Luận án Đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt

4. Những nét khác biệt về văn hóa - xã hội thể hiện qua tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt đƣợc luận án phân tích trên ba phƣơng diện: vấn đề kị húy; vấn đề đặt và đổi tên; vấn đề giới và kì thị giới. Vấn đề kị húy ở tên ngƣời Anh gần nhƣ không tồn tại trong khi đó ở tên ngƣời Việt lại là một đặc trƣng nổi bật. Trong khi ngƣời Việt kiêng không đặt tên trùng với tên thánh, thần, ngƣời bề trên, thì ngƣời Anh chủ yếu đặt tên theo tên thánh và tên ngƣời họ hàng, cha mẹ để tỏ lòng kính trọng. Vấn đề đặt và đổi tên ở Anh rất đơn giản, còn ở Việt Nam lại rất phức tạp, bị giới hạn bởi những qui định của nhà nƣớc. Sự khác biệt này cũng thể hiện thông qua quan điểm về tên ngƣời ở từng quốc gia. Anh coi tên ngƣời nhƣ nhãn mác gắn cho mỗi cá nhân để phân biệt ngƣời này với ngƣời khác. Việt Nam lại coi trọng cái tên, coi nhƣ một tài sản gắn với họ suốt cả cuộc đời.150 Tên ngƣời Anh và ngƣời Việt đều thể hiện vấn đề giới và kì thị giới. Song, mỗi quốc gia lại có đặc điểm riêng. Đặc điểm về giới trong tên nữ giới ngƣời Anh nằm ở tên cá nhân còn ở tên nữ giới ngƣời Việt đặc điểm này lại nằm ở tên đệm hoặc tổ hợp tên đệm gắn với tên cá nhân. Sự kì thị giới thể hiện nhiều nhất ở việc đổi tên của nữ giới sau khi kết hôn nhƣng ở Anh và ở Việt Nam có những khác biệt. Ở Anh, phụ nữ đổi tên họ sau khi kết hôn và việc đổi tên này đƣợc công nhận về pháp lý. Ở Việt Nam, phụ nữ đổi tên cá nhân (tên dùng chủ yếu trong giao tiếp) sau khi kết hôn. Tên sau khi đổi dù không có giá trị pháp lý nhƣng có ảnh hƣởng lâu dài và ngƣời phụ nữ gần nhƣ bị mất hoàn toàn tên gọi trƣớc khi lấy chồng. Tất nhiên, hiện tƣợng xã hội này đã dần phai nhạt đi ở cả hai cộng đồng, song vẫn còn không ít ảnh hƣởng đến xã hội hiện tại.

pdf173 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu tên riêng nữ giới người Anh và người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo họ của mẹ đẻ”. Về phần tên không phải tên họ (tức là bao gồm tên đệm, tên cá nhân) cũng là đối tƣợng thuộc điều này dù không cụ thể nhƣng cũng đƣợc qui định trong luật nhƣ sau: “Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ” [90]. Con ngƣời là sản phẩm của xã hội, vì vậy tên ngƣời tất phải chịu những ảnh hƣởng của văn hóa - xã hội. Từ những quan niệm “tên ngƣời” mà vấn đề đặt tên ở Anh và ở Việt Nam cũng rất khác nhau. Tên ngƣời dù thuộc phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ nhƣng lại thƣờng mang thuộc tính văn hóa - xã hội. Đặt tên là một biểu hiện của văn hóa, âm điệu hay ý nghĩa của tên đều có những tác động ảnh hƣởng đến nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề giao tiếp xã hội. Một nét khác biệt đặc trƣng trong việc đặt tên của ngƣời Anh với ngƣời Việt đó là đặt tên thánh. Tập quán đặt tên thánh ở Anh cũng nhƣ nhiều quốc gia châu Âu rất phổ biến và tên thánh đƣợc sử dụng là chính danh (tên trong giấy khai sinh, giấy tờ tùy thân). Ở Việt Nam, những ngƣời theo đạo tin lành cũng đặt tên thánh. Tuy nhiên, tên này chỉ sử dụng trong cộng đồng tôn giáo còn tên gọi chính danh mới có giá trị pháp lí. Điều này đƣợc qui định tại Điều 4 khoản 1 điểm a Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ [92]. Điều đó có nghĩa là pháp danh vẫn tồn tại song song với chính danh nhƣng không đƣợc sử dụng chính thống nhƣ chính danh. Về lịch sử và tôn giáo, tên ngƣời có nguồn gốc từ tên thánh đƣợc sử dụng phổ biến do ảnh hƣởng của nhà thờ La Mã. Việc sử dụng tên thánh trở thành bắt buộc trong Cơ đốc giáo kể từ khi hội đồng Trent (1545-1563) của Nhà thờ La Mã phán quyết rằng tên thánh phải đƣợc đặt vào dịp lễ rửa tội. Ở thế kỉ 16, sau khi nƣớc Anh tách ra khỏi Nhà thờ La Mã và lập đạo Tin lành, ngƣời Anh không sử dụng những tên không có trong Kinh thánh. Đó là lí do tên ngƣời có liên quan đến Kinh thánh đặc biệt là Kinh Cựu ƣớc trở nên rất phổ biến ở Anh. Hiện nay, đạo Tin lành là tôn giáo có số tín đồ đông nhất ở Anh, khoảng 71,6 138 % dân số [206]. Ở Việt Nam, tôn giáo khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo nhƣ Đại thừa, Tiểu thừa, Hòa Hảo..., một số nhánh Kitô giáo nhƣ Công giáo Rôma, Tin Lành, tôn giáo nội sinh nhƣ Đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác. Tuy nhiên, nhiều ngƣời dân Việt Nam xem mình là những ngƣời không tôn giáo, mặc dù họ có đi đến các địa điểm tôn giáo vào một vài dịp trong năm. Theo tác giả Trần Đình Hƣợu, ngƣời Việt Nam đƣợc cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thƣờng đƣợc tập trung ở mặt thờ cúng, còn mặt giáo lý, tinh thần lại ít đƣợc quan tâm [33]. Những khác biệt trong đặc điểm về tôn giáo của từng quốc gia nên là một trong số những lí do dẫn đến những khác biệt trong cách đặt tên ngƣời ở cả hai nƣớc. Việc đặt tên của ngƣời Việt thể hiện sự vận động của xã hội và tính xã hội rất cao. Việc đặt tên, đặc biệt là đặt tên cho nữ ngày càng thể hiện yêu cầu về thẩm mĩ và có xu hƣớng sử dụng âm Hán – Việt để đặt tên. Lí do vì lịch sử 1000 năm Bắc thuộc đã có ảnh hƣởng đến đời sống, ngôn ngữ và văn hóa Việt. Âm Hán Việt đƣợc sử dụng từ lĩnh vực hành chính đến sáng tác văn chƣơng, nghệ thuật. Từ những ảnh hƣởng đó, yếu tố Hán – Việt cũng đƣợc sử dụng để đặt tên ngƣời rất nhiều. Những cái tên mang âm Hán – Việt thƣờng đƣợc coi là mang ý nghĩa và thể hiện sự trang trọng, cầu kì, làm tăng tính hàm chỉ, biểu trƣng, đáp ứng đƣợc niềm mong mỏi ƣớc vọng của cha mẹ đƣợc gửi gắm qua những cái tên cho con. Trong khi đó, ở Anh hiện nay, khi đặt tên ngƣời ta thƣờng chọn những âm tiết đọc lên nghe hay mà có khi không mang theo ý nghĩa gì cả. Ngoài ra, giai đoạn gần đây ở Việt Nam, việc đặt tên con đã chú ý nhiều đến yếu tố phong thủy. Việc đặt tên gắn với âm dƣơng ngũ hành, mệnh, can, chi và chú ý đến sự cân đối trong thanh điệu (bằng – trắc) để hi vọng cái tên hƣớng tới một cuộc sống êm đềm, nhàn hạ, tƣơi sáng, biểu hiện ở các phƣơng diện nhƣ: tên con hợp với tên cha, mẹ, anh chị em trong gia đình; hợp mệnh của cha mẹ, anh chị em trong gia đình; bản thân các âm tiết cấu tạo nên tên riêng có sự hài hòa, cân đối về thanh điệu (Ví dụ: Lê Thị Minh Thảo: B – 139 T – B – T). Ngƣời ta cũng thƣờng tránh những cái tên phát âm nghe trúc trắc, khó đọc vì quan niệm cho rằng những ngƣời có tên nhƣ vậy thƣờng có cuộc đời long đong, trắc trở. Tránh dùng tên nam đặt cho nữ cũng là một nguyên tắc trong phong thủy, nếu những ngƣời nữ mang tên nam giới thì theo phong thủy học cho rằng nó giống nhƣ sự “lệch