Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh đều là những nước có nền KH&CN đặc biệt phát triển. Để hoạt động KH&CN phát huy được vai trò quan trọng của mình, yếu tố cơ chế tài chính phải không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận án đã tập trung nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:
1. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu cơ chế quản lý chi NSNN cho các hoạt động KH&CN theo cả hai hướng, vừa theo quy trình ngân sách (cơ sở pháp lý; lập, phân bổ dự toán; thực hiện dự toán; quyết toán; kiểm tra thanh tra), vừa theo phương thức tổ chức hoạt động nghiên cứu (quản lý chi NSNN cho thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quản lý chi NSNN theo phương thức khoán chi và quản lý chi NSNN theo cơ chế Quỹ KH&CN).
2. Về mặt lý luận: Trên cơ sở phân tích đặc điểm, vai trò của KH&CN, Luận án đã trình bày một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý, cơ chế quản lý tài chính và cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN, trong đó đã làm rõ sự khác biệt về mặt học thuật giữa cơ chế tài chính và cơ chế quản lý tài chính. Đồng thời, Luận án đưa ra khái niệm riêng và chỉ ra đặc điểm, nguyên tắc, nội dung của cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
3. Về mặt thực tiễn: Luận án đã nêu và phân tích thực trạng chi NSNN cho hoạt động KH&CN và cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022. Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN được trình bày và phân tích theo trình tự của chu trình ngân sách và theo ba góc độ: Cơ chế quản lý chi NSNN cho các nhiệm vụ KH&CN các cấp; Cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Cơ chế quản lý chi NSNN cho các nhiệm vụ KH&CN thông qua các Quỹ KH&CN, trong đó đi sâu, đánh giá từng cơ chế nêu trên, chỉ ra các ưu điểm, cũng như những hạn chế của các cơ chế này;
4. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng và các định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển KH&CN ở Việt Nam, để tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp và lộ trình nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Trong đó bao gồm các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN đối với các nhiệm vụ KH&CN các cấp và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các Quỹ KH&CN ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ) để thực hiện những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN nêu trên.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do các yếu tố khách quan, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả chân thành mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và những người có kinh nghiệm quan tâm đến đề tài này để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
214 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với NSNN, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Các quỹ tài chính khác của Nhà nước. Thuật ngữ này được nhắc đến tại Điều 25 và Điều 31 của Luật NSNN, trong đó quỹ tài chính khác được đề cập đến bên cạnh Quỹ dự trữ tài chính. Tuy nhiên, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện chưa làm rõ đối tượng quỹ tài chính khác của Nhà nước là những đối tượng nào.
So với quy định của Luật NSNN năm 2002, thì Luật NSNN năm 2015 bổ sung đối tượng mới đó là “Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách”.
Như vậy các Quỹ trong lĩnh vực KH&CN chỉ có thể là một trong hai loại: (3) Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoặc (4) Các quỹ tài chính khác của Nhà nước. Tuy nhiên đến nay chưa có văn bản pháp lý nào khẳng định về địa vị pháp lý của các Quỹ KH&CN là loại quỹ nào.
Đối chiếu các Quy định về Quỹ tại Luật NSNN và các quy định về quỹ tại Luật KH&CN có thể thấy một số vấn đề như sau:
Một là, các quy định của Luật NSNN về Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quá rộng với 3 điều kiện được đưa ra, đó là: (1) Do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập; (2) Hoạt động độc lập với NSNN; (3) Nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Với các điều kiện quá chung chung như trên thì toàn bộ các Quỹ hiện nay, không chỉ trong lĩnh vực KH&CN, đều được xếp vào loại các Quỹ tài chính ngoài ngân sách. Vì: (1) Không một Quỹ nào không do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập; (2) Các quỹ thành lập ra đều có chức năng nhiệm vụ nhất định và chắc chắn phải phù hợp với quy định của pháp luật (nếu không phù hợp, tức là cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập Quỹ là sai quy định của pháp luật); (3) Vì bản thân nó đã là một Quỹ, nên khi được thành lập ra đã đương nhiên đã là độc lập với Quỹ NSNN.
Hai là, hoạt động của một số Quỹ KH&CN không hoàn toàn độc lập với NSNN, cụ thể là:
- Đối với Quỹ Nafoted: Ngay từ khi được thành lập cách đây 17 năm, Điều lệ Quỹ đã quy định Quỹ có vốn được cấp năm đầu khi thành lập là 200 tỷ đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học. Hàng năm Quỹ được cấp bổ sung để bảo đảm vốn hoạt động của Quỹ từ nguồn ngân sách ít nhất bằng 200 tỷ đồng". Tiếp theo đó, Luật KH&CN năm 2013 tiếp tục quy định Quỹ phát triển KH&CN quốc gia được hình thành từ nguồn vốn được cấp ban đầu, vốn cấp bổ sung hằng năm từ NSNN dành cho phát triển KH&CN. Năm 2014 Chính phủ nâng số vốn điều lệ của Quỹ này lên thành 500 tỷ đồng/năm và được quy định ngân sách sự nghiệp KH&CN cấp vốn điều lệ cho Quỹ là 500 tỷ đồng và được bổ sung hằng năm để bảo đảm mức vốn ít nhất 500 tỷ đồng. Nguồn ngân sách này được cấp cho Quỹ vào tháng 01 và tháng 7 hằng năm theo kế hoạch tài chính được phê duyệt để bảo đảm phù hợp với hoạt động xét duyệt đề tài của Quỹ.
- Đối với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia (Natif), theo quy định vốn điều lệ của Quỹ là 1.000 tỷ đồng do NSNN về hoạt động KH&CN cấp. Quỹ được cấp vốn bổ sung hằng năm từ NSNN để đạt tổng mức vốn điều lệ của Quỹ.
Như vậy, với các quy định nêu trên thì các Quỹ này không phải là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách vì chưa đáp ứng điều kiện quy định tại của Luật NSNN (hoạt động của Quỹ độc lập với NSNN).
Ba là, Nghị định số 163/2016/NĐ-CP năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật NSNN điều chỉnh quy định về điều kiện như sau:
- Điều chỉnh "Do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập" thành "Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật";
- Điều chỉnh "Hoạt động độc lập với NSNN" thành "Có khả năng tài chính độc lập";
- Điều chỉnh "Nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật" thành "Có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của NSNN".
