Luận án Các mô hình phân tích một số chỉ tiêu giáo dục Việt Nam

Theo kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bậc cao đẳng, đại học của hộ gia đình và tác động biên của các biến độc lập lên biến phụ thuộc được thể hiện trong bảng 4.23, kết quả cho thấy các biến về chủ hộ chưa có vợ/chồng, chủ hộ góa, nghề nghiệp chủ hộ và quy mô hộ không có ý nghĩa thống kê. Theo đó, dấu của hệ số của bằng cấp chủ hộ mang dấu dương là phù hợp với kỳ vọng. Chủ hộ có bằng cấp càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng cao, cụ thể, khi tăng bằng cấp cao nhất của chủ hộ lên 01 bậc thì chi tiêu cho giáo dục đại học tăng khoảng hơn 657 nghìn đồng trong một năm trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Tansel (2005). Giới tính chủ hộ có ý nghĩa thống kê, theo kết quả nghiên cứu, chủ hộ là nam có mức chi tiêu cho giáo dục thấp hơn chủ hộ là nữ. Cụ thể chủ hộ là nam giới trung bình chi tiêu cho giáo dục con cái của họ ít hơn một năm khoảng 851 nghìn đồng so với chủ hộ là nữ giới

pdf151 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các mô hình phân tích một số chỉ tiêu giáo dục Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông thôn. Các hộ ở khu vực thành thị mà chủ hộ có trình độ giáo dục cao lại tăng mức chi ít hơn so với các hộ ở nông thôn. Tổng số thành viên đang đi học ở các loại hình trường học khác nhau có ý nghĩa thống kê đối với cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Ở thành thị, nếu tăng một thành viên đi học ở các trường công lập trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì số tiền chi cho giáo dục của hộ lại tăng khoảng 1714.33 nghìn đồng, nếu tăng một thành viên đi học ở trường dân lập thì chi tiêu cho giáo dục ĐH tăng thêm 2464.89 nghìn đồng, nếu tăng thêm một thành viên đi học ở trường tư thục thì chi cho giáo dục Đại học tăng 4098.36 nghìn đồng. Trong khi các con số này ở khu vực nông thôn lần lượt là khoảng 898.04 nghìn đồng đối với tăng thành viên đi học ở trường công lập, tăng 1846.44 nghìn đồng đối với tăng thêm một thành viên đi học trường dân lập, tăng thêm một thành viên đi học trường tư thục thì chi tiêu cho giáo dục tăng 1819.8 nghìn đồng. Hộ có ít nhất một thành viên được hưởng trợ cấp xã hội chỉ có ý nghĩa đối với khu vực thành thị và kết quả cũng cho thấy khi hộ có ít nhất một thành viên được hưởng các khoản trợ cấp thì chi tiêu cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học của hộ gia đình cũng có xu hướng giảm hơn. Biến dân tộc chủ hộ chỉ có ý nghĩa ở khu vực nông thôn, chủ hộ là người dân tộc kinh có xu hướng chi tiêu cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học cao hơn so với chủ hộ là người dân tộc khác. Thu nhập của hộ gia đình chỉ có ý nghĩa thống kê đối với khu vực nông thôn. 4.1.6.2. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả nghiên cứu cho thấy chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn sẵn sàng chi tiêu cho giáo dục bậc cao cho con cái của họ so với chủ hộ có trình độ học vấn thấp hơn. Xu hướng này cũng tương tự cho các nhóm thu nhập khác nhau. Thu nhập tăng làm góp phần tăng đáng kể khoản chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình. Ngoài ra yếu tố số thành viên đang đi học ở các loại hình trường học khác nhau cũng có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học của hộ gia đình. Các hộ được hưởng 114 các khoản trợ cấp xã hội chi tiêu ít hơn các hộ không được hưởng các khoản trợ cấp xã hội. Tình trạng hôn nhân chủ hộ không có ý nghĩa đến chi tiêu giáo dục của hộ. Khi xem xét đến yếu tố khu vực thành thị nông thôn, nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về chi tiêu cho giáo dục bậc cao đẳng, đại học ở các nhóm thu nhập khác nhau của khu vực thành thị. Ở thành thị chủ hộ có học vấn càng cao chi nhiều hơn so với chủ hộ chưa tốt nghiệp tiều học, điều này xảy ra tương tự ở nông thôn, tuy nhiên mức chênh lệch của thành thị là cao hơn ở nông thôn. Từ các kết quả trên cho thầy cần có các chính sách cụ thể hơn để đa dạng hóa thu nhập cho người dân, góp phần cải thiện nguồn thu của người dân, đặc biệt đối với khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, người ra quyết định trong gia đình – chủ hộ có vai trò rất lớn trong việc nâng cao dân trí, do đó, cần khuyến khích họ tham gia các lớp tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức, để từ đó nâng cao ý thức của họ về tầm quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục con em trong gia đình. 4.2. Tác động của chi tiêu cho giáo dục đến tỉ lệ đi học cấp tỉnh 4.2.1. Số liệu và các biến số Nguồn số liệu trong được trích xuất từ kết quả Điều tra mức sống Hộ gia đình Việt Nam (Vietnam Households Living Standard Survey - VHLSS) các năm từ 2012 đến 2016 được thực hiện bởi Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO) và số liệu từ Niên giám Thống kê các năm 2012 đến 2016. Các yếu tố về thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình các bậc học, tỉ lệ học sinh đi học các cấp ... được tính toán từ bộ số liệu VHLSS các năm 2012, 2014 và 2016; các số liệu về số trường, lớp học các cấp, số giáo viên các cấp được lấy từ Niên giám Thống kê các năm 2012 đến 2016. Sau đó nghiên cứu thực hiện ghép hai nguồn dữ liệu tạo thành dữ liệu mảng bao gồm các năm 2012, 2014 và 2016 với 189 quan sát của 63 tỉnh, thành phố trong 3 năm. Dữ liệu xuất ra tương ứng với các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến tỉ lệ học sinh đi học cấp tỉnh. Tất cả các biến trong mô hình nghiên cứu được định nghĩa như sau: Bảng 4.25. Bảng tóm tắt các biến số trong mô hình nghiên cứu Ký hiệu Tên biến Diễn giải biến Loại biến Thang đo Biến phụ thuộc Y1 Tilenhaphoctieuhoc Tỉ lệ học sinh đang học tiểu học/dân số trong độ tuổi học tiểu học Biến liên tục Phần trăm 115 Ký hiệu Tên biến Diễn giải biến Loại biến Thang đo Y2 TilenhaphocTHCS Tỉ lệ học sinh đang học THCS/dân số trong độ tuổi học THCS Biến liên tục Phần trăm Y1 TilenhaphocTHPT Tỉ lệ học sinh đang học THPT/dân số trong độ tuổi học THPT Biến liên tục Phần trăm Biến độc lập X1 Chingansachgiaoduc_tinh Ngân sách nhà nước cấp tỉnh chi cho giáo dục Biến liên tục Triệu đồng X2 Chicap1_tinh Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc tiểu học Biến liên tục Nghìn đồng X3 Chicap2_tinh Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THCS biến liên tục Nghìn đồng X4 Chicap3_tinh Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THPT biến liên tục Nghìn đồng X5 GDP Tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh biến liên tục Phần trăm X6 Thunhapbinhquan_tinh Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Biến liên tục Nghìn đồng X7 sogiaovientieuhoc Tổng số giáo viên tiểu học trong tỉnh Biến liên tục Người X8 sogiaovienthcs Tổng số giáo viên THCS trong tỉnh Biến liên tục Người X9 sogiaovienthpt Tổng số giáo viên THPT trong tỉnh Biến liên tục Người X10 soloptieuhoc Tổng số lớp tiểu học trong tỉnh Biến liên tục Lớp X11 solopthcs Tổng số lớp THCS trong tỉnh Biến liên tục Lớp X12 solopthpt Tổng số lớp THPT trong tỉnh Biến liên tục Lớp X13 sotruongtieuhoc Tổng số trường tiểu học trong tỉnh Biến liên tục Trường X14 sotruongthcs Tổng số trường THCS trong tỉnh Biến liên tục Trường X15 sotruongthpt Tổng số trường THPT trong tỉnh Biến liên tục Trường 116 4.2.2. Thống kê mô tả các biến trong mẫu nghiên cứu 4.2.2.1. Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu này là tỉ lệ học sinh nhập học các cấp của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Thống kê mô tả biến phụ thuộc được trình bày trong bảng 4.26 Bảng 4.26. Thống kê mô tả biến phụ thuộc Bậc học Tỉ lệ học sinh đi học Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị lớn nhất Giá trị nhỏ nhất Tiểu học 189 102.05 6.44 88 121.28 THCS 189 94.16 11.04 60 123.08 THPT 189 71.53 19.05 26.92 117.39 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu nghiên cứu 4.2.2.2. Các biến độc lập a. Nhóm biến số về chi tiêu cho giáo dục Biến về chi tiêu cho giáo dục bao gồm: biến số về chi tiêu ngân sách cấp tỉnh; Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc tiểu học của tỉnh, thành phố; Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THCS của tỉnh, thành phố; Chi tiêu bình quân cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THPT của tỉnh, thành phố. Thống kê mô tả các biến về chi tiêu cho giáo dục được thể hiện trong bảng 4.27. Bảng 4.27. Thống kê mô tả chi tiêu cho giáo dục Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Chi ngân sách cấp tỉnh (triệu đồng) 189 865345.6 991079.2 26194 5659557 Chi tiêu giáo dục bình quân của hộ gia đình cho bậc tiểu học (nghìn đồng) 189 457.49 260.95 110.68 1592.49 Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THCS (nghìn đồng) 189 563.79 335.4 135.69 2498.98 Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình cho bậc THPT (nghìn đồng) 189 578.80 339.57 63.57 1906.91 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu nghiên cứu 117 b. Nhóm biến số về cơ sở vật chất trường học Nhóm biến số về cơ sở vật chất bao gồm: số trường tiêu học trong tỉnh; số trường THCS trong tỉnh; số trường THPT trong tỉnh; số lớp học cấp tiểu học; số lớp học cấp THCS; số lớp học cấp THPT. Thống kê từ bảng 4.28 cho thấy về số trường và số lớp của cấp tiểu học chiếm tỉ lệ nhiều nhất, sau đó đến số trường, số lớp cấp THCS và cuối cùng là số trường, số lớp cấp THPT. Bảng 4.28: Thống kê mô tả các biến về cơ sở vật chất trường học Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Số trường tiểu học 189 241.746 118.874 52 730 Số trường THCS 189 162.635 103.932 53 645 Số trường THPT 189 37.767 26.05 11 183 Số lớp tiểu học 189 4404.222 2507.165 1482 16418 Số lớp THCS 189 2369.042 1585.732 612 10986 Số lớp THPT 189 1031.132 829.884 218 5192 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu nghiên cứu c. Các biến số về giáo viên phổ thông các cấp Nhóm biến số về giáo viên phổ thông các cấp bao gồm tổng số giáo viên tiêu học trong tỉnh; tổng số giáo viên THCS trong tỉnh và tổng số giáo viên THPT trong tỉnh. Bảng 4.29 cho kết quả thống kê mô tả các biến số về giáo viên phổ thông. Bảng 4.29. Thống kê mô tả biến số về giáo viên phổ thông các cấp Đơn vị: người Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Số giáo viên tiểu học 189 6194 3540.878 2141 24899 Số giáo viên THCS 189 4966.82 3285.112 1313 21985 Số giáo viên THPT 189 2400.228 1987.037 525 12371 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu nghiên cứu d. Nhóm biến số về kinh tế Nhóm biến số về các yếu tố kinh tế bao gồm GDP cấp tỉnh và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh. Bảng 4.30 cho kết quả thống kê các biến số về yếu tố kinh tế. 118 Bảng 4.30. Thống kê mô tả biến số về yếu tố kinh tế Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh GDP (%) 189 6.53 3.42 -7.58 28.52 Thu nhập bình quân đầu người/tháng của tỉnh (nghìn đồng) 189 2376.12 747.41 918 5342.30 Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu nghiên cứu 4.2.3. Tác động của chi tiêu cho giáo dục đến tỉ lệ đi học cấp tỉnh 4.2.3.1. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nghiên cứu tiến hành ước lượng mô hình số liệu mảng xem xét tác động của chi tiêu cho giáo dục các cấp đến tỉ lệ học sinh đi học các cấp. Để tìm hiểu các yếu tố tác động đến tỉ lệ đi học các cấp của tỉnh, luận án tiếp cận ước lượng hai mô hình: mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Sau đó tiến hành thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, theo kết quả kiểm định Hausman, mô hình tác động ngẫu nhiên được lựa chọn (phụ lục 4). Trước khi ước lượng kết quả mô hình, nghiên cứu tiến hành các kiểm định cần thiết như: Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong các ước lượng (phụ lục 5) cho kết quả gặp phải hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Để khắc phục các khuyết tật trong mô hình nghiên cứu nói trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát có trọng số. Bảng 4.31 Trình bày kết quả ước lượng mô hình số liệu mảng bằng phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu có trọng số. Bảng 4.31. Kết quả ước lượng mô hình tác động đến tỉ lệ đi học các cấp Ký hiệu biến Giải thích biến Hệ số ước lượng Bậc tiểu học Bậc THCS Bậc THPT lnX1 Lô ga nê pe của chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh cho giáo dục -0.001 0.015** -0.013 (0.004) (0.007) (0.016) lnX2 Lô ga nê pe Chi bình quân cho giáo dục của hộ gia đình bậc tiểu học 0.019** - - (0.008) lnX3 Lô ga nê pe Chi bình quân cho giáo dục của hộ gia đình bậc THCS - 0.054*** - (0.014) 119 Ký hiệu biến Giải thích biến Hệ số ước lượng Bậc tiểu học Bậc THCS Bậc THPT lnX4 Lô ga nê pe Chi bình quân cho giáo dục của hộ gia đình bậc THPT - - 0.304*** (0.021) LnX5 Lô ga nê pe Tăng trưởng kinh tế GDP cấp tỉnh 0.021*** 0.026** 0.096*** (0.006) (0.012) (0.028) lnX6 Lô ga nê pe thu nhập bình quân