tƣớng”, do đó cuộc đời sẽ vất vả, lận đận [55, tr. 26-52]. + Vấn đề đổi tên Vấn đề đổi tên (đặc biệt luận án đề cập đến là việc đổi tên của nữ giới sau kết hôn) đều xuất hiện cả ở Anh và Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa, mỗi cộng đồng xã hội lại có những đặc trƣng riêng biệt nên vấn đề này cũng thể hiện nhiều điểm khác biệt. Ở Anh, xuất phát từ quan điểm tên ngƣời chỉ là một loại tem nhãn (lable) hoặc một hệ thống biểu tƣợng (symbol system) nên rất dễ dàng thay đổi. Việc đổi tên có thể thực hiện qua dịch vụ đổi tên (sau khi đổi tên đƣợc sự công nhận về mặt pháp lí) một cách nhanh chóng và tiện lợi. Có nhiều công ty chuyên cung cấp thông tin và dịch vụ đổi tên ngƣời hợp pháp, ví dụ nhƣ UK Deed Poll Service. Thông qua các công ty này, ngƣời Anh có thể đƣợc cung cấp các thông tin cần thiết và thực hiện các dịch vụ đổi tên một cách nhanh chóng và hợp pháp. Lấy ví dụ các dịch vụ đổi tên của công ty Deed Poll bao gồm: - Đổi tên họ nữ giới sau khi kết hôn - Đổi tên họ nam giới sau khi kết hôn - Đổi tên họ nữ giới sau khi li hôn - Đổi tên họ nữ giới sau khi chồng mất - Đổi tên khi thay đổi giới tính - Đổi tên sau khi đƣợc nhận làm con nuôi - Thêm tên đệm [204]. 140 Nhƣ vậy, trong các dịch vụ về đổi tên đƣợc cung cấp bởi công ty này, đa phần là các dịch vụ đổi tên cho nữ giới. Điều đó cho thấy, nữ giới là đối tƣợng thƣờng xuyên thay đổi tên. Trong khi việc đổi tên ở Anh phổ biến một cách rộng rãi và tƣơng đối đơn giản thì việc đổi tên ở Việt Nam lại khá phức tạp, đƣợc qui định tại điều 27 và điều 28 về quyền thay đổi tên, quyển thay đổi họ trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 [90]. Để thực hiện việc đổi tên một cách chính thống thì ngƣời Việt cần phải tiến hành đúng theo qui trình và các qui định cụ thể mà không hề đơn giản nhƣ ở Anh. Một đặc điểm nổi bật trong vấn đề đổi tên ngƣời ở Anh cũng nhƣ nhiều nƣớc châu Âu là nữ giới đổi tên họ dựa trên tình trạng hôn nhân (đổi theo họ chồng sau khi kết hôn, đổi lại tên họ thời con gái (maiden name) sau khi li hôn hoặc chồng chết). Vấn đề đổi tên họ theo chồng ở Anh nói chung và nhiều nƣớc châu Âu nói riêng là rất phổ biến và trở thành tập quán, thậm chí tên họ sau khi đổi còn đƣợc công nhận bởi pháp luật và thể hiện trên các loại giấy tờ tùy thân quan trọng nhƣ thẻ căn cƣớc, hộ chiếu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụngViệt Nam thì không có hiện tƣợng đổi tên (đặc biệt là tên họ) sau khi phụ nữ kết hôn nhƣng việc đổi tên thì thể hiện ở đổi cách gọi, cách xƣng hô. Ví dụ: những ngƣời phụ nữ sau khi kết hôn thay vì đƣợc gọi bằng chính danh thì họ vẫn hay đƣợc gọi bằng tên chồng, tên con trƣởng hoặc tên cháu đích tôn... Ví dụ: bà Sáu (vợ ông Sáu), bà Tài hoặc mẹ thằng Tài (con trƣởng bà tên là Tài) hay là bà Đức hoặc bà thằng Đức (cháu đích tôn tên là Đức) Chính vì vậy, việc đổi tên của nữ giới ngƣời Việt sau kết hôn không đƣợc thể hiện trong luật và cũng không đƣợc công nhận bởi luật pháp mà chỉ đổi tên trong giao tiếp mà thôi. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và phát triển, phong tục này đã dần mai một ở Việt Nam. Song ở các vùng nông thôn, phong tục này vẫn còn ít nhiều ảnh hƣởng. Trần Xuân Điệp đã đƣa ra luận giải về vấn đề gọi tên theo chồng ở Việt Nam nhƣ sau: “nguồn gốc của hiện tƣợng này là sự ảnh hƣởng của đạo 141 Khổng Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Ở một khía cạnh khác, hiện tƣợng trên có thể bắt nguồn từ tƣ tƣởng thuyền theo lái, gái theo chồng vốn đã bén rễ sâu trong văn hóa Việt Nam” [9, tr.96]. iii. Vấn đề giới và kì thị giới Wardhaugh cho rằng giới là một thực tế mà không ai có thể tránh đƣợc và giới là một phạm trù quan trọng đƣợc hình thành trong xã hội. Thuộc tính giới thay đổi theo thời gian, thay đổi theo từng nền văn hoá, từng bối cảnh cụ thể của một xã hội, thay đổi do các yếu tố chính trị, kinh tế, lịch sử, tôn giáo, v.v [189]. Tác giả Nguyễn Văn Khang (1996) đã phân biệt hai góc độ chính để nhìn vấn đề giới trong giao tiếp ngôn ngữ, đó là ngôn ngữ nói về mỗi giới và ngôn ngữ của mỗi giới. Tên ngƣời mà luận án đề cập đến thuộc góc độ ngôn ngữ nói về giới [34, tr.178]. Phần lớn các cộng đồng đều coi trọng việc đánh dấu giới của mỗi cá nhân khi tiến hành đặt tên. Chức năng đánh dấu giới ở tên ngƣời mỗi cộng đồng lại có những điểm khác biệt. Ở Anh, chức năng phân biệt giới nằm chủ yếu ở tên cá nhân. Còn ở Việt Nam, chức năng này chủ yếu nằm ở tên đệm, hoặc cả cụm tên đệm và tên cá nhân phối hợp với nhau tạo ra giá trị khu biệt về giới cho cả cấu trúc chính danh ngƣời Việt. Ngoài những điểm tƣơng đồng về giới trong tên ngƣời Anh và ngƣời Việt thông qua lớp nghĩa biểu trƣng nhƣ: tên nữ thƣờng gắn với cái đẹp, nét tao nhã và những phẩm chất tốt đẹp có liên hệ đến tính nữthì tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt có nhiều điểm khác biệt về giới qua lớp vỏ ngữ âm. Tên cá nhân của ngƣời Anh thể hiện giá trị khu biệt giới ở ngữ âm. Về ngữ âm, Culter (1990) đã chỉ ra rằng “trong cách đánh trọng âm, tên nữ thƣờng có âm tiết đầu yếu ví dụ: Olivia, Amelia, Isabella, Elizabeth, Alisa” trong khi đó đa số tên nam đánh trọng âm mạnh ở âm tiết đầu. Về trọng âm ở nguyên âm chính, Culter cũng cho rằng “trong tên nữ giới ngƣời Anh đa số đánh trọng âm ở nguyên âm [i] (bao gồm cả [i] và [i:]). Culter cũng đã có những thống kê về 142 âm tiết cuối trong tên nữ, ông cho rằng tên nữ thƣờng kết thúc bằng nguyên âm [ə] và [i] trong khi tên nam giới thƣờng kết thúc bằng phụ âm [k], [s], [t][120, tr. 373-374]. Hough (2000) đã giải thích trên bình diện ngữ âm thông qua nguồn gốc của tên. Ông cho rằng trong tên nữ giới có xu hƣớng âm tiết cuối là nguyên âm [ə] và [i] là tên có nguồn gốc từ tiếng Pháp và tiếng Latin, còn tên nam có xu hƣớng âm tiết cuối là nguyên âm là tên có nguồn gốc từ tiếng Đức và Kinh thánh [144, tr.133-134]. Trong khi đó, sự phân biệt giới qua ngữ âm nhƣ vậy chƣa thể hiện rõ trong tên ngƣời Việt. Tuy nhiên, sự phân biệt giới thể hiện rất rõ ở ý nghĩa của tên đệm ngƣời Việt. Trong cấu trúc tên ngƣời phổ biến nhất cho nam và nữ giới ngƣời Việt từ lâu đời nay, tên đệm Văn dùng cho nam và tên đệm Thị dùng cho nữ. Nét đặc trƣng về giới đƣợc thể hiện rõ qua tập quán đổi tên họ theo tên họ chồng sau khi kết hôn của nữ giới ngƣời Anh. Ngƣời Việt cũng có tập quán này nhƣng không có giá trị pháp lí nên chỉ có giới hạn trong phạm vi giao tiếp. Về tập quán đổi tên sau khi kết hôn của phụ nữ Anh, ngày nay tập quán này đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, tập quán này có lịch sử tƣơng đối lâu đời và diễn biến phức tạp. Theo Thwaites (2013): Tên họ ngƣời Anh thực sự phát triển vào thế kỉ thứ 14. Ở giai đoạn này, những phụ nữ đã lập gia đình bị coi là không có họ, thậm chí khi một phụ nữ kết hôn, cô ấy mất tất cả mọi thứ ngoại trừ đƣợc làm vợ của ai đó. Đến khoảng thế kỷ 15, dựa trên các ý tƣởng về Kinh thánh, việc đổi tên họ phụ nữ sau kết hôn không chỉ tập trung khẳng định vào quyền lực của chồng đối với vợ mà còn thể hiện sự hiệp nhất trong hôn nhân [187, tr.432]. Đến thế kỷ 19, phần lớn phụ nữ vẫn lấy tên họ của chồng. Tuy nhiên, trong thời kỳ trị vị Vƣơng quốc Anh của nữ hoàng Elizabeth, một số phụ nữ Anh phản đối gay gắt để có đƣợc những quyết định quan trọng của tòa án, khẳng định quyền tự quyết cho nữ giới trong việc chọn tên. 143 Cũng theo Thwaites, năm 1924, Helena Normanton, nữ luật sƣ đầu tiên ở Anh, đã thành công trong việc yêu cầu Bộ Ngoại giao Anh cấp hộ chiếu bằng tên bà thời con gái. Trong thế kỷ 19, trào lƣu này đã lan rộng đến Scotland, Ireland và xứ Wales, cũng nhƣ tới các thuộc địa của Anh và đến các vùng của lục địa châu Âu. Chỉ đến năm 1972, một loạt các trƣờng hợp pháp lý khẳng định rằng phụ nữ có thể sử dụng tên thời con gái của họ theo bất kỳ cách nào họ hài lòng [187, tr.425-439]. Giờ đây, họ có thể tự do lựa chọn tên họ. Đó là lí do ngày nay có nhiều tên họ phức (do ghép hai họ) thậm chí cả những cái tên họ lai (một nửa tên họ chồng, một nửa tên họ vợ) nhƣ một sự thỏa hiệp. Nhƣ vậy, đổi tên họ theo chồng là một tập quán có từ lâu đời ở Anh và các nƣớc châu Âu nhƣng hiện nay đang có xu thế giảm đi. Theo khảo sát của Eurobarometer (đơn vị khảo sát các ý kiến cộng đồng do Ủy ban Châu Âu thực hiện thƣờng xuyên từ năm 1973), năm 1994 có 94 % phụ nữ Anh lấy tên họ của chồng sau khi kết hôn [205]. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng tỷ lệ này đã giảm đi trong hai thập kỷ qua, đặc biệt trong số những phụ nữ có học vấn cao và trẻ tuổi. Trong khảo sát của mình vào năm 2013, Thwaites đã chỉ ra có 75% phụ nữ đổi sang tên họ của chồng sau khi kết hôn [187, tr. 425-439]. Gần đây nhất, nhóm nghiên cứu hôn nhân, một mạng lƣới nhiều tổ chức quan tâm đến sự bình đẳng về hôn nhân, cho thấy chỉ còn 54% nữ giới Anh đổi tên họ vì lí do hôn nhân. Một số nhà nữ quyền ở Anh đã chỉ ra rằng phụ nữ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của họ khi họ thay đổi tên của họ - và việc đổi tên họ theo chồng chứng tỏ phụ nữ kém hơn nam giới. Ở Việt Nam, tập quán đổi tên theo chồng chƣa có nguồn gốc rõ ràng. Nhƣ đã nói ở trên, theo giải thích của Trần Xuân Điệp cho rằng nguồn gốc của tập quán này ở Việt Nam do ảnh hƣởng của Đạo Khổng. Lí do là vì nƣớc ta có một giai đoạn lịch sử khá dài có sự tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa [9, tr.96]. Theo tƣ tƣởng này phụ nữ đã đi lấy chồng là để nối dõi tông đƣờng, “sống nhà chồng làm ma nhà chồng”. Trƣớc đây, hiện tƣợng đổi tên (đổi cách gọi 144 tên) của phụ nữ ở Việt Nam sau khi kết hôn rất phổ biến. Việc đổi tên này không chỉ là đổi một lần mà là cả một quá trình, gắn liền với cuộc đời ngƣời phụ nữ sau kết hôn, bắt đầu bằng việc gọi theo tên chồng (sau khi kết hôn), đến gọi theo tên con, thƣờng là con cả (sau khi sinh con), rồi đến gọi theo tên cháu, chắt (sau khi có cháu, chắt đích tôn)Tuy nhiên, tập quán đổi tên này lại không chính thức nhƣ ở nƣớc Anh. Nữ giới ngƣời Việt đổi tên theo chồng thì tên gọi đó chỉ dùng trong giao tiếp mà không có giá trị pháp lí. Không giống nhƣ ở Anh, tập quán đổi tên của nữ giới ngƣời Anh sau khi kết hôn là chỉ đổi tên họ. Cách đổi tên sau khi kết hôn của phụ nữ ngƣời Việt là đổi tên cá nhân. Bởi lẽ tên cá nhân là tên sử dụng chính trong giao tiếp ở Việt Nam. Nhƣng chính vì sử dụng chủ yếu trong giao tiếp cho nên từ khi lấy chồng đến tận lúc qua đời, chính danh (tên gọi trƣớc khi kết hôn) của phụ nữ ngƣời Việt gần nhƣ không đƣợc nhắc đến. Tên đó mai một dần theo thời gian thậm chí cháu chắt không biết tên bà đến tận khi đọc tên ghi trên bia mộ. Điều đó cho thấy, mặc dù việc đổi tên nữ giới ngƣời Việt sau kết hôn không chính thống nhƣ ở Anh (ở Anh đổi tên trên tất cả các giấy tờ hồ sơ liên quan) nhƣng lại triệt để và gần nhƣ biến mất hẳn trong cuộc đời ngƣời phụ nữ. Theo Trần Xuân Điệp, “Sự kì thị giới trong những trƣờng hợp nhƣ vậy thể hiện thông qua tính vô hình của phụ nữ trong tập quán đặt tên sau kết hôn: sau khi kết hôn thì phụ nữ càng trở nên phụ thuộc vào nam giới, hay bị đại diện, bao gộp bởi nam giới” [9, tr 97]. Cho đến nay, tập quán đổi tên này cũng đã dần thay đổi trong xã hội Việt Nam. Hiện nay, việc đổi tên nhƣ vậy đã thay đổi, phần lớn chỉ còn tồn tại ở những vùng nông thôn. Quá trình biến đổi tập quán này cũng không mạnh mẽ với những phòng trào đòi quyền bình đẳng cho nữ giới qua trên nhiều phƣơng diện nhƣ ở Anh hay ở các nƣớc châu Âu. Quá trình này diễn ra rất im lìm, không có sự bùng nổ mà những thay đổi của tập quán luôn song hành với sự phát triển của xã hội Việt Nam. 145 Tiểu kết chƣơng 3 Ở chƣơng 3, luận án tiến hành phân loại, miêu tả và đối chiếu ngữ nghĩa của từng thành phần định danh: tên cá nhân, tên đệm và tên họ trong cấu trúc tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt. 1. Tên nữ giới người Anh + Tên cá nhân: tên cá nhân nữ giới ngƣời Anh không phải là thành phần quan trọng nhất trong giao tiếp nhƣng có giá trị khu biệt cá thể đơn nhất. Ngữ nghĩa của tên cá nhân nữ giới ngƣời Anh rất rộng có liên quan đến hiện tƣợng thiên nhiên, văn hóa xã hội và đặc biệt là con ngƣời. Trong đó, tên liên quan đến tôn giáo chiếm tỉ lệ cao nhất 42,2 %. + Tên đệm: tên đệm nữ giới ngƣời Anh chỉ đƣợc coi là thành phần phụ, là hình thức lặp lại của những tên cá nhân hoặc tên họ đã có sẵn và thể hiện ý nghĩa về tinh thần. Trong số 500 tên nữ giới đƣợc khảo sát chỉ có 20 tên có thành phần tên đệm, chiếm 4 %. + Tên họ: tên họ ngƣời Anh là thành phần quan trọng, sử dụng chủ yếu trong giao tiếp, có số lƣợng lớn và mang theo những nghĩa nhất định nhƣ biểu hiện những mối quan hệ trong gia đình, dòng tộc, chiếm 20,6 % (tên họ theo tên cá nhân của cha); địa danh chiếm 30,2 % (tên họ theo tên đất, hoặc đặc điểm nơi ở); nghề nghiệp sinh sống chiếm 46,6 % (tên họ theo nghề nghiệp, chức danh). 