơ trong một chỉnh thể thống nhất nhằm chỉ ra lịch sử các học thuyết chính trị là quá trình tích luỹ hợp quy luật những kiến thức về nhà nhà nước và pháp quyền diễn ra trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa các khuynh hướng thể hiện lợi ích chính trị của các giai cấp khác nhau. Từ những điểm phân tích ở trên chúng ta thấy: “Đối tượng nghiên cứu của môn khoa học lịch sử các học thuyết chính trị là những tư tưởng và học thuyết chính trị pháp luật xuất hiện và phát triển hợp quy luật trong suốt lịch sử xã hội có tổ chức nhà nước. Những tư tưởng và học thuyết này xét cho cùng là do các mối quan hệ kinh tế quy định và chúng phản ánh lợi ích của các giai cấp tranh đấu trong xã hội”. -Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lịch sử - cụ thể cho phép nhận định và đánh giá đúng các tư tưởng và học thuyết. (Dựa trên phép biện chứng duy vật). Phê phán các phương pháp: (xuyên tạc, hiện đại hoá, so sánh bề mặt). Thực chất của phương pháp này là như thế nào/ Lịch sử các học thuyết chính trị là một môn khoa học không chỉ làm rõ tính giai cấp của các tư tưởng và học thuyết chính trị và pháp luật mà nó còn làm rõ phát triển hệ tư tưởng chính trị trong lịch sử giúp cho sự thâm nhập dần dần của tư duy con người vào bản chất thực sự của các chế độ nh - pháp luật buộc đối tượng nghiên cứu cũng phải trở thành đối tượng nhận thức luạn trong lịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị . Đây cũng là một khía cạnh của phương pháp tiếp cận này. Lênin nói rằng, mục đích của mọi môn khoa học là ở chỗ nó đưa ra được bức tranh thật về thế giới. Điều đó có nghĩa là cần phải xác định một cách khách quan khoa học, cụ thể trong lịch sử chế độ đúng của các tư tưởng chính trị và pháp luật, xác định vai trò và ý nghĩa của chúng trong sự phát triển xã hội, trong cuộc đấu tranh giữa các giai cấp. Một nguyên tắc mang tính chất phương pháp luận hết sức quan trọng của môn lịch sử các học thuyết chính trị là tính Đảng của nó. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì nguyên tắc Đảng la cơ sở để nghiên cứu mọi môn Khoa học xã hội. Theo đó tính Đảng trong Khoa học xã hội là sự thừa nhận bản chất và nội dung giai cấp của Khoa học xã hội. Lênin đã viết: “Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị”. LN toàn tập, T23, tr 57. Yêu cầu về tính Đảng Cộng sản loại trừ mọi sự chủ quan và xu thời trong khi nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị. Thực chất nó đòi hỏi phải phân tích chính xác ý nghĩa thực của mỗi yếu tố trong hệ tư tưởng của những giai cấp khác nhau. Từ đó tìm ra các quy luật phát triển khách quan, xác định những chân lý khách quan, giải quyết các mâu thuẫn khách quan. Một cách cụ thể hơn khi nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị phải chú ý trước tiên đến các điều kiện kinh tế - xã hội của thời đại, tới những hoàn cảnh cụ thể của xã hội ấy. Chúng ta đều biết rằng những quan điểm chính trị là tiến bộ trong thời kỳ lịch sử này có thể lại là những quan điểm phản động trong thời kỳ khác (quan điểm của giai cấp tư sản trong thời kỳ cách mạng tư sản là tiến bộ, đến thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa lại trở nền lỗi thời lạc hậu). Vì thế khi nghiên cứu lịch sử các học thuyết chính trị, khi đánh giá giá trị của các quan điểm chính trị cần phải xem nó đóng góp, giải quyết được những vấn đề gì so với đòi hỏi đương đại. Những sự xem xét, phân tích và giải quyết vấn đề một cách rõ ràng triệt để như vậy làm nên cách tiếp cận lịch sử cụ thể trong môn khoa học lịch sử các học thuyết chính trị. III. Các khái niệm và thuật ngữ cơ bản. 1. Quyền lực và những yếu tố cấu thành quyền lực. -Hiện còn tranh cãi nhiều về khái niệm “chính trị”, song hầu như đều thống nhất ở chỗ vấn đề quyền lực có vai trò rất quan trọng. Phân tích quyền lực xã hội người ta thấy nó gồm 2 mặt cấu thành cơ bản: + Mặt vũ lực (hay sức mạnh vật chất). Quyền lực là sức mạnh cưỡng chế dựa vào những lực lượng vật chất. Xã hội