Luận án Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của các NHTM nói chung và VietinBank nói riêng, với thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm từ 80% - 85% tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng thương mại mà còn đối với cả nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. Luận án đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể: - Luận án đã hoàn thiện, đổi mới những vấn đề lý luận cơ bản như phương pháp đo lường RRTD, bổ sung nội dung quản trị RRTD trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, các mô hình quản trị RRTD tiên tiến, vận dụng sáng tạo những nguyên tắc quản trị RRTD của hiệp ước Basel 2 - Sử dụng mô hình, phương pháp phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD có nhiều ưu điểm hơn so với các công trình đã công bố - Đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại VietinBank đến năm 2030 như: Hoàn thiện mô hình quản trị RRTD, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị RRTD và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, thiết lập mô hình đo lường RRTD Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Xuân Hạng - cán bô hướng dẫn khoa học của NCS, cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể các thầy cô giáo bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng - Học viện Tài chính, cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học - Học viện Tài chính đã nhiệt tình hướng dẫn cho tác giả hoàn thành tốt nội dung luận án này

pdf181 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đảm bảo các khoản cấp tín dụng có vấn đề phải được rà soát và giám sát thường xuyên hơn các khoản cấp tín dụng bình thường. Thực trạng trả nợ của khoản cấp tín dụng có vấn đề phải được cập nhật, báo cáo cho Hội đồng quản trị, Ban điều hành. Xây dựng cơ chế phân cấp, ủy quyền: Nhằm đảm bảo tính khách quan, quyết định tín dụng phải được đưa ra bởi bộ phận rủi ro thay vì bộ phận kinh doanh đưa ra như hiện đang triển khai tại VietinBank. Để làm được việc này, một cơ chế phân cấp thẩm quyền mới cần phải được thiết lập. Theo đó, khối rủi ro từ cấp chi nhánh đến Trụ sở chính sẽ được ủy quyền ra quyết định tín dụng và thẩm quyền phê duyệt của cá nhân sẽ được chú trọng tăng cường. - Tuy nhiên, mô hình phân cấp thẩm quyền cho khối rủi ro tại ngân hàng được cho là mô hình trong dài hạn. Để có bước đệm cho mô hình này, trong thời gian trước mắt, ngân hàng có thể áp dụng mô hình hai quyết định, có nghĩa là quyết định tín dụng sẽ được đồng thời đưa ra bởi bộ phận kinh doanh và bộ phận rủi ro. Mô hình phê duyệt tín dụng này cũng đáp ứng được nguyên tắc "bốn mắt" (four eye principle), giảm thiểu rủi ro đạo đức trong việc ra quyết định tín dụng. Hơn nữa, có sự tham gia của cán bộ rủi ro trong phê duyệt tín dụng sẽ tạo điều kiện cho việc cải tiến công tác xác định lãi suất khoản vay. Theo đó, định giá lãi suất không đơn thuần dựa trên giá đầu vào của nguồn vốn và các chi phí hoạt động khác mà nó còn được điều chỉnh bởi nhân tố rủi ro của khoản vay. Kết quả là, lãi suất của các khoản vay đối với cùng một đối tượng khách hàng, cùng một kỳ hạn có thể khác nhau do rủi ro khác nhau. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản trị RRTD thông qua cung cấp một thước đo quản trị rủi ro hữu hiệu đó là lãi suất điều chỉnh rủi ro. Mặc dù vậy, cần thiết phải đề cập đến "ngoại lệ", đó là phê duyệt khoản vay cá nhân. Do các khoản vay này tương đối nhỏ, vì vậy không cần thiết phải có sự tham gia trực tiếp của cán bộ rủi ro trong quyết định tín dụng nhưng phải đảm bảo quy tắc "bốn mắt" đã nêu. Cụ thể, phê duyệt khoản vay cá nhân có thể được thực hiện bởi cán bộ phụ trách khách hàng và lãnh đạo phòng khách hàng. Tuy nhiên, sự tham gia của cán bộ rủi ro phải được thể hiện ở việc khối rủi ro đưa ra đề xuất cho hạn mức, điều kiện, phương pháp định giá đối với những khoản tín dụng "ngoại lệ" này, đảm bảo phù hợp với chiến lược rủi ro chung của ngân hàng. - Một nội dung cơ bản khác trong cải thiện chất lượng phê duyệt tín dụng đó là tăng cường thẩm quyền phê duyệt cá nhân. Đối với những khoản vay lớn, phức tạp (thông thường là đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn), quyết định tín dụng có thể phải được đưa ra bởi Hội đồng tín dụng. Theo đó, ý kiến tập thể mới là phê duyệt cuối cùng. Tuy nhiên, đối với những khoản tín dụng đơn giản, quy mô nhỏ, phê duyệt tín dụng không cần 158 thiết phải thiết lập một Hội đồng tín dụng, thay vào đó là quyết định của cá nhân có thẩm quyền. Khối quản trị rủi ro chịu trách nhiệm đưa ra khuyến nghị về hạn mức phê duyệt cá nhân, điều kiện đối với những khoản tín dụng được phê duyệt bởi cá nhân. Việc phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng phải được thực hiện dựa trên những điều kiện sau: (i) trình độ chuyên môn; (ii) kinh nghiệm làm việc; (iii) khẩu vị rủi ro của ngân hàng; (iv) chất lượng giải quyết công việc; (v) kết quả học tập các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng. Thêm vào đó, thẩm quyền phê duyệt này phải được rà soát, sửa đổi theo định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm hoặc khi nào ngân hàng xét thấy cần thiết. Trong mọi trường hợp, trưởng khối rủi ro phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về quyết định tín dụng. Quản trị theo danh mục và ngành hàng - Rủi ro phải được đo lường, quản trị không chỉ ở cấp độ khoản vay mà còn phải ở cấp danh mục. Tại VietinBank, quản trị rủi ro mới chỉ được quan tâm chú ý ở cấp độ khoản vay, quản trị rủi ro theo danh mục chưa được chú trọng thực hiện. Trong khi một thực tế là RRTD của các khoản vay có mối quan hệ tương quan. Chính vì sự tương hỗ đó, hợp công rủi ro của từng khoản vay không phải là rủi ro của danh mục bao gồm các khoản vay đó. Do vậy, đa dạng hóa, chẳng hạn trải đều dư nợ ngân hàng vào các ngành khác nhau, khu vực địa lý khác nhau góp phần làm giảm rủi ro toàn hàng. Ngược lại, tập trung tín dụng quá lớn vào một số ngành sẽ tăng nguy cơ RRTD. Nói cách khác, việc quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục là cần thiết, nhằm (i) hạn chế rủi ro tập trung tín dụng và (ii) tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ danh mục tài sản có của ngân hàng dựa trên mối tương quan giữa các ngành. Để tăng