Một số ý kiến tranh luận rằng Nghị định trên không điều chỉnh quy định của Luật mà chỉ là quy định điều kiện để các Quỹ này được cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ vốn điều lệ từ NSNN. Nhưng nếu như vậy thì Nghị định này đang quy định vượt phạm vi của Luật NSNN, do cả Luật NSNN và Nghị định đều quy định về các phạm vi, đối tượng trùng lặp nhau.
Đồng thời, Nghị định có hiệu lực pháp lý thấp hơn Luật, nên không thể thay thế quy định tại Luật KH&CN về việc Quỹ được cấp vốn cấp bổ sung hằng năm từ NSNN dành cho phát triển KH&CN.
Tổng hợp lại, hiện nay cần thiết phải điều chỉnh, đồng bộ lại hệ thống pháp lý, để làm rõ địa vị pháp lỹ của các Quỹ KH&CN có phải là (3) quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hay là (4) các quỹ tài chính khác của Nhà nước.
Theo quan điểm của Bộ Tài chính - cơ quan chủ trì soạn thảo và trình các cấp có thẩm quyền ban hành Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn - thì coi các Quỹ KH&CN là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Từ đó yêu cầu các quỹ này phải đáp ứng các quy định về tự chủ tài chính để được xem xét tiếp tục cấp vốn điều lệ.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, nếu các Quỹ Nafosted và Natif được coi là (3) quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thì sẽ không phù hợp với quy định tại Luật KH&CN và Luật NSNN do các Quỹ này vẫn được quy định cấp vốn bổ sung hẳng năm từ NSNN, và không hoạt động độc lập với NSNN. Vì vậy, các Quỹ KH&CN nên được quy định là các Quỹ tài chính khác của Nhà nước, và cần được bổ sung các hành lang pháp lý cần thiết để hoạt động (mà hiện nay Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn chưa có quy định cụ thể về các Quỹ tài chính khác của Nhà nước).
3.3.7.2. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN đối với các Quỹ KH&CN
Trong trường hợp quy định còn chưa rõ ràng như trên, Luận án đề xuất 02 giải pháp đổi mới cơ chế tài chính gắn với từng quan điểm như sau.
- Trường hợp tiếp tục xác định các Quỹ KH&CN là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Trong trường hợp này, các Quỹ KH&CN cần bám sát các quy định của Luật NSNN để điều chỉnh cơ chế hoạt động tài chính của mình.
Điểm mấu chốt trong các quy định về tài chính đối với các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là:
+ NSNN không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.
+ Có khả năng tài chính độc lập để được cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ vốn điều lệ từ NSNN.
Như vậy, nhìn chung NSNN yêu cầu các Quỹ trong lĩnh vực KH&CN cần có khả năng tự chủ về các khoản chi hoạt động của mình để có thể được xem xét cấp vốn điều lệ.
Để thực hiện được điều này, cần có hành lang pháp lý cho phép Quỹ được bổ sung thêm một số chức năng, quyền hạn như sau:
Thứ nhất, các Quỹ KH&CN phải được tự chủ trong việc sử dụng vốn điều lệ của mình
Một khi đã xác định các Quỹ KH&CN là các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, thì cơ chế quản lý nguồn vốn điều lệ của các Quỹ KH&CN phải có sự khác biệt với cơ chế quản lý nguồn vốn NSNN. Cụ thể là các Quỹ cần được trao quyền tự quyết định cách thức sử dụng nguồn vốn điều lệ của mình nhằm tạo ra nguồn thu hợp pháp, hợp lệ thông qua các hoạt động đầu tư, tín dụng như thu từ lãi tiền gửi ngân hàng, mua các loại trái phiếu, công trái,... Các hoạt động này phải được cơ quan chủ quản của các Quỹ kiểm soát, chịu trách nhiệm. Đồng thời, các hoạt động tín dụng này phải bảo đảm nguyên tắc bảo toàn vốn để tránh thất thoát nguồn lực NSNN đã bố trí cho các Quỹ, cụ thể như sau:
+ Chủ tịch Quỹ có trách nhiệm bảo toàn vốn điều lệ của Quỹ. Việc bảo toàn vốn điều lệ (phần vốn được ngân sách cấp) được thể hiện trên báo cáo tài chính của Quỹ tại thời điểm 31 tháng 12 năm báo cáo;
+ Việc bảo toàn vốn điều lệ được thực hiện bằng các biện pháp: Quản lý, sử dụng vốn điều lệ theo Quy chế hoạt động của Quỹ; trích lập các khoản dự phòng, rủi ro; bảo đảm chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Mọi biến động về tăng, giảm vốn điều lệ, Chủ tịch Quỹ phải báo cáo Bộ KH&CN và Bộ Tài chính (đối với các Quỹ quốc gia) hoặc Bộ trưởng cơ quan ngang bộ, các địa phương (đối với các quỹ thuộc các Bộ, địa phương) để theo dõi; thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của pháp luật và quy định tại Điều lệ này; các biện pháp khác về bảo toàn vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định về cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN các cấp thông qua các Quỹ phát triển KH&CN.
Theo quy định của Luật KH&CN thì Bộ KH&CN ký hợp đồng thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia". Đồng thời, Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định “kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia được chuyển vào Quỹ phát triển KH&CN quốc gia.
Việc quản lý kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ và cấp tỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ, theo đó, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh được chuyển vào quỹ phát triển KH&CN của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Việc thực hiện các quy định trên sẽ giúp các Quỹ phát triển KH&CN có thêm các nguồn kinh phí để hoạt động. Khi đó, Quỹ sẽ là đơn vị quản lý kinh phí các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia và cấp Bộ. Quỹ sẽ được NSNN cấp kinh phí để thực hiện các dịch vụ công trong việc quản lý nhiệm vụ KH&CN theo các phương thức đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ.
Thứ ba, rà soát, trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ hoạt động của các Quỹ. Cụ thể:
+ Đối với Quỹ Phát triển KH&CN quốc gia, cần điều chỉnh cho phù hợp với quy định của Luật NSNN. Trên cơ sở đó xác định rõ mô hình tổ chức Quỹ phù hợp với quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập và xem xét chuyển các nhiệm vụ chi hỗ trợ, tài trợ không hoàn lại của quỹ thành nhiệm vụ chi của NSNN. Đồng thời, có lộ trình cắt giảm dần và tiến tới dừng việc bố trí chi NSNN hỗ trợ hoạt động của quỹ theo lộ trình tự chủ về tài chính của quỹ.
+ Đối với Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN cần rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung về điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ. Trên cơ sở đó nghiên cứu chuyển đổi mô hình hoạt động của quỹ theo mô hình quỹ tài chính nhà nước, tự đảm bảo cân đối thu, chi. NSNN cấp bổ sung vốn điều lệ của quỹ thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và Luật Chuyển giao công nghệ.
