Luận án Hiệu quả bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của mẹ và trẻ tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN 1. Nghiên cứu so sánh hiệu quả của hai phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ ở 6 tuần và 1 tuần sau sinh là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới triển khai so sánh về thời điểm bổ sung vitamin A. 2. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bộ số liệu về hiệu quả của bổ sung vitamin A liều cao 200.000 IU ở tuần 6 sau sinh- một thời điểm can thiệp phù hợp hơn so với giai đoạn 1 tuần sau sinh, khi các can thiệp hiện nay đang bổ sung vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh. Kết quả của nghiên cứu này đã đóng góp cơ sở lý luận và thực hành cho việc đề xuất một phác đồ can thiệp mới nhằm cải thiện tình trạng vitamin A ở các vùng có tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ cao

doc170 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hiệu quả bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của mẹ và trẻ tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghị bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh với mục đích làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ; Bà mẹ sau sinh cần được sử dụng khẩu phần ăn cân đối, thực phẩm giàu vitamin A. Các khuyến nghị cho thấy, cần có các nghiên cứu sâu hơn về liều lượng và thời điểm bổ sung vitamin A cho phụ nữ có thai, bà mẹ sau đẻ, làm cơ sở đề ra các giải pháp mới trong phòng chống thiếu vitamin A, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong ở bà mẹ và trẻ em phù hợp với điều kiện của từng quốc gia. b).Khuyến nghị bổ sung VA cho trẻ dưới 6 tháng tuổi: Không khuyến khích bổ sung cho trẻ 1-5 tháng tuổi ở mức can thiệp cộng đồng, với mục đích giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong; Hiệu quả của bổ sung VA cho trẻ 1-5 tháng tuổi không thay đổi nhiều theo tình trạng VA của mẹ, bất kể bổ sung là liều đơn hoặc liều đa, theo thời gian khác nhau. Ấn Độ, Indonesia, Peru là những nước châu Á, có điều kiện kinh tế xã hội, mô hình bệnh tật gần giống như Việt Nam, cũng đưa ra những quan điểm về việc cần thay đổi chiến lược can thiệp, phù hợp với tình hình thực tế của các quốc gia [117], [123], [124], [125]. Với thiết kế và kết quả nghiên cứu của chúng tôi đã triển khai từ năm 2010, nhưng hoàn toàn phù hợp với đề xuất của TCYTTG 2011, khi cho rằng cần nghiên cứu về thời điểm và liều bổ sung [117], [118], [119], [120], [121], [122], [125]. Nghiên cứu tại Phú Bình đã lựa chọn thời điểm 6 tuần, nằm trong khoảng thời gian khuyến cáo của TCYTTG 1997 [9]; đồng thời, ngoài thời điểm, chúng tôi còn đề cập đến ảnh hưởng yếu tố nhiễm trùng, có đáp ứng phản ứng viêm [107] sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu và chuyển hóa VA, cũng chính là đề xuất của WHO 2011, khi cho rằng cần tiến hành các hướng nghiên cứu như vậy. Nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành nơi có tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng trẻ nhỏ 6 tháng ở ngưỡng nặng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, đồng thời triển khai kỹ thuật đánh giá khó khăn và phức tạp so với việc xác định vitamin A huyết thanh dễ dàng hơn để thực hiện khảo sát thực địa [111], đó là xác định tình trạng dự trữ vitamin A trong gan, chỉ số nhạy được khuyến nghị sử dụng trong đánh giá tình trạng vitamin A và hiệu quả các can thiệp bổ sung vitamin A [73], [110], do vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần minh chứng về hiệu quả bổ sung vitamin A trong cải thiện tình trạng vitamin A của mẹ và trẻ ở 6 tháng sau sinh, trong khi một số các nghiên cứu khác trước đây chứng minh là không có hiệu quả bởi không thực hiện các kỹ thuật này [13], [14], [47], [41], [48], [49], [50]. Với những phân tích trên, nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của TCYTTG 2011, góp phần minh chứng cho khuyến nghị cần tiếp tục triển khai phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ sau sinh ở những vùng thiếu vitamin A ở mức YNSKCĐ. KẾT LUẬN 1. Tình trạng dinh dưỡng, vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ có thai 26-30 tuần và một số yếu tố liên quan Nghiên cứu trên 424 phụ nữ có thai tại huyện Phú Bình cho thấy: 1.1. Tình trạng dinh dưỡng, thiếu vitamin A và thiếu máu ở phụ nữ có thai: a). Cân nặng trung bình trước khi có thai của đối tượng nghiên cứu là 45,5 kg và ở tuần thai thứ 26-30 là 51,3 kg; Chiều cao trung bình là 152,1cm, chỉ có khoảng 5,5% PNCT có chiều cao dưới 145 cm. Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ trước khi mang thai khá cao (32,4%). b). Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở PNCT ở mức độ nhẹ (9,4%) có YNSKCĐ và khoảng 15,6% nguy cơ thiếu vitamin A tiền lâm sàng. Hàm lượng vitamin A huyết thanh trung bình là 1,39 mmol/L. c) Tỷ lệ thiếu máu của PNCT rất cao là 37,0%, ở ngưỡng nặng YNSKCĐ, trong đó mức độ nhẹ là 26,1%, mức trung bình và nặng là 10,9%. Nồng độ hemoglobin trung bình là 113,8 g/l. 1.2. Một số yếu tố liên quan với tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu ở phụ nữ có thai 26-30 tuần: a) Có liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp với tình trạng thiếu VA-TLS, những phụ nữ mang thai làm ruộng nguy cơ thiếu VA-TLS thấp hơn 0,3 lần so với những PNCT làm nghề khác (p<0,05). b) Yếu tố dân tộc có liên quan đến thiếu máu của PNCT, những PN dân tộc Kinh có nguy cơ thiếu máu thấp hơn 0,48 lần (p<0,05); những người hiểu biết về nguyên nhân thiếu máu cũng có nguy cơ thiếu máu giảm 0,61 lần (p<0,05). 