cường quản trị rủi ro theo cấp độ danh mục, các nội dung sau cần được thực hiện: - Xác định danh mục ngành hàng cần quản trị: Một cách tối ưu, toàn bộ dư nợ của ngân hàng cần được phân loại vào các ngành hàng khác nhau. Các ngành được phân chia phải đáp ứng điều kiện (i) tiêu biểu cho dư nợ tại ngân hàng; (ii) mang tính đại diện cho các cấp độ rủi ro khác nhau. - Xác định hạn mức cho từng ngành hàng: Việc xây dựng hạn mức ngành trước hết phải dựa trên những báo cáo phân tích rủi ro ngành. Hiện tại, bộ phận quản trị rủi ro của VietinBank cũng đã thực hiện phân tích một số ngành hàng tiêu biểu theo định kỳ hàng năm chẳng hạn: bất động sản, cho vay kinh doanh thép, cho vay thủy hải sản... Tuy nhiên, một số bất cập vẫn tồn tại như (i) chỉ một số ngành hàng được phân tích chứ không phải toàn bộ các ngành hàng trên danh mục dư nợ của ngân hàng; (ii) các phân tích mới chỉ đưa ra những cảnh báo của riêng từng ngành chứ chưa được phân tích trên mối tương quan với những ngành khác trong danh mục; 159 (iii) hạn mức cụ thể của từng ngành chưa được xác định rõ. Do đó, vấn đề là cần thiết phải có bộ phận chuyên nghiên cứu ngành trong khối rủi ro để có thể đưa ra những báo cáo phân tích cho toàn bộ ngành trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trên cơ sở đó, hạn mức tín dụng, tỷ trọng của từng ngành trong toàn bộ danh mục cần thiết phải được thiết lập. Việc phân tích và thiết lập hạn mức này được thực hiện hàng năm. Song, trong trường hợp thị trường có những biến động lớn, cần thiết phải có những phân tích và đưa ra những khuyến nghị kịp thời về việc mở rộng hoặc thu hẹp dư nợ của các ngành. - Việc quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục nói trên giúp ngân hàng có thể lập được những báo cáo rủi ro, lợi nhuận và tổn thất của danh mục tín dụng trên quy mô toàn hàng, từ đó kịp thời đưa ra những giải pháp thích hợp như mở rộng quy mô sản phẩm trên một khu vực địa lý nếu dòng sản phẩm đó mang lại lợi nhuận cao, rủi ro ở mức độ chấp nhận được. Sử dụng các sản phẩm phái sinh: - Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Nếu ngân hàng lo lắng về chất lượng tín dụng của khoản vay trị giá lớn mới được thực hiện, ngân hàng có thể ký hợp đồng quyền chọn tín dụng với một tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ đồng ý thanh toán toàn bộ khoản vay nếu như khoản vay này giảm giá đáng kể hoặc không thể thanh toán như dự tính. Nếu như khách hàng vay vốn trả nợ đầy đủ như kế hoạch, ngân hàng sẽ thu lại được những khoản thanh toán như dự tính và hợp đồng quyền chọn sẽ không được sử dụng và ngân hàng chấp nhận mất phí quyền chọn. - Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu Ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế rơi vào các điều kiện khó khăn. Nguyên lý là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng. Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện bảo hiểm trên cơ sở mua quyền chọn bán trái phiếu nếu nhận thấy tình trạng kinh tế bất lợi cho các khoản vay. - Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập Sự hoán đổi này trao đổi các khoản thanh toán của hai bên - các khoản thanh toán thực sự giữa hai bên bằng số chênh lệch ròng của các khoản thanh toán tương ứng. Người mua bảo hiểm chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ có nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Các nhà quản trị rủi ro rất quan tâm đến tỷ lệ vỡ nợ của 160 chúng trong tương lai thường bởi những thay đổi của mức độ tín nhiệm. Người bán bảo hiểm chi trả dựa vào thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ, trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả của việc mua bảo hiểm này là người mua bảo hiểm được hưởng dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro. Rủi ro của người mua bảo hiểm giảm chủ yếu là khoản tổn thất do sự suy yếu của người đi vay chứ không phải việc thu hồi từ những khoản vay mất khả năng thanh toán. - Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng Ngân hàng có thể mua bảo hiểm (bán khoản vay) đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kỳ theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên mệnh giá các khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra, ví dụ như người vay vỡ nợ, người bán bảo hiểm chi trả một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất đã được bảo hiểm. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào. Mua bảo hiểm tín dụng: Tương tự như công cụ Hoán đổi tín dụng, Hiện nay một số công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đã triển khai loại hình bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng có thể bán cho ngân hàng hoặc người đi vay tuy nhiên người thụ hưởng là ngân hàng - người cho vay. Theo đó, người thụ hưởng (ngân hàng) sẽ được các công ty bảo hiểm thanh toán nợ gốc (hoặc cả lãi) trong trường hợp người đi vay vì lí do bất khả kháng không thể thanh toán các khoản vay (chết hoặc mất khả năng lao động). Đối với VietinBank cần xây dựng một số sản phẩm tín dụng yêu cầu khách hàng hoặc bản thân VietinBank đàm phán với bên cung cấp bảo hiểm tín dụng để đảm bảo an toàn hơn cho khoản vay, tuy nhiên cần cân nhắc đến khoản phí bảo hiểm tín dụng phải chi trả cho công ty bảo hiểm. Trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định - Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện phân loại tài sản Có, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động tín dụng nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng. - Việc phân loại tài sản Có, trích lập dự phòng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của NHNN mà hiện nay là Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013. - Về dài hạn, ngân hàng phải xây dựng chính sách trích lập dự phòng và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và trả nợ của khách hàng và tình hình tài chính của ngân hàng. Cách làm này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng tổn thất, rủi ro của hoạt động ngân hàng vì nó phản ánh chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp ngân hàng đối phó kịp thời với rủi ro. 161 Nhìn chung, hệ thống xếp hạng theo hai tiêu chí thường tốt hơn so với hệ thống một tiêu chí bởi vì bằng cách đánh giá một cách riêng rẽ PD và LGD, hệ thống hai tiêu