- Trường hợp xác định các Quỹ KH&CN là Quỹ tài chính khác của nhà nước.
Thuật ngữ "Quỹ tài chính khác của nhà nước" được đề cập tại Luật NSNN như sau:
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là quy định quy trình, thủ tục lập dự toán, thu nộp, kiểm soát, thanh toán chi ngân sách, quyết toán ngân sách; ứng trước dự toán ngân sách năm sau; sử dụng dự phòng ngân sách; sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân các cấp là quyết định sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các quỹ tài chính khác của Nhà nước theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đến nay, các văn bản dưới Luật chưa có các quy định để cụ thể hóa đối với nội dung "Quỹ tài chính khác của nhà nước". Luận án đề xuất ban hành cơ chế quản lý đối với các Quỹ KH&CN trường hợp xác định các Quỹ KH&CN là Quỹ tài chính khác của nhà nước với một số nội dung cơ bản như sau:
Về thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản:
- Đối với các Quỹ KH&CN quốc gia và các Quỹ KH&CN cấp Bộ, việc ban hành văn bản về cơ chế quản lý, sử dụng các Quỹ này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, hình thức văn bản là Nghị định của Chính phủ.
- Đối với các Quỹ KH&CN cấp tỉnh: Cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành dưới hình thức là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Về nội dung cơ bản, tiếp tục kế thừa các quy định về cơ chế quản lý đối với các Quỹ KH&CN như hiện nay, đồng thời làm rõ một số điểm của cơ chế quỹ như sau:
- Về cơ chế lập dự toán: Quy định cụ thể mức vốn điều lệ tối đa và mức bổ sung vốn điều lệ hàng năm của Quỹ. Hàng năm, căn cứ khả năng giải ngân của Quỹ và khả năng cân đối của NSNN, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mức bổ sung vốn điều lệ cho Quỹ.
- Về cơ chế phân bổ dự toán NSNN: Tiếp tục áp dụng các cơ chế thông thoáng trong phân bổ dự toán hàng năm. Theo đó không cần phải bảo đảm các yêu cầu như đối với phân bổ chi thường xuyên sự nghiệp KH&CN để thực hiện các chương trình, đề tài, dự án KH&CN theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính (theo yêu cầu của các Thông tư này, chỉ thực hiện phân bổ dự toán về đơn vị dự toán cấp 3 - cơ quan quản lý nhiệm vụ khi đã có quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền). Thay vào đó, việc cấp kinh phí cho các Quỹ được thực hiện bằng hình thức lệnh chi tiền theo nhu cầu giải ngân của Quỹ.
Đổi lại, các quỹ sẽ không được phép sử dụng các khoản kinh phí này vào các hoạt động tín dụng như gửi ngân hàng để lấy lãi để tránh việc chiếm dụng nguồn vốn từ NSNN.
- Về cơ chế kiểm soát chi: Quỹ có thể thực hiện mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước và tại các ngân hàng thương mại để bảo đảm phù hợp với các hoạt động của Quỹ. Đối với tại khoản tại kho bạc nhà nước, Quỹ có thể mở tài khoản tiền gửi khác mà không bắt buộc phải mở và thực hiện các nghiệm vụ tài chính qua tài khoản dự toán.
3.3.7.3. Bổ sung loại hình Quỹ KH&CN của các tổ chức KH&CN
Trên thực tế các Bộ/các tỉnh là các cơ quan quản lý nhà nước, trong khi đó, một trong những sứ mệnh của các Quỹ KH&CN là thực hiện tài trợ cho đổi mới sáng tạo, tạo ra công nghệ có khả năng áp dụng vào hoạt động thực tiễn. Hoạt động đổi mới sáng tạo này hiện hữu ở các viện nghiên cứu ứng dụng, các trường đại học, chứ không phải ở các cơ quan cấp Bộ, cấp tỉnh.
Vì vậy, để cơ chế quản lý quỹ thực sự phát huy được hiệu quả thì cơ chế này phải được áp dụng tới các viện nghiên cứu, trường đại học. Theo đó, cần bổ sung các quy định pháp lý về việc thành lập các Quỹ KH&CN của các viện nghiên cứu, trường đại học. Các Quỹ KH&CN được trao các quyền tự chủ trong việc sử dụng kinh phí từ NSNN cấp một cách thông thoáng, tương tự như đối với các Quỹ KH&CN quốc gia hiện nay.
3.4. Một số kiến nghị
Để thực hiện được những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN nêu trên, tác giả luận án đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước như sau:
Đối với Quốc hội:
- Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý kinh tế xã hội và tài chính, NSNN theo hướng phát huy thế mạnh của từng cấp, tập trung nguồn lực để giải quyết những vấn đề cơ bản, lâu dài của đất nước, trong đó có vấn đề phát triển KH&CN; xoá bỏ cơ chế lồng ghép, đặc biệt là lồng ghép trong phân cấp quản lý NSNN đang khiến cho công tác quản lý NSNN trở nên phức tạp, nặng nề và không hiệu quả.
- Sửa đổi, bổ sung Luật NSNN và Luật KH&CN cho phù hợp và thống nhất nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của các Quỹ KH&CN, làm cơ sở xây dựng cơ chế quản lý chi NSNN cho các Quỹ trên.
Đối với Chính phủ, Bộ KH&CN, Bộ Tài chính:
- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&CN và các Bộ chuyên ngành trong quản lý (nội dung, kinh phí) nhiệm vụ KH&CN.
- Có hướng dẫn cụ thể về phương pháp tính tổng mức chi NSNN cho hoạt động KH&CN đảm bảo không thấp hơn 2% tổng chi NSNN trong điều kiện chi đầu tư cho KH&CN đã được phân cấp cho địa phương theo quy định của Luật Đầu tư công (từ năm 2017, theo quy định của Luật Đầu tư công, Chính phủ chỉ giao tổng số vốn ĐTPT, không giao chi tiết theo ngành, lĩnh vực cho các địa phương, do đó các cơ quan tổng hợp ở trung ương không tổng hợp được tổng chi NSNN cho hoạt động KH&CN).
- Xây dựng và ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với nhiệm vụ KH&CN cấp đặc biệt. Như đã trình bày ở Chương 2, tới nay vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định cụ thể về cơ chế quản lý tài chính đối với nhiệm vụ KH&CN đặc biệt. Do đó, cơ quan quản lý tài chính và cơ quan quản lý khoa học, cũng như đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ vẫn đang thực hiện quản lý chi NSNN cho nhiệm vụ KH&CN đặc biệt này như đối với các nhiệm vụ/chương trình KH&CN cấp quốc gia.