2. Hiệu quả của phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ trong tuần đầu và 6 tuần sau sinh lên tình trạng vitamin A, tình trạng thiếu máu, tình trạng dinh dưỡng của mẹ và trẻ 6 tháng tuổi a). Bổ sung vitamin A liều cao có hiệu quả cải thiện tình trạng vitamin A huyết thanh của cả mẹ và con; có mối tương quan tuyến tính giữa hàm lượng vitamin A của PNCT với tỷ số MRDR của mẹ (p<0,001), hàm lượng vitamin A huyết thanh của trẻ ở cả 2 nhóm nghiên cứu (p<0,01), cũng như tỷ số MRDR của trẻ ở nhóm bổ sung vitamin A 6 tuần sau sinh (p<0,001). b). Bổ sung Vitamin A liều cao 200.000 IU tại thời điểm sau sinh 6 tuần cải thiện tình trạng vitamin A huyết thanh ở mẹ cho bú ≤ 10 lần/ngày (p<0,05); dự trữ vitamin A trong gan ở mẹ cho bú ≤ 10 lần/ngày (p<0,05) và giảm tỷ lệ vitamin A sữa mẹ thấp (p<0,05) ở bà mẹ sau sinh 6 tháng so với nhóm bổ sung vitamin A 1 tuần đầu sau sinh. c). Bổ sung vitamin A liều cao ở thời điểm 6 tuần sau sinh cải thiện tình trạng dự trữ vitamin A trong gan (p<0,01) và tỷ lệ vitamin A trong gan thấp (p<0,05) ở trẻ 6 tháng tuổi, đặc biệt là bú mẹ ≤ 10 lần/ngày (p<0,01) so với nhóm bổ sung 1 tuần đầu sau sinh. d). Không có sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở bà mẹ và trẻ nhỏ sau sinh 6 tháng giữa 2 nhóm bổ sung vitamin A 1 tuần và 6 tuần sau sinh (p>0,05). KHUYẾN NGHỊ Bổ sung vitamin A cho phụ nữ liều cao 200.000 IU tại thời điểm 6 tuần sau sinh là giải pháp ưu việt hơn so với bổ sung ở 1 tuần sau sinh trong cải thiện tình trạng vitamin A mẹ và trẻ; hiệu quả cải thiện đồng thời phụ thuộc nhiều vào việc bú sữa mẹ của trẻ. Do đó, bên cạnh giải pháp nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung vitamin A cho mẹ và trẻ có thể là giải pháp hữu hiệu cần thực hiện ở vùng có tỷ lệ thiếu vitamin A cao ở trẻ nhỏ. Cần tiếp tục những nghiên cứu sâu hơn trong bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, tạo cơ hội bù đắp thiếu hụt vitamin A từ rất sớm cho trẻ. TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN 1. Nghiên cứu so sánh hiệu quả của hai phác đồ bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ ở 6 tuần và 1 tuần sau sinh là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam cũng như trên thế giới triển khai so sánh về thời điểm bổ sung vitamin A. 2. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bộ số liệu về hiệu quả của bổ sung vitamin A liều cao 200.000 IU ở tuần 6 sau sinh- một thời điểm can thiệp phù hợp hơn so với giai đoạn 1 tuần sau sinh, khi các can thiệp hiện nay đang bổ sung vitamin A trong vòng 1 tháng sau sinh. Kết quả của nghiên cứu này đã đóng góp cơ sở lý luận và thực hành cho việc đề xuất một phác đồ can thiệp mới nhằm cải thiện tình trạng vitamin A ở các vùng có tỷ lệ thiếu vitamin A ở trẻ cao TÓM TẮT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng thiếu máu, kiến thức thực hành phòng chống thiếu máu, thiếu sắt của phụ nữ có thai tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học thực hành số 9 (1022) 2016. Tr 82-86. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở phụ nữ có thai và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Dự phòng tập XXVI, số 8 (181) 2016. Tr 85-92. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Xác định một số yếu tố liên quan tới cân nặng sơ sinh dưới 3.000 gr ở trẻ nhỏ, tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Tạp chí Y học dự phòng tập XXVI, số 15 (188) 2016. Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng khẩu phần và mức tiêu thụ thực phẩm của phụ nữ có thai tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. Số 2, tháng 12 năm 2016 (có xác nhận đăng bài của tạp chí). Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Hiệu quả can thiệp bổ sung vitamin A cho bà mẹ một tuần sau sinh tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm, số 5 (2), tháng 11/2016 (đã gửi bài tới tạp chí). Nguyễn Song Tú, Trần Thúy Nga, Frank Wieringa, Lê Danh Tuyên, Hoàng Văn Phương. Thực trạng vitamin A trong sữa mẹ sau sinh 1 tuần và một số yếu tố liên quan tại huyện Phú Bình, Thái Nguyên. Tạp chí nghiên cứu Y học – Đại học Y Hà Nội (đã gửi bài tới tạp chí). Tu Nguyen Song, Frank Wieringa, Nga Tran Thuy, Tuyen Le Danh, Phuong Hoang Van. The effects of retinol supplementation in mothers one week postpartum on breastmilk retinol status (Gửi đăng tạp chí Quốc tế, dự kiến đăng 2017). Abtract tham dự Hội nghị NS. Tu, TT. Nga, MA. Dijkhuizen, J. Berger, H. Friis, and FT. Wieringa. Postpartum high-dose vitamin A supplementation to improve vitamin A status of mother and infant: the role of timming and inflammation. Abtract in Micronutrient Forum 2014. Addis Ababa, Ethiopia. Poster 0252/B068 NS. Tu, LD. Tuyen, MA. Dijkhuizen, J. Berger, H. Friis, and FT. Wieringa. Postpartum high-dose vitamin A supplementation to improve vitamin A status of mother and infant: the role of timming and inflammation. Abtract in 11 Annual Conference 2014, Unite for sight. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Rice AL, Francisco A, Chakraborty J, Kjolhede CL (1998). Maternal vitamin A or beta-carotene supplementation in lactating Bangladesh women benefits mothers and infants but does not prevent subclinical deficiency. The Journal of Nutrition, 129(2): p. 356-365. 2. WHO (2009). Global prevalence of vitamin A deficiency in populations at risk 1995-2005. WHO Global Database on Vitamin A Deficiency. Geneva, World Health Organization. 3. WHO (2011). Serum retinol concentrations for determining the prevalence of vitamin A deficiency in populations. Vitamin and Mineral Nutrition Information System. Geneva, WHO (WHO/NMH/NHD /MNM/11.3. 4. UNICEF (2015). Nutrition: annual results report 2014. New York, NY 10017, USA. 5. West KP Jr, Khatry SK et al (2002). Extent of vitamin A deficiency among preschool children and women of reproductive age. The Journal of Nutrition, 132(9): p. 2857S-2866. 6. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Thị Hương, Phạm Thị Ngần và CS (2010). Thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam, năm 2008. Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 6- số 3+4. 7. Viện Dinh Dưỡng (2015). Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em năm 2014. Hội nghị Công bố kết quả Tổng điều tra vi chất dinh dưỡng tháng 10 năm 2015. 8. Sharma R, Desai S (1992). Vitamin A in pregnancy: a review. Indian J Matern Child Health, 3(2): p. 36-40. 9. WHO, UNICEF, IVACG Task Force (1997). Vitamin A supplements. A guide to their use in the treatment and prevention of vitamin A deficiency and xerophthalmia. 2nd ed. Geneva, WHO. 10. Stoltzfus RJ, Hakimi M, Miller KW, Rasmussen KM and el (1992). High dose vitamin A supplementation of breast-feeding Indonesian Mothers: Effects on the vitamin A status of mother and Infant. The Journal of Nutrition, p. 666-73. 11. StoltzfusR.J, Underwood BA (1995). Breast-milk vitamin A as an indicator of the vitamin A status of women and infants. Bulletin of the World Health Organization, 73(5): p. 703-711. 12. Tanumihardjo SA, Muherdivantiningsih, Dewi Permaesih, Komala, Muhilab (1996). Daily supplements of vitamin A (8000 lU) improve the vitamin A status of lactating Indonesian women. Am J Clin Nutr, (63): p. 32-35. 13. Bahl R, Bhandari N, Wahed MA, Kumar GT, Bhan MK and CS (2002). Vitamin A supplementation of women postpartum and of their infants at immunization afters breast milk retinol and infant vitamin A status. The Journal of Nutrition, p. 3243-7. 