chí có thể nâng cao được hiệu quả truyền đạt thông tin về rủi ro, giảm bớt xu hướng xếp hạng chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo, thúc đẩy sự phát triển của các công cụ xếp hạng để hỗ trợ trong quá trình xếp hạng rủi ro, phù hợp hơn với các kỹ thuật phân bổ vốn, dự phòng vốn và định giá tín dụng đưa vào rủi ro sẽ được phát triển sau này và tăng sự tương thích giữa mức xếp hạng nội bộ và mức xếp hạng bên ngoài do các công ty xếp hạng đã có kinh nghiệm đưa ra. 3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng Kiểm soát RRTD là một nội dung của quản trị RRTD được thực hiện song song với hoạt động quản trị rủi ro nhằm mục tiêu: (i) phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động ngân hàng (ii) đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong ngân hàng đều tuân thủ các quy định của pháp luật, tuân thủ và thực hiện các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng phải theo dõi, kiểm soát RRTD đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục cấp tín dụng, phải có hệ thống theo dõi, kiểm soát chất lượng của danh mục tín dụng hàng ngày và thực hiện các biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm gồm: - Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản cấp tín dụng; - Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; - So sánh mức RRTD thực tế với giới hạn, hạn mức cấp tín dụng của quy định pháp luật và giới hạn, hạn mức cấp tín dụng do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, ngân hàng phê duyệt. Kiểm soát RRTD bao gồm kiểm soát trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Tham gia quá trình này, cần có cơ quan Thanh tra NHNN và bộ phận kiểm soát của ngân hàng (bao gồm có bộ phận kiểm soát, kiểm tra nội bộ, quản trị tín dụng), ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài như các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trường. Một cách rõ ràng, giám sát quản trị rủi ro là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo chất lượng quản trị RRTD. Do vậy, cần thiết phải tăng cường vai trò giám sát của bộ phận quản trị rủi ro. Đối với cơ cấu tổ chức của VietinBank hiện nay đó chính là Ban kiểm toán nội bộ. 162 Ban kiểm toán nội bộ ngoài công việc truyền thống là kiểm toán nội bộ đối với các HĐKD, cần thiết phải đánh giá được chất lượng của quản trị RRTD, hiệu quả công tác của cán bộ rủi ro và khối rủi ro nói chung. Kiểm toán nội bộ phải thường xuyên rà soát, đánh giá độc lập sự phù hợp và hiệu quả của hệ thống quản trị RRTD. Việc rà soát của kiểm toán nội bộ phải đảm bảo: - Thực hiện trên cơ sở thông tin cập nhật nhất về tình hình tài chính và môi trường kinh doanh của khách hàng, các giao dịch trên tài khoản của khách hàng; - Đánh giá tác động của các ngoại lệ trong quản trị tín dụng đối với khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng; Việc rà soát các khoản cấp tín dụng phải được thực hiện tối thiểu một năm một lần hoặc với tần suất nhiều hơn đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề. Việc rà soát phải tối thiểu gồm: - Quy trình quản trị tín dụng; - Mức độ chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; - Mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro; - Chất lượng tín dụng của danh mục cấp tín dụng. - Mức độ phù hợp và hiệu quả của các chính sách tín dụng, quy trình phê duyệt tín dụng và quản trị RRTD; - Chất lượng thẩm định tín dụng; - Mức độ hiệu quả, kịp thời và chính xác của việc thực hiện phân loại và xếp hạng rủi ro; - Công tác quản trị tài sản bảo đảm và mức độ đầy đủ của tài sản bảo đảm; - Tình hình thực hiện yêu cầu phân tách chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả của việc phân tách đó; - Mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro; - Mức độ tuân thủ của hoạt động quản trị RRTD với chiến lược quản trị rủi ro của ngân hàng; - Mức độ tuân thủ của ngân hàng với các quy định của pháp luật có liên quan, các quy định nội bộ; - Các trường hợp ngoại lệ, không tuân thủ; - Khuyến nghị và kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện khuyến nghị. Trên cơ sở đó, các báo cáo cảnh báo, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị RRTD được xây dựng và thảo luận với trưởng khối rủi ro và được đệ trình lên Hội đồng quản trị, Ban điều hành của ngân hàng để có những quyết sách đúng đắn. 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 163 3.3.1 Đối với Nhà nước Thứ nhất, không ngừng thực hiện các giải pháp nhằm ổn định môi trường kinh tế - chính trị - xã hội Đảm bảo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định giúp các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác có được sự yên tâm trong hoạt động, đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ đó tạo điều kiện phát triển và đảm bảo tính ổn định bền vững của nền kinh tế, giúp doanh nghiệp có khả năng thanh toán vốn vay, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, chính việc bất ổn của môi trường kinh tế - chính trị - xã hội lại gây khó khăn cho doanh nghiệp trong HĐKD của mình, dẫn tới khả năng doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay, chính từ đó lại càng làm cho nền kinh tế - chính trị - xã hội thêm bất ổn. Về mặt kinh tế, nền kinh tế thế giới hiện nay còn đang trong giai đoạn khó khăn, chưa phục hồi. Chính điều này đã ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế Việt Nam, hiện nay nền kinh tế Việt Nam cũng chưa phục hồi kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2008. Với tỷ lệ lạm phát tương đối cao và tốc độ tăng trưởng khiêm tốn kể từ sau năm 2008 tới nay đã dần được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều điểm đáng quan ngại. Ngoài ra, trong những năm gần đây với các hoạt động khiêu khích, xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc cũng đã khiến nền kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ mà đặc biệt là sự sụt giảm của thị trường chứng khoản kể tử thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển của Việt Nam. Cũng chính bởi những bất ổn như trên mà nền nông nghiệp của Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn nhất định. Bởi nhìn chung kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm một tỷ trọng rất lớn, cụ thể Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2013 