2. Tên nữ giới người Việt + Tên cá nhân: cũng giống nhƣ tên cá nhân nữ ngƣời Anh, nghĩa của tên cá nhân nữ giới ngƣời Việt cũng có liên quan đến hiện tƣợng thiên nhiên, văn hóa xã hội và đặc biệt là con ngƣời. Tuy nhiên, khác với tên cá nhân nữ giới ngƣời Anh, tên nữ giới ngƣời Việt không có lớp nghĩa liên quan đến tên thánh. Tên cá nhân có lớp nghĩa liên quan đến con ngƣời nhƣ phẩm chất con ngƣời hay ƣớc vọng của con ngƣời (Hạnh, Phúc, An, Tâm,) chiếm tỉ lệ cao nhất 29,8 %. 146 + Tên đệm: khác với tên đệm nữ giới ngƣời Anh, tên đệm nữ giới ngƣời Việt rất đa dạng, mang giá trị khu biệt giới nữ và có giá trị thẩm mĩ cao. Ngoài một số tên đệm chuyên biệt dành riêng để chỉ giới tính nữ nhƣ Thị, Nữ (19%) tên đệm của nữ giới ngƣời Việt rất phong phú. Tên đệm của nữ giới ngƣời Việt cũng mang những lớp nghĩa chỉ hiện tƣợng tồn tại khách quan (62,4%) hay liên quan đến ƣớc vọng của con ngƣời (18,6 %). + Tên họ: khác với tên họ ngƣời Anh, tên họ ngƣời Việt có số lƣợng tƣơng đối hạn chế. Chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc về việc tên họ ngƣời Việt không mang nghĩa biểu trƣng. 3. Qua việc miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của từng thành phần trong tổ hợp định danh nữ giới, luận án tiến hành đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa và văn hóa - xã hội phản ánh qua tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt. Những điểm giống và khác nhau về văn hóa - xã hội đƣợc thể hiện qua 3 vấn đề là: vấn đề kị húy, vấn đề đặt và đổi tên, vấn đề giới và kì thị giới. 147 KẾT LUẬN Luận án đã vận dụng các thành tựu lí luận chung về tên riêng, tên ngƣởi vào việc khảo sát hệ thống tên ngƣời cụ thể đó là tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt nhằm tìm hiểu những nét tƣơng đồng và dị biệt trong cấu tạo, ngữ nghĩa và những đặc điểm văn hóa - xã hội đƣợc phản ánh. Luận án rút ra một số kết luận nhƣ sau: 1. Tên nữ giới thuộc lớp tên riêng chỉ ngƣời, là một loại đơn vị trong hệ thống đơn vị định danh của mỗi ngôn ngữ. Tên nữ giới có nghĩa, nghĩa đó không phải nghĩa của thực từ mà là nghĩa biểu trƣng. Tên ngƣời không gán cho ngƣời mang tên bất cứ thuộc tính nào của nghĩa từ vựng, mà thông qua từ đồng nghĩa gợi ra sự liên tƣởng. 2. Thuật ngữ để chỉ tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt đƣợc sử dụng thống nhất trong luận án là tổ hợp định danh. Tổ hợp định danh này đƣợc tạo thành từ các thành phần định danh: tên họ, tên đệm và tên cá nhân. Dù thành phần cấu tạo nên tổ hợp định danh nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt giống nhau song mô hình cấu tạo lại khác nhau. Về cấu tạo tổ hợp tên riêng, từng thành phần lại đƣợc chia làm 2 loại là tên đơn và tên phức. Trong đó, đa số các thành phần trong tên nữ giới ngƣời Anh là tên phức còn tên ngƣời Việt là tên đơn. Luận án đã xây dựng mô hình tên nữ giới ngƣời Anh gồm ba thành phần nêu trên và theo trật tự sau: [tên cá nhân – tên đệm – tên họ]. Mô hình tên nữ giới ngƣời Việt thì theo trật tự ngƣợc lại: [tên họ – tên đệm – tên cá nhân]. Qua khảo sát và phân tích ngữ liệu, luận án đã đƣa ra 24 mô hình tên nữ giới ngƣời Anh và 21 mô hình tên nữ giới ngƣời Việt. Các số liệu khảo sát cho thấy mô hình có tên cá nhân phức, tên đệm zero và tên họ phức và là phổ biến nhất ở tên nữ giới ngƣời Anh còn ở tên nữ giới ngƣời Việt thì mô hình có tên họ, tên đệm và tên cá nhân đơn là phổ biến nhất (mô hình có tên họ đơn chiếm 95,28 %, mô hình có tên cá nhân đơn chiếm 69,5 %). 148 Nguồn gốc của sự khác biệt trong cấu tạo tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt là do tiếng Anh và tiếng Việt có đặc điểm cấu tạo khác nhau vì tiếng Anh (ngôn ngữ biến hình: inflection) và tiếng Việt (ngôn ngữ đơn lập: isolation) thuộc hai loại hình (typology) ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh chịu ảnh hƣởng của nhiều ngôn ngữ châu Âu nhƣ Đức, Pháp, Hi Lạp.còn tiếng Việt chịu ảnh hƣởng của tiếng Hán. Có sự khác biệt này ở tên nữ giới cả hai nƣớc do ảnh hƣởng của lịch sử - xã hội. 3. Quan điểm của luận án là tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt đều có nghĩa. Qua khảo sát, luận án đã chỉ các thành phần trong tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt có liên quan đến các lớp nghĩa nhƣ sau: + Tên cá nhân: Các lớp nghĩa trong tên cá nhân nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt tƣơng đối giống nhau. Phạm vi nghĩa của tên cá nhân nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt rất rộng, có liên quan đến các hiện tƣợng thiên nhiên, văn hóa xã hội và đặc biệt là con ngƣời. Tuy nhiên, ở tên cá nhân nữ giới ngƣời Anh có những nét đặc trƣng riêng khác với tên cá nhân nữ giới ngƣời Việt, tiêu biểu là lớp tên có nghĩa liên quan đến tên các vị thánh hay tên liên quan đến Kinh thánh nhƣ thánh Patrick, Bridget, Columba là những thánh phù hộ cho vùng đất Ireland. Lớp tên có nghĩa này ở Việt Nam không đƣợc sử dụng nhƣ tên chính danh mà chỉ sử dụng trong cộng đồng tôn giáo. + Tên đệm: tên đệm trong tên cá nhân nữ giới ngƣời Anh là hình thức lặp lại của những tên cá nhân hoặc tên họ đã có sẵn và thể hiện ý nghĩa về tinh thần. Đa phần các tên đệm có liên quan đến tên ngƣời đƣợc yêu thƣơng, quí trọng trong gia đình, thể hiện lòng kính trọng và tinh thần gia tộc. So với tên đệm nữ giới ngƣời Anh, tên đệm nữ giới ngƣời Việt đa dạng, mang giá trị khu biệt giới nữ và có giá trị thẩm mĩ cao hơn. Ngoài một số tên chuyên biệt dành riêng để chỉ giới tính nữ nhƣ Thị, Diệu, Nữ tên đệm của nữ giới ngƣời Việt rất phong phú. Tên đệm nữ giới ngƣời Việt cũng mang những lớp ý nghĩa giống nhƣ tên cá nhân nhƣ liên quan đến thiên nhiên cây cỏ, hoa lá (Lan, Chi,Hoa, Cúc.) hay liên quan đến con ngƣời nhƣ những phẩm chất tốt đẹp 149 của nữ giới, đặc điểm hình thể và tâm hồn, phẩm cách tốt đẹp của nữ giới (Hạnh, Mỹ, Duyên.). Đa phần tên đệm kết hợp với tên cá nhân để tạo ra một tên gọi mang tính thẩm mĩ và có ý nghĩa sâu xa. + Tên họ: Ở Anh và Việt Nam, về cơ bản, tên họ của nam và nữ là chung tập hợp. Dựa vào đặc điểm từ vựng, ngữ nghĩa và nguồn gốc của tên họ, có thể thấy nghĩa biểu trƣng của tên họ ngƣời Anh thƣờng biểu hiện những mối quan hệ trong gia đình, dòng tộc (tên họ theo tên cá nhân của cha); đặc điểm nơi sống (tên họ theo tên đất, hoặc đặc điểm nơi ở); nghề nghiệp sinh sống (tên họ theo nghề nghiệp, chức danh). Khác với tên họ ngƣời Anh, tên họ ngƣời Việt có số lƣợng tƣơng đối hạn chế. Mặc dù chƣa có những con số thống kê mang tính chính xác cao nhƣng đa số các nhà nghiên cứu đã thống kê số lƣợng tên họ ngƣời Việt không quá 500 họ. Về nguồn gốc, tên họ ngƣời Việt chƣa đƣợc xác định rõ ràng, do đó, rất khó có cơ sở để tìm hiểu nghĩa của tên họ ngƣời Việt. Do chƣa có cơ sở để tìm hiểu đƣợc ý nghĩa của tên họ ngƣời Việt nên chúng tôi cũng đồng ý với quan điểm của các nhà nghiên cứu trƣớc về việc tên họ ngƣời Việt không mang nghĩa biểu trƣng. 