Luận án Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.2.1. Môi trường quản trị rủi ro tín dụng nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel và thông lệ quốc tế. 2.3.2.2. Một số ngân hàng thương mại vẫn duy trì mô hình tổ chức quản trị phân tán, chưa tách bạch các chức năng dễ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quản trị rủi ro tín dụng 2.3.2.3. Việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở nhiều ngân hàng tăng quá mức cho phép. 2.3.2.4. Các ngân hàng chưa có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế 2.3.2.5. Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại ngân hàng chưa hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý rủi ro tín dụng

pdf219 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 2156 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Các ngân hàng nhóm 3 có mạng lưới hoạt động còn nhiều giới hạn, chủ yếu là phát triển ở các thành phố lớn. Về hoạt động quản trị rủi ro nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng, nhóm các ngân hàng này được đánh gia như sau : 2.2.3.1. Hoạch định Các ngân hàng TMCP nhóm 3 đã ban hành chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy trình giám sát rủi ro danh mục tín dụng, lập báo cáo quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro tín dụng. 2.2.3.2. Tổ chức thực hiện + Về bộ máy tổ chức: + Về quy trình thực hiện: 2.2.3.3. Giám sát + Nhận diện dấu hiệu rủi ro: + Về đánh giá xếp loại và đo lường rủi ro tín dụng: + Về kiểm soát rủi ro tín dụng: 2.2.3.4. Điều chỉnh sau giám sát Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tại các ngân hàng TMCP nhóm 3 dựa trên Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 được, và theo thông tư 12 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 , và thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 3 năm 2014, Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo bảng đánh giá về thực trạng nợ quá hạn như trên cho thấy, Tại VPBank thực hiện nghiêm túc việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu 2.2.4. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Từ các phương thức tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nêu trên cho thấy: Thứ nhất, đây là hệ thống các mô hình quản trị bao gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phản ánh một cách hệ thống các vấn đề về cơ chế cho vay, chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong một quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng; các công cụ đo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro tín dụng ngay từ khi có dấu hiệu phát sinh và các phương án, biện pháp chủ động phòng ngừa, đối phó khi có rủi ro xảy ra nhằm hạn chế mức độ tổn thất thấp nhất. Thứ hai, các NHTM tổ chức phương thức quản trị rủi ro tín dụng theo hai mô hình phổ biến, đó là mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. Các NHTM nhà nước gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank thường áp dụng mô hình quản trị phân tán, theo đó các chi nhánh được phép xây dựng cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro theo mô hình của hội sở chính. Hội sở chính thực hiện chức năng xây dựng cơ chế, chính sách và giám sát từ xa. Các NHTM cổ phần tổ chức phương thức quản trị rủi ro tín dụng theo mô hình tập trung, theo đó hội sở chính vừa xây dựng cơ chế, chính sách vừa trực tiếp giám sát, quản trị các rủi ro tín dụng và các rủi ro khác liên quan. Trong quá trình vận hành, mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung và mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán có các điểm mạnh và điểm yếu như đánh giá sau đây 13 Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động kinh doanh và thẩm định cho vay. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. ­ Điểm mạnh: + Quản lý rủi ro một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài. + Thiết lập và duy trì môi trường quản lý rủi ro đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro. + Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống. + Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn. ­ Điểm yếu: + Việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. + Đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn. ­ Cơ hội: + Xây dựng được các chuẩn mực quản trị rủi ro ngày càng gần với thông lệ quốc tế + Dễ dàng trong việc thực thi kiểm tra giám sát nhất là khâu giám sát chéo giữa các bộ phận khác nhau trong cùng một hệ thống ­ Thách thức + Chi phí xây dụng, vận hành cao + Dễ dẫn đến những phiền hà cho khách hàng trong quá trình giao dịch vì khách hàng phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều cán bộ ở các khâu khác nhau cùng tiếp xúc khách hàng Mô hình quản lý rủi ro tín dụng phân tán Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng quản lý rủi ro tín dụng, hoạt động kinh doanh và thẩm định cho vay. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng gồm phát triển khách hàng, thẩm định cho vay, quản trị các 14 thay đổi có rủi ro liên quan đến khách hàng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay. ­ Điểm mạnh: + Cán bộ tín dụng có nhiều thông tin liên quan đến khách hàng + Cơ cấu tổ chức đơn giản, chi phí xây dựng, vận hành thấp + Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ. ­ Điểm yếu: + Nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu. + Việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. + Dễ phát sinh các yếu tố rủi ro chủ quan xuất phát từ cán bộ cho vay ­ Cơ hội: Đáp ứng nhanh các yêu cầu của khách hàng trong quá trình cấp tín dụng ­ Thách thức + Khó khăn trong quá trình kiểm tra giám sát chéo các thông tin của khách hàng và các thông tin nội bộ + Khách hàng và cán bộ tín dụng dễ thông đồng nhằm cung cấp sai thông tin khi xét cấp tín dụng Thứ ba, xuất phát từ các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người