đầu người 0.062*** 0.105*** -0.123*** (0.014) (0.021) (0.043) lnX7 Lô ga nê pe số giáo viên tiểu học -0.003 - - (0.053) lnX8 Lô ga nê pe số giáo viên THCS - 0.183*** - (0.061) lnX9 Lô ga nê pe số giáo viên THPT - - -0.105 (0.126) lnX10 Lô ga nê pe số lớp tiểu học -0.007 - - (0.049) lnX11 Lô ga nê pe số lớp THCS - -0.264*** - (0.056) lnX12 Lô ga nê pe số lớp THPT - - 0.0004 (0.122) lnX13 Lô ga nê pe số trường tiểu học 0.008 - - (0.019) lnX14 Lô ga nê pe số trường THCS - 0.073*** - (0.018) lnX15 Lô ga nê pe số trường THPT - - 0.243*** (0.055) Hằng số 5.077*** 3.274*** 3.243*** (0.077) (0.141) (0.264) Số quan sát 189 189 189 Số tỉnh 63 63 63 Sai số chuẩn được đặt trong dấu ngoặc đơn Mức ý nghĩa: *** p < 0.01, ** p<0.05, * p<0.1 120 Chi ngân sách nhà nước cho giáo dục có ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học bậc THCS, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng 1% chi ngân sách nhà nước cho giáo dục cấp tỉnh thì tỉ lệ đi học bậc THCS của tỉnh đó tăng 1.5%. Chi tiêu bình quân của hộ gia đình cho giáo dục có ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học của cả ba cấp học. Khi hộ gia đình dành khoản chi tiêu bình quân cho giáo dục tăng 1% thì tỉ lệ đi học bậc tiểu học tăng 1.9%, tỉ lệ đi học bậc THCS tăng 5.4%, tăng nhiều nhất là tỉ lệ đi học bậc THPT (30.4%). Các biến số về tăng trưởng kinh tế cấp tỉnh và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học các cấp. Kết qủa ước lượng mô hình cho thấy tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng cùng chiều với tỉ lệ đi học. Khi GDP của tỉnh tăng 1%, thì tỉ lệ đi học tiểu học tăng 2.1%, tỉ lệ đi học THCS tăng 2.6%, tỉ lệ đi học THPT tăng 9.6% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Biến thu nhập bình quân đầu người có vai trò rất quan trọng trong quyết định đầu tư vào giáo dục của hộ gia đình. Đối với tỉ lệ nhập học bậc tiểu học và THCS, khi thu nhập bình quân đầu người tăng lên thì tỉ lệ đi học cũng tăng theo. Điều này có thể giải thích rằng khi thu nhập của người dân tăng lên thì gánh nặng về các khoản chi phí cho học tập cũng theo đó giảm dần, gia đình có điều kiện hơn và khuyến khích cho con em của họ đến trường. Tuy nhiên đối với bậc THPT, khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tỉ lệ đi học lại giảm, điều này có thể hiểu rằng đối với học sinh khi học hết bậc THCS thì cũng là lúc đến tuổi lao động, nhiều gia đình (đặc biệt là đối với các gia đình dân tộc thiểu số) cho con em của họ dừng học để tham gia lao động phụ giúp và làm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Kết quả hồi quy cho thấy các biến số về giáo viên chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ nhập học bậc THCS, khi tăng 1% số lượng giáo viên THCS thỉ tỉ lệ nhập học 18.3%. Tương tự như vậy, các biến số về số lượng lớp học cũng chỉ ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học bậc THCS. Yếu tố số lượng trường học ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học bậc THCS và bậc THPT. 4.2.3.2. Kết luận và hàm ý chính sách Nghiên cứu sử dụng mô hình số liệu mảng với số liệu thu thập từ điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê các năm 2012, 2014, 2016 kết hợp với số liệu lấy từ Niên giám Thống kê. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy có mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách cho giáo dục và chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục với tỉ lệ học sinh đi học ở cả ba cấp học. Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình có ảnh hưởng cùng chiều đến tỉ lệ đi học cho thấy sự đóng góp cho giáo dục từ các hộ gia đình (bao gồm các khoản học thêm; 121 học phí; đồng phục, quấn áo sách vở, dụng cụ học tập ...) có thể làm cho các trường học đáp ứng tốt hơn cho học sinh trong quá trình học tập, điều này cũng làm cho học sinh thu hút hơn với các hoạt động học tập trong trường, từ đó làm tăng tỉ lệ đi học. Tuy nhiên, chi phí cho học tập lớn cũng là gánh nặng đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có cho con em của họ tiếp tục học hay thôi học. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đến tỉ lệ đi học. Do vậy nhà nước nên bổ sung các chính sách tăng cường đầu tư cho giáo dục, xây dựng trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, điều kiện học tập để kích thích sự ham muốn học tập của học sinh đặc biệt là đối với các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tóm tắt chương 4: Trong chương này, nghiên cứu đã trình bày các mô hình hồi quy tobit và tobit số liệu mảng; mô hình hồi quy số liệu mảng đa thứ bậc; mô hình hồi quy số liệu mảng nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam và tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ học sinh đi học các cấp. 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Bằng cách sử dụng các mô hình kinh tế lượng với dữ liệu thu thập từ Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam và số liệu từ Niên giám Thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, luận án đã ước lượng kết quả mô hình bằng phần mềm thống kê Stata. Các kết quả của luận án như sau: Thứ nhất, luận án đã trình bày một số cơ sở lý thuyết về lý thuyết vốn con người và đưa ra chỉ định một số mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm. Luận án cũng trình bày tổng quan các nghiên cứu có liên quan để từ đó đưa ra nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ học sịnh đi học, từ đó làm cơ sở lựa chọn các biến phụ thuộc và biến độc lập trong các mô hình kinh tế lượng thực nghiệm của luận án. Thứ hai, luận án cơ sở lý thuyết để lựa chọn các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm, luận án cũng đã xây dựng cơ sở lý thuyết các mô hình kinh tế lượng được sử dụng về dạng mô hình; phương pháp ước lượng; kiểm định và lựa chọn mô hình của các mô hình: Mô hình số liệu mảng; Mô hình Tobit; mô hình số liệu mảng đa mức. Phần mềm Stata được lựa chọn để thực hiện phân tích thống kê và ước lượng, kiểm định các mô hình nghiên cứu thực nghiệm của luận án. Thứ ba, luận án cũng đã phân tích thực trạng chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình: Tuy rằng tỷ lệ số hộ có ít nhất một trẻ em đang đi học của hộ giảm dần qua các năm nhưng các hộ gia đình lại chi tiêu cho giáo dục cho trẻ em trong hộ tăng dần ở cả thành thị, nông thôn và ở cả các nhóm thu nhập. Vẫn còn sự chênh lệch trong chi tiêu cho giáo dục giữa nông thôn với