Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài

Tài liệu lịch sửvềrừng dừa nước ởHội An rất hiếm hoi. Phần lớn rừng dừa nước ở Cẩm Thanh là do người dân trồng. Thời kỳhưng thịnh nhất của thảm dừa này( khoảng trước thập niên 1980), diện tích phân bốhàng trăm hecta. Đặc biệt rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn các thôn 1,2, 3 và 8 của xã Cẩm Thanh mà lịch sử tồn tại và phát triển của chúng luôn gắn liền với các chứng tích oai hùng của Đảng bộvà nhân dân Cẩm Thanh. Sau thập niên 80, do việc phát triển mạnh của nuôi trồng thuỷsản, làm muối và các hoạt động kinh tếxã hội, diện tích phân bốbịthu hẹp dần, hiện tại chỉcòn gần 65 ha. Tuy nhiên cùng với việc phát triển du lịch, nhu cầu sửdụng bẹ, lá dừa đểlàm nhà tăng cao, nhiều người dân bắt đầu chăm sóc hoặc trồng thêm dừa quanh nhà nên diện tích này đang có phần gia tăng.

pdf53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch mạnh, gió biển đưa muối vào. Đất có màu vàng nâu Hình thái phẫu diện, thành phần cơ giới và lý tính giống với đất mặn nhiều Đất có muối hoà tan Clorua và Sunfat 0,2- 0,5 % Thích hợp trồng các loài cây lâu năm như dừa, dương liễu. - Đất phù sa được bồi: Do phù sa hàng năm của sông Thu Bồn tải về bồi đắp Tập trung khu vực ven sông Thu Bồn. Đất có màu nâu tươi, phẫu diện chưa phân hoá, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha. Thích hợp với cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Đất phù sa không được bồi đắp: Phần lớn nằm ở khu vực thôn 5, thôn 6 và các khu vực ở phía tây đường Huỳnh Thị Lựu Do quá trình canh tác, đặc biệt là đã được ngọt hoá nhờ hệ thống thuỷ lợi, đất đã biến đổi tính chất, bớt chua. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình Đất có màu nâu tươi, phẫu diện bắt đầu phân hoá Hàm lượng mùn, NPK tổng số thuộc loại trung bình Thích hợp với nhiều loài cây trồng như lúa, rau màu, cây ăn quả. - Đất phù sa glây: Tập trung ở khu vực Thuận Tình và rải rác ở một số nơi Hình thành do nước ngầm, nước sát mặt đất hoặc ngập nước lâu ngày trong điều kiện yếm khí Đất có màu xám xanh do chứa nhiều Fe2+ dễ tan. Thành phần cơ giới nặng, dính dẻo, thiếu kết cấu, không có lợi cho sản xuất nông nghiệp. PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây: 3.1.1Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài • Nguồn gốc hình thành các quần thể Dừa nước trong khu vực o Nguồn gốc hình thành (tự nhiên, nhân tạo) các quần thể hiện còn; o Nhận định về hướng di cư và mở rộng vùng phân bố của loài trong quá khứ; • Sự thay đổi về mặt không gian (vùng phân bố, quy mô diện tích) theo các mốc thời gian và các yếu tố tác động chủ yếu • Hiện trạng phân bố tại thời điểm đầu năm 2010. 3.1.2 Đặc điểm hình thái cá thể loài và cấu trúc lâm phần Dừa nước • Đặc điểm hình thái loài: o Dạng sống của loài o Hình thái của cơ quan sinh dưỡng (thân, cành lá, rễ...) o Hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt...) • Hình thái quần thể (cấu trúc lâm phần): o Tổ thành loài thực vật trong lâm phần Dừa nước; o Đặc điểm về cấu trúc tuổi của các lâm phần; o Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của lâm phần; o Các đặc trưng về mật độ, mạng hình phân bố và không gian dinh dưỡng của cá thể/ bụi/ khóm. 3.1.3 Một số đặc điểm sinh vật học của loài • Đặc điểm tái sinh o Hình thức tái sinh (hạt/ chồi/ thân ngầm) o Khả năng tái sinh (dễ/ khó; mạnh/ TB/ kém...) o Hình thức, khả năng tự phát tán và mở rộng phân bố quần thế • Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá thể và quần thể o Tốc độ ra lá và sinh trưởng của tàu lá o Khả năng tích lũy sinh khối khô của các bộ phận khí sinh o Tuổi ra hoa kết quả và thành thục tái sinh • Đặc điểm vật hậu học (mùa ra lá, ra hoa, quả chín...) 3.1.4 Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của loài và lâm phần; • Các yếu tố khí hậu o Nhiệt độ không khí và tổng nhiệt o Độ ẩm không khí o Lượng mưa o Chế độ bức xạ mặt trời o Các yếu tố khí hậu khác (gió, gió mùa, thiên tai...) • Các yếu tố thổ nhưỡng o Loại đất o Đặc điểm vật lý của đất  Thành phần cơ giới  Độ ẩm đất  Độ dày tầng đất, độ sâu lớp bùn... o Đặc điểm hóa học đất  Độ pH  Độ mặn trong đất  Hàm lượng mùn và các chỉ tiêu đa lượng (N,P, K, Ca...) • Các yếu tố thủy văn/ hải văn - Chế độ thủy triều o Chế độ thủy triều và độ o Độ mặn và sự biến thiên độ mặn theo mùa o Các chỉ số khác biểu thị đặc trưng và chất lượng nước (độ pH, hàm lượng các chất tan, chất rắn và chất khí trong nước...) • Các yếu tố sinh vật o Nhóm sinh vật cư trú (tạm thời, lâu dài) o Nhóm sinh vật sống dựa rừng o Nhóm sinh vật hỗ trợ (ong mật, chim, dơi thụ phấn cho hoa) o Nhóm sinh vật gây hại (nấm bệnh, sâu hại, thú ăn lá/ hoa/ quả/ hạt, thực vật xâm lấn...) • Yếu tố con người o Khai thác quá mức o Chăn thả gia súc o Chuyển đổi mục đích sử dụng đất o Gây ô nhiếm môi trường đất/ nước o Các hoạt động gây tổn hại khác. 3.1.5 Tìm hiểu các mặt giá trị của loài và lâm phần • Giá trị sử dụng và kinh tế - xã hội • Giá trị về cảnh quan và môi trường • Khác (an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo...) 3.1.6 Thử nghiệm xây dựng vùng phân bố lý thuyết và vùng phân bố tiềm năng của loài trong khu vực Trung Trung bộ; 3.1.7 Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung trung bộ. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa số liệu thứ cấp • Tham khảo tài liệu để nắm được các thông tin cơ bản về: o Vị trí phân loại và danh pháp loài o Nguồn gốc và vùng phân bố (trên thế giới và ở Việt Nam) o Đặc điểm hình thái và sinh thái của loài (nếu có); o Giá trị sử dụng của loài • Kế thừa các số liệu do cơ quan chuyên ngành, tổ chức cá nhân thực hiện trên cùng địa bàn nghiên cứu trong nhiều năm và những năm gần đây, bao gồm: o Số liệu về khí hậu, thủy văn, hải văn; o Số liệu về thổ nhưỡng, địa chất; o Số liệu về diện tích đất ngập nước, ngập mặn; o Diện tích và tài nguyên rừng ngập mặn, rừng trên đất ngập nước; o Các thông tin về kinh tế xã hội có liên quan; 3.2.