4. Những nét khác biệt về văn hóa - xã hội thể hiện qua tên nữ giới ngƣời Anh và ngƣời Việt đƣợc luận án phân tích trên ba phƣơng diện: vấn đề kị húy; vấn đề đặt và đổi tên; vấn đề giới và kì thị giới. Vấn đề kị húy ở tên ngƣời Anh gần nhƣ không tồn tại trong khi đó ở tên ngƣời Việt lại là một đặc trƣng nổi bật. Trong khi ngƣời Việt kiêng không đặt tên trùng với tên thánh, thần, ngƣời bề trên, thì ngƣời Anh chủ yếu đặt tên theo tên thánh và tên ngƣời họ hàng, cha mẹ để tỏ lòng kính trọng. Vấn đề đặt và đổi tên ở Anh rất đơn giản, còn ở Việt Nam lại rất phức tạp, bị giới hạn bởi những qui định của nhà nƣớc. Sự khác biệt này cũng thể hiện thông qua quan điểm về tên ngƣời ở từng quốc gia. Anh coi tên ngƣời nhƣ nhãn mác gắn cho mỗi cá nhân để phân biệt ngƣời này với ngƣời khác. Việt Nam lại coi trọng cái tên, coi nhƣ một tài sản gắn với họ suốt cả cuộc đời. 150 Tên ngƣời Anh và ngƣời Việt đều thể hiện vấn đề giới và kì thị giới. Song, mỗi quốc gia lại có đặc điểm riêng. Đặc điểm về giới trong tên nữ giới ngƣời Anh nằm ở tên cá nhân còn ở tên nữ giới ngƣời Việt đặc điểm này lại nằm ở tên đệm hoặc tổ hợp tên đệm gắn với tên cá nhân. Sự kì thị giới thể hiện nhiều nhất ở việc đổi tên của nữ giới sau khi kết hôn nhƣng ở Anh và ở Việt Nam có những khác biệt. Ở Anh, phụ nữ đổi tên họ sau khi kết hôn và việc đổi tên này đƣợc công nhận về pháp lý. Ở Việt Nam, phụ nữ đổi tên cá nhân (tên dùng chủ yếu trong giao tiếp) sau khi kết hôn. Tên sau khi đổi dù không có giá trị pháp lý nhƣng có ảnh hƣởng lâu dài và ngƣời phụ nữ gần nhƣ bị mất hoàn toàn tên gọi trƣớc khi lấy chồng. Tất nhiên, hiện tƣợng xã hội này đã dần phai nhạt đi ở cả hai cộng đồng, song vẫn còn không ít ảnh hƣởng đến xã hội hiện tại. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN A. Tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp. 2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội. 3. Nguyễn Tài Cẩn (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tái bản lần thứ 4. 4. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học tập II, Nxb Giáo dục. 6. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, tr.213–219. 7. Trần Văn Cơ (2007), Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ), Nxb khoa học xã hội, tr.112-119. 8. Lý Tống Địch (2003), Những điều lý thú xung quanh vấn đề họ tên, Nxb Văn hóa thông tin. 9. Trần Xuân Điệp (2002), Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ qua cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án tiến sĩ ngữ văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 96. 10. Trần Xuân Điệp (2003), “Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ và “làn sóng” thứ nhất của phong trào nữ quyền ở Phƣơng Tây”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 8, tr.21-23. 11. Dƣơng Xuân Đống (2002), “Từ thị trong họ tên ngƣời phụ nữ Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Số 6, tr. 23-24. 12. Dƣơng Kỳ Đức (1996), Trường nghĩa của một thực từ, Ngữ học trẻ 96, tr.155-158. 13. Dƣơng kỳ Đức (1997), Nghĩa văn hàm của thực từ, Ngữ học trẻ 97, tr.198-200. 14. Dƣơng Kỳ Đức (1998), Văn hóa trong tên người Việt, Ngữ học trẻ 98, tr.143-145. 15. Dƣơng Kỳ Đức (2016), “Mạng danh tiếng Việt: một tiếp cận ngôn ngữ - văn hóa”, Tạp chí khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, Số 20, tr.18-23. 152 16. Dƣơng Kỳ Đức (2017), “Một cách phân loại tên riêng”, Tạp chí khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội, Số 28, tr.15-23. 17. Phạm Hoàng Gia (1999), “Về số phận của các họ ghép và họ kép của ngƣời Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 1, tr. 33-34. 18. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ vựng học tiếng Việt (tái bản lần thứ 7), Nxb Giáo dục. 19. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 20. Nguyễn Thiện Giáp (2014), “Ba cách xác định từ và hình vị tiếng Việt”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Số 4, tr.1-7. 21. Phạm Ngọc Hàm (2002), “Văn hóa trong họ tên của ngƣời Trung Hoa”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 10, tr.28-30. 22. Phạm Ngọc Hàm (2008), Từ vựng xưng hô trong tiếng Hán – so sánh với tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 23. Lê Anh Hiền (1972), “Bàn về qui tắc viết hoa tên riêng chỉ ngƣời và chỉ đất trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ , Số 3. 24. Diệp Đình Hoa (1986), Từ làng Nguyễn hay Nguyên Xá đến nhận xét dân tộc – ngôn ngữ học, Hội nghị Đông Phƣơng học IV. TP Hồ Chí Minh. 25. Quan Hi Hoa (2002), Cách đặt tên cho con, Nxb Văn hóa thông tin. 26. Tôn Nguyệt Hoa (2005), Tên hay kèm điều tốt, Nxb Văn hóa dân tộc. 27. Lê Trung Hoa (1992, 2002), Họ và tên người Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, tr.9-24. 28. Lê Trung Hoa (1992), Cách đặt tên chính của người Việt (Kinh), Tiếng Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam, Nxb Khoa học xã hội. 29. Lê Trung Hoa (2013), Nhân danh học Việt Nam, Nxb Trẻ. 30. Vƣơng Đình Hòa (2005), Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của tên chính danh người Nhật (có đối chiếu với tên người Việt), Luận văn thạc sĩ, Thƣ viện trƣờng Đại học KHXH&NV. 31. Nguyễn Quốc Hoàn (2010), Luật so sánh, Nxb Công an nhân dân. 32. Nguyễn Quang Hồng (2000), “Từ đối chiếu ngôn ngữ đến đối chiếu văn hóa”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 4, tr.11-16. 33. Trần Đình Hƣợu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa. 153 34. Nguyễn Văn Khang (1996), “Sự bộc lộ giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ”, Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nxb Văn hóa thông tin, tr. 176-186. 35. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – Những vấn đề cơ bản, Nxb Khoa học xã hội. 36. Nguyễn Văn Khang (2004), “Xã hội học ngôn ngữ về giới: kỳ thị và kế hoạch hoá ngôn ngữ chống kỳ thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ”, Xã hội học, Số 2, tr 86. 37. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 38. Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục. 39. Nguyễn Văn Khang (2016), Từ Hán Việt với tên chính người Việt, Đề tài NCKH cấp Viện, Viện ngôn ngữ học. 40. Nguyễn Việt Khoa (2002), Khảo sát đặc điểm Cấu trúc- Ngữ nghĩa của tên người Anh, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 41. Nguyễn Khôi (2006), Các dân tộc ở Việt Nam. Cách dùng họ và đặt tên, Nxb Văn hóa Dân tộc Hà Nội. 42. Phạm Hữu Khƣơng (2015), “Đôi nét về đặc điểm họ tên của ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 7, tr.72-74. 