và những đòi hỏi thực tiễn của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời để các NHTM ngày càng hoàn thiện qui trình nội bộ để tiến đến áp dụng các thông lệ quốc tế đặc biệt là các chuẩn mực theo nội dung Basel thì các NHTM nên áp dụng mô hình quản trị tập trung. Theo đó, tại Hội sở chính cần xây dựng tách bạch giữa chức năng, thẩm quyền của khâu ra quyết định cấp tín dụng với chức năng khâu quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận kinh doanh, thẩm định, phê duyệt tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động. Tại chi nhánh: Tiến hành tách các bộ phận kinh doanh, bán hàng, tiếp xúc khách hàng, tiếp thị, với chức năng phân tích tín dụng (phân tích, thẩm định, dự báo, đánh giá khách hàng) và chức năng tác nghiệp sau khi cấp tín dụng như xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi,v.v., với mô hình này, bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, phát triển và chăm sóc khách hàng. Bộ phận này sẽ tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng. Bộ 15 phận phân tích tín dụng, kiểm tra và thu thập các thông tin liên quan đến khách hàng vay. Trên cơ sở thông tin đó, bộ phận phân tích tín dụng thực hiện phân tích, đánh giá toàn bộ các nội dung từ các nội dung về pháp lý khách hàng, tình hình tài chính, phương án, dự án vay vốn đến các nội dung về đảm bảo tiền vay. Bộ phận phân tích tín dụng là người trực tiếp trình cấp phê duyệt tín dụng để ra quyết định cấp hoặc không cấp tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sau đó sẽ được chuyển cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin đồng thời được chuyển cho bộ phận liên quan để thực hiện các khâu tiếp theo trong quy trình cấp tín dụng. Thứ tư, các NHTM Việt Nam tổ chức áp dụng các phương thức, mô hình quản trị rủi ro tín dụng khác nhau nhưng xét về phương diện tác nghiệp thì quy trình được xây dựng đầy đủ các công cụ quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động trước và sau khi cho vay như: + Quy trình tín dụng + Quy định về xây dựng bộ máy và phân quyền phê duyệt tín dụng + Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ + Quy chế đảm bảo tiền vay + Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng + Công tác quản lý và xử lý có vấn đề 2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Từ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại tiêu biểu đã được mô tả trong mục 2.2, tác giả sẽ đánh giá khái quát những kết quả đạt được, những mặt hạn chế, đồng thời đi sâu vào phân tích các nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đọan 2009 – 2013. 2.3.1 Những kết quả đạt được trong quản trị rủi ro tín dụng Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại đã đạt được một số kết quả sau đây: 2.3.1.1. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng chiến lược, chính sách định hướng cho công tác quản lý rủi ro tín dụng thống nhất trong từng hệ thống ngân hàng. 2.3.1.2. Mô hình tổ chức theo hướng tập trung cho quản trị rủi ro bước đầu đã được hình thành tại một số ngân hàng thương mại. 16 2.3.1.3. Hầu hết các ngân hàng đã xây dựng được quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, tạo điều kiện để kiểm soát rủi ro tín dụng ngay từ khi mới xuất hiện. 2.3.1.4. Một số ngân hàng đã xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đo lường rủi ro giao dịch tín dụng. 2.3.2 Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 2.3.2.1. Môi trường quản trị rủi ro tín dụng nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban Basel và thông lệ quốc tế. 2.3.2.2. Một số ngân hàng thương mại vẫn duy trì mô hình tổ chức quản trị phân tán, chưa tách bạch các chức năng dễ dẫn đến xung đột quyền lợi trong quản trị rủi ro tín dụng 2.3.2.3. Việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở nhiều ngân hàng tăng quá mức cho phép. 2.3.2.4. Các ngân hàng chưa có một hệ thống đo lường rủi ro tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế 2.3.2.5. Hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ tại ngân hàng chưa hỗ trợ hiệu quả cho công tác quản lý rủi ro tín dụng 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại. 2.3.3.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan + Thứ nhất, do một số nhà quản trị ngân hàng cấp cao nhận thức chưa đầy đủ, chạy theo lợi ích trước mắt làm ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản trị rủi ro + Thứ hai, do năng lực quản trị của ngân hàng thương mại còn yếu kém cộng thêm áp lực cạnh tranh để phát triển thị phần tín dụng dẫn đến nguy cơ giảm nhẹ các chuẩn mực theo yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng + Thứ ba, do trình độ của cán bộ tín dụng hạn chế không đáp ứng được yêu cầu + Thứ tư, do yếu tố đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng 2.3.3.2. Nhóm nguyên nhân khách quan + Thứ nhất, do ảnh hưởng từ môi trường kinh tế suy thoái, bất ổn. + Thứ hai, xuất phát từ cơ chế chính sách pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng chưa theo kịp được xu hướng quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế 17 + Thứ ba, kinh nghiệm của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế + Thứ tư, vai trò hỗ trợ của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng (CIC) đối với các ngân hàng chưa thực sự hiệu quả + Thứ năm, do môi trường pháp lý và sự yếu kém của cơ quan pháp luật địa phương ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác xử lý nợ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Thông qua phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại tiêu biểu, chương 2 đã giải quyết được những vấn đề sau đây: Thứ nhất: Mô tả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng tiêu biểu căn cứ vào các nội dung cơ bản bao gồm hoạch định, tổ chức, giám sát và điều chỉnh hình thành nên khung quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại. Thứ hai: Từ thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng, luận án đã khái quát kết quả trên 4 mặt và chỉ ra 5 hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Đó là các hạn chế: môi trường quản trị chưa thích hợp, mô hình tổ chức phân tán, quy trình tín dụng thực hiện nhiều sai sót, phương pháp đo lường rủi ro chưa chú trọng đến rủi ro danh mục và hệ thống kiểm soát kiểm toán nội bộ chưa hỗ trợ hiệu quả cho quản lý rủi ro tín dụng. Thứ ba: Từ những hạn chế đã rủt ra, luận án tập trung phân tích 5 nguyên nhân khách quan bao gồm: môi trường kinh tế bất ổn, cơ chế chính sách quy định pháp luật chưa theo kịp xu hướng hiện đại, sự hỗ trợ yếu kém từ phía cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật tại địa phương và trung tâm CIC. Bốn nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nhận thức, năng lực quản trị, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng. Như vậy, với các nội dung đã giải quyết được, chương 2 của luận án đã hình thành cơ sở thực tiễn cho các giải pháp và kiến nghị đề xuất trong chương 3 18 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Định hướng phát triển thị trường tài chính ngân hàng và hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam vững chắc để hội nhập quốc tế Trải qua hơn 25 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và toàn cầu hóa. Hệ thống ngân hàng ổn định, vững mạnh và an toàn, có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Từ nay đến 2020, khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Đồng thời, các tổ chức tín dụng, nhất là các NHTM trong nước, có những đổi mới mạnh mẽ về mô hình tổ chức, mở rộng các hoạt động xuyên quốc gia và nếu đủ mạnh có thể từng bước thành lập một số tập đoàn tài chính, đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, năng lực tài chính, xây dựng những điều kiện tín dụng mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn, phát triển tín dụng vi mô, các phương thức ngân hàng mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn và những những dịch vụ tài chính của nền kinh tế. Điều này vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính vừa điều chỉnh được cấu trúc của thị trường tài chính. 19 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới Định hướng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại trong thời gian tới: ­ Chiến lược phát triển tín dụng phải được xây dựng và thực hiện một cách bền vững, có hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản trị rủi ro, phải có những biện pháp kiên quyết và hữu hiệu nhằm cải thiện chất lượng tín dụng tại các ngân hàng thương mại nhằm tránh các đổ vỡ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. ­ Tiếp tục chú trọng nâng cao chất lượng quản trị rủi ro và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống. Đẩy mạnh việc thể chế hoá, quy trình hoá các nghiệp vụ và các mặt công tác của ngân hàng, tiến đến áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng, cụ thể là các nội dung theo hiệp ước Basel ­ Kiểm soát dưới nợ xấu ở mức dưới 3% 3.1.3. Định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Trong 25 năm qua, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát. Để tiếp tục hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống NHTM trước những thời cơ và thách thức trong thời gian tới, định hướng quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam cần tập trung vào các nội dung: Thứ nhất, Thay đổi nhận thức của các cấp quản trị trong ngân hàng, xem đây là nhân tố đầu tiên quyết định để xây dựng và hoàn thiện môi trường quản trị rủi ro tín dụng hiện tại ở Việt Nam theo xu hướng hiện đại, phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Thứ hai, Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngân hàng thương mại theo hướng tập trung cho quản trị rủi ro, yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới là phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo xu hướng quản trị ngân hàng hiện đại, dựa trên tinh thần của Ủy ban Basel. Thứ ba, Hoàn thiện các nội dung của khung quản trị rủi ro tín dụng, nhằm đảm bảo thực hiện thống nhất và đầy đủ quy trình quản trị nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Thứ tư, Hoàn thiện hệ thống kiểm toán nội bộ nhằm làm tốt vai trò của tuyến phòng thủ thứ ba trong quản trị rủi ro tín dụng. 20 Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo cho đội ngũ nhân sự cho lĩnh vực tài chính ngân hàng, mà đặc biệt là đội ngũ trực tiếp tham gia vào quá trình vận hành và quản trị rủi ro 3.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Để cho các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại được triển khai một cách đồng bộ và hiệu quả, xuất phát từ định hướng phát triển hoạt động tín dụng, định hướng hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng như đã nêu trên đây, kết hợp với thực trạng quản trị rủi ro tín dụng hiện tại của các ngân hàng Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo các nhóm sau đây 3.2.1. Nhóm giải pháp có tính chiến lược 3.2.1.1. Thay đổi nhận thức về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng Xét về tổng thể, hệ thống NHTM Việt Nam nhìn chung đã chú trọng công tác quản trị rủi ro nói chung và đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng nói riêng một cách nghiêm túc trong quá trình kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, về phương pháp đo lường rủi ro tín dụng, cách thức thực hiện quản trị rủi ro tín dụng giữa các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều điểm khác nhau. Nguyên nhân về sự khác biệt này một phần là do yếu tố khách quan về qui mô kinh doanh của từng ngân hàng nhưng phần khác cũng phụ thuộc vào nhận thức về chiến lược xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của từng NHTM. Vì vậy, để trong tương lai gần nhất các NHTM Việt Nam có