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành • Phỏng vấn thu thập thông tin trong cộng đồng và các bên liên quan, về: o Nguồn gốc rừng Dừa nước tại địa phương o Diễn biến diện tích, phân bố của rừng Dừa nước qua các thời kỳ o Các nhân tố ảnh hưởng đến rừng Dừa nước o Kiến thức bản địa trong bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng o Đánh giá của cộng đồng và các bên liên quan đến vai trò, chức năng và giá trị của rừng Dừa nước tại địa phương; o Nhận thức, nguyện vọng của người dân trong việc sử dụng đất ngập nước có rừng phân bố và vấn đề bảo tồn, phục hồi và phát triển loài. • Điều tra tại thực địa o Xác định tọa độ địa lý của các điểm có Dừa nước phân bố (hiện tại và cả trong quá khứ) o Thống kê diện tích ở các vùng rừng Dừa nước trọng điểm (Hội An, Quảng Nam, ...) o Khảo sát cấu trúc lâm phần (hình thái quần thể) và các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển bằng cách lập các tuyến điều tra và các ô tiêu chuẩn có diện tích thích hợp (100m2, 200m2); o Xác định sinh khối lâm phần (lập ô mẫu xác định sinh khối tươi và thu thập mẫu để phân tích sinh khối khô trong phòng thí nghiệm) o Điều tra các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến lâm phần (sâu bệnh hại, gia súc, hoạt động của con người,...) o Điều tra các nhân tố sinh thái gắn với hiện trạng phân bố của các lâm phần Dừa nước. Điểm điều tra sinh thái trải dài theo hướng Đông-Tây (hướng chảy của sông Thu Bồn ra biển Đông) với cự ly tối thiểu giữa 2 điểm kế tiếp là 500m; Nếu trong khu vực nghiên cứu có những vùng phân bố tự nhiên của Dừa nước ngoài hệ thống sông Thu Bồn thì tại đó cũng tiến hành điều tra các nhân tố sinh thái theo phương pháp chọn mẫu điển hình. Các nội dung điều tra chủ yếu tại từng điểm điều tra gồm:  Điều tra lập địa (đào phẫu diện đất, thu thập mẫu đất để phân tích...)  Điều tra thủy văn (chế độ ngập nước qua các mùa, theo thủy triều, độ mặn tại các điểm khảo sát trong mối quan hệ về cự ly so với biển và theo các mùa trong năm...)  Điều tra các yếu tố sinh thái khác có liên quan được phát hiện thấy trong quá trình đi thực địa. • Phân tích ảnh viễn thám qua các thời kỳ (lấy các mốc thời gian, gián cách là 5 năm hay 10 năm, tùy theo khả năng nguồn ảnh cung cấp, ví dụ: 2005, 2000, 1995, 1990, ...) để thấy được thực trạng phân bố và biến động diện tích của loài theo thời gian. • Phương pháp phân tích mẫu quan sát trong phòng thí nghiệm o Phân tích mẫu đất (thành phần cơ giới đất, hàm lượng mùn, độ pH, ) o Phân tích mẫu nước (độ pH, độ mặn...) o Sấy và cân xác định sinh khối khô; xác định tương quan hay tỷ lệ giữa sinh khối khô với sinh khối tươi 3.2.3 Tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu • Thống kê toán học ứng dụng trong lâm nghiệp • Sử dụng các công cụ của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Sử dụng một sồ phần mềm chuyên dụng trong phân tích kết quả nghiên cứu. PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1.1. Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài • Nguồn gốc hình thành các quần thể Dừa nước trong khu vực o Nguồn gốc hình thành (tự nhiên, nhân tạo) các quần thể hiện còn; Cây ngập mặn trong vùng nghiên cứu chủ yếu là cây dừa nước. Theo ý kiến của nhiều người lớn tuổi, cây dừa nước ở đây được tổ tiên họ di trồng trước đây, chỉ có cây dừa nước, không có các loài cây khác o Nhận định về hướng di cư và mở rộng vùng phân bố của loài trong quá khứ • Sự thay đổi về mặt không gian (vùng phân bố, quy mô diện tích) theo các mốc thời gian và các yếu tố tác động chủ yếu Tài liệu lịch sử về rừng dừa nước ở Hội An rất hiếm hoi. Phần lớn rừng dừa nước ở Cẩm Thanh là do người dân trồng. Thời kỳ hưng thịnh nhất của thảm dừa này( khoảng trước thập niên 1980), diện tích phân bố hàng trăm hecta. Đặc biệt rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn các thôn 1,2, 3 và 8 của xã Cẩm Thanh mà lịch sử tồn tại và phát triển của chúng luôn gắn liền với các chứng tích oai hùng của Đảng bộ và nhân dân Cẩm Thanh. Sau thập niên 80, do việc phát triển mạnh của nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và các hoạt động kinh tế xã hội, diện tích phân bố bị thu hẹp dần, hiện tại chỉ còn gần 65 ha. Tuy nhiên cùng với việc phát triển du lịch, nhu cầu sử dụng bẹ, lá dừa để làm nhà tăng cao, nhiều người dân bắt đầu chăm sóc hoặc trồng thêm dừa quanh nhà nên diện tích này đang có phần gia tăng. Bảng: Quy mô diện tích theo mốc thời gian? Năm Diện tích(ha) Trước 1990 99,86 1990 93,04 1995 93,04 2000 52,4 2003 62,17 2005 57,68 2009 57,68 (Nguồn:Báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai từ trước 1990 đến 2009) • Hiện trạng phân bố tại thời điểm đầu năm 2010. DN là loài cây ngập mặn ưu thế tuyệt đối tại hạ lưu sông Thu Bồn. Chúng hiện diện khắp nơi từ ven sông lớn cho đến các kênh rạch nhỏ. Thông thường là những dãy hẹp, rộng từ 3-20 mét. Khu vực Dừa nước phân bố tập trung quan trọng là khu rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn 2 và 3 xã Cẩm Thanh. Nơi đây DN làm thành thảm rộng, vì vậy trong chiến tranh từng là chiến khu. Thảm DN này mọc tiếp giáp ra mũi đất bồi của thôn 2 về phía Cửa Đại. Vành đai ngoài DN mọc xen kẻ với cỏ biển tạo ra sinh cảnh các hệ sinh thái đan xen vào nhau rất đặ sắc. Đây là khu vực đang được quản lý và khai thác tốt. Ngoài khu vực tập trung kể trên, hầu như DN phân bố rải rác thành các cụm, dãy, khắp các kênh rạch và các triền sông của xã Cẩm Thanh, Cẩm Nam và trước đây là Cẩm Châu. Hiện nay, diện tích phân bố của DN ở khu vực chính rừng dừa Bảy Mẫu và các vùng phân bố rải rác này là khoảng 65 ha. Ngoàu ra còn phải kể đến các khu vực DN ở các xã Duy Nghĩa, Duy Thành và Duy Vinh thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam với tổng diện tích khoảng 18 ha. Trong đó quan trọng nhất là thảm DN ở thôn 3( còn được gọi là thôn Trà Vinh), Duy Vinh. Như vậy, tổng diện tích phân bố của DN hiện nay ở hạ lưu sông Thu Bồn khoảng hơn 80 ha. 1.2. Đặc điểm hình thái cá thể loài và cấu trúc lâm phần Dừa nước • Đặc điểm hình thái loài: • Cây mọc thành dãy ven sông lạch nước lợ, gồm phần gốc thân ngầm với hệ thống rễ chằng chịt và phần trên là lá to. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Cuống lá tròn, dài. Phần trên là bẹ lá phình to. Lá dùng để lợp nhà, làm vách,cuống lá có thể ghép lại dùng làm cửa, vách và các trang trí trong nhà. Cụm hoa dài 60-90 cm. Gié đực dài 3-5 cm. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Theo nhiều tài liệu, hoa thụ phấn nhờ một loài ruồi thuộc họ ruồi Dấm (Drosophilidae) Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau và lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Dừa nước có buồng quả to, gần hình cầu. Mỗi buồng có từ 40-60 quả, quả có nhân cứng, cơm của quả màu trắng, mềm, ngon, có thể ăn được, 1kg có từ 10-12 quả. Từ cuống của buồng hoa, quả ngưòi ta có thể trích nhựa dừa nước, là một loại chất dịch có vị ngọt để làm đường, rượu, nước giải khát rất đặc biệt ở một số nước như Philippin, Thái Lan, Bangladesh. Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thủy triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi. • Hình thái quần thể (cấu trúc lâm phần): o Tổ thành loài thực vật trong lâm phần Dừa nước Trong chuyến khảo sát này, một số loài cây ngập mặn khác cũng được phát hiện theo danh mục sau: + Họ Cọ Palmae (1) Dừa nước Nippa fructicans wurmb + Họ Đước Rhizophoraceae (1) Đước đôi Rhizhophora apiculata Bl. Trước đây, cây Đước không có ở xã Cẩm Thanh. Từ năm 1999, Phòng Nông nghiệp và PTNT Thị xã Hội An đã di trồng cây Đước từ các tỉnh miền Nam về trồng tại gò Thuận Tình và triền sông thôn 2 Cẩm Thanh trên diện tích khoảng 2,5 hecta. Đến nay, diện tích còn tồn tại và phát triển chừng vài ngàn mét vuông ở khu vực cuối cồn Thuận Tình. Cho đến nay, các cây Đước này có chiều cao trung bình chừng 3-5 mét. Đây là loài cây thân mộc, có thể cao 20-30 mét, đường kính gốc có thể đạt đến 0,7 m, mọc tốt trên đất phù sa bùn đã được nén chặt. Hệ thống rễ chống rất phát triển, là một cây ngập mặn được trồng ưu thế thành rừng ở các tỉnh Nam bộ. Lá cây thuôn dài, chót lá nhọn, cụm hoa hình tán, mỗi cặp có hai hoa. Quả có hình xoan dài, màu nâu, trụ mầm dài 20-30 cm, phía dưới phình to. Trụ mầm khi dài có vòng cổ giữa quả và trụ mầm. Khi vòng cổ dài 1,5-2 cm có màu cánh gián là trụ mầm đã già, có thể hái quả để trồng. Cây thường ra hoa quanh năm nhưng mùa rộ nhất thường từ tháng 4-5, trụ mầm dài vào các tháng 8-10. Vỏ cây Đước có nhiều tanin. Gỗ rất tốt, dùng làm nhà. Thân Đước có nhiệt lượng cao, rất được ưa chuộng. (2) Vẹt dù Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk Cây Vẹt dù được tìm thấy rải rác ven bờ kênh rạch các thôn của xã Cẩm Thanh. Người dân xung quanh vùng cho biết loài cây này cũng được dân địa phương di trồng. Đây là một loài cây thân mộc có tán lá rất đẹp, ở các tỉnh phá Nam có thể cao đến 25-30 mét. Những cây tìm thấy trong vùng chỉ cao khoảng 3-4 mét, rất nhiều quả, có khi mọc chung với DN hoặc trồng trong vườn xung quanh nhà. Cây có rễ hô hấp hình đầu gối, có rễ chống ở gần gốc. Lá to dài 10-20 cm, cuống lá màu đỏ nhạt. Hoa mọc ở nách lá, các lá đài màu đỏ, trụ mầm hình thuôn nhọn hai đầu. Trụ mầm khi chín không có vòng cổ, có thể nhận biêt1 nhờ sự đổi màu từ màu lục sang nâu lục. Loài cây này phân bố rộng khắp Việt Nam. Mặc dù kích thướt cá thể còn nhỏ nhưng có vẻ thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Cây cho rất nhiều quả và đã cho các thế hệ cây con, có nơi người dân trồng quanh nhà như cây cảnh. + Họ Ráng Pteridaceae (1) Ráng Đại Acrostichum aureum L. Là một loài cây thân bụi, mọc rải rác dọc bờ sông, kênh rạch, có thể cao đến 2 mét. Hệ thống rễ chùm bám rất chắc, quan trọng trong việc chống xói lở bờ sông. Ngoài ra, còn phải kể đến sự hiện diện của cây Ô rô (Acanthus ilicifolius L.) và cây tra biển (Thespesis populnea L) mọc rải rác ở vài nơi. o Đặc điểm về cấu trúc tuổi của các lâm phần; o Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của lâm phần; o Các đặc trưng về mật độ, mạng hình phân bố và không gian dinh dưỡng của cá thể/ bụi/ khóm. Các kết quả khảo sát ở các thảm DN trên các khu vực được đo đạc có diện tích bình quân 100 m2 đã cho thấy mật độ thường biến động từ 1 đến 3 cây/m2( nơi dày nhất), trung bình thường gặp từ 1- 2 cây/m2. 1.3. Một số đặc điểm sinh vật học của loài • Đặc điểm tái sinh DN có khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách sinh sản dinh dưỡng do phần thân ngầm mọc ra cây mới. Cách sinh sản sinh dưỡng do sự phát tán của quả và mọc cây con trong rừng DN là rất khó. Theo nhiều người dân, các thảm DN trong tình trạng tốt, trung bình sau 3 năm thì diện tích DN có thể tăng từ 1 đến 1,5 ha. • Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá thể và quần thể Chiều cao của lá là chỉ tiêu cho biết tình trạng sức khoẻ của thảm DN. Chiều cao trung bình từ 4-6 mét. Trong đó khu vực triền sông thôn 2, khu vực rừng dừa bảy mẫu là khá tốt, Thường có chiều cao trên 5-6 mét. • Đặc điểm vật hậu học (mùa ra lá, ra hoa, quả chín...) 1.4. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của loài và lâm phần; • Các yếu tố khí hậu Xã Cẩm Thanh nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung nằm trong khu vực khí hậu Trung Trung Bộ, nóng ẩm và nhiều mưa. Tuy nhiên, do nằm gần biển nên khí hậu tương đối mát mẻ. Theo số liệu của Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Quảng Nam, khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu như sau: - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình trong năm:25,60C + Nhiệt độ cao tuyệt đối: 40,30C + Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 10,50C + Biên độ nhiệt ngày đêm:9,30C - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm: 2158 giờ - Lượng mưa: + Lượng mưa trung bình trong năm: 2069 mm + Lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm: 3315 mm + Lượng mưa trung bình nhỏ nhất trong năm: 2212 mm + Tổng số ngày mưa trung bình trong năm: 120 ngày Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Tổng lượng mưa trong khoảng thời gian này chiếm từ 70-75% tổng lượng mưa bình quân năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 10 và tháng 11, những tháng còn lại mưa ít và khô cạn. - Độ ẩm: +Độ ẩm trung bình hàng năm: 82,1% +Độ ẩm cao nhất: 90% +Độ ẩm thấp nhất là:71% - Lượng bốc hơi nước trung bình hàng năm: 1035 mm. Lượng bốc hơi nước mạnh nhất vào các tháng 6,7 ( trong một ngày các tháng này có thể lên tới 14,5 mm) - Gió: + Gió mùa Đông Bắc: Trung bình từ tháng 10 năm nay đến cuối tháng 4 năm sau thường có những đợt không khí lạnh từ phía Bắc tràn về gây ra gió mùa Đông Bắc. Mỗi năm bình quân có từ 9 đến 10 đợt. + Gió Tây Nam: Thường xuất hiện từ cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 9 thường mang lại thời tiết khô nóng, thịnh hành mạnh nhất của gió này vào các tháng 6,7,8. + Gió Đông Nam: Vào các tháng 4,5,6 - Bão và lũ lụt: Tháng có khả năng chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất là tháng 9,10,11. Trung bình hàng năm có 3 cơn bão đổ bộ vào đất liền. Tác