Tiểu kết chương 3
Để các nhà khoa học yên tâm, tập trung vào công tác nghiên cứu, cơ chế tài chính nói chung, cơ chế quản lý chi NSNN nói riêng cho hoạt động KH&CN phải không ngừng được rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện, đổi mới, bảo đảm hài hòa, tạo sự thông thoáng cho các cơ quan quản lý KH&CN cũng như các nhà khoa học, đồng thời cũng phải bảo đảm kỷ luật NSNN để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, sử dụng NSNN.
Căn cứ những phân tích thực trạng tại Chương 2, căn cứ chủ trương định hướng của Đảng và quan điểm, mục tiêu phát triển KH&CN của Nhà nước về phát triển hoạt động KH&CN ở Việt Nam, để tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục các tồn tại, hạn chế, Chương 3 đã xác định mục tiêu hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN và đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Trong đó có các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN đối với các nhiệm vụ KH&CN các cấp và các các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các Quỹ KH&CN ở Việt Nam, đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Quốc hội, Chính phủ trong việc hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Trong mỗi nhóm giải pháp, luận án đều đưa ra phương thức và lộ trình thực hiện, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật và công tác tổ chức thực hiện.
KẾT LUẬN CHUNG
Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh đều là những nước có nền KH&CN đặc biệt phát triển. Để hoạt động KH&CN phát huy được vai trò quan trọng của mình, yếu tố cơ chế tài chính phải không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp hiện nay. Bằng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, luận án đã tập trung nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:
1. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu cơ chế quản lý chi NSNN cho các hoạt động KH&CN theo cả hai hướng, vừa theo quy trình ngân sách (cơ sở pháp lý; lập, phân bổ dự toán; thực hiện dự toán; quyết toán; kiểm tra thanh tra), vừa theo phương thức tổ chức hoạt động nghiên cứu (quản lý chi NSNN cho thực hiện nhiệm vụ KH&CN; quản lý chi NSNN theo phương thức khoán chi và quản lý chi NSNN theo cơ chế Quỹ KH&CN).
2. Về mặt lý luận: Trên cơ sở phân tích đặc điểm, vai trò của KH&CN, Luận án đã trình bày một số vấn đề lý luận về cơ chế quản lý, cơ chế quản lý tài chính và cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN, trong đó đã làm rõ sự khác biệt về mặt học thuật giữa cơ chế tài chính và cơ chế quản lý tài chính. Đồng thời, Luận án đưa ra khái niệm riêng và chỉ ra đặc điểm, nguyên tắc, nội dung của cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN.
3. Về mặt thực tiễn: Luận án đã nêu và phân tích thực trạng chi NSNN cho hoạt động KH&CN và cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022. Thực trạng cơ chế quản lý chi NSNN được trình bày và phân tích theo trình tự của chu trình ngân sách và theo ba góc độ: Cơ chế quản lý chi NSNN cho các nhiệm vụ KH&CN các cấp; Cơ chế khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN; Cơ chế quản lý chi NSNN cho các nhiệm vụ KH&CN thông qua các Quỹ KH&CN, trong đó đi sâu, đánh giá từng cơ chế nêu trên, chỉ ra các ưu điểm, cũng như những hạn chế của các cơ chế này;
4. Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá thực trạng và các định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về phát triển KH&CN ở Việt Nam, để tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, Luận án đã đề xuất hệ thống các giải pháp và lộ trình nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN. Trong đó bao gồm các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN đối với các nhiệm vụ KH&CN các cấp và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các Quỹ KH&CN ở Việt Nam. Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ) để thực hiện những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KH&CN nêu trên.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do các yếu tố khách quan, cũng như hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả chân thành mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo và những người có kinh nghiệm quan tâm đến đề tài này để công trình nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Các nhiệm vụ KH&CN đã chủ trì hoặc tham gia
- Chủ trì đề tài Nghiên cứu cấp Bộ “Lịch sử Đoàn thành niên Bộ Tài chính” – đã được nghiệm thu đạt Xuất sắc năm 2016.
- Chủ trì nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ “Chính sách an sinh cho đối tượng là người học trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” – đã được nghiệm thu năm 2020.
- Tham gia nghiên cứu Đề tài khoa học cấp quốc gia “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực chi NSNN cho giáo dục ở Việt Nam” thuộc Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam” – Đã được nghiệm thu năm 2020.
2. Tác giả các bài báo khoa học
- “Gỡ khó bằng lương”, Tạp chí Tài chính, số tháng 8 năm 2011.
- “Đổi mới cơ chế tài chính cho phát triển khoa học - công nghệ ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, số tháng 9 năm 2011.
- “Tái cơ cấu ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Tài chính, số tháng 3 năm 2017.
- “Định hướng đổi mới cơ chế tự chủ đối với giáo dục đại học công lập”, Tạp chí Tài chính, số tháng 5 năm 2017.
- “Cơ chế quản lý tài chính đối với các quỹ khoa học và công nghệ cấp quốc gia”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2/12/2020.
⁃ “Đổi mới cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động khoa học và công nghệ”, Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ, số 24/2022.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam (1967), Nghị quyết số 157-NQ/TW ngày 22/02/1967 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác khoa học và kỹ thuật trong tình hình và nhiệm vụ mới.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1981), Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 20/4/1981 của Bộ Chính trị về Chính sách khoa học và kỹ thuật.
Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.
Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01/11/2012 về "Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
Văn bản pháp quy
Các văn bản luật của Quốc hội:
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật KH&CN (2000; 2013);
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật NSNN (2015);
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chuyển giao công nghệ.
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Công nghệ cao.
Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:
Chính phủ (2003), Nghị định số 122/NĐ-CP ngày 22/10/2003 của Chính phủ về việc thành lập Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia.
Chính phủ (2005), Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập.
Chính phủ (2014), Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 hướng dẫn Luật KH&CN.
Chính phủ (2014), Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 Quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN
Chính phủ (2013), Nghị quyết số 46/NQ-CP của Ban cán sự Đảng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động thực hiện chiến lược phát triển KH&CN.
Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 5/8/2011 về việc thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia
Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020
Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 117/2005/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2005 Ban hành Điều lệ mẫu tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 3/7/2013 Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia
Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 569/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) đến năm 2030.