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 50,2 tỷ USD tăng 21,9% so với năm 2012, trong đó Việt Nam xuất khẩu 13,2 tỷ USD tăng 7,03%, nhập khẩu đạt 36,9 tỷ USD tăng 28,3%. Bên cạnh đó, các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản phần lớn được xuất khẩu sang Trung Quốc. Chính vì việc tập trung lớn vào một thị trường như vậy nên dù một biến cố rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam nói chung và lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra trong bối cảnh hiện nay là nhà nước không ngừng thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho hoạt động nông nghiệp nông thôn, mở rộng các thị trường xuất nhập khẩu tránh tình trạng lệ thuộc vào một số quốc gia nhất định dẫn tới rủi ro cao khi có biến cố xảy ra. Ngoài ra cũng cần thực hiện các biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, các chính sách tiền tệ linh hoạt, giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. 164 Về mặt chính trị - xã hội, trong những năm gần đây với nhiều biến cố bất ổn về mặt chính trị xã hội trên thế giới đã cho thấy rằng sự cấp thiết không ngừng nỗ lực để đảm bảo ổn định về mặt chính trị xã hội. Bên cạnh đó, ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng gặp không ít những biến cố gây bất ổn về chính trị xã hội, song Đảng và Nhà nước ta đã rất khéo léo, kiên trì và nỗ lực thực hiện những biện pháp ngoại giao và bảo vệ chủ quyền khéo léo, mềm dẻo trước những hành động xâm phạm chủ quyền của nước làng giềng. Chính vì thế, dù gặp các rất nhiều các biến cố lớn nhỏ bởi nhiều yếu tố xong nền chính trị - xã hội Việt Nam vẫn luôn duy trì được tính ổn định, bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau phát triển. Chính bởi như vậy, Đảng, Nhà nước và Chính phủ không ngừng duy trì và thực hiện các biện pháp khác nhau nhằm đảm bảo ổn định nền chính trị xã hội. Thứ hai, không ngừng nỗ lực nhằm hoàn thiện và ổn định hóa môi trường pháp lý Hiện nay, môi trường pháp lý về mọi mặt nói chung và trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng nói riêng đều chưa hoàn thiện và ổn định. Nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu sự hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho các đối tượng nói chung và tổ chức tín dụng, ngân hàng và các đối tượng liên quan nói riêng. Bên cạnh đó, chính vì đang trong quá trình không ngừng đổi mới và hoàn thiện nên các chính sách pháp lý của Việt Nam không chỉ trong lĩnh vực tài - chính ngân hàng đều thường xuyên thay đổi, cập nhật, sửa đổi bổ sung gây nhiều khó khăn cho các đơn vị trong việc áp dụng. Ngoài ra, nhiều sự thay đổi diễn ra chóng vánh khi có những thông tư, nghị định chỉ vừa ban hành được một vài tháng đã lại được sửa đổi, bổ sung gây bối rối cho đơn vị áp dụng. Chính vì thế, Chính phủ không ngừng hoàn thiện nhưng phải đi đôi với việc đảm bảo ổn định cho môi trường pháp lý, tránh việc thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp. 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Trong những năm gần đây, ngân hàng Nhà nước Việt Nam không ngững đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng như tăng cường năng lực quản trị RRTD của các ngân hàng. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa những vấn đề này, ngân hàng Nhà nước cần thực hiện một số biện pháp nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách của mình theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng cường khả năng quản trị rủi ro và giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, cụ thể; - Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 02/2013/TT-NHNH về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong đó đã đề cập tới việc phân loại tài sản có theo phương pháp định tính, 165 căn cứ vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của bản thân các ngân hàng. Tuy nhiên việc phân loại nợ theo phương pháp này chưa được áp dụng phổ biến tại các ngân hàng trong khi đó, đây lại là một phương pháp khá tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế bởi nó đã thực hiện phân loại nợ căn cứ vào nhiều chỉ tiêu định lượng cũng như định tính phản ánh toàn diện tình hình doanh nghiệp, đơn vị đi vay. Do đó, Ngân hàng Nhà nước không ngừng hoàn thiện thông tư này và đặc biệt là điều 11 về phân loại tài sản có dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng. Có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho các ngân hàng thực hiện. - Ngân hàng cần xây dựng chính sách về quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng nhà nước trong đó có Vietinbank để có hiệu quả hoạt động cao. Tránh tình trạng các vị trí nhân sự chủ chốt bị bỏ trống lâu ngày ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng đồng thời cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản trị RRTD của Vietinbank nói riêng. - Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng không ngừng nâng cao chất lượng công tác dự báo, công tác hoạch định chiến lược, cung cấp cho các TCTD hay giúp cho các TCTD có cơ sở để dự báo thực tế các diễn biến phục vụ cho HĐKD của mình, cũng như phòng ngừa RRTD có khả năng xảy ra. - Không ngừng củng cố, hoàn thiện và phát triển Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), nhằm đảm bảo cho các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể khai thác thông tin một cách thuận lợi, dễ dàng, đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất. Hệ thống thông tin RRTD phải được xây dựng để đảm bảo cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về hoạt động tín dụng một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác và thường xuyên cập nhật nhằm giúp cho cấp lãnh đạo ngân hàng quản trị có hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế tổn thất do tình trạng thiếu thông tin. Hệ thống thông tin tín dụng được chia làm 2 loại: (i) các thông tin có tính vĩ mô định hướng: môi trường kinh tế, chính sách kinh tế của Nhà nước, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; (ii) các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng như: báo cáo thực trạng tín dụng, dự báo xu hướng phát triển, phân tích và báo cáo xu hướng tín dụng, các báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng. Đối với các thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động quản trị điều hành tín dụng của ngân hàng, yêu cầu của thông tin bao gồm: Cung cấp các thông tin cho các cấp quản trị để thực hiện vai trò giám sát, đánh giá ngay và chính xác mức độ RRTD và xác định việc thực hiện các chiến lược quản trị RRTD của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 166 Cảnh báo kịp thời cho Ban điều hành khi mức độ RRTD tăng gần với các giới hạn, hạn mức RRTD để có biện pháp xử lý đảm bảo không vượt quá các giới hạn, hạn mức RRTD. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về mức độ RRTD của một khách hàng và người có liên quan và các ngoại lệ về giới hạn, hạn mức RRTD. Tình hình RRTD phải được đánh giá định kỳ đến Hội đồng tín dụng và Ban điều hành ngân hàng như: Báo cáo về tình hình tập trung tín dụng, những vấn đề trong danh mục tín dụng chỉ ra những khoản tín dụng có vấn đề, những thay đổi bất lợi của nền kinh tế. Xây dựng hệ thống công bố thông tin. Ủy ban Basel cũng có văn bản trình bày hướng dẫn về việc công bố thông tin về RRTD tại tổ chức hoạt động của ngân hàng và thảo luận các nhu cầu thông tin giám sát có liên quan. Sáng kiến này cũng là một phần trong công việc của Ủy ban nhằm tăng cường tính minh bạch của ngân hàng và kỷ luật thị trường bằng cách khuyến khích các ngân hàng cung cấp cho các bên tham gia thị trường và công chúng những thông tin về tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động, các HĐKD và rủi ro của một ngân hàng. Theo báo cáo này thông tin về RRTD phải: (i) phù hợp và kịp thời, (ii) đáng tin cậy, (iii) so sánh độc, (iv) quan trọng, (v) toàn diện, (vi) không độc quyền. 3.3.3 Đối với Ủy ban giám sát tài chính quốc gia Chuẩn hóa chế độ công khai thông tin của các định chế tài chính. Để có nguồn thông tin phục vụ cho giám sát, Ủy ban thu thập thông tin thông qua 3 kênh chủ yếu: đề nghị các định chế tài chính báo cáo trực tiếp cho Ủy ban theo mẫu biểu của Ủy ban, đề nghị các Bộ ngành liên quan báo cáo theo kênh của các cơ quan báo cáo cho nhau và khai thác các kênh thông tin quốc tế, nối mạng với các tổ chức tài chính, các cơ quan giám sát quốc tế để tính tình cung cấp được rộng hơn và tiếp cận với tình hình Việt Nam từ bên ngoài. Vì vậy, tính chuẩn hóa trong chế độ công khai thông tin sẽ giúp cho Ủy ban có đầy đủ nguồn thông tin phục vụ cho quá trình phân tích dự báo. Cho phép Ủy ban quyền điều tra, thanh tra, cưỡng chế thực thi đối với hành vi vi phạm trong hoạt động và công bố thông tin. Trong điều kiện thị trường tài chính - ngân hàng chưa đảm bảo thông tin minh bạch, lợi dụng điều này, nhiều tổ chức, cá nhân tung tin không trung thực gây nhiễu loạn thị trường, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thị trường tài chính. Nếu công bố thông tin không trung thực gây tác động xấu đến thị trường sẽ bị phạt nặng, trong đó, có tính đến việc đình chỉ, đóng cửa hoạt động. Kịp thời công bố những cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn an ninh tài chính. Trên cơ sở các thông tin nhận được từ các kênh, báo cáo và thông qua công tác phân tích, dự báo, uỷ ban cần công bố kịp thời các cảnh báo và các nguy cơ gây mất an toàn anh ninh tài chính 167 quốc gia, các cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại, trên cơ sở các cảnh báo đó, các NHTM cần điều chỉnh trong HĐKD của mình. Việc bùng nổ HĐKD trên thị trường chứng khoán giai đoạn 2007-2008 nếu được cảnh báo kịp thời sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại tránh được các khoản nợ xấu từ hoạt động cầm cố chứng khoán, cho vay chứng khoán hay cho vay các sản phẩm liên quan như bất động sản trong giai đoạn này. 168 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trên cơ sở định hướng phát triển HĐKD, định hướng triển khai quản trị RRTD tại Vietinbank trong thời gian tới, chương 3 của luận án, NCS đã đề xuất một hệ thống các giải pháp dựa trên cơ sở các lập luận khoa học, bám sát khả năng thực hiện tại Vietinbank và chủ trương của NHNN. Đồng thời NCS đã đề xuất các kiến nghị với Chính Phủ, NHNN nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi cũng như hỗ trợ Vietinbank trong quá trình triển khai thực hiện để đảm bảo tính khả thi của giải pháp. 169 KẾT LUẬN Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của các NHTM nói chung và VietinBank nói riêng, với thu nhập từ hoạt động tín dụng thường chiếm từ 80% - 85% tổng thu nhập của ngân hàng. Do đó rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng có thể gây hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân ngân hàng thương mại mà còn đối với cả nền kinh tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt nam” làm đề tài luận án tiến sĩ. Luận án đã tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở lí luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng cụ thể: - Luận án đã hoàn thiện, đổi mới những vấn đề lý luận cơ bản như phương pháp đo lường RRTD, bổ sung nội dung quản trị RRTD trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế, các mô hình quản trị RRTD tiên tiến, vận dụng sáng tạo những nguyên tắc quản trị RRTD của hiệp ước Basel 2 - Sử dụng mô hình, phương pháp phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD có nhiều ưu điểm hơn so với các công trình đã công bố - Đề xuất các giải pháp mới, nội dung tiên tiến, hiện đại nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại VietinBank đến năm 2030 như: Hoàn thiện mô hình quản trị RRTD, Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị RRTD và xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, thiết lập mô hình đo lường RRTD Tác giả xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Đinh Xuân Hạng - cán bô hướng dẫn khoa học của NCS, cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể các thầy cô giáo bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng - Học viện Tài chính, cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học - Học viện Tài chính đã nhiệt tình hướng dẫn cho tác giả hoàn thành tốt nội dung luận án này. 170 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Tuấn Anh (2012) “Quản trị RRTD của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội. 2. Nguyễn Thị Vân Anh (2014), Hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân hàng thông qua áp dụng Basel 2- Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, số 20- tháng 10/2014 trang 36-39 3. Chính phủ, Quyết định số 254/QĐ- TTg ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án cơ cấu lại các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015. 