chung một quan điểm về xây dựng hệ thống quản trị rủi ro thì các NHTM cần thay đổi nhận thức và thực hiện cấp bách các biện pháp sau: ­ Song song với những giải pháp nhằm giải quyết các khoản nợ xấu từ hoạt động cho vay trong quá khứ, các NHTM Việt Nam nên nhanh chóng chuẩn bị các giải pháp có tính chiến lược bằng cách xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến, nhằm phòng ngừa rủi ro trong tương lai, thay vì phải giải quyết “sự đã rồi” như thời gian vừa qua. ­ Nhanh chóng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế: Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế luôn đòi hỏi các NHTM phải đáp ứng các yêu cầu về quản trị 21 nói chung và quản trị rủi ro tín dụng (bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục) nói riêng theo chuẩn mực quốc tế nhằm mở ra các cơ hội để ngành ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực quốc tế về quản trị trong kinh doanh ngân hàng. Thực tế hiện nay đã cho thấy, hiệp ước Basel là một thước đo chung để quản trị rủi ro mà các NHTM Việt Nam cần nghiêm túc nhận thức, xây dựng và thực hiện. Một ngân hàng tuân thủ hiệp ước Basel đồng nghĩa với việc có một hệ thống quản trị rủi ro tiên tiến, hiện đại, đảm bảo thực hiện chuẩn mực tối thiểu để đánh giá rủi ro ngân hàng phải đối mặt, đảm bảo đủ vốn, tăng hiệu quả hoạt động nói chung cho từng NHTM và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. ­ Quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng vẫn là một chức năng rất cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng chịu tác động lẫn nhau một cách mạnh mẽ, cùng với kinh tế vĩ mô trong nước luôn biến động, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước chưa được cải thiện thì các ngân hàng cần xây dựng “khẩu vị” rủi ro, khả năng chịu đựng và các giới hạn rủi ro, cũng như làm thế nào để nâng cao quy trình, kiểm soát và quản lý các nguồn lực ­ Giải quyết các vấn đề rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng không chỉ đơn giản dừng lại ở tư duy là hạn chế tổn thất và giảm thiểu chi phí thực hiện kinh doanh mà phải nhằm mục đích chủ động cảnh báo rủi ro và hiểu rõ hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống NHTM Việt Nam vững mạnh và hội nhập quốc tế một cách thông suốt. ­ Về phía quản lý của Ngân hàng nhà nước cần phải xem các nội dung của hiệp ước Basel là công cụ chỉ dẫn, phương pháp tính toán, dữ liệu, dựa trên các đặc thù về con người, “khẩu vị” rủi ro của NHTM Việt Nam và danh mục tài sản mà các NHTM đang nắm giữ để đưa ra các quy định, hướng dẫn từng bước triển khai các nội dung hiệp ước Basel cho các ngân hàng thương mại. Đồng thời cần có lộ trình thời gian phù hợp nhằm phê chuẩn cho các ngân hàng thương mại Việt nam áp dụng và tuân thủ các nội dung theo hiệp ước Basel 2 và tiến đến là Basel 3 nhanh chóng khả thi và an toàn 3.2.1.2. Hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng Các NHTM cần xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tốt dựa trên chiến lược quản trị rủi ro thích hợp với môi trường kinh doanh, hệ thống quản trị rủi ro vừa cho phép chấp nhận mức độ rủi ro nói chung và đặc biệt là mức độ chấp nhận về rủi ro tín dụng vừa 22 tạo thuận lợi trong kinh doanh phải được xây dựng dựa trên những đánh giá tổng thể về tình hình kinh doanh của NHTM, môi trường kinh tế vĩ mô, những kỳ vọng về phát triển trong tương lai của NHTM vừa đảm bảo trên cả hai phương diện là đo lường rủi ro giao dịch tín dụng và rủi ro danh mục tín dụng. Việc hoàn thiện khung quản trị rủi ro tín dụng sẽ giúp cho NHTM xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đúng hướng và phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó việc xây dựng khung quản trị rủi ro tín dụng cần đảm bảo các yếu tố như sơ đồ dưới đây: - Khung quản trị rủi ro - Cơ sở hạ tầng thực hiện công việc quản trị rủi ro - Các bước tiến hành công việc quản trị rủi ro Sơ đồ 3.1 : Các nhân tố về Khung quản trị rủi ro 23 3.2.1.3. Hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng ­ Chính sách tín dụng ­ Chính sách giới hạn tín dụng ­ Chính sách dự phòng rủi ro tín dụng 3.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng 3.2.2.1. Lựa chọn mô hình quản trị rủi ro an toàn, khoa học, dễ vận hành, dễ kiểm tra Khung QTRR Cơ sở hạ tầng Các bước quản lý rủi ro Nguồn: theo nội dung Basel 2  Chính sách QTRR  Nhân sự thực hiện  công nghệ  qui trình áp dụng  phương pháp kiểm soát và báo cáo  Chiến lược QTRR  Triết lý QTRR  Nhận thức và văn hoá QTRR  Mức độ chấp nhận rủi ro  Cơ cấu tổ chức hoạt động QTRR  Nhận diện rủi ro  Đánh giá rủi ro  Quản lý rủi ro  Giám sát và phòng ngừa rủi ro 24 Ngân hàng thương mại nên xây dựng và vận hành mô hình quản lý rủi ro trong hoạt động nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng theo ba tuyến phòng vệ và đảm bảo luôn có sự kiểm tra, giám sát chéo lẫn nhau 3.2.2.2. Hoàn thiện các bước trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng Thứ nhất, nhận dạng rủi ro: Là một bước đầu tiên để có một chu trình quản trị rủi ro tín dụng. Nhận dạng rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo, tìm ra nguyên nhân rủi ro và dự đoán tổn thất tiềm năng. Thứ hai, đánh giá rủi ro: Tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, từ đó phân loại nợ và trích lập dự phòng. Thứ ba, phân tích rủi ro: Lượng hoá mức độ rủi ro mà ngân hàng đang phải đối mặt, tính toán để dự báo mức độ thiệt hại nếu rủi ro xảy ra nhằm xây dựng chính sách tín dụng phù hợp cho từng trường hợp khách hàng vay vốn giúp cho lãnh đạo ngân hàng điều hành chỉ đạo nhanh chóng, chính xác, phù hợp với các mục tiêu tăng trưởng tín dụng Thứ tư, giám sát và xử lý rủi ro: Việc giám sát phải đảm bảo trong trường hợp phát sinh rủi ro từ hoạt động cấp tín dụng thì việc xử lý rủi ro phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp nhanh chóng, phù hợp dựa trên