hại của bão rõ rệt nhất là gió và mưa. Phạm vi ảnh hưởng của rất rộng. Đối với vùng ven biển như Cẩm Thanh không chỉ có gió to, mưa lớn mà trong một số trường hợp còn làm cho nước biển dâng cao, tràn sâu vào đất liền. Thời kỳ đầu và giữa của mùa mưa cũng là thời gian bão, giải hội tụ nhiệt đới, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển đông nên thường gây ra mưa lớn, nước từ thượng nguồn đổ về gây ra lũ lụt trên diện rộng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất của nhân dân • Các yếu tố thổ nhưỡng o Loại đất Vùng nghiên cứu là vùng ĐNM cửa sông ven biển, chính vì vậy sự phân bố các kiểu trầm tích đáy rất phức tạp. Trong các vùng ĐNM có cây dừa nước thì chất đáy chủ yếu là bùn sét và cát màu đen chứa nhiều mùn bã hữu cơ, dần ra ở các lòng sông hạ lưu sông Thu Bồn, Sông Hội An, Sông Đế Võng( Tuý Loan) thì chất đáy có sự thay đổi, hàm lượng cát tăng lên, chuyển từ bùn sét cát sang bùn cát và cát bùn, đôi nơi là cát. Sự tăng hàm lượng bùn sét trong chất đáy ở các vùng đất ngập nước ven sông một phần là do quá trình nuôi trồng thuỷ sản trong các ao nuôi tôm bên trong thải ra khi cải tạo ao nuôi. Các khảo sát năm 1999 của phòng Nông Nghiệp Thị Xã để trồng cây Đước ở khu vực Thuận Tình và triền thôn 2 Cẩm Thanh cho thấy trầm tích bùn nhuyễn chỉ dày đến 20 cm. Các khảo sát lần này ven triền sông từ thôn 1 đến thôn 7 cho thấy đa số trầm tích là bùn pha cát hoặc cát. Tầng trầm tích bùn nhuyễn mềm xốp dày 20-30 cm chỉ có một số nơi ở ven triền sông của thôn 2,3, khu vực Thuận Tình, độ PH từ 7-7,5. Đước được trồng ở khu vực này từ năm 1999 nhưng chỉ phát triển ở mức trung bình, cao khoảng 3-5 mét. Có lẽ cát và tầng bùn quá mỏng không thích hợp lắm cho các loài Đước. • Các yếu tố thủy văn/ hải văn o Chế độ thủy triều và độ triều Chế độ triều vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của chế độ triều bán nhật không đều, do vậy biên độ thuỷ triều nhỏ, từ 0,8-1,2m. Trung bình mỗi tháng có 3 ngày chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, tháng nhiều nhất có 8 ngày, tháng ít nhất có 1 ngày, thời gian còn lại chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều. Chế độ thuỷ triều là yếu tố quan trọng cho sự phân bố của cây ngập mặn trên vùng triều. Biên độ triều nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển của các loài cây ngập mặn, trong đó có dừa nước. o Độ mặn và sự biến thiên độ mặn theo mùa. Thời điểm khảo sát thuộc mùa khô, nhưng độ mặn không cao, duy trì ở mức 0,016-0,02. Thời tiết nóng, không mưa, độ mặn tương đối ổn định ở các kênh rạch khu vực xung quanh thị xã Hội An trong thời điểm khảo sát. Một số các ao nuôi tôm khu vực Duy Nghĩa( Duy Xuyên), ao nuôi giữ kín nước độ mặn cao hơn, có thể đến 0,021. Các số liệu về độ mặn trong chuyến khảo sát này là cao hơn số liệu tổng quan từ đề tài Nhà Nước KHCN ) 2006-2008 thực thiện vào tháng 5. Đặc điểm này rất thích hợp cho các loài cây ngập mặn, đặc biệt là dừa nước. Độ mặn ở một số địa điểmtrong thời gian khảo sát( tháng 6-7) TT Địa điểm Toạ độ Độ mặn(0/00) 1 Gần trạm biên phòng cửa Đại 15052’28” 108023’17” 20,5 2 Cồn Hí( Thôn 2- Cẩm Thanh) 15052’15” 108022’41” 20 3 Gần chợ Hội An 15052’29” 108019’32” 16,5 4 Thôn 2- Cẩm Thanh 15052’31” 108022’29” 18,5 5 Thôn 6- Cẩm Thanh 15053’31” 108022’17” 18 6 Thôn 7- Cẩm Thanh 15052”12” 108022’40” 18 7 Duy Thành 1- Ao nuôi tôm 15050’32” 108020’26” 21 8 Duy thành 2- Sông 15050’26” 108030’41” 17,5 o Các chỉ số khác biểu thị đặc trưng và chất lượng nước (độ pH, hàm lượng các chất tan, chất rắn và chất khí trong nước...) • Các yếu tố sinh vật o Nhóm sinh vật cư trú (tạm thời, lâu dài)  Động vật thân mềm (1) Họ COFBICULIDAE - Corbicula sp - Hến Nói đến Hội An là phải nói đến đặc sản nổi tiếng: Hến, một nguồn lợi phong phú được khai thác quanh năm trừ mùa mưa. Hến không những được bán ở địa phương mà còn được bán đi ở các tỉnh khác. Hến được phân bố khắp mọi nơi, có nơi chúng phân bố tập trung, sinh lượng rất cao, có thể đạt 1/30 trọng lượng cát trầm tích. Người dân khai thác bằng nhiều cách: xúc trầm tích cát đổ vào rổ rồi đãi lấy hến. Ngoài ra người dân khai thác chủ yếu bằng lưới cào với ghe máy hoặc đi bộ. Các lò khai thác và chế biến Hến đã có và tồn tại rất lâu như ở Cẩm Nam. Mỗi thôn có đến 5-6 lò Hến. Mỗi lò hàng ngày khai thác và chế biến đến hơn 200kg Hến vỏ. - Gelonia coaxans (Gmelin, 1791) - Vọp Có kích thướt lớn, bị khai thác cạn kiệt (2) Họ VENERIDAE -Meretrix petechialis Lamarck, 1818 – Ngao -Meretrix sp. Nguồn lợi suy giảm, rất hiếm gặp. Có hộ dân đã thử nuôi nhưng chưa thành công. (3) Họ OSTREIDAE- Hàu -Crassostrea belcheri (Sowerby, 1871) -Crassostrea lugubris (Sowerby, 1871) -Crassostrea rivularis ( Gould, 1861) -Saccostrea cucullata (Born, 1778) Tập trung phân bố gần khu vực Cửa Đại, chúng bám trên bẹ cây DN, vách cống, sỏi, đá dọc triền sông. Có bốn loài đã được tìm thấy, nhiều nhất là Hàu Cám Saccostrea cucullata ( có kích thướt nhỏ). Loài có giá trị nhất là Hàu sữa Crassostrea belcheri. Hàu được khai thác quanh năm vào những ngày có con nước thấp. Chúng được luộc chín, lấy ruột phơi khô, có giá bán đến 80.000đ/kg. Việc khai thác xảy ra rất mạnh, vỏ Hàu được thải thành những đống cao ven bờ kênh, rạch. Đây là nguồn lợi khá đa dạng và có giá trị, có khả năng phát triển nuôi trồng. (4) Họ ISOGNOMONIDAE -Isognomon ephippium (Linnaeus, 1758) - Điệp (5) Họ ANOMIIDAE -Enigmonia aenigmatica Holten, 1803 Thân dẹp, rất mỏng, bám khắp nơi trên bẹ lá DN ở mực triều thấp và trung bình. Được thu hoạch làm thức ăn cho vịt (6) Họ TRAPEZIIDAE - Trapezium liratum (Reeve, 1843) – Chem chép - Gari maculosa (Lamark, 1818) Sống vùi trong lớp trầm tích ở sâu 3-7 cm ở vùng triều cao và triều thấp. Phân bố rất phổ biến trong vùng có cỏ biển, RNM. Được khai thác để ăn, làm thức ăn cho tôm hùm lồng.  