Văn bản của các Bộ, ngành:
Bộ KH&CN (2014), Thông tư số 07/2014/TT-BKH&CN ngày 26 tháng 5 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN;
Bộ KH&CN (2014), Thông tư số 09/2014/TT-BKH&CN ngày 27 tháng 5 năm 2014 quy định việc quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia.
Bộ KH&CN (2017), Thông tư số 08/2017/TT-BKH&CN ngày 26 tháng 6 năm 2017 quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng NSNN.
Bộ KH&CN (2017), Thông tư số 01/2017/TT-BKH&CN ngày 12/01/2017 của quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập.
Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 quy định việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của tổ chức KH&CN công lập.
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2006), Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 04 tháng 10 năm 2006 của liên Bộ Tài chính và KH&CN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng NSNN.
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2007), Thông tư liên tịch số 129/2007/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 2/11/2007 hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2007), Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ Tài chính, Bộ KH&CN hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng NSNN;
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2013), Thông tư liên tịch số 207/2013/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 25/12/2013 quy định cơ chế quản lý tài chính các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước.
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2014), Thông tư liên tịch số 79/2014/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính, Bộ KH&CN hướng dẫn quản lý tài chính Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2014), Thông tư liên tịch số 49/2014/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 23/4/2014 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2015), Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng NSNN
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2015), Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN;
Liên Bộ Tài chính - KH&CN (2015), Thông tư liên tịch số 59/2015/TTLT-BTC-BKH&CN ngày 25/4/2015 hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020.
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Nguyễn Lan Anh (2005), Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về cơ chế tài chính đối với tổ chức nghiên cứu phát triển sự nghiệp có thu. Nguyễn Thị Nhung (2014), Thực trạng cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Đinh Văn Ân, Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2004), Phát triển thị trường KH&CN ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp,– Hà Nội tháng 8/2004;
Ban Quản lý Khoa học & Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (2018), “Thực trạng chuyển đổi tổ chức khoa học công nghệ công lập sang mô hình doanh nghiệp”, Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp cơ sở năm 2018.
Lê Trần Bình (2008), Đổi mới cơ chế tài chính trong hoạt động KH-CN.
Bộ KH&CN (2019), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011–2020.
CESTC (2013), Trích lập và sử dụng Quỹ Phát triển khoa học công nghệ cần trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp, cập nhật ngày 26/08/2013;
CIEM (2017), Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên sáng tạo và đổi mới công nghệ;
Ngô Thế Chi, Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng cơ chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn hình thành quỹ phát triển khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp.
Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ, Bộ Khoa học công nghệ (2017), Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp Khoa học công nghệ năm 2017;
Phạm Văn Dũng (2010), Phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010;
Bùi Tiến Dũng (2014) “Cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập”, Tạp chí Tài chính, Bộ Tài chính, số 1;
Bùi Tiến Dũng (2016), Thêm nhiều giải pháp tài chính cho phát triển KH&CN. Tạp chí Quản lý và Chính sách KH&CN, số 4, vol 1;
Lê Thị Hồng Điệp (2012), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế tri thức ở Việt Nam (Một số vấn đề lý luận và thực tiễn), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012;
Nguyễn Trường Giang (2012), Đổi mới cơ chế tài chính đối với KH&CN.
Nguyễn Hồ Phi Hà (2018), Thực trạng đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ từ NSNN,
Phạm Thị Hà (2016), “Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia với phát triển thị trường công nghệ”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán, số 06 (155) 2016;
Trần Thị Thu Hà (2016), Một số vấn đề về cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN ở Việt Nam. 2016.htmln.
Bùi Tiến Hanh, Phạm Thị Hoàng Phương (2016), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính;
Nguyễn Mạnh Hải, Ngô Minh Tuấn, Hoàng Văn Cương (2016), Thực trạng đóng góp của lao động, vốn con người và KH&CN cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương;
Trần Ngọc Hiên (2012), Những vấn đề mới trong xây dựng đề tài, dự án KH&CN cấp nhà nước và đổi mới cơ chế tài chính trong nghiên cứu - triển khai.
Phạm Duy Hiển, (2013), So sánh năng lực nghiên cứu khoa học của 11 nước Đông Á dựa trên các công bố quốc tế và bài học rút ra cho Việt Nam, www.hdcdgsnn.gov.vn.
Nguyễn Văn Hiệu (2012), Bàn về cơ chế tài chính của các doanh nghiệp khoa học công nghệ chuyển đổi từ các tổ chức nghiên cứu triển khai ở nước ta.
Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Chính sách tài chính vĩ mô cho phát triển thị trường KH&CN - Kinh nghiệm của một số quốc gia và khuyến nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Tập II (162);
Nguyễn Võ Hưng (2005), Nghiên cứu cơ chế và chính sách KH&CN khuyến khích đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bùi Văn Khánh (2010), Huy động nguồn lực tài chính xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính;
Đạt Khang (2015), Cần đổi mới cơ chế tài chính và huy động đầu tư cho KH&CN.
Lê Trần Lâm (2014), Phát triển thị trường KH&CN ở Hà Nội: Cần gắn kết 3 bên, báo Hà Nội Mới, số ra ngày 27/6/2014.
Hoàng Xuân Long (2000), Kinh nghiệm của Trung Quốc về vấn đề thương mại hóa các hoạt động KH&CN, Tạp chí Thông tin Khoa học và Xã hội, số 12/2000;
Hoàng Xuân Long, Nguyễn Thị Phương (2018), Đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ ở nước ta, JSTPM Tập 7, Số 1, 2018
Đỗ Hoài Nam (2016), Chính sách thúc đẩy hội nhập quốc tế về KH&CN của Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 2018.
Đỗ Nam (2011), Cơ chế tài chính mới góp phần thúc đẩy hoạt động KH&CN, 2011.
Đinh Thị Nga (2013), "Đổi mới cơ chế quản lý chi tiêu NSNN cho khoa học và công nghệ”, Tạp chí Khoa học công nghệ Việt Nam;
Nguyễn thị Nhung (2014), Thực trạng cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số tháng 6/2014.
Liên Phương (2013), Phát triển khoa học công nghệ theo hướng xã hội hóa: Nên trao quyền cho doanh nghiệp,
Nguyễn Tạ Quyền (2013), Quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: Một số vấn đề cần quan tâm, Tập san Thông tin Khoa học và Công nghệ, số 01/2013.
Lê Đình Tiến (2011), Đề tài cấp nhà nước: Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khoa học xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 2011.
Nguyễn Hồng Sơn (2012) “Cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới số 6(194).
Liêu Thị Ngọc Sương (2013), Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN.