muốn tồn tại và đứng vững cần có những cơ quan như Công an, quân đội, nhà tù, nó thể hiện sức mạnh bạo lực của quyền lực. + Mặt tinh thần: chỉ bạo lực không thường không đủ để giữ vững trật tự xã hội. Quyền lực xã hội còn có khía cạnh thứ hai là khái cạnh lòng tin. Lòng tin tưởng là nền tảng của quyền lực (ngay từ thời cổ đại Khổng Tử đã nói: “Dân vô tín bất lập” - Không có lòng tin tưởng thì không thể xây dựng được một xã hội ổn định, phát triển. -Một cách phân chia khác, người ta phân chia quyền lực thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo lĩnh vực mà nó chi phối. + Quyền lực chính trị (lực lượng chính trị). + Quyền lực kinh tế (lực lượng kinh tế, lao động kinh tế). + Quản lý tinh thần… (giáo hội, nhà thờ) Quyền lực nói chung là khả năng cưỡng chế hướng theo một mục tiêu nhất định dựa vào những lực lượng vật chất và tinh thần nhất định. 2. Tư tưởng và ý thức hệ chính trị. -Tư tưởng là sự biểu hiện phản ánh trong trí óc một hình tượng nhất định. Tư tưởng là những hệ rời rạc và chưa sắp xếp thành hệ thống. -Nhiều tư tưởng kết hợp với nhau thành một hệ thống chặt chẽ, mạch lạc có thư lớp ta có một lý thuyết (một thuyết). -Lý thuyết được áp dụng tỏng hoạt động thực tiễn ta có một học thuyết (học thuyết Mác-Lênin). Nếu học thuyết nào hướng tơi việc lôi kéo nhiều người tin tưởng và tham gia dựa vào nó trong hoạt động chính trị tạo nên sự cải biến xã hội sâu sắc thì nó trở thành chủ nghĩa. Một hệ thống tư tưởng hay lý thuyết bao quát được hết cả mọi khía cạnh của đời sống xã hội, định chiều hướng cho sự suy nghĩa, lý luận, hành động, sinh sống của hầu hết mọi thành viên trong xã hội thì được gọi là ý thức hệ. Mỗi xã hội đều có ý thức hệ riêng của mình (ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ tư bản, ý thức hệ xã hội chủ nghĩa). 3. Nền tảng triết lý của các học thuyết chính trị. + Bản thể luận, vũ trụ quan: x Duy vật x Duy tâm x Ng luận + Nhận thức luận: Phương pháp biện chứng hây siêu hình, lực lượng phản ánh. + Nhân sinh quan: x Phái chủ trương tính thiện. x Phái chủ trương tính ác. x Phái chủ trương duy hoà: do giáo dục không tự nhiên thiện hay ác. 4. Hình thức chính trị: x Hình thức : thần quyền. x Hình thức : quân quyền x Hình thức : dân quyền. *Hình thức thần quyền: tôn giáo và chính trị trùng hợp nhau, các xã hội cổ đại. Các giáo sĩ có một vai trò quan trọng trong đời sống chính trị. *Hình thức quân quyền: Có sự tồn tại của một nhà vua, các quyết định chính trị được thực hiện một cách cực đoan. Mọi việc đều do nhà vua chủ trì, mọi pháp lệnh đều do nhà vua mà ra thần dân phải triệt để tuân lệnh nhà vua. *Hình thức dân quyền: Quyền quyết định nằm trong tay toàn dân. 4. Các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn sự tổ chức xã hội. a. Nguyên tắc thiên trị: được áp dụng rộng rãi trong những xã hội thần quyền. Đặc điểm cơ bản của nguyên tắc này là thiết lập tin tưởng mãnh liệt nơi trời, nơi thần linh. Theo nguyên tắc này sự cai trị phải noi theo ý muốn của trời của thần linh. Nhà cầm quyền được xem là đại diện của trời của thần linh. (Hy lạp Cổ đại, tuyển chọn người cầm quyền bằng cách rút thăm hợp với ý thần linh). b. Nguyên tắc Nhân trị (Đức trị): Đặt nền tảng sự cai trị trên giá trị của người cầm quyền. Những người theo nguyên tắc này cho rằng sự hưng suy của xã hội do đức độ, tài năng của người cầm quyền mà ra, tất cả vấn đề ở chỗ là làm sao cho xã hội có người cai trị giỏi (các khả năng và đức tính của người cai trị ở mỗi giai đoạn khác nhau vô cùng. Hồ Chủ Tịch: Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư). c. Nguyên tắc pháp trị: Lấy pháp luật làm căn bản, những người theo phái này chủ tửơng con người rất yếu hèn dễ sai lầm nên phải dựa vào pháp luật là những quy tắc khái quát áp dụng cho mọi người một cách bình đẳng. d. Nguyên tắc, chủ trương vô trị: Chop rằng việc cai trị phiền nhiễu mọi người à tốt hơn hết không cần có sự cai trị hay cai trị càng ít càng tốt. Đây là lập trường của phái Đạo gia Trung Quốc và của các nhóm vô chính phủ phương Tây. quyền lực là tổng hợp mọi sức mạnh vật chất và tinh thần, nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong việc lãnh đạo và quản lý xã hội. Quan hệ bao giờ cũng có chủ thể xã hội của nó. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM I. Tư tưởng chính trị Lê Quý Đôn. Lê Quý Đôn sinh 1726 mất 1784 thọ 58 tuổi, năm 18 tuổi đi thi đậu giải nguyên. Năm 27 tuổi thi hội và thi đình đều đỗ đầu (Bảng nhãn - Trạng Nguyên). Ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy quan lại của Vua Lê, Chúa Trịnh. Năm 1764 Lê Quý Đôn dâng sớ đề nghị xây dựng Pháp chế làm nền tảng cho việc cai trị quốc gia song không được nhà Trịnh chấp nhận lại còn bị đẩy ra ngoài làm đốc đồng Kinh Bắc, (Hải Dương ngày nay). Ông tỏ ý bất mãn và lui về làm sách. Năm 1773 đã giữ chức Bồi trung tương đương với Phó Thủ tướng. Lê Quý Đôn là một học giả uyên bác nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Tác phẩm của ông đề cập nhiều lĩnh vực. Về chính trị xã hội có các tác phẩm như: Thư kinh diễn nghĩa, Quần thư khảo biện, Vân đài loại ngữ, Kiến văn tiểu học v.v… Lê Quý Đôn là nhà tư tưởng có cách lý giải độc đáo và độc lập. Ông nghiên cứu, phân tích cái hay, cái dở trong hàng loạt chính sách của Chúa Trịnh lúc bấy giờ cũng như phân tích cái hay và cái dở của các nhân vật lịch sử trong Bắc Sử như Tần Thuỷ Hoàng, Tào Tháo v.v… Tuy nhiên Lê Quý Đôn không thoát ra khỏi hệ tư tưởng của thời đại mình đó là hệ tư tưởng phong kiến. Ông là phần tử trí thức đứng trên lập trường của giai cấp phong kiến suy tàn. Tư tưởng chính trị của ông thể hiện mong muốn củng cố chế độ phong kiến đang lung lay. Biện pháp của ông có tính chất cải cách song cải cách là để duy trì và ổn định Nhà nước phong kiến, luật lệ phong kiến chứ không phải là để thay thế nó. Chính vì thế nó vẫn mang tính chất lạc hậu. Lê Quý Đôn chủ trương duy trì đức trị đồng thời không xem nhẹ pháp trị. Tuy nhiên ông không hoàn toàn theo lập trường của phái Pháp gia mà trước sau vẫn trung thành với Nho giáo bảo vệ đạo đức và lễ nghi phong kiến. Đường lối cai trị quốc gia trong tư tưởng Lê Quý Đôn là kết hợp Đức trị với Pháp trị. Xã hội chính trị, lý tưởng của Lê Quý Đôn là một xã hội phong kiến ổn định, có phân biệt đẳng cấp (giàu, nghèo, thân sơ v.v… ảnh hưởng của Khổng Tử). Song trong xã hội đó không được tồn tại một sự bóc lột quá mức. Trong xã hội đó bộ máy cai trị được xây dựng một cách hợp lý dựa trên nền tảng là một tầng lớp những người tài năn và đức độ. Lê Quý Đôn viết trong “Quần thư khảo biên” như sau: “Trị nước có gốc ở việc kính sư yêu dân dùng người hềin, bỏ kẻ gian thì lòng người thường qui phục kỷ cương không rối loạn, khi đó rõ việc văn chi đem ra xếp đặt mà thôi”. Bên cạnh việc đề cao trọng dụng người hiền Lê Quý Đôn cũng khẳng định: “đường lối chính trị phải có pháp luật, điều lệ. Vua quan không thể tuỳ ý xét xử tội hình hay ban thưởng công trạng”. Lê Quý Đôn cho rằng làm chính trị phải giữ lẽ công bằng mới đứng vững được, ông viết: “Pháp độ là của chung của cả thiên hạ, cốt phải quy định từng điều, từng luật, nặng nhẹ lớn nhỏ đều phải cho xứng đáng, công bố minh bạch cho thiên hạ biết. Sau mới căn cứ vào đó mà quyết định”. (Tư tưởng này có thể tìm thấy trong tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền Pháp). Pháp luật phải thống nhất rõ ràng và công bố cho mọi người đều biết. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NGUYỄN TRÃI Nguyễn Trãi là một trong những nhà tư tưởng yêu nước xuất sắc nhất nửa đầu thế kỷ XV. Tư tưởng của ông đã vươn lên ngang tầm thời đại lúc bấy giờ. Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai sinh năm 1380 là con của quan tư đồ Trần Nguyên Hãn. Năm 20 tuổi đã thi đậu Tiến sĩ dưới triều Hồ. (hai cha con cùng một triều vua). Năm 1442 Lê Thái Tông chết đột ngột, ông bị vu oan và bị giết. Tư tưởng của ông nổi lên các vấn đề như quốc gia, chủ quyền quốc gia, đường lối trị nước, Nguyên nhân hưng suy thành bại của các triều đại. Nguyễn Trãi đã suy nghĩ tới những yếu tố cấu thành quốc gia có lúc ông dùng khái niệm thành có lúc ông dùng khái niệm bang. Để từ đó xây dựng khái niệm quốc gia dân tộc Đại Việt ngang hàng với các quốc gia khác. Quốc gia trong quan niệm của Nguyễn Trãi trước tiên là biểu hiện về mặt thống nhất lãnh thổ của nó. Vì vậy nó phải vừa xác thực, vừa toàn vẹn và bất khả xâm phạm Quốc gia đó có chủ thể của nó. Chủ thể đó là những chủ nhân thực sự của Đại Việt, đó là những bậc hiền nhân quân tử, những bậc tối mưu, hành động hợp với đạo Trời. (ảnh hưởng Nho giáo - phân tầng đẳng cấp). Tư tưởng về việc xây dựng giải quyết Việt Nam độc lập, tự do đã được Nguyễn Trãi đề cập tới nhiều nơi, nhiều chỗ. Cô đọng và tập trung nhất đó là trong Đại cáo Bình Ngô: Xét như nước Đại Việt ta. Thật là một nước văn hiến Mà hào kiệt không bao giờ thiếu. Đại cáo Bình ngô đã thể hiện như một bản tuyên ngôn độc lập hào hùng của dân tộc vào thế kỷ XV. Trong đó nó khẳng định chủ quyền quốc gia của dân tộc. Đó là lĩnh vực thiêng liêng và bất khả xâm pham. (Đây là bản tuyên ngôn xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử tư tưởng chính trị thế giới. Về đường lối trị nước tư tưởng của Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo và có thể nói ông đã xây dựng một phương pháp tổng hợp trong đó nhấn mạnh. Dân là gốc nước, an dân là điều kiện để an xã hội, để chính nghĩa dành được thắng lợi và triều đại được củng cố. Lấy nhân nghĩa làm cơ sở làm gốc của sức mạnh của quyền lực. “Lấy yêu chống mạnh. Lấy trí nhân để thay cường bạo v.v…”. Xây dựng một quốc gia phong kiến ổn định. Vua sáng tôi hiền. TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) quê ở Vĩnh Bảo, Hải Phòng, xuất thân trong một gia đình có mẹ là con gái quan Thượng thư Nhữ Văn Lan, bố ông là Văn Định - một người có học vấn. (Là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam thế kỷ 16 ông đã từng là bạn học là thầy dạy của nhiều lớp trí thức Việt Nam thế kỷ 16). (Học rộng biết nhiều nhưng mãi đến năm 1535 khi đã 45 tuổi ông mới đi thi đậu Trạng Nguyên và ra làm quan với nhà Mạc.) Nguyễn Bỉnh Khiêm còn là một nhàtư tưởng đã chững kiến những biến cố lớn của chế độ phong kiến đang chuyển sang thời kỳ suy tần. Băn khoăn day dứt trước thực trạng xã hội, đối đầu với những vấn đề nan giải mà chế độ cát cứ phong kiến đặt ra nhưng cuối cùng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không thể xoay chuyển được thời thế đem lại thống nhất hoà bình cho Tổ quốc, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân. Thực tế lịch sử đó đã thể hiện trong tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông đã đi từ lập trường ủng hộ và khẳng định nhà nước phong kiến chế độ phong kiến sang lập trường nghi ngờ trật tự phong kiến, nhà nước phong kiến, lo âu trước số phận dân tộc. Nguyễn Bỉnh Khiêm phần nào nhận thấy thời thế đổi khác nhà nước phong kiến Việt Nam đã từ đỉnh cao của nó trong thế kỷ XV trượt dài xuống dốc. Giai cấp phong kiến không còn có thể giương cao ngọn cờ dân tộc mà đã bộc lộ một cách sâu sắc những mâu thuẫn không thể dung hoà của chúng. Các tập đoàn phong kiến thay nhau chia cắt đất nước và gây ra tình trạng chiến tranh phong kiến kéo dài. Cùng với phong kiến là nạn bắt phu bắt lính cướp bóc hết sức nặng nề. Nhận thức được điều đó nhưng không có điều kiện như Nguyễn Trãi trước đây là theo một minh chủ để rồi tìm kiếm xây dựng một nền hoà bình vững chắc cho đất nước. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm cách giảm nhệ sự đối địch giữa các tập đoàn phong kiến bằng cách tách chúng ra mỗi tập đoàn ở một góc: Nhà Mạc lên Cao Bằng, Nhà Trịnh ở lại Thăng Long, còn Nhà Nguyễn thì Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên vào miền Trung (Hoành Sơn) - dãy núi có đèo ngang Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng mách nước cho cả ba tập đoàn phong kiến Mạc, Trịnh, Nguyễn và điều này chứng tỏ ông mong muốn tìm kiềm một thế cân bằng, tạm ổn định nhằm giảm nhẹ nỗi khổ cho nhân dân. Kế sách đó của Nguyễn Bỉnh Khiêm có hạn chế đã gây ra tìnhtrạng cát cứ một cách lâu dài. Có thể thấy ở đây Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện quan điểm chống lại chiến tranh phong kiến song biện pháp của ông chưa có hiệu quả, hữu hiệu. Nguyễn Bỉnh Khiêm trước sau vẫn là một trí thức Nho học, sp của chế độ phong kiến nên vẫn không thể thoát ra khỏi hệ tư tưởng phong kiến. Ông tìm cách lý giải các vấn đề chính trị, các hiện tượng chính trị thực tiễn bằng những quan niệm của Nho, ý lý số. Tương truyền Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người rất giỏi về đoán trước các sự kiện xảy ra. Sử sách còn lưu giữ tập: “Trình quốc công Sấm ký ghi lại những lời tiên tri của ông. (Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà lý học rất giỏit sử, vẽ chép rằng ông đã nắm được những điều bí truyền của sách Thái ất thần kinh”. CHƯƠNG II. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI. I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI. Ấn Độ là một quốc gia phương Đông rộng lớn có nền văn hoá lâu đời đặc sắc. Cư dân đầu tiên sinh sống ở Ấn Độ là người Dravidian. Người Dravidian là một tộc người có trình độ văn minh tương đối phát triển. Họ đã xây dựng và thiết lập những thiết chế nhà nước đầu tiên ở Ấn Độ, trong khoảng từ thế kỷ X đến thế kỷ VI trước công nguyên . Cùng với sự xuất hiện nhà nước sơ khai trong xã hội Ấn Độ cũng đã bắt đầu xuất hiện mầm mống của sự phân chia giai cấp. Đến thế kỷ III TCN sự phân hoá giai cấp giàu nghèo đã hình thành rõ rệt. Người ta đã tìm thấy dấu vết của những thành phố cổ lớn ở Ấn Độ. Trong những khu vực dành cho người giàu đã tìm thấy dấu tích của những kiến trúc rất gần với hiện đại như đường xá rộng, bể bơi, bồn tắm v.v.. Nền văn minh của người Dravidian tồn tại không bao lâu thì bị người Aryan với trình độ văn minh kém hơn nhưng có sức mạnh quan sự chinh phục. Người Auyan thống trị Ấn Độ, thực hiện quá trình thống nhất. Ấn Độ thành một đế chế hùng mạnh. Trong quá trình thống nhất đó cũng đã diễn ra sự đồng hoá lẫn nhau giữa người Aryan và Dravidian. Những yếu tố tinh thần tư tưởng của hai tộc người không những không bị tiêu diệt mà còn hoà quyện vào nhau tạo nên bản sắc độc đáo của tư tưởng Ấn Độ. II. KINH VEDA VÀ UPANISAHD - CỘI NGUỒN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TÔN GIÁO ẤN ĐỘ. Tinh thần Ấn Độ đã được thể hiện rất sớm trong những bản kinh luận tối cổ xuất hiện từ thế kỷ thứ XIII trước công nguyên - Kinh Vêda và Uryan Sáh. Tinh thần đó được gìn giữ, kế thứa, phát triển và có ảnh hưởng sâu rộng trong mọi lĩnh vực từ triết học, chính trị, pháp quyền đến hoạt động thực tiễn của người Ấn Độ. Theo đó người Ấn Độ cổ tin rằng trong vũ trụ đồng thời tồn tại ba lực lượng liên quan mật thiết với nhau đó là thần linh con người và quỷ ác tương ứng với ba phần của vũ trụ: Thiên giới, Trần thế và địa ng. Trong đó thần linh được thừa nhận như một lực lượng tối cao quy định và chi phối hoạt động của tất cả các bộ phận khác. Điều thừa nhận đó ngay từ đầu đã đem lại mầu sắc tôn giáo, tính chất tôn giáo cho tư tưởng Ấn Độ. Tính chất tôn giáo, tư tưởng Tôn giáo cũng đã hoà quyện và trộn lẫn trong mọi thiết chế chính trị pháp quyền. Ở Ấn Độ điểm tôn giáo dưới dạng những tín điều tôn giáo. Nghiên cứu tư tưởng chính trị Ấn Độ không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của Tôn giáo và đặc biệt của hai cuốn kinh luận cổ Veda và Upanishad. Kình Veda: Kinh Veda không do một cá nhân nào sáng tạo ra mà nó là sp tập thể tổng hợp chắt lọc từ tất cả những câu ca dao vịnh phú, những quan niệm tư tưởng tập tục của nhiều bộ lạc người Aryan. Veda bắt nguồn từ chữ “Vid” nghĩa là tri thức, sự hiểu biết, nó cũng được dùng với nghĩa là: “Kinh Thánh”, “Sự sáng suốt cao nhất” v.v… Kinh Veda chứa đựng những lập luận khái quát về thế giới, con người về những chân lý do Thượng đế quy định cho loài người. Những chân lý ấy tồn tại tự nó, tuyệt đối và có tính tiên thiên, siêu thời gian. Con người chỉ nhận thức được những chân lý đó bằng trực giác qua một quá trình chiêm nghiệm lâu dài. Veda bao gồm bốn cuốn Thánh kinh chủ yếu: 1. Rigveda: gồm 1017 bài về sau bổ sung thêm 11 bài nữa dùng để cầu nguyện chúc tụng công đức các bậc thánh thần. 2. Sama Veda; còn gọi là ca vịnh Veda gồm 1549 bài ca, ca ngợi thần thành (có những vần dài tới chín giây đồng hồ). 