43. Thái Văn Kiểm (1963), “Cách đặt tên trong Hoàng phái Nguyễn Tộc”, Tạp chí Phổ thông, Số 63, Sài Gòn. 44. Mông Lâm (2010), Đặc điểm tên người Hán hiện nay (Đối chiếu với tên người Việt), Thƣ viện Đại học KHXH&NV. 45. Cao Từ Linh (2013), Việt danh học – Khoa học đặt tên của người Việt, Nxb Bách khoa Hà Nội. 46. Bình Long (1989), “Nghĩa trong tên ngƣời Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ (số phụ), tr.25-26. 47. Nguyễn Huy Minh (1993), “Về qui tắc viết hoa tên ngƣời, tên đất”, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 2. 48. Hứa Ngân (2003), Đổi mới trong cách đặt tên, Nxb Hải Phòng. 49. Vũ Đức Nghiệu (2011), Lược khảo lịch sử từ vựng tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam. 50. Hoàng Phê (1979), “Vấn đề cải tiến và chuẩn hóa chính tả”, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 3-4. 51. Hoàng Phê (2008), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng. 154 52. Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa. 53. Saussure, F. de (2005), Giáo trình ngữ học đại cương, Cao Xuân Hạo dịch, Nxb Khoa học Xã hội. 54. Vị Nghĩa Thƣ Sinh (2002), “Lại bàn về tên ngƣời và cách gọi tên”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 11, tr 22-24. 55. Hà Sơn (2009), Những điều kiếng kị khi đặt tên, Nxb Hà Nội. 56. Nguyễn Văn Thạc (1979), “Những cơ sở để xây dựng quy tắc viết hoa”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống. 57. Nguyễn Kim Thản (1975), “Vài nét về tên ngƣời Việt”, Tạp chí dân tộc học, Số 4, tr. 68-80. 58. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1997), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Văn hóa, tái bản lần thứ 4. 59. Phạm Tất Thắng (1996), Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người trong tiếng Việt, Luận án PTS, Thƣ viện Viện ngôn ngữ học. 60. Phạm Tất Thắng (1998), “Về ý nghĩa của tên riêng”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học, Viện Ngôn ngữ học, tr. 259-263. 61. Phạm Tất Thắng (1998), Vài nhận xét về yếu tố “Đệm” trong tên gọi người Việt, trong “Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á”, Nxb Khoa học xã hội, tr.184-190. 62. Phạm Tất Thắng (2003), “Các kiểu cấu trúc tên chính của ngƣời Việt,” Tạp chí Ngôn ngữ, Số 11, tr.41-47. 63. Phạm Tất Thắng (2005), Danh xƣng học và tên riêng ngƣời Việt, Đề tài cấp Viện, Viện Ngôn ngữ học, Học viện khoa học xã hội Việt Nam. 64. Phạm Tất Thắng (2011), “Về vị trí của tên riêng trong hệ thống danh từ tiếng Việt”, Tạp chí từ điển và Bách khoa thư, Số 6. 65. Phạm Tất Thắng (2014), “Không gian tên riêng trong tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Viện ĐH Mở Hà Nội, Số 6, tr 11-16. 66. Phạm Tất Thắng (2015), “Tình hình nghiên cứu tên riêng chỉ ngƣời trong Việt ngữ học”, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 8-9, tr. 66-76. 67. Phạm Tất Thắng (2016), Tên riêng là một loại đơn vị từ vựng, Hội thảo Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Hà Nội. 68. Trần Ngọc Thêm (1976), “Về lịch sử hiện tại và tƣơng lai của tên riêng ngƣời Việt”, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, tr.11-21. 155 69. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh. 70. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 71. Đào Tiến Thi (2002), “Bàn tiếp về tên ngƣời”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 11, tr 25-29. 72. Đào Tiến Thi (2002), “Tên riêng không chỉ của riêng ai”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 3, tr 21-23. 73. Đào Tiến Thi (2005), “Viết tên riêng nƣớc ngoài trong sách báo và sách giáo khoa hiện nay”, Tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống, Số 1+2, tr 86-91. 74. Lê Quang Thiêm (1987), “Về vấn đề nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ”, Tạp chí Khoa học Xã hội, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Số 6. 75. Lê Quang Thiêm (2006), “Về các tầng nghĩa và kiểu nghĩa chức năng từ vựng”, Tạp chí Ngôn ngữ, Số 1. 76. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục. 77. Lê Quang Thiêm (2008), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 78. Lê Quang Thiêm (2014), Sự phát triển ngữ nghĩa từ vựng tiếng Việt 1945- 2005, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 79. Vũ Thị Kim Thoa (2005), Những đặc trưng xã hội – ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. 80. Trịnh Huy Tiến (1961), “Các loại nhân danh Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa, Nguyệt san số 61-62. 81. Nguyễn Thế Truyền (2000), Những nét khác biệt giữa tên nam giới và tên nữ giới người Việt, Ngữ học trẻ, tr 333. 82. Hoàng Tuệ (1996), Nghĩa trong tên riêng của người, Nxb Giáo dục. 83. Nguyễn Bạt Tụy (1954), Tên người Việt Nam, Kỷ yếu hội khuyến học Nam Việt, tr. 55. 84. Hồ Hữu Tƣờng (1967), “Sự cần thiết của khoa nhân danh học ở Việt Nam”, Tạp chí Bách Khoa, Số 247. 85. Hồ Hữu Tƣờng (1967), “Phục hồi họ Việt”, Tạp chí Bách Khoa, Số 249. 86. Trần Quốc Vƣợng (chủ biên) (2003), Cơ sở văn hóa Việt Nam (tái bản lần 5), Nxb Giáo dục. 156 87. Giáo trình luật so sánh (2009), Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân. 88. Đại Việt sử ký toàn thư (2013), In theo bản in của Nxb Khoa học xã hội năm 1971-1972, Nxb Thời đại, tr.79. 89. Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật (1947), Nhà in Viễn Đệ, Huế, tr.63. 90. Bộ Luật dân sự Việt Nam (2015), số 91/2015/QH13, Quốc hội. 91. Luật hộ tịch (2014), số 60/2014/QH13, Quốc hội. 92. Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. 93. Dự thảo về qui tắc viết hoa (1972), Viện Ngôn ngữ học. 94. Từ điển Hán Việt hiện đại (2009), Nhà xuất bản khoa học xã hội. B. Tiếng Anh 95. Alford, R.D. (1988), Naming and identity: A cross-cultural Study of Personal Naming Practices, New Haven, Conn: HRAF Press. 96. Anderson, J.M. (2007), The Grammar of Names, Oxford University Press. 97. Barber, H.R. (1903), British Family Names, Gale Research Company. 98. Bardsley, C.W. (1875), English surnames their sources and significations, Chatto&Winduss Piccadilly. 99. Bardsley, C.W. (1880), Curiosities of Puritan nomenclature, William Clowers and Sons, Limited, London & Beccles. 100. Baugh, A.C. & Thomas, C. (2002), A history of the English language, Routledge. 