Giáp xác Là nhóm khó thu mẫu vì lẫn trốn rất nhanh như ghẹ, cua bùn và các loại tôm họ Penaeidae. Các loài giáp xác đặc biệt tôm Rảo đất là thành phần quan trọng trong việc khai thác của các ngư cụ như nò, đăng, đó. Ghẹ xanh có giá trị cao, bị khai thác quá mức, có kích thướt nhỏ. Cua bùn đã được nuôi rất tốt ở vài nơi. Trong các thảm cỏ biển, RNM nguồn giống con cua được khai thác quanh năm, cung cấp cho địa phương và các tỉnh lân cận. (1) Họ PENAEIDAE- Họ tôm He - Penaeus monodon Fabricius, 1798 (tôm Sú) - Penaeus merguiensis de Man, 1888 (tôm Bạc thẻ) - Metapenaeus ensis de Haan, 1850 (tôm Rảo đất) (2) Họ PORTUNIDAE- Họ Ghẹ - Portunus pelagicus (Linnaeus, 1766) (ghẹ Xanh) - Portunus sanguinolentus (Herbst) (ghẹ Ba chấm) - Scylla spp, 1949 (Cua Bùn)  Cá biển Cá biển được khảo sát dựa vào hoạt động đánh bắt của ngư dân ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn. Các loài cá có giá trị kinh tế được đánh bắt thuộc các họ cá Đối, Cá Dìa, Cá Liệt, Cá Ông Căn, Cá Bống, Cá Hồng, Cá Mú, Cá Rô Phi,…Trong đó nguồn lợi cá Đối quan trọng nhất, sau đó là cá Dìa, cá Liệt. Danh mục các loài cá như sau: (1) Họ cá Đối MUGILDAE - Mugil cephalus Linneaeus - Mugil kelaarti Giinther (2) Họ cá Dìa SIGANIDAE - Siganus fuscescens (Houttuyn) (3)Họ cá Kìm HEMIRHAMPHIDAE - Hemirhamphus georgii (Val.) (4) Họ cá Ông Căn THERAPONIDAE - Therapon jarbua (Forskal) (5)Họ cá Rô Phi CICHLIDAE - Oreochromis mossambicus (Peters) (6)Họ cá Hồng LUTIANIDAE - Lutjanus argentimaculatus (Forskal) - Lutjanus erythropterus (Block) (7)Họ cá Liệt LEIOGNATHIDAE - Leiognatus equulus (Forskal) - Leiognatus fasciatus (Lac.) (8)Họ cá Mú SERRANIDAE - Epinephelus amblycephalus (Bleeker) - Epinephelus fasciatus (Forskal) - Epinephelus tauvina (Forskal) - Cephalopholis pachycentron (Val.) (9)Họ cá Bống GOBIIDAE - Istigobius ornatus (Ruppell) - Amblyeleotris fontanesii (Bleeker) - Acentrogobius gracilis (Bleeker) - Acentrogobius caninus (Val.) • Yếu tố con người Nguyên nhân suy giảm diện tích rừng dừa nước: Chuyển diện tích rừng dừa nước thành ruộng muối Trước đây, diện tích phân bố của DN ở hạ lưu sông Thu Bồn có hơn 100 ha, hiện nay bị suy giảm khoảng 40%. Tuy nhiên có điều lạc quan đáng mừng là diện tích này đang gia tăng do việc quản lý và phát triển tự nhiên của DN cũng như đang được người dân quan tâm trồng thêm. Các nguyên nhân gây suy giảm có thể kể là: -Phát triển ao nuôi tôm -Thiên tai lũ lụt, xói lở bờ sông(Duy Xuyên) -Đô thị hoá và các hoạt động kinh tế xã hội Khai thác cạn kiệt lá dừa Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là phá DN làm ao nuôi tôm. Nhưng hiện nay nguyên nhân này là không còn, thêm vào đó giá trị các sản phẩm DN đang có giá trị cao. Phỏng vấn ý kiến của nhiều hộ dân đang quản lý các ao nuôi tôm bỏ hoang ở Cẩm Thanh, họ cũng rất thiết tha với việc trồng DN và cây ngập mặn khác nếu Nhà nước có các giải pháp quản lý, bảo vệ hợp lý. Vì vậy, kkhả năng phát triển trồng và quản lý cây rừng ngập mặn ở Cẩm Thanh được đánh giá là rất thuận lợi. Chuyển diện tích rừng dừa nước thành ruộng nuôi tôm 1.5. Tìm hiểu các mặt giá trị của loài và lâm phần • Giá trị sử dụng và kinh tế - xã hội Rừng dừa nước đã và đang hỗ trợ nhiều loại hình sinh kế cho bà con địa phương hàng ngày Tổng kết những giai đoạn phát triển kinh tế xã hội đã cho thấy thời kỳ trước những năm 1990, lá dừa nước được khai thác nhiều cho vật liệu lợp nhà. Sau những năm 1990, do nền kinh tế phát triển khá hơn, tấm lợp phổ biến nên lá DN ít được khai thác, lá DN bị bỏ hoang. Trong những năm gần đây do nhu cầu gia tăng về dịch vụ du lịch, các sản phẩm từ DN như lá, bẹ được khai thác cho việc xây dựng. Nhu cầu này không những chỉ có ở Hội An mà còn có ở những tỉnh lân cận, cho nên các sản phẩm DN được tiêu thụ mạnh. Do có giá trị, người dân đã bắt đầu chăm sóc DN. Vì rằng nếu không được cắt lá, dọn tạp theo đúng qui định, DN cũng không tốt. Theo UBND xã Cẩm Thanh, trong địa bàn của xã có 32 cơ sở lớn nhỏ chuyên sản xuất và sử dụng các sản phẩm DN cho việc xây dựng. Riêng trong năm 2007, các hộ kinh doanh này đã nộp thuế tại xã từ hoạt động kinh doanh các sản phẩm DN là 539.000.000 đ. Từ con số khiêm tốn mà xã quản lý được đã cho thấy các hoạt động kinh doanh các sản phẩm từ DN là khá lớn. Lá được khai thác 2 lần/năm: - Lần thứ nhất vào tháng 2, trung bình khoảng 5 tàu lá/cây Lá dừa được chế biến thành nhiều sản phẩm và ước lượng trị giá khoảng 9.000 – 15.000 USD/ha Sản phẩm từ dừa nước Đường Rượu Mức dừa Lợp nhà Giấy vấn thuốc - Lần thứ hai vào tháng 7, trung bình 3 tàu lá/cây Kỹ thuật khai thác cho mỗi lần chặt lá là phải chừa lại 1 tàu và 1 giáo. Như vậy, trung bình khai thác 8 tàu lá/cây/năm.( Giáo là lá dừa còn non, chưa xoè ra, nhọn và cứng như” giáo”). Kết quả khảo sát trên 10 hộ gia đình chuyên kinh doanh sản phẩm từ DN đã cho thấy các sản phẩm DN được sử dụng như sau: - Lá được chẻ làm đôi dọc theo cọng dừa dùng lợp lên mái nhà hay dựng vách. - Phiến lá được cắt khỏi cọng và bện thành tấm lợp. Khi đó bẹ và cọng lá làm thành các cây dài 4-5 mét dùng để ghép lại làm vách, làm cửa. Với mật độ DN bình quân từ 1-2 cây/m2, mỗi cây khai thác 8 lá/năm, giá trị khai thác được tính toán trên giá bán các sản phẩm kể trên, đã cho tháy giá trị có thể đạt từ 100 triệu đến 250 triệu đồng/ hecta/năm. Giá trị này tuỳ thuộc vào chất lượng của lá và tuỳ địa phương khai thác. Đó là giá trị khi bán các tấm lợp được kết bằng lá và cọng dừa đã được xử lý, chưa tính các chi phí lao động khi khai thác lá, phơi và xử lý sản phẩm. Tuy vậy, để có sản phẩm chất lượng tốt, DN phải thường xuyên được chăm sóc, chặt lá theo đúng quy trình. Các sản phẩm khác như quả DN và dịch ngọt từ buồng quả chưa được khai thác sử dụng như ở một số nước Thái Lan, Philippin. Được trao đổi về phương diện này, nhiều người dân còn chưa có thông tin. Họ chưa khai thác sử dụng quả DN như ở các tỉnh Nam Bộ. Họ cho rằng quả DN rất ngon nhưng thỉnh thoảng chỉ có trẻ con ăn hay một số nơi còn sử dụng để nấu chè mà thôi. Bên cạnh đó rừng DN còn là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật biển có giá trị như cá, giáp xác, động vật thân mềm. Vì vậy dọc theo các kênh rạch, ven các dãy DN, bao quanh các thảm DN, nơi đâu cũng thấy thiết lập các” vó, đăng, nò”. Nguồn lợi thu được có giá trị nhất từ các ngư cụ này là tôm, cua, cá. Mặc dù không nhiều nhưng việc thu nhập này được duy trì bền vững và sẽ góp phần vào việc trồng, quản lý và bảo vệ rừng DN. Trung bình mỗi ngày có thể thu được 20-30.000đ/1”nò”. Mùa mưa thu nhập cao hơn, có thể gấp đôi. Một số hộ Khai thác hàu và chế biến gia đình biết quản lý và nuôi quản canh các loại cá, tôm, cua thì thu nhập sẽ cao hơn. (1) Giá trị trực tiếp( Theo T.S.Nguyễn Hữu Đại)  Khai thác sản phẩm lá dừa nước Tập hợp các khảo sát 5 hộ gia đình sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lá DN đã cho các giá trị trung