3. Yajus Veda: là bộ kinh tập hợp những công thức khấn bái. 4. Atharva Veda: Gồm 731 bài văn vần trong đó chứa đựng những an về con người, thế giới, tổ chức xã hội và những cách thức phù phi ma thuật nhằm đem lại những điều tốt lành cho mình, gây tai hoạ cho kẻ thù. Trong những an về xã hội và tổ chức xã hội. Kinh Veda đã thể hiện quan niệm về sự phân tầng đẳng cấp trong xã hội. Theo quan niệm của Kinh Veda trong xã hội tồn tại những Varna khác nhau. Varna theo tiếng Sankrit có nghĩa là mầu sắc chủng tín hay còn có nghĩa là thuần tuý, không pha trộn, dùng để chỉ nhiều tầng lớp thuần nhất đặc biệt. Varna thực chất là những nhóm xã hội khác nhau không bình đẳng về quyền hạn, trách nhiệm và vị trí xã hội. Veda ghi nhận bốn Varna chính trong xã hội: -Brahmana hay còn gọi là Tăng lữ Bàlamôn bao gồm các tăng lữ, giáo sỹ, những người hoa đông Tôn giáo có quyền lực vô cùng lớn. -Kshatriya bao gồm Vua chúa, vương công, võ sỹ, chiến bình v.v… những người có trách nhiệm thực thi những tín điều tôn giáo, điều hoà và gìn giữ quốc gia. -Vaishya bao gồm thương nhân, điền chủ, bị dân những người có trách nhiệm duy trì hoạt động bình thường, cung cấp, đảm bảo những nhu cầu vật chất cho quốc gia. -Shudra là những người bị coi như là nô không có một chút thực quyền nào. Tư tưởng về phân tầng đẳng cấp có ảnh hưởng rất lớn trong tất cả các trào lưu tư tưởng Ấn Độ sau này. Nếu hệ tư tưởng, trào lưu tư tưởng nào thừa nhận Varna, thừa nhận sự phân tầng đẳng cấp thì được coi là hệ tư tưởng chính thống, ngược lại không thừa nhận Varna thì bị coi là hệtt không chính thống. Kinh Upanishad: Kinh Upanishad xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ XIX trước công nguyên là một cuốn kinh luận được ghi dưới dạng vấn đáp giữa thầy và trò. Theo tiếng Saukrit nghĩa của chữ Upanishad có nghĩa là người gần ở dưới. Ý nghĩa của nó là biểu thị mối quan hệ giữa thầy và trò. Kinh Upanishad tuyên bố không có gì cao hơn con người, thế giới, con người xã hội là một thể phụ thuộc lẫn nhau và có chung một bản chất. Nó nhấn mạnh vào việc tự hiểu mình, tự hiểu cá nhân mình. Mọi hoạt động của con người đều nhằm mục đích đi tìm chân lý. Chân lý là cái thiện tối cao, mọi kết cấu, thiết chế và tổ chức xã hội đều nhằm vươn tới cái thiện này. Tôn giáo là cái duy nhất đúng mà con người cần phải tuân theo để đi tìm chân lý và cái thiện. Tôn giáo dẫn dắt con người từ nơi tối tăm đến nơi ánh sáng. Kinh Upanishad miêu tả Tôn giáo như một thứ linh hồn tuyệt đối mà mọi linh hồn cá nhân đều bị hút vào đó. Bên cạnh những sự miêu tả và giải thích có tính chất Tôn giáo Kinh Upanishad còn chứa đựng đầy tinh thần tìm hiểu, khám phá thế giới. Trong Kinmh Upanishad có thể tìm thấy sự giải đáp mang tính chất thô sơ về tự nhiên. Trả lời câu hỏi vũ trụ là gì? Sinh ra từ đâu và sẽ đi tới cái gì Kinh Upanishad cho rằng: vũ trụ nổi lên trong tự do, nghỉ ngơi trong tự do và tan biến đi trong tự do. Sự giải thích hết sức thô sơ. Tuy nhiên nó cũng đã đặt ra vấn đề cần phải tìm hiểu thế giới bên cạnh việc cần phải tuân theo ý muốn của một thứ tinh thần tuyệt đối siêu nhiên. Kinh Upanishad sau này được các giáo sỹ Balamôn sử dụng. III. HỆ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ KHÔNG CHÍNH THỐNG (NASTIKA). Hệ tư tưởng chính trị không chính thống ở Ấn Độ bao gồm Đạo Jaina (Jainisme) và Đạo Phật (Buddhism) là hai đạo giáo không thừa nhận hệ thống phân tầng đẳng cấp - Verna có trong kinh Veda. Đạo Jaina và Đạo Phật đều cho rằng mọi người đều có quyền được giải thoát như nhau, đều có quy tụ luyện