101. Blackburn, S. (2008), The Oxford Dictionary of Philosophy, Oxford University Press. 102. Bloomfied, L. (1984), Language, University of Chicago press. 103. Bruck, G.V. & Bodenhorn, B. (2006), The anthropology of names and naming, Cambridge. 104. Booth, A.J. (1869) Robert Owen, the Founder of Socialism in England, Trübner & co Publisher. 105. Bussmann, H. (1998), Routledge Dictionary of Language and Linguistics, Taylor & Francis publicsher. 106. Cater, S.C. (1865), Lexicon of ladies names: with their floral emblems, G. W. Cotrell publicsher. 157 107. Chalker, S. & Weiner, E.S.C. (1998), The Oxford Dictionary of English Grammar, Oxford University Press. 108. Cheshire, J. & Trudgill, P. (Eds.), (1998), The sociolinguistics reader, vol. 2: Gender and discourse, London: Arnold. 109. Coates, J. (1986), Women, men and language: A sociolinguistic account of gender differences in language, London: Longman. 110. Coates, R. A. (2000), “Singuilar definite expressions with unique denotatum and limits of properhood”, Linguistics, Vol 6, No 33, pp. 1161- 1174. 111. Coates, R. A. (2006), “Properhood”, Language, Vol 8, No 2, pp. 356- 382. 112. Clark, C. (1982), “The early personal names of King's Lynn: an essay in socio-cultural history, part I: baptismal names”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 6, pp. 51-73. 113. Clark, C. (1985), “The early personal names of King's Lynn: an essay in socio-cultural history, part II: by-names”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 7, pp. 65-91. 114. Clark, C. (1991,1992), “Personal-Name Studies: Bringing them to a wider audience”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 15, pp. 21-35. 115. Colman, A.M. (2008), A Dictionary of Psychology, Oxford University Press. 116. Courtenay, J. N. B. (1972), A Baudouin de Courtenay anthology: the beginnings of structural linguistics, Indiana University Press. 117. Crook, A. (2014), “Influences on personal names in early modern Scotland”, Scottish Place-Name News, Vol 36, pp. 7-8. 118. Crystal, D. (2003), A dictionary of Linguistics and Phonetics, Blackwell Publishing. 119. Crystal, D. (2008), The Cambridge Encyclopedia of English Languge, 2 nd edition, Blackwell Publishing. 120. Culter, A. & Macqueen, J. & Robinson, K. (1990), “Elizabeth and John: Sound pattern of Men and Women‟s names‟”, Journal of linguistics, Vol 26, pp. 471-482. 158 121. Driscoll, B.C. (1932), The Book of Feminine Names: Women's Names and Their Meanings, Frigidaire corporation publishers, digitized in 2008. 122. Dunkling L. (1977), First name first, London: J.M.Dent. 123. Dunkling, L. (1995), Guinness book of name, Guinness World Records Limited, 7th Revised edition edition (1 Aug. 1995), pp. 123. 124. Edwards, D. (2005), The Handbook of Language and Social Interaction, Lawrence Erlbaum Associates, pp. 257–273. 125. Eckert, P. (1989), The whole woman: Sex and gender differences in variation, Language Variation and Change 1, pp. 245-267. 126. Eckert, P. & McConnell-Ginet, S. (2003), Language and gender, Cambridge: Cambridge University Press. 127. Ewen, C.L‟E (1931), A history of surnames of the British isles: A concise account of their origin, evolution, etymology, and legal status, K. Paul, Trench, Trubner & co., ltd. 128. Felecan, O. (2012), Name and naming: Synchronic and Diachronic perspectives, Cambridge scholars publishing. 129. Forster, K. (1977), “English family-names from places in England”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 1, pp.23-27. 130. Fudge, C. (1977), Cornish Names for Cornish Homes, Truran Publications. 131. Growther, K. & Jonathan, K. (1999), Guide to British and American Culture, Oxford University Press. 132. Guppy.H.B. (2005), Homes of Family Names in Great Britain, Clearfield. 133. Hanks, P. & Hodges, F. (1990), A dictionary of First names, Oxford University Press. 134. Hanks, P. (2010), “Some methodological considerations in approaching the study of family names”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 33, pp.169–171. 135. Hanks, P. & McClure, P. & Coates, R. (2011), Family names of the UK: a new research project in British anthroponomastics, 24th International Congress of Onomastic Sciences, Barcelona, Spain. 159 136. Hanks, P., Coates, R.& McClure, P. (2011) Methods for studying the origins and history of family names in Britain: philology meets statistics in a multicultural context, International symposium in Uppsala, Uppsala, Sweden. 137. Hanks, P. & Muhr, K. (2012), Exchanging Names: Surnames and Population Movement in Britain and Ireland, Society for Name Studies in Britain and Ireland 2012 Conference, Athenry, Galway. 138. Hanks, P. and Coates, R. (2012), Onomastic lexicography: A description of the project Family Names of the United Kingdom, 15th EURALEX International Congress, Oslo, Norway. 139. Hanks, P. & McClure, P. & Coates, R. (2016), The Oxford Dictionary of Family Names in Britain and Ireland, Oxford University Press. 140. Hanks, P. & H. Parkin (2016), Family Names. In Carole Hough The Oxford Handbook of Names and Naming. Oxford: Oxford University Press, pp. 214-236. 141. Hey, D. (2000), Family Names and Family History, Hambledon, London. 142. Hofstede, Geert (2011), Dimensionalizing Cultures: The Hofstede Model in Context. International Association of Cross-Cultural Psychology, Cultures and Organizations. 143. Holmes, J. & Meyerhoff, M. (1999), The Community of practice: Theories and methodologies in language and gender research, Language in Society, vol 28, pp.173-183. 144. Hough, C. (2000), “Toward an Explanation of Phonetic differentiation in Masculine and Feminine Personal Names”, Journal of linguistics, Vol 36, pp. 131-148. 145. Hough, C. (2010), “The name-type Maid(en)well”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 33, pp. 27-44. 146. Hough, C. (2015), “The Scottish Maidenwells”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 38, pp. 1-16. 147. Hough, C. (2016), The Oxford handbook of names and naming, Oxford University press. 148. Huard, P. & Durand, M. (1992), Vietnam civilization and culture, Ecole Francaise d‟Extreme-Orient, Paris. 160 149. Huddleston, R.D. (1998), English grammar: An outline, Cambridge University Press. 150. Ieron, J.A. (1998), Names of Women of the Bible, Moody Publishers. 151. Kinney, A.F. (1973), Titled Elizabethans: A directory of Elizabethan state and church officers and knights, with peers of England, Scotland, and Ireland, 1558-1603, Archon Books publicsher. 