thành thị, giữa chủ hộ là nam với chủ hộ là nữ, giữa chủ hộ là người dân tộc Kinh với chủ hộ là người dân tộc khác. Chủ hộ có độ tuổi từ 40 đến 54 tuổi quan tâm đầu tư cho giáo dục của trẻ hơn cả so với các nhóm tuổi khác. Chủ hộ có bằng cấp càng cao chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Có sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục giữa các vùng miền khác nhau và giữa các nhóm thu nhập khác nhau. Thứ tư, dựa vào kết quả tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước đã được trình bày trong chương 1, luận án đã xây dựng các mô hình kinh tế lượng phân tích tác động của các yếu tố đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình Việt Nam nói chung và theo các cấp học: giáo dục đại học và giáo dục phổ thông. Dựa vào kết quả ước lượng 123 hồi quy các mô hình kinh tế lượng, nghiên cứu đã làm rõ mức độ tác động của các nhân tố và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu của Luận án. Trong tất cả các kết quả ước lượng cho thấy, biến tình trạng hôn nhân của chủ hộ không có ý nghĩa thống kê. Biến nghề nghiệp chủ hộ không có ý nghĩa thống kế ở mô hình chi tiêu cho giáo dục bậc phổ thông của hộ. Giới tính chủ hộ có ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình và chủ hộ là nam giới đều có xu hướng chi tiêu cho giáo dục của hộ ít hơn so với các chủ hộ là nữ giới. Tuy nhiên hệ số ước lượng của biến chủ hộ có giá trị khá thấp ở tất cả các kết quả nghiên cứu, do đó có thể thấy giới tính chủ hộ không phải là yếu tố có tính chất quyết định nhiều đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Tuổi cũng được xem là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ, nhìn chung tuổi chủ hộ càng cao, mức chi cho giáo dục của hộ gia đình đó cũng tăng theo, tuy nhiên, đến một mức tuổi nào đó thì mức chi sẽ đạt cực đại và giảm dần. Theo nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và cộng sự (2014) thì mức tuổi này là 50.3 tuổi. Điều này có thể giải thích rằng khi chủ hộ còn trẻ sẽ nhận thức được tầm quan trọng cuả giáo dục cho con cái của họ và khi chủ hộ có tuổi càng cao đến một mức nào đó thì con cái của họ đã trưởng thành cho nên chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình đó sẽ giảm. Bằng cấp chủ hộ có ảnh hưởng tích cực tới chi tiêu giáo dục của hộ, chủ hộ có bằng cấp càng cao chi tiêu cho giáo dục càng nhiều, điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Tansel (2005). Nhóm các biến về đặc điểm hộ gia đình cũng có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ. Nơi sinh sống của hộ là thành thị hay nông thôn có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục. Các hộ gia đình ở thành thị dành tỉ lệ chi giáo dục cao hơn so với các hộ gia đình sinh sống ở nông thôn. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp khi mà ở thành thị các dịch vụ về giáo dục đa dạng hơn, có nhiều khoản chi không bắt buộc hơn và đặc biệt có nhiều hệ thống trường tư thục và trường dân lập hơn, các trường này thường có khoản thu khá cao so với các trường công lập. Những hộ gia đình mà có thành viên đang đi học được hưởng các khoản từ các tổ chức trợ giúp cho giáo dục có ảnh hưởng âm đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình. Các hộ này chi tiêu ít hơn cho giáo dục so với các hộ không có thành viên được hưởng các khoản này. Kết quả cho thấy là hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì vậy xã hội hóa giáo dục là vấn đề hết sức quan trọng góp phần phát triển giáo dục hiện nay. 124 Số lượng trẻ em đang đi học trong hộ có ảnh hưởng dương đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Kết quả cho thấy cứ tăng một trẻ đi học trong hộ thì hộ gia đình đó sẽ phải tăng chi tiêu cho giáo dục. Kết quả cũng cho thấy mức chi cho giáo dục khi tăng thêm một thành viên học ở trường dân lập và trường tư thục cao hơn rất nhiều so với khi tăng thêm thành viên học ở các trường công lập. Các hộ gia đình có thu nhập cao hơn, có chủ gia đình là những người có trình độ học vấn cao và có nhiều trẻ em đang ở độ tuổi đi học hơn có xu hướng chi nhiều hơn cho việc giáo dục con cái. Kết quả thu nhập hộ gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến chi tiêu giáo dục là phù hợp với kết quả của các nghiên cứu của Knight và Shi (1996); Hannum (2005). Thứ năm, luận án đã phân tích các yếu tố tác động đến tỉ lệ học sinh nhập học các cấp bằng cách sử dụng mô hình số liệu mảng với số liệu kết hợp từ VHLSS với số liệu thu thập từ Niên giám Thống kê, qua đó cũng đã chỉ ra tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ học sinh đi học theo từng cấp học. 2. Kiến nghị Tầm quan trọng của giáo dục đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới thừa nhận là một công cụ để làm gia tăng vốn con người góp phần tạo điều kiện làm tăng thu nhập của người dân trong tương lai và ổn định kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia. Hơn nữa, giáo dục cũng tạo ra nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ cao. Vì vậy, hằng năm các quốc gia thường tiêu tốn một khoản ngân sách lớn cho chi tiêu giáo dục công nhằm góp phần cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục của người dân cũng như của hộ gia đình, tuy nhiên sự tiếp cận này có sự khác biệt khá rõ ràng giữa các hộ ở thành thị và nông thôn, giữa các hộ ở các khu vực địa lý khác nhau, giữa các hộ có các mức thu nhập khác nhau. Cho nên để cải thiện đầu tư cho giáo dục mà chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình làm đại diện, ta cần xem xét một số vấn đề như sau: Thứ nhất, tăng cường nâng cao trình độ giáo dục cho người dân. Bằng cấp cao nhất của chủ hộ có ảnh hưởng tích cực đến chi tiêu cho giáo dục, khi chủ hộ có bằng cấp càng cao, ngân sách của hộ gia đình phân bổ cho giáo dục con cái của họ cũng càng cao, do đó cần có các chính sách hỗ trợ học tập, học bổng khuyến khích học tập nhằm tạo thu hút người học, nâng cao chất lượng giáo dục, đây là yếu tố làm gia tăng nguồn đầu tư giáo dục cho tương lai mà trình độ chủ hộ được xem là yếu tố thúc đẩy chi tiêu cho giáo dục từ thế hệ này sang thế hệ khác cũng như có tác động lan truyền kiến thức tích cực đến các thành viên trong hộ. 125 Thứ hai, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất trường học khu vực nông thôn. Chi phí cho việc học tăng cao khi hộ gia đình sinh sống ở vùng thành thị có thể do sự đắt đỏ từ những chi phí cho các dịch vụ hỗ trợ khác như: di chuyển, mua