phương châm cân bằng lợi ích giữa khách hàng và ngân hàng cấp, đồng thời đảm bảo ngân hàng phải giảm thiểu tổn thất ở mức thấp nhất dựa trên năng lực, khả năng trả nợ của khách hàng 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng Để công tác thẩm định và phân tích tín dụng tại NHTM vừa đảm bảo về chất lượng vừa đáp ứng yêu cầu về thời gian, cần tập trung chú trọng thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, thu thập và xử lý thông tin khách hàng đảm bảo tính đầy đủ và xác thực của thông tin. Thứ hai, phân tích và thẩm định khách hàng trên toàn bộ các nội dung cần thiết, kết hợp giữa phân tích định tính và phân tích định lượng trong quá trình thẩm định. Cụ thể, cán bộ tín dụng cần tiến hành thẩm định khách hàng trên các nội dung cơ bản sau: 25 Đối với Khách hàng cá nhân: Việc đánh giá phân tích dựa vào các thông tin chủ yếu năng lực pháp lý, phân tích cần có thông tin và hồ sơ xác minh rõ ràng liên quan đến các tài sản tích lũy; nguồn thu nhập thường xuyên (nguồn thu từ lương; hoạt động cho thuê nhà hoặc hoạt động kinh doanh của Khách hàng); nắm rõ tình hình quan hệ tín dụng tại các TCTD; cá nhân bên ngoài (nếu có); uy tín vay mượn để từ đó xác định khả năng cân đối nguồn trả nợ cho khoản vay; thiết kế phương án cho vay hợp lý. Đối với Khách hàng Doanh nghiệp: Khi thẩm định cần lưu ý một số nội dung chính: ­ Thẩm định năng lực pháp lý ­ Thẩm định về năng lực điều hành của ban lãnh đạo và mô hình tổ chức của khách hàng vay vốn ­ Thẩm định năng lực tài chính ­ Thẩm định về tình hình hoạt động kinh doanh và thị trường đầu vào, thị trường đầu ra của khách hàng vay vốn ­ Thẩm định về phương án/dự án vay vốn ­ Thẩm định tài sản đảm Thứ ba, thu thập và xử lý thông tin khách hàng đảm báo tính đầy đủ và xác thực của thông tin. 3.2.2.4. Hoàn thiện các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng 3.2.2.5. Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát và quản lý khoản vay Một là, NHTM cần ban hành kịp thời các văn bản, quy trình, quy định hướng dẫn công tác kiểm soát và quản lý khoản vay. Hai là, đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát công tác kiểm soát sau tại các chi nhánh của Bộ phận Rà soát chất lượng tín dụng – Hội sở Ba là, nâng cao vai trò của Kiểm sóat nội bộ trong việc kiểm tra giám sát tính tuân thủ Bốn là, các đơn vị trên tòan hệ thống cần ý thức được vai trò của công tác kiểm soát sau; thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm soát khoản vay từ khâu giải ngân cho đến khi thu hồi nợ. Năm là, linh hoạt trong việc kết hợp các hình thức kiểm soát và quản lý khoản vay. 26 3.2.2.6 Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác phản ánh đúng tình trạng nợ của mỗi ngân hàng thương mại 3.2.3. Nhóm giải pháp phân tán rủi ro tín dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế tổn thất tín dụng Trong quản trị rủi ro ngân hàng thương mại nói chung, quản trị rủi ro tín dụng nói riêng việc phân tán rủi ro là một yêu cầu cần thiết và phải được thực hiện một cách khoa học dựa trên các nguyên tắc sau: ­ Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng và danh mục khách hàng ­ Cho vay đồng tài trợ ­ Bảo hiểm tín dụng ­ Hình thành thị trường mua bán nợ 3.2.4 Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị ngân hàng thương mại ­ Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng ­ Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng ­ Xây dựng mô hình định lượng rủi ro danh mục tín dụng ­ Xây dựng lộ trình áp dụng các chuẩn mực Basel trong thời gian ngắn nhất 3.2.5. Nhóm giải pháp ứng dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng Phái sinh rủi ro tín dụng là một hình thái chuyển giao rủi ro tín dụng bậc cao nhằm giúp các NHTM có một công cụ để chuyển giao, mua bán, gia công, chế biến rủi ro tín dụng mà không cần phải chuyển giao các danh mục tín dụng của mình. Trong thời gian tới, cần chú trọng tới việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thống nhất về nghiệp vụ tài chính phái sinh và phái sinh tín dụng cho các NHTM. 3.2.6. Nhóm giải pháp hỗ trợ khác 3.2.6.1 Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp Con người, vốn, công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của ngân hàng. Vì vậy NHTM cần phải chú trọng những vấn đề sau: ­ Về năng lực công tác ­ Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm 27 ­ Cần quan tâm nhiều hơn đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác 3.2.6.2 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại Công nghệ thông tin được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng làm tăng tính hiệu quả của toàn hệ thống, giúp lưu trữ thông tin đầy đủ và chính xác, tiết kiệm thời gian,... góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. 3.2.6.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin Thông tin có một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Mức độ làm chủ được thông tin sẽ quyết định sự thành công. Với vai trò quan trọng của hệ thống thông tin như vậy, đòi hỏi NHTM cần phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thông tin theo hướng oàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng 3.2.6.4 Có kế hoạch tăng vốn điều lệ hợp lý, kịp thời Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, các ngân hàng thương mại nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực tài chính nên các NHTM Việt Nam cần phải tiếp tục tăng vốn điều lệ để đáp ứng các yêu cầu: ­ Nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM theo lộ trình hội nhập quốc tế. ­ Sức ép của hội nhập ­ Sức ép từ sự phát triển của chính các NHTM 3.2.6.5 Thực hiện chính sách sáp nhập, hợp nhất các TCTD để nâng cao năng lực tài chính ­ Sáp nhập, hợp nhất các TCTD yếu kém vào các TCTD lớn, có tình hình tài chính lành mạnh ­ Hợp nhất các TCTD có quy mô nhỏ, tình hình tài chính tốt thành TCTD có quy mô lớn 3.3. CÁC KIẾN NGHỊ TẠO HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước ­ Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và ổn định chính sách tiền tệ 28 ­ Tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hoạt động của Ngân hàng ­ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng về hệ thống thông tin kinh tế ­ Thiết lập và phát triển thị trường mua bán nợ xấu ­ Giảm bớt các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề khởi kiện 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tài chính tiền tệ đối với nền kinh tế và là Ngân hàng của các NHTM, NHNN có vị trí quan trọng trong việc đề ra định hướng chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược huy động vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước nói riêng. Do đó, để tạo hỗ trợ Ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế RRTD hiệu quả, NHNN cần: ­ Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành ­ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát ­ Ban hành một bộ chỉ tiêu định tính và định lượng để hướng dẫn các NHTM xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro tín dụng ­ Đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung liên quan đến thanh tra, giám sát, xử lý nợ xấu và mua bán nợ ­ Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Tóm lại, trong chương 3, luận án đã đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất trong việc quản trị rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa tốt nhất các rủi ro tín dụng và hạn chế đến mức tối hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Đồng thời, kiến nghị với Nhà nước và NHNN Việt Nam về cách thức quản lý, điều hành và tạo lập một môi trường pháp lý, kinh doanh an toàn, hiệu quả đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro tín dụng cho các NHTM. Ngoài ra, luận án đã đề xuất nhiều nhóm giải pháp đồng bộ góp phần hoàn thiện các giải pháp cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó luận án cũng kiến nghị đối với chính phủ, đối với Ngân hàng Nhà nước các giải pháp hỗ trợ, chính sách nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam. 29 KẾT LUẬN Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhưng rủi ro từ hoạt động tín dụng cũng không nhỏ. Lợi nhuận và rủi ro là hai hiện tượng luôn đi song hành với nhau, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao đó là một nguyên tắc luôn luôn đúng với mọi hoạt động của chủ thể kinh doanh trong đó có ngân hàng. Với phương châm, hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận nhất, nhưng nó cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro mà không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng, vì vậy ngân hàng chỉ có thể áp dụng các biện pháp để phòng ngừa tốt nhất hoặc chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nhằm giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra đó chính là nhiệm vụ của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Với bề dày gần 25 năm hội nhập và phát triển trong thời kỳ đổi mới, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước tiến khá ổn định và đã khẳng định được vai trò của mình trong việc thúc đẩy nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Tỷ lệ nợ xấu trong những năm gần đây có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng và có dấu hiệu mất kiểm soát khiến cho nhiều ngân hàng đứng trước rủi ro và nguy cơ mất vốn cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn môi trường hoạt động ngân hàng trong những năm gần đây, nội dung nghiên cứu trong luận án này tập trung cho việc tìm hiệu thực trạng hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, đồng thời nghiên cứu các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng thương mại. Từ những nội dung nghiên cứu trên, luận án đã thực hiện được những kết quả cùng với những nội dung đóng góp mới cơ bản sau đây: Hệ thống hóa và làm rõ các nội dụng liên quan đến cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Phân tích và đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. 30 Đánh giá về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó đề cập chi tiết về mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại chín ngân hàng thương mại lớn và có bề dày về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam Đánh giá SWOT đối với hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chín ngân hàng thương mại lớn và có bề dày về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Việt Nam. Nội dung nghiên cứu của luận án cũng đề cập một số điểm mới về quản điểm quản trị rủi ro tín dụng dưới gốc độ tăng trưởng bền vững trong điều kiện hội nhập và tái cơ cấu các tổ chức tín dụng một cách mạnh mẽ và toàn diện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, những nội dung đề cập trong luận án đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như công tác quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM Việt Nam, chỉ ra những mặt hạn chế cần khắc phục. Từ đó tác giả đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan ban ngành; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an toàn trong hoạt động tín dụng. Mặc dù, bản thân rất cố gắng hoàn thiện nội dung luận án này một cách đầy đủ và ý nghĩa nhất, tuy nhiên khó tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp, xây dựng của quí Thầy cô, anh chị, người đọc quan tâm. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------------------- THÔNG TIN TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ  Tên luận án: Giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam  Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng  Mã số: 62.34.02.01  Nghiên cứu sinh: Dương Ngọc Hào  Người hướng dẫn khoa học: NGƯT, PGS., TS. Lý Hoàng Ánh Nội dung nghiên cứu của luận án này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn như sau:  Ý nghĩa khoa học: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại không chỉ là điều kiện để ngân hàng thương mại hoạt động ổn định và phát triển bền vững, mà còn được xem là chính sách quản trị để vừa phát triển kinh doanh ngân hàng vừa ngăn ngừa những rủi ro có thể gây thiệt hại cho ngân hàng và tác động xấu đến nền kinh tế. Với mục tiêu tiếp tục đóng góp những nội dung liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án này hệ thống hóa lý luận về quản trị rủi ro tín dụng nhằm tổng hợp, làm sáng tỏ khoa học về quản trị rủi ro tín dụng và đưa ra các giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.  Ý nghĩa thực tiễn: Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiện nay, hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ truyền thống, nền tảng và là hoạt động kinh doanh quan trọng nhất, mang lại tỷ trọng lợi nhuận lớn cho ngân hàng. ii Tuy nhiên, hoạt động tín dụng được đánh giá là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hậu quả của rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể tác động rất nặng nề đến các hoạt động kinh doanh khác và có thể làm tổn hại đến uy tín và vị thế của ngân hàng thương mại. Thực tiễn hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy công tác quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng mặc dù đã được các ngân hàng thương mại quan tâm, tuy nhiên về công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn chưa được xác định, đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chính xác, chặt chẽ và theo thông lệ quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là cần phải nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ tiềm ẩn gây nên rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng. Đồng thời, việc xây dựng một hệ thống các biện pháp về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng có vai trò sống còn đối với hoạt động của ngân hàng thương mại  Đóng góp mới của Luận án: Thứ nhất, luận án này làm rõ những cơ sở lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó: Luận án cho thấy công tác quản trị rủi ro tín dụng phải được bắt đầu từ khâu thẩm định khách hàng cho đến khi kết thúc việc thu hồi nợ của khách hàng vay. Luận án đã khẳng định tính cấp thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đó là "các khoản nợ tại các NHTM Việt Nam tất yếu và nhanh chóng phải được đo lường, phân loại, lượng hóa các rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong quản trị ngân hàng" Thứ hai, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, luận án phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. iii Thứ ba, luận án đề xuất cần khẩn trương và thận trọng trong chiến lược hợp nhất, sáp nhập các TCTD để nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước Thứ tư, bằng phương pháp mô tả, diễn giải, phân tích, tổng hợp, qui nạp để thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá tình hình quản trị rủi ro tín dụng của 36 ngân hàng thương mại dựa trên việc chia thành ba nhóm, trong năm năm liên tục với cách tiếp cận toàn bộ các nội dung quản trị rủi ro tín dung đã tạo nên bức tranh khá toàn diện về quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ năm, nội dung nghiên cứu đã khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian 2009 đến 2013, dựa trên cơ sở chia theo ba nhóm ngân hàng thương mại, trong đó hai nhóm đầu với có số lượng ngân hàng là 18 trên 36 ngân hàng chiếm thị phần tín dụng hơn 80% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ những nghiên cứu này cho thấy sự chuyển biến tích cực của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Thứ sáu, Qua các nội dung phân tích đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 đến 2013, đặc biệt là từ các năm sau 2011 với những biến động của nền kinh tế Việt Nam và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra khả năng phát triển và tính hiệu quả của chính sách vĩ mô trong điều hành nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính - ngân hàng nói riêng. Thứ bảy, Từ thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng, luận án đã khái quát kết quả trên 4 mặt và chỉ ra 5 hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Đó là các hạn chế: môi trường quản trị chưa thích hợp, mô hình tổ chức phân tán, quy trình tín dụng thực hiện nhiều sai sót, phương pháp đo lường rủi ro chưa chú trọng đến rủi ro danh mục và hệ thống kiểm soát kiểm toán nội bộ chưa hỗ trợ hiệu quả cho quản lý rủi ro tín dụng. Thứ tám, Luận án đã phân tích, luận giải các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó luận án đã kiến nghị sáu nhóm giải pháp đối với hệ thống iv ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng, bao gồm: nhóm giải pháp mang tính chiến lược, nhóm giải pháp về kỷ thuật, nhóm giải pháp về phân tán rủi ro, nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, nhóm giải pháp ứng dụng các công cụ phái sinh, nhóm giải pháp hỗ trợ chung. TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 6 năm 2015 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SINH NGƯT. PGS., TS. LÝ HOÀNG ÁNH DƯƠNG NGỌC HÀO 1 MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING STATE BANK OF VIETNAM BANKING UNIVERSITY HO CHI MINH CITY -------------------- SUMMARY OF INFORMATION ABOUT NEW CONCLUSIONS OF DOCTOR OF ECONOMICS’ DISSERTATION  Name of dissertation: Basic solution for perfecting credit risk management at Vietnam commercial banks.  