14. Ayah RA, Mwaniki DL, Magnussen P and al (2007). The effects of maternal and infant supplementation on vitamin A status: a randomized trial in Kenya. British Journal of Nutrition, 98: p. 422–30. 15. Wieringa FT, West CE, Northrop-Clewes CA, Muhilal (2002). Estimation of the effect of the acute phase response on indicators of micronutrient status in Indonesian infants. J Nutr, 132:3061-3066. 16. van Stuijvenberg ME, Schoeman SE, Nel J, Lombard CJ and al (2015). Serum retinol in post-partum mothers and newborns from an impoverished South African community where liver is frequently eaten and vitamin A deficiency is absent. Matern Child Nutr. doi: 10.1111/mcn.1222. 17. D’AmbrosioDN, Clugston RD, Blaner WS (2011). Vitamin A Metabolism: An Update. Nutrients, p. 3(1): 63-103. 18. Lima MS, Ribeiro PP, Medeiros JM, Silva IF, Medeiros AC and al (2012). Influence of postpartum supplementation with vitamin A on the levels of immunoglobulin A in human colostrum. J Pediatr (Rio J). doi:10.2223/JPED.2162, 88(2): p. 115-8. 19. Palczewski K (2012). Chemistry and biology of vision. J Biol Chem, (287): p. 1612-1619. 20. Sommer A, West K.P (1996). Vitamin A Deficiency: Health, Survival and Vision. Oxford University Press, NewYork, 1996. 21. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn (2007). Khuynh hướng thay đổi bệnh thiếu vitamin A, thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam trong những năm gần đây, một số khuyến nghị mới về biện pháp phòng chống. Tình hình Dinh dưỡng và chiến lược can thiệp ở Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, p. 39-48. 22. Ninh NX, Thissen JP, Maiter D and al (1995). Reduced liver insulin-like growth factor-I gene expression in young zinc-deprived rats is associated with a decrease in liver growth hormone (GH) receptors and serum GH-binding protein. J.Endocrinol, 144: p. 449-456. 23. Sight and Life (2001). Guidebook on vitamin A in Health and Disease. 24. Lietz G, Oxley A, Boesch-Saadatmandi C, Kobayash iD (2012). Importance of β-carotene 15,15'-monooxygenase 1 (BCMO1) and β,β-carotene 9',10'-dioxygenase 2 (BCDO2) in nutrition and health. Mol Nutr Food Res, 56(2): p. 241-250. 25. Berry SD, Davis SR., Beattie EM and al (2009). Mutations in bovine beta-carotene oxygenase affects milk color. Genetics p. 182: 923-926. 26. FAO/WHO/UNU (2004). Human Energy Requirement. in Report of a Joint FAO/WHO/UNU Expert Consultation, Rome. 27. Sommer A, Davidson FR (2002). Assessment and control of vitamin A deficiency: the Annecy Accords. J Nutr, 132: p. 2845S-50S. 28. Cediel G, Olivares M, Brito A, Lòpez de Romaña D, CoriH, La Frano MR (2015). Interpretation of serum retinol data America and the Caribbean. Food and Nutrition Bulletin. 36(2S): p. 98S-108S. 29. Stevens GA, Bennett JE et al (2015). Trends and mortality effects of vitamin A deficiency in children in 138 low-income and middle-income countries between 1991 and 2013: a pooled analysis of population-based surveys. Lancet Glob Health, 3(9):e528-36. doi: 10.1016/S2214-109X(15)00039-X. 30. Akhtar S, AhmedA, Randhawa MA and al (2013). Prevalence of Vitamin A Deficiency in South Asia: Causes, Outcomes, and Possible Remedies. J HEALTH POPUL NUTR, p. 31(4):413-423. 31. Abrha T, Girma Y, Haile K, Hailu M, Hailemariam M (2016). Prevalence and associated factors of clinical manifestations of vitamin a deficiency among preschool children in asgede-tsimbla rural district, north Ethiopia, a community based cross sectional study. Arch Public Health. doi: 10.1186/s13690-016-0122-3, 14: p. 74:4. 32. Pajuelo J, Miranda M, Zamora R (2015). Prevalence of vitamin A deficiency and anemia in children under five years of age in Peru. Rev Peru Med Exp Salud Publica, 32(2): p. 245-51. 33. Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2007). Tình hình thiếu vitamin A, thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 6 tỉnh đại diện Việt Nam, năm 2006. Tạp chí y tế công cộng, số 8: p. 17-21. 34. Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Xuân Ninh (2003). Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ở Việt Nam có nguy cơ cao bị thiếu vitamin A. Tạp chí y học thực hành, 3(445): p. 28-31. 35. Cao Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Ninh, Hoàng Khải Lập (2003). Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu vitamin A và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 5-8 tháng tuổi thuộc huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Tạp chí y học Việt Nam (288,289) 9-10: p. 62-69. 36. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn, Nguyễn Văn Nhiên (2003). Tình hình thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở Việt Nam - năm 2000. Tạp chí Y học thực hành, 4(450): p. 15-17. 37. Oliveira JM, East CE (2016). Vitamin A supplementation for postpartum women. Cochrane Database Syst Rev, 25;3:CD005944. 38. Hồ Thu Mai, Phạm Thị Thúy Hòa (2011). Thực trạng dinh dưỡng và khẩu phần của phụ nữ tuổi sinh đẻ tại Lai Châu và Kon Tum năm 2009. Tạp chí Y học Thực hành số 5 (765), p. 93-96. 39. Trần Thị Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Ninh, Lê Nguyễn Trung Đức Sơn và CS (2011). Thiếu vitamin A ở trẻ em thành phố Hồ Chí Minh và yếu tố nguy cơ. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm 7(1): p. 15-23. 40. Nguyễn Thị Cự (2013). Nghiên cứu nồng độ Retinol huyết thanh ở trẻ sơ sinh đẻ non tại khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y học thực hành, số 4(866): p. 60-64. 41. Haider BA, Bhutta ZA (2015). Multiple-micronutrient supplementation for women during pregnancy. Cochrane Database Syst Rev. CD004905. doi: 10.1002/14651858.CD004905.pub4: p. 1-126. 42. Neves PAR, Saunders C, Barros DCD, Ramalho A (2015). Vitamin A supplementation in Brazilian pregnant and postpartum women: a systematic review. Rev Bras Epidepiol, DOI: 10.1590/1980-5497 201500040012 (18 (4): p. 824-836. 43. Idindili B, Masanja H, Urassa H, Wilbert B and al (2007). Randomized controlled safety and efficacy trial of 2 vitamin A supplementation schedules in Tanzanian infants. Am J Clin Nutr, 85: p. 1312-9. 44. Nguyễn Thị Cự, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn và CS (2005). Hiệu quả của bổ sung sớm vitamin A đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu sau khi sinh. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm (1): p. 21-26. 45. Newton S, Owusu-Agyei S, Asante KP and al (2016). Vitamin A status and body pool size of infants before and after consuming fortified home-based complementary foods. Arch Public Health. doi: 10.1186/s13690-016-0121-4. 