dụng cụ, tài liệu học tập, tiền bán trú, các khoản đóng góp ở mức cao. Nhưng mặt khác sự gia tăng chi phí này cũng có thể do người ta chủ động lựa chọn những loại hình trường lớp ngoài công lập, các dịch vụ giáo dục chất lượng cao có chi phí đắt hơn. Như vậy tác động do nơi sinh sống của hộ gia đình có thể xem như một nguyên nhân mang tính khách quan khó can thiệp về mặt chính sách. Mặc dù vậy, chính quyền các tỉnh thành cũng nên quan tâm hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ giáo dục ở vùng nông thôn thông qua các chương trình kiên cố hóa trường lớp, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để giảm bớt chênh lệch về hạ tầng giáo dục giữa thành thị và nông thôn đồng thời giúp cho người dân nông thôn có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc học tập của mình. Thứ ba, tăng cường chính sách hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình. Chính sách hỗ trợ tài chính cho giáo dục cũng là một vấn đề quan trọng cần phải quan tâm. Việc gia tăng nguồn tài chính hỗ trợ từ bên ngoài là một khuynh hướng hoàn toàn tích cực giúp giảm chi phí về giáo dục cho gia đình. Chính sách này đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vì thông thường những người phải bỏ học giữa chừng thuộc về những hộ gia đình như vậy. Thông thường những đối tượng này lại tập trung nhiều ở vùng nông thôn do đó việc hỗ trợ cần ưu tiên hơn, tập trung hơn cho vùng nông thôn. Việc hỗ trợ tài chính giáo dục có thể được thực hiện từ chính quyền địa phương thông qua nguồn chi ngân sách hỗ trợ giáo dục cho các gia đình khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn hỗ trợ không kém phần quan trọng đến từ các tổ chức khuyến học, quỹ học bổng, quỹ phát triển tài năng. Nguồn quỹ của các tổ chức này nhiều hay không có một phần xuất phát từ sự quan tâm, tích cực của các cấp chính quyền, đoàn thể trong công tác vận động các đơn vị doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm tham gia đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài. Bên cạnh việc vận động từ các nguồn lực xã hội thì chính quyền các tỉnh cũng nên phân nguồn ngân sách ưu tiên cho trợ cấp giáo dục để chia sẻ cùng với các tổ chức xã hội trong việe giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn có thêm điều kiện được học tập tốt hơn. Thứ tư, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục đối với người dân, đặc biệt ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Sự khác biệt trong chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình có chủ hộ là người dân tộc kinh so với chủ hộ là người dân tộc thiểu số vẫn còn cao. Các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số thường sinh sống ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu và vùng xa của đất nước và có mức thu nhập thường thấp. Nhà nước đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho các khu vực này phần nào 126 đã cải thiện được thu nhập của người dân. Nhưng nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục trong việc đem lại thu nhập cao hơn trong tương lai nên dù có thu nhập tốt hơn thì họ vẫn ít cho con, em mình đi học. Do đó việc tuyên truyền, vận động đồng bào cho trẻ tới trường là công việc hết sức cần thiết và lâu dài đòi hỏi mỗi người dân, mỗi cán bộ giáo viên ở các vùng nói trên cần chung tay vào cuộc và nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ trực tiếp bằng tiền cho các học sinh ở khu vực này. Mặt khác, quy mô hộ gia đình cũng ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ, đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, các hộ gia đình thường lập gia đình sớm và sinh con nhiều dẫn đến gánh nặng trong nuôi dạy con cái và gặp khó khăn trong việc cho trẻ đến trường. Do đó cần tiếp tục vận động người dân ở khu vực này thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên dựng vợ, gả chồng sớm cho con em mình khi kinh tế chưa đảm bảo. Thứ năm, Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình và chi tiêu từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đều có ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học các cấp. Kết quả từ mô hình ước lượng cho thấy sự đóng góp cho giáo dục từ các hộ gia đình (bao gồm các khoản học thêm; học phí; đồng phục, quấn áo sách vở, dụng cụ học tập ...) làm tăng tỉ lệ đi học. Tuy nhiên, chi phí cho học tập lớn cũng là gánh nặng đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có cho con em của họ tiếp tục học hay thôi học. Mặt khác, nhà nước cũng cần tăng cường đầu tư cho giáo dục, xây dựng trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, điều kiện học tập để kích thích sự ham muốn học tập của học sinh. 127 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Đức Hoàng, Nguyễn Thị Thùy Trang, Hoàng Thanh Nghị (2015), ‘Ước lượng suất sinh lợi của giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 2010-2014 bằng thủ tục Heckman hai bước’, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số đặc biệt tháng 12/2015, tr 58-66. 2. Hoàng Thanh Nghị, Nguyễn Mạnh Cường (2017), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục bậc đại học của các hộ gia đình Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 15, tr 62-65. 3. Hoàng Thanh Nghị (2018), Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam, Trường Đại học Ngoại thương, tr 79-91 4. Hoàng Thanh Nghị (2018), ‘Mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 112, tr 54-72. 5. Nguyễn Mạnh Cường, Hoàng Thanh Nghị (2018), ‘Phân tích ảnh hưởng của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 09, tr 7-10. 6. Hoàng Thanh Nghị (2018), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu cho giáo dục bậc đại học của các hộ gia đình Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 256 (II), tr 100-108. 128 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alba-Ramirez, A. (1993), ‘Mismatch in the Spanish labor market. Overeducation?’, The Journal of Human Resources, 28, 259-278. 2. Al-Qudsi, S. (2003), ‘Family background, school enrolments and wastage: evidence from Arab countries’, Economics of Education Review, 22, 567-580. 3. Al-Qudsi, S. S. (1989), ‘Returns to education, sectoral pay differ- entials and determinants in Kuwait’, Economics of Education Review, 8, 263-276. 4. Al-Samarral, S., Tessa, P. (1992), “Educational attainment and household characteristics in Tanzania”, IDS working paper, 49. 