để đạt đến sự thải thoát và vì thế bình đẳng với nhau. Đạo Jaina (Jainism) : xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên. Người sáng lập là Mahavira. Nhiều quan điểm của Jaina chung cho các tôn giáo ở Ấn Độ. Jaina thừa nhận bản chất của con người nằm ở linh hồn của họ. Linh hồn là một bản thể bất biến cho nên vấn đề tối cao trong Jaina là tự hoàn thiện linh hồn cá nhân để đi đến giải thoát. Đạo Jaina được trình bày một cách có hệ thốgn trong cuốn: “Tattvartha - Sudrd” chủ yếu đề cập tới quan niệm về con người vàthế giới, đề cập tới cách thức giải thoát con người. Jaina cho rằng cuộc sống ác là đã để đạt đến giải thoát con người cần phải trải qua các bước sau đây: -Nhìn nhận thế giới, sự vật hiện tượng, xã hội như nó vốn có. -Đạt đến tri thức, hoàn thiện bằng cách khắc phục cái vô minh tức là khắc phục cài ham muốn khát vọng cội nguồn của vô minmh. -Phái thực hiện hành vi thiện tức là không gây độc hại cho chúng sinh, tôn trọng sự sống, cấm sát sinh, sống chân thật. -Từ bỏ những mối liên hệ gắn bó với trần tục đi theo con đường tu khổ hạnh, hành xác, cho rằng hành xác là một biện pháp tất yếu để khắc phục ham muốn của con người. Trong học thuyết tôn giáo của Jaina họ không thừa nhận có đấng sáng tạo tối cao, giúp con người giải thoát mà chỉ có thể giải thoát bằng nỗ lực của bản thân. Ý chí của con người được đề cao. Chỉ có hai phương pháp để giải thoát tức là tu luyện hành động (Karma - Yoga) và tu luyện trí thức (Jaina - Yoga). Để đảm bảo sử dụng hai phương pháp đó qua các bước tu luyện kế trên đạo Jaina đã đưa ra những giáo lý hết sức nghiêm khắc. Chính vì lẽ đó Đạo Jai-na ít được phổ biến ở nưcớ ngoài cũng như Tôn giáo. Song Đạo Jaina khác về chất so với thứ tôn giáo của tầng lớp thống trị. Nó thừa nhận con người, bản chất tốt đẹp và ý chí cũng như tri thức và trí tuệ của họ. Nó chống lại hệ thống phân tầng đẳng cấp mang lại nhiều bất công xã hội. Đạo Phật (Buddhism): Đạo Phật nảy sinh ở Ấn Độ trong khoảng từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ V Trước công nguyên. Ngưới sáng lập là Sicđactha, Gôtama (4560 - 480 trước công nguyên, nguyên là hoàng tử con trai vua xứ Kapilavastu (nay thuộc Nêpan) một nước nhỏ ở chân dãy núi Himalaya. Do thấy mình sung sướng mà nhẫn lại lầm than nên năm 30 tuổi Gotama quyết định rời bỏ kinh thành ra đi tìm thầy học đạo. Năm 35 tuổi sáng lập đạo Phật và nhanh chóng thu thập được đông đảo tín đồ. Sau này tín đồ gọi ông bằng tên tôn kính là Phật (Buddha) có nghĩa là người giác ngộ hay bậc trí giả. Phật giáo xuất hiện do nhu cầu cứu vớt chúng sinh và coi mọi người đều có quyền cứu vớt như nhà Phật giáo tuyên bố về sự bình đẳng của mọi người chống lại hệ thống phân tẩng đẳng cấp đã được ghi nhận trong kinh Veda. Chính vì lí do đó, nó đã trở thành hệ tư tưởng chống lại giai tầng thống trị. Phật giáo sơ khai phản ánh sự bất bình của các tầng lớp nhân dân bị ápbức do sự nô dịch của chính quyền tăng lý. Phật giáo cho răng chính quyền của bọn tăng lữ Bàlamôn tham lam vô hạn và là một trong những nguồn gốc nảy sinh đau khổ cho chúng sinh. Đức Phật nói: “Các hoàng đế trị vì các vương quốc có biết bao nhiêu của cải, châu báu thì tham lam nhòm ngó lẫn nhau, nung nấu trolng lúc những thèm khát vô hạn. Và nếu họ cứ hành động không biết mệt mỏi như vậy, cứ chìm đắm trong dòng xoáy triền miên của sự tham lam, thì liệu ai có thể bình yên đi trên trái đất? Nhận thức được sự áp bức của chính quyền tăng lỹ Bàlamôn somi… Phật giáo cho rằng bên cạnh cái khổ do chính quyền gây ra con người còn phải chịu đựng nhiều nỗi khổ đau có tính chất phổ biến khác nữa. Phật giáo nói đến nhiều nỗi khổ trong cuộc sống con người nhân sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, oan. GIÁO TRÌNH LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ (Đề cương chi tiết) Chương I: Những vấn đề chung. Khái niệm chính trị, khoa học chính trị . Quyền lực, các yếu tố cấu thành quyền lực-phân loại quyền lực. Các học thuyết chính trị, vị trí vai trò và các cấp độ phát triển của nó. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Mối quan hệ giữa lịch sử các học thuyết chính trị và các môn khoa học xã hội, khoa học chính trị - pháp lý khác. Chương II. Tư tưởng chính trị Ấn Độ cổ đại. Khái quát chung về Ấn Độ cổ đại. Kinh Veda và Upanishad - cội nguồn của tư tưởng chính trị tôn giáo Ấn Độ. Hệ tư tưởng chính trị không chính thống (Nastika). Hệ tư tưởng chính trị chính thống (Astika). Đạo Balamôn (Brahmanism). Luận văn chính trị triết học Artashashtra Chương III: chính trị chính trị Trung Quốc cổ đại. Khái quát chung về Trung Quốc cổ đại. Trường phái Nho gia - Tư tưởng chính trị Khổng Tử. Trường phái Đạo gia - Tư tưởng chính trị Lão Tử. Trường phái Mặc gia - Tư tưởng chính trị Mặc Tử. Trường phái Pháp gia (Lý Khôi, Thương Ưởng… Hàn Phi Tử). Chương IV: Các học thuyết chính trị Hilạp - Lamã cổ đại. Khái quát chung về Hi Lạp - La mã cổ đại. Các học thuyết chính trị Hi - lạp cổ đại. Tư tưởng chính trị Heraclite, Democrite. Học thuyết chính trị của Socrate. Học thuyết chính trị của Platon Học thuyết chính trị của Aristote. Tư tưởng chính trị thời đại văn minh cổ Hilạp với Epicure và Plybe. Các học thuyết chính trị Lamã cổ đại. Tư tưởng chính trị của nô lệ khởi nghĩa. Học thuyết chương trình của Cicero. Tư tưởng chính trị của các nhà Triết học. Khắc Kỷ La-mã (Seweca, Marcus, Aurelius…) Tư tưởng chính trị của các nhà Luật học La mã. Tư tưởng chính trị Thiên chúa giáo - Học thuyết chính trị thần quyền của Augustin Chương V. Các học thuyết chính trị Tây Âu phong kiến. Sự tan rã Đế chế Lamã và sự xuất hiện chế độ phong kiến ở Tây Âu. Các học thuyết thần quyền giai đoạn đầu. Học thuyết chương trình thần quyền của Thomas Dáqùm. Các phong trào Tà giáo. Chương VI. Hệ tư tưởng phục hưng cận đại. Tình hình kinh tế - xã hội thời kỳ phục hưng và sự ra đời hệ tư tưởng mơi (Humamisme). Mô hình nhà nước dân chủ Tư sản của Machiavell. Học thuyết về Chủ quyền nhà nước của Jean Bodin Tư tưởng chính trị của LaBoetiut. Phong trào cải cách Tôn giáo. Martin Luther. J.Calvin. Chx không tưởng thế kỷ XVI. Thomas More Tomado Câmprnela. Chương VII: Các học thuyết chính trị thời kỳ đầu cách mạng tư sản. Các học thuyết chính trị Ha Lan thế kỷ XVII. Gugo Grotius. Baruch Spinoza Các học thuyết chính trị Anh. Thời kỳ cách mạng tư sản. Thương mạias Hobbes John Limberne John Locke Bacon Chương VIII. Các học thuyết chính trị thời kỳ khai sáng Pháp. Khái quát chung về nước Pháp thế kỷ XVIII. Tư TưậNG CHíNH TRị của Voltaire Montesquien và Thuyết Tam quyền Phân lập. Montesquieu cuộc đời và tác phẩm. Nội dụng Thuyết Tam quyền phân lập. Vai trò và ý nghĩa lịch sử của Thuyết Tam quyền. Học thuyết chính trị của các nhà Triết học duy vật Pháp (Diderot, Holbach…). J.J. Rousseau và Hệ tư tưởng dân chủ tư sản cấp tiến. Quan niệm về Pháp luật và hệ thống Pháp luật. Quan niệm về Nhà nước và chủ quyền Nhà nước. Chương IX. Hệ tư tưởng chính trị pháp quyền Đức thế kỷ XIX. Khái quát chùng về nước Đức thế kỷ XVII, XVIII. Các học thuyết Pháp lý tự nhiên Đức TK XVII, XVIII. Học thuyết chính trị của Imanuel Kaut. Triết học Pháp quyền của Hegel (Georg Wilhelm Friedrich Hegel) Thuyết Pháp quyền tự nhiên của Fichte. Chủ nghĩa nhân bản của Feuerbach. Trường phái lịch sử Pháp quyền. Chương X. Các học thuyết chính trị Tây Âu thế kỷ XIX. Khái quát chung về Tây Âu thế kỷ XIX. Benjamin Coustaut và Chủ nghĩa tự do Tư sản Pháp. Jeremy Bentham và Chủ nghĩa tự do Anh. Chủ nghĩa thực chứng của Auguste Comte. Học thuyết chính trị của Stein Chx không tưởng thế kỷ XIX (Saint - Simon, Fourier, Owen) Chương XI. Học thuyết chính trị Macxit (Marxism) Korl Marx Friedrich Engels Lenine… Chương XII. Tư tưởng chính trị Việt Nam. Những vấn đề lý luận của lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nguyễn Bỉnh Khiêm . Lê Quý Đôn … Hồ Chí Minh .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLịch sử các học thuyết và tư tưởng chính trị.DOC
Luận văn liên quan