Lưu Đức Tuyên (2016), Đổi mới cơ chế tự chủ đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập; Hà Nội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2016.
Minh Tiến (2007), Cơ chế tài chính mới cho KH&CN.
Phạm Chí Trung (2013), Đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội;
Phạm Quang Trí (2013), Một số vấn đề lý luận về cơ chế tài chính trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp, Hà Nội, 2013.
Trung tâm nghiên cứu khoa học - Viện Nghiên cứu lập pháp (2013), Quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN - Thực trạng và giải pháp.
Lê Xuân Trường và cộng sự (2014), Cơ chế tài chính đối với KH&CN: Từ thông lệ quốc tế đến thực tiễn Việt Nam.
Lê Thị Thùy Vân và cộng sự (2020), Chính sách tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ tại Việt Nam đến năm 2030, Đề tài NCKH, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính, 2020.
Vũ Thị Bạch Tuyết (2000), Các giải pháp tài chính nhằm phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội, 2000.
Viện Chiến lược và chính sách KH&CN (2003); Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật - 2003;
Viện Chiến lược và chính sách KH&CN (2003), Công nghệ và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam; NXB Khoa học và kỹ thuật, 2003.
Hồ Thị Hải Yến (2008), Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với hoạt động KH&CN trong các trường đại học ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2008.
World Bank (2017), Đánh giá chi tiêu công Việt Nam: Chính sách Tài khóa hướng tới Bền vững, Hiệu quả và công bằng.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
Alfred Le Peng Cheng (2010), Cơ chế quản lý tài chính đối với KH&CN: Nghiên cứu tình huống tại Đài Loan.
Amir Piric and Neville Reeve (2015), Đánh giá hoạt động đầu tư công đối với phát triển khoa học công nghệ.
Charly.J (2012), Xây dựng cơ chế để chia sẻ dữ liệu khoa học quốc tế.
Cochran, I. et al. (2014), “Public Financial Institutions and the Low-carbon Transition: Five Case Studies on Low-CarbonInfrastructure and Project Investment”, OECD Environment Working Papers, No. 72, OECD Publishing.
Chung, K., Bezanson, K., Annerstedt, J., Hopper, D., Oldham, G. and Sagasti, F., 1999, Vietnam at the Crossroads: The Role of Science and Technology, International Development Research Centre, Ottawa, Canada.
Drucker, P., (1994), The Age of Social transformation, The Atlantic Monthly, November.
George Papaconstantinou và Wolfgang Polt (2016), Đánh giá chính sách tài chính trong đổi mới khoa học công nghệ.
IMF (1999), The Need for Trade Liberalization in Vietnam, Prepared by the March 1999, ESAF Working Mission.
OECD (2019), Fostering Science and Innovation in the Digital Age, năm 2014.
Terry F. Young (2013), Đánh giá hiệu quả nghiên cứu tại cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ. sử dụng cho các chương trình R&D cơ bản và áp dụng của EPA;
Sandhya, G. D (2018), India’s Science, Technology and Innovation Policy: Choices for Course Correction with Lessons Learned from China.
UNCTA (2011), Khung đánh giá chính sách phát triển khoa học công nghệ.
Webster, L. and Taussig, M. (1999), 'Vietnam’s Undersized Engine: A Survey of 95 Larger Private Manufacturers'. MPDF, Hanoi.
Webster, L. (1999), 'SMEs in Vietnam: On the Road to Prosperity'. MPDF. Hanoi.
Walter W. Powell, Jason Owen-Smith and Jeannette A. Colyvas (2007), Đổi mới và mô hình mô phỏng: bài học từ việc các trường đại học ở Mỹ bán quyền tư trở thành kiến thức chung.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: CHI NSNN CHO HOẠT ĐỘNG KH&CN Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Bảng 2.1 - Chi NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2001-2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
GĐ 2001-2005
I. Tổng chi NSNN
13.475
129.700
155.520
185.170
227.250
811.115
II. Tổng chi KH&CN
2.342
2.644
3.160
3.742
4.600
16.488
Chi KH&CN/ Chi NSNN
2,1
2,0
2,0
2,0
2,0
2,0
Tốc độ tăng/năm
12,9%
19,5%
18,4%
22,9%
1. Chi đầu tư phát triển
722
834
1.117
1.431
1.750
5.854
Ở Trung ương
610
704
948
1.195
959
4.416
Ở Địa phương
112
130
169
236
791
1.438
2. Chi thường xuyên
1.620
1.810
2.043
2.311
2.580
10.364
Ở Trung ương
1.234
1.380
1.565
1.747
1.960
7.886
Ở địa phương
386
430
478
564
620
2.478
3. Chi từ nguồn dự phòng NSNN
270
270
Trong giai đoạn 2001-2005, mặc dù chưa có quy định, nhưng ngay từ năm 2001, NSNN đã bảo đảm tỉ lệ chi cho KH&CN lên tới 2,1% tổng chi Đồng thời, năm 2005 bắt đầu ghi nhận các khoản chi từ nguồn dự phòng và từ các nguồn khác của NSNN cho KH&CN. Tốc độ tăng chi NSNN cho hoạt động KH&CN bình quân năm trên 18,4%. Về cơ cấu, chi đầu tư chiếm 35,5%, chi thường xuyên chiếm 64,5%; NSTW chi 74,6%; NSĐP chi 25.4%.
Bảng 2.2 - Chi NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2006-2010
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
GĐ 2006 – 2010
I. Tổng chi NSNN
292.700
348.000
390.080
486.400
575.500
2.092.680
II. Tổng chi KH&CN
5.890
7.150
7.802
10.000
11.510
42.352
Tổng chi KH&CN/Tổng chi NSNN
2,01%
2,05%
2,00%
2,06%
2,00%
2,02%
Tốc độ tăng hàng năm
28%
21,4%
9,1%
28,2%
15,1%
1. Chi đầu tư phát triển
2.272
2.730
2.758
3.478
3.894
15.132
Ở Trung ương
1.252
1.530
1.458
1.616
1.845
7.701
Ở Địa phương
1.020
1.200
1.300
1.862
2.049
7.431
2. Chi thường xuyên
3.260
3.700
3.937
4.570
5.213
20.680
Ở Trung ương
2.507
2.815
2.960
3.450
3.963
15.695
Ở địa phương
753
885
977
1.120
1.250
4.985
3. Chi từ nguồn dự phòng NSNN
358
720
1.107
1.952
2.403
6.540
Đến giai đoạn 2006-2010, tổng chi từ NSNN cho KH&CN tiếp tục được duy trì ở mức trên 2% tổng chi NSNN (Phụ lục 1). Mức tăng chi cho KH&CN tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao, tương đương với mức tăng của tổng chi NSNN, có năm tăng tới 28 %(năm 2006, 2009). Tốc độ tăng chi NSNN cho hoạt động KH&CN bình quân năm xấp xỉ 20,4%%. Với tốc độ tăng chi lớn, tổng chi NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn này đã tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2001-2005. Về cơ cấu, chi đầu tư chiếm 35,6%, chi thường xuyên chiếm 64,4% tương tự giai đoạn trước; NSTW chi 55,3%; NSĐP chi 44,7%. Như vậy, tỷ trọng chi NSTW giảm mạnh, tỷ trọng chi NSĐP tăng lên tương ứng.