5. Andreou, S.N., (2012), ‘Analysis of household expenditure on education in Cyprus’, Cyprus Economic Policy Review, 6(2), 17-38. 6. Aslam, M., Kingdon, G.G. (2008), ‘Gender and household education expenditure in Pakistan’, Jounal of Applied Economics, 40(20), 2573-2591. 7. Awadu, A., Ogundari, K. (2014), ‘Determinants of Household’s Education and Heathcare spending in Nigeria: Evidence from survey data’, African development review, vol.26. No.1, 1-14. 8. Aysit Tensel, (1999), ‘Determinants of school attainment of boys and girls in Turkey: individual, household and community factors’, Economics of Education Review, 21 (2002), 455-470 9. Becker, G.S, (1993), Human Cangtal - A Theoretical and Emngrical Analysis, with Special Reference to Education. Third Edition, London: The University, of Chicago Press. 10. Becker, G.S. (1964), Human capital: A theoretical and empirical analysis with special reference to education. New York: Columbia University Press for National Bureau of Economic Research. 11. Becker, G.S. (1995), Human capital: A theoretical and Empirical Analysis, with special reference to education, third edition, Chicago: University of Chicago Press. 12. Behrman, J., Pollak, R., Taubman, P. (1982), ‘Parental Preferences and Provision for Progeny’, Journal of Political Economy, 90, 52–73. 13. Behrman, J. R., & Knowles, J. C. (1999), ‘Household Income and Child Schooling in Vietnam’, World Bank Economic Review, 13 (2): 211-256. 14. Beneito, P., Ferri, J., MoltoÂ, M. L. and Uriel, E. (2000), Over/ under-education and specific training in Spain, in Education, Training and Employment in the Knowledge Based Economy, H. Heijke and Muysken, J. (eds.), Macmillan Press, London, and St. Martin’s Press, New York. 129 15. Binder, M. (1998), ‘Family background, gender and schooling in Mexico’, Journal of Development Studies, 35, 54-71. 16. Blanden, J. & Gregg, P. (2004), ‘Family income and educational attainment: a review of approaches and evidence for Britain’, Oxford Review of Economic Policy, 20, 245-263. 17. Blundell, R., Dearden, L., Meghir, C., Sianesi, B. (1999), “Human capital investment: The Returns from Education and Training to the Individual, the Firm and the Economy”, The Juanal of Applied Public Economic, 20 (1), 1-23. 18. Borjas, G.J. (2013), Labor economics, Harvard University, McGraw-Hill. 19. Bùi Quang Bình (2009), “Vốn con người và đầu tư vào vốn con người”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 2(31). 20. Burney, N.A. and Khan, A.H., (1991), ‘Household consumption patterns in Pakistan: an urban-rural comparison using micro data’, The Pakistan Development Review, 30(2), 145 - 171. 21. Choudhury, P. K. (2011), What determine the household expenditure on engineering education? Findings from New Delhi, An Economic Analysis of Demand for Higher Education in India, National University of Educational Planning and Administration (NUEPA), New Delhi, India. 22. Clark-Kauffman, E., Duncan, G. & Morris, P. (2003), ‘How welfare policies affect child and adolescent achievement’, American Economic Review, 93, 299-303 23. Dang Hai Anh, (2007), ‘The determinants and impact of private tutoring classes in Vietnam’, Economics of Education Review, 26(6), 683-698. 24. Deolalgiar, A.B., (1997), The Determinants of Primary school Enrollment and Household Schooling Expenditures in Kenya: Do they Vary by Income?, Working Paper 97-7, CSDE.University of Washington, Seattle. 25. Diệp Năng Quang (2008), Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tỉ lệ chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình vùng đồng bằng sông Cửu Long. 26. Dimoso, R. L. (2012), ‘Deteriorating Environmental Resource and Primanry school Education Attainment in the Rural South Pare Highlands, Tanzania’, International Journal of education, Vol.4, No 1. 27. Donkoh, S. A., Amikuzuno, J.A. (2011), ‘The determinants of household education expenditure in Ghana’, Education Research Reviews, 6, 570 - 579. 130 28. Douglas, .S.P (1983), Examining family decision-making processes, retrieved on May 13th, 2014 from . 29. Duong, T (2004), Family, community based social capital and education attainment during the Doi Moi Process in Vietnam, Electron Doctoral Dissertations for Umass Amhorst. 30. Ehrenberg, R., Smith, R. (2011), Modern labor economics: theory and public policy, Eleventh edition, Prentice Hall. 31. Gertler, P., Glewwe, P. (1990), ‘The willingness to pay for education in Developing Countries’, Journal of public economics, 42, 251-275. 32. Glewwe, P. and H. Patrinos (1999), ‘The Role of the Private Sector in Education in Vietnam: Evidence from the Vietnam Living Standards Survey’, World Development, 27(5), 887-902. 33. Glewwe, P., Agrawal, N., & Dollar, D. (2004), Economic Growth, Poverty, and Household Welfare in Vietnam, Washington, DC: The World Bank. 34. Glick, P. and Sahn, D.E (2000), ‘Schooling of girls and boys I a West African country: the effects of parental education, income and household structure’, Ecoomics of Education Review, 19:63-87. 35. Grossmas, M. (2000), The Human capital model, Handbook of Health Economics, volume 1, City University of New York Graduate school and National Bureau of Economic research. 36. Gynthia Miller, (1996), ‘Demographics and spending for public education: a test of interest group influence’, Economics of Education Review, Vol.15. No.2, pp. 175-185. 37. Houthakker.H.S (1957), An international comparision of household, expenditure patterns, commemorating the centenary of Engel’s law, retrieved on May 19th, 2014 from . 38. Huston, S.J (1995), ‘The Household Education Expenditure ratio: Exploring the Importance of Education’, Journal of the Family Economics and Resource Management Division of AAFCS, 1:51-56 39. Huy Vu Quang, (2012), ‘Determinants of educational expenditure in Vietnam. RMIT University, Vietnam’, International Journal of Applied Economics, 9(1), 59-72. 40. James F. Engel, Roger D. Blackwell, Paul W. Miniard, (2005), Consumer behavior, Thomson South-westerm. 41. Kambhampati, U.S. (2008), Does household expenditure on education in India depend upon the return to education?, Centre for Institutional Performance and Department of Economics, The University of Reading Business School, RG66AA, United Kingdom. 131 42. Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông, (2014), ‘Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục cho người dân ở đồng bằng sông Cửu Long’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 31, 81-90. 43. Knight , J. and L. Shi (1996), ‘Educational Attainment and the Rural-Urban Divide in China’, Oxford Bulletin of Economics and Statistics, Số 58, tr 83-117. 44. Kugler, B., Psacharopuolos, G. (1989), ‘Earnings and education in Argentina: an analysis of the 1985 Buenos Aires household survey’, Economics of Education Review, 8, 353-365. 45. Kutty, N. (2008), ‘Household Production Function Model of the Production of child health and education - The role of Housing - related inputs’, Electronic Journal, 50. 46. Kwon, Dae-Bong (2009), Human capital and its measurement. The 3rd OECD World Forum on “Statistics, Knowledge and Policy: Charting Progress, Building Visions, Improving Life, Busan, Korea. 47. Li, W. & Min, W. (2000), A study on willingness to pay for higher education: from college student survey, retrieved on August 15th 2018, from <http:// www.tc.columbia.edu/centers/coce/pdf_files/c4.pdf>. 48. Li, W. & Min, W. (2001), Tuition, private demand and higher education in China, retrieved on August 15th 2018, from < centers/coce/ pdf_files/v4.pdf >. 49. Lucas, R.E. (1988), ‘On the mechanisms of economic development’, Journal of Monetary Economics, 22, 3-42. 50. Mankiw, G., Romer, D. & Weil, D.N. (1992), ‘A contribution to the empirics of economic growth’, The Quarterly Journal of Economics, 107(2) , 407-437 51. Mariara, J.K., Kirii, D. M. (2006), Determinant of demand for schooling in Kenya: A Regional Analysis, Final report presented for Phase II of the collaborative Project on Poverty, Income Distribution and Labour market issues in Sub- Saharan Africa. 52. Mas-Colell, A.,M.D. Whinston, J.R.Green (1995), Microeconomic Theory, S.l.:Oxford University Press. 53. Massell, B.F. and Heyer.J. (1969), ‘Household expenditure in Nairobi: a statistical analysis of consumer behavior’, Economic Development and Cultural Change, 17, 212-234. 54. Mauldin, T., Mimura, Y. & Lino, M. (2001), ‘Parental expenditures on children's education’, Journal of Family and Economic Issues, 22(3), 221-241. 132 55. Meng Zhao và Paul Glewwe (2007), ‘What determines basic school attainment in develongng countries? Evidence from rural China’, Economics of Education Review, 29 (3), 451–460. 56. Mincer, J. (1981), ‘Human capital and economic growth’, National Bureau of Economic Research, 803, 1-28. 57. Mincer, J., Polachek, Solomon (1974), ‘Family investments in human capital: earnings of women’, Journal of Political Economy, 82 (2): 76–108. 58. Ndanshau.O.A (1998), ‘An Econometric Analysis of Engel's Curve: The Case of Peasant Households in Northern Tanzania’, Special Issue, 4:57-70. 59. Nglar Beneito, Javier Ferri, M.Luisa Moltó & Ezequiel Uriel (2001), ‘Determinants of the demand for education in Spain’, Applied Economics, 33, p.1541 - 1551. 60. Nguyễn Văn Ngọc (2006), Từ điển Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 61. Ngwilizi, D. N. (2013), Socio- Economic Determinant of Household’s education expenditure on Tanzania, Institute of Rural development planning, lake zone centre-Mwanza. 62. Nicaise, I. (1992), Home inputs, resources constraints, and the unequal demand for education: a micro-economic approach. EALE-Conference, Warwick, 13-24 September. 63. OECD (2014), The well being of nations: The role of human and social capital, OECD, Paris. 64. Owens, T., Nerman, M. (2010), ‘Determinants of Demand for Education in Tanzania: Costs, Returns and Preferences’, working papers in economics, 472, 1-29. 65. Pollak, A. R. (2002), Gary Becker’s contributions to family and Household Economics, Washington University in St. Louis. 66. Psacharopoulos, G. (1989), ‘Time trends of the returns to education: cross-national evidence’, Economics of Education Review, 8, 225 - 231. 67. Psacharopoulos, G., Woodhall, M. (1987), Educacíon para el Desarrollo: un Análisis de Opciones de Inversión, Madrid, Ed. Tecnos. 68. Psacharopoulos,G., Papakonstantinou, G. (2005),‘The real university cost in a “free” higher education country’, Economics of Education Review, 24, 103-108. 133 69. Qian, J.X and Smyth, R, (2010), ‘Educational expenditure in urban China: income effects, family characteristics and the demand for domestic and overseas education’, Applied Economics, 43, 1- 16. 70. Qian, X. and Smyth, R., (2008), ‘Educational expenditure in urban china: income effects, family characteristics and the demand for domestic and overseas education’, Asian Business and Economics Research Unit Discussion, 60. 71. Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội. 72. Ram, R. (1989), ‘Can educational expansion reduce income inequality in less- developed countries?’, Economics of Education Review, 8, p.185 - 195. 73. Rodríguez-Gutiérrez, C. (1992), ‘La adquisición de cangtal humano: un modelo teórico y su contrastación’, Investigaciones Económicas (Segunda época), XVI, 305±16. 74. Rojas Villamil, (2012), Determinants of households expenditure in basic education in Colombia, retrieved on 9th September 2014, from <https://repository.library.georgetown.edu/bitstream/handle/10822/55782/Rojas_ georgetown_0076M_11708.pdf?sequence=1>. 75. Schultz, T.W.,(1961), ‘Investment in Human Cangtal’, The American Economic Review, 51, 1-17. 76. Sen, A. (1990), Gender and cooperative conflicts in I. Tinker (ed), Persistent inequalities: Women and World development, New York: Oxford University Press. 77. Swinkels, R., & Turk, C. (2006), Explaining Ethinic Minority Poverty in Vietnam: A Summary of Recent Trends and Current Challenges, Washington, DC: The World Bank. 78. Sulaiman, N., Ismail, R., Othman, N. & Poo Bee Tin (2012), ‘The determinants of demand for Education among households in Malaysia’, International Business Management, 6 (5), 558-567. 79. Tansel, A. & Bircan, F. (2006), ‘Demand for education in Turkey: a Tobit analysis of private tutoring expenditures’, Economics of Education Review, 25, 303–313. 80. Tansel, A. (2002), ‘Determinants of schooling attainment for boys and girls in Turkey: Individual, household and community factors’, Economics of Education Review, 21: 455-470. 81. Tilak, J.B.G. (2002), Determinants of household expenditure on education in rural India, retrieved on September 15th, 2017, from <https://www.researchgate.net/publication/307975070_Determinants_of_Househ old_Expenditure_on_Education_in_India>. 