46. Martins TM, Ferraz IS, Daneluzzi JC, Martinelli CE and al (2010). Impact of maternal vitamin A supplementation on the mother-infant pair in Brazil. Eur J Clin Nutr, 64: p. 1302-1307. 47. Tchum SK, Newton S, de Benoist B, Owusu-Agyei S, Arthur FK, et al (2006). Evaluation of vitamin A supplementation regimens in Ghanaian postpartum mothers with the use of the modified-relative-dose-response test. Am J Clin Nutr, p. 84(6):1344-9. 48. Iannotti LL, Trehan I, Manary MJ (2013). Review of the safety and efficacy of vitamin A supplementation in the treatment of children with severe acute malnutrition. Nutr J (12): p. 125-9. 49. Michelazzo FB, Oliveira JM, Juliana SJ et al (2013). The Influence of Vitamin A supplementation on Iron status. Nutrients 5, p. 399-413. 50. Luciana MAn, Ilma KGA, Ariani IS, Jos´NF, Alcides SD (2012). The Effects of Two maternal vitamin A supplementation regimens on Serum Retinol in Postpartum Mothers: A Randomised Controlled Trial in Brazil. ISRN Public Health, doi:10.5402/2012/121697. 51. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Phạm Duy Tường (1990). Tìm hiểu ảnh hưởng của việc bổ sung Vitamin A liều cao tới tình trạng dinh dưỡng của trẻ em. Tạp chí Y học thực hành (284): p. 5-8. 52. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn, Từ giấy và CS (2001). Thực trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam. Chương trình quốc gia về phòng chống suy dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 53. Hoàng Thị Kim Thanh, Đào Tố Quyên (1993). Nồng độ Retinol Binding Protein huyết thanh ở trẻ em suy dinh dưỡng bị tiêu chảy trước và sau khi được uống liều cao vitamin A. Tạp chí y học Việt Nam, (4): p. 22-24. 54. Hoàng Thị Kim Thanh, Đào Tố Quyên (1995). Tác dụng bổ sung của vitamin A liều cao tới tiến triển ỉa chảy-suy dinh dưỡng trẻ em. Luận án phó Tiến sĩ khoa học y dược. Đại học Y Hà Nội: p. 40-48. 55. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Minh Tuấn (2012). Thay đổi tình trạng vitamin A của trẻ sau uống vitamin A liều cao. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 8(4)(4): p. 1-7. 56. Agne-Djigo, Idohou-Dossou N, Komlan M. Kwadjode, Tanumihardjo SA and Salimata Wade (2012). High prevalence of Vitamin A deficiency is detected by the Modified Relative Dose-Response test in Six-month-old Senegalese Breast-Fed Infants. The Journal of Nutrition. Nutrient Requirement and Optimal Nutrition: p. 1991-1996. 57. Margia A Arguello MS, Kerry J Schulze, LeeSF Wu et al (2015). Circulating IGF-1 may mediate improvements in haemoglobin associated with vitamin A status during pregnancy in rural Nepalese women. Asia Pac J Clin Nutr, 24(1): p. 128-137. 58. Lillian Mwanri, AnthonyWorsley and al (2006). Vitamin A supplementation in children with poor vitamin A and iron status increases erythropoietin and hemoglobin concentrations without changing total body iron. Am J Clin Nutr, 84: p. 580-6. 59. Mora JR, Iwata M, von Andrian UH (2008). Vitamin effects on the immune system: Vitamins A and D take centre stage. Nat Rev Immunol, (8): p. 685-98. 60. Keith P West, Edi Djunaedi, Akbar Pandji and al (1998), Vitamin A supplementation and growth: a randomized community trial. Am J Clin Nutr, (48): p. 1257-64. 61. Biering-Sørensen S, Fisker AB, Camala L and al (2013). The effect of neonatal vitamin A supplementation on growth in the first year of life among low-birth-weight infants in Guinea-Bissau: two by two factorial randomised controlled trial. BMC Pediatr, p. 13- 87. 62. Jiang S, Wang CX, Lan L and Zhao D (2012). Vitamin A deficiency aggravates iron deiciency by upregulating the expression of iron regulatory protein-2. Nutrition, 28(3): p. 281-287. 63. Samson (2014). Effect of a single high dose vitamin A supplementation on the hemoglobin status of children aged 6-59 months: propensity score matched retrospective cohort study based on the data of Ethiopian Demographic and Health Survey 2011. BMC Pediatr. 64. Hamdy AM, Aleem A, and El-Shazly AA (2013). Maternal Vitamin A Deficiency during Pregnancy and Its Relation with Maternal and Neonatal Hemoglobin Concentrations among Poor Egyptian Families. Pediatric. 65. Muslimatun S, Schmidt MK, Schultink M and al (2001). Weekly supplementation with iron and vitamin A during pregnancy increases hemoglobin concentration but decreases serum ferritin concentration in Indonesian pregnant women. The Journal of Nutrition, (131): p. 85-90. 66. Muslimatun S, Schmidt MK, West CE, Schultink W, Hautvast JG, Karyadi D (2001). Weekly vitamin A and iron supplementation during pregnancy increases vitamin A concentration of breast milk but not iron status in Indonesian lactating women. The Journal of Nutrition, 2001(131): p. 2664b-2669b. 67. Tanumihardjo SA (2002). Vitamin A and Iron Status Are Improved by Vitamin A and Iron Supplementation in Pregnant Indonesian Women1. The Journal of Nutrition, p. 1909-1911. 68. Semba RD, Bloem MW (2004). The anemia of vitamin A deficiency: epidemiology and pathogenesis. Eur J Clin Nutr, 2002. 56: p. 271-281. 69. Trường Đại học Y Hà Nội (2004). Vitamin tan trong dầu. Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, p. 79-87. 70. Santos CSD, Kruze L, Fernandes T, Andreto LM and al (2013). The effect of a maternal double megadose of vitamin A supplement on serum levels of retinol in children aged under six months. The Journal of Nutrition and Mentabolism, 2013. 71. Chappell JE, Francis T, Clandinin MT (1985). Vitamin A and E content of human milk at early stages of lactation. Early Hum Dev, 11(2): p. 157-67. 72. Thurnham DI, Mburu AS, Mwaniki DL, De Wagt A (2005). Micronutrients in childhood and the influence of subclinical inflammation. Proc Nutr Soc, 64(4): p. 502-9. 73. Vitamin A Tracer Task Force (2004). Appropriate uses of vitamin A tracer (stable isotope) methodology. Washington, DC: ILSI Human Nutrition Institute. 74. Thurnham DI, Northrop-Clewes CA, Nestel P (2003). Effects of subclinical infection on plasma retinol concentrations and assessment of prevalence of vitamin A deficiency: meta-analysis. Lancet 362 (9401):p. 2052-8. 75. Trường Đại học Y tế công cộng (2005). Thống kê y tế công cộng, Phần 2: phân tích số liệu. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Tr. 52-171. 76. Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Công Khẩn (2006). Tình trạng thiếu máu ở trẻ em và phụ nữ tuổi sinh đẻ tại 6 tỉnh đại diện ở Việt Nam năm 2006. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. Volume 2 No. 3 + 4 November 2006, Tr. 15 - 18. 77. WHO (1996). Indicators for assessing vitamin A deficiency and their application in monitoring and evaluating intervention programmes. . Geneva, WHO. 78. ILSI Human Nutrition Institute (2004). Vitamin A Tracer Task Force. Appropriate uses of vitamin A tracer (stable isotope) methodology. 79. Tanumihardjo SA (2004). Assessing vitamin A status: past, present and future. The Journal of Nutrition, 134 (suppl): p. S290-3. 80. Jackson JG, White SJ, Bruns NJ, Kuhlman CF (1998). Major carotenoids in mature human milk: longitudinal and diurnal patterns. Nutr Biochem, p. 9: 2-7. 81. WHO (1998). Vitamin A deficiency and its consequences: a field guide to detection and control. 3rd ed. Geneva. 82. WHO (2005). A guide to nutritional assessement. WHO Geneva. 83. WHO (2001). Iron deficiency Anaemia: Assessment, Prevention and Control. A guide for programme managers. p. 15-38. 84. Goddard AF, James MW, McIntyreAS, ScottBB (2011). Guidelines for the management of iron deficiency anaemia. Gut 60 (10): p. 1309-16. 85. Ken L, Arthur JK (2012). Iron deficiency anaemia: a review of diagnosis, investigation and management. Eur J Gastroenterol Hepatol 24(2): p. 109-16. 86. Friis H, Koestel P, Ndhlovu P, Nyazema N, Krarup H, et al (2001). HIV and other predictors of serum beta-carotene and retinol in pregnancy: a cross-sectional study in Zimbabwe. Am J Clin Nutr, p. 73(6):1058-1065. 87. Lê Danh Tuyên (2012). Phương pháp nhân trắc trong đánh giá dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi. Nhà xuất bản Y học. 88. Thame M, Osmond C, Bennett F, Wilks R, Forrester T (2004). Fetal growth is directly related to maternal anthropometry and placental volume. Eur I. of Clin. Nut, 58: p. 894-900. 89. Thame M, Wilks RJ, McFarlane-Anderson N, Bennett FI, Forrester TE (1997). Relationship between maternal nutritional status and infant's weight and body proportions at birth. Eur J Clin Nutr, 51(3): p. 134-8. 90. Muthayya S, Dwarkanath P, Mhaskar M, Mhaskar R, Thomas A, and al (2006). The relationship of neonatal serum vitamin B12 status with birth weight. Asia Pac J Clin Nutr, 15(4): p. 538-43. 91. Siega-Riz AM, Savitz DA, Zeisel SH, Thorp JM, Herring A (2004). Second trimester folate status and preterm birth. Am J Obstet Gynecol, 191(6): p. 1851-7. 92. Menon KC, Ferguson EL, Thomson CD, Gray AR, Zodpey S and al (2016). Effects of anemia at different stages of gestation on infant outcomes. The Nutrition, 32: p. 61-65. 93. Viện Dinh dưỡng (2010). Tổng điều tra Dinh dưỡng 2009 - 2010. Nhà xuất bản Y học. 94. Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Lân, Lê Danh Tuyên (2015). Tình trạng dinh dưỡng, đặc điểm cấu trúc cơ thể của phụ nữ tuổi sinh đẻ người H'mông tại Huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 11(4): p. 18-24. 95. Phan Bích Nga, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn, Lê Anh Tuấn (2012). Tình trạng Dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của phụ nữ có thai tại Bệnh viện phụ sản Trung ương. Tạp chí Y học thực hành. 829(7): p. 2-4. 96. Hoàng Thế Nội (2009). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu ở phụ nữ có thai và một số yếu tố ảnh hưởng. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, 5(1): p. 24-30. 97. Trương Hồng Sơn, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Xuân Ninh, Nguyễn Công Khẩn (2012). Thực trạng vi chất dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại Kon Tum và Lai Châu. Tạp chí Y học thực hành, 826(6): p. 15-18. 98. Lee V, Ahmed F, Wada S and al (2008). Extent of vitamin A deficiency among rural pregnant women in Bangladesh. Public Health Nutri (11): p. 1326-31. 99. Yang C, Chen J, Liu Z, Yun C, Piao J, Yang X (2016). Prevalence and influence factors of vitamin A deficiency of Chinese pregnant women. 2016. Nutr J, 15(1):12. doi: 10.1186/s12937-016-0131-7. 100. Beheshteh O, ZahraA, RoshanakN and al (2014). Vitamin A status in pregnant women in Iran in 2001 and its relationship with province and gestational age. Citation: Food & Nutrition Research, (58): doi: 10.3402/fnr.v58.25707. 101. Nguyễn Nhân Thành, Trần Thị Mỹ Hạnh và CS (2010). Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm. 6(3+4): p. 56-65. 102. WHO (2008). Worldwide prevalence of anaemia 1993 - 2005. WHO Global Database on Anaemia, p. 7-34. 103. Đặng Oanh và CS (2009). Tình trạng thiếu máu dinh dưỡng của phụ nữ có thai người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đăk Lăk năm 2008. Tạp chí Dinh dưỡng & Thực phẩm, số 5(2). 104. Nguyễn Song Tú (2008). Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ 15-49 tuổi và một số yếu tố lien quan tại 3 xã của huyện Ân Thi, Hưng Yên năm 2008. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng. 105. Bezerra DS, Araújo KF, Azevêdo GM, Dimenstein R (2009). Maternal supplementation with retinyl palmitate during immediate postpartum period: potential consumption by infant. Rev Saude Publica 43(4): p. 572-9. 106. Grilo EC, Lima MSR, Cunha LRF, Gurgel CSS and al (2015). Effect of maternal vitamin A supplementation on retinol concentration in colostrum. J Pediatr (Rio J), 91(1): p. 81-86. 107. Willumsen JF, Simmank K, Filteau SM, Wagstaff LA and al (1997). Toxic damage to the respiratory epithelium induces acute phase changes in vitamin A metabolism without depleting retinol stores of South African children. J Nutr 127: p. 1339-43. 108. Friis H, Kaondera K, Sandstram B, Michaelsen KF et al (1996). Serum concentration of micronutrients in relation to schistosomiasis and indicators of infection: a cross-sectional study among rural Zimbabwean schoolchildren. Eur J Clin Nutr, 50 (6) : p. 386-391. 109. Underwood BA (1984). Vitamin A in animal and human nutrition. Academic Press. The retinoids. (1): p. 282-392. 110. Rice AM, Rebecca J Stoltzfus, Andres de Francisco, and CS (2000). Evaluation of serum retinol, the modified-relative-dose-response ratio, and breast-milk vitamin A as indicators of response to postpartum maternal vitamin A supplementation. Am J Clin Nutr, (71): p. 799–806. 111. Van Jaarsveld PJ, Faber M, Tanumihardjo SA, Nestel P, Lombard CJ, Benade AJ (2005). Beta-carotene-rich orange-fleshed sweet potato improves the vitamin A status of primary school children assessed with the modified-relative-dose-response test. Am J Clin Nutr, (81): p. 1080-7. 112. Verhoef H, and West CE (2005). Validity of the relative-dose-response test and the modified-relativedose-response test as indicators of vitamin A stores in liver. Am J Clin Nutr,(81): p. 835-9. 113. Tomiya MT, Arruda IK, Silva Diniz A, Santana RA and al (2015). The effect of vitamin A supplementation with 400 000 IU vs 200 000 IU on retinol concentrations in the breast milk: A randomized clinical trial. Clin Nutr. S0261-5614(15): p. 344-351. 114. Kovacs CS (2008). Maternal, fetal and neonatal outcomes from human and animal studies. Am J Clin Nutr 88: p. 520-528s. 115. Donnen P, Brasseur D, Dramaix M and al (1998). Vitamin A supplementation but not deworming improves growth of malnourished preschool children in eastern Zaire. J Nutr, (128) 8: p. 1320-7. 116. Van Lettow M, van der Meer JW, Wieringa FT, Semba RD (2005). Low plasma selenium concentrations, high plasma human immunodeficiency virus load and high interleukin-6 concentrations are risk factors associated with anemia in adults presenting with pulmonary tuberculosis in Zomba district, Malawi. Eur J Clin Nutr, 59 (4): p. 526-32. 117. WHO (2012). Technical consultation on guidance to vitamin A supplementation programs for children 6-59 months of age. Ottawa. 118. WHO (2011). Guideline: Vitamin A supplementation in pregnant women. Geneva, World Health Organization. 119. WHO (2011). Guideline: Neonatal vitamin A supplementation Geneva. World Health Organization. 120. WHO (2011). Guideline: Vitamin A supplementation in infants 1-5 months of age. Geneva, World Health Organization. 121. WHO (2011). Guideline: Vitamin A supplementation in infants and children 6-59 months of age. Geneva, World Health Organization. 122. WHO (2011). Guideline: Vitamin A supplementation in postpartum women. World Health Organization. 123. Kapil U, Sachdev HP (2010). Universal vitamin A supplementation programme in India: The need for a re-look. Natl Med J India (23), p. 257-60. 124. Kapil U and al (2009). Time to stop giving indiscriminate massive doses of syn thetic vitamin A to Indian children. Public Health Nutr (12): p. 285-86. 125. Ahmad SM, Hossain MI, Bergman P, Kabir Y, Raqib R (2015). The effect of postpartum vitamin A supplementation on breast milk immune regulators and infant immune functions: study protocol of a randomized, controlled trial. Trials. doi: 10.1186/s13063-015-0654-9, (16): p. 129. 126. WHO (2006). Multicentre Growth Reference Study Group. WHO Child Growth standards: Length/ height-for-age, weight-for-age, weight-for-length, weight-for-height and body mass index-for-age. Methods and development. Geneva. 127. UNICEF and WHO (2009). WHO child growth standards and the identification of severe acute malnutrition in infants and children. 128. Hà Huy Khôi, Lê Thị Hợp (2012). Phương pháp dịch tễ học dinh dưỡng. Nhà xuất bản Y học. MỘT SỐ PHỤ LỤC TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU Phụ lục 1: TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG 1. Xác định tuổi, cân nặng và chiều cao Cân nặng sơ sinh, trẻ đẻ ra được cân ngay sau khi sinh. Tuổi của các đối tượng được tính theo năm (WHO, 1995). Cách tính tuổi: Tuổi của trẻ được tính bằng cách lấy ngày tháng năm điều tra trừ đi ngày tháng năm sinh của trẻ, và phân loại theo WHO, 1995. Ví dụ trẻ 36 tháng được tính kể từ ngày trẻ tròn 36 tháng cho tới lúc 36 tháng 29 ngày. 2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ 0- 60 tháng tuổi Cách phân loại tình trạng suy dinh dưỡng: Từ năm 2006, WHO khuyến nghị sử dụng quần thể mới WHO 2005 để phân loại tình trạng dinh dưỡng trẻ em [126], [127]. Sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là phương pháp dễ làm và được áp dụng rộng rãi, được dùng để mô tả tình trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng [128]. Người ta phân loại SDD thường gặp ở cộng đồng ra làm 3 thể: *Cân nặng theo tuổi – SDD thể nhẹ cân (underweight) Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Cân nặng của trẻ được so sánh với cân nặng của trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu WHO, lấy điểm ngưỡng dưới 2 độ lệch chuẩn chỉ số Z-scores (<-2SD) được coi là SDD thể nhẹ cân. Cụ thể thang phân loại tình trạng dinh dưỡng như sau [82], [87] [126],: - Từ Z-scores < -3SD: trẻ SDD thể nhẹ cân nặng; - Từ Z-scores < -2SD đến: trẻ SDD thể nhẹ cân; - Từ -2SD ≤ Z-scores ≤ +2SD: trẻ bình thường - Trên Z-scores ≥ 2SD: trẻ thừa cân, - Trên Z-scores > 3SD: trẻ béo phì * Chiều cao theo tuổi – SDD thể thấp còi (stunting) Suy dinh dưỡng thể thấp còi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ. Chiều cao của trẻ được so sánh với trẻ cùng tuổi, cùng giới của quần thể tham chiếu WHO. Thang phân loại dựa trên độ lệch chuẩn như sau [82], [87], [126]: - Từ Z-scores < -3SD: trẻ SDD thể thấp còi nặng; - Từ -3SD < Z-scores < -2SD đến: trẻ SDD thể thấp còi; - Từ -2SD ≤ Z-scores ≤ +2SD: trẻ bình thường * Cân nặng theo chiều cao – SDD thể gầy còm (wasting) Suy dinh dưỡng thể gày còm phản ánh tình trạng dinh dưỡng thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm trẻ ngừng lên cân hay tụt cân. Các điểm ngưỡng giống như 2 chỉ tiêu trên. Thang phân loại dựa trên độ lệch chuẩn như sau [82], [87], [126]: - Từ Z-scores < -3SD: trẻ SDD thể gày còm nặng; - Từ Z-scores < -2SD đến: trẻ SDD thể Z-scores; - Từ -2SD ≤ Z-scores ≤ +2SD: trẻ bình thường - Trên ≥ 2SD Z-scores: trẻ thừa cân, - Trên > 3SD Z-scores: trẻ béo phì 3. Ngưỡng phân loại đánh giá YNSKCĐ của suy dinh dưỡng *) Đối với SDD nhẹ cân [82], [126]: Khi tỷ lệ SDD (CN/T) < 10% được coi là cộng đồng có SDD rất thấp; Khi tỷ lệ SDD (CN/T) < 20% được coi là cộng đồng có SDD thấp; Khi tỷ lệ SDD (CN/T) từ 20-29% là cộng đồng có SDD trung bình; Khi tỷ lệ SDD từ 30-39% là có SDD cao và trên 40% là rất cao. *) Đối với SDD thấp còi [82], [126]: Khi tỷ lệ SDD (CC/T) < 20% là cộng đồng có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức độ thấp; Khi tỷ lệ SDD (CC/T) từ 20-29%: cộng đồng có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức trung bình; Khi tỷ lệ SDD (CC/T) từ 30-39%: cộng đồng có tỷ lệ SDD thấp còi ở mức cao và rất cao khi tỷ lệ trên 40%; Bảng. Phân loại mức độ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ở cộng đồng Chỉ tiêu Mức độ suy dinh dưỡng Thấp Trung bình Cao Rất cao Nhẹ cân < 10 10 - 19 20 - 29 ³30 Thấp còi <20 20 - 29 30 - 39 ³40 Gầy còm < 5 5- 9 10 - 14 ³15 1.4. Xác định tình trạng thiếu năng lượng trường diễn ở bà mẹ Thiếu năng lượng trường diễn là tình trạng mà một cá thể ở trạng thái thiếu cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao dẫn đến cân nặng và dự trữ năng lượng của cơ thể thấp. TCYTTG đã đưa ra khái niệm chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index-BMI) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Theo định nghĩa này thì BMI được tính bằng tỷ số giữa cân nặng cơ thể tính bằng kilôgam (kg) với chiều cao bình phương tính bằng mét (m). Sử dụng chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) (Cân nặng/chiều cao bình phương) BMI = Cân nặng (kg) Chiều cao2 (m) Phân loại tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành 20 - 69 tuổi theo khuyến nghị của TCYTTG năm 2000 là: BMI ≥ 25: Thừa cân/Béo phì: BMI từ 18,5 đến 24,9 : Bình thường BMI < 18,5 : thiếu năng lượng trường diễn (CED) BMI từ 17 đến 18,49: CED độ I (gày độ I) BMI từ 16 đến 16,99: CED độ II (gày độ II) BMI < 16: CED độ III (gày độ III) Thừa cân, béo phì: thống nhất sử dụng phân loại của TCYTTG. Để đánh giá mức độ CED trên quần thể, TCYTTG cũng đã đưa ra ngưỡng đánh giá về mặt YNSKCĐ như sau: Mức độ nhẹ: CED 5-9%: Mức độ trung bình: CED 10-19%: Mức độ nặng: CED 20-39%: Mức độ rất nặng: CED ≥ 40% Phụ lục 2: BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA PHỤ NỮ CÓ THAI 26-30 TUẦN PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH Tên điều tra viên ...................................... 2. Ngày điều tra ...././2011 Điều tra lần: ....... Xã điều tra: ........................... ....... Thôn .................... Họ, tên người được phỏng vấn: ..................................... ................................ A. THÔNG TIN KINH TẾ XÃ HỘI TT Câu hỏi Câu trả lời – Mã số Mã Chị năm nay bao nhiêu tuổi? Năm sinh: 19Tuổi (+)(-) .. Chị là người dân tộc gì? Kinh = 1; Tày = 2; Nùng =3; Dao = 4; Khác = 9 (ghi rõ) Chị làm nghề gì? (Nghề nghiệp cho thu nhập chính) Làm ruộng Buôn bán, kinh doanh Nội trợ Công nhân, CBCNVC Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 9 Chị học đến lớp mấy? Không đi học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp/ Cao đẳng/Đại học/ trên ĐH Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 5 9 Kinh tế gia đình chị được xã xếp loại gì? Nghèo Cận nghèo Bình thường 1 2 3 Thu nhập bình quân đầu người/tháng của gia đình chị < 500.000đ/ người/tháng ≥500.000đ/ người/tháng Không biết, không rõ 1 2 9 B. THÔNG TIN VỀ PHỤ NỮ TRONG THỜI KỲ MANG THAI Ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng ........./....../20.... Chị mang thai lần này là lần thứ? là lần thứ ........ Số lần đẻ? lần ........ Số lần sảy thai? (không kể đẻ non) lần ........ Số lần đẻ non? lần ........ Số lần nạo hút? lần ........ Hiện nay, chị có mấy con? (không kể con nuôi) Số con . TT Câu hỏi Câu trả lời – Mã số Ghi chú Hiện nay, gia đình chị có mấy người? (tính người cùng ăn cơm) Số người Trong thời gian có thai này, chị có ăn kiêng không? Có Không 1 2 Nếu có, kiêng thức ăn gì Ghi rõ: .. Trong thời gian có thai này, chị có ăn bồi dưỡng thêm không? Có Không 1 2 Nếu có, bồi dưỡng thức ăn gì Ghi rõ Trong thời gian có thai này, chị có uống thuốc/thuốc bổ không? Có Không 1 2 Nếu có, là thuốc gì? Ghi rõ Chị có bị bệnh gì trong thời gian có thai này không? Có Không 1 2 Nếu có, bệnh gì? Ghi rõ Chị có uống viên sắt trong thời gian có thai đợt này không? Có Không 1 2 C23 Nếu có, chị bắt đầu uống viên sắt khi mang thai mấy tháng? Từ lúc 0 – 3 tháng thai Từ lúc 4 – 6 tháng thai Từ lúc 7 – 9 tháng thai 1 2 3 Chị uống viên sắt như thế nào? (ĐTV gợi ý) .. ngày/lần tuần/lần .tháng/lần 1 2 3 Số viên sắt chị đã uống trong thời gian mang thai Số viên . Nguồn viên sắt chị có? Y tế cấp Tự mua Nguồn khác..(ghi rõ) 1 2 3 Hiện tại chị có đang uống viên sắt không? Có Không 1 2 Nếu chưa uống viên sắt trong thời gian mang thai hoặc đã ngừng không uống, xin chị cho biết vì sao? Không được y tế cấp Không nhận thuốc vì không cần Hết thuốc, không có thuốc Thuốc gây khó chịu, buồn nôn, táo bón.. Khác ....(ghi rõ) 1 2 3 4 9 Chị có bị bệnh gì trong 2 tuần qua? Có Không 1 2 C26 Nếu có, chị mắc bệnh gì (nhiều lựa chọn) Sốt (trên 24 giờ) Ỉa chảy (>3 lần/ngày) Viêm đường hô hấp Bị mất máu, bệnh về máu Sốt rét Bệnh khác (ghi rõ 1 2 3 4 5 9 Chị có bị sốt trong vòng 4 tuần qua? Có Không 1 2 Trong vòng 6 tháng qua, chị có tẩy giun lần nào không? Có Không 1 2 Trong thời gian mang thai lần này chị có thường bị vấp ngã khi nhập nhoạng tối không (quáng gà)? Có Không 1 2 Trong vòng 6 tháng qua, chị có uống viên vitamin A không? Có Không 1 2 Chị đã từng nghe những thông tin về bệnh thiếu máu chưa? Đã từng nghe Chưa từng nghe 1 2 C32 Nếu đã từng, chị nghe được các thông tin đó từ đâu (tự trả lời – có thể nhiều lựa chọn) Cán bộ y tế Cán bộ hội phụ nữ Loa phóng thanh xã, tivi, đài Sách, báo, tờ rơi, biển q. cáo Trường học/thày giáo Bạn bè, hàng xóm Cộng tác viên dinh dưỡng Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 5 6 7 9 Chị biết nguyên nhân của bệnh thiếu máu không? Có Không 1 2 C34 Chị cho biết đó là những nguyên nhân nào? (tự trả lời) . Chị biết hậu quả của thiếu máu không? Có Không 1 2 C36 Nếu có hậu quả của thiếu máu là gì? (tự trả lời) . Chị biết cách phòng chống thiếu máu không? Có Không 1 2 C38 Phòng chống thiếu máu ta cần phải làm gì? . Chị đã từng nghe những thông tin về bệnh thiếu vitamin A chưa? Đã từng nghe Chưa từng nghe 1 2 C40 Chị nghe được các thông tin đó từ đâu (tự trả lời – có thể nhiều lựa chọn) Cán bộ y tế Cán bộ hội phụ nữ Bạn bè, hàng xóm Loa phóng thanh xã, tivi, đài Sách, báo, tờ rơi, biển q. cáo Khác (ghi rõ) 1 2 3 4 5 9 Chị biết nguyên nhân của bệnh thiếu vitamin A không? Có Không 1 2 C42 Chị cho biết đó là những nguyên nhân nào? (tự trả lời) . Chị biết hậu quả của thiếu vitamin A không? Có Không 1 2 C44 Nếu có hậu quả của thiếu vitamin A là gì? (tự trả lời) . Chị biết cách phòng chống thiếu vitamin A không? Có Không 1 2 C46 Phòng chống thiếu vitamin A cần phải làm gì? . C. CHỈ SỐ NHÂN TRẮC STT Tên người phụ nữ Năm sinh Cân nặng khi chưa mang thai Cân nặng hiện tại (kg) Trừ quần áo mặc khi cân Chiều cao (cm) 46. 1 = áo sơ mi, quần mỏng (trừ 200) ; 2= áo thun dày, quần vải (trừ 400 g); 3= áo len, quần bò (trừ 500g) 4= 1 áo len, 1 áo thun,1 quần vải ( trừ 600); 1 áo thun, 1 áo khoác, 1 quần bò( trừ 800) Chiều cao tử cung: . Vòng bụng: .. Cám ơn chị và kết thúc phỏng vấn Phụ lục 3: BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA CĂP MẸ CON PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ NỮ CHO CON BÚ VÀ TRẺ NHỎ TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH Tên điều tra viên ...................................... Ngày điều tra ...././201 Điều tra lần: ....... Xã điều tra: ........................... .......... Thôn ................ Họ, tên người được phỏng vấn: ..................................... ................................ A. THÔNG TIN VỀ BÀ MẸ NUÔI CON BÚ TT Câu hỏi Câu trả lời – Mã số Trong thời gian có thai, chị có ăn kiêng không? Có Không 1 2 Nếu có, kiêng thức ăn gì Ghi rõ: .. Trong thời gian sau đẻ, chị có ăn kiêng không? Có Không 1 2 Nếu có, kiêng thức ăn gì Ghi rõ: .. Trong thời gian có thai, chị có ăn bồi dưỡng thêm không? Có Không 1 2 Nếu có, bồi dưỡng thức ăn gì Ghi rõ Trong thời gian sau đẻ, chị có ăn bồi dưỡng thêm không? Có Không 1 2 Nếu có, bồi dưỡng thức ăn gì Ghi rõ Chị có bị bệnh gì trong thời gian có thai không? Có Không 1 2 Nếu có, bệnh gì Ghi rõ Chị có uống viên sắt trong thời gian có thai không? Có Không 1 2 Nếu có, chị bắt đầu uống viên sắt khi mang thai mấy tháng? Từ lúc 0 – 3 tháng thai Từ lúc 4 – 6 tháng thai Từ lúc 7 – 9 tháng thai 1 2 3 Chị uống viên sắt như thế nào? (ĐTV gợi ý) .. ngày/lần tuần/lần .tháng/lần 1 2 3 Số viên sắt chị đã uống trong thời gian mang thai Số viên . Nguồn viên sắt chị có? Y tế cấp Tự mua Nguồn khác..(ghi rõ) 1 2 3 Nếu chưa uống viên sắt trong thời gian mang thai hoặc đã ngừng không uống, xin chị cho biết vì sao? Không được y tế cấp Không nhận thuốc vì thấy không cần thiết Hết thuốc, không có thuốc Thuốc gây khó chịu, buồn nôn, táo bón Khác ....(ghi rõ) 1 2 3 4 9 Từ sau đẻ, chị có đang uống viên sắt không? Có Không 1 2 Nếu có, chị bắt đầu uống viên sắt sau đẻ khi nào? Từ ngay sau đẻ Khác ..(ghi rõ) 1 9 Nếu có, Chị uống viên sắt như thế nào? (ĐTV gợi ý) .. ngày/lần tuần/lần .tháng/lần 1 2 3 Chị có bị bệnh gì trong 2 tuần qua? Có Không 1 2 Nếu có, chị mắc bệnh gì (nhiều lựa chọn) Sốt (trên 24 giờ) Ỉa chảy (>3 lần/ngày) Viêm đường hô hấp Bị mất máu, bệnh về máu Sốt rét Bệnh khác (ghi rõ) 1 2 3 4 5 9 Trong vòng 6 tháng qua, chị có tẩy giun lần nào không? Có Không 1 2 Thời gian sau đẻ chị có thường bị vấp ngã khi nhập nhoạng tối không (quáng gà)? Có Không 1 2 Từ sau đẻ chị có uống viên vitamin A không? Có Không 1 2 Nếu có, Chị uống viên vitaminA như thế nào? (ĐTV gợi ý) Sau đẻ ngày. B. CHỈ SỐ NHÂN TRẮC MẸ VÀ CON STT Họ và tên Ngày tháng sinh Cân nặng khi đi đẻ Cân nặng hiện tại (kg) Trừ quần áo mặc khi cân Chiều cao (cm) Ghi chú Mẹ Con 1 = áo sơ mi, quần mỏng (trừ 200) ; 2= áo thun dày, quần vải (trừ 400 g); 3= áo len, quần bò (trừ 500g) 4= 1 áo len, 1 áo thun,1 quần vải ( trừ 600); 1 áo thun, 1 áo khoác, 1 quần bò( trừ 800) C. THÔNG TIN VỀ NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC TRẺ TT Câu hỏi Câu trả lời – Mã số Họ và tên trẻ? .. Ngày tháng năm sinh .//201.. (+) hay (-) Giới tính 1= Nam; 2= Nữ .. Cân nặng sơ sinh .gr Không nhớ, không cân 2 Cháu có từng được bú sữa mẹ không (kể cả bú trực) Có Không 1 2 Sau khi sinh cháu được bao lâu thì chị cho cháu bú Cho bú ngay trong vòng 1 giờ đầu Bú trong khoảng từ 2 giờ đến < 24 giờ Bú sau 1 ngày 1 2 3 Trong 3 ngày đầu sau đẻ, cháu có được ăn uống gì ngoài sữa mẹ không? Có Không 1 2 Nếu có, cháu được uống những gì Nước trắng Mật ong Nước đường Nước hoa quả Sữa dành cho trẻ sơ sinh Sữa khác (không kể sữa mẹ) Khác . 1 2 3 4 5 6 9 Chị có vắt bỏ sữa non trước khi chị cho cháu bú mẹ lần đầu tiên không Có Không 1 2 Nếu có, cách chị vắt bỏ sữa non Chỉ vài giọt Vắt hết sữa non 1 2 Trong vòng 24 giờ qua, cháu có được bú sữa mẹ không? Có Không 1 2 Nếu có, sáng hôm qua từ lúc thức dậy cho đến trước khi đi ngủ, chị cho cháu bú bao nhiêu lần Số lần ..... Và từ lúc đi ngủ cho đến khi thức dậy sáng hôm nay, chị cho cháu bú bao nhiêu lần Số lần ..... Nếu không, chị đã cai sữa từ tháng thứ mấy Tháng cai sữa ....... Trong vòng 24 giờ qua, cháu có được uống bằng bình/chai có núm vú không? Có Không 1 2 Trong một tháng vừa qua chị có bị  Sốt (trên 24 giờ 1= có; 2= không Nếu có, bị trong 2 tuần qua = 3 hay cách đây 2 tuần = 4 Ỉa chảy (> 3 lần/ngày) 1= có; 2= không Nếu có, bị trong 2 tuần qua = 3 hay cách đây 2 tuần = 4 Nôn 1= có; 2= không Nếu có, bị trong 2 tuần qua = 3 hay cách đây 2 tuần = 4 Táo bón 1= có; 2= không Nếu có, bị trong 2 tuần qua = 3 hay cách đây 2 tuần = 4 Khác (ghi rõ) . Nếu có, bị trong 2 tuần qua = 3 hay cách đây 2 tuần = 4 Phụ lục 4: MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình trạng thiếu Vitamin A và một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu Vitamin A của phụ nữ có thai Bảng PL.1. Yếu tố liên quan giữa hàm lượng Vitamin A với hiểu biết nguyên nhân gây thiếu Vitamin A của phụ nữ có thai Biết nguyên nhân của thiếu Vitamin A n Thiếu VA -TLS Tỷ lệ (%)* Hàm lượngRetinol huyết thanh TB ** (mmol/L)a Có biết 1 nguyên nhân 92 5 4,3 1,56±0,64 Không biết 248 24 11,3 1,32±0,49 *) p> 0,05 (p=0,08), c2 test , **) t- test cho so sánh 2 giá trị trung bình với p < 0,001; a: TB ± SD Hàm lượng Vitamin A huyết thanh của nhóm PNCT biết ít nhất 1 nguyên nhân gây thiếu VA là 1,56 mmol/L cao hơn nhóm PNCT không biết nguyên nhân gây thiếu VA là 1,32 mmol/L, sự khác biệt 0,24 mmol/L hàm lượng vitamin A huyết thanh có ý nghĩa thống kê với (t-test, p =0,001). Phân tích đơn biến (bảng PL.2), chưa tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố dân tộc, việc ăn uống bồi dưỡng, hay kiêng khem và việc bổ sung vitamin A, số con, nhóm tuổi của mẹ, tình trạng thiếu máu với tình trạng thiếu VA-TLS ở PNCT (c2 test; p > 0,05). Bảng PL.2. Một số yếu liên quan với tình trạng thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở phụ nữ có thai Các yếu tố Thiếu VA-TLS (n = 32) Bình thường (n= 308) OR (95%CI) p Nghề nghiệp Làm ruộng 25 (8,6%) 266 (91,4%) 0,6 > 0,05 Khác (buôn bán, công nhân..) 7 (14,3%) 42 (85,7%) (0,2 – 1,4) Trình độ học vấn Từ cấp 2 trở xuống 25 (10,6%) 211 (89,4%) 1,6 > 0,05 Trên cấp 2 7 (6,7%) 97 (93,3%) (0,69 – 3,9) Tình trạng KT -XH Nghèo, cận nghèo 7 (10,9%) 57 (89,1%) 1,2 > 0,05 Bình thường 25 (9,1%) 251 (90,9%) (0,5 – 2,9) Số con Có từ ³ 2 con 4 (9,1%) 40 (90,9%) 0,9 > 0,05 Số con £ 1 con 28 (9,5%) 268 (90,5%) (0,3 – 2,8) Tình trạng thiếu máu Thiếu máu 15 (12,4%) 106 (87,6%) 1,7 > 0,05 Không thiếu máu 17 (7,8%) 202 (92,2%) (0,8 – 3,5) Nguyên nhân VAD-TLS Không biết 28 (11,3%) 220 (88,7%) 0,3 > 0,05 Biết 1 nguyên nhân 4 (4,3%) 88 (95,7%) (0,1 – 1,0) Phòng chống VAD-TLS Không biết cách 26 (11,8%) 195 (88,2%) 0,4 > 0,05 Biết 1 cách phòng 6 (5,0%) 113 (95,0%) (0,16 – 0,99) *) c2 test

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochieu_qua_bo_sung_vitamin_a_lieu_cao_cho_ba_me_sau_sinh_den_tinh_trang_thieu_vi_chat_dinh_duong_cua_m.doc
Luận văn liên quan