Bên cạnh yếu tố tăng chi lớn về ngân sách, các chế độ, chính sách quản lý nhà nước về KH&CN nói chung và chính sách quản lý tài chính cho KH&CN nói riêng cũng đạt một bước tiến lớn. Các Luật về KH&CN được Quốc hội thông qua và đi vào cuộc sống như Luật Sở hữu trí tuệ (2005, 2009), Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (2006), Luật Chuyển giao công nghệ (2006), Luật Công nghệ cao (2008), Luật Năng lượng Nguyên tử (2008), Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả (2010).
Về quản lý tài chính, lần đầu tiên Chính phủ ban hành một nghị định riêng về tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp KH&CN (Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 Quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập) [11]. Quy định tại Nghị định này mang tính đột phá tại thời điểm ban hành khi phân chia các tổ chức KH&CN công lập theo chức năng cung cấp dịch vụ. Theo đó, các tổ chức KH&CN công lập cung cấp các dịch vụ nghiên cứu cơ bản sẽ tiếp tục được NSNN hỗ trợ chi hoạt động thường xuyên. Các tổ chức KH&CN nghiên cứu ứng dụng sẽ phải chuyển sang loại hình đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên hoặc doanh nghiệp KH&CN.
Các cơ quan quản lý nhà nước là Bộ Tài chính, Bộ KH&CN cũng ban hành các Thông tư liên tịch mang tính bản lề để quản lý các nhiệm vụ KH&CN, trong đó hướng dẫn cụ thể định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án KH&CN có sử dụng NSNN; hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng NSNN.
Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định của các văn bản pháp luật, năm 2008 Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia (Nafosted)), đã được thành lập. Mô hình quản lý KH&CN theo cơ chế quỹ đã thực sự đi vào cuộc sống.
Giai đoạn 2011- 2015 là giai đoạn NSNN gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ nợ công tăng cao, cùng với ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cần dẫn tới các nguồn huy động vào NSNN gặp nhiều hạn chế. Với yêu cầu cắt giảm chi thường xuyên từ NSNN dẫn tới tỉ lệ chi NSNN dành cho KH&CN có năm chưa bảo đảm được tỉ lệ 2% NSNN. Về số tuyệt đối, tổng chi cho KH&CN mặc dù có năm không tăng (năm 2014 giảm nhẹ 153 tỷ đồng so với năm 2013), tuy nhiên tính cho cả giai đoạn thì tổng chi năm 2015 vẫn gấp 1,51 lần so với năm 2011. Giai đoạn 2011-2015 cũng đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý tài chính đối với chi NSNN cho hoạt động KH&CN với Luật KH&CN (sửa đổi) được Quốc Hội thông qua vào năm 2013. Theo đó, cơ chế Quỹ và cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng được pháp điển hóa cụ thể hơn trong Luật và được quy định chi tiết bởi các văn bản dưới Luật.
Bảng 2.3 - Chi NSNN cho hoạt động KH&CN giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
GĐ 2011 – 2015
Tổng chi NSNN
725.600
903.100
978.000
1.006.700
1.147.100
4.760.500
Tổng chi KH&CN
15.809
18.128
19.369
19.316
23.190
95.812
Tổng chi KH&CN/Tổng chi NSNN
2,18%
2,01%
1,98%
1,92%
2,02%
2,01%
Tốc độ tăng/năm
37,4%
14,67%
6,85%
-0,27%
20,06%
I. Tổng chi NSNN cho hoạt động KH&CN
12.699
14.668
15.469
15.316
19.190
77.342
1. Chi ĐTPT
5.069
6.008
6.136
5.986
7.600
30.799
Ở Trung ương
2.354
3.018
2.836
2.936
4.130
15.274
Ở Địa phương
2.715
2.990
3.300
3.050
3.470
15.525
2. Chi thường xuyên
6.430
7.160
7.733
7.680
9.790
38.793
Ở Trung ương
4.870
5.410
5.813
5.745
7.640
29.478
Ở địa phương
1.560
1.750
1.920
1.935
2.150
9.315
3. Chi từ nguồn dự phòng NSNN
1.200
1.500
1.600
1.650
1.800
7.750
II. Chi từ nguồn ưu đãi thuế
3.110
3.460
3.900
4.000
4.000
18.470
Phụ lục 2: CƠ CHẾ QUẢN LÝ ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN CẤP QUỐC GIA QUA CÁC THỜI KỲ
Cơ chế quản lý đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia đã trải qua một thời gian dài, không ngừng thay đổi và hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý nhiệm vụ KH&CN trong tình hình mới. Quá trình này có thể phân thành 4 thời kỳ như sau:
* Thời kỳ 1976-1985
Sau khi đất nước thống nhất, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (dưới đây gọi tắt là Ủy ban) bắt đầu kế hoạch hoá theo chương trình có mục tiêu từ năm 1978, để tập trung lực lượng khoa học và kỹ thuật vào thực hiện những mục tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu; Thời kỳ này Uỷ ban đã tổ chức xây dựng và quản lý việc thực hiện một hệ thống 76 chương trình tiến bộ khoa học và kỹ thuật trọng điểm của Nhà nước góp phần hạn chế tình trạng phân tán, nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu, triển khai và áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Các chương trình đã được triển khai thực hiện trong đó khoảng 1000 đề tài đã kết thúc, hơn 300 thành tựu quan trọng được kiến nghị áp dụng vào sản xuất.
* Thời kỳ 1986-1992.