4. Chính phủ, Nghị quyết số 01/NQ-CP ban hành ngày 03/01/2012, Về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. 5. Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà nội 6. Lê Thị Huyền Diệu (2010). Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý RRTD tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng. 7. Nguyễn Thùy Dương (2012), Quản lý danh mục cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng Hà nội 8. Nguyễn Như Dương (2017). Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 7 (168) - 2017 (trang 26-29). 9. Nguyễn Như Dương (2017). Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng từ Ngân hàng ANZ, Tạp chí Tài chính, kỳ 2 số tháng 12 (671) - 2017 (trang 46-47). 10. Nguyễn Như Dương (2018). Ứng phó rủi ro tín dụng 2011 - 2017 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, số 11 (184) - 2018 (trang 68-71). 11. Nguyễn Thị Thu Đông (2012). Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 12. Trần Đình Định (2008). Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 171 13. Chu Thị Hương Giang (2012), Ứng dụng Hiệp ước Basel 2 vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế TP Hồ chí minh 14. Phan Thị Thu Hà (2009). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 15. PGS.TS Đinh Xuân Hạng, ThS Nguyễn Văn Lộc (2012), Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội. 16. Phạm Xuân Hòe (2006). Giải pháp nâng cao năng lực quản trị RRTD của Ngân hàng Công thương Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, 17. Đặng Vũ Hùng (2013). Quản trị rủi ro trong cho vay lại vốn ODA của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính 18. Nguyễn Cảnh Hiệp (2013). Quản trị RRTD đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính 19. Nguyễn Quang Hiện (2016), Quản trị RRTD tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội" Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính 20. Ths. Lê Văn Hinh, TS Đào Minh Phúc (2012), Hệ thống kiểm soát nội bộ gắn với quản lý rủi ro tại các NHTM Việt nam trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Ngân hàng số 24 - tháng 12/2012, trang 20-26) 21. TS Trần Công Hòa và Ths. Đỗ Thị Trà Linh, Xử lý rủi ro bằng biện pháp chuyển vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần- đôi điều bàn luận và khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 24- tháng 12/2012 trang 31-35 22. Mc Kinsey (2010). Tài liệu tư vấn Chiến lược VietinBank giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội. 23. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội. 24. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013). Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Hà nội 25. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005). Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội. 26. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2012). Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2011 đã được kiểm toán, Hà Nội. 27. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2013). Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 đã được kiểm toán, Hà Nội. 172 28. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2014). Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 đã được kiểm toán, Hà Nội. 29. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2015). Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 đã được kiểm toán, Hà Nội. 30. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2016). Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 đã được kiểm toán, Hà Nội. 31. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2017). Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 đã được kiểm toán, Hà Nội. 32. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (2018). Báo cáo tài chính năm 2017 chưa được kiểm toán, Hà Nội. 33. ThS Võ Thị Hoàng Nhi, Xây dựng mô hình 3 lớp phòng vệ trong cấu trúc quản trị rủi ro của các NHTM Việt nam, Tạp chí Ngân hàng số 16- tháng 8/2014 trang 21-27 34. Peters. Rose (1998). Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội. 35. Nguyễn Thị Hoài Phương ( 2012), Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế quốc dân, Hà nội 36. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật các Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010. 37. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010). Luật Ngân hàng Nhà nước, Số 46/2010/QH12 ngày 16/06/2010. 38. Trần Thị Việt Thạch (2016), Quản trị RRTD theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam" Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Tài chính 39. Nguyễn Hữu Thủy (1996). Những giải pháp chủ yếu hạn chế RRTD ngân hàng thương mại nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 40. Lê Thị Hiệp Thương (1996). Các biện pháp của ngân hàng thương mại nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 41. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội. 42. Nguyễn Đức Trung (2012), Đảm bảo an toàn hệ thống NHTM Việt nam trên cơ sở áp dụng Hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà nội 173 43. Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Bộ Tài chính Trung Quốc (2013), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu trong hệ thống tài chính Trung quốc và Bài học cho Việt nam, Trường bồi dưỡng cán bộ Tài chính. 44. Nguyễn Anh Tuấn (2012), Quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM Việt nam theo Hiệp ước Basel, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Ngoại thương, Hà nội 45. Nguyễn Đức Tú (2012). Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. 46. Lê Thanh Tùng”Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng trong quản trị RRTD theo Basel 2, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 15- năm 2014, trang 18- 21 * Tài liệu nước ngoài 47. Allan Wilet (1951). The Economic Theory of Risk and Insurance, Philadelphia, University of Pennsylvania Press, USA. 48. ANZ, Consolidated annual Report (2006 - 2016). 49. Basel Committee on Banking Supervision (2004). Bassel II, 50. Capgemini and Efma (2012). the 2012 World Retail Banking Report. 