bình sau: - 100 lá DN được cắt rời phiến lá và cọng, phiến lá được cắt thành 3 tấm lợp và 100 cọng còn lại dùng làm vách nhà: giá bán tổng cộng trung bình 300.000đ sau khi đã trừ các chi phí vật tư, nhân công. Như vậy, giá trị trung bình của sản phẩm lá DN đã được chế biến trung bình là 3000đ/1lá - Số lá khai thác/ cây DN biến động từ 5-8 lá/năm. - Mật độ DN ở mức thấp nhất là 1 cây/m2. - Tính toán giá trị ở mức thấp nhất cho 1 hecta DN là: 10.000 cây/hecta* 5 lá/cây* 3000đ/lá = 150.000.000đ/hecta/năm. Như vậy có thể nói giá trị trung bình cho việc khai thác các sản phẩm từ lá DN khoảng từ 100-120.000.000đ/hecta/năm sau khi trừ các công chặt lá, phơi và vận chuyển. Đây là giá cung cấp trực tiếp các sản phẩm DN đã được chế biến ( phơi khô, ngâm nước mặn) cho các dịch vụ xây dựng, chỉ có thể thực hiện được bởi các đầu mối nhận được dịch vụ. Còn trong thực tế khi được hỏi các hộ gia đình ở xã Cẩm Thanh và xã Duy Vinh (Duy Xuyên), họ không thể chế biến và bán trực tiếp sản phẩm cho các dịch vụ xây dựng thì họ chỉ bán khoán cho người mua 200.000đ/sào( Trung bộ) hay 4000.000đ/hecta/năm, để người mua tự khai thác (giá trị rất chênh lệch nhau). So sánh với các kết quả khảo sát ở Trà Vinh (Nguyễn Hữu Đại,2006), giá trị của 1 lá DN được bán ở đây là 500đ/lá và cũng theo cách tính ở trên giá trị trung bình là 25.000.000đ/hecta/năm. Điều đó chứng tỏ rằng giá trị các sản phẩm DN biến động lớn theo nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, giá trị ở mức phổ biến và bền vững từ 500- 1000đ/lá, có nghĩa là từ 25 triệu đến 50 triệu đồng/ hecta/ năm là hợp lý và người dân hoàn toàn có thể trồng và khai thác. (2) Giá trị gián tiếp • Giá trị về cảnh quan và môi trường Rừng dừa nước còn chứa đựng một tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn Rừng dừa nước ở hạ lưu sông Thu Bồn nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung quanh năm xanh tốt tạo cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt cho miền trung- Hội An mà ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm gặpmsinh cảnh này ở miền Tây Nam Bộ. Dừa nước phát triển thành khu vực quan trọng ở khu rừng dừa Bảy Mẫu, có địa thế hiểm trở, chiếm diện tích khoảng 57 hecta( kể luôn những khoảng trống bên trong) mà lịch sử tồn tại và phát triển của chúng luôn gắn liền với những chiến tích oai hùng của Đảng bộ và nhân dân Cẩm Thanh trong chiến tranh. Giá trị này được tính cho thu nhập từ các hoạt động và dịch vụ du lịch của Hội An. Nếu gia tăng được diện tích thảm thực vật ngập mặn này, đồng nghĩa với việc gia tăng đa dạng cảnh quan môi trường sinh thái sẽ thu hút thêm du khách đến với Hội An. Con số này trong năm 2006 là 423.395 khách nước ngoài và 543.379 khách trong nước. • Điều hoà khí hậu, chống bão lũ,xói lở bờ sông đê, cống nuôi tôm. Giá trị này được tính cho các hoạt động phòng chống khắc phục hậu quả bão lũ, tu bổ bờ sông, đê cống nuôi tôm. • Cân bằng sinh thái, xử lý và nâng cao chất lượng môi trường. Giá trị này rất lớn, xảy ra trong một thời gian dài. Với mật độ dân cư, khách sạn, nhà hàng như hiện nay, các sự cố về môi trường là khó tránh khỏi. Các hệ sinh thái thực vật này là những máy lọc sinh học khổng lồ, duy trì cân bằng sinh thái cho khu vực hạ lưu sông Thu Bồn và xa hơn cho cả vùng lân cận Cù lao Chàm. Theo tính toán của các nhà khoa học, 1 hecta RNM có thể làm giảm được 90 tấn khí CO2/năm cho môi trường sống; 1 Hecta ĐNN tại các vùng cửa biển, đầm phá, bãi triều có khả năng sinh lợi từ 10.000-20.000 USD/năm. Đây là nguồn lợi môi trường khổng lồ đối với người dân ở các địa phương nếu biết Rừng dừa nưừc vừi chừc năng lừc chừt phù sa và chừt bừn ra vùng rừn san hô Cù Lao Chàm • Cung cấp nơi ở, nơi cư trú cho các loài sinh vật, cung cấp chất hưu cơ đầu tiên cho sự sống. Lá, thân, rễ của các loài cây ngập mặn, cỏ biển khi phân huỷ sẽ cung cấp thức ăn cho các loài động vật. Ngoài ra, một số loài động vật ăn trực tiếp lá cỏ biển, chẳng hạn như ốc. • Là nơi học tập. Các khu vực ĐNN được phục hồi và bảo vệ sẽ rất đa dạng và lý thú cho các hoạt động học tập nâng cao hiểu biết và nhận thức của cộng đồng. 1.6. Thử nghiệm xây dựng vùng phân bố lý thuyết và vùng phân bố tiềm năng của loài trong khu vực Trung Trung bộ; 1.7. Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung trung bộ. 1.7.1 Định hướng chung về cơ chế chính sách đối với hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung trung bộ Tạo điều kiện thuận lợi để người dân và cộng đồng địa phương tham gia bảo vệ và phát triển hệ thống rừng phòng hộ ven biển, được hưởng lợi trực tiếp từ rừng, dần thay thế cơ chế khoán bằng tiền như hiện nay. Đảm bảo vừa phát triển được vốn rừng phòng hộ ven biển vừa phát triển kinh tế thuỷ sản, giữ cân bằng giữa nhu cầu phòng hộ và phát triển kinh tế, tạo vùng an toàn bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ một cách bền vững. Chính sách phải rõ ràng, bình đẳng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế. Tăng cường sự phối hợp liên nghành trong quản lý Nhà Nước đối với rừng phòng hộ ven biển, việc tổ chức quản lý cần hướng tới phương thức đồng quản lý rừng với sự tham gia của cộng đồng và người dân địa phương. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản phù hợp với d0ặc thù vùng ven biển, đảm bảo cân đối giữa việc bảo vệ môi trường và ổn định cuộc sống của người dân trong vùng. 1.7.2 Cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể a. Quy hoạch sử dụng đất (1) Rừng phòng hộ ven biển cần phân cấp thành hai loại: Phòng hộ rất xung yếu là những diện tích rừng ngoài đê biển quốc gia được sử dụng vào mục đích hạn chế thiên tai, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống xói lở đất ven sông, ven biển. Xây dựng một hệ thống các đai rừng phòng hộ chắn sóng bảo vệ trực tiếp đê biển, trong hành lang 200 m bảo vệ phía ngoài đê biển, như qui định trong luật bảo vệ đê điều. Phòng hộ xung yếu là những diện tích rừng trong đê biển quốc gia có vai trò hỗ trợ cho vùng phòng hộ rất xung yếu. (2) Rà soát và quy hoạch ổn định cho các nghành chủ yếu sử dụng đất ngập mặn ven biển có liên quan là xây dựng đê điều, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, nuôi trồng thuỷ sản. Phải coi đây là quy hoạch liên nghành và phải được Nhà Nước chấp nhận về pháp lý, cắm mốc trên thực địa, có biển báo… (3) Chọn một số rừng phòng hộ ven biển điển hình cho từng vùng sinh thái làm khu bảo tồn các nguồn gen thực vật và động vật vvùng triều và dự trữ thiên nhiên. Có thể kết hợp trong việc chọn khu bảo tồn RNM với địa điểm du lịch sinh thái và giáo dục hoặc tổ chhức nơi du lịch thuận lợi để thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. (4) Cần có giải pháp dự phòng hạn chế tối đa ảnh hưởng bất lợi của các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, đê biển… đến các hoạt động bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững.Đối với các bãi bồi ven biển, các địa phương nên có chủ trương phát triển rừng, lấn biển; nên giao cho cơ quan chuyên nghành quản lý ngay từ đầu, không nên giao cho chính quyền cấp xã quản lý, dân sẽ tự ý khoanh nuôi thuỷ sản, ảnh hưởng đến sự phát triển của rừng khi bãi bồi ổn định Quy định về tỉ lệ rừng và tôm: Hiện tại các tỉnh vận dụng tỉ lệ diện tích rừng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản khác nhau, nên quy định một tỷ lệ diện tích rừng và diện tích nuôi trồng thuỷ sản bảo đảm tốt môi trường cho vùng rừng ngập mặn nói chung và rừng phòng hộ ven biển nói riêng, bảo vệ và nâng cao năng suất nuôi trồng thuỷ sản. Tỷ lệ này phụ thuộc vào bối cảnh tự nhiên, nhu cầu người dân cũng như chiến lược phát triển rừng Tại vùng quy hoạch rừng phòng hộ rất xung yếu có hộ dân sống xen kẻ có thể thực hiện theo các hướng sau: Thực hiện tái định cư đến chỗ khác nhưng bố trí thành các cụm dân cư làm rừng. Hộ gia đình được giao đất làm nhà ở, đất nuôi trồng thuỷ sản, nhận khoán bảo vệ rừng. Tuy nhiên đối với ngư dân phải quy hoạch sắp xếp thành cụm dân cư nơi cửa sông để đi lại thuận tiện và tiện việc quản lý. Không thực hiện di chuyển dân nhưng hộ gia đình được cấp đất nuôi trồng thuỷ sản tuỳ theo quỹ đất đai, được phép đánh bắt hải sản. Không thực hiện di chuyển dân nhưng hộ gia đình được nhận khoán bảo vệ và trồng rừng ở vùng phòng hộ xung yếu hay vùng rừng sản xuất, được sử dụng tối đa 40% diện tích nhận khoán không có rừng để nuôi trồng thuỷ sản, được khai thác bền vững thuỷ sản trên diện tích rừng nhận khoán. Hiện có hai mô hình”rừng riêng tôm riêng” và”rừng tôm kết hợp”, nơi nào có điều kiện chuyển đổi từ mô hình”rừng tôm kết hợp” sang mô hình”rừng riêng tôm riêng” thì cần tạo điều kiện cho người dân chuyển đổi. Nơi nào không chuyển đổi thì phải có phương án điều chế rừng thích hợp để tăng năng suất tôm nuôi. b. Giao, cho thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp (1) Rà soát lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp của các công ty lâm nghiệp và ban quản lý rừng phòng hộ trong vùng. Các đơn vị này chỉ nên giao quản lý một diện tích phù hợp với năng lực quản lý của mình. Diện tích nhỏ lẻ, phân tán, gần khu dân cư cần giao lại cho chính quyền địa phương để giao cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng thôn bản trên địa bàn. Hiện nay, một số địa phương có diện tích rừng phòng hộ ven biển khá lớn thuộc quyền quản lý của một số lâm ngư trường. Đối với những khu rừng này nên giải quyết theo hai hướng sau: Nếu lâm ngư trường có kết hợp bảo vệ rừng phòng hộ với kinh doanh rừng sản xuất thì vẫn tiếp tục duy trì quản lý diện tích rừng và đất rừng hiện có nhưng phải thực hiện hai chế độ tài chính và hạch toán kinh tế riêng biệt( công ích và sản xuất kinh doanh). Nếu diện tích các lâm ngư trường đang quản lý nằn trong phạm vi vùng phòng hộ rất xung yếu thì chuyển thành các ban quản lý nằm trong phạm vi vùng phòng hộ rất xung yếu thì chuyển thành các ban quản lý rừng nếu đảm bảo tiêu chí, điều kiện thành lập ban quản lý rừng phòng hộ theo quy định của pháp luật hiện hành. (2) Tiếp tục giao đất, giao Rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản đối với diện tích rừng và đất rừng chưa có chủ quản lý cụ thể. HIện UBND cấp xã hoặc kiểm lâm đang chịu trách nhiệm quản lí về mặt Nhà Nước. Đối với diện tích rừng và đất rừng chhưa có chủ quản lý cụ thể, UBND cấp xã cần xây dựng phương án tiếp tục giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản. Vùng có đất và nguồn lợi về RNM tốt, phong phú chủ yếu giao đến hộ gia đình hoặc nhóm hộ. Vùng có đất và nguồn lợi RNM thấp, nghèo, phân tán hoặc có tác dụng phòng hộ cục bộ một thôn, xã thì nên giao cho cộng đồng thôn bản, khi giao cần làm rõ ranh giới các loại rừng trên thực địa và bản đồ đến từng lô, khoảnh; xác định được hiện trạng rừng. Hạn chế việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức của Nhà Nước đã có( trừ những vùng phòng hộ rất xung yếu) mà cần ưu tiên giao cho các thành phần kinh tế khác. (3) Rà soát và triển khai việc giao khoán đất rừng sản xuất và đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông lâm trường quốc doanh theo nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ và thông tư số 102/2006/TT-BNN ngày 13/11/2006 của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nghị định 135/NĐ-CP. (4) Thực hiện đấu thầu trong trồng rừng ngập mặn để tạo ra tính cạnh tranh cao, giảm giá thành, đấu thầu các bãi bồi ven biển để trồng rừng, chú ý ưu tiên đối với người dân địa phương có điều kiện đầu tư. c. Đầu tư, tín dụng (1) Nhà nước chỉ nên đầu tư vào việc gây trồng, bảo vệ RNM thuộc loại rừng đặc dụng và phòng hộ. Tăng suất đầu tư theo hướng thâm canh cao trên vùng sinh thái, lập địa có vấn đề, đầy rủi ro nhưng rất quan trọng với bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai. (2) Tổ chức, hộ gia đình được giao đất trống để trồng rừng sản xuất được vay vốn với lãi xuất ưu đãi(khoảng 5%/năm), thời hạn vay trên 10 năm, trả tiền vay gốc và lãi khi có sản phẩm chính, được vay 100% nhu cầu vốn đầu tư trên cơ sở tính đúng, tính đủ theo định mức KTKT hiện hành. Được vay vốn vỏi lãi xuất ưu đãi để phát triển chăn nuôi thuỷ sản, gia cầm, nuôi ong kết hợp trồng rừng. (3) Nhà Nước có chính sách cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng( không có sổ đỏ) được vay vốn theo hình thức tín chấp để nuôi tôm với mức khoảng 20 triệu đồng/ hộ, vì nhìn chung cư dân sống trong khu vực rừng phòng hộ ven biển rất nghèo, thiếu vốn sản xuất, đặc biệt là thiếu vốn để nuôi tôm( phát triển nuôi tôm để bảo vệ rừng). d. Khoa học công nghệ và khuyến lâm (1) Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để bổ sung, sửa đổi và ban hành quy trình, quy phạm lâm sinh cho đối tượng rừng phòng hộ phù hợp với