Từ kế hoạch 1986 trở đi, cùng với việc thực hiện các chính sách đổi mới trong toàn hệ thống, hệ thống kế hoạch hoá trong quản lý hoạt động và tài chính đối với KH&CN đã có nhiều cải tiến, hoàn thiện về nội dung và phương pháp. Thông qua cải tiến đó số lượng chương trình theo xu hướng tập trung, giảm số lượng các chương trình KH&CN cấp nhà nước xuống còn 54 chương trình trong kế hoạch 1986 - 1990, 31 chương trình trong kế hoạch 1991 - 1995. Ngoài ra, trong thời gian này Viện KH&CN Việt Nam tiếp tục được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Chương trình “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển KT- XH Tây Nguyên” những năm 1984-1988.
Từ năm 1990 trở đi, Uỷ ban thực hiện ký kết hợp đồng thực hiện các dự án sản xuất thử- thử nghiệm. Đây là hình thức mới trong hoạt động phát triển công nghệ để chuẩn bị cho việc triển khai ứng dựng những thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. Hàng năm Uỷ ban đã ký giao nhiệm vụ từ trên 40 đến gần 100 dự án SXT-TN. Trong giai đoạn 1990-1992 cũng đã hỗ trợ khoảng 40 tỷ đồng để thực hiện các dự án sản xuất thử - thử nghiệm.
Trong từng kỳ kế hoạch, Ủy ban và Bộ Tài chính có sự phối hợp để dự kiến cơ cấu chi và cơ chế quản lý cụ thể với các nội dung chi phần kinh phí NSTW cấp do Uỷ ban tự quản lý. Đã tích cực tiến hành các thủ tục mở tài khoản cấp 3 để cấp phát và thanh quyết toán trực tiếp đối với các đề tài hợp đồng, chuẩn bị đầy đủ các biểu mẫu cho việc triển khai kế hoạch tài chính theo từng năm kế hoach. Giai đoạn này bắt đầu ghi nhận về tổng chi KH&CN so với tổng chi của NSNN, cụ thể tại Bảng sau:
Bảng 2.5: Số liệu đầu tư cho KH&CN trong thời gian 1986-1992
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
GDP
76.707
110.54
Chi NSNN
12.081
23.711
Chi NSNN cho hoạt động KH&CN
0,952
1,663
15,100
59,280
86,400
107,000
203,000
Tỷ lệ
0,86%
0,86%
* Thời kỳ 1993-2010
Năm 1992, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước đổi tên thành Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ này, công tác quản lý các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước được hoàn thiện. Theo đó, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã soạn thảo văn bản "Hướng dẫn xây dựng kế hoạch KH&CN&MT 5 năm 1996-2000" cho các bộ ngành và địa phương, đồng thời tổ chức các Hội đồng chuyên gia để tư vấn cho việc xây dựng các chương trình KH&CN cấp Nhà nước. Xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu và các nội dung cụ thể của hoạt động KH&CN&MT trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, xây dựng các chương trình KH&CN 5 năm và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành chính. Giai đoạn 1996-2000 đánh dấu việc lần đầu tiên các chương KH&CN trọng điểm cấp nhà nước được chia thành 18 chương trình, bao gồm: nhóm 11 chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học công nghệ và nhóm 7 chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học xã hội.
Tiếp theo đó, Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu và Danh mục các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 5 năm 2001-2005. Theo đó, tổng số chương KH&CN trọng điểm cấp nhà nước là 19 chương trình, tuy nhiên được chia thành 3 nhóm: nhóm 10 các chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học công nghệ; nhóm 8 chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học xã hội; và 01 chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học tự nhiên (nghiên cứu cơ bản).
Bên cạnh các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cũng đã đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 1998 - 2002. Đánh dấu lần đầu tiên xuất hiện một chương trình KH&CN cấp nhà nước nhưng không thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử - thử nghiệm. Thay vào đó là các nhiệm vụ ứng dụng KH&CN.
Đồng thời, cũng trong giai đoạn này, xuất hiện loại hình đề tài độc lập cấp nhà nước. Các đề tài độc lập cấp nhà nước được hiểu là những đề tài để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu không thuộc phạm vi, khung nghiên cứu của 18 chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước.
Đến giai đoạn 2006-2010, số lượng chương trình trọng điểm của Nhà nước tiếp tục được thu gọn. Căn cứ các quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ KH&CN chủ yếu giai đoạn 5 năm 2006-2010, Bộ KH&CN đã ban hành phê duyệt danh mục 15 Chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2006-2010, bao gồm 10 chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học công nghệ và 5 chương trình trọng điểm cấp nhà nước về khoa học xã hội. Giai đoạn này cũng đánh dấu những sự thay đổi mang tính cơ bản về công tác quản lý nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước, làm định hướng cho những thay đổi toàn diện ở giai đoạn sau, cụ thể:
- Thành lập Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước để tách biệt giữa các chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý nhiệm vụ KH&CN. Văn phòng các Chương trình trọng điểm và đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập, thực hiện quản lý toàn bộ các Chương trình KH&CN cấp Nhà nước bao gồm các công tác xét chọn, tuyển chọn, quản lý các nhiệm vụ.
- Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia bắt đầu đi vào hoạt động năm 2008, đánh dấu việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học (trong đó có quản lý tài chính) theo một cơ chế mới, đặc thù.
* Thời kỳ từ 2011 đến nay
Cột mốc quan trọng ở đầu thời kỳ này là việc Luật KH&CN (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào năm 2013. Từ đây, các nhiệm vụ KH&CN được phân loại, tên gọi nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước không còn tiếp tục được sử dụng, thay vào đó, cụm từ nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia được sử dụng thống nhất trong hệ thống văn bản.
Từ năm 2011 ghi nhận sự tăng vọt số lượng chương trình KH&CN cấp Nhà nước và số lượng nhiệm vụ thuộc từng chương trình. Ngoài hệ thống Các Chương trình trọng điểm cấp Quốc gia (16 Chương trình), còn có Các Chương trình đổi mới Công nghệ quốc gia (8 Chương trình). Một số Chương trình mới này bao gồm: Chương trình Đổi mới Công nghệ quốc gia, Chương trình Quốc gia về phát triển Công nghệ cao, Chương trình phát triển sản phẩm KH&CN quốc gia. Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường cũng thành lập Văn phòng Đổi mới Công nghệ quốc gia để quản lý các chương trình này.
Bên cạnh đó, số lượng các Chương trình KH&CN cấp quốc gia do các Bộ cơ quan trung ương (ngoài Bộ KH&CN) chủ trì cũng tăng mạnh. Cho đến nay, đã có 26 chương trình, dự án cấp Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho 11 Bộ cơ quan trung ương khác chủ trì. Ví dụ: 3 Chương trình KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ do Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện.