Luận án Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, đảm bảo được an ninh tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh. An ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không chỉ một trạng thái ổn định về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng không trong giới hạn an toàn. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp, Nhà nước mà cả các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như ngân hàng, người đầu tư, đối tác, Luận án đã đi sâu phân tích khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Đồng thời, cũng đã chỉ ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không giúp các nhà quản lí kinh tế mà cả các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Ngoài ra, luận án đã đưa ra được kinh nghiệm của một số hãng hàng không trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam trong việcđảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không . Luận án đã đánh giá được một số ưu điểm, hạn chế về thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam trong thời gian qua trên các nội dung và theo các tiêu chí đánh giá về an ninh tài chính của doanh nghiệp. Luận án đã sử dụng mô hình kinh tế lượng xem xét tác động của các nhân tố cơ bản tới khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam.Đồng thời đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trên.Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam. Đó là các giải pháp đối với doanh nghiệp cũng như đưa ra các kiến nghị với Nhà nước. Các giải pháp bên trong bao gồm 9 nội dung sau: Xây dựng chiến lược tài trợ vốn phù hợp với doanh nghiệp180 trong ngành hàng không nhằm gia tăng các nguồn lực tài chính góp phần bảo đảm an ninh tài chính; thực hiện tốt quản trị dòng tiền, cải thiện khả năng thanh toán đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp; các doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo tài chính doanh nghiệp;Tiếp tục triển khai việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở mức độ cao hơn; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động và tình hình an ninh tại sân bay và trên máy bay; nâng cao trình độ, năng lực làm việc cho nhân viên của NHK và của các doanh nghiệp trong NHK; nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp NHK Việt Nam; chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người tham gia giao thông bằng máy bay. Nhóm giải pháp bên ngoài gồm năm nội dung sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn an toàn hàng không; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào NHK hợp lý và định hướng phát triển ngành phù hợp; các chính sách phát triển giữa NHK và các ngành khác nhất là ngành Du lịch cần phải được thực hiện một cách đồng bộ nhất quán; cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Đề tài nghiên cứu của luận án là vấn đề rất lớn, phức tạp mà bản thân tác giả với khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các cơ quan, cá nhân các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những người quan tâm ./.

pdf196 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
̣nh. Những tình huống thực tế này đã phần nào hạn chế sự phát triển của các sản phẩm phái sinh ngoại hối, cả cơ quan quản lý và khách hàng đều tỏ ra khá e dè và thận trọng trong việc triển khai áp dụng các sản phẩm. Rủi ro tỷ giá vẫn luôn là yếu tố đáng ngại đối với các doanh nghiệp hàng không nói chung, và với các doanh nghiệp vận tải hàng không nói riêng. Đó là do khoảng 60% - 70% chi phí của các công ty này được chi trả bằng ngoại tệ, chủ yếu là USD (chi phí nhiên liệu, chi phí vay vốn). Trong khi chỉ có khoảng 10% -15% nguồn thu là bằng đồng USD. Riêng năm 2010, Vietnam Airlines đã mất trắng khoảng 1 nghìn tỷ đồng vì chênh lệch tỷ giá giữa VND và USD. Đây chính là bài học khi thực hiện các giao dịch về ngoại hối. Tuy vậy, hiện nay, Các tổng công ty mới chỉ thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngắn hạn (dưới 3 tháng) cho những khoản chi phí chắc chắn như chi phí thuê máy bay, chi phí trả nợ vay. Tuy nhiên, việc phòng ngừa này lại không 159 diễn ra trước hoặc cùng lúc với thời điểm hợp đồng thuê/vay có hiệu lực. Do đó, có một số khoản vay/thuê phát sinh cuối năm thì các doanh nghiệp này vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa rủi ro nào. Điều này khiến cho các doanh nghiệp vận tải hàng không luôn luôn phải đối mặt với rủi ro tỷ giá khi mỗi quý lại ghi nhận mức lỗ, lãi thuần từ tỷ giá khác nhau với mức độ nặng, nhẹ khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là tình trạng lỗ thuần tỷ giá khá nặng nề. Tỷ trọng chi phí nhiên liệu của các công ty vận tải hàng không chiếm bình quân 24,3% - 30% tổng chi phí hoạt động. Chi phí nhiên liệu máy bay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí hoạt động, dao động từ 20% - 40%. Do đó, giá nhiên liệu máy bay là một trong những nguyên nhân chính tác động tới chi phí nhiên liệu của các công ty vận tải hàng không nói riêng. Mặc dù trong giai đoạn tới, giá dầu khó có thể tăng mạnh như trước đây do ảnh hưởng của dầu khí đá phiến của Mỹ nhưng ngành hàng không vãn cần có kế hoạch ký các hợp đồng mua nhiên liệu phái sinh ở thời điểm phù hợp để bảo vệ và giảm thiểu các rủi ro từ việc tăng giá nhiên liệu. Kiến nghị ưu tiên sử dụng loại hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Bởi đây là 2 loại công cụ phái sinh được chuẩn hóa, và ít đối mặt với rủi ro hơn, do được bảo đảm bởi trung gian tài chính. Guay và Kothari (2003) cho rằng, những công ty hàng không phòng ngừa rủi ro tài chính bằng cách sử dụng công cụ phái sinh tỷ giá hoặc ngoại tệ thường ít có khả năng đạt được lợi ích lợi từ việc nắm giữa các công cụ này. Bởi vậy, phòng ngừa rủi ro chi phí nhiên liệu là hiệu quả hơn cả, đặc biệt là khi giá nhiên liệu bay biến động hơn giá của những tài sản cơ sở khác. Khi doanh nghiệp ngành hàng không có nhu cầu thực hiện thường xuyên các giao dịch sử dụng ngoại tệ và trong bối cảnh tỉ giá hối đoái biến động thất thường như vậy, rất cần có một công cụ hiệu quả giúp các doanh nghiệp bảo vệ được nguồn vốn ngoại tệ của mình. Các công cụ phái sinh được tạo ra nhằm mục đích này, ở đó, các nhu cầu trên thị trường gặp nhau và rủi ro được chia sẻ một cách cân bằng, giúp nhà đầu tư, doanh nghiệp tránh được những thất thoát lớn. 160 Các cơ chế bảo hiểm rủi ro tài chính bao gồm hợp đồng tương lai, quyền chọn, hoán đổi với tài sản cơ sở là nhiên liệu máy bay hoặc các sản phẩm dầu mỏ khác như dầu thô, hoặc thậm chí xăng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro về biến động tỉ giá, thị trường phái sinh cần được tổ chức tập trung như một Sàn giao dịch hay Sở giao dịch, Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vai trò tổng quản của thị trường này. Làm được như vậy có thể sẽ đồng thời xử lý hài hoà được các nhu cầu: Nhu cầu chính đáng về bảo hiểm tỉ giá của các doanh nghịêp và nhà đầu tư; thống nhất biểu phí cho các sản phẩm một cách hợp lý; quản lý thị trường phái sinh một cách chặt chẽ, tránh các trường hợp lạm dụng sản phẩm này để đầu cơ; tạo điều kiện để thị trường phái sinh phát triển một cách minh bạch, dễ tiếp cận đối với tất cả các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong nước có nhu cầu. Khi đó, các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước sẽ có thêm các công cụ tài chính hiệu quả để tự tin tham gia vào hoạt động giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2.1.6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động và tình hình an ninh tại sân bay và trên máy bay. Các doanh nghiệp cần thành lập các tổ chức, nhóm kiểm tra, kiểm soát có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và nhất là đạo đức nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc của các nhân viên và tình hình an ninh tại sân bay, trên máy bay. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần thiết kế các tiêu chuẩn công việc, tiêu chuẩn chất lượng hoạt động và các bước kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động. Để hỗ trợ việc kiểm tra, kiểm soát thì doanh nghiệp cần đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát như: máy camera, máy kiểm tra hàng hóa, hành lý của hành khách Mục tiêu của giải pháp này chính là nhằm ổn định tình hình an ninh, tránh các tình huống gây hỗn loạn, ảnh hưởng đến tâm lý 161 của hành khách, đồng thời, đảm bảo các nhân viên làm việc đúng đạo đức nghề nghiệp để có những khen thưởng, khiển trách kịp thời. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ hài lòng của khách hàng thì các doanh nghiệp cũng cần xây dựng các kênh thông tin ghi nhận sự tham gia đóng góp ý kiến như thông qua trang Web, Email của doanh nghiệp, điện thoại, thư và cũng như sự đóng góp trực tiếp. Từ sự đóng góp đó, doanh nghiệp nghiên cứu và có những thay đổi tích cực, hoàn thiện hơn. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn – chất lượng – an ninh, các doanh nghiệp cần đưa vào hoạt động hệ thống quản lý an toàn SMS; nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt đông quản lý an toàn trong khai thác, bảo dưỡng và khai thác mặt đất. Tích cực sử dụng công nghệ hiện đại, phát triển công nghệ thông tin: các trang thiết bị giám sát hiện đại, phần mềm phân tích dữ liệu bay, phân tích kết quả đánh giá trên không đối với phi công và tiếp viên, hệ thống báo cáo đảm bảo quản lý an toàn rủi ro tổng thể để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, đảm bảo an toàn cho hành khách. Chủ động tăng cường trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người tham gia giao thông bằng máy bay. Nhà nước, Bộ GTVT, các doanh nghiệp NHK cần có những biện pháp tuyên truyền tới người dân và doanh nghiệp về các yêu cầu khi tham gia giao thông bằng máy bay để đảm bảo an toàn cho chính họ. Như vậy, Bộ GTVT, các doanh nghiệp NHK cần đưa các yêu cầu đó lên các phương tiện thông tin đại chúng, cùng với đó, tại các sân bay, các doanh nghiệp NHK cũng phải có các thông báo yêu cầu người tham gia giao thông bằng máy bay phải thực hiện theo các yêu cầu cần thiết trước khi lên máy bay. Các doanh nghiệp NHK cần phải đào tạo, tập huấn cho các nhân viên hiểu rõ về các yêu cầu khi đi máy bay. Đồng thời, các nhân viên hàng không phải kiểm soát và thường xuyên nhắc nhở hành khách thực hiện đúng các yêu cầu khi lên máy bay để đảm bảo an toàn. 162 Để đảm bảo hành khách thực hiện đúng các yêu cầu cần thiết khi đi máy bay thì Bộ GTVT cần phải đưa ra quy chế xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình không thực hiện, đồng thời, các doanh nghiệp NHK cũng phải chủ động có các quy định xử lý những hành vi để bảo vệ các hành khách khác và cũng chính là bảo vệ doanh nghiệp. 3.2.1.7. Nâng cao trình độ, năng lực làm việc cho nhân viên của NHK và của các doanh nghiệp trong NHK. Một bộ máy của doanh nghiệp thì quan trọng nhất là nhà quản trị. Nhà quản trị không chỉ có năng lực lãnh đạo, quản lý, có đạo đức mà cũng phải có hiểu biết về NHK. Nhà quản trị cần phải thường xuyên trau dồi, bổ sung những kiến thức mới, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị bạn, các đối thủ cạnh tranh để có đủ năng lực lãnh đạo, đưa ra các quyết định chiến lược mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Theo xu hướng phát triển của ngành vận tải hàng không thế giới, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào điều hành, sản xuất sẽ làm giảm hao phí lao động, tăng năng suất lao động: cân bằng trọng tải (loading), tài liệu điện tử của tàu bay (EFB), bán vé trực tuyến (sale-online), làm thủ tục trên mạng (internet check-in), call-center (telephone-sales), điện tử hóa văn bản hành chính trong doanh nghiệp,Điều này ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng nguồn nhân lực. Một mặt, công nghệ làm giảm hao phí lao động dẫn đến một số lực lượng lao động có xu hướng không tăng trưởng và giảm dần như: nhân viên bán vé trực tiếp, nhân viên bán vé qua điện thoại, nhân viên chuẩn bị tài liệu chuyến bay,Mặt khác, công nghệ mới cũng đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ để tiếp thu, vận hành quy trình, thiệt bị mới. Đặc biệt, một lực lượng không thể thiếu trong NHK chính là phi công nhưng nước ta lại rất thiếu lực lượng này cả về số lượng và trình độ. Để có thể là phi công hay tiếp viên hàng không trên máy bay, người đó cần phải đạt những yêu cầu khắt khe về sức khỏe, trình độ. Có rất nhiều hãng hàng không phải thuê 163 phi công người nước ngoài với mức lương rất cao, làm cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp khá cao. Để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, các hãng hàng không cần phải thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, năng lực làm việc cho các nhân viên của đơn vị. Các hãng cũng cần tổ chức trao đổi kinh nghiệm làm việc giữa các nhân viên trong và ngoài đơn vị để các nhân viên có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ, năng lực làm việc của mình, giúp phát triển doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng, trình độ của đội ngũ nhân viên, các doanh nghiệp cần thực hiện một số giải pháp:  Đào tạo nội bộ: giải pháp này đặc biệt chú trọng tới việc sử dụng chính nguồn lực trong doanh nghiệp thông qua các buổi đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp, các chương trình, hoạt động chia sẻ chéo kinh nghiệm làm việc giữa các nhân viên, giúp đỡ nhau nâng cao kinh nghiệm, trình độ, kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra trong môi trường hoạt động có rất nhiều rủi ro. Giải pháp này vừa tiết kiệm chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, vừa giúp các nhân viên có tinh thần nỗ lực học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng của mình và có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau nhằm đạt được mục tiêu phát triển doanh nghiệp.  Kiến nghị cơ cấu lại nguồn nhân lực theo hướng sau: Đối với lực lượng phi công, tiếp viên: xác định theo sản lượng giờ bay và loại chặng bay. Đối với lực lượng lao động dịch vụ mặt đất: duy trì tốc độ tăng trưởng lao động hàng năm bằng 32% - 37% tốc độ tăng trưởng kinh doanh. Đối với lực lượng lao động bán vé – đặt chỗ: chuyển toàn bộ lực lượng bán vé qua điện thoại về công ty cổ phần dịch vụ “call – center”. Giảm dần và không triển khai nhân viên bán vé trực tiếp tại các phòng vé xa trung tâm thành phố, số lao động này nên xem xét điều chuyển về các Xí nghiệp thương mại mặt đất.  Cử nhân viên đi học các khóa đào tạo về kỹ năng làm việc, chuyên môn, đặc biệt là đi học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước 164 khác. Trong thực tế, lĩnh vực hàng không có vô số các tình huống xảy ra, các nhân viên cần đi học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp trên toàn thế giới. Đây là sự đầu tư lâu dài và đúng đắn của doanh nghiệp. Tuy tốn nhiều kinh phí hơn giải pháp đào tạo nội bộ nhưng các nhân viên có thể mở rộng sự hiểu biết, nâng cao được trình độ, kỹ năng xử lý các tình huống, nhất là những tình huống mà doanh nghiệp mình chưa từng xảy ra nhưng doanh nghiệp khác đã từng xảy ra và họ có kinh nghiệm xử lý tình huống đó. Đồng thời, doanh nghiệp có thể có thêm nhiều đối tác và có thể mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tương lai gần. Đặc biệt, cần chú ý đào tạo 2 nguồn nhân lực có đóng góp lớn đối với hoạt động của NHK. Đối với phi công: Việc xã hội hóa, huấn luyện, đào tạo phi công cơ bản một mặt giúp hạn chế các khoản đầu tư cho đào tạo để tập trung vào đội tàu bay. Mặt khác, việc này cũng giúp nâng cao tính trách nhiệm, tính kỷ luật của học viên tham giao đào tạo. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng cần hoàn thiện chính sách khuyến khích với những học viên đạt kết quả đào tạo phi công cơ bản tốt bằng các hình thức: trao thưởng, hỗ trợ kinh phí đào tạo sau khi vào bay khai thác cho Vietnam Airlines trong một thời gian nhất định Thực hiện huấn luyện chuyển loại cho số lái phụ lên lái chính cho các loại máy bay B777, A330/321/320. Hàng năm, DN nên tổ chức huấn luyện định kỳ mặt đất cho phi công: Các hệ thống và giới hạn của máy bay, các quy trình thông thường, bất thường và khẩn nguy; Trang thiết bị khẩn nguy và việc sử dụng trang thiết bị khẩn nguy; chương trình phối hộp tổ bay bao gồm năng lực con người và quản lý các mối đe dọa và sai sót; nhận biết về hàng nguy hiểm; phương thức an ninh. Đối với nguồn nhân lực cho ngành kỹ thuật tàu bay: Cần tiếp tục triển khai hợp tác với các trường đại học trong nước, các trường có khoa đào tạo cơ bản về kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật hàng không để đào tạo thợ kỹ thuật. Đồng thời đàm phán với các Nhà sản xuất tàu bay, động cơ, cơ sở bảo dưỡng tàu bay, động cơ để gửi các học viên đi thực hành tại chô (OJT) nhằm nâng cao tay nghề và đạt các chứng chỉ cần thiết theo quy định của Nhà chức trách hàng không. Cụ thể: 165 + Đào tạo theo hướng đại trà các thợ kỹ thuật bậc thấp: Đây được coi như đào tạo đầu vào của NNL kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa máy bay. + Đào tạo theo từng chuyên môn được cấp chứng chỉ đẳng cấp quốc tế: Thông qua việc chọn trong số thợ kỹ thuật bậc thấp, những người có kết quả học tập cao, có kết quả công tác tốt để chọn đưa vào đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. + Đào tạo kỹ sư kỹ thuật HK: Tuyển chọn các kỹ sư đã tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật tương ứng để đào tạo bổ túc, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành bảo dưỡng, sửa chữa máy bay theo tiêu chuẩn quốc tế và được cấp chứng chỉ CRS. Họ có đủ điều kiện trực tiếp tham gia vào quá trình bảo dưỡng, sửa chữa máy bay theo chứng chỉ được cấp. + Đào tạo thợ bậc cao và giáo viên thực hành: Chọn trong số thợ giỏi, trong số kỹ sư giỏi để đào tạo đội ngũ thợ bậc cao và là giáo viên thực hành cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy bay. + Đào tạo tinh hoa: Chọn trong số thợ giỏi của thợ bậc cao, giáo viên thực hành để đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đầu ngành. Họ sẽ giải quyết những vấn đề quan trọng trong quản lý điều hành đội ngũ kỹ thuật. Đối với kiểm soát viên không lưu + Liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để cử lao động đi đào tạo cơ bản. + Đào tạo đội ngũ KSVKL có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo tiếng Anh làm việc được cả ba vị trí kiểm soát: Đường dài (ACC), tiếp cận (APP), tại sân (TWR) theo tiêu chuẩn của ICAO theo phương thức sau: + Tổ chức các khóa huấn luyện KSVKL nâng cao tại nước ngoài (châu Âu, Bắc Mỹ...) cho các kíp trưởng, kíp phó và các đối tượng chưa được tham gia khóa huấn luyện KSVKL tại nước ngoài (6 - 7 năm trở lên). Đồng thời phân loại khóa học theo nhóm ACC, APP, TWR. 166 + Rà soát, thống kê các đối tượng KSVKL chưa đạt trình độ thông thạo tiếng Anh mức 4 theo tiêu chuẩn ICAO, đặc biệt là tại các sân bay địa phương; lập phương án, nhu cầu đào tạo tiếng Anh mức 4 trong những năm tới. + Tiến hành mời chuyên gia Anh ngữ chuyên sâu trong lĩnh vực điều hành bay từ các trung tâm huấn luyện HK được ICAO công nhận để mở khóa huấn luyện lại và huấn luyện nâng cao trình độ tiếng Anh cho KSVKL. + Nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, huấn luyện tại chỗ dựa trên cơ sở đánh giá những hạn chế và yêu cầu khắc phục so với yêu cầu tiêu chuẩn vị trí làm việc được cấp giấy phép năng định về chuyên môn, kỹ năng. + Huấn luyện bay làm quen (bay cảm giác): Hàng năm phối hợp với các hãng HK trong nước tổ chức bay cảm giác cho KSVKL để tăng cường hiểu biết kiến thức thực hành bay cho KSVKL, có huấn luyện trước khi bay (bổ tức kiến thức và kỹ năng khai tác sơ đồ và phương thức bay, đặc tính kỹ thuật, thiết bị thông tin liên lạc, dẫn đường của tàu bay, các thuật ngữ buồng lái...). 3.2.1.8. Nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp NHK Việt Nam  Quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp NHK Việt Nam Mỗi doanh nghiệp đều có cách riêng để quảng bá hình ảnh của mình tới cộng đồng. Các doanh nghiệp NHK cũng cần có các hình thức quảng bá hình ảnh của mình, nhằm phát triển thương hiệu dài hạn, phù hợp với năng lực, nguồn lực, theo sát định hướng phát triển của NHK Việt Nam nhằm thu hút hành khách đến với doanh nghiệp, trở thành 1 trong 10 hãng hàng không hàng đầu châu Á:  Quảng cáo trên các kênh truyền hình, trên các tấm bìa quảng cáo lớn trên đường, trên các Website.  Thường xuyên thay đổi bộ mặt như thay đổi về trang phục của phi công, tiếp viên hàng không, thay đổi cách trang trí nhằm gây sự chú ý của mọi người. 167  Quảng bá hình ảnh gián tiếp thông qua chất lượng các dịch vụ, thái độ phục vụ tận tình của nhân viên, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt mọi người.  Thực hiện các chương trình khuyến mại, chương trình thăm quan tại chính các sân bay, cảng hàng không.  Ngoài ra, NHK Việt Nam cần xây dựng hình ảnh hãng hàng không 4 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế, thông qua chiến dịch quảng bá với thông điệp gắn liền với sự phát triển đội tàu bay mới, hiện đại, nhất mạnh vào yếu tố công nghiệ, mạng bay – tăng tần suất đến những điểm trọng yếu, mở đường bay tới các điểm khác trong khu vực châu Âu và có đường bay thẳng tới Mỹ. Chất lượng dịch vụ 4 sao không chỉ đáp ứng yêu cầu cơ bản của khách hàng mà còn bao gồm cả những nhu cầu cao cấp, những nhu cầu chưa thể hiện của khách hàng.  Cải thiện thủ tục hành chính, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật Mặt khác, cùng với việc cải cách thủ tục hành chính tại các cơ quan trên cả nước thì NHK và các doanh nghiệp trong NHK cũng phải thực hiện cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian chờ đợi, làm thủ tục của hành khách, giảm lượng công việc của các nhân viên NHK phải làm trong mỗi chuyến bay nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn bay. Đặc biệt đối với các hành khách là người nước ngoài đến VN, người VN đi ra nước ngoài càng cần thực hiện thủ tục hành chính nhanh gọn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin để kiểm soát. Các doanh nghiệp NHK cần tăng cường hiện đại hóa máy móc thiết bị như: máy rà soát, kiểm tra đồ đạc, con người trước khi lên máy bay; phần mềm máy tính; máy camera và các nhân viên tại sân bay cũng cần phải có trình độ cao, hiểu biết về những máy móc thiết bị này, làm việc nhanh chóng, tránh gây mất thời gian, phiền phức cho hành khách. Không những thế, việc đầu tư vào công nghệ thông tin cũng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp NHK Việt Nam. Khuyến nghị cụ thể: 168  Đầu tư tập trung theo hướng thuê dịch vụ, chỉ đầu tư một số dự án công nghệ thông tin đặc thù phục vụ công tác quản trị và điều hành hoạt động khai thác sân bay, nâng cao năng lực bán.  Đảm bảo phát triển công nghệ thông tin một cách đồng bộ giữa hạ tầng và ứng dụng; giữa các khối sản xuất kinh doanh và các TCT thuộc NHK Việt Nam.  Thường xuyên cập nhật xu hướng, công nghệ trong ngành hàng không tại khu vực và trên thế giới. Qua đó nhận ra thách thức và cơ hội để đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin đi trước 1 bước các yêu cầu của sản xuất kinh doanh.  Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong và ngoài nước Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp hoạt động lâu năm hay mới thành lập đều cần học hỏi các kinh nghiệm của nhau. Nhất là các doanh nghiệp trong một ngành còn khá non trẻ ở nước ta, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế, thì việc học hỏi kinh nghiệm từ các hãng hàng không nước ngoài là rất cần thiết, nhất là những hãng hàng không lớn, có uy tín để có thể nâng cao kỹ năng, năng lực quản lý, làm việc, xử lý các tình huống xảy ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh, uy tín. Khuyến nghị phát triển thương hiệu, hội nhập và hợp tác theo hướng sau:  Không chỉ phát triển thương hiệu ở trong nước, các doanh nghiệp NHK cần mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế, hợp tác các doanh nghiệp, các hãng hàng không khác trên toàn thế giới. Đặc biệt, các doanh nghiệp NHK cần tiếp tục duy trì và phát triển hợp tác song phương với các đối tác trong và ngoài phạm vi liên minh SkyTeam.  Đồng thời, mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực hợp tác đa phương trong khuôn khổ SkyTeam, trong đó đặc biệt chú ý các lĩnh vực hợp tác về đầu tư, mua sắm chung nhằm tận dụng thế mạnh của từng hãng thành viên, phối hợp lịch bay, đội bay; bán và quản trị doanh thu; dịch vụ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, phục vụ mặt đất và hợp tác hàng hóa. 169 3.2.1.9. Chủ động tuyên truyền, nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người tham gia giao thông bằng máy bay. Để các chuyến bay không gặp trục trặc, không bị hoãn vì ý thức không tốt của một số người đi máy bay, ảnh hưởng xấu đến hoạt động và uy tín của các doanh nghiệp NHK thì Nhà nước, Bộ GTVT, các doanh nghiệp NHK cần có những biện pháp tuyên truyền tới người dân và doanh nghiệp về các yêu cầu khi tham gia giao thông bằng máy bay để đảm bảo an toàn cho chính họ. Như vậy, Bộ GTVT, các doanh nghiệp NHK cần đưa các yêu cầu đó lên các phương tiện thông tin đại chúng, cùng với đó, tại các sân bay, các doanh nghiệp NHK cũng phải có các thông báo yêu cầu người tham gia giao thông bằng máy bay phải thực hiện theo các yêu cầu cần thiết trước khi lên máy bay. Các doanh nghiệp NHK cần phải đào tạo, tập huấn cho các nhân viên hiểu rõ về các yêu cầu khi đi máy bay. Đồng thời, các nhân viên hàng không phải kiểm soát và thường xuyên nhắc nhở hành khách thực hiện đúng các yêu cầu khi lên máy bay để đảm bảo an toàn. Để đảm bảo hành khách thực hiện đúng các yêu cầu cần thiết khi đi máy bay thì Bộ GTVT cần phải đưa ra quy chế xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi cố tình không thực hiện, đồng thời, các doanh nghiệp NHK cũng phải chủ động có các quy định xử lý những hành vi để bảo vệ các hành khách khác và cũng chính là bảo vệ doanh nghiệp. 3.2.2. Kiến nghị với Nhà nước 3.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn an toàn hàng không Cơ sở pháp lý là yếu tố nền tảng quyết định sự tồn tại, phát triển của các ngành nghề nói chung và của NHK nói riêng. Từ khi NHK ra đời cho đến năm 2016, Chính phủ, Bộ GTVT cũng đã đưa ra nhiều văn bản quy định hoạt động, tiêu chuẩn an toàn của NHK nhưng chưa thực sự đồng bộ. Đồng thời, NHK có hoạt động liên quan đến quốc tế và phải tuân thủ theo các quy định của quốc tế và các nước có đường bay đi qua. Vì vậy, Chính phủ và Bộ GTVT cần phải đưa 170 ra các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định của tổ chức vận tải hàng không quốc tế. Đồng thời, phối hợp với các hiệp hội, tổ chức hàng không trên thế giới như SkyTeam, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, hàng không và Chính phủ các nước khác có NHK phát triển để liên tục cập nhật các tiêu chuẩn an toàn và đưa ra có quy định phù hợp với quốc tế và chính sách phát triển của đất nước. 3.2.2.2. Xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào NHK hợp lý và định hướng phát triển ngành phù hợp Nhà nước ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích phương án hợp vốn đầu tư trong nước đối với tất cả các thành phần kinh tế, mở rộng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các dạng đầu tư như BT, BOT, BOO, PPP cho việc phát triển CHK Chu Lai, Long Thành, các CHK, sân bay mới, phát triển công nghiệp HK (sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, chế tạo linh kiện, khí tài, vật tư ), các cơ sở kỹ thuật thương mại khác tại các CHK Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những chính sách ưu tiên về điều kiện cho vay vốn đối với các hãng hàng không giúp các hãng này có đủ điều kiện vay vốn, đủ lượng vốn cần thiết cho việc hoạt động, đổi mới máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống sân bay, cảng hàng không hiện đại, trang bị thêm các loại máy bay dân dụng mới, hiện đại hơn. Bộ GTVT cần đưa ra định hướng phát triển đối với NHK, chiến lược phát triển cụ thể theo từng giai đoạn giúp doanh nghiệp có định hướng kinh doanh cho mình; Xây dựng, hoàn thiện các tiêu chuẩn an toàn hàng không rõ ràng, chặt chẽ. Đồng thời, Bộ GTVT cũng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các hãng hàng không trong cả nước, nắm bắt tình hình để có những điều chỉnh phù hợp. 171 3.2.2.3. Các chính sách phát triển giữa NHK và các ngành khác nhất là ngành Du lịch cần phải được thực hiện một cách đồng bộ nhất quán NHK cũng là một ngành nghề, một lĩnh vực trong nền kinh tế vĩ mô của một đất nước. Nền kinh tế phát triển, tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân được nâng cao thì việc người dân di chuyển bằng máy bay sẽ tăng lên, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt cũng sẽ tăng vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, giúp cho doanh thu của các doanh nghiệp NHK tăng lên, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Như vậy, Nhà nước cần có các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ phù hợp với tình hình nền kinh tế của đất nước, với định hướng phát triển đất nước, kìm chế lạm phát, phát triển kinh tế vĩ mô bền vững, gia tăng thu nhập của người dân, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. NHK không chỉ có các đường bay trong nước mà còn cả đường bay đi khắp thế giới, vì vậy các doanh nghiệp trong ngành cũng rất cần sự ổn định của tỷ giá hối đoái nhất là tỷ giá đồng Đola. Chẳng hạn như trong ngành giáo dục: Các cơ sở Giáo dục – Đào tạo mà cụ thể là các Học viện, trường Đại học, Cao đẳng là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nhiệp trong NHK. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển mở rộng doanh nghiệp thì rất cần có nguồn nhân lực có chất lượng cao. Vì vậy, các cơ sở Giáo dục – Đào tạo cần thực hiện các giải pháp:  Các cơ sở Giáo dục – Đào tạo cần đào tạo tăng cường thực hành thay vì giảng dạy lý thuyết thông thường, phối hợp với các doanh nghiệp hàng không tổ chức cho sinh viên có cơ hội đi thực tế, nâng cao kỹ năng làm việc thực tế của sinh viên.  Các cơ sở Giáo dục – Đào tạo kết hợp với các doanh nghiệp hàng không tổ chức các khóa học với giảng viên là những người đã và đang làm việc tại các doanh nghiệp đó, các cuộc thi tìm hiểu về chuyên môn nghiệp vụ để sinh 172 viên hiểu hơn về công việc sắp tới của mình, từ đó có định hướng hoàn thiện bản thân.  Các doanh nghiệp hàng không cần có chính sách đầu tư vào các cơ sở Giáo dục – Đào tạo, gây dựng các quỹ học bổng đào tạo nhân tài.  Các cơ sở Giáo dục - Đào tạo cần đầu tư trang thiết bị, máy móc kỹ thuật giúp cho việc học tập, rèn luyện của sinh viên thêm sinh động, giống với thực tế.  Khuyến khích các sinh viên tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các câu lạc bộ để nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc.  Đặc biệt, để phát triển việc sản xuất, chế tạo các bộ phận, máy móc, thiết bị và máy bay dân dụng cho các doanh nghiệp trong NHK thì các cơ sở Giáo dục – Đào tạo, nhất là các trường đào tạo kỹ sư kỹ thuật như trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cần bổ sung thêm chương trình đào tạo về kỹ sư chất lượng cao cho ngành này Đồng thời, phát triển các thành phần kinh tế khác cũng sẽ kích thích NHK phát triển theo do các ngành nghề, lĩnh vực đều có sự tác động qua lại lẫn nhau, tương trợ nhau cùng phát triển. Đặc biệt là ngành Du lịch, một ngành có mối quan hệ mật thiết với NHK. Số lượng khách đi du lịch càng tăng thì lượng khách đi máy bay cũng tăng theo. Hiện nay, số lượng khách đi du lịch bằng máy bay ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao so với các phương tiện giao thông khác.Theo Tổ chức du lịch thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) dự báo lượng khách du lịch thế giới sẽ tăng trưởng bình quân 3,3%/năm đến năm 2030. Dòng khách du lịch trên thế giới đang có xu hướng thay đổi cơ bản, chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Đông Nam Á, nơi có nền kinh tế phát triển năng động, chính trị hòa bình ổn định, và có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nhờ sự đa dạng về thiên nhiên, khí hậu và văn hóa, trong đó có nước ta. Dự báo trong năm 2030, lượng khách du lịch tại các thị trường này sẽ gia tăng tỷ trọng nên tới 30%. Về phía Việt Nam, Chính phủ đã xây dựng Chiến lược phát triển du lịch quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, đặt mục tiêu du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao 173 trong cơ cấu GDP. Dự kiến đến năm 2020 sẽ đón 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa. Đến năm 2030, nước ta sẽ đón 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triêu lượt khách nội địa. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2010 – 2030 được dự báo tăng trưởng bình quân từ 10 – 20%/năm. Không thể phủ nhận một điều rằng, sự phát triển của ngành Du lịch và NHK luôn đi liền với nhau. Vì vậy, để phát triển NHK, tăng doanh thu ta cần phát triển ngành Du lịch, cần có chính sách tổng thể phối hợp phát triển hai ngành này:  Các doanh nghiệp NHK cần tăng cường quảng bá về văn hóa Việt Nam, các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch ở VN. Tại các sân bay, trên các máy bay, các trang Web của doanh nghiệp cần có các thông tin về du lịch VN để các hành khách khi tham gia giao thông bằng máy bay, tìm kiếm thông tin hay đến đưa, đón người thân có thể nhìn thấy.  Các tiếp viên hàng không cũng cần có kiến thức về du lịch trong và ngoài nước.  Tăng cường, đẩy nhanh hội nhập quốc tế về mọi mặt.  Các doanh nghiệp NHK cần liên kết, thường xuyên trao đổi với các công ty lữ hành trong và ngoài nước để trao đổi thông tin về các đoàn khách du lịch và các chương trình khuyến mại của hai bên, giúp nhau cùng phát triển.  Ngoài ra, Nhà nước và địa phương cũng cần có các biện pháp bảo vệ các danh lam thắng cảnh, địa danh du lịch và có chính sách phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế của các vùng du lịch đó, nhằm phát triển ngành Du lịch và cũng là gián tiếp phát triển NHK.  Chính quyền cần đặc biệt nghiêm khắc xử lý cá nhân, đơn vị có hành vi bắt chẹt khách du lịch, tạo tâm lý phản cảm đối với khách du lịch.  Mỗi người dân cần có tinh thần tự hào, quảng bá hình ảnh đất nước đến bạn bè quốc tế. Nhất là các doanh nghiệp NHK cần tăng cường quảng bá về văn hóa Việt Nam, các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch ở VN. Tại các sân bay, 174 trên các máy bay, các trang Web của doanh nghiệp cần có các thông tin về du lịch VN để các hành khách khi tham gia giao thông bằng máy bay, tìm kiếm thông tin hay đến đưa, đón người thân có thể nhìn thấy. 3.2.2.4. Cải thiện môi trường kinh doanh  Cải thiện cơ sở hạ tầng Việt Nam là trung tâm của khu vực Đông Nam Á, là cửa ngõ ra biển của một số quốc gia như Lào, Thái Lan... Đó là lợi thế cho NHK nước ta. Bộ GTVT, NHK cần tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên phát triển đội máy bay, hạ tầng cơ sở CHK (đặc biệt các CHK có vai trò then chốt là những điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai) nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản về năng lực, chất lượng phục vụ của NHK trong những năm tới. Sau khi nước ta mở cửa toàn diện thì sẽ có rất nhiều hãng hàng không nước ngoài mở đường bay tới nước ta và các hãng hàng không nước ta cũng mở đường bay ra các nước khác. Nước ta cần phải hoàn thiện và hiện đại hơn nữa cơ sở hạ tầng của các cảng hàng không để thu hút ngày càng nhiều các hãng hàng không nước ngoài đến nước ta, từ đó, giúp làm tăng doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp và toàn ngành hàng không.  Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh Ngày nay, nhu cầu đi lại, vận chuyển bằng máy bay của người dân ngày càng tăng nhưng các hãng HK hiện nay không thể đáp ứng đủ nhu cầu, Nhà nước cần khuyến khích việc thành lập các hãng HK mới, khuyến khích sự tham gia kinh doanh các dịch vụ HK của tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, các hãng HK mới cũng phải tuân thủ đúng và đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện của NHK để đảm bảo các hãng HK mới có thể hoạt động và cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia NHK ở nước ta. Đặc biệt, sau khi chính thức trở thành thành viên của WTO, nước ta sẽ mở cửa toàn diện, đồng thời sẽ có nhiều hãng hàng không nước ngoài tham gia hoạt động ở nước ta. Như vậy, số lượng hãng 175 hàng không tăng lên và sự cạnh tranh giữa các hãng hàng không cũng tăng lên. Để đảm bảo các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ các hãng hàng không trong nước thì Nhà nước cần tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy cạnh tranh công bằng.  Ổn định tình hình kinh tế, ổn định lạm phát và tỷ giá,... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể có các nhóm giải pháp sau:  Tăng đầu tư tác động chuyển biến mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân, thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.  Tăng khả năng tiết kiệm vốn của doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp xuất khẩu  Phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị sức mua tiền đồng, tăng dần dự trữ ngoại hối, tăng trả nợ, giảm vay nợ, chấm dứt đầu tư dàn trải nhất là đầu tư dàn trải của doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu, đánh giá lại hiệu quả của Quỹ bình ổn giá xăng dầu, khắc phục tình trạng bù lỗ và hỗ trợ về thuế, đồng thời có cơ chế giám sát, kiểm tra đối chiếu minh bạch việc điều hành quỹ.  Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.  Rà soát, giảm bớt các thủ tục hành chính gây khó cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh phòng chống tham nhũng. 3.2.2.5. Đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán Phát triển thị trường chứng khoán là một trong những giải pháp vĩ mô quan trọng giúp các doanh nghiệp ngành hàng không có điều kiện đa dạng hóa các nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một là, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết, tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp, tổng công ty, tập đoàn nhà nước. 176 Đẩy mạnh chương trình cổ phần hoá các doanh nghiệp, Tổng công ty nhà nước, Tập đoàn kinh tế và các NHTM, gắn việc cổ phần hoá với niêm yết trên TTCK; mở rộng việc phát hành cổ phiếu mới để huy động vốn trên thị trường. Đối với những doanh nghiệp đã cổ phần hoá đủ điều kiện phải thực hiện việc niêm yết; đồng thời tiến hành rà soát, thực hiện việc bán tiếp phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệpNN không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần. Chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết, giao dịch trên TTCK. Hai là,tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế. Chú trọng việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài. Ba là, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ. Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế. Bốn là,từng bước hiện đại hóa các Sở Giao dịch Chứng khoán với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các Sở Giao dịch Chứng khoán quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 Sở Giao dịch Chứng khoán đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn. Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ 177 thông tin tại các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn. Năm là,chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn. Sáu là,tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên TTCK Việt Nam. 178 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Mục tiêu phát triển của ngành hàng không Việt Nam đến năm 2030 trở thành quốc gia có NHK phát triển và nằm trong tốp 3 nước dẫn đầu về giao thông hàng không trong khu vực Đông Nam Á. là trở thành doanh nghiệp bưu chính quốc gia hàng đầu khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu phát triển ngành hàng không Việt Nam , luận án tập trung phân tích sâu vào các giải pháp đối với doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các kiến nghị với Cơ quan nhà nước. Các giải pháp đối với doanh nghiệp bao gồm 9 nội dung sau: Xây dựng chiến lược tài trợ vốn phù hợp với doanh nghiệp trong ngành hàng không nhằm gia tăng các nguồn lực tài chính góp phần bảo đảm an ninh tài chính; thực hiện tốt quản trị dòng tiền, cải thiện khả năng thanh toán đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp; các doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo tài chính doanh nghiệp; tiếp tục triển khai việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở mức độ cao hơn tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động và tình hình an ninh tại sân bay và trên máy bay; nâng cao trình độ, năng lực làm việc cho nhân viên của NHK và của các doanh nghiệp trong NHK; nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp NHK Việt Nam; chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người tham gia giao thông bằng máy bay. Những kiến nghị đối với cơ qsuan Nhà nước gồm năm nội dung sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn an toàn hàng không; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào NHK hợp lý và định hướng phát triển ngành phù hợp; các chính sách phát triển giữa NHK và các ngành khác nhất là ngành Du lịch cần phải được thực hiện một cách đồng bộ nhất quán; cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Đây là các giải pháp cơ bản, quan trọng nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không trong thời gian tới. 179 KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phải có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, đảm bảo được an ninh tài chính trong quá trình hoạt động kinh doanh. An ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không chỉ một trạng thái ổn định về tình hình tài chính của các doanh nghiệp ngành hàng không trong giới hạn an toàn. Đây là vấn đề thu hút sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp, Nhà nước mà cả các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp như ngân hàng, người đầu tư, đối tác, Luận án đã đi sâu phân tích khái niệm về an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Đồng thời, cũng đã chỉ ra các nhóm chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Bên cạnh đó, tác giả đi sâu tìm hiểu nhân tố ảnh hưởng đến an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không giúp các nhà quản lí kinh tế mà cả các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không. Ngoài ra, luận án đã đưa ra được kinh nghiệm của một số hãng hàng không trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam trong việcđảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không . Luận án đã đánh giá được một số ưu điểm, hạn chế về thực trạng an ninh tài chính trong các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam trong thời gian qua trên các nội dung và theo các tiêu chí đánh giá về an ninh tài chính của doanh nghiệp. Luận án đã sử dụng mô hình kinh tế lượng xem xét tác động của các nhân tố cơ bản tới khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành hàng không Việt Nam.Đồng thời đã chỉ ra những nguyên nhân của những hạn chế trên.Đây là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra 2 nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an ninh tài chính trong các doanh nghiệp hàng không Việt Nam. Đó là các giải pháp đối với doanh nghiệp cũng như đưa ra các kiến nghị với Nhà nước. Các giải pháp bên trong bao gồm 9 nội dung sau: Xây dựng chiến lược tài trợ vốn phù hợp với doanh nghiệp 180 trong ngành hàng không nhằm gia tăng các nguồn lực tài chính góp phần bảo đảm an ninh tài chính; thực hiện tốt quản trị dòng tiền, cải thiện khả năng thanh toán đảm bảo an ninh tài chính doanh nghiệp; các doanh nghiệp nhanh chóng tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm đảm bảo tài chính doanh nghiệp;Tiếp tục triển khai việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh ở mức độ cao hơn; tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng hoạt động và tình hình an ninh tại sân bay và trên máy bay; nâng cao trình độ, năng lực làm việc cho nhân viên của NHK và của các doanh nghiệp trong NHK; nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp NHK Việt Nam; chủ động tuyên truyền nâng cao ý thức và sự hiểu biết của người tham gia giao thông bằng máy bay. Nhóm giải pháp bên ngoài gồm năm nội dung sau: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn an toàn hàng không; xây dựng các chính sách khuyến khích đầu tư vào NHK hợp lý và định hướng phát triển ngành phù hợp; các chính sách phát triển giữa NHK và các ngành khác nhất là ngành Du lịch cần phải được thực hiện một cách đồng bộ nhất quán; cải thiện môi trường kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán. Đề tài nghiên cứu của luận án là vấn đề rất lớn, phức tạp mà bản thân tác giả với khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của các cơ quan, cá nhân các nhà khoa học, các đồng nghiệp và những người quan tâm ./. 181 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Phạm Thị Phương Anh(2014),“ Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Hết đường lùi”, Tạp chí Tài chính & Đầu tư số 9/2014 2. Phạm Thị Phương Anh (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng tới an ninh Tài chính doanh nghiệp ngành Hàng không thế giới”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 6/2015 3. Phạm Thị Phương Anh (2015),“ Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính?”- Tạp chí Thanh tra Tài chính tháng 7/2015 182 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo phân tích doanh nghiệp Vietnam Airlines, Công ty cổ phần chứng khoán BIDV, 2014. 2. Báo cáo phân tích Vietnam Airlines, Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt, 2014 3. Báo cáo tài chính năm 2011,2012, của Cảng hàng không miền Bắc, Cảng hàng không miền Trung, Cảng hàng không miền Nam. 4. Báo cáo tài chính năm 2011,2012, 2013, 2014 của Tổng công ty hàng không Việt Nam. 5. Báo cáo tài chính năm 2011,2012, 2013, 2014 của Tổng công ty quản lý bay. 6. Bernard Guerrien (2007), Từ điển phân tích kinh tế, NXB Tri thức. 7. Bùi Hữu Phước (2004), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội. 8. GS,TSKH Tào Hữu Phùng, Th.sĩ Trần Tiến Hưng(2003)- Cuốn sách “An ninh tài chính doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện chủ động hội nhập quốc tế”. 9. GS,TSKH Tào Hữu Phùng(2004) -Cuốn sách “An ninh tài chính Quốc gia - Lí luận - cảnh báo - đối sách”, Nxb Tài chính, Hà Nội. 10. Huỳnh Năm (2011) Tăng cường quản trị công ty – Giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững doanh nghiệp sau cổ phần hóa, NXB Đà Nẵng. 11. Kế hoạch lợi nhuận 2014 – 2018 của các Tổng công ty HK Việt Nam và các công ty con, công ty liên kết. 12. Lê Hồng Hạnh (2004), Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước – Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB CTQG,Hà Nội. 13. Mai Công Quyền (2010), Hỗ trợ tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa, Tạp chí kinh tế & Phát triển, tr51-55. 14. Nguyễn Hải Sản (2006), Quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, TP Hồ Chí Minh. 15. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, TP Hồ Chí Minh. 183 16. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Thị Ngọc Trang (2006), Quản trị rủi ro tài chính, Nxb Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 19. Phạm Thị Vân Anh ( 2013) Đề tài NCKH cấp Học viện “Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của các doanh nghiệp trong ngành thương mại dịch vụ ở Việt Nam”. 20. Quốc Hội (2006), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. 21. Quốc Hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. 22. Rob Reider, Quản trị dòng tiền, Đại học Quốc gia Hà Nội. 23. Thủ tướng Chính phủ (2009),Quyết định số 94/2009/QĐ – TTg ngày 16 tháng 07 năm 2009 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải. 24. Trần Tiến Hưng( 2008), Một số giải pháp bảo đảm an ninh tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính. 25. TS. Trần Ngọc Thơ(2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh. 26. Viện nghiên cứu Tài chính (2003), Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong phát triển và hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội. 27. Vũ Đình Ánh (2001), An ninh tài chính đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng, Nxb Tài chính, Hà Nội. 28. Vũ Minh Tâm ( 2009), An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, LA Tiến sỹ kinh tế. 184 29. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 30. Các tạp chí kinh tế tài chính và nhiều tài liệu khác. 31. Các văn bản chế độ về tài chính, kế toán doanh nghiệp; kiểm toán; tín dụng ngân hàng;... 32. Aviation Safety Management Systems Return on Investment Study (2011),CASR – Center of Aviation Safety Research. 33. Aviation finance (2013), Pwc. 34. Aviation security: Costing, pricing, finance and performance (2014), David Gillen. 35. Large Capital Infusions, Investor Reactions, and the Return and Risk Performance of Financial Institutions over the Business Cycle and Recent Financial Crisis (2010), Elyasiani, E.Loretta J.Mester, Michael S.Pagano.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_dam_bao_an_ninh_tai_chinh_trong_cac_doanh.pdf
Luận văn liên quan