Speciality: Finance – Bank  Code: 62.34.02.01  Research student: Duong Ngoc Hao  Scientific instructor: Meritorious Teacher, Associate Professor, Dr. Ly Hoang Anh The research content of this dissertation has important meaning of both argument and reality as follow:  Scientific meaning: The activity of credit risk management of commercial banks is not only the condition for the commercial banks to run business stably and to develop substainably but also considered as policy of management for development of banking business and prevent risks which can cause damages to the bank and have bad effect on the economy. With the ojectives of continuing to contribute the contents relating to credit risk management in the period of restructuring system of Vietnam commercial banks, this dissertation systematizes the arguments of credit risk management in order to synthesize, to clarify the science of credit risk management and to give basic solutions for perfecting the credit risk management at Vietnam commercial banks. 2  Meaning in reality: In all business activities of the banks today, credit activity is the basic traditional work and also the most important business activity, which bring large profit ratio to the banks. However, credit activity is appriciated being a complicated activity and having latent risks. The consequences of risks of credit activities can have heavy impact on other business activities and can damage the charisma and position of commercial banks. Realistic credit activities of the system of Vietnam commercial banks in recent time have shown that the credit risk management is not specified, measured, evaluted and controlled accurately, strictly with interantional rules although risk management in general and credit risk management in particular are cared. Therefore, the urgent requirement is posed for the necessity of improving work of credit risk management so as to minimize latent risks which can cause risks for credit-granting activities. Besides, building a system of measures on risk management in general and credit risk management in particular has a vital role for the activities of commercial banks.  New contribution of the dissertation: Fristly, this dissertation clarify the rationale of credit, credit risk, credit risk management of Vietnam commercial banks, from which: The dissertation has shown that work of credit risk manangement must start from the process of customer appraisal until the end of recovery of debts from borrowers. The dissertation has confirmed the urgency in the work of credit risk management, which is "the debts at Vietnam commercial banks and quickly to be measured, classified, quantified the risks with international rules to satisfy the needs of international integration in banking management" Secondly, on the basis of assessing the situation of credit activities of commercial banking system in Vietnam, the dissertation analyzes the strengths, weaknesses, opportunities and challenges in work of credit risk management, finding out the causes and then recommendating for feasible and effective solutions 3 to complete the activities of credit risk management of Vietnam commercial banks in the coming time. Thirdly, the dissertation proposes that it is necessary to be urgent and careful in strategies of consolidation or merger of credit organizations to improve financial capability, managing capability in the trend of international economic integration of the country. Fourthly, by the method of describing, interpreting, analysing, synthesizing, inducting to conduct the research, evaluating the situation of credit risk management of 36 commercial banks based on the division of three groups , in five consecutive years the whole approach of the contents of credit risk management has created a comprehensive picture of credit risk management of Vietnam commercial banks. Fifthly, the research content has surveyed, analysed and evaluated the activities of credit risk management from 2009 to 2013, based on the division of three group of commercial banks, and the first two groups owned 18 out of 36 banks with the credit market share over 80% of total loans of commercial banks in Vietnam. These studies showed a positive change of activities of credit risk management at Vietnam commercial banks. Sixthly, through the content that was analysed and evaluated of the activities of credit risk management at Vietnam commercial banks in the period 2009 to 2013, especially from the years after 2011 with the volatility of Vietnam's economy and management of monetary policy of State Bank of Vietnam have shown the ability to develop and the effectiveness of macroeconomic policies in operating the economy in general and the system of finance-banking in particular. Seventhly, from the status of activities of credit risk management of the banks, the dissertation has outlined the results based on 4 sides and has indicated 5 restrictive sides in credit risk management at Vietnam commercial banks. Those restrictive sides are: environment of managing is not suitable, dispersed organizational models, credit process make many mistakes, risk measurement 4 methods have not focused on portfolio risk and internal auditting and contronlling system has not supported effective credit risk management. Eighthly, the dissertation has analyzed, interpreted the factors affecting the credit quality and credit risk management activities at commercial banks in Vietnam. On that basis, the dissertation has proposed six group of solutions for the commercial banking system in Vietnam about completing the work of credit risk management, including: group of strategic solutions, group of technical solutions, group of solutions for dispersing risks, group of solutions for perfecting polices in accordance with standards and international rules, group of solutions for the application of derivative instruments, group of solutions for general support. SCIENTIFIC INSTRUCTOR Meritorious Teacher, Associate Professor, Dr. LY HOANG ANH Ho Chi Minh City, 10th of June, 2015 RESEARCH STUDENT DUONG NGOC HAO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_sy_duong_ngoc_hao_7126_7968.pdf
Luận văn liên quan