134 82. Truong, S. A., Knodel, J., & Friedman, J. (1998), ‘Family Size and Children’s Education in Vietnam’, Demography, 35 (1): 57-70. 83. Todaro, M., Smith, S. (2009), ‘Human Cangtal: Education and Health in Economic Development’, Economic Development, 10th Edition: 369-416. 84. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám Thống kê năm 2012, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội. 85. Tổng cục Thống kê (2015), Niên giám Thống kê năm 2014, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội. 86. Tổng cục Thống kê (2017), Niên giám Thống kê năm 2016, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội. 87. Verdugo, R. R., Verdugo, N. T. (1989), ‘The impact of surplus schooling on earnings. Some additional Findings’, Journal of Human Resources, 24, 629-643. 88. World Bank (2016), Equity and development, Washington DC. 89. Yueh, L. (2001), ‘A model of parental investment in children’s human capital’, SKOPE Research Paper, 15. 90. Yueh, L. (2006), ‘Parental Investment in Children's Human Capital in Urban China’, Applied Economics, 38(18), 2089-2111. 135 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục 136 Phụ lục 2: Kiểm định mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trong mô hình REM Prob > chibar2 = 0.0000 chibar2(01) = 399.30 Test: Var(u) = 0 u .4460974 .6679053 e .4520652 .6723579 lny 1.695667 1.302178 Var sd = sqrt(Var) Estimated results: lny[id,t] = Xb + u[id] + e[id,t] Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects . xttest0 137 Phụ lục 3 Kiểm định hiện phương sai sai số thay đổi của mô hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục trong mô hình FEM Prob>chi2 = 0.0000 chi2 (1398) = 6.2e+34 H0: sigma(i)^2 = sigma^2 for all i in fixed effect regression model Modified Wald test for groupwise heteroskedasticity . xttest3 138 Phụ lục 4: Kiểm định lựa chọn mô hình tác động ngẫu nhiên, mô hình tác động cố định các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ đi học . est store FE F test that all u_i=0: F(62, 111) = 12.97 Prob > F = 0.0000 rho .98734322 (fraction of variance due to u_i) sigma_e .02248645 sigma_u .1986065 _cons -3.199499 1.534033 -2.09 0.039 -6.239287 -.1597114 lnX15 -.0171156 .0474535 -0.36 0.719 -.1111478 .0769166 lnX14 -.1589979 .0853638 -1.86 0.065 -.3281518 .0101561 lnX13 .1042899 .0781344 1.33 0.185 -.0505386 .2591184 lnX12 .2969813 .0548665 5.41 0.000 .1882596 .4057029 lnX11 .2531372 .0653306 3.87 0.000 .1236802 .3825942 lnX10 .0384754 .055084 0.70 0.486 -.0706773 .1476281 lnX9 -.0931887 .0554097 -1.68 0.095 -.2029866 .0166093 lnX8 -.0615421 .0734964 -0.84 0.404 -.2071801 .0840958 lnX7 .1768834 .081129 2.18 0.031 .0161209 .3376459 lnX6 .7778369 .1263165 6.16 0.000 .5275324 1.028141 X5 .0004502 .0006965 0.65 0.519 -.0009299 .0018304 lnX4 .0238282 .0094142 2.53 0.013 .0051734 .0424831 lnX3 .0008885 .0042159 0.21 0.833 -.0074655 .0092426 lnX2 -.0069187 .0075304 -0.92 0.360 -.0218406 .0080033 lnX1 .0028596 .004037 0.71 0.480 -.00514 .0108592 lny Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] corr(u_i, Xb) = -0.9430 Prob > F = 0.0000 F(15,111) = 22.74 overall = 0.9835 max = 3 between = 0.9847 avg = 3.0 within = 0.7545 min = 3 R-sq: Obs per group: Group variable: idd Number of groups = 63 Fixed-effects (within) regression Number of obs = 189 . xtreg lny lnX1 lnX2 lnX3 lnX4 X5 lnX6 lnX7 lnX8 lnX9 lnX10 lnX11 lnX12 lnX13 lnX14 lnX15, fe . est store RE rho .798048 (fraction of variance due to u_i) sigma_e .02248645 sigma_u .0447004 _cons 1.359675 .2672024 5.09 0.000 .8359683 1.883383 lnX15 .0084293 .0335403 0.25 0.802 -.0573084 .074167 lnX14 -.0898622 .0278288 -3.23 0.001 -.1444057 -.0353187 lnX13 .0093244 .029957 0.31 0.756 -.0493902 .068039 lnX12 .2579154 .0502207 5.14 0.000 .1594845 .3563462 lnX11 .3072031 .0598507 5.13 0.000 .1898979 .4245082 lnX10 .068513 .0509549 1.34 0.179 -.0313567 .1683827 lnX9 -.10325 .0486269 -2.12 0.034 -.198557 -.007943 lnX8 -.098157 .0634406 -1.55 0.122 -.2224984 .0261843 lnX7 .2068423 .0619108 3.34 0.001 .0854993 .3281853 lnX6 .4313907 .0374629 11.52 0.000 .3579647 .5048166 X5 .0005478 .0007221 0.76 0.448 -.0008675 .0019631 lnX4 .0258517 .0095993 2.69 0.007 .0070374 .0446661 lnX3 .0064538 .0041818 1.54 0.123 -.0017424 .01465 lnX2 -.0037433 .0074204 -0.50 0.614 -.0182869 .0108004 lnX1 .0005728 .0040331 0.14 0.887 -.0073319 .0084776 lny Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(15) = 6958.27 overall = 0.9891 max = 3 between = 0.9902 avg = 3.0 within = 0.7192 min = 3 R-sq: Obs per group: Group variable: idd Number of groups = 63 Random-effects GLS regression Number of obs = 189 . xtreg lny lnX1 lnX2 lnX3 lnX4 X5 lnX6 lnX7 lnX8 lnX9 lnX10 lnX11 lnX12 lnX13 lnX14 lnX15, re 139 (V_b-V_B is not positive definite) Prob>chi2 = 0.1690 = 20.08 chi2(15) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) Test: Ho: difference in coefficients not systematic B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg lnX15 -.0171156 .0084293 -.0255449 .0335691 lnX14 -.1589979 -.0898622 -.0691357 .0807002 lnX13 .1042899 .0093244 .0949655 .0721634 lnX12 .2969813 .2579154 .0390659 .0220955 lnX11 .2531372 .3072031 -.0540659 .0261914 lnX10 .0384754 .068513 -.0300376 .020925 lnX9 -.0931887 -.10325 .0100613 .0265642 lnX8 -.0615421 -.098157 .0366149 .037108 lnX7 .1768834 .2068423 -.0299589 .0524305 lnX6 .7778369 .4313907 .3464462 .1206332 X5 .0004502 .0005478 -.0000976 . lnX4 .0238282 .0258517 -.0020235 . lnX3 .0008885 .0064538 -.0055653 .0005349 lnX2 -.0069187 -.0037433 -.0031754 .0012826 lnX1 .0028596 .0005728 .0022868 .0001775 FE RE Difference S.E. (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) Coefficients . hausman FE RE 140 Phụ lục 5 Kiểm định phương sai sai số thay đổi đối với mô hình phân tích tác động của chi tiêu giáo dục đến tỉ lệ đi học Prob > chibar2 = 0.0000 chibar2(01) = 71.63 Test: Var(u) = 0 u .0019981 .0447004 e .0005056 .0224865 lny .2796599 .5288288 Var sd = sqrt(Var) Estimated results: lny[idd,t] = Xb + u[idd] + e[idd,t] Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects . xttest0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_mo_hinh_phan_tich_mot_so_chi_tieu_giao_duc_viet.pdf
  • docLA_HoangThanhNghi_E.doc
  • pdfLA_HoangThanhNghi_Sum.pdf
  • pdfLA_HoangThanhNghi_TT.pdf
  • docLA_HoangThanhNghi_V.doc
Luận văn liên quan