152. Kripke, S.A. (1972), Naming and Necessity, Oxford: Reidel. 153. Lakoff, R. (1975), Language and woman's place, New York: Harper & Row. 154. Lasker, G.W. (1983), The frequency of surname in English and Wales, Human biology, pp. 55. 155. Le, T.M.Thao (2007), A cultural approach to personal names in English, Chinese and Vietnamese, Bachelor thesis, Hanoi Open University, Vietnam. 156. Le, T.M.Thao (2013), A Cultural Study on English and Vietnamese Personal Names, Master thesis, Hanoi Open University, Vietnam. 157. Maltz, D. N. & Borker, R. A. (1982), A cultural approach to male female miscommunication, Language and Social Identity, Cambridge: Cambridge University Press, pp. 196-216. 158. Margan, G. (1995), “Naming Welsh women”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 18, pp. 119-140. 159. Matthews, P.H. (2007), The Concise Oxford Dictionary of Linguistics, Oxford University Press. 160. McClure, P. (1979), Patterns of migration in the late Middle Ages: the evidence of English place-name surnames, Economic History Review. 2nd series 32, pp.167-82. 161. McClure, P. (1981), “Nicknames and petnames: linguistic forms and social contexts”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 5, pp. 63-77. 162. McClure, P. (2010), Middle English occupational bynames as lexical evidence: a study of names in the Nottingham borough court rolls 1303-1455. Part 1, Methodology Transactions of the Philological Society. 108(2), pp.164- 77. 161 163. McClure, P. (2013), “Explaining English surnames: linguistic ambiguity and the importance of context Part I”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, ,Vol 36, pp. 1-33. 164. McClure, P. (2014), “Explaining English surnames: linguistic ambiguity and the importance of context Part II”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland,. Vol 37, pp.109-141. 165. McClure, P. (2016), A short history of English personal names, Oxford. 166. McConnell-Ginet, S.(2003), Language and Gender, Cambridge University Press, pp.69-97. 167. McKinley, R. (1990), A History of British Surnames, London: Longman. 168. Morgan, P. (1990-1991), “Locative surnames in Wales: a preliminary list”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 14, pp. 7-25. 169. Musman, R. (1987), Background to English speaking countries, 1st edition, Macmillan Education. 170. Nguyen, V.Khoa (2010), A cross-cultural approach to personal naming: given names in the systems of Vietnamese and English, PhD thesis, University of Sussex. 171. Nicolaisen, W.F.H. (1991,1992), “Pictish place-names as Scottish surnames: origins, dissemination and current status”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 15, pp. 7-21. 172. Nyström, S. (2016), „Names and meaning‟, in Carole Hough, ed., The Oxford Handbook of Names and Naming. Oxford: Oxford University Press, pp.39–51. 173. Okasha, E. (2011), Women's names in Old English, Taylor & Francis Group. 174. O‟Barr, W. & Bowman, A. (1980), Women‟s language' or 'powerless language', Women and languages in Literature and Society, pp. 93-110, New York: Praeger. 175. Parkin, D. H. (2013), “Surname typology and the problem of inconsistent classification” , Names: A Journal of Onomastics, 61 (4). pp. 200-211. 176. Phillip, T. & Weller, S.T.D. (1964), Rituale Romanum (Roman Ritual), Chicago: The Bruce Publishing Company. 162 177. Pickering, D. (2004), Dictionary of First Names, 2nd edition, Penguin Books publishing. 178. Pulgram, E. (1954), Theory of names, London-New York. 179. Postles, D. (1996), “The distinction of Gender? Women‟s names in the thirteenth century”, Nomina: Journal of the Society for Name Studies in Britain and Ireland, Vol 19, pp.79-91. 180. Reaney, P.H. (1980), The origin of English Surnames, Routledge publicsher. 181. Reaney, P.H. & Wilson, R.M. (1991), A dictionary of English surnames, U.S.A.: Routledge. 182. Reaney, P.H. (2005). A Dictionary of English Surnames, Taylor & Francis. 183. Reitan, E.A.(2003), The Thatcher Revolution, Rowman & Littlefield. 184. Sjöblom, P. (2006), “A cognitive approach to the semantics of proper nouns”, Onoma, Vol 41, pp. 63–82. 185. Talbot, M. M. (1998), Language and Gender: an introduction, Cambridge: Polity. 186. Titford, J. (2002), Searching for Surnames, Countryside Books. 187. Thwaites, R. (2013), The making of selfhood: naming decisions on marriage, Families, Relationships and Societies, Volume 2, Number 3, Policy Press, pp. 425-439. 188. Van L.W. & Mark V. de V. (2016), „Names and grammar‟ in Carole Hough, ed., The Oxford Handbook of Names and Naming, Oxford University Press, pp.17–38. 189. Wardhaugh, R. (2010), An introduction to sociolinguistics (6th ed.), Oxford, UK: Wiley-Blackwell. 190. Weekley, E. (1939), Jack and Jill: a study in our Christian names, 1st edition, London: Muray. 191. Wilson, R. (2009), A name of one‟s own: Identity, Choice and Performance in Marital Relationship, PhD. Thesis, London school of Economics & Political Science. 192. Wilson, K.M.and Margolis, N. (eds.) (2004), Women in the Middle Ages: An Encyclopedia, Greenwood Press: Westport, USA, pp. 758-761. C. Tiếng Trung Quốc 163 193. 李葆嘉、唐志超(2001), 现代汉语规范词典, 吉林大学出版社. 194. 商务印书馆编辑部编 (2009),辞源, 商务印书馆. D. Tiếng Pháp 195. Haudricourt, André-Georges (1954), De L‟origine Des Tons En Vietnamien, Journal Asiatique 242, pp. 69–82. E. Tài liệu online 196. Nguyễn Văn Khang (2003), Thuật ngữ và tên riêng tiếng nước ngoài, 197. Mill, J.S., A System of Logic: Ratiocinative and Inductive, 3 rd , London: John W. Parker, West Strand, 198. Peter, M. (2011), Personal names and the development of English OED Online, names-and-the-development-of-english/ 199. Peter, M, 2011. Surnames as sources in the OED Online, sources-in-the-oed/ 200. Pitcher, B.J. & Mesoudi, A. & McElligott, A.G. (2013), Sex-Biased Sound Symbolism in English-Language First Names, 201. Sidhu, D.M. & Pexman, P.M. (2015), What‟s in a Name? Sound Symbolism and Gender in First Names, https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446333/ Địa chỉ các website 202. https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh 203. 204. 205. rometers/Eurobarometer_N41._PUBLIC_OPINION_IN_THE_EUROPEAN_ UNION_July_1994.pdf 206. 207. https://www.behindthename.com/info/names 164

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_chieu_ten_rieng_nu_gioi_nguoi_anh_va_nguoi_viet.pdf
Luận văn liên quan