từng vùng sinh thái. Cần có quy trình chăm sóc, điều chế rừng phù hợp với cấp tuổi, cấp đất và điều kiện sinh thái cho từng loại cây rừng. (2) Về cơ cấu cây trồng Đối với rừng phòng hộ rất xung yếu nên chọn cây bản địa, trồng nhiều loài cây khác nhau. Đối với rừng phòng hộ xung yếu, cần tính đến điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, trồng cây không ảnh hưởng tới việc nuôi tôm.. Chọn loài cây trồng thích hợp với từng vùng sinh thái của địa phương và trồng rừng bằng cây con có bầu, đủ lớn để có thể sống được ở vùng ngập nước. Áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh, xây dựng rừng giống, chọn giống và quy trình trồng cho những cây trồng chính ngoài Đước như mắm, bần,đâng,sú,vẹt. Chuyển hoá rừng thuần loài thành rừng hỗn loài, trồng rừng hỗn loài rừng 2-3 tầng nhằm nâng cao hiệu quả chắn sóng, cố định đất, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. Cải thiện giống cây trồng: Nhập nội một số loài có khả năng phòng hộ tốt ở các nước trong khu vực. e. Hoàn thiện tổ chức quản lý rừng phòng hộ (1) Củng cố hệ thống quản lý nhà nước về rừng phòng hộ ở các cấp tỉnh, huyện, xã. Thực hiện chức năng quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định 245/1998/QĐ- TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng chính phủ, tăng cường phối hợp liên nghành trong việc quản lý,sử dụng, khôi phục, phát triển rừng phòng hộ. Sớm có tổ chức thống nhất và hoàn chỉnh hệ thống quản lý nhà nước về rừng phòng hộ ven biển từ tỉnh đến xã Phân công rõ trách nhiệm giữa các nghành liên quan và có cơ chế phối hợp rõ ràng. Tăng cường tiềm lực cho lực lượng kiểm lâm về nhân lực, trang thiết bị và phương tiện trong quản lý, bảo vệ rừng. h. Chính sách hưởng lợi (1) Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản được giao rừng phòng hộ xung yếu: Được Nhà nước cấp kinh phí để bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng như đối với BQL rừng( theo quyết định 100); được thu hái củi, tỉa thưa cây trong rừng; được sử dụng 30% đất rừng được giao để nuôi trồng thuỷ sản; và được Nhà nước cho vay vốn với lãi suất ưu đãi(bằng 60-70% lãi suất thương mại) và được vay 100% nhu cầu vay vốn, hoàn trả tiền vay gốc và lãi khi có sản phẩm khai thác chính( ít nhất là 10 năm); Thủ tục vay vốn đơn giản chỉ cần thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Được thu hái củi, sản phẩm tỉa thưa, khai thác chính rừng, được sử dụng 50% diện tích đất rừng được giao để nuôi trồng thuỷ sản., được Nhà nước cho vay vốn với lãi suất thương mại để nuôi trồng thuỷ sản, khi thu hoạch được miễn giảm thuế nuôi trồng thuỷ sản. (2) Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán rừng phòng hộ rất xung yếu: Được bên giao kháon cấp 100% kinh phí để bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng theo quyết định 100; được thu hái củi, sản phẩm tỉa thưa cây trong rừng. Tuyệt đối không nuôi trồng thuỷ sn3 dưới tán rừng. Tuỳ theo quỹ đất của địa phuơng, có thể giao một diện tích rừng hoặc đất trống, bãi bồi, đất ngập nước để làm vườn, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối, sản xuất nông nghiệp; được vay vốn với lãi xuất ưu đãi( bằng 60- 70% lãi suất thương mại) để nuôi trồng thuỷ sản, khi thu hoạch được hưởng toàn bộ sản phẩm và được miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật. (3) Đối với các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản được giao rừng sản xuất: Được vay vốn tín dụng phát triển của Nhà Nước với lãi suất ưu đãi( bằng 60-70% lãi suất thương mại) và được vay 100% nhu cầu vay vốn, hoàn trả tiền vay gốc và lãi khi có sản phẩm khai thác chính( ít nhất là 10 năm); thủ tục vay vốn đơn giản chỉ cần thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Được thu hái củi, sản phẩm tỉa thưa, khai thác chính rừng, được sử dụng 50% diện tích đất rừng được giao để nuôi trồng thuỷ sản, được Nhà nước cho vay vốn với lãi suất thương mại để nuôi trồng thuỷ sản, khi thu hoạch được miễn giảm thuế nuôi trồng thuỷ sản. (4) Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán rừng phòng hộ xung yếu: Được bên giao khoán cấp 100% kinh phí để bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng theo Quyết định 100, được nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng với tỷ lệ đất rừng/ Tôm:7/3. Được tỉa thưa rừng theo hướng dẫn của Ban Quản Lý Rừng, lâm sản khai thác, tỉa thưa từ rừng được phép tiêu thụ trong, ngoài tỉnh. Tuỳ theo quỹ đất của địa phương, bên nhận khoán có thể được giao một diện tích rừng hoặc đất trống, bãi bồi, đất ngập nước để làm vườn, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất muối, sản xuất nông nghiệp, được vay vốn với lãi suất ưu đãi( bằng 60-70% lãi suất thương mại) để nuôi trồng thuỷ sản, khi thu hoạch được hưởng toàn bộ sản phẩm đó và được miễn giảm thuế theo qui định của pháp luật. (5) Đối với hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng rừng sản xuất: Được bên giao khoán trả tiền công khoán theo thoả thuận trong hợp đồng; Được sử dụng 40-50 % diện tích đất rừng nhận khoán để nuôi trồng thuỷ sản, được vay vốn với lãi suất ưu đãi( bằng 60- 70% lãi suất thương mại) và được vay 100% nhu cầu vay vốn để nuôi trồng thuỷ sản, khi thu hoạch được miễn giảm thuế nuôi trồng thuỷ sản… đựoc hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật. (6) Đối với hộ gia đình, cá nhân nhân nhận khoán bảo vệ rừng đặc dụng: được bên giao khoán trả tiền công khoán theo quy định tại quyết định 100. Tuỳ theo quỹ đất đai của địa phương, bên nhận khoán có thể được giao một diện tích rừng hoặc đất trống, bãi bồi, đất ngập nước để làm vườn, nuôi trồng thuỷ sản,sản xuất muối, sản xuất nông nghiệp, được vay vốn với lãi suất ưu đãi( bằng 60-70% lãi suất thương mại) để nuôi trồng thuỷ sản, khi thu hoạch được hưởng toàn bộ sản phẩm đó và được miễn giảm thuế theo quy dịnh của pháp luật, được kinh doanh dịch vụ du lịch. i. Giải quyết vấn đề kinh tế- xã hội trong vùng rừng phòng hộ (1) Rà soát, quy hoạch lại dân cư ven biển, hạn chế di cư tự do trong vùng rừng phòng hộ (2) Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống của người dân trong vùng rừng phòng hộ. Viễn cảnh của rừng dừa nước Cẩm Thanh Rác thải và phù sa đổ ra biển ngày càng nhều vì rừng dừa nước mất dần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfsinh_luan_van_0783.pdf
Luận văn liên quan