51. Christopher H. Hause, James W. Mann, Shaun Norris (2005). Current Trends In Distribution Channels: Where Are BanksHeaded. 52. Basel Committee on Banking Supervision (2000). Principles for the management of Credit Risk, BIS, Basel, Switzerland. 53. Basel Committee on Banking Supervision (2006). Internatinal Convergence of Capital Measurement and Capital Standards - Revised Framework - Comprehensive Version, BIS, Basel, Switzerland. 54. Basel Committee on Banking Supervision (2006). The IRB Use Test: Background and Implementation, Basel Committee Newsletter No.9. 55. Hongkong Monetary Authority (2006). The use test for internal ratings-based approaches under Basel II, Hongkong Monetary Authority Quarterly Bulletin (December 2006). 56. Bernd E. & Robert R. (2010). The Basel II Risk Parameters - Estimation, Validation, Stress Tesing with Applications to Loan Risk Management, Springer. 57. Dictionary of Banking, Christian Frey (1998). 58. Delloite (2009).There is a future for Bank branches? 59. Frances X.Frei, Patrick T.Harker, Larry W. Hunter (1998). Innovation in Retail Banking. 174 60. IDF-ADFIAP (2001). Principles and practice of development banks,Volum I, ADFIAP. 61. IDF-ADFIAP (2002). Principles and practice of development banks, Volum II, ADFIAP. 62. John J.Hamton (2009). Fundamentals of Enterprise risk management, Amacom, USA. 63. Korea Republic (1999). KBD Act (amended). 64. Manabu Tsurutani (2008). Moving forward: Retail Banking gain ground, Vietnam Financial Review ngày 9/4/2008 65. Niels Peter Mols, Per Nikolaj D. Bukh, Jørn Flohr Nielsen (1999). Distribution channel strategies in Danish retail banking. 66. Risk Management in Banking của Josel Basis (1998). 67. PwC’ Report (2012). Lessons from the U.S. Retail Banking industry. 68. World Bank (2010 -2016). Taking Stock, An Update on VietNam’s economic developments and reforms, Report for Consultative Group meeting for VietNam. 175 PHỤ LỤC 2.1 MẤU PHIẾU KHẢO SÁT VỀ KIỂM SOÁT RRTD TẠI CÁC CHI NHÁNH CỦA VIETINBANK Kính gửi: Quí Ông/Bà NCS Nguyễn Như Dương xin gửi tới Quí Ông/Bà phiếu khảo sát về kiểm soát RRTD tại các Chi nhánh trong hệ thống VietinBank. Mục đích khảo sát để đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD phục vụ cho nghiên cứu và đề xuất việc hoàn thiện các chính sách và giải pháp quản trị RRTD tại VietinBank NCS rất mong nhận được thông tin phản hồi của Quí Ông/Bà bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. NCS đảm bảo rằng các thông tin trên phiếu chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. 1. Đánh giá của Ông/Bà về cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh hiện nay? Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý Rất không hợp lý Không quan tâm 2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh là: Tìm kiếm khách hàng Giao dịch, hướng dẫn khách hàng Hoàn thiện hồ sơ tín dụng Thẩm định tín dụng Thu nợ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn Xử lý nợ quá hạn Tất cả các nhiệm vụ kể trên Ý kiến khác 3. Ông/Bà đánh giá thế nào về tầm quan trọng của quản trị RRTD tại Chi nhánh? Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Đặc biệt quan trọng 4. Đánh giá của Ông/Bà về chất lượng tín dụng tại Chi nhánh hiện nay? Không quan tâm Rất tốt Tốt Thấp Rất thấp 5. Đánh giá của Ông/Bà về qui trình cấp tín dụng hiện nay tại Chi nhánh? Rất không hợp lý Không hợp lý Tương đối hợp lý Hợp lý Rất hợp lý 6. Ông/Bà đánh giá thế nào về mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ QHKH tại chi nhánh? Rất không tuân thủ Không tuân thủ Tương đối tuân thủ Tuân thủ 176 Rất tuân thủ 7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH là: Giao tiếp, thuyết trình Phân tích, dự báo Kiểm tra, giám sát Làm việc nhóm Tất cả các kỹ năng trên Ý kiến khác.. 8. Tại Chi nhánh, đánh giá năng lực tài chính của khách hàng vay dựa vào các báo cáo: Báo cáo tài chính đã kiểm toán Báo cáo tài chính chưa kiểm toán Báo cáo của cơ quan Thuế Báo cáo các cơ quan thanh tra Ý kiến khác (ghi rõ các báo cáo khác chi nhánh có sử dụng) 9. Đánh giá của Ông/Bà về vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát RRTD? Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Khá quan trọng Rất quan trọng 10. Tại Chi nhánh, Cán bộ QHKH nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu bằng cách nào? Đào tạo tập trung Đào tạo online Tự đào tạo Kèm cặp tại Chi nhánh (huấn luyện và học hỏi từ người đồng cấp) Ý kiến khác.. 11. Ông/Bà đánh giá như thế nào về đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh? Không quan tâm Rất tốt Tốt Chưa tốt Đáng báo động 12. Theo Ông/Bà, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh: Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 13. Khi thẩm định tín dụng, yếu tố “tư cách” của khách hàng vay được đánh giá là: Rất không quan trọng Không quan trọng Quan trọng Rất quan trọng Đặc biệt quan trọng 14. Ông/Bà đánh giá hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh? Không quan tâm Rất không hiệu quả Không hiệu quả Hiệu quả 177 Rất hiệu quả 15. KT-KSNB tại Chi nhánh được thực hiện như thế nào? Kiểm tra trực tiếp hàng ngày Giám sát từ xa hàng ngày Giám sát từ xa định kỳ Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ Kết hợp các hình thức trên Ý kiến khác .. 16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh là: Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức tín dụng được phê duyệt Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro. 17. Ông/Bà đánh giá điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB là: Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB Có đạo đức nghề nghiệp Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT-KSNB, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao. 18. Theo Ông/Bà, số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh? Quá ít Ít Đủ Nhiều Quá nhiều 19. Theo Ông/Bà khó khăn, thách thức của Chi nhánh khi VietinBank triển khai Basel 2 Không có thách thức Thách thức rất nhỏ Bình thường Có thách thức Thách thức rất lớn 178 PHỤ LỤC 2.2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT NCS đã gửi 280 phiếu khảo sát để khảo sát việc kiểm soát RRTD tại một số chi nhánh của VietinBank. Bao gồm Sở giao dịch, chi nhánh Hà nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Yên Bái, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Nghệ An để có thêm thông tin cho việc đánh giá kiểm soát RRTD tại các chi nhánh VietinBank. Đối tượng khảo sát bao gồm CBTD, cán bộ KT-KSNB và cán bộ quản lý tại 10 chi nhánh được khảo sát. Ngoài ra, NCS thực hiện khảo sát thực tế tại Sở giao dịch và chi nhánh Hà nội, xin ý kiến một số chuyên gia, cán bộ quản lý và CBTD thông qua phỏng vấn trực tiếp, xin ý kiến qua thư điện tử và điện thoại. Số phiếu thu về 266 phiếu, kết hợp với kết quả phỏng vấn, xin ý kiến các chuyên gia và CBTD, NCS tổng hợp kết quả khảo sát như sau: I. Thông tin chung Tên Chi nhánh Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỷ lệ Sở giao dịch 20 20 100% Chi nhánh Hà nội 20 20 100% Chi nhánh Đà Nẵng 20 20 100% Chi nhánh TP HCM 15 15 100% Chi nhánh Phú Thọ 40 40 100% Chi nhánh Hà Tĩnh 35 35 100% Chi nhánh Nghệ An 30 20 66,67% Chi nhánh Hưng yên 20 16 80% Chi nhánh Yên Bái 20 20 100% Chi nhánh Hải Phòng 20 20 100% Chi nhánh Lạng Sơn 20 20 100% Chi nhánh Hải Dương 20 20 100% Tổng cộng 280 266 93% II. Thông tin về Kiểm soát RRTD 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy tín dụng tại Chi nhánh Rất hợp lý 46/266 17,29% Hợp lý 86/266 32,33% Chưa hợp lý 134/266 50,37% Rất không hợp lý 0/266 0% Không quan tâm 0/266 0% 2. Nhiệm vụ của bộ phận Quan hệ khách hàng (QHKH) tại Chi nhánh (1) Tìm kiếm khách hàng 0/266 0% (2) Giao dịch, hướng dẫn KH 0/266 0% (3) Hoàn thiện hồ sơ tín dụng 0/266 0% (4) Thẩm định tín dụng 0/266 0% (5) Thu nợ 0/266 0% (6) Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn 0/266 0% (7) Xử lý nợ quá hạn 0/266 0% (8) Tất cả các nhiệm vụ trên 140/266 52,63% (1), (2), (3), (4), (6), (7) 82/266 30,83% (1), (2), (3), (4), (5), (6) 44/266 16,54% 3. Tầm quan trọng của quản lý RRTD tại Chi nhánh Rất không quan trọng 0/266 0% Không quan trọng 0/266 0% Quan trọng 96/266 36,09% Rất quan trọng 105/266 39,47% Đặc biệt quan trọng 65/266 24,44% 179 4. Chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Không quan tâm 0/266 0% Rất tốt 16/266 6,02% Tốt 114/266 42,86% Thấp 126/266 47,37% Rất thấp 10/266 3,76% 5. Qui trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Rất không hợp lý 0/266 0% Không hợp lý 0/266 0% Tương đối hợp lý 207/266 77,82% Hợp lý 42/266 15,79% Rất hợp lý 17/266 6,39% 6. Mức độ tuân thủ qui trình nghiệp vụ của cán bộ QHKH tại chi nhánh Rất không tuân thủ 0/266 0% Không tuân thủ 4/266 1,50% Tương đối tuân thủ 197/266 74,06% Tuân thủ 45/266 16,92% Rất tuân thủ 20/266 7,52% 7. Kỹ năng nghề nghiệp của bộ phận QHKH Giao tiếp, thuyết trình 0/266 0% Phân tích, dự báo 0/266 0% Kiểm tra, giám sát 0/266 0% Làm việc nhóm 0/266 0% Tất cả các kỹ năng trên 220/266 82,71% Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát 11/266 4,14% Phân tích, dự báo, kiểm tra, giám sát, giao tiếp thuyết trình 35/266 13,16% 8. Cơ sở để thẩm định năng lực tài chính khách hàng Báo cáo tài chính đã kiểm toán 36/266 13,54% Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 34/266 12,78% Báo cáo của cơ quan Thuế 0/266 0% Báo cáo các cơ quan thanh tra 0/266 0% Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa kiểm toán 127/266 47,74% Báo cáo tài chính đã kiểm toán, báo cáo tài chính chưa kiểm toán và báo cáo cơ quan thuế 69/266 25,94% 9. Vai trò của bộ phận QHKH trong việc kiểm soát RRTD Rất không quan trọng 0/266 0% Không quan trọng 0/266 0% Quan trọng 76/266 28,57% Khá quan trọng 119/266 44,74% Rất quan trọng 71/266 26,69% 10. Biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ chủ yếu cho cán bộ tại Chi nhánh Đào tạo tập trung 71/266 26,69% Đào tạo online 0/266 0% Tự đào tạo 40/266 15,04% Kèm cặp tại Chi nhánh 22/266 8,27% Đào tạo tập trung và tự đào tạo 57/266 21,43% Đào tạo tập trung và kèm cặp 36/266 13,53% 180 Đào tạo tập trung, tự đào tạo và kèm cặp 40/266 15,04% 11. Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh Không quan tâm 0/266 0% Rất tốt 21/266 7,89% Tốt 106/266 39,85% Chưa tốt 138/266 51,88% Đáng báo động 1/266 0,38% 12. Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ QHKH tại Chi nhánh Rất kém 0/266 0 Kém 13/266 4,88% Trung bình 136/266 51,13% Tốt 96/266 36,09% Rất tốt 21/266 7,89% 13. Đánh giá yếu tố “tư cách” của khách hàng vay khi thẩm định tín dụng Rất không quan trọng 0/266 0% Không quan trọng 0/266 0% Quan trọng 0/266 0% Rất quan trọng 30/266 11,28% Đặc biệt quan trọng 236/266 88,72% 14. Hiệu quả kiểm tra-kiểm soát nội bộ (KT-KSNB) tại Chi nhánh Không quan tâm 0/266 0% Rất không hiệu quả 0/266 0% Không hiệu quả 157/266 59,02% Hiệu quả 100/266 37,59% Rất hiệu quả 9/266 3,38% 15. Phương pháp KT-KSNB tại Chi nhánh Kiểm tra trực tiếp hàng ngày 0/266 0% Giám sát từ xa hàng ngày 0/266 0% Giám sát từ xa định kỳ 65/266 24,44% Kiểm tra trực tiếp theo định kỳ 140/266 52,63% Kết hợp các hình thức trên 61/266 22,93% 16. Nội dung KT-KSNB hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ và hạn mức tín dụng được phê duyệt 207/266 77,82% Kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro 0/266 0% Chủ yếu là kiểm tra, giám sát việc tuân thủ qui trình nghiệp vụ 34/266 12,78% Chủ yếu là kiểm tra, giám sát các khu vực có nguy cơ rủi ro cao nhằm phát hiện sớm rủi ro 0/266 0% Kết hợp kiểm tra, giám sát tuân thủ và kiểm tra, giám sát trên cơ sở rủi ro 25/266 9,40% 17. Điều kiện cần thiết của cán bộ KT-KSNB Có chuyên môn ở vị trí KT-KSNB 0/266 0% Có đạo đức nghề nghiệp 0/266 0% Có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT- KSNB 0/266 0% 181 Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn ở vị trí KT-KSNB 23/266 8,65% Có đạo đức nghề nghiệp, có kinh nghiệm, chuyên môn ở vị trí KT-KSNB, có khả năng làm việc độc lập với cường độ cao. 243/266 91,35% 18. Số lượng cán bộ KT-KSNB tại Chi nhánh Quá ít 0/266 0% Ít 86/266 32,33% Đủ 172/266 64,66% Nhiều 8/266 3,01% Quá nhiều 0/266 0% 19. Triển khai áp dụng Basel 2 tại VietinBank Không có thách thức 7/266 2,63% Thách thức rất nhỏ 14/266 5,26% Bình thường 21/266 7,89% Có thách thức 114/266 42,88% Thách thức rất lớn 110/266 41,34%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_giai_phap_quan_tri_rui_ro_tin_dung_tai_ngan_hang_thu.pdf
Luận văn liên quan